Đề tài Lịch sử phát triển và đặc điểm của nghi thức Nhà Nước, hệ thống hóa các văn bản quy định về nghi thức Nhà Nước từ 1945 đến nay

Trong bối cảnh xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra, nước ta ngày càng hội nhập quốc tế một cách sâu rộng thì chúng ta cần phải ngày càng hoàn thiện các Nghi thức nhà nước một cách tốt hơn để có thể nâng cao hình ảnh và vị thế của chúng ta trên trường quốc tế. Một số giải pháp được đưa ra là: 1. Thường xuyên rà soát các văn bản, quy định đã lỗi thời để ban hành văn bản mới thay thế, phù hợp với giai đoạn phát triển kinh tế, xã hội của đát nước và tiến trình hội nhập quốc tế. Ngày nay, tình hình thế giới và tình hình kinh tế, xã hội trong nước đang ngày càng phát triển. Mặc dù chịu tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng nhiều chỉ tiêu kinh tế, xã hội đã đạt và vượt kế hoạch, xu thế toàn cầu là tất yếu. Công tác rà soát nội dung, hiệu lực văn bản có ý nghĩa phát hiện kịp thời những quy định không còn phù hợp, những quy định còn chồng chéo và những quan hệ chưa được pháp luật điều chỉnh.

docx35 trang | Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 8585 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lịch sử phát triển và đặc điểm của nghi thức Nhà Nước, hệ thống hóa các văn bản quy định về nghi thức Nhà Nước từ 1945 đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hân, Vạn Xuân, Đại Cồ Việt, Đại Việt, An Nam ... Ngày 02-09-1945 nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời. Theo Sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà số 49/SL ngày 12-10-1945, tiêu đề các văn bản nhà nước được ghi là: "Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà- năm thứ nhất" Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, ngày 02-07-1976, Quốc hội ra Nghị quyết về tên nước, Quốc kỳ, Quốc huy, Thủ đô, Quốc ca, và tên nước là " cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam". Quốc hiệu cùng với tiêu ngữ " Độc lập- Tự do- Hạnh phúc" cùng tạo thành tiêu đề văn bản được in trên đầu trang trang nhất. b) Quốc huy: Là huy hiệu của một nước hoặc hình tượng trưng cho một nước. Theo quy định tại Điều 142 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992: "Quốc huy nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, chung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng cưa và dòng chữ " Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam"". Việc sử dụng Quốc huy được quy định tại Hướng dẫn số 3420/HD-BVHTTDL ngày 02/10/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch như sau: 1) Quốc huy có thể làm to, nhỏ tuỳ theo sự cần thiết. Các màu vàng ở mẫu Quốc huy có thể thay bằng mầu vàng kim nhũ, hoặc có thể dùng không tô mầu. 2) Quốc huy được treo ở chính của cơ quan, về phía trên, chỗ trông rõ nhất tại các cơ quan sau đây: a- Nhà họp của Chính phủ b- Nhà họp của Quốc hội khi họp c- Trụ sở Uỷ ban nhân dân tỉnh, huyện, xã, thành phố và thị xã d- Bộ ngoại giao, các đại sứ quán và lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngoài. 3) Quốc huy có thể treo ở lễ đài các ngày lễ lớn: 1-5 và 2-9 do Chính phủ Trung ương hoặc các cấp chính quyền địa phương tổ chức. 4) Rước Quốc huy: trong các cuộc mít tinh, biểu tình, tổ chức ngày 1-5 và 2-9. 5) Quốc huy được in hoặc đóng dấu nổi trên các thư, giấy tờ sau: a- Bằng, huân chương, bằng khen của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ. b- Các văn bản ngoại giao như quốc thư, uỷ nhiệm thư, thư giới thiệu của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. c- Hộ chiếu. d- Công hàm, thiếp mời, phong bì của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. đ- Các thư từ, thiếp mời, phong bì cuả Chủ tịch Quốc hội trong việc giao thiệp với các cơ quan nước ngoài. e- Công văn, thiếp mời, phong bì của các đại sứ quán và lãnh sự quán ở nước ngoài. Quốc huy cũng còn có thể được in trên tiền, một số loại tem tài chính v.v... và còn được khắc trên con dấu của một số cơ quan nhà nước nhất định như: Chủ tịch nước, Văn phòng Chủ tịch nước, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội v.v... c) Quốc kỳ: là cờ tượng trưng cho một Quốc gia, cũng chính là Cờ Tổ quốc. Đồng thời đó cũng là biểu trưng một cách rõ ràng quyền lực của nhân dân ta, chủ quyền của mình đối với lãnh thổ, cương vực đã được phân định. Theo quy định của pháp luật, việc sử dụng Quốc kỳ cần đảm bảo những yêu cầu sau: 1) Quốc kỳ hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ thắm, giữa có ngôi sao vàng năm cánh mầu vàng tươi với các cánh sao làm theo đường thẳng, trung tâm của sao đặt đúng trung tâm của cờ. 2) Quốc kỳ được treo trong các phòng họp của các cấp chính quyền và các đoàn thể khi họp những buổi long trọng, chỉ treo ngoài nhà những ngày lễ tết. 3) Các cơ quan nhà nước, các trường học (kể cả học viện), các đơn vị vũ trang, các cửa khẩu biên giới, các cảng quốc tế phải có cột cờ và treo Quốc kỳ trước công sở, hoặc nơi trang trọng trước cửa cơ quan. 4) Các đơn vị vũ trang, các trường phổ thông, trường dạy nghề và trung học chuyên nghiệp, các học viện, các trường đại học tổ chức chào cờ và hát Quốc ca một cách trang nghiêm vào sáng thứ hai hàng tuần, trước buổi học đầu tiên (không dùng băng ghi âm và hệ thống phóng thanh thay cho việc hát Quốc ca). 5) Quốc kỳ của nước ta treo với Quốc kỳ các nước khác trong những trường hợp sau: a- Khi kỷ niệm Quốc khánh một nước bạn hay một nước ngoài. b- Khi tiếp đón đoàn đại biểu Chính phủ của một nước. 6) Khi treo Quốc kỳ không để ngược ngôi sao. Treo Quốc kỳ ta với quốc kỳ nước khác: đứng đằng trước nhìn vào thì cờ của ta ở bên tay phải, cờ nước ngoài ở bên tay trái, các cờ phải làm đúng kiểu mẫu bằng nhau và treo đều nhau. 7) Khi có quốc tang thì đính vào phía trên Quốc kỳ một dải vải đen, dài bằng chiều dài Quốc kỳ, rộng bằng một phần mười chiều rộng Quốc kỳ. 8) Hình nền đỏ sao vàng được in trên các bằng huân chương, bằng khen, giấy khen của các cấp chính quyền. 9) Quốc kỳ được cắm vào xe ô tô của các đại sứ và lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài. Khi đón, đưa các đại biểu Chính phủ nước ngoài thì cắm Quốc kỳ của ta và Quốc kỳ nước ngoài vào xe ô tô dùng cho các đại biểu ấy. d) Quốc ca: Là bài hát được thừa nhận là chính thức của một Quốc gia. Theo quy định tại Điều 143 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam:"Quốc ca nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhạc và lời của bài "Tiến quân ca"". Việc sử dụng Quốc ca theo các quy định tại Điều lệ số 975/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 21-07-1956, theo Thông báo của Chính phủ số 31-TB ngày 15-02-1993, với nội dung chính sau: 1) Quốc ca có thể hát bằng lời hoặc cử nhạc khi: a- Làm lễ chào cờ b- Khai mạc và bế mạc những buổi họp long trọng do chính quyền hoặc đoàn thể tổ chức. c- Hàng ngày khi bắt đầu buổi phát thanh thứ nhất và khi kết thúc buổi phát thanh cuối cùng của Đài Tiếng nói Việt Nam. 2) Khi cử Quốc ca, mọi người phải bỏ mũ, đứng nghiêm. 3) Cử Quốc ca của ta và quốc ca nước ngoài: cử quốc ca nước ngoài trước, Quốc ca ta sau. 4) Không dùng băng ghi âm và hệ thống phóng thanh thay cho việc hát Quốc ca khi chào cờ đựơc tổ chức vào sáng thứ hai hàng tuần, trước buổi học đầu tiên tại các đơn vị vũ trang, trường phổ thông, trường dạy nghề và trung học chuyên nghiệp, các học viện, các trường đại học. Lễ chào cờ tại các buổi lễ lớn của Nhà nước hoặc các buổi đón tiếp mang tính nghi thức nhà nước, những buổi lễ kỷ niệm của ngành, địa phương có thể sử dụng băng ghi âm hoặc quân nhạc thay cho hát Quốc ca. d) Thể thức văn bản quản lý nhà nước Văn bản quản lý nhà nước là những quyết định và thông tin quản lý thành văn (được văn bản hoá) do các cơ quan quản lý nhà nước ban hành theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hình thức nhất định và được nhà nước đảm bảo thi hành bằng những biện pháp khác nhau nhằm điều chỉnh các mối quan hệ quản lý nội bộ nhà nước hoặc giữa cơ quan nhà nước với các tổ chức và công dân. Thể thức văn bản là những yếu tố hình thức và nội dung của chúng đã được thể chế hoá. Tại Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT-VPCP-BNV ngày 06/5/2005 của Vưn phòng Chính phủ và Bộ Nội vụ, văn bản quản lý nhà nước bao gồm những thành phần sau: 1. Quốc hiệu Quốc hiệu ghi trên văn bản bao gồm 2 dòng chữ: “Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” và “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”. 2. Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản bao gồm tên của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản và tên của cơ quan, tổ chức chủ quản cấp trên trực tiếp (nếu có). 3. Số, ký hiệu của văn bản a) Số, ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật - Số của văn bản quy phạm pháp luật bao gồm số thứ tự đăng ký được đánh theo từng loại văn bản do cơ quan ban hành trong một năm và năm ban hành văn bản đó. Số được ghi bằng chữ số Ả-rập, bắt đầu từ số 01 vào ngày đầu năm và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm; năm ban hành phải ghi đầy đủ các số; - Ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật bao gồm chữ viết tắt tên loại văn bản và chữ viết tắt tên cơ quan hoặc chức danh nhà nước (Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ) ban hành văn bản. Số, ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ban hành được thực hiện theo quy định tại Điều 7 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân số 31/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004. b) Số, ký hiệu của văn bản hành chính Số của văn bản hành chính là số thứ tự đăng ký văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành trong một năm. Số của văn bản được ghi bằng chữ số Ả-rập, bắt đầu từ số 01 vào ngày đầu năm và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm. Ký hiệu của văn bản hành chính - Ký hiệu của quyết định (cá biệt), chỉ thị (cá biệt) và của các hình thức văn bản có tên loại khác bao gồm chữ viết tắt tên loại văn bản và chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành văn bản. - Ký hiệu của công văn bao gồm chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành công văn và chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo hoặc chủ trì soạn thảo công văn đó (nếu có), ví dụ: 4. Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản - Địa danh ghi trên văn bản của các cơ quan, tổ chức cấp tỉnh: + Đối với các thành phố trực thuộc Trung ương: là tên của thành phố trực thuộc Trung ương. + Đối với các tỉnh: là tên của thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc của huyện nơi cơ quan, tổ chức đóng trụ sở, ví dụ: - Địa danh ghi trên văn bản của các cơ quan, tổ chức cấp huyện là tên của huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, ví dụ: - Địa danh ghi trên văn bản của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân và của các tổ chức cấp xã là tên của xã, phường, thị trấn đó, ví dụ: b) Ngày, tháng, năm ban hành văn bản Ngày, tháng, năm ban hành văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng nhân dân ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua. Ngày, tháng, năm ban hành văn bản quy phạm pháp luật khác và văn bản hành chính là ngày, tháng, năm văn bản được ký ban hành. Ngày, tháng, năm ban hành văn bản phải được viết đầy đủ ngày ... tháng ... năm ; các số chỉ ngày, tháng, năm dùng chữ số Ả-rập; đối với những số chỉ ngày nhỏ hơn 10 và tháng 1, 2 phải ghi thêm số 0 ở trước. 5. Tên loại và trích yếu nội dung của văn bản a) Tên loại văn bản là tên của từng loại văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành. Khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính, đều phải ghi tên loại, trừ công văn. b) Trích yếu nội dung của văn bản là một câu ngắn gọn hoặc một cụm từ, phản ánh khái quát nội dung chủ yếu của văn bản. 6. Nội dung văn bản a) Nội dung văn bản Nội dung văn bản là thành phần chủ yếu của một văn bản, trong đó, các quy phạm pháp luật (đối với văn bản quy phạm pháp luật), các quy định được đặt ra; các vấn đề, sự việc được trình bày. b) Bố cục của văn bản Văn bản quy phạm pháp luật có phạm vi điều chỉnh rộng thì tuỳ theo nội dung có thể được bố cục theo phần, chương, mục, điều, khoản, điểm; đối với văn bản có phạm vi điều chỉnh hẹp thì bố cục theo các điều, khoản, điểm. Các phần, chương, mục, điều trong văn bản quy phạm pháp luật phải có tiêu đề. Không quy định chương riêng về thanh tra, khiếu nại, tố cáo, khen thưởng, xử lý vi phạm trong văn bản quy phạm pháp luật nếu không có nội dung mới. Văn bản quy phạm pháp luật có thể được bố cục như sau: - Nghị quyết: theo điều, khoản, điểm hoặc theo khoản, điểm; - Nghị định: theo chương, mục, điều, khoản, điểm; các quy chế (điều lệ) ban hành kèm theo nghị định: theo chương, mục, điều, khoản, điểm; - Quyết định: theo điều, khoản, điểm; các quy chế (quy định) ban hành kèm theo quyết định: theo chương, mục, điều, khoản, điểm; - Chỉ thị: theo khoản, điểm; - Thông tư: theo mục, khoản, điểm. Văn bản hành chính có thể được bố cục như sau: - Quyết định (cá biệt): theo điều, khoản, điểm; các quy chế (quy định) ban hành kèm theo quyết định: theo chương, mục, điều, khoản, điểm; - Chỉ thị (cá biệt): theo khoản, điểm; - Các hình thức văn bản hành chính khác: theo phần, mục, khoản, điểm. 7. Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền a) Việc ghi quyền hạn của người ký được thực hiện như sau: - Trường hợp ký thay mặt tập thể thì phải ghi chữ viết tắt “TM.” (thay mặt) vào trước tên tập thể lãnh đạo hoặc tên cơ quan, tổ chức; - Trường hợp ký thay người đứng đầu cơ quan, tổ chức thì phải ghi chữ viết tắt “KT.” (ký thay) vào trước chức vụ của người đứng đầu; - Trường hợp ký thừa lệnh thì phải ghi chữ viết tắt “TL.” (thừa lệnh) vào trước chức vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức; - Trường hợp ký thừa uỷ quyền thì phải ghi chữ viết tắt “TUQ.” (thừa uỷ quyền) vào trước chức vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức. b) Chức vụ của người ký Chức vụ ghi trên văn bản là chức danh lãnh đạo chính thức của người ký văn bản trong cơ quan, tổ chức; chỉ ghi chức danh như Bộ trưởng (Bộ trưởng, Chủ nhiệm), Thứ trưởng, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Giám đốc, Phó Giám đốc v.v.., không ghi lại tên cơ quan, tổ chức, trừ các văn bản liên tịch, văn bản do hai hay nhiều cơ quan, tổ chức ban hành; văn bản ký thừa lệnh, thừa uỷ quyền và những trường hợp cần thiết khác do các cơ quan, tổ chức quy định cụ thể.  c) Họ tên bao gồm họ, tên đệm (nếu có) và tên của người ký văn bản. Đối với văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính, trước họ tên của người ký, không ghi học hàm, học vị và các danh hiệu danh dự khác, trừ văn bản của các tổ chức sự nghiệp giáo dục, y tế, nghiên cứu khoa học, trong những trường hợp cần thiết, có thể ghi thêm học hàm, học vị. 8. Dấu của cơ quan, tổ chức Việc đóng dấu trên văn bản được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư và quy định của pháp luật có liên quan. - Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu quy định. - Khi đóng dấu lên chữ ký thì dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái. - Việc đóng dấu lên các phụ lục kèm theo văn bản chính do người ký văn bản quyết định và dấu được đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tên của phụ lục. - Việc đóng dấu giáp lai, đóng dấu nổi trên văn bản, tài liệu chuyên ngành được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành. 9. Nơi nhận Nơi nhận xác định những cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân nhận văn bản với mục đích và trách nhiệm cụ thể như để kiểm tra, giám sát; để xem xét, giải quyết; để thi hành; để trao đổi công việc; để biết và để lưu. Đối với văn bản chỉ gửi cho một số đối tượng cụ thể thì phải ghi tên từng cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận văn bản; đối với văn bản được gửi cho một hoặc một số nhóm đối tượng nhất định thì nơi nhận được ghi chung, ví dụ: - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã (thuộc tỉnh ...). Đối với những văn bản có ghi tên loại, nơi nhận bao gồm từ “nơi nhận” và phần liệt kê các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân nhận văn bản. Đối với công văn hành chính, nơi nhận bao gồm hai phần: - Phần thứ nhất bao gồm từ “kính gửi”, sau đó là tên các cơ quan, tổ chức hoặc đơn vị, cá nhân trực tiếp giải quyết công việc; - Phần thứ hai bao gồm từ “nơi nhận”, phía dưới là từ “như trên”, tiếp theo là tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan khác nhận công văn. 10. Dấu chỉ mức độ khẩn, mật a) Dấu chỉ mức độ khẩn: b) Dấu chỉ mức độ mật: Việc xác định và đóng dấu độ mật (tuyệt mật, tối mật hoặc mật), dấu thu hồi đối với văn bản có nội dung bí mật nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước. 11. Các thành phần thể thức khác 1.4. - Những vấn đề về công tác lễ tân, hay tổ chức tiếp đãi khách Lễ tân nhà nước là tổng hợp các nghi thức, thủ tục trong việc đón, tiễn, giao tiếp với khách nhằm giải quyết những công việc có liên quan đến quan hệ nội bộ nhà nước, giữa các nhà nước, cũng như giữa nhà nước và công dân. Như vậy, về cơ bản, lễ tân được hiểu là tổng hợp những quy định, nghi thức, thủ tục được các nhà nước tuân thủ thực hiện trong giao tiếp quốc tế. Tổ chức tiếp khách là một trong những hoạt động quan trọng, một công tác cơ bản của các cơ quan công quyền, các đoàn thể, các tổ chức khác nhau. Công tác này được thực hiện không chỉ nhằm để giao tiếp xã hội thuần thuý, đảm bảo hoạt động thông suốt đối với các hệ quả của quá trình quản lý, mà còn tạo cho các nhà quản lý có điều kiện xem xét, đánh giá hiệu quả công việc từ phía bên ngoài. Việc tiếp khách đến giao dịch cần được tiến hành đảm bảo các yêu cầu nhất định. Trước tiên, cần được bố trí phòng thường trực cơ quan để khách ngồi đợi trước khi vào làm việc. Tại đây cần treo bảng nội quy tiếp khách có nội dung ngắn gọn để khách biết cần phải làm gì khi có việc đến giao dịch. Nhân viên trực có trách nhiệm niềm nở chào và hỏi khách đến gặp ai, đã có hẹn trước chưa v.v.... Sau đó nhân viên trực nhanh chóng thông báo chính xác về sự hiện diện của khách để người có trách nhiệm ra tận phòng thường trực đón và hướng dẫn khách về phòng làm việc của mình. - Để làm việc đón khách vào, lãnh đạo cơ quan có thể thân hành hoặc thông qua người thư ký. Lúc này, người thư ký có vai trò hết sức quan trọng, bởi lẽ đó là nhân vật đại diện đầu tiên của cơ quan, đơn vị đối với khách, tạo nên ấn tượng đầu tiên cho khách và nếu đó là ấn tượng tốt thì công việc có thể được nói là” đầu xuôi đuôi lọt”. Thêm nữa, người thư ký còn là người trực tiếp giải quyết những yêu cầu của một số khá lớn khách đến giao dịch với lãnh đạo cơ quan, tổ chức. Người thư ký có trách nhiệm đón khách một cách niềm nở, thân thiện, tin tưởng, bình tĩnh, không bao giờ hoảng sợ, trả lời khách một cách có ý thức, rõ ràng, lễ độ. Nếu đang bận nói chuyện qua điện thoại hoặc một việc gì khác không thể dừng, thì người thư ký vẫn phải chào hỏi khách để khách biết là sẽ được tiếp ngay sau khi người thư ký đó xong việc. Việc từ chối đón tiếp một người khách nào đó phải được thực hiện một cách hết sức thận trọng, lịch sự. Người thư ký cũng có trách nhiệm chào khách lúc khách làm việc với lãnh đạo xong ra về. Khi đón tiếp khách nước ngoài lại càng phải chú trọng đến việc thực hiện sao cho khách có ấn tượng ban đầu về sự nồng hậu, thân thiện của sự đón tiếp. Việc đón tiếp các đoàn khách có khác nhau về mặt nghi lễ tuỳ theo tính chất của mỗi đoàn. Công tác này đã được quy định tại Nghị định số 82/2001/NĐ-CP ngày 06 thỏng 11 nam 2001 về nghi lễ nhà nước và đón tiếp khách nước ngoài. Bố trí chỗ ngồi cho khách là công việc tiếp theo không kém phần quan trọng trong công tác lễ tân, nó ảnh hưởng trực tiếp đến nội dung và hiệu quả của hoạt động được tổ chức. Bố trí chỗ ngồi phải thích hợp theo thứ bậc của từng người. Tuỳ theo tính chất, nội dung của từng loại hoạt động mà có cách bố trí sao cho thích hợp. Sắp xếp cho những người tham gia hội nghị, hội thảo, họp bàn, hội đàm v.v... phải theo những nguyên tắc nhất định, đó là: 1) Nguyên tắc ngôi thứ: ngôi thứ và cấp bậc được dựa trên các nguồn khác nhau như từ danh sách các ngôi thứ chính thức do nhà nước và tổ chức định chế công bố, từ tập quán ngoại giao ngày càng được hoàn thiện theo năm tháng trong quan hệ quốc tế, từ sự tôn kính đối với một số thành viên trong xã hội hay phép tắc xã giao giữa các thành viên của cộng đồng. 2) Nguyên tắc ”đoàn khách tự định đoạt”: chỗ ngồi của khách nước ngoài cùng một nước do chính quyền nước đó xác định; đoàn khách tự chỉ định người đứng đầu và thứ bậc của mỗi người. 3) Nguyên tắc bình đẳng giữa các nước: cần xác định những tiêu chuẩn khách quan để xác lập ngôi thứ các nguyên thủ quốc gia với nhau và giữa các phái đoàn với nhau, ví dụ như: sắp xếp theo thâm niên chức vụ, xếp chỗ theo thứ tự vần chữ cái tên của nước có đại diện hoặc rút thăm. 4) Nguyên tắc ngôi thứ không uỷ quyền: một người khi đại diện một người khác thì không thể được đối xử như người mình đại diện. Trừ trường hợp liên quan đến nguyên thủ quốc gia. Để có những vinh dự như nhau, người thay thế phải cùng cấp. Một người thay thế có thứ bậc thấp hơn không nhất thiết phải được mời phát biểu hoặc lên bục danh dự. 5) Nguyên tắc ”nhường chỗ”: chủ một buổi lễ tiếp một nhân vật cấp bậc cao hơn sẽ lịch sự nhường chỗ quan trọng nhất (vị trí số 1: vị trí trung tâm, sau đó vị trí đối diện hoặc bên tay phải là vị trí số 2) cho khách. 6) Nguyên tắc tuổi tác và thâm niên: người nhiều tuổi xếp trên người ít tuổi, người cùng chức vụ có thâm niên lâu hơn được xếp trước, người tiền nhiệm xếp sau người đương nhiệm. 7) Nguyên tắc ưu tiên phụ nữ: khách nữ có cùng cấp bậc được ưu tiên xếp trước khách nam. 8) Nguyên tắc "người được mời": các cặp vợ chồng được xếp chỗ theo cấp bậc người giữ cương vị được mời. 9) Nguyên tắc "dân sự trước tôn giáo": các chức sắc tôn giáo xếp sau các chức sắc dân sự tại các buổi lễ thông thường. 10) Nguyên tắc người có công: ưu tiên những người có huân, huy chương, được những giải đặc biệt, có uy tín trong các lĩnh vực nghệ thuật, khoa học v.v.... 11) Nguyên tắc bên phải trước bên trái sau: người quan trọng nhất ở bên phải chủ nhân rồi người quan trọng thứ hai ở bên trái và cứ thế xen kẽ tiếp theo. 12) Nguyên tắc "đối diện tương đồng": Chủ nhân ngồi đối diện với với khách chính, sau đó theo quy tắc phải trái và xen kẽ sẽ xếp các vị chủ, khách khác. Chủ - khách có thể ngồi theo kiểu “ Chủ toạ kiểu Pháp”, hoặc “ Chủ toạ kiểu Anh”. “Chủ toạ kiểu Pháp” là kiểu sơ đồ bàn, theo đó chủ và khách ngồi chính giữa bàn, đối diện nhau. Các vị trí tiếp theo theo nguyên tắc "phải trước trái sau". Còn "chủ toạ kiểu Anh" là kiểu sơ đồ bàn, theo đó chủ và khách chính ngồi ở hai đầu bàn, đối diện nhau. Các vị trí tiếp theo vẫn theo nguyên tắc "phải trước trái sau". 1.5. Những vấn đề có liên quan đến kỹ năng giao tiếp của cán bộ, công chức trong giải quyết những công việc nội bộ nhà nước và hoạt động giao tiếp với các tổ chức và công dân. Có thể thấy, trong giao tiếp, con người luôn luôn thể hiện một lực hấp dẫn nào đó để thực hiện ý đồ giao tiếp của mình và cái hấp dẫn đó phần nào tiềm ẩn trong năng lực ứng xử và khả năng khai thác năng lực đó ở mỗi cá nhân. Sự hấp dẫn đó được truyền đạt tới đối tượng giao tiếp thông qua trang phục, những cái bắt tay, giọng nói, vóc dáng, hoạt động nội tâm được biểu hiện bởi những yếu tố ngôn ngữ điệu bộ đó. Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước quy định về trang phục, giao tiếp và ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức khi thi hành nhiệm vụ, bài trí công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước. 1) Trang phục Trang phôc cña cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện nhiệm vụ ph¶i ăn mặc gọn gàng, lịch sự. Lễ phục của cán bộ, công chức, viên chức là trang phục chính thức được sử dụng trong những buổi lễ, cuộc họp trọng thể, các cuộc tiếp khách nước ngoài. - Lễ phục của nam cán bộ, công chức, viên chức: bộ comple, áo sơ mi, cravat. - Lễ phục của nữ cán bộ, công chức, viên chức: áo dài truyền thống, bộ comple nữ. 3. Đối với cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số, trang phục ngày hội dân tộc cũng coi là lễ phục. 2) Giao tiếp và ứng xử Trong giao tiếp và ứng xử, cán bộ, công chức, viên chức phải có thái độ lịch sự, tôn trọng. Ngôn ngữ giao tiếp phải rõ ràng, mạch lạc; không nói tục, nói tiếng lóng, quát nạt. Trong giao tiếp và ứng xử với nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức phải nhã nhặn, lắng nghe ý kiến, giải thích, hướng dẫn rõ ràng, cụ thể về các quy định liên quan đến giải quyết công việc. Cán bộ, công chức, viên chức không được có thái độ hách dịch, nhũng nhiễu, gây khó khăn, phiền hà khi thực hiện nhiệm vụ. Trong giao tiếp và ứng xử với đồng nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức phải có thái độ trung thực, thân thiện, hợp tác. Khi giao tiếp qua điện thoại, cán bộ, công chức, viên chức phải xưng tên, cơ quan, đơn vị nơi công tác; trao đổi ngắn gọn, tập trung vào nội dung công việc; không ngắt điện thoại đột ngột. 1.6. Những vấn đề có liên quan đến tổ chức hoạt động quản lý như hội họp, lễ kỷ niệm, cấp chứng chỉ, chứng thực, phong tặng, khen thưởng Quyết định số 114/2006/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định chế độ hội họp trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước quy định này điều chỉnh việc tổ chức các cuộc họp trong hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan hành chính nhà nước nhằm giảm bớt số lượng, nâng cao chất lượng các cuộc họp trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước ở các cấp, các ngành, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc tổ chức các cuộc họp, góp phần tích cực tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả sự chỉ đạo, điều hành của thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước, đáp ứng yêu cầu của cải cách hành chính. a) Giấy mời họp: - Giấy mời họp phải được ghi rõ những nội dung sau đây: Người triệu tập và chủ trì; Thành phần tham dự; Người được triệu tập; người được mời tham dự; Nội dung cuộc họp; thời gian, địa điểm họp; Những yêu cầu đối với người được triệu tập hoặc được mời tham dự. - Giấy mời họp phải được gửi trước ngày họp ít nhất là 3 ngày làm việc, kèm theo là tài liệu, văn bản, nội dung, yêu cầu và những gợi ý liên quan đến nội dung cuộc họp, trừ trường hợp các cuộc họp đột xuất. b) Thành phần và số lượng người tham dự cuộc họp - Tuỳ theo tính chất, nội dung, mục đích, yêu cầu của cuộc họp, người triệu tập cuộc họp phải cân nhắc kỹ và quyết định thành phần, số lượng người tham dự cuộc họp cho phù hợp, bảo đảm tiết kiệm và hiệu quả. - Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được mời họp phải cử người tham dự cuộc họp đúng thành phần, có đủ thẩm quyền, năng lực, trình độ đáp ứng nội dung và yêu cầu của cuộc họp. b) Thời gian tiến hành cuộc họp 1. Thời gian tiến hành một cuộc họp thuộc các loại cuộc họp dưới đây được quy định như sau: a) Họp tham mưu, tư vấn không quá một buổi làm việc; b) Họp chuyên môn từ một buổi làm việc đến 1 ngày, trường hợp đối với những đề án, dự án lớn, phức tạp thì có thể kéo dài thời gian hơn, nhưng cũng không quá 2 ngày; c) Họp tổng kết công tác năm không quá 1 ngày; d) Họp sơ kết, tổng kết chuyên đề từ 1 đến 2 ngày tùy theo tính chất và nội dung của chuyên đề; đ) Họp tập huấn, triển khai nhiệm vụ công tác từ 1 đến 3 ngày tùy theo tính chất và nội dung vấn đề. 2. Các loại cuộc họp khác thì tuỳ theo tính chất và nội dung mà bố trí thời gian tiến hành hợp lý, nhưng không quá 2 ngày. 1.7. Những vấn đề có liên quan đến hình thức của công sở như kiến trúc, trang trí, bài trí mặt trước toà nhà cũng như nội thất. 1. Cơ quan phải có biển tên được đặt tại cổng chính, trên đó ghi rõ tên gọi đầy đủ bằng tiếng Việt và địa chỉ của cơ quan theo hướng dẫn thống nhất cña Bộ Nội vụ. 2. Phòng làm việc phải có biển tên ghi rõ tên đơn vị, họ và tên, chức danh cán bộ, công chức, viên chức. Việc sắp xếp, bài trí phòng làm việc phải bảo đảm gọn gàng, ngăn nắp, khoa học, hợp lý. Không lập bàn thờ, thắp hương, không đun, nấu trong phòng làm việc. 3. Cơ quan có trách nhiệm bố trí khu vực để phương tiện giao thông của cán bộ, công chức, viên chức và của người đến giao dịch, làm việc. Không thu phí gửi phương tiện giao thông của người đến giao dịch, làm việc. CHƯƠNG 2 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN, ĐẶC ĐIỂM NGHI THỨC NHÀ NƯỚC, HỆ THỐNG HÓA CÁC VĂN BẢN VỀ NGHI THỨC NHÀ NƯỚC TỪ 1945 ĐẾN NAY 2.1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CUẢ GHI THỨC NHÀ NƯỚC 2.1.1. Quan niệm về nghi thức Nhà Nước thời xưa Các nhà nước phong kiến Trung Hoa, Việt Nam và một số nước Đông Á khác trước đây luôn coi trọng và áp dụng rộng rãi tư tưởng “lễ hình kết hợp”, tức luôn coi trọng “Nghi lễ” và “phép” (pháp). Ngày nay, nghi thức nhà nước cần phải được hiểu là những phương thức giao tiếp trong hoạt động quản lý nhà nước nói chung được quy định tại các văn bản pháp luật của Nhà nước, theo tập quán truyền thống dân tộc hoặc quốc tế mà các bên tham gia quan hệ thủ tục quản lý nhà nước phải tuân thủ và thực hiện nghiêm chỉnh. 2.1.1. Nội dung của nghi thức nhà nước những năm đầu giải phóng Ngay từ những ngày đầu của nền cộng hoà (1945), Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đến công tác xây dựng lễ nghi nhà nước của chính quyền mới. Các văn bản pháp luật đã kịp thời được ban hành để điều chỉnh những vấn đề thuộc lĩnh vực này. Ngay sau khi tuyên ngôn độc lập, ngày 5-9-1945, Chính phủ của nước Việt Nam mới đã có sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Việt nam dân chủ cộng hoà số 5 về việc bãi bỏ Cờ quẻ ly của chế độ cũ và ấn định Quốc kỳ mới của Việt Nam có “nền mầu đỏ tươi, ở giữa có sao năm cánh mầu vàng tươi”. Vào cuối những năm 50, sau khi hoà bình lập lại, ngày 21-07-1956 Chính phủ đã ban hành ba văn bản quan trọng là Điều lệ số 973/TTg về việc dùng Quốc huy, Điều lệ số 974/TTg về việc dùng Quốc kỳ và Điều lệ số 975/TTg về việc dùng Quốc ca nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Năm 1976, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã có Nghị quyết ngày 2-7 về tên nước, Quốc kỳ, Quốc huy, Thủ đô, Quốc ca. Ngoài ra, còn nhiều văn bản khác quy định về tổ chức việc cưới, việc tang, việc hội, hướng dẫn về lễ phục, y phục công chức, thời giờ làm việc, quy định một số nghi lễ nhà nước và tiếp khách nước ngoài v.v.... 2.1.3. Lược sử về về Nghi thức Nhà Nước trong các cơ quan Nhà Nước Từ thời xa xưa ông cha ta đã có quan niệm và biết được tầm quan trọng của nghi thức Nhà Nước trong việc trị vì đất nước. Nghi thức Nhà Nước được thể hiện trong “ Lễ”. “Trong đạo trị nước, lễ là cần hơn cả. Lễ để nhận rõ việc hiềm nghi, soi sáng chỗ vi ẩn, chia ra người trên kẻ dưới, tỏ rõ vật nọ phẩm kia. Lễ nghi 300 điều, uy nghi 3000 điều, chỗ nào cũng ngụ tinh thần của cổ nhân ở đó. Điển lễ thời cổ sâu kín tinh vi không thể nói hết được.  Nước Việt ta dựng nước văn minh, thấm nhuần phong hóa Trung Hoa, mỗi  đời nổi lên đều có lễ nghi, chất(phác) văn(hoa) bớt hay thêm, trước sau cùng so  sánh, trong đó độ nghi tiết hoặc có khác nhau, xa cách hàng nghìn năm, biên chép  thiết sót, nên phải tra cứu rõ ràng mà đính chính lại. Đây hãy nói đến những điều  lớn như: quy chế mũ áo, nghi vệ xe kiệu, là để phân biệt người trên kẻ dưới; lễ tế  trời ở đàn Nam Giao, tế tổ ở nhà Tôn Miếu, là để kính quỷ thần; việc vui mừng thì  có lễ khánh hạ của triều đình; việc đau thương thì có lễ tuất tang của nhà nước; cũng là những lễ tiến tôn sách phong thì làm ở nơi cung phủ, những lễ tế cáo cầu đảo thì để tiếp với bách thần. Các lễ nghi đều có quan hệ với đạo trời lẽ vật, với điển nước phép triều, các đời diên cách, kỹ, dối khác nhau, cần phải chia ra từng mối, từng ngành mà không thể thiếu sót được.  Từ đời Đinh đời Lý trở về trước, nghi tiết còn đơn giản, đến đời Trần, đời Lê  về sau, lễ chế mới không mà sau có, đều là do lễ nghĩa mà đặt, văn mỗi thời mỗi khác, nghi thức đã đặt, đều phải chép cả”1[22]. Lễ vốn đã có từ trong xã hội nguyên thủy, dùng để chỉ những tập tục mang tính quy phạm ( tục lệ) mà các thành viên trong thị tộc, bộ lạc phải tuân thủ. Cùng với sự ra đời của nhà nước và phân hóa giai cấp, giai tầng các tục lệ được cải biên, chỉnh sửa phù hợp với điều kiện phát triển mới cơ cấu tổ chức quyền lực, tương quan chính trị và đời sống kinh tế - xã hội. Lễ là yếu tố được thể hiện và thể hiện rất rõ và mạnh mẽ trong đạo Khổng. Theo Kinh Lễ thì có đạo đức, nhân nghĩa mới thành. Chỉ có Lễ thì mọi quan hệ giữa người với người, giữa người với đất trời mới được thông suốt. Đã là người thì phải biết đến Lễ, học Lễ thông suốt. Cử chỉ, lời nói nhất thiết phải theo những khuôn phép nhất định, khuôn phép ấy là hợp với đạo của trời, của đất. “Trời cao đất thấp, muôn vật tản mát khác nhau, bởi thế phải đặt ra lễ để giữ gìn cho có trật tự. Lễ là định phận kẻ trên người dưới. Vương giả đời xưa dựng đặt ra mọi việc, việc gì cũng có lễ cả, như chế độ về áo xiêm, xe, kiệu; tế lễ có ở giao miếu; lễ cát hung thì độ số bao nhiêu, nghi chương thế nào, đều có phẩm trật. Đó là việc lớn của điển lễ phép tắc, không thể sai lầm rối lẫn được. Cho nên lễ để trị nước trước hết phải cẩn thận về những điều ấy”. Các nhà nước phong kiến Trung Hoa, Việt Nam và một số nước Đông Á khác trước đây rất coi trọng lễ nghi thức và chế độ. Dưới thời phong kiến Lễ là một trong ngũ thường, là gốc của kẻ quân tử. Mọi hoạt động đều thấy hình ảnh của Lễ: + Quân lễ là những nghi thức dùng trong việc nhà binh như xuất quân, diễn tập, khải hoàn + Tân lễ là những nghi thức được triều đình dùng trong tiếp đãi các tân khách như trong lễ triều kiến, sai sứ, triều hội, yến tiệc + Gia lễ là những nghi thức mừng nhà vua và hoàng tộc như các lễ sinh nhật, lập thái tử, lập hoàng hậu, + Cát lễ là những nghi lễ liên quan đến các đối tượng như thiên thần (mặt trời, mặt trăng, các tinh tú), thổ địa, nhân thần(tổ tiên, tiên thánh, tiên sư). + Hung lễ là những nghi thức về tống táng, thăm viếng gia đình có tang sự với các nghi lễ về trang phục, thời gian để tang của những người trong gia đình. Nghi thức ra đời từ rất sớm cùng với sự phát triển của xã hội. Ban đầu không ai đặt ra quy tắc, chỉ là thói quen giao tiếp. Các thói quen giống nhau được lặp đi lặp lại và hình thành những hình thức đơn giản. Đó là những Nghi lễ biểu thị 1 sự tôn trọng của thị tộc- thị tộc, quốc gia- quốc gia để không làm tổn hại danh dự nước mình và uy tín quốc gia khác. Trước kia, nghi thức được áp dụng trong nghi thức đón tiếp các nước và phái đoàn ngoại giao được gọi là nghi thức triều đình, để chủ yếu phô trương sức mạnh, sự giàu có với nhau. Nghi thức tạo ra khoảng cách giữa vua chúa với thần dân, giữa nước lớn với nước nhỏ. Sau này được chia thành nghi lễ nhà nước và nghi lễ ngoại giao. Nghi lễ nhà nước là lễ tiết rất quan trọng của nhà nước, mang nặng tính quốc gia. Đối tượng là người trong nước, do lễ tân trong nước chuẩn bị, được tổ chức theo nghi thức quốc gia truyền thống. Áp dụng cho quốc khánh, quốc tang, lễ đăng quang nhậm chức hoặc tuyên dương công trạng thành tích. Nghi lễ ngoại giao là lễ tiết liên quan đến các quốc gia khác. Đối tượng chính là người nước ngoài, mang tính quốc gia và quốc tế. Được tổ chức theo tập quán quốc gia và quốc tế. Được áp dụng cho đón tiếp đoàn người nước ngoài, tổ chức để trình thư uỷ nhiệm, trao huân huy chương cho người nước ngoài. Ngày nay, nghi thức nhà nước cần phải được hiểu là những phương thức giao tiếp trong hoạt động quản lý nhà nước nói chung, được quy định tại các văn bản pháp luật của nhà nước, theo tập quán truyền thống dân tộc, hoặc quốc tế mà các bên tham gia quan hệ thủ tục quản lý nhà nước phải tuân thủ và thực hiện nghiêm chỉnh. Ngay từ những ngày đầu của nền cộng hòa(1945), Đảng và nhà nước ta đã quan tâm đến công tác xây dựng lễ nghi nhà nước của chính quyền mới. Các văn bản pháp luật đã kịp thời được ban hành để điều chỉnh những vấn đề thuộc lĩnh vực này. Ngay sau khi tuyên ngôn độc lập, ngày 05/09/1945, Chính phủ của nước Việt Nam mới đã có sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa số 5 về bãi bỏ Cờ quẻ ly của chế độ cũ và ấn định Quốc kỳ mới của Việt Nam có “ nền mầu đỏ tươi, ở giữa có sao năm cánh màu vàng tươi”. Vào cuối những năm 50, sau khi hòa bình lặp lại, ngày 21/07/1956 Chính phủ đã ban hành ba văn bản quan trọng là Điều lệ số 973/TTg về việc dùng Quốc huy, Điều lệ số 974/TTg về việc dùng Quốc kỳ, Điều lệ số 975/TTg về việc dùng Quốc ca nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Năm 1976, quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã có nghị quyết ngày 02/07 về tên nước, Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc Ca và thủ đô.Về vấn đề giao tiếp xã hội và lễ tân nhà nước, Hội đồng chính phủ ra quyết định số 56/CP ngày 18 tháng 03 năm 1975 về việc ban hành bản “thể lệ về tổ chức. Các văn bản được ban hành vào các năm tiếp theo để phù hợp với chế độ và phương thức hoạt động của Nhà Nước. 2.2. Đặc điểm của nghi thức nhà nước Nghi thức nhà nước có 3 đặc điểm chính: - Được điều chỉnh bởi pháp luật quốc gia & công pháp quốc tế + Phong tục, tập quán, dân tộc. + Hệ thống VB pháp quy, quốc gia. + Hệ thống VB luật quốc gia. + Công pháp quốc tế. VD: Nghi thức Nhà Nước được quy định và điểu chỉnh bởi các văn bản như Nghị định số 114/2006/QĐ-ttg ngày 25/5/2006 quy định chế độ họp trong cơ cơ quan nhà nước hay Nghị định số 213/2006/QĐ-ttg ngày 25/9/2006 Của thủ tướng chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý công sở - Thể hiện chủ quyền QG trong quan hệ quốc tế: + Là công cụ đảm bảo quyền bình đẳng giữa các quốc gia, ít nhất là về mặt hình thức. + Đây là cơ hội để các quốc gia thể hiện tiếng nói, lập trường của mình đối với các vấn đề mà các bên quan tâm. + Thể hiện bản sắc dân tộc của mỗi quốc gia trong quan hệ quốc tế. VD: Quan điểm ngoại giao của nước ta được thể hiện trong cách đón tiếp các lãnh đạo quân sự của nước ngoài. Thể hiện bản sắc dân tộc thông qua tiệc chiêu đãi và quà lưu niệm. - Là sự điều chỉnh, kiểm soát của Nhà Nước đối với hoạt động ngoại giao: + Ban hành hệ thống chính sách, pháp luật định hướng chính sách ngoại giao quốc gia trong quan hệ quốc tế. + Thành lập hệ thống các Cơ Quan thực hiện hoạt động Ngoại Giao chuyên trách để triển khai các chính sách Ngoại Giao của mình. + Thường xuyên có sự kiểm tra, giám sát hiệu quả hoạt động của lĩnh vực ngoại giao. VD: Thành lập các cơ quan ngoại giao ở các tỉnh, thành phố( sở Ngoại Vụ). 2.3. Hệ thống hóa văn bản quy định về nghi thức nhà nước - Điều lệ 973-TTg dùng quốc huy nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - Sắc lệnh số 05 của Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa về việc bãi bỏ cờ quải ly của chế độ cũ và ấn định quốc kỳ mới của việt nam có màu đỏ tươi. - Điều lệ 974-ttg về việc dùng quốc kỳ - Điểu lệ 975-ttg về việc dùng quốc ca nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa - Năm 1976 nghị quyết ngày 2/7 về tên nước quốc kỳ, quốc huy, thủ đô, quốc ca. - Nghị định số 186-HĐBT Ngày 02/6/1992 của Hội Đồng Bộ Trưởng về nghi lễ nhà nước và đón tiếp khách nước ngoài. - Nghị định số 73/CP ngày 30/7/1994 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh về quyền ưu đãi miễn trừdành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam ban hành theo Lệnh của CTN số 25-L/CTN ngày 07-09-1993 - Quyết định số 14/2000/QĐ-TTg ngày 27/01/2000 của Thủ tướng Chính phủ quy định các đoàn trong nước và khách nước ngoài đến Việt Nam có xe Cảnh sát giao thông dẫn đường. - Nghị định số 81/2001/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2001 của chính phủ về nghi lễ Nhà nước và đón tiếp khách nước ngoài - Nghị định số 82/2001/NĐ-CP của Chính phủ về nghi lễ Nhà nước và đón tiếp khách nước ngoài. - Nghị định 154/2004/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2004 của Chính phủ về nghi thức nhà nước trong tổ chức mít tinh, lễ kỷ niệm; trao tặng và đón nhận danh hiệu vinh dự nhà nước, huân chương, huy chương, cờ thi đua của chính phủ, bằng khen của thủ tướng chính phủ. - Thông tư số 05/2006/TT/BCA ngày 09/5/2006 của Bộ Công an hướng dẫn thi hành Quyết định số 14/2000/QĐ-TTg ngày 27/01/2000 của Thủ tướng Chính phủ quy định các đoàn trong nước và khách nước ngoài đến Việt Nam có xe Cảnh sát giao thông dẫn đường. - Quyết định số 308/2005/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. - Nghị định số 114/2006/QĐ-ttg ngày 25/5/2006 quy định chế độ họp trong cơ cơ quan nhà nước. - Nghị định số 213/2006/QĐ-ttg ngày 25/9/2006 Của thủ tướng chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý công sở. - Nghị đinh số 61/2006/NĐ-CP của chính phủ về tổ chức mít tinh. Lễ kỷ niệm,trao tặng và đón nhận huy chương. - Quyết định số 129/2007/QĐ-ttg ngày 02/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế văn hóa công sở tại cơ quan hành chính Nhà nước. - Thông tư số 03/2009/TT-BNG ngày 09/7/2009 của Bộ Ngoại giao hướng dẫn dịch quốc hiệu, tên các cơ quan, đơn vị và chức danh lãnh đạo, cán bộ công chức trong hệ thống hành chính nhà nước sang tiếng Anh để giao dịch đối ngoại. - Thông tư số 01/2010/TT-BTC ngày 06/01/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức hội nghị,hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước. - Thông tư 01/2010/TT-BNG ngày 15/7/2010 của Bộ Ngoại giao hướng dẫn sử dụng biểu tượng quốc gia và nghi thức nhà nước tổ chức một số hoạt động đối ngoại tại cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài. - Nghị định số 100/2010/NĐ-CP ngày 28/tháng 09 năm 2010 của chính phủ Về việc đăng Công báo. - Hướng dẫn 3420/HD-BVHTTDL của bộ văn hóa thể tjhoa và du lịch ngày 02 tháng 10 năm 2012 hướng dẫn về việc sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh. - Nghị định số 105/2012/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2012 quy định việc tổ chức lễ tang đối với cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc hoặc nghỉ hưu khi từ trần - Hướng dẫn số3420/HD-BVHTTDL ngày 02/10/2012 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch về việc hướng dẫn sử dụng quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh. - Nghị định số 145/2013/NĐ-CP ngày 29-10-2013 sẽ chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 16-12-2013 quy định về việc tổ chức ngày kỷ niệm, nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua, nghi lễ đối ngoại và đón tiếp khách nước ngoài; áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức kinh tế 2.4. Nhận xét 2.4.1. Ưu điểm Ví dụ cụ thể trong việc thực hiện tốt nghi thức Nhà Nước. Ngày 23/5/2016- 25/5/2016. Nước ta vinh dự đón phái đoàn của Tổng thống Obama đến thăm trong chuyến công du sang Châu Á, đó là sự kiện quan trọng được cả nước quan tâm. Trong đó việc đón tiếp ngài Tổng thống của một nước cường quốc đứng đầu thế giới đã thể hiện được công tác nghi thức ngoại giao của nước ta đã có những bước tiến vượt bậc từ khâu chuẩn bị cho đến khâu kết thúc và để lại cho cho hai nước nhiều kỷ niệm tốt đẹp, đã phần nào hàn gắn vết thương quá khứ nối lại tình hữu nghị thân thiết sau 40 năm kết thúc chiến tranh. Qua đó nước ta đã nhận được rất nhiều chính sách ưu ái từ Ông chủ Nhà Trắng mà công lao một phần cũng nhờ nghi thức ngoại giao của nước ta. Tuy nhiên nước ta cũng có cuộc gặp gỡ giữa các lãnh đạo cấp cao Việt Nam với phái đoàn cấp cao của Trung Quốc khi có chuyến làm việc với nước bạn, Trung Quốc đã bắn 3 quả Đại Bác nhằm thể hiện sức mạnh quân sự đối với nước ta trong khi tình hình biển Đông đang sôi sục và đến ngày./../..Nước ta cũng đón đoàn của Trung Quốc sang, hình thức đón tiếp cũng nổ 3 tiếng súng Đại Bác. Nhằm đáp trả nghi thức ngoại giao bên cạnh đó cũng thể hiện quan điểm và lập trường mạnh mẽ, không chịu khuất phục trước âm mưu của kẻ thù. Như vậy nghi thức ngoại giao không chỉ là một hình thức đón tiếp thông thường mà bên cạnh đó nó còn thể hiện quan điểm, thái độ đối với nước ngoài và là một phần không thể thiếu trong quan hệ đối ngoại với quốc tế. Như vậy ta thấy rằng Nghi thức Nhà Nước vô cùng quan trọng và nó đã được cụ thể hóa bằng các văn bản để có tính bắt buộc chung, điều chỉnh đối với các cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước nhằm đảm bảo việc thực hiện nghiêm túc. Với những quy định rất cụ thể của nhà nước, thời gian qua, các cơ quan nhà nước và cán bộ công chức viên chức đã thực hiện nghiêm chỉnh các quy định, những nghi thức nhà nước đã đi vào nề nếp đảm bảo tính trang trọng trong những nghi thức ngoại giao, tính nghiêm túc trong quản lý, điều hành của các cơ quan nhà nước. Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 22 tháng 7 năm 2010 của Bộ Chính trị đã đánh giá: Trong những năm qua, việc tổ chức các ngày kỷ niệm, trao tặng, đón nhận danh hiệu vinh dự Nhà nước và các hình thức khen thưởng cao được các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị từ Trung ương đến địa phương thực hiện trang trọng, nghiêm túc, góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống vẻ vang của dân tộc, của ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị; ghi nhớ, tôn vinh công lao của các anh hùng, liệt sĩ, các bậc tiền nhân có công với nước, thể hiện tình cảm và đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam; góp phần cổ vũ, động viên toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đẩy mạnh công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chế độ hội họp của các cơ quan nhà nước dần được cải tiến, giảm bớt thời gian hội ở ở hội trường, có nhiều hình thức hội họp, lấy ý kiến, trao đổi công văn, giấy tờ mới trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành như: họp trực tuyến, chuyển công văn qua mạng, qua email, ... Thái độ, kỹ n ăng giao tiếp của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước đối với tổ chức, công dân đến giao được cải thiện. Triển khai có hiệu quả cơ chế "tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đại" ở các cơ quan nhà nước, giảm bớt phiền hà, thời gian đi lại đối với nhân dân. 3.2. Nhược điểm Có những quy định vừa ban hành đã có nhiều ý kiến trái chiều như những quy định “không để ô cửa có lắp kính trên nắp quan tài; không rắc vàng mã; không quá 7 vòng hoa” tại Nghị định số 145/2012/NĐ-CP ngày 17/12/2012. Theo quy định, Bộ Nội vụ là cơ quan giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về văn thư nhưng đến nay, thể thức và kỹ thuật văn bản quy phạm pháp luật vẫn thực hiện theo Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT-VPCP-BNV ngày 06/5/2005 mà chưa có văn bản thay thế cho phù hợp. Thẩm quyền ban hành các loại văn bản là có sự chồng chéo trong việc ban hành các loại văn bản khác nhau vì hiện tại vẫn chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định cơ quan có thẩm quyền nhất định ban hành các loại văn bản nhà nước về nghi thức nhà nước Tuy nhiên, việc thực hiện nghi thức nhà nước ở một số mặt vẫn thể hiện nhiều bất cập, hạn chế. Đó là: 2.4.2. Hạn chế Việc tổ chức các ngày kỷ niệm, trao tặng, đón nhận danh hiệu vinh dự Nhà nước và các hình thức khen thưởng cao ở một số địa phương, cơ quan, đơn vị thiếu thống nhất, chưa khoa học, còn hình thức phô trương và lãng phí. Công tác tuyên truyền giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng chưa đạt hiệu quả cao; chưa thật quan tâm chăm lo nâng cao đời sống vật chất,văn hoá của nhân dân. Thời gian, tần suất tổ chức lễ kỷ niệm quá dày. Một số hoạt động kỷ niệm chưa phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của đất nước, làm giảm tầm vóc, ý nghĩa lịch sử của sự kiện. 2. Việc đón tiếp khách, nhất là khách cấp trên có xu hướng phô trương, hình thức, gây lãng phí nhất là ở cấp trung gian và cấp cơ sở. 3. Tình trạng lãng phí thời gian còn xảy ra phổ biến, một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức đến công sở muộn, về sớm, chưa có tác phong làm việc đúng mực; không tích cực, nỗ lực hoàn thành nhiệm được giao. Tình trạng lãng phí thời gian, lãng phí trong sử dụng trang thiết bị công sở như điện nước, điện thoại, phương tiện kỹ thuật, máy móc, xe cộ, phòng ốc.. còn khá phổ biến. 4. Còn một số cán bộ, công chức, viên chức chưa có được những kỹ năng giao tiếp cần thiết với đồng nghiệp, với nhân dân. Văn hoá giao tiếp ít được chú trọng đã tạo ra khoảng cách giữa công chức với nhân dân. 5. Chế độ hội họp ở nhiều cơ quan chưa được tiết kiệm, còn tình trạng hội họp, giấy tờ nhiều, liên hoan, tổng kết, vừa lãnh phí về thời gian, vừa lãng phí về tiền bạc. 6. Vẫn còn nhiều cán bộ, công chức, viên chức lập bàn thờ, thắp hương trong phòng làm việc. 7. Mới đây trong lễ tuyên thệ nhậm chức của CHủ tịch Quốc hội có những bất cập về việc thực hiện các nghi lễ và Về nghi thức thực hiện, ông Thông cho biết sẽ linh hoạt theo từng tình huống. "Đến nay chưa có quy định cụ thể về nghi thức tuyên thệ. Chúng ta cứ làm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm dần dần. Khi ổn định rồi có thể đưa vào nội quy", ông nói. 2.4.3. Vai trò và ý nghĩa của nghi thức Nhà nước 2.4.3.1. Vai trò và ý nghĩa của nghi thức Nhà nước trong đối ngoại Nghi thức Nhà Nước tạo khung cảnh và bầu không khí cho mối quan hệ giữa các quốc gia được tiến hành thuận lợi; đề ra quy tắc cho các cuộc giao thiệp quốc tế; vận dụng các hình thức thích hợp trong các cuộc đàm phán ký kết các văn kiện quốc tế nhằm làm tăng giá trị và sự tôn trọng những điều đã ký kết. Nghi thức ngoại giao cố gắng đảm bảo quyền bình đẳng cho các quốc gia, tạo điều kiện để mỗi quốc gia, ngay cả trong trường hợp thù địch với nhau, có sự tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng phẩm giá và quyền độc lập giữa các dân tộc, kể dân tộc nhỏ yếu nhất. Nghi thức nhà Nhà Nước thể hiện những nét văn minh và bản sắc văn hóa của một dân tộc 2.4.3.2. Vai trò và ý nghĩa của nghi thức Nhà nước trong đối nội Cán bộ công chức thực hiện tốt nghi tức nhà nước, góp phần nâng cao khả năng và kỹ năng nhận biết cái đẹp, sự tổng hòa những phẩm chất bên trong và bên ngoài, những khả năng thể chất và tinh thần – một hình thức lý tưởng giáo dục con người. Nghi thức nhà nước là một nội dung tác nghiệp rất quan trọng, giúp cho việc mở rộng, củng cố, thúc đẩy việc giải quyết các mối quan hệ có liên quan đến chức năng quản lý của mỗi cơ quan, tổ chức, Nhà nước, thể hiện và phục vụ chính sách, pháp luật của Nhà nước. CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VĂN BẢN NGHI THỨC NHÀ NƯỚC Trong bối cảnh xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra, nước ta ngày càng hội nhập quốc tế một cách sâu rộng thì chúng ta cần phải ngày càng hoàn thiện các Nghi thức nhà nước một cách tốt hơn để có thể nâng cao hình ảnh và vị thế của chúng ta trên trường quốc tế. Một số giải pháp được đưa ra là: 1. Thường xuyên rà soát các văn bản, quy định đã lỗi thời để ban hành văn bản mới thay thế, phù hợp với giai đoạn phát triển kinh tế, xã hội của đát nước và tiến trình hội nhập quốc tế. Ngày nay, tình hình thế giới và tình hình kinh tế, xã hội trong nước đang ngày càng phát triển. Mặc dù chịu tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng nhiều chỉ tiêu kinh tế, xã hội đã đạt và vượt kế hoạch, xu thế toàn cầu là tất yếu. Công tác rà soát nội dung, hiệu lực văn bản có ý nghĩa phát hiện kịp thời những quy định không còn phù hợp, những quy định còn chồng chéo và những quan hệ chưa được pháp luật điều chỉnh. Vì vậy, Nhà nước cần phải thường xuyên rà soát, ban hành các văn bản quy định cho phù hợp. 2. Tuân thủ quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật một cách chặt chẽ. Những quy định có liên quan đến người dân, cần lấy ý kiến rộng rãi trước khi ban hành để đảm bảo tính khả thi của văn bản, tính nghiêm minh của luật pháp. Quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã được quy định cụ thể trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 03/6/2008 và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004. Việc thực hiện theo quy trình chặt chẽ có ý nghĩa tranh thủ được ý kiến của các tổ chức, cá nhân có liên quan, đảm bảo việc thẩm định chặt chẽ, đảm bảo tính tuân thủ pháp luật của văn bản cấp dưới đối với văn bản cấp trên; đảm bảo pháp luật được thực thi một cách nghiêm túc.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxnghi_thuc_nha_nuoc_ban_day_du_5795.docx
Luận văn liên quan