MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 4
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN, THÔNG TIN KHÔNG CÂN XỨNG, LỰA CHỌN ĐỐI NGHỊCH VÀ RỦI RO ĐẠO ĐỨC 8
1. Thị trường chứng khoán 8
1.1. Khái niệm 8
1.2. Chức năng, cơ cấu và nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán 9
1.2.1. Chức năng 9
1.2.2. Cơ cấu của thị trường chứng khoán 10
1.2.3. Các nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán 12
1.3. Các thành phần tham gia thị trường chứng khoán 13
1.3.1. Tổ chức phát hành 13
1.3.2. Nhà đầu tư 13
1.3.3. Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán 14
2. Thông tin không cân xứng 15
2.1. Khái niệm về thông tin không cân xứng 15
2.2. Cân bằng thị trường trong điều kiện không cân xứng về thông tin 19
2.2.1. Cân bằng thị trường trong điều kiện thông tin đầy đủ 21
2.2.1.1. Cân bằng chung 21
2.2.1.2. Cân bằng riêng 23
2.2.2. Cân bằng thị trường trong điều kiện thông tin không cân xứng 24
2.2.2.1. Cân bằng chung 25
2.2.2.2. Cân bằng riêng 26
3. Lựa chọn đối nghịch 29
3.1. Khái niệm 29
3.2. Sự hình thành lựa chọn đối nghịch 29
4. Rủi ro đạo đức 32
4.1. Khái niệm 32
4.2. Nguyên nhân xuất hiện rủi ro đạo đức 33
5. Tác động của thông tin không cân xứng, lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức đối với nền kinh tế 36
5.1. Tác động của thông tin không cân xứng và lựa chọn đối nghịch 36
5.2. Tác động của rủi ro đạo đức 37
CHƯƠNG II: VẤN ĐỀ THÔNG TIN KHÔNG CÂN XỨNG, LỰA CHỌN ĐỐI NGHỊCH VÀ RỦI RO ĐẠO ĐỨC TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 40
1. Tình hình hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam từ khi thành lập đến nay 40
1.1. Tổng quan tình hình hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam 40
1.2. Tình hình hoạt động của thị trường chứng khoán trong hai năm gần đây 41
1.2.1. Thị trường chứng khoán trong năm 200 41
1.2.2. Thị trường chứng khoán Việt Nam 10 tháng đầu năm 2003 44
1.2.2.1. Bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam đầu năm 2003 44
1.2.2.2. Tình hình hoạt động của thị trường chứng khoán 10 tháng đầu năm 2003 44
2. Những dấu hiệu về thông tin không cân xứng, lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức trên thị trường chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam 47
2.1. Những hạn chế trong việc công bố thông tin và quản lý công bố thông tin là nguyên nhân xuất hiện thông tin không cân xứng 47
2.2. Chênh lệch giữa giá phát hành lần đầu (hoặc giá phát hành thêm) với giá giao dịch thị trường của chứng khoán 51
2.3. Giá cả cổ phiếu và chỉ số VN-Index không phản ánh đúng tình hình sản xuất kinh doanh của các công ty niêm yết và thực tế giao dịch trên thị trường 53
2.4. Những dấu hiệu giao dịch nội gián – một biểu hiện của rủi ro đạo đức 55
3. Những tác động của vấn đề thông tin không cân xứng, lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức đến hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam 59
CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THÔNG TIN KHÔNG CÂN XỨNG, LỰA CHỌN ĐỐI NGHỊCH VÀ RỦI RO ĐẠO ĐỨC TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 61
1. Khuyến khích thành lập các công ty sản xuất và bán thông tin 61
2. Tăng cường sự điều hành của Chính phủ để làm tăng thông tin trên thị trường chứng khoán 62
3. Khuyến khích thành lập các trung gian tài chính, đặc biệt là các quỹ đầu tư chứng khoán 63
KẾT LUẬN 65
PHỤ LỤC 67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
86 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5008 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phiên 29/10 giá của REE chỉ còn được 10.300 VNĐ/1cp (giá một số phiên của cổ phiếu REE được cho trong bảng trên). Về giá trị giao dịch, REE là cổ phiếu có giá trị giao dịch cao, thường xuyên đạt trên 100 triệu VNĐ/ phiên.
Chứng khoán BBC (Công ty cổ phần bánh kẹo Biên Hoà): Cổ phiếu BBC của công ty Bibica cũng không khác nhiều so với SAM, trong đầu tháng 2/2003, BBC đã hạ giá bất ngờ làm một số nhà đầu tư thua lỗ nặng nề. Cũng chỉ trong 2,3 phiên liên tiếp từ mức 43.000 VNĐ/1cp đã giảm chỉ còn 27.300 VNĐ/1cp (giảm >1/3 giá trị), trước và sau đó cổ phiếu có giảm nhưng chậm, chỉ đến cuối tháng 8 và đầu tháng 9, BBC mới lại giảm lần nữa, xuống mức kỷ lục chỉ còn 8.800 VNĐ/1cp. Cho đến ngày 29/10 cổ phiếu BBC chỉ còn 7.300 VNĐ/1cp, trước đó hạ xuống tới 7.100 VNĐ/1cp. Với con số đó BBC là cổ phiếu giảm mạnh nhất. Về giá trị giao dịch, không bằng REE nhưng BBC vẫn là cổ phiếu có giấ trị giao dịch lớn. Sự giảm giá cổ phiếu của BBC có thể do các nhà đầu tư không tin tưởng vào công ty Bibica vì đã không cung cấp những thông tin kịp thời về tình hình tài chính và kế hoạch, gây ra tâm lý không an tâm của nhà đầu tư.
Các loại cổ phiếu khác: có nhiều cổ phiếu cũng biến động rất mạnh theo chiều hướng giảm giá bán như CAN, Công ty cổ phần đồ hộp Hạ Long, (từ 1800 VNĐ/1cp đầu năm giảm còn 1.200 VNĐ/1cp cuối năm), cổ phiếu TMS,…Một số cổ phiếu khá ổn định chỉ giảm đi chút ít như TRI (cổ phiếu TRI, Công ty cổ phần nước giải khát Sài Gòn, đã có những phiên tăng giá với giá trị giao dịch vượt cả REE vươn lên đứng đầu), SGH (công ty cổ phần Sài Gòn Hotel),…
Như vậy, sau ba năm hoạt động, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có 21 cổ phiếu và các loại trái phiếu chính phủ tham gia niêm yết. Chỉ số VN-Index đạt mức cao nhất 571,04 điểm vào ngày 25/6/2001, giảm đến mức kỷ lục 130,90 điểm ngày 24/10/2002 và sau đó tăng dần rồi ổn định quanh mức 150 điểm. Có nhiều nguyên nhân giải thích cho sự biến động rất mạnh của VN-Index trong đó có nguyên nhân liên quan đến sự bất cân xứng về thông tin do sự chưa hoàn thiện của hoạt động thông tin và công bố thông tin của thị trường gây ra. Phần tiếp theo của luận văn sẽ đề cập chi tiết hơn về vấn đề này.
Những dấu hiệu về thông tin không cân xứng, lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Những hạn chế trong việc công bố thông tin và quản lý công bố thông tin là nguyên nhân xuất hiện thông tin không cân xứng.
Từ khi hoạt động đến nay, thị trường chứng khoán Việt Nam còn rất nhiều bất cập trong việc công bố thông tin và quản lý công bố thông tin. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến nhiều nhà đầu tư cảm thấy không bình đẳng trong giao dịch và đã quay lưng lại với thị trường. Chất lượng thông tin kém được thể hiện qua các biểu hiện sau:
Công bố thông tin chậm.
Việc chậm công bố thông tin thể hiện trước tiên trong cách thức công bố. Tờ bản tin thị trường do Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh cung cấp được truyền qua fax tới các công ty chứng khoán rồi từ các công ty này mới tới tay nhà đầu tư. Một số công ty chứng khoán phô tô lại rồi phát cho các nhà đầu tư, một số khác dán lên bảng tin để các nhà đầu tư đọc. Việc công bố thông tin qua mạng Internet, trừ kết quả giao dịch ra, còn rất chậm gây nên sự bất bình đẳng giữa các nhà đầu tư ở gần và xa trung tâm giao dịch.
Đối với nghĩa vụ công bố thông tin của các công ty niêm yết, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đã có quy định khá rõ về nghĩa vụ công bố thông tin của các công ty niêm yết, thể hiện ở các điều 32, 33, 34 trong quy chế thành viên, niêm yết,công bố thông tin và giao dịch chứng khoán (ban hành kèm theo Quyết định số 79/2000/QĐ-UBCK). Tuy nhiên, tình hình công bố thông tin của các công ty này chưa hoàn toàn đúng như các quy định. Nhìn chung, từ khi hoạt động đến nay, các công ty đều tuân thủ nhưng vẫn có nhiều biểu hiện nộp báo cáo chậm với những lý do không mấy thuyết phục. Điển hình là việc công bố báo các tài chính năm 2002 của các công ty Bibica, Halong Canfoco và Gemadept khi các công ty này viện dẫn ra những lý do thiếu thuyết phục để giải thích cho việc chậm trễ trên như: công ty có nhiều chi nhánh nên không tập hợp báo cáo kịp, kế toán trưởng đi vắng, công ty kiểm toán chậm ra báo cáo… Đối với các thông tin về nghị quyết đại hội đồng cổ đông hay hội đồng quản trị, các kết hoạch, dự án, hợp đồng kinh doanh, hợp tác làm ăn, thay đổi nhân sự… cũng không được công bố kịp thời thậm chí quên công bố ra công chúng.
Thông tin không đầy đủ và không rõ ràng.
Hiện tượng thông tin liên quan đến giao dịch còn thiếu rõ ràng là điều đã được nhiều nhà đầu tư và báo chí đề cập nhiều. Sự thiếu minh bạch này chủ yếu diễn ra ở các giao dịch đặc biệt như giao dịch thoả thuận, giao dịch cổ phiếu quỹ, giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài.
Giao dịch mua bán cổ phiếu quỹ của chính tổ chức niêm yết là một thông tin quan trọng bởi thông tin này liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của tổ chức và ảnh hưởng đến giá cổ phiếu trên thị trường. Tuy nhiên, việc công bố những thông tin này của trung tâm giao dịch chứng khoán còn chưa đầy đủ. Chẳng hạn, trong bản cáo bạch niêm yết chứng khoán của Công ty Cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An (LAFOOCO) ghi rõ cơ xấu sở hữu cổ phần của công ty như sau:
Nhà nước: 30%
Cán bộ công nhân viên trong công ty: 16.43%
Cổ đông ngoài công ty: 23.57%
Cổ đông nước ngoài: 30%
Trong cơ cấu sở hữu này không có công ty cỏ phần Chế biến hàng Xuất khẩu Long An, như vậy LAFOOCO không có cổ phiếu quỹ. Tuy vậy, LAFOOCO lại đăng ký và đã thực hiện bán lại 30470 cổ phiếu quỹ và thông tin này được đăng trên tờ bản tin thị trường của Trung tâm giao dịch Chứng khoán ngày 12/12/2000.
Không chỉ riêng LAFOOCO mà tại nhiều công ty, hiện tượng số lượng cổ phiếu quỹ tại thời điểm niêm yết khác xa với thông tin công bố trong bản cáo bạch cũng đã xuất hiện và được giới báo chí lên tiếng phản đối. Vậy những gì công bố trên bản cáo bạch đã thực sự tin cậy? Nếu đúng như vậy thì các công ty này đã mua lại cổ phiếu khi nào và tại sao việc mua bán này lại không được cáo bạch?
Bên cạnh đó, thông tin diễn biến giao dịch cũng không được cung cấp đủ. Theo cách công bố thông tin hiện hành, nhà đầu tư chỉ biết được ba mức giá giao dịch tốt nhất, toàn bộ các mức giá còn lại không được hiển thị và nhà đầu tư chỉ có thể căn cứ vào mức giá và khối lượng khớp lệnh dự kiến để đánh giá thị trường. Ngoài ra, trừ giá dự kiến khớp lệnh là chính xác, khối lượng khớp lệnh dự kiến lại là con số có thể không chính xác, không đầy đủ và không cập nhật. Lý do là công ty chứng khoán lấy được thông tin về giá dự kiến khớp lệnh, còn lại các thông tin về khôi lượng dự kiến khớp lệnh, các công chứng khoán phải tự nhập vào theo thông tin của đại diện thông báo nên nhiều khi không được cập nhật kịp thời. Sự không nhất quán trong cách sắp xếp thông tin của tờ bản tin thị trường mà thông tin quan trọng nhất thường được đưa ra ngoài mục cũng là điều cần bàn tới.
Quản lý công bố thông tin và giám sát các công ty niêm yết còn yếu.
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã xảy ra nhiều vụ tai tiếng, đặc biệt vào khoảng cuối quý I và đầu quý II năm 2003, có liên quan đến hoạt động và báo cáo tài chính của các công ty niêm yết. Điển hình là vụ gian lận thuế giá trị gia tăng của Công ty Halong Canfoco, khoản lỗ bất ngờ tại Công ty REE, khúc mắc về tài chính của Công ty Bibica, chia cổ tức sai nguyên tắc của Công ty cơ khí Bình Triệu và sự giảm vốn cổ đông một cách khó hiểu tại Công ty Gilimex. Điều này cho thấy việc giám sát các công ty niêm yết còn nhiều yếu kém.
Theo cơ cấu tổ chức hiện nay, Phòng Quản lý niêm yết trực thuộc Trung tâm Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị được phân công trách nhiệm theo dõi tình hình hoạt động của các tổ chức niêm yết. Trên cơ sở đó, kết hợp với sự hỗ trợ của Phòng Giám sát Thị trường với chức năng giám sát hoạt động diao dịch và thu nhập các tin đồn có liên quan đến thị trường hoặc các tổ chức niêm yết, Phòng Quản lý niêm yết sẽ có những yêu cầu cụ thể với các tổ chức niêm yết về công bố thông tin định kỳ, tức thời hoặc theo yêu cầu. Khi phát hiện trong hoạt động của các tổ chức niêm yết có biểu hiện không lành mạnh, Phòng Quản lý niêm yết sẽ báo cáo với Trung tâm Giao dịch Chứng khoán hoặc Thanh tra của UBCKNN để có hướng giải quyết.
Tuy nhiên trong thời gian qua, việc giám sát và quản lý hoạt động của các tổ chức niêm yết vẫn còn phụ thuộc nhiều vào báo cáo và thông tin một chiều từ phía các tổ chức niêm yết mà thiếu đi các nghiệp vụ giám sát, kiểm tra để đối chiếu, từ đó thiếu những phát hiện hoặc cảnh báo kịp thời cho nhà đầu tư về những sai phạm hoặc khúc mắc trong hoạt động của các tổ chức niêm yết. Bằng chứng là hầu như các vụ việc xảy ra ở các công ty niêm yết như đã đề cập trên đây đều do các công ty chứng khoán, các nhà đầu tư hay báo chí phát hiện ra, sau đó cơ quan quản lý mới biết và có phản ứng. Điều đáng nói là trước khi các vụ việc xảy ra, UBCKNN cũng đã có cử đoàn thanh tra xuống kiểm tra tình hình hoạt động của các tổ chức niêm yết.
Những vấn đề trên đây, mặc dù còn chưa đầy đủ và hệ thống, nhưng đã cho thấy thực trạng vấn đề thông tin và quản lý thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam còn rất hạn chế và lỏng lẻo. Theo tôi, thực trạng trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: cách thức tổ chức và truyền tải thông tin chưa gọn và chưa phân định rõ chức năng, nhiệm vụ; hoạt động giám sát các công ty niêm yết chưa chặt chẽ và toàn diện; chế tài xử phạt còn chưa nghiêm; và nghiệp vụ chuyên môn của các nhân viên chưa cao và thiếu tính chuyên nghiệp. Thực trạng đó sẽ dẫn đến nhiều biểu hiện không bình đẳng trong việc tiếp nhận và xử lý thông tin giữa các nhà đầu tư dẫn đến sự bất bình đẳng trong giao dịch. Điều đó sẽ dẫn đến một hậu quả tất yếu là lòng tin của một số nhà đầu tư bị suy giảm và chuyển vốn đầu tư sang các lĩnh vực khác.
Chênh lệch giữa giá phát hành lần đầu (hoặc giá khi phát hành thêm) với giá giao dịch thị trường của chứng khoán.
Thực tiễn hoạt động trên thị trường chứng khoán Việt Nam cho thấy giá của các chứng khoán vào thời điểm niêm yết thường cao hơn giá giao dịch của các phiên tiếp theo. Điều này cũng đã xảy ra đối với chứng khoán REE vào thời điểm cuối năm 2002 khi công ty này phát hành thêm chứng khoán. Vậy đâu là lời giải thích cho hiện tượng trên?
Có hai nguyên nhân chính có thể kể đến đó là:
Hiệu ứng loãng cổ phiếu: nếu cổ phiếu được định giá chính xác thì việc mua bán nó sẽ là những giao dịch phi lợi nhuận ròng (zero-NPV transactions). Kết quả là các cổ đông nhận được một mức giá “công bằng” cho những cổ phần nhỏ hơn. Do vậy, giá cổ phiếu phát hành thêm phải thấp hơn ngay từ khi định giá.
Tác động của thông tin nội bộ: Mô hình Myers-Majluf
Chúng ta đã biết rằng trị giá của một doanh nghiệp được xác định bằng giá trị hiện thời (A) và giá trị hiện tại ròng của các cơ hội đầu tư (NPV):
V = A + NPV
Giả sử các nhà đầu tư không biết giá trị A và họ ước đoán giá trị đó là AH với xác suất p và AL với xác suất 1 – p. Vì vậy giá trị A theo kỳ vọng của các nhà đầu tư là:
E(A) = pAH + (1-p)AL
So với giới đầu tư, những người quản lý công ty biết rõ giá trị thực sự của doanh nghiệp. Các cơ hội đầu tư cần một số vốn I0 và tạo ra giá trị R1, NPV = R1 – I0.
Giả sử NPV > 0, rõ ràng đây là một dự án đầu tư tốt. Giả sử tiếp rằng công ty không còn vốn tự có để tài trợ cho dự án và phải phát hành cổ phiếu. Trong điều kiện thông tin không cân xứng, doanh nghiệp phải phát hành đủ số cổ phiếu n sao cho:
Trong đó N là số cổ phiếu hiện có trước khi phát hành thêm.
Vì các nhà đầu tư không biết giá trị tài sản đích thực của công ty nên họ ước đoán giá trị đó ở mức E(A). Do đó công ty phải phát hành một lượng cổ phiếu n’ sao cho:
Nhận xét: Vì n’ phụ thuộc vào E(A) chứ không phải giá trị thực A nên bán cổ phiếu ở một mức giá trung bình đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp có tài sản cao hơn mức trung bình phải bán ở mức giá thấp hơn thực tế trong khi các doanh nghiệp có tài sản thấp hơn mức trung bình lại bán ở mức giá cao hơn thực tế. Do vậy, trong điều kiện thông tin không cân xứng sẽ xảy ra hiện tượng không cân bằng trong việc xác định giá cổ phiếu. Như đã trình bày trong chương I, sẽ có hai kiểu cân bằng: cân bằng chung và cân bằng riêng tuỳ theo điều kiện thông tin hiện có trên thị trường. Vận dụng lý thuyết dấu hiệu thị trường trong trường hợp này ta sẽ rút ra kết luận: khi một công ty phát hành cổ phiếu, giá cổ phiếu của công ty đó có thể giảm vì bản thân chính sách định giá của công ty đã bộc lộ rằng cổ phiếu đó được định giá cao hơn thực tế.
Quan sát giá các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam (xem phụ lục 1) ta thấy hầu hết các cổ phiếu đều giảm giá sau thời điểm niêm yết, đặc biệt các cổ phiếu REE, HAP, TMS còn có những thời điểm sụt giá mạnh ngay sau quyết định huy động thêm vốn bằng cách phát hành cổ phiếu. Tất nhiên, việc diễn biến giá cả chứng khoán này (ở những phiên giao dịch đầu tiên sau khi niêm yết hoặc sau khi phát hành thêm cổ phiếu) còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng một điều không thể phủ nhận được, như đã trình bày trên đây, là tham gia của thông tin không cân xứng gây nên sự bất bình đẳng và không chính xác trong việc xác định giá cổ phiếu. Do hạn chế về nguồn thông tin nên tôi đã không tách riêng được tác động của thông tin không cân xứng, mà cụ thể là thông tin nội bộ, đến việc xác định giá cả trên.
Giá cả cổ phiếu và chỉ số VN-Index không phản ánh đúng tình hình sản xuất kinh doanh của các công ty niêm yết và thực tế giao dịch thị trường.
Một thực tế nữa được các nhà đầu tư thực sự quan tâm đó là hiện tượng biến động giá cổ phiếu không phản ánh đúng tình hình sản xuất kinh doanh của các công ty niêm yết. Theo quy luật thị trường, giá cả biểu hiện giá trị của hàng hoã, tuy có dao động nhưng bao giờ cũng xoay quanh giá trị. Tuy nhiên, trên thị trường chứng khoán Việt Nam giá cả và giá trị nhiều khi không diễn biến theo quy luật trên. Đương nhiên, giá cả chứng khoán còn phụ thuộc vào cung cầu thị trường, và điều này đã được thể hiện trong thời gian đầu của thị trường khi giá cổ phiếu tăng liên tục do cầu lớn hơn cung rất nhiều. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là có những trường hợp khi công ty niêm yết công bố những thông tin tốt và đưa ra kết hoạch đầu tư khả thi, đáng lẽ giá cổ phiếu sẽ tăng thì thực tế lại giảm. Và ngược lại, khi một số công ty công bố các thông tin xấu (lợi nhuận đạt qúa thấp, phải điều chỉnh lại kế hoạch kinh doanh, hoãn công bố báo cáo tài chính…) thì giá cổ phiếu của các công ty này lại tăng lên. Trường hợp của Công ty Cơ khí Bình Triệu và Công ty Bánh Kẹo Biên Hoà, Công ty Savimex là những minh chứng cụ thể. Sự phi lý này của thị trường có thể được giải thích bởi chất lượng về thông tin kém dẫn đến những biểu hiện không công bằng trong giao dịch chứng khoán.
Đối với chỉ số VN-Index, do khối lượng giao dịch quá thấp nên chỉ cần có vài lô cổ phiếu với trị giá khoảng 10 triệu VND là có thể làm thay đổi chiều hướng của cả thị trường trị giá mấyngàn tỷ đồng, biểu hiện ngay qua việc VN-Index thay đổi một vài điểm. Chẳng hạn vào phiên giao dịch ngày 25/11/2002, chỉ với 5 lô cổ phiếu GMD khớp lệnh tại giá 35900 đồng (giảm 1100 đồng so với phiên trước) đã kéo chỉ số VN-Index xuống còn 175,24 điểm, giảm 1,23 điểm so với phiên trước đó. Ngay ngày hôm sau, cũng chỉ cần hai lô GMD khớp lệnh tại giá 36900 đồng (tăng 1000 đồng) đã đẩy chỉ số này lên đến 176,47 điểm, tăng 1,23 điểm so với phiên trước đó.
Thực trạng quy mô thị trường nhỏ còn dẫn đến hiện tượng làm giá trên thị trường. Theo thống kê của báo “Đầu tư chứng khoán” số 177, ngày 28/4/2003, kể từ đầu năm 2003 tới thời điểm đó đã có 74 phiên giao dịch với khối lượng giao dịch khớp lệnh bình quân khoảng 91000 cổ phiếu mỗi phiên, giá trị giao dịch bình quân mỗi phiên chưa đến 2 tỷ đồng. Trong khi đó, vào năm 2001, mặc dù mới có 10 cổ phiếu niêm yết nhưng khối lượng giao dịch bình quân đạt gần 118000 cổ phiếu mỗi phiên, giá trị giao dịch đạt bình quân trên 6 tỷ đồng. Năm 2002, các con số tương ứng là 20 loại cổ phiếu, 126000 cổ phiếu giao dịch mỗi phiên và giá trị giao dịch mỗi phiên đạt 3 tỷ đồng. Như vậy, so với năm 2001 và 2002, năm 2003 có quy mô giao dịch giảm đáng kể. Vào thời điểm đó, trong số 21 cổ phiếu niêm yết, chỉ có một số loại có khối lượng giao dịch hàng ngày được coi là khá như REE, SAM, GMD hay BBC tuy nhiên mức độ giao dịch vẫn rất thấp. Nhiều cổ phiếu khác chỉ giao dịch với mức độ cầm chừng. Quy mô giao dịch thấp dẫn đến những biểu hiện làm giá, một biểu hiện không lành mạnh dẫn đến không cân bằng trong thông tin và giao dịch.
Thực tế, hoạt động làm giá đã diễn ra và được thực hiện bằng cách đặt lệnh mua bán liên tục một vài loại cổ phiếu hay đặt mua, bán với số lượng rất nhỏ (1 đến 2 lô) nhưng với mức giá sàn hoặc trần gần thời điểm khớp lệnh… Cả hai cách trên đều nhằm tác động đến giá đóng cửa của cổ phiếu khiến cho giá cổ phiếu tăng giảm rất mạnh vào phiên cuối, kéo theo sự biến động tương tự của VN-Index. Quan sát biểu đồ chỉ số VN-Index có thể thấy rõ sự biến động bất thường của chỉ số này. Cụ thể, trong 3 phiên từ ngày 28/3/2003 đến 1/4/2003, VN-Index giảm trên 10 điểm (từ 150,53 xuống còn 139,64) nhưng ngay sau đó lại tăng lại với mức độ gằn bằng lúc suy giảm (150,22 điểm) vào ngày 4/4/2003. Hiện tượng một số loại cổ phiếu tăng đến giá trần hoặc giảm xuống giá sàn so với giá đóng cửa của ngày giao dịch trước đó mà khối lượng giao dịch chỉ tử 1 đến 2 lô cũng không khó nhận ra.
Những biểu hiện trên đây của thị trường chứng khoán Việt Nam vừa là dấu hiệu, vừa là kết quả của hiện tượng thông tin không cân xứng trên thị trường. Nguyên nhân của hiện tượng trên một phần xuất phát từ thực tế trầm lắng của thị trường nên quy mô giao dịch quá nhỏ, một phần khác do sự quản lý, giám sát thiếu chặt chẽ các công ty niêm yết, chế tài xử phạt chưa nghiêm đối với những vi phạm nguyên tắc và quy định của thị trường.
Những dấu hiệu giao dịch nội gián – Một biểu hiện của rủi ro đạo đức.
Đối tượng quan trọng nhất của các công ty niêm yết luôn là những người có quyển lợi và trách nhiệm đối với công ty. Những người này bao gồm: cổ đông sáng lập,cổ đông kiểm soát, những người có liên quan trực tiếp về hiệu quả kinh doanh của công ty như kế toán trưởng, hoặc những người có quan hệ huyết thống, thân thiện với những đối tượng trên. Do những người này luôn có thể biết trước những thông tin liên quan đến cổ phiếu niêm yết mà công chúng không thể biết hoặc không thể biết sớm được nên họ là những người rất quan trọng đối với các cổ đông. Bên cạnh đó, một số đối tượng là nhân sự của các cơ quan quản lý thị trường cũng có khả năng tiếp cận và xử lý thông tin từ doanh nghiệp trước khi công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng. Những thông tin dạng này được gọi là thông tin nội gián (nội bộ). Giao dịch liên quan đến việc sử dụng thông tin này gọi là giao dịch nội gián.
Giao dịch nội gián là hậu quả của thông tin không cân xứng. Nói cách khác, đó chính là rủi ro đạo đức mà các cổ đông của công ty niêm yết phải gánh chịu hậu qủa. Trên thị trường chứng khoán Việt Nam, đã có nhiều dấu hiệu của hiện tượng này.
Có nhiều dấu hiệu cho thấy xuất hiện giao dịch nội gián cổ phiếu REE. Một tuần trước khi Trung tâm Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh đăng thông tin về báo cáo tình hình hoạt động năm 2002 của REE, khối lượng giao dịch cổ phiếu REE có chiểu hướng giảm và các lô chào bán lớn đều rơi vào các mức giá thấp hơn giá tham chiếu. Sau đó, báo cáo tài chính năm 2002 của REE trở thành một trong những vụ gây nhiều thắc mắc nhất trong hơn ba năm hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam. Điều đáng nói là sau khi REE gây ra thát vọng trong đại họi cổ đông thường niên và công bố lợi nhuận I năm 2003 chỉ bằng 1/3 so với cùng kỳ năm 2002, thì khối lượng chào bán cổ phiếu REE không tăng nhiều như dự đoán.
Ngoài ra, trong năm 2002 báo cáo tài chính hàng quý của REE đã công bố số doanh thu và lợi nhuận trước thuế như sau (với số làm tròn, đơn vị : Tỷ VNĐ. Nguồn: www.fsc.com.vn):
Doanh thu
Lợi nhuận trước thuế
Quý I
75
11,6
Quý II
115,5
16,6
Quý III
109,7
12,9
Như vậy, tổng ba quý công ty đạt 300,2 tỷ đồng doanh thu, tăng 33% và lợi nhuận trước thuế 41,1 tỷ đồng, tăng 11.5%. so với kế hoạch cả năm 2002, doanh thu đạt 93%, lợi nhuận trước thuế đạt 84,3%. Tuy nhiên, trong báo cáo tài chính quý IV, REE áo lỗ 4,6 tỷ đồng với nguyên nhân thua lỗ trong mảng thầu cơ điện lạnh (ME) (trong khi kế hoạch dự tính sẽ lãi 20 tỷ đồng). Rõ ràng sự chênh lệch lớn như vậy là điều không bình thường. Nó hàm chứa hai điều nghi ngờ: hoặc là những báo cáo tài chính ba quý đầu của REE có dụng ý đẩy giá cổ phiếu giả tạo nhằm tạo điều kiện có lợi cho công ty, hoặc là khoản lỗ trong mảng thầu ME là để che giấu những hoạt động tài chính không lành mạnh. Dù như thế nào thì các cổ đông REE cũng hoàn toàn có quyền nghi ngờ về việc họ đang gánh chịu rủi ro đạo đức do lãnh đạo công ty REE gây ra. Điều đáng nói thêm là trước khi REE gửi báo cáo quý IV cho cơ quan quản lý, cổ phần REE liên tục xuống giá. Do vậy, những dấu hiệu mua bán nội gián cổ phiếu REE là có cơ sở.
Hiện tượng tương tự cũng xảy ra đối với cổ phiếu SAV. Khối lượng giao dịch SAV tăng đột biến (gấp 5-10 lần lượng giao dịch trung bình) trong những phiên giao dịch một tuần trước khi SAV công bố kết quả kinh doanh quý I năm 2003. Điều đáng nói là lượng cung SAV cũng tăng xấp xỉ với lượng đặt mua trong thời điểm này.
Quan sát biểu đồ chứng khoán các công ty niêm yết ta có thể nhận thấy có không ít chứng khoán đượcgiao dịch với số lượng tăng đột biến. Hiện tượng này cho thấy dấu hiệu đầu cơ hoặc giao dịch nội gián. Quan sát kỹ hơn, kết hợp với thu thập thông tin thị trường có thể nhận ra dấu hiệu giao dịch nội gián trong một số giao dịch đó bởi sự gia tăng số lượng giao dịch đó thường được theo sau bởi những thông tin quan trọng liên quan đến cổ phiếu đó. Tuy nhiên cũng chưa có căn cứ chính xác để khẳng định chắc chắn các giao dịch trên là nội gián một phần vì tính chất biểu hiện chưa rõ, một phần vì giá cổ phiếu còn chịu sự chi phối của quá nhiều yếu tố khác.
Về phương diện pháp luật, khung pháp lý hiện nay của thị trường chứng khoán Việt Nam chưa ngăn chặn hiệu quả việc giao dịch bằng thông tin nội gián. Theo quy chế công bố thông tin hiện hành, nhiều công ty niêm yết vẫn cho rằng có thể công bố thông tin cho giới báo chí những gì đã được Trung tâm Giao dịch công bố. Thực tế là thời gian xử lý thông tin tại Trung tâm Giao dịch từ khi nhận được thông tin của doanh nghiệp đến khi được đưa lên website hoặc Bản tin thị trường chứng khoán thường mất 2-3 ngày. Khoảng thời gian đó đủ để những thông tin chính thức trở thành thông tin nội gián cho một số cá nhân kiếm lời.
Tóm lại, trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay còn tồn tại nhiều hạn chế về mặt pháp lý và giám sát kiểm tra thị trường dẫn đến nhiều biểu hiện của rủi ro đạo đức. Những người chịu hậu quả trước tiên của thực trạng này không ai khác chính là các nhà đầu tư. Vấn đề trước mắt và lâu dài để ổn định sự hoạt động và phát triển của thị trường là cần phải hoàn thiện các quy định liên quan đến việc quản lý, giám sát các hoạt động của công ty niêm yết và các tổ chức, cá nhân có liên quan. Có như vậy, nhà đầu tư mới yên tâm hoạt động trên thị trường.
Những tác động của vấn đề thông tin không cân xứng, lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức đến hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam
Qua phân tích trên đây cùng với tình hình diễn biến thực tế trên thị trường chứng khoán Việt Nam, ta có thể nhận thấy ảnh hưởng của thông tin không cân xứng, lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức đến hoạt động của thị trường. Thông tin không cân xứng là trọng tâm của vấn đề bởi đó chính là nguyên nhân xảy ra lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức. Sự xuất hiện của thông tin không cân xứng khiến nhà đầu tư do dự trong việc lựa chọn chứng khoán. Trong khi đó, rủi ro đạo đức đòi hỏi nhà đầu tư phải thường xuyên nắm bắt được hoạt động của công ty niêm yết. Những yếu tố đó đang ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam, thể hiện cụ thể ở một số phương diện sau:
Lựa chọn chứng khoán và khối lượng giao dịch
Do thiếu thông tin để xác định giá cả chứng khoán nhằm phân biệt chứng khoán tốt và chứng khoán xấu nên nhà đầu tư gặp nhiều khó khăn trong việc lựa chọn chứng khoán. Thực tế cho thấy, hiện tại trên Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh có hơn 15000 tài khoản của nhà đầu tư nhưng thực tế chỉ có từ 1500 đến 3000 tài khoản thường xuyên giao dịch. Ngoài ra, trong thời gian đầu khi thị trường chứng khoán còn khan hiếm hàng hoá, giá tất cả các chứng khoán đều tăng không ngừng nên việc lựa chọn chứng khoán trở nên không quá quan trọng. Tuy nhiên, khi số lượng chứng khoán niêm yết tăng lên thì vấn đề này đã được các nhà đầu tư quan tâm hơn rất nhiều. Do đó, giá cả chứng khoán không còn tăng đều đặn như trước, đồng thời lượng giao dịch chứng khoán cũng trở nên thất thường. Trong khoảng thời gian quý I và đầu quý II năm 2003, theo thống kê của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, có tới hơn 90% số tài khoản hiện có giao dịch cầm chừng, có tính chất thăm dò. Trong số 21 loại cổ phiếu niêm yết, có nhiều loại giao dịch rất ít, thậm chí không giao dịch trong nhiều phiên mặc dù cung chứng khoán vẫn duy trì đều đặn. Nhiều nhà đầu tư không đánh giá được chất lượng các loại chứng khoán nên giao dịch thường bị chi phối nhiều bởi yếu tố tâm lý và tập trung vào một số loại cổ phiếu có giá cả ổn định.
Biến động giá cả không bình thường
Thông tin không cân xứng có thể xuất hiện với nhiều đặc điểm khác nhau nhưng cuối cùng đều biểu hiện trong giao dịch thông qua quy mô và giá cả. Như đã trình bày trên đây, sự thiếu thông tin khiến các nhà đầu tư do dự và làm giảm khối lượng giao dịch. Trong khi đó, sự không bình đẳng về thông tin trong đó một nhóm người có thông tin tốt hơn những nhà đầu tư khác sẽ thực hiện những giao dịch bất thường khiến giá cả biến động phức tạp, không tuân theo quy luật khách quan và không phản ánh chính xác tình hình hoạt động kinh doanh của công ty niêm yết.
Chương III
Đề xuất phương hướng giải quyết vấn đề thông tin không cân xứng, lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Qua những nội dung đã trình bày trên đây có thể thấy rằng khi người mua và người bán cùng biết nhiều về chất lượng của hàng hoá thì họ sẽ chấp nhận mức giá hợp lý đích thực, thị trường sẽ có nhiều vụ giao dịch và thực hiện tốt chức năng lưu thông hàng hoá. Tương tự, nếu những người mua bán chứng khoán có thể phân biệt được những công ty tốt và những công ty tồi, họ sẽ trả giá đầy đủ giá trị của những chứng khoán do các công ty tốt phát hành. Kết quả là những chứng khoán tốt sẽ được giao dịch nhiều hơn. Thị trường chứng khoán khi đó có khả năng chuyển vốn tới các công ty hoạt động tốt với những cơ hội đầu tư sinh lời cao nhất. Vì vậy, nếu không còn thông tin không cân xứng thì sẽ lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức cũng mất theo. Trên cơ sở đó kết hợp với thực tế hoạt động trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã được trình bày trong chương II, tôi xin đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế tình trạng thông tin không cân xứng, lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
1. Khuyến khích thành lập các công ty sản xuất và bán thông tin
Giải pháp cho vấn đề lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức trong các thị trường tài chính là đưa ra thông tin có tác dụng loại bỏ thông tin không cân xứng và cho phép những người cung cấp vốn có thông tin đầy đủ về những cá nhân hay những công ty cần tài trợ cho các hoạt động đầu tư. Một cách để thu thập thông tin này là có các công ty chuyên thu thập và đưa ra thông tin giúp phân biệt các công ty tốt với các công ty hoạt động kém.
Đương nhiên, để các công ty như thế được thành lập và hoạt động một cách có tổ chức và hiệu quả thì pháp luật phải đi trước một bước. Vì vậy, các cơ quan quản lý cần nghiên cứu, thử nghiệm và triển khai các văn bản pháp luật liên quan đến sự thành lập, tổ chức và hoạt động của các công ty cung cấp thông tin chuyên nghiệp. Việc làm này không chỉ có ý nghĩa trong việc hạn chế tác động tiêu cực của thông tin không cân xứng, lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức mà còn giúp tăng cường tính chuyên nghiệp và hiệu quả cho thị trường chứng khoán nói riêng và thị trường tài chính nói chung.
Tuy nhiên cũng cần nhận thấy rằng việc cung cấp thông tin theo cách này chưa giải quyết một cách triệt để vấn đề lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức trên thị trường chứng khoán do sự tồn tại của hiện tượng “người đi xe không tốn tiền”. Đó là vấn đề xảy ra khi những người không chi tiền mua thông tin vẫn có thể hưởng lợi từ thông tin mà người khác đã mua bằng cách đầu tư theo. Vì vậy đây là biện pháp có tính lâu dài, làm nền tảng lý luận và thực tiễn để tăng cường hiệu quả cho các biện pháp áp dụng song song dưới đây.
2. Tăng cường sự điều hành của chính phủ để làm tăng thông tin trên thị trường chứng khoán.
Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường tính công bằng về thông tin trên thị trường chứng khoán. Trong giai đoạn đầu, Chính phủ có thể tác động bằng các biện pháp mang tính hành chính như thanh tra, giám sát việc công bố thông tin chặt chẽ, lập ra các bộ phận thu thập, phân tích sơ bộ và công bố thông tin cho giới đầu tư… Tuy nhiên, sự can thiệp của Chính phủ cần theo xu hướng tăng dần các biện pháp có tính chất khuyến khích các công ty công bố thông tin chính xác và kịp thời và giảm dần các biện pháp hành chính không cần thiết.
Một điều không thể thiếu đối với thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay là Uỷ ban Chứng khoán Nhà Nước cùng các cơ quan liên quan cần ban hành những quy định chi tiết và đầy đủ hơn về việc công bố thông tin của các công ty niêm yết để đảm bảo tính chính xác và đầy đủ, kịp thời và thống nhất. Song song với điều đó là các biện pháp chế tài đảm bảo việc thực thi nghiêm chỉnh các quy định trên. Cụ thể, cần phải có một ban giám sát tài chính có trình độ chuyên môn cao và hoạt động độc lập để kiểm tra tình hình hoạt động và các báo cáo tài chính của các công ty niêm yết dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế từ đó phát hiện những điểm bất bình thường ở các công ty niêm yết để khuyến cáo và cảnh báo cho nhà đầu tư. Có như vậy lòng tin của nhà đầu tư, một yếu tố rất quan trọng trên thị trường chứng khoán, mới được khôi phục và duy trì.
3. Khuyến khích thành lập các trung gian tài chính, đặc biệt là các quỹ đầu tư chứng khoán.
Đầu tư chứng khoán là một hoạt động đòi hỏi sự phân tích chính xác, kịp thời và chuyên nghiệp. Tuy nhiên một thực tế đang diễn ra trên thị trường chứng khoán Việt Nam là các nhà đầu tư còn rất hạn chế về khả năng thu thập và xử lý thông tin. Điều này xuất phát từ hai nguyên nhân:
Thứ nhất, nhà đầu tư tham gia thị trường phần lớn là có quy mô nhỏ nên việc tìm kiếm thông tin bị giới hạn. Thông tin thiếu cập nhật, thiếu chính xác và thiếu tính toàn diện. Thực ra, họ có thể giành được thông tin tốt hơn nhưng chi phí để đạt được điều đó thường không nhỏ so với quy mô vốn còn hạn hẹp. Kết quả là lợi nhuận thu về sẽ không xứng đáng với chi phí tìm kiếm thông tin.
Nguyên nhân thứ hai là tính chuyên nghiệp của nhà đầu tư chưa cao khiến cho việc xử lý thông tin còn nhiều hạn chế. Đối với nhà đầu tư nhỏ phân tích tốt hơn thông tin là cả một vấn đề.
Hai thực tế này cũng giải thích vì sao hình thức đầu tư giá trị hầu như chưa xuất hiện trên thị trường chứng khoán Việt Nam đồng thời đó cũng là nhân tố tăng thêm sự không cân xứng về thông tin trên thị trường.
Một cách đơn giản và hiệu quả để giải quyết hạn chế trên là đầu tư qua các trung gian tài chính như các quỹ đầu tư, các quỹ tương trợ, quỹ đầu tư chứng khoán… Các trung gian tài chính này hoạt động trên cơ sở huy động vốn bằng cách nhận tiền gửi hoặc phát hành chứng khoán rồi dùng tiền thu được đầu tư vào các lĩnh vực khác, trong đó có thị trường chứng khoán. Do được chuyên môn hoá và hoạt động có tổ chức nên họ có nhiều ưu thế trong việc khai thác thông tin. Với trình độ chuyên môn cao, quan hệ rộng và khả năng tài chính mạnh, các trung gian tài chính luôn là những người có được thông tin một cách nhanh chóng, chính xác và đầy đủ. Kết hợp với trình độ phân tích tài chính chuyên nghiệp, việc phân tích, tổng hợp số liệu và lựa chọn phương án đầu tư của các tổ chức này có chất lượng rất cao. Chính nhờ những lợi thế đó mà các tổ chức này luôn là những người hạn chế tốt hơn vấn đề thông tin không cân xứng và do đó giảm được đáng kể lựa chọn đối nghịch, và rủi ro đạo đức trong hoạt động đầu tư tài chính nói chung và đầu tư chứng khoán nói riêng. Do vậy, các nhà đầu tư nhỏ có thể đầu tư thông qua các tổ chức này (bằng cách cho vay, mua chứng chỉ quỹ đầu tư, thuê quản lý quỹ…) để tận dụng lợi thế về thông tin.
Vì thế, trong điều kiện hiện nay các cơ quan quản lý cần khuyến khích việc thành lập các quỹ đầu tư chứng khoán. Điều này đặc biệt phù hợp với điều kiện của Việt Nam hiện nay vì số lượng nhà đầu tư nhỏ than gia thị trường chứng khoán chiếm tỷ lệ lớn. Các quỹ đầu tư, với vai trò là nhà đầu tư có tổ chức sẽ thu hút rất tốt những nguồn vốn nhỏ tham gia thị trường thông qua quỹ. Thị trường khi đó sẽ hoạt động chuyên nghiệp hơn, quy mô hơn và công bằng hơn. Đồng thời chính quy luật cạnh tranh của thị trường khi đó sẽ thúc đẩy các công ty niêm yết hoạt động hiệu quả hơn và có trách nhiệm hơn trong việc cung cấp thông tin cho nhà đầu tư. Như vậy, vấn đề thông tin không cân xứng sẽ được giải quyết phần nào và nhờ đó, rủi ro đạo đức và lựa chọn đối nghịch cũng dần giảm theo.
Kết luận
Thông tin không cân xứng, lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức là những vấn đề rất phức tạp, nhậy cảm và có vai trò quan trọng trong các giao dịch kinh tế, đặc biệt là các giao dịch tài chính. Chính vì lý do đó, đề tài đã hướng vào việc nghiên cứu những biểu hiện của những vấn đề đó trên thị trường chứng khoán Việt Nam với mục đích phát hiện và hạn chế thực trạng thông tin không cân xứng trên thị trường, và theo đó, lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức cũng giảm dần.
Chương I của luận văn đề cập đến những lý luận chung về thị trường chứng khoán và thông tin không cân xứng. Dựa trên những nghiên cứu về học thuyết thông tin không cân xứng, lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức của một số nhà kinh tế học trên thế giới, tôi đã trình bày những lý luận cơ bản về học thuyết, trong đó quan trọng nhất là cách đạt đến cân bằng thị trường và tác động của những vấn đề trên đến hoạt động của thị trường tài chính. Trong điều kiện thông tin không cân xứng, thị trường sẽ xuất hiện một trong hai kiểu cân bằng: cân bằng chung và cân bằng riêng. Cân bằng chung đạt được khi bên cung cấp vốn hoặc dịch vụ tài chính không thể phân loại khách hàng và do đó chào bán các hợp đồng tài chính ở một mức giá trung bình như nhau cho mọi đối tượng. Thị trường đạt được cân bằng tại nhiều điểm trên một đường cung. Ngược lại, cân bằng riêng xảy ra khi người bán có thể phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro thì các hợp đồng sẽ được chào bán ở nhiều mức giá khác nhau tương ứng với từng mức độ rủi ro của khách hàng.
Thị trường chứng khoán là nơi các giao dịch tài chính có mức độ nhậy cảm với thông tin rất cao. Qua việc khảo sát thực tế hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam từ khi hoạt động đến nay, tôi nhận thấy việc công bố thông tin trên thị trường còn nhiều bất cập. Những hạn chế đó bắt nguồn từ cả yếu tố khách quan và chủ quan. Từ phương diện chủ quan, công tác tổ chức và giám sát thị trường chưa tốt đồng thời cơ chế luật pháp còn nhiều hạn chế dẫn đến việc cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư không được đầy đủ, kịp thời, và thiếu thống nhất trong cách thức công bố. Từ góc độ khách quan, thị trường chứng khoán Việt Nam hình thành mới hơn ba năm hoạt động. Trong bối cảnh nền kinh tế chưa thực sự phát triển. Mặt khác, cổ phiếu, trái phiếu công ty chưa phải là một công cụ huy động vốn quan trọng của các công ty. Vì lẽ đó, công tác thông tin trên thị trường chứng khoán chưa thực sự được các công ty coi trọng. Những hạn chế đó đã dẫn đến chất lượng thông tin trên thị trường còn thấp và kết quả là đã có nhiều biểu hiện của lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức trên thị trường.
Giải quyết vấn đề thông tin không cân xứng, lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức là một trong những nội dung không thể thiếu trên đường phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam. Trên cơ sở những nội dung đã trình bày trong chương I và chương II, một số đề xuất cho việc cải thiện thực trạng thông tin trên thị trường đã được đưa ra và đề cập trong chương III. Hướng vào việc cân bằng hoá thông tin giữa các nhà đầu tư trên thị trường, luận văn đưa ra ba giải pháp chính: khuyến khích việc thành lập các công ty sản xuất và bán thông tin; tăng cường sự điều hành của chính phủ; và tạo điều kiện thuận lợi cho các trung gian tài chính, đặc biệt là các quỹ đầu tư chứng khoán, tham gia vào thị trường chứng khoán. Đương nhiên, để giải quyết tốt vấn đề thông tin không cân xứng, nhiều biện pháp nhỏ khác cần phải được áp dụng đồng thời.
Mặc dù đã cố gắng nhiều trong việc tham khảo tài liệu, tìm kiếm thông tin và sự giúp đỡ của các thầy cô, bạn bè nhưng luận văn vẫn còn những vấn đề chưa giải quyết xong. Một trong những hạn chế đó là việc vận dụng các mô hình toán kinh tế để tách riêng tác động của thông tin không cân xứng tới hoạt động của thị trường, trên cả phương diện lý thuyết và thực tế. Dẫu sao, tôi hy vọng luận văn sẽ đóng góp phần nào cho việc hoàn thiện công tác thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam và sẽ là một tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này.
Phụ lục 1
Biểu đồ chỉ số cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ thời điểm niêm yết đến ngày1/12/2003
(Nguồn:
Phụ lục II
Các hệ số tài chính của các công ty niêm yết trên Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh 9 tháng đầu năm 2002(Nguồn: Công ty Chứng khoán Đệ Nhất)
Chỉ tiêu
REE
SAM
HAP
TMS
LAF
SGH
CAN
I. Hệ số khả năng thanh toán
1. Khả năng thanh toán hiện thời
2.16
3.47
3.91
0.91
1.32
4.15
3.00
2. Khả năng thanh toán nhanh
1.14
2.41
3.44
0.91
0.34
4.10
1.86
II. Hệ số cán cân nợ
1. Tỷ số nợ
33.58%
21.69%
18.93%
60.85%
71.17%
9.84%
37.83%
2. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu
50.56%
27.70%
23.35%
155.43%
246.86%
10.92%
60.84%
3. Nợ quá hạn/tổng dư nợ ngắn hạn
-
-
-
-
-
-
-
III. Hệ số hoạt động
1. Vòng quay tài sản vốn
0.70
0.82
0.97
0.61
1.71
0.38
0.99
2. Vòng quay TSCĐ
5.79
1.98
3.57
0.92
18.85
0.61
3.07
3. Vòng quay TSLĐ
1.58
1.41
1.34
1.80
1.89
1.00
1.45
4. Vòng quay hàng tồn kho
3.35
4.62
11.02
-
2.55
-
3.83
5. Kỳ thu tiền bình quân
74
114
127
78
26
82
105
6. Kỳ trả tiền bình quân
93
71
60
212
14
113
33
7. Cán cân tín dụng thương mại
0.79
1.60
2.11
0.37
1.91
0.72
3.23
IV. Hệ số doanh lợi
1. Tỷ lệ góp vốn
20.95%
33.37%
14.66%
22.59%
9.24%
42.24%
21.72%
2. Tỷ lệ lợi nhuận
12.10%
22.78%
9.18%
15.51%
5.82%
17.92%
9.19%
3. Doanh lợi tiêu thụ
13.71%
24.03%
9.18%
10.70%
3.23%
18.83%
8.32%
4. Doanh lợi tài sản
9.56%
19.81%
8.94%
6.52%
5.54%
7.13%
8.20%
5. Doanh lợi vốn chủ sở hữu
14.39%
25.30%
11.02%
16.65%
19.22%
7.91%
13.20%
6. Doanh lợi vốn Cp
17.68%
37.82%
31.53%
28.80%
34.40%
9.59%
18.19%
V. Hệ số cổ phần
1. Thu nhập mỗi cổ phần
1,768
3,782
3,153
2,880
3,440
959
1,819
2. Thư giá mỗi cổ phần (VNĐ/Cp)
12,285
14,950
28,604
17,301
17,895
12,117
13,780
3. Doanh thu mỗi cổ phần (VNĐ/Cp)
12,897
15,743
34,355
26,912
106,426
5,092
21,859
4. Tiền mặt mỗi cổ phần (VNĐ/Cp)
644
663
5,756
6,051
1,498
814
362
5. Ngân quỹ ròng mỗi cổ phần(VNĐ/CP)
1,664
4,951
3,207
4,162
3,387
1,366
2,731
VI. Hệ số đo lường rủi ro nội tại
1. Độ nghiêng cán cân định phí
1.73
1.46
1.60
1.46
1.59
1.74
2.36
2. Độ nghiêng cán cân nợ
1.00
1.01
1.18
1.13
1.72
1.00
1.08
3. Độ nghiêng cán cân tổn hợp
1.73
1.48
1.88
1.64
2.73
1.74
2.55
Chỉ tiêu
DPC
BBC
TRI
GIL
BTC
BPC
BT6
I. Hệ số khả năng thanh toán
1. Khả năng thanh toán hiện thời
2.87
1.19
1.66
1.19
1.33
17.48
1.50
2. Khả năng thanh toán nhanh
1.95
0.42
1.28
0.93
0.52
14.05
0.80
II. Hệ số cán cân nợ
1. Tỷ số nợ
33.87%
51.03%
45.83%
62.47%
68.19%
6.74%
61.12%
2. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu
51.21%
104.21%
84.60%
166.45%
214.34%
7.23%
157.21%
3. Nợ quá hạn/tổng dư nợ ngắn hạn
-
-
-
-
-
-
-
III. Hệ số hoạt động
1. Vòng quay tài sản
1.56
0.86
1.37
1.88
0.90
0.93
0.52
2. Vòng quay TSCĐ
7.43
1.97
3.71
7.15
8.34
3.46
1.85
3. Vòng quay TSLĐ
1.97
1.54
2.18
2.55
1.01
1.27
0.72
4. Vòng quay hàng tồn kho
6.13
2.37
9.68
11.90
1.65
6.49
1.54
5. Kỳ thu tiền bình quân
70
39
90
58
67
117
181
6. Kỳ trả nợ bình quân
19
65
62.98
72
79
15
157
7. Cán cân tín dụng thương mại
3.62
0.60
1.42
0.81
0.85
7.62
1.15
IV. Hệ số doanh lợi
1. Tỷ lệ góp vốn
10.32%
24.61%
33.00%
12.66%
11.72%
21.06%
19.60%
2. Tỷ lệ lợi nhuận
5.41%
4.48%
4.30%
6.79%
2.49%
15.95%
14.16%
3. Doanh lợi tiêu thụ
4.77%
2.79%
3.85%
6.89%
2.45%
17.63%
11.40%
4. Doanh lợi tài sản
7.43%
2.41%
5.28%
12.95%
2.20%
16.40%
5.92%
5. Doanh lợi vốn chủ sở hữu
11.24%
4.92%
9.75%
34.49%
6.91%
17.58%
15.22%
6. Doanh lợi vốn cổ phần
13.40%
7.85%
13.13%
67.16%
8.56%
23.89%
20.64%
V. Hệ số cổ phần
1. Thu nhập mỗi cổ phần(VNĐ/CP)
1,340
785
1,313
6,716
856
2,389
2,064
2. Thư giá mỗi cổ phần (VNĐ/CP)
11,927
15,966
13,461
19,472
12,394
13,586
13,564
3. Doanh thu mỗi cổ phần (VNĐ/CP)
28,116
28,160
34,096
97,503
35,007
13,551
18,108
4. Tiền mặt mỗi CP (VNĐ/CP)
2,225
1,407
479
8,648
552
438
414
5. Ngân quỹ ròng mỗi CP (VNĐ/CP)
2,716
1,632
2,301
7,416
1,498
3,993
3,202
VI. Hệ số đo lường rủi ro nội tại
1. Độ nghiêng cấn cân định phí
1.91
5.50
7.68
1.86
4.71
1.32
1.38
2. Độ nghiêng cán cân nợ
1.17
1.79
1.11
1.08
1.00
1.00
1.22
3. Độ nghiêng cán cân tổng hợp
2.24
9.86
8.54
2.02
4.71
1.32
1.69
Chỉ tiêu
GMD
AGF
SAV
TS4
KHA
MAR
I. Hệ số khả năng thanh toán
1. Khả năng thanh toán hiện thời
1.94
1.58
1.34
1.89
1.02
1.74
2. Khả năng thanh toán nhanh
1.94
1.11
0.68
1.63
0.66
1.20
II. Hệ số cán cân nợ
1. Tỷ số nợ
39.83%
57.09%
54.57%
42.92%
62.46%
44.10%
2. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu
66.20%
137.84%
120.13%
75.20%
166.41%
78.88%
3. Nợ quá hạn /tổng dư nợ ngắn hạn
-
-
-
-
-
-
III. Hệ số hoạt động
1. Vòng quay tài sản
0.63
2.37
0.81
1.64
1.61
0.97
2. Vòng quay TSCĐ
2.56
9.42
3.00
8.09
2.98
2.74
3. Vòng quay TSLĐ
0.84
3.16
1.10
2.05
3.51
1.49
4. Vòng quay hàng tồn kho
-
10.69
2.24
15.19
9.94
4.82
5. Kỳ thu tiền bình quân
122
55
68
110
36
81
6. Kỳ trả nợ bình quân
225
19
117
61
75
83
7. Cán cân tín dụng thương mại
0.54
2.85
0.58
1.80
0.48
0.97
IV. Hệ số doanh lợi
1. Tỷ lệ lợi nhuận gộp
30.28%
14.41%
13.67%
16.07%
11.19%
20.27%
2. Tỷ lệ lợi nhuận thuần
26.82%
4.58%
2.64%
6.96%
4.92%
11.07%
3. Doanh lợi tiêu thụ
23.81%
4.76%
4.17%
7.35%
4.45%
10.46%
4. Doanh lợi tài sản
15.04%
11.27%
3.36%
12.03%
7.18%
10.11%
5. Doanh lợi vốn chủ sở hữu
25.00%
27.21%
7.40%
21.08%
19.12%
18.09%
6. Doanh lợi vốn cổ phần
51.82%
40.98%
9.65%
26.19%
25.86%
27.61%
V. Hệ số cổ phần
1. Thu nhập mỗi cổ phần (VNĐ/Cp)
5,182
4,098
965
2,619
2,586
2,761
2. Thư giá môic cổ phần (VNĐ/CP)
20,730
15,058
13,039
12,420
13,528
15,268
3. Doanh thu mỗi cổ phần (VNĐ/CP)
21,760
86,058
23,160
35,647
58,098
26,397
4. Tiền mặt mỗi cổ phần (VNĐ/CP)
13,919
903
4,084
307
2,179
3,357
5. Ngân quỹ ròng mỗi cổ phần (VNĐ/CP)
6,548
3,757
1,354
3,057
4,131
3,468
VI. Hệ số đo lường rủi ro nội tại
1. Độ nghiêng cán cân định phí
1.13
3.15
5.18
2.31
2.28
1.83
2. Độ nghiêng cán cân nợ
1.00
1.24
1.42
1.00
1.16
1.08
3. Độ nghiêng cán cân tổng hợp
1.13
3.91
7.38
2.31
2.63
1.97
Phụ lục III
Xếp hạng tài chính các công ty niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.(Nguồn: Công ty Chứng khoán Đệ Nhất)
STT
Mã NY
Ngành
2000
2001
Loại
Tổng TS
Vốn CSH
Điểm
Loại
Tổng TS
Vốn CSH
Điểm
1
REE
CN
271,47
183,69
147
A
343,18
256,91
150
A
2
SAM
CN
164,70
154,50
153
A
183,13
149,80
156
AA
3
HAP
CN
29,72
20,62
163
AA
39,72
24,50
162
AA
4
TMS
DV
80,98
30,80
123
BB
66,41
34,37
146
A
5
LAF
CN
60,13
32,51
142
A
97,48
31,94
90
B
6
SGH
DV
24,97
21,54
146
A
22,81
21,34
141
A
7
CAN
CN
59,14
33,76
143
A
66,36
39,27
153
A
8
DPC
CN
37,20
16,14
73
CC
28,18
18,70
129
BB
9
BBC
CN
107,17
32,98
108
BB
162,87
82,57
99
B
10
TRI
CN
73,79
37,85
149
A
86,93
54,62
157
AA
11
GIL
CN
45,19
20,45
146
A
59,63
31,94
165
AA
12
BTC
CN
25,11
11,57
111
BB
43,93
15,59
100
B
13
BPC
CN
48,69
45,27
162
AA
52,74
48,96
148
A
14
BT6
XD
153,69
78,38
131
A
176,12
71,33
130
BB
15
GMD
DV
378,08
218,64
166
AA
429,65
261,15
160
AA
16
AGF
CN
126,22
53,06
141
A
127,14
52,36
151
A
17
SAV
CN
97,37
48,22
142
A
114,08
49,84
125
BB
18
TS4
CN
50,43
27,01
117
BB
24,81
16,84
147
A
19
KHA
CN
49,61
20,76
125
BB
60,23
21,70
127
BB
20
HAS
XD
72,69
11,59
100
B
85,85
15,59
100
B
Danh mục tài liệu tham khảo
Tài liệu trong nước
1. Báo “Đầu tư chứng khoán” từ số 1 đến số 300.
2. Báo “Chứng khoán Việt Nam” số 2,6,7,8,9 năm 2003.
3. Giáo trình “Thị trường chứng khoán” trường đại học Ngoại Thương Hà nội, NXB giáo dục 1998, tác giả PGS. TS. Đinh Xuân Trình.
Tài liệu nước ngoài
Akerlof, George, 1970, “The Market for ‘Lemons’: Quality Uncertainty and the Market Mechanism,”
2. Caplin, Andrew, and John Leahy, 1999, “Durable Goods Cycles,” Nghiên cứu của NBER Số 6987. 29
3. Eberly, Janice, 1994, “Adjustment of Consumers’ Durables Stocks: Evidence from Automobile Purchases,”.
4. Hendel, Igal, and Alessandro Lizzeri, 1999, “Adverse Selection in Durable Goods Markets,” American Economic Review.
5. Leahy, John, and Joseph Zeira, 1999, “The Timing of Purchases and Aggregate Fluctuations,” Đại học Boston.
6. Stiglitz, Joseph, 1997, Economics, New York: W. W. Norton & Co.. Stolyarov, Dmitriy, 1999, “Stationary Equilibrium in Secondary Markets with Transaction Costs: Holding Patterns for Durable Goods,” Đại học Michigan.
7. Arnott, R., Greenwald and J.E. Stiglitz (1994), “Information and conomic Effeciency,"
8. Arnott, R. and J.E. Stiglitz (1988), Randomization with Asymmetric information,"
9. Bennardo, A. (1997), “Competitive Equilibria and Second Best llocations of Multicommodity Economies with Moral Hazard: The Case of Perfectly Veriable Trades,"
10. Bennardo, A. and P.A. Chiappori (1998), Competition, Positive Products and Market Clearing under Asymmetric Information," Đại học Chicago.
11. Bisin, A. and P. Gottardi (1998), “General Competitive Analysis with Asymmetric Information,"
12. Bisin, A. and D. Guatoli (1997), “Inefficiency of Competitive Equilibrium with Asymmetric Information and Financial Intermediaries," Đại học New York.
13. Greenwald B.C. and J.E. Stiglitz (1986), “Externalities in Economies with Imperfect Information and Incomplete Markets,".
14. Lisboa, M.B. (1997),”Moral Hazard and Non-linear Pricing in Large Economies without Aggregate Uncertainty,” Đại học Stanford.
15. Magill, M. and M. Quinzii (1998), “Equity, Options and Efficiency in the Presence of Moral Hazard,".
16. Wilson, C. (1977), “A Model of Insurance Markets with Incomplete Information," Journal of Economic Theory, Hoa Kỳ.
Các website
1. www.tvcstock.com
3. www.saigonnet.vn
4. www.vietstock.com.vn
5. Uỷ ban chứng khoán nhà nước: www.ssc.gov.vn
6. Thị trường chứng khoán trên VNN: www.stockmarket.vnn.vn
7. Hướng dẫn đầu tư chứng khoán tại Việt Nam: www.ttck.bizland.com
8. Báo đầu tư chứng khoán: www.vir.com.vn
9. Công ty chứng khoán ngân hàng đầu tư BSC: www.bsc.com.vn
10. Công ty chứng khoán Sài Gòn SSI: www.saigonsecurities.com
11. Công ty chứng khoán Đệ Nhất: www.fsc.com.vn
12. Ngân hàng thế giới tại Việt Nam: www.worldbank.org.vn
13. Bộ tài chính Việt Nam: www.mof.gov.vn
14. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam: www.techcombank.com.vn
15. Ngân hàng TMCP Đông Á: www.eab.com.vn
16. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín: www.sacombank.com
17. Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam: www.vib.com.vn
18. Ngân hàng TMCP Á Châu: www.acb.com.vn
19. Ngân hàng Công Thương Việt Nam: www.icb.com.vn
20. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam: www.vietcombank.com.vn
21. Ngân hàng TMCP Quân Đội: www.militarybank.com.vn
22. Cty CP bảo hiểm Bảo Long: www.nharong.com
23. Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam: www.baoviet.com.vn
24. Thị trường chứng khoán Mỹ
www.nyse.com
www.nasdaq.com
www.amex.com
25. Thị trường chứng khoán Nhật Bản: www.tse.or.jp
26. Thị trường chứng khoán Đức: www.deutsche-boerse.com
27. Thị trường chứng khoán Pháp: www.bourse-de-paris.fr
28. Thị trường chứng khoán London: www.londonstockexchange.com
29. Thị trường chứng khoán Singapore: www.ses.com.sg
30. Thị trường chứng khoán Úc: www.asx.com.au
31. Thị trường chứng khoán Kuala Lumpur: www.klse.com.my
32. Thị trường chứng khoán Hồng Kông: www.sehk.com.hk
33. Thị trường chứng khoán Thái Lan: www.set.or.th
34. Thị trường chứng khoán Hàn Quốc: www.kse.or.kr
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức trên thị trường chứng khoán Việt Nam.doc