Tuy Lý thuyết sóng Elliott kết hợp với dãy số Fibonacci bị một số chỉ trích phê bình, nó vẫn được rất nhiều nhà nghiên cứu và kinh doanh các sản phẩm tài chính cổ vũ và sử dụng trong việc phân tích giá. Và nó càng trở nên phổ biến vì sự chính xác đôi khi đến bất ngờ của nó. Trong hội thảo đầu tư tài chánh châu Á, ngày 26/7/2007 tại Thành Phố Hồ Chí Minh, ông Joe DiNapoli, một chuyên gia về kỹ thuật Fibonacci đã chứng minh rằng trong năm vừa rồi, có hai con sóng của VNIndex đã theo đúng các con số Fibonacci. Dĩ nhiên chúng ta có thể tìm ra thêm nhiều chứng cớ xác thực của VNIndex cho “lý thuyết sóng Elliott kết hợp với Fibonacci”. Điều đó cũng giống như nhiều dụng cụ phân tích kỹ thuật khác: khá chính xác khi chứng minh quá khứ, nhưng chính xác “vừa phải” khi dự đoán tương lai. Do đó khi xử dụng lý thuyết trên cũng như bất cứ phương pháp/dụng cụ phân tích kỹ thuật nào khác, chúng ta phải hết sức thận
56 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2957 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lý thuyết va ứng dụng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
biểu đồ có sử dụng hai công cụ phân tích quan trọng này đã cho thấy những chấn động tâm lý trong giới đầu tư mà rốt cục thì cũng có thể hiểu được là do sự biến động của giá cả.
5.2. Công cụ:
Những công cụ cơ bản nhất phục vụ cho các phương pháp phân tích kỹ thuật. Đây được đánh giá là những công cụ đơn giản, đáng tin cậy và được hầu hết các nhà phân tích sử dụng. Các công cụ tính toán ở đây bao gồm:
Pivot Point
Fibonnacy Retracement
Risk Probability Calculator
a/ Pivot Point: Dùng để tính những mức giá sàn (Support) và giá trần (Resistance) quan trọng, nói một cách đơn giản một điểm xoay (Pivot points - PP) và những mức giá trần trên giá sàn là những vùng mà chiếu hướng giá có thể thay đổi.
Pivot Point có thể tính cho các khung thời gian tháng, tuần, ngày, giờ,... Những điểm xoay đặc biệt hữu ích cho những nhà giao dịch ngắn hạn đang đi tìm kiếm lợi nhuận trong sự dịch chuyển nhỏ của giá.
*Ghi chú:
H: High – Giá cao nhất
R1,R2,R3: Mức cản trên 1, 2, 3
L: Low – Giá thấp nhất
S1,S2,S3: Mức cản dưới 1,2,3
C: Close – Giá đóng cửa PP: Giá trung tâm
Giao dịch với Pivot Point
*/ Giao dịch trong thị trường đột biến:
- PP là điểm đầu tiên trước khi vào thị trường bởi vì nó là mức sàn hoặc mức trần cơ bản. Sự dịch chuyển giá lớn nhất thường xuất hiện ở mức giá PP.
- Khi giá chạm PP thì mới có thể quyết định nên Mua hay Bán và đặt lệnh chốt lời hoặc đừng lỗ. Nói chung nếu giá ở trên PP thì khả năng thị trường đi lên và nếu giá ở dưới thì khả năng thị trường đi xuống.
- Nếu chúng ta thấy giá di chuyển lên xuống xung quanh PP và đóng cửa dưới mức PP thì nên quyết định Bán, điểm chặn lỗ sẽ nằm trên PP và mục tiêu lợi nhuận ban đầu sẽ là mức S1.
- Tuy nhiên, nếu thấy mức giá tiếp tục rớt xuống dưới S1 thay vì bạn thanh khoản lấy lợi nhuận tại S1 thì bạn có thể chuyển điểm chặn lỗ của bạn đến ngay phía trên S1 và quan sát cẩn thận. S2 sẽ là mức mong đợi thấp thấp nhất của giao dịch trong ngày và nên là mục tiêu cuối cùng của bạn.
- Áp dụng ngược lại trong thị trường đi lên, nếu giá đóng của trên PP bạn nên vào lệnh Mua đặt lệnh chặn lỗ ở dưới PP và sử dụng mức làm mục tiêu lợi nhuận của bạn.
*/ Giao dịch trong thị trường Range - bound
- Sức mạnh của mức giá sàn và giá trần tại những mức PP khác nhau được xác định bởi số lần giá, bật nhảy lên tại mức PP đó.
- Một cặp tiền tệ chạm một mức giá càng nhiều lần sau đó đảo chiều lại thì mức giá đó càng mạnh. Làm xoay chốt đơn giản có nghĩa là tiến đến mức sàn hoặc mức trần và sau đó quay ngược lại. Vì vậy nó có thể tên là chốt xoay.
- Nếu cặp tiền tệ ở mức giá trần phía trên thì có thể sell cặp đồng tiền này và lệnh chặn lỗ bảo vệ nghiêm ngặt ở ngay mức giá trần đó.
- Nếu giá cặp tiền tệ đó vẫn cứ di chuyển ở mức giá cao hơn và phá lên mức giá sàn, điều đó được xem như là 1 sự đột phá đi lên, cũng sẽ ngừng sell nhưng nếu tin rằng sự đột phá này có xu hướng tốt để Buy thì có thể vào lại thị trường với một lệnh buy. Bạn có thể đặt lệnh bảo vệ cho bạn ngay dưới mức trần trước đó mà chúng ta vừa mới thâm nhập và bây giờ nó hoạt động như là một mức sàn.
- Nếu cặp đồng tiền ở gần một mức sàn ở dưới, có thể buy cặp đồng tiền này và đặt lệnh chặn lỗ ở phía dưới mức giá sàn.
b/ Fibonacci Retracement: Dùng để tính mức đàn hồi của giá hay còn gọi là mức dội của giá sau 1 chu kỳ tăng hay giảm giá
*Ghi chú:
UP: tính toán sau 1 cho kỳ tăng giá
DOWN: Tính toán sau 1 chu kỳ giảm giá
R1, R2, R3, R4, R5: Mức dự đoán dội lại của giá sau 1 chu kỳ tăng giá tính theo bậc T1,T2 :Mức dự đoán tiếp tục của giá sau khi kết thúc việc dội lại
A: Điểm đáy đối với chu kỳ tăng hay giảm giá
B: Điểm đỉnh đối với chu kỳ tăng hay giảm giá.
C: Điểm đáy dội lại đối với chu kỳ tăng giá và điểm đỉnh dội lại đối với chu kỳ giảm giá.
c/ Risk Probability Calculator: Dùng để đo lường các lệnh trước khi thực hiện để xem xét độ rủi ro của nó dựa trên tỷ lệ tính được giữa “Lợi Nhuận” và “Rủi Ro” thông qua các bước tính toán “Mức Retracement” các “Mục Tiêu” và các điểm đỉnh và đáy sau mỗi chu kỳ tăng hay giảm giá, ngắn hay dài hạn bất kỳ.
Ngoài ra, hiện nay trên thị trường các chuyên viên phân tích thường sử dụng các biểu đồ làm công cụ trong Phân tích kỹ thuật. Trong đó có 3 loại biểu đồ được dùng một cách phổ biến nhất đó là: biểu đồ dạng đường (Line chart), biểu đồ dạng then chắn (Bar chart), biểu đồ dạng ống (Candlestick chart).
Biểu đồ dạng đường (Line chart).
Dạng biểu đồ này từ trước tới nay thường được sử dụng trên Thị trường chứng khoán, và cũng là loại biểu đồ được dùng một cách phổ biến nhất trong các ngành khoa học khác dùng để mô phỏng các hiện tượng kinh tế và xã hội…và nó cũng là loại biểu đồ được con người dùng trong thời gian lâu dài nhất. Nhưng hiện nay trên Thị trường chứng khoán do khoa hock kỹ thuật phát triển, diễn biến của Thị trường chứng khoán ngày càng phức tạp cho nên loại biểu đồ này ngày càng ít được sử dụng nhất la trên các Thị trường chứng khoán hiện đại. Hiện nay nó chủ yếu được sử dụng trên các Thị trường chứng khoán mới đi vào hoạt động trong thời gian ngắn, khớp lệnh theo phương pháp khớp lệnh định kỳ theo từng phiên hoặc nhiều lần trong một phiên nhưng mức độ giao dịch chưa thể đạt được như Thị trường chứng khoán dùng phương pháp khớp lệnh liên tục.Ưu điểm của loại biểu đồ này là dễ sử dụng, lý do chính là vì nó được sử dụng trên tất cả các Thị trường chứng khoán trên khắp thế giới từ trước tới nay. Hiện nay loại biểu đồ này ít được sử dụng để phân tích trên các Thị trường chứng khoán hiện đại vì các Thị trường chứng khoán hiện đại ngày nay thường diễn biến khá phức tạp, mức độ dao động trong thời gian ngắn với độ lệch khá cao, nếu dùng loại biểu đồ này để phân tích thì thường mang lại hiệu quả thấp trong phân tích.
Biểu đồ dạng then chắn (Bar chart)
Trên các Thị trường chứng khoán hiện đại trên thế giới hiện nay các chuyên viên phân tích thường dùng loại biểu đồ này trong phân tích là chủ yếu lý do chính vì tính ưu việt của nó đó là sự phản ánh rõ nét sự biến động của giá chứng khoán.Hai kí tự mà dạng biểu đồ này sử dụng đó là:
loại biểu đồ này thường được áp dụng để phân tích trên các Thị trường chứng khoán hiện đại khớp lệnh theo hình thức khớp lệnh liên tục, độ dao động của giá chứng khoán trong một phiên giao dịch là tương đối lớn.
Biểu đồ dạng ống (Candlestick chart)
Đây là dạng biểu đồ cải tiến của biểu đồ dạng then chắn (Bar chart), nó được người Nhật Bản khám phá và áp dụng trên Thị trường chứng khoán của họ đầu tiên. Giờ đây nó đang dần được phổ biến hầu hết trên các Thị trường chứng khoán hiện đại trên toàn thế giới. Dạng biểu đồ này phản ánh rõ nét nhất về sự biến động của giá chứng khoán trên thị trường chứng khoán khớp lệnh theo hình thức khớp lệnh định kỳ.
SO SÁNH PHÂN TÍCH CƠ BẢN VÀ PHÂN TÍCH KĨ THUẬT
Phân tích cơ bản(Fundamental analysis)
Phân tích kĩ thuật( Technical analysis )
-Phân tích cơ bản là phương pháp phân tích tập trung vào việc nghiên cứu các lý do hoặc nguyên nhân làm cho giá tăng lên hoặc giảm xuống.
- Phân tích cơ bản lại chú trọng vào nghiên cứu các ảnh hưởng kinh tế của cung và cầu gây ra giá cả dịch chuyển cao hơn, thấp hơn hoặc không đổi.
-Phân tích cơ bản nghiên cứu nguyên nhân của sự dịch chuyển thị trường.
-Phân tích cơ bản xem xét tất cả các yếu tố có liên quan ảnh hưởng đến giá cả của một thị trường để xác định giá trị nội tại của thị trường.
-Phân tích cơ bản hoàn toàn dựa vào các yếu tố đầu vào và khả năng phân tích mang tính chủ quan.
-Phân tích cơ bản dựa trên các nhân tố khác nhau như: kinh tế,chính trị,xã hội,con người….
-Phân tích cơ bản được sử dụng để đoán tình hình kinh tế của một quốc gia và qua đó cho ta cái nhìn tổng thể về xu hướng tăng hay giảm.Giao dịch dài hạn chủ yếu.
- Phân tích cơ bản nghiên cứu các nguyên nhân dẫn tới biến động giá trên thị trường để trả lời câu hỏi “tại sao xảy ra và xảy ra điều gì trong biến động giá”.
Hay là,nhà phân tích cơ bản phải luôn cần phải biết nguyên nhân tại sao.
-Phân tích cơ bản mang tính chủ quan nên có thể phân tích theo cảm tính.
- Phân tích kỹ thuật đơn giản là một phương pháp dự báo dựa vào nghiên cứu về quá khứ, tâm lý và quy luật xác suất.
- Phân tích kỹ thuật tập trung vào việc nghiên cứu hành động thị trường.
- Phân tích kỹ thuật thì nghiên cứu tác động của các sự dịch chuyển thị trường.
-Phân tích kỹ thuật là sẽ không bị bỏ sót, theo đuổi tất cả các thị trường.
-Phân tích kỹ thuật chủ yếu là dựa vào đồ thị tỉ giá và số lượng mua bán của quá khứ đã được tập hợp lại để dự đoán khuynh hướng của tỉ giá trong tương lai.
- Phân tích kỹ thuật dựa trên ba giả thuyết cơ bản:(1) Giá phản ánh tất cả hành động thị trường(2) Giá dịch chuyển theo xu hướng(3) Quá khứ tự nó sẽ lặp lại
-Phân tích kỹ thuật có tính linh hoạt, dễ sử dụng và nhanh chóng,tuy nhiên sẽ hiêu quả hơn nếu dự báo trong 6 tháng(ngắn hạn).
-Phân tích kỹ thuật nghiên cứu các hiệu ứng của nó để trả lời câu hỏi “khi nào biến động giá sẽ bắt đầu và khi nào kết thúc”.
Hay là,nhà phân tích kỹ thuật chỉ cần biết hiệu ứng là gì mà không cần quan tâm tới nguyên nhân tại sao lại dẫn tới tình hình đó.
-Phân tích kỹ thuật có thể là công cụ giúp ta dự báo xu hướng đúng, nhưng nó phải được sử dụng theo nguyên tắc đã được tính toán
II. PHÂN TÍCH KĨ THUẬT SÓNG ELLIOTT
A- NHẬN DIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH SÓNG ELLIOT
1. Giới thiệu:
-Lý thuyết Sóng Elliot là một hình thái của phân tích kỹ thuật nhằm dự đoán xu hướng của thị trường tài chính và các hoạt động khác. Xuất phát từ nghiên cứu chỉ số DJIA( chỉ số công nghiệp Down Jones). Cha đẻ của nó là Ralph Nelson Elliott (1871–1948), là một kế toán trưởng đã phát triển lý thuyết trên vào những năm 1930, ông ta đã cho rằng giá thị trường có thể được biểu thị ở những mẫu hình cụ thể; mà ngày nay chúng ta gọi là sóng Elliot. Năm 1938, Elliot đã đưa ra lý thuyết Sóng dùng để giải thích tại sao và ở đâu các dạng mẫu đồ thị giá đang phát triển và chúng báo hiệu điều gì?
-Elliot công bố nghiên cứu về hành vi thị trường của mình trong tác phẩm Lý thuyết Sóng (1938) (The Wave Principle), trong một loạt nghiên cứu trên tạp chí Thế giới tài chính (Financial World) năm 1939, và gần như đầy đủ trong tác phẩm lớn của mình Quy luật tự nhiên-Bí mật vũ trụ (1946) (Nature’s Laws – The Secret of the Universe). Elliot lập luận rằng vì bản thân con người là những nhịp điệu nên họat động và quyết định của họ có thể dự đóan được bằng những nhịp điệu,vì thế lý thuyết sóng là một cách biểu hiện các trạng thái tâm lý khác nhau của con người bằng đồ thị.
Kỹ thuật phân tích sóng Elliott là một tập hợp của nhiều kỹ thuật phân tích phức tạp. Khoảng 60% các kỹ thuật này là tương đối rõ và dễ sử dụng, 40% còn lại là khó nhận ra, đặt biệt là cho những người mới tìm hiểu sóng Elliott.
2. Chu kì sóng Elliott:
-Lý thuyết sóng thừa nhận vai trò của tâm lý số đông nhà đầu tư (tâm lý bầy đàn) chuyển từ trạng thái lạc quan sang bi quan và ngược lại. Sự biến chuyển này tạo ra các mô hình, và được chứng minh qua biến động giá thị trường ở mọi cấp độ xu hướng.Theo ông Elliott, sự thay đổi của giá cả sẽ tạo ra những cơn sóng.Trong đó một cơn sóng cơ bản sẽ có 5 cơn sóng “chủ” và 3 cơn sóng điều chỉnh. Trong 5 con sóng chủ thì sóng số 1, 3 và số 5 gọi là sóng “chủ và động”, và sóng 2, 4 gọi là sóng “chủ và điều chỉnh”. 3 con sóng điểu chỉnh được gọi là sóng A,B, C, 1 đợt sóng như vậy được gọi là một chu kỳ.
Trong mỗi một con sóng như vậy lại có những con sóng nhỏ và cũng tuân theo quy luật của lý thuyết Elliot. Một đợt sóng chủ hòan chỉnh sẽ có 89 sóng và đợt sóng điều chỉnh hòan chỉnh sẽ có 55 sóng.Tùy theo thời gian độ lớn của sóng sẽ được phân theo thứ tự sau
Grant Supercycle: sóng kéo dài nhiều thập kỹ, đôi khi cả thế kỹ
Supercycle: kéo dài từ vài năm đến vài thập kỹ
Cycle: kéo dài từ 1 đến vài năm
Primary: kéo dài từ vài tháng đến vài năm
Intermediate: kéo dài từ vài từ tuần đến vài tháng
Minor: kéo dài trong vài tuần
Minute: Kéo dài trong vài ngày
Minuette: Kéo dài trong vài giờ.
Subminutte: Kéo dài trong vài phút.
-Mỗi cấp độ hay mô hình trong thị trường tài chính đều có một cái tên. Các nhà giao dịch thường sử dụng các biểu tuợng cho mỗi sóng để xác định chức năng và cấp độ- dùng chữ số cho các sóng động, các chữ cái cho sóng đảo ngược (biểu thị bằng điểm cao nhất của ba chuỗi lý tưởng của cấu trúc hoặc cấp độ sóng). Sóng cùng một cấp độ có các kích thước và độ dài khác nhau.
3. Tâm lý thị trường theo các bước sóng Elliott
Sóng chủ số 1. Đợt sóng đầu tiên này là có điểm xuất phát từ thị truờng con gấu (suy thóai), do đó sóng 1 ít khi được nhận biết ngay từ đầu. Lúc này thông tin cơ bản vẫn đang là thông tin tiêu cực. Chiều hướng của thị trường trước khi sóng 1 xảy ra chủ yếu vẫn là thị truờng suy thoái. Những nhà phân tích cơ bản vẫn đang tiếp tục điều chỉnh thu nhập kỳ vọng thấp xuống so với dự kiến. Khối lượng giao dịch có tăng chút ít theo chiều hướng giá tăng. Tuy vậy việc tăng này là không đáng kể. Do đó nhiều nhà phân tích kỹ thuật không nhận ra sự có mặt của đợt sóng số 1 này.
Sóng chủ số 2. Sóng chủ 2 sẽ điều chỉnh sóng 1, nhưng điểm thấp nhất của sóng 2 không bao giờ vượt qua điểm xuất phát đầu tiên của sóng 1. Tin tức dành cho thị trường vẫn chưa khả quan. Thị trường đi xuống ở cuối sóng 2 để thực hiện việc “kiểm tra” độ thấp của thị trường. Những người theo phái con gấu vẫn đang tin rằng thị trường con gấu vẫn đang ngự trị. Khối lượng giao dịch sẽ ít hơn đợt sóng 1. Giá sẽ được điều chỉnh giảm và thuờng nằm trong khoảng 30% đến 80% của chiều dài của sóng 1
.
Sóng chủ số 3. Thông thường đây là sóng lớn nhất và mạnh mẽ nhất của xu hướng lên giá, và sóng 3 không được là sóng ngắn nhất. Ngay đầu sóng 3, thị
trường vẫn còn nhận những thông tin tiêu cực vì vậy có nhiều Nhà kinh doanh không kịp chuẩn bị để mua vào. Khi sóng 3 đang ở lưng chừng, thị trường bắt đầu nhận những thông tin cơ bản tích cực và những nhà phân tích cơ bản bắt đầu điều chỉnh thu nhập kỳ vọng. Mặc dù có những đợt điều chỉnh nho nhỏ trong lòng của sóng 3, giá của sóng 3 tăng lên với tốc độ khá nhanh.
Sóng chủ số 4. Đây thật sự là một con sóng điều chỉnh. Điểm thấp nhất của sóng 4 không được thấp hơn điểm cao nhất của sóng 1.
Giá có khuynh hướng đi xuống và đôi khi có thể răng cưa kéo dài. Sóng 4 thường sẽ điều chỉnh sóng 3 với mức 0.382 – 0.618 chiều dài của sóng 3. Khối lượng giao dịch của sóng 4 thấp hơn của sóng 3. Đây là thời điểm để mua vào nếu như nhà kinh doanh nhận biết được tiềm năng tiếp diễn liền sau đó của con sóng 5. Tuy vậy việc nhận biết điểm dừng của sóng 4 là một trong những khó khăn của các nhà phân tích kỹ thuật trường phái sóng Elliott.
Sóng chủ số 5. Đây là đợt sóng cuối cùng của 5 con sóng “chủ”. Thông tin tích cực tràn lan khắp thị trường và ai cũng tin rằng thị trường đang ở trong thế bò húc. Khối lượng giao dịch của sóng 5 khá lớn , tuy vậy thông thường vẫn nhỏ hơn sóng 3. Điều đáng nói là những nhà kinh doanh “không chuyên nghiệp” thường mua vào ở những điểm gần cuối sóng 5. Vào cuối con sóng 5, thị trường nhanh chóng chuyển hướng.
Sóng điều chỉnh A. Sóng này bắt đầu cho đợt sóng điều chỉnh A,B,C. Trong thời gian diễn ra sóng A, thông tin cơ bản vẫn đang rất lạc quan. Mặc dù giá xuống, nhưng phần đông các nhà kinh doanh vẫn cho rằng thị trường đang trong thế bò húc. Khối lượng giao dịch tăng trưởng khá đều đặn theo con sóng A.
Sóng điều chỉnh B. Giá tăng trở lại và với mức cao hơn so với điểm cuối sóng A. Sóng B được xem là điểm kéo dài của thị trường bò húc. Đối với những người theo trường phái phân tích kỹ thuật cổ điển, điểm B chính là vai phải của đồ thị Đầu và Vai ngược. Khối lượng giao dịch của sóng B thường thấp hơn của sóng A. Vào lúc này, những thông tin cơ bản của các công ty không có những điểm tích cực mới, thế nhưng cũng chưa chuyển hẳn qua tiêu cực.
Sóng điều chỉnh C. Giá có khuynh hương giảm nhanh hơn các đợt sóng trước. Khối luợng giao dịch tăng. Hầu như tất cả mọi nhà kinh doanh, đầu tư đều nhận thấy rõ sự ngự trị của “gấu ngủ” trên thị trường, chậm nhất là trong đợt sóng nhỏ thứ 3 của song C. Sóng C thường lớn như sóng A. Điểm thấp nhất của sóng C ít nhất bằng điểm thấp nhất của sóng A nhân với 1.618.
B- CÁC MÔ HÌNH SÓNG CƠ BẢN
1.Sóng tới: ( Impulse waves)
Sóng tới là những sóng xuất hiện cùng chiều với xu hướng chính của thị trường. Sóng tới bao gồm 5 sóng . Trong mô hình sóng cơ bản ở trên, sóng 1, 3, 5 chính là sóng tới.
a) Sóng đẩy
Hình mẫu
Miêu tả
Sóng đẩy bao gồm 5 sóng 1,2,3,4,5 trong đó sóng 1, 3 và 5 là các sóng đẩy và có chiều dài xấp xỉ nhau. Sóng 2, 4 là những sóng hiệu chỉnh.
Quy tắc hình thành
Sóng 2 không thể là dài nhất so với sóng 1, và nó không vượt ra khỏi đỉnh của Sóng 1. Sóng 3 không phải là sóng ngắn nhất trong 3 sóng 1, 2, 3.
Sóng 4 gối lên sóng 1 và không có giá thấp nhất ở trong sóng 1, loại trừ trong những trường hợp đường chéo tam giác của Sóng 1 hoặc sóng A, nhưng không trong 1 sóng thứ ba. Trong đa số những trường hợp thông thường không có sự gối lên nhau giữa sóng 1 và A
Sóng 3 có sức đẩy lớn nhất, trừ khi sóng 5 là sóng mở rộng
Sóng 5 phải vượt qua điểm cao nhất của sóng 3.
Cấu trúc bên trong
Được bao gồm năm sóng. Cấu trúc bên trong của những sóng này là 5-3-5-3-5. Chú ý sóng 3 được đề cập là những sóng để hiệu chỉnh, nó bao gồm 5 sóng trong một hình tam giác để hiệu chỉnh
b. Sóng đẩy xuất hiện mở rộng.
Hình mẫu
Miêu tả
Phần mở rộng có thể xuất hiện trong sóng 1, 3, hay 5. Sóng chứa phần mở rộng sẽ dài hơn nhiều so với các sóng khác. Phần mở rộng thường xuất hiện tại sóng 3, khi đó 2 sóng 1, 5 thường sẽ bằng nhau.
Quy tắc hình thành
Có thể được tạo ra từ 5, 9, 13 hay 17 sóng. .
Sóng 2 không thể dài hơn sóng 1
Sóng 3 không bao giờ là ngắn nhất so với sóng 1 và 5
Hình thành sóng
Sóng mở rộng thường xuất hiện ở sóng 3 và sóng 5, hiếm khi xuất hiện ở sóng 5.
Cấu trúc bên trong
Sóng mở rộng được bao gồm 9, 13 hay 17 sóng có thể xuất hiện. Vì thế nhỏ nhất là 9 sóng là 5-3-5-3-5-3-5-3-5.
c. Dạng tam giác chéo dạng 1
Hình mẫu
Miêu tả
Mẫu hình này thường xuất hiện tại các sóng cuối, thường là sóng 5 hay sóng C.
Hình mẫu được đi theo sau bởi một sự thay đổi mạnh mẽ trong hướng đi của thị trường
Quy tắc hình thành
Sóng 4 và 1 gối lên nhau. . Sóng 4 không vượt ra khỏi sóng 3. .
Sóng 3 không thể là sóng ngắn nhất. . Bên trong tất cả các sóng của đường chéo có một sóng để hiệu chỉnh
Sóng 1 là sóng dài nhất và sóng 5 ngắn nhất. . Những kênh trên đường chéo phải hội tụ. .
Hình thành sóng
Thường thấy tại sóng 5 và C, đôi khi tại sóng 1.
Cấu trúc bên trong
Bên trong cấu trúc của sóng là 3-3-3-3-3.
c. Đường chéo tam giác dạng 2
Hình mẫu
Miêu tả
Là mẫu hình sóng đẩy, thông thường xuất hiện trong sóng 1 hoặc A. Sự khác nhau chính so với hình mẫu tam giác dạng 1 là thực tế mà sóng 1, 3 và 5 có cấu trúc bên trong của năm sóng thay vì ba. Kinh nghiệm cho thấy rằng nó có thể cũng xuất hiện trong sóng 5 hay C, Tuy nhiên nguyên lý sóng Elliott không cho phép điều này.
Hình mẫu là hiện tượng tương đối hiếm có cho những bậc sóng lớn, nhưng nó thường xuất hiện ở sóng thấp nhất trong biểu đồ ngày. Hình mẫu không được đi theo sau bởi một sự thay đổi mạnh mẽ trong hướng đi của thị trường bởi vì nó không kết thúc 1 khuynh hướng thị trường. Loại trừ khi nó xuất hiện trong sóng 5 hoặc C
Quy tắc hình thành
Sóng 4 và 1 gối lên nhau.Sóng 4 không thể vượt qua khỏi sóng 3. .
Sóng 3 không thể là sóng ngắn nhất .Sóng 1 là sóng dài nhất và sóng 5 ngắn nhất. .
Hình thành sóng
Hình mẫu dạng 2 xuất hiện trong sóng 1 và A.
Cấu trúc bên trong
Bên trong cấu trúc của sóng là 5-3-5-3-5.
d. Thất bại ở sóng 5
Hình mẫu
Miêu tả
Trong hình mẫu này sóng 5 không vượt qua sóng thứ 3. Những sóng thứ 5 mà chỉ vượt qua sóng 3 không đáng kể có thể cũng được phân loại như một loại thất bại. Nó chỉ báo rằng khuynh hướng suy yếu và thị trường sẽ thay đổi.
Quy tắc hình thành
Sóng 2 không thể là dài hơn so với sóng 1, Sóng 2 không nên vượt ra khỏi sóng 1. . Sóng 3 không bao giờ là ngắn nhất so với sóng 1 và 5. .
Sóng 4 không gối lên sóng 1, ngoại trừ những tam giác chéo và đôi khi trong những sóng 1 hay sóng A, Nhưng không bao giờ trong một sóng thứ ba. Không nên gối lên nhau giữa sóng 1 và A.
Sóng 5 thất bại và vượt ra khỏi kết thúc của sóng 3. . Sóng thứ ba có sức đẩy mạnh nhất. .
Hình thành sóng
Thất bại chỉ có thể xuất hiện trong sóng 5 của 1 sóng C, nhưng thông thường không có trong sóng 5 của sóng 3
Cấu trúc bên trong
Bao gồm 5 sóng.
3.Sóng hiệu chỉnh(Correction)
Có vài dạng cơ bản cũng như những dạng phức tạp phát sinh từ những dạng cơ bản này:
-Dạng cơ bản:zig zag,mặt phẳng,không đều và tam giác
-Dạng phức tạp:hai sóng phối hợp,ba sóng phối hợp
Dạng sóng điều chỉnh phức tạp được chia thành bốn lọai nhỏ hơn:zig zag phối hợp,mặt phẳng phối hợp và không đều phối hợp.Sóng điều chỉnh có xu hướng ổn định hơn trong sự mở rộng.Tỷ lệ thóai lui thường gặp so với sóng trước là 23,6%.Sóng điều chỉnh hiếm khi mở rộng vượt quá 38,2%.
3.1.DẠNG CƠ BẢN
a) Zigzag corrections
Một Zigzag có thể mở rộng chính nó vào trong một Zigzag 2 hay 3. Chú ý Zigzag đó có thể chỉ là phần đầu tiên của một cấu trúc để hiệu chỉnh
Quy tắc hình thành
Bao gồm 3 sóng. Sóng A và C là những sóng đẩy, sóng B để hiệu chỉnh. .
Sóng B thoái lui về không nhiều hơn 61.8% của sóng A.Sóng C phải vượt ra khỏi điểm kết thúc của sóng A.Thông thường sóng C ít nhất bằng sóng A.
Hình thành sóng
Hầu hết thời gian nó xảy ra trong A, X hay 2. Cũng khá thường xuyên trong những sóng B như một phần của cờ nhớ, (chia thành phần của) những hình tam giác và đôi khi trong sóng 4.
Cấu trúc bên trong
Một Zigzag đơn được bao gồm 3 sóng, gấp đôi của 7 sóng tách ra bởi một sóng X ở giữa, một bộ ba của 11 sóng được phân chia bởi hai sóng X. Cấu trúc bên trong của 3 sóng là 5-3-5 trong một Zigzag đơn 5-3-5-3-5-3-5 trong một sóng gấp đôi.
b) Flat corrections
Miêu tả
Là những hình mẫu để hiệu chỉnh, cho thấy một phương ngang. A và B là những sóng để hiệu chỉnh. Sóng C ngược lại là một mẫu sóng đẩy. Bình thường sóng C sẽ không vượt ra khỏi sóng A
Quy tắc hình thành
Bao gồm 3 sóng. . Sóng C là sóng đẩy, A và B là sóng để hiệu chỉnh. . Sóng B thoái lui hơn 61.8% của sóng A. .
Sóng B thường thoái lui về mức thấp nhất của sóng hiệu chỉnh trước đấy. .
Sóng C không thể vượt ra khỏi điểm kết thúc của sóng A. . Thông thường sóng C ít nhất bằng sóng A.
Hình thành sóng
Phần lớn xuất hiện trong sóng B, ngoài ra còn phổ biến trong sóng 4 và sóng 2
Cấu trúc bên trong
Có cấu trúc sóng 3-3-5. Hai sóng A và B thường là Zigzag.
Trong sóng điều chỉnh dạng mặt phẳng ,điểm kết thúc sóng C có xu hướng cao hơn điểm kết thúc sóng A.Thất bại của sóng C khá phổ biến ở dạng này có thể nhận thấy trong chuyển dịch của thị trường ngoại hối
Nếu sóng A ở dạng mặt phẳng thất bại trong việc điều chỉnh 38.2% của sóng tới bên canh nó ,sóng C có khả năng thất bại.Theo tình hình trên, nếu sóng C thoái lui ít nhất 23.6% của sóng A và hòan thành chuỗi 5 sóng thì rất có thể Sóng C sẽ ngắn hơn sóng A.
c) Irregular corrections
Ở đây sóng B mở rộng vượt ra khỏi điểm kết thúc của sóng đẩy trước đó. Sức mạnh của sóng B cho thấy thị trường muốn đi theo hướng của sóng B. Thường một gia tốc mạnh mẽ sẽ xảy ra, mà bắt đầu sóng thứ 3 hay được mở rộng ở sóng thứ 5. Nếu sóng C dài hơn sóng A, sức mạnh sẽ kém hơn
Quy tắc hình thành
Bao gồm 3 sóng. .
Sóng C là sóng đẩy, sóng A và B để hiệu chỉnh.
Điểm kết thúc sóng B vượt qua điểm khởi đầu của sóng A
Điểm kết thúc sóng C vượt qua điểm kết thúc sóng A.
Hình thành sóng
Phần lớn xuất hiện trong sóng 2, 4, B và X. Nếu xuất hiện trong sóng 2 và C tương đối ngắn.
Cấu trúc bên trong
Gồm 5 sóng, có cấu trúc 3-3-5.
Sóng C trong sóng điều chỉnh dạng này bằng 1,618 lần chiều dài sóng A là cưc ký phổ biến.Sóng điều chỉnh dạng không đều thì rất phổ biến trong thị trường ngọai hối đặc biệt trong mô hình theo giờ và 10 phút.
Sóng B trong dạng này thường dài gấp 1.382 của sóng A.Nếu sóng B ít nhất gấp 1.618 lần chiều dài sóng A thì sóng C có xu hướng kết thúc cùng một mức độ như sóng A
Sóng C trong dạng này thường dài gấp 1.618 lần sóng A.Trong một số ít trường hơp sóng C có thể gấp 2.618 lần sóng A khi sóng B hơn 1.618 lần chiều dài sóng A.
Khỏang cách giữa đỉnh sóng tới và đỉnh sóng B bằng khỏang cách từ điểm kết thúc sóng A và điểm cuối sóng C cũng khá phổ biến.
Tỷ lệ thóai lui bình thường trong dạng này là 38.2 % từ điểm kết thúc của sóng tới
Trong thị trường tăng trưởng,điểm đáy sóng A trong sóng điều chỉnh dạng này hầu như luôn cao hơn đáy của sóng C.Ngược lại trong thị trường suy thoái
d) Triangle corrections
Miêu tả
Một hình tam giác là một hình mẫu để hiệu chỉnh, mà có thể co lại hay mở rộng ra. Hơn nữa nó có thể báo hiệu tăng lên hay tiếp tục đi xuống của thị trường. Bao gồm năm sóng, mỗi sóng có 1 hiệu chỉnh tự nhiên.
Quy tắc hình thành
Bao gồm 5 sóng. .
3 sóng theo xu hướng hiệu chỉnh,2 sóng còn lại đi ngược xu hướng đó
5 sóng trong tam giác sẽ gối đầu nhau trong một vùng giá có xu hướng hơi mở rộng hoặc thu hẹp
Trong 5 sóng,sóng hiệu chỉnh là sóng b,c,d,e.Trong 4 sóng này,3 sóng phải thóai lui ít nhất 50% sóng trước đó
Sóng c không thể là sóng ngắn nhất. .
Sóng e của tam giác không bao giờ mở rộng vựot qua điểm giới hạn sóng c.
Chiều dài sóng b phải từ 38.2%-261.8%sóng a.Tuy nhiên có một xu hướng mạnh là sóng b tránh sự tươngquan về giá 100% với sóng a.
Trong tất cả các sóng đường chéo có một cấu trúc sóng để hiệu chỉnh
Như một hướng dẫn trong cấu trúc sóng cần phải cho thấy sự thay phiên
Hình thành sóng
Hình mẫu tam giác tìm thấy chỉ trong sóng B, X và 4. không bao giờ trong sóng 2 hoặc A.
Cấu trúc bên trong
Thường có 5 sóng, có cấu trúc 3-3-3-3-3. Tam giác là một trong những dạng đáng tin cậy nhất trong nguyên lý sóng.Sự xuất hiện của nó đảm bảo rẳng xu hướng đang tồn tại sẽ tiếp tục.Dạng tam giác là một mô hình nối 2 sóng cùng xu hướng(Sóng A và C,Sóng 3 và 5).Do đó,lực đẩy từ tam giác là sự chuyển động cuối cùng trong xu hướng đang tồn tại.
Sóng xen kẽ trong dang tam giác đối xứng thường tương ứng với nhau theo tỷ lệ 0.618(c=0.618a,d=0.618b,e=0.618c).Đối với tam giác mở rộng,những sóng xen kẽ thường tương ứng với nhau bởi tỷ lệ 1.618
Nguyên lý của sự xen kẽ trong tam giác lưu ý chúng ta rằng sẽ không có những sóng kế tiếp nhau cùng dạng.
Khi sóng điều chỉnh dạng tam giác,nó có thể chỉ xuất hiện ở sóng 4 hay sóng B.Nhưng nếu nó xuất hiện trong dạng phối hợp thì tòan bộ sự điều chỉnh có thể đặt ở vị trí của sóng thứ 2.
Dạng tam giác xuất hiện trong vai trò hiệu chỉnh chỉ có thể xuất hiện trong sóng B của 1 zig zag.Sóng C sẽ có thể dài bằng sóng A.
Nếu tam giác ngang xuất hiện trong dạng 3 sóng phối hợp,nó chỉ có thể xuất hiện ở cuối cùng hoặc đóng vai trò là sóng X nối các dạng cơ bản
Tam giác mở rộng:
Đường chéo tam giác dạng 1
Hình mẫu
Miêu tả
Là hình mẫu sóng đẩy, bình thường xuất hiện trong những sóng cuối tương tự sóng thứ 5 hay sóng C. Không nhầm lẫn với những hình tam giác để hiệu chỉnh
Những đường chéo là hiện tượng tương đối hiếm có cho những độ sóng lớn, nhưng chúng thường xuất hiện ở sóng thấp nhất trên biểu đồ ngày. Hình mẫu được đi theo sau bởi một sự thay đổi mạnh mẽ trong hướng đi của thị trường
Quy tắc hình thành
Bao gồm 5 sóng. . Sóng 4 và 1 gối lên nhau. Sóng 4 không vượt ra khỏi sóng 3. . Sóng 3 không thể là sóng ngắn nhất. . Bên trong tất cả các sóng của đường chéo có một sóng để hiệu chỉnh. Sóng 1 là sóng dài nhất và sóng 5 ngắn nhất. . Những kênh trên đường chéo phải hội tụ. .
Hình thành sóng 2, 4 phải là cấu trúc hiệu chỉnh.
Hình thành sóng
Hình mẫu dạng 1 tìm thấy trong sóng 5, C thỉnh thoảng ở sóng 1.
Cấu trúc bên trong
Bên trong cấu trúc của sóng là 3-3-3-3-3.
Một sự đảo chiều nhanh chóng sau đường chéo tam giác thường có dạng zig zag hay zig zag đôi.Sự đảo chiều thường thoái lui trở lại đến điểm cuối sóng 4.
Xu hướng chính cho tòan bộ đường chéo tam giác dài gấp 1.618 lần sóng 1
Trong đường chéo tam giác ,sóng 3 thường bằng 0.618 lần sóng 1.80% tam giác chéo xuất hiện trong vai trò sóng thứ 5 của sóng thứ 3 cấp độ lớn hơn
3.2.HAI SÓNG PHỐI HỢP
Trong sóng phối hợp 2 sóng thì mặt phẳng và zig zag là phổ biến nhất.Nếu 1 tam giác xuất hiện thì nó gần như luôn là sóng cuối cùng trong giai đọan điều chỉnh.Nếu 2 mặt phẳng liên tiếp thì thuờng sóng thứ 3 là dạng tam giác.1 một sóng phối hợp 3 sóng có thể gồm 3 mặt phẳng đều hoặc không đều.
-Hai sóng phối hợp là nguyên nhân phổ biến nhất cho dự báo không chính xác và kỳ vọng không đúng lúc.Hai sóng phối hợp không thường xuất hiện sóng cấp độ lớn nhưng khá phổ biến trong sóng kéo dài theo từng giờ và 10 phút.
-Nếu sóng điều chỉnh bắt đẩu bằng dạng phức tạp một chiều(mặt phẳng,dạng không đều hoặc tam giác)thì ảnh hưởng đối với xu hướng của sóng tới thường thóai lui tới 38,2% hoặc có trường hợp ngoại lệ tới 50 %.Điều này đúng một cách tổng quát,ngay cả nếu sóng điều chỉnh là sóng thứ hai.Một sự thóai lui nếu không vượt qua 38.2% của chuyển động trước là dấu hiệu của sức mạnh dồn nén tiềm ẩn.
a)ZIG ZAG trong hai sóng phối hợp
DẠNG ZIG ZAG VÀ ZIG ZAG ĐÔI
1)Zig zag và zig zag đôi thường có xu hướng điều chỉnh sâu ít nhất 61.8% của sóng đẩy trước đó đặc biệt khi hiệu chỉnh lớn ở sóng thứ 2.Nếu sự hiệu chỉnh lớn xuất hiện ở sóng thứ 4 thì tỷ lệ thoái lui thường là 50% hay đôi khi là 38.2%.
2)Trong thị trường ngoại hối,sóng điều chỉnh dạng zig zag thường có sóng C dài gấp 1.618lần sóng A.Sóng C bằng sóng A phổ biến thứ hai sau trường hợp này.
3)Trong dạng zig zag đôi,Zig zag thứ hai thường kết thúc thấp hơn hoặc cao hơn nhiều so với điểm kết thúc của zig zag thứ nhất trong trường hợp thị trường tăng trưởng hay suy thoái .
4)Trong dạng zig zag đôi ,sóng X có thể ở dạng zig zag,tam giác ,mặt phẳng hay thậm chí là 2 sóng phối hợp
6)Sóng X trong zig zag đôi thường có cùng mức giá của sóng B trước đó
7)Trong 2 sóng zig zag phối hợp ,sóng zig zag thứ 2 nên kết thúc dưới đáy của zig zag thứ nhất (trong thị trường tăng trưởng).Nói cách khác ,zig zag thứ hai nên kết thúc phía trên đỉnh của zig zag thứ nhất trong thị trướng suy thóai.
b)MẶT PHẲNG TRONG HAI SÓNG PHỐI HỢP
Nếu sóng điều chỉnh bắt đầu với dạng mặt phẳng thì trường hợp xấu nhất là thóai lui 0.618 lần đối với sóng trước,ngay cả khi sóng điều chỉnh là sóng thứ hai.
Nếu dấu hiệu bắt đầu với cấu trủc 3 sóng và hành động tiếp theo của thị trường loại trừ sóng 2 zig zag phối hợp thì thí sóng hiệu chỉnh sẽ rất có thể có hình mặt phẳng đều hoặc không đều.
c)DẠNG KHÔNG ĐỀU TRONG HAI SÓNG PHỐI HỢP
.
III-PHÂN TÍCH KĨ THUẬT FIBONACCI:
1-Fibonacci trong tự nhiên và ứng dụng trong phân tích kỹ thuật
Phân tích kỹ thuật sử dụng Fibonacci là phưong pháp nhận biết các mức kháng cự và hỗ trợ tiềm năng trong tương lai dựa trên xu hướng giá và sự đảo chiều trong quá khứ. Phương pháp phân tích sử dụng Fibonacci dựa trên những khám phá về toán học của Leonardo Pinaso. Tên tuổi của ông gắn liền với việc khám phá dãy số được biết dưới tên gọi: dãy số Fibonacci.
Dãy số Fibonacci là một dãy số diễn biến như sau: 0,1,1,2,3,5,8,13,21,34,55,… Để biết được con số tiếp theo của dãy số, bạn chỉ cần tiến hành một phép tính đơn giản là cộng hai con số đứng trước nó. Các số này xuất hiện trong một bài toán được trình bày trong cuốn sách Liber Abaci: “Trong một năm, bắt đầu chỉ từ một đôi thỏ, bao nhiêu đôi thỏ sẽ được sinh ra nêu mỗi tháng một đôi thỏ sinh được một đôi thỏ con và cặp thỏ này lại đẻ đưọc từ tháng thứ hai trở đi?”
-Dãy số Fibonacci xuất hiện ở khắp nơi trong tự nhiên. Những chiếc lá trên một nhành cây mọc cách nhau những khoảng tương ứng với dãy số Fibonacci. Các số Fibonacci cũng xuất hiện trong những bông hoa: hầu hết các bông hoa có số cánh hoa là một trong các số: 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55 hoặc 89. Hoa loa kèn có 3 cánh, hoa mao lương vàng có 5 cánh, hoa phi yến thường có 8 cánh, hoa cúc vạn thọ có 13 cánh, hoa cúc tây có 21 cánh, hoa cúc thường có 34, hoặc 55 hoặc 89 cánh..Các số Fibonacci cũng xuất hiện trong các bông hoa hướng duơng. Những nụ nhỏ sẽ kết thành hạt ở đầu bông hoa hướng dương được xếp thành hai tập các đường xoắn ốc: một tập cuộn theo chiều kim đồng hộ, còn tập kia cuộn ngược theo chiều kim đồng hồ. Số các đường xoắn ốc hướng thuận chiều kim đồng hồ thường là 34 còn ngược chiều kim đồng hồ là 55. Đôi khi các số này là 55 và 89, và thậm chí là 89 và 144. Tất cả các số này đều là các số Fibonacci kết tiếp nhau.-Hàm ý bên trong của dãy số Fibonacci không phải là bản thân các con số mà là mối liên hệ giữa các con số, tỷ lệ này được tạo ra bằng nhiều con số khác nhau trong dãy số. Tỷ lệ quan trọng nhất được xác định là tỷ lệ 1.618 được gọi là “tỷ lệ vàng”. Tỷ lệ này có thể được tìm thấy trong tự nhiên.-Hãy thử đo chiều dài từ vai đến các đầu ngón tay bạn thử xem, lấy kết quả số đo này chia cho số đo chiều dài từ khuỷu tay đến các đầu ngón tay. Thử xem bạn có kết quả thế nào. Hoặc thử đo chiều dài từ đầu đến bàn chân rồi chia kết quả đó cho chiều dài từ rốn đến bàn chân. Thử xem kết quả 2 lần có giống nhau không? Thử xem chúng xấp xỉ 1.618 hay không?
Kim tự tháp vĩ đại ở Giza được xây dựng từ nhiều trăm năm trước Điện Parthenon của Hy Lạp cũng có tỷ số giữa chiều cao của một mặt với một nửa cạnh đáy là tỷ lệ vàng. Một bản viết trên giấy cỏ Rhind của người Ai Cập có nhắc tới "Tỷ lệ thần thánh". Các pho tượng cổ cũng như các bức tranh thời kỳ Phục Hưng đều biểu hiện các tỷ lệ bằng tỷ lệ vàng, một tỷ lệ thần thánh. Tỷ lệ thần thánh này và những tỷ lệ khác tồn tại trong dãy số Fibonacci đại diện cho sự suy tàn và sự hưng thịnh của cuộc sống. Nó cũng được áp dụng trong thị trường ngoại hối khi đại diện cho sự hưng thịnh và suy tàn của thị trường ngoại hối.Trong phần này, bạn sẽ được biết về các tỷ lệ trong dãy số Fibonacci có thể được ứng dụng trong thị trường ngoại hối theo những công cụ phân tích sau:Fibonacci Retracements, Fibonacci Extensions, Fibonacci Fans, Fibonacci Arcs và Fibonacci Time Zones. Chúng ta sẽ lần lượt nghiên cứu chi tiết từng phương pháp.2-Fibonacci Retracements
-Khái quát về Fibonacci Retracements:Khi một cặp đồng tiền bắt đầu đảo chiều xu hướng, một cách rất tự nhiên người đầu tư trên thị trường sẽ muốn biết được cặp đồng tiền sẽ dịch chuyển trong xu hướng mới này trong bao lâu. Những đường Fibonacci nằm ngang này sẽ giúp bạn xác định điều đó.
Những tỷ lệ này bạn sẽ sử dụng trong giao dịch ngoại hối để giúp bạn tìm ra những mức nằm ngang sau:61.8%: Mức này được xác định bằng cách chia một con số trong dãy số cho một con số theo ngay sau nó trong dãy số.38.2%: Mức này được xác định bằng cách chia một con số trong dãy số cho con số đứng trước cách nó một con số trong dãy số.23.6%: Mức này được xác định bằng cách chia một con số trong dãy số cho con số đứng sau cách nó hai con số trong dãy số.Bạn sẽ sử dụng ba mức Fibonacci trong phân tích hồi giá của bạn. Trong khi đó, những mức sau đây không được tính toán từ những con số của dãy số Fibonacci mà từ các mức của Fibonacci ở trên.50%: Đây là mức được xác định bằng cách tính trung bình của mức 61.8% và 38.2%.76.4%: Đây là mức được xác định bằng cách cộng chênh lệch dương giữa mức 38.2% và 23.6% với mức 61.8%.100%: Mức này đơn giản được xác định từ nới xu hướng trước đó bắt đầu.Việc xác định tất cả sáu mức hồi giá Fibonacci cung cấp cho bạn các mức kháng cự và hỗ trợ mà bạn có thể sử dụng trong giao dịch ngoại hối. Bạn có thể xem các mức Fibonacci này trên đồ thị ngày GBP/USD bên dưới. Mỗi mức giá được giả định được tính toán dựa trên xu hướng được xác định bởi những đường màu đỏ. Bạn có thể đã sử dụng mỗi mức này để giúp mình quyết định khi nào thì tham gia và khi nào thì thoát khỏi thị trường khi cặp đồng tiền bắt đầu quay trở lại và dịch chuyển xuống thấp.
- Cách vẽ Fibonacci Retracements:+Trong một xu hướng tăng giá, ta kéo công cụ Fibonacci Retracements từ điểm giá thấp nhất (Low) lên điểm giá cao nhất (High) rồi thả công cụ sẽ hiện ra kết quả, từ đó sẽ nhận diện được các vùng hỗ trợ (Support) tại các tỷ lệ 23.6%, 38.2%, 50.0% hoặc 61.8%.
+Trong một xu hướng giảm giá, ta kéo công cụ Fibonacci Retracements từ điểm giá cao nhất (High) xuống điểm giá thấp nhất (Low) rồi thả công cụ sẽ hiện ra kết quả, từ đó sẽ nhận diện được các vùng kháng cự (Resistance) tại các tỷ lệ 23.6%, 38.2%, 50.0% hoặc 61.8%.
3- FIBONACCI EXTENSIONS
-Khái quát về Fibonacci Extensions:Các mức Fibonacci là công cụ chuẩn để đo các mức hỗ trợ và kháng cự trong thị trường. Những mức này được tính bằng cách phân tích các mức hoàn lại giữa 2 điểm cao nhất và thấp nhất trong một khung giao dịch. Vấn đề đặt ra là điều gì sẽ xảy ra khi giá vượt qua 2 điểm mà ta sử dụng để tính các mức Fibonacci? Tại điểm nào thì chúng ta kỳ vọng thoát trạng thái? Câu trả lời chính cho những vấn đề này là Fibonacci Extensions (Fibonacci mở rộng). Fibonacci Extensions cho các mục tiêu giá vượt qua mức hoàn lại 100% của xu hướng trước. Các mức Fibonacci Extensions được tính bằng cách lấy các mức Fibonacci chuẩn cộng thêm 100%. Do đó các mức Fibonacci Extensions chuẩn như sau: 138.2%, 150%, 161.8%, 231.8%, 261.8%, 361.8% và 423.6%. -Cách vẽ Fibonacci Extensions:Bước đầu tiên khi vẽ Fibonacci Extensions là nhận diện 2 điểm dao động cao nhất (Swing High) và thấp nhất (Swing Low). Những điểm này liên quan đến cả khung thời gian hiện tại và chiều dài của xu hướng. Dùng công cụ Fibonacci Extensions kéo từ điểm cao nhất xuống điểm thấp nhất hoặc ngược lại rồi thả công cụ ra sẽ cho kết quả vẽ.
Thông thường về lý tưởng thì sau khi giá vượt qua điểm dao động cao nhất hoặc thấp nhất trong khung dao dịch thì giá có xu thế đi một đoạn cho đến khi chạm mức hoàn lại 261.8%.Khi vận dụng công cụ Fibonacci Extensions thì điều quan trọng là phải biết làm gì khi giá chạm mục tiêu kỳ vọng. Cách tốt nhất là đóng ngay trạng thái tại mức Fibonacci kế tiếp.
4- Fibonacci Fans
Các mức tỷ số Fibonacci cung cấp các mức hỗ trợ và kháng cự đường chéo cũng như là mức kháng cự và hỗ trợ đường ngang. Mức hỗ trợ và kháng cự hình xiên dựa trên các tỷ số Fibonacci gọi là Fibonacci Fans.Fibonacci fan dựa trên ba mức hồi giá Fibonacci (61.8%, 50% và 38.2%). Để xây dựng Fibonacci fan, bạn phải làm các bước sau:1. Xác định xu hướng2. Xác định 3 mức giá Fibonacci hàng ngang (61.8%, 50% và 38.2%) liên quan tới xu hướng đã xác định ở trên.3. Vẽ một đường dọc cắt qua các mức giá này tại điểm mà đường xu hướng này kết thúc4. Vẽ ba đường, mỗi đường bắt đầu tại nơi mà xu hướng bắt đầu và cắt qua điểm mà đường dọc giao với đường ngang tại các mức giá Fibonacci.Bây giờ bạn đã vẽ được đường Fibonacci fans, bạn có thể sử dụng chúng để dự phóng cho các mức giá hỗ trợ và kháng cự tiềm năng trong xu hướng giá của các đồng tiền.Ví dụ, bạn có thể sử dụng Fibonacci fan trên đồ thị GBPUSD sau. Mỗi một mức giá được tính toán dựa trên đường xu hướng vẽ bằng đường màu đỏ trong hình. Bạn có thể sử dụng các tia này để xác định mức giá nào nên vào trạng thái và ra trạng thái khi cặp đồng tiền bắt đầu đảo chiều hay biến động chậm.
Chú ý cách mà giá của của cặp đồng tiền giao động quanh đường ở giữa của Fibonacci fan trong một thời gian vào đầu tháng 8 trước khi nó phá qua mức giá đó và bắt đầu đi xuống trong vài ngày sau đó.
Ngoài ra cũng khá thú vị là các mức giá tạo ra bởi Fibonacci fan cũng còn tiếp tục tác dụng trong tương lai xa. Bạn có thể thấy cặp GBPUSD đi xuống sau khi chạm đường Fibonacci fan thứ ba sau bốn tháng vào cuối tháng 11.
5- Fibonacci Arcs (FA)
Được thiết lập đầu tiên bằng cách vẽ đường thẳng kết nối 2 điểm có mức giá cao nhất và thấp nhất của giai đoạn phân tích. 3 đường cong sau đó được vẽ với tâm nằm trên điểm có mức giá cao nhất và có khoảng cách bằng 38.2%, 50.0%, 61.8% độ dài đường thẳng thiết lập
FA dùng để dự đoán mức hỗ trợ và kháng cự khi đồ thị giá tiếp cận với đường cong. Một kỹ thuật phổ biến là theo dõi cả hai đường FA, FF (Fibonacci Fan) và dự đoán mức hỗ trợ/kháng cự tại điểm giao giữa đồ thị giá và đường FA/FF. Lưu ý rằng đồ thị giá cắt đường FA tại điểm nào còn tùy thuộc vào kích cỡ của đồ thị, nói cách khác đường FA được vẽ lên đồ thị nên nó có mối tương quan với kích cỡ cân đối của đồ thị trên màn hình vi tính hoặc trên giấy.
Đồ thị giá của Đồng Bảng Anh mô tả cách mà đường FA tìm ra các điểm hỗ trợ và kháng cự (điểm A, B, C)
6- Fibonacci Time Zones
-Bao gồm một loạt các đường thẳng đứng. Sắp xếp theo trật tự của dãy Fibonacci 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, … Cũng như các đường khác, diễn biến thay đổi của giá thường có mức hỗ trợ/kháng cự nằm gần hoặc trên các đường thẳng đứng này.
Các kết quả nghiên cứu về Fibonacci này không có ý định làm kim chỉ nam cho việc xác định thời gian xâm nhập hoặc thoát ra khỏi thị trường. Tuy nhiên, nó có thể hữu ích trong việc xác định vùng hỗ trợ và kháng cự. Đa phần các nhà đầu tư sử dụng kết hợp cả 4 phương pháp Fibonacci này để có thể đưa ra các mức dự đoán chính xác hơn. Một nhà phân tích có thể chỉ sử dụng Fibonacci Arcs và các điểm giao tại vùng hỗ trợ hoặc kháng cự. Nhiều người khác kết hợp các nghiên cứu về Fibonacci với các dạng thức phân tích kỹ thuật khác như “lý thuyết sóng Elliot” để dự đoán mức độ đảo ngược xu hướng sau mỗi bước sóng khác nhau.
7- Fibonacci Channel
- Khái quát về Fibonacci Channel:Fibonacci Channel (Kênh Fibonacci) được tạo nên bằng các đường xu hướng song song. Để xây dựng công cụ này, bề rộng của kênh được sử dụng là bề rộng đơn vị. Sau đó, các đường thẳng song song sẽ được vẽ tại các điểm giá trị tương ứng với dãy số Fibonacci, bắt đầu là 0.618 bề rộng đơn vị, sau đó là 1.000, 1.618, 2.618, 4.236 lần …Nên nhớ rằng để dựng Kênh Fibonacci đúng thì phải dựa vào đường giới hạn tầm trên của kênh khi xu hướng tăng và tầm dưới của kênh khi xu hướng giảm.- Cách vẽ Fibonacci Channel:+Trong một xu hướng downtrend, chọn 2 điểm giá cao nhất tại đường xu hướng kháng cự rồi vẽ công cụ Fibonacci Channel, điều chỉnh đường giới hạn tầm dưới của Fibonacci Channel sẽ thấy các điểm Fibo 61.8%, 100.0%, 161.8%, … là những vùng hỗ trợ (Support) quan trọng.
+ Trong một xu hướng uptrend, chọn 2 điểm giá thấp nhất tại đường xu hướng hỗ trợ rồi vẽ công cụ Fibonacci Channel, điều chỉnh đường giới hạn tầm trên của Fibonacci Channel sẽ thấy các điểm Fibo 61.8%, 100.0%, 161.8%, … là những vùng kháng cự (Resistance) quan trọng.
Cần phải nhớ rằng tồn tại rất nhiều mối quan hệ giữa các sóng, đặc biệt là chúng phản ánh dãy phibonacci, tuy nhiên chúng chỉ là xu hướng không phải là mối quan hệ cố định. Một xu hướng dễ thấy hơn những điều khác qua kinh nghiệm nhưng không có quy tắc nào nói rằng những mối quan hệ đó là ko thay đổi. Những điều bình thường bây giờ có thể trở nên hiếm khi thị trường phải chịu 1 sự thay đổi lớn mang tính chu kỳ. Sau đây là một số xu hướng thường xuất hiện.
NHẬN ĐỊNH CHUNG
Sóng 1
Trong thời gian thị trường vẫn duy trì, sóng 1 không có gì để trở nên tốt hơn, chỉ có sóng 3 và sóng 5 là có cơ hôi. Vì vậy cách hiệu quả nhất để sử dụng “bảng tỷ suất hối đoái “( rate of change indicator) với các lý thuyết sóng là sự giảm đà suy đoán cho đến khi sóng thứ 3 của con sóng 3 từ nghi ngờ trở thành hiện thực.
Tuy nhiên, nếu sóng 1 bắt đầu kéo theo sự khác biệt rõ ràng giữa indicator và sự thay đổi của giá, xu hướng có thể đổi, sự phân tích lý thuyết sóng của bạn gần như là đúng
Sóng 3
1)Điểm kết thúc sóng 3 là khó dự đóan nhất trong 3 sóng đẩy.Nếu nó không ngắn hơn sóng 1,sóng 3 có thể bằng hoặc gấp 1.618 lần chiều dài sóng 1.Có những trường hợp sóng 3 có thể mở rộng lên 2.618 hoặc 4.618 lần sóng 1.
2)Một trong những cách hữu hiệu nhất để nhận ra sóng 3 là bằng độ dốc của nó.Nó hầu như luôn dốc hơn sóng 1.Sóng 3 thường là một đường thẳng đứng.Sóng 3 thường là sóng mạnh nhất trong các sóng đẩy và không bao gồm đường xu hướng giữa điểm khởi đầu sóng 1 và kết thúc sóng 2.
3) Lực đẩy của sóng 3 có thể mạnh đến mức nó thường bị nhầm là sóng 5 bị thất bại.Thêm nữa là sự thất bại của sóng 5 thì không hiếm trong thị trường ngoại hối.Dấu hiệu duy nhất để có thể thấy sự khác biệt là khối lượng.Nếu sóng đẩy xuất hiện với khối lượng lớn nó rất có thể là sóng 3 và có thể mở rộng.Nếu sự dịch chuyển thẳng đứng trong một khối lượng tương đối nhỏ (đặc biệt nếu so sánh sóng đẩy trước đó),vậy nó có thể là sóng 5 bị thất bại.
4)Đám đông mà hay cưỡng lại ý định đảo chiều thường thay đổi ý nghĩ trong sóng 3.Trong giai đọan này,nhà đầu tư thường tìm những lý do mới để mua trong trường hợp thị trường tăng trưởng hoặc bán trong thị trường suy thoái.Từ đó,bối cảnh nền kinh tế bắt đầu tốt hơn hay xấu đi,trong bất kỳ trường hợp nào,những lý do cơ bản dựa trên nghiên cứu thực tế làm cho sóng 3 mạnh .Điều này bắt buộc nhà phân tích nhận ra sự xuất hiện của sóng 3 khi họ đưa ra những cơ hội mua bán có lợi nhuận.
5)Sóng 3 không luôn dài hơn sóng 1.Tuy nhiên,nó hầu như luôn mạnh hơn(nghĩa là khối lượng lớn hơn,lực đẩy mạnh hơn)
6)Khối lượng lớn nhất sẽ thường ở sóng 3 của sóng 3 có cấp độ lớn hơn.
7)Một khi sóng 3 vượt qua chiều dài sóng 1,chiều dài của nó sẽ gấp 1.618 lần sóng 1.Nếu sóng 3 mở rộng ,mức tiếp theo là gấp 2.618 hay thậm chí gấp 4.618 lần chiều dài sóng 1(3.618 không phải là chỉ số Fibonanci)
Sóng 5
1)Điểm cuối của sóng 4 và sóng 5 thì dễ dàng hơn để dự đoán hoặc nhận ra khi nào nó diễn ra quy mô của sóng 4 có thể được suy ra từ dãy phibonacci và quy mô của sóng 3, độ dài của sóng 5 cũng như vậy, có thể tính được giá trị theo tỷ lệ phibonacci của khi giá cả dao động từ điểm gốc của sóng 1 đến điểm dừng của sóng 3 mối quan hệ điển hình trong chuỗi 5 sóng như sau: sóng 5 bằng 0.382 hoặc 0.618 lần độ dài từ điểm gốc của sóng 1 đến điểm dừng của sóng 3. Sóng 5 cũng thường bằng 1.68 lần sóng 1. Những quan hệ trên được giả định rằng sóng 1 và sóng 3 không được mở rộng
2)Trong quá trình sóng 5 diễn ra, sự đi xuống của thị trường trở nên rõ rệt.
3) Sóng 5 thường liên hệ với độ lớn của giá từ điểm khởi đầu sóng 1 tới điểm kết thúc sóng 3 bởi một chỉ số Fibonanci.Khi sóng 5 thấp hơn mục tiêu mà những chỉ số Fibonanci đề ra ,thường là những lần sóng B(trong dạng mặt phẳng không đều) của sóng 4 ở cấp độ cao hơn sẽ đạt mức giá mới (cao hoặc thấp) thường bằng mức sóng 5 sẽ lên đỉnh hoàn hảo hay thất bại
4)Sóng 5 phản ánh yếu tố thị trường con bò húc hay thị trường gấu ngủ được xây dựng liên tục từ chuỗi 4 sóng trước nó. Nhận thức này cho thấy rằng đầu tiên là những chuyên gia thị trường gần như bị cuốn hút bởi thị trường hằng ngày, còn những nhà đầu tư cá nhân, như thường lệ là những người cuối cùng.
SÓNG MỞ RỘNG
1)Trong bất kỳ chuỗi 5 sóng nào ,chỉ kỳ vọng 1 trong 3 sóng đẩy(1,3,5) được mở rộng
2)Nếu sóng 3 được mở rộng,sóng 1 và sóng 5 sẽ có xu hướng bằng nhau về độ lớn của giá hoặc bằng nhau về thời gian diễn ra từ điểm khởi đầu đến điểm cuối.
3)Trong sóng mở rộng ,phần giữa của sóng thứ 3 của sóng 3thường là trung tâm của tòan bộ sóng 3.
4)Sóng mở rộng là một trong những hiện tượng khó hiểu nhất trong lý thuyết sóng.Sự thành công của sóng thứ nhất và sóng thứ 2 trong cấp nhỏ hơn 2 bậc giống như mẫu hình kết thúc,nên sự bắt đầu lại tiếp theo của xu hướng thường khiến những nhà phân tích không cẩn trọng bất ngờ.
Elliot không đưa ra phương pháp nào để dự đóan sóng có mở rộng hay không.Nhưng dựa trên diễn biến của thị trường,một chuỗi những sóng gối đầu tại một điểm trong cấu trúc sóng(nơi không kỳ vọng mẫu hình tam giác ngang hoặc tam giác chéo) thường sẽ diễn ra sự mở rộng.
5)Trong thị trường ngoại hối,khỏang 60 % sóng mở rộng xuất hiện ở sóng 3,sóng 5 mở rộng chiếm 35% và 5% còn lại là ở sóng 1
6)Khi sóng mở rộng trong chuỗi 5 sóng là sóng 1 ,kỳ vọng sóng điều chỉnh sau đó tới vùng giá sóng 2 thay vì thường tới sóng 4.Điều này càng đặc biệt đúng nếu sóng 5 trong chuỗi 5 sóng nhỏ hơn sóng 3
7)Sóng hiệu chỉnh có xu hướng thoái lui nhe hơn trong sóng mở rộng.Tỷ lệ thoái lui thường thấy là 23.6% so với sóng trước ,hiếm khi vượt quá 38,2%
8)Nếu sóng 5 mở rộng trong bất kỳ chuỗi 5 sóng nào,khỏang 80% là sóng 3 sẽ lớn hơn.
9)Khi sóng 5 được mở rộng ,chiều dài của nó rất thường xuyên gấp 1.618 lần chiều dài của giá từ điểm khởi đầu sóng 1 tới đỉnh sóng 3.Theo dõi mô hình dưới đây:
10)Những sóng trong một sóng mở rộng có thể lớn hơn về quy mô so với những sóng trước đó ở cấp độ lớn hơn.
NGUYÊN LÝ LUÂN PHIÊN(áp dụng đối với sóng 4 và sóng 2)
Có 5 yếu tố :giá, thời gian,%thoái lui đối với sóng trước ,số sóng nhỏ trong 1 sóng,hình dạng.
Để chắc chắn là sóng tới thì tính chất luân phiên phải hiện diện ở sóng 2 và 4 trong ít nhất một khía cạnh trên.Ví dụ nếu sóng 2 ở dạng đơn giản (zig zag,zig zag đôi) và thóai lui sâu thì sóng 4 sẽ ở dạng phức tạp(mặt phẳng đều hoặc không đều,tam giác,2 hay 3 sóng phối hợp)và điều chỉnh theo đường ngang.
-Tuy nhiên theo trải nghiệm thì nguyên lý này đúng hơn khi áp dụng đối với quy mô hơn là cho mô hình.Ví dụ nếu sóng 2 đã thóai lui ít nhất 61.8 % sóng 1,thì sóng 4 sẽ rất có thể thoái lui nhiều nhất là 38.2% sóng 3.Nếu sóng 2 đã thooái lui 38.2 % sóng 1 thì sóng 4 sẽ điều chỉnh 23.6% hay 50% sóng 3.
IV-ỨNG DỤNG
KẾT LUẬN
Tuy Lý thuyết sóng Elliott kết hợp với dãy số Fibonacci bị một số chỉ trích phê bình, nó vẫn được rất nhiều nhà nghiên cứu và kinh doanh các sản phẩm tài chính cổ vũ và sử dụng trong việc phân tích giá. Và nó càng trở nên phổ biến vì sự chính xác đôi khi đến bất ngờ của nó. Trong hội thảo đầu tư tài chánh châu Á, ngày 26/7/2007 tại Thành Phố Hồ Chí Minh, ông Joe DiNapoli, một chuyên gia về kỹ thuật Fibonacci đã chứng minh rằng trong năm vừa rồi, có hai con sóng của VNIndex đã theo đúng các con số Fibonacci. Dĩ nhiên chúng ta có thể tìm ra thêm nhiều chứng cớ xác thực của VNIndex cho “lý thuyết sóng Elliott kết hợp với Fibonacci”. Điều đó cũng giống như nhiều dụng cụ phân tích kỹ thuật khác: khá chính xác khi chứng minh quá khứ, nhưng chính xác “vừa phải” khi dự đoán tương lai. Do đó khi xử dụng lý thuyết trên cũng như bất cứ phương pháp/dụng cụ phân tích kỹ thuật nào khác, chúng ta phải hết sức thận trọng, sáng suốt và quan trọng hơn hết là chuẩn bị chấp nhận một mức độ rủi ro nhất định.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7. “Technical Analysis from A to Z” của Steven B. Achelis.
8.
9.
10. 258.html&s=8ef53e1f2121bd3bfb20ef1a2ea1083c
11.
12. Balan__Robert_-_Elliott_Wave_Principle_Forex_www.dl4all.com
13. Mastering elliott wave(của Glen Neely va Eric Hall)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Song elliot-lý thuyết va ứng dụng.doc