Đề tài Mã số - Mã vạch

Tóm lại, mã số mã vạch là một giải pháp nhằm tạo thuận lợi và nâng cao năng suất, hiệu quả trong bán hàng và quản lý hàng hóa với một loại mã hiệu đặc biệt. Sử dụng mã số mã vạch trên hàng hoá mang lại nhiều lợi ích, lợi ích lớn nhất của việc áp dụng mã số mã vạch trong bán hàng như tăng năng suất, tiết kiệm nhân lực và thời gian, phân biệt chính xác các loại hàng hóa.

ppt29 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4652 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mã số - Mã vạch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BAO GÓI THỰC PHẨM Đề tài: Mã số - Mã vạch Giáo viên hướng dẫn:Lê Thanh Long Nhóm:2 SEMINAR NỘI DUNG: I. MÃ SỐ, MÃ VẠCH LÀ GÌ? 1. Mã số hàng hóa 2. Mã vạch hàng hóa II. PHÂN LOẠI 1. Mã vạch EAN Cấu trúc của EAN-13 Cấu trúc của EAN-8 2. UPC III. ỨNG DỤNG CỦA MÃ SỐ MÃ VẠCH IV. TRUY XUẤT NGUỒN GỐC 1. Lý do phải thực hiện truy xuất nguồn gốc: 2. Yêu cầu truy xuất nguồn gốc thực phẩm: 3. Thông tin cần lưu giữ cho mục đích truy xuất nguồn gốc V. KẾT LUẬN LỜI MỞ ĐẦU Sử dụng mã số mã vạch trên hàng hóa mang lại nhiều lợi ích, một trong những lợi ích rõ rệt nhất là tính tiền, kiểm kê, quản lý xuất nhập hàng hóa tại các của hàng nhanh chóng, chính xác. Hiện nay các loại hàng hóa muốn đem bán tại các siêu thi trong nước cũng như xuất khẩu ra nước ngoài đều phải có mã số mã vạch. Hơn nữa, mã số mã vạch trên hàng hóa cần được thể hiện chính xác và đúng đắn theo những tiêu chuẩn quốc tế đã quy định. I. MÃ SỐ, MÃ VẠCH LÀ GÌ? 1. Mã số hàng hóa (Article Number Code): Là ký hiệu bằng một dãy chữ số nguyên thể hiện như một thẻ để chứng minh hàng hóa về xuất xứ sản xuất, thông tin của nhà sản xuất trên một quốc gia (vùng) này tới các thị trường trong nước hoặc đến một quốc gia (vùng) khác trên khắp các châu lục Mã số hàng hóa có các tính chất sau Nó là con số duy nhất đặc trưng cho hàng hóa. Mỗi loại hàng hóa được nhận diện bởi một dãy số và mỗi dãy số chỉ tương ứng với một loại hàng hóa. Bản thân dãy số chỉ là một dãy số đại diện cho hàng hóa, không liên quan đến đặc điểm của hàng hóa, nó không phải là số phân loại hay chất lượng của hàng hóa. Là dãy các số tự nhên từ 0-9 được sắp xếp theo quy luật. 2. Mã vạch hàng hóa (Barcode) Khái niệm về mã vạch (Bar Code): - Là hình ảnh tập hợp ký hiệu các vạch (đậm, nhạt, dài, ngắn) thành nhóm vạch và định dạng khác nhau để các máy đọc gắn đầu Laser (như máy quét Scanner) nhận và đọc được các ký hiệu đó Mã vạch có tính chất: - Chỉ thể hiện các con số (từ 0 đến 9) với chiều dài cố định (13 hoặc 8 con số) II. PHÂN LOẠI Vạch gồm nhiều lọai khác nhau. Trong đó tồn tại 2 hệ thống cơ bản về mã số mã vạch (MSHH): Hệ thống MSHH được sử dụng tại thị trường Hoa Kỳ và Canada. Đó là hệ thống UPC (Universal Product Code), lưu hành từ thập kỷ 70 của thế kỷ XX cho đến nay. Hệ thống MSHH được sử dụng rộng rãi ở các thị trường còn lại như là châu Âu, châu Á,...; trong đó phổ biến là hệ thống EAN (European Article Number). Trong hệ thống MSHH EAN có 2 loại ký hiệu con số: Loại EAN-13 và EAN-8. Ngoài ra con có các loại mã vạch như: Code 39, Interleaved 2of 5, Codabar và Code 128. Trong 1 số loại mã vạch người ta còn phát triển làm nhiều Version khác nhau, có mục đích sử dụng khác nhau, thí dụ UPC có các version là UPC-A, UPC-B, UPC-C, UPC-D và UPC-E; EAN có các version EAN-8, EAN-13, EAN-14, Code 128 gồm Code 128 Auto, Code 128-A, Code 128-B, Code 128-C Mã vạch EAN (European Article Number) Mã vạch EAN gồm các vạch tối và sáng (khoảng trống) được tạo bởi các môđum có độ rộng, độ sáng hoặc độ tối thống nhất. Về dung lượng nó gồm 13 ký số trong đó 2 hoặc 3 ký số đầu tiên là ký số “mốc”, dùng để biểu thị cho nước xuất xứ. Các ký số này chính là “mã quốc gia” của sản phẩm được cấp bởi Tổ chức EAN quốc tế (EAN International Organization) Trong mã vạch EAN, mỗi số được thể hiện bằng 7 môđun Ngoài các vạch thể hiện số, trong mã vạch EAN có các vạch phụ cấu tạo từ một số môđun nhất định như: vạch giữa, 2 vạch biên (mở đầu và kết thúc) mã vạch Mỗi giá trị số được thể hiện trong mã vạch bằng 7 môđun theo 3 bộ mã A,B,C như sau: Cấu tạo vạch biên và vạch giữa được nêu trong bảng sau: Các kích thước danh định của mã vạch EAN: Trong kích thước chuẩn (độ phóng đại 1) độ rộng của mỗi môđun là 0,33mm Độ rộng của các loại mã vạch như sau: - Độ rộng vạch của mỗi chữ số: 7 môđun = 2,31 mm - Độ rộng của vạch biên : 3 môđun = 0,99mm - Độ rộng của vạch giữa: 5 môđun= 1,65mm Cấu trúc của EAN-13: Mã vạch tiêu chuẩn EAN-VN13 có cấu tạo, kể từ bên phải sang trái: Trong mã vạch tiêu chuẩn EAN-VN13 vì số thứ 13( số đầu tiên ở bên trái) là số 8 là 6 số bên trái được thể hiện theo bảng sau: Tổng số môđun trong mã vạch tiêu chuẩn EAN-VN13 là : 12 số (bên phải và bên trái) x 7 môđun = 84 2 vạch biên x 3 môđun = 6 vạch giữa x 5 môđun = 5 95 môđun Độ rộng của mã vạch tiêu chuẩn EAN-VN13 theo kích thước danh định (chuẩn) là : 95 môđun x 0,33mm = 31,35mm Mã số EAN-13 là 1 dãy số gồm 13 chữ số nguyên (từ số 0 đến số 9), trong dãy số chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm có ý nghĩa như sau: 8 931234 567897 Mã quốc gia Mã doanh nghiệp Mã mặt hàng Số kiểm tra Số kiểm tra đươc xác định như sau: Bước 1: từ phải sang trái, cộng tất cả các con số ở vị trí lẻ (trừ số kiểm tra C) Bước 2: nhân kết quả bước 1 với 3 Bước 3: cộng giá trị của các con số còn lại. Bước 4: cộng kết quả bước 2 với bước 3 Bước 5: lấy bội số của 10 lớn hơn và gần kết quả của bước 4, trừ đi kết quả của bước 4 được số kiểm tra C Ví dụ: Mã số 8 9 3 6 0 1 4 8 2 3 3 0 - C - B1: 0 + 3 + 8 + 1 + 6 + 9 = 27 (1) - B2: 27 x 3 = 81 (2) - B3: 3 + 2 + 4 + 0 + 3 + 8 = 20 (3) Cộng giá trị (2) với (3) ta có : 81 + 20 =101 (4) - B5: 110 - 101 = 9. Như vậy C = 9 Trong trường hợp này mã số EAN - VN 13 có MSHH đầy đủ là: 8 9 3 6 0 1 4 8 2 3 3 0 9 Cấu trúc của EAN-8 Về bản chất tương tự như EAN-13 chỉ khác là EAN-8 gồm 8 chữ số nguyên, tuỳ theo sắp xếp và lựa chọn các chữ số từ số 0 đến số 9 được chia làm 3 nhóm Mã số quốc gia: Gồm 3 chữ số đầu tiên (bên trái) Mã số hàng hóa: Gồm 4 chữ số tiếp theo. Mã số kiểm tra: Gồm 1 chữ số đứng cuối cùng. Nhận dạng số C cũng được tính từ 7 số đứng trước nó và cách tính cũng tương tự như EAN-13. Ví dụ: Mã một số quốc gia: 489: Hồng Kông     690 - 695: Trung Quốc   880: Hàn Quốc   884: Campuchia   885: Thái Lan   893: Việt Nam 2. UPC (Universal Product Code) UPC gồm có 2 phần: phần mã vạch mà máy có thể đọc được và phần số mà con người có thể đọc được. Số của UPC gồm 12 ký số, không bao gồm ký tự. Đó là các mã số dùng để nhận diện mỗi một sản phẩm tiêu dùng riêng biệt Mã số hệ thống Mã doanh nghiệp Mã số mặt hàng Số kiểm tra Ký số thứ 1: Gọi là ký số hệ thống số. Nó nằm trong phạm vi của 7 con số định rõ ý nghĩa và chủng lọai của sản phẩm như sau: * 5- Coupons: Phiếu lĩnh hàng hóa * 4- Dành cho người bán lẽ sử dụng * 3- Thuốc và các mặt hàng có liên quan đến  y tế. * 2- Các món hàng nặng tự nhiên như thịt và nông sản. * 0, 6, 7 - Gán cho tất cả các mặt hàng khác như là một phần nhận diện của nhà sản xuất. Năm ký số thứ 2: mã người bán, mã doanh nghiệp hay mã của nhà sản xuất. Biết được 5 ký số này là có thể biết được xuất xứ của hàng hóa. Năm ký số kế tiếp:  Dành cho người bán gán cho sản phẩm của họ. Người bán tự tạo ra 5 ký số này theo ý riêng của mình để mã hóa cho sản phẩm . Ký số cuối cùng: Ở đây là số 5, là ký số kiểm tra, xác nhận tính chính xác của tòan bộ số UPC. Cách tính số kiểm tra như cách tính số kiểm tra của EAN III. ỨNG DỤNG CỦA MÃ SỐ MÃ VẠCH: Quá trình phân phối và quản lý hàng hoá bằng mã vạch: Sử dụng trong siêu thị, nhà sách…. để máy tính có thể đọc được và tính tiền được nhanh chóng, thuận tiện. Trong mỗi quốc gia, các doanh nghiệp, các nhà cung cấp sẽ thuận lợi khi quản lý, phân phối; biết được xuất xứ, nguồn gốc của mỗi loại sản phẩm. Trong giao lưu thương mại quốc tế: nhà sản xuất tránh được các hiện tượng gian lận thương mại, bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng; sản phẩm hàng hóa có thể lưu thông trên toàn cầu mà vẫn biết được lai lịch của nó cũng như đảm bảo độ chính xác về giá cả và thời gian giao dịch rất nhanh. Trong giao dịch mua bán, kiểm soát được tên hàng, mẫu mã, quy cách, giá cả xuất, nhập kho hàng không bị nhầm lẫn và nhanh chóng, thuận tiện. IV. TRUY XUẤT NGUỒN GỐC Khái niệm về truy xuất nguồn gốc: “Khả năng truy tìm xuyên suốt trong quá trình sản xuất, chế biến và phân phối theo thực phẩm, thức ăn cho động vật hoặc các chất dự kiến sử dụng, hoặc có khả năng hợp thành sản phẩm thực phẩm, thức ăn cho động vật”. Quy định 178/2002/EC. 1. Lý do phải thực hiện truy xuất nguồn gốc: a) Người tiêu dùng lo ngại về an toàn thực phẩm và sử dụng quyền được sử dụng sản phẩm an toàn và có thông tin nguồn gốc sản phẩm rõ ràng. b) Cơ quan thẩm quyền các nước nhập khẩu thực phẩm: - Quy định những yêu cầu và biện pháp kiểm soát thực phẩm nghiêm ngặc hơn để bảo đảm an toàn thực phẩm. - Yêu cầu thực hiên truy xuất và triệu hồi được nguồn gốc của sản phẩm không an toàn. - Không cho phép nhập khẩu sản phẩm không an toàn, thậm chí hủy bỏ khi nhập khẩu. c) Các nước xuất khẩu thực phẩm: đáp ứng để vượt qua rào cản kỷ thuật của các nước nhập khẩu và đáp ứng về yêu cầu về an toàn thực phẩm của người tiêu dùng trong nước. 2. Yêu cầu truy xuất nguồn gốc thực phẩm: Mã số mã vạch là công cụ truy xuất nguồn gốc, nhờ mã số mã vạch ta có thể biết được nguồn gốc thực phẩm, vì vậy truy suất nguồn gốc phải đáp ứng các yêu cầu sau: Đảm bảo truy xuất nguồn gốc của thực phẩm tại mỗi công đoạn Người tiêu dùng có thể biết được nơi các thực phẩm đến từ  Nhà cung cấp có thể biết những người mua thực phẩm  Có thể theo dõi lại và theo dõi trong thời gian thực  Nếu chính phủ có cần thiết, nó có thể cung cấp thông tin cần thiết cho vết trở lại và theo dõi.  3. Thông tin cần lưu giữ cho mục đích truy xuất nguồn gốc Thông tin cấp 1 (bắt buộc): - Tên, địa chỉ người cung cấp sản phẩm - Tên, địa chỉ người mua sản phẩm - Chất lượng sản phẩm được cung cấp, trao đổi - Ngày phân phối, tiếp nhận sản phẩm Thông tin cấp 2 (khuyến khích): - Khối lượng, thể tích hàng hóa. - Mã số lô/mẻ sản phẩm (nếu có). - Các thông tin liên quan khác của sản phẩm (đóng gói sơ bộ, sơ chế/tinh chế,...). V. KẾT LUẬN Tóm lại, mã số mã vạch là một giải pháp nhằm tạo thuận lợi và nâng cao năng suất, hiệu quả trong bán hàng và quản lý hàng hóa với một loại mã hiệu đặc biệt. Sử dụng mã số mã vạch trên hàng hoá mang lại nhiều lợi ích, lợi ích lớn nhất của việc áp dụng mã số mã vạch trong bán hàng như tăng năng suất, tiết kiệm nhân lực và thời gian, phân biệt chính xác các loại hàng hóa. Một số hình ảnh minh họa Tài liệu tham khảo: Bài giảng bao gói thực phẩm của thầy Lê Thanh Long Ứng dụng công nghệ mã vạch trong quản lý nhân sự Các trang web: www.spsvietnam.gov.vn www.tcvn.gov.vn Danh sách nhóm Phan Thị Kim Chi Hoàng Thị Bình Dương Thị Thùy Dương Trần Hoàng Giang Trần Hữu Quốc Huy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptsemina_msmv_1395.ppt
Luận văn liên quan