Đề tài Ma trận S.W.O.T và cạnh tranh của hàng may Việt Nam
Ngành may Việt Nam khởi sắc từ đầu thập niên chín mươi của thế kỷ XX và có tốc độ tăng trưởng khá nhanh. Trên thị trường quốc tế, hàng may xuất xứ từ Việt Nam được đánh giá cao về chất lượng. Nhờ chi phí tiền lượng tính theo giờ thấp, hàng may Việt Nam có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Những năm gần đây, sản phẩm may Việt Nam đã xâm nhập vào nhiều thị trường khó tính và thị phần ở những thị trường đó tăng nhanh. Số liệu về tốc độ tăng xuất khẩu hàng may Việt Nam trên ba thị trường chủ yếu: Mỹ, EU và Nhật Bản cho thấy những cố gắng của ngành trong hơn một chục năm qua:
- Tốc độ tăng xuất khẩu hàng may Việt Nam vào Mỹ đạt trung bình 52,6%/năm trong giai đoạn 1994-2001. Riêng năm 2002, với sự mở đường của Hiệp định thương mại Việt Nam Hoa Kỳ, hàng dệt may vào Mỹ đã tăng đột biến từ 49 triệu USD năm 2001 lên 975 triệu năm 2002, và theo Hiệp định dệt may Việt Nam Hoa Kỳ vừa ký, hạn ngạch nhập khẩu hàng dệt may từ Việt Nam năm 2003 sẽ đạt 1,7 tỷ USD.
4 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3030 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Ma trận S.W.O.T và cạnh tranh của hàng may Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngành may Việt Nam khởi sắc từ đầu thập niên chín mươi của thế kỷ XX và có tốc độ tăng trưởng khá nhanh. Trên thị trường quốc tế, hàng may xuất xứ từ Việt Nam được đánh giá cao về chất lượng. Nhờ chi phí tiền lượng tính theo giờ thấp, hàng may Việt Nam có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Những năm gần đây, sản phẩm may Việt Nam đã xâm nhập vào nhiều thị trường khó tính và thị phần ở những thị trường đó tăng nhanh. Số liệu về tốc độ tăng xuất khẩu hàng may Việt Nam trên ba thị trường chủ yếu: Mỹ, EU và Nhật Bản cho thấy những cố gắng của ngành trong hơn một chục năm qua:
- Tốc độ tăng xuất khẩu hàng may Việt Nam vào Mỹ đạt trung bình 52,6%/năm trong giai đoạn 1994-2001. Riêng năm 2002, với sự mở đường của Hiệp định thương mại Việt Nam Hoa Kỳ, hàng dệt may vào Mỹ đã tăng đột biến từ 49 triệu USD năm 2001 lên 975 triệu năm 2002, và theo Hiệp định dệt may Việt Nam Hoa Kỳ vừa ký, hạn ngạch nhập khẩu hàng dệt may từ Việt Nam năm 2003 sẽ đạt 1,7 tỷ USD.
- Thị trường EU đang được coi là thị trường chính, khá quen thuộc của ngành may Việt Nam . Thời kỳ 1990-1994, tốc độ tăng xuất khẩu hàng may vào thị trường này trung bình đạt 80%/năm, giảm xuống còn 15,19%/năm thời kỳ 1994-2000. Hàng may từ Việt nam chỉ chiếm một tỷ trọng không đáng kể trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng may của EU, song đang có xu hướng tăng: năm 1997 chiếm 1,26%; năm 1998 là 1,36%; năm 1999 là 1,4%; và năm 2000 là 1,54%.
- Nhật Bản là thị trường có triển vọng đối với dệt may Việt Nam . Năm 2002, kim ngạch xuất khẩu dệt may sang thị trường này đạt 485 triệu USD, chiếm 17,5% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam . Tuy nhiên, cũng như ở các thị trường khác, hàng may Việt Nam cũng chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ bé trong tổng nhập khẩu dệt may của thị trường. Năm 2000, hàng dệt may từ Việt Nam chiếm 3,12% tổng nhập khẩu dệt may của Nhật Bản từ năm 2001, con số này là 2,92%.
Trong hoàn cảnh mới, ngành may Việt Nam đang có nhiều cơ hội, song cũng đứng trước những thách thức lớn. Phân tích S.W.O.T (Strengths Điểm mạnh, Weaknesses Điểm yếu, Opportunities Cơ hội, và Threats - Nguy cơ, thách thức) đối với ngành may Việt Nam có thể nêu ra những nét chủ yếu về năng lực cạnh tranh của ngành trong những năm trước mắt (xem bảng).
Đánh giá khả năng cạnh tranh của hàng may Việt Nam trên cơ sở phân tích ma trận S.W.O.T
Strengths Thế mạnh
Có nguồn nhân công dồi dào và có trình độ;
Lương giờ bình quân thấp;
Chi phí sản xuất/ 1 phút thấp hơn nhiều nước trong khu vực;
Yêu cầu đầu tư tối thiểu đối với chủ doanh nghiệp;
Phương tiện gửi hàng và vận chuyển quốc tế thuận lợi và có chi phí thấp;
Miễn thuế nhập khẩu đối với vật tư dùng cho sản xuất hàng xuất khẩu;
Hầu hết các doanh nghiệp được trang bị tốt và có độ ngũ công nhân được đào tạo tốt;
Đội ngũ quản lý có kỹ năng kinh doanh và đang chuyển sang hình thức tiếp cận trực tiếp với khách hàng.
Weaknesses Điểm yếu
Giá trị gia tăng trong nước thấp do duy trì quá lâu hình thức gia công;
Chưa chủ động tạo được nguồn nguyên phụ liệu trong nước phù hợp yêu
cầu sản xuất hàng xuất khẩu;
Sự liên kết với khách hàng kém phát triển: quá phụ thuộc vào các đối tác
nước ngoài, ít mối liên hệ với khách hàng cuối cùng;
Khả năng tiếp thị hạn chế, đặc biệt trong việc đột phá thị trường mới;
Hầu như chưa có thương hiệu riêng và chủng loại sản phẩm còn hạn chế;
Việc đào tạo còn hạn chế, đặc biệt đối với quản lý chuyên ngành;
Thu nhập của phía Việt nam chủ yếu dựa trên chi phí gia công, vì thế hạn
chế lợi nhuận và khả năng tăng vốn;
Opportunities Cơ hội
Có cơ hội nâng cao hiệu quả và kỹ năng tiếp thị trong gia công để chuyển sang xuất FOB;
Độ co dãn về thu nhập lớn cho thấy nhu cầu thuận lợi đối với xuất khẩu;
Tỷ giá hối đoái thực tế của VND trên một số thị trường đang yếu đi làm tăng khả năng xuất khẩu hàng vào các thị trường đó;
Một số công ty đã thành công trong phát triển cacự sản phẩm đặc biệt tại thị trường ngách trên cơ sở xuất FOB;
Các số liệu xuất khẩu quá khứ cho thấy các thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là EU;
Thị trường Mỹ đang có nhu cầu lớn về hàng dệt may Việt Nam ;
Các thị trường mới, trong đó có Nga và các nước SNG là những thị trường tiềm năng lớn đối với hàng dệt may Việt Nam .
Threats Nguy cơ, thách thức
Tính khốc liệt trong cạnh tranh ở tất cả các thị trường đang tăng;
AFTA sẽ giảm các hàng rào thương mại ở châu á và khuyến khích cạnh tranh
khu vực;
Nhân công một số nước trong khu vực rẻ hơn, như Inđônêxia , Bangladesh ;
Chi phí cho các dịch vụ thuộc kết cấu hạ tầng cao: cước phí điện thoại,
dịch vụ viễn thông, giá điện, nước, …;
Cạnh tranh khốc liệt từ phía Trung Quốc do ở đó công nghiệp dệt và phụ
liệu đã phát triển, và có nguồn nhân công rẻ hơn, năng suất lao động cao hơn;
Hiệp định dệt may Việt Nam Hoa Kỳ quy định việc không chế hạn ngạch
nhập khẩu dệt may từ Việt Nam vào Mỹ;
Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO.
Trên cấp độ ngành thì khả năng cạnh tranh của hàng may Việt Nam chủ yếu được tạo ra bởi nguồn nhân lực. Với đội ngũ công nhân có tay nghề, khéo léo cộng với chi phí tiền lương thấp, dệt may Việt Nam tạo nên sự hấp dẫn các đơn đặt hàng gia công từ các nước EU, Mỹ, Nhật và một số nước khác. Một thuận lợi cho hàng xuất khẩu nói chung và cho việc xuất khẩu hàng may nói riêng là đồng tiền Việt Nam có xu hướng yêu đi trên các thị trường, điều này tạo điều kiện cho việc cạnh tranh về giá.
Ở cấp độ doanh nghiệp và sản phẩm thì khả năng cạnh tranh của hàng may Việt nam là rất thấp, do các doanh nghiệp chưa quan tâm đến việc xây dựng và phát triển thương hiệu và mẫu mã sản phẩm, chưa chú trọng đến khâu thiết kế kiểu dáng sản phẩm.
Cũng cần phải nhấn mạnh rằng, một số điểm mạnh của ngành dệt may Việt Nam cũng như các cơ hội mà chúng ta có thể tận dụng được hiện nay chỉ mang tính tạm thời, trong tương lai dài có thể không còn hoặc biến thành các nguy cơ. Trước hết đó là vấn đề hạn ngạch. Hiện nay chúng ta xuất khẩu vào các thị trường EU hay Mỹ mà không chịu nhiều áp lực từ các cường quốc dệt may khác trong khu vực là do EU và Mỹ áp đặt hạn ngạch. Vì vậy trong những năm qua xuất khẩu hàng dệt may đạt kim ngạch cao và có tốc độ tăng trưởng ổn định (năm 2002 Việt Nam xuất khẩu 2,75 tỷ USD hàng dệt may, tăng 39% so với năm 2001, mục tiêu năm 2003 là 3,2 tỷ USD). Tuy nhiên hiện nay Trung Quốc, Đài Loan đã gia nhập WTO và trong tương lai gần Việt Nam cũng sẽ gia nhập tổ chức này. Vì vậy các nước dỡ bỏ hạn ngạch dệt may chỉ còn là vấn đề thời gian. Khi hạn ngạch bị dỡ bỏ thì hàng may Việt Nam sẽ khó cạnh tranh được với sản phẩm của các nước khác. Một thuận lợi hiện nay của ngành may Việt Nam mà trong tương lai có thể trở thành một nguy cơ là giá nhân công thấp, bởi vì khi gia nhập WTO các doanh nghiệp phải trả công cho người lao động theo những chuẩn mực chung, khi đó nếu các doanh nghiệp may tiếp tục trả công thấp thì các nước sẽ không chấp nhận nhập khẩu sản phẩm của họ. Còn nếu tăng tiền công thì lượng đơn đặt hàng gia công có thể sẽ giảm đi đáng kể.
Chiến lượng tăng tốc phát triển ngành dệt may đến năm 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong ngành may phải đạt các mục tiêu chủ yếu sau: Về sản lượng hàng may mặc: đến năm 2005 đạt 780 triệu sản phẩm, gấp rưỡi sản lượng năm 2002, đến năm 2010 đạt 1,5 tỷ sản phẩm, gấp 3 lần năm 2002. Về giá trị gia tăng trong nước: sản phẩm dệt may xuất khẩu phải đạt tỷ lệ sử dụng nguyên phụ liệu nội địa trên 50% giá trị năm 2005 và trên 75% đến 2010. Đối với ngành may, đây là nhiệm vụ giao hàng theo phương thức bán FOB. Về xuất khẩu: Ngành may và dệt phải đạt kim ngạch xuất khẩu 4-5 tỷ USD năm 2005 và 8-9 tỷ USD năm 2010. Về việc làm: ngành may và dệt đến năm 2005 phải thu hút được 2,5-3 triệu lao động, năm 2010 từ 4-4,5 triệu lao động.
Để thực hiện thành công các mục tiêu trên, tác giả xin đề xuất một số biện pháp chủ yếu đối với ngành may:
1. Thực thi chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm. Phần lớn hàng may của Việt Nam xuất khẩu trong thời gian qua là hàng gia công cho các nước, vì vậy các doanh nghiệp đơn vị gia công chưa quan tâm nhiều đến vấn đề thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm. Trong thời gian tới, các doanh nghiệp may Việt Nam cần có nhận thức đúng đắn và đầu tư thích đng cho hoạt động này.
2. Làm tốt công tác đào tạo các nhà thiết kết mẫu sản phẩm may có trình độ quốc tế để có thể sáng tạo và chủ động tạo ra các sản phẩm mới, đa dạng, có tính khác biệt và hấp dẫn người tiêu dùng, tránh thụ động làm theo các đơn đặt hàng của các hãng lớn ở các nước hoặc bắt chước mẫu của người khác. Một hạn chế lớn của hàng may Việt Nam là thường làm theo kiểu dáng của các sản phẩm mà các nước khác đã làm, ít có tính sáng tạo và độc đáo.
3. Nâng cao năng suất lao động để hạ giá thành sản phẩm. Ngành may mặc Việt Nam có ưu thế là giá nhân công rẻ nhưng tổng chi phí cho một đơn vị sản phẩm lớn hơn so với nhiều nước khác. Lợi thế giá nhân công rẻ sẽ mất đi khi chúng ta gia nhập WTO và Chính phủ cải cách tiền lương. Để hạn giá thành sản phẩm, ngoài việc hiện đại hoá công nghệ thì điều quan trọng là phải nâng cao tay nghề và kỹ năng của công nhân để nâng cao năng suất lao động ngành.
4. Giữ gìn chứ tín trong kinh doanh. Chữ tín ở đây không chỉ giới hạn trong vấn đề chất lượng, giao nhận và thanh toán mà còn trong việc kinh doanh theo thông lệ và cam kết quốc tế.
5. Đẩy mạnh nghiên cứu các thị trường trọng điểm, các thị trường ngách, vì khả năng các doanh nghiệp Việt Nam giữ và tăng thị phần ở các thị trường trọng điểm và truyền thống là rất thấp. Đặc biệt cần quan tâm đến thị trường Nga và các nước Đông âu.
6. Đẩy mạnh xuất khẩu trên cơ sở phát triển vững chắc thị trường trong nước. Thị trường trong nước là nơi có khả năng tạo ra nhiều giá trị gia tăng và lợi thuận hơn so với thị trường ngoài nước, giúp cho các doanh nghiệp có thêm nguồn đầu tư phát triển, là nơi bắt đầu của quá trình xây dựng thương hiệu và uy tín của sản phẩm.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Ma trận SWOT và cạnh tranh của hàng may Việt Nam.docx