Công việc phân tích nhu cầu và thiết kế hạ tầng mạng phục vụ công tác
QLĐT tại một cơ sở đào tạo đại học nói chung và tại HVCSND nói riêng là công
việc đòi hỏi rất nhiều thời gian và điều kiện nghiên cứu, tìm hiểu thực tiễn. Là
một cán bộ của Học viện, là học viên cao học thuộc Đại học Công nghệ Đại học
Quốc gia Hà Nội bản thân tác giả đã dành nhiều công sứcđể hoàn thiện đề tài tuy
nhiên do điều kiện về thời gian, khả năng thực tế chưa nhiều nên ngoài những
công việc đã đạt được luận văn vẫn còn một số thiếu sót như sau:
Chưa nghiên cứu được tất cả các phương pháp xây dựng các mô hình mạng
phục vụ cho các cơ sởđào tạođại học.
Hệ thống dữ liệu, thông tin còn ít.
Mới chỉ phân tích và thiết kế hạ tầng mạng được trên các mô hình và các
phần mềm mô phỏng, chưacó điều kiện triển khai xây dựng hạ tầng mạng
trên thực tế.
105 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2377 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mạng máy tính phục vụ công tác quản lý đào tạo tại học viện cảnh sát nhân dân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ện Web cho việc cấu hình, quản lý, theo dõi và phát hiện lỗi trên
mạng Campus. Phần mềm sử dụng cho việc quản trị hằng ngày các dịch vụ và
kết nối trên mạng. Những công cụ này bao gồm hiển thị sơ đồ, cấu hình thiết bị,
phân tích đường dẫn ở lớp 2, lớp 3, theo dõi lưu lượng, phân tích…
Campus Manager: Campus Manager là một bộ ứng dụng web được thiết
kế cho việc quản trị hằng ngày mạng switch của Cisco.
Phát hiện và hiển thị 1 cách thông minh các mạng lớp 2 trên bản đồ kết
nối.
Cấu hình các mạng VLAN, mạng LANE và các dịch vụ ATM
Hiển thị trạng thái và kết nối dựa trên các thông tin lấy từ SNMP
Nhận dạng cấu hình lớp 2
Có công cụ truy nguyên để phát hiện các vấn đề về kết nối giữa các
thiết bị đầu cuối cũng như các thiết bị ở lớp 2 và lớp 3
Tự định vị người dùng bằng địa chỉ MAC, địa chỉ IP, tên đăng nhập
của NT hay Netware hoặc các host Unix
Content Flow Monitor: Content Flow Monitor là ứng dụng theo dõi hiệu
suất mạng để cân bằng tải trên mạng:
- Cho phép người quản trị mạng tăng hiệu suất bằng cách thêm vào các
thành phần cân bằng tải.
- Giảm độ phức tạp của việc quản trị.
- Cung cấp các thống kê hiệu suất như là tổng số các luồng và cache entry,
tổng số kết nối và số lượng gói đến mỗi máy chủ…
TrafficDirector: Là ứng dụng theo dõi và phát hiện lỗi của các lưu lượng
trên mạng có dùng cơ chế giám sát từ xa. Cho phép người quản trị sớm phát hiện
các vấn đề về mạng trước khi nó xảy ra.
- Sử dụng Cisco SwitchProble để đo hiệu suất kết nối.
67
- Phát hiện và giải quyết các lỗi cũng như cung cấp số liệu thống kê, đồ thị
và báo cáo theo thời gian thực.
- Có thể thu thập dữ liệu nếu dùng chung với các SwitchProbe của Cisco.
Resource Manager Essentials: Đây là ứng dụng quản trị mạnh trong hệ
thống mạng lớn:
- Cung cấp việc lưu trữ và quản trị các thay đổi của thiết bị
- Công cụ cấu hình và quản lý phần mềm
- Phân tích mạng và các thông tin được ghi lại
CiscoView: Là ứng dụng quản trị bằng hiển thị sơ đồ các thiết bị theo
kiểu đồ hoạ:
- Có thể có được các thông tin chi tiết bất cứ nơi nào, lúc nào.
- Hiển thị đồ họa các thiết bị với các màu cho các trạng thái khác nhau.
3.7. Kết luận
Chương 3 tập trung vào mục đích phân tích nhu cầu, thiết kế, xây dựng
mạng máy tính phục vụ nhu cầu đào tạo và QLĐT trong tình hình mới. Phần đầu
của chương 3 tìm hiểu và giới thiệu về các mô hình mạng máy tính, các thiết bị
mạng phục vụ xây dựng mạng LAN của Học viện. Xuất phát từ nhu cầu tin học
hoá của công tác đào tạo và QLĐT của HVCSND và điều kiện, đặc thù riêng của
một trường ngành Công an, hạ tầng mạng máy tính được xây dựng phải hoạt
động ổn định, đảm bảo hiện đại và phải sẵn sàng cho sự phát triển trong tương
lai. Hệ thống các thiết bị mạng phải có công nghệ hiện đại, có tính mở, tránh sớm
bị lỗi thời. Hệ thống có khả năng hoạt động thường xuyên, liên tục. Đảm bảo tính
an ninh và bảo mật dữ liệu, thông tin. Việc bảo hành, bảo trì, nâng cấp và thay
đổi phù hợp với nhu cầu phát sinh của học viện một cách tiện lợi và tiết kiệm.
Chương 3 đã đề xuất mô hình để xây dựng mạng, tìm hiểu các thiết bị và nhà sản
xuất phù hợp với mô hình mạng và với yêu cầu thực tế. Xây dựng phân hệ truy
cập Internet và truy cập từ xa, đề xuất cácgiải pháp bảo mật hệ thống.
68
Chương 4. TỔ CHỨC KHO HỌC LIỆU PHỤC VỤ CÔNG TÁC
ĐÀO TẠO, QUẢN LÝ ĐÀO TẠO
4.1. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ đào tạo.
Hệ thống phần mềm ứng dụng phục vụ cho nhu cầu điện tử hóa các hệ
thống thông tin phục vụ đào tạo, QLĐT và nghiên cứu khoa học bao gồm 2 thành
phần chính:
Thứ nhất: Hệ thống các CSDL, được thiết kế xuất phát từ nhu cầu về
thông tin phục vụ các hoạt động; được cập nhật liên tục từ các điểm gốc (là nơi
xuất hiện và chịu trách nhiệm về nội dung thông tin); từ hệ thống CSDL sẽ xây
dựng các phần mềm ứng dụng và tích hợp dữ liệu phục vụ các mục đích, yêu cầu
cụ thể.
Thứ hai: Các phân hệ phần mềm ứng dụng cung cấp các khả năng khai
thác, xử lý thông tin theo hệ thống các biểu mẫu hoặc chuyển đổi thông tin sang
các dạng phù hợp yêu cầu người sử dụng (công nghệ Web).
Căn cứ nhu cầu thông tin phục vụ các hoạt động đào tạo, QLĐT, nghiên
cứu khoa học của Học viện cần được xây dựng với các hệ thống cơ sở dữ liệu
nhằm mục tiêu thu thập, xử lý, lưu trữ và cung cấp thông tin theo các mục tiêu,
gồm:
4.1.1. CSDL phục vụ đào tạo
Để đáp ứng nhu cầu đào tạo trong tình hình mới đặc biệt là việc cung cấp
học liệu điện tử phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập của cán bộ, giảng viên, học
viên của Học viện thì việc xây dựng CSDL mạnh phục vụ đào tạo là nhiệm vụ
hết sức cần thiết:
CSDL về các chương trình đào tạo, bồi dưỡng (dữ liệu do các phòng chuyên
môn cập nhật). Đây là CSDL gắn kết các chương trình đào tạo với các môn
học, các chuyên đề và những quy định chi tiết về: Số tiết (lý thuyết, thực
hành, thảo luận), thi cử, kiểm tra điều kiện môn học. Khác với CSDL phục vụ
quản lý đào tạo, CSDL này nhằm cung cấp thông tin về các chương trình đào
tạo, bồi dưỡng, thuộc các hệ đào tạo, tương ứng với các đối tượng.
CSDL các môn học tương ứng với từng chương trình, giáo trình, tài liệu cho
từng môn học (do các Khoa chịu trách nhiệm cung cấp thông tin sau khi đã
chính thức);
69
Các CSDL phục vụ đào tạo cung cấp thông tin về các chương trình đào tạo,
bồi dưỡng do Học viện thực hiện; các quy định đối với đối tượng tham gia về
các môn học, thi cử, điều lệnh nội vụ, nội quy. . .
CSDL này phục vụ cho giảng viên của Học viện và cho nhu cầu tìm hiểu về
các chương trình đào tạo, bồi dưỡng do Học viện tổ chức của học viên.
4.1.2. Các CSDL phục vụ quản 1ý đào tạo
Học viện có nghĩa vụ tổ chức các loại hình đào tạo từ đại học, thạc sĩ, tiến
sĩ với nhiều chuyên ngành khác nhau và bồi dưỡng nâng cao cho đội ngũ cán bộ
trung và cao cấp của lực lượng CSND Việt Nam với đặc điểm:
Có nhiều loại hình đào tạo, bồi dưỡng khác nhau (từ đại học đến tiến sĩ, bồi
dưỡng nâng cao, có tất cả 9 chuyên ngành đào tạo đại học và đang tiếp tục mở
rộng thêm theo yêu cầu thực tiễn công tác của lực lượng).
Cho nhiều loại đối tượng học khác nhau (từ học sinh phổ thông, cán bộ đi
làm, lãnh đạo cấp vụ cục, phó giám đốc Công an các tỉnh và tương đương).
Được tổ chức theo nhiều phương thức khác nhau (chính quy tập trung, liên
thông, vừa làm vừa học, ngắn hạn, văn bằng 2…).
Phần mềm quản lý đào tạo, cung cấp thông tin tổng hợp về: Nội dung,
chương trình từng loại hình đào tạo; các đối tượng đào tạo; các khóa đào tạo (tại
Học viện và các Bộ, Ngành, các địa phương).
Các CSDL quản lý các khóa, lớp đào tạo đã và đang thực hiện tại Học
viện và các địa phương, các cơ quan ngoài Học viện. CSDL cung cấp thông tin
báo cáo về tình hình học viên, kết quả học tập, diễn biến lớp học…
CSDL về học viên tham dự các khóa đào tạo do Học viện tổ chức; phục
vụ cung cấp thông tin về học viên đã và đang tham dự các khóa đào tạo, bồi
dưỡng do Học viện tổ chức, quản lý, thực hiện phần đào tạo. CSDL này phản ánh
một cách đầy đủ, chi tiết về những học viên, các đối tượng, các cơ quan, địa
phương đã tham gia các khoá đào tạo, bồi dưỡng của Học viện.
CSDL về bằng cấp, chứng nhận (do Học viện cấp); phục vụ công tác quản
lý bằng cấp, chứng nhận, chứng chỉ do Học viện cấp cho các khóa đào tạo, bồi
dưỡng.
CSDL phục vụ công tác tuyển sinh. Hàng năm Học viện tổ chức công tác
tuyển sinh hệ đào tạo chính quy, liên thông, vừa làm vừa học, văn bằng hai…Do
70
đó cần tổ chức lưu trữ CSDL về công tác tuyển sinh; từ đây sẽ cung cấp thông tin
về học viên khi đã trúng tuyển, thành tập dữ liệu gốc phục vụ công tác quản lý
học viên.
CSDL phục vụ công tác thiết kế chương trình, lịch (thời khoá biểu), sắp
xếp giảng viên cho các khóa, các chương trình đào tạo, bồi dưỡng trên cơ sở hệ
thống tiêu chí đã quy định (về điều kiện, số lượng, tiêu chuẩn, thời lượng...).
CSDL này phục vụ nhu cầu xây dựng kế hoạch tổ chức các chương trình đào tạo,
bồi dưỡng hàng năm cho các đối tượng tại các đơn vị, địa phương.
Các CSDL chủ yếu phục vụ nhu cầu theo dõi, báo cáo về các chương
trình, các khóa đào tạo, bồi dưỡng do Học viện tổ chức, thống kê, đánh giá, phân
tích về tình hình học viên.
4.1.3. CSDL phục vụ quản lý NCKH
CSDL quản lý các đề tài NCKH và thông tin nghiên cứu về khoa học hành
chính; CSDL này do Phòng NCKH tổ chức quản lý, cập nhật. Đây là kho thông
tin được cập nhật về các đề tài NCKH do Học viện thực hiện (tên, tác giả, thời
gian thực hiện, những vấn đề chính được đề cập, giải quyết, tóm tắt báo cáo đề
tài, kết quả nghiệm thu. . .).
CSDL về các hoạt động khoa học của Hội đồng Khoa học Học viện. Hàng
năm, Hội đồng Khoa học có nhiều hoạt động liên quan đến xây dựng chiến lược,
xét duyệt, thẩm định, góp ý, hội nghị.. ., cần tổ chức thành kho thông tin lưu trữ
các hoạt động của Hội đồng, làm nguồn tham khảo cho nhu cầu khai thác, sử
dụng.
Mục tiêu sử dụng các CSDL:
- Phục vụ cung ứng tư liệu về nghiên cứu khoa học, giảng dạy, học tập của
cán bộ, giảng viên và học viên trong Học viện; cung cấp thông tin cho Website
về thông tin khoa học hành chính của Học viện phục vụ nhu cầu khai thác, tra
cứu thông tin của các đơn vị có nhu cầu.
- Góp phần cung cấp, chia sẻ thông tin về kinh nghiệm đấu tranh và phòng
chống các loại tội phạm. Tạo diễn đàn trao đổi, tư vấn, hỗ trợ cho cơ quan, đơn
vị, địa phương có nhu cầu.
4.1.4. CSDL quản lý học viên
Một nhiệm vụ rất quan trọng trong chương trình đào tạo cán bộ của Ngành
Công an là quản lý về con người. Quá trình đào tạo học viên của HVCSND cần
71
xây dựng cơ sở dữ liệu về học viên đầy đủ, chi tiết phục vụ nhu cầu quản lý học
viên và cán bộ sau khi tốt nghiệp Học viện.
Mục tiêu:
- Phục vụ nhu cầu quản lý hồ sơ, lý lịch học tập của học viên đã qua các
chương trình đào tạo, bồi dưỡng của HVCSND (từ đầu vào cho đến đầu ra).
- Phục vụ nhu cầu tổng hợp, thống kê số liệu về các đối tượng học viên.
- Phục vụ nhu cầu đào tạo liên tục các chương trình đào tạo chuyên ngành.
Đây là nhu cầu theo dõi sự tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng để thay
đổi cấp bậc đào tạo cho học viên đã tham gia các chương trình đào tạo của Học
viện.
Đặc điểm, yêu cầu: Với số lượng lớn học viên và các đối tượng tham gia
các khóa đào tạo, bồi dưỡng của Học viện tổ chức, cần tổ chức hệ thống dữ liệu
quản lý hồ sơ với yêu cầu quản lý được toàn bộ quá trình học tập, lý lịch, những
diễn biến trong quá trình đào tạo của mỗi học viên
Nội dung công việc:
- Khảo sát hiện trạng hoạt các đối tượng tham gia chương trình đào tạo
của Học viện (chính qui - tại chức, dài hạn - ngắn hạn, đại học –trên đại học, bồi
dưỡng nâng cao…).
- Xây dựng CSDL về các đối tượng đào tạo.
- Xây dựng hệ thống thực đơn báo cáo kết xuất kết quả.
- Cập nhật dữ liệu về các đối tượng đào tạo.
4.1.5. CSDL tuyển sinh
Tuyển sinh là nhiệm vụ quan trọng trong chương trình đào tạo của bất cứ
một cơ sở đào tạo đại học nào. Xây dựng CSDL tuyển sinh là nhiệm vụ rất quan
trọng trong công tác tuyển sinh tại HVCSND, CSDL này cần đảm bảo các mục
tiêu, yêu cầu cụ thể như sau:
Mục tiêu:
- Phục vụ công tác tuyển sinh hàng năm của Học viện, cho nhiều đối
tượng khác nhau (chính quy, liên thông, vừa làm vừa học, sau đại học, văn bằng
2, bồi dưỡng nâng cao…).
- Phục vụ quy trình tổ chức tuyển sinh các đối tượng.
72
- Phục vụ công tác báo cáo, chỉ đạo về công tác tuyển sinh của lãnh đạo
Học viện, lãnh đạo Bộ.
Nội dung công việc:
- Khảo sát hiện trạng hoạt động tuyển sinh của Học viện.
- Xây dựng CSDL về các đối tượng tham gia tuyển sinh.
- Xây dựng hệ thống thực đơn báo cáo kết xuất kết quả.
- Cập nhật dữ liệu.
4.1.6. Cơ sở dữ liệu quản lý các loại văn bằng, chứng chỉ
Đây là hệ thống CSDL quản lý các loại bằng cấp, các chứng chỉ đào tạo,
CSDL văn bằng, chứng chỉ phục vụ công tác quản lý, thống kê của Học viện đáp
ứng yêu cầu của cơ quan quản lý:
Mục tiêu:
- Xây dựng CSDL phục vụ quản lý toàn bộ hệ thống bằng cấp (bằng,
chứng chỉ, chứng nhận) do Học viện cấp cho các đối tượng, các khóa đào tạo, bồi
dưỡng.
- Cho phép theo dõi, tra cứu tìm kiếm bất kỳ thông tin về các loại bằng do
Học viện cấp; cho phép tra cứu thông tin về lịch sử, quá trình tham gia đào tạo
bên quan đến các loại bằng.
- Phục vụ công tác kiểm tra, giám sát hệ thống bằng cấp do Học viện cấp;
phục vụ công tác quy hoạch cán bộ trong Bộ Công an.
Nôi dung công việc:
- Khảo sát hiện trạng các loại bằng cấp, hiện trạng quản lý bằng cấp.
- Xây dựng CSDL về các loại bằng cấp do Học viện cấp.
- Xây dựng hệ thống thực đơn và báo cáo kết xuất.
- Cập nhật dữ liệu về hệ thống văn bằng.
4.2. Các phần mềm phục vụ công tác đào tạo, quản lý đào tạo và nghiên
cứu khoa học
Từ các hệ thống CSDL được xây dựng, để phục vụ nhu cầu khai thác sử
dụng thông tin, liên kết các hoạt động đào tạo, QLĐT, NCKH (giữa các cá nhân,
giữa các đơn vị, giữa cán bộ giảng viên của Học viện với bên ngoài), cần xây
73
dựng những phần mềm cho hệ thống CNTT phục vụ đào tạo, QLĐT và NCKH
như:
4.2.1. Phần mềm Quản lý đào tạo
Phần mềm quản lý đào tạo được thiết kế trên cơ sở yêu cầu về thông tin
trong công tác quản lý đào tạo:
- Theo dõi, giám sát, đánh giá các khoá đào tạo, bồi dưỡng đã và đang
được triển khai tại Học viện và các cơ sở bên ngoài: Kế hoạch, lịch giảng dạy,
các đối tượng học viên, tiến độ thực hiện, kết quả học tập;
- Cung cấp hệ thống biểu mẫu báo cáo theo quy định quản lý các khoá đào
tạo;
- Cung cấp thông tin cho các trang Web (trang tin) phục vụ công tác chỉ
đạo, điều hành của lãnh đạo Học viện; phục vụ nhu cầu giao tiếp trong hoạt động
phối hợp quản lý các lớp học với các đơn vị, cơ sở đồng trách nhiệm (ngoài Học
viện).
4.2.2. Phần mềm phục vụ quản lý thông tin NCKH
Phần mềm phục vụ quản lý các đề tài NCKH do phòng NCKH chịu trách
nhiệm quản lý, cập nhật dữ liệu; với yêu cầu chính về tính năng:
Cập nhật thông tin về các đề tài NCKH (từ khi bắt đầu hình thành đến khi kết
thúc);
Thiết kế tự động hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động: Đăng ký, phê
duyệt đề tài, theo dõi tiến độ, làm thủ tục nghiệm thu, hoàn tất các đề tài
NCKH;
Cung cấp kết quả tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện các đề tài theo thời
gian, theo lĩnh vực chuyên ngành, theo mảng vấn đề, theo các chương trình,
đề án...
Cung cấp thông tin phục vụ tra cứu, khai thác sử dụng từ kho dữ liệu về các
chương trình, đề tài, đề án NCKH thuộc lĩnh vực hành chính do Học viện tổ
chức thực hiện.
4.2.3. Phần mềm phục vụ tuyển sinh
Phần mềm phục vụ công tác tuyển sinh đại học các hệ trong Học viện,
phần mềm do phòng Đào tạo chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng; phần mềm có
các tính năng:
74
Nhập và kiểm tra dữ liệu thí sinh, phân loại đối tượng dự thi, xác định khối
thi, ghi nhận số hồ sơ.
Sắp xếp thí sinh, lập số báo danh, lập danh sách phòng thi, in giấy gọi. Cho
phép qui định mức ưu tiên xử lý theo đối tượng, theo môn thi.
Làm phách, dồn túi, hồi phách, xử lý biên bản phòng thi, lên điểm.
Khảo sát điểm chuẩn, xét tuyển.
In ra các loại báo biểu phục vụ thi theo quy định của Bộ GDĐT:
1. Danh sách thí sinh theo các mục đích khác nhau
2. Giấy báo thi và thẻ dự thi
3. Danh sách phòng thi
4. Hồ sơ phách
5. Các biểu khảo sát, tổng hợp điểm hỗ trợ lên điểm chuẩn
6. Sổ điểm
7. Danh sách thí sinh trúng tuyển
8. Giấy gọi nhập học
9. Các báo cáo thống kê
10. Báo cáo kết quả tuyển sinh sau đại học cho Bộ. Tách, xử lý thích hợp cho
từng đối tượng.
4.2.4. Phần mềm xếp lịch học, lịch thi
Phần mềm phục vụ công tác xếp lịch học, lịch thi (xếp thời khoá biểu) cho
các hệ đào tạo trong và ngoài Học viện, phần mềm do phòng Đào tạo chịu trách
nhiệm quản lý, sử dụng; phần mềm có các tính năng:
1. Quản lý chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo
Quản lý chương trình đào tạo các ngành, các khóa học, hệ học.
Quản lý kế hoạch đào tạo của Học viện theo từng khóa học, ngành học, hệ
học, năm học, học kỳ.
2. Lập kế hoạch đào tạo
Hỗ trợ lập kế hoạch tổng thể hoạt động đào tạo của Học viện một cách dễ
dàng.
75
Hỗ trợ lập kế hoạch đào tạo tự động và bán tự động.
Hỗ trợ lập kế hoạch thi tự động và bán tự động.
3. Xếp thời khóa biểu, xếp lịch thi
Xếp tự động thời khóa biểu dựa trên các yêu cầu của giáo viên và các thuộc
tính môn học, phòng học.
Xếp tự động lịch thi.
Xếp thời khóa biểu các lớp tách, lớp ghép, lớp tín chỉ.
Cho phép tinh chỉnh thời khóa biểu.
Cho phép thay đổi giáo viên, đổi phòng học, sao chép, cắt, dán các tiết, dịch
chuyển các tiết.
Quản lý nhiều phương án xếp thời khóa biểu và lịch thi.
Hỗ trợ xếp ưu tiên theo khóa, ngành, giáo viên, lớp, hệ đào tạo.
Xếp thời khóa biểu theo nhiều mô hình: Tuần, giai đoạn, học kỳ.
Hỗ trợ xếp thời khóa biểu theo cả hai học chế niên chế và tín chỉ.
4. Quản lý giảng dạy giáo viên
Cho phép quản lý tình hình giảng dạy của giáo viên chi tiết đến từng tiết học:
nghỉ, dạy thay, dạy bù...
Quản lý theo các ngày trong suốt học kỳ và cả năm.
5. Tính toán khối lượng
Cho phép định nghĩa các tiêu chí thanh toán, hệ số thanh toán.
Tính toán khối lượng giảng dạy, khối lượng vượt giờ của giáo viên.
Tính toán tiền giảng dạy dựa trên các tiêu chí thanh toán và hệ số thanh toán.
6. Cho phép đăng ký học, dạy học và tra cứu thời khoá biểu, lịch thi thông qua
website
Cho phép học sinh, học viên đăng ký học thông qua website.
Cho phép giáo viên đăng ký dạy thông qua website.
Cho phép tra cứu thời khóa biểu, lịch thi thông qua website.
7. Thống kê, đánh giá, báo cáo
76
Thống kê độ căng giờ của các bộ môn và các giáo viên.
Thống kê độ căng phòng học.
Đánh giá độ tốt/xấu của TKB dựa trên nhiều tiêu chí.
Thống kê các tiết đã xếp theo bộ môn, môn học, giáo viên, lớp.
Báo cáo tiến độ giảng dạy của giáo viên.
8. Quản trị người dùng và đăng nhập
Cho phép nhiều người cùng tham gia lập kế hoạch và xếp thời khoá biểu, lịch
thi.
Mỗi người dùng đăng nhập vào hệ thống sẽ thực hiện được một số các chức
năng do người quản trị cho phép.
9. Công cụ
Kết xuất thời khoá biểu, lịch thi sang các trang web tĩnh để đưa lên website
của nhà trường.
Kết xuất thời khóa biểu, lịch thi, giấy báo giảng sang Word, Excel.
Gửi thời khoá biểu, lịch thi tới giáo viên và các bộ môn qua Email.
Nhập dữ liệu từ Excel.
Xuất dữ liệu sang Excel để sử dụng cho các công việc khác được thuận tiện.
4.2.5. Các phân hệ phần mềm khác
Với những nguồn thông tin có giá trị cao trong nghiên cứu, sử dụng vào
lĩnh vực đấu tranh phòng ngừa tội phạm, với năng lực của CNTT, còn có thể xây
dựng các loại CSDL:
Điện tử hóa giáo trình và tài liệu phục vụ đào tạo.
Phần mềm quản lý sách, tư liệu phục vụ tra cứu, sử dụng tư liệu về hành
chính (tại thư viện của Học viện).
Phần mềm quản lý học viên.
Điện tử hóa Tạp chí Khoa học và trật tự giáo dục của Học viện.
4.2.6. Website phục vụ hoạt động đào tạo
Từ các CSDL được xây dựng theo nguyên tắc của cấu trúc thông tin, sử
dụng công nghệ WEB để thiết hệ thống trang tin phục vụ nhu cầu khai thác thông
77
tin về các hoạt động đào tạo; chủ yếu đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của các
Khoa, Bộ môn, các đơn vị liên quan.
Hệ thống website nhằm cung cấp thông tin trên cơ sở kết nối các CSDL,
phục vụ các mục tiêu:
1. Giới thiệu về Học viện CSND.
2. Cung cấp thông tin về các chương trình, các khoá đào tạo, bồi dưỡng
dưới dạng:
Thông tin về những quy định đối với các chương trình đào tạo, bồi dưỡng
(đối tượng, thời gian, cấu trúc chương trình, các môn học, thể lệ thi cử, kiểm
tra...).
Thông tin về những lớp, khóa đào tạo, bồi dưỡng đã và đang được triển khai
(loại lớp địa điểm, kế hoạch, lịch giảng dạy, trách nhiệm các đơn vị, cá nhân
liên quan… ).
3. Cung cấp thông tin về các môn học (đề cương, yêu cầu, khái quát về
cách tiếp cận, nội dung chính) cho từng loại chương trình đào tạo, bồi dưỡng.
Thông tin này do các Khoa, các Bộ môn chịu trách nhiệm về nội dung, tính cập
nhật; nhằm chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, phương pháp tiếp cận về các môn
học, đối với các chương trình và cho các đối tượng đào tạo.
Cung cấp thông tin về chương trình, lịch giảng dạy, kế hoạch mở lớp cho
các Khoa, Bộ môn; tạo sự phối hợp giữa các đơn vị quản lý đào tạo (Các Phòng
quản lý đào tạo) và các đơn vị trực tiếp làm công tác đào tạo.
Cung cấp thông tin về giáo trình, tài liệu phục vụ các chương trình đào tạo
(danh mục, chỉnh sửa).
4. Tạo diễn đàn trao đổi giữa các Khoa, Bộ môn; giữa các giảng viên và
các cán bộ làm công tác khoa học thông qua trang thông tin với những chủ đề
được lựa chọn trong từng thời kỳ, nhằm thu hút sự tham gia tranh luận, trao đổi
về những vấn đề được quan tâm, nghiên cứu, đặc biệt là những vấn đến từ thực
tiễn đấu tranh phòng chống các loại tội phạm.
5. Tạo kết nối thông tin giữa các Phòng quản lý đào tạo với các khoa
chuyên ngành, trao đổi thông tin về các khóa học, lịch và phân công giảng viên.
6. Tạo kết nối thông tin với CSDL, cung cấp thông tin về nghiên cứu khoa
học, được trình bày dưới các dạng biểu mẫu tổng hợp thông tin, cung cấp cho
78
người sử dụng những thông tin cần tham khảo về các đề tài nghiên cứu khoa học,
kết quả tóm tắt, những vấn đề được quan tâm trong nghiên cứu khoa học.
7. Tạo diễn đàn trao đổi thông tin về những chủ đề quan tâm, là nơi gặp
gỡ trao đổi chia sẻ giữa những người làm công tác giảng dạy, những người làm
công tác nghiên cứu khoa học.
8. Khuyến khích và tạo điều kiện cho việc sử dụng hộp thư điện tử, gửi tin
nhắn để trao đổi thông tin trong Học viện.
9. Sử dụng công nghệ web kết hợp công nghệ multimedia phục vụ thiết kế
chương trình, giáo trình, bài giảng điện tử phục vụ đào tạo từ xa hoặc đào tạo tại
chỗ.
10. Tổ chức các buổi hội thảo trực tuyến thông qua công nghệ video
conference.
Hình 4.1. Website của HVCSND
4.3. Tổ chức, yêu cầu của trang web phục vụ đào tạo trên website
Đây là một chức năng hết sức quan trọng của website, kho học liệu phục
vụ công tác đào tạo được tổ chức trên một trang web (e-learning web). Trang
web cung cấp các dịch vụ phục vụ công tác đào tạo đảm bảo các yêu cầu sau:
4.3.1. Cung cấp các dịch vụ chính phục vụ giảng dạy, học tập
Xây dựng trang web đào tạo điện tử (e-learning web) là mục tiêu, nhu cầu
trong công tác đào tạo tại HVCSND. Một trang web đào tạo điện tử cần đảm bảo
các yêu cầu cung cấp các thông tin về chương trình đào tạo, hệ thống học liệu
điện tử, khả năng trao đổi thông tin… Các yêu cầu cung cấp cụ thể như sau:
79
1. Chương trình đào tạo: Cung cấp thông tin về chương trình môn học, lịch
giảng dạy, kế hoạch học tập của từng môn, thời khoá biểu của từng lớp…
2. Bài giảng điện tử: Cung cấp các bài giảng điện tử của giảng viên cho học
viên nghiên cứu. Giảng viên sử dụng các công cụ để thiết kế bài giảng phù
hợp để tích hợp vào hệ thống các bài giảng trong website. Các bài giảng sẽ
được cung cấp cho học viên theo chương trình đang học của họ thông qua tài
khoản và mật khẩu tương ứng
3. Các câu hỏi thi, kiểm tra: Chủ yếu dưới dạng trắc nghiệm khách quan cho
phép học viên có thể luyện tập, thực hiện nhanh các bài thi, kiểm tra để củng
cố kiến thức của mình. Ngoài các dạng đánh giá quen thuộc bao gồm đúng-
sai, đa lựa chọn, còn sử dụng thêm các câu hỏi có câu trả lời ngắn, cau hỏi
phát triển tư duy và khả năng tổng hợp của học viên. Các câu hỏi phải phù
hợp với chương trình học, các câu hỏi xuất hiện ngẫu nhiên từ ngân hàng câu
hỏi. Thiết kế các câu hỏi, các câu trả lời sử dụng văn bản, đồ họa, âm thanh,
phim ảnh… cho thêm sinh động. Dịch vụ này cung cấp giới hạn, tuỳ theo thời
điểm và yêu cầu chung sẽ cho phép học viên truy cập thông qua tài khoản và
mật khẩu tương ứng.
4. Tài nguyên: Cung cấp các tài nguyên số cho người sử dụng truy cập tham
khảo. Các tài nguyên được cung cấp giới hạn cho từng loại đối tượng thông
qua tài khoản và mật khẩu tương ứng.
5. Giao nhiệm vụ: Giảng viên có thể giao các nhiệm vụ cho học viên (online
hoặc offline), các học viên có thể nộp báo cáo công việc làm được theo yêu
cầu về thời gian của giảng viên.
6. Trò chuyện: Cho phép trao đổi thông tin thời gian thực đồng bộ giữa giảng
viên với học viên và giữa các học viên với nhau.
7. Các diễn đàn: Các cuộc thảo luận được phân chia chủ đề cho phép trao đổi
nhóm bất đồng bộ chia sẻ vấn đề cần quan tâm. Sự tham gia trong các diễn
đàn có thể là một phần của việc học tập, giúp các học viên xác định và phát
triển sự hiểu biết về vấn đề quan tâm.
8. Nhật kí: Các học viên phản ánh, ghi và xem lại các ý tưởng.
9. Hội thảo: Cho phép các học viên có thể đánh giá các tài liệu của học viên
khác. Các tài liệu đó có thể là các bài tập về nhà, bài tập lớn môn học, khoá
luận tốt nghiệp… khi người quản trị cho phép.
80
10. Trang cá nhân: Cho phép các học viên có một trang thông tin cá nhân. Nội
dung gồm có thông tin về nhân thân, thông tin về kết quả học tập, rèn luyện
qua từng tháng, học kỳ, năm học... Muốn truy cập vào trang thông tin cá nhân
phải có tài khoản và mật khẩu.
4.3.2. Đảm bảo yêu cầu về bảo mật ứng dụng
4.3.2.1. Tên truy cập người sử dụng (tài khoản của người sử dụng)
Hệ thống cấp phát tài khoản cho người sử dụng cần tuân thủ các yêu cầu
chung để đảm bảo cho hệ thống hoạt động ổn định, an toàn:
Tên truy cập (người dùngname) duy nhất.
Tên truy cập phải bắt đầu bằng chữ cái, theo sau là chữ cái hoặc chữ số, dấu
gạch dưới.
4.3.2.2. Mật khẩu người sử dụng
Yêu cầu bảo mật là một nhiệm vụ rất quan trọng, việc đề ra các tiêu chuẩn
để người dùng tuân thủ là nhiệm vụ rất quan trọng. Trong hệ thống web học tập
điện tử của HVCSND đảm bảo:
Hệ thống phải kiểm tra độ dài tối thiểu 6 ký tự của mật khẩu.
Hệ thống phải mã hóa mật khẩu.
Không chấp nhận mật khẩu trùng tên.
4.3.2.3. Khả năng tổ chức nhóm người sử dụng
Hệ thống phải cho phép quản lý nhóm người sử dụng linh hoạt, tránh việc
đặt cứng nhóm người sử dụng. Cụ thể:
Dễ dàng thêm nhóm, xóa nhóm.
Phân người dùng vào nhóm.
Dễ dàng phân quyền, bớt quyền đối với nhóm người sử dụng.
4.3.2.4. Nhật ký đăng nhập
Hệ thống phải có cơ chế ghi lại nhật ký khi mỗi người sử dụng đăng nhập và
sử dụng hệ thống.
Mỗi thông tin được tạo ra phải ghi nhận lại người tạo và thời gian tạo.
Hệ thống phải cho phép kết xuất các thông tin theo dõi vết sử dụng
Danh sách chi tiết trang truy cập và người sử dụng theo thời gian
81
Tần xuất sử dụng theo trang
Tần xuất theo người sử dụng
4.3.3.Yêu cầu về phân hệ chức năng
4.3.3.1. Phân hệ quản lý truy cập
Phân hệ Quản lý truy cập và cá nhân hóa gồm tập các kênh cho phép quản
lý việc truy nhập thông qua cơ chế đăng nhập, đăng xuất và cá nhân hóa nội dung
thông tin, ứng dụng theo nhu cầu của người sử dụng, trong phạm vi quyền hạn
cho phép, nhằm tạo môi trường thuận tiện và linh hoạt cho việc khai thác và
tương tác thông tin của người sử dụng.
Hình 4.2. Phân hệ quản lý truy cập
1. Đăng nhập: Chức năng cho phép người dùng có tài khoản đăng nhập vào hệ
thống, sử dụng và khai thác các thông tin, dịch vụ trong phạm vi cho phép
(thông qua cơ chế phân quyền).
2. Đăng xuất: Chức năng cho phép người dùng đã đăng nhập thoát ra khỏi vùng
truy cập của mình.
3. Đổi mật khẩu: Chức năng cho phép người dùng có tài khoản thay đổi lại
thông tin về mật khẩu cho tài khoản đó nhằm mục đích.
82
4. Qui định học tập: Một khi học viên đã đăng ký một giáo trình sẵn có, học
viên có thể truy cập bài giảng bằng trình duyệt tại bất cứ nơi nào, nơi làm
việc, tại nhà …
4.3.3.2. Đăng ký môn học, khoá học trực tuyến
Để thuận tiện cho các học viên ở xa khi không có điều kiện tham gia trực
tiếp vào khoá học, các học viên có thể đăng nhập trực tiếp vào hệ thống thông
qua việc đăng ký đăng nhập với quản trị hệ thống và qua đó học viên có thể đăng
ký các môn học và hệ thống sẽ xác nhận nếu học viên đó phù hợp với việc đăng
ký môn học.
4.3.3.3. Quản lý môn học và xuất bản bài giảng
Quản lý môn học và xuất bản bài giảng có nhiệm vụ:
Giúp người dùng (giáo viên/ học viên) có thể dễ dàng soạn thảo nội
dung, trình bày với văn bản với bố cục, màu sắc và hình ảnh kèm theo.
Mỗi bài viết (tin tức, giới thiệu, thông tin tuyển dụng) đều được lưu trữ
trong một chuyên khu. Mỗi chuyên khu sẽ do một bộ phận có quyền hạn
riêng đảm nhận.
Người quản trị là người có thể trực tiếp đăng bài lên trang chủ của hệ
thống.
Người quản trị có thể trao quyền cho các bộ phận người dùng khác để
đăng tin bài và có quyền dỡ bỏ nội dung các thông tin không phù hợp
4.3.3.4. Quản lý và thống kê tài khoản
Tạo quyền cho người dùng mới; thay đổi quyền hạn cho người dùng; Hủy
quyền hạn của người dùng. Chức năng thống kê trong phân hệ này có thể giúp
thống kê tình hình người học khi truy cập bài giảng bao gồm thống kê thời gian
học viên đăng nhập hệ thống, thống kê học viên truy cập bài giảng và một số
chức năng khác giúp người quản trị hệ thống duy trì sự bảo mật của hệ thống.
4.3.3.5. Quyền quản lý nội dung tin bài
- Giáo viên: Người được trao quyền đăng tin, có thể soạn tin bài mới;
chỉnh sửa tin bài; xóa tin bài trong phạm vi quy định quản lý đã được trao quyền.
Được quyền đăng tin bài trong phạm vi môn dạy của mình và các diễn đàn riêng
biệt chỉ tạo riêng cho môn học đó.
- Học viên: Có quyền đăng tải các câu hỏi trong khoá học, môn học của
mình và các diễn đàn trao đổi theo môn học đó.
83
- Người quản trị: Đăng tin bài mới; thu hồi tin bài; tạo một chủ đề mới tới
tất cả các diễn đàn, thông tin chung của cả hệ thống.
4.3.3.6. Dịch vụ hỏi đáp
Việc trao đổi được thực hiện dưới hình thức: Người dùng gửi câu hỏi, ban
biên tập sẽ biên soạn lại các câu hỏi và trả lời hoặc chuyển câu hỏi đến người trả
lời và cập nhật câu trả lời. Các câu hỏi được phân thành các chuyên mục để tiện
cho việc theo dõi và quản lí.
4.3.3.7. Diễn đàn thảo luận
Ứng dụng này cung cấp cho cộng đồng người dùng một địa điểm để trao
đổi, thảo luận. Ứng dụng này cũng là một kênh thăm dò, điều tra thông tin. Ứng
dụng này có chức năng chính: Bỏ phiếu bình, xem kết quả thống kê, quản lý chủ
để thảo luận ….
4.3.4. Yêu cầu về phân hệ tích hợp và trao đổi thông tin
4.3.4.1. Tích hợp dữ liệu
Đọc và hiển thị dữ liệu có trong các Database thuộc nhiều ứng dụng, trên
nhiều hệ quản trị cơ sở dữ liệu và hệ điều hành khác nhau. Cho phép khai báo
nguồn dữ liệu và lưu trữ các khai báo này. Dữ liệu truy vấn từ Database được
định nghĩa động bằng câu truy vấn trên từng nguồn dữ liệu theo cấu trúc SQL
chuẩn, định nghĩa các tham số truyền vào thực thi câu truy vấn về kiểu, tiêu đề
hiển thị, tùy chọn do người dùng tự nhập hay có hỗ trợ tự động từ phía hệ thống
cho việc chọn giá trị cho các tham số.
Tạo lập kết nối CSDL
Kết xuất dữ liệu.
Biên tập dữ liệu đã được tạo thành thông tin.
Xuất bản thông tin.
Xem, tra cứu thông tin.
4.3.4.2. Tích hợp ứng dụng, dịch vụ:
- Gồm các hệ ứng dụng được xây dựng trên môi trường web (web-based)
quản lý hồ sơ văn bản, và các ứng dụng trực tuyến.
- Tạo kênh thông tin mới.
- Lựa chọn phương thức tích hợp.
84
- Khai báo các tham số kênh.
- Phân loại kênh theo chủ đề.
4.3.5. Yêu cầu về phân hệ quản trị hệ thống
Khối chức năng quản trị hệ thống bao gồm tập các công cụ cho phép
người quản trị duy trì hoạt động và quản lý hệ thống. Hệ thống quản trị bao gồm
các công cụ sau:
Quản lý người dùng: Cung cấp công cụ để theo dõi danh sách các tài khoản
người dùng của hệ thống, cho phép thay đổi thông tin của các tài khoản này
như tên tài khoản, mật khẩu... hoặc cũng có thể loại bỏ tài khoản khỏi hệ
thống.
Quản lý nhóm: Cung cấp công cụ giúp người quản trị hệ thống tổ chức, phân
loại người dùng và phân loại các kênh thông tin, ứng dụng. Đối với việc phân
loại người dùng thành các nhóm kết hợp với việc thiếp lập các quyền khác
nhau cho các nhóm khác nhau, người quản trị hệ thống có thể tự định nghĩa ra
các vai trò cho hệ thống.
4.3.6. Yêu cầu về giao diện trang web
Các thiết kế mỹ thuật phải đảm bảo đơn giản, dễ sử dụng, đẹp mắt và tạo ấn
tượng cho người xem, nhưng phải đáp ứng yêu cầu về tốc độ truy cập ở mức
tốt nhất có thể được.
Bố cục thông tin và dịch vụ phải đảm bảo dễ tra cứu, dễ sử dụng.
Thống nhất trong cách trình bày giao diện cho cả hệ thống.
Nội dung thông tin kết xuất phải chính xác, rõ ràng, đầy đủ.
Bộ mã tiếng Việt được lựa chọn để xây dựng là TCVN 6909:2001; font chữ
chuẩn được chọn là Time New Roman, Arial và Verdana; bộ gõ tiếng Việt là
UniKey hoặc VietKey.
4.3.7. Xây dựng trang web học tập điện tử
Để xây dựng trang web học tập điện tử trong website của Học viện đảm
bảo các yêu cầu trên có thể sử dụng hệ thống quản lý học tập mã nguồn mở
Moodle (LMS hoặc CMS hoặc VLE ). Moodle nổi bật là thiết kế hướng tới giáo
dục, dành cho những người làm trong lĩnh vực giáo dục. Moodle là phần mềm
mã nguồn mở rất đáng tin cậy, hiện nay có trên 10.000 site (thống kê tại
moodle.org) trên thế giới đã dùng Moodle tại 138 quốc gia và đã được dịch ra
85
trên 70 ngôn ngữ khác nhau. Có trên 100.000 người đã đăng kí tham gia cộng
đồng Moodle (moodle.org) và sẵn sàng giúp những người sử dụng khác giải
quyết khó khăn. Moodle phát triển dựa trên PHP (ngôn ngữ được dùng bởi các
công ty Web lớn như Yahoo, Flickr, Baidu, Digg, CNET) có thể mở rộng từ một
lớp học nhỏ đến các trường đại học lớn trên 50000 học viên (phù hợp với nhu cầu
học tập của học viên HVCSND). Có thể dùng Moodle với các cơ sở dữ liệu mã
nguồn mở như MySQL hoặc PostgreSQL.
4.3.7.1. Tính năng của Moodle
Tạo lập và quản lý các khoá học
Phân tán nội dung học tới người học
Trợ giúp người dạy tổ chức các hoạt động nhằm quản lý khoá học: Các đánh
giá, trao đổi thao luận, đối thoại trực tiếp, trao đổi thông tin offline, các bài
học, các bài kiểm cuối khoá, các bài tập lớn…
Quản lý người học theo từng nhóm.
Quản lý tài nguyên từng khoá học: Báo gồm các tệp tin, website, văn bản .
Tổ chức hội thảo: Các học viên có thể tham gia đánh giá các bài tập lớn của
nhau.
Quản lý các sự kiện, các thông báo theo thời gian.
Báo cáo tiến trình của người học: Báo cáo về điểm, về tính hiệu quả của việc
sử dụng phần mềm.
Trợ giúp tạo lập nội dung khoá học đơn giản
4.3.7.2. Đối tượng phục vụ của Moodle
- Người quản lý (các nhà lãnh đạo, các giáo vụ, quản trị hệ thống)
- Người dạy (các giảng viên, những người hướng dẫn)
- Người học (học viên chính quy, tại chức, từ xa, học viên cao học…)
4.4. Tổ chức kho học liệu phục vụ đào tạo trên e-learning web
Tổ chức kho học liệu trên trang web học tập điện tử đòi hỏi cần sự quan
tâm rất lớn của toàn bộ cán bộ, giảng viên và học viên trong Học viện. Web e-
learning đòi hỏi phải là nơi cung cấp các tài liệu phục vụ nghiên cứu, giảng dạy
và học tập đồng thời cũng phải phù hợp với điều kiện của Học viện. Do đó công
việc xây dựng, tổ chức các bài giảng điện tử, các bài thi trực tuyến, giáo trình tài
86
liệu, các tài nguyên số khác là một nhiệm vụ hết sức quan trọng.
4.4.1. Bài giảng điện tử
Bài giảng điện tử là một tập hợp các học liệu điện tử được tổ chức lại theo
một kết cấu sư phạm để có thể cung cấp kiến thức và kỹ năng cho người học một
cách hiệu quả thông qua sự trợ giúp của các phần mềm quản lý học tập (LMS).
Một bài giảng điện tử thường tương ứng với một học phần hoặc một môn học.
Web là một môi trường giáo dục thuận lợi vì nó mang lại cho người dạy
và người học các khả năng tương tác và truyền thông. Tuy nhiên, trong thực tế
không nhiều giáo viên tại Học viện có đủ các kỹ năng để thao tác, thiết kế trang
web và đa số họ cũng không có nhiều kinh nghiệm trong biên soạn bài giảng điện
tử. Để xây dựng được hệ thống bài giảng điện tử phục vụ cho công tác đào tạo
thông qua web e-learning cần phải xác định được các vấn đề sau:
4.4.1.1. Mục đích của bài giảng điện tử
Giúp học viên có thể học tập mọi lúc, mọi nơi.
Giúp học viên nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu.
Những bài giảng được chuẩn bị tốt, có chất lượng cao sẽ giúp học viên nâng
cao chất lượng học tập.
4.4.1.2. Lợi ích của bài giảng điện tử:
Một bài giảng điện tử trên web e-learning sẽ mang lại cho giảng viên, học
viên rất nhiều lợi ích nhất là trong điều kiện áp dụng đào tạo theo tín chỉ. Có thể
nhận thấy các lợi ích sau:
Đem lại kiến thức theo yêu cầu và tiết kiệm chi phí: Học viên có thể truy
cập các bài học từ bất kỳ nơi đâu bất kỳ lúc nào có thể. Điều này sẽ giúp học
viên có điều kiện nghiên cứu kỹ các bài học, chọn lựa cho mình những môn
phù hợp với khả năng và đam mê.
Tính linh động: Học viên có thể lựa chọn cách học và bài học sao cho phù
hợp với mình. Có thể học các bài học có sự hướng dẫn của giáo viên trực
tuyến hoặc học các bài học tự tương tác (Interactive self –pace course) và có
sự trợ giúp của thư viện trực tuyến.
Tối ưu: Bạn có thể tự đánh giá khả năng của mình hoặc một nhóm để lập ra
mô hình đào tạo sao cho phù hợp nhất với nhu cầu của mình.
Đánh giá: Thông qua web e-learning cho phép các học viên tham gia các
87
khoá học có thể theo dõi quá trình và kết quả học tập của mình. Ngoài ra qua
những bài kiểm tra giáo viên quản lý cũng dễ dàng đánh giá mức độ tiến triển
trong quá trình học của các học viên trong khoá học.
4.4.1.3. Các yêu cầu của việc xây dựng một bài giảng điện tử
1. Các yêu cầu chung:
a. Số lượng thời gian cần thiết để hoàn thành bài giảng (số đơn vị học
trình hoặc số tín chỉ).
b. Mục tiêu người học cần đạt về kiến thức và kỹ năng.
c. Điều kiện tiên quyết: Những kiến thức cần phải có để tiếp thu bài
giảng này
2. Cần có bản thiết kế chi tiết bài giảng như một kịch bản chi tiết, nêu rõ:
a. Mở bài (giới thiệu giảng viên/địa chỉ liên hệ/ thông tin cần thiết)
b. Các mô đun chính
c. Các trường cảnh và liên kết cần thiết
d. Các kết luận chủ yếu.
3. Các tư liệu và cơ sở dữ liệu để sử dụng xây dựng bài giảng điện tử
a. Hiện vật, mẫu vật: Hiện vật, mẫu vật đang có; hiện vật, mẫu vật cần
thiết nhưng chưa có (địa chỉ để tìm kiếm, thông tin liên quan).
b. Tư liệu giấy, ảnh (tranh, ảnh, hình vẽ, bản đồ, biểu đồ, phim ảnh …
đang có và chưa có)
c. Tư liệu số (các trang Web, các đĩa CD, các băng video, các tư liệu
download từ mạng internet, các bài giảng điện tử liên quan đã có và
cần phải bổ sung).
d. Những yêu cầu đòi hỏi phải có để xây dựng bài giảng điện tử: Xây
dựng bài thử nghiệm, quay phim hiện trường, khai thác kho tư liệu
trong và ngoài nước.
4. Bản tóm tắt những khối kiến thức cơ bản của bài giảng (ngắn gọn/ trình bày
các điểm mấu chốt).
5. Giáo trình tham khảo chính và các tài liệu tham khảo (tài liệu tiếng Việt, tài
liệu tiếng nước ngoài).
88
4.4.1.4. Công cụ để xây dựng một bài giảng điện tử
Để biên soạn, chỉnh sửa các bài giảng điện tử chúng ta có thể sử dụng rất
nhiều công cụ khác nhau. Đa số các phần mềm này đều hỗ trợ xuất ra các định
dạng tương thích với SCORM, AICC, do đó các bài giảng điện tử hoàn toàn có
thể đưa vào các LMS/LCMS khác nhau. Có rất nhiều phần mềm tạo bài giảng
điện tử miễn phí và phần mềm thương mại.
Chương trình eLearning XHTML editor (eXe) là công cụ soạn thảo trên
nền tảng Web, hỗ trợ cho giáo viên trong các trường học trong việc thiết kế, phát
triển và xuất bản tài liệu học tập và giảng dạy mà không cần có kiến thức căn bản
về HTML, XML hay những chương trình soạn thảo phức tạp. Phần mềm eXe
được phát triển bởi trường Đại học Công nghệ Auckland dưới sự tài trợ của Uỷ
ban Giáo dục Đại học của New Zealand. eXe là một phần hoàn toàn miễn phí.
Chương trình eXe cung cấp nhiều tính năng rất thuận lợi như:
- Cung cấp các công cụ thích hợp và dễ sử dụng với mọi người, qua đó
khuyến khích giáo viên tích cực soạn giảng và xuất bản bài giảng lên Internet.
- eXe là một công cụ soạn thảo và đóng gói theo các tiêu chuẩn của E-
learning, có khả năng đưa vào vào bất cứ LMS nào.
- Hầu hết các hệ thống quản lý học tập trên Web sử dụng mô hình Web
server, đòi hỏi người dùng phải kết nối vào Internet khi làm việc. Điều này đặc
biệt gây khó cho những người không có điều kiện online với băng thông rộng. Sử
dụng eXe sẽ tránh được khó khăn này. Người dùng có thể làm việc offline, sau
đó xuất bản lên LMS khi kết nối.
- eXe chú trọng giúp cho người soạn thảo hình dung rõ nội dung bài giảng
sẽ được thể hiện như thế nào trên các trình duyệt ngay trong lúc soạn thảo.
4.4.2. Đề thi, kiểm tra trắc nghiệm
4.4.2.1. Mục đích
Mục đích của ứng dụng các bài kiểm tra trắc nghiệm trên web e-learning
- Kiểm tra đầu vào để đánh giá kiến thức của học viên trước khi tham gia
học tập
- Tự kiểm tra giúp học viên ôn lại các kiến thức đã học
- Đánh giá kết quả học tập của học viên
- Đánh giá sự hiệu quả của phương pháp giảng dạy thông qua các bài kiểm
89
tra
4.4.2.2. Các yêu cầu
Xây dựng các bài thi, kiểm tra trắc nghiệm trên web e-learning phải đảm
bảo các yêu cầu sau:
Môi trường kiểm tra bảo mật
Tạo các bài kiểm tra dễ dàng dựa trên các mẫu cung cấp sẵn
Xáo trộn các câu hỏi theo thứ tự ngẫu nhiên
Cung cấp các phản hồi cho học viên
Đưa ra các bài kiểm tra phù hợp với khả năng của từng người
Sinh các báo cáo về kết quả học tập của học viên
Số lượng các câu hỏi: Mỗi môn học cần có tối thiểu số câu hỏi trắc nghiệm
bằng 10 lần số tiết học và không quá 20 lần số tiết học của môn đó. Ví dụ đối
với các môn 4 đơn vị học trình, số câu hỏi trắc nghiệm cần có ít nhất 600 câu
và nhiều nhất là 1200 câu.
4.4.2.3. Công cụ tạo đề thi, bài kiểm tra
Hiện nay có rất nhiều các công cụ cho phép biên tập, chỉnh sửa, tạo các
bài thi, kiểm tra trắc nghiệm. Đa số các phần mềm này đều hỗ trợ xuất ra các
định dạng tương thích với SCORM, AICC, do đó các bài kiểm tra hoàn toàn có
thể đưa vào các LMS/LCMS khác nhau. Các ứng dụng cho phép người soạn câu
hỏi chọn lựa nhiều loại câu hỏi khác nhau: Trắc nghiệm, điền vào chỗ trống, kéo
thả...Chúng ta có thể sử dụng phần mềm do Bộ Giáo dục và Đào tạo cung cấp
hoặc các phần mềm thương mại khác như phần mềm Questionmark.
Questionmark là một phần mềm rất lâu đời, rất có tiếng trong lĩnh vực e-
learning, đặc biệt là về cung cấp phần mềm hỗ trợ tạo các bài kiểm tra. Môi
trường tạo bài thi mà Questionmark đưa ra có rất nhiều tính năng. Ngoài ra các
phần mềm rất dễ dùng, tốn rất ít thời gian để đào tạo. Điều bạn cần là phương
pháp giảng dạy và kiến thức chuyên môn.
4.4.3. Tài nguyên số phục vụ nghiên cứu, giảng dạy, học tập
Mục đích: Cung cấp các loại tài nguyên số phục vụ cho công tác nghiên
cứu, giảng dạy, học tập của cán bộ, giảng viên và học viên của Học viện.
Các yêu cầu:
90
- Các tài nguyên cung cấp phải phù hợp với nhu cầu của cán bộ, giảng
viên và học viên của Học viện.
- Các tài nguyên của Ngành, Học viện phải đảm bảo được tính bí mật theo
qui định của Ngành.
- Các tài nguyên là các phần mềm phải là các phần mềm được phép cung
cấp hoặc miễn phí.
- Phân cấp truy cập, sử dụng các tài nguyên phù hợp với từng đối tượng sử
dụng.
4.5. Kết luận
Trên cơ sở hạ tầng mạng LAN đã được xây dựng đủ điều kiện cho các ứng
dụng phục vụ công tác đào tào, QLĐT của HVCSND. Chương 4 tập trung nghiên
cứu đề ra các yêu cầu, mục đích của hệ thống CSDL; các ứng dụng phục vụ các
hoạt động đào tạo, QLĐT: Các phần mềm phục vụ đào tạo, trang web cung cấp
tài nguyên, học liệu điện tử, thông tin của người học, giảng viên, chương trình,
kế hoạch đào tạo các hệ, các lớp.
Ngoài ra chương 4 trình bày yêu cầu, cách thức tổ chức kho học liệu trên
web elearning. Trình bày các yêu cầu, công cụ và phương pháp soạn bài giảng
điện tử, bài thi, kiểm tra phục vụ đào tạo từ xa qua web elearning.
91
KẾT LUẬN
Luận văn đã thực hiện được một số nhiệm vụ sau:
Sự phát triển không ngừng của CNTT đã góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục đào tạo. Sử dụng mạng máy tính để thực hiện nhiệm quản lý đào tạo là
nhu cầu của bất cứ một cơ sở đào tạo đại học nào và HVCSND cũng không nằm
ngoài qui luật đó. Luận văn của tác giả tập trung nghiên cứu, xây dựng hạ tầng
mạng LAN phục vụ công tác QLĐT và việc phân tích, xây dựng, triển khai các
phần mềm phục vụ QLĐT, cung cấp các học liệu phục vụ nhu cầu nghiên cứu,
giảng dạy và học tập của cán bộ, giảng viên, học viên trong Học viện.
Luận văn đã nghiên cứu phần lý thuyết về mạng máy tính, mạng LAN,
quản trị mạng máy tính và các thiết bị mạng, các phần mềm phục vụ xây dựng hệ
thống mạng LAN của HVCSND.
Luận văn đã nghiên cứu, tìm hiểu về các chức năng quản lý đào tạo và
việc ứng dụng trong thực tế quản lý đào tạo tại HVCSND. Ngoài ra còn tìm hiểu
về các phương pháp quản lý đào tạo và hệ thống phần mềm hiện đang triển khai
phục vụ nhiệm vụ QLĐT tại Học viện. Ngoài ra luận văn còn nghiên cứu tới các
loại hình, khả năng cung cấp học liệu phục vụ đào tạo đáp ứng nhu cầu đào tạo
của Học viện trong tình hình mới. Thông qua nghiên cứu về học liệu đào tạo thấy
được nhu cầu tìm hiểu và khai thác thông tin trên kho học liệu của Học viện, từ
đó thấy được nhu cầu về tổ chức và cung cấp và quản lý học liệu điện tử trên hệ
thống mạng LAN.
Luận văn đã tìm hiểu hạ tầng mạng máy tính hiện tại của HVCSND và
nhu cầu sử dụng mạng máy tính phục vụ công tác QLĐT từ đó thấy được yêu cầu
phải xây dựng hạ tầng mạng đủ mạnh để đáp ứng yêu cầu hiện tại và có thể phát
triển trong tương lai tương ứng với nhu cầu tìm kiếm, khai thác thông tin của cán
bộ, giảng viên, học viên trong và ngoài Học viện.
Luận văn đã đưa ra được các yêu cầu, nguyên tắc để thiết kế, xây dựng hạ
tầng mạng LAN của HVCSND. Xây dựng mô hình mạng phục vụ công tác
QLĐT và đề xuất các thiết bị mạng phù hợp với nhu cầu và đảm bảo chất lượng
giúp hệ thống mạng hoạt định ổn định, thường xuyên, liên tục. Ngoài ra luận văn
đã nghiên cứu và đề xuất, xây dựng các phân hệ phục vụ yêu cầu truy cập
Internet và truy cập từ xa và các giải pháp nhằm đảm bảo mật cho hệ thống
mạng.
92
Trên cơ sở hạ tầng mạng được nghiên cứu và xây dựng, luận văn đã đề
xuất và tổ chức, xây dựng kho học liệu đào tạo và QLĐT phục vụ nhu cầu đào
tạo. Luận văn đã đề xuất và nêu ra mục tiêu, nhiệm vụ của hệ thống các phần
mềm phục vụ công tác quản lý đào tạo. Xây dựng trang web đào tạo điện tử trong
website của Học viện đảm bảo các yêu cầu: An toàn, nhanh chóng, thuận lợi và
hình thức đẹp trên hệ thống quản lý học tập mã nguồn mở Moodle đáp ứng được
nhu cầu tương thích với SCORM, AICC.
Luận văn còn một số thiếu sót:
Công việc phân tích nhu cầu và thiết kế hạ tầng mạng phục vụ công tác
QLĐT tại một cơ sở đào tạo đại học nói chung và tại HVCSND nói riêng là công
việc đòi hỏi rất nhiều thời gian và điều kiện nghiên cứu, tìm hiểu thực tiễn. Là
một cán bộ của Học viện, là học viên cao học thuộc Đại học Công nghệ Đại học
Quốc gia Hà Nội bản thân tác giả đã dành nhiều công sức để hoàn thiện đề tài tuy
nhiên do điều kiện về thời gian, khả năng thực tế chưa nhiều nên ngoài những
công việc đã đạt được luận văn vẫn còn một số thiếu sót như sau:
Chưa nghiên cứu được tất cả các phương pháp xây dựng các mô hình mạng
phục vụ cho các cơ sở đào tạo đại học.
Hệ thống dữ liệu, thông tin còn ít.
Mới chỉ phân tích và thiết kế hạ tầng mạng được trên các mô hình và các
phần mềm mô phỏng, chưa có điều kiện triển khai xây dựng hạ tầng mạng
trên thực tế.
Mới chỉ nêu ra được các yêu cầu và nhiệm vụ của hệ thống phần mềm hoạt
động trên hạ tầng mạng mà chưa xây dựng và ứng dụng được các phần mềm
đó.
Một vài hướng tiếp tục công việc tìm hiểu và nghiên cứu về mạng máy
tính phục vụ công tác quản lí đào tạo tại Học viện:
Căn cứ vào những công việc mà luận văn đã đạt được và những điểm còn
thiếu sót như đã trình bày ở trên. Theo nhu cầu thực tế về ứng dụng mạng máy
tính và nhu cầu về hệ thống các phần mềm, kho học liệu phục vụ QLĐT tại
HVCSND, một vài hướng có thể được tiếp tục tìm hiểu và nghiên cứu và triển
khai của luận văn như sau:
Hoàn thiện hệ thống mạng có khả năng liên kết với các cơ sở dữ liệu của
Ngành, của các trường đại học khác, đảm bảo an toàn.
Hoàn thiện các chức năng cần thiết của một hệ thống mạng hiện đại phục vụ
93
đạo tạo, đáp ứng nhu cầu hội nhập với các trường đại học khác trong và ngoài
nước.
Xây dựng các thêm các chức năng phục vụ công tác QLĐT như hệ thống trợ
giúp phát triển chính sách đào tạo. Xây dựng các hệ thống phục vụ đào tạo tín
chỉ theo nhu cầu những năm sắp tới của Học viện.
Phát triển thêm cơ sở dữ liệu và các chương trình phục vụ công tác dạy nghề
(đào tạo lái xe) trực tuyến (các chương trình kiểm tra, thi lái xe trên website).
94
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Thanh Cường, (2004), Mạng máy tính và hệ thống bảo mật, Nxb
Thống kê.
2. Nguyễn Thúc Hải (1998), Mạng máy tính và hệ thống mở, Nxb. Giáo dục, Hà
Nội.
3. Đỗ Trung Tuấn (2002), Quản trị mạng máy tính,
4. Trường Đại học Đà Nẵng (2009), Thiết kế mạng LAN, WAN, ebook.
5. Trung tâm KHTT và Công nghệ quốc gia - Viện công nghệ thông tin (2004),
Giáo trình thiết kế và xây dựng mạng LAN và WAN, ebook.
6. Th.s Ngô Bá Hùng, Đại Học Cần Thơ – Khoa Công Nghệ Thông Tin (2005),
Giáo Trình Thiết Kế & Cài Đặt Mạng – V1.0, Ebook.
7. Phạm Thế Quế (2009), Mạng máy tính, Nxb Thông tin và truyền thông.
Tiếng Anh
1. Sisco Networking Academy Program (2003), Threaded Case Study (CTTC
Network Design), Samuel Tewelde, Teklay Tesfazghi, Teweldeberhan Belay.
2. Sisco System (2003), Internetworking Design Basics.
3. Sisco System (2003), Internetwork Design Guide
4. Jonh Wiley & Jonh, Ltd, (2003), Ethenet Network: Design, Implementation,
Operation, management, Gilbert Held.
5. LAN Design Manual. BICSI
6. Ethernet Network: Design, Implementation, Operation, management, Gilbert
Held. Copyright 2003 Jonh Wiley & Son, Ltđ
7. Http:// www. Moodle.Org
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lvtnch_4109.pdf