Đề tài mang tính lịch sử là một mảng đề tài lớn và có giá trị lớn trong
việc cung cấp thông tin lịch sử, nó phản ánh chân thực các sự kiện và nhân
vật mang tính lịch sử. Đặc biệt với mảng đề tài này yêu cầu người họa sĩ cần
hiểu và nắm bắt được sự chính xác tương đối đối tượng thể hiện. Cùng với đó
là sự hiểu biết về chất liệu sơn mài cùng các kỹ thuật thể hiện chất liệu này.
Đây là một chất liệu đặc biệt có tính truyền thống. Để chủ động nắm được và
thể hiện chất liệu này là một điều không mấy dễ dàng đối với các họa sĩ, bởi
với công đoạn mài, tác phẩm nhiều khi mang đến những hiệu ứng đặc biệt mà
người họa sĩ không ngờ đến, chính sự không ổn định trong kỹ thuật mài cũng
trở thành một điều khó khăn trong nắm bắt và thể hiện chất liệu của người họa
sĩ. Nhưng không vì thế mà các họa sĩ hiện đại từ bỏ chất liệu này, rất nhiều
các họa sĩ coi sự khó khăn và thách thức đó trở thành một khích lệ để tiếp tục
nghiên cứu tìm tòi, sáng tạo và phát triển
89 trang |
Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1629 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mang tính lịch sử trong tranh Sơn mài Việt Nam giai đoạn 1945 - 1985, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mang đậm tinh thần, màu sắc Việt. Đó là minh
chứng căn bản cho khả năng biểu cảm đa dạng của nghệ thuật sơn mài Việt
Nam ngoài lối biểu hiện hình kiểu trang trí trong mỹ thuật truyền thống.
Giá trị văn hóa: tác phẩm đã tạo nên những ảnh hưởng mạnh mẽ đến xã
hội như: cổ động tinh thần quân dân trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ,
thời điểm bức tranh ra đời; ảnh hưởng đến các thế hệ họa sĩ sau thời Nguyễn
Sáng với tinh thần là bản hùng ca về chủ nghĩa yêu nước và tinh thần cách
mạng của nhân dân Việt Nam.
Trong chiến dịch Hồ Chí Minh với tên nguyên thủy là chiến dịch giải
phóng Sài Gòn Gia Đinh, chiến dịch là cuộc tổng tấn công và nổi dậy vào
mùa xuân năm 1975, đây cũng là chiến dịch cuối cùng của quân giải phóng
miền Nam Việt Nam. Để ghi lại thời khắc chiến thắng đó họa sĩ Quách Văn
Phong đã sáng tác, tác phẩm Sài Gòn giải phóng (H3.7) bức sơn mài được
sáng tác từ năm 1975 đến năm 1982 với kích thước 120 x 240 cm. Tác phẩm
Sài Gòn giải phóng (H3.7) là một điểm nhấn trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam
khiến người ta nhớ đến vào dịp 30 tháng 4 năm 1975, kỷ niệm ngày chiến
thắng giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Thời kỳ này các sáng tác của họa sĩ chủ yếu là ký họa, tranh cổ động
phục vụ chiến đấu. Ông đi khắp các chiến trường, bên cạnh ba lô, cây súng
còn bút, giấy màu, có điều kiện là ông vẽ trực tiếp về chiến sĩ, đồng bào trong
38
sản xuất, chiến đấu, vẽ những tấm gương điển hình tiên tiến. Họa sĩ đã vẽ
hàng nghìn bức ký họa, ông tổ chức nhiều triển lãm lưu động, bày tranh tại
trận cho bà con, chiến sĩ xem, các tác phẩm của ông có tác động rất lớn động
viên tinh thần chiến đấu.
Ông đã được tham gia, chứng kiến trận 30 tháng 4 lịch sử, giây phút Sài
Gòn giải phóng. Để sáng tác thành công tác phẩm Nắng Tháng Năm (H1.15) (bột
màu), vẽ ngay đêm 30 tháng 4 năm 1975 hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ
thuật Việt Nam, Sài Gòn giải phóng (sơn mài), (H3.7) trưng bày tại Bảo tàng lực
lượng vũ trang miền Đông – Quân khu 7. Bằng ngôn ngữ hội họa, Quách Phong
đã tiến tới một bố cục công phu hơn để vẽ bức sơn mài Sài Gòn giải phóng (H3.7)
mà bảy năm sau ông mới hoàn thành.
Bố cục trong tác phẩm với trung tâm là cảnh gặp gỡ giữa người dân và
từng đoàn chiến sĩ giải phóng trên những chiếc xe tăng. Phía bên trái ta thấy
từng lớp người mừng vui với gam màu đỏ truyền thống chìm vào không gian
phía xa đang giơ tay chào đón các chiến sĩ, những người giải phóng, ta thấy
rất rõ phía bên trái tác phẩm, trong đoàn người vui mừng vẫy tay chào đón là
hình ảnh cô thiếu nữ đi xe đạp, tay giơ cao vẫy chào và cậu thiếu niên cầm
chùm bóng, với việc sử dụng linh hoạt giữa nét đen của sơn và nét màu vàng
tạo lên sự mềm mại uyển chuyển nhịp nhàng của các nhân vật.
Bên phải bức tranh một nhóm người tạo thành một mảng lớn. Với
đường nét mềm mại, nhịp nhàng, buông bỏ, tác giả thể hiện hình ảnh hai cô
gái mặc áo dài hoa màu trắng, bồng bềnh đang quay mặt vào nhau. Màu sắc
nhẹ nhàng, bay bổng. Xen giữa hai nhân vật, gương mặt chiến sĩ giải phóng
được thể hiện bằng mảng màu nâu đỏ, ẩn hiện phía xa. Hai em bé tay cầm
vòng nhảy múa vui mừng chào đón chiến thắng. Gam màu màu nâu đỏ đóng
vai trò chủ đạo, xen kẽ với màu xanh dương tạo sự hài hòa, cân bằng, giàu
nhịp điệu trong bố cục tranh.
39
Trong tác phẩm đường nét được tác giả sử dụng linh hoạt. Những nét
thanh, nét đậm đan xen phong phú. Đặc biệt những nét với nhiều màu sắc
khác nhau: màu trắng, màu vàng, nâu, đen tạo sự phong phú và hiệu quả ánh
sáng trong tranh. Phía sau các chiến sĩ ngồi trên xe tăng giơ tay chào đón nhân
dân được thể hiện trong một khối chắc, khỏe với những đường nét mạnh mẽ
với mảng màu trắng của vỏ trứng. Góc phải bức tranh, trên ô tô tải, bộ đội cúi
người giơ tay vẫy những người dân chào đón đoàn quân chiến thắng. Cờ đỏ
tung bay trên tháp pháo gợi cảm giác rợp trời. Phía trên là hình ảnh Bác Hồ
như ẩn, hiện. Cách sắp xếp các mảng, màu trong bố cục tạo độ trầm sâu của
tác phẩm.
Với bút pháp và sự sắp xếp các nhóm người trong bố cục, họa sĩ đã thể
hiện thành công nhiều góc nhìn, tạo sự mở cho bố cục. Điều đó đã đem đến
cho tác phẩm tính hiện thực và khái quát cao. Có thể nói tác phẩm đã tái hiện
sinh động cuộc chiến đấu của quân, dân miền Nam trong công cuộc đấu tranh
giành độc lập, thống nhất Tổ quốc. Tác phẩm được dựng lên từ các ký họa mà
họa sĩ đã ghi chép trực tiếp trên chiến trường. Hình ảnh người dân đan xen
với các chiến sĩ tạo sự quấn quýt, ấm áp của nghĩa tình quân dân. Tác phẩm
đã được Nhà xuất bản Văn hóa in 50.000 bức để tuyên truyền trong dịp kỷ
niệm 10 năm giải phóng thành phố 30/4/1975-30/4/1985. Tác phẩm sơn mài
Sài Gòn giải phóng (H3.7) là một điểm nhấn, là sự đóng góp của hội họa đối
với lịch sử.
2.3. Sự phản ánh trong tranh sơn mài vẽ về các nhân vật mang tính
lịch sử
Nói đến sự thành công của tranh mang tính lịch sử, ta không thể không
nhắc đến những tác phẩm vẽ về các nhân vật mang tính lịch sử.
Cùng về đề tài mang tính lịch sử, ở sự kiện lớn của đất nước Dương
Hướng Minh có tác phẩm kéo pháo vào Điện Biên Phủ rất nổi tiếng thì cũng
40
trong trong mảng đề tài này ông thể hiện một nhân vật lịch sử có ảnh hưởng
lớn đến tinh thần quyết tâm chống giặc của quân và dân ta. Ông đã thể hiện
tác phẩm Chèn pháo ở Điện Biên Phủ (1960), (H4.2), cùng thời gian đó cũng
thể hiện nhân vật anh hùng lịch sử có họa sỹ Lê Vinh thể hiên thành công tác
phẩm Bế Văn Đàn lấy thân làm giá súng (H1.6), họa sỹ Phạm Thanh Tâm
cũng có một số bức ký họa về những tấm gương anh dũng trong chiến dịch
Điện Biên Phủ... Qua lời kể của anh em, họa sỹ Dương Hướng Minh đã ghi
chép cách xử lý thông minh của anh hùng Tô Vĩnh Diện khi lấy vai hất bánh
xe cho pháo lao về phía núi khỏi rớt xuống vực... Cùng một chủ đề, nhưng hai
họa sỹ với hai cách thể hiện và lựa chọn chất liệu khác nhau cũng đã đem đến
những hiệu quả đặc biệt, cùng thể hiện nhân vật anh hùng mang tính lịch sử
nhưng trong tác phẩm Bế Văn Đàn lấy thân làm giá súng (H1.6), của họa sĩ
Lê Vinh được vẽ với chất liệu lụa (1957), lại mang tới cho người xem một
hiệu ứng hoàn toàn khác. Đó là sự quyết liệt trong tâm trí người lính, diễn tả
trên chất liệu lụa đã đưa người thưởng thức tới một không gian như là mơ bởi
sự mờ ảo, mềm mại, nhưng óng ả mà chất liệu lụa đem lại. Tác giả như muốn
giảm bớt sự đau thương của chiến tranh xuống, đưa người xem đến một thế
giới của những “giấc mơ” dành chiến thắng. Nhưng đối với tác phẩm Chèn
pháo ở Điện Biên Phủ (H4.2), của Dương Hướng Minh người anh hùng Tô
Vĩnh Diện lấy thân mình chèn pháo đã hướng người xem nhìn nhận nội dung
tác phẩm dưới góc nhìn thời đại, hình khối, mảng miếng, được tác giả nhìn
nhận một cách rắn chắc, nhất quán trong tổng thể. Cách thức vẽ nhân vật anh
hùng ở gần chính giữa, theo hướng hơi nghiêng lên, những người đồng đội
như thu nhỏ phía sau. Hình thể nằm nghiêng của người anh hùng như có trọng
lượng, cơ thể võng xuống ở quãng giữa lồng ngực và khung chậu dáng điệu
như gồng lên chống đỡ một sức nặng ngàn cân. Nhờ ngôn ngữ biểu đạt của
hội họa, họa sỹ đã diễn tả được hình khối chắc khỏe của cơ thể người anh
41
hùng. Chính sự đề cao tính chính sử của đề tài này đã trở thành đặc trưng của
thể loại tranh vẽ mang tính lịch sử, sự kết hợp giữa màu sắc và không gian
trong tranh là xuất phát điểm cho mối quan tâm của những người thưởng thức
nghệ thuật. Chính màu sắc và ánh sáng vàng son của chất liệu sơn mài đã làm
tăng chiều sâu và sức nặng cho tác phẩm.
Cũng trong mảng đề tài này một nhân vật được quần chúng nhân dân
yêu quý và ca ngợi đã xuất hiện trong rất nhiều các loại hình nghệ thuật.
Trong nghệ thuật tạo, các nghệ sĩ đã dành nhiều tình cảm, sự yêu quý, trân
trọng để thể hiện trên nhiều chất liệu. Nhân vật có sức ảnh hưởng, lan tỏa vô
cùng lớn lao đó là Chủ tich Hồ Chí Minh. Xuyên suốt trong nghệ thuật tạo
hình Việt Nam đã có không ít những tác phẩm thể hiện Bác Hồ. Trong nhiều
tác phẩm vẽ về Bác phải kể đến những tác phẩm như: Bác Hồ làm việc tại
Bắc Bộ Phủ (H1.8), (tranh màu dầu và tranh khắc gỗ, cùng tên) của Tô Ngọc
Vân, sáng tác năm 1946, do Hội văn hóa Kháng chiến ấn hành tại Việt Bắc
đầu năm 1947, tượng Hồ Chủ tịch làm việc tại Bắc Bộ phủ (chân dung thạch
cao 1946) của Nguyễn Thị Kim; Cụ Hồ tranh mực nho của Nguyễn Đỗ Cung
vẽ năm 1946, tại Hà Nội, đầu 1947, tác phẩm được phát hành rộng rãi trong
kháng chiến tại Việt Bắc. Tới giai đoạn đầu kháng chiến toàn quốc, cảm động
nhất có lẽ vẫn là số lớn chân dung Bác của các họa sĩ Nam Bộ.
Trong chiều dài lịch sử mỹ thuật Việt Nam, tranh vẽ Bác trên chất liệu
sơn mài không ít. Vẽ Bác trong giai đoạn 1945 – 1985 trên chất liệu sơn mài
lại không có nhiều tác phẩm. Ta chỉ có thể kể đến một số tác phẩm tiêu biểu
như: Bác Hồ ở chiến Khu Việt Bắc (H4.1), hay còn gọi là tác phẩm Hồ Chủ
Tịch qua suối, kích thước 99,8 x 180 cm của họa sĩ Dương Bích Liên (tác
phẩm đoạt giải nhất Triển lãm mỹ thuật toàn quốc 1980 và hiện được bày ở
Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam) cùng với tác phẩm kéo pháo ở Điện Biên Phủ
(H3.2) thì đây là một sáng tác nữa đã góp phần không nhỏ trong sự thành
42
công của họa sĩ trong nghệ thuật tạo hình Việt Nam hiện đại. Tác phẩm đã
thể hiện thành công hình tượng Bác Hồ cả về nội dung lẫn hình thức biểu
đạt. Từ tác phẩm này, tác giả đã được trao giải thưởng cao nhất trong triển
lãm mỹ thuật.
Với lối bố cục đơn giản, ít màu, giàu nhịp điệu. Gam màu chủ yếu là
xanh của núi, nâu vàng của đất và người. Tác giả không đi sâu diễn tả không
gian và chất của cảnh vật, chỉ với những mảng màu đơn giản, nhưng lại đẹp
lung linh trong sự phong phú của các lớp màu và ánh bạc, tác giả đã thể hiện
thành công nội dung tác phẩm. Hình ảnh con ngựa hiền hòa và nhỏ bé của
đồng bào dân tộc thiểu số tặng cho Bác đã trở thành phương tiện duy nhất để
bác đi công tác. Trong khung cảnh chiến khu Việt Bắc cùng gam màu nâu
vàng của đất, Bác như hòa cùng thiên nhiên, sự hùng vĩ của núi rừng. Điểm
nhấn trong tác phẩm là Bác Hồ và con ngựa núi đó cũng là nội dung chủ yếu
tác giả muốn thể hiện. Hình ảnh Bác tương phản với mảng màu tối phía sau,
tạo điểm nhấn trung tâm cho tác phẩm.
Trong tác phẩm không nhìn thấy sự xuất hiện của nhiều đường nét.
Dương Bích Liên vẫn dễ dàng dựng lên một không gian núi rừng, bầu trời
mặt đất bao la. Bác Hồ và con ngựa núi hòa nhập vào một khối nhỏ chắc, thân
thiện và đắc địa. Tác giả khéo léo để hình ảnh bác rất sát với hình ảnh của chú
ngựa để thể hiện cử chỉ âu yếm cho người xem một cảm nhận sâu sắc về tấm
lòng nhân hậu của vị cha già dân tộc. Người xem dường như cảm nhận được
tiếng thì thầm của Bác với “người bạn” đường cùng Bác đồng hành, vượt qua
khó khăn trong những chặng công tác dài của một thời chiến khu gian khổ.
Các họa sĩ Việt Nam không ít người vẽ về những chuyến đi công tác
của Bác Hồ ở Việt Bắc với con ngựa núi như: Nguyễn Thụ, Phạm Học Hải,
Đỗ Mạnh Cương... nhưng con ngựa núi của Dương Bích Liên mới thực sự là
tuyệt phẩm. Tranh là sự kết hợp tài tình giữa người và ngựa, một triết lý
43
kháng chiến giản dị, gian khổ và lãng mạn. Để có được hiệu quả nghệ thuật
cao, giàu triết lý nhân văn như tác phẩm Bác Hồ Ở Chiến Khu Việt Bắc
(H4.1), Dương Bích Liên đã có những năm tháng được ở với Bác. Đó là vào
mùa xuân năm 1952, họa sỹ được cử lên Việt Bắc, đại bản doanh của cách
mạng để vẽ Bác Hồ. Những ngày tháng được sống bên cạnh Bác ở chiến khu
Việt Bắc là thời gian có biết bao điều đáng ghi nhớ trong cuộc đời làm nghệ
thuật của Dương Bích Liên. Ông đã ghi chép những ký họa về cảnh sinh hoạt
thường ngày của Bác, hầu hết những tài liệu này rất quan trọng và được ông
giữ rất cẩn thận. Con ngựa núi Bác thường cưỡi đi công tác cũng được ông vẽ
rất nhập tâm, vì vậy khi đưa vào tranh nó đã trở thành duy hữu ngựa của
Dương Bích Liên, mà những họa sỹ khác khó có thể khai thác được.
Trong tác phẩm Bác Hồ Ở Chiến Khu Việt Bắc (H4.1), ta thấy tổ quốc
vĩ đại, trùng điệp, bao la, được họa sỹ diễn tả bằng một bút pháp dạt dào, rộng
mở, trước dòng nước mênh mang cuộn chảy, vị Chủ tịch nước vĩ đại cùng con
ngựa núi đang chuẩn bị qua suối, ngựa đóng yên, người áo nâu túi vải, bình
tĩnh chuẩn bị vượt qua dòng lũ cuộn chảy với dáng vẻ người và ngựa thật ung
dung. Dương Bích Liên khéo đặt các chiến sỹ bảo vệ Bác ra ngoài tác phẩm
để sự bình an như một điều tất yếu. Cách xếp đặt khôn ngoan và đầy ắp tính
nhân văn của Dương Bích Liên tạo cho ông một khoảng cách triết học với
những người cùng thời.
Vẽ Bác Hồ, vị lãnh tụ vĩ đại nhất của dân tộc mà Dương Bích Liên từng
được sống những ngày ở chiến khu Việt Bắc. Vẽ về Người là nguyện vọng
ông ấp ủ gần 40 năm mới trở thành hiện thực. Tác phẩm Bác Hồ Ở Chiến Khu
Việt Bắc (H4.1), là một sự dâng hiến thành kính của ông, của các nghệ sỹ tạo
hình Việt Nam với Bác Hồ hết đỗi kính yêu.
Tác phẩm không chỉ mang tính hiện thực cao, mà còn hàm chứa đầy
chất lãng mạn, chất trữ tình, chất thơ bay bổng, trùng hợp với một phần quan
trọng phẩm cách Bác Hồ. Người không chỉ là vị chủ tịch nước, một chiến sỹ,
44
ở Bác còn cả những thiên tư nghệ sỹ. Tác phẩm mang giá trị nghệ thuật cao,
đó cũng chính là thông điệp của ông về sáng tạo nghệ thuật cho các thế hệ họa
sỹ sau này: Một cách nhìn lịch sử nhân văn và triết học. Những sáng tạo nghệ
thuật của ông còn mãi, cá tính Dương Bích Liên còn mãi, con ngựa núi cùng
Bác Hồ đi công tác còn mãi. Trong giới mỹ thuật và trong lòng người yêu
nghệ thuật Việt Nam. Năm 2000 nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy
tặng giải thưởng mỹ thuật Hồ Chí Minh cao quý nhất cho Dương Bích Liên,
trong đó Bác Hồ Ở Chiến Khu Việt Bắc (H4.1), là một trong những sáng tác
đỉnh cao của ông, con ngựa núi cùng Bác Hồ chuẩn bị qua suối mãi mãi đi
vào lịch sử mỹ thuật dân tộc.
Tiểu kết
Tranh mang tính lịch sử đã phát triển qua nhiều thời kỳ với những ý
nghĩa tạo hình phong phú và nội dung sâu sắc. Tuy nhiên vào giai đoạn 1945
– 1985 tranh mang tính lịch sử thường phản ánh những sự kiện cách mạng và
nhân vật lịch sử. Vì vậy mà khi xem tranh vẽ thuộc giai đoạn này người xem
bị cuốn hút vào cái rạo rực, khí thế hào hùng về những sự kiện của nhân dân
đấu tranh cho quyền tự do của mình.
Giai đoạn 1945 – 1985 là giai đoạn chất liệu sơn mài hình thành và
phát triển mạnh mẽ, ở giai đoạn này đã xuất hiện nhiều tác phẩm thuộc đề tài
mang tính lịch sử và có giá trị nghệ thuật cao. Sự phong phú trong nội dung
thể hiện cùng các phương pháp và kỹ thuật thể hiện, các tác phẩm tiêu biểu
như Xô Viết Nghệ Tĩnh, Kéo pháo vào Điện Biên Phủ, Chèn pháo, Sài Gòn
Giải phóng, Bác Hồ Ở Chiến Khu Việt Bắc... đã mang tới cho người xem cái
nhìn hoàn toàn mới mẻ, cách lựa chọn nội dung thể hiện của từng tác giả,
cách thức thể kiện cùng kỹ thuật sử dụng chất liệu sơn mài, đặc biệt sự xuất
hiện của các tác phẩm đó đã giúp ngươi xem thấy được sự phong phú trong
thể hiện đề tài, và sự kết hợp nhuần nhuyễn của ngôn ngữ hội họa là đường
nét, màu sắc, bố cục, hình khối được kết hợp uyển chuyển và linh hoạt, kết
45
hợp với chất màu lung linh huyền ảo của sơn mài, đã giúp cho các tác phẩm
đạt được giá trị nghệ thuật cao.
Với những tác phẩm mang tính lịch sử đó không chỉ làm tăng giá trị
trong tạo hình nghệ thuật mà với nội dung còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng
bởi tính chân thực của cuộc sống, nó gắn bó mật thiết thể hiện thành công
không khí đang sục sôi trong sự kiện của dân tộc, hay toát lên được vẻ đẹp
thần thái của nhân vật mang tính lịch sử.
Trong bức thư Bác Hồ gửi cho anh em họa sĩ vào năm 1951 có viết:
“văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em cũng là chiến sĩ trên
mặt trận ấy” để đáp lại lời của Bác biết bao thế hệ họa sĩ lên đường, tham gia
cách mạng, tham gia kháng chiến và sáng tác. Không ít các họa sĩ đã lựa chọn
cho mình mảng đề tài phản ánh sự kiện mang tính lịch sử mà sau này với
mảng đề tài đó đã đánh thức được quá khứ vẻ vang của dân tộc, cùng với đó
là việc dựng thành công hình ảnh các anh hùng dân tộc. Các họa sĩ đã mang
hình ảnh các anh hùng dân tộc đến gần hơn với thế hệ trẻ sau này. Những tác
phẩm với đề tài mang tính lịch sử trong thời kháng chiến rất đa dạng, mang
màu sắc thời đại và phong cách của họa sĩ đó là những tác phẩm có giá trị cao
về mặt tư tưởng cũng như giá trị về nghệ thuật.
Với chất liệu sơn mài giai đoạn 1945 – 1985 là giai đoạn hình thành và
phát triển đặc biệt những năm từ 1954 đến 1965 là giai đoạn mà chất liệu này
phát triển rực rỡ với những kỹ thuật thể hiện và sự xuất hiện thêm nhiều màu
sắc trong bảng màu. Cùng với sự xuất hiện nhiều màu hơn là sự kết hợp giữa
tạo hình phương tây với lối bố cục và cách thể hiện của hội họa mang đậm
bản sắc Việt.
Thông qua việc nghiên cứu tìm hiểu và đánh giá một số tác phẩm nghệ
thuật tiêu biểu về đề tài mang tính lịch sử trong chất liệu sơn mài như: tác
phẩm Xô Viết Nghệ Tĩnh (H3.1), Kéo pháo ở Điện Biên Phủ (H3.2), Kết nạp
46
Đảng ở Điện Biên Phủ” (H3.4), Chèn pháo ở Điện Biên Phủ (H4.2), Quảng
trường Ba Đình 2/9/194 (H3.9), Sài Gòn giải phóng (H3.7), để thấy được giá
trị nghệ thuật trong tranh sơn mài phản ánh về đề tài mang tính lịch sử. Với
chất liệu sơn mài, đề tài mang tính lịch sử đã được các họa sỹ đã thể hiện độc
đáo trong bố cục, trầm ấm trong màu sắc, khoáng đạt trong phong cách tạo
hình. Nội dung của các tác phẩm đã truyền được nhiều giá trị lịch sử mang
tính nhân văn sâu sắc. Tác phẩm sơn mài vẽ về đề tài mang tính lịch sử
không những là những giá trị to lớn trong dòng chảy của mỹ thuật hiện đại
mà còn là giá trị tinh tần to lớn của lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước
oai hùng của dân tộc Việt Nam.
47
CHƯƠNG 3
THÀNH CÔNG VÀ HẠN CHẾ CỦA MẢNG ĐỀ TÀI MANG TÍNH
LỊCH SỬ TRONG TRANH SƠN MÀI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN
1945 – 1985
3.1. Thành công của đề tài mang tính lịch sử trong tranh sơn mài
Việt Nam.
Thành công của tranh vẽ về đề tài mang tính lịch sử trong chất liệu sơn
mài, trước hết phải nói đến giá trị nội dung và hình thức thể hiện.
Góp phần tạo nên sự thành công của mảng đề tài mang tính lịch sử trong
tranh sơn mài, trước hết ta cần nhắc tới vẻ đẹp tạo hình của chất liệu. Những
khám phá mới về chất liệu sơn mài của các họa sĩ trường Mỹ thuật Đông
Dương đã thay đổi cách nhìn trong Mỹ thuật Việt Nam những năm 1930 của
thế kỷ XX. Họa sĩ và giới yêu nghệ thuật đều bất ngờ trước vẻ đẹp lung linh
huyền ảo của chất liệu sơn mài, một chất liệu dùng trong lĩnh vực thủ công,
mỹ nghệ. Nhận định về sơn mài, cuốn hội họa sơn mài Việt Nam có viết: “Về
chất sơn, có thể nói: trong kỹ thuật hội họa sơn dầu, không có một màu nào
tương tự được như sơn cánh dán và sơn then; các màu trong (laques) của sơn
dầu dù sao cũng phải được cầm trên nền chất chở alumine (một khoáng chất
vô dịnh hình, không màu có ký hiệu hóa học Al2O3)”. [9, tr.15]
Tranh sơn mài Việt nam giai đoạn 1945 – 1985 đã có nhiều biến chuyển
trong hoàn thiện chất liệu và kỹ thuật thể hiện (đó là sự hoàn thiện về bảng
màu). Chất liệu được sử dụng trong tranh ngày càng phong phú hơn về chất
cảm. Với bảng màu nhiều sắc độ, đặc biệt là sự xuất hiện của màu xanh cùng
với kỹ thuật thể hiện kết hợp một số chất liệu trên bề mặt tranh được các họa sĩ
khai thác, thử nghiệm. Với kỹ thuật giát vàng, bạc tinh tế như dầm, dán, rắc,
cách gắn vỏ trứng, rắc chai đã tạo nên giá trị thẩm mỹ hoàn toàn mới, độc đáo
cho chất liệu.
48
Họa sĩ Tô Ngọc Vân đã từng nhận định: “Thể chất sơn cánh dán, sơn
then, vàng bạc ở sơn mài linh biến, linh động hơn ở sơn dầu”. [9, tr.15]
Sơn mài là chất liệu không chỉ giới nghệ thuật trong nước yêu thích mà
còn chiếm lĩnh được cảm tình của những người yêu hội họa Á Đông. Nhà thơ
Antokolski từng nhận xét: “Tôi chỉ chọn ngành sơn mài trong số vô vàn
những phong cách của nền nghệ thuật Việt Nam. Nó là môn phong phú và
độc đáo nhất, với chất lượng không thể chối cãi, những bức tranh sơn mài Việt
Nam là cánh cửa mở rộng để tìm kiếm cuộc sống của mỗi dân tộc yêu lao động
và tài năng, xa về địa lý, nhưng rất gần chúng ta về tinh thần. [9, tr.30]
Sơn mài giàu yếu tố dân tộc, vì vậy khi vận dụng nó để thể hiện mảng
đề tài mang tính lịch sử, chuyên trở mỹ cảm, tâm hồn người Việt sẽ trở thành
sự cộng hưởng, âm vang để tranh dễ dàng đi vào lòng người, ngợi ca những
trang sử hào hùng của thời đại. Tác phẩm phản ánh những sự kiện, nhân vật
lịch sử đã góp phần không nhỏ tạo nên thành công của nghệ thuật tạo hình
Việt Nam hiện đại, khẳng định vị trí của tranh mang tính lịch sử trong dòng
chảy của các thể loại tranh khác.
Tranh vẽ về đề tài mang tính lịch sử đã góp phần không nhỏ trong việc
giáo dục, tuyên truyền truyền thống yêu nước của dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí
Minh từng nói: “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt
Nam”. Câu nói đó của Người đã nêu rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của lịch sử
trong lòng người dân Việt Nam. Vì vậy, ngoài việc tìm hiểu lịch sử qua các
kênh thông tin khác như: sách báo, điện ảnh, văn họcNghệ thuật tạo hình là
một phương tiện phản ánh sinh động những vấn đề xã hội trong đó có những
biến cố của lịch sử nhân loại. Vì vậy các họa sĩ vẽ tranh lịch sử, tranh mang
tính lịch sử đã nghiên cứu, thể hiện thành công nhiều tác phẩm thuộc mảng đề
tài này. Trong những năm tháng nở rộ của chất liệu sơn mài khi các họa sĩ từ
chiến khu Việt Bắc về Hà Nội mang theo bao hoài vọng làm tranh lớn, ghi lại
cuộc kháng chiến 9 năm trường kỳ gian khổ chống thực dân Pháp. Cũng từ đó
49
những tác phẩm thuộc mảng đề tài mang tính lịch sử ra đời với nhiều tác
phẩm mang giá trị nghệ thuật cao như: Xô Viết Nghệ Tĩnh (H3.1), Kéo
pháo (H3.2), Nông dân đấu tranh chống thuế (H3.3), Kết nạp Đảng ở Điện
Biên Phủ (H3.4), Tổ Ba Người (Điện Biên Phủ) (H3.5), Nam kỳ năm 1940
(H3.6), Sài Gòn giải phóng (H3.7), Cầu Hàm Rồng (H3.8), Quảng trường Ba
Đình 2/9/1945 (H3.9), Bác Hồ Ở Chiến Khu Việt Bắc (H4.1), Chèn pháo ở
Điện Biên Phủ (H4.2)...
Ký ức về thủ đô ngàn năm tuổi cũng được hiển hiện qua nhiều tác phẩm
hội họa, nhiều mốc chiến công của lịch sử Hà Nội đã được các thế hệ họa sĩ
sau này thể hiện trên tác phẩm của mình. Sau này những tác phẩm đó như bản
hùng ca, bài học gián tiếp cung cấp thông tin về lịch sử đến mọi thế hệ không
chỉ để cho mọi người dân Việt Nam nhận biết rõ cội nguồn của mình, mà còn
để bồi bổ, giáo dục tinh thần yêu nước, ý chí tự tôn, tự hào dân tộc.
Đây là đề tài được nhiều họa sĩ đánh giá là một đề tài lớn và quan trọng
trong mọi thời đại, các họa sĩ, nhà phê bình mỹ thuật cho rằng, với những
người sáng tác mỹ thuật khi lựa chọn mảng đề tài này đã thực hiện sứ mệnh
làm cho những khoảnh khắc, giai đoạn lịch sử luôn sống mãi qua ngôn ngữ
tạo hình. Cùng với nó yếu tố sử trong tranh mang đến nhiều lý thú cho người
thưởng ngoạn nó, bởi những chi tiết trên tranh có tác dụng gợi nhớ về quá khứ
và ký ức.
Với những tác phẩm thuộc mảng đề tài này đã được các họa sĩ những
người đi trước sử dụng ngôn ngữ của nghệ thuật tạo hình thể hiện thành công,
lưu giữ được những hình ảnh lịch sử dựng nước và giữ nước hào hùng của
dân tộc thông qua những đường nét, bố cục và mảng màu phong phú cùng
những phong cách thể hiện riêng của mỗi người, các họa sĩ đã sáng tác những
tác phẩm tiêu biểu về cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc trong hai thời kỳ,
chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, phản ánh được hiện thực về một giai
50
đoạn, hồi ức về chiến tranh, vẽ lại cảnh hành quân, chiến trường, trận địa...với
nội dung sâu sắc về biểu hiện chân lý và nhân cách lịch sử.
Tranh sơn mài mang tính lịch sử được sáng tác vào giai đoạn 1945 –
1985 không chỉ thành công về chất liệu, đề tài mà còn thành công về hình
thức thể hiện. Đó là sự kế thừa, phát huy cách tạo hình của phương Tây. Các
họa sĩ đã sáng tạo ra những phương pháp thể hiện giúp nghệ thuật tạo hình có
nhiều phương thể hiện độc đáo hơn. Sự kết hợp bố cục với luật xa gần, giải
phẫu đã tạo ra những đường nét tinh tế trong nhịp điệu của tác phẩm.
Chính hiệu ứng màu đặc biệt mà chất liệu sơn mài được các họa sĩ thể
hiện trên nền vóc đã trở thành những yếu tố hợp thành quan trọng, đặc biệt.
Các kỹ thuật giát vàng, bac, trai, ốc... những vật liệu tự nhiên đã phá bỏ ranh
giới ngăn cách sự thể hiện bằng hình thức hội họa với cái thực tế. Người ta
thấy trong nền mĩ thuật nước nhà những tác phẩm được tạo thành từ nhiều vật
liệu từ sang trọng đắt tiền như vàng, bạc, đá... đến những vật liệu dễ kiếm,
đơn giản gần gũi như vỏ ốc, vỏ trai. Với lòng yêu nghệ thuật, biết kế thừa và
phát triển những thành quả của những người đi trước, các họa sĩ đương thời
đã khám phá ra rằng người họa sĩ có thể khôi phục lại các yếu tố của hình thể
là đường, hình dáng, màu và kết cấu, từ bất cứ thứ gì, hay gần như vậy trên
chất liệu này.
Một lần nữa không thể phủ nhận sự tham gia tích cực, đôi khi bằng cả
cuộc sống của nhiều họa sĩ để sáng tạo ra những tác phẩm, phản ánh sự kiện,
con người trong cuộc sống chiến đấu, bảo vệ tổ quốc. Để từ những tác phẩm
đó, những thế hệ sau này ta có một cái nhìn nhận đúng đắn về lịch sử, văn
hóa, con người. Hơn nữa với sự tiếp thu học tập các phương pháp tạo hình
hiên đại ở trường Mỹ thuật Đông Dương, các họa sĩ vẽ tranh mang tính lịch
sử vẫn giữ được truyền thống dân tộc để truyền cảm được tới đông đảo quần
chúng nhân dân đê đem lại cái đẹp, cái thiện cho mọi người, là một điều
không phải đơn giản.
51
Từ năm 1945 đến 1985 là giai đoạn kết tinh của những năm tháng kháng
chiến, một giai đoạn học tập, nghiên cứu và sống sát với thực tế chiến đấu,
với đời sống nhân dân. Với kỹ thuật vẽ khá nhuần nhị cùng tình cảm chân
thành vì cuộc sống hiện thực, các họa sĩ thời kỳ này đã sáng tác được nhiều
tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao. Đề tài mang tính lịch sử trong tranh sơn
mài giai đoạn này là là sự kết hợp giữa sáng tạo với khai thác tinh hoa truyền
thống cổ của dân tộc. Hơn thế cũng trong thời gian này nghệ thuật được liên
hệ chặt chẽ với nhân dân, bồi dưỡng tinh thần và phát triển những nhu cầu
thẩm mỹ của họ, cũng như phát triển chủ nghĩa nhân đạo cao quý, lòng trung
thành với dân tộc, dùng nghệ thuật phản ánh cuộc sống.
Với những thành công trong hoạt động mĩ thuật đã đã cho “ra đời” rất
nhiều tác phẩm nghệ thuật có giá trị. Những thành công đã góp phần không
nhỏ vào sự nghiệp cách mạng ngay từ những ngày đầu Cách mạng tháng
Tám, trong Hội Văn hóa cứu quốc, thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống
Mỹ với biết bao hoạt động tích cực về mỹ thuật của Ban Mỹ thuật thuộc hội
văn nghệ Việt Nam.
3.2. Hạn chế của đề tài mang tính lịch sử trong tranh sơn mài Việt Nam.
Bên cạnh sự phát triển và những thành tựu có được của các sáng tác mỹ
thuật về đề tài mang tính lịch sử, công chúng yêu nghệ thuật thường bày tỏ
mối lo lắng về sự tồn tại và phát triển của các tác phẩm thuộc mảng đề tài này
trong giai đoạn hiện nay. Các sáng tác về đề tài lịch sử ngày càng ít trong mỹ
thuật hiện đại.
Các họa sỹ, nhà điêu khắc vẫn còn trăn trở với món nợ chưa trả được đối
với dân tộc. Lich sử của dân tộc Việt Nam là lịch sử của quá trình dựng nước
và giữ nước. Trên con đường đấu tranh đó, đã xuất hiện nhiều dấu mốc lịch sử
chói ngời, nhiều tấm gương yêu nước, trung hậu và quả cảm. Trong khi đó, dù
có nhiều trăn trở, tâm huyết, các nghệ sỹ trong lĩnh vực tạo hình vẫn chưa có
52
nhiều sáng tác ngang tầm chiều dài lịch sử. Đặc biệt tranh lịch sử hay tranh vẽ
về những đề tài mang yêu tố lịch sử chưa có nhiều tác phẩm đồ sộ, chủ yếu là
hội họa giá vẽ. Nhiều cách lý giải về hạn chế này. Có ý kiến cho rằng đây là
một mảng đề tài khó. Để có thể sáng tác được một tác phẩm có chất lượng về
nội dung cũng như hình thức thể hiện, đòi hỏi người nghệ sĩ phải có những
kiến thức chuyên sâu về lịch sử. Khi sáng tác những tác phẩm thuộc thể loại
này không chỉ vững về kiến thức chuyên môn, địa lý, xã hội mà nó còn đòi
hỏi ở người nghệ sĩ phải có được cái nhìn thời đại, nắm bắt và xác định những
“mắt thần của sự kiện”. Từ đó thể hiện một cách tốt nhất nội dung, chủ đề, tư
tưởng tác phẩm. Vì vậy không ít nghệ sĩ gặp khó khăn khi sáng tác mảng đề
tài này trong việc tìm tư liệu và bố cục đảm bảo tính chính xác về sự kiện,
nhân vật lịch sử.
Giai đoạn 1945 – 1985 , chất liệu sơn mài đã mở rộng bảng màu, nắm
bắt được các kỹ thuật, phương pháp tạo hình. Với đề tài mang tính lịch sử,
tính thời sự, thời đại đòi hỏi sự ghi chép nhanh chóng, chính xác. Khi thể hiện
trên chất liệu sơn mài gặp phải nhiều hạn chế. Kỹ thuật thể hiện của chất liệu
sơn mài phải trải qua rất nhiều công đoạn như phác thảo, đi nét, vẽ các lớp
màu kết hợp các kỹ thuật giát vàng, bạc, trứng, ốc, trai. Cuối cùng là mài,
đánh bóng thì việc yêu cầu vẽ nhanh đối với chất liệu sơn mài là khó có thể
đáp ứng được. Không vì các kỹ thuật thể hiện công phu đó mà các tác phẩm
thuộc mảng đề tài trên chất liệu sơn mài mất đi tính thời sự vốn có của nó.
Có lẽ do việc trải qua rất nhiều công đoạn, đòi hỏi người nghệ sĩ cần có
những kiến thức chuyên sâu cả về kỹ thuật, hình thức và nội dung thể hiện
mà mảng đề tài mang tính lịch sử trên chất liệu sơn mài ít được các họa sĩ
lựa chọn thể hiện.
Hơn thế đề tài mang tính lịch sử là một mảng đề tài chưa có được một
cái nhìn đúng đắn và chưa có được đào tạo, nghiên cứu một cách chuyên sâu.
53
Vì vậy tranh vẽ đề tài mang tính lịch sử không phải là thể loại chủ đạo của hội
hoạ Việt Nam hiện đại. Cùng với đó hầu hết các họa sĩ Việt Nam được học
trong các trường mỹ thuật đều được đào tạo cơ bản tiếp cận với nhiều mảng
đề tài và nhiều chất liệu. Vì những lý do đó nên đã tạo ra một xu hướng
chung, các họa sĩ thích tiếp cận các đề tài, thể loại tranh chân dung, phong
cảnh, tĩnh vật nhiều hơn là tranh mang tính lịch sử. Sự mất cân bằng, đặc biệt
cách nhìn nhận của lớp họa sĩ trẻ đang có xu hướng sáng tác những tác phẩm
nghệ thuật đương đại, với nhiều loại hình nghệ thuật mới như video art, body
art hay nghệ thuật sắp đặt (installation), trình diễn... đã khiến cho mảng đề tài
này trong nền mỹ thuật Việt Nam càng thiếu vắng.
Những khó khăn trong điều kiện chưa có cơ sở đào tạo riêng biệt cho thể
loại tranh này, đặc biệt khi hoa sĩ sáng tác mảng đề tài này không phải họa sĩ
nào cũng có thể hội đủ tư liệu lịch sử về vốn sống, vốn hiểu biết về lịch sử vì
vậy việc thu thập các tư liệu trong lịch sử trở lên khó khăn, nên các sáng tác
cũng từ đó ít được quan tâm sáng tác.
Điều này lý giải vì sao trong sáng tác hội họa đề tài này hầu hết khi thể
hiện các nhân vật trong sự kiện lớn, không gian lớn những nhân vật mang tính
lịch sử được thể hiện chưa có được diện mạo rõ nét trong nền văn hóa, lịch sử
nước ta. Các nhân vật trong tranh mang tính lịch sử thời kỳ phong kiến chưa
đậm nét, chưa kể đến các họa gia muốn vẽ tranh lịch sử hay tranh mang tính
lịch sử muốn thể hiện các nhân vật sát nhất có thể đã đi tìm các nhà lịch sử để
hỏi về chân dung, trang phục, quần áonhững gì mang “tính ảnh” của thời
đó nhưng đều gặp cái lắc đầu vì các sử gia thời đó không hề lưu lại, không có
tư liệu gì.
Ngoài ra khi sáng tác mảng đề tài này việc thu thập các tài liệu về y
phục, chân dung của con người trong các giai đoạn lịch sử, giúp họa sĩ hình
54
dung được dễ dàng hơn trong sáng tạo nghệ thuật thì ở ta, việc này còn rất
nhiều hạn chế.
Hầu hết các họa sĩ sáng tác mảng đề tài này thành công chủ yếu là các
họa sĩ đương thời được sống, và chiến đấu trong hoàn cảnh lịch sử diễn ra,
nên họ hiểu được tính chất, không khí hơn bao giờ hết, nhưng với giới trẻ,
việc phải thu thập tư liệu cho sáng tác tranh, tượng về đề tài này có lẽ chủ yếu
lấy thông tin từ sách sử, và những tư liệu còn lại có lẽ không có nhiều nên rất
nhiều người ngại sáng tác mảng đề tài này.
Hơn thế trong sáng tạo nghệ thuật về đề tài mang tính lịch sử đòi hỏi cao
về tư duy lịch sử và trải nghiệm lịch sử bằng vốn sống, vốn hiểu biết, vốn
nghệ thuật của mỗi họa sĩ. Lịch sử cận đại, hiện đại cho dù có sống cùng với
thời đại của nhân vật, sự kiện lịch sử cũng chẳng đơn giản chút nào.
Chính điều đó mà trong nhiều tác phẩm mang tính lịch sử ta nhận thấy
các nhân vật trong những sự kiện lịch sử cứ “na ná” nhau tình trạng, gương
mặt của hầu hết các nhân vật có nét giông nhau, trang phục cũng tương tự ít
thay đổi.
Cũng vì những hạn chế đó mà những giai đoạn lịch sử hào hùng của dân
tộc không được tái hiện đầy đủ, tương xứng với một quốc gia giàu truyền
thống, kiên cường trong đấu tranh chống ngoại xâm như Việt Nam. Và có lẽ
trong nền mỹ thuật Việt Nam còn thiếu một đội ngũ chuyên nghiệp để nghiên
cứu, sáng tác tranh mang tính lịch sử, có lẽ chúng ta cần có một cách nhìn
nhận mới về mảng đề tài này. Vẽ một bức tranh đã khó, vẽ một tác phẩm
mang tầm tư tưởng, nội dung sâu sắc liên quan đến lịch sử lại càng khó hơn.
Nếu chỉ đơn thuần là minh họa lịch sử thì sẽ giảm đi giá trị của hội họa, song
nếu hư cấu mà làm sai lệch tinh thần lịch sử lại có tội với lịch sử.
Sau cùng để tranh mang tính lịch sử được công chúng chú ý và coi trong
hơn nữa thì có lẽ chúng ta cần chú trọng hơn đến việc đào tạo để có một đội
55
ngũ chuyên sáng tác đề tài nay, và tích cực đưa các tác phẩm thuộc mảng đề
tài này đến với công chúng bằng các phương thức như triển lãm, in sáchđể
các tác phẩm đến được với công chúng yêu nghệ thuật và muốn tìm hiểu lịch
sử Việt Nam qua nghệ thuật đó. Đó là cách để tạo nên sức sống của mỹ thuật
và cũng là cách để nghệ thuật phát huy giá trị của nó, khơi dậy những rung
động thẩm mỹ và đưa các bài học lịch sử đi vào tâm hồn người Việt, góp phần
giúp “dân ta biết sử ta”.
Tóm lại 40 năm từ năm 1945 đến 1985 là một đơn vị thời gian không lớn
mà cũng không nhỏ, chính trong 40 năm đầy biến cố đó của lịch sử dân tộc,
chúng ta đã kế thừa và học tập được những gì của cha ông và của bạn bè quốc
tế để nền nghệ thuật nước nhà có được thay đổi và những thành công đáng kể
trong nội dung và hình thức. Trong 40 năm đó đã đủ để có được sự ảnh hưởng
đến thẩm mĩ của số đông quần chúng, 40 năm đủ để ta có thể nhìn lại, để tự
hào và tiếp tục phát triển nó.
Tiểu kết
Khi vẽ tranh mang tính lịch sử người họa sĩ bắt đầu từ việc xác định tính
lịch sử của vấn đề, sự ảnh hưởng của nó trong tương lai, lựa chọn bối cảnh,
con người để có thể diễn tả chân thực nhất các sự kiện. Tác giả nghiên cứu
nội dung xác định ý tưởng thể hiện... Trong lịch sử cũng có cái đẹp, cái đẹp
của lịch sử được hình thành rất sớm, từ thời sơ khai con người đã biết ghi lại
những sự kiện trọng đại của một bộ tộc.
Trên những sự kiện trọng đại đó để có được tác phẩm giá trị và có ý
nghĩa, ta cần lựa chọn được những khoảnh khắc điển hình để ghi lại, và
khoảnh khắc đó thường là thời điểm cao trào của sự kiện. Để có thể thể hiện
thành công mảng đề tài này trên chất liệu sơn mài, các họa sĩ là những người
nghiên cứu, hiểu rõ đặc tính của chất liệu sơn mài và là người thành thạo
trong kỹ thuật thể hiện chất liệu.
56
Việc có ý tưởng, có nội dung sự kiện và sự am hiểu về kỹ thuật là chưa
đủ, để có một tác phẩm tốt, người nghệ sĩ là những người hiểu rõ nhất ngôn
ngữ thể hiện của hội họa sự biến đổi trong đường nét của mỗi người, ý đồ
sắp xếp trong bố cục và việc lựa chọn cho mình một phong cách thể hiện
riêng, có sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố, mỗi một họa sĩ thành công đã
có cho mình cách thể hiện ngôn ngữ hội họa riêng, điều đó đã làm lên phong
cách của mỗi người.
Đối với đề tài mang tính lịch sử giai đoạn 1945 – 1985 đã ghi được dấu
ấn về một nền mĩ thuật đang trên đà phát triển của hội họa Việt Nam, đem đến
cho công chúng yêu nghệ thuật một cái nhìn mới về một mảng đề tài ý nghĩa,
cùng với đó là góc nhìn mới mẻ về một chất liệu truyền thống của dân tộc.
Sơn mài thoát ra khỏi cái bóng của mỹ nghệ để đến với mỹ thuật tạo hình, và
đã có được nhiều thành công trong cách thể hiện. Từ đây mỹ thuật Việt Nam
có thêm một chất liệu tạo hình mới, tiếng nói mới hòa chung với tiếng nói của
chất liệu sơn dầu, lụa... Và cũng từ đây giới mĩ thuật đã có cho mình một
niềm tự hào về nét độc đáo mà chất liệu này mang lại. Sự độc đáo đó đã được
chứng minh trong việc phân tích các hiệu quả đạt được trong các tác phẩm
nghệ thuật thuộc mảng đề tài này được các họa sĩ thể hiện trên chất liệu sơn
mài đã được nghiên cứu trong đề tài.
Như vậy với mảng đề tài mang tính lịch sử không chỉ đem đến cho nền
hội họa cách nhìn nhận cái hay, cái ý nghĩa thiết thực được phản ánh trong
các tác phẩm, mà còn qua ý nghĩa của nội dung, phương pháp thể hiện và giá
trị nghệ thuật của các tác phẩm mang lại nữa. Vấn đề thứ hai đó là những hạn
chế về của mảng đề tài này còn nhiều bất cập trong điều kiện sáng tác, những
khó khăn về nắm bắt thể hiện chất liệu, hay phương tiện thể hiện nó.
Cuối cùng là một số điều rút ra từ việc nghiên cứu đề tài mang tính lịch
sử trong tranh sơn mài giai đoạn 1945 – 1985, đã đóng góp ý tưởng trong
cách thức thể hiện nội dung, phương thức kỹ thuật thể hiên giúp hoàn thiện
57
việc thiên kế thừa và phát triển, tìm hướng đi phù hợp cho vấn đề mà đề tài
đặt ra, đồng thời tổng hợp những cái hay, thấy được trong quá trình nghiên
cứu đề tài, qua đó đúc rút kinh nghiệm cho sáng tác của bản thân.
58
KẾT LUẬN
Đề tài mang tính lịch sử là một mảng đề tài lớn và có giá trị lớn trong
việc cung cấp thông tin lịch sử, nó phản ánh chân thực các sự kiện và nhân
vật mang tính lịch sử. Đặc biệt với mảng đề tài này yêu cầu người họa sĩ cần
hiểu và nắm bắt được sự chính xác tương đối đối tượng thể hiện. Cùng với đó
là sự hiểu biết về chất liệu sơn mài cùng các kỹ thuật thể hiện chất liệu này.
Đây là một chất liệu đặc biệt có tính truyền thống. Để chủ động nắm được và
thể hiện chất liệu này là một điều không mấy dễ dàng đối với các họa sĩ, bởi
với công đoạn mài, tác phẩm nhiều khi mang đến những hiệu ứng đặc biệt mà
người họa sĩ không ngờ đến, chính sự không ổn định trong kỹ thuật mài cũng
trở thành một điều khó khăn trong nắm bắt và thể hiện chất liệu của người họa
sĩ. Nhưng không vì thế mà các họa sĩ hiện đại từ bỏ chất liệu này, rất nhiều
các họa sĩ coi sự khó khăn và thách thức đó trở thành một khích lệ để tiếp tục
nghiên cứu tìm tòi, sáng tạo và phát triển.
Tuy nhiên để khai thác có hiệu quả vấn đề được quan tâm, mỗi chúng
ta những người yêu thích lịch sử, yêu thích tranh lịch sử và tranh mang tính
lịch sử cần cố gắng hơn nữa trong việc trau dồi kiến thức về lịch sử, sự hiểu
biết về ngôn ngữ hội họa và kỹ năng sử dụng chất liệu, đặc biệt chúng ta cần
xây dựng cho mình tinh thần trách nhiệm với những thành quả đã đạt được.
Chỉ khi chúng ta đặt ra những yêu cầu đó mới có được thái độ làm việc
nghiêm túc, có tinh thần trách nhiệm với lịch sử của dân tộc.
Đề tài mang tính lịch sử trong tranh sơn mài Việt Nam giai đoạn 1945
– 1985 cho thấy rõ mối tương quan con người với con người và hoàn cảnh xã
hội, mối tương quan giữa người nghệ sĩ với quá trình sáng tạo nghệ thuật.
Liệu trong tương lại, những thế hệ tiếp lối, tìm hiểu nghiên cứu mảng đề tài
này có đem tới nguồn xúc động tốt lành, và ý nghĩa lịch sử nữa hay không.
Lời giải đáp có lẽ nằm ở nhận thức của mỗi người yêu, sáng tác nghệ thuật, và
quan tâm đến những vấn đề liên quan đến lịch sử. Cho nên hôm nay cũng như
59
trong quá khứ, nghiên cứu các vấn đề liên quan đến lịch sử cần có cho mình
một chỗ đứng quan trọng trong nghệ thuật tạo hình theo nhịp tiến bộ của xã
hôi. Nghiên cứu mảng đề tài này người nghiên cứu, sáng tác cần biết đặt mình
dưới tư tưởng bao trùm của dân tộc. Trong quá khứ, các tác phẩm mang giá trị
nghệ thuật cao đã cho chúng ta thấy được những hình ảnh sinh động, những
rấy chân thực những khoảnh khắc quan trọng, đẹp của lịch sử.
Các bậc thầy sáng tác nghệ thuật, đã tâm huyết diễn tả hoàn cảnh xã
hội, sự kiện và con người tiêu biểu của xã hội trong quá khứ, đã đem đến cho
người xem những cảm xúc mãnh liệt về một thời hào hùng, đã khiến cho
những vấn đề của lịch sử không bị rơi vào quên lãng. Đó là điều quan trọng,
là giá trị được lưu truyền mà chúng ta tôn vinh – bằng cách giữ gìn và cả bằng
sự vượt lên.
Sự thật là những sự kiện và nhân vật có sức ảnh hưởng đến thời đại đều
hấp dẫn bất cứ họa sĩ lớn nào. Với sự đa dạng trong phong cách tạo hình và
trong mầu sắc, điều đó vẫn cứ để lại dấu ấn rõ rệt trong hơi thở sáng tạo.
60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà
Nội.
2. Nguyễn Lương Tiểu Bạch (chủ biên) (2005), Mỹ thuật Việt Nam hiện đại,
Viện Mỹ thuật – Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam.
3. Phạm Thị Chỉnh (2007), Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam, Nxb Đại học Sư
phạm.
4. Phạm Thị Chỉnh (2007), Giáo trình Mỹ Thuật Học, Nxb Đại Học Sư Phạm.
5. Dương Văn Chung (2012), Tính sự kiện và tính thẩm mỹ trong tranh lịch
sử, Luận văn Thạc sĩ mỹ thuật, Trường Đại Học Mỹ thuật Việt Nam, Hà Nội.
6. Trần Khánh Chương (2012), Mỹ thuật Hà Nội Thế kỷ XX, Nxb Mỹ thuật.
7. Trần Nguyên Đán, Đặng Thế Minh, Nguyễn Xuân Tiệp (Hội đồng biên
tập), Tác phẩm mỹ thuật, Nxb Bảo tàng mỹ thuật Việt Nam.
8. Trương Hạnh (1996), Mỹ thuật hiện đại Việt Nam, Nxb Mỹ Thuật, Hà
Nội.
9. Trương Hạnh (2006), Hội họa sơn mài Việt Nam, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.
10. Trần Lưu Hậu (chủ biên) (1994), 50 năm tranh tượng lực lượng vũ trang
và chiến tranh cách mạng, Nxb Mỹ thuật và Nxb Quân đội nhân dân.
11. Nguyễn Phi Hoanh, (1970), Lược sử Mỹ thuật Việt Nam, Nxb Khoa học
xã hội.
12. Trương Bé, Tính dân tộc và hiện đại trong Nghệ thuật tạo hình, Tạp chí
mỹ thuật, 279, (1), (2011),
13. Hội Mỹ thuật Việt Nam (2012), Kỷ yếu hội thảo Sáng tác Mỹ thuật về đề
tài Lịch sử Việt Nam, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.
14. Lê Thanh Lộc (1997), Từ điển mỹ thuật, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà
Nội.
61
15. Hoàng Công Luận, Nguyễn Quân (biên tập 1994), Các bậc thầy hội họa
Việt Nam Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Sáng, Bùi Xuân Phái, Nxb
mỹ thuật.
16. Bùi Thị Thanh Mai, Đề tài lịch sử và sự phản ánh lịch sử trong hội họa
Việt Nam, tạp chí VHNT, 346 (1), (4/2013).
17. Hoàng Hoa Mai (2013), Nghệ thuât tạo hình với đề tài lịch sử, tạp chí mỹ
thuật, 6(1) (2013).
18. Mỹ thuật Việt Nam thời kỳ 1975 – 2005 (1980), Nxb Mỹ thuật.
19. Đặng Bích Ngân (chủ biên) (2002), Từ điển thuật ngữ Mỹ thuật phổ
thông, Nxb Giáo dục.
20. Nghệ thuật tạo hình Việt Nam (1975), Nxb Văn Hóa.
21. Ngôn ngữ học Việt nam (2006), Từ Điển Tiếng Việt, Nxb từ điển Bách
khoa.
22. Nguyễn Quang Phòng (chủ biên 1993), Các họa sĩ trường Cao đẳng
Đông Dương, Nxb Nghệ thuật Hà Nội.
23. Quang Phòng (chủ biên) (1998), Mỹ thuật thủ đô Hà Nội thế kỷ 20, Nxb
Mỹ thuật.
24. Nguyễn Quân (2010), Nghệ thuật tạo hình Việt Nam hiện đại, Nxb Mỹ
thuật.
25. Nguyễn Quân (2010), Mỹ thuật thế kỷ XX, Nxb Mỹ thuật.
26. Hương Sen “Kéo pháo ở Điện Biên Phủ trong tranh Dương Hướng
Minh” Tạp chí Văn hóa Giáo dục, 7 (01), (8/05/2014).
27. Hoàng Hữu Tâm (2009), Tranh sơn mài Việt Nam, Nxb Mỹ thuật.
28. Nguyễn Thu Thủy – Vi kiến Thành (chủ biên 2003), Tuyển tập mỹ thuật
Việt Nam thế kỷ XX. Nxb Bộ Văn hóa thông tin.
29. Nguyễn Trân (2005), Các thể loại và loại hình mỹ thuật, Nxb Mỹ thuật,
Hà Nội.
62
30. Dương Viên, Trần Lưu Hậu, Vũ Giáng Hương, Hoàng Công luận, Trần
Khánh Chương (Hội đồng biên tập) (1994), Tranh sơn mài Việt Nam (Les
laques du VietNam), Nxb Mỹ thuật.
31. Trần Bảo Yên (2011), Mỹ thuật kháng chiến, Nxb Văn hóa.
32. 10 tác giả , Tác giả tác phẩm mỹ thuật thời kỳ chiến tranh cách mạng,
Nxb Bảo tàng TP. Hồ Chí Minh.
63
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT VIỆT NAM
NGUYỄN THỊ GIANG
ĐỀ TÀI MANG TÍNH LỊCH SỬ
TRONG TRANH SƠN MÀI VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 1945 - 1985
PHỤ LỤC ẢNH
Chuyên ngành: Mĩ thuật tạo hình (Hội họa)
Mã số: 60210102
Khóa : 18 (2015 - 2017)
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
PGS.TS: BÙI THỊ THANH MAI
Hà Nội, 2017
64
MỤC LỤC
PHỤ LỤC ẢNH
Trang
Phụ lục 1: Một số tác phẩm liên quan đến đề tài mang tính lịch sử trong tranh
sơn mài Việt Nam giai đoạn 1945 – 1985 ............................................................... 65
Phụ lục 2: Một số tác phẩm sơn mài tiêu biểu giai đoạn 1945 – 1985 .............. 73
Phụ lục 3: Một số tác phẩm phản ánh sự kiện cách mạng, kháng chiến ............. 81
Phụ lục 4 Một số tác phẩm phản ánh nhân vật mang tính lịch sử ....................... 86
65
PHỤ LỤC 1
MỘT SỐ TÁC PHẨM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI MANG TÍNH LỊCH
SỬ TRONG TRANH SƠN MÀI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 - 1985
H1.1. Velazquez, TP. Trao chìa khóa thành Breda, (1963),
Chất liệu sơn dầu, 307x367 cm (Nguồn ảnh: Báo điện tử)
H1. 2. Théodore Géricault (1791-1824), TP. Chiếc bè của chiến thuyền Méduse
Chất liệu sơn dầu trên vải, 491 × 716 cm (Nguồn ảnh: Báo điện tử)
66
H1.3. Jacques-Louis David _ Lễ đăng quang của Napoleon I,
Chất liệu sơn dầu, 621 x 979 cm (Nguồn ảnh: Báo điện tử)
H1.5. Huỳnh Phương Đông _ Anh hùng Nguyễn Văn Quang
trận sông cầu, chất liệu sơn dầu, 100 x 80 cm (Nguồn ảnh: [32, tr.45])
67
H1.6. Lê Vinh _ Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá súng (1957), chất liệu lụa,
(Nguồn ảnh: [18, tr.30])
H1.7. Văn Thơ_ Những năm tháng Bác ở Chiến khu iệt Bắc, chất liệu sơn dầu
(Nguồn ảnh: Ban quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh)
68
H1.8. Tô Ngọc Vân _ Bác Hồ làm việc tại Bắc Bộ Phủ (1946),
chất liệu sơn dầu, (Nguồn ảnh: Hội Mỹ thuật Việt Nam)
H1.9. Văn Thơ_ Bác Hồ trong đám tang Lê-nin, chất liệu sơn dầu
(Nguồn ảnh: Ban quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh)
69
H1.10. Phạm Viết Song _ Hoàng Lệ Kha ra pháp trường (1960),
chất liệu sơn dầu, 50 x 70 cm (Nguồn ảnh: Ban quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh)
H1.11. Lê Vinh _ La Văn Cầu (1958), chất liệu sơn dầu, 60 x 80cm
(Nguồn ảnh: Bảo tàng lịch sử quốc gia)
70
H1.12. Nguyễn Trọng Kiệm _ Rời lều cỏ Bác tiếp tục hành quân (1985),
chất liệu sơn dầu, 130x160cm (Nguồn ảnh: Cục Mỹ thuật nhiếp ảnh và triển lãm)
H1.13. Nguyễn Hiêm _ Trận Tầm Vu (1948), chất liệu
chất liệu sơn dầu, 62 x 82cm, (Nguồn ảnh: Bảo tàng lịch sử quốc gia)
71
H1.14. Kim Bạch _ Đấu tranh chống bắt lính tại Thị Xã Vĩnh Long,
chất liệu sơn dầu 298 x 78cm (Nguồn ảnh: 32, tr.31)
H1.15. Quách Phong _ Nắng Tháng Năm, chất liệu bột màu
(Nguồn ảnh: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam)
72
PHỤ LỤC 2
MỘT SỐ TÁC PHẨM SƠN MÀI TIÊU BIỂU GIAI ĐOẠN 1945 - 1985
H2.1. Nguyễn Gia Trí, TP. Thiếu nữ bên đầm sen, chất liệu sơn mài, (1,2 x 2,4m),
(Nguồn ảnh: Tạp chí văn học nghệ thuật – văn hóa)
H2.2. Trần Văn Cẩn _ Mùa đông đan áo (1957 – 1960),
chất liệu sơn mài, 100 x 75 cm, (Nguồn ảnh: Bảo tàng mỹ thuật)
73
H2.3. Trần Văn Cẩn _ Tát nước đồng chiêm, (1958),
chất liệu sơn mài, 60,5 x 92 cm (Nguồn ảnh: Nguyễn Thị Giang)
H2.4. Phan Kế An _ Nhớ một chiều Tây Bắc, (1955),
chất liệu sơn mài, 70x112 cm (Nguồn ảnh: Nguyễn Thị Giang)
74
H2.5. Nguyễn Đức Nùng _ Bình minh trên nông trang, (1958),
chất liệu sơn mài, 63 x 91cm (Nguồn ảnh: Nguyễn Thị Giang)
H2.6. Nguyễn Sáng _ Lớp học đêm, (1960), chất liệu sơn mài, 80 x 120cm
(Nguồn ảnh Ảnh: Nguyễn Thị Giang)
75
H2.7. Nguyễn Tư Nghiêm _ Con nghé quả thực, chất liệu sơn mài, 45,5 x 63 cm
(Nguồn ảnh: Bảo tàng mỹ thuật)
H2.8. Hoàng Tích Trù (1912 – 2003) _ Tổ đổi công cấy lúa, (1958),
chất liệu sơn mài, 76 x 100 cm (Nguồn ảnh: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam)
76
H2.9. Tô Ngọc Vân _ Bộ đội dừng chân trên đèo, chất liệu sơn mài, 35 x 50 cm
(Nguồn ảnh: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam)
H2.10. Nguyễn Sỹ Ngọc _ Tình quân dân (Cái bát), 1949, chất liệu sơn mài, 78,8 x 60 cm
(Nguồn ảnh: Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam)
77
H2.11. Lê Quốc Lộc _ Qua bản cũ (1958), chất liệu sơn mài
(Nguồn ảnh: Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam)
H2.12. Lê Quốc Lộc _ Giữ lấy hòa bình của Lê Quốc Lộc, (1960),
chất liệu sơn mài, 70 x 120 cm, (Nguồn ảnh: Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam)
78
H2.13. Nguyễn Khang _ Hòa bình hữu nghị (1958), chất liệu sơn mài, 90 x 90cm
(Nguồn ảnh: Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam)
H2.14. Mai Văn Nam _ Đi chợ Bắc Hà (1957), chất liệu sơn mài, 59.4 x 95,5 cm
(Nguồn ảnh: Nguyễn Thị Giang)
79
H2.15. Nguyễn Văn Tỵ _ Nhà tranh gốc mít (1958),
chất liệu sơn mài 66,7 x 100,3 cm, (Nguồn ảnh: Nguyễn Thị Giang)
H2.16. Nguyễn Hiêm _ Qua cầu khỉ (1958), chất liệu sơn mài, 100x 150cm
(Nguồn ảnh: Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam)
80
PHỤ LỤC 3
MỘT SỐ TÁC PHẨM PHẢN ÁNH SỰ KIỆN CÁCH MẠNG,
KHÁNG CHIẾN
H3.1. Tập thể họa sỹ: Nguyễn Đức Nùng, Nguyễn Sĩ Ngọc,
Huỳnh Văn Thuận, Trần Đình Thọ, Phạm Văn Đôn, Nguyễn Văn Tỵ
Xô Viết Nghệ Tĩnh (1957), chất liệu sơn mài, 160x320cm (Nguồn ảnh: Nguyễn Thị Giang)
H3.2. Dương Hướng Minh _ Kéo pháo ở Điện Biên Phủ, (1957),
chất liệu sơn mài 99,7 x 199,5cm (Nguồn ảnh: Nguyễn Thị Giang)
81
H3.3. Nguyễn Tư Nghiêm _ Nông dân đấu tranh chống thuế, 1960,
chất liệu sơn mài 100 x 160 cm (Nguồn ảnh: Nguyễn Thị Giang)
H3.4. Nguyễn Sáng _ Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ (1956),
chất liệu sơn mài, 112 x 180 cm (Nguồn ảnh: Nguyễn Thị Giang)
82
H3.5. Vũ Duy Nghĩa _ Tổ Ba Người (Điện Biên Phủ),
chất liệu sơn mài 120 x 120 cm (Nguồn ảnh: Nguyễn Thị Giang)
H3.6. Huỳnh Văn Gấm _ Nam kỳ năm 1940, sơn mài, (1960),
chất liệu sơn mài, 69,7x 140 cm (Nguồn ảnh: Nguyễn Thị Giang)
83
H3.7. Quách Văn Phong _ Sài Gòn giải phóng (1975 – 1982),
chất liệu sơn mài, 120 x 240cm (Nguồn ảnh: Nguyễn Thị Giang)
H3.8. Trần Huy Oánh _ Cầu Hàm Rồng (1976), chất liệu sơn mài, 99 x 152,8 cm
(Nguồn ảnh: Nguyễn Thị Giang)
84
H3.9. Văn Thơ _ Quảng trường Ba Đình 2/9/1945, (1976), chất liệu sơn mài
(Nguồn ảnh: Báo Trường đại học Huế)
85
PHỤ LỤC 4
MỘT SỐ TÁC PHẨM PHẢN ÁNH NHÂN VẬT MANG TÍNH LỊCH SỬ
H4.1. Dương Bích Liên _ Bác Hồ Ở Chiến Khu Việt Bắc (1960),
chất liệu sơn mài, 99,8 x 180 cm (Nguồn ảnh: Nguyễn Thị Giang)
H4.2. Dương Hướng Minh _ Chèn pháo ở Điện Biên Phủ (1960),
chất liệu sơn mài, (Nguồn ảnh: Báo Trường đại học Huế)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_mang_tinh_lich_su_trong_tranh_son_mai_viet_nam_giai_doan_1945_1985_656_2075318.pdf