Vua Louis XVI cai trị một cách độc đoán như thời kỳ chuyên chế lên đến tột đỉnh của nó, thời kỳ toàn thịnh của Louis XIV. Trong lúc đó cơ sở xã hội của chế độ cũ đã mất dần.
Nền quân chủ Pháp thế kỷ XVIII hết tính độc đoán, biểu hiện rõ nhất là “giấy có ấn vua”, bất kỳ ai cũng có thể bị quẳng vào ngục Baxti mà không cần một thủ tục tư pháp nào.
Chế độ chuyên chế phong kiến đã không hoàn thành được sự thống nhất đất nước trên phương diện chính trị và hành chính. Không có một tổ chức hành chính tư pháp thống nhất giữa các vùng. Chế độ thuế khóa giữa các vùng với nhau cũng không thống nhất vừa không công bằng. Dường như mọi thứ hổ lốn khác nhau đã được nhập vào để hợp thành một quốc gia Pháp.
27 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2972 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Marie antoinette và ảnh hưởng của bà đến chính sự - Xã hội nước pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA LỊCH SỬ
-----&-----
Đề tài:
MARIE ANTOINETTE & ẢNH HƯỞNG CỦA BÀ
ĐẾN CHÍNH SỰ-XÃ HỘI NƯỚC PHÁP
GVHD: Th.s Nguyễn Thị Thảo Nguyên
SVTH: Nhóm 3
Lớp: K37_Sử B
Môn: Lịch Sử Thế Giới Cận Đại
TP Hồ Chí Minh tháng 10/2012
MỤC LỤC
I. Lý do chọn đề tài 3
MARIE ANTOINETTE & ẢNH HƯỞNG CỦA BÀ
ĐẾN CHÍNH SỰ-XÃ HỘI NƯỚC PHÁP
I. Lý do chọn đề tài
Lịch sử nước Pháp trong những năm cuối thế kỷ XVIII, trải qua nhiều biến động lớn với những biến cố có tính chất quyết định định đến toàn bộ nước Pháp bấy giờ.
Cuộc cách mạng tư sản Pháp bùng nổ mở ra một trang sử mới cho nước Pháp. Cũng thời gian này nhiều cái tên nổi lên gắn với cuộc cách mạng như Louis XVI, Mongtexkio, Rutxo, Robexpie,…Và người phụ nữ không thể không nhắc đến đó là Hoàng hậu Marie Antoinette-Vợ của vua Louis XVI. Đây là một vị nữ hoàng có sức ảnh hưởng lớn lao trong suốt quá trình diễn ra cách mạng Pháp và cả trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật của Pháp cho tới hôm nay.
Cuộc đời và con người của vị nữ hoàng nay có nhiều nét rất đáng chú ý. Từ một cô bé 15 tuổi ngây thơ, hồn nhiên, trong sáng bà trở thành một nữ hoàng khét tiếng ăn chơi, tiệc tùng liên miên, sống xa hoa lãng phí trên xương máu và sự nghèo đói của người dân nước Pháp. Ngoài ra trong chính sự Pháp bà cũng có một sức chi phối sâu sắc mà có thể nói rằng trong quá trình cách mạng diễn ra, hình bóng của bà luôn ẩn hiện sau những chính sách, những hành động, những sự việc động trời. Tuy nhiên Marie Antoinette đã để lại cho Pháp và cho thế giới một thành tựu lớn lao trong lĩnh vực thời trang mà cho đến bây giờ nó là một biểu trưng, một niềm tự hào cho nước Pháp.
Để hiểu hơn về ảnh hưởng của bà đối với chính sự nước Pháp chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu về con người này.
II. Cuộc đời của Marie Antoinette
Maria Antonia Josepha Johanna von Habsburg-Lothringen, được biết đến nhiều hơn với cái tên Marie Antoinette, sinh ngày 2/11/1755 tại Vienne – thủ đô nước Áo, mất ngày 16/10/1793 tại Paris. Bà là công chúa của hoàng tộc Áo, công chúa hoàng gia của Hungary và xứ Bohême, công nương của thái tử và sau này là hoàng hậu của nước Pháp và Tây Ban Nha (từ năm 1774 đến năm 1793). Bà là em gái của Joseph II và Léopold II của Áo. Bà kết hôn với Louis XVI của dòng họ Bourbon, vua của nước Pháp. Đám cưới được cử hành ngày 16-5-1770 tại nhà thờ hoàng gia trong cung điện Versailles, lúc ấy nàng mới 15 tuổi. Bốn năm sau trở thành nữ hoàng khi chồng lên ngôi trở thành vua Louis XVI. Đây là một cuộc hôn nhân chính trị, hai dòng họ Bourbon và Habsburg muốn liên kết với nhau để tạo thêm sức mạnh cho hai nước Pháp và Áo.
1. Marie Antoinette khi ở Vienne-thủ đô nước Áo
Marie Antoinette nguyên là con gái của hoàng đế François xứ Lorraine ( một thuộc địa của Pháp) và nữ hoàng Áo Marie Thérèse, sinh giữa năm người con trai (Joseph - người thừa kế ngai vàng, Léopold, Charles, Ferdinand và Maximilien) và tám người con gái (Marie Anne, Marie Christine, Marie Élisabeth, Marie Amélie, Marie Jeanne, Jeanne Gabrielle, Marie Josèphe, Marie Caroline).
Bà sinh ngày 2/11/1755, ở cung điện Hofburg, tại Vienne, sáng sớm hôm sau, trời đất rung chuyển ở Lisbon – nơi mà cha và mẹ đỡ đầu của bà cai trị. Bà được đặt tên thánh là Maria Antonia Josepha Johanna. Ngay lúc ấy, bà được phó thác cho những bà vú, những bà quản gia của hoàng tộc (là bà Brandeiss và sau đó là bà quản giáo nghiêm khắc Lerchenfeld) và trải qua thời thơ ấu ở cung điện Hofburg, tại Vienne và lâu đài Schönbrunn. Marie Antoinette tiếp thu những kiến thức về phong thái, khiêu vũ, âm nhạc và vẻ bề ngoài phần lớn thời gian và không hưởng một sự giáo dục về chính trị nào. Lúc 10 tuổi, Marie đọc cũng như viết rất kém tiếng Đức dù có hơi thích tiếng Đức, nói tiếng Pháp rất ít và một cách rất khó khăn, và biết một ít tiếng Ý – những ngôn ngữ thông dụng nhất trong gia đình hoàng tộc thời bấy giờ.
Marie cũng học khái niệm cơ sở về tiếng Latinh. Trong thời kỳ này, hoàng gia Áo nắm được một nghi thức rất tối thiểu mà ở cung điện Versailles, những vũ công cũng không phức tạp, sự xa xỉ cũng ít hơn và quần chúng cũng không nhiều. Cô gái trẻ Maria Antonia Josepha rất thân thiện so với cô chị lớn trẻ tuổi Marie Caroline, người trở thành hoàng hậu của xứ Naples (nay thuộc Ý), phu nhân của Ferdinand I – vua của đảo Sicile (thuộc Ý) . Truyền thuyết đã đưa Marie Antoinette gặp thiên tài âm nhạc Mozart tại cung điện và Mozart đã cầu hôn Marie Antoinette. Nữ hoàng Marie Thérèse, như là bất kỳ vị quân minh của thời đại đó, sắp đặt những hôn ước cho các con của mình với mục đích chính trị để giải hòa những mối quan hệ láng giềng giữa dòng họ Habsbourg và Bourbons để thực hiện tham vọng của mình đối với nước Phổ và nước Anh. Như vậy, giữa các chị lớn hơn của Marie Antoinette, là Marie Christine (1742-1798) – công chúa rất thích phong cách hoàng tộc, thì kết hôn vì tình yêu vào năm 1766 với Albert của xứ Saxe – công tước của xứ Teschen (1738 –1822) và cùng ông ta trị vì trên mảnh đất Hà Lan. Cô chị Marie Amélie (1746-1804) thì kết hôn với Ferdinand I – công tước của xứ Parma (nay thuộc Ý) (1751-1802) và như đã nói, công chúa Marie Caroline (1752-1814) trở thành hoàng hậu của xứ Naples (nay thuộc Ý), phu nhân của Ferdinand I – vua của đảo Sicile (1751-1825).
Đám cưới giữa hai người thừa kế của hai hoàng tộc, Marie Antoinette và Louis XVI trong tương lai là sự phát triển tột bậc của mối quan hệ chính trị giữa hai bên. Marie Antoinette rời khỏi Vienne vào tháng 4 năm 1770 khi mới 14 tuổi.
2. Marie Antoinette-Công nương của Thái tử
Ngày 17/4/1770, Marie Antoinette từ bỏ chính thức quyền lực vinh quang của ngôi nhà nước Áo thân thuộc, ngày 16/5/1770, kết hôn với thái tử ở cung điện Versailles. Ngày hôm đó, hôn lễ cũng được tổ chức, một chuyện tai tiếng về lễ nghi đã xảy ra: những cô công chúa của xứ Lorraine, lấy cớ là họ hàng với tân công nương, tranh giành khiêu vũ với các bà bá tước, và các bà ấy thấy tự ái về địa vị quý tộc của mình, họ đã thì thầm nói : “Con chó cái nước Áo” (sử dụng lối chơi chữ, Autrichienne trong tiếng Pháp là người phụ nữ nước Áo, mà chienne là chó cái, Autrique là nước Áo).
Mặc dù lúc này bà có một dung nhan vô cùng xinh đẹp nhưng không quá phát triển về hình thể và còn hơi nhỏ tuổi. Tuy vậy bà có rất nhiều thiện ý và tỏ ra duyên dáng khi khiêu vũ. Sự có mặt của cô công chúa của nước Áo, với danh nghĩa là người cháu gái bé nhỏ của vua Louis XIV (bởi bà ngoại của mình là Élisabeth Charlotte của xứ Orléans - nữ công tước xứ Lorraine và xứ Bar) đã cản trở việc lật đổ những đồng minh của vua Louis XV. Còn nữa, bà không dễ hòa nhập với cuộc sống mới, tinh thần giảm sút vì tính phức tạp và sự mưu mô xảo quyệt trong “cung điện già cỗi này”, với sự trụy lạc của vua Louis XV và nhân tình của ông – bà bá tước Barry. Người chồng của Antoinette rất thích bà nhưng lại hay tránh mặt bà. Vua Louis XVI rất hay đi săn bắn ( đám cưới chỉ được hoàn thành vào tháng 4 năm 1777), bà cũng rất vất vả với khi phải chịu đựng các “lễ nghi”, cứng nhắc về xu hướng thời trang trong cung điện.
Bà bị điều khiển bởi các cô con gái của vua Louis XV và theo đó, bà cũng được truyền đạt cho về sự căm ghét đối với bá tước Barry. Do đó trong những thời gian đầu tiên, bà từ chối việc nói chuyện với nữ bá tước nhưng vì bị vua Louis XV bắt ép, bà phải tuân mệnh. Ngoài ra, bên Vienne cũng thử thuyết phục Antoinette với các lý lẽ quanh co nhưng khá hợp lí để cử bá tước Mercy Argenteau, đại sứ của Áo đến Paris giúp đỡ bà. Điều cuối cùng này là điều duy nhất mà bà có thể xem xét được, vì lời khuyên của công tước Choiseul, người đã kết nối tình giao hảo giữa Áo và Pháp, và như vậy Marie bị thất sủng một năm kể từ sau đám cưới, là một nạn nhân do âm mưu của nữ bá tước Barry gây ra. Sự trao đổi thư từ của Mercy Argenteau là một nguồn thông tin rất lớn về tất cả chi tiết cuộc sống của Marie Antoinette sau đám cưới năm 1770 từ sau cái chết của nữ hoàng Marie Thérèse năm 1780.
3. Marie Antoinette-Hoàng hậu nước Pháp
Louis XV mất vào ngày 10/5/1774 và Marie Antoinette trở thành hoàng hậu của nước Pháp và xứ Navarre (Tây Ban Nha) ở tuổi 18. Sau khi trở thành Hoàng hậu, bà ta ỷ vào nhan sắc, dòng dõi quyền quý và thế lực của hoàng gia thả sức tác oai tác quái. Cũng giống như chồng, bà cũng tùy tiện sử dụng quốc khố để chi cho cá nhân, thậm chí còn thậm thụt chuyển tiền về cho vua cha.
Bà cũng sẵn sàng lấy hàng ngàn, hàng vạn đồng tiền trong kho của nhà nước ban thưởng cho người nào đó được bà yêu quý. Ngày ngày bà chìm đắm trong các cuộc hoan lạc, tiệc rượu và phòng hoa. Các nhân chứng và các tài liệu lưu trữ đều khẳng định Hoàng hậu Marie Antoinette với vai trò của một tên gián điệp đã chuyển toàn bộ kế hoạch tác chiến của nước Pháp cho Hoàng đế nước Áo, khiến quân Pháp bại trận. Thêm vào đó, bà chính là người trợ giúp đắc lực nhà Vua chống lại tư tưởng tự do và tổ chức các cuộc trấn áp phong trào cách mạng của quần chúng, âm mưu gây ra một cuộc nội chiến, tổ chức cuộc chạy trốn ra nước ngoài, gây nên nạn đói năm 1789. Ngoài ra, hoàng hậu Marie Antoinette còn phạm tội không chung thủy. Khi Louis say đắm trong vòng tay của những người đàn bà khác thì hoàng hậu cũng thỏa thuê đắm đuối trong những cuộc chung đụng với những người đàn ông khác.
Phiên tòa xử Marie diễn ra rất nhanh chóng. Trong tác phẩm “51 vụ án làm thay đổi thế giới”, vụ xét xử Marie Antoinette được phản ánh như sau: Các nhân chứng đã chứng minh bà đã đồng mưu với nước Áo để chống lại nước Pháp, đã từng tổ chức các phong trào trấn áp cách mạng. Với tất cả những tội lỗi đã gây nên, Hoàng hậu Marie Antoinette bị tòa án cách mạng tuyên phạt tử hình. Bà mất ngày 16/10/1793 tại Paris.
II. Marie Antoinette và ảnh hưởng của bà đến chính sự-xã hội nước Pháp
Ảnh hưởng của Hoàng hậu Marie Antoinette đến chính sự-xã hội nước Pháp
Lên làm Hoàng hậu lúc mới 19 tuổi (1774), bà phải đối mặt với nhiều khó khăn trong cuộc sống vương giả đầy kiểu cách tại Pháp. Bà cũng trở thành tâm điểm của những lời thị phi đàm tiếu trong cung điện Versailles. Cũng như chồng, bà lao vào các cuộc ăn chơi phù phiếm, bà luôn luôn tìm thú vui trong các trò giải trí, lễ hội linh đình. Vua Lui XVI cũng thường hay tổ chức những buổi săn bắn xa hoa, các chuồng ngựa của nhà vua có khoảng 1600 con, với 1400 người hầu, mã phu nhà kị sĩ. Đó là những trò chơi hoang phí, được bao vây, phụ họa bởi bọn chơi bời phóng đãng do nữ công tước Yolande Polignac cầm đầu. Bà thay Vua phong chức tước cho bạn bè, bỏ qua những qui định của hoàng gia Pháp.
Bà lãng phí khủng khiếp tiền của trong ngân khố: đổ đầy rượu Champagne là thứ rượu rất đắt tiền vào bồn tắm để tắm cho đẹp da, bỏ tiền tỷ đại tu cung điện Petit Trianon (hiện nay còn tồn tại), trang trí nội thất tuyệt đẹp, xây nhà hát trong khuôn viên, lập điện thờ tình yêu trong vườn, xây dựng nhà nghỉ mát ở nông thôn theo kiểu Vienne (Áo). Vì thế dân chúng Pháp đặt cho nàng cái biệt danh “Bà Hoàng tiêu tiền”. Ngoài ra còn có tin đồn là bà lút gửi một số tiền kếch sù về cho vua cha ở Vienne. Cứ thế, bà buông thả trong cuộc sống xa hoa, đánh bạc, đi nhà hát, rong chơi thâu đêm ngoài đường phố, bất chấp dư luận. Nhiều người ghét bà, gọi bà là “con chó cái nước Áo”.
Marie Antoinette khi đã trở thành nữ hoàng, không những không quan tâm đến sự khủng hoảng nền kinh tế của Pháp, bà còn tăng thêm rất nhiều nhân công trong cung điện, bổ nhiệm những chức vụ thừa thãi không cần thiết. Bà sống một cuộc sống ích kỉ và lãng phí, dành nhiều thời gian cho tiệc tùng và những cuộc chơi quý tộc, không biết đến đời sống của người dân, sự thực là Maria Antoinette đã cùng chồng làm trống rỗng ngân khố và thay đổi hoàn toàn diện mạo của nền kinh tế chính trị vào thời đại ấy, theo chiều hướng xấu.
Kết cục rất bất hạnh đã xảy đến với gia đình và triều đại của vị nữ hoàng trẻ tuổi này. Bị giam lỏng, ly tán, tước quyền nuôi con, chồng con bị sát hại và cuối cùng bị chém đầu, mất ở tuổi 37, nhưng có lẽ bởi tất cả mọi tội lỗi đều xảy ra ở nửa trước của con dốc cuộc đời, nên có nhiều dư luận trái chiều về nữ hoàng. Một trong số đó là cho rằng tất cả tội lỗi của Marie Antoinette cũng chỉ là do khi đó nữ hoàng còn quá trẻ, quá trẻ để quan tâm đến điều gì khác ngoại trừ bản thân mình.
Tuy nhiên, vị nữ hoàng với cách sống xa hoa, quý tộc của bà là một nguồn cảm hứng lớn. Phong cách thời trang của bà là một dấu ấn đặc biệt cho sự lộng lẫy và cầu kì của thời trang cổ điển, đậm chất Rococo. Người ta nhớ đến hình ảnh của Maria Antoinette qua những chiếc váy lộng lẫy đính nhiều kim cương, ngọc ngà, phồng to với nhiều nơ và ren cùng kim tuyến.
Thêm vào đó, nét đặc trưng của Marie Antoinette chính là mái tóc đánh phồng rất to cùng những lọn tóc xoăn bồng bềnh, được trang trí bằng rất nhiều ngọc ngà và cả những chiếc lông ngỗng cắm trên đỉnh tóc để trang trí.
Bên cạnh đó, Marie Antoinette luôn được nhắc đến với chiếc quạt trên tay. Dường như đây cũng là một đặc trưng cho phong cách kiêu sa của vị nữ hoàng này.
Sự tự do vô độ, ích kỉ một cách phóng khoáng, chỉ sống cho bản thân và tận sức ăn chơi, cầu kì thả mình trong những buổi tiệc quý tộc cao sang này của vị nữ hoàng, một cách nào đó, lại trở thành một trong những điều đáng ngưỡng mộ cho thời đại bây giờ.
Marie Antoinette không chỉ đặt riêng một dấu ấn đặc biệt lên những thiết kế thời trang hiện đại sau này, mà còn là biểu tượng của sự gợi cảm đầy quyến rũ đối với nam giới, đồng thời là nguồn cảm hứng cực lớn đối với văn hóa Lolita nói chung và Hime Lolita nói riêng.
Nói về nước Pháp, từ thời vua LouisXIV- Louis XV đã tiến hành nhiều cuộc chiến tranh xâm chiếm. Đến cuối thế kỷ thứ XVII, Louis XIV tiến hành 3 cuộc chiến tranh nhằm đánh vào những địch thủ lợi hại của mình. Pháp Anh, Hà Lan là 3 cường quốc mạnh nhất về chính trị và kinh tế, không ngừng tranh chấp nhau để giành bá quyền mặt biển và thuộc địa (1667-1697).
Cuộc chiến tranh thứ ba (1687-1697) Pháp vẫn thắng thế trên lục địa và Anh trên mặt biển. Vì vậy thời Louis XIV là thời kỳ chế độ quân chủ chuyên chế đạt tới cực thịnh.
Dưới thời vua Luis XIV dân số nước Pháp là 19 triệu người, Pháp là một nước nông nghiệp có khí hậu ôn hòa, thổ nhưỡng thích hợp. Tuy nhiên phương thức canh tác còn lạc hậu, chịu ảnh hưởng của chiến tranh và mất mùa liên tiếp. Công thương nghiệp phát triển một cánh chậm chạp, còn thương nghiệp thì vất vả bởi trở ngại đường sá khó khăn. Tài chính ngày càng nguy ngập nhà nước không ngừng dùng mọi biện pháp tăng thuế, bán chức tước, vay cưỡng bức…để lấp chỗ hụt trong ngân sách.
Phong trào chống đối triều đình nổ ra, chống đặt thuế mới, cải tổ vương quốc, bãi bỏ các độc quyền, cả hoàng thân quốc thích cũng nổi dậy nhưng tất cả điều bị dập tắt. Từ 1661, Louis XIV tự cầm quyền một mình, nắm mọi quyền hành, làm để chiếm đoạt đất đai. Về mặt tôn giáo, để cho Công Giáo chiếm vị trí độc tôn, Louis XIV đàn áp kịch liệt tín đồ đạo Tin lành, nhất là năm 1685, vào lúc gia cấp tư sản bắt đầu bất mãn với nền quân chủ.
Cùng với việc phát triển thế lực trong nước Louis XIV còn tham vọng bành trướng thế lực ra bên ngoài. Trong 54 năm cầm quyền Louis đã tiến hành chiến tranh trong vòng 30 năm.
Nhìn lại toàn bộ chính sách của Louis XIV, thì dến khi nhà vua chết, nước Pháp được mở rộng hơn. Nhưng chính sách bành trướng của vua “Mặt trời” đã hao phí rất nhiều sinh mạng và tiền của. Sự phát triển của thế lực hang hải bị đình trề, rồi thụt lùi, còn cơ sở thuộc địa Châu Mĩ thì có dấu hiệu tan rã. Đến những năm cuối cùng của vương triều Louis XIV tình hình trở nên đen tối.
Sự sa đọa của triều đình không che giấu nổi sự cùng khổ của nhân dân, họ phải ăn bánh mì đen với nước lã và rễ cây. Số người hành khất lên đến 2 triệu người, thuế khóa tăng lên không ngừng, nền tài chính lao vào nguy cơ phá sản. Vì vậy nông dân nghèo và thành thị thường xuyên nổi dậy.
Năm 1715 Louis XIV chết, sau khi ở ngôi 72 năm. Sau khi đạt đến thời cực thịnh, chế độ quân chủ chuyên chế triều Louis XIV bước vào khủng hoảng suy yếu.
Dưới triều Louis XV, kinh tế tư bản chủ nghĩa đã vượt qua những trở lực của chế độ quân chủ chuyên chế để phát triển dần. Dẫn đến giai cấp tư sản dần trở thành một thế lực kinh tế quan trọng.
Nhưng quan hệ sản xuất phong kiến cản trở nghiêm trọng sự phát triển của thế lực sản xuất tư bản chủ nghĩa. Giai cấp tư sản đòi cải cách chế độ chính trị, phản đối mọi ràng buộc đối với công thương nghiệp, đòi tự do sản xuất tự do lưu thông hàng hóa. Trong khi đó chính quyền lại củng cố địa vị của giai cấp phong kiến, kìm hãm giai cấp tư sản không cho thâm nhập sâu hơn vào đời sống chính trị của quốc gia. Chế độ quân chủ chuyên chế Pháp liên tục suy yếu, ngày càng lấn sâu vào cuộc khủng hoảng trầm trọng toàn diện và kéo dài đưa nước Pháp dần đến cách mạng tư sản.
Trong lúc đó tình hình xã hộ rối ren, nhân dân cả nước, kể cả giai cấp tư sản không ngớt nguyền rủa chế độ phong kiến chuyên chế, đã làm cho nước Pháp thất bại và trở nên nghèo đói. Dân nghèo thành thị, công nhân, thợ thủ công nổi dậy đấu tranh dòi cải thiên đời sống. Các cuộc bạo động của nhân dân liên tiếp nổ ra từ giữa thế kỷ XVIII, trong lúc đó các vua Louis XV, XVI chỉ chơi bời xa xỉ và quý tộc cung đình thì tha hồ đục khoét để ăn tiêu ngân quỹ. Mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị với toàn thể nhân dân, giữa các đẳng cấp có đặc quyền với đẳng cấp thứ 3 ngày càng gay gắt.
Thời vua Louis thứ XVI, kinh tế phát triển khá mạnh, sản xuất tăng lên trong mọi ngành nhất là công nghiệp và thương nghiệp. Từ 1716-1789 chỉ số ngoại thương tăng gấp 4 lần, đại diện chủ yếu cho sản xuất công nghiệp là công trường thủ công tập trung và phân tán, chủ yếu là phân tán. Ngành thủ công đước tổ chức theo quy định của phường hội, những quy định triệt để về sẳn xuất về giá cả và thị trường. Nhưng nông nghiệp vẫn chiếm một vị trí quan trọng, chiếm 80% số dân sống ở nông thôn, đó là nền nông nghiệp còn rất lạc hậu, chế độ hưu canh là một tai họa của nền nông nghiệp Pháp. Cùng với sự tồn tại của lãnh chúa, trong đó chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến là một bộ phận chủ yếu. Từ chế độ sỏ hữu ruộng đất phức tạp đó, một loạt những nghĩa vụ phong kiến vừa phi lý vừa bất công vừa nặng nề đè trên người nông dân, khiến họ mất hết khả năng hào hứng tăng gia sản xuất. Đó là một trở ngại rất lớn cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở nông thôn, những mâu thuẫn đó dẫn đến những mâu thuẫn giai cấp quyết liệt trong xã hội.
Xã hội Pháp thế kỷ XVIII vẫn là xã hội quý phái, từ những thế kỷ XI, XII xã hội được chia thành ba đẳng cấp, dựa trên sự phân biệt giữa những người cầu nguyện (tăng lữ), những người đánh giặc (quý tộc) và những người lao động để nuôi sống những người khác (đẳng cấp thứ 3).
Đẳng cấp tăng lữ là đẳng cấp thứ nhất của vương quốc Pháp, nó đại diện cho tư tưởng triết học cũ của nhà thờ chống lại tư tưởng duy lý và sự nâng cao con người của triết học “Ánh sáng” thế kỷ XVIII. Tăng lữ có 2 loại cấp trên và cấp dưới, tăng lữ có nhiều đặc quyền hơn quý tộc nhưng nhìn chung tăng lữ cấp trên thường giữ chức vụ tối cao trong triều đình, cũng chỉ là một bộ phận của quý tộc và cùng với đẳng cấp quý tộc hợp thành giai cấp thống trị trong giai cấp phong kiến.
Đẳng cấp quý tộc, gồm có quý tộc địa phương và quý tộc triều đình, quý tộc triều đình có bổng lộc cao, ân huệ nhiều là tầng lớp xa hoa trụy lạc, mà lâm vào cảnh phá sản nợ nần. Quý tộc địa phương sống lay lắt trên lãnh địa của mình vì tô tức và nghĩa vụ phong kiến, họ ngày càng bần cùng nên ngày càng hà khắc đê tiện đối với nông dân.
Quý tộc áo dài nắm các chức vụ trong tòa án, và chức vụ hành chính quan trọng, tầng lớp này có thế lực ngày càng lớn trong chế độ cũ.
Quý tộc ở Pháp được miễn gần hết mọi thứ thuế, chúng ăn bám và cực kỳ thối nát: khinh gét lao động và kinh doanh, chỉ biết ăn không ngồi rồi, riêng bộ phận quý tộc tự do có tham gia kinh doanh, gần gũi với đại tư sản, chỉ là bộ phận rất nhỏ nên ở Pháp không xuất hiện tầng lớp quý tộc mới như ở Anh.
Đẳng cấp thứ 3 bao gồm giai cấp tư sản, nông dân, bình dân thành thị; trong bình dân thành thị có công nhân, thợ thủ công, tiểu thương, những người đi ở, thất nghiệp…..Toàn thể đẳng cấp thứ ba đoàn kết chống lại chế độ đặc quyền, đòi bình đẳng. Nhưng đây là sự đoàn kết của những lực lượng có quyền lợi khác nhau, có khi đối chọi nhau nên dễ có sự phân hóa trong nội bộ đẳng cấp khi đạt được mục tiêu chung.
Giai cấp tư sản là giai cấp có ưu thế nhất trong đẳng cấp thứ ba, tuy nhiên từ đại tư sản đến tiểu thương, mức hưởng thụ và địa vị xã hội có sự cách biệt nhau khá lớn.
Đại tư sản tài chính là tầng lớp phục vụ chủ yếu cho bộ máy nhà nước, quyền lợi gắn bó chặt chẽ với chế độ cũ. Cho nên họ chỉ đòi cải tổ chính trị, kinh tế cho phù hợp với quyền lợi của họ.
Đại tư sản kinh tế có vai trò rất lớn trong đời sống kinh tế. Thế lực kinh tế của tầng lớp này phát triển song song với sự lớn mạnh của các thành phố và hải cảng lớn Năng-tơ, Booc-đô. Họ đòi tự do kinh doanh, đòi quyền chính trị và có hướng đấu tranh tích cực để bảo vệ quyền tư hữu.
Tư sản công thương vừa và nhỏ là người sản xuất trực tiếp, họ chống chế độ phong kiến mãnh liệt hơn đại tư sản, họ chủ trương hạn chế quyền tư hữu và quan tâm đến những ưu sách dân chủ. Ngoài ra còn có tư sản làm nghề tự do nhiễm học thuyết Ánh Sáng, là phát ngôn viên cho một tầng lớp tư sản nào đó.
Các tầng lớp tư sản có quyền lợi khác nhau nhưng thống nhất nhau trên một quan điểm, chống đặc quyền, chống phong kiến.
Bình dân thành thị hoàn toàn không có quyền hành, ở vào thân phận người cùng khổ. Đối với tư sản, bình dân có xung đột về quyền lợi nhưng chịu ảnh hưởng nặng nề về tư tưởng. Bình dân thành thị là tiền thân của giai cấp vô sản thế kỷ XIX và là tầng lớp nghèo nhất bị thiệt thòi nhất có chí căm thù chế độ cũ.
Nông dân chiếm khoảng 80% dân số nước Pháp, họ là giai cấp bị bóc lột nặng nề nhất trong giai cấp xã hội, họ chịu đựng hầu hết gánh nặng của chế độ chuyên chế phong kiến. Họ phải đóng cho vương triều các loại thuế trực thu và gián thu. Họ phải làm công ích, nộp thuế cho tăng lữ và lãnh chúa, họ bị lãnh chúa vơ vét bóc lột đến tận xương tủy.
Giai cấp tư sản có thế lực về kinh tế nhưng không có thế lực về chính trị, còn nông dân thì chịu sự áp bức nặng nề của nền chế độ cũ, nên giai cấp tư sản dễ thỏa hiệp với giai cấp nông dân để chống lại chế độ phong kiến chuyên quyền.
Sự hỗn loạn của chính quyền quân chủ chuyên chế:
Vua Louis XVI cai trị một cách độc đoán như thời kỳ chuyên chế lên đến tột đỉnh của nó, thời kỳ toàn thịnh của Louis XIV. Trong lúc đó cơ sở xã hội của chế độ cũ đã mất dần.
Nền quân chủ Pháp thế kỷ XVIII hết tính độc đoán, biểu hiện rõ nhất là “giấy có ấn vua”, bất kỳ ai cũng có thể bị quẳng vào ngục Baxti mà không cần một thủ tục tư pháp nào.
Chế độ chuyên chế phong kiến đã không hoàn thành được sự thống nhất đất nước trên phương diện chính trị và hành chính. Không có một tổ chức hành chính tư pháp thống nhất giữa các vùng. Chế độ thuế khóa giữa các vùng với nhau cũng không thống nhất vừa không công bằng. Dường như mọi thứ hổ lốn khác nhau đã được nhập vào để hợp thành một quốc gia Pháp.
Cuộc tổng khủng hoảng của chế độ phong kiến và chương mở đầu của cách mạng:
Cuộc khủng hoảng của nền quân chủ chuyên chế Pháp thể hiện đặc biệt ở lĩnh vực tài chính. Do sự chi tiêu hoang phí vô độ của triều đình và hoàng gia mà số nợ của nhà nước ngày càng tăng. Năm 1789, số nợ đó đã tăng lên xấp xỉ 5 tỉ livrơ. Trong bối cảnh mà giai cấp tư sản không chịu đóng thuế thêm, đông đảo quần chúng nhân dân bị bần cùng, không còn khả năng đóng thuế hơn nữa, Louis XVI đã đưa ra những chính sách cải cách hòng cứu vãn tình thế. Các tổng Thanh tra tài chính (Turgot và Necker) tìm cách bắt bọn quý tộc và tăng lữ phải đóng thuê ít nhiều, song cũng vấp phải sự chống đối quyết liệt của quý tộc những quan đại thần trong cung đình.
Tổng Thanh tra tài chính Turgot kiên quyết đòi các đẳng cấp đặc quyền đóng thuế và thi hành một chính sách tiết kiệm triệt để. Do sự phản đối mạnh mẽ của Hoàng hậu Marie Antoinette, hoàng gia, quý tộc, Louis XVI phải cắt chức Turgot 1776. Người thay thế ông là Necker, chủ một nhà băng người Thụy Sĩ. Tuy Necker chỉ dám đưa những cải cách hạn chế, song đến năm 1781 cũng phải từ chức vì bất lực trong việc thuyết phục bọn quý tộc hi sinh một chút đặc quyền, đặc lợi.
Sau khi Necker từ chức, người kế nhiệm ông là Carlonne do Hoàng hậu Marie Antoinette tiến cử. Khi mới lên nhận chức để làm vui lòng giới quý tộc, Carlonne thực hiện chính sách ngược lại với Necker như hoàn trả các món nợ đọng cho cung đình, tăng tiền thu nhập cho quý tộc… Hoàng hậu Marie Antoinette không những ăn chơi sa đọa mà còn cản trở những cải cách tiến bộ của tầng lớp tư sản. Vì thế đến năm 1786, khủng hoảng tài chính càng nghiêm trọng và buộc phải đi theo vết chân của Turgot và Necker là thực hiện cải cách chế độ tài chính.
Sau đó, ngày mùng 5/5/1789 tại Versailles nhà vua cho triệu tập hội nghị các đẳng cấp. Trong thời gian chuẩn bị hội nghị cuộc đấu tranh giai cấp cũng diễn ra khá gay gắt, chủ yếu dưới hình thức của những “thư thinh nguyện”, phản ánh những yêu sách cụ thể của những tầng lớp khác nhau trong mỗi đẳng cấp. Đẳng cấp thứ ba đã thu được một số thắng lợi từ cuối năm 1788, Vương quyền đã bắt buộc chấp thuận nguyên tắc nhân đôi đại biểu đẳng cấp thứ ba.
Trong hội nghị này vấn đề rắc rối nhất là trước hội nghị đã có cuộc đấu tranh trên vấn đề bầu cử. Trong việc bầu cử gặp rắc rối về sơ phiếu và kiểm tra tư cách đại biểu (đẳng cấp thứ nhất kiểm tra đẳng cấp thứ hai, còn đẳng cấp ba tự kiểm tra). Qua đó đẳng cấp thứ nhất và đẳng cấp thứ 2 muốn cho đẳng cấp thứ ba thấy họ không có quyền lực.
Ngày mùng 10/6 đẳng cấp thứ ba đã mời tăng lữ và quý tộc đến họp chung để thẩm tra tư cách đại biểu của ba đẳng cấp. Ngày 17, hội nghị đẳng cấp thứ ba tự tuyên bố là Hội nghi quốc dân, nhà vua đã đối phó bằng cách đóng cửa phòng họp của họ. Ngày 20 họ kéo nhau vào phòng đánh cầu và tuyên thề sẽ không giải tán trước khi làm xong bản hiến pháp. Cuối cùng nhà vua cũng phải nhân nhượng, ngày 27 hạ lệnh cho hai đẳng cấp đặc quyền đến họp chung với đẳng cấp thứ ba. Ngày 2/7 hội nghị quốc dân được đổi thành quốc hội lập hiến, chế độ quân chủ chuyên chế đã bị lật đổ. Nhưng vương quyền, bề ngoài tỏ ra chấp nhận sự việc, nhưng đang ráo riết chuẩn bị bạo lực, để khuất phục đẳng cấp thứ ba, khiến cho cuộc cách mạng nhân dân bùng nổ.
Nhà vua nhượng bộ chỉ là bề ngoài, bên trong do sự can thiệp của Hoàng hậu Marie Antoinette và phái quý tộc ngoan cố, vua đã bí mật điều quân đội về bao vây Paris và Versailles, trong đó có quân đoàn người nước ngoài rất trung thành với nhà vua, làm cho nghị viện quốc dân cảm thấy bị uy hiếp.
Diễn biến cuộc Cách mạng:
Ngày 12/7/1789 quần chúng đổ ra đường đi cướp vũ khí. Ngày 14/7/1789 họ đến trại thương binh đợt và tấn công vào nhà tù Baxti, họ đã hạ được ngục. Đây cũng là sự kiện đánh dấu cho sự sụp đổ của chế độ phong kiến, là ngày tượng trưng cho chế độ tự do. Ngày 14/7/1789, đã ghi vào lịch sử vinh quang của nhân dân Pháp, thắng lợi này là nhờ phong trào đấu tranh của đại đa số nông dân trong toàn quốc, nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổ ra ở các địa phương. Ở các thành phố cũng tiến hành phá tan bộ máy chính quyền cũ, chính quyền mới được thành lập nằm trong tay đại tư sản tài chính, còn được gọi là phái Lập hiến, ngôi vua vẫn được duy trì.
Ngày 26/8/1789, quốc hội lập hiến thông qua bản tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền với các điểm chính như sau: Mọi người đều được sinh ra bình đẳng cùng với các quyền lợi bằng nhau. Mọi công dân có quyền bầu các đại biểu để làm ra luật pháp. Mọi người được tự do nói, viết, hay in ra các ý kiến miễn là người đó không lạm dụng đặc quyền này. Số tiền thuế mà một người phải đóng sẽ được căn cứ vào số lượng tài sản mà người đó có.
Bản Tuyên ngôn Nhân quyền năm 1789 này xác nhận các nguyên tắc của một quốc gia mới, quyền công dân bình đẳng và chủ quyền tập thể của nhân dân. Điều I của Bản Tuyên Ngôn viết rằng Con Người được sinh ra Tự Do và Bình Đẳng về các Quyền Lợi. Các quyền lợi tự nhiên của con người là tự do, có tài sản, được an toàn và chống lai mọi áp bức. Cũng từ lúc này, tự do tư tưởng và tôn giáo được bảo đảm. Tự do được định nghĩa là có quyền làm mọi công việc mà không tổn hại đến các người khác và Luật Pháp phải công bằng với mọi người và là biểu hiện của nguyện vọng chung, được mọi công dân hay các đại biểu làm ra.
Quyền lực của vua cùng chế độ đẳng cấp phong kiến bị bãi bỏ, bản Tuyên ngôn là một văn kiện lịch sử tiến bộ, là lời kêu gọi nhân dân bị áp bức vùng dậy đấu tranh.
Quốc hội lập hiến đã ban hành nhiều chính sách nhằm khuyến khích công thương nghiệp phát triển như bãi bỏ quy chế phường hội, phép tự do buôn bán, tổ chức hành chính theo quy chế mới.
Tháng 9/1791, hiến pháp được thông qua, xác định quyền thống trị của giai cấp tư sản với hình thức quân chủ lập hiến, mặc dù phê chuẩn hiến pháp thừa nhận chế độ quân chủ lập hiến, nhưng thực chất vua Louis XVI và hoành hậu Marie Antoinette đang bí mật tìm cách chống phá những cải cách của quốc hội, xúi giục các lực lượng phản động cách mạng trong nước nổi loạn, cấu kết với các thế lực phong kiến bên ngoài Áo-Phổ chuẩn bị tấn công nước Pháp nhằm khôi phục chế độ chuyên chế và trật tự phong kiến. Đến tháng 4/1792, chiến tranh giữa Pháp và liên quân phong kiến Áo Phổ bùng nổ, việc Pháp tuyên chiến trước đã bóp chết cuộc chiến tranh từ trong trứng, hoàn toàn không thể thay đổi tính chất của cuộc chiến tranh. Nhưng ngay từ trước đó hoàng hậu Marie Antoinette đã bí mật chuyển cho nước Áo toàn bộ kế hoạch của chiến dịch, làm cho quân Pháp bị thua phải rút lui.
Cuộc cách mạng 1789 thành công nhưng hoàng gia vẫn tại vị tuy quyền hành đã giảm sút và tình hình chính trị ngày càng tồi tệ. Nhà vua thấy bất an ở điện Versailles nên cùng hoàng gia dọn về điện Tuileries ở Paris, thành lập Hội đồng lập hiến (1789-1791) rồi Quốc hội lập pháp (1791-1792) gồm 745 nghị sĩ. Vua Louis XVI ngang nhiên phủ quyết bản Tuyên ngôn nhân quyền là bằng chứng hùng hồn buộc ông vào tội chống lại nhân dân.
Chiến tranh bùng nổ không đúng với hi vọng của phái Gironde, quân Pháp bị thua liên tiếp, do đội ngũ sĩ quan phần đông là quý tộc không phục tùng lệnh điều động của nội các và do Hoàng hậu Marie Antoinette giao toàn bộ kế hoạch tác chiến cho Áo.
Thấy vương quyền của Pháp bị đe dọa, liên quân Áo, Phổ chuẩn bị tấn công. Quốc hội tuyên bố “Tổ quốc lâm nguy” và kêu gọi dân chúng đầu quân cứu nước. Ngày 25/7/1792, Brunswich-thống soái quân đội Áo-Phổ đã ra tuyên ngôn tại Coblentz rằng quân đội Áo-Phổ có nhiệm vụ chấm dứt sự hỗn loạn ở Pháp và “trả lại cho vua những quyền hợp pháp”, “nếu xảy ra một sự xúc phạm nào dù nhỏ đối với nhà vua và Hoàng hậu Paris thì sẽ bị trừng phạt bằng quân sự và bị san phẳng thành bình địa”. Bản tuyên bố như đổ dầu vào lửa và phe cách mạng xem đây là bằng chứng sự phản quốc của Louis XVI. Thấy tình hình nguy cấp, nhà vua và vợ con cải trang làm thường dân tìm cách chạy trốn ra nước ngoài nhưng bị bắt tại Varennes (28-6-1791).
Ủy ban khởi nghĩa được thành lập. Ngày 10-8-1792 họ vũ trang chiếm điện Tuileries sau một trận huyết chiến với ngự lâm quân. Hoàng gia lánh nạn sang Quốc hội, nhờ Quốc hội che chở. Quốc hội biểu quyết đình chỉ nhiệm vụ của nhà vua. Vua và vương thất bị giam tại lâu đài Le Temple, mọi quyền hành lọt vào tay Ba Lê công xã.
Ngoài mặt trận, lúc đầu quân Pháp thua khắp nơi, nhưng khi liên quân Áo-Phổ tiến đến Valmy thì bị chặn lại (20/9/1792). Chiến thắng Valmy không chỉ cứu nước Pháp mà còn cứu cả nền cộng hòa. Cũng trong năm 1792 Quốc ước hội (La convention) được thành lập thay thế cho Quốc hội lập pháp, và tuyên bố hủy bỏ chế độ quân chủ, thành lập nền Cộng hòa (21/9/1792).
Sau khi tìm được những tài liệu bí mật của hoàng gia ở điện Tuileries, tòa án Quốc ước hội đem vua ra xét xử. Sau hơn một tháng thẩm vấn và nghị án, Louis XVI bị buộc tội phản quốc, bị kết án tử hình (với một phiếu chênh lệch) và bị đưa lên máy chém. ngày 21-1-1793.
“Hôm ấy trời mưa như trút nước. Ba ngàn lính vũ trang canh gác trên suốt chặng đường từ nhà giam đến quãng trường cách mạng Paris”. Nhân dân thành phố đứng vây kín quãng trường. Louis XVI thất thểu xuống xe, bước từng bước một lên đoạn đầu đài. Khi lên hết cầu thang, ông đã nhanh nhẹn rảo bước rồi đứng im, đưa mắt nhìn tứ phía và bằng một giọng bình tĩnh, ông nói to cho mọi người nghe rõ:
“Hỡi quốc dân Pháp! Ta chết vì bị kết tội một cách vô lý. Nhưng ta sẵn lòng tha thứ những kẻ đã vu oan cho ta. Ta lại cầu Thượng đế để những giọt máu mà bàn tay các người sẽ làm chảy đây sẽ không bao giờ rơi xuống nước Pháp”.
Louis XVI quỳ mọp trước mặt linh mục cầu nguyện lần cuối cùng. Vị linh mục, một tay làm dấu thánh giá, tay kia xoa đầu Louis, chậm rãi nói :“Con trai của thánh tông đồ Louis lên gặp Chúa đi!”. Những đao phủ lập tức trói tay Louis đưa lên đoạn đầu đài. Ba người chấp sự buộc ông vào tấm ván rồi mở máy chém. 10 giờ 16 phút ngày 21/1/1793, lưỡi dao rơi phập xuống và đầu lìa khỏi cổ. Năm ấy ông mới 39 tuổi.
Hoàng hậu Marie Antoinette-những ngày cuối đời
Hoàng hậu Marie Antoinette cũng bị cáo buộc giúp nhà vua chống lại tư tưởng tự do và tổ chức các cuộc trấn áp phong trào cách mạng của dân chúng, âm mưu gây ra cuộc nội chiến và nạn đói năm 1789, tổ chức cuộc chạy trốn ra nước ngoài. Hoàng hậu còn đóng vai trò một gián điệp, đã chuyển toàn bộ kế hoạch tác chiến của quân đội Pháp cho Hoàng đế nước Áo khiến quân Pháp bại trận. Hoàng hậu còn bị buộc tội lấy tiền trong ngân khố chuyển về cho vua cha và phạm tội không chung thủy.
Phiên tòa xử Marie diễn ra rất nhanh chóng. Trong tác phẩm “51 vụ án làm thay đổi thế giới”, vụ xét xử Marie Antoinette được phản ánh như sau: Các nhân chứng đã chứng minh vương hậu đồng mưu với nước áo để chống lại nước Pháp, đã từng tổ chức các phong trào trấn áp cách mạng.
Với tất cả những tội lỗi đã gây nên, Hoàng hậu Marie Antoinette bị tòa án cách mạng tuyên phạt tử hình. Khi phiên tòa sắp sửa kết thúc, Marie Antoinette đứng dậy xin nói lời thanh minh cuối cùng. Bà nói, là vợ của Louis XVI, bà không thể không phục tùng chồng mình.
Lời biện hộ này không có hiệu quả gì đối với bồi thẩm đoàn. Phán quyết được đưa ra rất nhanh, chỉ trong vòng một giờ đồng hồ trên cơ sở của hai điều tố cáo: thứ nhất, Marie Antoinette đã từng cung cấp tiền và tin tức tình báo cho nước Áo; thứ hai, bà đã từng âm mưu phát động một cuộc nội chiến ở Pháp.
Những ngày cuối cùng trong cuộc đời vị hoàng hậu nước Pháp đã chấm dứt hết sức thê thảm. Trong thời gian chờ xét xử, Marie Antoinette bị biệt giam. Cùng với nỗi sợ hãi từ cái chết của vua Louis XVI, cuộc sống khắc nghiệt trong tù tàn phá nhan sắc, tinh thần và dáng vóc của người đàn bà vốn quen sống trong nhung lụa và quyền uy.
Cuộc sống tù đày đã biến hoàng hậu xinh đẹp mới 37 tuổi trở thành một bà già yếu ớt, gầy guộc, mái tóc dài óng mượt rụng gần hết và bạc trắng. Và đây là cảnh hành quyết hoàng hậu Marie Antoinette: “Người vợ góa của Louis thức dậy vào rạng sáng, bà thay một bộ váy áo toàn màu trắng”.
11h ngày 16/10/1793, đao phủ đã đến, họ trói tay bà lại, cắt phăng đi mái tóc dài, đưa bà lên một chiếc xe không mui, vị Vương hậu này từ từ bị kéo tới quảng trường cách mạng. Cuối cùng, toàn thân bà không còn chút sức lực nào, mọi người phải đưa bà ra khỏi xe và đưa lên đoạn đầu đài. Thi thể của bà được chôn trong một ngôi mộ vô danh.
PHỤ LỤC
Marie Antoinette-năm 1762
Marie Antoinette lúc mới sinh ra
Cảnh giới thiệu về gia đình hoàng tộc của Marie Antoinette: Từ bên trái sang là chị cả Marie Christine (mặc váy hồng), người em út Ferdinand (áo đỏ), Marie Antoinette (cầm búp bê), anh thứ Maximilien (mặc áo nâu), mẹ là nữ hoàng Marie Thérèse và bố là hoàng đế François.
Marie Antoinette-năm 1773
Marie Antoinette-năm 1769-1770
Marie Antoinette-năm 1785
Marie Antoinette-năm 1783
Marie Antoinette-năm 1792 vẽ bởi Alexander Kucharski
Marie Antoinette-năm 1791
Marie Antoinette trong phiên tòa xử án
Marie Antoinette trước giờ lên máy chém (Ký họa bút sắt của Jacques-Louis David).
Marie Antoinette chuẩn bị bị đưa lên máy chém
Cảnh Marie-Antoinette lên máy chém hôm 16 tháng 10 năm 1793
TÀI LIỆU THAM KHẢO
F SÁCH:
Nguyễn Văn Đức, Phạm Gia Hải, Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị, (1978), Lịch sử thế giới cận đại, Quyển 1 (1640-1870), Nhà xuất bản giáo dục.\
Phan Ngọc Liên (chủ biên) (2008), Lịch sử Thế giới cận đại, Tập 1, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.
Vũ Dương Ninh và Nguyễn Văn Hồng (chủ biên), Lịch sử thế giới cận đại, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
Đặng Thanh Tịnh (biên soạn) (2006), Lịch sử nước Pháp, Nhà xuất bản Văn Hóa-Thông tin, TP.HCM.
F TRANG WEB:
DANH SÁCH NHÓM 3
1
Đinh Thị Minh Chóch
K37.602.012
2
Võ Thị Ngọc Điệp
K37.602.020
3
Trần Bích Dịu
K37.602.022
4
Hoàng Thị Liên
K37.602. 047
5
Trần Thị Mùi
K37.602.057
6
Trương Nhất Nương
K37.602.072
7
Hồ Minh Thành
K37.602.087
8
Cao Thị Thu
K37.602.090
9
Đỗ Thị Kim Thúy
K37.602.091
10
Nguyễn Thị Thùy Trang
K37.602.104
11
Nguyễn Đình Vũ
K37.602.120
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cuoc_doi_su_nghiep_cua_ba_marie_antoinette_6363.doc