Đề tài Marketing thu hút nhân tài trong lĩnh vực đào tạo nghề tỉnh Bình Dương

Chương 1: GIỚI THIỆU Tầm quan trọng của đề tài Hiện nay đất nước đang trong xu thế hội nhập thế giới và đang thực hiện mục tiêu trở thành nước công nghiệp hóa hiện đại hóa nên đòi hỏi mỗi ngành nghề, mỗi đơn vị hành chính phải cố gắng hết mình để phát triển đưa đất nước đi lên. Tuy nhiên, để tiếp tục con đường phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa, đất nước ngoài việc phải thực hiện các nục tiêu tăng trưởng trước mắt, còn phải định hướng chính sách phát triển dài hạn. Dựa vào các mô hình tăng trưởng kinh tế lý giải nguồn gốc tăng trưởng chúng ta có thể thấy rằng việc tăng trưởng dựa vào nhiều yếu tố khác nhau như: vốn, tài nguyên, tiến bộ kỹ thuật và con người. Qua nghiên cứu của Lê Xuân Bá (2005) cho thấy con người có vai trò quan trong việc phát triển kinh tế. Hoạt động Marketing không chỉ dừng lại ở phạm vi doanh nghiệp, một ngành nghề, hay một lĩnh vực hoặc sản phẩm nào đó, mà nó đang đuợc phát triển ngày càng tăng mạnh mẽ trong phạm vi một vùng, khu vực, địa phương và quốc gia. Các địa phương ngày nay phải tự thân vận động như một doanh nghiệp theo định hướng thị trường. Các nhà lãnh đạo cần biết xây dựng địa phương mình thành một sản phẩm hấp dẫn, đồng thời cần biết cách quảng bá các nét đặt thù của “sản phẩm” này một cách hiệu quả đến các thị trường mục tiêu của mình. Chiến lược Marketing đòi hỏi địa phương không chỉ nắm vững nhu cầu của khách hàng mà còn hiểu biết sâu sắc các quy trình ra quyết định của khách hàng để có giải pháp thích hợp thu hút khách hàng về với địa phương. “Tương lai phát triển các địa phương không tùy thuộc vào vị trí địa lý, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên. Tương lai phát triển của địa phương tùy thuộc vào chuyên môn, kỹ năng đóng góp, phẩm chất của con người và tổ chức tại “địa phương” (Philip Kotler) Từ năm 1997 sau khi Bình Dương tái lập tỉnh , với những điều kiện địa lý là gần TP. HCM một thành phố phát triển của cả nước và các chính sách thông thoáng về đầu tư Bình Dương những năm gần đây luôn là 1 trong những lá cờ đầu về phát triển công nghiệp. Ngoài ra những năm qua tỉnh luôn là 1 trong 2 tỉnh có chi số PCI cao nhất nước. Từ đó có thể thấy sự phát triển của Bình Dương những năm gần đây là hết sức mạnh mẽ. Trong tình hình hiện nay việc đạo tạo công nhân có trình độ và có tay nghề ngày càng trở thành nhu cầu cấp thiết cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên việc thu hút các giảng viên có trình độ cao về giảng dạy tại tỉnh vẫn là một bài toán nan giải của các nhà quản lý tỉnh. Những năm gần đây tỉnh luôn đưa ra các chính sách ưu đãi nhằm thu hút nhân tài trong lĩnh vực giáo dục nhưng dường như mọi chính sách ưu đãi đưa ra vẫn chưa đạt được những hiệu qua mà tỉnh mong muốn. Vì vậy nhóm tác giả quyết định nghiên cứu đề tài “Marketing thu hút nhân tài trong lĩnh vực đào tạo nghề tỉnh Bình Dương” Mục tiêu của đề tài Trong quá tình nghiên cứu nhóm đã đưa được những mục tiêu cần giải quyết của đề tài: (1) Tìm hiểu thực trạng trong lĩnh vực thu hút dân cư và nguồn lao động có trình độ cao và có chuyên môn nhằm đáp ứng nhu cầu giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề. (2) Tìm hiểu về chất lượng giáo dục chuyên nghiệp của tỉnh bình dương, đưa ra nhận định thương hiệu giáo dục của tỉnh Bình Dương so với các tỉnh thành khác trong khu vực. (3) Quảng bá môi trường sống và làm việc ở tỉnh Bình Dương đặc biệt là thành phố mới Bình Dương. (4) Đánh giá chính sách thu hút nhân tài của Bình Dương những năm vừa qua Phương pháp nghiên cứu: Các vấn đề trong luận văn được phân tích và đánh giá chủ yếu dựa trên các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp phân tích, thống kê, trên cơ sở nghiên cứu các số liệu, dữ liệu. Phương pháp so sánh chính sách của Bình Dương với Đà Nẵng, Cần Thơ và một số quốc gia. Câu hỏi nghiên cứu: Chất lượng đào tạo nghề tại Bình Dương có thật sự tốt hay không? Bình Dương đã có những chính sách gì để thu hút nhân tài trong lĩnh vực này? Những cơ hội, thách thức, mà Bình Dương phải gặp phải trong chính sách thu hút nhân tài? Nguồn số liệu dự kiến: Số liệu thứ cấp được công bố của Tổng cục Thống kê (GSO), Sở Kế Hoạch Đầu Tư Bình Dương, Cục Thống Kê Bình Dương từ năm 1997 đến năm 2009 để phân tích. Hướng phát triển tiếp theo của đề tài: Bài nghiên cứu này chỉ tiến hành phân tích định tính bằng các phương pháp thống kê mô tả, so sánh Trong thời gian tới nhóm tác giả sẽ tiếp tục thu thập và xử lý số liệu để có thể áp dụng bằng các phương pháp định lượng về tăng trưởng kinh tế. Trong đó có 1 phần ảnh hưởng của vốn nhân lực, mà rất nhiều tác giả trong nước cũng như đã nghiên cứu Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Đánh giá được sự thiếu hụt nguồn nhân lực trong giảng dạy ở các trường trung cấp; cao đẳng và đại học Chỉ ra được thực trạng yếu kém trong giảng dạy của tỉnh Bình Dương, và những chính sách về giáo dục của tỉnh Bình Dương Từ đó nhóm tác giả đưa ra các giải pháp ngắn hạn và dài hạn trong việc thu hút các giảng viên và các giáo viên có trình độ nhằm đáp ứng nhu cầu thiếu hụt nguồn nhân lực trong giảng dạy. Kết cấu bài nghiên cứu Sau chương 1: Giới thiệu, chuyên đề sẽ tiếp tục trình bày 4 chương tiếp theo như sau: Chương 2: Trình bày cơ sở lý thuyết về marketing; chính sách thu hút nhân tài của Singapore, Đà Nẵng, Bình Dương. Đánh giá kết quả đạt được ở Bình Dương. Chương 3: Tổng quan về Bình Dương, thực trạng về lao động của tỉnh. Trong chương này cũng nêu ra những cơ sở để Bình Dương thu hút nhân tài. Chương 4: Phân tích, đề ra chiến lược SWOT cho Bình Dương. Chương 5: Trình bày mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội Bình Dương đến 2020, chính sách phát triển nhân lực. Từ đó nhóm tác giả gợi ý một số chính sách giúp tỉnh nhà thu hút nhân tài.

pdf73 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2826 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Marketing thu hút nhân tài trong lĩnh vực đào tạo nghề tỉnh Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3.3.1.6 Cơ sở dịch vụ: khách sạn, nhà hàng Khi đến bất kỳ địa điểm một địa nào, nơi lưu trú, nghỉ chân cũng là mối quan tâm hàng đầu của du khách. Dưới đây là một số khách sạn nổi tiếng do Vnnavi chọn lọc sẽ làm cho bạn yên tâm hơn khi đến với tỉnh Bình Dương. Với các hình thức giải trí đồng bộ tiêu chuẩn cao: câu lạc bộ sức khỏe (heath club), hồ bơi, jacuzzi, tennis, mini golf, night club, sân vườn đặc biệt..., kết hợp với sự yên ả, bình dị mà không kém tính độc đáo: 1. Khách sạn Bình Dương 2. Khu giải trí khách sạn Phương Nam 3. Khách sạn Vũ Gia 4. Khách sạn Bình An 45 5. Khách sạn Ngôi Sao 3.3.2 Cơ sở hạ tầng mềm: 3.3.2.1 Cơ quan nghiên cứu, trƣờng đại học Giáo dục đại học, chuyên nghiệp ngày càng phát triển. Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có 7 trường đại học, 7 trường cao đẳng và 12 trường trung cấp chuyên nghiệp. Trường Đại học Thủ Dầu Một đã tuyển sinh năm học 2009-2010. Trường Đại học Quốc tế Miền Đông đã được khởi công xây dựng giai đoạn 1, dự kiến hoàn thành và tuyển sinh vào năm học 2010- 2011… (Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội Bình Dương, 2009) 3.3.2.2 Phát triển y tế, an sinh xã hội: Đầu tư xây dựng mới một số bệnh viện đa khoa khu vực phục vụ cho chuyên gia và các khu công nghiệp. Khuyến khích đầu tư một số bệnh viện ngoài công lập theo hình thức xã hội hóa nhằm thu hút nguồn lực từ các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển y tế, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của nhân dân trong tỉnh, trong vùng và người nước ngoài. Số cán bộ y tế (CBYT) 27 CBYT/vạn dân vào năm 2010, trong đó có 8 bác sĩ/vạn dân; tăng lên 38 CBYT/vạn dân, trong đó có 15 bác sĩ/vạn dân vào năm 2015. Đến năm 2020, đạt 55CBYT/vạn dân, trong đó có 30 bác sĩ/vạn dân. Phát triển mạnh mẽ các cơ sở cung ứng dịch vụ chất lượng cao để chăm sóc sức khoẻ nhân dân ngày càng tốt hơn. Đặc biệt chú trọng việc xây dựng bệnh viện đa khoa và bệnh viện phụ sản đạt tiêu chuẩn quốc tế nhằm giảm tải cho các bệnh viện lớn ở thành phố Hồ Chí Minh, góp phần tăng nhanh cơ cấu cung ứng dịch vụ an sinh xã hội của Tỉnh thời kỳ sau năm 2015. (Quy hoạch phát triển kinh tế - Xã hội Bình Dương đến 2020) 3.3.2.3 Con ngƣời: Một địa phương có thể có được cơ sở hạ tầng tốt và nhiều thắng cảnh đẹp mà vẫn thất bại vì đối tượng mà họ muốn thu hút cảm nhận về con người. Sự mến khách, thân thiện, hòa đồng 46 của cư dư một địa phương có thể ành hưởng đến tính hấp dẫn của một địa phương theo một số cách. Đối tượng dân cư bà địa phương bạn muốn thu hút mang theo hình ảnh của con người sống tại địa phương đó 3.3.2.4 Thân thiện và sẵn sàng giúp đỡ Đặc tính con người Bình Dương thừa hưởng nét chung của cộng đồng người Việt, nhưng do hoàn cảnh lịch sử và địa lý tác động nên có nhiều biến dạng. Điều này đã được minh chứng khá rõ nét qua nhận xét của Trịnh Hoài Đức (1765- 1825). Trong Gia Định Thành Thông Chí, Trịnh Hoài Đức cho rằng; đất Đồng Nai, Gia Định có hiện điềm văn minh. Điềm văn minh ở đây hiểu một cách cụ thể là đặc tính riêng, bản sắc riêng. Xuất phát từ điềm văn minh, Trịnh Hoài Đức nghiêng về 3 yếu tố chủ đạo: thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Từ góc độ con người Bình Dương xưa ta có thể chấm phá được chân dung, diện mạo qua 3 yếu tố chủ đạo vừa nêu. Thiên thời, địa lợi có ảnh hưởng hình thành đặc tính, nhân cách, văn hóa con người. Thiên nhiên ưu đãi, mưa hòa, gió thuận, đất đai phì nhiêu, màu mỡ tạo điều kiện làm ăn, sinh sống cho người Bình Dương xưa. Rừng núi cao nguyên (phía Bắc) nâng tâm hồn con người Bình Dương cao rộng, thoáng đãng. Phá sơn lâm (nghề rừng, khai thác rừng) ảnh hưởng đến tính khí, tiết tháo, nhân cách, biết đấu tranh, khắc phục mọi gian khổ. Yêu tự do, chán ghét bất công đã hình thành tính khẳng khái, cương quyết, phẩm chất cách mạng tiên tiến của người Bình Dương. Đồng bằng phì nhiêu, địa nhưỡng hài hòa, khí hậu an lành (phía Nam) tạo tâm tính con người nhân hậu, vui vẻ, hào sảng, phóng túng, thiên về văn hóa, lễ nghi. Con người ở đây (các tổng Bình Hưng, Bến Cát). Bình Thiên (Tân Khánh, Tân Long), Bình Chánh (Uyên Hưng, Thường Tân, Đất Cuốc), tiếp giáp đến tổng Phương Lễ (Phước Hòa, Phước Vĩnh - hữu ngạn Sông Bé) do điều kiện đấu tranh sinh tồn với thiên nhiên quyết liệt (khai hoang, phục hóa, khí hậu, đời sống) nên hình thành chất lý học khá độc đáo mạnh mẽ - tính mạnh mẽ, quyết đoán, khí dũng, cơ trí. Đặc tính cách mạng và tiên tiến của người Bình Dương ở khu vực này đã bộc lộ rất rõ: Lập nên nhiều chiến tích vẻ vang trong chống Mỹ, chống Pháp, chống lại áp bức bất công thời mở đất. Các làng võ Tân Phước Khánh, chiến khu D, Long Nguyên, địa đạo Tây Nam, Tam Giác Sắt…Đồng thời, qua đó yếu tố tính nhân 47 học đã tạo nên phẩm chất, tôi luyện chất thép một cách tự nhiên trở thành truyền thống tinh hoa (phẩm chất cách mạng và tiên tiến được đúc kết với phần lớn cán bộ, chiến sĩ cách mạng, các nhà lãnh đạo chính trị quân sự nổi tiếng trong tỉnh hầu hết xuất thân từ khu vực này). Rất dễ nhận ra, bên cạnh khí chất anh hùng, dũng cảm, đậm đặc chất quân tử, con người Bình Dương hầu như rất dễ tính trong sinh họat. Do đời sống thiên nhiên dễ dãi, có của cải thu nhập khá ổn định, thói xa hoa phung phí, không dè sẻn, tích lũy, thiếu định hướng cho tương lai là hiện tượng khá phổ biến. Giống như kiểu cách người Nam bộ, người Bình Dương hào sảng không câu nệ hình thức, dần dần đi đến thói quen xuề xóa, cẩu thả, thiếu định hướng trong tổ chức cuộc sống: Nhà cửa, phương tiện, nhu cầu văn hóa, trong giao tiếp, quan hệ làm ăn… Ý chí vượt lên trong cuộc sống, khả năng làm chủ bản thân, gia đình của người Bình Dương nói chung chưa vượt mức trung bình. Thái độ an phận, bằng lòng với hiện tại và điều kiện thực tế là một trong những yếu tố cản ngại mức phát triển xã hội từ hàng chục thế kỷ nay vẫn còn tồn tại không ít (phong cách, lề lối, nề nếp, nhà vườn nhà quê còn bó hẹp). Đặc biệt nhất, con người Bình Dương xưa còn có thói quen: bệnh sĩ, thiếu hòa nhập cộng đồng, ăn to, nói lớn, thiếu ứng dụng khoa học trong sinh họat, đời sống… 3.3.3 Các điểm hấp dẫn: Các địa danh được phân cấp theo các mức độ hấp dẫn khác nhau, hoặc là chúng không có các điểm hấp dẫn, hoặc chỉ có một điểm hấp dẫn, hoặc có một vài hoặc có rất nhiều. Rất nhiều thành phố hoặc cộng đồng dân cư rơi vào tình trạng thứ nhất: tự bản thân chúng thiếu hẳn những nét hấp dẫn đặc trưng có thể lội kéo dân cư mới. Một địa phương không thể tự thay đổi khí hậu, ranh giới tự nhiên hay vị trí địa lý, nhưng có thề thêm vào chúng những nét hấp dẫn mới để tăng cường tính cạnh tranh. Dưới đây là một vài nét hấp dẫn chính mà một đại phương cần phải xét tới. 48 3.3.3.1 Vẻ đẹp tự nhiên và thắng cảnh Trong tư tưởng của nhiều người, vẻ đẹp thiên nhiên bao gồm rừng núi, ao hồ… Bình Dương là một tỉnh có lợi thế lớn thổ nhưỡng, bởi sự kết hợp phong phú, hài hoà giữa vị trí địa lý, thiên nhiên, lịch sử và con người. Ngoài ra, thiên nhiên đã ban tặng cho Bình Dương phong cảnh đẹp với khí hậu mùa hè mát mẻ, dễ chịu, được coi là một điểm nghỉ mát, an dưỡng, vui chơi giải trí lý tưởng đối với cư dân các du khách từ xa đến như: hồ Bình An, , suối Trúc…. Con người cần cù mến khách cùng với các lễ hội, truyền thống văn hoá làm cho Bình Dương luôn là điểm đến hấp. Hình 3.7: Suối Trúc Bình Dương Bình Dương có địa hình nhấp nhô là nơi chuyển tiếp từ cao nguyên đến đồng bằng, có 3 dòng sông ( sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Bé) tạo nên địa điểm hấp dẫn trong du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng. Từ lâu đời, Bình Dương có vùng trái cây nổi tiếng khắp Nam Bộ, các thắng cảnh được xếp hạng di tích như: núi Cậu- hồ Dầu Tiếng, núi Châu Thới…Đặc biệt, KDL Đại Nam với tổng diện tích 711ha, một thế giới du lịch với chùa, thành, biển, sông,núi, vui chơi giải trí.. 49 3.3.3.2 Những nơi mua sắm Mỗi cộng đồng đều có một hay nhiều khu mua sắm, ở đó người ta có thể mua thức ăn, quần áo, vật dụng gia đình và những thứ linh tinh khác. Ngày nay, nhiều con đường trở thành phố mua sắm rộng lớn gồm nhiều cửa hàng tổng hợp, hàng tá cửa hàng nhượng quyền, trung tâm dịch vụ y tế, rạp chiếu phim và những nơi giải trí khác. Như nhiều khu trung tâm buôn bán sầm uất xưa nay của vùng Ðông Nam Bộ, chợ Thủ Dầu Một (Bình Dương) theo dòng thời gian gắn liền những biến động thăng trầm, chứng kiến sự phát triển kinh tế xã hội, là biểu hiện sinh động nhịp sống văn minh đô thị của người Bình Dương. Ngoài các chợ truyền thống, tại Bình Dương còn có hệ thống siêu thị sầm uất: 1. Siêu thị Vinatex - Thủ Dầu Một 2. Siêu thị Vinatex – Thuận An 3. Siêu thị Vinatex – Dĩ An 4. Siêu thị Vinatex – KCN Mỹ Phước 1 5. Siêu thị Citimart 6. Siêu thị Fivimart 7. Siêu thị BD Mart 8. Cửa hàng Ok Mart (Cửa hàng Hàn Quốc) 9. BD Mart Mỹ Phước 10. Đại Nam Siêu Thị 11. Siêu Thị Co.opMart Bình Dương 12. Metro Bình Dương Hình 3.7: Co.op Mart Bình Dương 50 3.3.3.3 Những điểm thu hút về văn hóa Trước khi nói đến nghề, văn hóa nghề của một vùng đất, cũng nên nhắc lại một định nghĩa chung về văn hóa tuy ngắn gọn nhưng xúc tích và khá phổ biến: “Văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí lực và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội; một nhóm người trong xã hội...” Văn hóa không chỉ thể hiện ở chữ nghĩa kỹ thuật mà quan trọng ở những giá trị tinh thần, những truyền thống tồn tại trong nghệ thuật, phong tục, lối sống...” Ngày nay, ngay cả khi đã được hiện đại hóa với công nghệ thiết bị máy móc tân tiến, các nghề truyền thống, nhất là nghề thủ công mỹ nghệ vốn đòi hỏi đến trí sáng tạo được thể hiện qua đôi tay khéo léo được mệnh danh là “bàn tay vàng” của người thợ của nghệ nhân trong nghề. Vì thế họ luôn có một vị trí đặc biệt khó có thể thay thế cho dù ở thời đại nào. Đó là giá trị nghệ thuật trong nghề thủ công. Cho nên nghề và làng nghề truyền thống, ngoài việc giải quyết vấn đề kinh tế - xã hội dân sinh, còn mang đậm tính văn hóa truyền thống của dân tộc, cái giá trị đặc trưng mà chúng ta rất cần trong quá trình hội nhập và phát triển. Bình Dương là một trong các địa phương có nhiều nghề, làng nghề truyền thống cần nên tìm hiểu, bảo tồn và phát huy... Bình Dương (BD) có khá nhiều làng nghề xóm nghề và đáng kể hơn cả là các làng nghề thủ công mỹ nghệ đặc trưng của các xóm, làng nghề gốm sứ, điêu khắc gỗ, sơn mài… Sớm nhất và hầu hết tập trung ở địa bàn phía Nam của BD là các lò, cơ sở và xóm, làng gốm sứ. Có thể kể tên các xòm làng gôm sứ tiêu biểu của BD như Hưng Định, Lái Thiêu (Thuận An; Tân Phước Khánh (Tân Uyên) Chánh Nghĩa (TX.TDM). Mỗi cơ sở, mỗi làng gốm này thường có liệt sĩ hình thành và có đặc điểm riêng. Nghề điêu khắc gỗ xuất phát từ nghề mộc cổ truyền lâu đời, có những xóm chuyên chạm khắc trang trí trong các công trình kiến trúc Đình, chùa nhà cổ, các sản phẩm mộc mỹ thuật như tủ thờ, tranh tượng, bàn ghế, giường lèo, trường kỷ… Tập trung và xưa hơn cà là các xóm điêu khắc thuộc vùng An Thạnh, Phú Thọ… 51 Về sơn mài BD có các xóm, làng sơn mài như Tương Bình Hiệp, Tân An, Định Hòa, Chánh Nghĩa… trong đó làng sơn mài Tương Bình Hiệp được xem là cái nôi của sơn mài Tương Bình Hiệp. Hầu hết các thợ giỏi nghệ nhân nổi tiếng trong tỉnh đều xuất thân từ làng sơn mài này. Ngoài ra, nhờ có sẵn các nguyên vật liệu đặc trưng tại chỗ để có thể làm ra những sản phẩm hàng hóa độc đáo, đặc trưng, nhiều xóm làng nghề từ khá sớm đã được hình thành như xóm guốc Bà Lụa (hiện tại đây đã có một con đường được đặt tên xóm Guốc); các làng xóm Tăm nhang An Bình (Dĩ An nay còn có 23 cơ sở và 200 người còn giữ nghề) và tăm nhang Thuận An (còn 23 cơ sở); Xóm làm (đập) đá Châu Thới; các xóm heo đất ở vùng Bình Nhâm, Lái Thiêu. Nghề mây tre đan ở Tân Uyên. 3.3.3.4 Các điểm vui chơi giải trí Một địa phương cần phải có nơi vui chơi giải trí cho người dân- nhà hàng, bar, quán cà phê, công viên, trung tâm công đồng….. Tại Bình Dương bạn có thề tất cả những đều đó thông qua một số địa điểm như: 1. Sân Golf Phú Mỹ Twin Doves, Mekong Golf Villas, Golf Sông Bé 2. Khu du lịch lạc cảnh Đại Nam Văn Hiến 3. Công viên nước Bình Dương 4. Khu du lịch Phương Nam 5. Khu du lịch Dìn Ký Hình 3.8: KDL Đại Nam 52 3.3.3.5 Đấu trƣờng thể thao Hầu hết tất cả các đại phương đều đưa ra một vài môn thể thao thế mạnh của địa phương mình. Thể thao đồng đội hay cá nhân nếu chiến thắng điều có thể gớp phần tạo nên sự hãnh diện cho địa phương. Một đội ngũ các vận động viên nổi tiếng có thể làm cho mọi người biết đến địa phương của bạn. Bình Dương được cả nước biết đến với cách làm bóng đá chuyên nghiệp rất năng động, hiệu quả, trở thành hình mẫu để các địa phương đến học tập. Nhưng, Bình Dương không chỉ có bóng đá! Từ chỗ gần như là “vùng trắng” trên bản đồ của làng banh nỉ cả nước, nhưng Bình Dương đã có cách làm táo bạo, biến đất Thủ Dầu trở thành một trong 3 trung tâm tennis mạnh nhất Việt Nam. 3.3.3.6 Lễ hội Đa số các địa phương đều tài trợ tổ chức lễ hội và kỹ niệm các ngày lễ lớn. Phổ biến nhất là tưởng nhớ đến các nhân vật tên tuổi được sinh ra tại đại phương. Chùa Bà Thiên Hậu là một di tích văn hoá của tỉnh Bình Dương. Chùa được kiến trúc theo lối cổ, là nơi thờ tự tôn nghiêm, một điểm hành hương rất quen thuộc của người dân Bình Dương, Bình Phước và một số tỉnh lân cận. Hinh 3.9: Sân vận động Bình Dương Hình 3.10: Chùa Bà Bình Dương 53 Hàng năm, ngày hội rằm tháng Giêng tại Chùa Bà thị xã Thủ Dầu Một đã trở thành ngày hội lớn của cư dân Hoa, Việt ở Nam Bộ. Lễ hội đã tạo điều kiện tăng cường tình đoàn kết gắn bó của hai dân tộc nhiều hơn và đã trở thành một nét văn hóa chung của dân tộc Việt Nam. 3.3.3.7 Các cao ốc, đài tƣởng niệm và các công trình điêu khắc Một phương hướng khác tạo danh tiếng cho địa phương là xây dựng và bảo quản những tòa cao ốc, những đài tưởng niệm hay những công trình điêu khắc đẹp của đại phương mình Ở Bình Dương, các công trình tượng đài được đặt, dựng ở trung tâm thị xã và các huyện. Những tượng đài này như một nét chấm phá vào chiều sâu của không gian kiến trúc ở tỉnh công nghiệp này... Năm 2003, UBND tỉnh Bình Dương đã phê duyệt quy hoạch hệ thống tượng đài và tranh hoành tráng trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2010. Tượng đài và tranh hoành tráng là những công trình văn hóa mang tính chất tôn vinh quá khứ hào hùng, làm đẹp cảnh quan đô thị, đánh dấu những thành quả của nhân dân Bình Dương. Đáp ứng những đòi hỏi của lịch sử, cũng như nguyện vọng của nhân dân, thời gian qua tỉnh Bình Dương đã xây dựng một số tượng đài và tranh hoành tráng sau: 1. Tượng đài Phú Lợi căm thù khu di tích Nhà tù Phú Lợi phường Phú Lợi, TX.TDM. 2. Tượng đài đấu tranh của công nhân Nhà máy Xe lửa Dĩ An, trong khuôn viên nhà truyền thống của Nhà máy xe lửa Dĩ An. 3. Tượng đài chiến thắng Bàu Bàng, xã Lai Uyên, huyện Bến Cát. Hình 3.11: Biểu tượng vòng xoay ngã 6 – Bình Dương 54 4. Tượng đài chiến thắng Phước Thành, thị trấn Phước Vĩnh, huyện Phú Giáo. 5. Tượng đài chiến thắng Dầu Tiếng, thị trấn Dầu Tiếng. 6. Tượng đài chiến khu Thuận An Hòa, xã Thuận Giao, huyện Thuận An. 7. Biểu tượng văn hóa nghệ thuật vòng xoay ngã sáu TX.TDM. 8. Tranh hoành tráng tại Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh.Ghi lại truyền thống đấu tranh anh hùng, bất khuất của quân dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. 9. Tranh hoành tráng chiến thắng cầu Bà Kiên, ghi lại chiến công của binh chủng đặc công trong trận đánh đồn cầu Bà Kiên, xã Thạnh Phước, huyện Tân Uyên. Việc xây dựng các tượng đài tranh hoành tráng đã góp phần quan trọng vào việc giáo dục truyền thống lịch sử, tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất chống ngoại xâm của ông cha ta. Tạo điểm nhấn của địa phương, tạo cảnh đẹp để người dân đến thưởng ngoạn, tưởng niệm, tạo một khu công viên đẹp cho vùng thị trấn, thị tứ. Khu di tích Nhà tù Phú Lợi hàng tháng có hàng ngàn khách đến tham quan. Khu vực công viên và biểu tượng văn hóa nghệ thuật ở vòng xoay ngã sáu Khu tượng đài chiến thắng Phước Thành ở thị trấn Phước thành; Khu công viên tượng đài công nhân xe lửa Dĩ An ở thị trấn Dĩ An trở thành một nơi khang trang sạch đẹp cho người dân đến sinh hoạt vui chơi giải trí thư giãn tạo nét đẹp trong sinh hoạt cộng đồng dân cư, nâng cao đời sống văn hóa cho người dân nơi đô thị. 3.3.3.8 Viện bảo tàng Bảo tàng tỉnh Bình Dương được UBND tỉnh có kế hoạch đầu tư trong năm 1997 với diện tích quy hoạch là 13.000m2. Công trình được công ty tu bổ di tích Trung ương - Bộ Văn hóa - Thông tin do tiến sĩ, kiến trúc sư Hàn Tất Ngạn chủ trì lập dự án khả thi và thiết kế thi công. Công trình Bảo tàng được khởi công xây dựng vào ngày 15-11-1997. Diện tích xây dựng nhà chính là 1.405m2, kiến trúc công trình với kiểu dáng vừa dân tộc vừa hiện đại, nhà chính là nhà cấp 2 gồm một tầng hầm, một tầng trệt và một tầng lầu, diện tích sàn nhà là 3.196m2 trong đó bao gồm: Kho hiện vật, phòng trưng bày, phòng nghiệp vụ thuyết minh, 55 sảnh trưng bày, khối hành chánh, phòng giám đốc, phòng phó giám đốc, các công trình phụ, cầu thang, hành lang. Công trình Bảo tàng tỉnh Bình Dương là một công trình văn hóa lớn của tỉnh được khánh thành vào ngày 2-1-2001, thiết thực chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ VII, Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh tổ chức các phòng trưng bày gồm: Một số hình ảnh Việt Nam đầu thế kỷ XX. Bình Dương 25 năm xây dựng và phát triển. Giới thiệu một số hiện vật ngành nghề truyền thống của tỉnh. Bảo tàng tổng hợp tỉnh Bình Dương là một Bảo tàng khảo cứu địa phương, là một thiết chế văn hóa có chức năng nghiên cứu lịch sử xã hội và văn hóa địa phương. Bảo tàng Bình Dương trưng bày toàn bộ lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội của người Bình Dương kể từ khi khai phá lập làng, những chứng tích đầu tiên của nền văn hóa cổ cho đến ngày nay. Với gần 2.000m2 diện tích mặt nền và đai trưng bày, khoảng 13.000 hiện vật gốc và một số hình ảnh tư liệu lịch sử, tài liệu khoa học phụ các loại, toàn bộ nội dung trưng bày được cấu trúc trong hai tầng gồm 8 chủ đề 3.3.3.9 Những đặc sản trái cây tại Bình Dƣơng Bình Dương nổi tiếng với các loại trái cây bốn mùa. Đến Bình Dương, bạn đừng bỏ qua cơ hội đến với vườn cây ăn trái tại Lái Thiêu nổi tiếng đối với du khách. Từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm là mùa trái cây chín rộ, du khách đi chơi vườn Lái Thiêu sẽ được tận hưởng không khí trong lành của vườn cây trải dài tít tắp và được thưởng thức các loại trái cây ngon như măng cụt, sầu riêng, chôm chôm, mít tố nữ, Hình 3.12: Trái măng cụt 56 vú sữa... Du khách có thể xuống thuyền dạo chơi trên sông Sài Gòn mà ngắm cảnh vườn cây... Những năm qua, Lái Thiêu đã được coi là một địa điểm dã ngoại lý tưởng, nhất là đối với thanh niên nam nữ, sinh viên học sinh vào mùa cây trái nở rộ, bắt đầu từ tháng tư, cũng đồng thời vào dịp nghỉ hè. Lợi điểm của Lái Thiêu là ở sát cạnh Thành phố Sài Gòn, hai điểm trung tâm chỉ cách nhau chừng 20km. Trái cây ngọt của Lái Thiêu đã hấp dẫn các bạn trẻ đến nỗi nếu đi xe đạp, thì cũng chỉ mất không quá một tiếng đồng hồ. Đến đây, Du khách có thể vào vườn mua trái cây bằng cách hái tại chỗ ăn hoặc đem về, hay mua ở các hàng quán chuyên bán trái cây ở khắp Lái Thiêu. 3.3.3.10 Ầm thực Bình Dƣơng Bình Dương nổi tiếng với những vườn trái cây trĩu quả của vùng đất Lái Thiêu hay món bánh bèo bì chợ Búng trứ danh, đó là chưa kể đến món cháo gỏi vịt Cu Chì từng khiến nhiều cư dân Sài Gòn lặn lội quãng đường gần trăm cây số đến để thưởng thức. Song đặc sản Bình Dương vẫn còn những góc khác, bình dân và lạ lẫm, cũng đáng để thử đôi lần khi đặt chân đến nơi này Bún tôm Bình Dƣơng Có thể nói trong đời bạn đã thưởng thức nhiều loại bún như bún giò, bún riêu, bún cá, bún ốc... nhưng bún tôm chưa chắc bạn đã có dịp được thưởng thức. Đây là loại bún vừa rẻ vừa ngon lại rất dân dã. Nếu có dịp ghé qua Bình Dương, xin mời bạn hãy dừng lại ít phút để dùng thử món bún tôm độc đáo này. Nét đặc trưng riêng của bún tôm Bình Dương, trước hết là ở cách thức làm bún. Hình 3.13: Bún tôm Bình Dương 57 Hình 3.14: Bánh bèo Mỹ Liên Bún tôm không phải là loại bún làm sẵn bán ở chợ, hay bún được mua ở các lò làm bún nổi tiếng. Người bán bún tôm làm bún ngay tại chỗ, tức là khi có khách vào, chủ quán mới bắt đầu ép bột gạo đã làm sẵn và hấp trong nồi nước sôi. Do vậy, sợi bún ở đây trông nhỏ, mềm và trong vắt. Do những nét độc đáo có một không hai đó nên tô bún ở Bình Dương có vị ngon rất đặc biệt. Người ta giã nhuyễn tôm sống đã lột vỏ, sau đó nhúng sơ vào nồi nước đang ở độ sôi, cho bún vào tô, chế nước dùng để xáo bún vào ngay sau đó, rắc một ít tiêu bột, một ít bột ngọt, một ít hành hương. Bánh bèo Mỹ Liên Bánh bèo gắn liền với địa danh chợ Búng bởi nơi đây đã làm nên thương hiệu cho bánh bèo bì đất Bình Dương. Từ bánh bèo, dưới bàn tay pha chế và óc sáng tạo, các nghệ nhân nấu ăn đã sáng tạo thêm hai món mới từ bì, góp phần làm cho bữa tiệc bánh bèo thêm phong phú: bì cuốn và bún bì 58 Chƣơng 4: NHỮNG CƠ SỞ CHO MARKTING THU HÚT NHÂN TÀI VÀO BÌNH DƢƠNG 4.1 Phân tích SWOT 4.1.1 Điểm maṇh: S1: Vị trí điạ lý và điạ hình thuâṇ lơị cho viêc̣ giao thương trong khu vưc̣ , là nơi có hoạt đôṇg kinh tế năng đôṇg. S2: Mạng lưới giao thông được và đang xây dựng khá hoàn thiện. Hệ thống điện nước đang dần phát triển ổn định đảm bảo cho đời sống dân cư. S3: Mạng lưới hệ thống thông tin phát triển đồng bộ theo tiê u chuẩn kỹ thuâṭ số hóa và tư ̣ đôṇg đảm bảo thông tin thông suốt liên tỉnh. S4: Quỹ đất rất rộng lớn: mật độ dân số 675 người/km² (theo kết quả điều tra dân số 05/08/2010) nên việc cấp đất xây nhà cho nguồn nhân lực được thu hút sẽ được dễ dàng để họ có điều kiện định cư tiện cho việc đi làm và sinh hoạt. S5: Chương trình phát triển cơ sở y tế và an sinh xa ̃hôị phát triển maṇh . Trường hoc̣ đa ̃và đang phát triển vươṭ bâc̣ về ha ̣tầng cơ sở. S6: Khách sạn, nhà hàng, khu du lịch, nghĩ dưỡng và dịch vụ công ích khá phong phú . Các dư ̣án khu đô thi ̣ mới đang khởi công và phát triển đáp ứng với nhu cầu sắp tới. S7: Thủ tục hành chính thông thoáng , chính sách phát triển kinh tế hợp lý đã đưa Bình Dương là môṭ trong những ( địa phương có phát triển kinh tế năng động trong nước) điểm nóng kinh tế trong khu vực . S8: Hệ thống ngân hàng đang phát triển mạnh mẽ đáp ứng với nhu cầu tài chính cho các doanh nghiêp̣, người dân. S9: Người dân bản địa sống thân thiện và dễ hòa đồng. S10: Văn hóa đăc̣ trưng là các làng nghề truyền thống có các thương hiệu nổi tiếng : gốm ; điêu khắc , chạm gỗ ; sơn mài truyền thống… taọ nên các đình chùa mang nét đăc̣ trưng riêng. 59 4.1.2 Điểm yếu: W1: Chính sách thu hút nhân lực có học vị cao còn nhiều hạn chế cũng như quảng bá thương hiêụ của các trường ĐH , CĐ, TC chưa thưc̣ sư ̣tốt để thu hút lươṇg sinh viên đầu vào có chất lượng . Và hiện tại vẫn chưa đá p ứng đủ nhân lưc̣ taị chỗ và chất lươṇg đầu ra còn thấp. W2: Chính sách nhà ở định cư cho nguồn lao động trí thức , giảng dạy ; cán bộ quản lý ; hoạch định chính sách còn nhiều bất cập và ký túc xá cho sinh viên vẫn c hưa đáp ứng đủ nhu cầu. Vấn đề di cư lao động đang diễn ra khá phức tạp ( lượng di cư lao động từ các nơi khác đến chiếm phần lớn là lao động phổ thông, lao động có tay nghề cao chiếm tỷ lệ rất thấp). W3: Thiếu huṭ nguồn nhân lưc̣ giảng daỵ ở cá c trường Đaị hoc̣ , cao đẳng , trung cấp nghề dâñ đến tình traṇg vay mươṇ các trường có danh tiếng hơn để đáp ứng đủ tiết, giờ lên lớp. W4: Các trường CĐ, TC chưa xây dưṇg đươc̣ thương hiêụ chất lươṇg ch ịu tác động rất lớn của nguồn nhân lực vì khả năng thu hút lươṇg nhân lưc̣ có hoc̣ vi ̣ của họ rất hạn chế. 4.1.3 Cơ hôị: O1: Sự phát triển của toàn cầu hóa ngày càng sâu và rộng dẫn đến thông tin được cập nhật nhanh nhạy hơn, thông qua tính minh bạch của các website của tỉnh và các trường ĐH, CĐ, TC. O2: Là môṭ trong những tỉnh phát triển maṇh về giáo duc̣ , nên đây là sư ̣lưạ choṇ tốt nhất thứ hai ở miền nam để nhà đầu tư , lươṇg nhân lưc̣ hoc̣ vi ̣ cao và sinh viên nhắm đến (sau Tp. Hồ Chí Minh). O3: Sư ̣căng thẳng về giới haṇ dân số , tài nguyên đất và môi trường của Tp. Hồ Chi ́Minh là cơ hôị lớn để phát triển các trường hoc̣ lớn trong khu vưc̣. O4: Chính sách kinh tế hợp lý, mạng lưới cơ sở ha ̣tầng mở rôṇg taọ t iền đề cho các nhà đầu tư maṇh daṇ phát triển các trường hoc̣ lớn. 60 O5: Đang phát triển các khu quy ho ạch đô thị mới, hiện đại đáp ứng nhu cầu của đời sống dân cư. 4.1.4 Thách thức: T1: Sư ̣thu hút nhân tài còn đang bi ̣ caṇh tranh bởi đầu mối nền kinh tế vệ tinh tp. HCM mới nổi là Long An và Đồng Nai . T2: Viêc̣ xây dưṇg thương hiêụ cho các trường ĐH , CĐ, TC chưa tốt . Vì đôị ngũ cán bộ giảng dạy tỷ lệ tiến sĩ , và thạc sĩ còn thấp. Từ đó nhân lưc̣ đầu ra chất lươṇg thấp không đáp ứng được yêu cầu khắt khe của các nhà đầu tư. T3: Sư ̣thiếu huṭ giảng viên có bằng cấp cao cho các trường đaị hoc̣ , nhà hoạch định chính sách tốt 4.2 Các chiến lƣợc của SWOT SWOT Cơ hội – O Thách thức – T Điểm mạnh – S Tận dụng cơ hội để phát huy điểm mạnh Tận dụng mặt mạnh để giảm thiểu nguy cơ Điểm yếu – W Nắm bắt cơ hội để khắc phục điểm yếu Giảm thiểu điểm yếu để ngăn chặn nguy cơ 4.2.1 Chiến lươc̣ O – S: O1/S3: Chính quyền địa phương cần phát triển đầy đủ hơn nữa mạng lưới thông tin , bưu chính viễn thông. Đồng thời cũng quảng bá mạnh mẽ các hoạt động nổi bật của địa phương cũng như các dự án xây dưṇg các trường ĐH , CĐ, TC nghề của tỉnh nhằm đưa đến cho cho nhà đầu tư , lươṇg nhân lưc̣ hoc̣ vi ̣ cao và lươṇg sinh viên mới với sư ̣choṇ lưạ con đường cho tương lai có đươc̣ thông tin nhanh nhaỵ nhất. O2/S1, S2, S7: Với cơ sở ha ̣tầng, vị trí địa lý thuận lợi cùng v ới thành phố thì chính quyền điạ phương cần có những bước đi maṇh daṇ hơn nữa như mở cửa thông thoáng hơn cùng với những đaĩ ngô ̣đầy đủ cho nhân tài có hoc̣ vi ̣ cao đươc̣ mời goị đ ịnh cư tại địa phương 61 để họ có cuộc sống ổn định lâu dài. Thưc̣ tế là cần rút những bài hoc̣ đa ̃thưc̣ hiêṇ, cần đi sâu các chính sách đãi ngộ như môi trường sống thân thiện và gần gũi với đầy đủ tiện ích . O3/S2, S4, S6: Với lơị thế về tài nguyên đất đai và sư ̣giới haṇ về tài nguyên đất của Tp . Hồ Chí Minh . Chính quyền địa phương cần có những bước đi thích hợp về phân bổ nguồn tài nguyên đất cho những dự án Khu công nghiệp , Khu dân cư, Khu đô thi ̣ mới cho phù hơp̣ và đảm bảo điều kiện sống cũng như đi lại của người dân tới định cư và nhân tài được thu hút. O4/S1, S2, S6, S9: Phát huy lợi thế về vị trí địa lý trong khu vực cùng phát triển các chính sách kinh tế hơp̣ lý là bước đi đúng đắn mà điạ phương cần đaṭ dươc̣ . Đồng hành cùng với các chính sách hợp lý đó cần có những bước phát triển cơ sở hạ tầng làm tiền đề để thu hút các nhà đầu tư và mục tiêu thu hút nguồn lưc̣ con người. O5/S2, S4, S5, S6, S10, S11: Phát triển hạ tầng các khu đô thị mới đồng thời cùng với các dịch vụ trường học , bêṇh viêṇ, dịch vụ công cộng , nhà hàng, khách sạn, đươc̣ thẩm điṇh và xây dưṇg môṭ cách khoa hoc̣ và đồng bô ̣cùng với maṇg lưới giao thông hơp̣ lý . 4.2.2 Chiến lƣơc̣ S – T S1, S2, S3, S5, S8/T1: Tâṇ duṇg lơị thế về điạ lý , mạng lưới thông tin , cơ sở ha ̣tầng , hê ̣ thống giao thông đa ̃taọ sư ̣khác biêṭ để taọ môi trường tốt hơn và là điểm đến thích hơp̣ nhất cho nhà đầu tư và nguồn nhân lưc̣ cần thu hút. S4, S5, S6, S10, S11/T2, T3: Sư ̣phát triển các dic̣h vu ̣đồng thời cùng các khu đô thi ̣ mới đa ̃ thu hút đươc̣ sư ̣chú ý và là sư ̣mời goị điểm đến tốt nhất để điṇh cư của người dân và nhân lưc̣ có hoc̣ vi ̣ cao cũng như sinh viên và các liñh vưc̣ troṇg yếu khác . Cùng với các dịch vụ học hành, y tế, khách sạn,.... thì văn hóa, danh lam thắng cảnh cũng nơi giải trí lý tưởng cho con người. Chính sách thu hút nhân tài bằng mọi điều kiện vật chất đầy đủ và môi trường làm việc tốt nên phát triển mạnh hơn . Và đây là sự hoàn thiện cho các chiến dịch thu hút nhân lưc̣ chưa đaṭ hiêụ qu ả tốt trước đó . Nhưng cũng cần phát triển nhiều hơn nữa về các chương trình sau đaị hoc̣ và các hoc̣ vi ̣ cao hơn ngang tầm quốc gia và quốc tế nhưng vâñ 62 đảm bảo chất lươṇg cao . Tạo môi trường học tập cho nguồn nhân lực khi c ó điều kiện học thêm các bằng cấp cao hơn. 4.2.3 Chiến lƣơc̣ O – W O1/W4: Với thời đaị công nghê ̣thông tin , công nghê ̣số hóa , tư ̣đôṇg hóa quy trình sản xuất thì việc ứng dụng công nghệ và thông tin vào bộ máy quản lý , bô ̣máy sản xuất của cơ quan và xí nghiệp rộng rãi là điểm mạnh hơn hẳn về lợi thế của địa phương . Đặc biệt là tính minh bạch thông tin về cơ chế tuyển dụng, minh bac̣h về vi ̣ trí tuyển duṇg của công ty , cơ quan và quy trình của nó cũng cần minh bạch và hiệu quả . Hơn nữa các website của các xí nghiêp̣ , công ty cũng như cơ quan nhà nước cũng cần quảng bá hình ảnh và thông tin đầy đủ cho khách hàng cần nhắm tới. O2/W1,W3,W4: Với lơị thế caṇh t ranh cao so với các tỉnh còn laị trong khu vưc̣ về thu hút đầu tư nói chung và liñh vưc̣ giáo duc̣ nói riêng. Nhưng điạ phương cũng cần bổ sung những điểm còn yếu của mình cho viêc̣ thu hút nhân lưc̣ trình đô ̣cao có hiêụ quả tố t. Cụ thể địa phương cần đưa ra chính sách thu hút nhân lưc̣ hơp̣ lý về số lươṇg nhân lưc̣ có hoc̣ vi ̣ và số lươṇg sinh viên đầu vào hơp̣ lý với muc̣ tiêu dài haṇ của điạ phương cũng như taọ điều kiêṇ sống cho ho ̣điṇh cư taị nơi làm viêc̣ của ho.̣ O3/W2, W3: Lơị thế về đô thi ̣ vê ̣tinh của trung tâm kinh tế Tp . Hồ Chí Minh về quỹ đất dành cho đầu tư giáo dục và giới hạn về dân số của khu trung tâm nên Bình dương là điểm đến lý tưởng cho nhà đầu tư và dân cư . Nhưng cần có môṭ chính sách cho dân nhâp̣ cư hơp̣ lý với mục tiêu thu hút nhân lực cần thiết cũng như hỗ trợ cho các trường CĐ , TC nghề về nhân lưc̣ trí thức cao và cho cả cơ quan quản lý nhà nước để có đôị ngũ lãnh đạo xứng tầm. O4/ W1, W2: Chính sách mở cho xây dựng đầu tư các trường học lớn sẽ quảng bá được hình ảnh về nền giáo dục được phát triển mạnh mẽ của địa phương , qua đó lời mời goị hấp dâñ cho lươṇg giảng viên đến tham gia giảng dạy sẽ cao . Đồng thời đầu tư xây dựng các trường là ký túc xá, cấp nhà ở cho cán bô ̣giảng viên là điều cần thiết. 63 O5/W1, W3: Các khu đô thị mới đang được phê duyệt và đang triển khai là một yếu tố mạnh me ̃để nguồn nhân lưc̣ này hướng đến điạ phương . Là một trong những điều kiện tiền đề để thu hút nhân lực hiệu quả. 4.2.4 Chiến lƣơc̣ W – T W1, W2/T1, T2: Viêc̣ khắc phuc̣ những điểm yếu về viêc̣ thu hút cần môṭ chính sác h hơp̣ lý và hiệu quả như nâng cao chất lượng giảng dạy ở các trường đại học , cao đẳng, nghề để có đôị ngũ nhân lưc̣ taị chỗ cao và cần có chế đô ̣đaĩ ngô ̣tốt hơn như điểm maṇh về cơ sở ha ̣ tầng, các dịch vụ cần có đã nêu. W3, W4/ T3: Viêc̣ quảng bá hình ảnh , xây dưṇg thương hiêụ cho các trường ĐH , CĐ, TC nghề cùng các chính sách đaĩ ngô ̣hơp̣ lý cho nhân lưc̣ còn thiếu là trình đô ̣hoc̣ vấn cao ; các chuyên gia trong các liñh vưc̣ troṇg yếu v à hỗ trợ các trường CĐ , TC nghề về các vi ̣ trí tuyển duṇg cần thiết bằng cách mời goị và quảng bá đây là điểm đến tốt nhất với môi trường sống và sinh hoaṭ, học tập. 4.3 Mục tiêu chiến lƣợc marketing đối với nhân tài Xác định tầm nhìn và mục tiêu Trong vòng 10 năm tới, Bình Dương cần xây dựng được một cộng đồng chuyên gia trình độ cao có cuộc sống gia đình và cuộc sống cộng đồng lành mạnh, ổn định. Tạo tinh thần thoải mái cho mọi người trong công việc cũng như trong cuộc sống bằng việc xóa bỏ dần khoảng cách giữa người địa phương và người mới đến. Xác định mục tiêu marketing: thu hút nhân tài để đáp ứng đủ nhu cầu trong lĩnh vực dạy nghề, sống và làm việc lâu dài tại Bình Dương. Đề xuất hƣớng chiến lƣợc (1) Xây dựng được một môi trường sống lành mạnh và ổn định, ít nhất là trong phạm vi cộng đồng các giảng viên trình độ cao. Môi trường thân thiện này sẽ tạo sức hút lôi cuốn thêm người từ các nơi khác để ngày càng phát triển rộng thêm. 64 (2)Xây dựng hình tượng một Thành phố mới Bình Dương với các yếu tố sau: Thành phố mới năng động về kinh tế. Thành phố của cộng đồng người trình độ cao thành công và hạnh phúc, các viện nghiên cứu và đại học chất lượng cao. Thành phố không phải là thu nhập thấp: thu nhập bình quân đầu người cao 89,6 triệu đồng/năm và tương đương với một số thành phố khác trên thế giới. Thành phố là trung tâm văn hóa, đồng thời là đầu mối để tiếp cận đến những giá trị nhân tạo hay tự nhiên ở các vùng lân cận. Thành phố đang không ngừng cải thiện một cách tích cực và hiệu quả theo hướng thích hợp với những người có trình độ cao. Làm việc ở Thành phố mới hay trở thành công dân của Thành phố là một danh hiệu có giá trị. Quá trình sống và làm việc ở Thành phố không chỉ là có thu nhập và hưởng thụ, mà còn là một quá trình nâng cao uy tín và giá trị của bản thân mỗi người. Tên hiệu của Thành phố mới Bình Dương gắn với công dân: phải có năng lực thực sự cao để sống trong môi trường cạnh tranh của Thành phố mới, để chịu được đời sống đắt đỏ của thành phố lớn. 65 Chƣơng 5 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG CHÍNH SÁCH THU HÚT NHÂN TÀI 5.1 Định hƣớng phát triển và mục tiêu phát triển kinh tế, dân cƣ 5.1.1 Mục tiêu phát triển kinh tế: 5.1.1.1 Mục tiêu tổng quát: Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng phát triển công nghiệp, dịch vụ. Tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; chú trọng phát triển dịch vụ nhà ở, đào tạo phát triển nguồn nhân lực và chăm sóc sức khoẻ. Hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hoá và tạo ra sự phát triển cân đối, bền vững giai đoạn sau năm 2015. 5.1.1.2 Mục tiêu cụ thể: Phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao tỷ trọng của các ngành công nghiệp, dịch vụ trong tổng GDP. Bảng 5.1: Mục tiêu phát triển của Bình Dương đến 2020 Đơn vị Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020 Quy mô dân số (triệu người) Triệu người 1,2 1,6 2,0 Thu nhập bình quân đầu người (triệu đồng/người giá so sánh năm 2005) Triệu đồng/người 30 52 89,6 Thu nhập bình quân đầu người (USD/người quy ra USD theo giá so sánh năm 2005) USD/người 2.000 4.000 5.800 Cơ cấu kinh tế: nông, lâm, ngư nghiệp - công nghiệp - dịch vụ % 4,5%- 65,5%- 30% 3,4%- 62,9%- 33,7% 2,3%- 55,5%- 42,2% Nguồn: Quy hoạch Bình Dương đến 2020 66 Bảng 5.2: Tốc độ tăng trưởng bình quân của các ngành, lĩnh vực (%/năm) 2006 - 2010 2011 - 2015 2016 - 2020 2006 - 2020 GDP 15 14,9 13 14,3 Nông, lâm nghiệp, thủy sản 3,2 3,4 3,6 3,4 Công nghiệp, xây dựng 16,8 14,5 12,3 14,5 Dịch vụ 15,6 16,5 16,1 16,0 Nguồn 5.3: Quy hoạch Bình Dương đến 2020 Lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp giảm còn 20% năm 2010; 14% năm 2015 và còn 10% năm 2020; lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng tăng lên 45% năm 2010, 48% năm 2015 và giảm xuống 45% năm 2020; lao động ngành dịch vụ tăng liên tục từ 35% năm 2010 lên 38% năm 2015 và 45% năm 2020. 5.1.2 Mục tiêu phát triển lao động: Tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh ước đạt 54,82%, trong đó có 48,12% lao động qua đào tạo nghề (kế hoạch là 55%). Bảng 5.3: Dự báo nhu cầu lao động qua đào tạo nghề Nhu cầu lao động Đến 2010 Đến 2015 Đến 2020 Tổng nhu cầu lao động 791.429 1.111.893 1.484.612 Tổng nhu cầu lao động đã qua đào tạo: 474.858 778.325 1.187.690 Tổng nhu cầu lao động đã qua đào tạo nghề 316.572 555.946 890.767 Nhu cầu lao động qua đào tạo nghề tăng thêm. Trong đó: 36.588 102.272 150.923 - Cao đẳng chiếm 4,0%, 12%, 16% 1.463 12.272 24.147 - Trung cấp chiếm 18,0%, 22 %, 30% 6.586 22.500 45.277 Nguồn Sở Lao động – Thương binh – Xã hội,2010 Quy hoạch mạng lưới dạy nghề 2010 – 2020 Dự báo số học sinh cấp học THCS và THPT (vận dụng số liệu từ nguồn dự báo của Ban Nghiên cứu quy hoạch phát triển ngành GD-ĐT Tỉnh đến năm 2020) + Học sinh tốt nghiệp THCS: * Vào Trung học phổ thông 60% 67 * Vào Trung cấp nghề và TCCN: 20% (phân luồng: PL) * Vào Trung tâm GDTX: 15 % * Tham gia vào đội ngũ lao động: 5% + Học sinh THPT: tính bằng 60% học sinh lớp 1, không tính đến yếu tố lưu ban, bỏ học, diễn biến dân số cơ học. 5.1.3 Mục tiêu phát triển giáo dục dạy nghề: Phát triển trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và đại học hợp lý trên cơ sở quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trên địa bàn Tỉnh. Quán triệt phương châm xã hội hoá công tác đào tạo, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tích cực tham gia đào tạo phát triển nguồn nhân lực theo các mô hình đào tạo khác nhau: công lập, tư thục và dân lập. Chú trọng đào tạo lực lượng lao động có trình độ kỹ thuật cao cho các ngành công nghệ cao. Phát triển đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu các khu công nghiệp của Tỉnh và các tỉnh khác trong Vùng, tiến tới đào tạo lao động cho xuất khẩu. Từng bước nâng cao số lượng và chất lượng các cơ sở đào tạo nghề. Định hướng phát triển giai đoạn 2011-2015, phấn đấu hàng năm tạo việc làm mới cho khoảng 44.000 và đến năm 2015 nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 70%. 5.2 Các giải pháp 5.2.1 Nhóm giải pháp ngắn hạn từ 2011-2012: 5.2.1.1 Đối với chính quyền tỉnh Bình Dƣơng. Xây dựng lên kết nội bộ: Tiếp thị địa phương để thu hút nhân lực không chỉ là công việc của các cấp chính quyền mà là toàn thể những ai gắn liền với nó. Sẽ không thể có một Bình Dương cất cánh mạnh mẽ nếu đó không phải là khát vọng nội sinh của cả cộng đồng. Để mọi hoạt động diễn ra một cách thống nhất, nhịp nhàng, cần có mối quan hệ chặt chẽ giữa 68 ba chủ thể của địa phương: chính quyền địa phương, các nhà đầu tư trong lĩnh vực giáo dục và cộng đồng dân cư. Tạo mối liên kết giữa lãnh đạo ngành, người sử dụng lao động với các trường tạo nguồn nhân lực có chuyên môn đáp ứng cho địa phương. Là liên kết chặt chẽ với các trường đào tạo nhân lực trong tỉnh và doanh nghiệp, cũng như tạo nguồn nhân lực chất lượng để đảm bảo cho các nhà đầu tư đến với địa phương. Phối hợp nhịp nhàng đồng bộ giữa cơ quan chính quyền; các trường ĐH, CĐ, TCCN và các doanh nghiệp. Cụ thể là Chính quyền Tỉnh khi tổ chức tiếp xúc đầu tư ở các địa phương khác, ở nước ngoài cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đi theo để tìm đối tác, hợp đồng với các giảng viên… Chính quyền địa phương và các trường học hoạt động trên địa bàn cần tạo điều kiện thuận lợi để cộng đồng có thể tham gia vào quá trình quy hoạch giám sát các hoạt động của trường về chất lượng đào tạo, khả năng có việc làm sau khi tốt nghiệp….. Lãnh đạo tỉnh cần tăng cường đối thoại , tiếp xúc qua các buổi hội thảo về các chính sách giáo dục với các trường, lắng nghe những tồn tại, vướng mắc cũng như tâm tư nguyện vọng của các giảng viên, giáo viên, trí thức trẻ để đưa ra những chính sách đãi ngộ thiết thực hơn. Tăng cường phát triển, rút kinh nghiệm các chính sách đi trước, tiếp tục thực hiện những phương án kịp thời bổ sung lượng nhân lực đang còn thiếu ở hiện tại. Bên cạnh chính sách thu hút nguồn nhân lực ngoài tỉnh, Bình Dương còn có chính sách hỗ trợ, khuyến khích đối với các sinh viên địa phương đang theo học tại các trường ĐH. Cụ thể, tỉnh sẽ tiến hành hỗ trợ các chi phí học tập và cung cấp 1,5 lần mức lương tối thiểu trong thời gian đào tạo cho SV. Tăng mức lương tối thiểu cho lãnh đạo cán bộ, giảng viên của các trường đào tạo trong tỉnh bằng các hình thức hỗ trợ, trợ cấp hợp lý với mức sống cao để họ có sự hài lòng về quan tâm của cơ quan chính quyền, cũng như tạo ra đầy đủ tiện nghi, dịch vụ sinh hoạt và học tập – nơi mà họ sẽ có ý định sống lâu dài. Cụ thể là lương cơ bản giảng viên, cán bộ trong 69 ngành giáo dục sau phổ thông của địa phương sẽ được gấp 4 với tiến sĩ; 3 với thạc sĩ; 2 với đại học. Nhằm khuyến khích mạnh mẹ hơn cho những người học vị cao sẽ được chính quyền tỉnh hỗ trợ bằng cách miễn thuế thu nhập cá nhân. 5.2.1.2 Đối với các trƣờng ĐH, CĐ, TCCN trong Tỉnh. Trong ngắn hạn, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài tại các trường học là một yêu cầu cấp thiết của các trường trong tỉnh. Về mặt lý thuyết, được nhiều người thừa nhận, để bồi dưỡng và sử dụng nhân tài có hiệu quả, điều quan trọng phải có trước đó là phải biết phát hiện và sử dụng; chỉ có qua sử dụng sẽ có điều kiện hiểu biết một cách đầy đủ những mặt mạnh và yếu của người được sử dụng, để trên cơ sở đó có kế hoạch mà tổ chức bồi dưỡng và đào tạo. Để sử dụng nhân tài có hiệu quả, phải tuân thủ nguyên tắc là giao đúng người, đúng việc. Trên cơ sở giao đúng người đúng việc mà tạo cho người được giao việc có lòng đam mê với công việc mà mình đang đảm nhiệm, vì từ sự say mê đó mà chính họ tự tìm tòi thực hiện có hiệu quả với công việc mà họ cảm thấy thích thú, từ đó sản sinh và biểu lộ các thiên hướng cá nhân - cơ sở quan trọng cho sự khám phá và tìm tòi, từ đó nảy sinh những sáng kiến bất ngờ. Tăng cường liên kết các trường đại học lớn nhằm bổ sung lượng giảng viên tạm thời, thông qua đó có những lời mời gọi thích hợp. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho giảng viên, sinh viên học tập đồng thời có những khuyến khích nghiên cứu khoa học. Một yếu tố khác cũng không kém phần quan trọng là để sử dụng nhân tài có hiệu quả là phải có chính sách khen thưởng động viên, đề bạt kịp thời qua các phong trào thi đua cũng như có biện pháp xử phạt nghiêm minh, gắn kết giữa chính sách nhân sự với chiến lược sử dụng và đào tạo, bồi dưỡng nhân tài. Ngoài các yếu tố nói trên, cần chú ý đến yếu tố tinh thần trong sử dụng cán bộ nhân viên tức phải hiểu biết và đặt niềm tin ở người lao động, phải biến nơi mà họ làm việc như là chỗ 70 dựa cả về vật chất và tinh thần, sẵn sàng chia sẽ những khó khăn, tạo cho họ yên tâm làm việc và công hiến hết mình. 5.2.2 Nhóm giải pháp dài hạn từ 2013-2020: 5.2.2.1 Đối với chính quyền tỉnh Bình Dƣơng. Để thu hút lượng nhân lực có học vị cao, chúng ta cần thiết phải có chính sách nhất quán về sử dụng và trọng dụng nhân tài bằng các giải pháp căn cơ và nhất quán trong đường lối cán bộ: Phải mạnh dạn bố trí người có tài, có đức vào những vị trí xứng đáng, tạo mọi điều kiện thuận lợi để họ có thể phát huy hết những sáng kiến cá nhân, những thiên hướng nghề nghiệp và tạo điều kiện để họ phát huy cao năng lực trong hiện tại và khơi dậy những tiềm năng của chính họ trong tương lai. Cần thiết tạo một sân chơi lành mạnh sao cho những nhân tố mới được sinh sôi, phát triển, những đột phá phải được nuôi dưỡng, trân trọng và sử dụng trên cơ sỡ tôn trọng những giá trị cá nhân, chấp nhận sự khác biệt về tư duy của mỗi người. Phải khắc phục có hiệu quả về thói quan liêu, mất dân chủ, hẹp hòi, định kiến. Cần có thái độ ứng xử theo hướng tôn trọng người tài và kiên quyết không chấp nhận và sử dụng người kém tài, kém đức ở tất cả các cơ quan, trường học. Phải có chính sách đãi ngộ vật chất và tinh thần thỏa đáng và phù hợp cho người tài. Phải xây dựng cơ chế pháp quyền và tuyển chọn, phát hiện nhân tài bằng phương pháp công khai, dân chủ, minh bạch, đồng thời phải có cơ chế giám sát việc thực thi cơ chế pháp quyền ấy trong thực tế. Tạo môi trường thu hút lượng nhân lực có học vị cao. Nhân tài mong muốn trước hết là được làm việc và cống hiến. Vì vậy, việc tạo môi trường thu hút, hấp dẫn là rất quan trọng đối với nhân tài. Về vấn đề này cần quan tâm tới ba yếu tố sau: Nhân tài được quyền tự chủ trong lĩnh vực hoạt động của mình; 71 Có cuộc sống ổn định Tạo ra môi trường lành mạnh trong công tác tuyển dụng, thu hút nhân tài về với địa phương. Bên cạnh đó có một cơ chế kiểm tra đánh giá công khai về cả năng lực và chất lượng nhân lực quan trọng nhằm tránh trường hợp “ngồi nhầm chỗ”. UBND cần có nhiều chính sách hơn nữa về ưu đãi cho các nhà đầu tư giáo dục trong tỉnh. Tạo điều kiện thuận lợi cho các giảng viên nghiên cứu và học tập như xây dựng các viện nghiên cứu, hỗ trợ kinh phí cho các nghiên cứu khoa học đồng thời kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực khoa học. Xây dựng cơ sở hạ tầng, bổ sung và hoàn thiện các khu vui chơi giải trí, nhà hàng khách sạn, các dịch vụ công ích để phục vụ con người được tốt hơn, tạo môi trường sống lành mạnh, thân thiện. Tạo điều kiện thuận, xúc tiến nhanh hoạt động đầu tư xây dựng các đô thị mới để nhân tài có điều kiện sống tốt nhất, yên tâm an cư lạc nghiệp. Chính quyền địa phương luôn có chính sách tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức cộng đồng, tạo môi trường sống thân thiện, hòa đồng, cởi mở. “Thành phố mới Bình Dương – một thành phố thân thiện – điểm đến cho tất cả” dư ̣kiến se ̃ hoàn thành vào năm 2015 đáp ứng đươc̣ nhu cầu môṭ triêụ dân cư với nhiều tiêṇ ích , được thiết kế môṭ cách khoa hoc̣ hiêṇ đaị. 5.2.2.2 Đối với các trƣờng ĐH, CĐ, TCCN trong Tỉnh. Để thu hút nhân tài trước hết cần kết hợp chặt chẽ giữa trọng thị, trọng dụng và trọng đãi nhân tài (giải pháp phổ biến nhất). Ba khâu này liên quan chặt chẽ với nhau trong từng thời điểm, từng lĩnh vực, những khâu này có thể mạnh, yếu khác nhau nhưng không bỏ qua được khâu nào. Hết sức quan tâm đến môi trường làm việc, nhưng người lao động cần phải sống với những trăn trở trong cuộc sống hằng ngày, do vậy đòi hỏi cần phải thực hiện các biện pháp về đãi ngộ vật chất với một chính sách tiền lương và trợ cấp phù hợp và thích đáng, coi đó như là 72 đòn bẩy kinh tế quan trọng trong việc kích thích thái độ và năng lực của nhân tài được sử dụng. Môi trường làm việc, đã chứng minh trong thực tế, là sự chọn lựa quan trọng nhất của người lao động. Với một mức độ thu nhập cao nhưng với một môi trường làm việc thiếu thân thiện và luôn căng thẳng thì người lao động bao giờ cũng chọn một môi trường làm việc thân thiện, có khả năng phát huy được năng lực và thiên hướng cá nhân. Rõ ràng môi trường làm việc đã chứng minh trong thực tế giá trị và ý nghĩa nhân văn hết sức sâu sắc, có khả năng so sánh với bất kỳ yếu tố vật chất nào. Bên cạnh đó điều kiện làm việc tốt cũng góp phần không kém vào tinh thần làm việc, cống hiến của cán bộ, giáo viên, giảng viên giảng dạy và sinh viên. Điều kiện cơ sở tốt bao gồm cơ sở hạ tầng như phòng thí nghiệm, xưởng thực nghiệm (đối với cán bộ khoa học và công nghệ, giáo sư...); điều kiện thông tin nhanh, kịp thời, đầy đủ, chính xác. Có một tập thể hoạt động tốt, ăn ý, không khí làm việc cởi mở, minh bạch, dân chủ; Chính sách thu hút và sử dụng nguồn nhân lực phải mang tính chất toàn diện. Cần phải có một chiến lược, một tầm nhìn đúng hướng, đủ lớn, đủ rộng: phải có tính thống nhất và cam kết cao của tất cả các ban ngành từ địa phương đến trung ương, từ tổ chức nhà nước đến các doanh nghiệp. Chúng ta phải xây dựng một cơ cấu nhân lực hợp lý nhằm tạo ra nhân tài trên nhiều lĩnh vực tạo ra sự đồng bộ trong cơ cấu nhân sự của chúng ta: như đào tạo đại học, sau đại học phải kết hợp với đào tạo nghề. Xây dựng thƣơng hiệu giáo dục Bình Dƣơng: Một thách thức đặt ra cho Bình Dương, một địa phương còn mờ nhạt về thương hiệu giáo dục. Mặt dù Bình Dương là địa phương năng động về kinh tế, thu hút nhiều về vốn đầu tư. Với những tiềm năng phát triển lớn nhưng thực trạng không phản ánh đúng tiềm năng, việc xây dựng thương hiệu cho giáo dục là điều kiện quan trọng không chỉ là tiền đề khai thác có hiệu quả so sánh về thiên thời, địa lợi, nhân hòa mà là một yếu tố thu hút các nhà đầu tư. 73 KẾT LUẬN Với thực trạng đào tạo nghề còn thiếu nhân tài trong lĩnh vực giảng dạy và với những mục tiêu kinh tế mà địa phương cần đạt được thì việc thu hút nhân tài để đào tạo nghề của tỉnh Bình Dương cần quan tâm đúng mức. Dựa vào thực trạng với những điểm mạnh, yếu; cơ hội, thách thức mà nhóm đã phân tích kết hợp với những điều kiện thuận lợi, các điểm hấp dẫn về môi trường sống và điều kiện làm việc, nhóm đã thực hiện đề tài “ Marketing thu hút nhân tài trong lĩnh vực đào tạo nghề tỉnh Bình Dương “. Để phát triển mạnh mẽ đào tạo nghề ở địa phương thì cần tạo không gian sống hiện đại, hài hoà và thân thiện; tạo môi trường làm việc khoa học, hiện đại cơ sở vật chất. Để được như vậy thì cần đẩy nhanh tiến độ các khu đô thị, thành phố mới; hoàn thiện việc xây dựng các trường đẳng cấp quốc tế, đổi mới cơ sở vật chất dạy và học đồng bộ và hiện đại cho các trường đang hoạt động. Có chiến lược quảng bá, marketing hợp lý; đưa ra các ưu đãi cho nhân tài cần thu hút. Xây dựng các mối liên kết nội bộ ngành; đầu vào và đầu ra; liên kết chặt chẽ lãnh đạo địa phương và cán bộ, giảng viên của các cơ sở đào tạo nghề. Với thời gian và số liệu hạn chế nên nhóm thực hiện đề tài còn chưa làm được những vấn đề sau: Hạn chế về số liệu nên việc so sánh giáo dục đào tạo nghề giữa các tỉnh vẫn chưa thực hiện được. Định lượng các điểm mạnh, yếu, cơ hội, thách thức để đưa ra chiến lược SWOT tốt hơn. Chưa khảo sát để định vị được thương hiệu giáo dục đào tạo nghề ở Bình Dương Những hạn chế khách quan của đề tài là tiền đề cho việc thực hiện nghiên cứu sâu hơn đối với nhóm và những thiếu sót trong lúc thực hiện đề tài thể hiện qua nội dung là điều khó có thể tránh khỏi nên mong người đọc nhận xét và góp ý cho nhóm để đề tài được thực hiện tốt hơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfMarketing thu hút nhân tài trong lĩnh vực đào tạo nghề tỉnh Bình Dương.pdf
Luận văn liên quan