Đề tài Mô hình cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam: thực trạng và giải pháp

Cửa hàng tiện lợi là một mô hình kinh doanh thƣơng mại văn minh, hiện đại đã hình thành và phát triển ở Việt Nam trong hơn 8 nă m trở lại đây. Sự ra đời và ngày càng phát triển của hệ thống cửa hàng tiện lợi đã góp phần làm thay đổi diện mạo ngành thƣơng mại bán lẻ của đất nƣớc; đồng thời góp phần vào việc phát triển nền kinh tế xã hội của đất nƣớc theo hƣớng vă n minh, hiện đại. Hệ thống cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam hiện nay tuy còn có nhiều điểm hạn chế và gặp rất nhiều khó khăn nhƣng trong tƣơng lai một dấu hiệu khả quan và tốt đẹp đang đón chờ, bởi những lợi thế và ƣu điểm của nó. Hoàn thiện mô hình cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam đồng nghĩa với việc góp phầ n tạo ra đời sống kinh tế ấm no cho ngƣời dân đồng thời nâng cao đời sống vă n hóa - xã hội cho họ; đó cũng là mục tiêu mà Đảng và Nhà nƣớc cùng toàn dâ n Việt Nam đang hƣớng đến.

pdf131 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 11310 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mô hình cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam: thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ra môi trƣờng pháp lý thuận lợi và hiệu lực cho việc phát triển kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi. Ngoài ra, còn rất nhiều vấn đề khác nữa mà nhà nƣớc cần quan tâm vì vốn dĩ một ngành, một lĩnh vực muốn phát triển đƣợc phải liên kết, quan hệ mật thiết với rất nhiều ngành, lĩnh vực khác, và kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi cũng vậy, muốn làm tốt thì các công cụ hỗ trợ khác cũng phải hoạt động hiệu quả, mà điều này do sự điều tiết, quản lý hợp lý của nhà nƣớc ta. 3. Hỗ trợ khuyến khích phát triển mô hình cửa hàng tiện lợi Nhà nƣớc cần xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi phù hợp. Sau đây là một số chính sách cụ thể: 3.1. Chính sách hỗ trợ mặt bằng kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi Nhà nƣớc cần có chính sách hỗ trợ về đất đai, mặt bằng cho kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi vì đây là một trong những tiêu chí quan trọng nhất đối với hình thức kinh doanh này. Trƣớc hết, nhà nƣớc cần dành quỹ đất thích 91 hợp cho việc phát triển hệ thống cửa hàng tiện lợi vì cửa hàng tiện lợi là một đầu mối tiêu thụ hàng hóa nhanh chóng, hiệu quả. Sau đó là tạo điều kiện tiếp cận mặt bằng kinh doanh nhƣ nhau cho mọi thƣơng nhân không phân biệt thành phần kinh tế; có chính sách ƣu tiên về thuế đất và cấp giấy phép sử dụng, đầu tƣ các hạ tầng thƣơng mại và cần đảm bảo rõ ràng, minh bạch, công bằng đối với mọi đối tƣợng có đủ điều kiện. 3.2. Chính sách về tài chính, tín dụng Cho đến nay chƣa có chính sách tài chính tín dụng nào cho việc ƣu tiên phát triển mô hình cửa hàng tiện lợi, do đó các doanh nghiệp muốn kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi phải tự tìm kiếm các nguồn vốn mà không đƣợc hƣởng bất kỳ ƣu đãi nào từ phía nhà nƣớc. Do đặc thù của kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi là cần vốn đầu tƣ lớn để triển khai đồng loạt nhiều cửa hàng nhằm hạn chế rủi ro trong kinh doanh, thời gian hoàn vốn lâu; doanh nghiệp trong nƣớc cần đƣợc hỗ trợ về nguồn vốn mới có thể mạnh dạn đầu tƣ phát triển để cạnh tranh với các tập đoàn bán lẻ nƣớc ngoài với tiềm lực về vốn vô cùng lớn. 3.3. Chính sách về khuyến khích đầu tƣ trong và ngoài nƣớc để phát triển các hệ thống cửa hàng tiện lợi lớn, hay chuỗi cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam Với điều kiện hiện nay, nƣớc ta cần phải tranh thủ đƣợc nguồn đầu tƣ ở nƣớc ngoài càng nhiều càng tốt để có thể phát triển nền kinh tế nói chung và ngành kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi nói riêng, nhất là nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài FDI. Thị trƣờng bán lẻ Việt Nam đƣợc đánh giá rất có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tƣ trên thế giới, do đó nhà nƣớc chỉ cần hoàn thiện hơn nữa các hệ thống pháp luật, quy định về đầu tƣ để tạo điều kiện, môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi và hấp dẫn thì kết quả sẽ thu đƣợc nguồn vốn đầu tƣ khổng lồ. 92 Về vấn đề đầu tƣ xây dựng các hệ thống cửa hàng tiện lợi của các chuỗi cửa hàng tiện lợi trên thế giới vào Việt Nam thì nhà nƣớc ta cần chú ý quy định và buộc phía nƣớc ngoài phải có những cam kết nhằm có lợi cho phát triển ngành bán lẻ và nền kinh tế nƣớc ta nhƣ cam kết tỉ lệ hàng nội địa bán trong cửa hàng tiện lợi, vị trí đặt cửa hàng tiện lợi… Ngoài ra, nhà nƣớc nên ƣu tiên hình thức hợp tác liên doanh giữa các doanh nghiệp trong nƣớc với các doanh nghiệp kinh doanh chuỗi cửa hàng tiện lợi nƣớc ngoài chứ không nên để các cửa hàng tiện lợi nƣớc ngoài hoàn toàn quản lý và hoạt động kinh doanh ở nƣớc ta, dễ gây nên tình trạng “cá lớn nuốt cá bé” và đè bẹp các doanh nghiệp yếu thế ở trong nƣớc. 3.4. Chính sách hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng mô hình cửa hàng tiện lợi Nhà nƣớc cần đầu tƣ nâng cấp cơ sở hạ tầng của hệ thống phân phối hiện đại nói riêng và toàn bộ thì trƣờng nội địa nói chung và phải coi đây là một việc làm đồng bộ. Có thể kể ra các việc phải làm nhƣ: quy hoạch mạng lƣới; xây dựng hệ thống logistics hoàn chỉnh và hoạt động liên suốt từ công tác thu mua, chế biến, bảo quản, tồn trữ, hệ thống kho tàng, vận chuyển điều phối; các trang thiết thiết bị và công cụ bán hàng , ứng dụng công nghệ thông tin và các công cụ quản lý bằng điện toán; hệ thống bán hàng; hệ thống cơ sở vật chất phục vụ việc đào tạo huấn luyện đội ngũ cán bộ nhân viên… Nhà nƣớc cần có các kế hoạch thực hiện các dự án quy hoạch đô thị, xây dựng các đô thị mới, di dời dân cƣ… tạo điều kiện về mặt bằng và cơ sở hạ tầng cho các nhà kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi trong nƣớc xây mới hay sửa chữa cửa hàng tiện lợi của mình khi quá trình hội nhập diễn ra thật sự. 3.5. Chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực mô hình cửa hàng tiện lợi Do tính chất hiện đại và tiện lợi của loại hình kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi nên mô hình này đòi hỏi phải có một đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn. Vậy nên nhà nƣớc cần có chính sách hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho mô hình kinh doanh cửa hàng tiện lợi: 93 Cần tăng cƣờng công tác đào tạo, thông tin, học tập, trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài nƣớc về việc kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi; kể cả đầu tƣ thời gian, kinh phí để cử cán bộ đi khảo sát học tập kinh nghiệm ở nƣớc ngoài. Sử dụng các nguồn kinh phí về xúc tiến thƣơng mại để mở các lớp đào tạo cán bộ quản lý mô hình cửa hàng tiện lợi cho các nhà quản lý cửa hàng tiện lợi học tập. Trong những lớp này cần mời chuyên gia nƣớc ngoài giảng dạy để từng bƣớc nâng cao năng lực quản lý của các nhà quản lý cửa hàng tiện lợi ở Việt Nạm. Theo đánh giá của các khách hàng thƣờng xuyên mua sắm trong cửa hàng tiện lợi, đội ngũ nhân viên bán hàng ở các cửa hàng tiện lợi của nhà nƣớc phần lớn đã đứng tuổi, phục vụ không nhiệt tình chứ không nói là chuyên nghiệp, thậm chí không có cả đồng phục; ngƣợc lại, ở các cửa hàng tiện lợi tƣ nhân, đội ngũ nhân viên thƣờng lại ở độ tuổi rất trẻ, ƣa nhìn, phục vụ chuyên nghiệp và chu đáo nhiệt tình hơn hẳn, trang phục đồng đều, đẹp mắt. Với lý do đó, nhà nƣớc càng phải có các chính sách đổi mới và phát triển nguồn nhân lực, xây dựng một đội ngũ nhân viên có trình độ, làm việc chuyên nghiệp trong các cửa hàng tiện lợi, nhất là các cửa hàng tiện lợi của nhà nƣớc. 3.6. Chính sách hỗ trợ phát triển hệ thống thanh toán, ngân hàng, và công nghệ thông tin Trong kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi, vấn đề thanh toán là một trong những yếu tố quan trọng nhất để đánh giá mức độ hiện đại và tiện lợi của một cửa hàng tiện lợi. Và đây cũng là yếu tố tạo ra sự khác biệt giữa mô hình cửa hàng tiện lợi và các mô hình kinh doanh bán lẻ truyền thống. Ở Việt Nam, hệ thống thanh toán của các cửa hàng tiện lợi đƣợc đánh giá là lạc hậu và kém tiện lợi so với thế giới; do đó nhà nƣớc cần hỗ trợ đầu tƣ phát triển hệ thống thanh toán của các cửa hàng tiện lợi để tạo nên hệ thống thanh toán hiện đại, góp phần phát triển ngành kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi ở Việt Nam. 94 Nhƣ đã biết, để hệ thống thanh toán phát triển cần phải có sự trợ giúp của các ngành khác nhƣ ngân hàng, công nghệ thông tin… Do đó, nhà nƣớc ta cần phải đầu tƣ ngành ngân hàng, hiện đại hóa các dịch vụ hỗ trợ trong thanh toán bằng thẻ từ, các (card) điện tử. Bên cạnh đó ngành điện tử và số hóa cũng phải đƣợc đầu tƣ phát triển và hiện đại hóa để hoàn thiện hệ thống thanh toán của hệ thống cửa hàng tiện lợi ở nƣớc ta. Ngoài ra, nhà nƣớc cần hỗ trợ về vốn cho các chuỗi cửa hàng tiện lợi nâng cấp và điện tử hóa các trang thiết bị bán hàng, xây dựng các trung tâm phân phối, hệ thống kho lạnh, hệ thống điện toán hoàn chỉnh, mạng lƣới quản lý điện tử hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin trong các dịch vụ khách hàng, tạo ra mạng lƣới trung tâm thông tin dành cho các chuỗi cửa hàng tiện lợi, tạo điều kiện quản lý và giám sát tốt nhất hoạt động của các chuỗi cửa hàng tiện lợi... 4. Hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện việc thực thi các quy định của pháp luật đối với hoạt động kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi Hiện nay phần lớn các chuỗi cửa hàng tiện lợi đều do các Sở thƣơng mại các địa phƣơng quản lý, tuy nhiên hiện chƣa có quy chế về cửa hàng tiện lợi để quản lý các chuỗi cửa hàng tiện lợi nên công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi các quy định của pháp luật đối với hoạt động kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi còn nhiều bất cập, ví dụ nhƣ tuy phát hiện ra sai phạm nhƣng vẫn chƣa có chế tài xử lý cụ thể nên khó khăn trong quản lý, điều hành; mô hình cửa hàng tiện lợi phát triển nhanh trong khi đó năng lực quản lý nhà nƣớc chƣa theo kịp với sự phát triển đó… Vì vậy, trong thời gian tới, để đƣa hệ thống cửa hàng tiện lợi vào hoạt động theo các quy định của pháp luật,nhà nƣớc ta cần phải hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát theo các xu hƣớng sau: 95 Xây dựng quy chế thanh tra, kiểm tra, giám sát các cửa hàng tiện lợi phù hợp với mục tiêu quản lý của nhà nƣớc đối với các cửa hàng tiện lợi cũng nhƣ phù hợp với thực trạng phát triển của mô hình cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam. Để đạt đƣợc mục tiêu xây dựng hệ thống cửa hàng tiện lợi hiện đại, tiện lợi, cần phải tập trung vào những lĩnh vực nhƣ: kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm của hàng hóa trong cửa hàng tiện lợi, xuất xứ hàng hóa, chất lƣợng hàng hóa, thời hạn sử dụng; kiểm tra tính minh bạch rõ ràng trong việc niêm yết giá hay thay đổi giá cả; kiểm tra các công tác bảo đảm an toàn của cửa hàng tiện lợi nhƣ phòng cháy chữa cháy, an ninh cửa hàng… Thông qua việc cấp phép, đăng ký kinh doanh để quản lý quá trình xây dựng và hoạt động kinh doanh của các cửa hàng tiện lợi vì thông qua quá trình này có thể tiến hành thanh tra, kiểm tra, giám sát xem các doanh nghiệp kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi có đáp ứng đủ những yêu cầu về kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi hay không. Trong xu thế hoàn thiện chính sách quản lý mô hình cửa hàng tiện lợi, cải cách các thủ tục hành chính có liên quan trong kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi; nhà nƣớc cần xác định rõ và đề cao vai trò của việc kiểm tra, kiểm soát sự hình thành, phát triển và kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi. Từ đó xác định và hoàn thiện cơ chế kiểm tra phù hợp với yêu cầu hoàn thiện mô hình cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam. 5. Khuyến khích sự ra đời và xây dựng các hiệp hội cửa hàng tiện lợi và liên kết các tổ chức, nghành nghề, lĩnh vực liên quan đến mô hình cửa hàng tiện lợi Hiện nay các chuỗi cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam đều hoạt động độc lập và riêng lẻ nên hiệu quả kinh doanh không cao. Các khâu của quá trình cung cấp hàng hóa cho ngƣời tiêu dùng nhƣ cung ứng đầu vào, vận chuyển, phân phối thực hiện một cách rời rạc không đồng bộ; do đó sinh ra lãng phí thời gian và tiền bạc, hiệu quả không cao. Chính vì thế mà nhà nƣớc cần phải 96 khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp liên kết, hợp tác với nhau không chỉ giữa các chuỗi cửa hàng tiện lợi với nhau mà còn giữa các chuỗi cửa hàng tiện lợi với các nhà cung cấp, đại lý vận chuyển, ngân hàng, trung tâm phân phối… Tuy nhiên nhà nƣớc vẫn chỉ là một nhân tố tác động hỗ trợ thôi chứ không thể là nhân tố chủ động thực hiện việc liên kết hợp tác đƣợc mà chủ yếu là các doanh nghiệp cần phải chủ động và ý thức đƣợc lợi ích và hiệu quả của việc hợp tác, liên kết với nhau và có kế hoạch thực hiện. III. Các giải pháp từ phía các tổ chức, cá nhân, đơn vị hoạt động kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi 1. Giải pháp huy động vốn Nhƣ đã biết, kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi đòi hỏi vốn lớn. Do đó, để khắc phục những khó khăn và hạn chế trong vấn đề huy động vốn, các doanh nghiệp kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi cần chủ động thực hiện các biện pháp dƣới đây: Biện pháp thứ nhất là liên kết với các doanh nghiệp kinh doanh cửa hàng tiện lợi khác để tạo ra nguồn vốn lớn. Tuy nhiên biện pháp này khi thực hiện sẽ gặp phải khó khăn do môi trƣờng cạnh tranh đang rất khốc liệt, các “đại gia” trong lĩnh vực kinh doanh này không dễ dàng bắt tay nhau để hợp tác. Song cũng chính vì sự cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi này nên các doanh nghiệp yếu thế cần phải liên kết, hợp sức với nhau để cùng tồn tại và phát triển. Thứ hai, các doanh nghiệp kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi có thể kêu gọi góp vốn từ các nhà sản xuất, cung ứng, logistic trên cơ sở đôi bên cùng có lợi. Một khi có đƣợc nguồn vốn lớn, các cửa hàng tiện lợi này sẽ có khả năng phát triển mạnh mẽ và trở thành đầu ra cho các sản phẩm, dịch vụ của các nhà sản xuất, cung ứng, logistic. Và dĩ nhiên, các nhà kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi sẽ đƣợc hƣởng lợi từ nguồn vốn hỗ trợ này. 97 Ngoài ra, các đơn vị kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi có thể liên doanh, liên kết với các tập đoàn nƣớc ngoài hoặc kêu gọi nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài để huy động vốn. Mặc dù thị trƣờng bán lẻ Việt Nam đã mở cửa hoàn toàn nhƣng không phải nhà đầu tƣ hay tập đoàn bán lẻ nƣớc ngoài nào cũng đủ tự tin để đơn độc thâm nhập vào thị trƣờng bán lẻ Việt Nam. Do đó họ sẽ chấp nhận liên doanh với các doanh nghiệp kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi của Việt Nam để tận dụng những hiểu biết, kinh nghiệp về thị trƣờng bán lẻ Việt Nam. 2. Đổi mới tƣ duy và tiếp thu kiến thức, công nghệ tiên tiến trên thế giới. Đầu tiên là phải đổi mới tƣ duy và nâng cao kiến thức về kinh doanh cửa hàng tiện lợi đối với chính các nhà quản lý và các giám đốc của các cửa hàng tiện lợi. Vì đây là những ngƣời đóng vai trò quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của mô hình cửa hàng tiện lợi, là ngƣời chi phối và điều hành tất cả các hoạt động của cửa hàng tiện lợi. Nếu bản thân các chủ cửa hàng tiện lợi không tự mình nâng cao trình độ, học hỏi kinh nghiệm quản lý tiên tiến trên thế giới thì không thể điều hành tốt hoạt động hoạt động kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi đƣợc. Bản thân các giám đốc cửa hàng tiện lợi phải đƣợc đào tạo về chuyên môn quản trị kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi và có thời gian khảo sát việc quản lý hoạt động kinh doanh tại các cửa hàng tiện lợi hiện đại ở nƣớc ngoài để học hỏi kinh nghiệm, ngoài ra các giám đốc cần có thời gian thực tập công việc quản lý để cọ xát thực tế và rút ra bài học kinh nghiệm cho mình. Những ngƣời lãnh đạo phải có tầm nhìn rộng, nhạy bén với những xu thế biến đổi của thị trƣờng để có thể điều chỉnh cho phù hợp, đón đầu cơ hội. Nhìn chung đó là những phẩm chất cần thiết đối với các nhà quản lý hay các giám đốc cửa hàng tiện lợi. Tiếp đó, việc đào tạo, bồi dƣỡng, huấn luyện các kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi cho tất cả các nhân viên trong cửa hàng tiện lợi cũng rất quan trọng. Các nhân viên từ bảo vệ, thu ngân 98 đều phải có trình độ, nghiệp vụ thành thạo, chuyên nghiệp phù hợp với trình độ của các chuỗi cửa hàng tiện lợi hiện đại trên thế giới. Vậy nên các doanh nghiệp kinh doanh cửa hàng tiện lợi cần coi trọng việc tuyển dụng, đào tạo nghiệp vụ ban đầu và đào tạo nghiệp vụ bổ sung cho nhân viên cửa hàng. Khoa học và công nghệ trên thế giới ngày càng phát triển mạnh và đƣợc ứng dụng trong hoạt động kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi nhƣ: hệ thống quản lý bằng máy tính hiện đại với mạng lƣới điện toán thông minh; hệ thống thanh toán tiện lợi và thông minh qua thẻ điện tử, thẻ từ; hệ thống bảo vệ an toàn trong cửa hàng tiện lợi nhƣ báo động, phòng chống trộm, phòng cháy chữa cháy; hệ thống phục vụ đồ ăn nhanh… Vì vậy, các doanh nghiệp kinh doanh cửa hàng tiện lợi trong nƣớc cần học tập, tiếp thu và áp dụng các thành tựu khoa học và công nghệ vào hoạt động của các cửa hàng tiện lợi. Tất nhiên là rất khó thực hiện điều đó ngay trong điều kiện nƣớc ta hiện nay và điều kiện của các doanh nghiệp kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi trong nƣớc; mà các cửa hàng tiện lợi cần phải đƣợc nâng cấp dần dần, phù hợp với quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nƣớc. 3. Các giải pháp về chính sách marketing Bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào cũng đều cần có các chính sách marketing. Việc hoạch định chiến lƣợc, các chính sách marketing là việc làm quan trọng và cần thiết cho mọi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vì nhờ đó, các doanh nghiệp mới biết đƣợc đƣờng lối, kế hoạch hoạt động và phát triển hợp lý. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi cũng không phải là ngoại lệ. Các chính sách về marketing sẽ giúp cho các cửa hàng tiện lợi biết đƣợc nhu cầu về sản phẩm hàng hóa của ngƣời tiêu dùng và quá trình đáp ứng các nhu cầu đó. Các chính sách marketing mà doanh nghiệp kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi cần thực hiện gồm có: chính sách sản phẩm, chính sách giá cả, chính sách xúc tiến bán hàng, chính sách về chăm sóc khách hàng và chính sách về phân phối. Dƣới đây, tác giả bài viết sẽ trình 99 bày rõ các giải pháp mà các cửa hàng tiện lợi cần thực hiện đối với từng chính sách cụ thể. 3.1. Chính sách sản phẩm Chính sách sản phẩm là một trong những chính sách quan trọng trong phát triển mô hình cửa hàng tiện lợi vì sản phẩm là đối tƣợng trực tiếp mà cửa hàng tiện lợi cung cấp cho ngƣời tiêu dùng. Vì thế các cửa hàng tiện lợi cần hoàn thiện các chính sách sản phẩm và thực hiện chúng một cách hiệu quả. Có thể kể đến một số giải pháp cụ thể của chính sách sản phẩm đối với mô hình cửa hàng tiện lợi nhƣ sau: Đa dạng hóa chủng loại sản phẩm bày bán trong cửa hàng tiện lợi để phục vụ đầy đủ mọi loại hàng hóa mà ngƣời tiêu dùng cần, đặc biệt là các mặt hàng thực phẩm và tạp phẩm thiết yếu vì đây là các loại hàng hóa đƣợc tiêu thụ nhiều nhất. Mỗi loại hàng hóa cần có nhiều nhãn hiệu của các hãng sản xuất khác nhau để phục vụ nhu cầu so sánh và chọn lựa hàng hóa của khách hàng. Để làm đƣợc điều này, các cửa hàng tiện lợi cần phải có nguồn hàng ổn định và phong phú; bên cạnh đó phải chủ động tìm kiếm các nguồn hàng mới, nhãn hiệu mới để đáp ứng nhu cầu của ngƣời tiêu dùng. Các doanh nghiệp kinh doanh cửa hàng tiện lợi cần tích cực tìm các nhà sản xuất uy tín làm đối tác làm ăn, cung cấp hàng hóa lâu dài cho cửa hàng. Nên tập trung vào một loại nhóm hàng nhất định chiếm tỉ lệ lớn nhất nhằm hƣớng đến một lƣợng khách hàng mục tiêu nhất định. Điều này sẽ tạo nên nét đặc trƣng cho từng chuỗi cửa hàng tiện lợi hay từng cửa hàng tiện lợi độc lập; nó cũng thể hiện việc cửa hàng tiện lợi có quan hệ tốt với một nhà cung ứng ổn định; và nhóm hàng chủ đạo sẽ tạo điểm nhấn cho cửa hàng tiện lợi và làm cho khách hàng tin tƣởng vào nguồn hàng của cửa hàng tiện lợi. Đặt chất lƣợng hàng hóa lên vị trí hàng đầu, đây cũng là cách bày tỏ sự quan tâm và tri ân của cửa hàng tiện lợi đối với khách hàng. Tuyệt đối tránh các loại hàng giả, hàng nhái kém chất lƣợng, hàng quá đát… bằng cách kiểm 100 tra kỹ càng nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa… Chất lƣợng hàng hóa tốt sẽ tạo ra uy tín cho cửa hàng tiện lợi. Ngoài ra, nên chú ý đến mẫu mã và nhãn mác của hàng hóa vì đây là điểm đầu tiên đập vào mắt khách hàng khi quan sát một hàng hóa; mẫu mã đẹp, tiện lợi và hiện đại mới thu hút đƣợc sự chú ý của khách hàng. 3.2. Chính sách giá cả Đây cũng là chính sách quan trọng không kém trong kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam bởi yếu tố giá cả tác động rất lớn đến quyết định mua hàng của ngƣời tiêu dùng, nhất là đối với đại đa số ngƣời tiêu dùng Việt Nam có thu nhập trung bình và thấp. Khác với ở nƣớc ngoài: giá cả hàng hóa trong cửa hàng tiện lợi là đắt nhất so với các loại hình kinh doanh bán lẻ hiện đại khác do khách hàng phải trả giá cao hơn cho sự tiện lợi; hiện nay giá cả hàng hóa trong các cửa hàng tiện lợi của Việt Nam cao hơn so với chợ hay các cửa hàng nhỏ lẻ bên ngoài nhƣng thấp hơn so với siêu thị. Đây là một khó khăn đối với các cửa hàng tiện lợi của Việt Nam trong việc thu hồi vốn và kinh doanh có lãi. Do vậy, trong thời gian tới, để có thể phát triển và cạnh tranh đƣợc, các mô hình cửa hàng tiện lợi trong nƣớc cần phải có chính sách giá cả phù hợp để tăng thị phần bán lẻ, tăng doanh thu bán hàng nhằm đảm bảo hòa vốn và có lợi nhuận. Trong tình hình hiện nay, các cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam cần hƣớng đến giá cả hợp lý và tăng dần trong tƣơng lai để có thể bù đắp cho chi phí. Muốn hòa vốn và đảm bảo có lợi nhuận, các doanh nghiệp kinh doanh cửa hàng tiện lợi cần sử dụng hiệu quả các chi phí bao gồm chi phí kinh doanh, chi phí bán hàng, và các chi phí phát sinh khác. Bên cạnh đó cần phải giảm thiểu giá hàng hóa đầu vào hay giá gốc của hàng hóa. Để làm đƣợc nhƣ vậy thì các nhà kinh doanh cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam cần phải giảm thiểu tối đa các chi phí trung gian bằng cách xây dựng đƣợc mối quan hệ tốt với các hãng sản xuất, nhà cung cấp, đại lý vận tải giao nhận hàng hóa, xây dựng một 101 dây chuyền phân phối cố định và vững chắc từ khâu sản xuất đến khâu nhập hàng hóa vào kho hàng của cửa hàng. Bên cạnh giá cả hợp lý, phải chăng, các sản phẩm bày bán phải đƣợc ghi giá rõ ràng để phù hợp với tâm lý của khách hàng. Cụ thể, tùy theo mức độ yêu thích và thƣờng xuyên sử dụng của khách hàng mà các cửa hàng tiện lợi cần ghi giá khác nhau đối với mỗi loại nhãn mác. Tức là đôi khi các cửa hàng tiện lợi có thể định giá cao hơn đối với một nhãn hiệu hàng hóa đang đƣợc ƣa chuộng và ngƣợc lại, đối với các nhãn hiệu đã nhàm chán hoặc không đƣợc khách hàng ƣa chuộng thì có thể ghi giá thấp hơn. Điều này có thể thu hút đƣợc sự chú ý của khách hàng và giúp đảm bảo nguồn doanh thu. Hơn thế nữa, các cửa hàng tiện lợi cần chú ý khảo sát việc niêm yết giá trên các hàng hóa cùng loại, cùng nhãn hiệu ở các cửa hàng tiện lợi khác để có thể so sánh và có quyết định khôn khéo khi định giá hàng hóa trong cửa hàng. 3.3. Chính sách về xúc tiến bán hàng Có thể nói chính sách xúc tiến bán hàng là chính sách quan trọng nhất trong các chính sách marketing mà cửa hàng tiện lợi cần thực hiện để cạnh tranh đƣợc trong điều kiện hiện nay. Nó tạo ra nét sáng tạo và khác biệt giữa các chuỗi cửa hàng tiện lợi. Chính sách về xúc tiến bán hàng đã đƣợc gọi là “nghệ thuật” chứ không chỉ là những kiến thức cơ bản hay một kinh nghiệm đơn thuần. Vậy “nghệ thuật” đó là gì và các cửa hàng tiện lợi cần phải có những “nghệ thuật” nào để để có thể thu hút đƣợc khách hàng? Trong thời gian gần đây, chúng ta đã nghe rất nhiều các từ ngữ nhƣ: “nghệ thuật trƣng bày hàng hóa”, “nghệ thuật khuyến mãi” hay “nghệ thuật bán hàng”…Sau đây em xin đƣợc trình bày một số chính sách về xúc tiến bán hàng mà các cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam cần tập trung đƣa ra và thực hiện: 3.3.1. Về hình thức bán hàng Các cửa hàng tiện lợi cần phải đa dạng hóa các hình thức bán hàng nhƣ bán hàng qua điện thoại, bán hàng qua catalog, bán hàng trên truyền hình, bán 102 hàng trực tuyến qua mạng… nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú của khách hàng. Hai phƣơng thức bán hàng qua truyền hình và qua mạng internet chắc chắn cần phải có sự trợ giúp của các lĩnh vực khác nhƣ thƣơng mại điện tử hay truyền hình. Do đó để thực hiện đƣợc hình thức bán hàng hiện đại này, các doanh nghiệp kinh doanh cửa hàng tiện lợi trong nƣớc cần phải cố gắng rất nhiều. Đối với hiện trạng các cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam hiện nay, bán hàng qua điện thoại và qua catalog là rất khả thi. Các cửa hàng tiện lợi nên chủ động phân phát các catalog giới thiệu chi tiết các sản phẩm đến các khách hàng có nhu cầu hay gửi cho những khách hàng thân thiết và ngƣời thân, bạn bè của họ. Ngƣời tiêu dùng sẽ trở nên chủ động hơn, họ không cần phải đến xem hàng trực tiếp tại một cửa hàng tiện lợi mà có thể nghiên cứu catalog và quyết định mua hàng và chỉ cần một cuộc điện thoại đến cửa hàng tiện lợi, họ sẽ đƣợc đáp ứng nhu cầu mau sắm của mình. Do vậy có thể kết hợp 2 phƣong thức bán hàng này để đẩy mạnh việc bán hàng. Để làm đƣợc điều này, cửa hàng tiện lợi phải có một hệ thống điện thoại luôn luôn kết nối đƣợc với khách hàng và một hệ thống phân phối đơn giản để vận chuyến hàng hóa đến tận nhà ngƣời mua hàng. Tất nhiên phải chú ý xây dựng hệ thống phân phối hay mạng lƣới đƣờng dây điện thoại phù hợp với quy mô của cửa hàng tiện lợi. 3.3.2. Về nghệ thuật trưng bày hàng hóa trong cửa hàng Trƣng Bày Hàng Hoá là việc sắp xếp, trình bày sản phẩm theo những cách thức có hiệu quả nhất nhằm thuyết phục khách hàng mua sản phẩm đó:  Thu hút sự chú ý  Tạo ra sự quan tâm  Kích thích sự ham muốn  Thúc đẩy quyết định mua hàng 103 Nhìn chung, trong các cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam, hàng hóa đƣợc trƣng bày khoa học, tiện lợi cho ngƣời tiêu dùng. Tuy nhiên, một số ít cửa hàng vẫn có tình trạng hàng hóa trƣng bày lộn xộn và chồng chéo lên nhau, sắp xếp không đồng đều và không ngăn nắp, các mặt hàng này che kín các mặt hàng khác, biển tên của sản phẩm này lẫn lên của sản phẩm khác; mặt khác, ngƣời tiêu dùng Việt Nam vẫn có cách tìm hàng hóa mình cần một cách bừa bãi làm cho hàng hóa bị lộn xộn. Do nhiều cửa hàng diện tích hạn chế nên các giá hàng phải kê sát nhau, khiến cho lối đi hẹp gây cản trở khách mua hàng. Do vậy các cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam trƣớc tiên cần nắm rõ các quy tắc trƣng bày hàng hóa cơ bản:  Đảm bảo các sản phẩm đƣợc chất xếp ngay ngắn hợp lý (không đổ bể).  Đảm bảo quầy kệ luôn đầy hàng.  Niêm yết giá cả chính xác.  Đảm bảo mặt sản phẩm/ logo luôn hƣớng chính diện khách hàng.  Lắp đặt các vật liệu thông tin sản phẩm/ khuyến mãi.  Luân chuyển/ xử lý hàng bán chậm một cách nhanh chóng.  Tuân thủ những hƣớng dẫn về trƣng bày : Vào Trƣớc Xuất Trƣớc, kiểm tra và chăm sóc quầy kệ hàng ngày.  Giữ cho sản phẩm sạch sẽ và ngăn nắp.  Tìm kiếm các ý tƣởng trƣng bày mới. Hơn thế nữa, các cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam nên chú ý đến những thủ thuật trong trƣng bày hàng hóa. Chẳng hạn, hàng có tỷ suất lợi nhuận cao đƣợc ƣu tiên xếp ở những vị trí dễ thấy nhất, đƣợc trƣng bày với diện tích lớn; những hàng hóa có liên quan đến nhau đƣợc xếp gần nhau; hàng khuyến mại phải thu hút khách hàng bằng những kiểu trƣng bày đập vào mắt; hàng có trọng lƣợng lớn phải xếp ở bên dƣới để khách hàng dễ lấy; bày hàng với số lƣợng lớn để tạo cho khách hàng cảm giác là hàng hoá đó đƣợc bán rất chạy... 104 Nói chung, hàng hóa phải đƣợc trƣng bày sao cho dễ nhìn, vừa tầm mắt, rõ ràng, dễ tìm theo đúng phân loại, phân nhóm hàng hóa sao cho phù hợp với mọi đối tƣợng. Ví dụ nhƣ hàng hóa phục vụ nhu cầu của đàn ông thì sắp xếp trên cùng ở giá hàng, còn của trẻ em thì ở dƣới cùng; hay các mặt hàng thƣờng tiêu dùng xếp ở vị trí vừa phải để mọi đối tƣợng có thể tiếp nhận đƣợc. Ngoài ra, các siêu thị nên áp dụng cách sắp xếp hàng hóa ăn theo, có nghĩa là xếp các mặt hàng phụ có liên quan bên cạnh mặt hàng chính, điều này gợi cho khách hàng dễ nảy sinh nhu cầu phụ thêm khi mua một mặt hàng chính… 3.3.3. Về vấn đề quảng cáo Trên thế giới, việc quảng cáo các chuỗi cửa hàng tiện lợi trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng đã có từ lâu nhƣng ở Việt Nam, việc này vẫn chƣa phổ biến. Hầu hết các chuỗi cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam đều không có bất cứ chƣơng trình quảng cáo chính thức nào mà mới chỉ có các sản phẩm đƣợc quảng cáo trên các tạp chí hay cẩm nang mua sắm. Việc quảng cáo trên truyền hình vẫn chƣa đƣợc áp dụng. Trong khi đó, các chuỗi cửa hàng tiện lợi trên thế giới luôn tung ra các chƣơng trình quảng cáo rầm rộ trên báo, tạp chí, cẩm nang mua sắm, truyền hình, áp phích… và hiệu quả của quảng cáo đã đƣợc minh chứng đối với các chuỗi cửa hàng tiện lợi thành công nhƣ 7- Eleven. Sắp tới, với đà này, nếu các chuỗi cửa hàng tiện lợi nƣớc ngoài nhảy vào Việt Nam thì nguy cơ mất thị phần đối với các cửa hàng tiện lợi Việt Nam rất dễ xảy ra. Do đó, việc cần làm là các doanh nghiệp kinh doanh cửa hàng tiện lợi của Việt Nam cần phải có chính sách đầu tƣ vào chiến lƣợc quảng cáo một cách thực sự nghiêm túc. Quảng cáo sẽ quảng bá hình ảnh của cửa hàng, góp phần thuyết phục khách hàng đến với cửa hàng. Có nhiều phƣơng thức và phƣơng tiện quảng cáo: các cửa hàng tiện lợi nhỏ thì có thể phát hành tờ rơi quảng cáo hay đăng các mẩu quảng cáo trên báo chí, tạp chí thông thƣờng, hay trên các banner internet; còn các hệ thống cửa hàng tiện lợi lớn có thể 105 quảng cáo trên truyền hình, đài phát thanh, phát hành các cẩm nang mua sắm về chuỗi cửa hàng tiện lợi, trong đó giới thiệu về các hoạt động khuyến mại, các sản phẩm mới của cửa hàng, tƣ vấn cách chọn hàng… và tặng chúng cho các khách hàng thƣờng xuyên hoặc trung thành hoặc các tổ chức, đoàn thể, nơi làm việc của khách hàng mục tiêu. 3.3.4. Về hoạt động khuyến mãi bán hàng Hầu hết các cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam hiện nay đều không còn lạ gì đối với hoạt động khuyến mãi và đều đã và đang tung ra các chiêu bài khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng. Ngƣời viết không có ý kiến gì về hoạt động khuyến mãi bán hàng tại các cửa hàng tiện lợi của Việt Nam vì họ đã làm khá tốt các hoạt động này và đem lại hiệu qủa không nhỏ. Việc họ cần chú ý là luôn đƣa ra các hình thức khuyến mãi phù hợp với từng thời điểm, từng sự kiện để có thể đạt hiệu quả cao nhất và chú ý thông tin đầy đủ, nhanh chóng đến khách hàng. 3.4. Chính sách về chăm sóc khách hàng Đây thực chất là một phần trong chính sách xúc tiến bán hàng nhƣng tôi muốn tách riêng ra để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện chính sách này. Kinh nghiệm kinh doanh cửa hàng tiện lợi trên thế giới cũng nhƣ các tập đoàn bán lẻ phát đạt trên thế giới đã cho thấy muốn kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi đạt hiệu quả cần phải coi khách hàng là mục tiêu hoạt động lớn nhất mà các cửa hàng tiện lợi phải hƣớng đến, phải coi khách hàng là số một, luôn tìm mọi cách để phục vụ lợi ích của khách hàng. Vậy nên các cửa hàng tiện lợi cần đƣa ra chính sách chăm sóc khách hàng thật chi tiết và cụ thể, có thể bao gồm các vấn đề sau: Tăng cƣờng chất lƣợng phục vụ và hỗ trợ khách hàng khi đến mua sắm ở cửa hàng tiện lợi nhƣ giúp đổi tiền, rút tiền ở thẻ, thu hộ séc cho khách hàng, gói quà miễn phí cho khách hàng, khách hàng đƣợc gửi xe miễn phí, tƣ 106 vấn miễn phí các thắc mắc của khách hàng, hàng mua rồi có thể đem đổi hoặc trả lại nếu chất lƣợng không đảm bảo; ngoài ra các hệ thống cửa hàng tiện lợi cần mở một trung tâm chăm sóc khách hàng có trang bị hệ thống điện thoại để có thể giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng, trung tâm này có thể là nơi xử lý mọi yêu cầu của khách hàng về các chế độ ƣu đãi mà khách hàng đƣợc hƣởng do cửa hàng đƣa ra, hoặc trung tâm này có thể kết hợp với việc bán hàng qua điện thoại. Việc đẩy mạnh chất lƣợng phục vụ khách hàng nhƣ thế này hoàn toàn có thể thực hiện đƣợc đối với các chuỗi cửa hàng tiện lợi Việt Nam. Bên cạnh đó, các cửa hàng tiện lợi Việt Nam nên có các biện pháp để gần gũi với khách hàng hơn nữa. Ở Việt Nam, hầu nhƣ các cửa hàng tiện lợi chƣa chú ý đến việc thể hiện mối liên hệ với khách hàng, tìm hiểu khách hàng hay kết thân với khách hàng; điều này làm cho ngƣời tiêu dùng không hề có ấn tƣợng sâu sắc về cửa hàng tiện lợi mà họ đến chỉ vì tình cờ hay nhân tiện và lần sau họ sẽ tình cờ hoặc nhân tiện ghé vào các cửa hàng tiện lợi khác. Theo em, để giữ chân khách hàng, các cửa hàng tiện lợi Việt Nam cần tạo ấn tƣợng, làm cho khách hàng nhớ đến hình ảnh của mình bằng cách thể hiện sự quan tâm, thân thiện và tỏ ra mình rất cần khách hàng. Tác giả bài viết đề xuất một số biện pháp nhƣ lập câu lạc bộ khách hàng vip gồm những khách hàng có tổng giá trị mua hàng đạt một con số nào đó, những khách hàng vip này sẽ đƣợc cấp thẻ vip và có những ƣu đãi hấp dẫn mà các khách hàng bình thƣờng không có đƣợc; thƣờng xuyên tổ chức các buổi thảo luận hay tƣ vấn miễn phí các kiến thức liên quan đến gia đình và phụ nữ; tặng quà miễn phí cho khách hàng vip trong các ngày lễ tết… Tất nhiên, để làm đƣợc những điều trên, các doanh nghiệp phải bỏ ra một kinh phí lớn nhƣng cần xác định đây là khoản đầu tƣ cần thiết và quan trọng. Vì thế cho nên các doanh nghiệp kinh doanh cửa hàng tiện lợi nên có kế hoạch chi tiêu đƣợc tính toán hợp lý và đƣa chi phí chăm sóc khách hàng là một khoản mục quan trọng trong chi phí kinh doanh của cửa hàng. 107 4. Các giải pháp về quản trị và phát triển nguồn nhân lực Đây chính là yếu tố quyết định sự phát triển của mô hình cửa hàng tiện lợi vì cũng giống nhƣ các ngành, lĩnh vực khác, mô hình cửa hàng tiện lợi muốn hoạt động tốt thì cần phải chú ý đến nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất cho mọi hoạt động vì đây chính là chủ thể trực tiếp hay gián tiếp điều khiển và thực hiện mọi hoạt động đó. Vì vậy các doanh nghiệp kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam cần phải có các chính sách về quản trị và phát triển nguồn nhân lực. Các doanh nghiệp kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi cần xây dựng cho mình các chƣơng trình tuyển chọn, huấn luyện, nâng cao kỹ năng và tinh thần làm việc cho nhân viên. Công tác huấn luyện nhân viên cần phải do cán bộ có chuyên môn và kinh nghiệm đảm nhiệm, mời các chuyên gia giảng dạy nhƣ một khóa đào tạo. Bên cạnh đó, cần tạo bầu không khí thoải mái nhƣng nghiêm túc trong giờ làm việc, tạo tâm lý yên tâm cho ngƣời lao động, giảm các áp lực không cần thiết và chú ý đến chế độ lao động. Ví dụ nhƣ trong các buổi họp với nhân viên, có thể tạo ra một bầu không khí thật vui vẻ, cởi mở và luôn nêu cao các khẩu hiệu, phƣơng châm của cửa hàng. Các nhà quản lý hay giám đốc cần phải gần gũi với đội ngũ nhân viên, thƣờng xuyên tỏ ra quan tâm đến họ, sao cho để họ hoàn toàn tin tƣởng và cảm thấy hài lòng để đạt hiệu quả làm việc cao nhất. Các doanh nghiệp kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi cũng cần chú ý đến việc tuyển chọn cán bộ và chuyên viên có trình độ, có kinh nghiệm và đƣợc đào tạo bài bản về chuên môn. Nhân viên trong cửa hàng cần nhiều nghiệp vụ khác nhau nên cần xây dựng tiêu chuẩn cho từng loại nhân viên theo từng loại vị trí công tác; từ đó giúp cho công tác tuyển dụng, đào tạo và quản lý diễn ra thuận lợi. Đây là vấn đề tác động không nhỏ đến kết quả kinh doanh của mô hình cửa hàng tiện lợi bởi bán hàng trong cửa hàng tiện lợi khác hẳn với bán hàng theo các hình 108 thức truyền thống, phải chuyên nghiệp, hiện đại và phải đƣợc coi là một ngành nghề cơ bản và đƣợc đào tạo phổ biến trong các nhà trƣờng hay các trung tâm đào tạo nghiệp vụ. Nhƣ vậy qua chƣơng 3 tác giả bài viết đã nêu đƣợc những giải pháp cần thiết và cấp bách để hoàn thiện mô hình cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của nƣớc ta hiện nay. Do đó, hoàn thiện mô hình cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam hiện nay đồng nghĩa với việc khắc phục những điểm yếu và phát huy những điểm mạnh của hệ thống cửa hàng tiện lợi hiện nay, góp phần phát triển ngành kinh doanh bán lẻ nƣớc ta trong tiến trình hội nhập với thế giới. 109 KẾT LUẬN Cửa hàng tiện lợi là một mô hình kinh doanh thƣơng mại văn minh, hiện đại đã hình thành và phát triển ở Việt Nam trong hơn 8 năm trở lại đây. Sự ra đời và ngày càng phát triển của hệ thống cửa hàng tiện lợi đã góp phần làm thay đổi diện mạo ngành thƣơng mại bán lẻ của đất nƣớc; đồng thời góp phần vào việc phát triển nền kinh tế xã hội của đất nƣớc theo hƣớng văn minh, hiện đại. Hệ thống cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam hiện nay tuy còn có nhiều điểm hạn chế và gặp rất nhiều khó khăn nhƣng trong tƣơng lai một dấu hiệu khả quan và tốt đẹp đang đón chờ, bởi những lợi thế và ƣu điểm của nó. Hoàn thiện mô hình cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam đồng nghĩa với việc góp phần tạo ra đời sống kinh tế ấm no cho ngƣời dân đồng thời nâng cao đời sống văn hóa - xã hội cho họ; đó cũng là mục tiêu mà Đảng và Nhà nƣớc cùng toàn dân Việt Nam đang hƣớng đến. Bài viết của em đã đem đến một cái nhìn khái quát về thực trạng mô hình cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam, đánh giá những thành tựu đạt đƣợc, những khó khăn, hạn chế; đồng thời thông qua những hiểu biết về mô hình cửa hàng tiện lợi trên thế giới, của một số nƣớc và tập đoàn kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi lớn trên thế giới, em đã đƣa ra các giải pháp mà em cho rằng cần thiết để hoàn thiện mô hình cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam hiện nay. Những giải pháp mà em đƣa ra dựa trên cơ sở tổng hợp các định hƣớng phát triển của nhà nƣớc, phân tích các bộ chuyên ngành, ý kiến của các nhà phân tích, nghiên cứu thị trƣờng, kinh tế, ý kiến của các nhà báo, doanh nhân, …và ý kiến của riêng cá nhân em. Trong khuôn khổ một bài luận văn, em không thể đƣa vào tất cả các nội dung liên quan đến đề tài đƣợc mà em chỉ đƣa ra những vấn đề chung nhất, quan trọng nhất, cần thiết nhất theo quan điểm và suy nghĩ của em mà 110 thôi. Do kiến thức và tầm hiểu biết hạn hẹp trong khi đề tài của bài luận văn khá rộng, nên bài viết của em chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, khuyết điểm. Vì vậy, em mong muốn nhận đƣợc những ý kiến đóng góp chân thành để em có thêm kinh nghiệm cho những lần viết về sau. Hà Nội ngày 07 tháng 05 năm 2009 Sinh Viên Nguyễn Kim Dung i PHỤ LỤC PHỤ LỤC 01: BẢNG ĐIỀU TRA THỊ TRƯỜNG Xin chào quý khách. Xin tự giới thiệu tôi là Nguyễn Kim Dung, sinh viên lớp Anh 11, K44C trƣờng Đại học Ngoại Thƣơng. Để thực hiện khóa luận nghiên cứu về mô hình cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam hiện nay, tôi có làm bản điều tra thị trƣờng về đánh giá của khách hàng về chất lƣợng hàng hóa và dịch vụ trong cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam hiện nay. Bảng câu hỏi này chỉ dành cho các khách hàng đã từng ghé thăm cửa hàng tiện lợi. Rất mong nhận đƣợc sự cộng tác của quý khách. TỐT KHÁ TRUNG BÌNH Theo bạn chủng loại hàng hóa trong cửa hàng tiện lợi có phong phú và đáp ứng đƣợc nhu cầu của bạn hay không? Bạn đánh giá nhƣ thế nào về chất lƣợng hàng hóa trong cửa hàng tiện lợi? Giá cả hàng hóa trong cửa hàng tiện lợi có làm bạn thỏa mãn không? Cách trƣng bày hàng hóa trong cửa hàng tiện lợi có thuận tiện cho việc mua hàng của bạn không? Bạn có bị hấp dẫn bởi các chƣơng trình khuyến mãi trong cửa hàng tiện lợi không? Bạn có thƣờng xuyên tiếp cận với những quảng cáo về cửa hàng tiện lợi không? Bạn đánh giá nhƣ thế nào về dịch vụ trông giữ xe cho khách hàng của các cửa hàng tiện lợi? Bạn đánh giá nhƣ thế nào về dịch vụ trông giữ đồ cho khách hàng khi vào mua hàng trong cửa hàng tiện lợi? Bạn đánh giá nhƣ thế nào về dịch vụ bán hàng từ xa và giao hàng tận nhà của các cửa hàng tiện lợi? Bạn đánh giá nhƣ thế nào về dịch vụ thanh toán hóa đơn tiện lợi trong các cửa hàng tiện lợi? CHÂN THÀNH CẢM ƠN QUÝ KHÁCH! ii PHỤ LỤC 02: BẢNG KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỊ TRƯỜNG Đánh giá của khách hàng về hàng hóa và dịch vụ trong cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam hiện nay Quy mô nghiên cứu: 100 mẫu Đơn vị tính: phần trăm (%) TỐT KHÁ TRUNG BÌNH Sự phong phú của chủng loại hàng hóa trong cửa hàng tiện lợi. 20 60 10 Chất lƣợng hàng hóa trong cửa hàng tiện lợi. 90 7 3 Giá cả hàng hóa trong cửa hàng tiện lợi. 1 80 19 Sự thuận tiện của việc trƣng bày hàng hóa trong cửa hàng tiện lợi. 95 5 0 Sự hấp dẫn của các chƣơng trình khuyến mãi trong cửa hàng tiện lợi. 73 5 12 Tính phổ biến của những quảng cáo về cửa hàng tiện lợi. 5 16 79 Dịch vụ trông giữ xe cho khách hàng của các cửa hàng tiện lợi. 99 1 0 Dịch vụ trông giữ đồ cho khách hàng khi vào mua hàng trong cửa hàng tiện lợi. 64 26 10 Dịch vụ bán hàng từ xa và giao hàng tận nhà của các cửa hàng tiện lợi. 13 25 62 Dịch vụ thanh toán hóa đơn tiện lợi trong các cửa hàng tiện lợi. 82 12 6 iii PHỤ LỤC 03: DANH SÁCH CÁC THƯƠNG HIỆU CỬA HÀNG TIỆN LỢI TRÊN THẾ GIỚI 1. Bắc Mỹ * 1st Stop tại các cây xăng Phillips 66 * 7-Eleven * Ampm tại các cây xăng ARCO * Albertson's Express (cây xăng kiêm cửa hàng tiện lợi) * Allsup's * AmeriStop Food Mart * A-Plus tại các cây xăng Sunoco * Bill's Superette * BreakTime tại các cây xăng Conoco trƣớc đây * Cenex/NuWay * Circle K * CoGo's * Convenient Food Marts * Corner Store tại các cây xăng Valero and Diamond Shamrock * CVS/Pharmacy * Express Mart * Exxon * Express Lane * ExtraMile tại các cây xăng Chevron * E-Z Mart * Farm Stores * Fas Mart * Flying J * Fastrac Markets * Food Mart tại các cây xăng Shell and Texaco * Friendly Neighbor Convenience Store iv * GetGo, một mảng kinh doanh của Giant Eagle * Git n Go * Go-Mart, chuỗi cửa hàng tiện lợi có mặt ở các bang West Virginia, Virginia, Kentucky and Ohio của Hoa Kỳ. * Go-At-C Mart * Golden Gallon * Han-dee Hugo's * Holiday Stationstores * Love's Travel Stops & Country Stores * La Express-louisiana * Loaf 'N Jug, một mảng kinh doanh của Kroger * Marisol's Convenience Store * Pilot Corporation * QuickChek * QuikStop, một mảng kinh doanh của Kroger * QuikTrip * RaceTrac * RaceWay * Road Runner * Royal Farms * Sheetz * Shore Stop * Stripes Convenience Stores * Stop'n'Go * Store 24 * Stuckey's * Speedway SuperAmerica * Sugarcreek, thuộc sở hữu của Wilson Farms * Tedeschi Food Shops v * Texas Star Investments, Inc. * TownPump Food Stores * Uni-Mart * Wawa Food Markets * White Hen Pantry * Wilson Farms 2. Châu Âu * 7-Eleven * Albert Heijn To Go Tại Hà Lan, thuộc sở hữu của Stationsfoodstore * Bestway * Centra Tại Ai-len và Bắc Ai-len * Co-op tại Vƣơng quốc Anh * Deli de Luca Tại Na Uy * Happy Shopper Tại Vƣơng quốc Anh, thuộc sở hữu của Booker Cash & Carry which * R-kioski tại Phần Lan * Londis, Morrisons, Budgens, Co-Op/Alldays Tại Vƣơng quốc Anh và Ai-len * Martin McColl tại Vƣơng quốc Anh * Mills tại Vƣơng quốc Anh * Morning, Noon and Night tại Xcốtlen * Narvesen tại Na Uy, Latvia * Opencor tại Tây Ban Nha * Petro-Deli * Pressbyrån tại Thụy Điển * Sainsbury's Local bao gồm cả Sainsbury's tại Jacksons và Sainsbury's tại Bells, Vƣơng quốc Anh * SPAR (EuroSpar, SuperSpar), chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn có mặt ở khắp châu Âu * Tesco Express tại Vƣơng quốc Anh * Mace express tại Vƣơng quốc Anh, chuỗi cửa hàng tiện lợi của Palmer & Harvey vi * Wizzl of Servex tại các nhà ga nhỏ ở Hà Lan, có bán vé tàu 3. Châu Phi và Trung Đông * Emarat tại Các tiểu Vƣơng quốc Ả rập thống nhất * Emarat Misr tại Ai Cập 4. Đông Á * 7-Eleven tại rất nhiều các quốc gia Đông Á, ra đời tại Hoa Kỳ, hiện nay thuộc sở hữu của một công ty Nhật Bản. * Circle K tại Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan, trụ sở chính tại Ca Na Đa * FamilyMart tại Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Đài Loan,Trung Quốc và một cửa hàng tại Bắc Triều Tiên. * Lawson tại Nhật Bản, Trung Quốc * Ministop tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Phi-lip-pin * SPAR (HOT SPAR) tại Nhật Bản, Trung Quốc, một cửa hàng ở Ấn Độ, trụ sở chính tại Hà Lan vii PHỤ LỤC 04: HÌNH ẢNH MỘT SỐ CỬA HÀNG TIỆN LỢI TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM 1. Mô hình một cửa hàng tiện lợi chuẩn 2. Hình ảnh một số cửa hàng tiện lợi trên thế giới FamilyMart tại Kaesong, Triều Tiên viii Lawson tại Moriguchi, Osaka, Nhật Bản 7-Eleven ix Circle K 3. Hình ảnh một số cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam G7 Mart x Citimart B & B Day & Night xi PHỤ LỤC 05: BẢNG SO SÁNH CÁC LOẠI CỬA HÀNG TIỆN LỢI Loại cửa hàng tiện lợi Diện tích (mét vuông) và nơi đậu xe của khách hàng Mặt hàng chủ yếu Khách hàng thƣờng xuyên Chủ sở hữu Thời gian mở cửa 7) Ki ốt tiện lợi (Kiosk) dƣới 75; Thƣờng đỗ ngay cạnh cột bơm xăng dầu. chủ yếu bán xăng dầu; một số mặt hàng thiết yếu: thuốc lá, đồ uống, đồ ăn nhẹ và bánh kẹo...; không bán tạp phẩm. chủ yếu là cƣ dân ngắn ngày và dân bản xứ dừng lại mua xăng dầu. công ty xăng dầu hoặc nhà kinh doanh xăng dầu. rất khác nhau, tùy thuộc vào vị trí của ki ốt và ý muốn của chủ sở hữu. 8) Cửa hàng tiện lợi mini (Mini C- Store) 75 - 111 thƣờng đỗ ngay cạnh cột bơm xăng dầu, một số ít có bãi đậu xe nhỏ. chủ yếu bán xăng dầu, tuy nhiên nếu ở khu vực thành thị thì có thể không bán xăng dầu. Doanh số bán hàng (ngoài xăng dầu) là phần đóng góp quan trọng vào doanh thu và lợi nhuận. Tạp phẩm có bán nhƣng không nhiều, dịch vụ ăn uống chủ yếu là bánh sandwich chế biến sẵn. Khách hàng đến đây chủ yếu để mua xăng dầu. thƣờng thuộc sở hữu của các công ty xăng dầu. thƣờng mở cửa từ 18 đến 24 giờ một ngày. 9) Cửa hàng tiện lợi 140 - 186 Cả doanh thu từ bán xăng dầu và từ việc bán chủ yếu là khách mua xăng thƣờng liên kết với các mở cửa khuya hoặc xii hữu hạn (Limited Selection C- Store) hàng hóa (ngoài xăng dầu) đều là những nhân tố quan trọng. Bán nhiều hàng hóa thiết yếu hơn CHTL mini, bao gồm cả thực phẩm, tạp phẩm, đồ ăn nhanh; song hạn chế hơn cửa hàng tiện lợi truyền thống. Cũng bán các đồ ăn nhƣ xúc xích kẹp, bánh ngô, bỏng ngô, vân vân. dầu nhƣng những khách hàng truyền thống cũng rất quan trọng. công ty xăng dầu và thƣờng đƣợc cải tạo từ một trạm xăng hai gian ở ven đƣờng (two-bay service station). suốt 24 giờ. 10) Cửa hàng tiện lợi truyền thống (Traditio -nal C- Store) 223 – 232 Đa số có 6 đến 12 chỗ đỗ xe hoặc có vị trí rất thuận tiện để khách hàng có thể ghé vào. bán rất nhiều mặt hàng thiết yếu, bao gồm: bơ sữa, bánh mỳ, đồ ăn nhẹ, đồ uống, thuốc lá, tạp phẩm, các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, bánh kẹo; ngoài ra có thể có thực phẩm chế biến sẵn, thịt tƣơi hoặc thịt đông lạnh, xăng dầu, và rất nhiều sản phẩm và dịch vụ đa dạng khác. Khách hàng truyền thống là những ngƣời dân có nhu cầu mua những hàng hóa thiết yếu một cách nhanh chóng tiện lợi hoặc mua vào lúc đêm khuya, khi các mô hình bán lẻ khác đã đóng cửa. Phần lớn thuộc về các chuỗi cửa hàng tiện lợi, song các công ty xăng dầu cũng xây dựng hoặc mua lại những cửa hàng loại này để kinh doanh. Đa số mở cửa 24 giờ một ngày. 11) Cửa hàng 260 - 335 khu vực cung cấp các hàng hóa và không chỉ các thuộc về các chuỗi Thời gian mở xiii tiện lợi mở rộng (Expand -ed C- Store) đậu xe tƣơng đối rộng với khoảng 10 đến 20 khoang để xe. dịch vụ thiết yếu giống nhƣ cửa hàng tiện lợi truyền thống. Mở rộng không gian cho các giá trƣng bày hàng tạp phẩm hoặc có gian kinh doanh và phục vụ đồ ăn nhanh với ghế ngồi. khách hàng truyền thống, mà còn còn có nhiều gia đình, phụ nữ và ngƣời già hoặc ngƣời đã về hƣu. cửa hàng tiện lợi cửa dài hơn các mô hình bán lẻ khác 12) Đại cửa hàng tiện lợi (Hyper C-Store) 370 – 465 ; chỗ đậu xe là một vấn đề rất đƣợc coi trọng hàng loạt các sản phẩm và dịch vụ trong các gian hàng riêng biệt thay vì trƣng bày trong các kệ nhƣ truyền thống. trong đó có thể có một tiệm bánh mỳ, một khu vực nhà hàng, hay một hiệu thuốc. Rất nhiều cửa hàng tiện lợi loại này kiêm thêm cả việc kinh doanh xăng dầu. bao gồm các gia đình, những công dân lớn tuổi cũng nhƣ các khách hàng truyền thống của một cửa hàng tiện lợi. thuộc về các chuỗi cửa hàng tiện lợi Thời gian mở cửa cũng đƣợc kéo dài hơn so với các mô hình bán lẻ khác. (Nguồn: Tác giả khóa luận tự tổng hợp) TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Công thƣơng (2008), Đề án phát triển thương mại trong nước đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. 2. Bộ Công Thƣơng (2008), Đề án giải pháp đẩy mạnh phát triển và tăng cường quản lý nhà nước đối với các hệ thống phân phối trên thị trường bán lẻ nước ta hiện nay và những năm tiếp theo. 3. Bộ Kế hoạch đầu tƣ, Tổng cục thống kê, Hệ thống tài khoản Quốc gia. 4. David J.Luck/ Ronal S.Rubin, PTS. Phan Văn Thắng, Nguyễn Văn Hiến lƣợc dịch, Nghiên cứu Marketing, NXB Thành phố Hồ Chí Minh. 5. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2004), Văn kiện hội nghị lần thứ chín Ban chấp hành Trung Ương khóa IX, NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội. 6. Nguyễn Thị Nhƣ Liêm (1997), Marketing căn bản, NXB Giáo Dục, Hà Nội. 7. Lƣu Văn Nghiêm (2001), Marketing trong kinh doanh dịch vụ, NXB Thống Kê. 8. J. Girard, Phan Quang Định, Nguyễn Văn Phúc biên dịch (1996), Nghệ thuật bán hàng, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh. 9. Xavier Lueron, Philop Kotler (1994), Marketing thực hành, NXB Thống Kê, Hà Nội. 10. Sở Công thƣơng tỉnh Nghệ An, Đề án chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý, khai thác, kinh doanh chợ trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 11. Sở Công thƣơng tỉnh An Giang (2008), Quy hoạch phát triển mạng lưới Chợ, Siêu thị, Trung tâm thương mại tỉnh An Giang đến năm 2020. 12. Tập thể giáo viên trƣờng Đại học Ngoại Thƣơng (2000), Giáo trình Marketing lý thuyết, NXB Giáo Dục, Hà Nội. 13. Adriaan Rou Thurik (1984), Quantitative analysis of retail productivity, NXB Meinema, Delft. 14. Philip kotler (1961), Fundamental marketing. 15. Michael Levy, Barton A. Weitz (1998), Retailing management, NXB McGraw – Hill, Boston. 16. Michael Levy, Barton A. Weitz (1996), Essentials of retailing, Irwin, 1996. 17. Melvin Morgenstein & Harriet Strongin (1987), Modern Retailing – Management Principles and Practices, NXB Prentice-Hall, INC. New Jersey. 18. Marc Benoun (1997), Marketing spécialsé. 19. , Báo Sài Gòn tiếp thị online. 20. , Hiệp hội cửa hàng tiện lợi Hoa Kỳ. 21. Tập đoàn Masan. 22. Tổng công ty Thƣơng mại Hà Nội. 23. Từ điển trực tuyến Oxford Advanced’s Learner Dictionary.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4611_3724.pdf
Luận văn liên quan