Đề tài Mô hình kinh doanh của Le Petit café

- Bên cạnh chu kỳ kinh doanh của lượng khách ngồi tại quán như mô tả, giả định doanh thu từ đồ uống mang đi và giao hàng tận nhà sẽ có những thay đổi theo chu kỳ như sau: • Tháng 10, 11/2010 do dịch vụ mới được ra mắt nên doanh thu từ 2 dịch vụ này thấp hơn mức trung bình, giả định mỗi ngày chỉ bán được 40 sản phẩm. • Tháng 2 là dịp tết Âm lịch 2011, nhu cầu về đồ uống mang đi giảm vì thế, doanh thu sẽ giảm 10% cho dịch vụ này. • Các tháng mùa hè 6,7,8, do thời tiết nóng nực, tâm lý không muốn đi ra đường vì nắng nóng, cùng với nhu cầu giải khát nhiều hơn, lượng đồ uống mang đi và giao hàng tận nhà sẽ tăng 20%.

docx81 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3093 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mô hình kinh doanh của Le Petit café, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n lý thu chi, doanh thu bán hàng, nhân viên,…) Ghi sổ sách thu chi của từng ca để kế toán tổng hợp. Làm việc theo ca * 1.500.000 vnd/toàn thời gian Nhân viên pha chế 1 Đứng quầy pha chế đồ uống, làm đồ ăn cho khách hàng. 2.500.000vnd/toàn thời gian Nhân viên phục vụ 1 Chạy bàn, ghi yêu cầu của khách để giao cho pha chế. Rửa dọn. Làm việc theo ca.* 2.100.000 vnd /tháng/toàn thời gian Nhân viên bảo vệ 1 Trông xe, bảo vệ cửa hàng (buổi tối: 6:00pm – 10:30pm) 600.000 vnd / tháng (* )Thời gian chia ca: Sáng: 8:00 – 12:15 Chiều: 12:15 – 17:45 Tối: 17:45 – 22:30 Cách thức quản lý: Nhân viên quản lý kiêm pha chế, thu ngân là chính các thành viên cổ đông sáng lập. Quản lý tài chính bằng sổ sách, hóa đơn ghi tay của quản lý theo từng ca, kế toán tổng hợp cuối ngày. Các thành viên cổ đông sáng lập thực hiện những công việc chủ chốt (quản lý tài chính, quản lý thu chi, hóa đơn, sổ sách từng ca kiêm pha chế đồ uống) nhằm mục đích sát sao với hoạt động của quán trong thời gian đầu tiên để nhận xét và đưa ra những điều chỉnh phù hợp. Mặt khác, thời kì đầu do vốn đầu tư ban đầu bị hạn chế nên chưa thể sắm đầy đủ trang thiết bị quản lý chuyên nghiệp cần thiết (máy tính tiền, camera…) nên việc quản lý tài chính cần có người đủ độ tin cậy trực tiếp làm tại quán. Trong giai đoạn 1, nhân viên pha chế kiêm quản lý là chính các thành viên trong ban quản trị, do đó việc quản lý tài chính của quán hoàn toàn có thể tin tưởng nhau. Tuy nhiên, để hoạt động kinh doanh được rõ ràng và tiến dần đến mức chuyên nghiệp hơn, cửa hàng đã áp dụng thêm hình thức quản lý thông qua sổ sách giao ca, để chính các nhân viên quản lý của quán kiểm tra tình hình rõ ràng và minh bạch hơn, đồng thời việc chịu trách nhiệm do các mất mát hoặc sơ suất của cá nhân cũng được phân chia chính xác hơn. Sổ quản lý tài chính và giao ca có các nội dung như sau: Nhân viên Chi (C) Thu (T) Tiền hàng giao ca Nội dung Giá trị Tiền ca trước Tiền hóa đơn Khác Sáng Chiều Tối Tổng Kế toán kiểm tra và lấy số liệu từng ngày để tổng hợp. Phần tổng hợp và quản lý tài chính chung của cửa hàng sẽ được trình bày trong Phần I – Chương V của hồ sơ. Sổ quản lý nguyên liệu có các nội dung như sau : Sổ nhập hàng : Ngày Tên hàng Số lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú Ký xác nhận Pha chế Chạy bàn Sổ xuất hàng : Ngày Tên hàng Số lượng Ghí chú Ký xác nhận Pha chế Chạy bàn Giai đoạn 2 : Từ 1/9/2010 Hoàn cảnh : Công việc kinh doanh của cửa hàng đã ổn định, những bất hợp lý được nhận dạng và giải quyết. Thương hiệu đã xuất hiện và có chỗ đứng trên thị trường. Có cơ sở tạo dựng lòng tin với cổ đông đóng góp thêm vốn. Mục tiêu : Mở rộng hoạt động kinh doanh theo hình thức bán đồ uống nhanh mang đi và giao sản phẩm tận nơi. Cải tiến hình thức tổ chức quản lý chặt chẽ và hiệu quả hơn bằng máy móc và các thiết bị hỗ trợ. Củng cố và phát triển thương hiệu trên thị trường. Mở rộng quy mô doanh nghiệp, nhân rộng mô hình trên nhiều địa điểm. Quản trị nhân sự : Vị trí Số lượng nhân viên mỗi ca Nhiệm vụ Mức lương / Thu nhập hàng tháng Thành viên sáng lập Không làm việc theo ca. Tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh của cửa hàng. Được quyền ưu tiên đầu tư thêm vốn cho kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh. Hưởng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của cửa hàng. Thành viên góp vốn Không làm việc theo ca Góp thêm vốn đầu tư cho việc mở rộng hoạt động kinh doanh của cửa hàng, với sự đồng thuận của các thành viên cổ đông thiết lập (nếu cần) Hưởng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của cửa hàng. Quản lý tài chính Không làm việc theo ca Quản lý chung các vấn đề tài chính của cửa hàng. Lập các báo cáo tài chính định kì tổng quát. 2.000.000vnd/người/toàn thời gian. Quản lý nhân sự Không làm việc theo ca Tổ chức, quản lý vấn đề nhân sự của cửa hàng. Phụ trách tập huấn cho nhân viên. Quản lý thái độ và năng suất làm việc của nhân viên 2.000.000vnd/người/toàn thời gian. Phụ trách Marketing Không làm việc theo ca Phụ trách tổ chức, thực hiện các kế hoạch quảng bá, truyền thông, marketing cho cửa hàng. 2.000.000vnd/người/toàn thời gian. Quản lý cửa hàng kiêm thu ngân 1 Nhận yêu cầu từ khách hàng và thanh toán tiền với khách. Quản lý hoạt động trực tiếp tại quán (hiệu quả và thái độ làm việc của nhân viên, xử lý các tình huống phát sinh bất thường,…) 2.000.000vnd/người/toàn thời gian. Nhân viên pha chế 2 Pha chế đồ uống, đồ ăn. 2.000.000/người/toàn thời gian. Nhân viên giao hàng 1 Giao hàng tận nơi theo yêu cầu của khách. 1.500.000 vnd (bao gồm cả tiền xăng xe)/ toàn thời gian. Nhân viên phục vụ tại quán 2 Chạy bàn, ghi yêu cầu của khách để giao cho pha chế. Rửa dọn. Làm việc theo ca.* 2.000.000 vnd/người/toàn thời gian. Nhân viên bảo vệ 1 Trông xe, bảo vệ cửa hàng. 1.500.000 vnd/toàn thời gian (* )Thời gian chia ca: Sáng: 7:00 – 15:00 Chiều: 15:00 – 23:00 Cách thức quản lý: Quản lý bằng hệ thống máy tính và phần mềm quản lý nhà hàng Abacre Restaurant Point of Sale. Đây là phầm mềm quản lý nhà hàng rất chuyên nghiệp, đã được áp dụng tại rất nhiều khách sạn, nhà hàng lớn như Soffitel. Phần mềm này giúp quản lý một cách chặt chẽ và nghiêm túc nhất đối với tất cả các yếu tố như : giờ làm việc của nhân viên, doanh thu, chi phí,…và có thống kê tổng hợp báo cáo tài chính định kì. Quản lý, theo dõi hoạt động của quán bằng camera hỗ trợ lắp đặt tại các vị trí cần thiết như: quầy bar, khu pha chế, khu vực thu ngân; kho chứa đồ; cửa ra vào. Chế độ quản lý nhân viên: Thử việc 2 tuần. Ký hợp đồng làm việc chính thức 6 tháng. Báo trước 3 tuần trong trường hợp xin nghỉ việc. 1 năm được nghỉ tối đa 24 ngày. Các trường hợp nghỉ phép phải bảo trước với quản lý cửa hàng ít nhất là 2 ngày. Chế độ đãi ngộ: Ngoài lương cố định đã thỏa thuận trong hợp đồng hàng háng, nhân viên được thưởng % trên lợi nhuận của cửa hàng. Thưởng cho tất cả nhân viên vào các dịp lễ, Tết CHƯƠNG IV: KẾ HOẠCH MARKETING Thông điệp Marketing “Take it easy” - Dịch vụ cho một cuộc sống thuận tiện và đơn giản hơn. - Không gian yên tĩnh trong lòng thành phố náo nhiệt. Mục tiêu marketing Phát triển trong một thị trường đầy tiềm năng nhưng cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh của rất nhiều nhãn hiệu mạnh, Le Petit café hiểu rõ tầm quan trọng của chiến lược Marketing trong quá trình phát triển của mình. Theo đó, mục tiêu marketing mà chúng tôi hướng tới là: Xây dựng hình ảnh thương hiệu Le Petit cafe gắn liền với chất lượng đồ uống và tạo một phong cách thương hiệu điển hình. Tăng mức độ nhận biết thương hiệu và chiếm một thị phần nhất định trên thị trường. Phổ biến mô hình đồ uống mang đi và dẫn đầu thị trường này. Tăng doanh thu. Mục tiêu Marketing của Le Petit café trong 2 giai đoạn phát triển được cụ thể hóa như sau: Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Doanh thu 499.279.000vnd Tăng 127% trong năm thứ 1 và 25% trong năm tiếp theo. Lợi nhuận trước thuế Lượng sản phẩm bán ra 70 sản phẩm/ngày Tăng 70% trong năm thứ 1 và 8% trong năm tiếp theo. Mức độ nhận biết thương hiệu 10% Tăng 10%/năm Thị phần 1-2% Tăng 3%/năm Chiến lược Marketing Chiến lược cạnh tranh Chiến lược cạnh tranh của Le Petit cafe là : Tập trung phát triển chất lượng và sự đa dạng của sản phẩm, đồng thời nâng cao chất lượng và khả năng phục vụ. Tạo không gian riêng cho quán café, tạo cảm giác thân thiện với khách hàng, từng bước hình thành phong cách riêng cho thương hiệu. Đặt mục tiêu « giữ khách hàng cũ » trước mục tiêu « thu hút khách hàng mới ». Phát triển dịch vụ đồ uống mang đi với tiêu chí : nhanh, chất lượng tốt, thân thiện với khách hàng, giá cả hợp lý. Tập trung phục vụ đối tượng khách hàng mục tiêu : độ tuổi từ 16 đến 35, thu nhâp (mức chi tiêu) ổn định. Chiến lược Marketing hỗn hợp (marketing mix) Dựa trên nghiên cứu nhu cầu của thi trường, đánh giá kết quả thời gian hoạt động của cửa hàng, đồng thời học hỏi mô hình “Coffee House” của các nước phát triển, chúng tôi đưa ra chiến lược marketing hỗn hợp dựa trên 4 chính sách cụ thể sau đây: Chính sách sản phẩm (product) Xây dựng và phát triển chuổi cửa hàng café kết hợp đồ uống mang đi Le Petit. Chất lượng đồ uống Theo điều tra được chúng tôi thực hiên, 40% số người được hỏi cho rằng chất lượng đồ uống là yếu tố quan trọng nhất trong quyết định lựa chọn quán café. Vì vậy, việc đầu tư cho chất lượng sản phẩm là tôn chỉ hàng đầu của Le Petit café. Thực đơn của quán đáp ứng các yêu cầu sau đây: Chất lượng đồ uống ngon, cách trình bày đẹp mắt. Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm Số lượng chủng loại đồ uống đa dạng, phong phú, phù hợp với thị hiếu của nhiều đối tượng khách hàng. Những yêu cầu này hầu hết đã được đáp ứng trong giai đoạn đầu hoạt động của quán. Trong giai đoạn 2, với việc phát triển hình thức bán đồ uống mang đi, chúng tôi tập trung vào phát triển thêm các đồ uống đáp ứng nhu cầu mới của khách hàng và phù hợp với hình thức đồ uống mang đi (take-out). Cụ thể, dựa trên số liệu thống kê ý kiến của khách hàng về đồ uống mang đi (Bảng 7, Chương II, phần II/1.1), thực đơn sẽ được bổ sung thêm: các loại café Italia (espresso, cappuccino, latte,…), tăng thêm về các loại đồ uống có lợi cho sức khỏe và đồng thời lần đầu tiên áp dụng mô hình đồ uống mang đi “take out” theo phong cách chuyên nghiệp với các đồ uống quen thuộc của khách hàng Việt Nam. (Chi tiết mô tả sản phẩm được trình bày tại mục I.4, Chương III) Nhãn hiệu và bao bì Nhãn hiệu Le Petit café gắn liền với các sản phẩm và dịch vụ của quán. Đến thời điểm hiện nay, nhãn hiệu này được đánh giá là phù hợp với phong cách quán, đồng thời phù hợp với các yêu cầu của nhãn hiệu (dễ đọc, dễ nhớ, mới lạ). Logo của quán cũng được in trên các loại bao bì, sản phẩm, ấn phẩm liên quan đến Le Petit café. Logo hiện nay của Le Petit café Khi thực hiện mô hình đồ uống mang đi, việc thiết kế bao bì cho các loại cốc và hộp phải đạt được các tiêu chí : tiện dụng, an toàn cho khách hàng, trình bày đẹp, bắt mắt, tạo sự khác biệt với các sản phẩm cùng loại và thân thiện với môi trường. Qua nghiên cứu các mẫu mã của nước ngoài, chúng tôi đã đưa ra mẫu thiết kế cho các loại cốc mang đi như sau : Các sản phẩm kèm theo Ngoài đồ uống, Le Petit cafe còn kết hợp một số sản phẩm khác nhằm tăng doanh thu nhưng vẫn phù hợp với phong cách hướng tới. Đồ ăn nhanh, bánh gato: thường được khách hàng mua kèm theo khi sử dụng đồ uống Các sản phẩm lưu niệm liên quan đến quán: sổ, kẹp sách, khung tranh, áo phông, huy hiệu,… được lựa chọn hoặc thiết kế, in logo của quán. Sách và truyện được bán theo hình thức kí gửi tại quán. Dịch vụ kèm theo Các dịch vụ gắn liền với sản phẩm đôi khi là yếu tố quyết định hành vi mua hàng của khách hàng. Các dịch vụ sau đây được Le Petit Café áp dụng với mục đích mang lại sự tiện lợi và hài lòng cho khách: Giao hàng miễn phí: Trong giai đoạn 2, kết hợp với việc bán đồ uống mang đi tại cửa hàng, Le Petit café sẽ thực hiện dịch vụ giao đồ uống đến tận địa chỉ của khách hàng. Trong thời gian đầu thực hiện, dịch vụ này sẽ chỉ áp dụng với các địa chỉ trong phạm vi 2km quanh cửa hàng và có hóa đơn từ 50.000 VND trở lên. Thẻ khách hàng than thiết - Le Petit card: Để khách hàng tiết kiệm thời gian với việc thanh toán bằng tiền mặt, cửa hàng sẽ phát hành thẻ Le Petit card để khách hàng có thể nạp tiền, sau đó thanh toán dần bằng số tiền trong thẻ nạp. Khách hàng sử dụng thẻ sẽ được hưởng nhiều ưu đãi của cửa hàng và việc quản lí thẻ sẽ được thực hiện trên máy tính. Le Petit card là một hình thức tri ân đối với khách hàng và cũng là phương pháp huy động vốn hiệu quả đối với cửa hàng. Nhận tổ chức sự kiện, lễ kỉ niệm, sinh nhật,… theo yêu cầu. Dịch vụ wifi miễn phí tại cửa hàng. Chiến lược phát triển sản phẩm mới Như đã trình bày ở trên, một trong những phương châm phục vụ của Le Petit café là làm đa dạng, phong phú các loại sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Bởi vậy, chúng tôi sẽ liên tục nghiên cứu tìm kiếm các sản phẩm mới, lạ, hấp dẫn, cải tiến tốt hơn các sản phẩm sẵn có nhưng vẫn giữ vững các yêu cầu về chất lượng sản phẩm. Cùng với sự giúp đỡ của các chuyên gia trong lĩnh vực pha chế đồ uống, cũng như sự sáng tạo của đội ngũ quản lí, thực đơn của Le Petit café hứa hẹn sẽ luôn mang đến cho khách hàng những bất ngờ mới, dần dần đáp ứng nhu cầu của mọi người tiêu dùng. Chính sách giá (Price) Đối với người tiêu dùng, giá có tác động mạnh mẽ đến chi tiêu, do đó, giá thường là tiêu chuẩn quan trọng của việc mua và lựa chọn của họ. Theo kết quả điều tra, giá cả của đồ uống được cho là yếu tố quan trọng thứ 4 đối với quyết định tiêu dùng của khách hàng. Mặc dù hiện nay, cạnh tranh về giá đã nhường vị trí hàng đầu cho cạnh tranh về chất lượng sản phẩm và chất lượng phục vụ, nhưng giá vẫn có một vai trò đặc biệt quan trong với công việc kinh doanh. Vì vậy, trong từng giai đoạn phát triển, chúng tôi luôn cố gắng đưa ra một chiến lược giá và cách định giá cụ thể nhất. Trong giai đoạn 1: Trong giai đoạn đầu mở quán, Le Petit cafe áp dụng chiến lược “Giá xâm nhập thị trường” vì mô hình quán café là khá phổ biến, đặc biệt trong khu vực lân cận. Với mục tiêu marketing trong giai đoạn này là “tồn tại”, để đảm bảo phản ứng thuận lợi từ phía người tiêu dùng, chúng tôi đưa ra mức giá trung bình của đồ uống là khá thấp, sát với mặt bằng chung của các quán café lân cận. Sau đó, từ mức giá trung bình này, các bậc giá khác nhau được quyết định cho các loại đồ uống khác nhau. Trong giai đoạn này, chúng tôi sử dụng phương pháp định giá dựa vào chi phí (cost-based pricing). Với công thức cụ thể và khá đơn giản: G = Z + m Trong đó: G: giá Z: chi phí một đơn vị sản phẩm M: mức lãi dự kiến Với mức lãi dự kiến là 25% chúng tôi đã đưa ra được mức giá cho các sản phẩm. Nhưng sau 3 tháng đầu hoạt động, do sự gia tăng chi phí nguyên liệu và nhận thấy một số điểm chưa hợp lí trong cơ cấu giá, chúng tôi đã tiến hành thay đổi mức giá một số loại sản phẩm. Theo điều tra, mức giá hiện nay được khách hàng chấp nhận, ở mức trung bình từ 20.000 đến 30.000 VND và không ảnh hưởng đến lượng bán ra của các loại sản phẩm. Giai đoạn 2: Với việc phát triển mô hình đồ uống mang đi, chúng tôi sẽ đưa vào thực đơn một số sản phẩm mới, đặc trưng cho hình thức mang đi. Việc định giá cho sản phẩm mới trong thời gian đầu vẫn là “định giá thâm nhập thị trường” vì các điều kiện sau: Thị trường đồ uống mang đi khá nhạy cảm với giá cả và một giá tương đối thấp so với các nhãn hiệu café sẵn có sẽ kích thích tăng trưởng tốt. Các chi phí về chế biến giảm theo cùng với mức kinh nghiệm tích lũy được trong giai đoạn 1. Trong giai đoạn đầu, mức giá thấp sẽ không thu hút sự cạnh tranh thực tế và tiềm tàng. Tuy nhiên, do trong tâm lí khách hàng, giá cả thường phản ánh các thuộc tính của sản phẩm, nên giá của các đồ uống mới cũng không thể ở mức quá thấp, mà cần điều chỉnh sao cho tương ứng với mức chấp nhận của thị trường và vẫn đảm bảo được chất lượng đồ uống. Có thể tham khảo thêm bảng giá dự kiến cho các loại đồ uống mới tại phần 4, chương III Định giá chiết khấu (Discount) và các khoản giảm giá (Allowances) Chiết khấu số lượng: Hiện nay, Le Petit café đã áp dụng việc tích điểm trên thẻ cho khách hàng. Cứ sử dụng 8 đồ uống, khách hàng sẽ được tặng một đồ uống miễn phí bất kì. Hình thức này ban đầu đã cho thấy hiểu quả tốt, khiến mật độ khách hàng quay lại quán tăng đáng kể. Chiết khấu theo giờ: Cửa hàng áp dụng giảm giá 30% cho khách hàng vào thứ 2 và thứ 4 trong 2 khung giờ: 10h - 12h; 17h - 19h. Lí do chọn khung giờ như vậy vì qua quá trình hoạt động thực tế ban đầu, đây là khung giờ thu hút lượng khách hàng tới quán khiêm tốn nhất. Sau khi áp dụng hình thức giảm giá này, lượng khách trong các khung giờ này đã tăng đáng kể. Chiết khấu tiền mặt: Cửa hàng sẽ áp dụng thẻ Khách hàng than thiết - Le Petit card, cho phép khách hàng nạp tiền trước vào thẻ với các mức lựa chọn 200.000, 500.000 và 1.000.000 VND, sau đó sẽ sử dụng thẻ này để thanh toán dần cho mỗi lần sử dụng đồ uống. Khách hàng sử dụng thẻ đồng thời sẽ được hưởng mức chiết khấu tương ứng là 5%, 7% và 10% cho mỗi sản phẩm so với mức giá thông thường trên thực đơn (menu) và vẫn được dùng kèm các khuyến mại khác. Phương pháp này không chỉ giúp khách hàng tiết kiệm thời gian thanh toán, mà còn đảm bảo sự gắn bó của khách hàng và hỗ trợ về tài chính cho cửa hàng. Chính sách phân phối và dịch vụ (Place and service) Địa điểm hiện nay: Địa điểm hiện nay của Le Petit café : 25 Hạ Hồi, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Địa điểm này có những đặc điểm như sau: Nằm trong không gian yên tĩnh, sạch sẽ. Gần các cơ quan, công sở với lượng nhân viên công chức đông đảo. Nằm trong khu vực có nhiều người nước ngoài sinh sống (xóm Hạ Hồi) Địa điểm này khá phù hợp với giai đoạn đầu phát triển của quán. Trong giai đoạn 2, khi phát triển mô hình đồ uống mang đi, địa điểm hiện nay cũng thuận lợi vì có nhiều nhân viên văn phòng và người nước ngoài thường xuyên qua lại. Kế hoạch mở rộng Theo dự kiến, với việc phát triển mô hình đồ uống mang đi, Le Petit café sẽ phát triển thành chuỗi cửa hàng café với nhiều chi nhánh trên địa bàn thành phố Hà Nội. Về việc chọn địa điểm cho các cửa hàng tiếp theo trong hệ thống, chúng tôi tập trung vào các địa điểm với diện tích trung bình, ở các khu vực nhiều cơ quan, văn phòng, trường học hoặc các khu mua sắm. Dịch vụ Đảm bảo chất lượng phục vụ cũng là một trong những ưu tiên hàng đầu trong quá trình phát triển của Le Petit café. Theo kết quả điều tra, chất lượng phục vụ là yếu tố đứng thứ 2 trong các yếu tố quyết định chọn quán café của khách hàng. Đặc biệt đối với một số đối tượng khách hàng cụ thể như nhân viên công sở, người nước ngoài, phong cách phục vụ chuyên nghiệp là đặc biệt quan trọng và quyết định độ gắn bó của khách hàng. Trong thời gian hoạt động, chúng tôi đặt ra 3 tiêu chí hàng đầu trong việc phục vụ khách hàng: Giữ mối quan hệ gắn bó với khách hàng qua phong cách phục vụ thân thiện, cởi mở và cố gắng đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng. Tạo không gian quán café thân thiện với khách hàng, là môi trường phù hợp cho gặp gỡ, giao lưu hoặc làm việc, học tập. Chế biến đồ uống nhanh, đặc biệt đối với sản phẩm đồ uống mang đi và đối với nhóm khách hàng là nhân viên văn phòng. Chính sách truyền thông (Communication) - Hoạt động Quảng cáo hiện tại Loại hình quảng cáo Giai đoạn 1 (đã thực hiện) Giai đoạn 2 (dự kiến) Quảng cáo Truyền thống Quảng cáo báo chí Đặt quảng cáo trên báo Sài Gòn tiếp thị (gồm hình ảnh quán và phiếu khuyến mại) Đặt trang quảng cáo giới thiệu dịch vụ mới trên các báo, tạp chí dành cho độ tuổi 16 đến 35 (Hoa học trò, Sinh viên, Phụ nữ,…) Quảng cáo TV/ Truyền thanh Chưa có Giới thiệu quán trong các chương trình mua sắm của Shopping TV, O2 TV Quảng cáo tờ rơi tờ gấp, tài liệu gửi kèm Phát tờ rơi ở các trường cấp 3, Đại học. Phát tờ rơi, menu của quán đến các cơ quan, công sở, cửa hàng trong bán kính 5km. Quảng cáo Trực tuyến E-newsletter Chưa có Gửi e-newsletter gồm menu, dịch vụ và các chương trình khuyến mại của quán. Quảng cáo trực tuyến – banner Có chuyên mục giới thiệu riêng trên các trang thông tin dành cho người nước ngoài tại Hà Nội (Newhanoian.com) Liên hệ đặt chuyên mục và bài viết về quán trên các trang thông tin chuyên cung cấp địa chỉ ăn uống, giải trí. (diadiem.com) Đặt banner trên các báo có lượng người truy cập lớn. - Hoạt động Quan hệ truyền thông và quan hệ công chúng Loại hình Quan hệ truyền thông và quan hệ công chúng Giai đoạn 1 (Đã thực hiện) Giai đoạn 2 (Dự kiến) Truyền thống Báo chí thương mại Có các bài viết giới thiệu về quán trên: các báo dành cho độ tuổi 16-35 (Hoa học trò, Nữ Doanh nhân, Sài Gòn tiếp thị) tập san của các trường Đại học (Đại học Ngoại thương, Đại học Quốc gia) tạp chí dành cho người nước ngoài (East & West) Tiếp tục phát triển tốt mối quan hệ với báo chí, đăng bài giới thiệu về Le Petit café trên các báo dành cho độ tuổi 16 - 35. Truyền hình Phóng sự giới thiệu Le Petit cafe trên VTC2 Thực hiện phóng sự giới thiệu trên đài truyền hình địa phương và trung ương. Tài trợ Chưa có Tài trợ cho các hoạt động văn thể mĩ của học sinh, sinh viên. Hỗ trợ thực hiện các chương trình giao lưu của sinh viên tổ chức tại quán. Hỗ trợ các hoạt động xã hội trong địa bàn khu dân cư. Hỗ trợ địa điểm Hỗ trợ địa điểm cho các chương trình của các kênh truyền hình như i-tv và vtc2 Hỗ trợ địa điểm cho bộ phim “The Beginning”. Thu hút và hỗ trợ địa điểm cho các dự án nhiếp ảnh hoặc làm phim để quảng bá rộng hơn thương hiệu. Trực tuyến Báo chí trực tuyến Có bài viết và hình ảnh của quán trên các báo mạng dành cho lứa tuổi teen, sinh viên và phụ nữ (kenh14.vn) Tiếp tục đăng tải hình ảnh quán và quảng cáo mô hình hoạt động mới trên các báo điện tử. Website Bước đầu xây dưng website, cung cấp thông tin, hình ảnh của quán. Hoàn thiện website, đăng tải đầy đủ menu, các sản phẩm hỗ trợ và các dịch vụ kèm theo. Liên tục cập nhật thông tin, chương trình khuyến mại, tổ chức sự kiện trên website. PR trực tuyến – Blogs, Social networks Cập nhật thường xuyên facebook của quán: thông báo các sự kiện, thay đổi, khuyến mại và trả lời các câu hỏi của khách hàng, nhằm tạo mối quán hệ thân thiết giữa Le Petit café và khách hàng. Lập các topic về quán trên các diễn đàn dành cho giới trẻ (thienduongcafe.com) Tiếp tục duy trì facebook như là một phương tiên giao lưu tốt nhất với khách hàng. - Hoạt động Khuyến mại, Tổ chức sự kiện và hỗ trợ kinh doanh, Sản phẩm bổ trợ Loại hình Khuyến mại Giai đoạn 1 (Đã thực hiện) Giai đoạn 2 (Dự kiến) Truyền thống Giảm giá Áp dụng giảm giá cho khách hàng vào thứ 2 và thứ 4 hàng tuần, trong 2 khung giờ : 10am - 12pm 5pm - 7pm Tiếp tục áp dụng chương trình giảm giá. Coupon Áp dụng chương trình tích điểm cho khách hàng : “8 đồ uống được 1 đồ uống miễn phí” bằng cách tích điểm qua thẻ giấy. Tiếp tục thực hiện chương trình tích 8 điểm. Áp dụng việc tích điểm cho « Thẻ khách hàng than thiết- Le Petit card » với chế độ giảm giá đặc biệt cho khách hàng sử dụng thẻ. Tổ chức sự kiện Tổ chức các sự kiện tại cửa hàng nhân các ngày lễ, Tết (trang trí cửa hàng và áp dụng các khuyến mại đặc biệt) Chương trình Halloween: “30k party” Giáng sinh 2009 8-3: Chương trình giảm giá đặc biệt cho các bạn gái. Tổ chức sinh nhật, các ngày kỉ niệm cho khách hàng. Tiếp tục tổ chức các sự kiện nhân các ngày lễ tết với quy mô lớn hơn và chuyên nghiệp hơn. Kỉ niệm sinh nhật Le Petit cafe Giáng sinh … Hỗ trợ khách hàng tổ chức sự kiện, kỉ niệm tại cửa hàng lấy phí dịch vụ. Bổ sung các chương trình mới: biểu diễn âm nhạc (quy mô nhỏ), chiếu phim đều đặn hàng tháng. Sản phẩm bổ trợ Danh thiếp của cửa hàng được in với số lượng lớn. Thiết kế các mẫu kẹp sách có liên quan đến Le Petit café để bán và làm quà lưu niệm. Phát triển các mặt hàng lưu niệm có in logo Le Petit café và gắn liền với phong cách quán: kẹp sách, khung tranh, cốc, áo phông,… để trưng bày và bán tại cửa hàng. Thăm dò ý kiến khách hàng - Bảng thông tin, lưu niệm – tập hợp những ghi chú, chia sẻ cảm xúc, nhận xét về quán của khách hàng. - Phát phiếu điều tra về nhu cầu và ý kiến của khách hàng trong khoảng thời gian 1 tuần. Sau khi phát triển dịch vụ mới, tiến hành điều tra trong thời gian dài hơn, cụ thể hơn về chất lượng đồ uống và chất lượng phục. Thường xuyên tạo cơ hội cho khách hàng nêu ý kiến về sản phẩm và dịch vụ của cửa hàng. Đánh giá kết quả các hoạt động truyền thông đã thực hiện trong giai đoạn 1: Các hoạt động quảng bá và giới thiệu về quán đã bước đầu đạt được hiệu quả tốt. Các bài giới thiệu trên báo chí và truyền hình đã thu hút được một lượng khách mới cho quán. Việc duy trì trang trực tuyến facebook đạt hiểu quả đặc biệt cao do sự phổ biến rộng rãi của mạng xã hội này, bước đầu là kênh thông tin cốt yếu giữa Le Petit café và khách hàng (sẵn có và tiềm năng). Các hình thức giảm giá và coupon khiến lượng khách phân bổ đều hơn, số lượng khách quay lại quán là khá cao, khách hàng phản ứng tốt với các hình thức khuyến mại. Việc tổ chức sự kiện tuy có thu hút được sự chú ý của khách hàng nhưng đạt hiệu quả chưa cao, đòi hỏi có sự đầu tư hơn về quy mô và chi tiết. Truyền thông trong giai đoạn 1 tuy được đầu tư chi phí thấp nhưng có hiệu quả khá cao trong việc nâng độ nhận biết thương hiệu và bước đầu tạo mối quan hệ với khách hàng. Trong giai đoạn 2, với kế hoạch truyền thông chi tiết hơn và được đầu tư kinh phí tốt, việc quảng bá cho thương hiệu sẽ đạt hiệu quả cao hơn, đặc biệt khi áp dụng mô hình kinh doanh mới. Ngân sách marketing HOẠT ĐỘNG Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Đơn vị tính : VND Quảng cáo 900.000 4.300.000 PR 400.000 2.700.000 Khuyến mãi cho người tiêu dùng 1.900.000 3.300.000 Nghiên cứu thị trường 400.000 2.300.000 Tổng cộng 3.600.000 12.600.000 (Ghi chú : các hoạt động phát triển sản phẩm và hỗ trợ kênh phân phối không thuộc ngân sách marketing) CHƯƠNG V : ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ Giai đoạn 1: từ 30/9/2009 đến 30/9/2010 Tổng kết hoạt động kinh doanh của cửa hàng trong 5 tháng đầu và dự kiến hoạt động cho các tháng tiếp theo trong giai đoạn 1. Các vấn đề chung: Tổng nguồn vốn đầu tư ban đầu: 199.000.000 VNĐ - Tổng vốn tự có: 125.000.000 VNĐ (chiếm 62,82 % tổng nguồn vốn). - Tổng vốn huy động từ các nguồn khác (chiếm 37,18 % tổng nguồn vốn). Phân bổ nguồn vốn ban đầu: 2.1. Cơ cấu vốn dự án: CƠ CẤU VỐN DỰ ÁN Đơn vị: VNĐ Hạng mục Chi phí Chú thích I/ Vốn cố định 1/ Hợp đồng thuê địa điểm 40.906.000 Trả trước 3 tháng+ đặt cọc 2 tháng 2/ Sửa chữa, cải tạo địa điểm 46.000.000 * Chi phí vật liệu 30.000.000 * Chi phí thi công 13.000.000 * Chi phí nhân công lắp đặt điện nước 3.000.000 3/ Thuê kiến trúc sư thiết kế 9.000.000 4/ Lắp đặt bàn ghế 13.200.000 * Bàn ghế ngoài trời 2.000.000 2 bộ * Bàn ghế trong nhà 8.000.000 8 bộ * Bộ salon 1.600.000 1 bộ * Bàn trong phòng nhỏ 600.000 3 bàn * Gía sách gỗ 300.000 4 giá * Đợt gỗ để sách và đồ trang trí 700.000 20 tấm 5/ Dụng cụ nhà bếp 16.945.000 * Máy xay sinh tố 1.560.000 2 máy * Máy ép hoa quả 600.000 * Máy toast 500.000 * Máy pha cà phê 600.000 * Máy đánh trứng 380.000 * Bình lắc 250.000 3 cái (2 to + 1 nhỏ) * Tủ lạnh 4.500.000 * Bếp ga 1.000.000 1 bếp ga đôi * Máy lọc nước 3.000.000 * Bát 300.000 10 cái (đặt Bát Tràng) * Đĩa to 250.000 10 cái (đặt Bát Tràng) * Đĩa nhỏ 170.000 10 cái (đặt Bát Tràng) * Thìa, dĩa 150.000 15 bộ * Cốc sứ nhỏ 280.000 25 cái (đặt Bát Tràng) * Cốc sứ to 200.000 10 cái (đặt Bát Tràng) * Bộ tách, đĩa 200.000 10 bộ (đặt Bát Tràng) * Ly, cốc thủ tinh các loại 2.840.000 12 bộ * Phin cà phê 165.000 15 phin 6/ Nội thất 6.450.000 * Bar 2.000.000 Gỗ ép * Giá đựng ly trên bar 1.000.000 Inox * Giá đựng cốc 400.000 2 giá * Giá đựng bát đĩa 100.000 1 giá * Giá đựng rượu 250.000 1 giá * Rượu các loại 1.500.000 * Quạt 1.200.000 2 quạt treo tường+1 quạt cây 7/ Lắp bình nóng lạnh 160.000 8/ Làm menu 200.000 9/ Lắp mái hiên di động 1.000.000 10/ Chi phí hòa mạng 330.000 FPT 11/ Modem 540.000 12/ Đầu phát wifi 600.000 13/ Lắp điều hòa nhiệt độ 4.500.000 1 cái 14/ Hệ thống âm thanh 1.600.000 1 bộ loa + 1 loa rời 15/ Trang trí 7.950.000 * Vẽ tường 5.000.000 450.000/m2 * Đồ trang trí 1.000.000 Nến,hoa giả,bình hoa… * Màu vẽ, bút vẽ 300.000 * Sơn xịt 250.000 * Tranh tường 200.000 20 tranh(in) * Khung tranh 700.000 20 khung * Cây cảnh 500.000 Chậu hoa, cây xanh 16/ Hệ thống chiếu sáng 2.500.000 * Đèn trần thả 900.000 5 cái * Đèn chìm 720.000 12 cái * Đèn cầu thang 280.000 1 cái * Đèn câu ngoài cửa 600.000 3 cái 17/ Đăng kí kinh doanh 200.000 18/ Dự phòng vốn cố định 10.919.000 Tổng vốn cố định 163.000.000 II/ Vốn lưu động 1/ Thuê địa điểm 17.000.000 2 tháng 2/ Trả lương cho nhân viên 6.000.000 1 tháng 3/ Tiền điện, nước 1.000.000 1 tháng 4/ Nguyên vật liệu 7.000.000 1 tháng 5/ Marketing 1.000.000 6/ Chi phí bảo dưỡng thiết bị 300.000 Điều hòa 7/ Dự phòng vốn lưu động 3.700.000 Tổng vốn lưu động 36.000.000 Tổng nguồn vốn ban đầu 199.000.000 2.2. Khấu hao tài sản cố định: KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Đơn vị: VNĐ Hạng mục Thời gian khấu hao Chi phí khấu hao hàng tháng Bàn ghế 3 năm 366.667 Điều hòa nhiệt độ 3 năm 125.000 Đồ dùng nhà bếp 3 năm 470.674,4 Hệ thống âm thanh 3 năm 44.444,4 Hệ thống ánh sáng 3 năm 69.444,4 Tổng chi phí khấu hao tháng 1.076.230,2 Tổng chi phí khấu hao hàng năm: 15.114.758,4 đồng 2.3. Chi phí lương nhân viên: BẢNG LƯƠNG NHÂN VIÊN Đơn vị: VNĐ STT Chức vụ Số Lượng Lương theo tháng Tổng lương 1 Quản lý+pha chế+tài chính 4 1.000.000 4.000.000 2 Chạy bàn 3 700.000 2.100.000 3 Bảo vệ 1 600.000 600.000 Tổng lương tháng 6.700.000 Doanh thu và chi phí hoạt động trong 5 tháng đầu tiên(từ 1/10/2009 đến 28/02/2010): DOANH THU Đơn vị: nghìn VNĐ Tháng Ngày 10/2009 11/2009 12/2009 1/2010 2/2010 1 1550,0 1573,0 1091,0 1019,0 1863,0 2 900,0 1735,0 1590,0 1504,0 1312,0 3 753,0 700,0 1125,0 1203,0 996,0 4 3185,0 769,0 1121,0 1819,0 1311,0 5 1460,0 1600,0 1123,0 1006,0 915,0 6 1600,0 1814,0 1627,0 1397,0 1326,0 7 508,0 1622,0 832,0 1167,0 1011,0 8 1565,0 1416,0 1133,0 1026,0 1443,0 9 610,0 790,0 905,0 1266,0 1334,0 10 687,0 1080,0 767,0 1447,0 Nghỉ tết 11 1056,0 1168,0 738,0 812,0 Nghỉ tết 12 1458,0 1462,0 1062,0 997,0 Nghỉ tết 13 569,0 961,0 1396,0 1643,0 Nghỉ tết 14 670,0 2140,0 1631,0 879,0 Nghỉ tết 15 704,0 1579,0 890,0 967,0 Nghỉ tết 16 600,0 1641,0 1560,0 1031,0 Nghỉ tết 17 1330,0 670,0 1078,0 1658,0 Nghỉ tết 18 1506,0 763,0 1516,0 1423,0 2000,0 19 1215,0 1283,0 1348,0 973,0 1850,0 20 1460,0 1051,0 990,0 1273,0 1650,0 21 1370,0 1135,0 922,0 796,0 1500,0 22 680,0 1744,0 1654,0 1527,0 1455,0 23 700,0 1624,0 1361,0 1786,0 2058,0 24 520,0 779,0 1535,0 952,0 1241,0 25 1495,0 932,0 1289,0 1210,0 1226,0 26 706,0 843,0 1222,0 923,0 1571,0 27 1602,0 1601,0 1548,0 1245,0 1950,0 28 1581,0 968,0 1719,0 1747,0 2152,0 29 654,0 1508,0 1005,0 1122,0 Không có 30 807,0 1664,0 1773,0 1943,0 Không có 31 1467,0 Không có 1603,0 1365,0 Không có Tổng 35.223 38.615,0 39.154,0 39.130,0 30.164,0 Trung Bình 1.007,2 1.287,2 1.263,0 1.262,3 1.447,8 BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Đơn vị: nghìn VNĐ Tháng 10/2009 11/2009 12/2009 1/2010 2/2010 Doanh thu 35.223 38.615 39.154 39.130 30.164 Chi phí 16.423,23 21.271,23 25.825,73 25.843,73 20.631,73 Định phí 5.082,0 6.235,5 15.430,5 15.330,5 14.920,5 Thuê địa điểm 0 0 8.500 8.500 8.500 Tiền net 0 225,5 225,5 225,5 225,5 Lương nhân viên 4.982 5.910 6.605 6.505 6.095 Mua hoa hằng ngày 100 100 100 100 100 Biến phí 10.265 13.959,5 9.319 9.437 4.635 Tiền điện 500 360 360 520 210 Tiền nước 620 300 110 230 90 Nguyên vật liệu 6.156 8.722,5 7630 7.309 3.546 Đồ gia dụng 1.939 3.286 389 768 169 Trang trí vào ngày lễ 482,0 0 600 0 100 Các chi phí khác 288 1011 220 330 240 Khấu hao 1.076,23 1.076,23 1.076,23 1.076,23 1.076,23 Thuế 280 280 280 280 280 Lợi nhuận 18.799,77 17.343,77 13.328,27 13.286,27 9.532,27 Các giả định tài chính(từ tháng 3 đến hết tháng 9/2010.) 4.1. Giả định về lưu lượng khách vào quán Quán dự tính trung bình một ngày sẽ có khoảng 35 lượt khách (mỗi lượt ít nhất 2 khách) vào quán, mỗi khách sẽ gọi 1 đồ uống. Tháng 6,7/2010 là tháng nghỉ hè nên có một số lượng sinh viên ngoại tỉnh về quê, nhưng số khách là học sinh phổ thong sẽ tăng lên. Số lượng khách thời điểm này sẽ tăng thêm khoảng 5 % Tháng 8/2010 là thời điểm nhập học và bắt đầu năm học mới của nhiều trường đại học, đồng thời đây cũng là dịp nghỉ hè của các bạn du học sinh về nước nên số lượng khách sẽ tăng thêm 10 % Tháng 9/2010 là thời điểm gần sự kiện 1000 năm Thăng Long Hà Nội, cũng là thời điểm quán tổ chức kỉ niệm 1 năm tuổi nên số lượng khách sẽ tăng thêm 20%. 4.2. Giả định về chi phí hoạt động: Tháng 3, 4, 5/2010, quán dự tính chi phí hoạt động vào khoảng 24.200.000VNĐ/tháng. Tháng 6, 7/2010 là tháng mà số lượng khách tăng thêm khoảng 5 % nên chi phí hoạt động cũng sẽ tăng lên khoảng 5 %( khoảng 25.000.000 VNĐ/tháng) do chi phí nguyên vật liệu. Tháng 8/2010 số lượng khách tăng khoảng 10 % nên chi phí hoạt động sẽ tăng khoảng 15 % (khoảng 27.000.000 VNĐ/tháng) do chi phí nguyên vật liệu, và chi phí cho sổ, thiếp, bookmark…(do số lượng khách là sinh viên tăng lên.) Tháng 9/2010 do ảnh hưởng của đại lễ 1000 năm Thăng Long nên chi phí hoạt động sẽ tăng 30 % do chi phí nguyên vật liệu, trang trí quán, đồ lưu niệm về hình ảnh Thăng Long(vao khoảng 31.400.000 VNĐ/tháng) 4.3. Giả định về nhập nguyên liệu chế biến: Tháng 3,4,5/2010, quán dự kiến nhập nguyên liệu mỗi tuần một lần. Mỗi lần khoảng 1.750.000 VNĐ. Tháng 6,7/2010, quán dự kiến sẽ nhập nguyên liệu mỗi tuần 2 lần. Mỗi lần 950.000 VNĐ Tháng 8,9/2010, quán dự kiến sẽ nhập nguyên liệu mỗi tuần 2 lần. Mỗi lần 1.100.000 VNĐ vào tháng 8 và tăng lên 1.400.000 VNĐ vào tháng 9. 4.4. Giả định về doanh thu: Mức chi phí thanh toán trung bình cho một cốc đồ uống vào khoảng 20.000 VNĐ 5. Doanh thu và chi phí dự kiến (từ tháng 3 đến hết tháng 9/2010.) STT Nội dung Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 1 Thuê địa điểm 8.500 8.500 8.500 8.500 8.500 8.500 8.500 2 Tiền điện, nước 600 600 750 750 750 800 1000 3 Tiền net 225,5 275 275 275 275 275 275 4 Lương nhân viên 6.500 6.500 6.500 6.500 6.500 6.500 7.500 5 Nguyên vật liệu 7.000 7.000 7.000 7.500 7.500 9.000 10.000 6 Đồ gia dụng 400 400 400 400 400 500 500 7 Marketing 300 300 300 300 300 500 500 8 Dự phòng vốn lưu động 394,5 395 395 395 395 550 550 9 Khấu hao 1.076,23 1.076,23 1.076,23 1.076,23 1.076,23 1.076,23 1.076,23 Thuế 280 280 280 280 280 280 280 10 Tổng chi phí 25.276,23 25.326,23 25.326,23 25.826,23 25.826,23 27.981,23 30.181,23 5.1. Chi phí hoạt động dự kiến: (Đơn vị: nghìn VNĐ) DỰ KIẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (TỪ THÁNG 3 ĐẾN THÁNG 9/2010) Đơn vị: VNĐ Tháng Số sản phẩm Mức thanh toán TB/cốc Doanh thu Chi phí Lợi nhuận 3 2170 20.000 43.400.000 25.276.230 18.123.770 4 2100 20.000 42.000.000 25.326.230 16.673.770 5 2170 20.000 43.400.000 25.326.230 18.023.770 6 2205 20.000 44.100.000 25.826.230 18.273.770 7 2278,5 20.000 45.570.000 25.826.230 19.743.770 8 2387 20.000 47.740.000 27.981.230 19.758.770 9 2520 20.000 50.400.000 30.181.230 20.218.770 Như vậy, ta có hiệu quả hoạt động kinh doanh sau năm đầu tiên là: Tổng doanh thu 499.279.000 Tổng chi phí hoạt đông 295.739.260 Chi phí khấu hao 12.914.760 Lợi nhuận 190.624.980 Trong đó, sự biến động doanh thu các tháng được thể hiện trên đồ thị sau: Thời gian hoàn vốn giai đoạn đầu: Dựa vào bảng báo cáo kết quả kinh doanh của 12 tháng đầu kinh doanh, lập được bảng dòng tiền ròng của dự án 12 tháng đầu như sau Đơn vị: VNĐ Lợi nhuận ròng trong tháng Dòng tiền ròng Tháng 0 - 199.000.000 -199.000.000 Tháng thứ 1 18.799.770 -180.200.230 Tháng thứ 2 17.343.770 -162.856.460 Tháng thứ 3 13.328.270 -149.528.190 Tháng thứ 4 13.286.270 -136.241.920 Tháng thứ 5 9.532.270 -126.709.650 Tháng thứ 6 18.123.770 -108.585.880 Tháng thứ 7 16.673.770 -91.912.110 Tháng thứ 8 18.023.770 -73.888.340 Tháng thứ 9 18.273.770 -55.614.570 Tháng thứ 10 19.743.770 -35.870.800 Tháng thứ 11 19.758.770 -16.112.030 Tháng thứ 12 20.218.770 4.106.740 Như vậy, theo tính toán dự kiến, quán sẽ hoàn vốn và bắt đầu kinh doanh có lãi sau 12 tháng hoạt động và bắt đầu dự án mở rộng Giai đoạn 2: từ 01/10/2010 đến 30/9/2012 Chi phí mở rộng dự kiến STT Tên Mô tả Nơi cung cấp Số lượng Đơn giá (VND) Thành tiền (VND) 1 Sửa chữa cải tạo 6.000.000 Cửa sổ và cửa ra vào Thay bằng loại gỗ tốt hơn 05 (cửa sổ) 01 (cửa ra vào) 5.000.000 5.000.000 Toilet Nâng cấp đường nước 1.000.000 1.000.000 2 Quầy phục vụ + Bổ sung 1 bar kích cỡ tương đương bar hiện có. + Đặt 2 bar kéo dài hết chiều ngang của tầng 1. 1 bar phục vụ đồ tại chỗ. 1 bar phục vụ đồ take-out Cửa hàng nội thất số 945 Đê La Thành 01 2.000.000 2.000.000 3 Tủ lạnh (bổ sung) Loại nhỏ. Đặt trong khu vực bar phục vụ đồ take-out. 01 3.500.000 3.500.000 4 Hệ thống quản lí 01 6.000.000 6.000.000 Laptop Đặt tại quầy thu ngân chính. Laptop có cài đặt hệ thống quản lí chung cho cả cửa hàng. 4.000.000 4.000.000 Camera Đặt ở tầng 2, Kết nối với laptop tầng 1 để quản lí đồ đạc và sách trên tầng 2. 2.000.000 2.000.000 5 Bảng menu (Bổ sung) Đặt thêm bảng menu dọc dành cho đồ uống take-out, treo trên khu vực làm đồ take-out. 01 300.000 300.000 6 Máy pha cafe Tất cả café chuyển sang được pha bằng máy để tăng chất lượng và giảm thời gian phục vụ. 02 25.000.000 25.000.000 6.1 Máy pha café thường Chế biến cafe Việt Nam Krups XP 2000 01 5.000.000 5.000.000 6.2 Máy pha café Ý Pha café Cappucino, Espresso… SAECO - ITALY 01 20.000.000 20.000.000 7. Máy ép hoa quả tự động Chế biến nước ép nhanh, tiết kiệm điện. 01 3.500.000 3.500.000 8. Máy xay sinh tố Loại lớn 01 900.000 900.000 9. Ly, cốc có logo quán Bổ sung ly cốc dùng tại quán. Đặt ly take-out. 5.000.000 5.000.000 10 Đồng phục nhân viên có logo Mới hoàn toàn. Gồm quấn áo + mũ + tạp dề 10 250.000 2.500.000 11 Hệ thống âm thanh Loa cỡ nhỏ lắp đặt tại tầng 1 và tầng 2 02 3.000.000 3.000.000 12 Điều hòa Bổ sung điều hòa cho tầng 1 01 4.000.000 4.000.000 13 Vẽ tường Vẽ trang trí lại tường 3.000.000 3.000.000 14 Giá sách Bổ sung giá sách lớn hơn đặt trên tầng 2, thay hệ thống đợt gỗ đã xuống cấp 1.000.000 1.000.000 15 Bổ sung đầu sách Bổ sung lượng sách truyện và sách kinh tế phục vụ nhu cầu của khách hàng 3.000.000 3.000.000 Tổng 68.700.000 Dự kiến hiệu quả hoạt động giai đoạn 2: Doanh thu: Trong giai đoạn hai, khu vực tầng 1 sẽ được chuyển sang hình thức take-out, vì vậy lượng doanh thu từ số lượng khách hàng ngồi tại quán sẽ giảm đi. Thay vào đó, quán sẽ có doanh thu mới do lượng đồ uống take out mang lại. Các giả định tài chính Dựa trên các thống kê tài chính trong 5 tháng hoạt động vừa qua, ước tính rằng số lượng khách ngồi tầng 1 mang lại 15% doanh thu cho quán. Vì vậy, doanh thu từ lượng khách ngồi tại quán sẽ giảm đi 15%, tương đương với 10 sản phẩm mỗi ngày. Tuy nhiên, sau một năm hoạt động, quán được biết đến nhiều hơn, hoạt động marketing mang lại hiệu quả, vì vậy, lượng khách có thể tăng thêm 8%, tương đương với khoảng 5 sản phẩm. Vậy giả định mỗi ngày sẽ bán được 65 sản phẩm cho lượng khách hàng tại chỗ. Giả sử mỗi ngày quán bán được khoảng 60 cốc nước từ dịch vụ đồ uống mang đi và chuyển hàng tận nhà. Mỗi cốc nước giá trung bình 25.000 đồng và tăng thành 30.000 đồng vào năm thứ 2 của giai đoạn 3 (do lạm phát). Giả định chu kỳ kinh doanh của lượng khách ngồi tại quán trong 2 năm tiếp theo. Tháng 10, cùng với các chương trình khuyến mại và kỷ niệm ngày phụ nữ Việt Nam, ngày lễ Halloween, doanh thu từ đối tượng khách này có thể tăng 10%. Tháng 12, lượng khách có thể tăng lên thêm 20% do dịp Noel và Tết dương lịch. Tháng 2 – dịp tết Âm lịch cổ truyền, dự kiến quán sẽ nghỉ 5 ngày, tuy nhiên, doanh thu của thời kỳ trước và sau tết đều tăng mạnh, vì thế, doanh thu tăng 10%. Các tháng tiếp theo, chu kỳ kinh doanh của quán tương tự với thời gian này của giai đoạn 1. Tháng 6,7 tăng 5%, tháng 8 tăng 10%. Do không còn dịp đại lễ kỷ niệm 1000 Thăng Long, doanh thu của quán trong tháng 9 chỉ tăng khoảng 10% do kỷ niệm ngày khai trương của quán. Bên cạnh chu kỳ kinh doanh của lượng khách ngồi tại quán như mô tả, giả định doanh thu từ đồ uống mang đi và giao hàng tận nhà sẽ có những thay đổi theo chu kỳ như sau: Tháng 10, 11/2010 do dịch vụ mới được ra mắt nên doanh thu từ 2 dịch vụ này thấp hơn mức trung bình, giả định mỗi ngày chỉ bán được 40 sản phẩm. Tháng 2 là dịp tết Âm lịch 2011, nhu cầu về đồ uống mang đi giảm vì thế, doanh thu sẽ giảm 10% cho dịch vụ này. Các tháng mùa hè 6,7,8, do thời tiết nóng nực, tâm lý không muốn đi ra đường vì nắng nóng, cùng với nhu cầu giải khát nhiều hơn, lượng đồ uống mang đi và giao hàng tận nhà sẽ tăng 20%. Tháng 9 tháng kỷ niệm ngày khai trương của quán, cùng với nhiều chương trình khuyến mại cho thời gian này, doanh thu sẽ tăng thêm 10% Vào dịp tháng 12 cuối năm, do đặc thù các cơ quan bận rộn với công tác tổng kết, lượng đồ uống giao tận nơi sẽ tăng 10%. Bảng: Doanh thu năm thứ 2 của dự án (10/2010-9/2011) Tại quán: 65 x 30 = 1950 (cốc nước) / 1950 x 25.000 = 48.750 Take-out: 60 x 30 = 1800 (cốc nước) / 1800 x 25.000 = 46.250 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Doanh thu từ khách ngồi tại quán Số đồ uống/tháng (cốc) 2.145 1.950 2.340 1.950 2.145 1.950 1.950 1.950 2.047 2.047 2.145 2.145 Doanh thu (1) 53.625 48.750 58.500 48.750 53.625 48.750 48.750 48.750 51.187,5 51.187,5 53.625 53.625 Doanh thu từ số đồ uống mang đi Số đồ uống/tháng (cốc) 1.200 1.200 2.160 1.800 1.620 1.800 1.800 1.800 1.890 1.890 1.980 1.980 Doanh thu (2) 30.000 30.000 55.500 46.250 40.500 46.250 46.250 46.250 48.562,5 48.562,5 50.875 50.875 Tổng doanh thu (1+2) 83.625 78.750 114.000 95.000 94.125 95.000 95.000 95.000 99.750 99.750 104.500 104.500 Đơn vị: nghìn đồng Bảng: Doanh thu năm thứ 3 của dự án (10/2011 – 9/2012) Giả định mức tăng trưởng của quán năm 2011 so với năm trước là 8%. Khi đó: Đồ uống tại quán: 70 x 30 = 2100 (s) / 2100 x 30.000 = 63.000 Đồ Take-out: 65 x 30 = 1950 (cốc nước) / 1950 x 30.000 = 58.500 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Doanh thu từ khách ngồi tại quán Số đồ uống/tháng (cốc) 2.310 2.100 2.520 2.100 2.310 2.100 2.100 2.100 2.520 2.520 2.520 2.310 Doanh thu (1) 69.300 63.00 75.600 63.000 69.300 63.000 63.000 63.000 75.600 75.600 75.600 69.300 Doanh thu từ số đồ uống mang đi Số đồ uống/tháng (cốc) 2.145 1.950 2.340 1.950 1.755 1.950 1.950 1.950 2.340 2.340 2.340 2.145 Doanh thu (2) 64.350 58.500 70.200 58.500 52.650 58.500 58.500 58.500 70.200 70.200 70.200 64.350 Tổng doanh thu (1+2) 133.650 121.500 145.800 121.500 121.950 121.500 121.500 121.500 145.800 145.800 145.800 145.800 Đơn vị: nghìn đồng Biểu đồ thể hiện mức tăng trưởng doanh thu của 2 năm giai đoạn 2: Chi phí: Bảng lương cho nhân viên giai đoạn 2 STT Chức vụ Số Lượng Lương theo tháng Tổng lương 1 Quản lý cửa hàng kiêm thu ngân 1 2.000.000 2.000.000 2 Nhân viên pha chế 2 1.500.000 3.000.000 3 Nhân viên giao hàng 1 1.500.000 1.500.000 4 Nhân viên chạy bàn 1 2.000.000 2.000.000 5 Nhân viên bảo vệ 1 1.500.000 1.500.000 Tổng lương tháng 10.000.000 * Tất cả các nhân viên ở trên đều làm việc toàn thời gian tại quán (theo mô tả trong phần tổ chức kinh doanh). Chi phí khấu hao của các tài sản đầu tư cho giai đoạn 2 Hạng mục Thời gian khấu hao Chi phí khấu hao hàng năm (đồng) Bar bổ sung 3 năm 666.667 Tủ lạnh bổ sung 3 năm 850.000 Đồ dùng nhà bếp bổ sung Máy pha cà phê Ý 5 năm 4.000.000 Máy xay sinh tố, máy ép hoa quả 3 năm 1.466.667 Hệ thống quản lý (Laptop+camera) 3 năm 2.000.000 Điều hoà bổ sung tầng 1 4 năm 1.000.000 Hệ thống âm thanh bổ sung 3 năm 1.000.000 Tổng chi phí khấu hao tháng 10.983.334 Các giả định khác: Mức tăng chi phí nguyên liệu tương ứng với số cốc nước. Các tháng mùa hè, chi phí cho điện sẽ tăng do các trang thiết bị như điều hòa, quạt. Chi phí tiền lương, nguyên vật liệu cho năm thứ 2 của giai đoạn 2 đều tăng 5% so với năm đầu do lạm phát và các giá cả các nguồn năng lượng tăng. Bảng tổng hợp chi phí theo tháng của giai đoạn 2 (10/2010 – 9/2012) STT Nội dung Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Chi phí hoạt động trong năm đầu (10/2010 – 9/2011) 1 Thuê địa điểm 8.500 8.500 8.500 8.500 8.500 8.500 8.500 8.500 8.500 8.500 8.500 8.500 2 Tiền điện, nước 700 700 800 800 800 850 850 1.000 1.000 1.000 1.000 850 3 Tiền net 275 275 275 275 275 275 275 275 275 275 275 275 4 Lương nhân viên 10.000 10.000 10.000 10.000 10.000 10.000 10.000 10.000 10.000 10.000 10.000 10.000 5 Nguyên vật liệu 13.500 12.500 14.000 12.500 13.500 12.500 12.500 12.500 12.500 13.000 13.500 13.500 6 Đồ gia dụng (ống hút, cốc giấy…) 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 7 Marketing 500 500 500 500 500 500 500 500 500 500 500 500 8 Tổng chi phí 34.475 33.475 34.975 33.475 34.575 33.625 33.625 33.775 33.775 34.275 34.775 34.625 Chi phí hoạt động trong năm thứ 2 giai đoạn 2 (10/2011 – 10/2012) 9 Tổng chi phí 39.094,65 37.960,65 39.661,65 37.960,65 39.208,05 38.130,75 38.130,75 38.300,85 38.300,85 38.867,85 39.434,85 39.264,75 Bảng tổng hợp kết quả kinh doanh của 2 năm giai đoạn 2 Đơn vị: đồng Năm thứ 1 Năm thứ 2 Doanh thu 1.159.000.000 1.592.100.000 Chi phí 409.450.000 464.316.300 Chi phí khấu hao 10.983.334 10.983.334 Thuế 12.000.000 12.000.000 Lợi nhuận ròng 738.566.666 1.104.800.366 c. Các chỉ tiêu đánh giá dự án: Thời gian hoàn vốn của giai đoạn 2 Lợi nhuận ròng trong tháng Dòng tiền ròng Năm thứ 1 Tháng 0 -68.700.000 Tháng thứ 1 49.150.000 -19.550.000 Tháng thứ 2 45.275.000 25.725.000 Tháng thứ 3 79.025.000 104.750.000 Tháng thứ 4 61.525.000 166.275.000 Tháng thứ 5 59.550.000 225.825.000 Tháng thứ 6 61.375.000 287.200.000 Tháng thứ 7 61.375.000 348.575.000 Tháng thứ 8 61.225.000 409.800.000 Tháng thứ 9 65.975.000 475.775.000 Tháng thứ 10 65.475.000 541.250.000 Tháng thứ 11 69.725.000 610.975.000 Tháng thứ 12 69.875.000 680.850.000 Năm thứ 2 Tháng thứ 1 94.555.350 775.405.350 Tháng thứ 2 83.539.350 858.944.700 Tháng thứ 3 106.138.350 965.083.050 Tháng thứ 4 83.539.350 1.048.622.400 Tháng thứ 5 82.741.950 1.131.364.400 Tháng thứ 6 83.369.250 1.214.733.600 Tháng thứ 7 83.369.250 1.298102.900 Tháng thứ 8 83.199.150 1.381.302.000 Tháng thứ 9 107.499.150 1.488.801.200 Tháng thứ 10 106.932.150 1.595.733.300 Tháng thứ 11 106.365.150 1.702.098.500 Tháng thứ 12 106.535.250 1.808.633.700 Với giả định hệ số chiết khấu trong giai đoạn hiện tại là 16%/năm, do thời gian đầu tư của dự án có hạn, trong vòng 2 năm, nhóm tạm thời tính Giá trị hiện tại thuần (NPV) và Lãi suất hoàn vốn nội bộ (IRR) theo chu kỳ Tháng. Như vậy, hệ số chiết khấu/tháng là 1,33% trong 24 kỳ Dựa trên bảng dòng tiền đã tính: NPVdự án = 15.116.964,34 > 0 IRR dự án = 79% Từ những kết quả trên, có thể kết luận rằng việc mở rộng đầu tư sẽ mang lại rất nhiều lợi ích kinh tế cho cửa hàng. PHỤ LỤC 1 Le Petit café 25 Hạ Hồi - Hà Nội www.facebook.com/lepetithanoi BẢN THĂM DÒ Ý KIẾN KHÁCH HÀNG Le Petit café (25 Hạ Hồi) đang thực hiện một cuộc thăm dò nhỏ, thu thập ý kiến và nhu cầu của khách hàng để đổi mới và mở rộng mô hình hoạt động của quán trong thời gian tới. Chúng tôi mong nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các bạn để Le Petit café có thể ngày càng hoàn thiện hơn. 1. Xin vui lòng cho biết độ tuổi của bạn : □ Dưới 16 tuổi □ 16 - 18 tuổi □ 18 - 22 tuổi □ 22 - 35 tuổi □ Trên 35 tuổi 2. Mức thu nhập của bạn trong một tháng : (Nếu bạn chưa có thu nhập, xin cho biết số tiền bạn được chu cấp để chi tiêu trong tháng) □ Dưới 1 triệu VND □ 1 - 2 triệu VND □ 2 - 4 triệu VND □ Trên 4 triệu VND 3. Trong một tháng bạn thường đến các quán café bao nhiêu lần? □ 1 - 2 lần □ 3 - 5 lần □ 6 - 10 lần □ Trên 10 lần 4. Mục đích đến quán café của bạn : (bạn có thể chọn nhiều phương án) □ Giao lưu, gặp gỡ bạn bè □ Thưởng thức đồ uống □ Học tập, làm việc □ Bàn bạc công việc □ Có không gian một mình, yên tĩnh 5. Theo bạn, điều gì là quan trọng nhất ở quán café : (hãy sắp xếp các yếu tố sau từ 1 đến 4 theo mức độ quan trọng giảm dần) Chất lượng đồ uống Phong cách và thái độ phục vụ Phong cách và chủ đề của quán Giá cả 6. Giá bán trung bình của một đồ uống chất lượng tốt mà bạn sẵn sàng chi trả : □ 15.000 - 20.000 VND □ 20.000 - 30.000 VND □ 30.000 - 40.000 VND □ Giá cả không quan trọng, chỉ cần đồ uống ngon là sẵn sàng trả 7. Bạn nghĩ sao về mô hình đồ uống mang đi (take out) ? □ Không cần thiết, không quen, bạn thích ngồi ở quán nhâm nhi đồ uống hơn □ Chỉ phù hợp một số trường hợp □ Rất tiện lợi, bạn đang cần một dịch vụ như vậy 8. Nếu chọn đồ uống mang đi, lí do của bạn là : □ Không có thời gian ngồi quán cafe □ Không thích không gian của quán cafe □ Có thể vừa làm việc, học tập tại cơ quan, trường học, vừa thường thức đồ uống 9. Nếu dùng đồ mang đi (take out), bạn sẽ chọn : (bạn có thể chọn nhiều nhất 4 phương án) □ Café Việt Nam (nâu/đen) □ Sinh tố/Nước hoa quả/Mocktail □ Cappuccino/Espresso/Latte/Mocha □ Kem □ Trà/Lipton □ Bánh gato □ Chocolate/Cacao/Milkshake □ Đồ ăn nhanh 10. Nếu bạn đã từng đến Le Petit Cafe - 25 Hạ Hồi, bạn có phàn nàn và góp ý gì với quán? (câu hỏi không bắt buộc) Về chất lượng phục vụ : …………………………………………………………………………………………………………….. Về chất lượng đồ uống : …………………………………………………………………………………………………………….. Về không gian quán : …………………………………………………………………………………………………………….. Góp ý khác : …………………………………………………………………………………………………………….. Xin cảm ơn bạn đã hoàn thành phiếu thăm dò này! DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA NHÓM DỰ ÁN ĐẦU TƯ – LE PETIT CAFÉ Trịnh Hương Trà: Lớp Anh 2, K46A, Khoa Kinh Tế Đối Ngoại, ĐH Ngoại Thương. Trần Khánh Vân: Lớp Tiếng Pháp Thương Mại, K46, Khoa Tiếng Pháp, ĐH Ngoại Thương. Vũ Hồng Chuyên: Lớp Anh 5, K46C, Khoa Kinh Tế Đối Ngoại, ĐH Ngoại Thương. Cao Diệu Linh: Lớp Tiếng Nhật Thương Mại, K46, Khoa Tiếng Nhật, ĐH Ngoại Thương.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxĐề tài- Mô hình kinh doanh của Le Petit café.docx
Luận văn liên quan