Đề tài Mô tả đặc diểm bệnh nhân và trạng thái tâm lý bệnh nhân trƣớc chuyển phôi tại khoa hỗ trợ sinh sản Bệnh viện phụ sản Hà Nội

Mô tả đặc diểm bệnh nhân và trạng thái tâm lý bệnh nhân trƣớc chuyển phôi tại khoa hỗ trợ sinh sản Bệnh viện phụ sản Hà Nội. - Tuổi trung bình của 2 nhóm bệnh nhân là 31,37 ± 6,5, ở nhóm không nghe nhạc là 31,40 ± 6,0 - Loại vô sinh ở nhóm nghe nhạc và không nghe nhạc lần lượt là : vô sinh nguyên phát: 53,3% và 56,7%, vô sinh thứ phát: 46,7% và 43,3% - Thời gian vô sinh : nhóm nghe nhạc : 4,6 ± 3,1, nhóm không nghe nhạc 5,0 ± 3,1 - Nguyên nhân vô sinh: nhóm nghe nhạc: + Nhóm nghe nhạc: do vợ 40%, do chồng 16,7%, do cả 2 36,6%, chưa rõ nguyên nhân 6,7%. + Nhóm không nghe nhạc : do vợ 43,3%, do chồng 20%, do cả 2 30%, chưa rõ nguyên nhân 6,7 %. - Tiền sử điều trị vô sinh: + Nhóm nghe nhạc: đã từng qua điều trị 70%, chưa điều trị gì 30% + Nhóm không nghe nhạc: đã từng qua điều trị 73,3%, chưa điều trị gì 26,7%. - Điểm tâm lý giữa 2 nhóm tương đồng, điểm trung bình của nhóm nghe nhạc 42,43 ± 8,7, nhóm không nghe nhạc 42,23 ± 7,8.

pdf38 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1341 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mô tả đặc diểm bệnh nhân và trạng thái tâm lý bệnh nhân trƣớc chuyển phôi tại khoa hỗ trợ sinh sản Bệnh viện phụ sản Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
C HÌNH BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Phân bố nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu. ................................. 15 Biểu đồ 3.2 Phân bố nguyên nhân vô sinh ................................................................ 17 Biểu đồ 3.3 Tiền sử điều trị vô sinh .......................................................................... 18 HÌNH VẼ Hình 1.1: Mô tả kỹ thuật chuyển phôi ........................................................................ 6 Hình 1.2 Tác động của âm nhạc đến bộ não ............................................................. 10 BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Tuổi của bệnh nhân tham gia nghiên cứu ................................................. 14 Bảng 3.2: Nghề nghiệp của 2 nhóm nghiên cứu ....................................................... 14 Bảng 3.3: Loại vô sinh .............................................................................................. 16 Bảng 3.4: Thời gian vô sinh ...................................................................................... 16 Bảng 3.5: Nguyên nhân vô sinh ................................................................................ 17 Bảng 3.6: Tiền sử vô sinh ......................................................................................... 19 Bảng 3.7: Kết quả bảng đánh giá trạng thái lo âu của bệnh nhân phỏng vấn lần 1 .. 19 Bảng 3.8: Kết quả bảng đánh giá trạng thái lo âu của bệnh nhân phỏng vấn lần 1,2 của nhóm không nghe nhạc và nhóm nghe nhạc ...................................................... 21 Thang Long University Library 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) là phương pháp điều trị vô sinh ngày càng được áp dụng phát triển rộng rãi trên thế giới. Thông thường, có khoảng 80% bệnh nhân có thực hiện TTTON đến được giai đoạn chuyển phôi [9]. Chuyển phôi là bước cuối cùng nhưng rất quan trọng ảnh hưởng đến tỉ lệ có thai trong TTTON. Bệnh nhân đến được giai đoạn chuyển phôi phải trải qua một quá trình dài điều trị, tốn kém kinh phí, chịu nhiều áp lực từ gia đình hoặc xã hội làm cho tâm lý nặng nề và có thể dẫn đến stress gây ảnh hưởng lớn đến quá trình thụ thai. Trên thế giới, ở những nước phát triển, liệu pháp âm nhạc đã trở thành phương pháp hữu hiệu để điều trị cũng như giảm lo âu stress và đã được ứng dụng rộng rãi. Tuy nhiên ở nước ta, liệu pháp này còn mới mẻ và buớc đầu được áp dụng 1 cách chuyên nghiệp ở một số cơ sở trị liệu tâm lý và bệnh viện tâm thần [15]. Ở Việt Nam, hiện tại đã có 14 trung tâm thụ tinh trong ống nghiệm nhưng chưa có trung tâm nào áp dụng liệu pháp âm nhạc để giảm lo âu stress cho bệnh nhân trước chuyển phôi. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài “Bƣớc đầu nghiên cứu t c động của âm nhạc đ n trạng thái lo âu ở bệnh nhân trƣớc chuyển phôi tại khoa hỗ trợ sinh sản bệnh viện phụ sản Hà Nội” với các mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc diểm lâm sàng và trạng thái lo âu ở bệnh nhân trước chuyển phôi tại khoa hỗ trợ sinh sản Bệnh viện phụ sản Hà Nội. 2. Đánh giá bước đầu hiệu quả của âm nhạc đến trạng thái lo âu của bệnh nhân trước chuyển phôi trong thụ tinh trong ống nghiệm. 2 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Định nghĩa, tỷ lệ và nguyên nhân vô sinh. 1.1.1. Định nghĩa vô sinh Theo Tổ chức y tế thế giới, vô sinh là tình trạng không có thai sau 1 năm chung sống mà không dùng một biện pháp tránh thai nào, đồng thời tần suất giao hợp ít nhất 2 lần mỗi tuần. Đối với những phụ nữ trên 35 tuổi thì chỉ tính thời gian là 6 tháng [7], [8]. Đối với những trường hợp trong đó nguyên nhân vô sinh đã tương đối rõ ràng thì việc tính thời gian không còn được đặt ra nữa. Vô sinh nguyên phát là chưa có thai lần nào, còn vô sinh thứ phát là trong tiền sử đã từng có thai ít nhất một lần. Vô sinh nữ là nguyên nhân hoàn toàn do người vợ, vô sinh nam là nguyên nhân hoàn toàn do người chồng. Vô sinh không rõ nguyên nhân là trường hợp khám và làm xét nghiệm thăm dò kinh điển mà không phát hiện được nguyên nhân nào khả dĩ giải thích được [7], [8]. 1.1.2. Tình hình và nguyên nhân vô sinh - Trên thế giới + Tùy từng nước, tỷ lệ vô sinh thay đổi từ 10 – 18%, đột xuất có nơi lên tới 40%. Về nguyên nhân vô sinh theo Tổ chức Y tế thế giới năm 1985, có khoảng 20% không rõ nguyên nhân, 80% có nguyên nhân trong đó vô sinh nữ 40%, vô sinh nam 40% và do cả 2 là 20% [7], [8]. + Các nguyên nhân chính gây nên tình trạng vô sinh nữ là do rối loạn phóng noãn (30%), rối loạn chức năng tử cung (30%). Rối loạn chức năng của vòi tử cung do dính vòi tử cung sau viêm nhiễm. Một số nguyên nhân khác gây nên vô sinh là do bệnh lạc nội mạc tử cung, bất thường về giải phẫu, các kháng thể kháng tinh trùng và một số yếu tố khác chưa được biết tới [1]. + Nguyên nhân chính dẫn đến vô sinh nam là suy giảm sinh tinh có thể do di truyền, hoặc do di chứng của bệnh quai bị và các vết sẹo ở thừng tinh xuất hiện sau các nhiễm khuẩn lây qua đường sinh dục. Theo tác giả Aribary (1995) vô sinh nam có tinh dịch bất thường khoảng 35.2% [17] Thang Long University Library 3 - Ở Việt Nam + Theo điều tra dân số quốc gia năm 1982, vô sinh chiếm khoảng 13% [7]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Khắc Liêu và cộng sự tại Viện Bảo vệ Bà mẹ trẻ sơ sinh trong các năm 1993 – 1997 trên 1000 trường hợp vô sinh có đầy đủ các xét nghiệm thăm dò về độ thông đường sinh dục nữ, về phóng noãn, về tinh trùng, thống kê tỷ lệ vô sinh nữ chiếm 54,4%, vô sinh nam chiếm 35,6% và không rõ nguyên nhân 10% [5]. Trong đó vô sinh nữ theo tác giả, nguyên nhân do tắc vòi tử cung là 46,7%. Nghiên cứu của Phạm Như Thảo (2003) tại Bệnh Viện Phụ sản Trung ương cho thấy nguyên nhân vô sinh nữ do tắc vòi tử cung là 58,6% [14]. + Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến vô sinh nam là do rối loạn sinh tinh [2]. Theo Trần Đức Phấn (2001) trong số các cặp vợ chồng vô sinh có 44% có tinh dịch đồ bất thường [13]. Theo Phạm Như Thảo (2003), 58,4% các cặp vợ chồng vô sinh có tinh dịch đồ bất thường [14]. 1.2. Định nghĩa và chỉ định làm TTTON 1.2.1. Định nghĩa TTTON Thụ tinh trong ống nghiệm là chọc hút một hay nhiều noãn đã trưởng thành từ buồng trứng cho thụ tinh với tinh trùng ( đã được lọc rửa) trong ống nghiệm. Sau khi noãn thụ tinh phát triển thành phôi, chuyển phôi tốt vào buồng tử cung để phôi làm tổ và phát triển thành thai nhi [3], [12]. 1.2.2. Các chỉ đinh TTTON - Tắc vòi tử cung. - Tinh trùng ít, yếu, dị dạng (không đủ để bơm tinh trùng vào buồng tử cung) - Không tinh trùng, phải lấy tinh trùng từ mào tinh, tinh hoàn - Hiếm muộn không rõ nguyên nhân, bơm tinh trùng > 4 lần thất bại - Lạc nội mạc tử cung - Buồng trứng đa nang 1.3. Qui trình của một bệnh nhân thụ tinh ống nghiêm và công tác chuẩn bị, chăm sóc cho bệnh nhân TTTON 1.3.1. Khám, tư vấn và làm hồ sơ TTTON Đầu tiên tại phòng khám Hiếm Muộn, hai vợ chồng sẽ làm hồ sơ bệnh án mới bao gồm khám và làm các xét nghiệm sau: 4 - Khám phụ khoa, siêu âm - Xét nghiệm máu cơ bản: HIV, HbsAg, TPHA, Rh, Mantoux, Chlamydia các xét nghiệm sinh hóa máu, nước tiểu. - Chụp tim phổi, điện tâm đồ - Tinh dịch đồ - Xét nghiệm nội tiết - Sau khi có đủ tất cả các kết quả trên, bệnh nhân nộp đăng ký kết hôn, chứng minh nhân dân bản sao kèm bản chính để đối chiếu. Nếu giấy tờ hợp lệ, bệnh nhân sẽ có lịch hẹn sạch kinh khoảng 2 -3 ngày để bắt đầu làm hồ sơ: + Đối với vợ: khám lại phụ khoa, test catheter chuẩn bị trước cho chuyển phôi và siêu âm xem nang thứ cấp đợt điều trị. + Đối với chồng: sẽ được bác sĩ chuyên khoa nam khám bộ phận sinh dục kết hợp với các xét nghiệm để hỗ trợ điều trị. - Sau khi hồ sơ hoàn thành, bệnh nhân sẽ được duyệt hồ sơ và hẹn lich tùy vào phác đồ được chọn. 1.3.2. Quy trình TTTON - Dùng thuốc KTBT cho nhiều nang noãn phát triển và trưởng thành. - Theo dõi sự phát triển và trưởng thành của các nang noãn bằng siêu âm và kết hợp với xét nghiêm nội tiết. Điều chỉnh thuốc tránh tác dụng không mong muốn. - Chọc hút noãn bằng đường âm đạo sau khi tiêm hCG 34 – 36 giờ - Khi có ít nhất 1 nang noãn 18mm hoặc 2 nang 17mm, tiêm hCG để trưởng thành noãn. Hướng dẫn trước chọc hút noãn, người vợ nhịn ăn uống vào buổi sáng, đến bệnh viện để chọc hút noãn. Trong quá trình này, bệnh nhân được gây mê nhẹ . Sau khi chọc hút noãn, người vợ nằm theo dõi mạch, huyết áp tại bệnh viện 2 - 3 giờ. - Cùng ngày vợ chọc hút noãn, người chồng lấy tinh trùng đưa vào phòng lab để chuẩn bị cấy. - Phôi được theo dõi trong phòng lab. - Chuyển phôi vào buồng tử cung là giai đoạn cuối cùng của thụ tinh trong ống nghiệm được tiến hành 2 hoặc 3 ngày sau chọc hút noãn. Nếu phôi dư, đạt chất lượng tốt sẽ được trữ đông lại. Thang Long University Library 5 1.3.3. Công tác điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân TTTON . a. Chăm sóc, tư vấn khi KTBT: - Bệnh nhân sau khi được hội chẩn phác đồ sẽ đuợc hẹn đến ngày để kích thích buồng trứng : ngày 21 vòng kinh (phác đồ dài), ngày 2 vòng kinh (phác đồ ngắn). - Đến ngày kích thích buồng trứng bệnh nhân được bác sỹ cùng nữ hộ sinh giải thích rõ ràng phác đồ bệnh nhân được điều trị: dùng thuốc từ ngày nào, phải tiêm những loại thuốc nào, tiêm liều bao nhiêu, các vị trí tiêm, ngày nào tiếp theo phải đến xét nghiệm, siêu âm. - Trước khi tiêm bệnh nhân được giải thích các biến chứng hay gặp của tiêm và cách khắc phục để bệnh nhân đỡ lo lắng trong quá trình tiêm thuốc. - Trong quá trình dùng thuốc kích thích buồng trứng bệnh nhân luôn được giải đáp các thắc mắc. b. Chăm sóc, tư vấn trước và sau chọc trứng. - Kết thúc quá trình kích thích buồng trứng bệnh nhân đến giai đoạn chuẩn bị chọc trứng - Bệnh nhân đuợc bác sỹ thông báo ngày chọc trứng, hướng dẫn dùng thuốc, giờ tiêm thuốc trưởng thành noãn.Thông báo số noãn dự kiến của bệnh nhân, giải thích cho bệnh nhân biết quá trình chọc trứng, các bất thường có thể xảy ra. - Nếu bệnh nhân có bất thường nào trước khi chọc trứng như quá kích buồng trứng bệnh nhân được bác sỹ giải thích về các tình huống có thể xảy ra, hướng dẫn bệnh nhân cách phòng tránh biến chứng nặng nề: ăn nhiều đồ đạm, uống nhiều nước, có bất thường gì như chướng bụng, tức ngực, khó thở. đến khám lại ngay. - Bệnh nhân được nữ hộ sinh hướng dẫn kĩ càng về giờ tiêm thuốc, vị trí tiêm thuốc, thuốc tiêm. Giải thích tầm quan trọng của mũi tiêm này. Bệnh nhân được dặn dò thủ tục trước khi chọc trứng, những điều cần làm đối với vợ: nhịn ăn sáng, không sử dụng mỹ phẩmđối với chồng: kiêng xuất tinh 3-5 ngày, cách lấy tinh dịch bằng phương pháp thủ dâm. - Sau khi chọc trứng bệnh nhân được theo dõi sau chọc, được dặn dò đơn thuốc sau chọc , hẹn lịch đến chuyển phôi và những điều cần làm. c. Chăm sóc tư vấn trước và sau chuyển phôi - Sau chọc trứng bệnh nhân được dặn dò về đơn thuốc nội tiết, hướng dẫn 6 việc phải làm cho hôm đến chyển phôi. - Vào buổi sáng hôm chuyển phôi bệnh nhân phải đến nhịn tiểu, ăn uống bình thường, không sử dụng bất kì một loại hóa mỹ phẩm nào gây mùi. - Bệnh nhân được bác sĩ lâm sàng đo cơn co của niêm mạc tử cung bằng siêu âm và kiểm tra xem có bất thường gì về buồng trứng sau chọc trứng để can thiệp kịp thời các bất thường xảy ra, nếu bình thường bệnh nhân được cho sử dụng thuốc giảm co trước chuyển phôi. - Sau đó bệnh nhân sẽ vào phòng chờ để chuyển phôi. - Chuyển phôi sẽ được thực hiện dưới sự hướng dẫn của siêu âm đường bụng. Để siêu âm thấy rõ nội mạc tử cung, bàng quang bệnh nhân cần phải có đủ nước tiểu. Bệnh nhân được thông báo số phôi, nếu có nhiều phôi tốt thì sau chuyển số phôi còn lại sẽ được trữ lạnh. Sau khi chuyển phôi, người vợ nằm nghỉ trên giường khoảng 2 - 4h. Tại nhà, người vợ tiếp tục uống và đặt thuốc để hỗ trợ hoàng thể. Sau 2 tuần chuyển phôi xét nghiệm ßhCG xác định thai. Nếu có thai kê đơn thuốc hỗ trợ thai kỳ. Nếu thất bại lần này nhưng còn phôi trữ, người vợ sẽ được hướng dẫn để chuyển phôi đông lạnh . Hình 1.1: Mô tả kỹ thuật chuyển phôi Thang Long University Library 7 1.4. Các bi n chứng của TTTON Các biến chứng của quá trình thụ tinh ống nghiệm trước khi đến giai đoạn chuyển phôi như biến chứng của quá trình kích thích buồng trứng, biến chứng khi chọc hút noãn, tất cả các yếu tố đó đều ảnh hưởng một phần nào đến tâm lý của bệnh nhân thụ tinh ống nghiệm nói chung và của bệnh nhân chuyển phôi nói riêng. 1.4.1 Các biến chứng khi KTBT. a. Biến chứng tiêm thuốc Các thuốc dùng trong các phác đồ kích thích buồng trứng là các thuốc nội tiết và thường dùng dưới dạng tiêm vì vậy trong quá trình sử dụng thuốc có thể gặp một số tác dụng không mong muốn. - Sốc phản vệ: là tai biến khá nặng nề. Rất hiếm gặp khi tiêm thuốc kích thích buồng trứng, nghiên cứu tác dụng phụ của 115 chu kỳ dùng phác đồ dài không có trường hợp nào bị sốc phản vệ khi tiêm thuốc [11]. Để khắc phục tình trạng này , các mũi tiêm đầu tiên của các loại thuốc nên được tiêm tại các cơ sở y tế. - Tím chỗ tiêm: trong quá trình kích thích buồng trứng, bệnh nhân cần phải tiêm rất nhiều mũi tiêm: khoảng từ 18 đến 35 mũi tùy theo từng phác đồ, tùy theo từng bệnh nhân vì vậy có thể bị tím chỗ tiêm (21.8% ở phác đồ dài) [11]. Tuy nhiên, tác dụng phụ này không ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân. Có thể khắc phục bằng cách chườm nóng chỗ tiêm. - Nhiễm trùng chỗ tiêm : xảy ra khi không thực hiện tốt vô trùng lúc tiêm. Hầu như không gặp khi tiêm kích thích buồng trứng. Nghiên cứu 115 chu kỳ tiêm thuốc của phác đồ dài không có trường hợp nào bị tím chỗ tiêm [11]. - Dị ứng mẩn ngứa: là tác dụng phụ có thể xảy ra với bất kỳ loại thuốc nào. Tuy nhiên cũng rất hiếm gặp khi tiêm thuốc kích thích buồng trứng. b. Quá kích buồng trứng Hội chứng quá kích buồng trứng là một biến chứng thường gặp khi kích thích buồng trứng. Kích thích buồng trứng để có nhiều nang noãn trưởng thành nhưng biến chứng hay gặp là hiện tượng quá mẫn buồng trứng. Phần lớn bệnh nhân quá kích buồng trứng thể nhẹ và vừa điều trị khỏi, không để lại di chứng. Với các trường hợp nặng nếu điều trị thích hợp thường khỏi bệnh sau 10 – 14 ngày [16], [28]. 8 1.4.2. Các biến chứng khi chọc hút noãn a. Nhiễm trùng tiểu khung Là tai biến ít gặp khi chọc hút nang noãn qua siêu âm đường âm đạo, các bệnh nhân khi chọc hút noãn đều được làm dưới điều kiện vô trùng tốt và được kháng sinh dự phòng. Nghiên cứu của Stephen từ năm 1999 ở 2670 chu kỳ cho nhận noãn cho thấy: tỷ lệ nhiễm trùng tiểu khung sau chọc noãn chiếm 0.9% trong đó bị áp xe tiểu khung là 0.3% [27]. Các nghiên cứu gần đây trên hàng nghìn ca chọc noãn (Ludwig-2006; Bodri–2008) không gặp trường hợp nào bị nhiễm trùng sau chọc hút noãn [24], [18]. b. Chảy máu: Chọc hút noãn là một thủ thuật lấy noãn qua đường âm đạo dưới hướng dẫn của siêu âm đường âm đạo. Vì vậy có thể xảy ra biến chứng chảy máu ở âm đạo, ở buồng trứng hoặc ở vùng chậu. Tuy nhiên rất ít gặp và đa số chảy máu tự cầm không cần phải can thiệp ngoại khoa. Nghiên cứu của stephen và cộng sự năm 1999 trên 2670 trường hợp chọc hút noãn làm thụ tinh ống nghiệm có 8.6% bị chảy máu âm đạo, trong đó chảy máu >100ml chiếm 0.8%. Nghiên cứu này cũng ghi nhận có 2 trường hợp chảy máu ở buồng trứng trong đó 1 trường hợp phải mổ nội soi cấp cứu để cầm máu buồng trứng [27]. Nghiên cứu của Ludwig chảy máu âm đạo sau chọc noãn là 2.8%, không có trường hợp nào bị chảy máu trong ổ bụng [24]. Theo nghiên cứu của Bodri năm 2008 thấy rằng tỷ lệ chảy máu vào ổ bụng sau chọc noãn là 0.35%, trong đó số trường hợp cần mổ thăm dò ổ bụng rất thấp chỉ có 0.15% [18]. c. Biến chứng gây mê Khi tiến hành thủ thuật chọc hút noãn cần phải sử dụng các biện pháp vô cảm: mê tĩnh mạnh, gây tê tủy sốngvì vậy có thể gặp một số biến chứng. Tuy nhiên, do bệnh nhân được kiểm tra tim phổi và các xét nghiệm chức năng gan thận trước khi kích thích buồng trứng do vậy biến chứng gây mê nặng rất ít xảy ra hầu như không gặp. Nghiên cứu của Bodri năm 2008 và Ludwig năm 2006 không gặp trường hợp nào bị biến chứng gây mê khi chọc hút noãn hàng nghìn bệnh nhân [18], [24]. Thang Long University Library 9 d. Xoắn buồng trứng Biến chứng này có thể gặp khi chọc hút noãn đặc biệt ở các trường hợp buồng trứng to có nhiều nang noãn. Những trường hợp xoắn buồng trứng cần được xác định và mổ sớm để có thể tháo xoắn bảo tồn buồng trứng. Vì vậy sau chọc hút noãn đau hố chậu nhiều, buồng trứng căng đau cần phải mổ nội soi thăm dò tiểu khung, nếu có xoắn buồng trứng cần được giải quyết sớm. Tuy nhiên biến chứng này rất hiếm gặp. Nghiên cứu của Bodri cho thấy chỉ gặp 1 trường hợp bị xoắn buồng trứng sau chọc hút noãn chiếm tỷ lệ 0.02% [18]. e. Tổn thương tạng Câu hỏi đặt ra liệu khi chọc hút noãn có gây tổn thương các tạng trong tiểu khung: tử cung, bàng quang, trực tràng, các mạch máu tiểu khung Về lý thuyết các thủ thuật vào tiểu khung đều có thể làm tổn thương các tạng trong tiểu khung. Tuy nhiên, dưới hướng dẫn của siêu âm đầu dò âm đạo, khả năng tổn thương ở tiểu khung của thủ thuật chọc hút noãn cực kỳ hiếm. Có thể gặp một số trường hợp tổn thương tử cung trong trường hợp chọc hút noãn khó tuy nhiên thường không cần phải xử trí ngoại khoa. Nghiên cứu của Bodri không gặp trường hợp nào tổn thương cấu trúc tiểu khung khi chọc hút 4052 chu kỳ cho noãn [18]. Nghiên cứu của Ludwig chỉ gặp 1 trường hợp tổn thương tử cung khi chọc hút noãn ở 1058 trường hợp và không cần phải xử trí ngoại khoa [24]. 1.5. Y u tố tâm lí và k t quả có thai trong TTTON Theo Boivin và Takefman (1995) nghiên cứu mối quan hệ giữa tâm lí của bệnh nhân thụ tinh ống nghiệm và kết qủa của IVF cho thấy 70% bệnh nhân không mang thai sau IVF thì trước đó có tâm lí lo âu nhiều hơn trong quá trình điều trị [19]. 1.6. Vai trò của âm nhạc tác dộng đ n tâm lý của bệnh nhân. Lo lắng về sự phản ứng của gia đình hoặc xã hội tạo lên những sợ hãi, những mặc cảm. Để chế ngự những mặc cảm này, cơ thể tạo ra các cơ chế phòng ngự. Những phản ứng phòng ngự có thể là lành mạnh như chuyển tập trung tâm trí sang một hoạt động khác để chế ngự ham muốn của mình. Nhưng nếu cơ chế phòng vệ trở thành thái quá, sinh ra những rối nhiễu tâm lý, những rối loạn bệnh lý như: rối loạn lo âu, rối loạn tâm căn.[23] 10 Ngoài ra theo Christine E. Lynn, nghe nhạc như một can thiệp điều dưỡng, việc sử dụng nghe nhạc như một sự can thiệp có hiệu quả không xâm lấn, được thiết kế để hỗ trợ y tá trong việc tạo ra một môi trường chữa bệnh tốt thúc đẩy sức khỏe và hạnh phúc. Âm nhạc đã chứng minh hiệu quả trong việc giảm đau, giảm lo âu và tăng thư giãn. Ngoài ra, âm nhạc cũng được sử dụng như một quá trình để đánh lạc hướng các cảm giác khó chịu và kích thích khả năng chữa lành từ bên trong [20]. Hình 1.2 Tác động của âm nhạc đến bộ não Thang Long University Library 11 Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu Là những bệnh nhân chuyển phôi của TTTON tại khoa Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện phụ sản Hà Nội từ 01/07/2012 đến hết 30/10/2012. Bệnh nhân được chia làm 2 nhóm: nhóm nghe nhạc và nhóm không nghe nhạc, mỗi nhóm n = 30 bệnh nhân.Chọn 2 nhóm bệnh nhân có đặc điểm lâm sàng tương đồng. 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn - Bệnh nhân nữ điều trị vô sinh bằng phương pháp TTTON đến được giai đoạn chuyển phôi. - Đồng ý tham gia nghiên cứu và trả lời các câu hỏi theo bộ câu hỏi 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ - Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu. - Bệnh nhân không đến được giai đoạn chuyển phôi. 2.2. Phƣơng ph p nghiên cứu 2.2.1. Cỡ mẫu nghiên cứu - Đây là nghiên cứu mới nên bước đầu chúng tôi chọn cỡ mẫu là n= 60 bệnh nhân chia làm 2 nhóm: nhóm nghe nhạc và nhóm không nghe nhạc, mỗi nhóm n = 30 bệnh nhân. 2.2.2. Thiết kế nghiên cứu Can thiệp thử nghiệm có đối chứng, phân chia 2 nhóm, chọn nhóm theo ghép cặp. 2.2.3. Các bước tiến hành Bước 1: Tham khảo và sử dụng bảng câu hỏi phỏng vấn “Zung” Thang Đánh giá mức độ lo âu Zung: là thang tự đánh giá gồm có 20 đề mục, mô tả một số triệu chứng của cơ thể, được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu dịch tễ học (Zung WW., 1965).Thang đánh giá lo âu do Zung W. K , được coi là tiêu chuẩn để đánh giá lo âu, là thông tin trực tiếp, nhất quán từ người bệnh, là một trắc nghiệm khách quan đ ịnh lượng hoá và chuẩn hoá, sử 12 dụng nhanh. Test Zung cũngđược TCYTTG thừa nhận là một test đánh giá trạng thái lo âu và hiệu quả của các phương pháp điều trị lo âu.Test gồm 20 mục xếp từ 1 đến 20, cho điểm theo 4 mức độ thời gian xuất hiện triệu chứng từ 1 đến 4 điểm.Đánh giá kết quả: Điểm tối đa là 80 [29]. Bước 2: Tiến hành hỏi thử 15 bệnh nhân nhằm mục đích xem họ có hiểu các câu hỏi. Bước 3: Tiến hành nghiên cứu Các bệnh nhân điều trị tại khoa Hỗ trợ sinh sản bằng phương pháp thụ tinh ống nghiệm đến được giai đoạn chuyển phôi sẽ được tư vấn và giải thích, nếu đồng ý tham gia nghiên cứu sẽ tiến hành phỏng vấn theo bộ câu hỏi theo các bước sau: Bệnh nhân sẽ được chia làm 2 nhóm theo ngày chẵn lẻ, bệnh nhân đều được phỏng vấn làm 2 lần: bắt đầu vào phòng chờ chuyển phôi và trước lúc vào chuyển phôi. Thời gian giữa 2 lần cách nhau khoảng 2 tiếng, sử dụng 1 phòng chờ chuyển phôi chung. - Đối với ngày chẵn : sau khi phỏng vấn lần 1, tiếp đó bệnh nhân được nằm nghỉ ngơi và nghe nhạc không lời khoảng 30p trong khi chờ vào chuyển phôi, phỏng vấn lần 2 trước khi bệnh nhân vào chuyển phôi. - Ngày lẻ: sau khi phỏng vấn lần 1, bệnh nhân nằm nghỉ tại phòng chờ khoảng 2 tiếng rồi vào chuyển phôi, phỏng vấn lần 2 trước khi bệnh nhân vào chuyển phôi. - Nội dung phỏng vấn của 2 nhóm, lần 1 và lần 2 như nhau, bệnh nhân điền câu trả lời vào bộ câu hỏi đánh giá mức độ lo lắng theo thang điểm . + Không lo âu : ≤ 40 điểm + Lo âu mức độ nhẹ : 41 - 50 điểm + Lo âu mức độ vừa : 51 - 60 điểm + Lo âu mức độ nặng : 61 - 70 điểm + Lo âu mức độ rất nặng : 71 - 80 điểm Thang Long University Library 13 2.3. Các tham số nghiên cứu - Một số đặc điểm của bệnh nhân: Tuổi, nghề nghiệp, loại vô sinh, thời gian vô sinh, nguyên nhân vô sinh, các phương pháp điều trị. - Trạng thái tâm lí bệnh nhân trước chuyển phôi lần phỏng vấn 1, lần 2 của 2 nhóm nghe nhạc và không nghe nhạc. 2.4. Phân tích số liệu - Thu thập số liệu theo mẫu và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS for Win 11.5 - So sánh các giá trị trung bình bằng test T, so sánh % bằng χ2 test. 2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu - Tất cả các bệnh nhân tham gia nghiên cứu này đều tự nguyện. - Các thông tin của bệnh nhân đều được bí mật trước, trong và sau nghiên cứu - Kết quả nghiên cứu tâm lí của bệnh nhân sẽ giúp cho các cán bộ y tế hiểu hơn về tâm trạng của các bệnh nhân để từ đó giúp đỡ các bệnh nhân một cách tốt hơn. 14 Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Trong thời gian 4 tháng tiến hành nghiên cứu tại khoa Hỗ Trợ Sinh Sản Bệnh Viện Phụ Sản Hà Nội từ tháng 7 đến hết tháng 10 năm 2012, tổng số có 60 bệnh nhân đủ điều kiện đến được giai đoạn chuyển phôi đồng ý tham gia vào nghiên cứu này với kết quả cụ thể như sau 3.1. Đặc điểm lâm sàng và trạng thái lo âu bệnh nhân trƣớc chuyển phôi tại khoa hỗ trợ sinh sản Bệnh viện phụ sản Hà Nội 3.1.1. Tuổi của bệnh nhân Tuổi bệnh nhân Nhóm nghe nhạc Nhóm không nghe nhạc n=30 % n=30 % ≤ 35 24 80 24 80 > 35 6 20 6 20 Trung bình 31,4 ± 6,53 (20- 51) 31,4 ± 6,04 (20 -50) p > 0,05 Bảng 3.1: Tuổi của bệnh nhân tham gia nghiên cứu Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy: tuổi trung bình của nhóm nghe nhạc là 31,4 ± 6,53, ở nhóm không nghe nhạc là 31,4 ± 6,04, có sự tương đồng về tuổi giữa 2 nhóm đối tượng nghiên cứu với p > 0,05. Tuổi lớn nhất ở nhóm nghe nhạc là 51 tuổi, ở nhóm không nghe nhạc là 50 tuổi và thấp nhất ở cả 2 nhóm đều là 20 tuổi. 3.1.2. Nghề nghiệp Nghề nghiệp Nhóm nghe nhạc Nhóm không nghe nhạc n= 30 % n=30 % Tham gia hoạt động xã hội 19 63,3 21 70 Nội trợ 11 36,7 9 30 p > 0,05 Bảng 3.2: Nghề nghiệp của 2 nhóm nghiên cứu Thang Long University Library 15 63.3 70 36.7 30 0 10 20 30 40 50 60 70 Tham gia ho N Biểu đồ 3.1: Phân bố nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu. Nhận xét: Nhóm nghe nhạc: - Có 19 bệnh nhân tham gia hoạt động xã hội chiếm 63,3% - Có 11 bệnh nhân làm nội trợ chiếm 36,7% Đối với nhóm không nghe nhạc: - Có 21 bệnh nhân tham gia hoạt động xã hội chiếm 70% - Có 9 bệnh nhân làm nội trợ chiếm 30% Giữa 2 nhóm không có sự khác biệt thống kê với p> 0,05. 16 3.1.3. Loại vô Sinh Loại vô sinh Nhóm nghe nhạc Nhóm không nghe nhạc n % n % Nguyên phát 16 53,3 17 56,7 Thứ phát 14 46,7 13 43,3 Tổng 30 100 30 100 p > 0,05 Bảng 3.3: Loại vô sinh Nhận xét: Kết quả ở bảng 3.3 cho thấy: tỷ lệ vô sinh nguyên phát và thứ phát ở 2 nhóm nghe nhạc và nhóm không nghe nhạc là tương đương nhau với p> 0,05. 3.1.4. Thời gian vô sinh Thời gian vô sinh Nhóm nghe nhạc Nhóm không nghe nhạc n=30 % n=30 % ≤ 5 22 73,3 18 60 > 5 8 26,7 12 40 Trung bình 4,6± 3,12 (1 – 12) 5,0 ± 3,14 (1- 12) p > 0,05 Bảng 3.4: Thời gian vô sinh Nhận xét: Kết quả ở bảng 3.3 cho thấy: thời gian vô sinh trung bình của nhóm nghe nhạc là 4,6 ± 3,12 và của nhóm không nghe nhạc 5,0 ± 3,14, với thời gian vô sinh ít nhất của 2 nhóm đều là 1 năm và nhiều nhất là 12 năm. Không có sự khác biệt giữa 2 nhóm nghiên cứu với p> 0.05. Thang Long University Library 17 3.1.5. Nguyên nhân vô sinh Nguyên nhân vô sinh Nhóm nghe nhạc Nhóm không nghe nhạc n=30 % n=30 % Do vợ 12 40 13 43,3 Do chồng 5 16,7 06 20 Do cả 2 11 36,6 9 30 Chưa rõ nguyên nhân 2 6,7 2 6,7 Tổng 30 100 30 100 p > 0,05 Bảng 3.5: Nguyên nhân vô sinh 40 43,3 16,7 20 36,6 30 6,7 6,7 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 Biểu đồ 3.2 Phân bố nguyên nhân vô sinh 18 Biểu đồ 3.2 cho thấy: Nhóm nghe nhạc: - Nguyên nhân vô sinh do vợ là : 12 bệnh nhân chiếm 40% - Nguyễn nhân vô sinh do chồng là 5 bệnh nhân chiếm 16,7% - Nguyên nhân vô sinh do cả 2 là 11 bệnh nhân chiếm 36,6% - Nguyên nhân vô sinh không rõ nguyên nhân là 2 bệnh nhân chiếm 6,7% Nhóm không nghe nhạc: - Nguyên nhân vô sinh do vợ là : 13 bệnh nhân chiếm 43,3% - Nguyễn nhân vô sinh do chồng là 65 bệnh nhân chiếm 20% - Nguyên nhân vô sinh do cả 2 là 9 bệnh nhân chiếm 30% - Nguyên nhân vô sinh không rõ nguyên nhân là 2 bệnh nhân chiếm 6,7% Không có sự khác biệt giữa 2 nhóm nghiên cứu với p> 0,05. 3.1.6. Tiền sử điều trị vô sinh 30 26.7 70 73.3 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Chƣa điều trị gi Đã từng điều trị Nhóm nghe nhạc Nhóm khônng nghe nhạc Biểu đồ 3.3 Tiền sử điều trị vô sinh Thang Long University Library 19 Tiền sử điều trị Nhóm nghe nhạc Nhóm không nghe nhạc n=30 % n=30 % Đã điều trị 21 70 22 73,3 Chưa điều trị 9 30 8 26,7 p > 0,05 Bảng 3.6: Tiền sử vô sinh Biểu đồ 3.3 và bảng 3.6 cho thấy - Nhóm nghe nhạc : + Có 21 bệnh nhân đã từng qua 1 hoặc nhiều phương pháp điều trị chiếm 70 % + Có 9 bệnh nhân là chưa qua phương pháp điều trị gì chiếm 30%. - Nhóm không nghe nhạc : + Có 22 bệnh nhân đã từng qua các phương pháp điều trị chiếm 73,3% + Có 8 bệnh nhân là chưa qua phương pháp điều trị gì chiếm 26,7%. Cả 2 nhóm có sự tương đồng về tiền sử điều trị, không có sự khác biệt về ý nghĩa thống kê với p> 0.05 3.1.7. Đặc điểm trạng thái lo âu của bệnh nhân trước chuyển phôi Tâm lý Nhóm nghe nhạc Nhóm không nghe nhạc p n % n % Không lo âu (≤ 40) 11 36,7 9 30 >0,05 Lo âu mức độ nhẹ (41- 50) 12 40 16 53,3 Lo âu mức độ vừa (51- 60) 6 20 4 13,4 Lo âu mức độ nặng (61- 70) 1 3,3 1 3,3 Lo âu mức độ rất nặng (71- 80) 0 0 0 0 Tổng 30 100 30 100 Trung bình điểm 42,4 ± 8,74 42,2 ±7,83 Bảng 3.7: Kết quả bảng đánh giá trạng thái lo âu của bệnh nhân phỏng vấn lần 1 20 Kết quả bảng 3.7 cho thấy : - Nhóm nghe nhạc : + Có 11 bệnh nhân không lo âu chiếm tỷ lệ 36,7% + Có 12 bệnh nhân lo âu mức độ nhẹ chiếm 40% + Có 6 bệnh nhân lo âu mức độ vừa chiếm 20% + Có 1 bệnh nhân lo âu mức độ nặng chiếm 3,3% - Đối với nhóm không nghe nhạc: + Có 9 bệnh nhân không lo âu chiếm tỷ lệ 30% + Có 16 bệnh nhân lo âu mức độ nhẹ chiếm 53,3% + Có 6 bệnh nhân lo âu mức độ vừa chiếm 13,4% + Có 1 bệnh nhân lo âu mức độ nặng chiếm 3,3% Điểm trung bình của nhóm nghe nhạc là 42,4 ± 8,74 và của nhóm không nghe nhạc là 42,2 ± 7,83 , 2 nhóm có mức độ tâm lý khá tương đồng với p> 0,05. Thang Long University Library 21 3.2. Đ nh gi bƣớc đầu hiệu quả của âm nhạc đ n trạng thái lo âu của bệnh nhân trƣớc chuyển phôi trong thụ tinh trong ống nghiệm. Tâm lí Nhóm không nghe nhạc Nhóm nghe nhạc Phỏng vấn lần 1 Phỏng vấn lần 2 Phỏng vấn lần 1 Phỏng vấn lần 2 n=30 % n=30 % n=30 % n=30 % Không lo âu ( ≤ 40) 9 30 12 40 11 36,7 20 66,7 Lo âu mức độ nhẹ (41 – 50) 16 53,3 15 50 12 40,0 8 26,7 Lo âu mức độ vừa (51 – 60) 4 13,4 2 6,7 6 20,0 2 6,6 Lo âu mức độ nặng (61 – 70) 1 3,3 1 3,3 1 3,3 0 0 Lo âu mức độ rất nặng (≥ 71) 0 0 0 0 0 0 0 0 Điểm 42,2 ±7,83 41,0 ± 7,36 42,4 ± 8,74 39,2 ± 8,56 p >0,05 <0,05 Bảng 3.8: Kết quả bảng đánh giá trạng thái lo âu của bệnh nhân phỏng vấn lần 1,2 của nhóm không nghe nhạc và nhóm nghe nhạc. Nhận xét: Kết quả bảng 3.8 cho thấy: - So sánh kết quả phỏng vấn giữa 2 lần 1 và 2 của nhóm không nghe nhạc + Bệnh nhân không lo âu từ 9 (30%) tăng lên 12 (40%) + Lo âu mức độ nhẹ từ 16 (53.3%) giảm xuống 15 (50.0%) + Lo âu mức độ vừa từ 04 (13.4%) giảm xuống còn 2 (6.7%) + Lo âu mức độ nặng vẫn còn 1 (3.3%) + Lo âu mức độ rất nặng không có Điểm trung bình giữa phỏng vấn lần 1 là 42,2 ± 7,83và lần 2 41,0 ± 7,36, không có sự khác biệt về tâm lý giữa 2 lần phỏng vấn với p> 0,05 22 - So sánh kết quả phỏng vấn giữa 2 lần 1 và 2 của 2 nhóm nghe nhạc. + Bệnh nhân không lo âu từ 11 (36,7%) tăng lên 20 (66,7%) + Lo âu mức độ nhẹ từ 12 (40%) giảm xuống 8 (26,7)% + Lo âu mức độ vừa từ 6 (20%) giảm xuống còn 2 (6,7%) + Lo âu mức độ nặng từ 1 (3,3%) giảm xuống còn 0 + Lo âu mức độ rất nặng không có Điểm trung bình giữa phỏng vấn lần 1 là 42,4± 8,74 và lần 2 39,2± 8,56, có sự khác biệt về tâm lý giữa 2 lần phỏng vấn với p <0.05. Thang Long University Library 23 Chƣơng 4 BÀN LUẬN 4.1. Mô tả đặc diểm bệnh nhân và trạng thái tâm lý bệnh nhân trƣớc chuyển phôi tại khoa hỗ trợ sinh sản Bệnh viện phụ sản Hà Nội. 4.1.1. Tuổi bệnh nhân tham gia nghiên cứu Bảng 3.1 cho thấy tuổi trung bình ở 2 nhóm nghe nhạc và không nghe nhạc là 31,4 ± 6,53 và nhóm nghe nhạc là 31,4 ± 6,04, có sự tương đồng về tuổi giữa 2 nhóm đối tượng nghiên cứu với p> 0,05, tương tự như tuổi trung bình bệnh nhân TTTON trong nghiên cứu của Quablan ở Jordan là 31,4 ± 8,4 [25], nhưng lại thấp hơn tuổi trung bình của nghiên cứu Popovic ở Đan Mạch (32,6 ± 3,3) [26], nghiên cứu ở bệnh viện Từ Dũ của Vương Thị Ngọc Lan (35,6 ± 5,2) [5]. Sở dĩ có sự khác nhau này là do nghiên cứu có lựa chọn độ tuổi phụ thuộc vào phác đồ điều trị của thụ tinh trong ống nghiệm. Độ tuổi trong nghiên cứu này lớn hơn so với nghiên cứu của Phạm Như Thảo [14], lý do bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi lớn tuổi hơn là vì tất cả đều là bệnh nhân điều trị bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm, họ đã điều trị trong thời gian dài, bằng nhiều phương pháp khác nhau và khi không có kết quả mới được chỉ định làm thụ tinh ống nghiệm. Theo nghiên cứu của Phạm Như Thảo tuổi là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá và tiên lượng đáp ứng của buồng trứng. Tuổi càng cao th ì dự trữ của buồng trứng càng giảm do đó đáp ứng với các thuốc kích thích buồng trứng giảm [14]. Theo Popovic ở Đan Mạch (2003) tuổi là yếu tố dự báo có ý nghĩa với liều thuốc nội tiết bệnh nhân được sử dụng, số nang noãn và số noãn thu được khi kích thích buồng trứng [26]. Nghiên cứu của Quablan (2005) cũng chỉ ra rằng: tỷ lệ có thai trong thụ tinh trong ống nghiệm cũng giảm theo tuổi của phụ nữ [25].Theo nghiên cứu của Hoàng Thị Tuyết Mai tuổi ảnh hưởng đến tâm lý của bệnh nhân, bệnh nhân càng lớn tuổi càng lo lắng hơn, tâm lý căng thẳng hơn [10]. Chính vì lý do tuổi của bệnh nhân cũng góp phần ảnh hưởng đến tâm lý điều trị của bệnh nhân, chính vì vậy khi 2 nhóm độ tuổi tương đồng thì kết quả so sánh 24 tâm lý của 2 nhóm sẽ tránh được yếu tố nhiễu. 4.1.2. Nghề nghiệp Bảng 3.2 và biểu đồ 3.1 cho thấy cả 2 nhóm nghiên cứu thì đối tượng tham gia có nghề nghiệp đều chiếm tỷ lệ khá cao 63,3% và 70% , còn tỷ lệ nội trợ của 2 nhóm chiếm 36,7% và 30%. Giữa 2 nhóm không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê với p>0,05.Nghề nghiệp là 1 yếu tố trong đặc điểm của bệnh nhân, mặc dù chưa quyết định điều gì nhưng cũng có phần ảnh hưởng đến tâm lý, thái độ của bệnh nhân trong việc điều trị, ngoài ra nhóm có tham gia hoạt động xã hội tiếp cận nhiều kênh thông tin, hiểu biết hơn, tâm lý có thể ổn định hơn nhóm nội trợ. Với sự tương đồng giữa 2 nhóm có thể tránh được yếu tố nhiễu khi nghiên cúu giữa 2 nhóm. 4.1.3. Loại vô sinh Loại vô sinh : ta thấy tỷ lệ vô sinh nguyên phát và vô sinh thứ phát ở cả 2 nhóm có sự tương đương nhau. Gộp chung cả 2 nhóm nghiên cứu ta thấy tỷ lệ vô sinh nguyên phát của 2 nhóm 55%, còn vô sinh thứ phát là 45%. Kết quả này khác so với nghiên cứu ở bệnh viện Từ Dũ (VSNP: 27,4%; VSTP: 72,6%) [5], ở Đan Mạch (VSNP: 20,7; VSTP: 79,3%)[26]. Sự khác nhau này là do đặc điểm bệnh tật của bệnh nhân ở các nước các vùng miền khác nhau. Ngoài ra tỷ lệ này khác với một số nghiên cứu do đặc điểm tất cả là bệnh nhân thụ tinh trong ống nghiệm còn các nghiên cứu khác nghiên cứu tổng thể các bệnh nhân điều trị vô sinh. 4.1.4. Nguyên nhân vô sinh Nguyên nhân vô sinh ở cả 2 nhóm: nghe nhạc và không nghe nhạc đều gặp nhiều nhất là nguyên nhân do vợ với tỷ lệ 40% và 43,3% , phối hợp nguyên nhân từ cả vợ và chồng là 36,6% và 30%, tỷ lệ vô sinh do chồng là 16,7% và 20% và nguyên nhân gặp ít nhất ở 2 nhóm là không rõ nguyên nhân chiếm 6,7%. Giữa hai nhóm không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê về nguyên nhân vô sinh (p> 0,05). Nghiên cứu này khác với nghiên cứu của tổ chức thế giới từ năm 1980- 1986 với tỷ lệ vô sinh do vợ 37%, vô sinh do cả 2 35%, do chồng 8% và không rõ nguyên nhân 20% [7], [8]. Sở dĩ tỷ lệ có sự khác nhau này là do đối tượng nghiên cứu của các Thang Long University Library 25 tác giả trên là bệnh nhân vô sinh nói chung, còn nhóm đối tượng của đề tài là tập trung vào bệnh nhân thụ tinh ống nghiệm. 4.1.5. Thời gian vô sinh Số năm vô sinh trung bình của nhóm nghe nhạc là 4,6 ± 3,12 và của nhóm không nghe nhạc 5,0 ± 3,14, không có sự khác biệt giữa 2 nhóm nghiên cứu với p> 0,05. Số năm vô sinh trung bình trong nghiên cứu thấp hơn ở nghiên cứu của Quablan (2005) là 6,5 ± 4,4 [25]. Điều này chưa thể nói lên điều gì nhưng đây cũng là dấu hiệu đáng mừng cho thấy các cặp vợ chồng vô sinh ở Việt nam đã quan tâm hơn, đi khám và được chuẩn đoán sớm có chỉ định điều trị thích hợp từ sớm do đó có nhiều cơ hội có thai hơn khi làm thụ tinh ống nghiệm và giảm bớt áp lực về tâm lý cho bệnh nhân hơn. Theo nghiên cứu Hoàng Thị Tuyết Mai (2012) thời gian vô sinh cũng ảnh hưởng tới tâm lý của bệnh nhân làm thụ tinh trong ống nghiệm [10]. Theo Boivin và cộng sự thì các bệnh nhân làm thụ tinh ống nghiệm thường dễ bị stress và có tới 30% các cặp vợ chồng bỏ điều trị sớm vì lí do gánh nặng về tâm lý [19]. 4.1.6. Tiền sử điều trị vô sinh Các phương pháp điều trị trong tiền sử của 2 nhóm nghiên cứu không có sự khác biệt trong ý nghĩa thống kê với p> 0,05.Nhìn chung ta thấy bệnh nhân của 2 nhóm đã từng được điều trị 1 hay qua nhiều phương pháp điều trị hiếm muộn chiếm tỷ lệ khá cao nhóm nghe nhạc 70%, nhóm không nghe nhạc 73,3%, và chưa điều trị gì chiếm tỷ lệ xấp xỉ 30% của cả 2 nhóm. Bệnh nhân đã từng điều trị trong tiền sử cũng góp phần làm tâm lý bệnh nhân căng thẳng hơn vì một mặt bệnh nhân đã điều trị thời gian lâu, mặt khác họ cũng đã từng bị thất bại nhiều lần nên dễ nản chí. Theo Domar et al. (1992) phụ nữ sau khi đã trải qua nhiều lần điều trị thì rất căng thẳng, ảnh hưởng tới tâm lý cho lần điều trị tiếp theo và nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người phụ nữ đã trải qua thất bại ở những lần điều trị truớc có tỷ lệ mắc trầm cảm cao hơn so với những phụ nữ chưa trải qua phương pháp điều trị gì [22]. Theo nghiên cứu của Hoàng Thị Tuyết Mai (2012), tâm lý của nhóm bệnh nhân chưa điều trị gì với nhóm bệnh nhân đã từng qua các lần điều trị có sự khác biệt, những bệnh nhân đã từng trải qua điều trị có tâm lý lo lắng nhiều hơn [10]. Nói tóm lại bước đầu nghiên cứu trên 60 bệnh nhân làm thụ tinh trong ống 26 nghiệm đến được chuyển phôi được chia làm 2 nhóm, một nhóm không can thiệp gì và một nhóm có sử dụng âm nhạc để can thiệp vào tâm lý giải tỏa lo âu cho bệnh nhân, ta thấy rằng các yếu tố về đặc điểm của bệnh nhân như tuổi, nghề nghiệp, thời gian vô sinh, loại vô sinh, nguyên nhân vô sinh, các phương pháp điều trị trong tiền sử là tương đương nhau không có sự khác biệt trong thống kê, và từ đó ta tránh được các yếu tố nhiễu làm ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu. 4.1.7. Đặc điểm tâm lý của bệnh nhân trước chuyển phôi Bảng 3.7 cho thấy điểm trung bình của nhóm nghe nhạc là 42,4 ± 8,74 và của nhóm không nghe nhạc là 42,2 ± 7,83 , 2 nhóm có mức độ tâm lý khá tương đồng với p>0,05, như vậy nằm trong thang điểm 41- 50 và xếp vào mức độ tâm lý lo âu mức độ nhẹ theo đánh giá của chúng tôi. Phân tích kỹ hơn chúng tôi thấy - Nhóm nghe nhạc : Số bệnh nhân không lo âu có tổng điểm ≤ 40 chiếm tỷ lệ 36,7%, 40% số bệnh nhân có tổng điểm từ 41-50 xếp vào mức độ lo âu nhẹ, 20% số bệnh nhân có tổng điểm 51 -60 xếp vào lo âu mức độ vừa, 3,3% số bệnh nhân có tổng điểm 61-70 xếp vào lo âu mức độ nặng. - Đối với nhóm không nghe nhạc: Số bệnh nhân không lo âu có tổng điểm ≤ 40 chiếm tỷ lệ 30%, 53,3% số bệnh nhân có tổng điểm từ 41-50 xếp vào mức độ lo âu nhẹ, 13,4% số bệnh nhân có tổng điểm 51 -60 xếp vào lo âu mức độ vừa, 3,3% số bệnh nhân có tổng điểm 61-70 xếp vào lo âu mức độ nặng. Tóm lại 2 nhóm đối tượng bệnh nhân trong nghiên cứu này thì có tới trên 60% bệnh nhân có tâm lý lo lắng dù ít hay nhiều. 4.2. Đ nh gi bƣớc đầu hiệu quả của âm nhạc đ n trạng thái tâm lý của bệnh nhân trƣớc chuyển phôi trong TTTON. - Đánh giá tâm lý của bệnh nhân ở nhóm không được nghe nhạc So sánh kết quả phỏng vấn giữa 2 lần 1 và 2: + Bệnh nhân không lo âu từ 9(30%) tăng lên 12(40%) + Lo âu mức độ nhẹ từ 16(53.3%) giảm xuống 15(50.0%) + Lo âu mức độ vừa từ 04(13.4%) giảm xuống còn 2(6.7%) Thang Long University Library 27 + Lo âu mức độ nặng vẫn còn 1(3.3%) + Lo âu mức độ rất nặng không có Giữa 2 lần phỏng vấn 1 và phỏng vấn 2 là phỏng vấn lúc bắt dầu vào phòng chờ và trước lúc bắt đầu vào chuyển phôi, khoảng thời gian giữa 2 lần phỏng vấn không có can thiệp gì thì ta thấy tâm lý của bệnh nhân không có biến chuyển mấy, các tỷ lệ có dao dộng ít,không lo âu từ 30% lên 40%,mức độ lo âu 69,9% giảm xuống còn 60%, điểm trung bình giữa 2 lần phỏng vấn từ 42,2 ±7,83 xuống còn 41,0 ± 7,36, như vậy điểm trung bình vẫn nằm trong thang điểm từ 41 đến 50 sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p> 0,05. - Đánh giá tâm lý của bệnh nhân ở nhóm được nghe nhạc So sánh kết quả phỏng vấn giữa 2 lần 1 và 2: - Bệnh nhân không lo âu từ 11(36,7%) tăng lên 20(66,7%) - Lo âu mức độ nhẹ từ 12(40%) giảm xuống 8(26,7)% - Lo âu mức độ vừa từ 6(20%) giảm xuống còn 2(6,7%) - Lo âu mức độ nặng từ 1(3,3%) giảm xuống còn 0 - Lo âu mức độ rất nặng không có Giữa 2 lần phỏng vấn 1 và phỏng vấn 2 là trước khi can thiệp và sau khi can thiệp tỷ lệ bệnh nhân không lo âu tăng cách đáng kể từ 36.7% lên tới 66.7%, tỷ lệ bệnh nhân lo âu giảm từ 63.3% xuống còn 33.4%, điểm trung bình giữa 2 lần phỏng vấn từ 42.4± 8.74 xuống còn 39.2± 8.56, như vậy nằm trong thang điểm từ 41 đến 50 được xếp vào lo âu mức độ nhẹ xuống đến thang điểm dưới 40 được xếp vào không lo âu chứng tỏ có sự khác biệt giữa 2 lần phỏng vấn, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p <0.05. Qua bảng 3.8 ta thấy âm nhạc có tác động đáng kể trong việc giảm lo âu stress đối với bệnh nhân trước khi chuyển phôi nó có ý nghĩa tương đồng với nghiên cứu của celia HY Chan và cộng sự sử dụng biện pháp tâm linh can thiệp giảm lo âu cho bệnh nhân điều trị vô sinh [21]. 28 Bệnh nhân tham gia vào thụ tinh ống nghiệm mang một tâm lí nặng nề có thể dẫn tới trầm cảm và ngoài ra còn ảnh hưởng tới khả năng thụ thai [22]. Như vậy kết quả nghiên cứu cho thấy sử dụng âm nhạc như một sự can thiệp điều dưỡng có hiệu quả trong việc giảm lo âu cho bệnh nhân trước chuyển phôi. Thang Long University Library 29 KẾT LUẬN 1. Mô tả đặc diểm bệnh nhân và trạng thái tâm lý bệnh nhân trƣớc chuyển phôi tại khoa hỗ trợ sinh sản Bệnh viện phụ sản Hà Nội. - Tuổi trung bình của 2 nhóm bệnh nhân là 31,37 ± 6,5, ở nhóm không nghe nhạc là 31,40 ± 6,0 - Loại vô sinh ở nhóm nghe nhạc và không nghe nhạc lần lượt là : vô sinh nguyên phát: 53,3% và 56,7%, vô sinh thứ phát: 46,7% và 43,3% - Thời gian vô sinh : nhóm nghe nhạc : 4,6 ± 3,1, nhóm không nghe nhạc 5,0 ± 3,1 - Nguyên nhân vô sinh: nhóm nghe nhạc: + Nhóm nghe nhạc: do vợ 40%, do chồng 16,7%, do cả 2 36,6%, chưa rõ nguyên nhân 6,7%. + Nhóm không nghe nhạc : do vợ 43,3%, do chồng 20%, do cả 2 30%, chưa rõ nguyên nhân 6,7 %. - Tiền sử điều trị vô sinh: + Nhóm nghe nhạc: đã từng qua điều trị 70%, chưa điều trị gì 30% + Nhóm không nghe nhạc: đã từng qua điều trị 73,3%, chưa điều trị gì 26,7%. - Điểm tâm lý giữa 2 nhóm tương đồng, điểm trung bình của nhóm nghe nhạc 42,43 ± 8,7, nhóm không nghe nhạc 42,23 ± 7,8. 2. Bƣớc đầu nghiên cứu t c động của âm nhạc đ n trạng thái tâm lý của bệnh nhân trƣớc chuyển phôi trong TTTON. - Nhóm không nghe nhạc: tâm lý không thay giữa lần phỏng vấn 1 và phỏng vấn 2 với p > 0,05. - Nhóm nghe nhạc: âm nhạc tác động làm giảm lo âu của bệnh nhân với p < 0,05 30 KIẾN NGHỊ - Nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn, phân tích chi tiết hơn mức độ lo lắng của bệnh nhân. - Nghiên cứu tâm lí bệnh nhân trước chuyển phôi có ảnh hưởng đến kết quả có thai. - Khoa hỗ trợ sinh sản bệnh viện Phụ sản Hà Nội có phòng thư giãn nghe nhạc cho bệnh nhân đến làm thụ tinh ống nghiệm nói chung và bệnh nhân chuyển phôi nói riêng. Thang Long University Library TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. Phan Trƣờng Duyệt (2001), Thụ tinh trong ống nghiệm, tài liệu dịch, NXB y học, tr 8 -12, 75-76. 2. Nguyễn Đức Hinh (2003), “ Vô sinh nam”, Chẩn đoán và điều trị vô sinh, Viện BVBMVTSS, NXB Y học, tr. 149- 156 3. Lƣu Thị Hồng, Lê Thị Thanh Vân (2003), “ Các phương pháp Hỗ trợ sinh sản”, Chẩn đoán và điều trị vô sinh, Viện BVBMVTSS, NXB Y học. Tr173-187. 4. Ian D. Cooke (2006), “Phác đồ xử trí và điều trị vô sinh dựa trên chứng cứ thực tế”. Báo cáo khoa học tại hội nghị vô sinh và Hỗ trợ sinh sản. Hà Nội 9/2006. 5. Vƣơng Thị Ngọc Lan và cộng sự (2002), Liên quan giữa độ dày nội mạc tử cung qua siêu âm với tỷ lệ thai lâm sàng bằng thụ tinh trong ống nghiệm”, Tạp chí phụ sản Việt Nam, 1 (3): tr 76 -83 (2002) 6. Nguyễn Khắc Liêu (1998) “ Tìm hiểu nguyên nhân vô sinh điều trị tại viện BVBMVTSS”, Báo cáo khoa học tại Hội nghị vô sinh ở Huế. 7. Nguyễn khắc Liêu(1999) “Các thời kì hoạt động sinh dục ở phụ nữ”, “Sinh lý phụ khoa “, Bài giảng sản phụ khoa, NXB Y học tr 222- 234. 8. Nguyễn Khắc Liêu (2003) “Đại cương về vô sinh”, “Sinh lý kinh nguyệt”, “sự phát triển của nang noãn và sự phóng noãn”, “ Hội chứng quá kích buồng trứng”, Chẩn đoán và điều trị vô sinh, Viện BVBMVTSS, NXB y học. Tr1 -7; 77-80; (16) 9. Trần Thị Phƣơng Mai, Nguyễn Thị Ngọc Phƣợng, Nguyễn Song Nguyên, Hồ Mạnh Tƣờng, Vƣơng Thị Ngọc Lan (2002), Hiếm Muộn, vô sinh và kỹ thuật Hỗ trợ sinh sản, NXB Y học, tr 290. 10. Hoàng Thị Tuy t Mai (2012) “Tâm lý các bệnh nhân điều trị vô sinh bằng phương pháp Thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương”, Đề tài tốt nghiệp đại học, Đại học Thăng Long. 11. Vũ Minh Ngọc (2006), “Đánh Giá kết quả của phác đồ dài kích thích buồng trứng trong thụ tinh ống nghiệm tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương”, Luận văn Thạc sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội. 12. Nguyễn Song Nguyên(1999), “ Các phương pháp Hỗ trợ sinh sản”, Hiếm muộn, vô sinh và kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, NXB TP.HCM, tr265-269. 13. Trần Đức Phấn , Hoàng Thu Lan (2001), “Đặc điểm tinh dịch của những người đàn ông trong các cặp vợ chồng thiểu năng sinh sản”, Báo cáo hội nghị khoa học, trường Đại học Y Hà Nội. 14. Phạm Nhƣ Thảo (2004), “Tìm hiểu một số đặc điểm, yếu tố liên quan và những biện pháp điều trị vô sinh tại BVPSTƯ năm 2003”, Luận văn thạc sĩ Y học- Đại học Y Hà Nội. 15. Nguyễn Văn Thọ (2009), Liệu pháp âm nhạc và ứng dụng liệu pháp tâm lý âm nhạc trong điều trị bệnh nhân tâm thần, Nhà xuất bản Y học, Hà nội, tr 17-18. 16. Phùng Huy Tuân (2004), “Hội chứng quá kích buồng trứng”, Tạp chí sinh sản và sức khỏe số 5.tr 5 TIẾNG ANH 17. Aribary A (1995) “Primary health care for male fertility”, Workshop in Andrology, pp. 50-54. 18. Bodri D, Guillen JJ, Galindo A, Mataro D, Pujol A, Coll O (2009), “Triggering with human chorionic gonadotropin or a gonadotropin- releasing hormone agonist in gonadotropin- releasing hormone antagonist- treated oocyte donor cycles: findings of a large retrospective cohort study”. Fertil Steril 2009 Feb; 91(2): 365- 71 19. Boivin J, Takefman JE (1995). Stress level across stages of in-vitro fertilization in subsequently pregnant women. Fertil Steril 1995;64:802- 10 20. Christine E. Lynn, McCaffrey R; Locsin RC (2002).Music listening as a nursing intervention: a symphony of practice. Holist Nurs Pract 2002 Apr;16(3):70-7 (ISSN: 0887-9311) 21. Celia HY Chan , Cecilia LW Chan , Ernest HY Ng, PC Hồ , Timothy HY Chan , GL Lee , WHC Hui (2005). Effectiveness of psychosocial group intervention for reducing anxiety in women undergoing in vitro fertilization: a randomized controlled study.Fertility and sterility. 85(2):339-46. Thang Long University Library 22. Domar, AD, Broome, A., Zuttermeister, PC, Seibel, M., Friedman, R., 1992a. The prevalence and predictability of depression in infertile women. Fertility and Sterility 58, 1158±1163. 23. Harvey AG, Rapee RM.(1995), Cognitive - behavioral therapy for Generalized Anxiety Disorder, p 859 . 24. Ludwig A.K, Glawatz M, Griesinger G, Diedrich K, Ludwig M. (2006), “ Prioperative and post-operative complications of transvaginal ultrasound- guided oocyte retrieval: prospective study of >1000 oocyte retrievals”. Human Reproduction 2006 21(12): 3235- 3240. 25. Quablan HS, Malkawi HY, Tahat YA, Areidah S, Nusair B (2005), “In vitro fertilization treatment: factor affecting its results and outcome” J Obstet Gynaecol. 2005 Oct; 25(7): 689-93. 26. Popovic – Todorovic, A. Loft, A. Loft, A. Lindhard, S. Bangsboll, A. M. Andersson and A. Nyboe Andersen (2003) “A prospective study of predictive factors of ovarian respone in „standard‟ IVF/ICSI patients treated with ricombinant FSH. A suggestion for a ricombinant FSH dosage normogram”. Human Reproduction, Vol. 18, 781-787, April 2003. 27. Stephen John Bennett, John Justin waterstone, weichen Cheng and John parsons (1999), “Complication of transvaginal ultrasound – directed follicle aspiration: a review of 2670 conseccutive procedures”, Journal of Assisted Reproduction and Genetics. Volume 10, Number 1/January 1999 pages: 72- 77. 28. Tarlatzis C and Grimbizis G (1997), “Treatment of OHSS: Management of the patient”, Ovarian hyperstimulation syrdrome, serono syposia, Italy, 1997, pp77-82. 29. Số thứ tự: Ngày phỏng vấn: PHIẾU NGHIÊN CỨU TÂM LÝ BỆNH NHÂN TRƢỚC KHI CHUYỂN PHÔI Họ và tênTuổi. Địa chỉ. Điện thoạiNghề nghiệp .................................................. Mã hồ sơ Loại vô sinh Nguyên phát Thứ phát Nguyên nhân vô sinh □ Do vợ □ Do chồng □ Không rõ nguyên nhân □ Do cả 2 vợ chồng Số năm vô sinh.năm Thời gian điều trị..năm Đã từng điều trị IUI (..chu kỳ) IVF(..chu kỳ) Chưa điều trị Kết quả chuyển phôi Bệnh nhân được nghe nhạc □ Được nghe □ Không được nghe Phiếu phỏng vấn □ Lần 1 □Lần 2 Số điểm trắc nghiệm ... Thang Long University Library Bảng 2: Bảng đ nh gi tâm lí dựa vào triệu chứng của cơ thể Dưới đây là 20 câu phát biểu mô tả một số triệu chứng của cơ thể. Ở mỗi câu, hãy chọn một mức độ phù hợp nhất với tình trạng mà anh (chị) cảm thấy trong vòng một tuần vừa qua. Đánh dấu "X" vào mức độ mà anh (chị) lựa chọn. Không bỏ sót đề mục nào! TT Nội dung Không có Đôi khi Phần lớn thời gian Hầu hét hoặc tất cả thời gian 1 2 3 4 1 Tôi cảm thấy nóng nảy và lo âu hơn thường lệ 2 Tôi cảm thấy sợ vô cớ 3 Tôi dễ bối rối và cảm thấy hoảng sợ 4 Tôi cảm thấy như bị ngã và vỡ ra từng mảnh 5 Tôi cảm thấy mọi thứ đều tốt và không có điều gì xấu sẽ xảy ra 6 Tay và chân tôi lắc lư, run lên 7 Tôi đang khó chịu vì đau đầu, đau cổ, đau lưng 8 Tôi cảm thấy yếu và dễ mệt mỏi 9 Tôi cảm thấy bình tĩnh và có thể ngồi yên một cách dễ dàng 10 Tôi cảm thấy tim mình đập nhanh 11 Tôi đang khó chịu vì cơn hoa mắt chóng mặt 12 Tôi bị ngất và có lúc cảm thấy gần như thế 13 Tôi có thể thở ra, hít vào một cách dễ dàng 14 Tôi cảm thấy tê buốt, như có kiến bò ở đầu ngón tay, ngón chân 15 Tôi đang khó chịu vì đau dạ dày và đầy bụng. 16 Tôi luôn cần phải đi tiểu 17 Bàn tay tôi thường khô và ấm 18 Mặt tôi thường nóng và đỏ 19 Tôi ngủ dễ dàng và luôn có một giấc ngủ tốt 20 Ngủ gặp ác mộng Tổng số điểm:.. Đánh giá mức độ lo âu qua kết quả test Zung: Tổng điểm 80 điểm * Không lo âu : ≤ 40 điểm * Lo âu mức độ nhẹ : 41 - 50 điểm * Lo âu mức độ vừa : 51 - 60 điểm * Lo âu mức độ nặng : 61 - 70 điểm * Lo âu mức độ rất nặng : 71 - 80 điểm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfb00181_5747.pdf
Luận văn liên quan