Đề tài Mô tả một số yếu tố liên quan đến công tác tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ tại bệnh viên Phụ sản Trung ương

1. Các yếu tố liên quan đến công tác tƣ vấn NCBSM tại bệnh viện Phụ sản Trung Ƣơng. - Có 97.3% các sản phụ có ngành nghề công chức được tư vấn NCBSM tại BVPSTW, trong đó có 78% các sản phụ tham khảo tài liệu về NCBSM. Các bà mẹ làm nghề tự do không tham khảo tài liệu chiếm 28%. - Các sản phụ được tư vấn trực tiếp khi khám thai tại phòng tư vấn trước sinh là 73%. Các sản phụ nhận được lời khuyên, chỉ dẫn NCBSM của các nhân viên y tế tại khoa sau đẻ chiếm 27% - Đọc chỉ dẫn trên các bảng hay xem băng hình, đọc tờ rơi về NCBSM khi khám thai của các bà mẹ là 38.1%, trong thời gian lưu lại viện sau đẻ là 61.9%.

pdf51 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1725 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mô tả một số yếu tố liên quan đến công tác tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ tại bệnh viên Phụ sản Trung ương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
24 giờ; 83,8% bà mẹ sử dụng các dung dịch cho trẻ uống ngay sau khi sinh ra. Khi trẻ bị bệnh có tới 69,8% số bà mẹ vẫn tiếp tục cho con bú bình thường. Nhưng có tới 30,2% số bà mẹ ngừng cho con bú, đồng thời kiêng các thức ăn như thịt mỡ, dầu ăn, cá, trứng và các thức ăn chua đối với cả mẹ và con [6]. Qua điều tra 611 bà mẹ đang nuôi con dưới 24 tháng ở các vùng sinh thái khác nhau của Cao Thu Hương, Phạm Thúy Hòa, Trần Thúy Nga, Hà Huy Khôi: tỉ lệ trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 4 tháng đầu chỉ đạt 44,4%, vẫn còn 56% các bà mẹ có con dưới 4 tháng đã cho con ăn bổ sung vì các bà mẹ quan niệm rằng: mẹ thiếu sữa(41,2%), mẹ phải đi làm (30%), cho trẻ cứng cáp(18,8%) [12]. Sự hiểu biết của các bà mẹ về lợi ích của sữa mẹ là 79,7%, còn đối với sữa non còn thấp (39,1%), tình trạng này có lẽ do tư vấn cho bà mẹ của cán bộ y tế và của cộng đồng còn yếu. 1.6. Những hoạt động thúc đẩy NCBSM Cộng đồng quốc tế từ lâu đã rất quan tâm đến vấn đề nuôi dưỡng trẻ nhỏ, luật quốc tế về sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thay thế sữa mẹ được ban hành năm 1991; tuyên bố về bảo vệ, tăng cường và khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ, sáng kiến bệnh viện bạn hữu trẻ em (BVBHTE) năm 1991 đến tuyên bố của hội nghị quốc tế về dinh dưỡng năm 1992. Gần đây tổ chức y tế thế giới và UNICEF vừa công bố bản chiến lược toàn cầu về nuôi dưỡng trẻ nhỏ có tầm quan trọng mang tính toàn cầu [1]. BVBHTE của Việt Nam được phát động từ năm 1993 với mục tiêu là xây dựng mô hình này trên toàn quốc. Bệnh viện muốn đạt được danh hiệu BVBHTE thì phải thực hiện được đủ 10 điều kiện theo tiêu chuẩn toàn cầu để nuôi con bằng sữa mẹ thành công. Và đến nay dã có 53 bệnh viện của tuyến 12 trung ương và tỉnh được công nhận là BVBHTE. Việc thực hiện BVBHTE đã làm thay đổi các thực hành về NCBSM và là động lực thúc đẩy, lôi cuốn chương trình NCBSM. Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chúc hội nghị hàng năm để khuyến cáo về những ý nghĩa quan trọng của việc NCBSM. Hội tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ cho các bà mẹ có điều kiện NCBSM như: - Giáo dục cho các bà mẹ về quyền lợi và lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ - Hướng dẫn các kiến thức và thực hành về NCBSM để bảo vệ nguồn sữa mẹ và thắt chặt tình mẫu tử. - Đào tạo đội ngũ tuyên truyền viên, tư vấn viên về NCBSM - Tổ chức các hoạt động thông tin giáo dục truyền thông - Hỗ trợ các hoạt động về phát triển kinh tế gia đình: Vay vốn, tạo việc làm - Lồng ghép nội dng NCBSM vào các chương trình truyền thông sức khỏe tại cộng đồng. 1.7. Hoạt động tƣ vấn NCBSM tại bệnh viện PSTW - Bệnh viện Phụ Sản Trung ương là tuyến chuyên môn cao nhất về chuyên ngành Sản, Phụ khoa tại Việt Nam. Trong những năm qua, tập thể cán bộ của Bệnh viện đã nỗ lực phấn đấu, vượt qua rất nhiều khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, các chỉ tiêu khám chữa bệnh, phẫu thuật đều đạt và vượt mức chỉ tiêu được giao. - Năm 2000 BVPSTW đã được công nhận là bệnh viện Bạn Hữu Trẻ Em khi thực hiện đầy đủ 10 điều kiện theo tiêu chuẩn toàn cầu để NCBSM thành công. - Hàng năm, bệnh viện đều mở các lớp tập huấn NCBSM cho nhân viên học. Tất cả các nhân viên trong bệnh viện đều được hướng dẫn thực hành NCBSM theo quy định. Các nhóm hỗ trợ NCBSM được thành lập bởi 5-6 nhân viên của bệnh viện đến từng giường bệnh giúp đỡ cho các sản phụ mới sinh cách cho con bú. Thường xuyên đi đầu trong việc áp dụng phương pháp mới trong chăm sóc là phương pháp da kề da ngay sau đỡ đẻ để bà mẹ có thể cho em bé bú sớm nhất. Hàng tuần thường xuyên có các buổi tư vấn trực tiếp NCBSM vào thứ 4, thứ 6 tại Thang Long University Library 13 phòng khám; thứ 3, thứ 5 tại khoa sơ sinh. Và hàng tháng tập trung khoảng 200 bà mẹ để hướng dẫn cách chăm sóc sức khỏe sinh sản từ lúc mới mang thai cho đến khi sau sinh em bé. 14 CHƢƠNG 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn - Các sản phụ sinh thường và sinh mổ trong vòng 7 ngày có độ tuổi từ 18 tuổi trở lên sinh con tại bệnh viện PSTW. - Các sản phụ sinh con có cân nặng từ 2300g trở lên. - Các sản phụ đồng ý tham gia nghiên cứu. 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ - Sản phụ đẻ con không sống. - Sản phụ sau đẻ chống chỉ định cho con bú. - Sản phụ bị tâm thần . - Không tự nguyện tham gia phỏng vấn. 2.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Tại khoa Sản 2 và khoa Điều Trị Theo Yêu Cầu bệnh viện PSTW từ tháng 6/2012 đến tháng 8/2012. 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu theo phương pháp mô tả cắt ngang. 2.2.2. Cỡ mẫu Cỡ mẫu: tính theo công thức (ước tính một tỷ lệ trong quần thể) 2 21 2 (1 ) ( . ) p p n Z p     Trong đó: - n: là cỡ mẫu tính cho nghiên cứu Thang Long University Library 15 1 2 1,96Z   - p: tỷ lệ những trẻ được cho bú trong nủa giờ đầu sau sinh tại xã Tân Lập là 68,6% [9]. p = 0.686 -  là mức ý nghĩa thống kê, với  = 0,05 (tương ứng độ tin cậy là 95%) thì hệ số - : Sai số ước lượng ( = 0,13) Công thức này cộng với 10% sai số xảy ra khi lấy thông tin. Qua tính toán: cỡ mẫu nghiên cứu sẽ được ước lượng là 114 sản phụ. Trên thực tế chúng tôi đã tìm được 200 sản phụ, bao trùm đủ cỡ mẫu nghiên cứu. 2.2.3. Phương pháp chọn mẫu: Thu thập số liệu từ tháng 6/2012 đến tháng 8/2012, các nghiên cứu viên trực tại khoa Sản 2 và khoa Điều Trị Theo Yêu Cầu, chọn tất cả các bệnh nhân đủ tiêu chuẩn cho đến khi đủ 200 bệnh nhân. 2.3. Các sai số và cách khống chế: 2.3.1. Sai số  Sai số chọn.  Sai số phỏng vấn. 2.3.2. Cách khắc phục - Đối với bộ công cụ: Bộ câu hỏi được thiết kế dựa trên mục tiêu nghiên cứu có tham khảo các tài liệu về NCBSM của Bộ Y tế và tham khảo bộ câu hỏi của một số nghiên cứu về NCBSM trước đây. Bộ câu hỏi được nhóm phỏng vấn viên điều tra thử 20 sản phụ có đủ tiêu chuẩn trước khi tiến hành điều tra, sau đó được chỉnh sửa cho phù hợp. - Đối với điều tra viên: Gồm 2 cộng tác viên làm việc tại 2 khoa Sản 2 và Điều Trị Tự Nguyện. Điều tra viên được tập huấn về mục đích của cuộc điều tra, kỹ năng phỏng vấn, kỹ năng tiếp xúc với bệnh nhân và kỹ năng làm việc nhóm. 2.3.3. Phương pháp thu thập số liệu: 16  Phương pháp thu thập số liệu bằng bảng kiểm được trình bày ở phần phụ lục. 2.4. Các biến số trong nghiên cứu 2.4.1. Các biến số nghiên cứu phục vụ mục tiêu 1 - Số lần sinh - Nghề nghiệp - Địa chỉ - Địa điểm nơi khám thai - Tham gia tư vấn NCBSM - Có tham khảo tài liệu (sách báo, phim ảnh) 2.2.4.2. Các biến số nghiên cứu phục vụ mục tiêu 2 - Được tư vấn NCBSM - Tư vấn khi khám thai hay sau sinh - H nh thức tư vấn trực tiếp hay gián tiếp - Nhớ các nội dung đã được tư vấn (dùng bảng đánh giá ) 2.5. Xử lý số liệu  Số liệu thu thập được phân tích bằng phần mềm SPSS 11.0  Trước khi phân tích, số liệu được làm sạch và kiểm tra kỹ nhằm hạn chế các sai số có thể xảy ra trong quá trình thu thập và xử lý số liệu. 2.6. Khía cạnh đạo đức của đề tài  Đây là nghiên cứu hoàn toàn nhằm mục đích bảo vệ sức khoẻ cho người phụ nữ.  Các bà mẹ tình nguyện tham gia nghiên cứu.  Sẵn sàng tư vấn cho bà mẹ những vấn đề liên quan đến NCBSM Thang Long University Library 17 CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm của đối tƣợng nghiên cứu: Biểu đồ 3.1: Số lần sinh của các sản phụ Tổng số bà mẹ tham gia nghiên cứu là 200. Trong đó, số sản phụ sinh con đầu chiếm cao nhất là 41.5 %. Bảng 3.1: Phân bố nghề nghiệp và nơi ở của các bà mẹ Đặc điểm n Tỷ lệ (%) Nghề nghiệp Công chức Tự do Nội trợ Làm ruộng 77 53 39 31 38,5 26,5 19,5 15,5 Tổng số 200 100 Nơi ở Địa chỉ ở Hà Nội Địa chỉ ở ngoại tỉnh 116 84 58 42 Tổng số 200 100 Nghề nghiệp của các sản phụ trong nghiên cứu chủ yếu là công chức chiếm 38.5%, thấp nhất là nhóm làm ruộng chiếm 15.5 %. 18 Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy đa phần sản phụ sống ở Hà Nội chiếm 58 %. Bảng 3.2: Tỷ lệ sản phụ khám thai tại BVPSTW Khám thai tại BVPSTW Hà Nội Ngoại tỉnh Tổng n % n % n % Có 110 70,1 47 29,9 157 100 Không 6 14 37 86 43 100 Tổng 116 58 84 42 200 100 Kết quả nghiên cứu bảng 3.2 cho thấy: Tỷ lệ sản phụ sống tại Hà Nội được tư vấn khám thai tại BVPSTW cao hơn nhóm ở ngoại tỉnh. Các tỷ lệ khác nhau có ý nghĩa thống kê (p< 0.05). Bảng 3.3 : Địa điểm sản phụ tham gia tư vấn Địa điểm n Tỷ lệ (%) Tại BVPSTW 175 87,5 Nơi khác 9 4,5 Không 16 8 Tổng 200 100 Với 200 sản phụ được phỏng vấn thì có 87.5% sản phụ được tham gia tư vấn NCBSM tại BVPSTW; có 8% sản phụ hoàn toàn không được tham gia tư vấn NCBSM Bảng 3.4: Thời điểm tham gia tư vấn Thời điểm n Tỷ lệ (%) Trước sinh 132 71,7 Sau sinh 52 28,3 Tổng 184 100 Thang Long University Library 19 Có 71.1% bà mẹ được được tư vấn trong quá trình mang thai, còn 28.3 % bà mẹ được tư vấn NCBSM sau sinh tại BVPSTW. Bảng 3.5: Tỷ lệ sản phụ tham gia tư vấn trực tiếp và gián tiếp Thời điểm Hình thức Trƣớc sinh Sau sinh Tổng n % n % n % Trực tiếp 119 73 44 27 163 81.5 Gián tiếp 8 38.1 13 61.9 21 10.5 Tổng 132 71,7 52 28,3 184 92 Tỷ lệ các sản phụ được tham gia tư vấn trực tiếp khi khám thai là 73% (n=119); 44% (n=27) các sản phụ sau sinh được hướng dẫn thực hành NCBSM tại phòng hậu sản, cao hơn nhóm sản phụ được phát tờ rơi và đọc bảng hướng dẫn NCBSM tại viện khi khám thai. Bảng 3.6: Hình thức sinh của các sản phụ: Hình thức sinh n Tỷ lệ (%) Đẻ thường 115 57,5 Mổ đẻ 85 42,5 Tổng 200 100 Số các sản phụ đẻ thường chiếm cao nhất là 57.5%. 20 Bảng 3.7: Thời điểm phỏng vấn sau sinh: Ngày n Tỷ lệ (%) 1 ngày 2 ngày 3 ngày >3 ngày 74 69 36 21 37 34,5 18 10,5 Tổng 200 100 Trong tổng số 200 sản phụ được phỏng vấn, số lượng sản phụ sau đẻ ngày thứ nhất chiếm 37% là cao nhất, số sản phụ sau đẻ trên 72 giờ là 10.5%. 3.2. Một số yếu tố liên quan đến công tác tƣ vấn NCBSM Bảng 3.8: Liên quan tham gia tư vấn và nghề nghiệp của mẹ: Tƣ vấn Nghề nghiệp Tại viện Nơi khác Không Tổng n % n % n % n % Công chức Tự do Nội trợ Làm ruộng 72 46 35 22 97.3 93.9 94.6 91.7 2 3 2 2 2.7 6.1 5.4 8.3 3 4 2 7 18.75 25 12.5 43.75 77 53 39 31 100 100 100 100 Tổng 175 87.5 9 4.5 16 8 200 100 Tỷ lệ các sản phụ được tham gia tư vấn tại viện là công chức cao nhất chiếm 97.3 %, thứ 2 là các sản phụ làm nội trợ gia đình. Các sản phụ làm nghề tự do Thang Long University Library 21 không được tư vấn chiếm 25%, các sản phụ làm nghề nông không được tư vấn là 43.75 %. Bảng 3.9: Liên quan hình thức tư vấn và hình thức sinh ở những bà mẹ được tư vấn Hình thức sinh Hình thức tƣ vấn Mổ đẻ Đẻ thƣờng Tổng n % n % n % Trực tiếp Gián tiếp 96 12 58,9 57.1 67 9 41,1 42.9 163 21 100 100 Tổng 105 52.5 79 39.5 184 100 Các sản phụ sinh mổ có tỷ lệ tham gia tư vấn trực tiếp cao hơn (58.9% >41.1%). Do thời gian ở lại viện của các sản phụ mổ đẻ lâu hơn nên số người được tư vấn nhiều hơn. Bảng 3.10: Các sản phụ tham khảo tài liệu về NCBSM và được tư vấn Tham khảo Tƣ vấn Có Không Tổng n % n % n % Có Không 144 6 78,3 37 40 10 21,7 63 184 16 100 100 Tổng 150 75 50 25 200 100 22 Trong tổng số các sản phụ không tham gia tư vấn có 63% người không tìm hiểu về NCBSM qua sách báo. Bảng 3.11:Liên quan nghề nghiệp và tham khảo tài liệu về NCBSM Tham khảo Nghề Có Không Tổng n % n % n % Công chức Tự do Nội trợ Làm ruộng 60 38 29 23 78 72 74 74 17 15 10 8 22 28 26 26 77 53 39 31 100 100 100 100 Tổng 150 75 50 25 200 100 Tỷ lệ các bà mẹ là công chức tham khảo tài liệu về NCBSM là cao nhất (78%); các bà mẹ làm nghề tự do không tham khảo chiếm tỷ lệ (28%). Bảng 3.12: Liên quan tham khảo tài liệu của các bà mẹ và số lần sinh Tham khảo Con Có Không Tổng n % n % n % Con thứ 1 Con thứ 2 Con thứ 3 (>=3) 74 65 18 88 77 56 10 19 14 12 23 44 84 84 32 100 100 100 Thang Long University Library 23 Tổng 150 78 50 22 200 100 Các bà mẹ sinh con đầu lòng tìm hiểu thông tin NCBSM qua sách báo nhiều nhất là 88%. Trong đó chỉ có 56% các bà mẹ sinh con thứ 3 trở lên tìm hiểu điều này Bảng 3.13: Liên quan hình thức tư vấn của các bà mẹ và số lần sinh Tƣ vấn Con Trực tiếp Gián tiếp Tổng n % n % n % Con thứ 1 Con thứ 2 Con thứ 3 (>=3) 71 63 29 91 85,1 90,6 7 11 3 9 14,9 9,4 78 74 32 100 100 100 Tổng 163 88.6 21 11.4 184 100 Tỷ lệ tham gia tư vấn trực tiếp ở các sản phụ sinh con đầu lòng cao hơn các sản phụ sinh con thứ 3 Bảng 3.14: Liên quan thời điểm phỏng vấn sau sinh và hình thức tư vấn Tƣ vấn Thời điểm Trực tiếp Gián tiếp Tổng n % n % n % 1ngày 2 ngày >3 ngày 61 52 50 84,7 89,7 92,5 11 6 4 15,3 10,3 7,5 72 58 54 100 100 100 Tổng 163 88.6 21 11.4 184 100 24 Ở các thời điểm sau sinh 1 ngày, 2 ngày, 3 ngày các sản phụ tham gia tư vấn trực tiếp đều có tỷ lệ cao hơn nhóm tham gia tư vấn gián tiếp. 3.3. Hiệu quả công tác tƣ vấn NCBSM Bảng 3.15: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tư vấn Tƣ vấn Chỉ tiêu (câu hỏi) Trực tiếp Gián tiếp Trƣớc sinh Sau sinh Trƣớc sinh Sau sinh n % n % n % n % 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 118 117 118 117 117 117 116 117 111 107 110 112 113 114 114 115 114 99 98 99 98 98 98 97 98 93 90 92 94 95 96 96 97 96 34 36 34 38 36 40 38 37 37 33 37 40 41 42 43 40 41 77 83 77 85 83 91 85 84 84 76 84 91 93 95 96 91 93 10 13 11 10 10 9 9 11 10 6 8 9 8 11 7 7 7 77 77 85 77 77 69 69 85 77 69 62 69 62 85 54 54 54 1 5 3 5 5 3 5 4 3 2 1 2 3 1 1 2 4 61 63 60 63 63 60 63 61 60 25 13 25 60 13 13 25 61 Thang Long University Library 25 Tổng 119 100 44 100 13 100 8 100 Hình thức tư vấn trực tiếp khi khám thai đạt hiệu quả cao nhất từ 90% trở lên. Các nội dung tư vấn gián tiếp chỉ tiêu đạt được thấp hơn. 26 -Chỉ tiêu 1: Chào hỏi sản phụ và người thân gia đình họ một cách niềm nở, gây thiện cảm làm họ an tâm ngay từ khi tiếp xúc. - Chỉ tiêu 2: Người tư vấn giới thiệu: Tên, chức vụ, nhiệm vụ tại cơ sở. -Chỉ tiêu 3: Hỏi tên, tuổi, địa chỉ của sản phụ. -Chỉ tiêu 4: Hỏi về hoàn cảnh sống, tiền sử bệnh tật toàn thân và bệnh phụ khoa. -Chỉ tiêu5: Gợi hỏi xem khách hàng đã biết gì về NCBSM. -Chỉ tiêu 6: Khéo léo gợi hỏi về nỗi lo lắng, băn khoăn có thể có của sản phụ. -Chỉ tiêu 7: Hỏi về tình trạng tiết sữa hiện nay, về biện pháp khách hàng sử dụng để tăng thêm lượng sữa. -Chỉ tiêu 8: Thái độ thân mật, gần gũi, lắng nghe, quan tâm, đồng cảm. -Chỉ tiêu 9: Nói về lợi ích của việc NCBSM -Chỉ tiêu 10: Hướng dẫn kỹ thuật cho con bú -Chỉ tiêu 11: Nói cho sản phụ biết các biện pháp để duy trì nguồn sữa mẹ. Nhấn mạnh về chế độ ăn, uống, cho con bú hoàn toàn cả ngày và đêm. -Chỉ tiêu 12: Giúp cho Sản phụ hiểu biết đầy đủ những điều họ muốn biết hoặc những điều họ chưa hiểu. Nhấn mạnh cách cho con bú hoàn toàn trong 4-6 tháng. -Chỉ tiêu 13: Hướng dẫn thực hành cho con bú bằng biện pháp cầm tay chỉ việc. -Chỉ tiêu 14: Giải thích cho sản phụ hiểu về cơ chế tiết sữa, cơ chế duy trì sự tiết sữa với cách nói cụ thể, dễ hiểu. -Chỉ tiêu 15: Nói rõ các dấu hiệu bất thường cảnh báo một số bệnh về vú cần phải thông báo ngay cho cán bộ y tế (sốt, sưng đau ở núm vú,. ) -Chỉ tiêu 16: Giải thích và hướng dẫn cụ thể cách vệ sinh vú hàng ngày. -Chỉ tiêu 17: Khuyến khích sản phụ và gia đình thông tin cho cán bộ y tế bất cứ khi nào thấy cần trao đổi hay cảm thấy bất thường trong việc NCBSM. Thang Long University Library 27 Bảng 3.16: Hiệu quả nhắc lại các chỉ tiêu tư vấn ở các sản phụ Tƣ vấn Chỉ tiêu (câu hỏi) Trực tiếp Gián tiếp n % n % 9 10 11 12 15 16 148 141 148 153 158 156 89,8 91 90,2 90 88,8 88,6 17 14 16 17 20 20 10,2 9 9,8 10 11,2 11,4 Hiệu quả tư vấn ở các sản phụ tham gia tư vấn trực tiếp đều có tỷ lệ cao hơn nhóm tham gia tư vấn gián tiếp. Bảng 3.17: HIệu quả tư vấn của các nhóm ngành nghề khác nhau Nghề Chỉ tiêu Công chức Tự do Nội trợ Làm ruộng n % n % n % n % 9 10 11 12 15 16 67 65 65 67 71 72 40,4 41,9 39,6 39,4 39,9 40,9 43 36 43 47 47 48 25,9 23,2 26,2 27,6 26,4 27,3 34 32 34 34 36 36 20,5 20,6 20,7 20 20,2 20,5 22 22 22 23 24 20 13,3 14,2 13,4 12,9 13,5 11,4 Hiệu quả tư vấn ở nhóm có nghề nghiệp công chức là cao nhất. Nhóm phụ nữ làm nghề nông nghiệp có hiệu quả tư vấn thấp nhất (trung bình 13%) 28 Bảng 3.18: Hiệu quả tư vấn ở các bà mẹ có số lần sinh khác nhau Lần sinh Chỉ tiêu Lần sinh 3 Lần sinh 2 Lần sinh 1 n % n % n % 9 10 11 12 15 16 69 68 68 70 75 75 41,6 43,9 41,5 41,2 42,1 42,6 62 62 69 69 72 73 40 40 42,1 40,6 40,5 41,5 25 25 27 31 31 28 16,1 16,1 16,5 18,2 17,4 15,9 Ở những người sinh con lần 2 khả năng nhắc lại nội dung các chỉ tiêu đạt hiệu quả cao Bảng 3.19: Lý do các ba mẹ không tham gia tư vấn NCBSM Lý do n % Không có thời gian tham gia Không biết lịch tư vấn Không muốn tham gia Khác 6 4 4 2 37,5 25 25 12,5 Tổng 16 100 37.5% sản phụ không có thời gian tham gia các buổi tư vấn NCBSM; 25% sản phụ không biết lịch tại viện Thang Long University Library 29 CHƢƠNG 4 BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm của đối tƣợng nghiên cứu Theo nghiên cứu của chúng tôi có 41.5% các sản phụ được phỏng vấn là sinh con đầu lòng. Đây sẽ là những người có nhu cầu tìm hiểu về NCBSM cao hơn cả. Các sản phụ có độ tuổi trung bình là 24 tuổi, ở độ tuổi này khả năng tiếp thu kiến thức mới về chăm sóc trẻ rất tốt, nên sử dụng mọi phương tiện, cách chuyển tải để đưa thông tin về NCBSM đến các bà mẹ để có hiệu quả cao nhất. Số các sản phụ có địa chỉ ở ngoại tỉnh đến khám tại bệnh viện Phụ sản Trung Ương chiếm tỷ lệ cũng khá cao 42%. Chứng tỏ người dân ở các vùng ngoại tỉnh ngày càng quan tâm đến dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng tốt hơn. - Các sản phụ được phỏng vấn thuộc 4 nhóm ngành nghề: Công chức. tự do, nội trợ, nghề nông. Trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm công chức (38.5%), thấp nhất là nhóm làm nghề nội trợ (19.5%). - Trong tổng số 157 sản phụ khám tại BVPSTW thì có 110 sản phụ có địa chỉ Hà Nội, chiếm 70.1%. Bên cạnh đó, một tỷ lệ không nhỏ (29.9%) các sản phụ là người ngoại tỉnh (bảng 3.2). Sự khác biệt này phản ánh những phụ nữ trong nội thành Hà Nội quan tâm đến việc khám thai hơn, họ hiểu tầm quan trọng của việc quản lý thai nghén hơn chăng?. - Bộ y tế đã có rất nhiều chương trình, hoạt động nhằm khuyến cáo tầm quan trọng của chăm sóc sức khỏe trong thời kỳ thai nghén. Các phương tiện truyền thông cùng các tổ chức xã hội đã tích cực trong việc giúp các bà mẹ hiểu được tầm quan trọng của việc khám thai định kỳ, thể hiện một cách rõ nét là số lượng khám thai và đẻ tại BVPSTW mỗi năm một tăng. 4.2. Tình hình tƣ vấn tại BVPSTW 4.2.1. Tổng số sản phụ tham gia tư vấn. - Kết quả bảng 3.3 cho thấy có 175 sản phụ được tham gia tư vấn NCBSM 30 tại BVPSTW (chiếm 87.5%). Trong khoảng thời gian từ 01/06/2012 đến 01/08/2012 có khoảng 1500 sản phụ đăng ký đẻ tại viện PSTW, nhưng chúng tôi chỉ chỉ phỏng vấn được 200 người. Do các sản phụ sau sinh có thể nằm ở cá khoa S3, S1 là những khoa bệnh lý không có em bé nằm theo mẹ; đồng thời do thời gian ngắn và nhân lực có hạn, chúng tôi chỉ phỏng vấn các bà mẹ có đủ chỉ tiêu trong lựa chọn mẫu. - BVPSTW được công nhận là BVBHTE vào năm 2002, là bệnh viện luôn dẫn đầu trong công tác tư vấn NCBSM. Các bảng hướng dẫn 10 điều kiện để NCBSM thành công được treo ở các khoa phòng, tạo điều kiện cho tất cả mọi người đều có thể tìm hiểu dễ dàng.. 4.2.2. Thời điểm tư vấn - Có 71.7% các sản phụ được tư vấn khi khám thai, còn 28.3% là được tư vấn sau sinh (bảng 3.4) - Điều này khẳng định dù ở thời điểm nào các bà mẹ cũng có khả năng được tham gia tư vấn NCBSM. Khi khám thai, trong lúc chờ đợi đén lượt mình, các thai phụ có thể đọc bảng hướng dẫn về NCBSM treo trên tường, xem các băng hình về chăm sóc bé hay được mời đến tham dự một buổi tư vấn trực tiếp. Tại phòng đẻ, các nữ hộ sinh cũng giải thích cho các thai phụ biết những khó khăn khi chuyển dạ và một vài điều về việc cho trẻ bú ngay sau sinh. Thời điểm này các thai phụ sẽ rất lo lắng về cuộc vượt cạn, về bản thân và đứa con nhỏ, có thể họ sẽ không chú ý nhiều đến điều các nữ hộ sinh khuyên bảo. Nhưng qua đó ta thấy hầu hết các nhân viên trong bệnh viện Phụ sản phải có hiểu biết về NCBSM để có thể nói và giải đáp các thắc mắc của các bà mẹ về NCBSM. 4.2.3. Hình thức tư vấn. Qua kết quả nghiên cứu của bảng 3.5 cho thấy có 73% các sản phụ được tham gia tư vấn trực tiếp khi khám thai (n=45). Tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương, từ năm 2010, chuyên mục tư vấn NCBSM được tách ra từ chuyên mục chung dinh dưỡng và NCBSM. Trong mỗi năm hoạt động của mình, chuyên mục này đã được tổ chức 20 buổi tư vấn với 200- 300 lượt người tham gia vào một ngày cuối tuần Thang Long University Library 31 trong tháng; và khoảng 20 người được tham gia tư vấn vào các buổi thứ 3, 5, 6 hàng tuần. Con số này là một tỉ lệ không cao, mọi người sẽ cho rằng hoạt động của phòng tư vấn trước sinh là không hiệu quả. Nhưng hiện nay khi mà thị trường tràn ngập các sản phẩm sữa hộp, các hãng sữa tìm mọi cách khuyến khích các bà mẹ dùng sữa hộp cho con của mình thì việc duy trì hoạt động tư vấn NCBSM không phải là đơn giản. Và thời gian mà các bà mẹ dành cho một buổi khám thai là rất hạn chế, họ tranh thủ một chút thời gian buổi sáng đến khám thai rồi lại vội vã đến công sở làm việc hay đi chợ lo bữa cơm gia đình. Xu hướng người phụ nữ tham gia vào các hoạt đông xã hội ngày càng nhiều và thời gian làm việc của họ được xếp kín. Mỗi buổi khám thai của bệnh viện là rất đông, có khoảng 500 lượt người khám thai một ngày, điều này khiến cho khoảng thời gian giành cho mỗi thai phụ là rất hạn chế. Cũng vì thế mà tỉ lệ tư vấn NCBSM gián tiếp ở các sản phụ khi khám thai (38.1%) thấp hơn hẳn so với tỉ lệ tư vấn sau sinh (61.9%). Do vậy, để nâng cao hiệu quả tư vấn thì nên tăng cường treo tranh ảnh, bảng hướng dẫn NCBSM ở những nơi dễ thấy, dễ đọc như khu vực chờ khám thai, phòng chờ đẻ 4.2.4. Một số yếu tố liên quan đến nuôi con bằng sữa mẹ Hình thức sinh của các sản phụ và thời điểm phỏng vấn cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ tham gia tư vấn. Có 42.5% sản phụ mổ đẻ và 28.5% sản phụ được phỏng vấn ở thời điểm ngày thứ 3 sau đẻ trở đi. Ở các sản phụ sinh mổ, họ sẽ lúng túng khi phải cho bé bú vì vết mổ đau và sữa sẽ về chậm hơn vài ngày so với sản phụ đẻ thường. Đó là thời điểm họ rất cần sự tư vấn của các nhân viên y tế về NCBSM. Sau đẻ ở ngày thứ nhất, ngày thứ hai, các sản phụ còn mệt mỏi sau cuộc chuyển dạ và thường họ không để ý đến các bảng hướng dẫn NCBSM. Một ca đẻ thường, sau 1 ngày sản phụ và con có thể được ra viện (nếu không có gì bất thường ở mẹ hoặc con). Trong trường hợp mổ đẻ, sản phụ có thể phải nằm lâu hơn và đó là thời gian họ có thể tìm hiểu thông tin trên các bảng hướng dẫn và tờ rơi nhân viên y tế phát cho. Có lẽ vì thế mà tỉ lệ các sản phụ sinh mổ tham gia tư vấn gián tiếp (57.1%) cao hơn tỷ lệ nhóm sinh thường (42.9%), (bảng 3. 9). 32 Nghề nghiệp của bà mẹ cũng là một yếu tố tác động không nhỏ đến tỉ lệ tham gia tư vấn. Các bà mẹ là công chức nhà nước tham gia tư vấn tại viện có tỉ lệ cao nhất là 97.3% (n=72) nhưng trong nhóm không tham gia tư vấn, họ cũng chiếm một tỉ lệ không nhỏ (18.75%). Có thể sự bận rộn của công việc khiến họ không có nhiều thời gian để tham gia các buổi tư vấn mà có thể họ có được biết lịch khi đến khám thai. Còn nhóm sản phụ làm nghề nông tỉ lệ không tham gia tư vấn của họ là 43.75% một con số tương đối lớn, họ cũng bị ảnh hưởng do công việc hay không được biết các lịch tư vấn của viện. Trong 31 sản phụ làm nghề nông thì phần lớn họ có địa chỉ ngoại tỉnh, tỉ lệ khám thai ở trạm xá xã của nhóm này là tương đối lớn. Tại các trạm xá ngoại thành Hà Nội, công tác tư vấn NCBSM cũng đã được tiến hành. Tại đây, các thai phụ có thể được khuyên một vài điều về cách nuôi trẻ hay được phát các tờ rơi về NCBSM. Nhưng đồng thời, do truyền thống ở các vùng quê Việt Nam thì việc nuôi con bằng sữa mẹ là một điều rất tự nhiên, họ có thể nuôi con bằng sữa mẹ mà không hề biết lợi ích của sữa mẹ ra sao và kinh nghiệm khi nuôi con có thể được truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác. Phải chăng đó là một lí do để 43.75% các bà mẹ trong nhóm này không tham gia tư vấn NCBSM. 4.3. Hiệu quả của công tác tƣ vấn 4.3.1. Tìm hiểu thông tin về NCBSM Hiện nay, các phương tiện thông tin đại chúng rất đa dạng, người ta có thể tìm thông tin cần thiết trên nhiều kênh. Đặc biệt mạng Internet toàn cầu càng khiến cho việc trao đổi thông tin được thuận tiện. Các bà mẹ mang thai có thể tìm hiểu về cách NCBSM trên nhiều loại tài liệu khác nhau. Có 78.3% các sản phụ được tư vấn có tham khảo sách để chuẩn bị những kinh nghiệm cơ bản về chăm sóc một trẻ sơ sinh. Và 21.7 % trong số này không tham gia tư vấn tại viện (bảng 3.10). Phải chăng họ cho rằng những cuốn sách đó đã trả lời hết những thắc mắc của họ. Nhưng tại sao lại có 63% những sản phụ không tham khảo sách báo và không tham gia tư vấn tại viện. Họ đã từng sinh con và họ có kinh nghiệm trong việc này?, điều này có thể nhận thấy qua bảng 3.12: có tới 44% sản phụ sinh con Thang Long University Library 33 thứ 3 trở lên không tham khảo tài liệu về NCBSM. Nhưng bảng 18 lại cho thấy khả năng hiểu về NCBSM ở các sản phụ này là rất cao. Các bà mẹ có thể nói về lợi ích của NCBSM, những vấn đề về tiết sữa hay cách cho bé bú sao cho có hiệu quả một cách rõ ràng dù đã tham gia tư vấn trực tiếp hay gián tiếp. Điều đó khẳng định kinh nghiệm là một điều rất quan trọng để thực hành thành công NCBSM. Chúng tôi cho rằng nên tổ chức những nhóm các bà mẹ NCBSM, họ có thể giúp đỡ nhau, trao đổi kinh nghiệm để làm tốt thiên chức làm mẹ của mình hơn. Các bà mẹ là công chức có nhu cầu tìm hiểu thông tin qua sách báo nhiều nhất: 78%. Tiếp đến là các bà mẹ là nội trợ và nghề nông 74%, và nghề tự do 72% . Tỷ lệ này có phù hợp với nhận định chung của xác hội vì tính chất công việc và nhận thức của mỗi nhóm sản phụ là khác nhau (bảng 3.11). Đồng thời trong vấn đề tìm hiểu thông tin thì các bà mẹ sinh con đầu lòng có xu hướng chiếm tỷ lệ cao nhất. Khi sinh con đầu lòng, do những bỡ ngỡ và kinh nghiệm ít ỏi, các bà mẹ thường tìm mua những cuốn sách hướng dẫn chăm sóc mẹ và bé, tìm thông tin trao đổi trên mạng internet để giải toả những vướng mắc của mình (Bảng 3.13). Mặc dù không có ý nghĩa thống kê nhưng qua bảng 3.14 nhận thấy: Những người sinh con đầu lòng tham gia tư vấn với số lượng đông nhất. Đây là nhóm đối tượng cần được tư vấn và trao đổi thông tin nhất. Từ kết quả của bảng 3.15 thấy các chỉ tiêu đặt ra với một cuộc tư vấn trực tiếp tại phòng tư vấn trước sinh đều đạt được, còn với tư vấn trực tiếp sau sinh, các sản phụ nhận được tối đa 93% thông tin yêu cầu cần có. Tư vấn gián tiếp sau sinh chỉ chuyển tải tối đa là 63% chỉ tiêu. Tại sao có sự khác nhau như vậy? Như ta đã thấy, tư vấn trực tiếp là sự trao đổi thông tin hai chiều giữa người tư vấn và người được tư vấn. Trong quá trình tư vấn, người tư vấn sẽ nhận được thông tin phản hồi của người tham gia, trả lời thắc mắc của họ, đồng thời điều chỉnh cách chuyển tải nội dung sao cho thông tin người được tư vấn nhận được là nhiều nhất. Vì có sự trao đổi qua lại như vậy mà người được tư vấn nắm bắt nội dung rất cụ thể và rõ ràng, hiểu cặn kẽ vấn đề và thông tin được lưu giữ lâu dài. 34 Nhưng vẫn có một tỷ lệ nhỏ các bà mẹ được hỏi không nhớ cụ thể từng nội dung được tư vấn. Khi tìm hiểu thực tế, chúng tôi nhận thấy đó là các bà mẹ vùng ngoại thành, tham gia vào các buổi tư vấn do xã, huyện tổ chức. Tham gia mỗi buổi tư vấn đó có khoảng 30. Có thể do số lượng người đông, người tham gia không chú ý, đồng thời tham gia tư vấn vào những tháng đầu của thời kỳ thai nghén nên họ không nghĩ là nó lại cần thiết khi họ sinh con đến thế. Và đôi khi cách nói của người tư vấn không gây được sự chú ý của người nghe. Hiện nay, số lượng tư vấn viên được đào tạo một cách có hệ thống không nhiều và ở các tuyến y tế cơ sở, phương tiện để phục vụ tư vấn cũng thiếu thốn. Các tờ rơi phát cho người tham gia tư vấn còn ít ỏi, đôi khi những người được phát cũng không đọc và không biết làm gì với nó. Khi tìm hiểu hiệu quả đã được tư vấn, chúng tôi nhận thấy khả năng nhớ của các sản phụ được tư vấn trực tiếp là cao hơn hẳn. Nhắc lại chỉ tiêu về lợi ích NCBSM, các bà mẹ hiểu dược là 89.8% qua trao đổi trực tiếp cả khi khám thai và sau sinh, còn với gián tiếp qua các tài liệu, các bà mẹ nhớ được chỉ là 10.2% (bảng 3.16- chỉ tiêu 9). Ở các bà mẹ có nhóm ngành nghề khác nhau, chúng tôi cũng nhận thấy có một sự khác nhau trong hiệu quả tư vấn. Khả năng nhớ lại các nội dung tư vấn ở các bà mẹ làm nghề nông thấp hơn hẳn. Như đã đề cập ở trên, các bà mẹ vùng ngoại thành thường được tư vấn tại các thôn xã, điều này có thể khẳng định công tác tư vấn ở những nơi này chưa thực sự có hiệu quả. Cần có những thay đổi trong việc xây dựng kế hoạch, đào tạo, thực hiện tư vấn để nâng cao hiểu biết của các bà mẹ về NCBSM. Qua bảng 3.19 ta thấy có một tỷ lệ các sản phụ không tham gia tư vấn vì không muốn, họ thấy không cần thiết. Họ cho rằng họ đã có đủ kinh nghiệm hay có thể hỏi điều đó qua người thân của mình. Một tỷ lệ (25%) các sản phụ không tham gia tư vấn vì tâm lý e ngại chỗ đông người, họ không tự tin khi hỏi hay trả lời về các vấn đề NCBSM, một số người khác thắc mắc không biết có phải trả tiền khi nghe tư vấn tại viện không và có phải ai cũng được tham gia hay không. Thang Long University Library 35 Các thông báo về lịch hoạt động hay các vấn đề có liên quan không rõ ràng nên đã dẫn đến tình trạng như trên. Chúng tôi cho rằng đó là một trong những yếu tố quan trọng để dẫn tới thành công của tư vấn. Muốn tư vấn tốt trước tiên phải tìm hiểu nhu cầu và tâm lý của người tham gia tư vấn. Theo chúng tôi đối với các đối tượng có nhu cầu tìm hiểu NCBSM, nên giới thiệu cho họ cụ thể thời gian, địa điểm tiến hành tư vấn, các vấn đề có liên quan như: Ai cũng có thể tham gia, tư vấn miễn phí và họ có thể hỏi bất cứ điều gì cần giải đáp về NCBSM... Để thu hút được số lượng người tham gia đông hơn, để chương trình đạt hiệu quả hơn. 36 KẾT LUẬN 1. Các yếu tố liên quan đến công tác tƣ vấn NCBSM tại bệnh viện Phụ sản Trung Ƣơng. - Có 97.3% các sản phụ có ngành nghề công chức được tư vấn NCBSM tại BVPSTW, trong đó có 78% các sản phụ tham khảo tài liệu về NCBSM. Các bà mẹ làm nghề tự do không tham khảo tài liệu chiếm 28%. - Các sản phụ được tư vấn trực tiếp khi khám thai tại phòng tư vấn trước sinh là 73%. Các sản phụ nhận được lời khuyên, chỉ dẫn NCBSM của các nhân viên y tế tại khoa sau đẻ chiếm 27% - Đọc chỉ dẫn trên các bảng hay xem băng hình, đọc tờ rơi về NCBSM khi khám thai của các bà mẹ là 38.1%, trong thời gian lưu lại viện sau đẻ là 61.9%. 2. Hiệu quả tƣ vấn - Có một sự khác biệt về hiệu quả tư vấn ở các bà mẹ có nhóm ngành nghề và số lần sinh khác nhau. Các bà mẹ làm nghề nông nhớ các chỉ tiêu tư vấn thấp nhất (11.4 %). Cao nhất là các bà mẹ là công chức (trên 40 %). - Cùng với kinh nghiệm của mình, các bà mẹ sinh con thứ 2 và thứ 3 hiểu về các chỉ tiêu tư vấn rõ ràng hơn (trung bình 42,2%). - Tư vấn trực tiếp đem lại hiệu quả cao hơn là nhận thông tin gián tiếp, trên 90% các chỉ tiêu của bảng các chỉ tiêu đánh giá công tác tư vấn được nêu ra qua các buổi tư vấn trực tiếp. Hiệu quả này chỉ đạt trung bình 50 % khi tư vấn gián tiếp. Thang Long University Library 37 KIẾN NGHỊ 1. Thông báo về lịch tư vấn hàng tháng được đưa tới các sản phụ khám thai: bảng thông báo đặt nơi dễ nhìn, dễ đọc... 2. Các bệnh viện, phường, xã, trạm y tế xã tổ chức các buổi tư vấn, hội thảo, hội thi về NCBSM định kỳ, giúp các bà mẹ hiểu rõ lợi ích của việc NCBSM. 3. Khuyến khích và giám sát việc thực hiện các quy định của bệnh viện bạn hữu. . LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu, phòng Đào tạo đại học và các thầy, cô giáo trường đại học Thăng Long đã dìu dắt, dạy dỗ tôi trong 3 năm học qua. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô bộ môn Điều Dưỡng trường Đại học Thăng Long, bệnh viện PSTW đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn TS Phạm Thị Thanh Hiền, cô đã hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này. Sau cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, người thân, những người đã tạo mọi điều kiện, động viên giúp tôi học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Thu Trang Thang Long University Library DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BVBHTE : Bệnh viện Bạn Hữu Trẻ Em BVPSTW : Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương CSSKSS : Chăm sóc sức khỏe sinh sản KHHGĐ : Kế hoạch hóa gia đình NCBSM : Nuôi con bằng sữa mẹ SKSS : Sức khỏe sinh sản UNICEFF (The United Nations Children’s Fund) : Quỹ Nhi Đồng Liên Hợp Quốc WHO (World Health Orgnization) : Tổ chức Y tế Thế Giới MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN .................................................................... 3 1.1 Một số định nghĩa về sữa mẹ và nuôi con bằng sữa mẹ .......................... 3 1.2. Thành phần dinh dưỡng của sữa mẹ ....................................................... 3 1.3. Tầm quan trọng của NCBSM ............................................................... 5 1.3.1. Đối với trẻ ......................................................................................... 5 1.3.2. Đối với mẹ ........................................................................................ 6 1.3.3. Gắn bó tình cảm mẹ con ................................................................... 7 1.3.4. Hiệu quả kinh tế của NCBSM .......................................................... 7 1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc NCBSM ........................................... 8 1.4.1. Trình độ văn hóa của bà mẹ ............................................................ 8 1.4.2. Ảnh hưởng của trình độ kinh tế, văn hóa xã hội tới việc nuôi con .. 8 1.4.3. Ảnh hưởng của cán bộ y tế đến thực hành NCBSM ........................ 9 1.5. Tình hình NCBSM trên Thế Giới và Việt Nam ...................................... 9 1.5.1. Tình hình NCBSM trên Thế Giới ..................................................... 9 1.5.2. Tình hình NCBSM tại Việt Nam .................................................... 10 1.6. Những hoạt động thúc đẩy NCBSM .................................................... 11 1.7. Hoạt động tư vấn NCBSM tại bệnh viện PSTW ............................... 12 CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 14 2.1. Đối tượng .............................................................................................. 14 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn ........................................................................ 14 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ .......................................................................... 14 2.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................... 14 2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 14 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................ 14 2.2.2. Cỡ mẫu ............................................................................................ 14 Thang Long University Library 2.2.3. Phương pháp chọn mẫu: ................................................................. 15 2.3. Các sai số và cách khống chế:............................................................... 15 2.3.1. Sai số ............................................................................................... 15 2.3.2. Cách khắc phục ............................................................................... 15 2.3.3. Phương pháp thu thập số liệu: ........................................................ 15 2.4. Các biến số trong nghiên cứu ................................................................ 16 2.4.1. Các biến số nghiên cứu phục vụ mục tiêu 1 ................................... 16 2.5. Xử lý số liệu .......................................................................................... 16 2.6. Khía cạnh đạo đức của đề tài ................................................................ 16 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 17 3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu: .................................................... 17 3.2. Một số yếu tố liên quan đến công tác tư vấn NCBSM ......................... 20 3.3. Hiệu quả công tác tư vấn NCBSM ....................................................... 24 CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN ..................................................................... 29 4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ..................................................... 29 4.2. Tình hình tư vấn tại BVPSTW .............................................................. 29 4.2.1. Tổng số sản phụ tham gia tư vấn. ................................................... 29 4.2.2. Thời điểm tư vấn ............................................................................. 30 4.2.3. Hình thức tư vấn. ............................................................................ 30 4.2.4. Một số yếu tố liên quan đến nuôi con bằng sữa mẹ ....................... 31 4.3. Hiệu quả của công tác tư vấn ................................................................ 32 4.3.1. Tìm hiểu thông tin về NCBSM ....................................................... 32 KẾT LUẬN ............................................................................................ 36 KIẾN NGHỊ .......................................................................................... 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Phân bố nghề nghiệp và nơi ở của các bà mẹ .......................... 17 Bảng 3.2: Tỷ lệ sản phụ khám thai tại BVPSTW ....................................... 18 Bảng 3.3 : Tổng số sản phụ tham gia tư vấn: ........................................... 18 Bảng 3.4: Thời điểm tham gia tư vấn ..................................................... 18 Bảng 3.5: Tỷ lệ sản phụ tham gia tư vấn trực tiếp và gián tiếp ................ 19 Bảng 3.6: Hình thức sinh của các sản phụ: .............................................. 19 Bảng 3.7: Thời điểm phỏng vấn sau sinh: ............................................... 20 Bảng 3.8: Liên quan tham gia tư vấn và nghề nghiệp của mẹ: ................. 20 Bảng 3.9: Liên quan hình thức tư vấn và hình thức sinh ở những bà mẹ được tư vấn ........................................................................... 21 Bảng 3.10: Các sản phụ tham khảo tài liệu về NCBSM và được tư vấn .. 21 Bảng 3.11:Liên quan nghề nghiệp và tham khảo tài liệu về NCBSM ......... 22 Bảng 3.12: Liên quan tham khảo tài liệu của các bà mẹ và số lần sinh ..... 22 Bảng 3.13: Liên quan hình thức tư vấn của các bà mẹ và số lần sinh ...... 23 Bảng 3.14: Liên quan thời điểm phỏng vấn sau sinh và hình thức tư vấn ............................................................................................. 23 Bảng 3.15: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tư vấn .................................... 24 Bảng 3.16: Hiệu quả nhắc lại các chỉ tiêu tư vấn ở các sản phụ ............... 27 Bảng 3.17: HIệu quả tư vấn của các nhóm ngành nghề khác nhau .......... 27 Bảng 3.18: Hiệu quả tư vấn ở các bà mẹ có số lần sinh khác nhau .......... 28 Bảng 3.19: Lý do các ba mẹ không tham gia tư vấn NCBSM ..................... 28 DANH MỤC BIỂU ĐÔ Thang Long University Library Biểu đồ 3.1: Số lần sinh của các sản phụ ................................................. 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. Bộ môn dinh dưỡng và an toàn thực phẩm. Trường ĐHYHN (1996). “Dinh dưỡng cho trẻ em”. Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, NXB Y Học tr. 116-119. 2. Bộ môn nhi. Trường ĐHYHN (2006). “Nuôi con bằng sữa mẹ”. Bài giảng nhi khoa tập 1 Nhà xuất bản Y học, Hà nội, tr 186-194. 3. Bộ môn Phụ Sản. Trường Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (2008). “Nuôi con bằng sữa mẹ”. Sản Phụ Khoa Nhà xuất bản y học, TP HCM, tr 171-181. 4. Bộ Y Tế: “Kế hoạch hành động Nuôi dưỡng trẻ nhỏ giai đoạn 2005- 2010”. Hà Nội 2/2005, tr 4. 5. Chương trình SKSS: “Tư vấn về SKSS và KHHGĐ”. 6. Nguyễn Kim Cảnh, Lê Bạch Mai (2004), “Một số nhận xét về tình hình sữa mẹ và cân nặng sơ sinh trẻ em”, Thông tin Dinh Dưỡng số 1, Viện Dinh Dưỡng. 7. Đào Ngọc Diễn, Nguyễn Trọng An và cộng sự (1993), “Tìm hiểu cách nuôi dưỡng trẻ em trong thời kỳ bú mẹ, hội thảo sữa mẹ, viện dinh dưỡng”, tr79. 8. Cao Thu Hương, Phạm Thúy Hòa, Trần Thúy Nga, Hà huy Khôi “Tình hình NCBSM ở một số xã thuộc các vùng sinh thái khác nhau”, Tạp chí Y học thực hành số 10/2003, tr 16. 9. Nguyễn Công Khẩn, Hoàng Đức Thịnh, Nguyễn Thị Thế Trâm. “Một số nhận xét về tập tính NCBSM qua điều tra dịch tễ tại 3 xã thuộc huyện Điện Bàn, Quảng Nam- Đà Nẵng”. Tạp chí vệ sinh phòng dịch 1995. Tập V, số 5, tr 391. 10. Trương Thị Hoàng Lan (2003), “Thực hành NCBSM và cho trẻ ăn bổ sung của các bà mẹ có con dưới 2 tuổi ại xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam”, luận văn tốt nghiệp bác sỹ Y khoa, trường ĐHYHN. 11. UNICEF Việt Nam, Trẻ em Việt nam. “Nuôi con bằng sữa hộp” http:// www. Unicef. Org/ Vietnam/ vi/ children.html, truy cập ngày 20/8/2012. Thang Long University Library Tài liệu nƣớc ngoài 12. Briend A., Wojtyniar R.M.G.H. (1988), “Breastfeeding nutritional state and child survival in rural Bangladesh, Br M J 296”, pp. 879-82. 13. Brown K.H., Black R.E., Lopez R.G., Kanashiro H.C. (1989).” Infants feeding practices and their relationship with diarrheal and other diseases in Huascar (Lima), Peru., Pediatrics 83”, pp. 31-40. 14. Chardra. R.K. (1979). “Prospective studies of the breastfeeding on incidence of infant allergy. Acta Pediatric Scand (68)”, pp. 691- 694. 15. Cunningham A.S. (1977). “Morbidity in breastfed and artificially fed infant. J Pediatric 90”, pp. 726- 729. 16. Cunningham A.S., Jlliffe D.B., Jelliffe E.F.P. (1991). “ Breastfeeding and health in the 1980 S: A Global epidemiological review, J Pediatric USA., 118, (50)”, pp. 659- 666. 17. Dixon G. (1992), “ Colostrum avoidance and early infant feeding in asian societies, Asian pacific iournal of clinical nutrition, Volume 4”, pp. 225-226. 18. Ducan J., Ey J., Holberg CJ. (1993). “Exclusive breastfeeding for at least 4 month protects against Otitis media. American Academy of Pediatrics 91 (5)”: pp. 687-872. 19. Ebrahim GJ. (1989). “Nutrition in mother and health. Macmilan education LTD”, pp. 84-89. 20. Elander J., Ey J., Holberg C.J. (1984). “Short mother infant separation during week of life influences the duaration of breastfeeding, Acta Pediatric. Scand. Suppl. 73”, pp. 237-240. 21. Helsing F., Kjxrnes U.S. (1985). “Silent revolution changes in maternity ward routine with regard to infant feeding in Noway 1973-1982. Acta pediatric scand 74”, pp. 332-337. 22. Kumar S., Nath L>M., Reddaiah V.P (1986). “ Factors influencing prevalence of breastfeeding in a resettlement colony of New Delhi. Indian J Pediatric may june 56 (3)”, pp. 358-91. 23. Lawrence R.A. (1989). “Breastfeeding- A guide for the medical professtion. Toronto, London”, pp. 29-102. 24. Monterio C., Rea M., Victoria C. (1990). “ Can infant mortality be duced by promoting breastfeeding? Evidence from Sao Paulo city. Health policy and planning. Oxford University England”, pp. 23-29. 25. Morrow T.M., Haude R.H., ernhart C.B. (1988).” Breastfeeding and cognitive development in the fist 2 years of life. Soc Sci, Med, Univercity of akron, Ohio, 26(6)”, pp.635-39. 26. National and Institute of nutrition /UNICEF (2003). “Vietnam during 3 years: 2000-2002. Medical publishing house, Hanoi”, pp 43-53. 27. Omotola R.D., A.Kingele (1985). “Infant feeding practices of urban low income group in Idaban. Nutrition reports inter national, 31 (4)”, pp. 11. 28. Popkin B,M., Yamatoto M.E., Griffin C.C. (1985). “Breastfeeding in the Philippines. The role of the health sector. J Boosoc Sci (9)”, pp. 99-125. 29. UNICEF (1990). “Stratery for improved of nutrition of childen and women in developing countries, an UNICEF policy review. Newyork 1990”, pp.20. 30. Rossiter J.C., Ledwidge H., Coulon L.(1993). “Indochinese womens breastfeeding practices following immigration to Sydney: Apilot Study. Agust J Adv Nurs. 10(3)”, pp. 3-9. (Abs). Thang Long University Library 31. Sjo lin S., Hofvander Y., Hollervik C. (1977). “Factor related to early termination of breastfeeding. A retrospective study in Sweden. Acta Pediatr.Scan 66”, pp. 505-511. 32. Swenson I.E., Thang N.M, Tieu P.X (1993). “Individual and community characteristics influencing breast duaration in Vietnam, Ann Hum Biol Jul Aug 20 (4)”, pp. 325-34. 33. Victoria C.G, Smith P.G, Barros P.C (1977), “ Risk factors for death due to respiratory infections among Brazilian infants. Int J Epidemol 18”, pp. 918-25. 34. Victoria C.G, Smith P.G., Barros F.C. et al. (1987), “Evidence for protection by breastfeeding against infants deaths from infections diseases in Brazin. Lancet 2”, pp.319-322. 35. WHO (1981). “Contemporary patterns of brestfeeding. Report on the collaborative stusdy on breasfeeding. WHO, Geneva”, pp. 2-51. 36. WHO (1993). “Breastfeeding- the technical basis and recommendation for action, geneva”, pp. 9-12, 14. 37. Who (2005). “ Practice at family and ommunity prove child survival, growth and development. Review on evidence based. Generva”., pp. 13-20. 38. WHO/UNICEF (2007). “Indicators for assessing ifant and young child feeding practices, part 1 definitions, Washingon, DC, USA”, pp. 11. 39. Wiliamson N.E. (1990). “Breastfeeding trends and the promotion program in the Philippines. Int J Gynaecol Obstet 31 supple 1”, pp. 35-31. 40. Winikof B., Baer E,C. (1980). “The obstertricans and the promotion program in the Philippines, Int J Gynaecol Obstet 31 supply 1”, pp. 35-45. 41. Zoysa I., Rea M., Martines J. (1991). “Why promote breastfedding in diarhoeal disease control programs? Oxford university. Health policy and planning 6 (4)”, pp. 371-379. Thang Long University Library PHIẾU PHỎNG VẤN STT:.. 1. Họ và tên:................Tuổi:........Phòng: . 2. Nghề nghiệp:......................... 3. Địa chỉ:......................... 4. Sinh con lần thứ mấy: a. 1 b. 2 c. 3 1. Thời điểm phỏng vấn nghiên cứu: Sau đẻ ngày thứ: 2. Hình thức sinh: a. Mổ đẻ b. Đẻ thường 3. Chị có khám thai tại BVPSTW không? a. Có b. Không c. Nơi khác 4. Chị có được tư vấn về nuôi con bằng sữa mẹ không? a. Có b. Không 5. Nếu được tư vấn thì tư vấn tại đâu? a. Tại BVPSTW b. Nơi khác 6. Hình thức tư vấn: a. Trực tiếp b. Gián tiếp 7. Thời điểm tư vấn NCBSM: a. Khám thai b. Sau sinh 8. Chị có tham khảo tài liệu tư vấn NCBSM không? a. Có b. Không 9. Người tư vấn a. Bác sĩ b. Điều dưỡng viên 10. Tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ có cần thiết không ? a. Có b. Không quan trọng 11. Nội dung tư vấn: TT Nội dung Có Không Ghi chú 1 Chào hỏi khách hàng và người tham gia đình họ một cách niềm nở, gây thiện cảm làm họ an tâm ngay từ khi tiếp xúc. 2 Người tư vấn giới thiệu: Tên, chức vụ, nhiệm vụ tại cơ sở. 3 Hỏi tên, tuổi, địa chỉ của khách hàng. 4 Hỏi về hoàn cảnh sống, tiền sử bệnh tật toàn thân và bệnh phụ khoa. 5 Gợi hỏi xem khách hàng đã biết gì về NCBSM. 6 Khéo léo gợi hỏi về nỗi lo lắng, băn khoăn có thể có của khách hàng. 7 Hỏi về tình trạng tiết sữa hiện nay, về biện pháp khách hàng sử dụng để tăng thêm lượng sữa. 8 Thái độ thân mật, gần gũi, lắng nghe, quan tâm, đồng cảm. 9 Nói về lợi ích của việc NCBSM 10 Hướng dẫn kỹ thuật cho con bú 11 Nói cho khách hàng biết các biện pháp để duy trì nguồn sữa mẹ. Nhấn mạnh về chế độ ăn, uống, cho con bú hoàn toàn cả ngày và đêm. 12 Giúp cho khách hàng hiểu biết đầy đủ những điều họ muốn biết hoặc những điều họ chưa hiểu. Nhấn mạnh cách cho con bú hoàn toàn Thang Long University Library trong 4-6 tháng. 13 Hướng dẫn thực hành cho con bú bằng biện pháp cầm tay chỉ việc. 14 Giải thích cho khách hàng hiểu về cơ chế tiết sữa, cơ chế duy trì sự tiết sữa với cách nói cụ thể, dễ hiểu. 15 Nói rõ các dấu hiệu bất thường cảnh báo một số bệnh về vú cần phải thông báo ngay cho cán bộ y tế (sốt, sưng đau ở núm vú,. ) 16 Giải thích và hướng dẫn cụ thể cách vệ sinh vú hàng ngày. 17 Khuyến khích khách hàng và gia đình thông tin cho cấn bộ y tế bất cứ khi nào thấy cần trao đổi hay cảm thấy bất thường trong việc NCBSM

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfb00190_9328.pdf
Luận văn liên quan