Đề tài Mối quan hệ biện chứng giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam

Đồng thời với việc gia nhập ASEAN, WTO công cuộc đổi mới kinh tế đã thu được kết quả to lớn trên mọi mặt về kinh tế, chính trị, xã hội. o Trong công cuộc đổi mới Đảng ta đặc biệt nhấn mạnh đổi mới tư duy và nhất là đối với cán bộ lãnh đạo, đó là một điều quan trọng trong công cuộc đổi mới. Việc đổi mới tư duy lãnh đạo để có thể tạo ra một cách thức làm việc mới nhưng không đồng nghĩa với việc đổi mới tư duy xa vời với thực tiễn. Ban thân tư duy là phản ánh yêu cầu đổi mới trong thực tiễn và gắn liền với thực tiễn o Kinh tế và chính trị luôn gắn liền không thể tách rời. Đổi mới chính trị phải dựa trên cơ sở đổi mới kinh tế và đáp ứng yêu cầu của đổi mới kinh tế

pdf10 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 2140 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Mối quan hệ biện chứng giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐÊ TÀI: MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA ĐỔI MỚI KINH TẾ VÀ ĐỔI MỚI CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM Lớp cao học K16H Nhóm 3 & 7 1. MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA KINH TẾ VÀ CHÍNH TRỊ 1.1 MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỔI MỚI KINH TẾ VÀ CHÍNH TRỊ  Kinh tế và chính trị là hai mặt cốt lõi của mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Trong đó kinh tế giữ vai trò quyết định  Kinh tế là nội dung vật chất của chính trị, còn chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế  Kinh tế với tính cách là kết cấu hiện thực sản sinh ra hệ thống chính trị tương ứng và quy định hệ thống đó  Sự tác động trở lại của chính trị đối với kinh tế được biểu hiện tập trung ở quyền lực Nhà nước và các sức mạnh vật chất tương ứng 1.2 SỰ TÁC ĐỘNG QUA LẠI GIỮA ĐỔI MỚI KINH TẾ VÀ ĐỔI MỐI CHÍNH TRỊ  Trong công cuộc đổi mới xã hội ngày nay, chúng ta cần thiết tiến hành đổi mới đồng bộ  Đổi mới kinh tế là cơ sở, tiền đề cho đổi mới chính trị, song muốn đổi mới kinh tế trước tiên Đảng và Nhà nước phải đổi mới quan điểm, nhận thức, cùng với đổi mới kinh tế phải tiến hành đổi mới chính trị.  Đổi mới chính trị sẽ tạo thuận lợi cho đổi mới kinh tế. Đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị gắn bó hữu cơ với nhau 2. ĐỔI MỚI KINH TẾ VÀ ĐỔI MỚI CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1 NHỮNG QUAN ĐIỂM ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG  Tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (6/1991) Đảng ta đã khẳng định:  Về quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, phải tập trung hết sức lực làm tốt đổi mới kinh tế, đáp ứng những đòi hỏi cấp bách của nhân dân, xây dựng cơ sở vật chất cho CNXHH  Đồng thời với đổi mới kinh tế từng bước đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị, phát huy ngày càng tốt hơn quyền làm chủ và năng lực sáng tạo của nhân dân trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội  Khẳng định phải tiến hành đổi mới đồng thời và thận trọng nhưng không được gây mất ổn định về chính trị  Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (6/1996) Đảng ta cũng đã khẳng định:  Phải kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm đồng thời từng bước đổi mới chính trị  Ổn định chính trị thực chất là giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước XNCH, bảo về và xây dựng thành công CNXH o Nghị quyết Đại hội IX đã chỉ ra Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm từ 2001 – 2010:  Đưa đất nước ta ra khỏi tình trang kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại  Thể chế kinh tế thị trường định hướng XNCH được hình thành về cơ bản, vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao  Quan điểm của Đảng ta là luôn trung thành với chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong quá trình đổi mới đất nước, khẳng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội không tách rời nhau. Đó là quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt đường lối cách mạng của Đảng. 2.2 THỰC TIỄN ĐỔI MỚI KINH TẾ VÀ ĐỔI MỚI CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM  Từ đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng Sản Việt Nam, đất nước ta chuyển sang một giai đoạn mới – giai đoạn thực hiện công cuộc đổi mới.  Trong những năm đầu của thời kỳ quá độ, nước ta tiến hành phát triển kinh tế theo hướng tập trung bao cấp. Chính giai đoạn này đã làm cho kinh tế đất nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Sau năm 1986, khi đất nước ta thực hiện những chính sách đổi mới: chuyển nền kinh tế chỉ huy, bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, cùng với đó là hàng loạt các chính sách kinh tế mới như đa dạng hóa các hình thức sở hữu, chấp nhận sở hữu tư nhân, tạo điều kiện cho nền kinh tế hộ gia đình phát triển, đa phương hóa kinh tế đối ngoại  Việc đổi mới chính sách kinh tế đã làm cho các ngành nghề và nhiều vùng thủ công truyền thống tưởng chừng đã bị mai một nay lại phát triển mạnh  Kinh tế tư nhân phục hồi đã làm xuất hiện nhiều doanh nghiệp lớn  Trong lĩnh vực nông nghiệp, từ sau khi thực hiện cải cách, chính sách khoán 10 được đưa vào thực hiện đã đem lại những thành quả to lớ làm cho đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện. Nước ta trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới  Đổi mới trong lĩnh vực công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp quốc doanh đã thu được kết quả là tốc độ tăng trưởng đạt trên dưới 15%/năm và có xu hướng ngày càng tăng  Luật đầu tư nước ngoài thông thoáng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, thu hút được nhiều vốn đầu tư từ nước ngoài. Kể từ khi thực hiện luật đầu tư trực tiếp từ nước ngoài đã có gần 1644 dự án được cấp giấy phép và với tổng số vốn đăng ký là gần 21,8 tỷ USD  Đồng thời với việc gia nhập ASEAN, WTO công cuộc đổi mới kinh tế đã thu được kết quả to lớn trên mọi mặt về kinh tế, chính trị, xã hội. o Trong công cuộc đổi mới Đảng ta đặc biệt nhấn mạnh đổi mới tư duy và nhất là đối với cán bộ lãnh đạo, đó là một điều quan trọng trong công cuộc đổi mới. Việc đổi mới tư duy lãnh đạo để có thể tạo ra một cách thức làm việc mới nhưng không đồng nghĩa với việc đổi mới tư duy xa vời với thực tiễn. Ban thân tư duy là phản ánh yêu cầu đổi mới trong thực tiễn và gắn liền với thực tiễn o Kinh tế và chính trị luôn gắn liền không thể tách rời. Đổi mới chính trị phải dựa trên cơ sở đổi mới kinh tế và đáp ứng yêu cầu của đổi mới kinh tế XIN CẢM ƠN!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthaoluantrietdoimokinhte_doimoichinhtrinhom37loph_4997.pdf
Luận văn liên quan