MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU1 BẢNG KÍ HIỆU VIẾT TẮT2 DANH MỤC BẢNG BIỂU3 Phần I. GIỚI THIỆU VỀ CÁC ĐỒNG TIỀN CHỦ CHỐT TRÊN THẾ GIỚI. 4 1. Đồng đô la Mỹ (USD)4 2. Đông Yên Nhật (JPY)6 3. Đồng Bảng Anh (GBP)6 4. Đồng Euro (EUR)6 Phần II: TỶ GIÁ JPY/USD8 2.1. Diễn biến tỷ giá JPY/USD giai đoạn 2005 đến nay và những nguyên nhân8 2.2. Dự báo JPY/USD19 2.2.1. Dự báo bằng học thuyết ngang giá sức mua (PPP)19 2.2.2. Dự báo bằng học thuyết ngang giá lãi suất (IRP)21 2.2.3. Dự báo bằng phương pháp phân tích kỹ thuật22 2.3. Ảnh hưởng của diễn biến tỷ giá JPY/USD tới Việt Nam24 Phần III: TỶ GIÁ GBP/USD28 3.1. Diễn biến tỷ giá GBP/USD giai đoạn 2006 đến nay và những nguyên nhân28 3.2. Dự báo tỷ giá GBP/USD43 3.2.1. Dự báo bằng học thuyết ngang giá sức mua (PPP)43 3.2.2. Dự báo bằng học thuyết ngang giá lãi suất (IRP)45 3.2.3. Dự báo bằng phương pháp phân tích kỹ thuật46 3.2.4. Dự báo bằng phương pháp hồi quy. 47 Phần IV: TỶ GIÁ EUR/USD56 4.1. Diễn biến tỷ giá EUR/USD giai đoạn 2006 - nay và những nguyên nhân. 56 4.2. Dự báo tỷ giá EUR/USD66 4.2.1 Dự báo bằng học thuyết ngang giá sức mua (PPP)66 4.2.2. Dự báo bằng học thuyết ngang giá lãi suất (IRP)68 4.2.3. Dự báo bằng phương pháp phân tích kỹ thuật69 4.3. Ảnh hưởng của tỷ giá EUR/USD tới Việt Nam71 KẾT LUẬN75 PHỤ LỤC79
LỜI NÓI ĐẦU
Từ lâu USD, EUR, JPY, GBP được thế giới công nhận là những đồng tiền mạnh và được sử dụng trong hầu hết các giao dịch thương mại, đầu tư quốc tế và chiếm một tỷ trọng lớn trong giỏ dự trữ ngoại tệ của các quốc gia. Cũng chính vì vậy mà biến động tỷ giá giữa các đồng tiền này sẽ ảnh hưởng lớn đến thị trường tiền tệ thế giới và đến mọi đối tượng có hoạt động liên quan đến chúng. Các doanh nghiệp thương mại xuất nhập khẩu quan tâm biến động giữa các đồng tiền này để lựa chọn đồng tiền thanh toán; các nhà kinh doanh ngoại hối theo dõi biến động tỷ giá để lựa chiến lược đầu tư, về phía chính phủ sẽ là cơ cấu lại giỏ dự trữ ngoại hối theo sự thay đổi sức mạnh các đồng tiền này. Mặt khác, diễn biến tỷ giá giữa các đồng tiền chủ chốt bộc lộ những vấn đề của nền từng quốc gia và thể hiện sự thay đổi tương quan sức mạnh kinh tế giữa các nền kinh tế hàng đầu thế giới. Đặc biệt cuộc khủng tài chính thế giới bắt đầu từ Mỹ cuối năm 2007 đã làm tăng thêm tính biến động tỷ giá giữa bốn đồng tiền này. Vậy, đâu là nguyên nhân của diễn biến này, xu hướng biến động ra sao và nó có ảnh hưởng gì đến Việt Nam trong thời gian tới?
Nhằm làm rõ những vấn đề trên, nhóm I lớp Anh 5- TCQTb-K46 đã thực hiện nghiên cứu đề tài: “Mối quan hệ giữa các đồng tiền chủ chốt giai đoạn 2005 đến nay”.
Bài nghiên cứu gồm 4 phần:
Phần I: Giới thiệu về các đồng tiền chủ chốt trên thế giới
Phần II: Tỷ giá JPY/USD
Phần III: Tỷ giá GBP/USD
Phần IV: Tỷ giá EUR/USD
Nhóm xin chân thành cảm ơn T.S Mai Thu Hiền đã giúp đỡ chúng em hoàn thành bài tiểu luận và rất mong nhận được sự góp ý của cô để bài nghiên cứu thêm hoàn thiện.
Phần I. GIỚI THIỆU VỀ CÁC ĐỒNG TIỀN CHỦ CHỐT TRÊN THẾ GIỚI
Các đồng tiền được coi là chủ chốt là do chúng chiếm tỷ trọng lớn trong các giao dịch quốc tế và sự biến động của chúng sẽ gây ra những ảnh hưởng lớn đến thị trường tiền tệ thế giới. Hiện nay các đồng tiền chủ chốt trên thế giới được công nhận bao gồm USD, EUR, JPY, GBP. Bằng chứng là, năm 1996 tổng vốn đầu tư của tư nhân trên thị trường quốc tế, phần đầu tư bằng USD chiếm 40%, bằng tiền của EU chiếm 37%, bằng Yên Nhật chiếm 12%. Theo các tài liệu của Ngân hàng thanh toán quốc tế, phần vay bằng Đôla Mỹ của các ngân hàng trên thị trường quốc tế chiếm 30% và bằng Yên Nhật 13%, còn phần tiền gửi bằng ngoại tệ tương ứng là 43%, 34% và 8%. Tính đến thời điểm năm 2008, gần 50% giá trị xuất nhập khẩu của thế giới thanh toán qua đồng USD và USD chiếm 40% khối lượng buôn bán ngoại tệ, các đồng tiền Châu Âu chiếm 35% và đồng Yên Nhật là 10% . SDR được định nghĩa theo các điều kiện của một rổ tiền tệ, bao gồm các loại tiền tệ chính được sử dụng trong thương mại và tài chính quốc tế. Tỷ lệ mỗi loại tiền tệ tạo ra một SDR được chọn theo tầm quan trọng tương đối của nó trong thương mại và tài chính quốc tế. Việc xác định loại tiền tệ trong rổ SDR và tỷ lệ của nó do Ban lãnh đạo của IMF thực hiện sau mỗi 5 năm.
Bảng 1: Tỷ lệ của các loại tiền tệ trong giai đoạn từ 2000 tới 2010
USD EUR JPY GBP
2001–2005 45% 29% 15% 11%
2006–2010 44% 34% 11% 11%
1. Đồng đô la Mỹ (USD)
Từ đô la không có ý nghĩa nào trong bất cứ ngôn ngữ la tinh nào, lúc đầu nó xuất hiện ở Châu Âu, sau đó 06/1775 Đại hội quốc dân Mỹ quyết định lấy đồng Đôla bằng kim loại hỗn hợp giữa bạc và vàng và cho đến thời kỳ nội chiến 1861-1865 đồng tiền đô la giấy mới xuất hiện. Nhưng những đồng Đôla này được đảm bảo bằng vàng và tự do chuyển đổi thành vàng 35USD/ 1 ounce. Đồng Đôla Mỹ trong lịch sử phát triển của mình đều tăng giá, mãi đến 1934 lần đầu tiên nó bị mất giá và liên tục trong 60 năm qua đồng đô la Mỹ bị mất giá đến 10 lần (1 đô la Mỹ năm 1993 chỉ bằng 10 xu Mỹ năm 1933). Năm 1971 chính phủ Mỹ tuyên bố bãi bỏ chế độ đổi đô la lấy vàng và tỷ giá cố định của đồng đô la bị bãi bỏ.
Những năm cuối thế kỷ 20 dưới thời tổng thống Mỹ Bill Clinton nền kinh tế Mỹ mạnh hơn, đồng đô la Mỹ lên giá so với các loại tiền tệ khác. Nhưng sang đầu thế kỷ 21, dưới thời tổng thống Bush, đặc biệt sau cuộc khủng bố tấn công vào nước Mỹ 11/9/2001, thị trường tài chính Mỹ lâm vào khó khăn kinh tế tài chính. Sau gần 8 năm mở cuộc chiến tranh tại Iraq, Mỹ đã bỏ gần 3000 tỷ USD cho cuộc chiến, thêm vào đó do chính sách cho vay tiền để xây nhà và đầu cơ vào bất động sản dễ dãi trong 5 năm (2003-2008), đồng đô la Mỹ bị mất giá bình quân 25% so với các đồng ngoại tệ mạnh cơ bản khác. Ngoài ra, chính phủ Hoa Kỳ cố ý chủ trương duy trì đồng đô la yếu nhằm kích thích xuất khẩu, giảm nhập siêu, thu hút khách du lịch đến Mỹ, . cũng là những nhân tố quan trọng làm mất giá USD.
Biểu đồ 1: % thay đổi giá trị của GBP, EUR, JPY so với USD giai đoạn 2000 - 2010
Đồng Đôla Mỹ yếu thúc đẩy xu hướng đa dạng hóa sử dụng các đồng tiền ngoại tệ mạnh khác và vàng làm dự trữ tiền tệ quốc gia và quốc tế. Tuy vậy, đồng USD yếu sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến khả năng phục hồi của nền kinh tế thế giới, ảnh hưởng không chỉ đến các nước phát triển mà cả các nước đang phát triển.
Đặc biệt nếu USD yếu, khả năng phục hồi kinh tế của châu Âu sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, ngân hàng trung ương các nước đều thống nhất là tìm cách phục hồi dần giá trị của USD.
2. Đông Yên Nhật (JPY)
Đồng Yên được ngân hàng Nhật Bản phát hành năm 1895 có thể đổi lấy bạc trong giai đoạn 1897-1917, có thể đổi lấy vàng trong giai đoạn 1929- 1933. Ngày nay đồng Yên Nhật không thể trực tiếp quy đổi ra vàng nhưng đồng Yên ngày càng lên giá (lên giá gần 4 lần so với cách đây 20 năm). Cùng với sự phát triển của kinh tế Nhật, vị trí đồng Yên ngày càng có vai trò lớn trong hệ thống tiền tệ thế giới, đặc biệt các nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Năm 1997-1998 nên kinh tế Nhật Bản bị suy thoái nặng nề, chỉ riêng 6 tháng đầu năm 1998 đồng Yên Nhật bị mất giá 15% so với đồng đô la Mỹ. Sự mất giá của đồng Yên Nhật đe dọa kinh tế đối ngoại của nhiều nước trong đó có Việt Nam.
Ba năm gần đây 2006-2008, kinh tế Nhật Bản đã bước ra khỏi trì trệ kéo dài và tăng trưởng ở mức 2-3% và trở thành nền kinh tế lớn thứ hai sau Hoa Kỳ. Đồng Yên Nhật lên giá mạnh so với đồng đô la Mỹ đã tác động nhất định đến hoạt động xuất nhập khẩu của Nhật Bản.
3. Đồng Bảng Anh (GBP)
Cuối thế kỷ thứ 19 đầu thế kỷ 20 cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Anh, đồng Bảng Anh là đồng tiền mạnh được đảm bảo bằng vàng và được tự do chuyển đổi. Nhưng ngày nay sau nhiều năm liên tục nền kinh tế Anh bị suy thoái thì uy tín và vai trò của đồng Bảng Anh trên thị trường tiền tệ thế giới bị giảm sút, đặc biệt từ khi đồng Bảng Anh rút ra khỏi hệ thống tiền tệ Châu Âu (EMS). Từ năm 2000 đến 2008 đồng Bảng Anh lên giá mạnh so với đồng đô la Mỹ , thời điểm cao nhất vào tháng 11/2007 tỷ giá USD/GBP là 2.0907, và đến nay GBP mất giá so với USD.
4. Đồng Euro (EUR)
Thập niên 70 cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bùng nổ, hệ thống bản vị lấy vàng làm gốc bảo đảm giá trị tiền tệ bị xóa bỏ, 2 nước Đức và Pháp đề xuất thành lập ‘hệ thống tiền tệ Châu Âu ‘ lập ra tiền tệ thanh toán chung của 9 nước thành viên EEC lúc bấy giờ gọi là đồng ECU ( European Currency Unit). Đồng Ecu được hình thành năm 1979 từ nhiều đồng tiền tệ của các nước hội viên theo phương pháp rổ tiền tệ. Chức năng nhiệm vụ của đồng Ecu lúc bấy giờ tương tự như đồng SDR, nó chỉ là một chỉ số cho biết tỷ giá chuyển đổi giữa các đồng tiền của các quốc gia thuộc EMU (liên minh tiền tệ kinh tế). Năm 1995 tại hội nghị thượng đỉnh Madrid quyết định cho ra đời đồng Euro thay thế đồng Ecu. Tháng 5/1998, tại Bruxell, Hội đồng Châu Âu đã công bố sự ra đời liên minh kinh tế và tiền tệ Châu Âu (EMU) gồm 11 nước thành viên , thành lập Ngân hàng trung ương Châu Âu chính thức chịu trách nhiệm vận hành một chính sách tiền tệ chung của Liên minh từ ngày 1/1/2009. Từ ngày 1/1/1999, đồng Euro chính thức đi vào lưu hành với đầy đủ tư cách của 1 đồng thực, chung và duy nhất cho 11 quốc gia thuộc EMU. Từ tháng 1/2000, Hy Lạp là thành viên thứ 12 gia nhập EMU. Tuy nhiên các giao dịch bằng đồng Euro chỉ giới hạn trong các giao dịch ngân hàng không dùng tiền mặt đối với tất cả các nước thành viên.
Giai đoạn từ 1/1/1999 đến 1/1/2000 là giai đoạn chuyển đổi của đồng Euro trong lưu thông không dùng tiền mặt, được tiến hành thông qua tỷ giá chuyển đổi song phương cố định vĩnh viễn từ các đồng bản tệ thuộc 12 nước thành viên sang Euro. Từ ngày 1/1/2002, đồng Euro được chính thức đưa vào lưu thông. Khoảng 60 tỷ đồng tiền giấy và 37 tỷ tiền xu đã được phát hành trên khắp 12 nước thuộc khu vực EMU. Công cuộc đổi tiền đã được diễn ra liên tục trong 6 tháng và kết thúc vào 30/6/2002. Trong vòng 6 tháng, tại 12 nước thuộc khu vực đồng tiền trong lưu thông tiền tệ : đồng bản tệ và đồng Euro. Tuy nhiên các đồng bản tệ chỉ được coi là một biểu hiện khác của đồng Euro. Kể từ ngày 1/7/2002, các đồng bản tệ của 12 nước thành viên đã kết thúc lịch sử tồn tại của mình, rút khỏi lưu thông và chính thức nhường chỗ hoàn toàn duy nhất cho đồng Euro lưu hành hợp pháp. Đến nay đồng Euro đã chính thức tồn tại ở 16 quốc gia và sử dụng không chính thức tại 3 quốc gia.
Theo nghiên cứu của Ngân hàng Trung ương Châu Âu, dự trữ ngoại tệ của thế giới ở đồng Euro liên tục gia tăng : năm 2001 là 13%, năm 2002 là 16,4%, năm 2003 là 18,7%, tháng 9/2007 là 26,4% . Sự ra đời của đồng Euro làm thay đổi cục diện của các đồng tiền mạnh trên thế giới, làm cho hoạt động tài chính và thương mại thế giới ít lệ thuộc hơn vào đồng đô la Mỹ.
85 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3020 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mối quan hệ giữa các đồng tiền chủ chốt giai đoạn 2005 đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m phát liên quan đến tiêu dùng sẽ chỉ dao động 1% cho đến 1,1% Những dự báo về kinh tế Mỹ, 18/7/2010, từ:
trong thời gian tới.
Thời điểm ban đầu, 1 GBP = E0 USD
Thời điểm t, 1 GBP = E1 USD
Sự thay đổi tỷ giá ∆E = (E1 - E0)/ E0
П1 : lạm phát tại Anh
П2: lạm phát tại USA
Theo PPP thì ta có: 1.(1+ П1) GBP = E0. (1+ П2) USD
Như vậy E1 = E0. (1+ П2)/ (1+ П1)
→ ∆E = (E1 - E0)/ E0 = (П2 - П1)/(1+ П1)
Để đơn giản cho việc tính toán lấy lạm phát ở Anh và Mỹ trong 2010 là 3.1% và 1.1%. Như vậy tính tại thời điểm cuối năm 2010, tỷ giá sẽ thay đổi là
∆E = (0,011- 0,031)/(1+ 0,031) = -1.9%. Đây là mức thay đổi so với thời điểm đầu năm 2010.
Ở ngày 4/1/2010, tỷ giá là 1 GBP = 1.6121 USD. Với mức giảm 1.9% thì tỷ giá vào ngày 31/12/2010 sẽ là GBP/USD = 1,5815
Sang năm 2011, tính tương tự với lạm phát ở Anh là 2% và ở Mỹ vẫn là 1.1%, thì ta sẽ có tỷ giá thay đổi là:
∆E = (0,011 – 0,02)/(1 + 0,02) = -0,8%. Đây là mức giảm so với thời điểm cuối năm 2010.
→ Tỷ giá ngày 31/12/2011 sẽ là GBP/USD = 1.5688
Như vậy so với thời điểm hiện tại, ngày 24/9/2010, tỷ giá đang được giao dịch là GBP/USD = 1,5683 thì tỷ giá cuối năm 2010 sẽ tăng (1,58 – 1,5683)/1,5683 = 0.75%, tỷ giá cuối năm 2011 sẽ tăng (1,5688 – 1,5683)/1,5683 = 0.032%.
3.2.2. Dự báo bằng học thuyết ngang giá lãi suất (IRP)
Cùng với lạm phát thấp, báo cáo của FED cũng dự báo rằng tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cả năm 2010 của kinh tế Mỹ sẽ ở mức 3 - 3,5%, thấp hơn so với ngưỡng 3,2 - 3,7% cũng do cơ quan này đưa ra hồi tháng 4. FED cũng dự báo tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ hiện đang ở mức 9,5%, trong trường hợp khả quan nhất sẽ giảm xuống còn 9,2% vào cuối năm nay. Chính nguyên nhân này mà FED sẽ có thể tiếp tục duy trì lãi suất cơ bản ở mức thấp kỷ lục 0.25%- 0 % để thúc đẩy tăng trưởng sau khi nền kinh tế Mỹ.
Trong tháng 8, BOE cũng công bố rằng tỷ lệ tăng trưởng của Anh chỉ có thể đạt mức cao nhất là 3% thay vì 3.6% như công bố ở tháng 5. Thêm vào đó là việc trong thời gian tới, nền kinh tế Anh sẽ phải đối mặt với việc tái cân bằng chi tiêu trong khối ngành công và tư nhân đồng thời chú trọng tới xuất khẩu. Giới phân tích cũng đang dự đoán răng số lượng người thất nghiệp tại Anh sẽ tiếp tục gia tăng sau khi chính phủ thắt chặt chi tiêu trong khối ngành công. Do đó BOE cũng sẽ có thể duy trì mức lãi suất thấp kỉ lục 0.5% đến tận năm 2011 để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế NHTW Anh hạ dự báo tăng trưởng kinh tế, 12/08/2010, từ:
.
Thời điểm ban đầu, 1 GBP = E0 USD
Thời điểm t, 1 GBP = E1 USD
Sự thay đổi tỷ giá ∆E = (E1 - E0)/ E0
R1: lãi suất lại Anh
R2: lãi suất tại USA
Theo học thuyết ngang giá lãi suất, tại thời điểm t
1. (1 + R1) GBP = E0 (1 + R2) USA
→ E1 = E0 (1 + R2)/(1 + R1)
→ ∆E = (E1 - E0)/ E0 = (R2 - R1)/(1 + R1)
Trường hợp lãi suất FED duy trì là 0,25% và Anh là 0.5%, thì sự biến động tỷ giá là:
∆E = (0,0025 – 0,005)/(1+0,005) = -0,248%
Trường hợp FED giữ lãi suất là 0%, Anh là 0.5% thì sự biến động tỷ giá là:
∆E = (0 - 0,005)/(1+0,005) = - 0.496%
Với tỷ giá đầu năm ngày 4/1/2010 là GBP/USD=1.6121 thì tỷ giá vào cuối năm (31/12/2010) sẽ có 2 trường hợp:
+ Với lãi suất 0,25% thì tỷ giá giảm về GBP/USD = 1, 608
+ Với lãi suất 0% thì tỷ giá giảm về GBP/USD = 1,604
So sánh hai tỷ giá này với thời điểm hiện tại là ngày 24/9/2010, GBP/USD = 1,5683 thì tỷ giá sẽ tăng lần lượt là 2.53% và 2.28 %.
Như vậy, tổng hợp từ hai phương pháp PPP và IRP thì tỷ giá cuối năm sẽ tăng khoảng từ 0.75- 2.53% so với thời điểm hiện tại 24/9/2010.
3.2.3. Dự báo bằng phương pháp phân tích kỹ thuật
Tỷ giá GBP/USD (chỉ số) đã có giai đoạn đi ngang trong tháng 8/2010, sau giai đoạn tăng giá mạnh từ tháng 6 vừa qua. Việc đi ngang của chỉ số đã làm cho dải Bollinger band bị thu lại khá hẹp. Hai đường trung bình MA12 và MA25 đều đang có xu hướng đi ngang. Song 3 phiên trở lại đây, chỉ số đang có những dấu hiệu tốt trở lại. Hai phiên tăng điểm với cây nến thân dài, chứng tỏ sức cầu là khá mạnh và đã áp đảo lực cung.
Sự vượt lên trên của đường giá so với hai đường trung bình, cũng cho thấy được sự tăng điểm trong ngắn hạn, tuy nhiên phiên 16/9 đã có sự điều chỉnh nhẹ về mức 1,5620. Nếu trong những phiên tới, tỷ giá sẽ vượt dải trên của dải băng Bollinger band thì xu thế tăng sẽ được khẳng định chắc chắn hơn.
Các chỉ báo kĩ thuật: MACD vẫn chưa vượt lên trên được đường tín hiệu, hai đường vẫn đang nằm sát nhau cho thấy xu thế đi ngang vẫn chưa chấm dứt. Việc tăng điểm mạnh trong 2 phiên vừa qua, đã cho chỉ báo dòng tiền MFI có những thay đổi rõ rệt đạt 61 và tiếp tục hướng lên trên.
Chỉ báo Bull trong giai đoạn tăng mạnh trước đã cho thấy sức mua cũng như tín hiệu đầu cơ như thế nào. Việc tăng điểm 2 phiên vừa qua, đã cho chỉ báo này có những thay đổi rõ rệt so với giai đoạn đi ngang trước đó, song vẫn ở mức thấp.
Tóm lại, đánh giá về xu thế của tỷ giá GBP/USD về ngắn hạn của thể sẽ tiếp tục tăng, nếu giá vượt qua được dải băng phía trên và làm mở rộng dải băng bollingder thì xu thế tăng sẽ được khẳng định chắc chắn hơn. Ngưỡng kháng cự 1,600 sẽ là ngưỡng kháng cự rất mạnh của tỷ giá.
3.2.4. Dự báo bằng phương pháp hồi quy
Giới thiệu mô hình hồi quy
Một phương pháp tiếp theo mà các nhà kinh tế học thường dùng để dự báo tỷ giá là dùng mô hình kinh tế lượng về nhân tố xác định tỷ giá. Sau đây là mô hình cấu trúc dùng để dự báo tỷ giá danh nghĩa đã được khảo sát bởi Meese and Rogoff (1983a,b) với các yếu tố được cho là ảnh hưởng tới tỷ giá, bao gồm:
Lượng cung tiền (M2): Đây là một trong những yếu tố quan trọng tác động vào tỷ giá. Khi tỷ giá được thả nổi, lượng cung về tiền tệ sẽ ảnh hưởng đến sự biến động của tỷ giá. Theo quy luật cung – cầu, khi lượng cung với một đồng tiền tăng thì đồng tiền đó giảm giá và ngược lại.
Tổng sản phẩm công nghiệp (Y): Hoạt động sản xuất của một nước quyết định đến lượng cầu về yếu tố đầu vào, tỷ lệ yếu tố đầu vào nội và ngoại nhập. Sản lượng công nghiệp cũng quyết định đến lượng hàng hóa trong nền kinh tế, giá cả hàng hóa, tỷ lệ hàng hóa nội và ngoại nhập. Như vậy, tổng sản phẩm công nghiệp quyết định đến lượng cầu về nội – ngoại tệ.
Lãi suất trong ngắn hạn (R): Các nhà đầu tư trên thị trường quốc tế thường lợi dụng sự khác nhau giữa lãi suất các nước để mua bán các đồng tiền nhằm ăn chênh lệch. Hoạt động này khiến cho các dòng tiền tệ không ngừng ra vào một quốc gia, làm cho lượng cung – cầu nội tệ và ngoại tệ không ngừng thay đổi và dẫn đến tỷ giá thay đổi theo. Sở dĩ là lãi suất trong ngắn hạn vì lãi suất ngắn hạn ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ hội ăn chênh lệch, vì cơ hội ăn chênh lệch dễ mất đi và các nhà đầu tư cũng thường chỉ căn cứ vào lãi suất ngắn hạn để tìm cơ hội kiếm lời chênh lệch.
Lạm phát kỳ vọng (∏e): Kỳ vọng của mọi người trong xã hội về lạm phát cũng quyết định đến cầu về đồng tiền trong nước và về ngoại tệ. Khi dân chúng nghĩ lạm phát trong tương lai tăng thì họ sẽ có động lực tiêu dùng nhiều hơn trong hiện tại và dẫn đến lượng cầu về nội tệ tăng. Tương tự với trường hợp lạm phát được kỳ vọng giảm.
Cán cân thương mại (TB): Hoạt động xuất nhập khẩu đem lại sự biến đổi về lượng nội tệ và ngoại tệ trong nền kinh tế, dẫn đến biến động về tỷ giá.
Cụ thể, theo MR, mô hình hồi quy tỷ giá là:
s = β0 + β1(mt – mt*) + β2(yt – yt*) + β3(rt – rt*)+ β4(∏et -∏e*t) + β5(TBt – TBt*) + ut
Trong đó: s: Loga nêpe (ln) của tỷ giá giao ngay (GBP/USD)
m: Loga nêpe (ln) của lượng cung tiền
y: Loga nêpe (ln) của tổng sản phẩm công nghiệp
r: lãi suất ngắn hạn
∏e: lạm phát kỳ vọng
TB: tỷ lệ tăng của cán cân thương mại
u: biến ngẫu nhiên
(Biến với dấu * là của nước Anh USD là đồng nội tệ, GBP là đồng ngoại tệ
)
Do tỷ lệ lạm phát kỳ vọng là một biến số khó theo dõi nên có thể thay thế bằng một biến trễ là sự thay đổi của CPI hai nước.
Đối với hai nước công nghiệp phát triển như Anh và Mỹ, tổng sản phầm công nghiệp chiếm phần lớn trong tổng sản phầm công nghiệp quốc dân nên có thể thay thế biến số y là Logarit tự nhiên của GDP hai nước.
Như vậy, mô hình hồi quy sẽ là:
st = β0 + β1(mt - mt*)+ β2(yt – yt*) + β3(rt - rt*) + β4(ct - ct*) + β5(TBt - TBt*) + ut (1)
Trong đó: yt: Loga nêpe (ln) của GDP
ct: biến trễ của CPI
Tổng hợp số liệu và hồi quy mô hình bằng eview
Dựa vào mô hình (1) tiến hành thu thập và xử lý số liệu được bảng số liệu (phụ lục 1)
Trong đó các số liệu được thống kê theo quý từ Q1/2005 tới hết Q2/2010, cụ thể:
+ Tỷ giá giao ngay được lấy theo báo cáo quý từ Ngân hàng trung ương các nước liên quan
+ Cung tiền (M2) theo báo cáo quý
+ GDP: số liệu thống kê theo quý
+ Lãi suất ngắn hạn: là lãi suất 30 ngày trung bình quý
+ Biến trễ CPI: năm cơ sở là năm 2000
+ Cán cân thương mại tích lũy: năm cơ sở là năm 2000
Kết quả hồi quy mô hình theo phương pháp bình phương nhỏ nhất OLS (Ordinary Least Squares)
Dependent Variable: Y
Method: Least Squares
Date: 09/29/10 Time: 17:02
Sample (adjusted): 2005Q1 2010Q2
Included observations: 22 after adjustments
Variable
Coefficient
Std. Error
t-Statistic
Prob.
C
23.42541
9.930101
2.359031
0.0314
X1
-2.309101
1.327638
-1.739256
0.1012
X2
-4.968691
2.100672
-2.365287
0.0310
X3
0.008704
0.013714
0.634660
0.5346
X4
-0.008249
0.024350
-0.338765
0.7392
X5
0.009907
0.066056
0.149984
0.8827
R-squared
0.721654
Mean dependent var
0.568453
Adjusted R-squared
0.634671
S.D. dependent var
0.113718
S.E. of regression
0.068734
Akaike info criterion
-2.290142
Sum squared resid
0.075590
Schwarz criterion
-1.992585
Log likelihood
31.19156
F-statistic
8.296484
Durbin-Watson stat
1.060907
Prob(F-statistic)
0.000498
Với X1, X2, X3, X4, X5 lần lượt là các biến theo đúng thứ tự như phương trình (1)
Vậy ta có hàm hồi quy mẫu như sau:
= 23.42541 - 2.309101(mt - mt*) - 4.968691(yt – yt*) + 0.008704(rt - rt*) -0.008249(ct - ct*) + 0.009907(TBt - TBt*) (3)
R2 = 0.721654, như vậy có thể thấy mô hình hồi quy giái thích được 72.16% sự biến thiên của tỷ giá GBP/USD. Đồng thời có thể thấy được mức độ ảnh hưởng của từng biến tới tỷ giá thông qua các hệ số beta.
Ước lượng tỷ giá từ mô hình hồi quy
Sử dụng phương trình trên ta có thể đưa ra dự báo về tỷ giá GBP/USD vào cuối năm 2010 như sau:
+ Bước 1: tiến hành tập hợp các số liệu dự báo về các yếu tố kinh tế tác động đến tỷ giá vào cuối năm 2010, ta có kết quả như sau Số liệu tổng hợp từ: BCC UK Economic Forecast – September 2010, David Kern, Chief Economist at the BCC; Quarterly Economic Forecast – www.td.com/economics ;
;
:
MS
GDP
R
CPI
TB
US
8673
14677
0.25
127.1196
-150.25
UK
1231.96
365.4605
0.5
123.6346
-11.6263
+ Bước 2: xử lý số liệu ở bước 1, ta được bảng giá trị các biến:
ln(MSus)-ln(MSuk)
ln(GDPus)-ln(GDPuk)
RSus-Rsuk
CPI(us)- CPI(uk)
% TB(us)-Tb(uk)
1.951608614
3.692878729
-0.25
4.485067709
1.537163387
(2)
+ Bước 3: ước lượng khoảng tin cậy 95% của giá trị cá biệt s0 bằng phương pháp ma trận.
Gọi X0 là ma trận tập hợp các giá trị tại bảng (2)
Với các giá trị tại bảng (2) thay vào (3) ta có:
23.42541429 +1.951608614* (-0.761532209) + 3.692878729*(-4.968691203)
-0.25*0.008703832 +4.485067709*(-0.008248917) + 1.537163387*0.009907289
= 0.546234
Như vậy phương sai của giá trị cá biệt là:
Var(s0|X0) = Var() + 2 = 2 [1+ X0’(X’X)-1X0]
Từ kết quả hồi quy Eview ta có:
2 = RSS/(n-k) = 0.075590019/(22-6) = 0.004724
Sử dụng Excel tính giá trị ma trận X0’(X’X)-1X0 , với X là ma trận của 22 quan sát, ta có | X0’(X’X)-1X0 | = 0.568902
Vậy Var(s0|X0) = 0.004724[1+ 0.568902] = 0.007411
Ta có: Se(s0|X0) = = 0.08609
Với ta có khoảng tin cậy của giá trị cá biệt là:
0.546234 – 2.12*0.08609 E(Y|X0) 0.546234 + 2.12*0.08609
0.363723 E(Y|X0) 0.728745
Vậy tỷ giá cuối năm 2010 sẽ nằm trong khoảng [1.43868;2.0725]
3.3. Ảnh hưởng của cặp GBP/USD đến Việt Nam
3.3.1. Bối cảnh quan hệ kinh tế Việt Nam - Anh
Việt Nam và Anh thiết lập quan hệ ngoại giao cấp đại sứ ngày 11/9/1973. Hiện nay quan hệ Việt -Anh đang phát triển khá rộng trên nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, giáo dục, quốc phòng… Anh đã ký với ta hầu hết các hiệp định kinh tế khung; dự kiến đưa Việt Nam thành một trong những nước nhận viện trợ ODA hàng đầu trong khu vực.
a.Thương mại
Quan hệ thương mại Việt Nam Anh tăng nhanh từ những năm 90 đến nay, Việt nam liên tục xuất siêu. Những mặt hàng xuất chủ yếu : giày dép (53%), dệt may (12%), chè và cà phê (8%), gạo (8%), thuỷ sản (3%), cao su… Những mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ Anh: hàng gia công chế biến và thiết bị công nghiệp (38%), hoá chất (21%), thiết bị viễn thông (6%), thuốc lá (3%)…
Các sản phẩm chính Việt Nam xuất khẩu sang Anh
Giầy dép: 340.840.000 Bảng
Quần áo may sẵn và chi tiết phụ liệu: 156.813.000 Bảng
Đồ gỗ và phụ kiện: 133.225.000 Bảng
Các mặt hàng tổng hợp: 34.552.000 Bảng
Cà phê, trà và dừa: 27.777.000 Bảng
Bảng 3. 8: Tổng giá trị xuất nhập khẩu sang thị trường Anh
Đơn vị: Triệu bảng
Năm
Xuất khẩu
Nhập khẩu
2009
1,059
209
2008
1,025
167.6
2007
860.5
133.7
2006
809.5
95.7
2005
721
81.7
2004
714.5
105.2
2003
606.8
100.6
2002
487.9
80
2001
428.1
90.4
2000
385.4
93.2
Các sản phẩm chính của Anh xuất khẩu sang Việt Nam bao gồm
Thiết bị và máy phát điện: 36.885.000 Bảng
Thiết bị và máy móc công nghiệp: 14.499.000 Bảng
Sản phẩm dược và y tế: 8.407.000 Bảng
Dịch vụ chuyên môn, khoa học và điều khiển: 6.739.000 Bảng
Các mặt hàng sản xuất tổng hợ: 5.991.000 Bảng Ban Thống Kê & Phân Tích, Vụ Chiến Lược, Bộ Thương Mại và Công Nghiệp Anh (DTI Statistical & Analysis Directorate, Strategy Unit)
b. Đầu tư
Các công ty Anh vào Việt Nam sớm (1988-89) nhưng chủ yếu tập trung vào dầu khí (70% tổng đầu tư); đầu tư của Anh bao gồm cả các chi nhánh công ty ở Malaysia, Singapore, Hongkong…nhưng không bao gồm đầu tư của các công ty nước ngoài đăng ký tại British Virgins Islands.
Năm 2009 các doanh nghiệp Anh đã đầu tư hơn 2 tỉ USD vào Việt Nam. Hiện Anh là nước đầu tư lớn thứ ba trong khối EU vào Việt Nam với 126 dự án. Trong 8 tháng đầu năm 2009, trao đổi thương mại 2 chiều đã bằng cả năm 2008.
c. Hợp tác phát triển
Năm 1992, Chính phủ Anh bắt đầu nối lại viện trợ cho Việt Nam. Giai đoạn 1992-1998, Anh viện trợ không hoàn lại cho ta khoảng 20 triệu USD. Ngân sách viện trợ mà Chính phủ Anh dành cho Việt Nam cho hai năm 2003-2004 khoảng 40 triệu USD/năm; 2005/2006 sẽ tăng lên hơn 100 triệu USD/năm. Từ 2005, lần đầu tiên Anh đề nghị thực hiện phương thức hỗ trợ ngân sách trực tiếp cho các chương trình xóa đói giảm nghèo của Chính phủ ta.
3.3.2. Ảnh hưởng của cặp tỷ giá GBP/USD lên kinh tế Việt Nam
Trường hợp
Khả năng xảy ra
Ảnh hưởng
GBP/USD tăng
GBP/VND tăng, USD/VND không thay đổi
- Kim ngạch xuất khẩu vào Anh tăng, kim ngạch nhập khẩu giảm
- Đầu tư nước ngoài từ Anh vào Việt Nam tăng
- Quan hệ với Mỹ không chịu tác động nhiều
GBP/VND không thay đổi, USD/VND giảm
- Quan hệ với Anh không thay đổi nhiều
- Xuất khẩu sang Mỹ giảm
- Đầu tư từ Mỹ vào Việt Nam giảm
- Nhập khẩu các sản phẩm từ Mỹ tăng
GBP/VND tăng, USD/VND giảm
- Kim ngạch xuất khẩu vào Anh tăng, kim ngạch nhập khẩu giảm
- Đầu tư nước ngoài từ Anh vào Việt Nam tăng
- Xuất khẩu sang Mỹ giảm
- Đầu tư từ Mỹ vào Việt Nam giảm
- Nhập khẩu các sản phẩm từ Mỹ tăng
GBP/USD giảm
GBP/VND giảm, USD/VND không thay đổi
- Xuất khẩu vào Anh giảm
- Luồng vốn đầu từ từ Anh vào Việt Nam giảm
GBP/VND không thay đổi, USD/VND tăng
- Xuất khẩu sang Mỹ tăng
- Nhập khẩu các sản phẩm từ Mỹ giảm
- Luồng vốn đầu tư từ Mỹ vào Việt Nam tăng
GBP/VND giảm, USD/VND không thay đổi
- Xuất khẩu vào Anh giảm
- Luồng vốn đầu từ từ Anh vào Việt Nam giảm
- Xuất khẩu sang Mỹ tăng
- Nhập khẩu các sản phẩm từ Mỹ giảm
- Luồng vốn đầu tư từ Mỹ vào Việt Nam tăng
Phần IV: TỶ GIÁ EUR/USD
4.1. Diễn biến tỷ giá EUR/USD giai đoạn 2006 - nay và những nguyên nhân
Biểu đồ 4. 1: Diễn biến tỷ giá EUR/USD giai đoạn từ năm 2006 – nay
Nguồn Yahoo Finance
Dựa vào đồ thị diễn biến chính của tỷ giá trong giai đoạn từ đầu năm 2006 đến nay, có thể chia làm các thời kì chính như sau:
1/2006-6/2008: tỷ giá tăng
7/2008-10/2008: tỷ giá giảm giá mạnh
11/2008-2/2009: biến đổi bất ngờ của tỷ giá
3/2009-11/2009: tỷ giá tăng giá trở lại
11/2009-5/2010: tỷ giá giảm
6/2010-nay: hồi phục trở lại của đồng EUR
Giai đoạn 1/2006-6/2008
Biểu đồ cho thấy xu hướng lên giá của đồng EUR so với đồng Đôla trong suốt giai đoạn này. Đồng EUR đã tăng 20% so với USD. Tuy nhiên, xu hướng này không đều đặn mà có sự ngắt quãng, dừng lại rồi tiếp tục tăng mạnh. Cụ thể vào giai đoạn đầu của năm 2007, trước khi có sự tăng vụt với mức 6,5% ở giai đoạn sau, tỷ giá EUR/USD chỉ tăng nhẹ ở mức 3%.
Sự bất cân xứng trong thực trạng kinh tế dẫn đến sự suy giảm của USD. So với các đồng tiền khác, giá trị đồng EUR đã tăng lên đáng kể tuy nhiên giá trị đồng Đôla Mỹ vẫn trong tình trạng suy yếu. Đồng tiền Mỹ đang bị chịu tác động từ sự suy thoái nền kinh tế liên đới tới sự suy giảm giá trị của rất nhiều tài sản khác. Bắt đầu từ giai đoạn đầu của năm 2006, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ đã chậm lại thay vào đó là sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế trong khu vực đồng EUR.
Nền kinh tế Mỹ có dấu hiệu phát triển chậm lại, thể hiện qua thị trường bất động sản trầm lắng, hoạt động lĩnh vực dịch vụ đáng thất vọng, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Sự suy giảm nền kinh tế Mỹ có nguồn gốc sâu sa từ sự mất cân bằng mà đã tích tụ từ thập kỷ trước; bong bóng tài sản, sự căng phồng của các khoản nợ từ phía các hộ gia đình hay thâm hụt tài khoản vãng lai….Kết quả là, khả năng tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ có nguy cơ bị suy giảm, ước tính ở thời điểm hiện tại là 2.5-3% thấp hơn so với giai đoạn giữa thập kỷ là 3-3.5%. Các nhà đầu tư ngày càng có cái nhìn bi quan hơn vào sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ và đồng USD không phải là sự lựa chon tốt vào lúc này.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước khối sử dụng đồng EUR là hết sức khả quan. Hai nền kinh tế Đức và Pháp, hai đầu tàu của khu vực đồng EUR, có sự phục hồi đáng kể. Tất cả điều này cũng góp phần vào việc nâng đỡ đồng EUR. Các nhà phân tích cho rằng, những số liệu về tốc độ phát triển của các nền kinh tế mà chính phủ các nước châu Âu công bố vừa qua cho thấy sự tăng trưởng mãnh mẽ của các nước này. Điều này càng củng cố niềm tin của các nhà đầu tư vào kinh tế châu Âu và đồng EUR.
Sự bất cân xứng trong nền kinh tế dẫn tới sự vận hành chính sách tiền tệ một cách bất cân xứng. Bất cân xứng tuần hoàn giữa Mỹ và Châu Âu tất yếu dẫn tới chính sách tiền tệ bất cân xứng. Sự phục hổi nền kinh tế châu Âu vào cuối năm 2005 đã cho phép ngân hàng TW của Châu Âu bước vào quá trình điểu chỉnh hướng đến tiêu chuẩn hóa lãi suất, đỉnh cao là 4% vào 6/2007. ECB luôn duy trì lãi suất cơ bản đồng EUR ở mức ổn định, phổ biến ở mức 3,75%, và có nhiều động thái điều chỉnh tăng lãi suất trong giai đoạn này. Điều này đã khiến cho đồng EUR luôn giữ được giá trị của mình và tăng giá mạnh. Phát ngôn hùng hồn của ECB về vấn đề rủi ro lạm phát đã thể hiện sự kỳ vọng lớn vào tỷ lệ tăng vọt tới đầu năm 2008.
Biểu đồ 4. 2: Lãi suất ở US và European giai đoạn từ 1999-2008
Nguồn: ECB
Trong khi đó để thúc đẩy nền kinh tế, Cục dự trữ Liên bang Mỹ liên tục cắt giảm lãi suất và duy trì lãi suất cơ bản ở mức thấp. Khi cuộc khủng hoảng tài chính bùng nổ thì Fed đã có động thái cắt giảm 50bp đầu tiên vào 18/9/2007. Kể từ sau đó, Fed theo đuổi chính sách cắt giảm tỷ giá khá táo bạo, cắt giảm tỷ giá của Fed xuống còn 3% trong tháng 1/2008. Dấu hiệu trên các thị trường cho thấy, quá trình này vẫn còn tiếp diễn, tiếp tục cắt giảm 50-100bp trong năm 2008. Về mặt tổng thể và theo từng thời kỳ biến động, mức chênh lệch lãi suất dự báo vẫn có lợi cho đồng EUR.
Giai đoạn 7/2008-10/2008
Trong 2 quý đầu năm 2008, sự mất giá của đồng USD so với đồng EUR có vẻ chững lại khi châu Âu bắt đầu chịu ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế khiến cho EUR cũng không còn là đồng tiền an toàn đối với các nhà đầu tư nữa.
Giải thích cho sự mất giá của USD trong giai đoạn này, trong quý III năm 2008, hiện tượng người dân Mỹ bán tháo tài sản, chứng khoán nợ bị giảm giá trị và thắt chặt chi tiêu tiến hành tiết kiệm trở nên phổ biến làm cho cầu Đôla Mỹ tăng, Đôla lên giá. Đầu quý IV, tháng 10/2008, ECB quyết định hạ lãi suất làm cho đồng EUR càng mất giá hơn so với Đôla cho đến cuối tháng 11/2008 (lãi suất giảm dẫn đến đầu tư ra nước ngoài tăng và do đó cầu USD tăng, USD lên giá). Tỷ giả đã giảm về mức thấp kỷ lực EUR/USD = 1,25
Biểu đồ 4. 3: Lãi suất tại Eurpean giai đoạn 6/2008 - 2/2009
Giai đoạn 11/2008-2/2009
Tháng 11/2008, tỷ giá EUR/USD chỉ còn 1 EUR tương đương hơn 1,20 USD, rồi sau đó tiếp tục “nhảy múa” và leo lên mức 1 EUR đổi được hơn 1,50 USD vào tháng 12/2009.
Biểu đồ 4. 4: Biến động tỷ giá EUR/USD giai đoạn 11/2008- 2/2009
Nguồn: Yahoo finance
Diễn biến tỷ giá trong bối cảnh tình trạng tài chính toàn cầu có những tiến triển và viễn cảnh phục hồi kinh tế thế giới. Những căng thẳng trên các thị trường tài chính và xu thế không chắc chắn cao về triển vọng kinh tế toàn cầu đầu năm 2009 dẫn đến sự tháo ra của carry trades (những giao dịch tiền tệ mà vay đồng tiền có lợi suất thấp và đầu tư vào đồng tiền có lợi suất cao) và dịch chuyển danh mục vốn đầu tư, đóng góp vào biến động tỷ giá song phương. Các nhân tố này cùng với chính sách giảm lãi suất và viễn cảnh không ủng hộ cho sự phát triển của khu vực euro và EU nói chung, góp phần vào sự suy yếu của đồng EUR, được đo lường với tiền tệ của 21 đối tác thương mại quan trọng của khu vực châu Âu, giảm giá hơn 3% trong 2 tháng đầu năm 2009.
Giai đoạn 3/2009-11/2009
Biểu đồ 4. 5: Biến động tỷ giá EUR/USD trong giai đoạn 3/2009-11/2009
(Nguồn: Yahoo Finance)
Tỷ giá hiệu quả của EUR trải qua những dao động với xu hướng tăng trong toàn giai đoạn từ tháng 2 đến hết tháng 11/2009. Tỷ giá từ 1 EUR đổi được 1,2555 USD vào 4/3/2009 và lên đỉnh 1,5120 vào 3/12/2009.
Sau một vài biến động vào tháng 3 và tháng 4, EUR bắt đầu tăng giá vào tháng 5/2009 khi tình trạng thị trường tài chính đang được cải thiện. Sau khi mạnh lên khoảng 5% vào cuối tháng 10/2009, EUR đứng gần về mức đỉnh được ghi nhận vào cuối 2008. Vào 2 tháng đầu năm 2009, EUR giảm giá khoảng 9% so với USD khi những dòng vốn đầu tư vào một vài khu vực thị trường US do một sự giảm lãi suất khu vực phía bên kia đại dương. Sau tháng 3/2009, khi những căng thẳng trên thị trường tài chính bắt đầu dịu bớt dần, EUR bật trở lại so với đôla Mỹ. Cùng thời điểm đó, sự xuất hiện lại của các giao dịch carry trades có lẽ đã được hỗ trợ bởi sự giảm những biến động, dường như đóng góp vào việc suy yếu của đồng Đôla Mỹ. Thời gian từ đầu tháng 3 đến cuối tháng 10, EUR lên giá khoảng 19%. Vào tháng 12, Đôla Mỹ tăng giá so với EUR vào khoảng 4%. Vào 31/12/2009, EUR giao dịch ở tỷ giá 1 EUR đổi được 1.44 USD, khoảng 3.5% cao hơn so với đầu năm 2009 và 2% thấp hơn so với trung bình năm 2008.
Trong tháng 3/2009, EUR đã tăng 7,8% so với USD. Lý giải cho sự lên giá của đồng EUR, các chuyên gia kinh tế đều nhận định một nguyên nhân quan trọng chính là do việc trong thời gian vừa qua FED đã có những động thái mạnh mẽ và quyết liệt để tăng cung tiền trong lưu thông nhằm khuyến khích cho vay, kích thích nền kinh tế như tung ra hàng loạt kế hoạch về các gói kích cầu hay các chương trình mua trái phiếu. Gói kích thích kéo dài hai năm của Mỹ trị giá lên đến 787 tỷ USD tương đương với 6% GDP. Vào tháng 3/2009, cục dự trữ liên bang thông báo bắt đầu chương trình bơm tiền ồ ạt vào lưu thông. Ngân hàng trung ương mua bổ sung 750 triệu đôla những chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp (mortgage- backed securities- MBS) nâng tổng lượng MBS nắm giữ lên tới 1,25 nghìn tỉ USD và tăng thu mua nợ cơ quan lên 200 triệu USD (cả hai chương trình này được thực hiện đến cuối quý 1 năm 2010). Một sự mua bổ sung 300 triệu USD chứng khoán kho bạc dài hạn- phương pháp đưa tiền vào lưu thông hàng đầu là giảm lãi suất liên bang từ 0%- 0,25% diễn ra từ tháng 3 đến tháng 10 năm 2009.
Chênh lệch lãi suất giữa Mỹ và Euro làm dịch chuyển vốn giữa hai khu vực và như vậy tác động đến tỷ giá song phương. Mặc dù khi lãi suất liên bang Mỹ giảm, ECB cũng thực hiện giảm lãi suất nhưng hết sức thận trọng (lãi suất của EUR vẫn cao hơn lãi suất USD (Fed đã hạ lãi suất xuống gần mức 0%)). Sau một sự cắt giảm 175bp vào quý thứ IV 2008, ngày 5/3, ECB đã hạ lãi suất xuống còn 1,5% từ 2%, mức thấp nhất kể từ tháng 1/1999. Ngày 2/4, ECB tiếp tục hạ lãi suất 25 bp xuống còn 1,25%. Sau đó, lãi suất ngân hàng trung ương ECB được giữ cố định, với lãi suất tái cấp vốn là 1%, lãi suất tiền gửi cơ sở 0,25% và lãi suất cho vay 1,75%.
Ảnh hưởng từ khủng hoảng niềm tin vào vị thế đồng USD và khả năng phục hồi kinh tế Mỹ làm tỷ giá tăng. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) hạ lãi suất cơ bản đồng USD về khoảng 0 - 0,25%. Ngay từ khi FED còn đang áp dụng mức lãi suất mục tiêu 1%, lãi suất qua đêm liên ngân hàng ở Mỹ thực tế đã giảm xuống mức gần 0%. Do đó, quyết định hạ lãi suất của FED không có tác dụng điều chỉnh lãi suất trên thực tế mà chỉ gửi đi một thông điệp tiêu cực về tình trạng kinh tế Mỹ. Điều này làm niềm tin càng thêm suy giảm. Thêm vào đó, dưới con mắt đánh giá của giới đầu tư, sự bơm tiền ồ ạt vào lưu thông sớm muộn cũng sẽ gây ra lạm phát. Hơn nữa, Chính phủ liên bang ghi nhận một con số kỷ lục về thâm hụt ngân sách $1.4 nghìn tỷ trong năm tài khóa 2009, cao hơn $960 triệu so với năm 2008. Tỉ lệ thâm hụt so với gross domestic product (GDP) từ 3.1% năm 2008 tăng lên 9.9% năm 2009 — con số thâm hụt cao nhất kể từ 1945. Những thông tin về việc các nước Trung Đông có ý định loại đồng USD ra khỏi giao dịch dầu lửa. Ngân hàng trung ương các nước bắt đầu thay đổi cơ cấu dự trữ ngoại hối quốc gia nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào đồng USD. Sự vươn lên của kinh tế Trung Quốc cũng góp phần đẩy đồng USD suy giảm.
Biểu đồ 4. 6: Thâm hụt ngân sách Mỹ qua các năm 2000-2009
Cùng thời điểm đó, hội đồng điều phối châu Âu đã tiến hành cùng những biên pháp như là hạ lãi suất xuống 1% (ngày 7/5/2009), mua vào một số loại thương phiếu nợ thế chấp công nhằm kích thích kinh tế, ngày 24/6 ECB tiếp tục bơm thêm 442 tỷ EUR cứu ngành ngân hàng. Kết quả là điều kiện tài chính được cải thiện đáng kể, phản ánh sự giảm tính không ổn định của thị trường tiền tệ và châu Âu chính thức bước ra khỏi suy thoái khi GDP quý III đạt con số 0,7%. Thêm mối lo về nguy cơ lạm phát cùng với sự hoài nghi về hiệu quả của các chính sách kích thích mà chính phủ Mỹ đã áp dụng khiến đồng EUR được lựa chọn là kênh đầu tư tiềm năng, hỗ trợ cho sự lên giá của đồng tiền này trong thời gian vừa qua.
Giai đoạn từ 11/2009 đến 5/2010
Biểu đồ 4. 7: Biến động tỷ giá EUR/USD giai đoạn 11/2009- 5/2010
(Nguồn: Yahoo Finance)
Diễn biến tỷ giá trong giai đoạn cuối năm 2009 đến nay có thể được lý giải dựa trên những biến động về tình hình kinh tế vĩ mô ngược chiều nhau của liên minh kinh tế EU và Mỹ.
EU
Những tháng cuối năm 2009 và quý đầu năm 2010 là thời kì phát triển đáng mừng nhất của kinh tế Mỹ kể từ khủng hoảng tài chính nhưng trong khi đó, khu vực kinh tế chung châu Âu lại xuất hiện những bất ổn mà bắt nguồn từ quốc gia Hy Lạp. Diễn biến cuộc khủng hoảng nợ ở Hy Lạp ngày càng trầm trọng, gây ra nguy cơ hiệu ứng “domino” cho toàn châu Âu khiến cho đồng EUR giảm tương đối so với USD. Tháng 5 là tháng tồi tệ nhất với kinh tế châu Âu, cuộc khủng hoảng về nợ công không còn của riêng Hy Lạp mà đã trở thành cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu với những quốc gia chịu ảnh hưởng trực tiếp như Tây Ban Nha, Ý… và kéo theo cả Pháp, Đức cũng bị hệ lụy; đó cũng là thời điểm tỷ giá EUR/USD giảm mạnh nhất. Trước tiên có thể thấy sự phục hồi kinh tế ở khu vực châu Âu sẽ chậm hơn và khá khiêm tốn khi mà Đức và Pháp sẽ phải chia sẻ gánh nặng lớn từ gói cứu trợ những thành viên khó khăn trong cộng đồng, do vậy, nguồn lực cho những chính sách tài khóa trong nước họ sẽ ít hơn.
Mỹ
Trong khi kinh tế châu Âu xuất hiện những bất ổn nghiêm trọng thì tình hình kinh tế tại Mỹ lại khả quan hơn khi nhà đầu tư trên thế giới bắt đầu xem đồng tiền này với trọng trách là một hầm trú ẩn an toàn. Cơ sở của vấn đề này bao gồm: kỳ vọng tăng lãi suất trong tương lai của FED làm tăng tính hấp dẫn của đồng USD.
Kinh tế Mỹ quý 1/2010 tăng trưởng 3,2; cùng với quý 4/2009 tạo nên 6 tháng tăng truởng mạnh nhất kể từ năm 2003. Tiêu dùng người dân quý 1/2010 cũng tăng truởng mạnh nhất trong 3 năm. Tiêu dùng người Mỹ, đóng góp 70% vào tăng truởng kinh tế Mỹ, tăng truởng 3,6% trong quý 1/2010, cao hơn dự báo tăng truởng 3,3% của giới chuyên gia.
Tháng 3/2010, giới chủ lao động Mỹ tuyển dụng thêm 162 nghìn lao động, con số lớn nhất trong 3 năm. Tỷ lệ thất nghiệp được kỳ vọng tiếp tục duy trì ở mức 9,7%.
Diễn biến ngược chiều của tình hình kinh tế EU so với Mỹ tạo nên không ít lo ngại với giới đầu tư toàn thế giới và điều này làm cung – cầu tiền tệ EUR, USD lệch hẳn về phía cầu USD. Tỷ giá đã giảm từ mức đỉnh 1,514 (26/11/2009) xuống mức 1,3293 vào 30/4/2010 và giảm sâu xuống 1,1917 vào 7/6/2010 trước khi phục hồi vào giai đoạn sau.
Giai đoạn từ 6/2010 đến nay
Sau khi tình hình khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp lắng dịu do chính phủ Hy Lạp đã giải quyết những mâu thuẫn trong nước, tiếp nhận sự hỗ trợ từ các quốc gia và các tổ chức quốc tế như IMF thì tình hình kinh tế chung của châu Âu đã có những dấu hiệu hổi phục trong giai đoạn cuối quý 2 và đầu quý 3 năm nay.
Kinh tế Đức quý 2/2010 tăng trưởng 2,2%, cao hơn nhiều so với dự báo của các chuyên gia và ghi nhận mức tăng trưởng mạnh nhất trong 23 năm. Việc kinh tế tăng trưởng mạnh trong quý 2/2010 có thể khiến Bộ trưởng Kinh tế Đức công bố dự báo GDP cả năm 2010 tăng trưởng 2%, cao hơn dự báo 1,4% của chính phủ thế nhưng đúng với dự báo của giới chuyên gia. Tăng trưởng GDP quý 1/2010 của Đức được điều chỉnh lên mức 0,5%, con số công bố lần đầu là 0,2%.
Tỷ lệ lợi tức nợ chính phủ của các nước thành viên hiện có nền tài chính kiệt quệ nhất trong khu vực đồng tiền chung châu Âu vẫn đang dần thu hẹp. Nổi bật nhất là Tây Ban Nha: trong tháng 7, lãi suất của trái phiếu chính phủ các kỳ hạn đã giảm xuống hơn 100 điểm cơ bản. Chi phí huy động vốn của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nga đều giảm – tuy biên độ không lớn.
Trong khi kinh tế châu Âu thể hiện ít nhiểu tín hiệu lạc quan thì trái lại, kinh tế Mỹ đã cho thấy những bất ổn và các nhà đầu tư lo ngại về khả năng hồi phục thực sự của nền kinh tế lớn nhất thế giới này, đặc biệt là nỗi lo suy thoái kép. Một phần sự tăng trưởng chậm lại của kinh tế Mỹ là do hiệu quả từ các gói kích thích kinh tế của chính phủ Mỹ đã dần hết hiệu lực. Tăng trưởng của hoạt động xây dựng nhà mới chỉ đạt 27,2% từ mức 27,9% của quý trước đó. Hoạt động này chỉ đặc biệt tăng trưởng mạnh trước khi chương trình tín dụng thuế của chính phủ Mỹ kết thúc vào cuối tháng 4/2010. Mức tăng trưởng trên đạt mạnh nhất từ quý 3/1983.
Vấn đề việc làm và điều kiện kinh doanh tiếp tục là rào cản cho sự hồi phục kinh tế Mỹ trong giai đoạn này. Chỉ số niềm tin người tiêu dùng tháng 7 của Mỹ giảm từ 54,3 xuống 50,4 điểm, mức thấp nhất kể từ tháng 2/2010.
Diễn biến có phần trái ngược so với giai đoạn tháng 11/2009 đến tháng 5/2010 làm cho tỷ giá EUR/USD từ tháng 6/2010 cũng đã có xu thế tăng ngược lại so với giai đoạn trước. Tỷ giá EUR/USD đã tăng từ 1,1917 ngày 7/6/2010 lên 1,3289 vào 6/8/2010 và diễn biến tương đối ổn định sau đó. Nguồn: Yahoo! Finance
4.2. Dự báo tỷ giá EUR/USD
4.2.1 Dự báo bằng học thuyết ngang giá sức mua (PPP)
Với diễn biến tình hình cuộc khủng hoảng nợ công đã có phần tích cực, tỷ lệ lạm phát của khu vực các nước liên minh tiền tệ đã giảm xuống 1,6% trong tháng 8/2010 so với tỷ lệ 1,7% của tháng trước, diễn biến này đã cho thấy triển vọng tích cực về lạm phát của khu vực sử dụng đồng tiền chung Euro. Đầu năm 2010, Ngân hàng Trung ương châu Âu ECB dự báo tỷ lệ lạm phát có thể đạt mức dưới 2% cho cả năm 2010 nhưng với diễn biến hiện tại, nhiều chuyên gia cho rằng cuối năm 2010, tỷ lệ lạm phát sẽ là 1,4% và dự báo tỷ lệ lạm phát năm 2011 là 1,7%.
Về tỷ lệ lạm phát ở Mỹ, Cục dữ trữ liên bang Mỹ Fed cũng công bố vào tháng 7/2010 rằng rủi ro lạm phát ở Mỹ sẽ thấp: dự báo lạm phát liên quan đến tiêu dùng sẽ chỉ dao động 1% cho đến 1,1% Những dự báo về kinh tế Mỹ, 18/7/2010, từ:
trong thời gian tới.
Thời điểm ban đầu, 1 EUR = E0 USD
Thời điểm t, 1 EUR = E1 USD
Sự thay đổi tỷ giá ∆E = (E1 - E0)/ E0
П1 : lạm phát tại EU
П2: lạm phát tại USA
Theo PPP thì ta có: 1.(1+ П1) EUR = E0. (1+ П2) USD
Như vậy E1 = E0. (1+ П2)/ (1+ П1)
→ ∆E = (E1 - E0)/ E0 = (П2 - П1)/(1+ П1)
Để đơn giản cho việc tính toán lấy lạm phát ở Mỹ là 1%. Như vậy tính tại thời điểm cuối năm 2010, tỷ giá sẽ thay đổi là
∆E = (0,01- 0,014)/(1+ 0,014) = -0,00394 = - 0,39%. Đây là mức thay đổi so với thời điểm đầu năm 2010.
Ở ngày 4/1/2010, tỷ giá là 1 EUR = 1,4417 USD. Với mức giảm 0,39% thì tỷ giá vào ngày 31/12/2010 sẽ là EUR/USD = 1,4361
Sang năm 2011, tính tương tự với lạm phát ở EU là 1,7% và ở Mỹ vẫn là 1%, thì ta sẽ có tỷ giá thay đổi là:
∆E = (0,01 – 0,017)/(1 + 0,017) = -0,00688 = -0,68%. Đây là mức giảm so với thời điểm cuối năm 2010.
→ Tỷ giá ngày 31/12/2011 sẽ là EUR/USD = 1,4263
Như vậy so với thời điểm hiện tại, ngày 24/9/2010, tỷ giá đang được giao dịch là EUR/USD = 1,3492 thì tỷ giá cuối năm 2010 sẽ tăng (1,4361 – 1,3492)/1,3492 = 6,4%, tỷ giá cuối năm 2011 sẽ tăng (1,4263 – 1,3492)/1,3492 = 5,7%.
4.2.2. Dự báo bằng học thuyết ngang giá lãi suất (IRP)
Theo báo cáo của FED, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cả năm 2010 của kinh tế Mỹ sẽ ở mức 3 - 3,5%, thấp hơn so với ngưỡng 3,2 - 3,7% cũng do cơ quan này đưa ra hồi tháng 4. FED cũng dự báo tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ hiện đang ở mức 9,5%, trong trường hợp khả quan nhất sẽ giảm xuống còn 9,2% vào cuối năm nay. Chính nguyên nhân này mà FED sẽ có thể tiếp tục duy trì lãi suất cơ bản ở mức thấp kỷ lục 0,25% - 0 % để thúc đẩy tăng trưởng sau khi nền kinh tế Mỹ.
Đầu tháng 9/2010, Ngân hàng Trung ương châu Âu ECB cũng công bố tiếp tục giữ mức lãi suất ở 1% và lãi suất này được dự báo sẽ duy trì từ nay cho đến cuối năm 2011.
Thời điểm ban đầu, 1 EUR = E0 USD
Thời điểm t, 1 EUR = E1 USD
Sự thay đổi tỷ giá ∆E = (E1 - E0)/ E0
R1: lãi suất lại EU
R2: lãi suất tại USA
Theo học thuyết ngang giá lãi suất, tại thời điểm t
1. (1 + R1) EUR = E0 (1 + R2) USA
→ E1 = E0 (1 + R2)/(1 + R1)
→ ∆E = (E1 - E0)/ E0 = (R2 - R1)/(1 + R1)
Trường hợp lãi suất FED duy trì là 0,25% và EU là 1%, thì sự biến động tỷ giá là:
∆E = (0,0025 – 0,01)/(1+0,01) = -0,0074 = -0,74%
Trường hợp FED giữ lãi suất là 0%, EU là 1% thì sự biến động tỷ giá là:
∆E = (0 - 0,01)/(1+0,01) = - 0,0099 = - 0,99%
Với tỷ giá đầu năm ngày 4/1/2010 là 1 EUR = 1,4417 USD thì tỷ giá vào cuối năm (31/12/2010) sẽ có 2 trường hợp:
+ Với lãi suất 0,25% thì tỷ giá giảm về EUR/USD = 1,4310
+ Với lãi suất 0% thì tỷ giá giảm về EUR/USD = 1,4274
So sánh hai tỷ giá này với thời điểm hiện tại là ngày 24/9/2010, EUR/USD = 1,3492 thì tỷ giá sẽ tăng lần lượt là 6,06% và 5,79%.
Như vậy, tổng hợp từ hai phương pháp PPP và IRP thì tỷ giá cuối năm sẽ tăng khoảng từ 5,7 – 6,4% so với thời điểm hiện tại 24/9/2010.
4.2.3. Dự báo bằng phương pháp phân tích kỹ thuật
Sử dụng đồ thị tuần giai đoạn từ 5/2009 đến nay để dự báo xu hướng của tỷ EUR/USD
Đường Trung bình giản đơn MA25 (màu xanh) vẫn đang có xu hướng xuống, trong khi đó MA12 (màu vàng) đã quay đầu và phục hồi trở lại cho thấy đang có một xu hướng tăng điểm ngắn hạn. Kết thúc phiên 12/9, đường giá EUR/USD =1,2856 đã có tín hiệu vượt lên trên hai đường trung bình càng cho thấy sẽ có một tín hiệu tăng điểm xảy ra.
Việc đường giá EUR/USD chạm dải dưới của dải băng Bollinger vào đợt đầu tháng 6, đã có sự bật lên trở lại qua một loạt phiên tăng điểm. Có một số sự điều chỉnh nhẹ đan xen, song khi đường giá vẫn chưa chạm dải trên và vẫn đang nằm ở khoảng giữa của dải băng thì tín hiệu đi lên vẫn sẽ còn tiếp tục. Kết hợp với chỉ báo Parabolic SAR vẫn đang nằm dưới cho thấy xu hướng tăng vẫn khá vững chắc (đây là một chỉ báo này khá nhạy).
Sử dụng các chỉ báo khác:
+ Chỉ báo dòng tiền MFI (14) đang đạt mức 71,2, đây là mức khá cao và đang tiến
sát vùng 80 cho thấy dòng tiền đang tiếp tục chảy vào.
+ Song chỉ báo sức mạnh mua vẫn đang ở mức trung bình RSI (14) = 51+ MACD đã vượt trên đường tín hiệu và có khả năng sẽ tạo vùng cỏ ở trên. Quan sát đợt tăng giá trước, việc tạo vùng cỏ đã cho thấy tỷ giá EUR/USD duy trì được đà tăng khá mạnh.
+ Stochastic cũng đang có tín hiệu tốt khi đã bắt đầu có dấu hiệu vượt lên trên đường tín hiệu.
Như vậy kết hợp các chỉ báo về xu hướng cùng các đường tín hiệu, có thể thấy được xu thế đi lên ngắn hạn khá chắc chắn của tỷ giá EUR/USD. Tuy nhiên đà tăng của tỷ giá sẽ gặp phải các ngưỡng kháng cự theo Fibonaci. Mức gần nhất là 1,3074 theo tỷ lệ là 38,2%.
Ở mức 1,3480 đây cũng sẽ là một ngưỡng kháng cự khá mạnh của tỷ giá EUR/USD. Song nếu vượt qua được các mức kháng cự này đà tăng của tỷ giá sẽ khá mạnh.
4.3. Ảnh hưởng của tỷ giá EUR/USD tới Việt Nam
Sử dụng cặp tỷ giá chéo EUR/USD = (EUR/VND)/(USD/VND) để đưa ra tác động của biến động EUR/USD tới VND và những ảnh hưởng cụ thể khác. Các ảnh hưởng ở đây được xét theo mối quan hệ về xuất nhập khẩu, đầu tư. Đây là những trường hợp cơ bản nhất, không xét đến trường hợp khác như: việc tỷ giá EUR/USD tăng ảnh hưởng bởi cả EUR/VND và USD/VND cùng tăng hoặc cùng giảm, nhưng với mức tăng giảm khác nhau.
Trường hợp
Khả năng xảy ra
Ảnh hưởng
EUR/USD tăng
EUR/VND tăng, USD/VND không thay đổi
- Kim ngạch xuất khẩu vào EU tăng, kim ngạch nhập khẩu giảm
- Đầu tư nước ngoài từ EU vào Việt Nam tăng
- Quan hệ với Mỹ không chịu tác động nhiều
EUR/VND không thay đổi, USD/VND giảm
- Quan hệ với EU không thay đổi nhiều
- Xuất khẩu sang Mỹ giảm
- Đầu tư từ Mỹ vào Việt Nam giảm
- Nhập khẩu các sản phẩm từ Mỹ tăng
EUR/VND tăng, USD/VND giảm
- Kim ngạch xuất khẩu vào EU tăng, kim ngạch nhập khẩu giảm
- Đầu tư nước ngoài từ EU vào Việt Nam tăng
- Xuất khẩu sang Mỹ giảm
- Đầu tư từ Mỹ vào Việt Nam giảm
- Nhập khẩu các sản phẩm từ Mỹ tăng
EUR/USD giảm
EUR/VND giảm, USD/VND không thay đổi
- Xuất khẩu vào EU giảm
- Luồng vốn đầu từ từ EU vào Việt Nam giảm
EUR/VND không thay đổi, USD/VND tăng
- Xuất khẩu sang Mỹ tăng
- Nhập khẩu các sản phẩm từ Mỹ giảm
- Luồng vốn đầu tư từ Mỹ vào Việt Nam tăng
EUR/VND giảm, USD/VND không thay đổi
- Xuất khẩu vào EU giảm
- Luồng vốn đầu từ từ EU vào Việt Nam giảm
- Xuất khẩu sang Mỹ tăng
- Nhập khẩu các sản phẩm từ Mỹ giảm
- Luồng vốn đầu tư từ Mỹ vào Việt Nam tăng
Đây là những trường hợp đánh giá cơ bản, tuy nhiên xét về biến động của tỷ giá đối với VND ta phải xét đều nhiều yếu tố, chẳng hạn như cán cân thương mại giữa Việt Nam và EU, Mỹ, mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất của hai nước, chính sách điều hành tỷ giá…
Tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam, NHNN kiểm soát sự biến động của tỷ giá USD/VND, tỷ giá của các loại ngoại tệ khác quy đổi gián tiếp theo tỷ giá USD với ngoại tệ đó theo tỷ giá quốc tế. Như vậy, biến động của tỷ giá EUR/USD sẽ có ảnh hưởng lớn đến biến động của tỷ giá EUR/VND.
Như đã phân tích ở phần trên, tỷ giá EUR/USD được dự báo là sẽ tăng với mức tăng khoảng từ 5,7% đến 6,4% ở thời điểm cuối năm. Như vậy nếu tỷ giá USD/VND được kìm giữ như mức hiện nay 1 USD = 19.500 – 19.700 VND như hiện nay, thì dự báo tỷ giá EUR/VND cũng sẽ tiếp tục tăng.
Ảnh hưởng của tỷ giá EUR/VND tăng sẽ góp phần thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào EU cũng như việc tăng cường đầu tư từ khối các nước nước này vào Việt Nam.
EU hiện tại đang là một đối tác đầu tư và thương mại hàng đầu của Việt Nam trong năm 2009, là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của các mặt hàng Việt Nam và là nhà đầu tư lớn thứ hai (vốn FDI thực hiện) của Việt Nam.
Hiện nay thị trường châu Âu rộng lớn, đa dạng có nhu cầu nhập khẩu nhiều loại hàng hoá do Việt Nam sản xuất, trong đó có những sản phẩm như dệt may, giày dép, chè, cà phê, hạt tiêu, thủy sản và cao su tự nhiên đã chiếm giữ được thị phần đáng kể tại nhiều nước châu Âu cũng như tạo được uy tín khá vững chắc đối với người tiêu dùng.
Bảng 4. 1: Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực vào EU giai đoạn 2008-2010
Nội dung
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Trị giá
Tăng
Trị giá
Tăng
Trị giá
Tăng
Tổng KN XK vào EU
10
17,6
10.6
6,0
12.1
14,2
KNXK các mặt hàng chủ lực
6.99
17,6
7.43
6,3
8.3
11,7
Dệt May
1.75
20,7
1.85
5,7
2.1
13,5
Giày dép
2.6
21,3
2.75
5,8
3
9,1
Thuỷ sản
1.1
20,6
1.25
13,6
1.45
16,0
Cà phê
820
-2,4
800
-2,4
850
6,3
Sản phẩm gỗ
720
20,0
780
8,3
900
15,4
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Với lợi thế về tỷ giá EUR/VND sẽ góp phần gia tăng doanh thu từ hoạt động xuất khẩu cho các doanh nghiệp của Việt Nam. Trong khi đó, Việt Nam nhập khẩu từ EU không nhiều. Từ đó Việt Nam sẽ tiếp tục hưởng lợi thặng dư thương mại trong quan hệ thương mại hai chiều với EU, góp phần làm giảm thâm hụt thương mại của Việt Nam.
KẾT LUẬN
Tỷ giá giữa bốn đồng tiền chủ chốt trong giai đoạn 2005- nay có thể chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn từ 2005- cuối 2007, nhìn chung USD giảm giá so với các đồng tiền còn lại. Giai đoạn sau từ đầu 2008- nay tỷ giá liên tiếp biến động mạnh. Giải thích hiện tượng này là do để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính các nước theo đuổi các chính sách khác nhau và yếu tố tâm lý tác động đến niềm tin của thị trường vào việc nắm giữ các đồng tiền nào.
Việc dự báo xu hướng tỷ giá trong thời gian tới gặp phải những khó khăn nhất định do chính sách của các nước sẽ còn có nhiều điều chỉnh. Song dù thế nào đi nữa thì những biến động tỷ giá giữa các đồng tiền chủ chốt này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế Việt Nam trong thời gian tới bao gồm hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế do Hoa Kỳ, Châu Âu và Nhật Bản, Anh hiện là những đối tác chiến lược.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng việt
PGS.TS.Nguyễn Văn Tiến: giáo trình Tài chính quốc tế, NXB Thống Kê 2010.
GS.TS Võ Thanh Thu, Quan hệ kinh tế quốc tế, NXB Thống Kê 2008.
Tài liệu tiếng anh
Eurostatistic, EU economic data pocketbook, 1-2008.
EU Blue Book 2010.
European central Bank, annual report 2009.
Professor E.P. Howrey, Exchange rate forecasts with the Michigan Quarterly econometric Model of the US economy, Journal of Banking and Finance 18 (pg. 27-41), 1994.
Oesterreichische Nationalbank (Austrian Central Bank), Monetary Policy & the Economy, 2010, issue 1, pages 6–25.
Toshitaka Sekine, Modeling and Forecasting Inflation in Japan, IMF working paper, 01/1982.
Theodore F. Peters, Jr.,Global Financial Stability Report: Meeting New Challenges to Stability and Building a Safer System, International Monetary Fund, 2010.
Bank of Japan Annual Review 2010, The Bank's Business Operation, Bank of Japan, 2010.
BOE Cuts Growth Forecast, 11/8/2010.
DTI Statistical & Analysis Directorate, Strategy Unit.
David Kern, Economic Forecast – September 2010, BCC UK.
Financial markets monthly, Royal Bank of Canada, Sep 8th, 2010.
Forex market outlooks Q3 2010, Forex.com.
Graeme Wearden, Sterling falling at fastest rate since Black Wednesday, The Guardian, 24/10/2008.
Kathy Lien, GFT 2009 Currency Market outlook, One World Financial Center.
KEY SHORT-TERM INDICATORS FOR OECD MEMBER AND SELECTED NON-MEMBER COUNTRIES.
Market Perspective, Dollar vs. Euro: What’s Next, ING Market, 3/3/2010.
Rasmus Fatum, Official Japanese Intervention in the JPY/USD, Exchange Rate Market: Is It Effective, and through Which Channel Does ItWork?
Monetary and economic studies, School of Business, University of Alberta, 11/2009.
The euro/dollar exchange rate and the fundamentals: how to explain recent trends, Economic Research Department,19/2/2008.
U.S. Census Bureau, Foreign Trade Division, Data Dissemination Branch, Washington, D.C. 2003
Website
+
+
+
+ https://www.bankofengland.co.uk
+
+
+
+
+
+
+www.nationwide.co.uk
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
PHỤ LỤC
Phụ lục 1:
DỮ LIỆU KINH TẾ MỸ
Quý
M2 US
(mil $)
GDP
(bil $)
US rs (%)
CPI (%)
Trade Balance
(bil $)
2005 Q1
6440.7
12,534.1
2.3533333
191.9333
-166.3
2005 Q2
6496.4
12,587.5
2.7066666
194.5
-171.6
2005 Q3
6591.7
12,683.2
3.2233333
196.8667
-180.9
2005 Q4
6674.6
12,748.7
3.7033333
197.8667
-195.3
2006 Q1
6758.1
12,915.9
4.35
198.9333
-191.4
2006 Q2
6834.7
12,962.5
4.67333
202.3
-191
2006 Q3
6929.9
12,965.9
4.9433333
203.4333
-198.8
2006 Q4
7075.2
13,060.7
5.016666
201.7
-178.1
2007 Q1
7163.6
13,099.9
5.11
203.7557
-177.2
2007 Q2
7274.8
13,204.0
4.7766666
207.6623
-179.1
2007 Q3
7407
13,321.1
4.2666667
208.2353
-173.1
2007 Q4
7505
13,391.2
3.45
209.7163
-172.6
2008 Q1
7688.5
13,366.9
2.12
212.1003
-181.5
2008 Q2
7749.5
13,415.3
1.5166667
216.7567
-185.5
2008 Q3
7896.9
13,324.6
1.39
219.2777
-187.6
2008 Q4
8257.5
13,141.9
0.1366667
213.0753
-144.2
2009 Q1
8412.2
12,925.4
0.123333
212.015
-90.5
2009 Q2
8455.3
12,901.5
0.1133333
214.263
-80.4
2009 Q3
8461.1
12,973.0
0.11
215.718
-99.4
2009 Q4
8544.4
13,149.5
0.04
216.152
-104.7
2010 Q1
8526
13,238.6
0.066667
217.0197
-115.2
2010 Q2
8611.2
13,556.3
0.1266666
218.0507
-132.1
Phụ lục 2:
DỮ LIỆU KINH TẾ ANH
Quý
Retail M4 (mil £)
GDP (bil £)
UK rs (%)
CPI (%)
Trade Balance (bil £)
2005 Q1
859.153
319.8
4.75
98.9
-9.536
2005 Q2
880.116
322.1
4.75
99.9
-9.333
2005 Q3
902.271
324.1
4.593333
100.367
-13.106
2005 Q4
919.78
326.4
4.5
100.8
-10.872
2006 Q1
941.573
329.9
4.5
100.833
-9.6
2006 Q2
956.505
330.8
4.5
102.133
-9.722
2006 Q3
972.69
332.5
4.66
102.8
-11.103
2006 Q4
993.222
335.2
4.893333
103.533
-11.112
2007 Q1
1006.99
338.4
5.223333
103.7
-10.565
2007 Q2
1027.172
340.3
5.393333
104.767
-9.142
2007 Q3
1039.556
342.2
5.74
104.633
-11.787
2007 Q4
1068.309
343.1
5.68
105.7
-11.462
2008 Q1
1103.002
344.8
5.35
106.167
-11.331
2008 Q2
1119.123
343.9
5.026667
108.3
-10.114
2008 Q3
1126.528
340.8
5
109.667
-10.753
2008 Q4
1122.03
333.7
3.326667
109.8
-5.562
2009 Q1
1130.27
325.9
1.083333
109.367
-7.979
2009 Q2
1143.763
323.6
0.5
110.6
-8.263
2009 Q3
1165.853
322.8
0.5
111.267
-7.737
2009 Q4
1184.092
324.1
0.5
112.1
-7.958
2010 Q1
1202.047
325.2
0.5
112.933
-9.33
2010 Q2
1205.44
328.8
0.5
114.4
-10.429
Nguồn:+
+
+
+ https://www.bankofengland.co.uk/statistics/index.htm
+
+
+
Phụ lục 3:
DỮ LIỆU CHO EVIEW
Quý
ln gbp/usd
ln(Msus)-ln(MSuk)
ln(GDPus)-ln(GDPuk)
Rsus-Rsuk
CPI(us)- CPI(uk)
% TBus-Tbuk
2005 Q1
0.636788
2.014445489
3.668584331
-2.396667
5.172600663
1.738316617
2005 Q2
0.583611
1.998949739
3.66565647
-2.043333
5.588424542
1.799338002
2005 Q3
0.570301
1.988651642
3.667015393
-1.37
6.461272949
1.860625516
2005 Q4
0.540346
1.981930045
3.665097727
-0.796667
6.576293597
2.045075764
2006 Q1
0.550719
1.970945184
3.667482406
-0.15
7.159905329
2.015934532
2006 Q2
0.614861
1.96648184
3.668244455
0.17333
7.717897974
2.010146205
2006 Q3
0.624975
1.963535233
3.663516452
0.2833333
7.659586729
2.081324884
2006 Q4
0.671413
1.963396787
3.662668448
0.1233327
5.864898482
1.851687985
2007 Q1
0.673608
1.962046965
3.656016006
-0.113333
6.879550248
1.847773656
2007 Q2
0.696342
1.957606926
3.658344666
-0.616667
8.001892983
1.884621569
2007 Q3
0.711674
1.9636318
3.661846518
-1.473333
8.477937733
1.788759335
2007 Q4
0.688587
1.949492441
3.664325275
-2.23
8.191647096
1.786818804
2008 Q1
0.686878
1.941690152
3.65754614
-3.23
9.074561319
1.886961295
2008 Q2
0.688185
1.935082982
3.663893263
-3.51
9.485913455
1.944811297
2008 Q3
0.577792
1.947329941
3.666130122
-3.61
9.481164407
1.961011959
2008 Q4
0.362975
1.995982334
3.673372435
-3.19
5.73605268
1.537321956
2009 Q1
0.35984
2.007226491
3.680398951
-0.96
5.585995253
0.91505464
2009 Q2
0.498834
2.00046976
3.685550505
-0.386667
5.566001756
0.799909072
2009 Q3
0.469566
1.982026181
3.693666969
-0.39
5.694488807
1.016427981
2009 Q4
0.479211
1.976299861
3.703043708
-0.46
5.050945472
1.072747737
2010 Q1
0.416537
1.959094381
3.706485532
-0.433333
4.659241084
1.173965836
2010 Q2
0.402929
1.966219036
3.719262359
-0.373333
3.681749995
1.349179155
Phụ lục 4:
TÍNH GIÁ TRỊ MA TRẬN X0’(X’X)-1X0
Ma trận X
1
2.01445
3.66858
-2.3967
5.1726
1.73832
1
1.99895
3.66566
-2.0433
5.58842
1.79934
1
1.98865
3.66702
-1.37
6.46127
1.86063
1
1.98193
3.6651
-0.7967
6.57629
2.04508
1
1.97095
3.66748
-0.15
7.15991
2.01593
1
1.96648
3.66824
0.17333
7.7179
2.01015
1
1.96354
3.66352
0.28333
7.65959
2.08132
1
1.9634
3.66267
0.12333
5.8649
1.85169
1
1.96205
3.65602
-0.1133
6.87955
1.84777
1
1.95761
3.65834
-0.6167
8.00189
1.88462
1
1.96363
3.66185
-1.4733
8.47794
1.78876
1
1.94949
3.66433
-2.23
8.19165
1.78682
1
1.94169
3.65755
-3.23
9.07456
1.88696
1
1.93508
3.66389
-3.51
9.48591
1.94481
1
1.94733
3.66613
-3.61
9.48116
1.96101
1
1.99598
3.67337
-3.19
5.73605
1.53732
1
2.00723
3.6804
-0.96
5.586
0.91505
1
2.00047
3.68555
-0.3867
5.566
0.79991
1
1.98203
3.69367
-0.39
5.69449
1.01643
1
1.9763
3.70304
-0.46
5.05095
1.07275
1
1.95909
3.70649
-0.4333
4.65924
1.17397
1
1.96622
3.71926
-0.3733
3.68175
1.34918
Ma trận X’.X
22
43.39254
80.81815
-27.1533
147.768
36.36781
43.39254
85.59671
159.4063
-53.4686
290.9683
71.64979
80.81815
159.4063
296.896
-99.6115
542.4056
133.4888
-27.1533
-53.4686
-99.6115
67.83873
-201.806
-47.1432
147.768
290.9683
542.4056
-201.806
1047.727
253.0524
36.36781
71.64979
133.4888
-47.1432
253.0524
63.53883
Ma trận (X’.X)-1
20871.94
-2301.06
-4330.76
-6.2176
-41.4505
-92.7541
-2301.06
373.091
412.4506
1.051252
5.441916
8.929929
-4330.76
412.4506
934.054
1.082221
8.102302
19.87898
-6.2176
1.051252
1.082221
0.03981
0.030354
0.008335
-41.4505
5.441916
8.102302
0.030354
0.125502
0.089015
-92.7541
8.929929
19.87898
0.008335
0.089015
0.923584
Ma trận (X’.X)-1. X0
61.29704
-11.9263
-9.83919
-0.03045
-0.21701
-0.09887
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Mối quan hệ giữa các đồng tiền chủ chốt giai đoạn 2005 đến nay.doc