Đề tài Mối quan hệ giữa chiến lược giá và truyền thông thẻ debit card của Sacombank

MỤC LỤC NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN LỜI CẢM ƠN NỘI DUNG CHÍNH 5 A. LÝ THUYẾT: 5 I. Truyền thông mareting là gì?: 5 I. Mối quan hệ giữa giá và truyền thông . 7 III. Mô hình 3i - Phương thức marketing trong truyền thông xã hội 9 B. SACOMBANK VÀ SẢN PHẨM THẺ THANH TOÁN QUỐC TẾ DEBIT CARD: 10 I. Thị trường thẻ Việt Nam . 10 II. Thẻ thanh toán quốc tế (Debit Card) 10 III. Khảo sát về tình hình sử dụng thẻ debit card trên địa bàn TPHCM 11 IV. Phân tích cụ thể . 15 1. Giới thiệu sơ lược về Sacombank. 15 2. Sự ra đời của thẻ debit card. . 15 3. Các loại thẻ debit card của Saconbank. 16 4. Mức phì thường niên (cùng mức thẻ chuẩn). . 22 5. Ứng dụng mô hình 3i để giải thích. . 23 5.1. Nhận diện thương hiệu. 23 5.2. Phẩm chất thương hiệu. 23 5.3. Hình ảnh thương hiệu. 24 6. Giới thiệu sơ lược về Sacombank. 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO 25 BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC . 26 LỜI CÁM ƠN Ngoài việc học lý thuyết tại trường thì thông qua việc làm đề án đã giúp chúng tôi có những hiểu biết sâu rộng hơn, thực tế hơn. Thẻ ghi nợ là một bộ phận quan trọng trong hoạt động của các ngân hàng và hiện nay các ngân hàng ngày càng phát triển dịch vụ này đa dạng hơn với các hình thức và tiện ích hác nhau. Sau khi tìm hiểu và phân tích một số vấn đề về thẻ ghi nợ của một số ngân hàng ở Việt Nam trong thời gian gần đây, nhóm chúng tôi đã tích lũy cho mình những bài học kinh nghiệm thực tế vô cùng quý báu. Chúng tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến: Trường Đại Học Ngân Hàng - đã tạo môi trường học tập tốt để sinh viên vừa được học lý thuyết vừa được thực hành, áp dụng ngay vào thực tế. Cô Ngô Thị Xuân Bình – giảng viên bộ môn Quản Trị Giá , đã hướng dẫn chúng tôi thực hiện tốt đề án này. NỘI DUNG CHÍNH A. LÝ THUYẾT: I. Truyền thông marketing là gì? Để đạt được mục tiêu kinh doanh trên thị trường, ngoài việc có một sản phẩm tốt, doanh nghiệp cần phải xây dựng thương hiệu được khách hàng ưa chuộng. Và truyền thông đến xã hội, thị trường, khách hàng, xây dựng, duy trì và phát triển mối quan hệ đó là điều mà doanh nghiệp cần làm. Chính vì thế, truyền thông marketing ra đời. Có nhiều phương thức đa dạng trong truyền thông marketing đến khách hàng nhưng chủ yếu vẫn phân được thành hai loại chính: - Truyền thông phi cá thể (không trực tiếp đối mặt): quảng cáo, vật dụng trưng bày tại điểm bán hàng, thúc đẩy bán hàng, truyền thông điện tử và quan hệ cộng đồng - Truyền thông cá thể (đối mặt trực tiếp): bán hàng trực tiếp, tư vấn điện thoại Đối tượng mục tiêu Tôi đã từng gặp nhiều người làm chương trình truyền thông nhưng lại rất mù mờ khi được hỏi về đối tượng truyền thông của mình là ai. Xác định đối tượng mục tiêu khi làm chương trình truyền thông được ví như người chiến sỹ khi bắn thì phải nhắm đích. Nếu không thì sẽ lãng phí nguồn lực mà không đạt hiệu quả. Thông điệp định vị Định vị là kim chỉ nam của mọi hoạt động truyền thông, qua định vị marketer biết cần nói gì, nói như thế nào và nói bằng cách nào . Vì vậy trong chiến lược truyền thông định vị cần phải được xác định trước và xác định rõ thông qua một thông điệp cụ thể. Mục tiêu truyền thông Mục tiêu truyền thông không nên là ý muốn chủ quan ngẫu hứng của một cá nhân trong ban lãnh đạo công ty, mà phải là kết quả có được từ các công đoạn trước của quá trình hoạch định marketing. Chẳng hạn: - Thị trường mục tiêu và phân khúc mục tiêu - Định vị sản phẩm - Marketing mix Mục tiêu truyền thông được thiết kế với nhiều mục đích: - Xây dựng độ nhận biết (brand awareness) - Mục tiêu cung cấp thông tin. (informational objectives) - Mục tiêu thuyết phục (persuasive objectives) - Mục tiêu nhắc nhở (reminder objectives) - Xây dựng thương hiệu (brand building) - Tác động uốn nắn nhận thức (change a perception) - Bán sản phẩm (sell products) - So sánh với đối thủ cạnh tranh (comparing competition) Thời gian phản hồi của phương tiện truyền thông Từng loại hình truyền thông khác nhau có hiệu quả và thời gian phản hồi khác nhau.

doc27 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2823 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mối quan hệ giữa chiến lược giá và truyền thông thẻ debit card của Sacombank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH LỚP MG026_111_T01 NHÓM 8.1 ĐỀ ÁN QUẢN TRỊ GIÁ Tên đề tài: MỐI QUAN HỆ GIỮA CHIẾN LƯỢC GIÁ VÀ TRUYỀN THÔNG THẺ DEBIT CARD CỦA SACOMBANK Giảng viên hướng dẫn: Cô Ngô Thị Xuân Bình Danh sách thành viên thực hiện: Họ và tên MSSV Phạm Thị Thanh Tuyền 030325090382 Hoàng Hải Yến 030325090148 Võ Thụy Minh Tú 030325090392 Trần Nguyễn Trâm Anh 030325090230 Trần Nguyễn Anh Luân 030325090298 Lê Thị Hoài Nhớ 030325090333 Nguyễn Thị Thùy Dung 030325090241 Chung Từ Bảo Như 030325090073 Nguyễn Nhật Minh 030325090307 MỤC LỤC NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2011 Kí tên LỜI CÁM ƠN Ngoài việc học lý thuyết tại trường thì thông qua việc làm đề án đã giúp chúng tôi có những hiểu biết sâu rộng hơn, thực tế hơn. Thẻ ghi nợ là một bộ phận quan trọng trong hoạt động của các ngân hàng và hiện nay các ngân hàng ngày càng phát triển dịch vụ này đa dạng hơn với các hình thức và tiện ích hác nhau. Sau khi tìm hiểu và phân tích một số vấn đề về thẻ ghi nợ của một số ngân hàng ở Việt Nam trong thời gian gần đây, nhóm chúng tôi đã tích lũy cho mình những bài học kinh nghiệm thực tế vô cùng quý báu. Chúng tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến: Trường Đại Học Ngân Hàng - đã tạo môi trường học tập tốt để sinh viên vừa được học lý thuyết vừa được thực hành, áp dụng ngay vào thực tế. Cô Ngô Thị Xuân Bình – giảng viên bộ môn Quản Trị Giá , đã hướng dẫn chúng tôi thực hiện tốt đề án này. NỘI DUNG CHÍNH A. LÝ THUYẾT: I. Truyền thông marketing là gì? Để đạt được mục tiêu kinh doanh trên thị trường, ngoài việc có một sản phẩm tốt, doanh nghiệp cần phải xây dựng thương hiệu được khách hàng ưa chuộng. Và truyền thông đến xã hội, thị trường, khách hàng, xây dựng, duy trì và phát triển mối quan hệ đó là điều mà doanh nghiệp cần làm. Chính vì thế, truyền thông marketing ra đời. Có nhiều phương thức đa dạng trong truyền thông marketing đến khách hàng nhưng chủ yếu vẫn phân được thành hai loại chính: - Truyền thông phi cá thể (không trực tiếp đối mặt): quảng cáo, vật dụng trưng bày tại điểm bán hàng, thúc đẩy bán hàng, truyền thông điện tử và quan hệ cộng đồng… - Truyền thông cá thể (đối mặt trực tiếp): bán hàng trực tiếp, tư vấn điện thoại… Đối tượng mục tiêu Tôi đã từng gặp nhiều người làm chương trình truyền thông nhưng lại rất mù mờ khi được hỏi về đối tượng truyền thông của mình là ai. Xác định đối tượng mục tiêu khi làm chương trình truyền thông được ví như người chiến sỹ khi bắn thì phải nhắm đích. Nếu không thì sẽ lãng phí nguồn lực mà không đạt hiệu quả. Thông điệp định vị Định vị là kim chỉ nam của mọi hoạt động truyền thông, qua định vị marketer biết cần nói gì, nói như thế nào và nói bằng cách nào... Vì vậy trong chiến lược truyền thông định vị cần phải được xác định trước và xác định rõ thông qua một thông điệp cụ thể. Mục tiêu truyền thông Mục tiêu truyền thông không nên là ý muốn chủ quan ngẫu hứng của một cá nhân trong ban lãnh đạo công ty, mà phải là kết quả có được từ các công đoạn trước của quá trình hoạch định marketing. Chẳng hạn: - Thị trường mục tiêu và phân khúc mục tiêu - Định vị sản phẩm - Marketing mix Mục tiêu truyền thông được thiết kế với nhiều mục đích: - Xây dựng độ nhận biết (brand awareness) - Mục tiêu cung cấp thông tin. (informational objectives) - Mục tiêu thuyết phục (persuasive objectives) - Mục tiêu nhắc nhở (reminder objectives) - Xây dựng thương hiệu (brand building) - Tác động uốn nắn nhận thức (change a perception) - Bán sản phẩm (sell products) - So sánh với đối thủ cạnh tranh (comparing competition) Thời gian phản hồi của phương tiện truyền thông Từng loại hình truyền thông khác nhau có hiệu quả và thời gian phản hồi khác nhau. Marketer cần nắm vững thời gian phản hồi và hiệu quả của từng công cụ truyền thông cũng giống như người chiến sỹ nắm vững cự ly và mức độ công phá của từng loại vũ khí trước khi sử dụng. Ngân sách tương ứng trên từng loại công cụ truyền thông Thống kê tương ứng tỉ lệ phần trăm ngân sách của từng loại công cụ truyền thông và ứng dụng đối với ngành hàng, một bức tranh toàn cảnh về chi tiêu marketing. Phương thức tiếp xúc khách hàng và công cụ Thành phần cuối cùng của chiến lược truyền thông là phương thức tiếp cận và công cụ. Trên thực tế doanh nghiệp có nhiều phương thức đa dạng trong việc tiếp xúc với khách hàng, nhưng vẫn có thể phân biệt được thành ba loại. 1.    Loại hình tiếp xúc có sự tham gia của con người (personalised). Phương thức gặp mặt trực tiếp giữa nhân viên bán hàng và khách hàng 2.    Loại hình tiếp xúc có con người tham gia một phần (semi-personalised). Phương thức tiếp xúc từ xa có sự hỗ trợ của công cụ như telemarketing. 3.    Loại hình tiếp xúc không có sự tham gia trực tiếp của con người (non-personalised). Phương thức tiếp xúc hoàn toàn bằng công cụ như phương tiện truyền thông đại chúng, quảng cáo.... Kim tự tháp truyền thông Mô hình kim tự tháp truyền thông xếp cả thế giới đối tượng truyền thông theo thứ bậc. Marketer xác định từng công cụ truyền thông truyền thông thích hợp cho từng tầng (từng đối tượng khách hàng) của kim tự tháp. Bộ phối hợp truyền thông (communication mix) Marketer sử dụng bộ phối hợp truyền thông, một tập hợp có chọn lọc gồm nhiều công cụ truyền thông để truyền thông. Để có thể lựa chọn được một mix truyền thông hữu hiệu, marketer cần nắm vững những ưu điểm, khuyết điểm và ứng dụng của từng công cụ truyền thông. Bộ công cụ truyền thông phối hợp tối ưu Bộ công cụ truyền thông phối hợp tối ưu là một tập hợp những công cụ truyền thông tích hợp được sử dụng qua từng giai đoạn của qui trình mua của khách hàng. Marketer tùy vào khả năng tài chính và mục tiêu của mình để chọn lựa cho mình một bộ phối hợp công cụ truyền thông tối ưu. Các công cụ truyền thông phổ biến -   Nhân viên bán hàng -   Quảng cáo truyền hình -   Quảng cáo ngoài trời   -   Quảng cáo báo toàn quốc  -   Quảng cáo tạp chí chuyên nghành -   Quảng cáo di động  -   Tờ rơi chèn báo -   Quan hệ báo chí (PR) -   Tài trợ và sự kiện -   Hội nghị khách hàng -   Hội thảo kỹ thuật, chuyên đề -   Thư tín trực tiếp -   Khuyến mại -   Triễn lãm, hội chợ -    POS -    Nhân vật nổi tiếng (celebrity, người phát ngôn và người đại diện) -    Điện tử (điện thoại, sms, TV show) -    Vẽ bầu trời -    Bao bì sản phẩm -    Nhân viên công ty -    Marketing xã hội, từ thiện -    WOM -    Quảng cáo internet -    Trang web, e-catalogue -    Mạng xã hội -    Diễn đàn -    Blog -   Thư điện tử (email) -   Công cụ tìm kiếm II. Mối quan hệ giữa giá và truyền thông: Truyền thông (communication) là quá trình chia sẻ thông tin. Truyền thông là một kiểu tương tác xã hội trong đó ít nhất có hai tác nhân tương tác lẫn nhau, chia sẻ các qui tắc và tín hiệu chung. Ở dạng đơn giản, thông tin được truyền từ người gửi tới người nhận. Ở dạng phức tạp hơn, các thông tin trao đổi liên kết người gửi và người nhận. Phát triển truyền thông là phát triển các quá trình tạo khả năng để một người hiểu những gì người khác nói (ra hiệu, hay viết), nắm bắt ý nghĩa của các thanh âm và biểu tượng, và học được cú pháp của ngôn ngữ. Truyền thông thường gồm ba phần chính: nội dung, hình thức, và mục tiêu. Truyền thông (communication) và xúc tiến giá (price promotion) có ảnh hưởng gián tiếp đến nhau thông qua tài sản thương hiệu của sản phẩm (brand equity). Brand equity Perceived quality Brand loyalty Brand awareness Brand associations Search product Experience product Price promotion Advertising Product category Để có thể phân tích mối quan hệ giữa truyền thông và giá, đầu tiên chúng ta sẽ phân tích mối quan hệ giữa giá và thương hiệu sản phẩm: Thông thường, giá như một công cụ xúc tiến được các nhà sản xuất điều chỉnh để làm tăng mức độ và hành vi sẵn lòng mua hàng của khách hàng. Hầu hết ảnh hưởng của thủ thuật cắt giảm về giá đều có vẻ như đánh vào sự lựa chọn thương hiệu của khách hàng trong một thời gian ngắn Đối với các doanh nghiệp, trong ngắn hạn, các chương trình xúc tiến có thể tác độg làm tăng tính nhạy cảm về giá sản phẩm đối với những khách hàng không trung thành. Nhưng về lâu dài thì có vẻ như việc giàm giá không còn là một sự lựa chọn đúng đắn, bởi vì sử dụng việc giảm giá như một công cụ xúc tiến đồng nghĩa với việc làm giảm giá trị của thương hiệu. Lichtenstein et al (1993) đã chỉ ra rằng giá đã được khách hàng xem như một thước đo gián tiếp về chất lượng của sản phẩm. Có quan niệm cho rằng giá có liên quan tích cực đến chất lượng của sản phẩm,, ví dụ “tiền nào của nấy”, giá càng cao thì chất lượng sản phẩm càng tốt. Tuy nhiên, việc sử dụng công cụ xúc tiến về giá cũng có ảnh hưởng xấu đến uy tín thương hiệu, tại vì thông thường khách hàng đều nhận thức được rằng có một mối liên hệ không tốt giữa uy tín thương hiệu và nhu cầu thúc đẩy doanh số bán hàng. Xúc tiến doanh số bán hàng nói chung, đặc biệt xúc tiến về giá, làm giám đi độ tin cậy của khác hàng về thương hiệu của sàn phẩm, mặc dù nó điều đó có thể đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp trong một thời gian ngắn. Những hoạt động dựa trên việc giảm giá có thể đặt thương hiệu của doanh nghiệp vào trong vòng nguy hiểm bởi nó sẽ gây nên sự bối rối cho khách hàng, sự không chắc chắn và hay thay đổi sẽ dẫn đến hình ảnh không tốt về chất lượng sản phẩm. Mục tiêu của truyền thông có thể là xây dựng hình ảnh, giá trị cho một thương hiệu, gia tăng sự nhận biết của khách hàng về một sản phẩm, dịch vụ, giới thiệu khuyến mãi… hay uốn nắn những nhận thức lệch lạc về thương hiệu, sản phẩm với giá bán. Truyền thông chứng minh sự hợp lí của giá bán sản phẩm mà doanh nghiệp đã quyết định. Các Ngân hàng Việt Nam đang sử dụng truyền thông chủ yếu thông qua quảng cáo, PR, khuyến mãi. Quảng cáo trên báo đài, đặt banner trên các con đường sầm uất, tài trợ cho các hoạt động liên quan đến giáo dục, đầu tư, hay đầu tư cho một đội bóng đá, một giải đấu… III. Mô hình 3i - phương thức Marketing trong truyền thông xã hội: Trong Marketing 3.0, các doanh nghiệp phải xem người tiêu dùng như một con người trọn vẹn, hài hòa đủ 4 yếu tố: một cơ thể tự nhiên, một khối óc có khả năng chứa đựng suy nghĩ và phân tích độc lập, một trái tim có thể cảm nhận được các mối xúc cảm và một tinh thần (tức là tâm hồn). Marketing cần phải phát triển đến giai đoạn thứ ba, nơi chỉ ra được tinh thần của người tiêu dùng và sử dụng được “chìa khóa” để mở cánh cửa đó. Và từ đó mô hình 3i ra đời. Mô hình 3i bao gồm: - Nhận diện thương hiệu (Brand Identity) - Phẩm chất thương hiệu (Brand Integrity) - Hình ảnh thương hiệu (Brand Image) -Trong đó: + Nhận diện thương hiệu: định vị thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng. Việc định vị này phải được nghe và được chú ý đến trong thị trường sôi động, phải phù hợp với nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng. +Phẩm chất thương hiệu: Hoàn tất được những gì đã tuyên bố trong quá trình định vị và tạo sự khác biệt cho thương hiệu. Thương hiệu đó phải đáng tin cậy, thực hiện được những gì đã cam kết tạo được sự tín nhiệm của người tiêu dùng với thương hiệu. Mục tiêu hướng đến của phẩm chất thương hiệu chính là tinh thần của người tiêu dùng. + Hình ảnh thương hiệu: đạt đến trạng thái chia sẻ cảm xúc với người tiêu dùng. Tam giác này hướng đến những cá thể trọn vẹn với trí óc, trái tim và tinh thần Mộ thương hiệu cũng giống như một thành viên, trong truyền thông xã hội. Việc nhận diện thương hiệu sẽ được đánh giá theo tích lũy kinh nghiệm trong cộng đồng. Các cộng đồng tiêu dùng ngày càng khôn ngoan hơn, hình thức truyền miệng trở thành phương tiện quảng cáo mới và người tiêu dùng ngày càng tin tưởng vào những người lạ bên trong cộng đồng hơn doanh nghiệp thì mô hình 3i là lựa chọn phù hợp và tối ưu. Khi đó, giá trị sẽ hấp dẫn được nhu cầu cảm xúc của người tiêu dùng, marketing hướng đến tâm trí, tinh thần và sẽ khiến con tim của họ quyết định. B. SACOMBANK VÀ SẢN PHẨM THẺ THANH TOÁN QUỐC TẾ DEBIT CARD: I. Thị trường thẻ Việt Nam: Trong diễn đàn Ngân hàng Đông Nam Á 2011, diễn ra vào ngày 7/12/2011, các chuyên gia ngân hàng đã khẳng định rằng: Thị trường thẻ Ngân hàng Việt Nam thuộc dạng năng động nhất thế giới. Dưới áp lực cạnh tranh về cung cấp dịch vụ ngân hàng và sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, năm 2010 được đánh giá là năm “bùng nổ” về dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Theo kết quả nghiên cứu của công ty nghiên cứu thị trường Mỹ Research & Markets, thị trường thẻ Việt Nam được đánh giá là một thị trường năng động hàng đầu thế giới, với mức tăng trưởng khoảng 18,5% từ nay đến năm 2014. Số lượng thẻ thanh toán tăng hơn gấp đôi từ năm 2008 là 14,7 triệu thẻ lên 33 triệu thẻ năm 2011, hơn 12.000 máy rút tiền tự động (ATM) cùng 50.000 điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ (POS), trong đó có hơn 20 ngân hàng triển khai Internet Banking, và gần 8 ngân hàng triển khai Mobile banking ở các mức độ khác nhau (theo số liệu thống kê của ngân hàng Nhà nước tính tới tháng 9/2011). II. Thẻ thanh toán quốc tế (Debit Card): Thẻ ghi nợ hay thẻ trả trước quốc tế (Debit Card) là sản phẩm thẻ thanh toán toàn cầu do các ngân hàng liên minh với các tổ chức thẻ thanh toán quốc tế như Visa, MasterCard… phát hành. Nó có những tính năng, cách sử dụng và hình thức y hệt như một thẻ tín dụng. Điều khác biệt mấu chốt giữa thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng đó là: trong khi thẻ tín dụng cho phép người dùng chi xài tiền trước rồi sau đó mới hoàn trả ngân hàng vào cuối kỳ, thì người dùng thẻ ghi nợ phải nộp tiền vào thẻ trước khi sử dụng và chỉ được chi tiêu tối đa số tiền có trong thẻ. Nói cách khác, chủ thẻ chi dùng trên số dư thực tế của thẻ. Chính sự khác biệt này khiến cho thẻ ghi nợ được ưa thích hơn và phù hợp với nhu cầu của số đông người dùng bởi đặc điểm dễ dàng quản lí chi tiêu, tránh được rủi ro vay nợ tín dụng cũng như giảm thiểu thiệt hại trong những trường hợp bị đánh cắp thông tin thẻ. III. Khảo sát về tình hình sử dụng Debit Card trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh: Trong thời gian một tuần, nhóm nghiên cứu đã tiến hành phát 51 phiếu khảo sát về tình hình sử dụng thẻ Debit Card trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và dưới đây là những số liệu thống kê được: (file excel chi tiết đính kèm) Kết luận sơ bộ: Trong tổng số 51 người được hỏi ngẫu nhiên, có 25 người (chiếm gần 50%) sử dụng sản phẩm thẻ Debit của Sacombank, 31 người (chiếm gầm 47%) biết đến thông tin khuyến mãi của Sacombank cũng như mức độ thường xuyên theo dõi khuyến mãi (37,2%) và trực tiếp thanh toán tại các điểm trong danh sách khuyến mãi ở mức khá cao ( 35.3%) có thể kết luận sơ bộ: Sacombank đang có một chiến lược truyền thông hiệu quả cho chính sách giá Debit Card của họ. IV. Phân tích cụ thể: Giới thiệu sơ lược về Sacombank: Tầm nhìn Phấn đấu trở thành Ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa năng hàng đầu Việt Nam và khu vực Đông Dương. Sứ mệnh Tối đa hóa giá trị cho Khách hàng, Nhà đầu tư và đội ngũ Nhân viên, đồng thời thể hiện cao nhất trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng. Giá trị cốt lõi Tiên phong Sacombank luôn là người mở đường và sẵn sàng chấp nhận vượt qua thách thức trên hành trình phát triển để tìm ra những hướng đi mới. Luôn đổi mới, năng động và sáng tạo Sacombank nhận thức rằng đổi mới là động lực phát triển. Vì vậy Sacombank luôn xác định đổi mới phương pháp tư duy và hành động để biến các thách thức thành cơ hội. Cam kết với mục tiêu chất lượng Sự chuyên nghiệp, tận tâm và uy tín cao nhất đối với khách hàng, đối tác, đồng nghiệp là nguyên tắc ứng xử của mỗi thành viên Sacombank. Điều đó được  cam kết xuyên suốt thông qua việc Sacombank không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, luôn tận tâm và uy tín đối với mọi khách hàng mình phục vụ. Trách nhiệm đối với cộng đồng và xã hội Sacombank luôn ý thức trách nhiệm của mình đối với cộng đồng, xã hội nơi mình hoạt động và luôn tuân thủ tôn chỉ hành động Vì cộng đồng - phát triển địa phương. Tạo dựng sự khác biệt Sacombank luôn đột phá, sáng tạo để không ngừng tạo nên những khác biệt về sản phẩm, phương thức kinh doanh và mô hình quản lý. Chính sự khác biệt này đã tạo dựng lợi thế cạnh tranh của Sacombank trên thương trường. Sự ra đời của thẻ debit card: Ngày 20/10/2006, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cùng đối tác Visa chính thức giới thiệu Thẻ thanh toán quốc tế Sacom Visa Debit - phương tiện thanh toán năng động và sành điệu dành cho giới trẻ, doanh nhân và những người có nhu cầu sử dụng thẻ thanh toán. Thẻ thanh toán quốc tế Sacom Visa Debit không chỉ có khả năng thanh toán trong nước mà còn có thể sử dụng rộng rãi ở nước ngoài nên vô cùng tiện ích. Ra đời ngay sau đó 2 tháng, ngày 19/12, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank-VCB) và Công ty Truyền thông sáng tạo Việt Nam (CMVN) đã ra mắt sản phẩm thẻ thanh toán Vietcombank SG24. Thẻ Vietcombank SG24 là thẻ chi tiêu nội địa (hay còn gọi là Debit Card) được kết nối trực tiếp với tài khoản cá nhân của khách hàng mở tại Vietcombank. Các loại thẻ debit card của Sacombank: Thẻ quà tặng Parkson Gift Với những ai yêu thích mua sắm tại Parkson, thẻ quà tặng Parkson (Parkson Gift Card) là món quà lí tưởng nhất! Thẻ Tiện Ích: Dành riêng cho sinh viên Là sinh viên, bạn mong muốn gì? Sở hữu Thẻ Tiện Ích và biến mọi ước muốn thành hiện thực. Với tiện ích vượt trội và ưu đãi hấp dẫn, Thẻ Tiện Ích là người bạn đồng hành lý tưởng trong suốt quãng đời sinh viên. Tiện ích Nhận học phí/sinh hoạt phí từ gia đình nhanh chóng, dễ dàng Mua hàng qua Internet (thẻ điện thoại, vé máy bay, vé tàu xe…) Mua sắm tại các điểm chấp nhận thẻ khắp thế giới (nhà sách, siêu thị…) Rút tiền mặt tại ATM trong và ngoài nước Tận hưởng chương trình Sacombank Plus: Giảm đến 50% khi dùng thẻ thanh toán tại hàng trăm đơn vị học tập, ăn uống, mua sắm, giải trí... có biểu tượng Thẻ quà tặng Citimart chính là tất cả những gì bạn cần.        Mệnh giá 1.000.000 VND                           Mệnh giá > 1.000.000 VND Tiện ích Là quà tặng lí tưởng cho người thân, bàn bè, đối tác, khách hàng…, đặc biệt là những ai thích mua sắm tại hệ thống siêu thị Citimart Là phương tiện thanh toán hiện đại, thuận tiện: Khách hàng có thể dùng thẻ mua sắm hàng hóa ở hệ thống Citimart Miễn phí phát hành thẻ, khách hàng chỉ nạp số tiền tương ứng mệnh giá thẻ tùy chọn: 1.000.000 VND hoặc trên 1.000.000 VND Thẻ có thể được sử dụng mua sắm ngay sau khi nạp tiền Hạn mức sử dụng thẻ trong ngày không giới hạn Không phải duy trì số dư tối thiểu trong thẻ Dễ dàng tra cứu: Số dư thẻ tại quầy DVKH của Citimart và ATM Sacombank (sau khi nạp tiền 1 ngày) 5 giao dịch thẻ gần nhất tại bất kỳ ATM Sacombank Thẻ trả trước quốc tế Visa Lucky Gift Hơn cả quà tặng Bạn băn khoăn không biết mua quà gì cho người thân, bạn bè, đối tác, đồng nghiệp, khách hàng…? Hãy chọn thẻ trả trước Visa Lucky Gift, món quà lí tưởng cho tất cả mọi người. Tiện ích Phù hợp với mọi dịp: Noel, Tết, sinh nhật, đám cưới… Lí tưởng cho mọi người: đối tác, khách hàng, nhân viên, người thân, bạn bè…Đặc biệt phù hợp với những người chưa có tài khoản ngân hàng/thẻ thanh toán/thẻ tín dụng và không muốn mở tài khoản/thẻ thanh toán/thẻ tín dụng vì ngại thủ tục phức tạp hoặc không đủ điều kiện làm thẻ. Bạn chỉ cần nạp tiền vào thẻ và sử dụng thẻ giao dịch trên số tiền đã nạp Tiện ích tuyệt vời: Thanh toán tại hàng triệu điểm chấp nhận thẻ (POS) trên thế giới và qua Internet Rút tiền mặt tại tất cả ATM có biểu tượng Visa trong nước và quốc tế Không cần duy trì số dư tối thiểu trong thẻ, có thể nạp tiền vào thẻ nhiều lần Tận hưởng chương trình Sacombank Plus: Được giảm giá đến 50% tại tất cả điểm mua sắm, ẩm thực, du lịch, giáo dục … có biểu tượng: Thẻ trả trước quốc tế Visa All For You Du lịch, công tác, học tập ở nước ngoài, mang bao nhiêu tiền mặt là đủ để chi tiêu? Thẻ trả trước Visa All For You sẽ giải quyết mọi lo âu của bạn. Chỉ cần nạp tiền vào thẻ, bạn có ngay giải pháp hoàn hảo để sử dụng nguồn tài chính cá nhân mọi lúc mọi nơi. Tiện ích Số tiền nạp vào thẻ tối đa không giới hạn. Có thể nạp tiền vào thẻ nhiều lần Thẻ phù hợp với những người chưa có tài khoản ngân hàng/thẻ thanh toán/thẻ tín dụng và không muốn mở tài khoản/thẻ thanh toán/thẻ tín dụng vì ngại thủ tục phức tạp hoặc không đủ điều kiện làm thẻ. Bạn chỉ cần nạp tiền vào thẻ và sử dụng thẻ giao dịch trên số tiền đã nạp Bạn có thể mua thẻ để làm quà tặng hoặc sử dụng khi đi du lịch, du học, công tác, chữa bệnh... tại nước ngoài Thanh toán tại hàng triệu điểm chấp nhận thẻ (POS) trên thế giới và qua Internet Rút tiền mặt tại tất cả ATM có biểu tượng Visa trong nước và quốc tế Không cần duy trì số dư tối thiểu trong thẻ Tận hưởng chương trình Sacombank Plus: Được giảm giá đến 50% tại tất cả điểm mua sắm, ẩm thực, du lịch, giáo dục … có biểu tượng: Thẻ trả trước quốc tế Sacombank UnionPay May mắn song hành, sánh bước thành công Bạn có nhu cầu giao thương, công tác, du lịch, học tập tại Trung Quốc, Singapore, Đài Loan…? Bạn là doanh nhân người Hoa đang đầu tư kinh doanh ở Việt Nam? Bạn là Hoa Kiều đang sinh sống, gắn bó với đất nước mang hình chữ S này? Thẻ trả trước Sacombank UnionPay sẽ mang đến may mắn, thành công cho công việc và cuộc sống của bạn.  Tiện ích Là sản phẩm thẻ do Sacombank hợp tác với China UnionPay – tổ chức thẻ lớn nhất Trung Quốc phát hành. Vì vậy, thẻ trả trước Sacombank UnionPay luôn đảm bảo được chấp nhận tại Trung Quốc Ngoài ra, thẻ còn giao dịch được tại hơn 100 quốc gia trên thế giới. Bạn có thể: Rút tiền mặt tại tất cả ATM có biểu tượng UnionPay Thanh toán tại tất cả điểm chấp nhận thẻ (POS) có biểu tượng UnionPay. Đặc biệt: Để đảm bảo giao dịch an toàn, chủ thẻ sẽ được yêu cầu nhập mã PIN thẻ khi thực hiện thanh toán Số tiền nạp vào thẻ tối đa 100 triệu VND. Có thể nạp tiền vào thẻ nhiều lần Thẻ phù hợp với những người chưa có tài khoản ngân hàng/thẻ thanh toán/thẻ tín dụng và không muốn mở tài khoản/thẻ thanh toán/thẻ tín dụng vì ngại thủ tục phức tạp hoặc không đủ điều kiện làm thẻ. Bạn chỉ cần nạp tiền vào thẻ và sử dụng thẻ giao dịch trên số tiền đã nạp Bạn có thể mua thẻ để làm quà tặng Không cần duy trì số dư tối thiểu trong thẻ Tận hưởng chương trình Sacombank Plus: Được giảm giá đến 50% tại tất cả điểm mua sắm, ẩm thực, du lịch, giáo dục … có biểu tượng: Thẻ trả trước Sacombank – Vinamilk Bạn là đại lý của Vinamilk? Bạn muốn giao dịch ngân hàng thuận tiện hơn? Hãy sử dụng thẻ trả trước Sacombank – Vinamilk, thẻ trả trước nội địa giúp bạn giao dịch ngân hàng với công ty Vinamilk thật an toàn và nhanh chóng. Tiện ích Không cần duy trì số dư tối thiểu trong thẻ. Có thể nạp tiền vào thẻ nhiều lần Thẻ kết nối với tài khoản tiền gửi của bạn tại Sacombank, cho phép bạn sử dụng tiền trong tài khoản để giao dịch mọi lúc mọi nơi thông qua dịch vụ Sacombank M-Plus, Internet Banking, tại ATM Sacombank, ATM có logo Banknetvn/Smartlink/VNBC trên toàn quốc: Tra cứu số dư tài khoản Tra cứu 5 giao dịch gần nhất Chuyển khoản đến tài khoản/thẻ Sacombank Thanh toán dư nợ thẻ tín dụng Sacombank Thanh toán tại các điểm chấp nhận thẻ (POS) của Sacombank, POS có logo Banknetvn/Smartlink/VNBC Rút tiền mặt, tra cứu số dư tại ATM/POS của Sacombank, ATM có logo Banknetvn/Smartlink/VNBC Ưu đãi, giảm giá tại tất cả điểm mua sắm, ẩm thực, du lịch, giáo dục … có biểu tượng: Mức phí thường niên: (cùng mức thẻ chuẩn): ACB Chiếm 13.7% người sử dụng 200.000 đồng (miễn phí phát hành) Vietcombank Chiếm 17,6 % người sử dụng 150.000 đồng (50.000 đồng phí phát hành) Sacombank Chiếm 50% người sử dụng 149.000 đồng (miễn phí phát hành) Mức phí thường niên của Sacombank không phải thấp nhất, kể cả phí giao dịch khác (trong file đính kèm) nhưng vẫn được đánh giá là bình thường (45, 1%) hay cao, có thể chấp nhận được (39.2%) và được sử dụng nhiều nhất. Tại sao? Ứng dụng mô hình 3i để giải thích: 5.1 Nhận diện thương hiệu: định vị thương hiệu “Sacombank Visa Debit - Hơn cả tiền mặt” Bằng việc sử dụng thẻ Debit Card như một phương tiện thanh toán thay cho tiền mặt. đã giúp người tiêu dùng thể hiện sự chuyên nghiệp hơn, phong cách hơn, thể hiện đẳng cấp của mình. Từ đó tạo ra sự khác biệt, giúp nâng cao giá trị con người, nâng cao nhu cầu hình ảnh của người tiêu dùng. Điều này đã tác động vào yếu tố tinh thần của người tiêu dùng. 5.2 Phẩm chất thương hiệu: tiến hành cho việc định vị thương hiệu qua các công cụ truyền thông: - Đăng kí trực tuyến: Sacombank đi đầu trong việc đăng kí các loại thẻ thanh toán quốc tế. Chỉ một vài thao tác đơn giản khai báo thông tin, chọn phòng giao dịch thuận tiện cho việc di chuyển và click chuột, người sử dụng sẽ nhận được email hoặc điện thoại xác minh thông tin và hướng dẫn nhận thẻ. Việc này đã tiết kiệm được chi phí trong việc phát hành form đăng kí, nguồn nhân lực cũng như tạo được sự tiện lợi cho khách hàng. - 15 phút có thẻ: dành riêng cho thẻ plus (không thuộc dạng visa) - Khuyến mãi rộng rãi: Bằng việc liên kết với nhiều chuỗi nhà hàng, khách sạn, trung tâm thương mại, siêu thị… Sacombank tiến hành nhiều đợt khuyến mãi liên tục trong năm để khách hàng có thể sử dụng thẻ thanh toán bất kì khi nào họ ra ngoài, nổi bật là chương trình khuyến mãi Sacombank Plus + và các chương trình khuyến mãi cụ thể cho từng phân khúc thẻ. Sacombank Plus + Đây là chương trình ưu đãi dành riêng cho khách hàng sử dụng thẻ của Sacombank. Sẽ có 4 lĩnh vực bao trùm cuộc sống với hơn 200 đối tác của Sacombank mà khách hàng có thể chọn lựa để sử dụng thẻ: + Ẩm thực + Mua sắm + Sức khỏe và sắc đẹp + Du lịch + Giaso dục Khi sử dụng thẻ để thanh toán các giao dịch trong các lĩnh vực trên, chủ thẻ sẽ được giảm giá từ 10% đến 50% trên tất cả các hóa đơn. Những thông tin khuyến mãi được gửi đến điện thoại, email và cập nhật trên website của Sacombank thường xuyên. Đặc biệt hơn, việc kết hợp với chiến lược khuyến mãi “Đua mua sắm, gặt niềm vui” (tặng tiền vào tài khỏan, tặng Ipad…) đã “kích động” được người sử dụng thẻ. Cụ thể cho từng phân khúc thẻ Với mức phí thường niên khác nhau ở từng phân khúc thẻ cũng như phí giao dịch khác nhau, bên cạnh hình dáng, màu sắc, chất liệu, Sacombank đã có các chiêu thức khuyến mãi khác nhau ở từng phân khúc. Chả hạn như: - Mua sắm tại Saigon Centre với mức giảm giá 10 -50% dành cho thẻ Platinum và Gold với các nhãn hiệu nổi tiếng trong suốt một năm - Miễn phí trải nghiệm với Thann Sanctuary Spa với thẻ Platinum và Gold - Plus + dành cho hạng chuẩn…. 5.3 Hình ảnh thương hiệu: Sacombank đã bước đầu đạt đến cảm xúc chia sẻ với người tiêu dùng. Thể hiện qua các số liệu ở mực 1 và với câu hỏi “Nếu có một ngân hàng khác khuyến mãi nhiều hơn, phí thấp hơn, bạn có sẵn sàng chuyển không?” nhận được kết quả 58.8% sẽ tìm hiểu kĩ càng, so sánh cụ thể rồi mới quyết định chuyển đổi. 6. Đề xuất: Với thời gian sử dụng thẻ Debit của người tiêu dùng còn ít 54.9% dưới 1 năm, tỉ lệ thu nhập thấp còn cao (56.8% từ 3 triệu đến dưới 5 triệu, 21% từ 5 triệu đến dưới 8 triệu, chỉ 13,7% trên 10 triệu một tháng), mức độ sử dụng thẻ thanh toán chỉ thỉnh thoảng, ít khi đến các chuỗi cửa hàng được cung cấp trong danh sách khuyến mãi (43.1%) nhưng với độ tuổi khách sử dụng tiềm năng (70,6% từ 22 đến 28 tuổi) và đặc biệt sản phẩm “Thẻ sinh viên đa năng” (kết hợp cùng Trung tâm hỗ trợ sinh viên) sẽ được nhân rộng vào tháng 1/2012 với nhiều tiện ích giống thẻ Debit, Sacombank cần tích cực có các hình thức khuyến mãi sâu rộng hơn, gắn liền với một chuỗi cửa hàng tiện ích có liên quan đến nhau, đặc biệt là hệ thống thanh toán tại siêu thị đang còn trống, Cần nhiều hơn chương trình khuyến mãi, giảm giá các shop, cửa hàng, trung tâm thương mại, đa dạng hóa hơn nữa tính năng của thẻ, khuyến mãi trọn gói cho một chuỗi cửa hàng… Hiện nay, việc sử dụng thẻ ATM trong giới trẻ: học sinh, sinh viên chủ yếu là ở các bạn sinh viên tỉnh, sử dụng thẻ để rút tiền mặt từ gia đình gửi lên. Nhu cầu dùng thẻ để thanh toán trực tiếp là rất ít. Vì vậy, để khuyến khích việc sử dụng thẻ debit card trong giới trẻ (một phân khúc khách hàng tiềm năng trong tương lai), các ngân hàng nên liên kết với các siêu thị, các rạp chiếu phim, trung tâm xe bus,…. Như việc sử dụng thẻ debit card để thanh toán khi đi siêu thị; thay cho việc sử dụng vé tập hiện nay, hành khách chỉ cần cà thẻ để mua vé xe bus. Với các rạp chiếu phim nên sử dụng hình thức thanh toán bằng thẻ khi đặt vé online. Hoặc sử dụng các hình thức khuyến mãi: giảm giá, tặng quà, đặt được chỗ ngồi tốt,… khi thanh toán bằng thẻ. Từ đó, các bạn trẻ sẽ thấy sự tiện ích của thẻ, tạo thói quen sử dụng thẻ nhiều hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách Marketing 3.0 Bài giảng Quản trị chiêu thị - Khoa Kinh tế - Trường CĐ LT-TP BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC Nguyễn Nhật Minh: trình bày, làm đĩa, tìm hình ảnh, phát phiếu khảo sát, trả lời câu hỏi trong phần thuyết trình. Phạm Thị Thanh Tuyền: làm phần B (III, IV làm phần 4, 5, 6); thống kê, vẽ biểu đồ; phát phiếu khảo sát, trả lời câu hỏi trong phần thuyết trình. Hoàng Hải Yến: làm phần B (III, IV làm phần 4, 5, 6); thống kê, vẽ biểu đồ; phát phiếu khảo sát, trả lời câu hỏi trong phần thuyết trình. Trần Nguyễn Anh Luân: thuyết trình; làm phần B (IV làm phần 1, 2); phát phiếu khảo sát, trả lời câu hỏi trong phần thuyết trình. Võ Thụy Minh Tú: làm prezi; làm phần B (I); phát phiếu khảo sát, trả lời câu hỏi trong phần thuyết trình. Trần Nguyễn Trâm Anh: làm prezi; làm phần B (IV làm phần 3); phát phiếu khảo sát, trả lời câu hỏi trong phần thuyết trình. Nguyễn Thị Thùy Dung: soạn phiếu khảo sát; làm phần B (II); phát phiếu khảo sát, trả lời câu hỏi trong phần thuyết trình. Chung Từ Bảo Như: làm phần A (lí thuyết), phát phiếu khảo sát, trả lời câu hỏi trong phần thuyết trình. Lê Thị Hoài Nhớ: làm phần A (lí thuyết); phát phiếu khảo sát, trả lời câu hỏi trong phần thuyết trình.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMối quan hệ giữa chiến lược giá và truyền thông thẻ debit card của sacombank.doc
Luận văn liên quan