Chương I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA FDI VÀ XUẤT NHẬP KHẨU 1
I. Đầu tư trực tiếp nước ngoài 1
1. Khái niệm và đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài 1
1.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài 1
1.2. Đặc điểm của FDI 3
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến FDI 3
2.1. Các nhân tố liên quan đến nước chủ đầu tư 4
2.2. Các nhân tố liên quan đến nước nhận đầu tư 4
2.3. Các nhân tố của môi trường quốc tế 6
II. Thương mại quốc tế 6
1. Khái niệm và đặc điểm của thương mại quốc tế 6
1.1. Khái niệm thương mại quốc tế 6
1.2. Đặc điểm của thương mại quốc tế 7
2. Các nhân tố tác động đến thương mại quốc tế 7
2.1. Toàn cầu hóa và khu vực hóa 7
2.2. Phân công lao động quốc tế 8
2.3. Sự tồn tại và phát triển của thị trường tiền tệ 9
2.4. Sự phát triển của khoa học kĩ thuật 10
2.5. Các nhân tố khác 10
III. Mối quan hệ giữa FDI và xuất nhập khẩu ở nước nhận đầu tư 11
1. Một số lý thuyết và nghiên cứu về mối quan hệ giữa FDI và xuất nhập khẩu 11
1.1. Lý thuyết về vòng đời quốc tế của sản phẩm – IPLC – Raymond Vernon 11
1.2. Lý thuyết về thương mại quốc tế và tính lưu động của yếu tố sản xuất -“International trade and Factor mobility”- Mundell. 12
2. Tác động của FDI đến xuất nhập khẩu ở nước nhận đầu tư 13
2.1. FDI tác động đến kim ngạch xuất nhập khẩu của nước nhận đầu tư 14
2.2. FDI tác động đến cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu của nước nhận đầu tư 15
2.3. FDI tác động đến thị trường xuất nhập khẩu của nước nhận đầu tư 17
3. Tác động của xuất nhập khẩu đến FDI ở nước nhận đầu tư 19
Chương II: ĐÁNH GIÁ MỐI QUAN HỆ GIỮA FDI VÀ XUẤT NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM 25
I. Tổng quan về hoạt động xuất nhập khẩu và FDI vào Việt Nam giai đoạn từ 1988 đến nay 25
1. Tổng quan về hoạt động xuất nhập khẩu 25
1.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu và tình hình cán cân thương mại 25
1.2. Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu 27
1.3. Cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu 32
1.4. Cơ cấu xuất nhập khẩu theo khu vực kinh tế 33
2. Tổng quan về FDI vào Việt Nam 35
2.1. FDI vào VIệt Nam qua các thời kì 35
2.2. FDI vào Việt Nam theo cơ cấu ngành 40
2.3. FDI vào Việt Nam theo cơ cấu chủ đầu tư 42
2.4. FDI theo cơ cấu vùng lãnh thổ 43
II. Đánh giá mối quan hệ giữa FDI và xuất nhập khẩu ở Việt Nam 45
1. Tác động của FDI đến hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam 45
1.1. FDI tác động đến kim ngạch xuất nhập khẩu và cán cân xuất nhập khẩu .45
1.2. FDI tác động đến cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu 59
1.3. FDI tác động đến cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu 65
2. Tác động của xuất nhập khẩu đến FDI tại Việt Nam 71
Chương III: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI VÀ ĐẤY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TRÊN CƠ SỞ ĐIỀU CHỈNH MỐI QUAN HỆ GIỮA FDI VÀ XUẤT NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM 81
I. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, các mục tiêu liên quan đến hoạt động xuất khẩu và triển vọng thu hút FDI của Việt Nam 81
1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kì tới 81
1.1. Mục tiêu tổng quát 81
1.2. Mục tiêu cho hoạt động xuất khẩu 83
2. Triển vọng thu hút FDI của Việt Nam 85
II. Các giải pháp nhằm thu hút FDI và đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu trên cơ sở điều chỉnh mối quan hệ giữa FDI và xuất nhập khẩu ở Việt Nam .87
1. Nhóm biện pháp điều chỉnh hợp lí cơ cấu xuất nhập khẩu, kim ngạch xuất khẩu và cán cân thương mại thông qua tác động đến FDI 88
2. Nhóm giải pháp tăng cường thu hút FDI và điều chỉnh cơ cấu FDI thông qua tác động lên hoạt động xuất nhập khẩu 96
KẾT LUẬN 102
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AFTA Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN
ASEM Diễn đàn hợp tác Á–Âu
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
BTA Hiệp định thương mại song phương
APEC Diễn đang hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương
EU Liên minh châu Âu
EURO Đồng tiền chung châu Âu
FIA Cục đầu tư nước ngoài
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
IMF Quỹ tiền tệ quốc tế
IPLC Lý thuyết vòng đời quốc tế của sản phẩm
MFN Nguyên tắc tối huệ quốc
MNC Công ty đa quốc gia
NT Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia
OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế
PNTR Quy chế Quan hệ Thương mại Bình thường Vĩnh viễn
TNC Tập đoang xuyên quốc gia
UNCTAD Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển
WIR Báo cáo đầu tư toàn cầu
LỜI MỞ ĐẦU
Kể từ khi thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa nền kinh tế và hội nhập quốc tế, nền kinh tế Việt Nam đã có những thay đổi rõ nét về mọi mặt với tốc độ tăng trưởng cao, ổn định.
Về đầu tư, sau khi Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có hiệu lực ngày 01/01/1988 cho tới cuối năm 2009, đã có 89 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư gần 11.000 dự án tại Việt Nam, đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, trung bình mỗi năm nhà nước cấp phép cho khoảng 400 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. Những năm gần đây, trị giá vốn FDI thu hút được đã vượt ngưỡng 10 tỉ USD. So với nhiều quốc gia, những con số trên đây chưa hẳn ấn tượng nhưng đối với Việt Nam, điều này mang ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đó là nguồn vốn bổ sung rất cần thiết để tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; góp phần phát triển nguồn nhân lực, tạo việc làm; góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, đặc biệt, đầu tư trực tiếp nước ngoài có khả năng ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. Bên cạnh những tác động tích cực cần phát huy, cũng có những tác động tiêu cực cần hạn chế. Ngược lại, hoạt động xuất nhập khẩu ở nước ta cũng có khả năng tác động trở lại đến dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Cũng giống như đầu tư trực tiếp nước ngoài, hoạt động xuất nhập khẩu cũng có vai trò hết sức quan trọng đối với nền kinh tế, nhờ khả năng thúc đẩy tăng trưởng và là cơ sở đánh giá mức độ phát triển của một nền kinh tế. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải tiến hành nghiên cứu và đánh giá một cách chính xác và rõ ràng mối quan hệ và khả năng tương tác lẫn nhau giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm khuyến khích những tác động tích cực và hạn chế các tác động tiêu cực giữa chúng, phát huy tối đa vai trò của FDI cũng như hoạt động xuất nhập khẩu đối với phát triển kinh tế Việt Nam. Đây là lí do em chọn đề tài: “Mối quan hệ giữa FDI và hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của khóa luận này là mối quan hệ giữa FDI và hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam, dựa trên các số liệu về FDI và hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn từ 1988 đến nay để phân tích và đánh giá. Trong khóa luận này em cũng xin đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực giữa FDI và xuất nhập khẩu tại Việt Nam thông qua việc điều chỉnh một trong hai nhân tố.
Phương pháp nghiên cứu: Khóa luận sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu là dựa trên nghiên cứu những tài liệu và số liệu có liên quan thu thập được, tiến hành thống kê, phân tích, tổng hợp, từ đó rút ra nhận xét, đánh giá vấn đề.
Kết cấu khóa luận: Kết cấu khóa luận bao gồm 3 chương với nội dung chính như sau:
Chương I: Một số vấn đề lý luận về mối quan hệ giữa FDI và xuất nhập khẩu
Chương II: Đánh giá mối quan hệ giữa FDI và xuất nhập khẩu ở Việt Nam
Chương III: Các giải pháp thu hút FDI và đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu trên cơ sở điều chỉnh mối quan hệ giữa FDI và xuất nhập khẩu ở Việt Nam
Trong lời mở đầu của khóa luận này, em cũng xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Việt Hoa đã rất nhiệt tình hướng dẫn em từ khi nhận đề tài cho đến khi hoàn thành khóa luận này.
Do còn hạn chế về tầm kiến thức, khả năng nghiên cứu và nguồn số liệu nên bài khóa luận của em không tránh khỏi có thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô để khóa luận này được hoàn thiện hơn, thiết thực hơn.
112 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5688 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mối quan hệ giữa FDI và hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2011-2015 đã được đưa ra lấy ý kiến với 2 nội dung chính là: Kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010 và Kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội 5 năm 2011-2015.
Dự thảo được xây dựng trên 3 trụ cột: kinh tế, xã hội và môi trường.
Về kinh tế, các chỉ tiêu chủ yếu trong giai đoạn này là: GDP bình quân 5 năm tăng 7%-8%/năm, tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu bình quân 12%/năm, tỷ lệ huy động vào ngân sách Nhà nước bình quân đạt 22-23,5% GDP, tỷ trọng đầu tư phát triển 5 năm 2011-2015 khoảng 40-41% GDP.
Về xã hội, chỉ tiêu chủ yếu tới 2015 là tỷ lệ lao động được đào tạo đạt 55%, quy mô dân số là 93 triệu người, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới giảm 2%/năm, tỷ lệ thất nghiệp thành thị khoảng 4%.
Về môi trường, chỉ tiêu chủ yếu đặt ra tới năm 2015 là tăng tỷ lệ che phủ rừng lên 42,5%, tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước sạch hợp vệ sinh khoảng 96%, dân cư thành thị được cung cấp nước sạch khoảng 98%...
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Dự thảo Kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội 5 năm 2011-2015 sẽ còn tiếp tục được đưa ra tham vấn cho đến khi hoàn thiện. Nội dung Kế hoạch phát triển này sẽ được đưa vào Báo cáo chính trị của Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI sẽ được tổ chức vào tháng 1/2011.
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 - 2010, Đại hội IX của Đảng (2001) đề ra mục tiêu đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Mặc dù tiêu chí nước công nghiệp theo hướng hiện đại chưa được nêu cụ thể nhưng cũng đã được đề cập một cách khái quát trong một số văn kiện của Đảng và trong tài liệu của các cơ quan nghiên cứu và chuyên gia kinh tế nước ta.
Theo các tiêu chí được đề cập khái quát trong một số văn kiện cũng như tài liệu của cơ quan nghiên cứu về kinh tế chúng ta có thể nắm bắt được một số tiêu chí định hướng Việt Nam cần và có thể đạt được vào năm 2020 như sau:
Về kinh tế: GDP 180 - 200 tỉ USD. Tốc độ tăng trưởng GDP/năm giai đoạn 2006- 2020: 9,2-10%. GDP bình quân đầu người: 1.800-2.000 USD. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người/năm giai đoạn 2006/2020: 7,9-8,6%. Tỷ trọng giá trị nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ trong GDP sẽ là 10-44-46%. Tỷ lệ xuất khẩu hàng chế tác trong tổng xuất khẩu hàng hoá: 75%. Tỷ lệ xuất khẩu hàng công nghệ cao trong tổng xuất khẩu hàng chế tác: 30%. Điện bình quân đầu người: 2.200 Wh/người. Tỉ lệ đường bộ rải nhựa (tỉnh, huyện, xã): 50-100%. Giá trị xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ: 108 tỉ USD. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng năm: 9,4%. Vốn FDI: 2.384 triệu USD.
Về xã hội: dân số 100 triệu người. Tốc độ tăng dân số hàng năm dưới 1%. Tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo (theo tiêu chí quốc gia có tham khảo tiêu chí của LHQ): dưới 5%. Tỉ lệ dân số thành thị: 50%. Chỉ số HDI: 0,8. Tỉ lệ chi phí cho giáo dục trong GDP: 5%. Tỉ lệ trẻ em nhập học trong tiểu học, trung học: 100%. Tỉ lệ chi phí cho y tế trong GDP: 4,1%. Tỉ lệ dân số sử dụng nước sạch (thành thị và nông thôn): 100%.
Mục tiêu cho hoạt động xuất khẩu
Mục tiêu chung về hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn tới được đề ra theo hai hướng chính:
Thứ nhất, phát triển xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, làm động lực thúc đẩy tăng trưởng GDP, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động. Đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh, tích cực phát triển các mặt hàng khác có tiềm năng thành những mặt hàng xuất khẩu chủ lực mới, theo hướng nâng cao hiệu quả xuất khẩu.
Thứ hai, chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao; tăng sản phẩm chế biến, chế tạo, sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm dần tỷ trọng hàng xuất khẩu thô.
Những mục tiêu cụ thể cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020 hiện đang được các bộ ngành nghiên cứu, cân nhắc và sẽ đưa ra vào Đại hội Đảng năm 2011. Tuy nhiên, một số ngành xuất khẩu chủ lực đã đề ra được mục tiêu cho toàn ngành giai đoạn 2010-2020. Dưới đây là mục tiêu phát triển cụ thể của các ngành dệt may, da giày, thủy sản (các ngành hàng chủ lực khác hiện chưa có thông báo chính thức về chiến lược xuất khẩu).
a. Ngành dệt may
Theo Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ngành dệt may sẽ phát triển theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa, nhằm tạo ra bước nhảy vọt về chất và lượng sản phẩm. Chiến lược đưa ra mục tiêu cụ thể là doanh thu toàn ngành đến 2010 đạt 14,8 tỷ USD, tăng lên 22,5 tỷ USD vào năm 2015 và 31 tỷ USD vào năm 2020, trong đó có 25 tỉ USD từ xuất khẩu. Giai đoạn 2008-2010, ngành dệt may phấn đấu tăng trưởng sản xuất hằng năm 16-18%, tăng trưởng xuất khẩu đạt 20%. Giai đoạn 2011-2020, tăng trưởng sản xuất hằng năm 12-14%, tăng trưởng xuất khẩu đạt 15%. Đồng thời phấn đấu tỉ lệ nội địa hóa đạt 70%.
b. Ngành da giày
Theo chiến lược phát triển ngành dệt may giai đoạn 2011 - 2020, nếu tăng trưởng GDP ổn định ở mức 7,5% thì tổng sản phẩm giày dép sẽ đạt 1.698 triệu đôi vào năm 2020, cặp túi ví các loại đạt 311 triệu cái, mang lại kim ngạch xuất khẩu da giày là 16,5 tỷ USD (giày dép 13,3 tỉ USD, cặp túi ví 3,2 tỷ USD), chiếm 9,68% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Chủ tịch Hiệp hội Da giày Việt Nam nhấn mạnh, ngành da giày Việt Nam cần định hướng phát triển theo cả 2 hướng là làm hàng xuất khẩu và làm hàng nội địa thông qua làm chủ công nghệ và thiết kế để phát triển đủ chuỗi giá trị gia tăng
Bảng: Mục tiêu cụ thể về kim ngạch xuất khẩu da giày Việt Nam
Năm
2015
2020
2025
Kim ngạch XK da giày
10,4 tỷ USD
16,5 tỷ USD
24 tỷ USD
Tỉ lệ nội địa hoá
60-65%
75-80%
80-85%
Tốc độ tăng trưởng
11,17%/năm
9,84%/năm
7,2%/năm
Lao động trực tiếp (người)
838.000
Trên 1 triệu
1,16 triệu
Nguồn: Hiệp hội da giày Việt Nam
c. Ngành thủy sản
Chiến lược phát triển ngành Thủy sản Việt Nam đến năm 2020 bao gồm các nội dung cụ thể sau: Năm 2010, sản lượng tăng bình quân 2,15%, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 4,8 - 5,0 tỷ USD; Năm 2015, sản lượng tăng 2,76%/năm, kim ngạch xuất khẩu đạt 6,0 tỷ USD; Đến năm 2020, kim ngạch xuất khẩu đạt 7,0 tỷ USD.
Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam khuyến cáo các doanh nghiệp cần mở rộng thị trường xuất khẩu; ngoài thị trường truyền thống có thể khảo sát tìm kiếm thị trường mới như Nam Mỹ, Trung Đông, Bắc Phi. Tuy nhiên, để làm được điều này thì Hiệp hội cũng đề nghị Chính phủ có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua lãi suất vay vốn tín dụng, giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu, đồng thời đẩy nhanh việc xây dựng các kho dự trữ thủy sản trong thời gian sớm nhất.
Triển vọng thu hút FDI của Việt Nam
FDI năm 2009 của Việt Nam có vốn đăng ký chỉ bằng 30%, nhưng vốn thực hiện chỉ giảm 16% so với năm 2008. Đó là kết quả đáng khích lệ nếu so với mức giảm gần 2/3 FDI toàn cầu vào các nước đang phát triển và 25-30% ở một số nước trong khu vực (các con số đó đều là vốn thực hiện).
Năm 2010 có những tín hiệu lạc quan hơn về FDI vào nước ta. Theo một báo cáo gần đây về FDI toàn cầu, trong các nước đang phát triển, nhóm các nước mới nổi Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc (BRIC) là thị trường đầu tư hấp dẫn nhất, sau đó đến Việt Nam và một vài nước khác.
Đánh giá đó dựa trên triển vọng trung hạn và dài hạn về dung lượng thị trường và môi trường đầu tư. Nước ta đã có tổng GDP gần 100 tỷ USD, đã vượt qua mức thu nhập bình quân đầu người của nhóm nước có thu nhập thấp, với thị trường nội địa được xếp hạng có mức tăng trưởng hàng đầu thế giới, là nền kinh tế có độ mở lớn trong giao dịch thương mại thế giới - tổng kim ngạch ngoại thương bằng 1,5 lần GDP, có môi trường đầu tư đang dần được cải thiện bằng những nỗ lực của Chính phủ về hoàn thiện thể chế trước và sau khi gia nhập WTO, phân cấp quản lý nhà nước cho chính quyền địa phương theo hướng phi tập trung hóa, cải cách thủ tục hành chính và đấu tranh chống tham nhũng, lạm quyền của công chức nhà nước.
Độ tín nhiệm của Việt Nam cũng được nâng cao hơn trước, thể hiện rõ nhất là mặc dù các nước lớn đều phải đối phó với khủng hoảng toàn cầu, nhưng khoản viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam được các nhà tài trợ cam kết vào cuối năm 2009 là 8,063 tỷ USD, con số khá hấp dẫn với nhiều nước đang phát triển.
Việc nước ta tiếp tục thực hiện các cam kết quốc tế trong khung khổ WTO, AFTA, FTA ASEAN - Trung Quốc theo hướng dỡ bỏ dần hàng rào quan thuế và hài hòa hóa hải quan, mở cửa thị trường nội địa từ ngày 1/1/2009 “các công ty có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực phân phối được phép cung cấp dịch vụ đại lý hoa hồng, bán buôn, bán lẻ tất cả các sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam và các sản phẩm nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam, ngoại trừ: xi măng và clinke, lốp (trừ lốp máy bay), giấy, sắt thép, thiết bị nghe nhìn, rượu và phân bón”; những ngoại trừ này được bãi bỏ sau 3 năm kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO tức là từ ngày 1/1/2010, tạo ra lực hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư quốc tế.
Báo cáo triển vọng đầu tư thế giới của UNCTAD vào tháng 9/2009 dự báo FDI toàn cầu năm 2010 là 1.400 tỷ USD, cao hơn 200 tỷ USD so với năm 2009 và năm 2011 là 1.800 tỷ USD vượt qua mức của năm 2008 là 1.700 tỷ USD. FDI thế giới có xu thế gia tăng trong 2 năm tới là tiền đề để nước ta có thể thu hút nhiều FDI hơn.
Trên đây là những tín hiệu đáng mừng cho triển vọng thu hút FDI vào Việt Nam. Song, khi bàn về triển vọng thu hút FDI vào Việt nam, các nhà kinh tế thường đề cập đến sự kiện Việt Nam gia nhập WTO như một nhân tố chính yếu làm tăng sức hấp dẫn cho Việt Nam trong mắt nhà đầu tư, bên cạnh đó, sức cạnh tranh của Trung Quốc trong hoạt động thu hút FDI toàn cầu thường được nhắc đến như là một trở lực chính đối với dòng FDI vào Việt Nam.
Trung Quốc đang thắng thế trong việc thu hút FDI so với ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng... Và rằng Trung Quốc sẽ còn rất hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư nước ngoài với lực lượng lao động khổng lồ, có thể đáp ứng khá đầy đủ cho các vị trí công việc (kể cả nhân lực cấp cao). Chất lượng lao động của họ còn không ngừng được cải thiện với sự hiện đại hóa nền giáo dục, sự trở về ngày càng nhiều của các du học sinh... Trong khi đó, các báo cáo cho thấy các nước ASEAN, và kể cả Việt Nam, đang bị thiếu hụt trầm trọng lao động bậc cao và chi phí lao động, đất đai cũng đã tăng mạnh. Ngoài ra, các khảo sát cũng cho thấy môi trường đầu tư và kinh doanh, chi phí giao dịch và triển vọng kinh doanh ở Trung Quốc thường được đánh giá cao hơn các nước ASEAN (trừ Singapore)... Nhưng sau sự kiện gia nhập WTO, như kinh nghiệm của Trung Quốc đã cho thấy, Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn trong mắt nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, tương lai thu hút FDI vào VN sẽ còn được cải thiện thêm khi mà hiệu quả tức thời của việc gia nhập WTO của Trung Quốc đã dần yếu đi, lập lại thế cân bằng mới, giống như thời điểm trước năm 2000.
Tuy nhiên, bản thân sự hấp dẫn về qui chế thành viên WTO của một nước chỉ có tính ngắn hạn, và về dài hạn, điều hấp dẫn các công ty đa quốc gia chính là những yếu tố làm cho họ có thể phát huy được các lợi thế của họ so với các công ty bản địa, trong đó có lợi thế về công nghệ và quản lý và lợi thế về nội bộ hóa các giao dịch trong mạng lưới công ty thành viên.
Điều này cũng sẽ đúng với Việt Nam. Ngay sau khi gia nhập WTO, FDI vào Việt Nam đã có sự tăng đột biến cả về vốn đăng ký và vốn thực hiện nhưng trong những năm tới, FDI vào có thể sẽ lại giảm đi nếu Việt Nam không có những bước đi thích hợp nhằm tăng tính hấp dẫn của mình trong dài hạn, trong số đó có việc nâng cao chất lượng lực lượng lao động, cơ sở hạ tầng, mạng lưới cung cấp, các tổ chức thể chế hiệu quả, cải thiện tích cực môi trường kinh doanh, hạ chi phí giao dịch, phá giá nội tệ, khuyến khích vật chất hợp lý cho FDI vào một số ngành...
Nếu xét theo một khía cạnh khác, sự nổi lên của Trung Quốc như một mảnh nam châm thu hút FDI không chỉ có nghĩa là các nước khác trong khu vực bị thua thiệt. Sự hấp dẫn tăng lên của Trung Quốc còn tạo ra một tác động tích cực có tác dụng kéo thêm FDI đến khu vực, ít nhất là để thỏa mãn nhu cầu nhập khẩu khổng lồ của Trung Quốc, do sản xuất (cả cho xuất khẩu) và tiêu dùng tăng lên.
Hơn thế nữa, vì hàng rào thuế quan đã được hạ xuống nên các công ty đa quốc gia không cần phải thiết lập nhà máy ở Trung Quốc mà có thể chọn các địa điểm khác phù hợp hơn để sản xuất và sau đó nhập khẩu vào Trung Quốc. Việt Nam cũng sẽ là một trong những nước được hưởng lợi nếu nắm bắt được cơ hội này (với các biện pháp tăng tính hấp dẫn trong dài hạn nêu trên). Thuận lợi nhất vẫn là những ngành kinh tế hướng vào khai thác tài nguyên (khoáng sản và nông nghiệp), là điều mà Trung Quốc đang rất thiếu hụt.
Như vậy, những năm tới đây, hoạt động thu hút FDI vào Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội và cả những thách thức. Chuẩn bị tốt để nắm bắt cơ hội thu hút FDI cũng chính là nắm bắt cơ hội để tăng trưởng nhanh và phát triển kinh tế.
Các giải pháp nhằm thu hút FDI và đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu trên cơ sở điều chỉnh mối quan hệ giữa FDI và xuất nhập khẩu ở Việt Nam
Dựa trên mối quan hệ giữa FDI và xuất nhập khẩu được rút ra ở chương II Các giải pháp sau đây được đưa ra theo hai hướng: thứ nhất là thông qua tác động đến FDI để cải thiện hoạt động xuất nhập khẩu; thứ hai là tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu để tăng cường thu hút FDI vào Vệt Nam.
Nhóm biện pháp điều chỉnh hợp lí cơ cấu xuất nhập khẩu, kim ngạch xuất khẩu và cán cân thương mại thông qua tác động đến FDI
Mặc dù FDI và hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam có mối quan hệ tương tác lẫn nhau, các tác động của FDI đến hoạt động xuất nhập khẩu được thể hiện rõ nét hơn và dễ nhận biết, mức độ tác động cũng sâu hơn và từ nhiều chiều hơn, đặc biệt là dòng FDI hướng về xuất khẩu. Dòng FDI này có khả năng định hướng và chi phối đáng kể đến cả hoạt động xuất khẩu cũng như nhập khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, không chỉ có FDI hướng về xuất khẩu mới có những tác động đó, FDI nói chung đều có ảnh hưởng đến hoạt động ngoại thương của Việt Nam do tác động thay thế hoặc hỗ trợ thương mại, thêm vào đó là tác động lan tỏa tích cực sang khu vực kinh tế trong nước mà nó mang lại, gián tiếp ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của khu vực này. Sau đây là một số giải pháp cho hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam thông qua tác động đến hoạt động thu hút FDI, nhằm phát huy tác động tích cực và hạn chế các tác động tiêu cực của FDI đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Đơn giản hóa các thủ tục hành chính đối với các doanh nghiệp FDI
WB đánh giá việc thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam tương đối phức tạp với 11 thủ tục, với hơn một tháng rưỡi. Trong khi đó, New Zealand và Canada chỉ cần một thủ tục và ở khối OECD chỉ cần chưa đầy hai tuần là có thể cấp phép. Trong khi trung bình một doanh nghiệp ở Việt Nam mất trung bình 1.050 giờ riêng cho việc đóng thuế, con số này ở Singapore, nước đứng đầu bảng xếp hạng năm nay, chỉ là 84 giờ.
Kết quả khảo sát ý kiến các doanh nghiệp thuộc hiệp hội các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam cho thấy có 5% doanh nghiệp Hàn Quốc có ý định giảm qui mô kinh doanh ở Việt Nam và có 2% doanh nghiệp muốn chuyển đầu tư từ Việt Nam sang nước khác. Thủ tục hành chính phức tạp như chuyện giải thích về luật rất khác nhau là một trong những lý do lớn để số doanh nghiệp Hàn Quốc này muốn rời bỏ Việt Nam trong tương lai.
Hội thương gia Đài Loan, những nhà đầu tư có FDI đăng ký lớn nhất tại Việt Nam đánh giá: "Hiệu lực hành chính ở Việt Nam còn thấp. Những thủ tục hành chính quá chậm. Tình trạng quan liêu vẫn còn phổ biến, sự nhận dạng của hải quan về phân loại hàng hóa mâu thuẫn nhau gây phiền phức cho các doanh nghiệp”.
Muốn giữ chân nhà đầu tư và tạo ấn tượng tốt với các chủ đầu tư mới, Việt Nam cần có kế hoạch cải cách thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp FDI. Việt Nam nên thiết lập cơ quan phê chuẩn một cửa cho các thủ tục hành chính của doanh nghiệp FDI. Cơ quan nối giữa các Bộ này sẽ đóng vai trò như một đơn vị độc lập và cung cấp chất lượng dịch vụ đảm bảo cho cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài. Những đổi mới này nên được thực hiện tập trung, mà không tính đến vị trí địa lý hay lợi ích chính trị. Cơ quan này sẽ được trao quyền để giải quyết những vấn đề có sự tham gia của nhiều Bộ, ban ngành.
Hình thức đầu tư chủ yếu hiện nay là các chủ đầu tư thành lập các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Do đó, Việt Nam cũng nên thiết lập một cơ quan trung gian đại diện cho Chính phủ nhằm giúp đỡ các Hiệp hội doanh nghiệp FDI bằng cách cung cấp các dịch vụ tư vấn cho các công ty thành viên về các thủ tục hành chính; cung cấp địa chỉ liên lạc cần thiết cũng như tạo điều kiện cho các cuộc đối thoại với các Bộ, ban ngành; ngoài ra cũng là kênh chính thức tiếp nhận các ý kiến phản hồi. Chính phủ cũng nên tổ chức nhiều hơn các hội thảo phổ biến và hướng dẫn các luật mới cho nhà đầu tư. Các cơ quan chức năng cần tư vấn chính xác, hướng dẫn cụ thể hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài và tiến hành giảm bớt các khâu trung gian.
Cần có một cơ quan nhà nước chuyên theo dõi và nghiên cứu về xu hướng FDI vào Việt Nam và trên thế giới, từ đó kịp thời đưa ra những thay đổi hợp lý trong chính sách FDI thời kì mới.
Trong những năm gần đây, FDI vào Việt Nam có sự chuyển biến đáng kể về hình thức đầu tư. Trước năm 2000, các doanh nghiệp liên doanh chiếm tỷ trọng 60-70% các dự án FDI, nhưng từ 2001 đến nay, các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chiếm tỷ trọng đó. Hầu như chưa có một nghiên cứu nào từ các cơ quan quản lý nhà nước chỉ ra xu hướng phát triển này đã đặt ra những vấn đề gì cho đất nước, nhất là sức lan tỏa tác động FDI đối với các doanh nghiệp trong nước.
Năm 2010 là năm cuối cùng của chiến lược kinh tế - xã hội 2001-2010, chuẩn bị hành trang cho thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, do vậy việc tổng kết FDI bằng những khảo sát có hệ thống hoạt động thực tiễn từ các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế mở, các địa phương, đánh giá đúng thành tựu và đóng góp của FDI, những khiếm khuyết cần khắc phục, bao gồm cả chính sách, quản lý nhà nước, phân cấp cho các địa phương… để có cơ sở thực tiễn làm căn cứ sửa đổi, bổ sung, hoàn chỉnh chính sách FDI phù hợp với định hướng và mục tiêu của chiến lược mới.
Chuyển sang giai đoạn mới cần có những thay đổi về chính sách FDI. Chính sách FDI được chia làm 3 loại: chính sách thu hút FDI, chính sách nâng cấp FDI và chính sách khuyến khích các mối quan hệ giữa TNCs quốc tế với doanh nghiệp trong nước.
Trong hơn 20 năm đổi mới, nước ta đã thay đổi chính sách thu hút FDI theo hướng tiếp cận với thông lệ quốc tế, bảo đảm các nguyên tắc đối xử quốc gia (NT), tối huệ quốc (MFN). Việc Quốc hội thông qua Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp năm 2005 là một bước tiến lớn về chính sách thu hút FDI. Vấn đề đặt ra là các cơ quan hữu quan cần nghiên cứu để có được chính sách nâng cấp FDI theo những định hướng ưu tiên ngành, lĩnh vực và đối tác đầu tư. Đối với các dự án công nghệ cao, cần có chính sách đủ hấp dẫn các nhà đầu tư lớn trong điều kiện cạnh tranh thu hút FDI giữa các nước rất gay gắt.
Kinh nghiệm thành công từ việc mời Intel vào nước ta để thực hiện dự án lớn, trong khi 3 nước khác trong khu vực cũng tìm mọi cách để có được dự án này, đã cho thấy không chỉ là chính sách chung, mà phải biết nhân nhượng trên cơ sơ bảo đảm lợi ích lâu dài đối với từng dự án của TNCs.
Chính sách khuyến khích các mối liên kết giữa TNCs với các doanh nghiệp trong nước cũng cần được quan tâm đúng mức, do các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đã lớn mạnh hơn trước rất nhiều.
Xây dựng kế hoạch xúc tiến đầu tư tăng cường thu hút FDI vào hoạt động sản xuất xuất khẩu nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu, cải thiện tình trạng thâm hụt thương mại.
Để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, tăng kim ngạch xuất khẩu đồng thời cải thiện tình trạng thâm hụt cán cân thương mại trong nhiều năm nay, cần tăng cường thu hút FDI hướng vào xuất khẩu. Để thu hút được nhiều FDI hướng vào xuất khẩu, công tác vận động, xúc tiến đầu tư nhằm vào các chủ đầu tư có tiềm năng xuất khẩu lớn đóng một vai trò hết sức quan trọng. Một số lượng không nhỏ các TNC chuyên đầu tư vào sản xuất xuất khẩu, với mạng lưới phân phối khắp toàn cầu, họ có khả năng tiêu thụ một khối lượng lớn hàng hóa thông qua việc thực hiện các hoạt động xuất khẩu hàng từ quốc gia này sang quốc gia khác. Hiện nay, các TNC của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan là các TNC có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong số các chủ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Theo đánh giá của Bộ Công thương, trong thời gian tới, các nhà đầu tư này vẫn có xu hướng tiếp tục dịch chuyển những ngành sản xuất cần nhiều lao động từ nước họ sang Việt Nam. Họ cũng chính là những chủ đầu tư nắm công nghệ nguồn, có tiềm lực lớn về tài chính, có thể phát triển những sản phẩm tinh chế, có hàm lượng kĩ thuật cao. Do đó trong thời gian tới, để đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm vào phát triển xuất khẩu thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải phối hợp với Bộ Công thương đề ra ngay một kế hoạch xúc tiến đầu tư hướng vào các chủ đầu tư có tiềm năng xuất khẩu lớn, cân nhắc việc tăng ưu đãi cho đầu tư hướng vào xuất khẩu; xây dựng khu vực đầu tư trọng điểm, xúc tiến đầu tư theo ngành, lĩnh vực, địa bàn cụ thể. Nhà nước nên thực hiện chủ chương đa phương hóa đối tác đầu tư nước ngoài vào hoạt động xuất khẩu để chủ động trong mọi tình huống. Đặc biệt cần chú trọng hoạt động xúc tiến đến các đối tác đầu tư thuộc khu vực Bắc Mĩ và Tây Âu vì đây là hai khu vực tập trung nhiều các TNC có tiềm lực kinh tế mạnh và đầu tư cho xuất khẩu lớn nhất trên thế giới.
Chính phủ cũng cần phối hợp chặt chẽ quan hệ giữa bộ Ngoại Giao, bộ Kế hoạch và Đầu tư với Bộ Công thương trong việc nghiên cứu thị trường đầu tư thế giới và khu vực, tiến hành các hoạt động xúc tiến đầu tư và xúc tiến thương mại từ bên ngoài thông qua các cơ quan đại diện ngoại giao và thương mại của Việt Nam tại nước ngoài ở một số địa bàn trọng điểm. Tranh thủ sự hợp tác giúp đỡ lẫn nhau của các tổ chức xúc tiến đầu tư quốc tế, trước hết là trong khuôn khổ các nước ASEAN, APEC, hợp tác ASEM, hợp tác với các cơ quan xúc tiến đầu tư của Nhật, Mĩ, các nước EU và các tổ chức quốc tế khác để đẩy mạnh tuyên truyền giới thiệu về hoạt động FDI và xuất nhập khẩu của Việt Nam, tạo dựng một hình ảnh mới của Việt Nam trong mắt nhà đầu tư. Phối hợp với các cơ quan xúc tiến thương mại của các nước ở Việt Nam để tranh thủ giới thiệu về chính sách thương mại, pháp luật, quảng bá các chương trình đầu tư, ưu đãi trong đầu tư hướng vào xuất khẩu của Việt Nam. Nhà nước cũng nên khuyến khích việc thành lập các hiệp hội doanh nghiệp FDI đầu tư vào xuất khẩu tại Việt Nam, ngoài ra chúng ta cần tăng cường công tác nghiên cứu tình hình kinh tế, xuất nhập khẩu, chính sách FDI của các nước, các tập đoàn, các công ty xuyên quốc gia để có kế hoạch vận động xúc tiến đầu tư cho phù hợp.
Khuyến khích các doanh nghiệp FDI sử dụng nguyên liệu trong nước, và khuyến khích đầu tư vào các ngành sản xuất nguyên, nhiên vật liệu Việt Nam chưa sản xuất được
Mục tiêu của giải pháp này là nhằm hạn chế nhập khẩu nguyên, nhiên liệu từ nước ngoài, giảm xuất thô, tăng xuất tinh, đồng thời tăng tỉ lệ nội địa trong sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam. Đây là một trong những cách thức rất hiệu quả để tạo ra được liên kết hợp lý giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI. Các doanh nghiệp trong nước có thể phát triển theo hướng trở thành vệ tinh cung cấp nguyên vật liệu cho các doanh nghiệp FDI nhằm thúc đẩy không chỉ sự phát triển của các ngành sản xuất xuất khẩu trực tiếp mà còn hướng tới phát triển các ngành công nghiệp xuất khẩu tại chỗ. Các sản phẩm của Việt Nam có thế mạnh có thể xuất khẩu một cách gián tiếp thông qua các doanh nghiệp FDI. Để làm được điều này, chúng ta cần:
Thành lập các tổ chức đứng ra thu mua nông sản nguyên vật liệu từ các hộ cá thể để cung cấp cho các doanh nghiệp FDI, giúp doanh nghiệp có thêm thông tin về tình hình sản xuất nguyên liệu trong nước mà họ đang tìm kiếm.
Tiếp tục tăng cường hỗ trợ từ phía nhà nước về vốn, công nghệ cho các vùng nguyên liệu, tạo điều kiện cho các nhà cung cấp nguyên liệu trong nước thực hiện tốt các cam kết về số lượng, chất lượng nguyên liệu.
Thường xuyên thực hiện các nghiên cứu để kịp thời đưa ra dự đoán về nhu cầu đối với các loại nguyên liệu từ nông sản, tránh trường hợp nông dân mất mùa giá cao, được mùa giá thấp, khó duy trì vùng nguyên liệu. Đồng thời giám sát việc thực hiện các cam kết về giá của bên thu mua, bảo vệ quyền lợi của người sản xuất nguyên liệu.(hiện tượng ép giá khi sản lượng thu hoạch cao là một trong những nguyên nhân chính khiến các vùng nguyên liệu công nghiệp từ nông sản nước ta không tồn tại lâu)
Ngoài ra, việc tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành sản xuất nguyên liệu cho hàng xuất khẩu cũng là một giải pháp cũng rất hợp lý bởi trình độ công nghệ của nước ta còn thấp, sẽ mất nhiều thời gian và cũng khó khăn hơn nếu để các doanh nghiệp trong nước chủ động nghiên cứu để sản xuất nguyên liệu cho hàng xuất khẩu mà không có đầu tư công nghệ của các chủ đầu tư nước ngoài. Nhà nước có thể thu hút FDI vào các ngành này bằng cách tạo ưu đãi hơn cho nhà đầu tư như thuế, hỗ trợ vốn, ưu tiên về thủ tục…, kết hợp với các kế hoạch phát triển nguồn nguyên vật liệu thô đầu vào từ khoáng sản, nông sản, lâm sản, thủy sản như đã nói trên. Làm tốt được khâu này, chúng ta sẽ nhanh chóng tăng tỉ lệ nội địa hóa trong hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam do sử dụng nhiều nguyên liệu trong nước, giảm kim ngạch nhập khẩu, giảm tỉ trọng nhập khẩu nguyên liệu sản xuất, đồng thời giảm thâm hụt thương mại với các nước Châu Á, đặc biệt là Trung Quốc.
Giải pháp này còn góp phần cải thiện cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam theo hướng giảm xuất thô và tăng xuất tinh. Chúng ta đều biết Việt Nam là một nước xuất khẩu dầu thô rồi lại nhập khẩu hầu hết các sản phẩm hóa dầu. Khiếm khuyết lớn trong hoạt động thu hút FDI của Việt Nam là chưa thành công trong việc thu hút FDI vào ngành công nghiệp hóa dầu trong khi sản lượng dầu thô khai thác và xuất khẩu chiếm tỉ trọng đáng kể trong tổng giá trị xuất khẩu cả nước. Nước ta đã tự thực hiện dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất, tuy nhiên đã quá thời hạn hoàn thành mà nhà máy vẫn chưa thể đi vào hoạt động do lỗi kĩ thuật và thiếu nhân lực trình độ cao. Nhiều người lo ngại rằng sau khi nhà máy đi vào hoạt động, sản phẩm mà nó tạo ra sẽ không còn phù hợp với nhu cầu tiêu dùng trong nước. Với những lĩnh vực công nghệ cao mà Việt Nam chưa có kinh nghiệm như ngành hóa dầu, chúng ta thực sự cần có sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài. Trong những năm tới, Việt Nam nên có định hướng thu hút FDI vào những ngành này, tránh việc xuất thô khoáng sản rồi tái nhập khẩu sản phẩm tinh chế từ các khoáng sản đó. Nếu thu hút thành công FDI vào các ngành này, Việt Nam trong vài năm tới sẽ cải thiện cơ cấu xuất nhập khẩu theo hướng rất tích cực, giảm xuất khẩu dầu thô, nhập sản phẩm hóa dầu mà bắt đầu trở thành nước xuất khẩu các sản phẩm hóa dầu sang nước khác.
Lên kế hoạch tăng cường thu hút FDI công nghệ cao, từ đó nâng cao trình độ sản xuất của khu vực sản xuất xuất khẩu cũng như toàn bộ nền kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh và tăng tỉ trọng nhóm hàng công nghệ, hàng chế tạo trong tổng xuất khẩu nhờ tận dụng tác động lan tỏa công nghệ
Việt Nam là một nước đang phát triển, trình độ công nghệ của khu vực sản xuất còn ở mức thấp, vì nguyên nhân này, các chủ đầu tư khi đầu tư vào Việt Nam đa số đều mang theo công nghệ từ nước họ. Hầu hết những công nghệ này tiên tiến hơn so với công nghệ mà các doanh nghiệp trong nước đang sử dụng, tuy nhiên việc thu hút FDI vẫn cần có sự chọn lọc. Có nhiều công nghệ là mới với nước ta nhưng so với thế giới là đã lỗi thời hoặc sắp lỗi thời. Nếu như hoạt động thu hút FDI không được tiến hành một cách có chọn lọc, tác động lan tỏa công nghệ từ khu vực FDI sang khu vực trong nước sẽ không đáng kể, không đủ để nâng cao sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu và cũng không đủ mạnh để tác động tích cực đến cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam. Như vậy, bên cạnh việc tăng cường thu hút FDI có kèm công nghệ, Bộ Kế hoạch đầu tư cần quan tâm đánh giá mức độ tiên tiến của công nghệ mà chủ đầu tư đưa vào, từ đó đưa ra những ưu đãi với các dự án có công nghệ cao hơn mang lại ích lợi lớn hơn cho nền sản xuất xuất khẩu của nước ta. Hơn nữa, tác động lan tỏa công nghệ từ các dự án FDI kèm theo công nghệ cao về dài hạn sẽ tác động tích cực đến cả hoạt động nhập khẩu, không đơn thuần là giảm kim ngạch nhập khẩu mà còn có khả năng chuyển đổi tích cực cơ cấu hàng nhập khẩu.
Để thu hút được các dự án FDI công nghệ cao, Việt Nam cần có sự chuẩn bị chu đáo về cơ sở hạ tầng, đặc biệt là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu của chủ đầu tư, tránh việc để nhân lực yếu kém trở thành rào cản đối với FDI công nghệ cao vào nước ta. Ví dụ cho hệ quả này là trường hợp của Sanyo. Sau khi Công ty Sanyo thành lập nhà máy sản xuất linh kiện điện tử đầu tiên với vốn FDI, các ngành công nghiệp Việt Nam cơ bản vẫn chỉ sản xuất được những mặt hàng đơn giản, những sản phẩm công nghệ cao cũng mới chỉ là lắp ráp. Chính vì các công đoạn cần kỹ thuật cao lao động Việt Nam chưa thể đảm nhận, nên việc học hỏi, tích lũy kinh nghiệm qua thực tế sản xuất ở các doanh nghiệp FDI của nhân lực trong nước chưa được nhiều.
Khuyến khích đầu tư vào khu vực nông nghiệp nhằm phát huy tối đa tiềm lực xuất khẩu của khu vực này
Khủng hoảng kinh tế thế giới đã làm thay đổi lưu lượng và cấu trúc dòng vốn FDI toàn cầu. Theo Báo cáo Đầu tư Thế giới 2009 (WIR 2009) của Liên Hiệp Quốc, một xu thế quan trọng đối với các nước đang phát triển là dòng FDI chảy vào khu vực nông - lâm - ngư nghiệp (gọi chung là khu vực nông nghiệp) trong mấy năm trở lại đây đang tăng lên. Theo dự báo trong Báo cáo đầu tư toàn cầu của Diễn đàn Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển UNCTAD, xu thế này sẽ duy trì trong tương lai vì một số nguyên nhân: (1) cầu sản phẩm nông nghiệp ít co giãn so với giá và thu nhập, nên trong thời kỳ khủng khoảng, cầu đối với sản phẩm nông nghiệp vẫn tương đối ổn định; (2) nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp đã và sẽ tiếp tục tăng nhanh ở cả những nước đông dân và những nước khan hiếm tài nguyên đất; (3) bên cạnh nhu cầu tiêu dùng trực tiếp, hoạt động sản xuất năng lượng sinh học đang tăng nhanh, khiến nhu cầu về mía, ngũ cốc, các hạt có dầu tăng theo.
Việt Nam xuất phát là một nước nông nghiệp, phần đông dân số hiện vẫn tham gia sản xuất nông nghiệp. Là một nước nhiệt đới, đa dạng về nông sản và thủy sản, nước ta có nhiều lợi thế để phát triển hoạt động xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp với qui mô lớn. Nhưng trong khi xu thế FDI vào khu vực nông nghiệp của cả thế giới đang ngày một tăng, thì ở Việt Nam lại đang xảy ra điều ngược lại. Nguyên nhân là do chưa được đầu tư thích đáng, nông dân chưa được trang bị những máy móc hiện đại để tiến hành canh tác, thu hoạch trên qui mô lớn, không có hỗ trợ về nghiên cứu để nâng cao chất lượng cây, con giống, cộng thêm các sản phẩm hỗ trợ chất lượng kém (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật) dẫn tới chất lượng nông phẩm chưa cao, việc bảo quản cũng gặp nhiều khó khăn. Thu hút FDI vào nông nghiệp sẽ giúp chúng ta cải thiện được nhiều mặt của sản xuất nông nghiệp, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là lợi dụng khả năng tìm kiếm thị trường xuất khẩu của các chủ đầu tư. FDI vào khu vực nông nghiệp nếu được chú trọng đúng mức sẽ đưa sản phẩm nông nghiệp Việt Nam đi khắp thế giới, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu mà không mang lại tác động tiêu cực nào.
Nhóm giải pháp tăng cường thu hút FDI và điều chỉnh cơ cấu FDI thông qua tác động lên hoạt động xuất nhập khẩu
Theo như đánh giá ở chương hai, chúng ta đã thấy hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam có khả năng tác động đến dòng FDI vào, do đó, muốn tác động tích cực hơn đến dòng FDI, nhà nước có thể tác động một cách gián tiếp thông qua điểu chỉnh các chính sách về quản lý xuất nhập khẩu cũng như mở rộng và cải thiện phạm vi thương mại và quan hệ thương mại với các quốc gia trên thế giới. Sau đây là những giải pháp tác động tích cực đến FDI thông qua điều chỉnh hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam, phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động xuất nhập khẩu đến dòng FDI vào.
Đơn giản hóa các thủ tục xuất nhập khẩu
Các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI hiện nay đang gặp nhiều khó khăn do các thủ tục cho xuất nhập hàng hóa ở Việt Nam còn khá phức tạp, gây mất nhiều thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.
Đầu tiên phải kể đến là thủ tục Hải quan. Thủ tục hải quan đang thực hiện đòi hỏi phải nộp và xuất trình quá nhiều loại giấy tờ. Thời gian thanh khoản cho các doanh nghiệp kéo dài, nhiều trường hợp gây thiệt hại cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Các chi cục hải quan, cục hải quan không thống nhất trong thực hiện một số luật, thông tư, công văn dẫn đến hàng hóa của doanh nghiệp không được thông quan nên phải chịu chi phí lưu kho, thiếu nguyên vật liệu sản xuất. Điều này dẫn tới việc doanh nghiệp không kịp xuất hàng trả khách, hoặc phải sử dụng vận tải hàng không, làm tăng chi phí không đáng có. Chính phủ Việt Nam cần xây dựng một đội ngũ nhân lực vững về chuyên môn để phối hợp tốt hơn với các doanh nghiệp và một hệ thống quản lý minh bạch, rõ ràng hơn. Hải quan đang xúc tiến áp dụng thủ tục hải quan điện tử trong xuất nhập khẩu để hạn chế nạn quan liêu, sách nhiễu, tham nhũng, nhưng việc này còn chậm, các bộ ngành liên quan cần đẩy nhanh việc triển khai đồng bộ hơn nữa.
Một điểm bức bối khác của các doanh nghiệp FDI hiện nay là các thủ tục tại cảng biển. Có thể nói, thực trạng của hoạt động quản lý Nhà nước chuyên ngành tại cảng biển hiện nay vẫn còn đang trong cơ chế tồn tại nhiều chồng chéo, mâu thuẫn, chưa phù hợp với quy định, thông lệ quốc tế. Việc thực hiện chức năng quản lý do nhiều cơ quan đảm nhiệm, hoạt động quản lý gây khó khăn cho hoạt động thương mại, hàng hải. Thủ tục khai báo phức tạp, các loại giấy tờ xuất trình, phải nộp còn quá nhiều và trùng lặp về nội dung. Khi đến cảng, tàu phải nộp 36 loại giấy tờ, xuất trình 27 loại giấy tờ, khi vào cảng là 15 và 13 loại. Địa điểm làm thủ tục còn phân tán, phải qua nhiều "cửa"; thời hạn làm thủ tục không thống nhất mà theo quy định riêng của từng cơ quan.
Tất cả những hạn chế này đã gây ra những ảnh hưởng bất lợi cho hoạt động kinh doanh hàng hải và thương mại. Thời gian tàu lưu lại cảng, thời gian thông quan tàu và hàng hóa kéo dài đã khiến chi phí gia tăng, lợi nhuận giảm và thậm chí còn khiến các doanh nghiệp bỏ lỡ mất cơ hội kinh doanh. Thực tế này đặt ra nhu cầu cấp bách đòi hỏi phải có các quy định quản lý Nhà nước đặc biệt cho cảng cũng như sự phối hợp đồng bộ, đơn giản, hiệu quả giữa các cơ quan đảm nhiệm, phù hợp với tập quán quốc tế.
Công cuộc cải cách thủ tục hành chính tại cảng biển đã được thực hiện thí điểm tại cảng khu vực TP.HCM. Nội dung là hình thành cơ chế "một cửa”. Kết quả thí điểm rất khả quan, song việc phổ biến và thực thi ở các khu vực cảng khác vẫn chưa được tiến hành do mâu thuẫn giữa quy định về một số nội dung cải cách với các văn bản liên quan về quy trình thủ tục, giấy tờ khai báo và hoạt động kiểm tra, giám sát, giám quản, giám hộ theo chức năng chuyên ngành. Việc áp dụng công nghệ thông tin trước mắt cần được nhanh chóng nghiên cứu và áp dụng theo hướng hiện đại hóa. Bên cạnh những cải tiến nhằm giảm bớt thủ tục đối với tàu thuyền, như bỏ quy định về "thủ tục xin đến cảng", cho phép gửi các tờ khai đến các cơ quan có liên quan bằng các hình thức fax, email... và quy định cụ thể về cách thức thực hiện đồng bộ, thống nhất, kết nối giữa các cơ quan có liên quan đến làm thủ tục cho tàu thuyền vào, rời cảng biển. Nếu chính phủ điều chỉnh thu gọn các thủ tục trên một cách hợp lý hơn, hoạt động nhập khẩu nguyên liệu hay xuất khẩu thành phẩm của các doanh nghiệp FDI sẽ trở nên đơn giản hơn nhiều, tiết kiệm cả về thời gian và chi phí. Điều này sẽ giúp tăng khả năng thu hút FDI hướng về xuất khẩu.
Đẩy mạnh việc kí kết các hiệp định về thương mại song phương, đa phương, các hiệp định thuế quan nhằm mở rộng quan hệ hợp tác và phát triển thương mại giữa Việt Nam với các nước.
Việc mở rộng và phát triển quan hệ thương mại với các quốc gia sẽ tạo thêm lợi thế cho hàng xuất khẩu từ Việt Nam nhờ ưu đãi mà các nước này dành cho hàng hóa xuất xứ Việt Nam, giúp thu hút FDI hướng về xuất khẩu (Export-oriented FDI).
Như ta đã phân tích ở chương hai, sự mở rộng phạm vi thương mại và củng cố quan hệ thương mại với các quốc gia trên thế giới có tác động làm tăng thu hút FDI vào Việt Nam nói chung, đặc biệt là FDI hướng về xuất khẩu. Sắp tới, khi hoạt động đầu tư trên thế giới phục hồi sau giai đoạn khủng hoảng, Việt Nam cần nhanh chóng đẩy mạnh việc kí kết các hiệp định về tự do thương mại, củng cố quan hệ thương mại hiện có và thiết lập quan hệ thương mại với các quốc gia và vùng lãnh thổ mới. Gần đây nhất vào tháng 12 năm 2008, hiệp định tự do thương mại Việt Nam đã kí với Nhật Bản chính thức có hiệu lực, và hiện nay chúng ta đang chuẩn bị cho việc kí kết hiệp định tự do thương mại với EU. Đây sẽ là bước tiến lớn trong việc mở rộng phạm vi, củng cố quan hệ thương mại với các quốc gia Châu Âu. Việt Nam cũng cần chú ý đẩy mạnh hợp tác thương mại với các nước thuộc châu Phi, châu Mĩ La Tinh và Nga. Quan hệ thương mại của Việt Nam với các nước này được cải thiện đồng nghĩa với việc các nước này gia tăng những ưu đãi cho hàng xuất khẩu của Việt Nam và Việt Nam cũng dành cho nhà xuất khẩu của họ những ưu đãi tương xứng. Những ưu đãi này là một yếu tố phải cân nhắc khi chủ đầu tư đưa ra quyết định có đầu tư vào Việt Nam hay không bởi những nước trên có thể là thị trường xuất khẩu tiềm năng hoặc là nơi cung cấp tư liệu sản xuất cần thiết cho hoạt động sản xuất xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam.
Hơn thế nữa, việc Việt Nam củng cố chặt chẽ hơn quan hệ thương mại với từng quốc gia cũng giúp thu hút dòng vốn từ chính nước đó đầu tư vào Việt Nam. Do đó, chính phủ cần chú trọng nhiều hơn đến công cuộc cải thiện quan hệ thương mại với tất cả các quốc gia trên thế giới.
Sử dụng các ưu đãi về thuế xuất nhập khẩu hợp lý hơn để tác động đến cơ cấu FDI.
Từ trước tới nay chính phủ Việt Nam đã sử dụng ưu đãi về thuế xuất nhập khẩu như là một công cụ thu hút FDI áp dụng đồng loạt cho FDI vào hầu hết các lĩnh vực. Tuy nhiên cũng cần xem xét và điều chỉnh lại các ưu đãi này cho hợp lý hơn. Thực tế nước ta là một nước đang phát triển với tốc độ tăng trưởng khá cao do đó đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn. Nền kinh tế luôn ở trong trạng thái thiếu vốn nhưng không vì thế mà thu hút FDI không có chọn lọc. Chính phủ cần phải so sánh mức độ lợi ích đem lại và thiệt hại do FDI gây ra ở từng ngành, lĩnh vực đầu tư khác nhau, từ đó đặt ra mức ưu đãi cho phù hợp với từng ngành trong từng giai đoạn. Cùng là nguyên liệu và thiết bị nhập khẩu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu, nên có mức ưu đãi khác nhau tùy theo các mức giá trị gia tăng tạo ra hay hàm lượng công nghệ ở từng ngành hàng.
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ xuất nhập khẩu, hệ thống cảng biển, đặc biệt là các cảng nước sâu, nhằm tạo thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc đưa hàng hóa ra vào Việt Nam thuận tiện, nhanh chóng và với chi phí thấp hơn
Các chủ đầu tư đầu tư vào sản xuất, khi quyết định lựa chọn một địa điểm đầu tư quan tâm rất nhiều đến cơ sở hạ tầng của nước nhận đầu tư. Riêng đối với các nhà đầu tư hướng vào mục tiêu xuất khẩu, chủ yếu là các TNC, ngoài những cơ sở hạ tầng thông thường, họ đặc biệt quan tâm đến hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho các hoạt động xuất nhập khẩu. Ở Việt Nam, các doanh nghiệp FDI chiếm tới trên 50% kim ngạch xuất khẩu và trên 35% kim ngạch nhập khẩu của cả nước cho thấy khu vực FDI tham gia hoạt động rất năng động trong lĩnh vực ngoại thương. Những năm gần đây, hơn 90% lượng hàng xuất nhập khẩu được vận chuyển bằng đường biển. Mỗi năm có 154 triệu tấn hàng hóa, 233 ngàn lượt khách và trên 62 nghìn lượt tàu thuyền đã qua cảng biển Việt Nam. Với việc gia nhập WTO, dự báo lượng hàng hóa sẽ còn lớn hơn nhiều. Điều này đang đặt ra nhiều vấn đề trong việc nâng cấp hệ thống cảng Việt Nam.
Các cảng Hải Phòng, Đà Nẵng và khu vực TP.HCM là những cảng đóng vai trò chủ lực nhưng đều có đặc điểm chung là khu hậu phương rất hẹp, chưa có cầu cảng nước sâu để tiếp nhận tàu có trọng tải lớn; thiết bị chuyên dụng xếp dỡ hàng hóa rất ít, giao thông đường nối cảng chưa được xây dựng đồng bộ. Theo phản ánh của một số doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại TP.HCM, từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 7/2008, họ đã nhận được không ít thông báo về việc thu phí "tắc nghẽn cảng" từ các hãng tàu. Việt Nam cũng chưa có cảng chung chuyển quốc tế, do đó hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam không thể vận chuyển trực tiếp từ Việt Nam tới nơi tiếp nhận mà phải vận chuyển thông qua một cảng trung chuyển của các nước trong khu vực trước khi được đưa tới các nơi tiếp nhận.
Yếu tố cơ sở hạ tầng kém đã làm giảm ý chí đầu tư của nhiều nhà đầu tư khi đến khảo sát thực tế ở Việt Nam vì nó đồng nghĩa với chi phí đầu tư tăng, thời gian vận chuyển kéo dài, tăng rủi ro trong quá trình vận chuyển, làm giảm sức cạnh trạnh của hàng hóa khi xuất khẩu.
Quan trọng hàng đầu là việc đầu tư xây dựng phát triển hệ thống cảng biển, cảng hàng không hiện đại và thuận tiện hơn nữa cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Đặc biệt là hệ thống cảng biển, cần quan tâm đến việc xây dựng hệ thống cảng nước sâu có quy mô lớn, kèm theo các trang thiết bị hiện đại cho cảng, lao động chuyên nghiệp, cùng với hệ thống đường giao thông giữa cảng và các khu công nghiệp, khu chế xuất sao cho thuận tiện, hợp lý. Điểm này sẽ hấp dẫn dòng FDI hướng vào xuất khẩu vì nhờ nó, chủ đầu tư dễ dàng nhập khẩu máy móc, nguyên liệu cần cho sản xuất vào Việt Nam, đồng thời xuất khẩu thành phẩm ra nước ngoài một cách thuận tiện, nhanh chóng, chi phí thấp và ít tổn thất. Hiện nhà nước đã triển khai xây dựng một vài cảng nước sâu nhưng tiến độ quá chậm, gây mất cơ hội thu hút và nắm giữ đầu tư nước ngoài. Dự án cảng quốc tế Vân Phong cũng vừa được khởi công vào cuối năm 2009. Hiện nay, hệ thống cảng biển có trên 100 cầu cảng, 24 cảng biển chính với tổng chiều dài mép bến gần 36km và hơn 100 bến phao. Lượng hàng hóa được xếp dỡ qua các cảng biển tăng khoảng 10%/năm, cao hơn rất nhiều so với tốc độ đầu tư xây dựng cảng. Trong thời gian tới, chính phủ cần chú trọng đẩy mạnh tiến độ thi công, đảm bảo hoàn thành đúng dự kiến, đưa các cảng này vào hoạt động càng sớm càng tốt.
Một yếu tố nữa thuộc về cơ sở hạ tầng cho hoạt động xuất nhập khẩu là đội tàu biển của nước ta. Việt Nam cần nỗ lực phát triển một đội tàu hùng mạnh với nhiều tàu trọng tải lớn hơn nữa, hiện đại hơn, trang thiết vị phục vụ cho bảo quản hàng cũng cần được cải tiến.
KẾT LUẬN
Sau hơn 20 năm đổi mới và cải cách kinh tế, Việt Nam đã thu được nhiều thành tựu đáng kể về thu hút FDI cũng như trong hoạt động xuất nhập khẩu và chúng ta thừa nhận những đóng góp lớn của hai hoạt động này đến thúc đẩy tăng trưởng cũng như sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở nước ta. Càng mở cửa hội nhập quốc tế, Việt Nam càng chịu ảnh hưởng lớn của biến động kinh tế thế giới, do đó vai trò của FDI và hoạt động xuất nhập khẩu đối với sự nghiệp phát triển kinh tế của Việt Nam cũng trở nên quan trọng hơn.
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa FDI và xuất nhập khẩu ở Việt Nam trong khóa luận này cho thấy khả năng tác động qua lại giữa hai nhân tố. Những đóng góp của hoạt động xuất nhập khẩu cho phát triển kinh tế ở Việt Nam có thể được phát huy tích cực hơn hoặc cũng có thể bị hạn chế do các tác động của dòng FDI đến kim ngạch xuất nhập khẩu, cán cân xuất nhập khẩu, cơ cấu mặt hàng và cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu. Sở dĩ FDI có thể tạo ra những tác động kể trên đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam đều dựa trên vai trò bổ sung vốn cho nền kinh tế, đặc biệt là khu vực sản xuất xuất khẩu; hoạt động chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý; mạng lưới thị trường của các MNC và TNC.
Ngược lại, hoạt động xuất nhập khẩu cũng có thể chi phối năng lực thu hút FDI, cơ cấu ngành và cả cơ cấu chủ đầu tư FDI vào Việt Nam, chủ yếu thông qua các chính sách quản lý xuất nhập khẩu, quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các quốc gia trên thế giới, mức độ mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, cũng như việc thực hiện các cam kết về tự do hóa thương mại của Việt Nam.
Trong thời gian tới, nền kinh tế thế giới và trong nước sẽ còn nhiều biến động, mang đến cho Việt Nam nhiều cơ hội lớn và cả những thách thức lớn. Để giữ vững đà tăng trưởng và nắm bắt các vận hội thực hiện mục tiêu đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, Chính phủ Việt Nam bên cạnh việc đưa ra định hướng và hỗ trợ thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu và thu hút FDI, cần lưu ý đến mối quan hệ tương tác giữa hai hoạt động này. Dựa trên việc nghiên cứu tình hình tác động cụ thể của từng thời kì mà bổ sung các biện pháp phát huy tối đa tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực giữa chúng. Làm được như vậy, chúng ta mới có thể phát huy tối đa năng lực phát triển và tận dụng tối đa sự đóng góp của FDI cũng như hoạt động xuất nhập khẩu cho sự nghiệp phát triển kinh tế Việt Nam một cách trọn vẹn nhất.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm 2009 và kế hoạch năm 2010 của ngành Công thương, Bộ Công thương.
“Báo cáo tình hình xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài”, Bộ Thương mại.
“Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu giai đoạn 2001-2010”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Kỷ yếu 20 năm đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (2008), Bộ Kế hoạch và Đầu tư, NXB Hà Nội.
Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Nguyễn Anh Tuấn, “Quan hệ giữa FDI và thương mại quốc tế, thực tiễn ở một số nước đang phát triển và Việt Nam”, học viện Quan hệ quốc tế, tổ chức nghiên cứu kinh tế - Viện kinh tế Việt Nam.
Niên giám thống kê1999, 2000, 2005, 2006,2007, 2008, 2009, Tổng cục Thống kê.
Vũ Chí Lộc (1997), Giáo trình đầu tư nước ngoài, NXB Giáo dục.
Phùng Xuân Nhã (2001), Đầu tư quốc tế, NXB đại học Quốc gia Hà Nội.
“Thương mại Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế”, Bộ Thương mại.
Bedassa Tadesse (Department of Economics Western Michigan University) - Michael Ryan (Department of Economics Western Michigan University), ‘The FDI-Trade Relationship: Are Developing Countries Different?”.
Bishwanath Goldar and Rashmi Banga, “Impact of Trade Liberalization on Foreign Direct Investment in Indian Industries”, Institute of Economic Growth, University of Delhi Enclave, North Campus, Delhi – 110 007, India.
Grigoris Zarotiadis (2008), “FDI and International Trade Relations: A Theoretical Approach”, Department of Economics, University of Ioannina, Greece, International Trade and Finance Association, Working Paper 31.
Haskel, J. Perreira, S. and Slaughter, M. (2002) “Does inward foreign direct investment boost the productivity of domestic firms?”, NBER Working Paper, No. 8724.
Jones, Ronald W. (1967), “International Capital Movements and the Theory of Tariffs and Trade” Quarterly Journal of Economics, volume 81, February pp. 1-38.
José Pedro Pontes (ISEG/UTL and UECE) (2005), “FDI and trade: complements and substitutes”.
Kojima, K. (1975). “International Trade And Foreign Investment: Substitutes or Complements?”, Hitotsubashi Journal of Economics, Vol.16, pp.1-12.
Le Dang Doanh (2002), “Foreign Direct Investment in Viet Nam: Results, Achievements, Challenges and Prospect”, International Monetary Fund, Conference on Foreign Direct Investment, Hanoi, August 16-17, Adviser to the MPI –Minister.
Linda S. Goldberg and Michael W. Klein (1999), “International Trade and Factor Mobility: An Empirical Investigation”.
Liu X., C. Wang and Y. Wei (2001), “Causal Links between Foreign Direct Investment and Trade in China”, China Economic Review, 12, 190-202.
Le, H. (2006) “The Role of International Trade and Foreign Direct Investment in Technology Transfer and Wage Spillovers in Vietnam”, PhD Thesis, the University of Adelaide, Australia.
Mundell, R.A. (1957). “International Trade And Factor Mobility”, American Economic Review, Vol.47, pp.321-35.
Nguyen Nhu Binh (National Economics University, Hanoi, Vietnam) – Jonathan Haughton (Suffolk University, Boston MA, USA) (2002), “Trade Liberalization and Foreign Direct Investment in Vietnam”.
PAIN, Nigel and Katharine WAKELIN (1998), "Export performance and the role of foreign direct investment", Manchester School of Economic and Social Studies, 66(3), pp. 62-89.
Parker, Steve, Phan, Vinh Quang and Nguyen, Ngoc Anh (2005), ”Has the U.S.-Vietnam Bilateral Trade Agreement Led to Higher FDI into Vietnam?”, Development and Policies research center.
PONTES, José P. (2004), "A theory of the relationship between foreign direct investment and trade", Economics Bulletin, Vol. 6 no. 2, pp. 1-8.
Quoc Hoi Le-Richard Pomfret (2008), “Technology spillovers from foreign direct investment in Vietnam”, Working Paper 085, Vietnam Development Forum.
Wenhui FAN (2005), “The Relationship between Foreign Direct Investment and Trade: China as an Example”, 83279034 Proposal of Summer Paper.
Các Website:
Bộ kế hoạch và đầu tư: www.mpi.gov.vn
Bộ công thương: www.moit.gov.vn
Tổng cục Thống kê: www.gso.gov.vn
Tổng cục Hải quan: www.customs.gov.vn
Thời báo kinh tế Việt Nam: www.vneconomy.com.vn
Cổng thông tin xuất nhập khẩu: www.ngoaithuong.vn
Hội nghị liên hiệp quốc về thương mại và phát triển: www.unctad.org
www.business-in-asia.com
FDI theo khu vực kinh tế 1988-2005
Xét theo vốn thực hiện, sự chuyển dịch cơ cấu ngành của FDI có thể nhận thấy qua biến động về tỉ trọng vốn FDI thực hiện ở mỗi ngành trong các giai đoạn. Xét các giai đoạn 1988-1990, 1991-1995, 1996-2000 và 2000-2005. Tỉ trọng vốn FDI thực hiện vào ngành công nghiệp chế tạo-xây dựng ở mỗi gian đoạn lần lượt là 39,7%; 47,9%; 50,6%; 64,8% thể hiện xu hướng tăng liên tục. Tỉ trọng FDI vào khu vực nông nghiệp qua các giai đoạn lần lượt là 24,7%; 8,3%; 4,7% và 8,8%; có xu hướng giảm mạnh từ sau năm 1990 nhưng tốc độ giảm ở các giai đoạn sau không đều. Tỉ trọng FDI thực hiện vào khu vực dịch vụ qua các giai đoạn tương ứng như sau: 35,5%; 43,8%; 44,7% và 26,4% thể hiện xu hướng tăng mạnh trong giai đoạn 1991-2000 và giảm dần trong giai đoạn 2000-2005.
Xét trên tổng FDI đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp-xây dựng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Mối quan hệ giữa FDI và hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam.doc