Chủ đề: Trình bày vấn đề về môi trường đầu tư .Phân biệt môi trường đầu tư cấp tỉnh và môi trường đầu tư cấp quốc gia.
I/ Khái niệm, bản chất môi trường đầu tư
Trong một thế giới mở cửa và hội nhập, việc cải thiện môi trường đầu tư hoặc hướng tới một môi trường kinh doanh lành mạnh, đủ sức cạnh tranh là đích đến để phát triển kinh tế, xã hội của bất kỳ địa phương nào. Môi trường đầu tư được coi là yêu cầu số một để khơi thông các dòng vốn từ mọi tầng lớp dân cư trong nước và nước ngoài. Môi trường thuận lợi thì các doanh nghiệp, doanh nhân mới toàn tâm, toàn ý tập trung trí tuệ, vốn và kỹ thuật để phát triển sản xuất kinh doanh nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh trong thời kỳ hội nhập
Môi trường đầu tư là một thuật ngữ đã được đề cập nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế và quản trị kinh doanh ở nhiều nước trên thế giới. Tại Việt Nam khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, thực thi chính sách đổi mới mở cửa hội nhập với thế giới thì vấn đề môi trường đầu tư và hoàn thiện môi trường đầu tư được đặt ra là một giải pháp hữu hiệu cho nền kinh tế, và nó đã thực sự đem lại hiệu quả. Môi trường đầu tư là một thuật ngữ không phải mới mẻ nhưng đến nay vẫn có rất nhiều tranh luận về khái niệm này. Môi trường đầu tư được nghiên cứu và xem xét theo nhiều khía cạnh khác nhau tuỳ theo mục đích, phạm vi, đối tượng nghiên cứu.
Theo Wim P.M Vijverberg, khái niệm môi trường đầu tư được hiểu là bao gồm tất cả các điều kiện liên quan đến kinh tế, chính trị, hành chính, cơ sở hạ tầng tác động đến hoạt động đầu tư và kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Có rất nhiều các vấn đề ảnh hưởng tới đầu tư đối với các doanh nghiệp nhất là các vấn đề liên quan đến chính sách như tài chính, tín dụng, chính sách thương mại, chính sách thị trường lao động, các quy định, cơ sở hạ tầng, các vấn đề liên quan đến thu mua và tiêu thụ, chính sách thuế, chính sách phát triển các khu công nghiệp và các vấn đề liên quan đến hỗ trợ kỹ thuật và tài chính khác. Với khái niệm này, môi trường đầu tư được hiểu khá rộng.
Một cách hiểu khác về môi trường đầu tư đó là tổng hợp các yếu tố: điều kiện về pháp luật, kinh tế, chính trị-xã hội, các yếu tố về cơ sở hạ tầng, năng lực thị trường và cả các lợi thế của một quốc gia, có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư tại một quốc gia
Như vậy các khái niệm môi trường đầu tư dù tiếp cận ở góc độ nào cũng đề cập đến môi trường tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh, các yếu tố có ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư. Do vậy, có thể khẳng định: Môi trường đầu tư là tổng hòa các yếu tố có ảnh hưởng đến công cuộc đầu tư của các nhà đầu tư ở quốc gia hay địa phương nhận đầu tư. Nó bao gồm các yếu tố chính như: tình hình chính trị, chính sách – pháp luật, vị trí địa lý - điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế, đặc điểm văn hóa – xã hội, nguồn lao động và mức độ hội nhập kinh tế quốc tế Các nhóm yếu tố này có thể làm tăng khả năng sinh lãi hoặc rủi ro cho các nhà đầu tư.
II/ Những thành phần của môi trường đầu tư
1. Tình hình chính trị
a. Cơ sở đánh giá
Dựa vào sự ổn định trong chính sách, thể hiện bằng việc thực hiện các cam kết của Chính phủ trong các vấn đề: sở hữu vốn đầu tư, hoạch định các chính sách ưu tiên, định hướng phát triển đầu tư của một đất nước.
Ở một số nước, khi một Chính phủ mới lên nắm quyền lãnh đạo sẽ thay đổi định hướng đầu tư của nước chủ nhà như: thay đổi lĩnh vực khuyến khích, ưu tiên; thay đổi chiến lược xuất nhập khẩu khiến các nhà đầu tư tiến thoái lưỡng nan, không thể tiếp tục đầu tư, cũng không thể rút vốn và phải chịu thua lỗ.Và ở một mức độ nghiêm trọng hơn, Chính phủ đương thời cam kết tôn trọng quyền sở hữu tài sản, vốn của nhà đầu tư nhưng Chính phủ mới chưa chắc đã thống nhất với quan điểm này và có thể tiến hành quốc hữu hóa, đe dọa tới quyền sở hữu vốn của các nhà đầu tư nói chung và nhà đầu tư nước ngoài nói riêng. Các ví dụ về các quốc gia tiến hành quốc hữu hóa khi có Chính phủ mới lên: Philippin, các nước Nam Mỹ như Vênuêzêla, Chi lê, Bôlivia .
Phải có sự phân biệt giữa sự ổn định của các chính sách, cam kết của Chính phủ một nước và sự ổn định của chính Chính phủ đó.Nếu một nước có biến động chính trị, nhưng Chính phủ mới cam kết tuân thủ các Điều ước đã ký với quốc tế và duy trì các chính sách về đầu tư trước đó thì rõ rang rủi ro với các nhà đầu tư không phải là quá lớn. Ngược lại một đất nước về chính trị ổn định, nhưng bản thân Chính phủ ổn định đó lại thường xuyên thay đổi các định hướng đầu tư và xóa bỏ các cam kết thì rủi ro với các nhà đầu tư là rất cao.
b. Vai trò, ý nghĩa
23 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2688 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Môi trường đầu tư, phân biệt môi trường đầu tư cấp tỉnh và cấp trung ương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề: Trình bày vấn đề về môi trường đầu tư .Phân biệt môi trường đầu tư cấp tỉnh và môi trường đầu tư cấp quốc gia.
I/ Khái niệm, bản chất môi trường đầu tư
Trong một thế giới mở cửa và hội nhập, việc cải thiện môi trường đầu tư hoặc hướng tới một môi trường kinh doanh lành mạnh, đủ sức cạnh tranh là đích đến để phát triển kinh tế, xã hội của bất kỳ địa phương nào. Môi trường đầu tư được coi là yêu cầu số một để khơi thông các dòng vốn từ mọi tầng lớp dân cư trong nước và nước ngoài. Môi trường thuận lợi thì các doanh nghiệp, doanh nhân mới toàn tâm, toàn ý tập trung trí tuệ, vốn và kỹ thuật để phát triển sản xuất kinh doanh nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh trong thời kỳ hội nhập
Môi trường đầu tư là một thuật ngữ đã được đề cập nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế và quản trị kinh doanh ở nhiều nước trên thế giới. Tại Việt Nam khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, thực thi chính sách đổi mới mở cửa hội nhập với thế giới thì vấn đề môi trường đầu tư và hoàn thiện môi trường đầu tư được đặt ra là một giải pháp hữu hiệu cho nền kinh tế, và nó đã thực sự đem lại hiệu quả. Môi trường đầu tư là một thuật ngữ không phải mới mẻ nhưng đến nay vẫn có rất nhiều tranh luận về khái niệm này. Môi trường đầu tư được nghiên cứu và xem xét theo nhiều khía cạnh khác nhau tuỳ theo mục đích, phạm vi, đối tượng nghiên cứu.
Theo Wim P.M Vijverberg, khái niệm môi trường đầu tư được hiểu là bao gồm tất cả các điều kiện liên quan đến kinh tế, chính trị, hành chính, cơ sở hạ tầng tác động đến hoạt động đầu tư và kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Có rất nhiều các vấn đề ảnh hưởng tới đầu tư đối với các doanh nghiệp nhất là các vấn đề liên quan đến chính sách như tài chính, tín dụng, chính sách thương mại, chính sách thị trường lao động, các quy định, cơ sở hạ tầng, các vấn đề liên quan đến thu mua và tiêu thụ, chính sách thuế, chính sách phát triển các khu công nghiệp và các vấn đề liên quan đến hỗ trợ kỹ thuật và tài chính khác. Với khái niệm này, môi trường đầu tư được hiểu khá rộng.
Một cách hiểu khác về môi trường đầu tư đó là tổng hợp các yếu tố: điều kiện về pháp luật, kinh tế, chính trị-xã hội, các yếu tố về cơ sở hạ tầng, năng lực thị trường và cả các lợi thế của một quốc gia, có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư tại một quốc gia
Như vậy các khái niệm môi trường đầu tư dù tiếp cận ở góc độ nào cũng đề cập đến môi trường tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh, các yếu tố có ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư. Do vậy, có thể khẳng định: Môi trường đầu tư là tổng hòa các yếu tố có ảnh hưởng đến công cuộc đầu tư của các nhà đầu tư ở quốc gia hay địa phương nhận đầu tư. Nó bao gồm các yếu tố chính như: tình hình chính trị, chính sách – pháp luật, vị trí địa lý - điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế, đặc điểm văn hóa – xã hội, nguồn lao động và mức độ hội nhập kinh tế quốc tế… Các nhóm yếu tố này có thể làm tăng khả năng sinh lãi hoặc rủi ro cho các nhà đầu tư.
II/ Những thành phần của môi trường đầu tư
1. Tình hình chính trị
a. Cơ sở đánh giá
Dựa vào sự ổn định trong chính sách, thể hiện bằng việc thực hiện các cam kết của Chính phủ trong các vấn đề: sở hữu vốn đầu tư, hoạch định các chính sách ưu tiên, định hướng phát triển đầu tư của một đất nước.
Ở một số nước, khi một Chính phủ mới lên nắm quyền lãnh đạo sẽ thay đổi định hướng đầu tư của nước chủ nhà như: thay đổi lĩnh vực khuyến khích, ưu tiên; thay đổi chiến lược xuất nhập khẩu…… khiến các nhà đầu tư tiến thoái lưỡng nan, không thể tiếp tục đầu tư, cũng không thể rút vốn và phải chịu thua lỗ.Và ở một mức độ nghiêm trọng hơn, Chính phủ đương thời cam kết tôn trọng quyền sở hữu tài sản, vốn của nhà đầu tư nhưng Chính phủ mới chưa chắc đã thống nhất với quan điểm này và có thể tiến hành quốc hữu hóa, đe dọa tới quyền sở hữu vốn của các nhà đầu tư nói chung và nhà đầu tư nước ngoài nói riêng. Các ví dụ về các quốc gia tiến hành quốc hữu hóa khi có Chính phủ mới lên: Philippin, các nước Nam Mỹ như Vênuêzêla, Chi lê, Bôlivia….
Phải có sự phân biệt giữa sự ổn định của các chính sách, cam kết của Chính phủ một nước và sự ổn định của chính Chính phủ đó.Nếu một nước có biến động chính trị, nhưng Chính phủ mới cam kết tuân thủ các Điều ước đã ký với quốc tế và duy trì các chính sách về đầu tư trước đó thì rõ rang rủi ro với các nhà đầu tư không phải là quá lớn. Ngược lại một đất nước về chính trị ổn định, nhưng bản thân Chính phủ ổn định đó lại thường xuyên thay đổi các định hướng đầu tư và xóa bỏ các cam kết thì rủi ro với các nhà đầu tư là rất cao.
b. Vai trò, ý nghĩa
Tình hình ổn định chính trị là cơ sở quan trọng hàng đầu để thực hiện các cam kết bảo đảm an toàn sở hữu tài sản và các khuyến khích đầu tư cho các nhà đầu tư. Mặt khác, sự ổn định chính trị còn là tiền để cần thiết để có sự ổn định về kinh tế - xã hội, nhờ đó giảm được rủi ro cho các nhà đầu tư.
Ví dụ về sự tăng trưởng của Trung Quốc và Ấn Độ. Bắt đầu từ thập kỷ 80, Trung Quốc ban hành hệ thống sơ khai về quyền tài sản và doanh nghiệp tư nhân, tự do hóa thương mại và đầu tư, và theo đuổi một chương trình rộng lớn nhằm cải thiện môi trường đầu tư. Ấn Độ tiến hành cải cách nhằm giảm thuế quan và nới lỏng các yêu cầu về cấp phép vàp giữa thập kỷ, và nối tiếp là quá trình tự do hóa thương mại quyết liệt vào đầu thập kỷ 90 và tiếp tục dỡ bỏ cái gọi là chế độ cấp phép. Hai nước này đi theo hai con đường khác nhau, nhưng cả hai đều đã kiên trì những nỗ lực để tăng cường cơ hội và động lực để các doanh nghiệp đầu tư có hiệu quả.
Kết quả là tỷ trọng đầu tư tư nhân tăng gần gấp đôi ở cả hai nước, GDP trên đầu người của Trung Quốc tăng hơn 8 lần từ 440$ năm 1980 lên hơn 3600$ năm 2010, và GDP đầu người của Ấn Độ tăng 5 lần từ 670$ năm 1980 lên 3200$ năm 2010 và tỷ lệ đói nghèo giảm mạnh mẽ.
c.Giải pháp hoàn thiện thể chế chính trị
Tình hình chính trị của một quốc gia là khó có thể tác động. Nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới ngày càng hội nhập sâu rộng, lợi ích từ một nền chính trị ổn định trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài và khuyến khích vốn đầu tư trong nước để phát triển kinh tế - xã hội là rất dễ nhận thấy. Vì vậy về lâu dài quốc gia nào cũng muốn đạt được yếu tố này. Đề hoàn thiện thể chế chính trị liên quan đến đầu tư cần ổn định các chính sách về thuế(thuế thu nhập, thuế nhập khẩu nguyên vật liệu..); cam kết tuân thủ các điều ước đã ký với quốc tế; cam kết duy trì các chính sách về đầu tư. Bên cạnh đó cần giảm các tiêu cực phí bằng cách giải quyết tham nhũng, cải cách bộ máy hành chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý.
2. Môi trường luật pháp
a. Cơ sở đánh giá
Luật pháp ảnh hưởng đến hoạt động của nhà đầu tư bao gồm
+ Chính sách thuế: Chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu, các thuế tiêu thụ, thuế thu nhập... sẽ ảnh hưởng tới doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp
+ Các đạo luật liên quan: Luật đầu tư, luật doanh nghiệp,luật lao động, luật chống độc quyền, chống bán phá giá ...
+ Chính sách: Các chính sách của nhà nước sẽ có ảnh hưởng tới doanh nghiệp, nó có thể tạo ra lợi nhuận hoặc thách thức với doanh nghiệp. Như các chính sách thương mại, chính sách phát triển ngành, phát triển kinh tế, thuế, các chính sách điều tiết cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dung.
b. Vai trò
Pháp luật tác động đến nhà đầu tư theo hai hướng:
- Tạo ra môi trường bình đẳng cho nhà đầu tư ,bảo vệ nđt và doanh nghiệp, công ty khi họ tuân thủ pháp luật ,có thể có ưu đãi khi đầu tư vào 1 số lĩnh vực nhất định.
- Hạn chế nhất định đối với các nhà đầu tư như la hạn chế về sản phẩm, quy mô được phép kinh doanh ,các loại thuế…
Sự thay đổi luật pháp luôn ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh cho các pháp nhân kinh tế. Môi trường pháp lý còn gây rủi ro cho các nhà đầu tư khi môi trường pháp lý đó chưa hoàn thiện hoặc cách thức thi hành còn chưa đảm bảo tính thời gian, tính nghiêm minh, phát sinh nhiều chi phí do thủ tục tố tụng kéo dài.
b. Hoàn thiện môi trường luật pháp
Việc hoàn thiện hệ thống luật pháp để tạo nên môi trường đầu tư chất lượng cao là vô cùng cần thiết, ko chỉ để bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư trong nc và trên thế giới mà còn để bảo vệ lợi ích của ng tiêu dung và nhân dân địa phương( nơi đầu tư)
-Thứ nhất, cần có ngay những quy định pháp luật nhằm bảo đảm sự minh bạch về sở hữu. Muốn minh bạch pháp luật về thương mại thì trước hết cần phải minh bạch về sở hữu, nhất là quyền sở hữu của cá nhân, sở hữu nhà nước và sở hữu đất đai. Các quyền dân sự của công dân, nhất là quyền kinh doanh và quyền sở hữu tài sản là các quyền hiến định. Do đó, bảo đảm các quyền này phải là nghĩa vụ của nhà nước. Hiện nay, nhà nước ta đã có các quy định pháp lý về các quyền này nhưng chưa có được sự đảm bảo hoàn chỉnh. Cụ thể, để đảm bảo quyền thì phải xây dựng được ba cơ chế bao gồm: cơ chế xác lập quyền, cơ chế thực hiện quyền và cơ chế bảo vệ quyền. Hiện nay, ở Việt Nam, về mặt nguyên tắc thì công dân có quyền nhưng chưa có các cơ chế đảm bảo là chưa có hoặc thiếu, nhất là cơ chế bảo vệ quyền. Cần phải xây dựng các cơ chế đảm bảo quyền dân sự của người dân trong quá trình lập pháp.
-Thứ hai, phải có pháp luật về bảo vệ môi trường: mặc dù nếu đưa ra các tiêu chuẩn về chất lượng môi trường thấp có thể mang lại hiệu quả cao trong việc thu hút đầu tư, nhưng điều đó có thể gây nên sự ô nhiễm môi trường trầm trọng. Trên phương diện đầu tư quốc tế, với tiêu chuẩn môi trường thấp thì công nghệ lạc hậu, rẻ có xu hướng được sử dụng nhiều và đẩy chất lượng hàng hoá vào thế bất lợi so với hàng hoá các doanh nghiệp sử dụng công nghệ hiện đại. Do đó, nâng cao chất lượng bảo vệ môi trường cũng góp phần nâng cao chất lượng hàng hoá để có thể cạnh tranh.
-Thứ ba, phải coi Nhà nước là một bên của bất cứ quan hệ thương mại nào. Có như vậy thì mới đảm bảo được sự bình đẳng của các chủ thể trong giao dịch thương mại. Muốn làm được điều đó cần có cơ chế tài phán có thể phán xét các hành vi của chính quyền, tức là quyền lực tư pháp phải độc lập với hành pháp và lập pháp đồng thời phả xây dựng các quy định, thủ tục pháp lí rõ ràng, đồng bộ.
3. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
a. Cơ sở đánh giá
Đó là những yếu tố tự nhiên như khí hậu, tài nguyên, dân số, khoảng cách… liên quan đến việc lựa chọn lĩnh vực để đầu tư và khả năng sinh lời của dự án. Các nước có thị trường nội địa lớn, hoặc gần những thị trường lớn, có thể hấp dẫn các nhà đầu tư hơn so với các thị trường nhỏ và xa xôi, mặc dù việc theo đuổi một nền thương mại cởi mở hơn và những tiến bộ trong ngành giao thông liên lạc đang thu hẹp khoảng cách này. Trong nội bộ từng nước, mật độ dân cư thấp và khoảng cách đến các thị trường có thể ảnh hưởng đến mức độ hấp dẫn của khu vực nông thôn, mặc dù đầu tư vào cơ sở hạ tầng cũng có thể thu hẹp khoảng cách này.
Các biến số về khí hậu cũng có thể ảnh hưởng tới tính khả thi của một số dạng hoạt động, chẳng hạn như nông nghiệp hay du lịch. Các nước trong cùng chịu ảnh hưởng rõ rệt của biến đổi khí hậu toàn cầu phải chịu sự bất lợi đặc biệt. Quỹ tài nguyên lớn cũng đã từng được xem như một lợi thế lớn. Nhưng việc tập trung của cải như thế đã lôi kéo nhiều xã hội vào hành vi trục lợi, do đó đã làm nảy sinh câu hỏi liệu những quỹ tài nguyên như vậy có phải lúc nào cũng là một vận may hay không.
Lấy ví dụ về Việt Nam: Vị trí địa lý, Việt Nam là nước nằm ở cửa ngõ để đi vào các nước ASEAN, là cầu nối giữa Đông Bắc Á và Đông Nam Á do đó Việt Nam có lợi thế là nơi trung chuyển hàng hóa, phát triển giao thương. Việt Nam có bờ biển dài hơn 3.000km là lợi thế để phát triển các ngành như vận tải biển, lập các cảng nước sâu hay nuôi trồng, đánh bắt thủy sản…
Khí hậu của Việt Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa thường có ảnh hưởng không tốt đến tuổi thọ của máy móc thiết bị có nguồn gốc phương Tây. Nhưng mặt khác khí hậu nhiệt đới giúp Việt Nam có các loại nông sản, thủy sản phong phú là lợi thế để phát triển các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm; hay khí hậu nhiệt đới đem lại thời tiết khô ráo quanh năm, nhiều thắng cảnh thiên nhiên kỳ thú là lợi thế để phát triển du lịch…
Việt Nam luôn tự coi mình là quốc gia “rừng vàng, biển bạc”, tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng và trữ lượng lớn. Những mỏ dầu, mỏ than, mỏ kim loại trữ lượng lớn giúp Việt Nam không phải phụ thuộc nguyên, nhiên liệu từ nước ngoài, có thể tự mình phát triển các ngành công nghiệp nặng. Ngoài Việt Nam còn thu được nguồn ngoại tệ từ xuất khẩu các khoáng sản như dầu thô và nguồn thu này đóng vai trò quan trọng trong Ngân sách Nhà nước.
b. Vai trò, ý nghĩa
Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ giảm được các chi phí vận chuyển, đa dạng hóa các lĩnh vực đầu tư, cung cấp được nguồn nguyên liệu đầu vào phong phú với giá rẻ và tiềm năng tiêu thụ lớn. Những yếu tố này không những làm giảm được giá thành sản phẩm mà còn thu hút được các nhà đầu tư tìm kiếm nguyên liệu tự nhiên và thị trường tiêu thụ…
Nhưng cho dù yếu tố địa lý rất quan trọng thì rõ ràng những nỗ lực cải thiện những khía cạnh của môi trường đầu tư mà dễ chịu sự chi phối của Chính phủ cũng đều mang lại những thành quả lớn. Những nỗ lực giúp một xã hội tận dụng tốt nhất những nguồn lực tự nhiên của mình – cả nguồn lực vật chất lẫn nguồn lực con người.
c. Hoàn thiện
Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên là nhân tố thuộc về môi trường đầu tư không thể thay đổi được của mỗi quốc gia. Tuy nhiên đất nước nào cũng vậy vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên luôn có những ưu điểm và hạn chế đi liền với nhau. Do vậy việc nhận thức được tầm quan trọng của nhân tố này và từ đó khắc phục những điểm yếu và phát huy điểm mạnh là cực kỳ quan trọng.
Lấy ví dụ các nước vùng Trung Đông như Ai Cập, Ả rập Saudi, Quota… có một lợi thế rất lớn về điều kiện tự nhiên là có nguồn dầu mỏ rất lớn. Nhưng đây cũng là một hạn chế rất lớn của các quốc gia này bởi ngoài dầu mỏ họ không còn gì khác, khí hậu khắc nghiệt và sự khan hiếm nguồn nước làm cho thiên nhiên không phát triển, nguồn lao động ít và thiếu trình độ. Vậy những đất nước này đã phát huy lợi thế và khắc phục hạn chế của mình như thế nào? Họ sử dụng nguồn thu rất lớn từ dầu mỏ và tập trung đầu tư vào nguồn nhân lực, sau đó sử dụng các ưu đãi và chính sách thông thoáng để biến đất nước mình trở thành những trung tâm tài chính lớn, phát triển ngành bất động sản và cuối cùng là kéo theo phát triển du lịch mua sắm cho các nhà đầu tư tài chính đến đất nước này…
4. Trình độ phát triển kinh tế
a. Cơ sở đánh giá
Trình độ phát triển kinh tế ở một địa phương ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hút vốn đầu tư ở địa phương đó. Yếu tố này được xét trên một số phương diện như cơ sở hạ tầng( cung cấp điện, nước,giao thông vận tải, hệ thống thông tin liên lạc…), tình hình thị trường, tình hình y tế giáo dục ở địa phương đó…
Hệ thống giao thông vận tải, hệ thống thông tin liên lạc càng phát triển tạo điều kiện cho việc xây dựng các cơ sở sản xuất kinh doanh, y tế giáo dục phát triển, nâng cao chất lượng nhân lực, nâng cao chất lượng cuốc sống cho các nhà đầu tư đến địa phương.
b. Vai trò, ý nghĩa
- Hệ thống điện, nước, thông vận tải, hệ thống thông tin liên lạc càng phát triển tạo điều kiện cho việc xây dựng các cơ sở sản xuất kinh doanh giảm các chi phí xây dựng, vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm, vận hành thiết bị. Ngành y tế, giáo dục phát triển sẽ góp phần nâng cao chất lượng nhân lực, nâng cao chất lượng cuốc sống cho các nhà đầu tư đến địa phương.
- Trình độ kinh tế cao với hệ thống ngân hàng, tài chính phát triển sẽ hỗ trợ cho các hoạt động tài chính, huy động vốn thì thị trường càng rộng, tiềm năng càng thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư.
c. Hoàn thiện
Chúng ra cần đẩy mạnh phổ cập giáo dục, mở các trường dạy nghề nhằm đào tạo đội ngũ nhân lực giàu kỹ thuật. Nâng cao chất lượng các dịch vụ tiện ích xã hội tại mỗi địa phương. Xây dựng hệ thống các công ty tài chính, tư vấn hỗ trợ dịch vụ cho các dự án.Thu hút các dự án đầu tư phát triển vào phát triển cơ sở hạ tầng cứng như các hình thức PPP, BT, Nhà nước và nhân dân cùng làm…nhằm nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng
5.Đặc điểm phát triển văn hóa xã hội
a. Đánh giá
Các yếu tố về ngôn ngữ, tôn giáo, phong tục tập quán, thị hiếu thẩm mỹ, hệ thống giáo dục, đạo đức… có tác động không nhỏ tới việc lựa chọn lĩnh vực đầu tư. Sự bất đồng về ngôn ngữ và văn hóa trong một số những trường hợp đã mang lại những hậu quả khôn lường trong kinh doanh. Tinh thần tự trọng dân tộc quá cao cùng với thái độ bài ngoại sẽ là rào cản lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài không muốn đầu tư vào một nước có quá nhiều phong tục tập quán khác nhau, nhiều lễ hội, nhiều điều kiêng kỵ, bởi điều này khiến cho họ khó hòa nhập và không thuận lợi trong hoạt động kinh doanh của họ.
Thẩm mỹ dân tộc của nước chủ nhà là một yếu tố quan trọng để chủ đầu tư chọn hình thức quảng cáo và bao bì sản phẩm. Một ngân hàng của Anh thiết kế màu xanh lá cây trong biểu tượng của mình, nhưng khi đặt chi nhánh hoạt động tại Singapore đã phải thay đổi màu bởi ở nước này màu xanh lá cây bị coi là màu tang tóc. Tương tự, người dân Trung Quốc đặc biệt có cảm tình với màu đỏ nên khi quảng cáo sản phẩm, các nhà đầu tư nước ngoài cũng tăng thêm lượng này.
Trình độ phát triển giáo dục – đào tạo sẽ quyết định chất lượng của đội ngũ lao động. Mặc dù sau khi tuyển dụng lao động thì đại đa số các doanh nghiệp FDI phải đào tạo lại, nhưng sự khác biệt quá lớn trong quan điểm cũng như nội dung đào tạo ở nước nhận đầu tư và nhu cầu của doanh nghiệp sẽ làm hạn chế hiệu quả đầu tư và làm nản lòng những nhà đầu tư có nhu cầu sử dụng nhiều lao động.
b. Vai trò, ý nghĩa của
Đặc điểm văn hóa xã hội của nước chủ nhà được coi là hấp dẫn đầu tư nước ngoài nếu có trình độ giáo dục cao và nhiều sự tương đồng về ngôn ngữ, tôn giáo, các phong tục tập quán với các nhà đầu tư nước ngoài. Các đặc điểm này không chỉ giảm được cho phí đào tạo nguồn nhân lực cho các nhà đầu tư nước ngoài mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho họ hòa nhập vào cộng đồng nước sở tại.
c. Hoàn thiện
Các vấn đề về văn hóa như tôn giáo, phong tục tập quán, thị hiếu thẩm mỹ, dân trí… là những yếu tố mang tính truyền thống không dễ gì thay đổi, nhưng cũng có một đặc điểm rất quan trọng khác là phụ thuộc rất lớn vào trình độ của hạ tầng kinh tế. Một quốc gia có kinh tế phát triển, hội nhập sâu sẽ có sự hội nhập văn hóa song hành, các giá trị tốt đẹp sẽ được thu nhập và nội địa hóa và hỗ trợ trở lại cho kinh tế. Việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, rèn luyện nhân tài là vấn đề cốt lõi cho thu hút đầu tư nói riêng và phát triển kinh tế nói chung. Bởi khi trình độ học vấn được nâng cao, văn hóa trở nên dễ hòa nhập và chấp nhận sự khác biệt hơn, đồng thời nguồn lao động có nhiều kiến thức nền và dễ dàng tiếp nhận các kiến thức, công nghệ mới.
Ví dụ về chiến lược nâng cao trình độ Tin học và Tiếng anh cho thế hệ trẻ của Ấn Độ. Từ đó nhanh chóng thu hút các doanh nghiệp công nghệ thông tin, chế tạo phần mềm nước ngoài và từng bước xây dựng ngành công nghệ thông tin hùng mạnh của các doanh nghiệp trong nước.
6. Nguồn lao động
a. Đánh giá:
Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công hay không thành công trong phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia. Nguồn nhân lực đc đánh giá cả trên phương diện số lượng, chất lượng, cơ cấu. riêng xét về chất lượng nguồn nhân lực phải được đánh giá trên cả phương diện trình độ văn hóa, tình trạng sức khỏe, trình độ chuyên môn kĩ thuật.
b. Vai trò, ý nghĩa:
Một quốc gia có dân số trong độ tuổi lao động lớn sẽ có một nguồn lực lao động lớn và giá rẻ; cơ cấu dân số trẻ và trình độ cao sẽ giúp tăng năng suất lao động. Mặt khác dân số đông, dân số trẻ chiếm tỷ lệ lớn sẽ là một thị trường tiêu dùng rộng lớn, gián tiếp tác động trở lại sản xuất, thúc đẩy sản xuất phát triển.
c. Hoàn thiện:
Nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động, chính quyền địa phương cần phải chú trọng cho đầu tư phát triển giáo dục, đầu tư cho cơ sở hạ tầng cho giáo dục, cán bộ giáo dục giỏi, chương trình giáo dục phù hợp với yêu cầu thực tế,đầu tư cho y tế, chăm sóc sức khỏe, cơ sở hạ tầng y tế.
7. Mức độ hội nhập kinh tế quốc tế
a. Đánh giá
Mức độ tự do hóa thương mại được xem xét qua việc dỡ bỏ các rào cản thương mại (thuế quan và phi thuế quan), xóa bỏ những sự phân biệt bất lợi đối với đầu tư nước ngoài so với đầu tư trong nước. Là mức độ phù hợp của các văn bản pháp luật, các đường lối, chính sách với luật pháp và thông lệ quốc tế, sự hiện của các công ty đa quốc gia. Một trong những chỉ số thường dùng để đo mức độ hội nhập của nền kinh tế là tỷ số kim ngạch xuất nhập khẩu trên GDP
b. Vai trò, ý nghĩa
Có 45 nước đang phát triển có dân số dưới 1,5 triệu người. Với những nước nhỏ này thị trường nội địa nhỏ và đội ngũ công nhân ít đã hạn chế cạnh tranh trong nước và tính đa dạng của các hoạt động kinh tế. Vì thế, hội nhập mạnh hơn vào thị trường quốc tế là điều thiết yếu.
Hội nhập khu vực cho phép các doanh nghiệp đạt được hiệu quả kinh tế theo quy mô bằng cách mở rộng quy mô thị trường. Nó có thể giảm chi phí giao dịch và rủi ro đầu tư, đồng thời khuyến khích tăng cường đầu tư. Tăng thêm cơ hội cạnh tranh sẽ tăng cường động lực để doanh nghiệp sáng tạo và nâng cao năng suất. Ở những nơi mà hội nhập khu vực sử dụng một đồng tiền chung hoặc có cùng một khuôn khổ và các cơ quan điều tiết thì sẽ giảm được đáng kể chi phí giao dịch và chi phí hành chính cho doanh nghiệp. Hội nhập khu vực cũng có thể giảm chi phí liên lạc và cơ sở hạ tầng năng lượng.
Hội nhập kinh tế cũng tạo thuận lợi cho việc truyền bá kiến thức và công nghệ hiện đại. Máy móc nhập khẩu là một nguồn quan trọng để có được công nghệ mới. Năng suất ở những nước đang phát triển nào nhập khẩu nhiều hàng hóa vốn từ các nền kinh tế phát triển đều tăng nhanh hơn
c. Để hoàn thiện môi trường này cần phải làm gì?
Trước hết cần nhận thức xu hướng toàn cầu hóa là tất yếu, chúng ta không còn ở thời kỳ mà các nước có thể “bế quan tỏa cảng” độc lập phát triển mà không quan tâm đến khu vực, quốc tế. Hội nhập kinh tế là tất yếu và trong đó không chỉ có những thách thức mà còn có cả các cơ hội, nhưng với các nước đang phát triển do những điểm hạn chế của nền kinh tế nội địa với các nước phát triển khác nên cần có một lộ trình thích hợp, các biện pháp mở cửa phù hợp để dần dần tăng tính cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước. Dần dần dỡ bỏ các hàng rào và bảo hộ của Chính phủ, song song đó trong quá trình tham gia vào sân chơi rộng lớn hơn phải biết tận dụng những cơ hội như thị trường rộng lớn hơn, cơ hội tiếp nhận công nghệ sản xuất và quản lý tiên tiến hơn, học hỏi kỷ luật, phong cách làm việc hiệu quả, chấp nhận cạnh tranh để tiến bộ….
III/ Môi trường đầu tư cấp tỉnh và môi trường đầu tư quốc gia
1. Những điểm khác biệt cơ bản
Phân cấp có thể đóng góp cho môi trường đầu tư lành mạnh theo nhiều cách. Phân cấp trách nhiệm điều tiết có thể giúp địa phương có những điều chỉnh thích hợp trong chính sách của mình để phù hợp với đặc điểm riêng và ý muốn của tỉnh đó, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư. Phân cấp về tài khóa, tức là có những phần thuế mà địa phương thu được nhờ thành quả thu hút đầu tư thì địa phương có quyền quản lý và sử dụng, nhờ đó các địa phương sẽ có động lực để hoàn thiện môi trường đầu tư của tỉnh, thành phố mình. Ngoài ra sự phân cấp quản lý môi trường đầu tư cũng cho phép một mức độ cạnh tranh nhất định giữa các địa phương, điều này có thể góp phần hoàn thiện chính sách của mỗi tỉnh thành nói riêng và của cả quốc gia nói chung.
Tuy nhiên cũng có những sự đánh đổi, chính quyền địa phương không thể giải quyết những tác động có tính lan tỏa giữa các vùng lãnh thổ. Họ cũng có thể gặp phải những hạn chế nghiêm trọng về năng lực và không có khả năng khai thác tính hiệu quả của những chức năng cụ thể do thiếu nguồn lực. Và môi trường đầu tư cấp tỉnh chịu ảnh hưởng lớn từ những chính sách xây dựng môi trường đầu tư quốc gia, thậm chí là chịu nhiều hạn chế hơn.
Do có sự đánh đổi này nên có sự phân chia quản lý các thành phần môi trường đầu tư giữa các cấp. Dù một quốc gia có nhiều vùng lãnh thổ với các điểm riêng biệt đi chăng nữa thì các địa phương cũng phải có rất nhiều nét tương đồng, và cũng có những thành phần như tình hình chính trị, môi trường luật pháp vẫn phải để cấp trung ương xử lý là hợp lý nhất.Và những điểm riêng biệt hơn như vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế… sẽ được các địa phương đưa ra những giải pháp hoàn thiện riêng trên cơ sở những đặc trưng tỉnh thành mình và đồng thời là những chủ trương chung của trung ương.
Môi trường đầu tư cấp quốc gia tạo nền tảng cho môi trường đầu tư cấp tỉnh. Còn môi trường đầu tư cấp tỉnh chính là cơ sở để môi trường đầu tư cấp quốc gia phát triển và dần hoàn thiện.
2. Phương pháp đánh giá
2.1 Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh về môi trường đầu tư ở Việt Nam PCI
PCI có 9 chỉ số thành phần, theo đó một tỉnh được đánh giá là thực hiện tốt tất cả 9 chỉ số thành phần này cần có: 1) Chi phí gia nhập thị trường thấp; 2) Doanh nghiệp dễ dàng Tiếp cận đất đai và có mặt bằng kinh doanh ổn định; 3) Môi trường kinh doanh công khai minh bạch, doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận công bằng các thông tin cần cho kinh doanh và các văn bản pháp luật cần thiết; 4) Chi phí không chính thức ở mức tối thiểu; 5) Thời gian doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện các thủ tục hành chính và thanh tra kiểm tra hạn chế nhất; 6) Lãnh đạo tỉnh năng động và tiên phong; 7) Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, do khu vực nhà nước và tư nhân cung cấp; 8) Có chính sách đào tạo lao động tốt; và 9) Hệ thống pháp luật và tư pháp để giải quyết tranh chấp công bằng và hiệu quả.
Chỉ số PCI của các tỉnh thành năm 20109 chỉ số thành phần để tính chỉ số PCI của mỗi tỉnh:
Tỉnh/Thành
Chi phí gia nhập thị trường
Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất
Tính minh bạch và tiếp cận thông tin
Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước
Chi phí không chính thức
Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh
Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp
Đào tạo lao động
Thiết chế pháp lý
Chỉ số PCI
An Giang
6.92
7.64
6.34
6.33
6.24
6.99
5.14
5.49
4.48
61.94
Bà Rịa - Vũng Tàu
6.35
5.52
5.24
6.97
6.17
6.03
6.48
5.73
7.17
60.55
Bình Dương
6.34
7.16
6.57
6.99
7.05
7.69
5.60
5.91
5.61
65.72
Bình Phước
5.23
6.85
6.08
6.51
5.00
5.89
5.67
5.09
5.48
57.24
Bình Thuận
5.81
6.11
6.08
6.45
6.75
5.05
5.35
5.37
5.06
58.45
Bình Định
7.77
6.26
6.18
6.42
6.36
5.32
5.54
5.29
4.90
60.37
Bạc Liêu
6.27
7.63
4.87
6.29
7.72
6.10
5.19
5.00
5.01
58.2
Bắc Giang
6.44
4.80
6.11
5.83
6.43
5.50
6.30
5.36
4.85
58.02
Bắc Kạn
6.28
6.33
5.27
5.61
4.86
4.55
5.23
4.65
3.51
51.49
Bắc Ninh
7.29
5.42
6.37
7.68
5.88
7.09
5.81
5.76
5.64
64.48
Bến Tre
7.59
7.30
5.84
7.18
8.22
6.68
3.88
4.90
5.55
63.11
Cao Bằng
7.47
4.51
5.17
5.53
5.83
4.66
4.62
5.51
2.71
53.55
Cà Mau
6.67
6.05
6.10
5.02
6.37
3.99
4.85
4.84
3.39
53.57
Cần Thơ
7.31
5.53
5.98
7.65
6.26
5.18
6.06
5.66
6.33
62.46
Gia Lai
7.97
6.96
5.62
4.47
6.01
3.12
4.51
4.79
6.59
53.65
Hà Giang
7.04
5.50
5.06
4.54
5.19
6.79
6.12
5.14
3.79
53.94
Hà Nam
5.98
5.37
5.56
4.81
5.55
4.08
5.26
5.35
4.42
52.18
Hà Nội
6.08
3.04
5.62
5.46
5.70
3.20
7.60
6.72
5.10
55.73
Hà Tĩnh
5.82
6.66
6.02
6.34
4.86
5.42
5.77
5.48
4.79
57.22
Hòa Bình
5.33
7.22
3.32
5.85
4.57
4.39
7.19
5.29
4.82
49.89
Hải Dương
6.51
5.94
5.37
6.68
6.24
5.06
6.22
5.27
4.62
57.51
Hải Phòng
6.38
3.83
6.23
5.62
6.08
2.66
6.96
5.47
4.60
54.64
Hậu Giang
7.58
8.35
5.96
7.43
8.08
6.74
3.46
5.04
4.96
63.91
Hưng Yên
5.81
6.14
5.42
7.47
5.30
3.27
4.66
2.96
4.09
49.77
Khánh Hoà
6.71
5.03
5.12
7.08
6.49
3.37
6.09
5.46
5.65
56.75
Kiên Giang
6.76
7.24
5.74
5.50
7.04
5.86
5.06
4.94
6.98
58.9
Kon Tum
7.51
7.51
5.21
5.96
7.03
3.44
6.10
5.16
5.08
57.01
Lai Châu
6.89
4.15
5.02
5.90
6.47
5.70
4.65
4.05
2.66
51.77
Lào Cai
7.71
7.46
7.39
7.27
7.16
6.94
6.32
5.71
4.29
67.95
Lâm Đồng
5.66
7.08
6.30
6.17
7.01
4.24
5.48
5.18
5.70
58.26
Lạng Sơn
6.22
4.20
5.41
4.69
5.99
3.62
6.84
4.86
2.54
50.2
Long An
7.19
6.98
6.50
7.07
6.98
5.55
4.90
5.58
4.59
62.74
Nam Định
5.66
6.31
5.28
6.88
6.75
4.14
5.99
5.30
2.92
55.63
Nghệ An
6.29
4.46
5.23
4.79
5.47
4.16
6.57
5.35
5.20
52.38
Ninh Bình
6.77
5.57
5.61
8.31
6.20
5.49
6.98
5.79
5.66
62.85
Ninh Thuận
6.85
5.80
6.12
6.10
5.68
4.24
5.76
5.32
4.06
56.61
Phú Thọ
6.54
4.34
5.49
5.74
6.64
3.96
5.21
4.32
4.66
52.47
Phú Yên
7.27
6.20
5.65
5.49
6.17
5.42
6.55
5.83
3.50
58.18
Quảng Bình
6.58
5.62
5.83
5.57
6.11
4.31
5.68
5.17
4.43
55.22
Quảng Nam
7.19
5.38
6.35
6.50
6.31
5.17
5.45
4.87
6.16
59.34
Quảng Ngãi
6.65
4.62
5.15
6.01
6.24
3.05
5.63
4.66
4.99
52.21
Quảng Ninh
7.28
5.19
6.48
7.42
6.66
6.42
5.76
5.94
5.23
64.41
Quảng Trị
8.11
6.40
6.03
6.62
6.15
4.56
6.50
5.87
5.22
61.61
Sóc Trăng
6.07
6.91
5.66
8.38
7.02
6.91
4.54
4.41
6.12
61.49
Sơn La
5.67
6.65
3.37
5.43
5.61
3.92
6.38
5.01
5.29
49.26
Tây Ninh
7.58
7.82
5.68
5.42
6.66
5.39
4.15
5.14
5.08
57.93
Thanh Hoá
6.55
6.34
5.48
6.59
5.64
4.42
6.08
4.96
4.20
55.68
Tp.HCM
5.95
4.04
6.48
5.59
6.25
4.43
8.75
6.28
5.48
59.67
Thái Bình
6.54
6.08
5.88
7.43
6.09
5.01
6.92
5.35
4.61
60.04
Thái Nguyên
5.98
6.25
5.43
6.75
6.65
4.78
5.19
5.13
4.38
56.54
Huế
7.22
4.33
6.30
6.43
7.43
5.23
5.96
5.55
5.87
61.31
Tiền Giang
6.92
7.48
6.19
5.38
7.04
6.27
4.53
5.37
4.40
59.63
Trà Vinh
7.37
8.65
6.07
7.04
8.53
7.75
3.58
5.36
5.19
65.8
Tuyên Quang
5.22
5.19
6.86
5.82
6.04
5.98
5.36
5.48
3.96
57.9
Vĩnh Long
7.04
6.62
6.65
7.08
7.53
6.00
4.19
5.40
5.43
63.4
Vĩnh Phúc
6.60
6.02
5.61
6.91
5.84
8.08
5.17
5.69
5.29
61.73
Yên Bái
6.47
6.61
6.01
7.06
6.52
5.50
6.54
4.97
5.07
60.16
Đà Nẵng
7.65
5.07
6.86
7.43
6.00
7.42
6.60
7.43
6.27
69.77
Đắk Lắk
6.58
6.50
5.62
5.54
6.11
4.93
7.01
5.50
4.57
57.2
Đắk Nông
5.07
5.71
2.76
5.77
6.87
5.38
4.14
4.72
6.06
48.91
Đồng Nai
6.64
5.66
6.26
6.27
5.76
5.26
5.87
5.66
5.63
59.49
Đồng Tháp
7.09
7.37
6.26
8.08
7.57
7.38
6.03
5.13
7.17
67.22
Điện Biên
6.43
6.73
5.77
4.65
5.65
5.48
5.60
5.49
3.76
55.12
2.2 Chỉ số cạnh tranh quốc gia GCI
Đánh giá chỉ số GCI dựa trên các tiêu chí sau:
A- Nhóm chỉ số về các yêu cầu cơ bản (Basic Requirements)
1. Thể chế (25%)2. Cơ sở hạ tầng (25%)3. Ổn định kinh tế vĩ mô (25%)4. Y tế và giáo dục tiểu học (25%)B- Nhóm chỉ số nâng cao hiệu quả (Efficiency Enhancers)
5. Đào tạo và giáo dục bậc cao hơn (17%)6. Hiệu quả của thị trường hàng hoá (17%)7. Hiệu quả của thị trường lao động (17%)8. Sự phát triển của thị trường tài chính (17%)9. Công nghệ tiên tiến (17%)10. Quy mô thị trường (17%)
C- Nhóm chỉ số về sư đổi mới và sự phát triển của các nhân tố (Innovation and sophistication factor)
11. Sự phát triển của hệ thống kinh doanh (50%)12. Đổi mới công nghệ (50%)
Bảng xếp hạng GCI năm 2009-2010
Country/Economy
GCI 2010
GCI 2009
Change 2009-2010
Rank
Score
Rank
Switzerland
1
5.63
1
0
Sweden
2
5.56
4
2
Singapore
3
5.48
3
0
United States
4
5.43
2
-2
Germany
5
5.39
7
2
Japan
6
5.37
8
2
Finland
7
5.37
6
-1
Netherlands
8
5.33
10
2
Denmark
9
5.32
5
-4
Panama
53
4.33
59
6
South Africa
54
4.32
45
-9
Mauritius
55
4.32
57
2
Costa Rica
56
4.31
55
-1
Azerbaijan
57
4.29
51
-6
Brazil
58
4.28
56
-2
Vietnam
59
4.27
75
16
Slovak Republic
60
4.25
47
-13
Turkey
61
4.25
61
0
Sri Lanka
62
4.25
79
17
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Môi trường đầu tư,phân biệt môi trường đầu tư cấp tỉnh và cấp trung ương.doc