Mục Lục A- Cơ sở lý thuyết. 1
I- Vai trò và chức năng của marketing trong kinh doanh hiện đại1
1.Khái niệm marketing. 1
2.Vai trò của marketing. 1
3. Chức năng của marketing. 1
II- Môi trường marketing của doanh nghiệp. 2
1.Sự cần thiết và khái niệm môi trường marketing. 2
1.1.Khái niệm môi trường marketing. 2
1.2.Sự cần thiết nghiên cứu môi trường. 2
2. Phân định môi trường marketing. 2
2.1 Môi trường marketing vi mô. 2
2.1.1. Doanh nghiệp. 3
2.1.2. Những nhà cung ứng. 3
2.1.3. Những môi giới trung gian. 4
2.1.4. Khách hàng. 5
2.1.5. Đối thủ cạnh tranh. 5
2.1.6. Công chúng trực tiếp. 6
2.2.Môi trường marketing vĩ mô. 7
B- Thực Tiễn Nghiên Cứu C.Ty Honda Việt Nam8
I- Giới thiệu về công ty honda Việt Nam8
II- Sự ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Honda Việt Nam . 9
1.Môi trường marketing vi mô9
1.1Nhóm nội tại9
1.2. Nhóm môi trường ngành. 10
1.2.1.Doanh nghiệp. 10
1.2.2.Nhà cung ứng. 10
1.2.3.Người môi giới marketing. 11
1.2.4.Khách hàng. 11
1.2.5.Đối thủ cạnh tranh. 12
1.2.6.Công chúng trực tiếp. 13
2. Môi trường marketing vĩ mô. 14
2.1.Môi trường chính trị- pháp luật14
2.2.Môi trường kinh tế-dân cư. 16
2.3.Môi trường văn hóa- xã hội:. 17
2.4.Môi trường tự nhiên- công nghệ. 18
III- Thời cơ, đe dọa, điểm mạnh và điểm yếu của Honda Việt Nam . 18
1. Thế mạnh của Honda. 18
2. Điểm yếu. 19
3. Cơ hội20
4. Nguy cơ. 20
IV- Thực trạng chính sách marketing của honda Việt Nam hiện nay. 21
1. Chiến lược sản phẩm21
2. Chiến lược giá cả. 21
3. Chiến lược phân phối22
4.Chiến lược yểm trợ, đẩy mạnh, kích thích tiêu thụ sản phẩm24
V-Những đề xuất khắc phục khó khăn, hạn chế. 24
27 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 9789 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Môi tường Marketing của công ty Honda Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cơ sở lý thuyết
I- Vai trò và chức năng của marketing trong kinh doanh hiện đại
1.Khái niệm marketing
Dưới góc độ macro marketing :
Marketing là một tập hợp các quá trình kinh tế và xã hội điều phối một cách có hiệu quả kết cấu tổ chức và kết cấu dòng phân phối các hàng hóa, dịch vụ của nền kinh tế, từ lĩnh vực sản xuất đến lĩnh vực tiêu dùng xã hội nhằm thực hiện cung cầu và đáp ứng các mục tiêu của toàn bộ chế độ kinh tế xã hội.
Dưới góc độ micro marketing:
Marketing là sự phân tích, kế hoạch hóa, tổ chức và kiểm tra khả năng thu hút khách hàng của một doanh nghiệp cũng như những chính sách và hoạt động với quan điểm thỏa mãn nhu cầu, mong muốn của khách hàng.
2.Vai trò của marketing
- Nối kết sự cách biệt giữa người sản xuất và NTD
- Khuyến khích sự phát triển và đưa ra những cái mới
- Khắc phục những lời kêu ca phàn nàn từ phía NTD
- Giúp cho các quyết định đề ra trong sản xuất kinh doanh có cơ sở khoa học vững chắc hơn, doanh nghiệp có điều kiện và thông tin đầy đủ hơn để thỏa mãn toàn diện mọi nhu cầu của khách hàng
- Có vai trò năng động trong việc khắc phục cô lập, không thống nhất của doanh nghiệp trong việc hòa nhập và ứng xử linh hoạt, uyển chuyển và có trí tuệ với diễn biến và tình thế thị trường, kích thích sự nghiên cứu, hợp lý hóa, đổi mới để tăng cường và phát triển DN
3. Chức năng của marketing
Có 6 chức năng cơ bản là : Chức năng thích ứng, phân phối, tiêu thụ, hỗ trợ, mạo hiểm, điều hòa phối hợp
II- Môi trường marketing của doanh nghiệp
1.Sự cần thiết và khái niệm môi trường marketing
1.1.Khái niệm môi trường marketing
Môi trường marketing của doanh nghiệp là tập hợp những chủ thể tích cực và những lực lượng hoạt động ở bên ngoài doanh nghiệp có ảnh hưởng đến khả năng chỉ đạo biện pháp marketing thiết lập và duy trì mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với các khách hàng mục tiêu.( Philip Kotler)
1.2.Sự cần thiết nghiên cứu môi trường
- Môi trường tạo ra sự xung đột, kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp nhưng cũng tạo ra động lực thúc đẩy
- Các nhân tố của môi trường luôn biến động đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu, theo dõi và dự đoán
2. Phân định môi trường marketing
- Môi trường marketing vi mô là những lực lượng , những yếu tố có quan hệ trực tiếp với từng công ty và tác động đến khả năng phục vụ khách hàng của nó
- Môi trường marketing vĩ mô là những lực lượng trên bình diện xã hội rộng lớn . Nó tác động đến quyết định marketing của các doanh nghiệp trong toàn ngành, thậm chí trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân và do đó nó ảnh hưởng đến cả các lực lượng thuộc môi trường marketing vi mô
2.1 Môi trường marketing vi mô
- Nhóm nội tại : các yếu tố trong doanh nghiệp có ảnh hưởng khả năng vận dụng marketing hữu hiệu: bộ phận cung ứng, bộ phận R&D, bộ phận tài chính, bộ phận marketing, bộ phận sản xuất, bộ phận kế toán.
Phòng tài chính luôn quan tâm tới vấn đề nguồn vốn- tài sản, và việc sự dụng vốn cần thiết để thực hiện các kế hoạch Marketing, đòi hỏi người làm Marketing cần phải biết lập và hoạch định ngân sách cũng như các kế hoạch chi tiêu cho các hoạt động Marketing.
Phòng kinh doanh luôn quan tâm tới việc nâng cao doanh số và mở rộng khách hàng. Suy cho cùng mọi hoạt động của Marketing cũng nhắm vào cùng mục tiêu ấy, cho nên Marketing luôn là sự hỗ trợ và phối hợp mật thiết nhất cho kinh doanh. Mặt khác, phòng kinh doanh là nơi cung cấp các thông tin nóng hổi và thực tế nhất từ thị trường cho những người làm Marketing.
Bộ phận sản xuất luôn cần các định hướng từ Marketing để có kế hoạch sản xuất phù hợp và kịp thời. Ngược lại, những trục trặc từ sản xuất có thể ảnh hưởng nặng nề tới các hoạt động của Marketing .
- Nhóm môi trường ngành
2.1.1. Doanh nghiệp
Các công ty nước ngoài hay các tập đoàn lớn, bộ phận Marketing luôn có vai trò trung tâm và có liên quan chặt chẽ với tất cả các bộ phận còn lại của công ty.
Công tác Marketing không phải là nhiệm vụ của riêng những người làm việc trong bộ phận Marketing, mà còn là trách nhiệm và nghĩa vụ của toàn bộ nhân viên của công ty.
2.1.2. Những nhà cung ứng
Những người cung ứng là những cá nhân hay công ty cung cấp cho doanh nghiệp những nguồn vật tư, nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm và dịch vụ nhất định.
Các nhà cung cấp có thể ảnh hưởng tới chất lượng, giá thành và tiến trình sản xuất sản phẩm. Mặt khác, nếu chúng ta không làm các công tác Marketing với nhà cung cấp, họ sẽ không hiểu chúng ta cần những gì để phục vụ và thỏa mãn các nhu cầu, mong muốn của khách hàng mục tiêu. Công tác Marketing cho nhà cung cấp phải thực hiện tốt việc cung cấp các thông tin cần thiết về thị trường mục tiêu ( nhu cầu, khả năng thanh toán, nhân chủng học, địa ly, v.v…), các yêu cầu của doanh nghiệp về các nguyên liệu vật tư đầu vào tốt nhất để có thể thiết kế và sản xuất các sản phẩm phù hợp.
2.1.3. Những môi giới trung gian
Những môi giới trung gian bao gồm những cá nhân hay doanh nghiệp hỗ trợ cho việc phân phối, tiêu thụ, quảng bá hàng hóa/dịch vụ cho thị trường. Họ bao gồm:
Những môi giới thương mại: Là những cá nhân hay doanh nghiệp phân phối và bán lẻ, tìm kiếm và/hoặc trực tiếp bán sản phẩm.
Những môi giới lưu thông hàng hóa: Các cá nhân hay tổ chức giúp lưu thông hàng hóa, vận chuyển từ nơi dự trữ tới nơi cần thiết. Các môi gới này có tác dụng trong việc bảo đảm sự an toàn, đẩy nhanh tiêu thụ hàng hóa, giảm chi phí trung gian và làm tăng lợi nhuận nếu doanh nghiệp lựa chọn các môi giới tốt.
Những môi giới dịch vụ Marketing: Các cá nhân và tổ chức cung cấp các dịch vụ như nghiên cứu thị trường, quảng cáo, tư vấn marketing….giúp công ty có các định hướng tốt hơn và quảng bá hiệu quả hơn cho sản phẩm của mình. Ngày nay, trong điều kiện cạnh tranh gay gắt thì các doanh nghiệp không thể nào tự mình làm hết các công tác này, mà cũng không thể làm tốt được, do vậy việc sử dụng các môi giới dịch vụ marketing là vô cùng cần thiết.
Những môi giới tổ chức tín dụng- tài chính: Các tổ chức hỗ trợ đầu tư, các ngân hàng, các công ty tín dụng, các công ty bảo hiểm… nhằm hỗ trợ công ty đầu tư và/bảo hiểm chống lại các rủi ro lien quan tới việc mua bán hàng hóa. Các môi giới này ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Nói chung, các môi giới trung gian này ảnh hưởng tới đầu ra của sản phẩm, cụ thể là ảnh hưởng tới giá bán lẻ, hình ảnh thương hiệu, uy tín công ty, tốc độ tiêu thụ v.v… Do vậy, công tác Marketing cho môi giới trung gian bao gồm việc cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin về thị trường, giáo dục thường xuyên về các quan điểm và định hướng hành động marketing của doanh nghiệp, phối hợp thực hiện và giám sát chặt chẽ các hoạt động của họ để hạn chế tối đa các rủi ro và sai sót có thể xảy ra.
2.1.4. Khách hàng
Nhìn chung có năm dạng thị trường khách hàng mà doanh nhiệp cần quan tâm nghiên cứu kỹ:
- Thị trường người tiêu dùng : những cá nhân, hộ dân, tổ chức mua hàng hóa/dịch vụ để sử dụng cho các nhu cầu tiêu dùng- Thị trường các nhà sản xuất: các khách hàng mua hàng hóa/dịch vụ để sử dụng như đầu vào của sản xuất.- Thị trường buôn bán trung gian: các cá nhân-tổ chức mua hàng hóa/dịch vụ để bán lại kiếm lời- Thị trường Nhà nước: các cơ quan nhà nước mua hàng hóa/dịch vụ để sử dụng công cộng hay chuyển giao cho những người cần thiết- Thị trường quốc tế: tất cả các đối tương như trên nhưng ở các nước khác.
Khách hàng là mục tiêu cuối cùng của Marketing, mọi nỗ lực Marketing suy cho cùng cũng là nhằm thỏa mãn cao nhất các nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Công tác Marketing cho khách hàng luôn được coi trong, tuy nhiên cần tỉnh táo để không quá sa đà vào marketing cho khách hàng mà quên đi các yếu tố ảnh hưởng khác.
2.1.5. Đối thủ cạnh tranh
Khi các công ty cùng nhắm vào một thị trường mục tiêu với những sản phẩm tương tự có thể cùng thỏa mãn một nhu cầu cụ thể hay những nhu cầu tương tự có khả năng thay thế nhau thì gọi là cạnh tranh. Còn nếu hai công ty cùng phục vụ cho một thị trường mục tiêu nhưng với các mục đích khác nhau để thỏa mãn những nhu cầu khác nhau thì không thể gọi là cạnh tranh
Muốn xác định rõ đối thủ cạnh tranh thì phải nghiên cứu người ta quyết định mua sản phẩm đó như thế nào.
Có 4 loại cạnh tranh cơ bản: đó là các sản phẩm có thể đáp ứng các mong muốn mang tính cạnh tranh cho người tiêu dùng (các sản phẩm thay thế để thay đổi nhu cầu), các sản phẩm khác chủng loại mà đều có thể thỏa mãn một tnhu cầu cụ thề, các sản phẩm cùng chủng loại để cùng đáp ứng nhu cầu đó, và cuối cùng là các nhãn hiệu cạnh tranh trong cùng một mặt hàng.
Công tác marketing ở đây cần nghiên cứu và làm rõ các nhu cầu và mong muốn cụ thể của thị trường, hiểu được các đối thủ cạnh tranh theo từng loại, thấy rõ điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ trong việc phục vụ các nhu cầu ấy từ đó tìm ra các ưu thế cạnh tranh để quảng bá và tuyên truyền cho ưu thế ấy nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng mục tiêu. Trong nhiều trường hợp, công ty cần tìm ra các thị trường ngách, các trận địa mà đối thủ bỏ trống hay chưa quan tấm tới, để tấn công.
2.1.6. Công chúng trực tiếp
Công chúng trực tiếp là một nhóm bất kỳ tỏ ra quan tâm thực sự hay có thể sẽ quan tâm tới các tổ chức hay có ảnh hưởng tới khả năng đạt được các mục tiêu đề ra của tổ chức ấy.
Công chúng có thể ảnh hưởng tích cực (ủng hộ) hay tiêu cực (tẩy chay, phản đối) các nỗ lực phục vụ thị trường của công ty. Vì thế, công ty luôn cần xây dựng các kế hoạch, chiến lược marketing cho tất cả các công chúng trực tiếp của mình, cũng như cho tất cả thị trường khách hàng để có được thiện cảm, lời khen và sự ủng hộ. Chúng ta có thể chia ra 07 nhóm cụ thể như sau:
Giới tài chính – đầu tư: có ảnh hưởng tới nguồn vốn của công ty …Những bản cáo bạch, báo cáo tài chính minh bạch và tích cực là các công cụ tốt để thu hút thiện cảm của giới này
Giới truyền thông : có sức mạnh rất lớn trong việc truyền bá thông tin. Để phục vụ giới này, các doanh nghiệp thường có bộ phận PR ( Press Relation) riêng biệt và chuyên trách
Giới cầm quyền : những cơ quan này có ảnh hưởng tới các quyết định mang tính chiến lược của doanh nghiệp, và tới sự cạnh tranh chung của ngành
Giới hoạt động xã hội : Còn được gọi là các nhóm công dân hành động. Họ có thể có các phản ứng và tác động tới dư luận xã hội, quyết định của các cơ quan nhà nước. Công chúng tại địa phương:Những người này có thể gây ảnh hưởng tới việc yêu cầu công ty thể hiện các trách nhiệm xã hội như đóng góp các quĩ địa phương, bảo đảm an toàn sản xuất, vệ sinh môi trường …
Quần chúng đông đảo: Doanh nghiệp không chỉ chăm chăm o bế các tầng lớp thuộc khách hàng mục tiêu mà còn phải xây dựng hình ảnh và thiện cảm cho các đối tượng công chúng rộng rãi.
Công chúng nội bộ: Tất cả nhân viên của một doanh nghiệp từ chị lao công tới chủ tịch Hội đồng quản trị.
2.2.Môi trường marketing vĩ mô
Môi trường chính trị- pháp luật
Môi trường chính trị bao gồm :quan hệ chính trị quốc tế và các chính sách đối với các quôc gia láng giềng, chính sách dân tộc và phát triển kinh tế nông thôn ở miền núi của quốc gia, các phong trào chính trị và xã hội, các tổ chức hành chính của nhà nước và các cơ quan thông tin đại chúng vào các tổ chức của các nhóm dân tộc.
Môi trường pháp luật bao gồm các chính sách, luật định của nhà nước về môi trường kinh doanh, về tiêu dùng, về đầu tư, về tổ chức công ty, thực hiện các hợp đồng kinh tế.
Môi trường kinh tế- dân cư
Gồm các yếu tố cơ bản :sự phân bố dân cư về mặt địa lí và cơ cấu độ tuổi của dân cư, tổng dân số ảnh hưởng tới quy mô nhu cầu, cấu trúc ngân sách chi tiêu của các hộ gia đình, kết cấu nghề nghiệp , tình thế diễn biến sản xuất-kinh doanh, sự bành trướng và ảnh hưởng của các khối Hiệp ước quốc tế
Môi trường tự nhiên- công nghệ
Môi trường tự nhiên là các biểu hiện của địa lí(địa hình) , thời tiết, khí hậu hay tài nguyên thiên nhiên.
Môi trường công nghệ thể hiện trình độ công nghệ sản xuất và kinh doanh hàng hóa chênh lệch giữa công nghệ trong nước và ngoài nước, tình hình nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng trong sản xuất vật liệu mới, tình hình bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ở từng quốc gia, sự phát triển của hệ thống giao tiếp thông tin và hệ thống điều khiển học.
Môi trường văn hóa-xã hội
Văn hóa chính là những nguyên tắc, giá trị, phong tục tập quán hay các chuẩn mực được xây dựng bởi một nhóm người trong xã hội và được truyền từ đời này sang đời khác. Và những yếu tố này định hướng hành vi của các cá nhân trong xã hội đó. Con người sống trong bất kì xã hội nào cũng mang một bản sắc văn hóa tương ứng với xã hội đó.Mỗi nền văn hóa lại có các giá trị và chuẩn mực khác nhau. Thông qua quan niệm về các giá trị và chuẩn mực đó, văn hóa ảnh hưởng tới các quyết định marketing.
Môi trường văn hóa-xã hội bao hàm những định chế và lực lượng đang tác động đến giá trị căn bản, nhận thức, thị hiếu, trình độ, văn hóa, lối sống cùng phương cách thay thế xử sự xã hội.
B - Thực Tiễn Nghiên Cứu C.Ty Honda Việt Nam
I- Giới thiệu về công ty honda Việt Nam
Công ty Honda Việt Nam là công ty liên doanh giữa Công ty Honda Motor Nhật Bản(42%), Công ty Asian Honda Motor Thái Lan(28%) và Tổng Công ty Máy Động lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam(30%).
Dòng xe máy :
Xe máy là phương tiện đi lại quan trọng và chủ yếu tại Việt Nam, chiếm
gần 90% tại các thành phố lớn.
Công ty đã liên tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của thị trường.
Nhà máy xe máy thứ nhất (Tháng 3 năm 1998) : Được đánh giá là một trong những nhà máy chế tạo xe máy hiện đại nhất trong khu vực Đông Nam Á
Trụ sở : Phúc Thắng, Phúc Yên, Vĩnh Phúc
Vốn đầu tư : USD 290,427,084
Lao động: 3.560 người
Công suất : 1 triệu xe/năm
Nhà máy xe máy thứ hai (Tháng 8 năm 2008) : chuyên sản xuất xe tay ga và xe số cao cấp.
Trụ sở : Phúc Thắng, Phúc Yên, Vĩnh Phúc
Vốn đầu tư : 65 triệu USD
Lao động : 1.375 người
Công suất : 500.000 xe/năm
Dòng ô tô :
Nhà máy sản xuất ô tô
Năm thành lập : Tháng 3 năm 2005
Trụ sở: Phúc Thắng, Phúc Yên, Vĩnh Phúc
Vốn đầu tư: Khoảng 60 triệu USD
Diện tich: 17.000m2
Lao động : 408 người
Công suất : 10,000 xe/năm
Nhà máy sản xuất Ô tô được trang bị máy móc và thiết bị tương tự như
các nhà máy Honda ở các nước khác với tiêu chí đặc biệt coi trọng chất
lượng, an toàn và thân thiện với môi trường. Hơn nữa, nhà máy còn được
trang bị dây chuyền lắp ráp động cơ với mong muốn từng bước nội địa
hóa các sản phẩm ôtô .
Công suất : 10000 xe/năm nhà máy sản xuất ô tô được trang bị máy móc và thiết bị tương tự như các nhà máy Honda ở các nước khác với tiêu chí đặc biệt coi trọng chất lượng,an toàn và thân thiện với môi trường.Hơn nữa nhà máy còn được trang bị day truyên lắp ráp động cơ với mong muốn từng bước nội địa hóa các sản phẩm ô tô
II- Sự ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Honda Việt Nam
1.Môi trường marketing vi mô
1.1Nhóm nội tại
Với một công ty sản xuất chuyên sản xuất otô, xe máy như Honda. Khi soạn thảo các kế hoạch marketing, những người lãnh đạo bộ phận marketing của công ty phải chú ý đến lợi ích của các nhóm trong nội bộ bản thân công ty như ban lãnh đạo tối cao, Phòng tài chính, Phòng nghiên cứu thiết kế thử nghiệm, Phòng cung ứng vật tư, bộ phận sản xuất và kế toán. Đối với những người soạn thảo các kế hoạch marketing chính tất cả những nhóm này tạo nên môi trường vi mô của công ty
Những người quản trị marketing phải hợp tác chặt chẽ với các đơn vị khác của công ty. Phòng tài chính luôn quan tâm đến những vấn đề nguồn vốn và việc sử dụng vốn cần thiết để thực hiện các kế hoạch marketing. Phòng nghiên cứu thiết kế thử nghiệm giải quyết những vấn đề kỹ thuật thiết kế những chiếc xe an toàn và đẹp và nghiên cứu các phương pháp sản xuất có hiệu quả cao. Phòng cung ứng vật tư quan tâm đến việc đảm bảo đủ số lượng phụ thuộc và chi tiết để sản xuất xe. Bộ phận sản xuất chịu trách nhiệm sản xuất một số lượng xe cần thiết. Phòng kế toán theo dõi thu chi, giúp cho bộ phận marketing nắm được tình hình thực hiện những mục tiêu đã đề ra. Hoạt động của tất cả những bộ phận này dù thế này hay thế khác đều ảnh hưởng đến những kế hoạch và hoạt động của phòng marketing
1.2. Nhóm môi trường ngành
1.2.1.Doanh nghiệp
Bộ phận nghiên cứu và phát triển của công ty Honda có nhiệm vụ chính là nghiên cứu để phát triển sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và thực hiện chiến lược phát triển của doanh nghiệp, giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Bộ phận này bao gồm các chức năng sau:
- Nghiên cứu phát triển sản phẩm, mẫu mã, phát triển kĩ thuật công nghệ và phát triển quá trình.
- Nghiên cứu và phát triển mặt sản phẩm nhằm cho ra đời những sản phẩm có thiết kế, chất liệu, đặc tính, công dụng mới như thay đổi kiểu dáng, màu sắc, trang trí, nhãn mác, cải tiến động cơ của các dòng xe wave, future,…..
- Nghiên cứu - phát triển công nghệ bao gồm cả hoạt động “tình báo công nghệ”, nghiên cứu bí quyết công nghệ của đối thủ (như Yamaha, SYM, ….) để nắm bắt công nghệ hoặc phát triển công nghệ mới cho mình.
1.2.2.Nhà cung ứng
Honda Việt Nam đã phát triển mối quan hệ với rất nhiều đối tác ở địa phương, ký kết nhiều hợp đồng cung cấp phụ kiện cho xe máy Honda. Ở đây Honda đã có sự chuyển giao công nghệ và giúp đỡ các đối tác Việt Nam. Metro đã có sáng kiến thu mua nông sản, giúp đỡ nông dân nâng cao chất lượng nông sản, chất lượng đóng gói, bảo quản, nâng cao vệ sinh an toàn thực phẩm để có thể đưa vào siêu thị, có thể xuất khẩu, thập chí cung ứng cho khách sạn.
1.2.3.Người môi giới marketing
- Các cửa hàng chính hãng của Honda
- Các đại lí, tổng đại lí bán buôn, bán lẻ các sản phẩm của Honda :
+ Đại Lý Xe Máy Honda ở 181, Nguyễn Lương Bằng, Q.Đống Đa; 26 Điện Biên Phủ, Ba Đình, Hà Nội, 275 đường Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội; 14/1 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội; 198 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội; 174-176 Lò Đúc, Hai Bà Trưng, Hà Nội…….
+ Cty TNHH TM & PT Tân Việt ở 248 Phố Huế - Hà Nội…….
1.2.4.Khách hàng
Honda đã tạo dựng được hình ảnh khá tốt trong mắt người tiêu dùng Việt Nam trong suốt nhiều thập kỉ khi mới xuất hiện trên thị thị trường Việt Nam, tạo ra được sự khác biệt để tạo lên được lòng tin của người dùng.
Honda Việt Nam đã dành sự quan tâm đặc biệt cho các hoạt động tuyên truyền An toàn giao thông và hướng dẫn lái xe an toàn. Ngay sau khi khánh thành nhà máy, Honda Việt Nam đã xây dựng trung tâm lái xe an toàn với hệ thống thiết bị đào tạo, hướng dẫn hiện đại và đã đào tạo được hơn 12.000 học viên. Chỉ riêng chương trình “Tôi yêu VN” trong năm 2005 đã thu hút được hơn 7.000 người dân tham gia và hàng trăm ngàn người xem.
Qua các chương trình này các mẫu xe mới nhất của Honda được ra mắt người dân, đây cũng là phương thức quảng bá thương hiệu đẳng cấp của mình. Honda quan tâm đến xã hội VN trên các lĩnh vực như an toàn, chất lượng. Honda VN đã đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội:đóng góp cho Ngân sách nhà nước, tuyên truyền an toàn giao thông và hướng dẫn lái xe an toàn, hỗ trợ phát triển giáo dục, văn hóa nghệ thuật, thể thao... Công ty đã thành lập Quỹ hoạt động xã hội Honda với trị giá 10 triệu đô la Mỹ trong vòng 5 năm (2006-2010), với 2 lĩnh vực hoạt động tập trung nhất là: An toàn giao thông và Giáo dục.Honda VN đã thực hiện nhiều chương trình và hoạt động nhằm thúc đẩy an toàn giao thông cho mọi người như bản tin an toàn giao thông trên VTV1, chương trình “Tôi yêu Việt Nam” trên VTV và VOV, chương trình lái xe an toàn ở các tỉnh thành cả nước, hội thi nông dân lái xe an toàn.
1.2.5.Đối thủ cạnh tranh
Môi trường cạnh tranh của Honda là vô cùng khắc nghiệp và dài hạn.Để tồn tại và phát triển trong thị trường Việt Nam Honda cần phải đổi mới cùng với đưa ra nhiều chính sách cũng như các sản phẩm mới để cạnh tranh với các đôi thủ khác trong đó các Đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Honda là : Sản Phẩm là Xe Máy chịu sự cạnh tranh từ các đối thủ đồng hương như Yamaha, Suzuki và người bạn đến từ Đài Loan SYM đã rất thành công với xe Attila ; Sản Phẩm là Ôtô (Toyota, Misubishi, Ford, Mazda, Suzuki, Hyundai, Nissan, Daewoo, Kia)
Thực trạng kinh doanh Xe Máy của honda và một số đối thủ cạnh tranh :
Số xe máy các hãng bán dược trong các năm gần đây
Từ những con số trên ta thấy số xe của Honda bán ra khá lớn. Số lượng xe bán ra qua các năm cho thấy lỗ lực của ban quản trị tổng công ty Honda Việt Nam. Dù có thị phần lớn nhất nhưng Honda cũng phải chịu sự cạnh tranh rất mạnh mẽ từ các Hãng khác, nhất là từ những người đồng hương YAMAHA và SUZUKI. Mặc dù vậy nhưng Honda vẫn chiếm vào ngưỡng 50% thị phần ở Việt Nam.
1.2.6.Công chúng trực tiếp
Các ngân hàng, các tổ chức tài chình – tín dụng, các quĩ đầu tư
Các cơ quan truyền thông như báo chí, phát thanh truyền hình, các cơ quan ngôn luận.
Các cơ quan nhà nước trung ương và địa phương, các bộ ngành chủ quản
Các tổ chức bảo vệ môi trường, hội phụ huynh, các đoàn thể, hiệp hội của người tiêu dùng…
Những người dân tại địa phương doanh nghiệp có nhà máy hay cơ sở kinh doanh và các vùng lân cận.
Tất cả các tầng lớp xã hội trên thị trường của doanh nghiệp và tất cả các nhân viên của doanh nghiệp
2. Môi trường marketing vĩ mô
2.1.Môi trường chính trị- pháp luật
Sự bình ổn : Chúng ta sẽ xem xét sự bình ổn trong các yếu tố xung đột chính trị, ngoại giao của thể chế luật pháp. Thể chế nào có sự bình ổn cao sẽ có thể tạo điều kiện tốt cho việc hoạt động kinh doanh và ngược lại các thể chế không ổn định, xảy ra xung đột sẽ tác động xấu tới hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ của nó. Năm 1996, khi Việt Nam chính thức cho các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, Honda Việt Nam đã được thành lập. Sau khi thành lập, Honda đã cho khởi công nhà máy sản xuất xe máy thứ nhất ( khánh thành năm 2008, có sản lượng 1 triệu xe/năm ). Tiếp đến vào năm 2005 khánh thành nhà máy sản xuất ô tô ( 10,000 xe/năm ). Do nhu cầu của thị trường, nền kinh tế phát triển, đến năm 2008, nhà máy sản xuất xe máy thứ 2 của Honda đã được khánh thành ( chuyên sản xuất xe tay ga, với sản lượng 500.000 xe/năm )
Chính sách thuế : Chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu, các thuế tiêu thụ, thuế thu nhập... sẽ ảnh hưởng tới doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp.Chính sách thuế có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh và sản xuất của Honda. Ta có thể thấy được sự thay đổi về giá cùng 1 sản phẩm thay đổi qua từng thời kì, do chính sách thuế nhập khẩu các linh kiện và phụ tùng xe máy, ô tô.
Mẫu xe
Giá cũ (vnd)
Giá mới (vnd)
Thay đổi (vnd)
Tỷ lệ
(%)
Civic 1.8M
643.000.000
656.000.000
13.000.000
2
Civic 1.8A
703.000.000
738.000.000
35.000.000
5
Civic 2.0AT
793.000.000
825.000.000
32.000.000
4
Civic 1.8 MT Wise
646.000.000
659.000.000
13.000.000
2
Civic 1.8 AT Wise
706.000.000
741.000.000
35.000.000
5
Civic 2.0 AT Wise
796.000.000
828.000.000
32.000.000
4
CR-V 2.4AT
1.027.000.000
1.078.000.000
51.000.000
5
Accord 3.5 nhập
1.660.000.000
1.710.000.000
50.000.000
3
Các đạo luật : Luật đầu tư, luật doanh nghiệp,luật lao động, luật chống độc quyền, chống bán phá giá …
Có rất nhiều các đạo luật ảnh hưởng tới Honda Việt Nam, trong đó không riêng gì những luật về kinh doanh, mà còn có những luật liên quan đến ngành sản xuất. Ở Honda, do sản xuất xe máy và ô tô, nên một số luật giao thông cũng ảnh hưởng đến Honda:các sản phẩm xe máy Honda đó là hệ thống đèn chiếu sáng. Ở các nước khác, khi tham gia giao thông, xe máy đều phải bật đèn chiếu sáng dù là ngày hay đêm, nên các xe máy ngoại nhập không có công tắc tắt đèn. Nhưng ở Việt Nam, luật giao thông không bắt buộc phải bật đèn vào ban ngày, nên Honda VN đã thay đổi trong thiết kế sản phẩm, đặt thêm công tắc đèn ở bên tay trái.
Ngoài ra trong thiết kế, ta có thể thấy sự khác biệt nữa ở Honda SCR ( Honda Trung Quốc ) và Honda Lead ( Honda Việt Nam ). Honda SCR có gắn 2 con ốc vít phía trước xe ( do xe máy ở Trung quốc phải gắn biển số cả ở trước và sau xe ) còn Honda Lead thì không có.
Chính sách: Các chính sách của nhà nước sẽ có ảnh hưởng tới doanh nghiệp, nó có thể tạo ra lợi nhuận hoặc thách thức với doanh nghiệp. Như các chính sách thương mại, chính sách phát triển ngành, phát triển kinh tế, thuế, các chính sách điều tiết cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng...
2.2.Môi trường kinh tế-dân cư
- Dân cư : Qui mô, mật độ và sự phân bổ dân cư, các xu hướng thay đổi về độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp v.v… đều có ảnh hưởng lớn tới các quyết định Marketing của doanh nghiệp. Chúng ta hãy xem xét những xu hướng nhân chủng học quan trọng ở Việt nam:
Bùng nổ dân số: hiện tại dân số Việt Nam khoảng 78 triệu người và với tốc độ tăng 2% hàng năm.Ở Việt nam, sau nhiều năm Kế hoạch hóa gia đình, bây giờ lại không hạn chế sinh đẻ khiến dân số đang có nguy cơ tăng nhanh trở lại, nhất là ở các vùng nông thôn, miền núi sự khai thác nguồn tài nguyên càng ráo riết đặt ra bài toán khó khăn cho doanh nghiệp.Đây thực sự là 1 thách thức lớn.Tuy vậy nó cũng báo hiệu 1 quy mô thị trường lớn cho sự phát triển của Honda Việt Nam.
Ở Việt nam: độ tuổi từ 15-35 chiếm gần 60% dân số là một thị trường trẻ và năng động, thích ứng nhanh với các sản phẩm mới là 1 thuận lợi vô cùng lớn cho Honda-1 thị trường vô cùng tiềm năng.Ngoài ra, sự thay đổi phân bổ dân cư cũng gây ra nhiều ảnh hưởng cho thị trường tiêu dùng hàng hóa của Honda.Khách hàng ngày càng khó tính là bài toán khó đặt ra cho Honda Việt Nam. Honda Việt Nam luôn nỗ lực nghiên cứu, phát triển và cho ra đời hàng loạt các sản phẩm mang lại những giá trị mới như Super Dream (1998), Future (1999), Wave Alpha (2002), Future II & Wave ZX (2004), Wave RS, Future Neo và Wave Alpha mới (2005). Đến nay, đã có hơn 4 triệu sản phẩm của Honda Việt Nam được khách hàng trên cả nước yêu chuộng sử dụng.
- Kinh tế: Sự phát triển hay suy thoái của nền kinh tế tác động trực tiếp tới sức mua và cơ cấu chi tiêu của dân chúng. Sức mua phụ thuộc vào mức thu nhập hiện tại, chỉ số giá cả, lạm phát v.v…
Ví dụ khi xảy ra khủng hoảng kinh tế, Việt Nam cũng bị ảnh hưởng,các doanh nghiệp đã phải nỗ lực hết sức để có thể vượt qua trong đó có Honda.Để có thể vượt qua thời điểm khó khăn này Honda Việt Nam đã kinh doanh các mẫu mã có giá tương đối phù hợp với thu nhập của người dân Việt Nam, giá dao động từ trên 10.000.000 đồng đến trên 30.000.000 đồng. Do đất nước ta vẫn trong giai đoạn phát triển nên mặt hàng chủ lực của công ty Honda trên thị trường Việt Nam vẫn là mặt hàng xe máy. Tại Việt Nam, xe máy không chỉ là phương tiện đi lại mà nhiều khi nó còn là công cụ kiếm sống của không ít người dân. Số lượng người sử dụng xe máy cũng vô cùng lớn và mục đích sử dụng cũng vô cùng phong phú. Công ty Honda đã đưa ra rất nhiều kiểu dáng, mẫu mã cho khách hàng lựa chọn, tương ứng với những mức giá khác nhau, phù hợp với nhiều tầng lớp người dân,đã giới thiệu rất nhiều mẫu mã xe máy mới, cải tiến các mẫu xe cũ và luôn là đi đầu trong doanh số tiêu thụ về mặt hàng này tại thị trường Việt Nam.
2.3.Môi trường văn hóa- xã hội:
Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đều có những giá trị văn hóa và các yếu tố xã hội đặc trưng, và những yếu tố này là đặc điểm của người tiêu dùng tại các khu vực đó.Văn hóa ảnh hưởng rất lớn tới các quyết định Marketing của Honda Việt Nam dưới các góc độ sau:
- Quan niệm về văn hóa : trong những năm qua ở Việt Nam xuất hiện trào lưu mua sắm xe hơi và xe gắn máy, trào lưu sử dụng các loại xe máy đắt tiền, thời trang đang rất thịnh hành ở VN.Nhận thức được nhu cầu đó, Honda đã liên tục tung ra thị trường các dòng xe đắt tiền,phong cách: SH 150i,PCX 125i,.. Khi mà muốn chiếm lĩnh được thị trường VN, muốn giành được thị phần lớn thì sản phẩm của Honda sẽ phải luôn thay đổi về màu sắc, kiểu dáng, phong cách.
- Chuẩn mực văn hóa – xã hội: 20 năm có mặt tại Việt Nam, Honda Việt Nam luôn phấn đấu vì hạnh phúc và an toàn của người dân cũng như vì sự phát triển của kinh tế đất nước. Honda Việt Nam đã áp dụng các công nghệ và trang thiết bị tiên tiến hiện đại trong sản xuất, phát triển mạng lưới các nhà cung cấp phụ tùng trong nước nhằm nâng cao tỉ lệ nội địa hóa, tiến hành chuyển giao công nghệ…Với những nỗ lực vượt bậc, Honda Việt Nam luôn là doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành công nghiệp chế tạo xe máy, Honda Việt Nam luôn nghiên cứu, phát triển và cho ra đời hàng loạt sản phẩm mới, mang lại giá trị mới,các sản phẩm xe máy thân thiện với môi trường …đã đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng VN.
2.4.Môi trường tự nhiên- công nghệ
- Về môi trường tự nhiên : Môi trường tự nhiên cũng ảnh hưởng rất lớn đối với kinh doanh và sản xuất của doanh nghiệp.
- Về sản phẩm : các yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng đến các thiết kế, tính năng của sản phẩm để phù hợp với điều kiện thời tiết, địa hình,...... Như ở các sản phẩm Honda ôn đới, có trang bị đèn sương mù, còn ở Honda Việt nam thì không.
- Trong sản xuất : Năm 2003, Công ty tập trung vào các hoạt động cải tiến môi trường làm việc cho nhân viên với các hoạt động như giảm nhiệt độ, bụi, CO2, thiết lập hệ thống giảm tiếng ồn và hệ thống điều hòa trung tâm... giữ môi trường làm việc trong lành.
- Về công nghệ : Yếu tố công nghệ ảnh hưởng đến việc sản xuất ra các xe thế hệ mới có tính năng vượt trội. Khi Honda Việt Nam mới được thành lập, những chiếc xe đầu tiên mới chỉ là những chiếc Super Dream - điển hình cho một thế hệ xe số. Nhờ sự phát triển của công nghệ, các mẫu xe ga được ra đời : Spacy, Air Blade, Click , Lead , …. Tiếp đến là những cải tiến trong về hệ thống đèn Halogen, hệ thống phun xăng tự động PGM - FI , ...
III- Thời cơ, đe dọa, điểm mạnh và điểm yếu của Honda Việt Nam
1. Thế mạnh của Honda
- Honda là một trong những thương hiệu nổi tiếng trên toàn thế giới. Trong những năm qua Honda đã được người dùng công nhận là một trong những công ty có sản xuất ra những sản phẩm tốt nhất, có độ an toàn cao... Điều này được thể hiện thông qua doanh số bán hàng của công ty tại các đại lý phân phối trên thị trường tiêu dùng.
- Thị trường tiêu thụ của Honda rất rộng lớn. Đến nay, đã có hơn 2,5 triệu sản phẩm của Honda Việt Nam được khách hàng trên cả nước yêu chuộng sử dụng.
- Sản phẩm xe máy và phụ tùng xe máy của Honda cũng rất được yêu mến ở các nước trong khu vực, như Malaysia, Indonesia, Philippines, Lào, Cambodia... Tính đến 2006, Honda đã xuất khẩu được hơn 163.000 xe máy cùng với động cơ và phụ tùng xe máy.
- Honda luôn đặt khách hàng lên hàng đầu: dịch vụ khách hàng là cung cấp dịch vụ tuyệt hảo, xuyên suốt và những quyền lợi đặc biệt chỉ dành cho quý khách hàng - những chủ nhân xe hơi Honda: từ ngày 28/3/2011 đến ngày 09/4/2011, Honda Việt Nam tổ chức chương trình HEALTH CHECK ( Kiểm tra xe miễn phí ) tại các đại lý ô tô Honda trên phạm vi toàn quốc. Đây là một trong những chương trình thường niên của Honda Việt Nam nhằm hỗ trợ cho khách hàng chăm sóc chiếc xe của mình tốt hơn.
- Mẫu mã đa dạng : Honda luôn thay đổi kiểu dáng, mẫu mã của xe với thiết kế vượt trội, công nghệ tiên tiến, chất lượng cao, an toàn.
- Luôn giành được chỗ đứng trong làng giải trí.
- Luôn có những thiết kế mới: sự ra đời của Civic là thành quả tuyệt vời từ việc theo đuổi và thực hiện ước mơ. Những nét thiết kế tinh xảo mới của Honda Civic phiên bản mới được lấy cảm hứng từ dáng vẻ thể thao đặc sắc của Civic Tyre R - một mẫu xe thể thao danh tiếng đã mở ra thế giới thú vị cho nhiều người sử dụng trên toàn cầu. Thiết kế mới sẽ mang đến sự độc đáo, cá tính, thời trang cùng những giây phút thú vị sau tay lái dành cho khách hàng.
2. Điểm yếu
- Do thương hiệu nổi tiếng nên có rất nhiều sản phẩm khác tuy không sản xuất hay có bất kỳ mối quan hệ nào với công ty Honda đã nhái thương hiệu của Honda làm ảnh hưởng đến danh hiệu cảu công ty.
- Trong thời suy thoái toàn cầu thì Honda cũng đã gặp phải những khó khăn nhất định. Số lượng đăng ký ô tô mới trong năm 2008 cũng giảm 11%, xuống 2,1 triệu chiếc. Ngày 30/1, Honda cho biết lợi nhuận trong 3 tháng cuối cùng của năm 2008 giảm 90% so với cùng kỳ năm trước đó. Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu, Honda hiên đang không ngừng áp dụng các biện pháp cắt giảm chi phí.
Nhà sản xuất ô tô lớn thứ hai Nhật Bản - Honda Motor, ước tính doanh thu của tập đoàn trong năm tài khóa 2009 bắt đầu từ tháng 4 sẽ giảm 94,7%, so với năm tài khóa 2008, xuống còn 10 tỷ yên (104 triệu USD).
3. Cơ hội
- Sự kiện SEMA 2008:Nhân sự kiện SEMA 2008, Honda công bố hoàn tất phiên bản mới mẫu xe đang rất được ưa chuộng Honda Fit 2009 cùng với phụ tùng của model Mugen mới và sẽ tung ra thị trường vào nửa đầu năm tới. Các phụ tùng bao gồm: vành đúc 16 inch, nắp bơm bình dầu bằng nhôm, lưới tản nhiệt thể thao, hệ thống giảm thanh mới, hình kí hiệu phía sau, tay gạt linh hoạt, pedal thể thao, thảm lót sàn xe...
- Chế tạo thêm nhiều sản phẩm mới. Từ năm 2004 hãng bắt đầu chế tạo mô tơ chạy diesel vừa êm vừa không cần bộ lọc nhằm đáp ứng tiêu chuẩn ô nhiễm. Tuy nhiên, có thể tranh cãi rằng nền của sự thành công của công ty này là phần làm xe máy
- Liên tục mở rộng thị trường tiêu thụ. Honda đang thể hiện quyết tâm tăng thị phần tại Trung Quốc, với kế hoạch tạo một thương hiệu riêng cho thị trường Trung Quốc.
Honda đã chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ tại Canda. Canada là một vùng đất rộng lớn kéo dài đến tận chân trời và trải rộng ra khắp bốn phương, với những hồ nước nằm rải rác, và những thành phố chỉ là những chấm nhỏ nối liền bằng các tuyến giao thông. Đây là cơ hội để Honda phát triển dòng sản phẩm của mình.
4. Nguy cơ
- Honda có rất nhiều đối thủ cạnh tranh :Đối thủ mạnh nhất của Honda đó là Toyota.
Toyota dự định tung ra dòng xe hybrid xăng-điện mới có giá khoảng 20.150 USD vào 2011 nhằm cạnh tranh với chiếc Insight của Honda, có giá dưới 20.000 USD ở thị trường Mỹ. Toyota sẽ cắt giảm chi phí sản xuất Prius để cho ra đời một sản phẩm rẻ như sử dụng động cơ xăng có dung tích nhỏ hơn 1,5 lít hiện tại
- Honda đang bị rất nhiều sản phẩm nhái nhãn hiệu của công ty. Điều này đã ảnh hưởng đến thương hiệu của công ty.
- Nhiều sản phẩm mới của Honda đã bị các cửa hàng phân phối trên thị trường tự động tăng giá khi thấy mặt hàng bán chạy, khiến cho khách hàng không còn niềm tin đối với công ty. Điều này rất ảnh hưởng đến uy tín cũng như danh tiếng của Honda.
IV- Thực trạng chính sách marketing của honda Việt Nam hiện nay
1. Chiến lược sản phẩm
Chiến lược về sản phẩm là nền tảng của chính lược marketing của Honda Việt Nam, được xác định dựa trên kế hoạch kinh doanh quy mô lớn hơn dành cho sản phẩm mới và chiến lược marketing tổng thể cho mọi sản phẩm đang có trên thị trường của hãng. Trong khi đầu tư các nhà máy sản xuất các loại xe hơi ở các nước thì ở Việt Nam, do nhu cầu sử dụng xe gắn máy vẫn rất cao nên Honda VN đã quyết định đầu tư xây dựng thêm một nhà máy chuyên sản xuất các loại xe moto, từ cao cấp như SH,Dylan,@ đến các xe bậc trung như Wave α, wave RSX vừa túi tiền lại ít hao xăng, đáp ứng được nhiều tiêu chí của người dân Việt Nam khi chọn mua môt chiếc xe máy. Hơn thế nữa, Honda VN đã liên tục đầu tư trang thiết bị, công nghệ tối tân nhất của Honda vào việc sản xuất các mẫu xe máy tại thị trường Việt Nam.
2. Chiến lược giá cả
Ngày nay, giá cả không phải là yếu tố cạnh tranh hàng đầu nhưng vẫn luôn được coi là yếu tố cạnh tranh quan trọng trong việc thu hút khách hàng đặc biệt là ở những thị trường mà thu nhập của dân cư còn thấp. Trong việc phát triển sản phẩm mới Honda đã phải nghiên cứu và đưa ra những chính lược giá thích hợp để tạo cho sản phẩm có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Honda chuyển cuộc thương lượng giá bán ra bằng tổng chi phí sản xuất và các chi phí cho dich vụ khác.
- Khuyến mãi giảm giá :Các chương trình khuyến mãi giảm giá của Honda không lợi. khi hết giảm giá thì lượng bán cũng giảm theo. Ngoài ra các chiến dịch khuyến mãi giảm giá rầm rộ cũng chỉ lôi kéo được 10% -20% số khách hàng trung thành quan tâm, vì vậy doanh số cũng sẽ không thể tăng “đột biến” như bạn mong đợi. Khuyến mãi theo hình thức giảm giá vừa tốn kém, ít hiệu quả mà còn gây “tác dụng phụ” cho dây chuyền sản xuất và vận chuyển hàng hoá.
- Khuyến mại đi kèm khi mua sản phẩm : Đây có lẽ là những chiến dịch khuyến mại thành công nhất của Honda. Thông thường trong các chiến dịch này khi mua xe máy của Honda như một chiếc xe Dream bạn được tặng một mũ bảo hiểm của Honda sản xuất, được hỗ trợ phí khi đăng kí giấy tờ về xe, và cũng có thể là được bảo dưỡng định kì tại các trung tâm của Honda mà không phải trả tiền. Đây là những chương trình khuyến mại thể hiện đẳng cấp của Honda. Giá bán xe vẫn cao thể hiện chất lượng và đẳng cấp hơn nữa lại được nhiều lợi đi kèm.
- Chiến lược giá cao :Chúng ta đã từng bị “ấn tượng” bởi những công ty tạo nên sự khác biệt nhờ chiến lược giá cao. Honda là một thương hiệu không mấy xa lạ đối với người dân, sản phẩm của Honda có các sản phẩm bình dân như xe máy Wave giá bán lẻ là 14.9 triệu đồng và cũng có các sản phẩm cao cấp như SH, LEAD,AIR BLADE giá thấp cũng khoảng 35- 40 triệu tùy loại và từng thời điểm khác nhau
Khách hàng sẳn sàng trả giá cao cho những sản phẩm chất lượng, và chất lượng nên “nhìn thấy” được. Những chiếc xe do Honda sản xuất đã nổi tiếng từ lâu về chất lượng và kiểu dáng. Trước đây những chiếc xe CUP đã rất nổi tiếng trên thế giới
Nếu bạn dám bỏ ra 150 triệu để mua chiếc SH trong khi một chiếc xe hơi như civic giá rẻ chỉ có hơn 400 triệu đồng, bạn có muốn khoe với bạn bè và hàng xóm không? Tự nó đã nói cho mọi người biết rằng bạn là người thành đạt. Điều này chỉ vì bạn muốn gây ấn tượng với mọi người mà thôi! Giá cao giúp sản phẩm thật là đáng giá. Và giá cao trở thành một lợi ích của sản phẩm.
3. Chiến lược phân phối
Ngay từ khi bước chân vào thị trường Việt Nam Honda đã chú tâm tới việc xây dựng các cơ sở phân phối và bán hàng của hãng tại các trung tâm thành phố lớn rồi từ từ len lỏi tới các cơ sở cấp huyện và thị trấn. Honda có hai loại kênh phân phối chính:
- Phân phối đặc quyền: Đây là phương thức phân phối sản phẩm mà trong đó các dòng sản phẩm cao cấp như xe máy SH thì được phân phối cho các cơ sở lớn của Honda quản lí thường thì là ở các thành phố lớn như thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Các sản phẩm này không được phân phối cho các đại lí bán lẻ của Hãng.Và Honda không tốn nhiều chi phí để kiểm soát các địa điểm bán hàng.
- Phân phối rộng rãi: Honda sẽ tìm nhiều địa điểm bán hàng tạo thuận lợi cho khách hàng dễ dàng tìm kiếm sản phẩm do chính Honda sản xuất nhưng khả năng kiểm soát hệ thống bán hàng này chở lên khó khăn do ở xa đại lí chính. Đối với các đại lí kiểu như thế này Honda có nhưng rằng buộc và cam kết khi phân phối hàng cho các đại lí, để đảm bảo sản phẩm được bán đúng với giá do Honda quy định.
Chính sách truyền thống và xúc tiến bán hàng Khi một sản phẩm mới của Honda được giới thiệu trên thị trường, mục tiêu chính của chính sách này là:
- Thông báo với khách hàng tiềm năng của Hãng rằng hiện nay đã có một sản phẩm mới, giới thiệu những cải tiến mới và những ưu việt nổi bật có trong sản phẩm mới đó (cải tiến về công nghệ và cách tân xu hướng thời trang trong sản phẩm này). Cùng với đó là khuyến mại cho một số lượng xe bán sớm nhất.
- Bán trực tiếp qua các đại lí phân phối hoăc các đại lí ủy quyền của Honda, việc sản phẩm có bán đươc nhiều hay không là phụ thuộc vào chính các đại lí này. Cùng hỗ trợ cho phương thức này là chiến dịch quảng cáo rầm rộ trên đài truyền hình và đài phát thanh.
- Honda đem giới thiệu sản phẩm mới tại hội chợ thu hút được các khách hàng có quan tâm. Đây cũng là một trong nhưng cách để sản phẩm mới có thể nhanh chóng tới được đối với những khách hàng ở xa đại lí phân phối.
4.Chiến lược yểm trợ, đẩy mạnh, kích thích tiêu thụ sản phẩm
- Quảng cáo và Khuyến mại: Mỗi khi Honda tung ra một sản phẩm mới thì trước đó đã có các chiến dịch quảng cáo rầm rộ trên các phương tiện truyền thông. Mỗi một chương trình Hãng thường nói đến truyền thống của người Việt Nam với xe may Honda, cùng với quảng cáo là cá chương trình khuyến mại như tặng mũ bảo hiểm giảm giá cho một số lượng xe bán ra nhất định.
- Tạo cơn sốt và biến thành làn sóng dư luận : Từ lâu các loại xe của Honda đã được người sử dụng đánh giá có độ bền cao kiểu dáng thời trang hay con gọi là “nồi đồng cối đá” rất phù hợp với tâm lí sử dụng chắc bền của người Việt Nam. Như khi chiếc xe Wave của Honda khi được tung ra thị trường đã đánh bại các hãng xe giá rẻ rất thành công đến từ Trung Quốc và dành thị phần số 1 như hiện nay
Bằng việc tung ra dòng xe bình dân như Wave hay Dream đã làm cho người tiêu dùng thấy sốc khi giá xe của Honda sản xuất lại thấp như vậy, những dòng xe này nhằm vào đối tượng chủ yếu là người có thu nhập thấp. Sau đó hãng lại tung ra hai chiếc Lead và Air Blade có giá trung bình ngang với giá của các loại xe như Nouvo của Yamaha hay Shack, Attila của Suzuki. Ngay lập tức nhu cầu xe tăng vọt gây sốt xe ,cung không đủ cầu và giá tăng vọt.
V - Những đề xuất khắc phục khó khăn, hạn chế
- Chiến lược sản phẩm : Thị trường Việt Nam đa phần là xe máy, mục đích sử dụng cũng rất phong phú, công ty Honda cần đưa ra nhiều kiểu dáng, mẫu mã cho khách hàng lựa chọn, tương ứng với nhiều mức giá khác nhau, phù hợp với mục đích sử dụng của người dân như chở hàng hóa, xe máy đi 2 người,xe du lịch,... bao gồm cả xe máy, ô tô và cả những dòng xe cao cấp.
Thường xuyên giới thiệu sản phẩm mới phong lú cả về mẫu mã, cải tiến các mẫu xe cũ. Chất lượng sản phẩm cũng là một phần quan trọng không kém
-Chiến lược giá: Định giá sản phẩm phù hợp với tối đa lượng khách hàng, từ những sản phẩm bình dân phục vụ nhu cầu đi lại thiết yếu cho đến những sản phẩm cao cấp giá cao nhằm thỏa mãn nhu cầu sử dụng, đẳng cấp của người sử dụng.
Chiến lược định giá phải chủ yếu nhằm vào khách hàng mục tiêu đó là tầng lớp có thu nhập trung bình của xã hội. Đây cũng chính là lực lượng khách hàng chủ yếu của công ty trong suốt những năm qua.
Tuy nhiên, cũng có những tầng lớp khách hàng mua xe không chỉ đơn thuần để phục vụ nhu cầu đi lại, mà họ còn muốn mua những sản phẩm xe cao cấp để thỏa mãn thú chơi xe hay thể hiện đẳng cấp, vì vậy, honda cần có những sản phẩm cao cấp nhập từ nước ngoài để phục vụ những tầng lớp khách hàng này.
-Chiến lược phân phối: cần xác định xem nông thôn hay thành phố có khả năng mua xe gì? Loại địa hình nào phù hợp với mỗi loại xe nào? Các kênh phân phối như thế nào? ( bán buôn, bán lẻ, phân tích nhu cầu khách hàng?)
-Chiến lược xúc tiến sản phẩm: liên tục quảng cáo giới thiệu các sản phẩm mới, mở rộng quan hệ với công chúng, tham gia các chương trình từ thiện, tại trợ để quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm với công chúng,....
Mục Lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Môi tường Marketing của công ty Honda Việt Nam.docx