Rõ ràng với cùng một thu nhập trước thuế và lãi vay( EBIT) như nhau,
nhưng cấu trúc vốn có sử dụng nợ đã mang đến cho các cổ đông một mức EPS cao
hơn. Vay nợ xem ra là quá tốt. Và thật sự là tốt nếu như doanh nghiệp có khả năng tạo
ra được thu nhập từ nợ vay nhiều hơn chi phí lãi vay và các chi phí liên quan kèm
theo( nếu có). Tuy nhiên, vay nợ đến một mức nào đó thì mỗi lượng nợ tăng thêm sẽ
trở nên rủi ro hơn và doanh nghiệp sẽ đối mặt với những chi phí phát sinh khác như
chi phí hao mòn doanh nghiệp, chi phí phá sản Do đó doanh nghiệp nào mù quáng
tin rằng vay nợ tốt và cứ thế vay nhiều đến mức mất khả năng chi trả lãi vay đúng hạn
thì nguy cơ phá sản là không có gì phải bàn cãi. Tình hình sẽ tệ hại hơn nữa nếu doanh
nghiệp nằm trong ngành có sự cạnh tranh gay gắt, khó khăn của bạn chính là thời cơ
cho đối thủ chiếm lĩnh thị phần.
Bởi vậy, trong tài chính, người ta nói rằng nợ là thí dụ tốt nhất của con dao hai
lưỡi. Khi nào doanh nghiệp nên vay nợ và vay nợ bao nhiêu là hợp lý? Hành trình đi
tìm lời giải cho bài toán này chính là hành trình doanh nghiệp đi tìm cấu trúc vốn tối
ưu cho chính mình.
46 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3675 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một doanh nghiệp nên vay bao nhiêu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khi doanh nghiệp không thể đáp ứng các hứa hẹn với
chủ nợ hay đáp ứng một cách khó khăn. Đôi khi kiệt quệ tài chính đưa đến phá sản.
Đôi khi chỉ là đang gặp khó khăn, rắc rối.
Khi một doanh nghiệp vay nợ càng nhiều, các nhà đầu tư sẽ lo ngại rằng doanh
nghiệp có thể rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính. Lo ngại này được phản ánh trong
giá trị thị trường hiện tại của chứng khoán của các doanh nghiệp có vay nợ. Giá trị của
doanh nghiệp trong trường hợp này cụ thể như sau:
Giá trị
DN
=
Giá trị nếu được tài
trợ hoàn toàn bằng
vốn cổ phần
+
PV (tấm
chắn thuế)
-
PV (chi phí
kiệt quệ tài
chính)
Chi phí kiệt quệ tài chính tuỳ thuộc vào xác suất kiệt quệ tài chính và độ lớn của
chi phí phải gánh chịu nếu kiệt quệ tài chính xảy ra.
Hình 3.1: Giá trị thị trường của doanh nghiệp bằng giá trị trong trường hợp được
tài trợ hoàn toàn bằng vốn cổ phần cộng với hiện giá của tấm chắn thuế trừ cho hiện
giá của chi phí kiệt quệ tài chính. Giám đốc nên chọn tỷ lệ nào để tối đa hoá giá trị
doanh nghiệp
MỘT DOANH NGHIỆP NÊN VAY BAO NHIÊU ? Nhóm 03_K22_Ngân Hàng Đêm 1
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ LANH Trang 17
Chúng ta nhận thấy rằng có sự đánh đổi giữa lợi ích thuế và chi phí kiệt quệ tài
chính. Ban đầu, hiện giá của tấm chắn thuế tăng khi doanh nghiệp vay thêm nợ. Ở mức
nợ trung bình, xác suất kiệt quệ tài chính không đáng kể nên hiện giá của chi phí kiệt
quệ tài chính nhỏ và lợi thế thuế vượt trội. Nhưng tại một điểm nào đó, xác suất kiệt
quệ tài chính tăng nhanh với việc vay nợ thêm; chi phí kiệt quệ bắt đầu chiếm một
lượng lớn giá trị doanh nghiệp, lợi thế thuế của nợ từ từ giảm đi và cuối cùng biến mất.
Điểm tối ưu lý thuyết đạt được khi hiện giá của khoản tiết kiệm thuế do vay nợ thêm
vừa đủ bù trừ cho gia tăng trong hiện giá của chi phí kiệt quệ tài chính
Theo lý thuyết, chi phí kiệt quệ tài chính có thể phân chia ra như sau:
Chi phí phá sản: bao gồm các chi phí trực tiếp của phá sản (tức chi phí pháp lý
và hành chính) và các chi phí gián tiếp phản ánh các khó khăn trong việc quản
lí một công ty đang có nguy cơ phá sản.
Giá trị thị trường
Giá trị doanh nghiệp của MM
khi xét đến thuế nhưng chưa xét
đến kiệt quệ tài chính
PV (Chi phí kiệt
quệ tài chính)
Giá trị doanh nghiệp nếu
được tài trợ hoàn toàn vốn
cổ phần
PV (Tấm chắn
thuế)
Tỷ lệ nợ tối ưu Tỷ lệ nợ
MỘT DOANH NGHIỆP NÊN VAY BAO NHIÊU ? Nhóm 03_K22_Ngân Hàng Đêm 1
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ LANH Trang 18
Chi phí kiệt quệ tài chính nhưng chưa phá sản: bao gồm các mâu thuẫn về
quyền lợi của trái chủ và cổ đông của doanh nghiệp trong kiệt quệ tài chính có
thể đưa đến các quyết định tồi về hoạt động và đầu tư và chi phí soạn thảo,
kiểm tra, giám sát và thực thi hợp đồng nợ để ngăn ngừa trò chơi tài chính.
3.1. Chi phí phá sản
Phá sản doanh nghiệp xảy ra khi các cổ đông thi hành quyền không thực hiện
nghĩa vụ của họ. Khi một doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn, trách nhiệm hữu
hạn cho phép các cổ đông dễ dàng rời bỏ doanh nghiệp, để lại tất cả các phiền phức
cho chủ nợ. Các chủ nợ nắm giữ tài sản của doanh nghiệp và trở thành cổ động mới.
Ví dụ: hai doanh nghiệp có tài sản và hoạt động kinh doanh giống nhau. Mỗi
doanh nghiệp đều có nợ chưa thanh toán và hứa sẽ hoàn trả 1000$ (vốn và lãi) trong
năm tới. Nhưng doanh nghiệp Ace Limited hưởng trách nhiệm hữu hạn, còn doanh
nghiệp Ace Unlimited thì chịu trách nhiệm vô hạn.
Nếu giá trị tài sản hai doanh nghiệp này ít hơn 1.000$, các cổ đông Ace Limited
không thực hiện nghĩa vụ và các trái chủ nắm giữ tài sản doanh nghiệp. Các cổ đông
của Ace Unlimited vẫn giữ tài sản, nhưng họ phải móc tiền túi ra chi trả cho trái chủ.
Tổng chi trả cho cổ đông và trái chủ của hai doanh nghiệp là giống nhau.
Giả sử trong năm tới giá trị tài sản của hai doanh nghiệp này ít hơn 1000$, cụ thể
là tài sản của công ty chỉ đáng giá 500$. Trong trường hợp này, Ace Limited có thể
không thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình, các cổ đông bỏ đi, chi trả cho họ bằng 0 và
các trái chủ được hưởng tài sản trị giá 500$. Nhưng các cổ đông của Ace Unlimited thì
phải bỏ ra thêm 500$ để trả nợ
Hình 3.2 So sánh hai doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn và vô hạn
MỘT DOANH NGHIỆP NÊN VAY BAO NHIÊU ? Nhóm 03_K22_Ngân Hàng Đêm 1
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ LANH Trang 19
Người ta thường nghĩ rằngsự sụt giảm giá trị tài sản là chi phí phá sản. Đây là
một sai lầm. Phá sản không phải là nguyên nhân của sự sụt giảm giá trị. Nó là hậu
quả.Phá sản là một cơ chế pháp lý cho phép các chủ nợ nắm giữ tài sản khi sự sụt
giảm trong giá trị tài sản đưa đến việc không thực hiện nghĩa vụ. Chi phí phá sản là chi
phí của việc sử dụng cơ chế này.
Trong hình 3.2 không thấy chi phí phá sản. Lưu ý chỉ có Ace Limited có thể
không thực hiện nghĩa vụ và tuyên bố phá sản. Ta thấy, dù xảy ra điều gì cho giá trị tài
sản, tổng chi trả cho trái chủ và các cổ đông của Ace Limited và Ace Unlimited là
bằng nhau. Do đó, tổng giá trị thị trường của hai doanh nghiệp này bây giờ (năm nay)
phải giống nhau. Tuy nhiên, cổ phần của Ace Limited có giá trị cao hơn cổ phần của
ACE LIMITED
(trách nhiệm hữu hạn)
500
1.000
Giá trị
tài sản
Chi trả cho trái chủ
Tài sản
1.000 500
Chi trả
Chi trả cho trái chủ
1.000 500
Giá trị
tài sản
1.000
Tài sản
Chi trả
ACE UNLIMITED
(trách nhiệm vô hạn)
Giá trị
tài sản
0
1.000
Chi trả cho cổ đông
Chi trả
500 1.000
Giá trị
tài sản
-500
-1.000
1.000
Chi trả cho cổ đông
0
500 1.000
Chi trả
MỘT DOANH NGHIỆP NÊN VAY BAO NHIÊU ? Nhóm 03_K22_Ngân Hàng Đêm 1
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ LANH Trang 20
Ace Unlimited nhờ quyền không thực hiện nghĩa vụ của Ace Limited, và tương ứng
thì nợ của Ace Limited sẽ có giá trị thấp hơn.
Hình 3.3Tổng chi trả cho những người nắm giữ chứng khoán của Ace Limited. Có 1
chi phí phá sản 200 USD trong trường hợp không thực hiện nghĩa vụ (vùng in đậm).
Chúng ta biết rằng trình tự thủ tục phá sản của một doanh nghiệp hết sức phức
tạp và tốn kém. Doanh nghiệp phải nhờ sự hỗ trợ của các luật sư và phải trả các khoản
chi phí của toà án. Giả sử chi phí toà án và pháp lý là 200 USD, chi phí này được chi
ra từ giá trị còn lại của tài sản của Ace Limited, như vậy các trái chủ được hưởng 300
USD. Bằng cách phát hành nợ có rủi ro, Ace Limited đã dành cho hệ thống các luật sư
và tòa án một trái quyền trên doanh nghiệp nếu doanh nghiệp không thực hiện nghĩa
vụ (quyền này trị giá 200 USD trong ví dụ). Giá trị thị trường của doanh nghiệp bị
giảm một khoản bằng hiện giá của trái quyền này.
Ta dễ thấy việc đòn bẩy tài chính gia tăng đã tác động thế nào đế hiện giá của chi
phí kiệt quệ tài chính. Nếu Ace Limited vay thêm, doanh nghiệp phải hứa hẹn nhiều
hơn với các trái chủ. Điều này làm tăng xác suất không thực hiện nghĩa vụ và tăng chi
phí của thủ tục pháp lý. Nó cũng làm tăng hiện giá chi phí kiệt quệ tài chính và làm
giảm hiện giá thị trường của Ace.
Giá trị tài sản
200 1.000
1.000
(Thanh toán
đã hứa với các
trái chủ)
Tổng chi phí cho các trái
chủ và cổ đông
Chi phí phá sản 200$
Chi trả
MỘT DOANH NGHIỆP NÊN VAY BAO NHIÊU ? Nhóm 03_K22_Ngân Hàng Đêm 1
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ LANH Trang 21
Chi phí phá sản rốt cuộc do các cổ đông gánh chịu. Các chủ nợ đoán trước sẽ có
chi phí này và chính họ sẽ phải trả giá khi doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ xảy
ra. Vì vậy, các chủ nợ đòi hỏi được đền bù trước dưới hình thức các chi trả cao hơn khi
doanh nghiệp chưa mất khả năng thực hiện nghĩa vụ. tức là họ đòi hỏi 1 mức lãi suất
hứa hẹn cao hơn. Điều này làm giảm các khoản tiền có thể chi trả cho các cổ đông và
làm giảm giá trị thị trường hiện tại cổ phần của cổ đông.
Ngoài các chi phí trực tiếp (chi phí pháp lý và hành chính), phá sản còn có chi phí
gián tiếp. Chi phí gián tiếp phản ánh các khó khăn trong việc điều hành một công ty
trong khi đang phá sản, các trì trệ và các pháp lý của việc phá sản thường phá hỏng nổ
lực của ban giám đốc nhằm ngăn chặn công việc kinh doanh của doanh nghiệp khỏi tồi
tệ thêm. Các chi phí này hầu như không thể đo lường được, nhưng chúng ta có các
chứng cứ suy diễn gián tiếp cho thấy tầm quan trọng của chúng.
Trường hợp phá sản của công ty đường sắt Penn Central vào năm 1970 là ví dụ
cho thấy sự khó khăn trong việc điều hành một công ty đang phá sản.Các chủ nợ muốn
công ty đóng cửa để lấy lại tiền nên họ phản đối việc công ty bán bớt một ít tài sản để
huy động tiền nhằm xây dựng lại các cơ sở để có thể tiếp tục hoạt động mặc dù họ có
nhiều toa xe cũ đang nằm chờ để bán sắt vụn. Với giá sắt vụn thời điểm đó thì chúng
thực sự là một mỏ vàng. Nhưng các chủ nợ đã không cho phép biến tài sản này thành
tiền mặt để tái đầu tư vào cơ sở vật chất của công ty, trong khi chúng đang bị xói mòn
từng ngày.
Chúng ta không thể biết tổng chi phí trực tiếp và gián tiếp của phá sản lên đến
bao nhiêu, nhưng chúng ta biết rằng nó là một con số đáng kể, đặc biệt đối với các
doanh nghiệp lớn mà quá trình phá sản kéo dài và phức tạp. Có lẽ bằng chứng tốt nhất
là sự miễn cưỡng của các chủ nợ trong việc buộc doanh nghiệp phá sản. Trên nguyên
tắc, họ sẽ khá hơn nếu chấm dứt tình trạng này ngay và nắm giữ tài sản càng sớm càng
tốt. Thay vào đó, các chủ nợ thường bỏ qua việc không thực hiện nghĩa vụ với hi vọng
nuôi dưỡng doanh nghiệp cho qua giai đoạn khó khăn. Họ làm như vậy một phần cũng
để tránh chi phí phá sản.
MỘT DOANH NGHIỆP NÊN VAY BAO NHIÊU ? Nhóm 03_K22_Ngân Hàng Đêm 1
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ LANH Trang 22
Hay trường hợp phá sản của Texaco cũng là một chứng cứ về chi phí phá sản trực
tiếp và gián tiếp. Năm 1984, Texaco đã thắng Pennzoil trong việc mua lại Getty Oil.
Nhưng Pennzoil đã kiện Taxeco phá vỡ hợp đồng có hiệu lực giữa mình và Getty và
toà án đã đồng ý và ra lệnh Texaco phải bồi thường số tiền lên đến 10,5 tỷ USD (số
tiền bồi thường ở phiên sơ thẩm là 11,1 tỷ USD). Texaco đã thương lượng với
Pennzoil, cố gắng đạt được một thỏa thuận theo đó Pennzoil sẽ từ bỏ trái quyền của
mình (mà Texaco đang tranh cãi) để đổi lấy thanh toán bằng tiền mặt ngay tức khắc.
Khi các thương lượng này tan vỡ, Texaco đã quay sang tòa phá sản. Việc công bố phá
sản của Texaco đã làm giá trị cổ phần giảm đến 817 triệu USD. Cùng lúc đó, giá trị cổ
phần của Pennzoil cũng sụt giảm 628 triệu USD. Tổng cộng gần 1,5 tỷ USD.
Bảng 3.4 Giá trị cổ phần của Texaco và Pennzoil sau khi Texaco tuyên bố phá sản
Giá cổ phần
Số cổ phần
Thay đổi
trong giá trị
(triệu)
Thứ 6
10/04/1987
Thứ 2
13/04/1987
Thay đổi
Texaco $31,875 $28,50 -$3,375 242 $-817
Pennzoil 92,125 77,00 -15,125 41,5 -628
Tổng cộng -$1,445
3.2. Chi phí kiệt quệ tài chính khi lâm vào tình trạng kiệt quệ nhưng chưa phá
sản
Không phải doanh nghiệp nào khi lâm vào tình trạng kiệt quệ tài chính cũng dẫn
đến phá sản. Bởi vì, miễn là doanh nghiệp có thể tìm đủ tiền để trả lãi từ chứng khoán
nợ, doanh nghiệp có thể hoãn việc phá sản lại nhiều năm và cuối cùng có thể phục hồi,
trả hết nợ và thoát được cảnh phá sản. Trong tình trạng kiệt quệ ấy, cả trái chủ và cổ
đông đều muốn doanh nghiệp phục hồi, tuy nhiên do mâu thuẫn quyền lợi giữa họ đã
đưa đến các quyết định tồi về hoạt động, đầu tư và tài trợ. Điều này dẫn đến tình trạng
chi phí kiệt quệ tài chính cao
MỘT DOANH NGHIỆP NÊN VAY BAO NHIÊU ? Nhóm 03_K22_Ngân Hàng Đêm 1
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ LANH Trang 23
Lúc bấy giờ các cổ đông thay vì mục tiêu tối đa hóa giá trị thị trường của doanh
nghiệp thì họ ưu tiên quyền lợi riêng hạn hẹp của mình hơn ,vì thế,họ đã bị cám dỗ và
thực hiện các “trò chơi” để đẩy thiệt hại về phía các chủ nợ. Từ đó xuất hiện chi phí
gián tiếp của chi phí kiệt quệ tài chính, đó chính là chi phí của các “trò chơi”, và chi
phí gián tiếp này rất khó xác định. Điều này sẽ được minh họa thông qua các “trò
chơi” như sau :
Giả định công ty Circular File có một cổ phần và một trái phiếu đang lưu hành.
Cổ đông cũng chính là giám đốc của công ty. Trái chủ là một người khác.
Bảng cân đối kế toán của công ty (theo giá trị sổ sách):
Công ty Circular File (Giá trị sổ sách)
Vốn luân chuyển $ 20 $50 Trái phiếu đang lưu hành
Tài sản cố định 80 50 Cổ phần thường
Tổng tài sản $100 $100 Tổng nợ và vốn CP
Giả sử công ty vay nợ quá nhiều (vượt qua phần tỷ lệ nợ tối ưu) và lâm vào tình trạng
kiệt quệ tài chính. Bảng cân đối kế toán của công ty (theo giá trị thị trường) lúc này
như sau:
Công ty Circular File (Giá trị thị trường)
Vốn luân chuyển $ 20 $25 Trái phiếu đang lưu hành
Tài sản cố định 10 5 Cổ phần thường
Tổng tài sản $30 $30 Tổng nợ và vốn CP
Lúc này, ta thấy tổng giá trị thị trường của doanh nghiệp (30$)<giá trị nợ của doanh
nghiệp ($50) công ty Circular File đang lâm vào tình trạng kiệt quệ về tài chính.
Giám đốc công ty (đồng thời là chủ doanh nghiệp) phải làm gì để giúp doanh
nghiệp vượt qua tình trạng khó khăn này? Với giả định là trái phiếu của doanh nghiệp
sẽ đáo hạn trong vòng một năm nữa và doanh nghiệp có đủ tiền mặt để công ty kéo dài
hoạt động thêm một năm nữa.
MỘT DOANH NGHIỆP NÊN VAY BAO NHIÊU ? Nhóm 03_K22_Ngân Hàng Đêm 1
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ LANH Trang 24
Giám đốc công ty có một vũ khí bí mật đó là họ kiểm soát đầu tư và chiến lược hoạt
động của công ty, còn các chủ nợ thì không.
Tùy tình hình nợ, giám đốc công ty sẽ thực hiện các trò chơi sau đây :
3.2.1 Trò chơi thứ nhất : Chuyển dịch rủi ro
Giả sử doanh nghiệp có $10 tiền mặt, có cơ hội đầu tư như sau :
Hiện tại Thu hoạch có thể có năm tới
Đầu tư $10 $120 (xác suất 10%) $ 0 (xác suất 90%)
Giả dụ dự án đầu tư này có NPV bằng -2$. Tuy dự án này có NPV âm, nhưng
giám đốc doanh nghiệp vẫn quyết định thực hiện dự án này, vì nếu dự án thành công,
chủ sở hữu (giám đốc) sẽ nhận hầu hết phần thu hoạch. Nếu dự án thất bại thì chủ sở
hữu vẫn không mất mát gì thêm nữa vì tiền thực hiện dự án thực chất là tiền của trái
chủ (vì nếu không thực hiện dự án, doanh nghiệp cũng sẽ đi đến phá sản).
Bảng cân đối kế toán mới sau khi thực hiện dự án:
Công ty Circular File (Giá trị thị trường)
Vốn luân chuyển $ 10 $20 Trái phiếu đang lưu hành
Tài sản cố định 18 8 Cổ phần thường
Tổng tài sản $28 $28 Tổng nợ và vốn CP
Ta thấy có sự dịch chuyển vốn luân chuyển sang tài sản cố định. Doanh nghiệp
lấy 10$ tiền mặt để đầu tư TSCĐ, tuy nhiên dự án này làm giảm giá trị doanh nghiệp
2$. Nhưng chủ sở hữu được thêm 3$ vì giá trị trái phiếu đã sụt giảm 5$.
Trò chơi trên đã minh họa cho vấn đề: Cổ đông của doanh nghiệp có nợ vay sẽ có
lợi khi rủi ro kinh doanh tăng. Vì các giám đốc doanh nghiệp hành động hoàn toàn vì
quyền lợi của các cổ đông sẽ ưu tiên chấp nhận các dự án rủi ro hơn là các dự án an
toàn, thậm chí họ có thể chấp nhận các dự án có NPV âm. Việc thực hiện trò chơi này
sẽ gây tốn kém cho doanh nghiệp và cả nền kinh tế.
MỘT DOANH NGHIỆP NÊN VAY BAO NHIÊU ? Nhóm 03_K22_Ngân Hàng Đêm 1
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ LANH Trang 25
Khuynh hướng sử dụng trò chơi này mạnh nhất khi khả năng không thực hiện
nghĩa vụ này cao. Do đó, ta có thể xem các chi phí này là chi phí của kiệt quệ tài
chính.
3.2.2 Trò chơi thứ hai : Từ chối đóng góp cổ phần
Giả sử doanh nghiệp phát hành cổ phiếu cho chủ sở hữu nguyên thủy để có được
lượng tiền 10$ (vì doanh nghiệp không thể kiếm ra tiền mặt) đầu tư cho một dự án có
hiện giá 15$ và NPV = +5$.
Bảng cân đối kế toán mới sau khi thực hiện dự án:
Công ty Circular File (Giá trị thị trường)
Vốn luân chuyển $ 20 $33 Trái phiếu đang lưu hành
Tài sản cố định 25 $12 Cổ phần thường
Tổng tài sản $45 $45 Tổng nợ và vốn CP
Tổng giá trị doanh nghiệp tăng lên 45$. Khi đó giá trị thị trường trái phiếu tăng
lên 33$ ( vì trái chủ nhận được thêm lãi vốn 8$). Do đó, xác xuất không thực hiện
nghĩa vụ thấp hơn, nhưng chi trả cho trái chủ lại lớn hơn (trong trường hợp không thực
hiện nghĩa vụ). Tuy nhiên giá trị vốn cổ phần thường không phải tăng 15$ mà tăng chỉ
có 7$, có nghĩa nhà đầu tư tài trợ 10$ tuy nhiên giá trị thị trường của họ chỉ tăng 7$
tức lợi ích đã được chuyển sang chủ nợ. Việc tiến hành dự án dù có lợi cho doanh
nghiệp và trái chủ nhưng không có lợi cho cổ đông.
Như vậy, nếu thực hiện việc đóng góp cổ phần mới không có lợi riêng cho cổ
đông, cho dù dự án có mang NPV lớn hơn 0. Nếu chúng ta giữ cho rủi ro kinh doanh
không đổi, bất kỳ gia tăng nào giá trị của doanh nghiệp sẽ được chia sẽ giữa trái chủ và
cổ đông, việc đóng góp cổ phần để đầu tư cho các dự án không có lợi riêng cho các cổ
đông sẽ bị bỏ qua cho dù dự án có NPV dương.
MỘT DOANH NGHIỆP NÊN VAY BAO NHIÊU ? Nhóm 03_K22_Ngân Hàng Đêm 1
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ LANH Trang 26
3.2.3 Trò chơi thứ ba : Thu tiền và bỏ chạy
Đây là trò chơi nghịch đảo từ trò chơi “ Từ chối đóng góp cổ phần”. Cổ đông tìm
cách rút vốn ra khỏi doanh nghiệp đang kiệt quệ tài chính tạo thêm rủi ro về phía chủ
nợ.
Cổ đông có thể rút tiền dưới hình thức cổ tức bằng tiền mặt. Điều này dẫn đến giá
trị doanh nghiệp bị sụt giảm nhưng giảm ít hơn số cổ tức chi trả, vì sụt giảm trong giá
trị doanh nghiệp được chia sẻ với các chủ nợ.
3.2.4 Trò chơi thứ tư : Kéo dài thời gian
Khi doanh nghiệp đang kiệt quệ tài chính, các chủ nợ sẽ tìm mọi cách buộc doanh
nghiệp phải thanh toán và cổ đông muốn kéo dài càng lâu càng tốt bằng nhiều thủ
thuật khác nhau. Ví dụ như thay đổi các thủ tục kế toán để che giấu mức độ nghiêm
trọng của vấn đề, giấu các khoản lỗ, cắt bớt các chi phí về bảo trì, nghiên cứu, phát
triển…để làm cho kết quả kinh doanh trong năm nay có vẻ tốt hơn so với thực tế. Điển
hình như sự kiện Enron (Giám đốc tài chính của Enrron, một công ty cung cấp khí nổi
tiếng của Mỹ, cấu kết với công ty kiểm toán Athor Anderson sử dụng các thủ thuật kế
toán để che giấu các khoản lỗ đã dấn tới một trong những khủng hoảng nghiêm trọng
nhất trên thị trường tài chính Mỹ năm 2002 là một minh họa cho trò chơi này).
3.2.5 Trò chơi thứ năm : Thả mồi bắt bóng
Trò chơi này không phải lúc nào cũng áp dụng trong tình huống kiệt quệ tài chính
nhưng đây là cách nhanh chóng đưa doanh nghiệp nhanh chóng sa vào kiệt quệ. Trò
chơi này được thực hiện bằng cách: doanh nghiệp chỉ phát hành một lượng giới hạn nợ
tương đối an toàn. Sau đó chuyển đổi và phát hành thêm rất nhiều nợ. Tất cả nợ rủi ro
hơn, áp đặt một lỗ vốn cho các trái chủ “cũ”. Lỗ vốn của họ chính là lãi cổ đông. Sau
đó, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán dẫn đến phá sản. Chủ nợ vì thế nắm giữ
phần lớn tài sản của doanh nghiệp.
Như vậy chi phí của các trò chơi là gì ?
MỘT DOANH NGHIỆP NÊN VAY BAO NHIÊU ? Nhóm 03_K22_Ngân Hàng Đêm 1
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ LANH Trang 27
Tại sao lại có người phản đối các trò chơi này khi mà chúng được thực hiện ở
trình độ siêu hạn, Bởi vì việc thực hiện các Trò chơi này mang ý nghĩa các quyết định
tồi về đầu tư và hoạt động. Các quyết định tồi này là Chi phí đại diện của việc vay nợ.
Doanh nghiệp càng vay nợ nhiều thì sự hấp dẫn việc thực hiện trò chơi này càng
lớn.
Tuy nhiên các nhà cho vay cũng nhận thức được rằng các trò chơi tài chính có thể
được thực hiện với rủi ro do chính họ gánh chịu cho nên họ đã tự bảo vệ mình bằng
cách đòi hỏi các điều kiện tốt hơn cho mình. Ví dụ như: việc thương thảo một hợp
đồng nợ có nhiều vấn đề phức tạp tốn kém buộc các nhà cho vay đòi hỏi mức đền bù
cao hơn dưới hình thức lãi suất cao hơn, các nhà cho vay có thể cố gắng thực hiện một
trò chơi của riêng họ, buộc doanh nghiệp giữ lại tiền mặt hay các tài sản có rủi ro thấp
cho dù phải bỏ qua các dự án tốt … hoặc có những điều khoản hạn chế cổ tức, chuyển
giao tài sản tương tự cho cổ đông. Nhưng biện pháp nào cũng có cái giá phải trả riêng
của nó, họ phải chi trả thêm tiền để tiết kiệm được tiền.
Việc thương thảo một hợp đồng nợ có nhiều vấn đề phức tạp tốn kém nhiều hơn
một hợp đồng đơn giản hơn, sau đó các hợp đồng nợ phức tạp còn buộc các nhà cho
vay chi tiêu nhiều hơn cho việc giám sát thành quả hoạt động của doanh nghiệp – các
chi phí giám sát này cuối cùng sẽ do các cổ đông chi trả.
Như vậy, các chi phí phát sinh từ các trò chơi này không phải là nhỏ, do đó các
doanh nghiệp sẽ giới hạn việc vay nợ của mình để tránh tình trạng kiệt quệ tài chính
để phải đưa đến tình trạng lựa chọn các trò chơi này.
3.3. Chi phí kiệt quệ thay đổi tuỳ theo loại tài sản
Đối với công ty có tài sản hữu hình có giá trị, như các bất động sản có giá trị
thương mại tốt, có thể trải qua phá sản và tái tổ chức mà phần lớn giá trị không bị suy
suyển. Trong khi sẽ là thua lỗ lớn nhất đối với công ty có tài sản vô hình gắn với tình
hình sức khỏe của doanh nghiệp như một đơn vị hoạt động thành đạt như công nghệ,
nguồn vốn nhân lực, hình ảnh nhãn hiệu. Điều này cho thấy không nên chỉ nghĩ đến
MỘT DOANH NGHIỆP NÊN VAY BAO NHIÊU ? Nhóm 03_K22_Ngân Hàng Đêm 1
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ LANH Trang 28
xác suất xảy ra kiệt quệ tài chính của việc vay nợ mà hãy nghĩ thêm về những giá trị
có thể bị mất đi khi lâm vào hoàn cảnh khó khăn.
3.4. Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn
Lý thuyết đánh đổi của cấu trúc vốn thừa nhận rằng các tỷ lệ nợ mục tiêu có thể
khác nhau giữa các doanh nghiệp. Các công ty có tài sản hữu hình an toàn và nhiều thu
nhập chịu thuế nên có tỷ lệ nợ mục tiêu cao để được hưởng lợi ích từ tấm chắn thuế;
còn các công ty có tài sản vô hình nhiều rủi ro nên dựa vào tài trợ chủ yếu từ vốn cổ
phần.
Ví dụ : Tấm chắn thuế
Dự án 1: Doanh nghiệp không vay tiền để đầu tư mà chỉ sử dụng nguồn vốn nội tại của
mình.
Dự án 2: Doanh nghiệp đi vay để đầu tư. Vay 400.000 $, lãi vay 10%.
Thuế thu nhập doanh nghiệp cho cả hai dự án đều là 35%.
Ta xem xét bảng sau:
Đơn vị (Ngàn USD) Dự Án 1 Dự Án 2
EBT 100 100
Lãi vay phải trả 0 40
Lợi nhuận trước thuế * 100 60
Thuế TNDN 35% 35 21
EAT ** 65 39
Thu nhập cho cổ đông, Chủ nợ 65 79
Qua bảng trên chúng ta nhận thấy rằng với thu nhập trước thuế và lãi vay là như
nhau nhưng vì dự án 2 doanh nghiệp có vay nên thuế thu nhập doanh nghiệp DN trả ít
hơn khi không có vay và như thế thu nhập cho cổ đông và chủ nợ được gia tăng
MỘT DOANH NGHIỆP NÊN VAY BAO NHIÊU ? Nhóm 03_K22_Ngân Hàng Đêm 1
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ LANH Trang 29
Nếu việc điều chỉnh cấu trúc vốn không phát sinh chi phí thì mỗi doanh nghiệp
luôn luôn nhắm vào tỷ lệ nợ mục tiêu của mình. Tuy nhiên, do có các chi phí này nên
có sự trì hoãn trong việc điều chỉnh mục tiêu nợ tối ưu.
Một lý do lớn khiến các doanh nghiệp không thể tài trợ hoàn toàn bằng nợ vay là
vì, bên cạnh sự hiện hữu lợi ích tấm chắn thuế từ nợ, việc sử dụng tài trợ bằng nợ cũng
phát sinh nhiều chi phí, điển hình nhất là các chi phí kiệt quệ tài chính bao gồm cả :
chi phí trực tiếp lẫn chi phí gián tiếp của việc phá sản có nguyên nhân từ nợ.
Với mỗi phần trăm tỷ lệ nợ tăng thêm, trong khi lợi ích tấm chắn thuế gia tăng thì
chi phí kiệt quệ tài chính cũng gia tăng . Sẽ đến một lúc nào đó, khi mà với mỗi tỷ lệ
nợ tăng thêm, hiện giá lợi ích từ tấm chắn thuế không cao hơn hiện giá của chi phí kiệt
quệ tài chính thì việc vay nợ không còn mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Chính vì
điều này, các công ty luôn tìm cách tối ưu hóa tổng giá trị doanh nghiệp dựa trên
nguyên tắc cân bằng này để xác định nên lựa chọn bao nhiêu nợ và bao nhiêu vốn cổ
phần trong cấu trúc vốn của mình.
Điểm xác định cấu trúc vốn tối ưu là tại đó với mỗi lượng nợ tăng thêm thì :
PV(tấm chắn thuế ) = PV ( chi phí kiệt quệ tài chính )
Trong thực tế lý thuyết đánh đổi của cấu trúc vốn đã giải thích được sự khác biệt
trong cấu trúc vốn giữa các ngành. Ví dụ: các công ty tăng trưởng công nghệ cao, có
tài sản rủi ro và hầu hết là vô hình, thường vay nợ rất ít; trong khi các hãng hàng
không có thể vay và thường vay rất nhiều vì tài sản của họ đa phần là tài sản hữu hình
và tương đối an toàn.
Bên cạnh đó, lý thuyết đánh đổi cũng giúp giải thích loại công ty nào “tư nhân
hóa” trong các “mua đứt bằng vốn vay” (LBO).
- Tư nhân hóa là một quá trình chuyển đổi về hình thức sở hữu của một doanh
nghiệp từ nhà nước sang tay tư nhân.
Khái niệm Leveraged buyouts (LBO) có rất nhiều cách dịch khác nhau như đòn
bẩy vay nợ, mua lại bằng vốn vay, mua đứt bằng vốn vay, mua đứt bằng nợ có thế
chấp... Tuy nhiên về bản chất có thể hiểu LBO là một phương thức để nắm quyền kiểm
MỘT DOANH NGHIỆP NÊN VAY BAO NHIÊU ? Nhóm 03_K22_Ngân Hàng Đêm 1
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ LANH Trang 30
soát một doanh nghiệp bằng cách dùng chính tài sản công ty làm tài sản thế chấp để
vay nợ nhằm mua lại doanh nghiệp này chứ không dùng hoặc dùng rất ít tiền mặt. Cụ
thể hơn, LBO xảy ra khi một doanh nghiệp hay một quỹ tài chính (gọi là doanh nghiệp
mua/sáp nhập) đi vay nợ để mua cổ phiếu và giành phần lớn quyền kiểm soát doanh
nghiệp mục tiêu (doanh nghiệp bị mua, bị sáp nhập). Trên thị trường chứng khoán, đây
còn là một nghiệp vụ trong đó doanh nghiệp mua/sáp nhập sẽ đi vay một khoản tiền
lớn để trả lại chi phí sáp nhập.Những người này tài trợ phần lớn giá mua bằng nợ.
Công ty mục tiêu của các tiếp quản qua mua đứt bằng vốn vay thường là các doanh
nghiệp có thị trường sản phẩm ổn định lâu dài, nhưng có ít các cơ hội tăng trưởng với
NPV cao.
Ngoài ra, lý thuyết này cũng yêu cầu các công ty có nợ vay quá lớn không thể trả
bằng tiền mặt phát sinh trong vòng một vài năm mà nên phát hành cổ phần, hạn chế
chia cô tức, hoặc bán bớt tài sản để bán bớt tiền mặt nhằm tái cân đối cấu trúc vốn.
Tuy nhiên, lý thuyết đánh đổi không thể giải thích một số trong các công ty thành
công nhất lại phát đạt khi có ít nợ. Tức là họ đã từ bỏ không sử dụng lá chắn thuế lãi từ
chứng khoán nợ quí giá. Ở đây, lý thuyết đánh đổi thất bại, vì đã dự báo ngược lại:
theo lý thuyết đánh đổi, lợi nhuận cao sẽ có nghĩa có nhiều khả năng vay nợ và có
nhiều lợi nhuận chịu thuế được khấu trừ từ thuế và sẽ cho tỷ lệ nợ mục tiêu cao hơn.
Những điều trình bày ở trên cho thấy lý thuyết đánh đổi không thể giải thích hết
các trường hợp phát sinh trên thực tế. Vì vậy, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu một lý
thuyết tài trợ hoàn toàn khác để giải thích những trường hợp mà lý thuyết đánh đổi còn
vướng mắc. Đó là lý thuyết trật tự phân hạng.
IV. TRẬT TỰ PHÂN HẠNG CỦA CÁC LỰA CHỌN TÀI TRỢ
4.1. Thông tin bất cân xứng
Lý thuyết trật tự phân hạng bắt đầu với thông tin bất cân xứng- một cụm từ chỉ
rằng các giám đốc biết nhiều về các tiềm năng, rủi ro và các giá trị của công ty mình
hơn là các nhà đầu tư từ bên ngoài. Chúng ta có thể minh chứng điều này bằng cách
quan sát các thay đổi giá cổ phần sau các công bố của ban giám đốc. Khi một công ty
MỘT DOANH NGHIỆP NÊN VAY BAO NHIÊU ? Nhóm 03_K22_Ngân Hàng Đêm 1
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ LANH Trang 31
công bố một sự gia tăng cổ tức thường xuyên, giá cổ phần thường tăng, và các nhà đầu
tư diễn dịch việc gia tăng này như một dấu hiệu tin tưởng ban giám đốc công ty về thu
nhập tương lai.
Thông tin bất cân xứng tác động đến lựa chọn giữa tài trợ nội bộ và tài trợ từ bên
ngoài, và giữa phát hành chứng khoán nợ và chứng khoán vốn cổ phần. Điều này đưa
tới một trận tự phân hạng, theo đó đầu tư sẽ được tài trợ trước tiên bằng vốn nội bộ,
chủ yếu là lợi nhuận tái đầu tư; rồi mới đến phát hành nợ mới và cuối cùng bằng phát
hành cổ phần mới.
Trước tiên, ta phải hiểu làm thế nào thông tin bất cân xứng lại có thể buộc giám
đốc tài chính phải phát hành nợ hơn là cổ phần thường.
4.2. Phát hành nợ và cổ phần thường với thông tin bất cân xứng.
Ví dụ của chúng ta là hai công ty Smith & Company và Jones Inc. Mỗi công ty
điều hành một doanh vụ thành công với các cơ hội tăng trưởng tốt. Cả hai doanh vụ
này đều có rủi ro và các nhà đầu tư đă học được kinh nghiệm là các dự kiến hiện tại
thường tốt hơn hay xấu hơn. Các dự kiến hiện tại định giá cổ phần của mỗi công ty là
100$/ cổ phần, nhưng giá trị thực tế có thể cao hơn hay thấp hơn.
Smith & Co Jones Inc
Giá trị thực có thể cao hơn, cho là bằng $120 $120
Ước tính hiện tại tốt nhất $100 $100
Giá trị thực có thể thấp hơn, cho là bằng $80 $80
Giả dụ hai công ty cần huy động vốn mới từ các nhà đầu tư để tài trợ đầu tư cơ
bản. Họ có thể phát hành trái phiếu hay cổ phần mới. Hai vị giám đốc sau có hai lập
luận khác nhau:
Giám đốc 1: Bán cổ phần với giá 100$/ cổ phần. Vô lý, mỗi cổ phần đáng giá ít
nhất 120$. Kết luận đă rõ ràng: chúng ta sẽ phát hành nợ, chứ không phát hành
cổ phiếu dưới giá. Phát hành nợ sẽ tiết kiệm được chi phí bao tiêu.
MỘT DOANH NGHIỆP NÊN VAY BAO NHIÊU ? Nhóm 03_K22_Ngân Hàng Đêm 1
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ LANH Trang 32
Giám đốc 2: Đă đến lúc phát hành thêm cổ phần. Chúng ta có các đầu tư lớn
đang thực hiện vậy tại sao lại cộng thêm mối lo chi trả nợ gia tăng vào các mối
lo đă có sẵn của chúng ta.
Dĩ nhiên, các nhà đầu tư bên ngoài không thể đọc được ý nghĩ của các giám đốc
tài chính này. Nếu họ biết được, một cổ phần có thể được giao dịch ở mức giá 120$ và
cổ phần kia ở 80$.
Tại sao vị giám đốc tài chính lạc quan không hướng dẫn các nhà đầu tư? Khi đó
công ty có thể bán cổ phần với điều khoản tốt hơn và sẽ không có lí do gì để ưu tiên nợ
hơn vốn cổ phần, hay ngược lại. Quả thật, điều này không dễ dàng chút nào và để
thuyết phục nhà đầu tư đòi hỏi phải có một bố trí chi tiết các kế hoạch và triển vọng
của công ty, bao gồm bản tin nội bộ về công nghệ mới, thiết kế sản phẩm, các kế
hoạch tiếp thị,…Việc thông tin được các điều này rất tốn kém cho công ty và cũng rất
quý giá cho các đối thủ cạnh tranh.
Giả dụ có 2 tin tức phát cho báo chí:
Jones, Inc. sẽ phát hành 120 triệu đô la nợ ưu tiên hàng đầu.
Smith & Co đă công bố kế hoạch ngày hôm nay phát hành 1,2 triệu cổ phầ
thường. Công ty dự kiến huy động 120 triệu đô la.
Đứng trên trên khía cạnh là một nhà đầu tư hợp lý, ngay lập tức ta hiểu được
nhiều điều. Thứ nhất, giám đốc tài chính của Jones là người lạc quan và giám đốc tài
chính của Smith là người bi quan. Thứ hai, giám đốc tài chính của Smith cũng sai lầm
khi nghĩ rằng các nhà đầu tư sẽ trả 100$ mỗi cổ phần. Chính nỗ lực bán cổ phần cho
thấy là cổ phần có giá trị thấp hơn 100$. Smith có thể bán cổ phần với giá 80$, nhưng
chắc chắn không thể bán với giá 100$. Các giám đốc tài chính thông minh sẽ nghĩ đến
điều này trước. Và kết quả cả Smith và Jones đều phát hành nợ, bởi lẻ một nỗ lực phát
hành vốn cổ phần sẽ đấy giá cổ phần xuống và loại bỏ tất cả các lợi thế của việc phát
hành cổ phần.
Qua câu chuyện của Smith và Jones minh họa việc thông tin bất cân xứng ưu tiên
phát hành nợ hơn phát hành vốn cổ phần. Nếu các giám đốc có thông tin nhiều hơn các
MỘT DOANH NGHIỆP NÊN VAY BAO NHIÊU ? Nhóm 03_K22_Ngân Hàng Đêm 1
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ LANH Trang 33
nhà đầu tư và cả hai nhóm đều hợp lý, thì bất kỳ một công ty nào có khả năng vay sẽ
vay nợ hơn là phát hành vốn cổ phần mới. Nói cách khác, phát hành nợ sẽ đứng cao
hơn trong trật tự phân hạng.
Lập luận này có vẻ loại bỏ bất kỳ phát hành cổ phần thường nào. Điều này không
đúng vì còn có những lực tác động khác hoạt động. Thí dụ, Công ty Smith đã vay nợ
nhiều và sẽ lâm vào kiệt quệ nếu vay thêm, lúc đó công ty sẽ có lý do tốt để phát hành
cổ phần thường. Trong trường hợp này, công bố phát hành cổ phần sẽ không hoàn toàn
là tin xấu. Việc công bố vẫn sẽ làm giảm giá cổ phần-vì nó cho thấy rõ mối bận tâm
của ban giám đốc về kiệt quệ tài chính-nhưng việc sụt giá không nhất thiết làm cho
việc phát hành trở nên khôn ngoan hay không khả thi.
Các công ty công nghệ cao tăng trưởng cao cũng có thể là các nhà phát hành cổ
phần thường đáng tin cậy. Tài sản của các công ty này hầu hết là vô hình, và việc phá
sản hay kiệt quệ tài chính đặc biệt tốn kém. Điều này đòi hỏi phương thức tài trợ bảo
thủ. Cách duy nhất để tăng trưởng nhanh mà vẫn giữ được một tỷ lệ nợ bảo thủ là phát
hành cổ phần thường. Nếu các nhà đầu tư thấy được các lí do này của việc phát hành
cổ phần thường, loại vấn đề mà giám đốc tài chính của công ty Jones phải đối phó sẽ ít
nghiêm trọng hơn.
Với những ngoại lệ nêu trên, thông tin bất cân xứng có thể giải thích sự vượt trội
của tài trợ nợ so với phát hành cổ phần thường trên thực tế. Phát hành nợ thường
xuyên trong khi phát hành cổ phần thường thì hiếm hơn. Việc phát hành cổ phần
thường còn khó hơn ở những quốc gia có thị trường chứng khoán kém phát triển hơn
Những điều nêu trên đây không nhằm nói rằng các doanh nghiệp nên cố gắng đạt
được những tỷ lệ nợ cao- mà chỉ muốn nói tốt hơn là nên huy động vốn cổ phần bằng
cách tái đầu tư lợi nhuận hơn là phát hành cổ phần mới. Thực ra, một doanh nghiệp có
các nguồn vốn phát sinh nội bộ không cần phải bán các loại chứng khoán này và như
vậy sẽ tránh được hoàn toàn các chi phí phát hành và các vấn đề về thông tin.
CÁC HÀM Ý CỦA TRẬT TỰ PHÂN HẠNG
Lý thuyết trật tự phân hạng của tài trợ doanh nghiệp như sau:
MỘT DOANH NGHIỆP NÊN VAY BAO NHIÊU ? Nhóm 03_K22_Ngân Hàng Đêm 1
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ LANH Trang 34
1. Các doanh nghiệp thích tài trợ nội bộ hơn.
2. Các doanh nghiệp điều chỉnh tương ứng các tỷ lệ chi trả cổ tức mục tiêu theo
các cơ hội đầu tư, trong khi tránh các thay đổi đột xuất trong cổ tức.
3. Các chính sách cổ tức cứng nhắc, cộng với các dao động không thể dự đoán
trong khả năng sinh lợi và các cơ hội đầu tư, có nghĩa là dòng tiền phát sinh nội
bộ có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn các chi tiêu vốn. Nếu lớn hơn, doanh nghiệp
thanh toán hết nợ hay đầu tư vào thị trường chứng khoán. Nếu nhỏ hơn, doanh
nghiệp sử dụng số dư tiền mặt của mình trước hoặc bán các chứng khoán thị
trường.
4. Nếu cần đến tài trợ bên ngoài, các doanh nghiệp phát hành chứng khoán an toàn
nhất trước. Nghĩa là phát hành trái phiếu, rồi đến chứng khoán ghép như trái
phiếu chuyển đổi được, cuối cùng là cổ phần thường.
Trong lý thuyết này, không có hỗn hợp nợ-vốn cổ phần thường mục tiêu được xác định
rõ, bởi vì có hai loại vốn cổ phần thường, từ nội bộ và từ bên ngoài, một ở đầu và một
ở cuối của trật tự phân hạng. Mỗi tỷ lệ quan sát được của mỗi doanh nghiệp phản ánh
các nhu cầu tích lũy của doanh nghiệp đối với tài trợ từ bên ngoài.
Lý thuyết trật tự phân hạng giải thích tại sao các doanh nghiệp có khả năng sinh lợi
nhất thường vay ít hơn, không phải vì họ có tỷ lệ nợ mục tiêu thấp mà vì họ không cần
tiền bên ngoài. Các doanh nghiệp có khả năng sinh lợi ít hơn thường phát hành nợ vì
họ không có các nguồn vốn nội bộ đủ cho chương tŕnh đầu tư vốn và vì tài trợ nợ đứng
đầu trong trật tự phân hạng của tài trợ từ bên ngoài.
Trong lý thuyết trật tự phân hạng, sự hấp dẫn của tấm chắn thuế lăi từ chứng
khoán nợ được coi là có tác động hạng nhì. Các doanh nghiệp có khả năng sinh lợi cao
với cơ hội đầu tư hạn chế sẽ cố gắng đạt tỷ lệ nợ thấp. Các doanh nghiệp có cơ hội đầu
tư lớn hơn các nguồn phát sinh nội bộ thường buộc phải vay nợ ngày càng nhiều.
Lý thuyết này giải thích mối tương quan nghịch trong ngành giữa khả năng sinh
lợi và đòn bẩy tài chính. Lẽ thường, các doanh nghiệp thường đầu tư theo mức tăng
trưởng của ngành. Như vậy, các tỷ lệ đầu tư sẽ tương tự nhau trong cùng một ngành.
MỘT DOANH NGHIỆP NÊN VAY BAO NHIÊU ? Nhóm 03_K22_Ngân Hàng Đêm 1
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ LANH Trang 35
Với tỷ lệ chi trả cổ tức cho sẵn và không thể linh hoạt được thì các doanh nghiệp sinh
lợi ít nhất sẽ có ít nguồn vốn nội bộ hơn và sẽ phải vay mượn thêm.
Trật tự phân hạng có vẻ như dự báo các thay đổi trong tỷ lệ nợ của nhiều doanh
nghiệp ở giai đoạn phát triển băo hòa. Tỷ lệ nợ của các doanh nghiệp này tăng khi các
doanh nghiệp có thâm hụt tài chính và giảm khi có thặng dư tài chính.
Trật tự phân hạng kém thành công hơn trong việc giải thích các khác biệt trong tỷ
lệ nợ giữa các ngành. Ví dụ, tỷ lệ nợ có xu hướng thấp trong các ngành công nghệ cao,
tăng trưởng cao, ngay cả khi nhu cầu vốn bên ngoài rất lớn. Các ngành thành đạt, ổn
định như ngành điện công ích, dòng tiền dư thừa không được dùng để chi trả nợ. Thay
vào đó, các tỷ lệ chi trả cổ tức cao đă đưa dòng tiền trở lại cho các nhà đầu tư.
Sau đây là là kết quả cuộc khảo sát của S & P trong thực tế nhằm kiểm nghiệm
tính xác thực của lý thuyết trật tự phân hạng.
Phân loại Nguồn Điểm
1
2
3
4
5
6
Thu nhập giữ lại
Vay nợ trực tiếp
Nợ có thể chuyển đổi
Cổ phần thường
Cổ phần ưu đãi không chuyển đổi
Cổ phần ưu đãi chuyển đổi
5,61
4,88
3,02
2,42
2,22
1,72
4.3. Thừa thãi tài chính
Khi các điều kiện khác cân bằng nhau, đứng ở đầu trật tự phân hạng tốt hơn ở
cuối phân hạng. Điều này có nghĩa là thừa thải tài chính là rất quý giá, đặc biệt là đối
với các công ty có cơ hội đầu tư tốt và an toàn. Có thừa thải tài chính nghĩa là có tiền
mặt, chứng khoán thị trường, các bất động sản dễ bán và có sẵn tiếp cận với các thị
trường nợ hay tài trợ ngân hàng. Có sẵn tiếp cận về cơ bản đòi hỏi phương án tài trợ
bảo thủ, để các nhà cho vay tương lai coi nợ của doanh nghiệp như là một mối đầu tư
an toàn.
MỘT DOANH NGHIỆP NÊN VAY BAO NHIÊU ? Nhóm 03_K22_Ngân Hàng Đêm 1
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ LANH Trang 36
Về dài hạn, giá trị của một doanh nghiệp nằm ở các quyết định đầu tư vốn và
kinh doanh hơn là ở quyết định tài trợ. Vì vậy, cần bảo đảm doanh nghiệp có thặng dư
tài chính, để có sẵn tài trợ nhanh chóng cho các đầu tư tốt. Thừa thải tài chính có nghĩa
là công ty có thể tài trợ nhanh chóng cho các dự án đầu tư có NPV dương (NPV: Net
Present Value_ Giá trị hiện tại thuần). Đây chính là lý do tại sao các công ty có tăng
trưởng cao lại thích tài trợ bằng một cấu trúc vốn bảo thủ.
4.4. Dòng tiền tự do và mặt trái của thừa thãi tài chính
Thừa thải tài chính cũng có mặt trái của nó. Thừa thải quá nhiều có thể khuyến
khích các giám đốc chủ quan, bành trướng các quyền lực của mình hay xây dựng một
đế chế bằng tiền mà đáng lẽ phải trả lại cho các cổ đông.
Micheal Jensen đã nhấn mạnh đến xu hướng các giám đốc có dòng tiền tự do dư
thừa đầu tư quá nhiều vào các doanh vụ đầu tư đã bão hòa hay các mua lại do tư vấn
tồi. Trong trường hợp này, tái tư bản hóa bằng vốn vay có thể giúp lập lại trật tự
phân hạng, nói cách khác là doanh nghiệp sẽ gia tăng các khoản nợ vay. Khi đó, áp lực
lãi vay buộc Công ty phải sử dụng tiền mặt để chi trả làm giảm bớt thừa thải tài chính.
Nợ có thể áp đặt một kỉ luật đối với các giám đốc có xu hướng đầu tư quá nhiều và
buộc họ phải cải tiến về năng lực hoạt động.
4.5. Thí dụ minh họa : tái tư bản hóa bằng vốn vay của Sealed Air
Năm 1989 Sealed Air Corporation đã thực hiện một tái tư bản hóa bằng vốn vay.
Công ty vay tiền để chi trả mộ cổ tức tiền mặt đặc biệt 328 triệu USD. Khi đó, nợ của
Công ty tăng lên 10 lần. Vốn cổ phần của công ty sụt giảm từ 162 triệu USD xuống âm
162 triệu USD. Tỷ trọng Nợ /tổng tài sản gia tăng đáng kể từ mức 13% tăng lên 136%.
Lợi nhuận của Sealed có được rất dễ dàng nhờ vào các phát minh, sáng chế được
bảo vệ. Tuy nhiên, khi các bằng sáng chế hết hạn thì sẽ không tránh khỏi áp lực cạnh
tranh từ các đối thủ.
Như vậy, tái tư bản hóa đã làm thay đổi hiện trạng của Công ty, các áp lực cạnh
tranh trong tương lai nhiều hơn. Điều này buộc công ty phải củng cố bằng biện pháp
MỘT DOANH NGHIỆP NÊN VAY BAO NHIÊU ? Nhóm 03_K22_Ngân Hàng Đêm 1
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ LANH Trang 37
khuyến khích những phát minh sáng tạo mới, bao gồm việc gia tăng quyền sở hữu cổ
phần của nhân viên. Kết quả là Sealed Air đã thành công, doanh thu và lợi nhuận đã
tăng lên đều đặn, giải phóng lượng tiền mặt dư thừa để chi trả nợ vay của công ty. Giá
cổ phần của công ty đã tăng bốn lần trong năm năm sau khi thực hiện tái tư bản.
MỘT DOANH NGHIỆP NÊN VAY BAO NHIÊU ? Nhóm 03_K22_Ngân Hàng Đêm 1
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ LANH Trang 38
KẾT LUẬN
Rõ ràng với cùng một thu nhập trước thuế và lãi vay( EBIT) như nhau,
nhưng cấu trúc vốn có sử dụng nợ đã mang đến cho các cổ đông một mức EPS cao
hơn. Vay nợ xem ra là quá tốt. Và thật sự là tốt nếu như doanh nghiệp có khả năng tạo
ra được thu nhập từ nợ vay nhiều hơn chi phí lãi vay và các chi phí liên quan kèm
theo( nếu có). Tuy nhiên, vay nợ đến một mức nào đó thì mỗi lượng nợ tăng thêm sẽ
trở nên rủi ro hơn và doanh nghiệp sẽ đối mặt với những chi phí phát sinh khác như
chi phí hao mòn doanh nghiệp, chi phí phá sản… Do đó doanh nghiệp nào mù quáng
tin rằng vay nợ tốt và cứ thế vay nhiều đến mức mất khả năng chi trả lãi vay đúng hạn
thì nguy cơ phá sản là không có gì phải bàn cãi. Tình hình sẽ tệ hại hơn nữa nếu doanh
nghiệp nằm trong ngành có sự cạnh tranh gay gắt, khó khăn của bạn chính là thời cơ
cho đối thủ chiếm lĩnh thị phần.
Bởi vậy, trong tài chính, người ta nói rằng nợ là thí dụ tốt nhất của con dao hai
lưỡi. Khi nào doanh nghiệp nên vay nợ và vay nợ bao nhiêu là hợp lý? Hành trình đi
tìm lời giải cho bài toán này chính là hành trình doanh nghiệp đi tìm cấu trúc vốn tối
ưu cho chính mình.
MỘT DOANH NGHIỆP NÊN VAY BAO NHIÊU ? Nhóm 03_K22_Ngân Hàng Đêm 1
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ LANH Trang 39
PHẦN BÀI TẬP
I. PHẦN CÂU HỎI:
Bài 1/Trang 201:
Hãy tính hiện giá của các tấm chắn thuế lãi phát sinh từ phát hành nợ sau đây. Chỉ
tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Thuế suất biên tế là Tc=0,35.
a. Một khoản vay 1.000 $ trong 1 năm tới với lãi suất 8%
b. Một khoản vay 1.000 $ trong 5 năm, lãi suất 8%. Giả dụ chỉ trả vốn khi đáo
hạn
c. Một khoản vay 1.000$ vĩnh viễn với lãi suất 7%
Bài Giải:
a. PV(Tấm chắn thuế) = ்()
ଵା
= ,ଷହ(, ଼ ௫ଵ)
ଵ,଼ = 25,93
b. PV(Tấm chắn thuế) =∑ .ଷହ(,଼௫ଵ)
ଵ.଼ହ௧ୀଵ = 111,80$
c. PV(Tấm chắn thuế) = TcD =350
Bài 3/Trang 202:
Lợi thế thuế tương đối của nợ doanh nghiệp bằng bao nhiêu nếu thuế suất thuế thu
nhập doanh nghiệp là Tc=0,35, thuế suất thuế thu nhập cá nhân là Tp= 0,31, nhưng tất
cả thu nhập từ vốn cổ phần được nhận dưới hình thức lãi vốn và được miễn thuế toàn
bộ ( Tpe=0)? Lợi thế thuế tương đối sẽ thay đổi như thế nào nếu công ty quyết định chi
trả tất cả thu nhập từ vốn cổ phần cho cổ tức tiền mặt ?
Bài Giải:
Ưu thế tương đối của nợ =
ଵି ்
൫ଵି்ಶ൯(ଵି ்) = ,ଽ(ଵ)(,ହ)
Ưu thế tương đối = 0,69/0,69x0,65 = 1,54
MỘT DOANH NGHIỆP NÊN VAY BAO NHIÊU ? Nhóm 03_K22_Ngân Hàng Đêm 1
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ LANH Trang 40
II. PHẦN BÀI TẬP THỰC HÀNH:
Bài 2/Trang 204:
“Vấn đề với lập luận của MM đã bỏ qua sự kiện là các cá nhân có thể khấu trừ lãi cho
thuế thu nhập cá nhân”. Hãy chứng tỏ tại sao đây không phải là một phản đối. Có gì
khác biệt nếu các cá nhân không được phép khấu trừ lãi cho thuế thu nhập cá nhân.
Bài Giải:
“Vấn đề với lập luận của MM đã bỏ qua sự kiện là các cá nhân có thể khấu trừ lãi cho
thuế thu nhập cá nhân”
Chúng ta hãy xem xét một công ty có sử dụng đòn bẩy tài chính có dòng tiền phát sinh
vĩnh viễn X, và có lãi suất rD trên khoản nợ vay. Thuế suất thuế thu nhập cá nhân và
thu nhập doanh nghiệp là Tp và TD. Dòng tiền cho các cổ đông hàng năm:
(X – rDD)(1 - TC)(1 - TP)
Làm cho giá trị vị thế của các cổ đông là:
Trong đó r là chi phí cơ hội của vốn cho tất cả cổ phần của công ty có đòn bẩy tài
chính. Nếu các cổ đông vay nợ D với cùng lãi suất rD, và đầu tư vào công ty không có
đòn bẩy tài chính, dòng tiền của các cổ đông hàng năm là:
X(1 - TC)(1 - TP) - rDD(1 - TP)
Làm cho giá trị vị thế của các cổ đông là:
)1(
)1(
)1)(1(
)1(
)1)(1(
)1(
)1)(1(
C
P
PC
L
PD
PCD
P
PC
L
TD
Tr
TTXV
Tr
TTDr
Tr
TTX
V
D
Tr
TTXV
Tr
TDr
Tr
TTXV
P
PC
U
PD
PD
P
PC
U
)1(
)1)(1(
)1(
)1(
)1(
)1)(1(
MỘT DOANH NGHIỆP NÊN VAY BAO NHIÊU ? Nhóm 03_K22_Ngân Hàng Đêm 1
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ LANH Trang 41
Khác biệt trong tài sản của cổ đông, cho khoản đầu tư vào cùng các tài sản tương tự là:
VU – VL = D TC
Đây chính là thay đổi trong tài sản của cổ đông theo dự báo của MM. Nếu các cá nhân
không thể khấu trừ tiền lãi, thì khi đó:
Và VL – VU =
VL – VU =DTC + D
Vì giá trị vị thế của các cổ đông trong công ty có đòn bẩy tài chính tương đối lớn hơn
khi các cá nhân không được phép khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
III. PHẦN CÂU HỎI THÁCH THỨC:
Bài 1 /Trang 207
Hãy tưởng tượng một thế giới rất đơn giản. Có 3 nhóm các nhà đầu tư có các thuế
suất sau:
Nhóm Thuế suất
A 60%
B 40%
C 0%
Họ có thể lựa chọn : trái phiếu địa phương vĩnh cửu, trái phiếu doanh nghiệp vĩnh cửu
và cổ phiếu thường. Trái phiếu địa phương và cổ phiếu thường không chịu thuế thu
nhập cá nhân. Lãi từ trái phiếu doanh nghiệp chịu thuế thu nhập cá nhân nhưng được
)1()1(
)1)(1(
PD
D
P
PC
U Tr
Dr
Tr
TTXV
)1(
)1)(1(
PD
PCDD
Tr
TTDrDr
P
P
T
T
1
MỘT DOANH NGHIỆP NÊN VAY BAO NHIÊU ? Nhóm 03_K22_Ngân Hàng Đêm 1
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ LANH Trang 42
khấu trừ cho thuế thu nhập doanh nghiệp. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là
50%. Tổng chi trả lãi từ trái phiếu địa phương là 20 triệu đô la. Dòng tiền ( trước lãi
và thuế ) từ các doanh nghiệp tổng cộng bằng 300 triệu đô la. Mỗi nhóm bắt đầu với
cùng một số tiền bằng nhau. Không tính đến các thay đổi trong cấu trúc vốn, cả ba
nhóm luôn luôn đầu tư cùng một số tiền và đòi hỏi một tỷ suất sinh lợi tối thiểu 10%
sau thuế từ bất kỳ loại chứng khoán nào.
a. Giả dụ các công ty được tài trợ ban đầu bằng số cổ phiếu thường. Bây giờ công
ty X quyết định phân bổ 1 triệu đô la của dòng tiền trước thuế để chi trả lãi vay.
Nhóm hay các nhóm nhà đầu tư nào sẽ mua nợ này ? Lãi suất sẽ bằng bao
nhiêu ? Tác động của việc này trên giá trị của công ty X sẽ là gì?
b. Các công ty khác đã theo gương của công ty X và tổng chi trả lãi bây giờ lên
đến 150 triệu đô la. Tại thời điểm này, công ty quyết định phân bổ 1 triệu đô la
để chi trả lãi vay. Nhóm hay các nhóm nhà đầu tư nào sẽ mua nợ này ? Lãi suất
sẽ bằng bao nhiêu ? tác động của việc này trên giá trị của công ty Y sẽ là gì ?
c. Cấu trúc vốn cân bằng sẽ là bao nhiêu ? Nhóm nhà đầu tư nào sẽ nắm giữ loại
chứng khoán nào ? Lãi suất bằng bao nhiêu ? Tổng giá trị của tất cả các công
ty bằng bao nhiêu hãy cho thấy là trong tình trạng cân bằng, ngay cả một công
ty không có đòn bẩy tài chính cũng không có động cơ khuyến khích để phát
hành nợ. Tương tự, hãy chứng minh rằng ngay cả một công ty có đòn bẩy tài
chính trên trung bình cũng không có động cơ khuyến khích để cắt giảm nợ .
Bài Giải :
Có 3 nhóm nhà đầu tư với 3 khung thuế TNCN khác nhau .Với nhóm B và C thuế
TNCN lần lượt là 40%, 0% thấp hơn TNDN 50%..chính vì vậy nhóm B,C sẽ ưu tiên
nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp nhiều hơn nhóm A –nhóm này sẽ thích được nắm giữ
trái phiếu địa phương và cổ phiếu thường hơn .
a ) Giả thiết ;
- Các công ty đươc tài trợ ban đầu bằng cổ phần thường .
MỘT DOANH NGHIỆP NÊN VAY BAO NHIÊU ? Nhóm 03_K22_Ngân Hàng Đêm 1
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ LANH Trang 43
-Công ty X muốn phân bổ 1 triệu $ của dòng tiền truớc thuế để trả lãi vay
Ta thấy
Các nhà đầu tư nhóm C sẽ nắm giữ khỏang nợ này ,bởi vì :
Thuế thu nhập cá nhân của nhóm này bằng 0%
Thuế thu nhập doanh nghiệp bằng 50%
Lãi suất trên trái phiếu doanh nghiệp sẽ giống nhau như là trái phiếu địa phuơng
hoặc bất kỳ chứng khoán nào mà nhóm này hiện không sở hữu .
Tỷ suất sinh lợi :10%
=>Hiện giá tấm chắn thuế là: 1-0.5=0.5( Tr$)
- Vốn hóa với lãi suất 10%
-Nếu vốn hóa thì giá trị công ty là : 0.5/10% =5(tr $)
b) Giả thiết ;
- Tổng chi trả : 150tr$
-công ty Y muốn phân bổ 1 triệu $ của dòng tiền trước thuế để trả lãi vay
Ta thấy
Các nhà đầu tư nhóm B,C sẽ nắm giữ khỏang nợ này ,bởi vì :
o Thuế thu nhập cá nhân của nhóm B:40%,C: 0% thấp hơn khỏan thuế thu nhập
doanh nghiệp
o Thuế thu nhập doanh nghiệp bằng 50%
- Số lượng nợ của doanh nghiệp đã tăng cao nên nhóm B sẽ mua một số trong các
khỏan nợ này ,nhóm A sẽ không tham gia vì thuế TNCN của họ cao hơn thuế TNDN .
- Nhóm C sẽ đầu tư tòan bộ vào trái phiếu doanh nghiệp
Chính vì lãi suất nợ phải tăng cao sao cho nhóm B với thuế thu nhập cá nhân 40 %
phải sẵn lòng nắm giữ nó,như vậy:
MỘT DOANH NGHIỆP NÊN VAY BAO NHIÊU ? Nhóm 03_K22_Ngân Hàng Đêm 1
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ LANH Trang 44
rD (100%-40%) = 10% => rD = 16.67%
Nếu lãi suất thấp hơn mức này ,nhóm B sẽ phải nắm giữ một trong các tài sản khác
Dòng tiền mặt thặng dư còn lại cho các nhà đầu tư là: 0.1 tr$
-Vốn hóa với lãi suất :10%
-Giá trị doanh nghiệp Y tăng lên 0.1/10% =1tr$
c) Cấu trúc vốn cân bằng sẽ tiến đến mức khi các nhóm C và B không nắm giữ gì
ngoài trái phiếu doanh nghiệp , nhóm A chỉ nắm giữ trái phiếu địa phuơng và cổ phiếu
thường .Tại bất kỳ điểm nào khác .
-Giá trị doanh nghiệp có thể tăng lên bằng cách thay đổi cấu trúc vốn .
-Lãi suất ít nhất phải bằng 16.67% ( để nhóm B có thể nắm giữ trái phiếu doanh
nghiệp )
* Chứng minh “ trong tình trạng cân bằng , ngay cả một công ty không có đòn bẩy tài
chính cũng không có động cơ khuyến khích để phát hành nợ “
Giả dụ rằng công ty không có đòn bẩy tài chính mong muốn phát hành nợ
trong thế cân bằng này .Với giả dụ rằng công ty có dòng tiền hàng năm là 4tr$
.
Trước khi phát hành nợ công ty có giá trị :
4*0.5/0.1=20 tr$
Giả dụ công ty phát hành nợ với tiền lãi chi trả là 1tr$ thì công ty phải bán nọ cho
công ty A với lãi suất : rD (1-60%) = 10% => rD = 25%
Nên giá trị công ty giảm xuống còn : ( 1/25%)+{(4-1)*0.5/0.1}= 19tr$
Và “ngay cả một công ty có đòn bẩy tài chính trên trung bình cũg không có động
cơ khuyến khích để cắt giảm nợ.”
Giả dụ công ty khác bắt đàu với dòng tiền hàng năm là 4tr$ tiền lãi chi trả là 3tr$
với lãi suất 16.67%
MỘT DOANH NGHIỆP NÊN VAY BAO NHIÊU ? Nhóm 03_K22_Ngân Hàng Đêm 1
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ LANH Trang 45
=> Nên giá trị công ty là : (3/16.67%)+{(4-3)*0.5/0.1} = 23 tr$
Nếu công ty phát hành cổ phần thường và thu hồi lại nợ do đó lãi suất giảm xuống ,chỉ
còn 2 tr $ để chi trả lãi
=.> giá trị công ty giảm xuống là : (2/16.67%)+{(4-2)*0.5/10%) = 22 tr
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_7286.pdf