Đề tài Một giải pháp nhằm nâng cao nâng lực cạnh tranh của công ty cổ phần tập đoàn vận tải vận tải Phượng Hoàng

Cạnh tranh là tất yếu mang tính quy luật của kinh tế thị trường, ở các nước phát triển như Nhật, Anh, Mĩ vv Các cuộc cạnh tranh luôn diễn ra gay gắt và khốc liệt. Hậu quả là sự phá sản của hàng loạt các công ty lớn nhỏ. Việt Nam sau hơn 25 năm đổi mới hướng theo nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh ngày một diễn ra khốc liệt hơn. Đặc biệt là các doanh nghiệp dịch vụ. Sự ra đời hay các chính sách cổ phần hóa của các công ty lớn nhỏ, các công ty quốc doanh ngày càng làm cho cuộc cạnh tranh thêm phần khốc liệt hơn. Cạnh tranh trong kinh doanh có thể thắng lợi hoặc thất bại. Thắng lợi trong cạnh tranh chính là thành công trong kinh doanh, nhưng để thắng lợi trong kinh doanh là vấn đề được quan tâm hơn cả vì nó không những ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mà nó còn liên quan đến sự sống còn của doanh nghiệp. Kinh tế xã hội phát triển, chất lượng cuộc sống ngày một nâng lên đòi hỏi sản phẩm dịch vụ phải thỏa mãn được nhu cầu ngày càng cao, đồng thời phải cạnh tranh được với các doanh nghiệp cùng ngành, ngoài ngành. Sản phẩm dịch vụ là sản phẩm mang tính trìu tượng nó không phải là sản phẩm hữu hình, do đó nó đòi hỏi cao về sự thỏa mãn tâm lý, sự khác biệt, quyền được tôn trọng khi sử dụng dịch vụ. Nó đặt ra cho các doanh nghiệp phải tìm ra cho mình các giải pháp phù hợp và phải có tính cạnh tranh với các doanh nghiệp khác để dành được những lợi thế nhất định. Công ty cổ phần tập đoàn vận tải Phượng Hoàng tiền thân là công ty TNHH TM&DV Phượng Hoàng được thành lập 12/2004 Sau 6 năm đi vào hoạt động công ty cũng đã gặt hái được những thành công nhất định. Tuy nhiên bên cạnh những thành công đã đạt được công ty còn gặp không ít những khó khăn mà khó khăn lớn nhất là cạnh tranh quyết liệt với các doanh nghiệp vận tải khác như Hoàng Long, Tân Đạt vv Như về giá cả, chất lượng dịch vụ (chủ yếu nghiên cứu trên tuyến Bắc Nam). Do vậy em lựa chọn chọ đề tài “ Một giải pháp nhằm nâng cao nâng lực cạnh tranh của công ty cổ phần tập đoàn vận tải vận tải Phượng Hoàng” Nhằm góp phần giúp công ty kinh doanh có hiệu quả và một ngày phát triển. LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ CẠNH TRANH TRONG DOANH NGHIỆP . 3 1.1 Cạnh tranh và vai trò của cạnh tranh trong doanh nghiệp 3 1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh 3 1.1.2. Vai trò của cạnh tranh . 4 1.2.Các loại hình cạnh tranh . 5 1.2.1.Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường . 5 1.2.2. Căn cứ theo phạm vi ngành kinh tế. . 6 1.2.3 Căn cứ vào mức độ tính chất của cạnh tranh trên thị trường. 7 1.3. Các công cụ cạnh tranh chủ yếu của doanh nghiệp 8 1.3.1.Giá cả . 8 1.3.2 Chất lượng và đặc tính sản phẩm 10 1.3.3 Hệ thống kênh phân phối . 10 1.3.4 Các công cụ cạnh tranh khác . 11 1.4. Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp . 12 1.4.1 Các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 12 1.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp . 13 1.4.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 14 1.5 Phương hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp . 19 1.5.1 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh . 19 1.5.2 Thị trường ngách 20 1.5.3 Quảng cáo 20 1.5.4 Phân công lao động 21 CHƯƠNG II . 22 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN VẬN TẢI PHƯỢNG HOÀNG 22 2.1 Khái quát về công ty cổ phần tập đoàn vận tải Phượng Hoàng . 22 2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển công ty 22 2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 24 2.1.3 Chức năng nhiệm vụ của công ty. 26 2.1.4 Môi trường kinh doanh của công ty 27 2.1.5 Kêt quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2007-2010 31 2.2 Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty 35 2.1.2 Đánh giá môi trường cạnh tranh của công ty . 35 2.2.2 Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty 36 2.3 Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của công ty . 42 2.3.1 Những thành tựu đã đạt được . 42 2.3.2 Những hạn chế tồn tại 43 3.3 Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty 44 CHƯƠNG III . 45 MỐT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC . 45 CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY 45 3.1 Phương hướng nhiệm vụ kinh doanh năm 2011, mục tiêu đến năm 2015 45 3.1.1 Định hướng phát triển . 45 3.1.2 Mốt số mục tiêu chủ yếu công ty phấn đấu đạt vào năm 2015 . 45 3.1.3 Doanh thu đến 2015 45 3.1.4 Mục tiêu cơ cấu bộ máy, nhà cơ quan văn phòng đến 2015 . 45 3.2 Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty . 48 3.2.1 Hạ giá vé 48 3.2.2 Đa dạng hóa các tuyến 48 3.2.3 Hoàn thiên hệ thống kênh phân phối 49 3.2.4 Nâng cao chất lượng dịch vụ . 49 3.2.5 Chú trọng tới công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 50 3.2.6 Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường và xây dựng chiến lược kinh doanh . 50 3.2.7 Tạo ra sự khác biệt để dành lợi thế trong cạnh tranh 51 3.3 Một số biện pháp khác . 51 3.4 Một số kiến nghị . 52 3.4.1 Đối với nhà nước 52 3.4.2 Đối với tỉnh . 52 3.4.3 Đối với ngành giao thông vận tải. . 53 KẾT LUẬN . 53

doc59 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3936 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một giải pháp nhằm nâng cao nâng lực cạnh tranh của công ty cổ phần tập đoàn vận tải vận tải Phượng Hoàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
toàn bộ tài sản của công ty - Tổ chức hạch toán kế toán thống kê theo quy định của nhà nước - Thực hiện chế độ báo cáo doanh thu, chi phí đầu vào hàng tháng cho giám đốc. - Thanh quyết toán các chế độ cho người lao động theo quy định của công ty và của pháp luật. - Tổng hợp phân tích báo cáo kịp thời các số liệu về thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trình giám đốc công ty. 2.1.3 Chức năng nhiệm vụ của công ty. 2.1.3.1 Chức năng 1. Vận tải hành khách bằng xe bus 2. Vận tải hàng hóa bằng đường bộ 3. Bảo dưỡng đóng thùng bệ ô tô và xe có động cơ 4. Cho thuê xe có động cơ 5. Kinh doanh bến xe 6. Hoạt động hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường bộ 7. kinh doanh nhà hàng và dịch vụ ăn uống 2.1.3.2 Nhiệm vụ Tuy không phải là công ty quốc doanh, nhưng công ty cổ phần tập đoàn vận tải Phượng Hoàng là một trong những công ty hàng đầu hoạt động trong nghành vận tải của thành phố Hưng Yên. Công ty đã và đang đống góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh Hưng yên nói riêng và của toàn quốc nói chung. Do đó với sự tạo điều kiện thuận lợi của các đơn vị quản lý tỉnh Hưng Yên. Công ty cổ phần cổ phần tập đoàn vận tải Phượng Hoàng phải tổ chức tốt việc kinh doanh góp phần vào phát triển kinh tế chung của toàn tỉnh, đưa đến cho người dân những dịch vụ chất lượng, với giá cả hợp lý. Đặc biệt chú trọng đến ngành nghề kinh doanh chính là vận tải. 2.1.4 Môi trường kinh doanh của công ty 2.1.4.1 Nhân sự - Tổng số cán bộ công nhân viên trong công ty gồm 450 người. Gồm: + Làm việc gián tiếp tại văn phòng : 60 người = 14% + Số người làm việc có tính chất phục vụ: ( Thợ sửa chữa, rửa xe, vật tư,đầu bến, thanh tra, vệ sinh ): 100 người = 23% + Lái phụ xe các tuyến :280 người = 63% Con người là yếu tố quan trọng nhất trong việc đảm bao hiệu quả kinh doanh quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp. Công ty cổ phần tập đoàn vận tải Phượng Hoàng là một công ty đóng trên địa bàn thành phố Hưng yên. Là một thành phố trẻ Hưng Yên đang trên đà phát triển mạnh mẽ, với đội ngũ nguồn nhân lực dồi dào đã và đang góp phần vào sự phát triển chung của thành phố và đảm bảo nguồn cung về nhân lực cho các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên cùng với su thế phát triển đó các doanh nghiệp cũng phải cạnh tranh với nhau về nguồn nhân lực có chất lượng cao. Với đặc thù về kinh doanh vận tải là một ngành dịch vụ đòi hỏi về số lượng mà còn phải đảm bảo về chất lượng, bởi sản phẩm dịch vụ không phải là những sản phẩm hữu hình. Do đó nó cũng đòi hỏi một phương pháp quản lý phù hợp, nếu không sẽ khó có thể giữ nhân viên khi có cạnh tranh. 2.1.4.2 Tài chính Tập đoàn Vận tải Phượng Hoàng với loại hình doanh nghiệp là Công ty cổ phần, công ty tư nhân phải tự chủ về tài chính thì vốn luôn là một vấn đề mà lãnh đạo công ty phải quan tâm hàng đầu. Nguồn vốn ở đây giúp các nhà lãnh đạo sẽ quyết định được sứ mệnh của công ty, là sự sống còn của công ty. + Bảng tình hình nguồn vốn của công ty. ( Đơn vị: Tỷ đồng ) Vốn cố định: 95 tỷ Vốn lưu động:50 tỷ Tổng cộng: 145tỷ + Nhận xét: Qua bảng tình hình nguồn vốn của Công ty, ta thấy công ty đã có thể tự chủ động được trong vấn đề tài chính. Đây là biểu hiện rất tốt để tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong việc mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh trên các địa bàn trong và ngoài tỉnh, nâng cao uy tín cũng như quảng bá được thương hiệu của công ty trên thị trường vận tải. 2.1.4.3 Tuyến vận tải a. Quá trình phát triển Mạng lưới xe Bus tại Hưng Yên được thành lập từ năm 2005 tới nay đã có 10 tuyến trong nội thành 10 tuyến vé tháng chuyên trách.Trong những năm khi hệ thống giao thông cộng cộng bằng xe bus chưa được mở, khi đó hệ thống xe khách vẫn là phương tiện đi lại chủ yếu của người dân. Sau khi hệ thống xe bus của công ty Phượng Hoàng được khai thác, vận tải hành khách công cộng đã đáp ứng được 10 – 15% nhu cầu đi lại của người dân với số lượt vận chuyển 20 triệu lượt hành khách/năm.Từ năm 2007 công ty Cổ phần Tập đoàn vận tải Phượng Hoàng đã tiếp tục chuyển hưởng hoạt động: mở rộng phạm vi kinh doanh; kéo dài và mở thêm các tuyến ngoại vi, rút ngắn các tuyến nội thành. Đặc biệt trong năm 2008 công ty đã quyết đinh mở thêm tuyến xe chất lượng cao Bắc Nam 2 với 2 loại xe la ghế ngả và giường nằm với nốt lượt 5 chuyến /ngày Số liệu thống kê sản lượng trong bảng sẽ cho thấy bức tranh chung về sự phát triển của vận tải hành khách của Tập đoàn vận tải Phượng Hoàng. * Mối quan hệ cơ chế quản lý của bộ máy tổ chức: Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty là cơ cấu bộ máy quản lý chức năng trong đó giám đốc chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty trước chủ tịch hội đồng quản trị. Phó giám đốc kinh doanh và phó giám đốc hành chính nhân sự chiụ sự quản lý của giám đốc đồng thời có nhiệm vụ quản lý và điều hành các phòng ban của công ty bao gồm: phòng tổ chức hành chính, phòng quản lý giao nhận xe, phòng kế toán, phòng kinh doanh, phòng thanh tra. Ngoài ra giám đốc cũng có thể trực tiếp điều hành chỉ đạo các phòng ban. Bảng 1: Sản lượng vận tải hành khách bằng xe bus, xe khách chất lượng cao của Tập đoàn vận tải Phượng Hoàng qua các năm Đơn vị:Lượt hành khách (HK) Năm Tên tuyến 205 208 216 2 TD- GL TD-Thái Nguyên HY-ĐB Hà Nội - Sài Gòn HY-HN Hy-KChâu HY-HD Hy-La Tiến 2005 720.52 520 320.215 526.432 230.125 120.356 125.326 2006 1.020.254 897.425 989.963 1.125.689 985.369 536.236 657.325 2007 3.125.420 1.256.965 1.692.658 2.369.124 1.687.386 990.387 1.320.144 2008 5.422.225 2.015.560 3.025.236 3.362.42 2.658.345 1.942.364 2.020.322 754 2009 6.625.430 4.223.321 4.256.320 4.685.365 3.365.125 236.235 2.696.362 1.762 2010 7.287.973 46.456.531 4.681.952 5.539.015 3.701.637 259.858 2.965.998 2.398 (Nguồn: phòng kinh doanh- Công ty cổ phần Tập đoàn vận tải Phượng Hoàng) Từ năm 2006 đến năm 2010 sản lượng vận chuyển hành khách của xe Bus Phượng Hoàng đã tăng lên 7 lần. Tuy vậy, so với giai đoạn phát triển nhất của vận tải hành khách công cộng bằng xe bus thì sản lượng năm 2006 chiếm 34%, năm 2010 chiếm 95% Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ về các tuyến xe trong nội ngoại tinh công ty đang ngày càng nâng cao được khả năng phục vụ cho tuyến xe chất lượng cao Bắc Nam cụ thể đa nâng từ 1762 chuyến năm 2009 lên 2398 chuyến năm 2010 tăng 73%. 2.1.4.4 Thị trường. a. Thực trạng mạng lưới giao thông đường bộ Nằm ở vị trí cuối Đồng bằng Sông Hồng, Hưng Yên bao gồm các tuyến Quốc lộ chiến lược quan trọng như: Đường 5, Đường 1, Quốc lộ 39A, Quốc lộ 39B. Đây là các tuyến đường tạo ra mối liên hệ từ Hưng Yên đi các trung tâm dân cư, kinh tế và quốc phòng cả nước. Ngược lại cũng tạo ra sự giao lưu giữa các tỉnh khác trong cả nước với Hưng Yên. Trong thời gian gần đây, nhiều tuyến giao thông quan trọng đã được cải tạo và nâng cấp giải tỏa, phân luồng giao thông cho Hưng Yên từ xa, giảm áp lực quá tải cho mạng lưới giao thông đô thị. Bao gồm: Đường 5: là tuyến đường nối Hà Nội- Hưng Yên – Hải Phòng. Đây là tuyến đường có tầm quan trọng cả về kinh tế và có nhiệm vụ nối các trung tâm kinh tế lớn ở phía Bắc. Quốc lộ 39A: là tuyến đường nối Hưng Yên với Hà Nội. Một trong những trung tâm kinh tế phát triển của các tỉnh phía bắc. Quốc lộ 39B: đây là tuyến đường nối Hưng Yên với Thành phố Hải Dương.Trong những năm gần đây, tuyến đường này cũng đã được tập trung nâng cấp nhằm tăng năng lực thông qua trên toàn tuyến và đang được mở rộng để đảm bảo được lưu lượng giao thông. Quốc lộ 1A phía Bắc: đây là tuyến đường giao thông nối Hưng Yên với cửa khẩu Đồng Đăng – lạng Sơn, một trong những cửa khẩu đường bộ chính giao lưu giữa Việt Nam và Trung Quốc. Hiện tại đã được nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp 3,2 làn xe cơ giới Quốc lộ 1A phía Nam: là tuyến đường nối Hưng Yên với các tỉnh thành phía Nam. Hiện tại đã xây dựng các tuyến cao tốc Pháp Vân – Giẽ, vị trí này chạy song song và cách tuyến 1A hiện có 1.200 – 2000m về phía Đông. Tuyến đường này được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc với 4 làn xe cơ giới, trong khi đó Quốc lộ 1A cũ cũng đã được mở rộng. b. Đối thủ cạnh tranh Cùng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vận tải công ty cổ phần tập đoàn vận tải Phượng Hoàng đang phải cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp vận tải khác như các doanh nghiệp vận tải của Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nội và Hà Nam. Tuy nhiên do mong muốn cấp thiết của công ty nên trong chuyên đề thực tập này tôi chỉ tập trung nghiên cứu và phân tích năng lực cạnh tranh của công ty với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp trên tuyến Bắc-Nam như Tân Đạt ( Hà Nội), Hoàng Long (Hải phòng)… c. Đối tác Đối tác chủ yếu của công ty là ngân hàng Vietinbank, ngân hàng Đông Á, ngân hàng Agribank và tập đoàn Trường Hải group là những bạn hàng trong kinh doanh. Doanh nghiệp luôn có được sự mối quan hệ tốt và sự trợ giúp của các đối tác trong làm ăn giúp nhau cùng phát triển. 2.1.5 Kêt quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2007-2010 Bảng2: Bảng cân đối kế toán Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ phần Tập đoàn Vận tải Phượng Hoàng Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 TÀI SẢN 36,523 46,348 103,995 147,171 A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 6,531 7,356 8,162 52,935 I. tiền và các khoản tương đương tiền 150 220 420 485 1. Tiền 150 220 420 485 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn  -  - - - III. Các khoản phải thu 4,676 5,010 4,869 38,598 1. Phải thu của khách hàng 78 56 23 185 2.Trả trước cho người bán 3,524 2,136 - 33,200 3. Các khoản phải thu khác 1,074 2,818 4,846 5,213 IV. Hàng tồn kho 612 765 1,358 10,945 V. Tài sản ngắn hạn khác 1,093 1,361 1,515 2,907 1. Thuế GTGT được khấu trừ 873 934 1,137 1,046 2. Tài sản ngắn hạn khác 220 427 378 1,861 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 29,992 38,992 95,833 94,236 I. Các khoản phải thu dài hạn -   - - - II. Tài sản cố định 29,320 38,291 95,095 93,363 1. Tài sản cố định hữu hình 27,790 36,761 93,565 91,833 2. Tài sản cố định vô hình 1,530 1,530 1,530 1,530 III. Tài sản dài hạn khác 672 701 738 873 1. Chi phí trả trước dài hạn 672 701 738 873 NGUỒN VỐN 36,523 46,348 103,995 147,171 A. NỢ PHẢI TRẢ 24,031 29,310 54,605 54,357 I. Nợ ngắn hạn 2,675 3,179 1,250 10,228 1. Vay và nợ ngắn hạn 1,483 1,597 946 7,670 2. Phải trả người bán 760 903 207 - 3. Thuế và các khản phải nộp Nhà nước -   - - 912 4. Phải trả công nhân viên 30 36 42 767 5. Các khoản phải trả, phải nộp khác 402 643 55 879 II. Nợ dài hạn 21,356 26,131 53,355 44,129 1. Phải trả dài hạn người bán 8,312 12,434 22,000 - 2. Vay và nợ dài hạn 13,044 13,697 31,355 44,129 B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 12,492 17,038 49,390 92,814 I. Vốn chủ sở hữu 12,492 17,038 49,390 92,814 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 10,182 13,837 43,045 78,045 2. Lợi nhuận chưa phân phối 2,310 3,201 6,345 14,769 II. Nguồn kinh phí và các quỹ khác - - - - Bảng2b : Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh(2007-2010) Đơn vị tính: Triệu đồng TT Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 18,213.0 29,563.0 50,902.0 89,262.0 2 Các khoản giám trừ - - - - 3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 18,213.0 29,563.0 50,902.0 89,262.0 4 Giá vốn 13,264.8 22,465.0 36,459.0 65,408.0 5 Lãi gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 4,948.2 7,098.0 14,443.0 23,854.0 6 Doanh thu từ hoạt động tài chính 8.6 10.0 15.0 112.4 7 Chi phí tài chính 1,982.0 3,120.0 5,103.0 11,429.3 Trong đó: chi phí lãi vay 1,982.0 3,120.0 5,103.0 11,429.3 8 Chi phí bán hàng - - - - 9 Chi phí QLDN 1,123.0 1,326.2 3,933.0 6,116.3 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 1,851.8 2,661.8 5,422.0 6,420.8 11 Thu nhập khác 352.0 500.0 1,059.0 8,486.6 12 Chi phí khác 311.0 426.0 820.0 3,659.0 13 Lợi nhuận khác 41.0 74.0 240.0 4,827.6 14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 1,892.8 2,735.8 5,662.0 11,248.4 15 Thuế TNDN phải nộp 473.2 684.0 1,415.5 2,812.1 16 Lợi nhuận sau thuế 1,419.6 2,051.9 4,246.5 8,436.3 (Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ phần Tập đoàn Vận tải Phượng Hoàng) Biểu đồ 1: Biểu đồ doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty. (Nguồn: Phòng kinh doanh công ty cổ phần tập đoàn vận tải Phượng Hoàng) Biểu đồ 2: Biểu đồ lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty (Nguồn: Phòng kinh doanh công ty cổ phần tập đoàn vận tải Phượng Hoàng) Qua bảng kết quả sản xuất kinh doanh và biểu đồ về doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ công ty đạt được doanh thu cao. Năm 2007 doanh thu đạt 18.213 triệu đồng hàng năm tăng dần đến năm 2010 doanh thu đạt 89.262 triệu đồng. Ta dễ dàng nhận thấy doanh thu năm sau cao hơn năm trước. So với năm 2007 doanh thu năm 2010 cao hơn 4.9 lần. Cụ thể: Qua biểu đồ lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh ta nhận thấy: Lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước. Năm 2008 tăng so với năm 2007 là 810 triệu đồng. Năm 2009 tăng so với năm 2008 là 2760,2 triệu đồng. Năm 2010 tăng so với năm 2009 là 2998,8 triệu đồng. 2.2 Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty 2.1.2 Đánh giá môi trường cạnh tranh của công ty Kinh tế thị trường luôn gắn liền với cạnh tranh, cạnh tranh là một vấn đề phức tạp và quan trọng của mọi doanh nghiệp, nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nó là động lực thúc đẩy doanh nghiệp phải tìm ra những biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh, nó quyết định đến vị trí của doanh nghiệp trên thị trường thông qua thị phần so với đối thủ cạnh tranh. Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh luôn diễn ra gay gắt Đấy là một khó khăn thách thức nhưng cũng đồng thời là một động lực phát triển của nền kinh tế. Do vậy cạnh tranh mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp phải luôn vươn lên phía trước để vượt qua các đối thủ với nguyên tắc ai hoàn thiện hơn người đó sẽ thắng. Cùng với xu thế hội nhập của nền kinh tế. Việt Nam đang ngày một phát triển, nền kinh tế phát triển kéo theo các ngành nghề và các dịch vụ cũng phát triển theo. Trong đó ngành vận tải là một trong những ngành đóng góp to lớn vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Nhu cầu vận chuyển đi lại tăng cao là cơ hội cho các doanh nghiệp đang kinh doanh trong nghành. Tuy nhiên nó cũng là thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp khi ngày càng có nhiều các doanh nghiệp khác cũng tham gia vào thị trường, sự đầu tư ngày càng lớn mạnh của các ngành vận tải biển, vận tải hàng không, vận tải bằng đường sắt đang tạo ra sức ép cạnh tranh cho các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành vận tải bằng ô tô nói chung và công ty Phượng Hoàng nói riêng. Và đặc biệt là sự cạnh tranh khốc liệt của chính các doanh nghiệp đang cùng kinh doanh vận tải bằng ô tô. Cụ thể như hiện tại Phượng Hoàng đang cạnh tranh gay gắt với xe Tân Đạt của Hà Nội, Hoàng Long của Hải phòng và của các xe cóc …nhỏ lẻ của tư nhân chạy trên tuyến Bắc Nam. Nắm bắt được xu thế canh tranh đó, công ty đang nỗ lực cố gắng hết mình trong việc đảm bảo và ngày một nâng cao chất lượng phục vụ vì sự phát triển chung của công ty và để đưa thương hiệu Phượng Hoàng ngày một vươn xa hơn ra thị trường trong nước và mang tầm quốc tế. 2.2.2 Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty 2.2.2.1 Thông qua các công cụ cạnh tranh a. Giá Công ty cổ phần tập đoàn vận tải Phượng Hoàng được thành lập 2004 là một doanh nghiệp còn non trẻ đã gặp không ít khó khăn trong những ngày đầu ra nhập thị trường. Tuy nhiên với sự cố gắng không biết mệt mỏi, trong những năm qua công ty đã thu được những thành công nhất định trong việc thâm nhập và mở rộng thị trường, nâng cao được năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành nghề. Cụ thể là năng lực cạnh tranh về giá so với các doanh nghiệp cạnh tranh trực tiếp như Hoàng Long, Tân Đạt …vv Bảng 3: Bảng giá vé tuyến Bắc-Nam (Hà Nội- TPHCM) qua các năm cùng thời kỳ (8/2008-8/2010) Đơn vị tính:1000đ Công ty Tháng/Năm Tân Đạt Hoàng Long Phượng Hoàng Ghế Giường Nằm Ghế Giường Nằm Ghế Giường Nằm 8/2008 590 - 610 750 570 710 8/2009 550 - 580 710 530 670 8/2010 510 - 550 690 500 650 (Nguồn: Phòng Kinh doanh vận tải – Tập đoàn vận tải Phượng Hoàng) Qua bảng thống kê giá vé trên cho thấy giá tuyến xe Bắc Nam của 2 loại xe giường nằm và ghế ngả của công ty luôn có được Mức giá cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác. Sở dĩ có được sự cạnh tranh đó là do những nỗ lực trong việc tối thiểu những chi phí trong quản lý của công ty, đồng thời do chiến lược ra nhập thị trường nhằm thu hút khách hàng của công ty. Hơn nữa toàn bộ những xe phục vụ chạy tuyến Bắc Nam đều là những xe mới nhập nguyên chiếc nên chi phí khấu hao vào thời điểm bắt đầu khai thac thấp hơn các doanh nghiệp ra nhập thị trường sớm hơn. Đây được coi là một lợi thế không nhỏ trong nỗ lực cạnh tranh của công ty. b. Chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm luôn là công cụ cạnh tranh trục tiếp trên thị trường. Công ty cổ phần tập đoàn vận tải Phượng Hoàng thành lập năm 2004 nhưng đến năm 2008 mới chính thức mở thêm tuyến Bắc Nam. Đây là tuyến có sự cạnh tranh chủ yếu của Phượng Hoàng so với các đối thủ khác. Chất lượng dịch vụ Tuy mới ra nhập thị trường loại xe chất lượng cao nhưng so với các đội thủ khác nhưng Phượng Hoàng đá nhanh chóng chiếm được một lượng thị phần nhất định trên thị trường khoảng 15% trên toàn tuyến từ năm 2008-2010 Điều đó đã phần nào khẳng định được chất lượng dịch vụ của phượng Hoàng. Hơn nữa với việc cung cấp số nút lượt tăng từ 5 chuyến 1/ngày năm 2008 lên 7 chuyến/ngày năm 2010 đã khẳng định được năng lực phục vụ của phượng Hoàng so với các đối thủ khác như Tân Đạt 3 chuyến/ ngày, An sinh 1 chuyến/ ngày, Hoàng long 10 chuyến/ngày. Thời gian giữa các tuyến được rút ngắn xuống còn từ trung bình 3h xuống còn 2.5h/ tuyến. Theo báo cáo điều tra của công ty trong thời gian qua trong 100 khách hàng được hỏi khi đi xe của Phượng Hoàng về chất lượng dịch vụ so với các hang khác thì có 80% khách trả lời là chất lượng dịch vụ của Phượng Hoàng tốt hơn các đối thủ. Có được điều đó là do sự bố trí 1 lái, 2 phụ xe/1 xe. Trong khi đó của Hoàng Long và Tân Đạt chỉ là 1 lái 1 phụ/1 xe. Chất lượng xe Bảng 4: Số lượng và chất lượng các loại xe của Công ty cổ phần Tập đoàn vận tải Phượng Hoàng (2007-2010) Đơn vị: xe TT Mác xe Sức chứa Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1 Daewoo 54 25 25 25 25 2 County 60 30 30 30 30 3 Kinglong 38-50 25 33 33 53 4 Samco 60 16 16 16 16 5 Mecredes 50 15 15 15 15 6 Huyndai 24 19 19 19 19 7 Renaut 30 20 20 20 20 (Nguồn: Phòng Kinh doanh vận tải – Tập đoàn vận tải Phượng Hoàng) Ngoài chất lượng dịch vụ, thì chất lượng xe cũng là một thế mạnh của Phượng Hoàng. Ra nhập thị trường muộn hơn so với các đối thủ Phượng hoàng có thế mạnh về chất lượng các loại xe khi toàn bộ số xe chạy tuyến Bắc Nam đều là xe nhập mới của tập đoàn Trường Hải group hơn nữa với những thiết kế khắc phục được những hạn chế như phòng vệ sinh trong xe và lối đi rộng hơn đã tạo ra được sự thoải mái thuận tiện hơn những xe cùng loại trước đây. Tuy có những mặt lợi thế so với đối thủ song công ty cũng cần phải không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, kịp thời phát hiện những thiếu sót tăng cường quản lý để luôn đảm bảo chất lượng và phải không ngừng cải tiến tìm ra những cái mới làm thỏa mãn khách hàng bởi trong cạnh tranh không có gì là duy nhất không có gì là độc tôn. c. Sự khác biệt Trong cạnh tranh mục đích cuối cùng là dành lợi thế tăng được được doanh thu, thu về được nhiều lợi nhuận. Chứ không phải cạnh tranh để dành vị tri số một trên thị trường, mà ngày nay cạnh tranh cần phải tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ khác. Doanh nghiệp cần phải xây dựng cho mình sự khác biệt so với các đối thủ, cần phải để khách hàng biết đến doanh nghiệp mình nhiều nhất, nhanh nhất, ấn tượng nhất. Ngay từ những ngày đâu thành lập công ty Phượng Hoàng đã xây dựng cho mình một khẩu hiệu riêng đó là: “Khách hàng là người thân” làm tiêu chuẩn phục vụ khách hàng. Thấm nhuần tinh thần đó cán bộ công nhân viên công ty cũng đã tạo ra được chất lượng phục vụ tốt làm hài lòng khách hàng bằng chứng là doanh thu của công ty luôn tăng trưởng ổn định qua từng năm. Chính điều đó đã làm thúc đẩy ban lãnh đạo công ty không ngừng tăng cường và mở rộng thị trường. Bên cạnh những sự khác biệt đó thì việc truyền bá rộng dãi nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng, thể hiện cho khách hàng thấy được phương châm của công ty vẫn chưa gây được sự chú ý và quan tâm mạnh mẽ của khách hàng. Đồng thời những thay đổi về nhân sự cũng đã tạo ra sự không ổn định trong việc truyền bá khẩu hiệu đó. d. lợi thế * Sự chuẩn bị Kỳ một doanh nghiệp nào khi tham gia cạnh tranh đều mong muốn có được những lợi thế trên thị trường. Đối với Phượng Hoàng là một doanh nghiệp tham gia thị trường sau các đối thủ đây là một khó khăn thách thức không nhỏ tuy nhiên cũng là một lợi thế không nhỏ cho doanh nghiệp. Bởi chính những yếu tố đa giúp doanh nghiệp không mắc phải những hạn chế mà các đối thủ đang mắc phải. Hơn nữa trước khi tham gia cạnh tranh doanh nghiệp đã có được bước chuẩn bị vững chắc khi là doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả trên các tuyến bus đi Hà Nội và các tỉnh lân cận điều này đã giúp cho doanh nghiệp có những kinh nghiệm cần thiết để cạnh tranh trên thị trường. * Chất lượng xe Ngoài ra về chất lượng xe chuyên chở cũng là một lợi thế. Các dòng xe sản xuất sau đã khắc phục được những hạn chế của những xe đời cũ hơn * Nguồn nhân lực Công ty cổ phần tập đoàn vận tải đóng trên địa bàn thành phố Hưng yên, là một thành phố trẻ đang trên đà phát triển. Thành phố có nguồn lao động dồi dào điều này đã đóng góp và bổ xung kịp thời vào nguồn nhân lực cho công ty. Tuy nhiên thị trường vẫn khan hiếm và những chính sách của công ty vẫn chưa thu hút được nguồn lao động có chất lượng cao. Nguồn lao động hiện tại của công ty gồm: 60 công nhân viên làm việc trực tiếp tại văn phòng, 100 người làm việc tại các đầu bến, thợ sửa chữa thanh tra, vệ sinh. 280 người là lái xe và phụ xe. Trong đó 20 người có trình độ đại học 30 người có trình độ cao đẳng 50 người có trình độ trung học chuyên nghiệp, còn lại là trình độ phổ thông. Lao động có trình độ trong công ty chiếm tỷ lệ nhỏ làm ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty so với các đối thủ cạnh tranh. e. Hệ thống kênh phân phối Hiện tại hệ thống kênh phân phối của công ty bao gồm: Bộ phận phòng kinh doanh của công ty đóng tại địa bàn tỉnh nằm trên đường Nguyễn Văn Linh, văn phòng Hà Nội tại bến xe Lương yên , văn phòng Sài Gòn tại bến xe Phía Nam, văn phòng Navibox, và hơn 90 đại lý nằm dọc theo suốt các tỉnh từ Bắc vào Nam. Các đại lý chủ yếu nằm trên quốc lộ 1A chủ yếu là các nhà hàng, cây xăng nơi có nhiều xe Bắc Nam đỗ, nghỉ và qua lại thường xuyên. Các đại lý ủy quyền này nhận phân phối vé cho công ty. Đây là một mạng lưới rộng đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, nếu không được quản lý tốt sẽ tạo điều kiện cho các đại lý ủy quyền trục lợi từ những việc bán vé như bán vé sai quy định hay bán vé cao hơn trước thời điểm có quyết định thay đổi … điều này sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín của công ty. Hơn nữa trong thời buổi công nghệ thông tin phát triển cần phải có những kênh phân phối nhanh chóng và thuận tiện hơn nữa để có thể cạnh tranh và làm thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Như sử dụng kênh phân phối qua mạng internet qua trang web của công ty… f. Phương thức thanh toán Hiện nay công ty vẫn sử dụng hình thức thanh toán chủ yếu bằng phương pháp trực tiếp ( đến tận nơi văn phòng, đại lý) để mua điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, làm tăng thêm chi phí vì phải trả hoa hồng cho các đại lý, so với các doanh nghiệp cùng ngành. Theo thông kê thì hiện tại công ty thì hình thức thanh toán này chiếm khoảng 90% trên tổng doanh thu. Trong khi đó các doanh nghiệp khác sử dụng hình thức thanh toán qua mạng đạt trên 45% (Hoàng long), Tân Đạt 38 % trên tổng doanh thu. Do đó doanh nghiệp cần đẩy mạnh và thúc đẩy và sử dụng những phương thức thanh toán mới để nâng cao năng lực và để phục vụ khách hàng thuận tiện hơn. g. Công tác xúc tiến thương mại Do đang trong quá trình hoàn thiện và tập trung vào ổn định và nâng cao chất lượng dịch vụ nên công ty chưa có được sự đầu tư về công tác này. Hiện tại công ty cũng chưa xây dựng được đội ngũ chuyên về công tác này. Các hình thức quảng cáo, xúc tiến thương mại chủ yếu mang tính chất nhất thời chứ chưa có chuẩn bị bài bản. 2.2.2.2 Thông qua các chỉ tiêu a. Thị phần Bảng 5: Bảng thống kê thị phần tuyến Bắc Nam xe chất lượng cao của công ty và một số đối thủ qua các năm(2007-2010) Đơn vị: % Năm Công ty 2007 2008 2009 2010 Phượng Hoàng _ 3% 9% 15% Hoàng Long 43% 40% 35% 35% Tân Đạt 15% 15% 10% 10% Các hãng xe khác 42% 42% 46% 40% (Nguồn: Phòng Kinh doanh vận tải – Tập đoàn vận tải Phượng Hoàng) Qua bảng số liệu trên ta thấy trong năm 2008 khi mới ra nhập thị trường vào những tháng cuối năm công ty đã được 3% thị phần của toàn tuyến Sang năm 2009 thị phần của công ty đã tăng thêm 6% so với năm công ty đã đạt được một bước tiến đáng kể tại thời điểm này của Hoàng Long va Tân Đạt có xu hướng chững lại và giảm cụ thể : Hoàng Long còn 35% , Tân Đạt 10%. Và sự xuất hiện gia nhập thị trường của hãng xe tư nhân khác cũng đã kéo thị phần của nhóm này lên tới 46% . Đến năm 2010 thị phân của công ty tiếp tục tăng lên 6% so với năm 2009 . Sơ dĩ có được điều này là công ty vẫn giữ được chất lượng phục vụ đồng thời khách hàng cũng đã biết nhiều đến Phượng Hoàng hơn. Hơn nữa việc tăng cường từ 5 chuyến/ngày lên 7 chuyến/ngày đã góp phần vào sự tăng trưởng của chỉ số này nâng tổng số thị phần toàn miền Bắc của công ty lên 30% b. Tỷ xuất lợi nhuận Trong kinh doanh việc xác định kết quả trong kinh doanh trong doanh nghiệp không thể thiếu được. Việc xác định tỷ xuất lợi nhuận đó là việc xem xét một đồng chi phí của doanh nghiệp bỏ ra thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận tối đa mà doanh nghiệp đạt được thong qua việc so sánh giữa các năm và so sánh với các đối thủ cạnh tranh. Bảng 6: Chi phí kinh doanh của công ty qua các năm(2007-2010) Đơn vị: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 Doanh thu 18213 29563 50903 89262 Chi phí 16361,2 26901,2 45481 80841,2 Chi phí/Doanh thu 89,83% 90,99% 90.09% 90,56% (Nguồn: phòng kinh doanh tập đoàn vận tải Phượng Hoàng) Qua bảng trên ta thấy qua các năm tỷ xuất lợi nhuận của công ty luôn có sự biến động. Năm 2007 là 89, 83% . Năm 2008 là 90,99%. Năm 2009 là 90,09%. Năm 2010 là 90,56%. Trong năm 2008 đây là thời điểm công ty mở thêm tuyến Bắc Nam nên việc sử dụng vốn chưa mang lại hiệu quả cao. Đồng thời đây là thời điểm chịu ảnh hưởng bởi lạm phát và khủng hoảng kinh tế. Nhìn chung việc sử dụng vốn của công ty luôn đạt hiệu quả tuy chưa mang tính đột phá nhưng ổn định và đi theo chiều hướng tích cực. 2.3 Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của công ty 2.3.1 Những thành tựu đã đạt được Sau 6 năm đi vào hoạt động công ty đã gặp không ít khó khăn. Tại thời điểm ra nhập thị trường trải qua biết bao thăng trầm và biến cố, từ khó khăn trong việc xây dựng cơ cấu ổn định, khó khăn do chịu tác động của ảnh hưởng kinh tế. Nhưng vượt lên những khó khăn đó công ty vẫn không ngừng nỗ lực hoàn thiện, luôn cố gắng từng bước đi lên tạo được uy tín trên thị trường, mối quan hệ giữa các đối tác làm ăn, giúp công ty luôn có được sự thuận lợi trong kinh doanh. Tổng doanh thu năm 2010 đạt 122.5% so với kế hoạch lợi nhuận đạt 8420,8 tỷ tăng gần 6% so với năm 2009. Đạt được kết quả như vậy là do sự đoàn kết nhất trí của toàn bộ cán bộ công nhân viên công ty tạo tinh thần nhiệt tình phấn đấu vì sự phát triển chung của công ty Công ty đã duy trì và khai thác tốt các tuyến bus nội tỉnh và liên tỉnh tạo được tiền đề tốt cho việc củng cố và mở rộng thị trường. Ngoài ra dù cũng còn gặp nhiều khó khăn nhưng công ty cũng đã bắt đầu chủ động nghiên cứu, xây dụng chiến lược nhằm đẩy mạnh phát triển các tua du lịch đi tất cả các địa danh của các tỉnh trong cả nước, nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và mục tiêu phát triển của công ty. 2.3.2 Những hạn chế tồn tại Bên cạnh những thành tựu đã đạt được công ty vẫn còn những hạn chế cần khắc phục đó là: Chất lượng nguồn nhân lực trong kinh doanh bất kỳ ngành nghề nào yếu tố con người là yếu tố quyết đinh đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên về mặt này công ty vẫn chưa được quan tâm đúng mức việc tuyển dụng còn mang tính qua loa, chưa kiểm soát kỹ nên vẫn còn gây ra sự mất ổn định trong quá trình hoạt động. Đào tạo: Việc đào tạo về sự nắm vững nhũng quy chế, chuẩn mực về chuyên môn nhiều khi vẫn còn nặng về hình thức qua loa đại khái. Áp dụng khoa học kỹ thuật: Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào công tác quản lý vẫn còn ít chưa phổ cập phương pháp làm việc công cụ sử dụng còn nặng về tính phổ thong truyền thống. Chưa mạnh dạn đổi mới. Hệ thống nhà văn phòng: Về cơ sở vật chất nhà xưởng cơ quan văn phòng chủ yếu sửa chữa và đưa vào sử dụng chứ chưa được đầu tư và xây dựng mới cho phù hợp với quy mô. Văn phòng là việc còn chật trội gây ra sự bất tiện trong làm việc. Quảng cáo và xúc tiến thương mại: Công tác quảng cáo và xúc tiến thương mại vẫn còn nghèo nàn chưa được đầu tư đúng mức, công ty chưa xây dựng được đội ngũ chuyên trách về việc quảng bá thương hiệu. Bên cạnh đó thì công tác xây dựng các kế hoạch, chiến lược phát triển thị trường chủ yếu là thuộc bộ phận phòng kinh doanh. Trong khi đó thì việc đầu tư về nguồn lực cho phòng này còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng. 3.3 Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty Nhìn chung trong những năm qua đi vào hoạt động công ty đã có được sự ổn định, tuy nhiên vẫn còn những hạn chế ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty. - Thời gian tham gia thị trường của công ty so với đối thủ cạnh tranh của công ty muộn hơn các đối thủ: Hoàng long 2003, Tân đạt tiền thân là công ty xe bus Hà Nội. - Chí phí cho quảng cáo xúc tiến thương mại vẫn chưa được quan tâm chú trọng. - Chất lượng nguồn nhân lực chưa được cao tỷ lệ nguồn nhân lực chất lượng có trình độ có trong công ty còn chiếm tỷ lệ hạn chế 12,5% trong tổng số nguồn lao động trong công ty. CHƯƠNG III MỐT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY 3.1 Phương hướng nhiệm vụ kinh doanh năm 2011, mục tiêu đến năm 2015 3.1.1 Định hướng phát triển * Mục tiêu năm 2011 Trong năm kế hoạch năm 2011 công ty đề ra một số mục tiêu cơ bản nhằm đạt được như sau: - Về doanh thu đạt: 116040,6 triệu tăng 30% so với thực hiện năm 2010 - Tăng nốt luợt phục vụ từ 18%-20% so với năm thực hiện 2010 - Thu nhập binh quân: 3.500.000đ người/tháng - Lợi nhuận trước thuế đạt: 10947,04triệu 3.1.2 Mốt số mục tiêu chủ yếu công ty phấn đấu đạt vào năm 2015 - Quy mô định hình của công ty: 550 CBCNV với 250 đầu xe - Thành lập các công ty, chi nhánh trực thuộc tập đoàn quản lý + Bến xe Triều Dương. + Chi nhánh vận chuyển khách và kinh doanh xuất nhập khẩu ô tô và thiết bị cơ khí Hà Nội. + Công ty TNHH Đầu tư xây dựng và thương mại Hưng Yên + Công ty lắp giáp ô tô HuynhDai loại 1 tấn + Liên doanh liên kết với nước ngoài, lắp giáp ô tô và các dịch vụ khác. + Kinh doanh xăng dầu + Mở rộng kinh doanh 3.1.3 Doanh thu đến 2015 Doanh thu tăng 70% so với năm 2010 Lợi nhuận : 14314,68 triệu Thu nhập bình quân: 6 triệu người/ tháng 3.1.4 Mục tiêu cơ cấu bộ máy, nhà cơ quan văn phòng đến 2015 Xây dựng, kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý gọn nhẹ, năng động đảm bảo về chất lượng nguồn nhân lực trong các phòng ban. Xây dựng nhà xưởng văn phòng làm việc đạt tiêu chuẩn, hiện đại để thuận tiện cho hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao. Sơ đồ 2: Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý công ty định hình đến năm 2015 HỘIĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC P. TỔNG GIÁM ĐỐC P. TỔNG GIÁM ĐỐC P. TỔNG GIÁM ĐỐC Giám đốc Ct CPĐT vận tải Phượng Hoàng GĐ công ty CP TP XNK Hưng Yên GĐ bến xe Triều Dương GĐ công ty CP xe khách Hưng Yên GĐ CTy TNHH TBCK Hưng Yên Giám đốc Cty TNHH ĐTXH HY GĐ Cty lắp ráp ôtô Huyn Dai So sánh với sơ đồ ở chương II ta thấy để phù hợp với quy mô và mục tiêu mở rộng kinh doanh của công ty đến năm 2015 thì sơ đồ này đảm bảo được về cấp độ quản lý phù hợp và bảo đảm cả về chiều sâu, rộng. Điều này giúp nâng cao được năng lực quản lý và quản lý phù hợp với quy mô của công ty. 3.2 Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty 3.2.1 Hạ giá vé Giá vé là yếu tố thu hút hấp dẫn của người mua do vậy làm thế nào để kinh doanh cùng một mặt hàng nhưng lại có giá rẻ hơn đối thủ cạnh tranh luôn là một vấn đề được quan tâm hơn cả. Muốn có được sự cạnh tranh về giá có ưu thế hơn các đối thủ cạnh tranh công ty phải có cách quản lý phù hợp tiết kiệm chí phí góp phần làm giảm giá vé cụ thể: Trong kinh doanh vận tải thì chi phí lớn nhất của công ty là chi phí xăng dầu, nó chiếm tới 42% trong tổng chí phí. Do vậy nó là yếu tố ảnh hưởng lớn. Công ty nên đầu tư nghiên cứu việc điều chỉnh thời gian giữa các nốt lượt tăng cường vào thời gian cao điểm và thưa vào những thời điểm vắng khách. Tập trung xây dựng nghiên cứu phát triển hệ thống kênh phân phối ít tốn kém và mang lại hiệu quả như. Sử dụng cách bán vé qua mạng, trang web sẽ giảm được việc % cho các đại lý tư nhân. Nghiên cứu và điều chỉnh để giảm bớt chi phí bảo hiểm ở những giai đoạn thưa vắng khác, hoặc những xe trong thời gian bảo dưỡng lâu. 3.2.2 Đa dạng hóa các tuyến Việc mở rộng các tuyến, lĩnh vực kinh doanh tương úng, nhằm mục đích đem lại thị phần lớn cho công ty. Hơn nữa việc mở rộng này cũng nhằm giúp cho công ty quảng bá được hình ảnh thâm nhập sâu rộng vào thị trường nâng cao được năng lực cạnh tranh. tuy nhiên cần chú ý đến nghiên cứu tính khả thi trong quá trình mở rộng. công ty nên mở rộng thêm các loại dịch vụ như xe chuyên chở: như taxi, xe dùng cho đám cưới hỏi, xe dùng cho đám hiếu. Đặc biệt lưu ý đến chiến lược mở tuyến Du Lịch theo tua. Xây dựng thêm các bến mới nhằm đảm bảo việc đưa đón khách được thuận tiện. Mở rộng thêm các điểm đón tại những nơi vùng nông thôn, xa khu trung tâm, những con đường nhỏ tại những thời điểm cố định, nhằm thu hút khách đồng thời tạo thói quen đi lại cho người dân được thuận tiện. 3.2.3 Hoàn thiên hệ thống kênh phân phối Kênh phấn phối có vai trò quan trọng trong cạnh tranh đặc biệt nó càng trở nên quan trọng hơn đối với xu hướng hiện đại. Ở công ty hiện tại đang sử dụng các kênh phân phối chủ yếu bao gồm: công ty đến khách hàng, từ công ty - đại lý – khách hàng. Công ty vẫn chưa chú trọng tới dệ thống kênh phân phối qua trang mạng đây là một kênh phân phối vừa đem lại sự thuận tiện cho khách hàng, vừa tiết kiệm chi phí cho công ty, giúp công ty đa dạng, hiện đại được hệ thống nâng cao được năng lực cạnh tranh cho công ty. 3.2.4 Nâng cao chất lượng dịch vụ * Nâng cao chất lượng hệ thống phương tiện. Để có một hệ thống phương tiện xe hiện đại về chất lượng thì cần rất nhiều vốn đầu tư và chính sách phát triển lâu dài của Tập đoàn Phượng Hoàng. Vì vậy, trước hết công ty cần có các giải pháp đầu tư về nguồn vốn lớn nhằm duy trì và nâng cao chất lượng hệ thống phương tiện: - Đầu tư trong công tác bảo dưỡng, sửa chữa tại xí nghiệp trong điều kiện hiện nay: Đánh giá và đề xuất các danh mục trang thiết bị cần trang bị phục vụ công tác bảo dưỡng sửa chữa cho xí nghiệp. Rà soát lại lực lượng thợ sửa chữa, bảo dưỡng. Xây dựng quy định thống nhất về khai thác phương tiện phối hợp với các xí nghiệp lên kế hoạch theo dõi và thực hiện công tác bảo dưỡng, sửa chữa cho phương tiện ngay khi cần thiết. - Triển khai mô hình quản lý gara tập trung: không phân cấp trách nhiệm cụ thể và xuyên suốt từ phòng kỹ thuật công ty đến gara và từng bộ phận trong gara. * Nâng cao chất lượng đội ngũ lái xe và nhân viên phục vụ - Để đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu: làm hài lòng khách hàng, niềm tin và phong cách phục vụ của đội ngũ nhân viên phục vụ; thực hiện tất cả các tiêu chí phục vụ và nhiệm vụ của từng nhóm đối tượng (lái xe, nhân viên marketing, nhân viên điều hành, tuyến trưởng...). Nội dung công tác nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên phục vụ: - Nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, tổ chức đào tạo, phổ biến, cập nhật các hoạt động liên quan đến các nhóm đối tượng; tổ chức định kỳ kiểm tra (3- 6 tháng/ lần), sát hạch về nghiệp vụ chuyên môn của các nhóm, đối tượng để đánh giá, xếp loại và bồi dưỡng bằng vật chất. - Xây dựng và giáo dục phong cách phục vụ, xây dựng tiêu chuẩn phong cách phục vụ cho từng nhóm đối tượng, tổ chức chiến dịch, hội thi, phong trào để thi đua với việc lựa chọn ra những cá nhân điển hình để từ đó đề ra các danh hiệu thi đua cho các nhóm đối tượng phấn đấu. - Bồi dưỡng kiến thức: ngoài chuyên môn nghiệp vụ, hàng năm tổ chức các buổi ngoại khoá(1- 2 lần) để giới thiệu các hoạt động của công ty, các lớp bồi dưỡng về giao tiếp, tiếng anh, vi tính... - Tăng cường năng lực của hoạt động kiểm tra, giám sát. Tổ chức các chiến dịch nâng cao chất lượng phục vụ: chiến dịch nâng cao chất lượng đội ngũ công nhân lái xe, hội thi lái xe giỏi, an toàn và giữ gìn xe tốt... 3.2.5 Chú trọng tới công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Vấn đề con người luôn là vấn đề cốt lõi trong mọi lĩnh vực hiện nay, trình độ của cán bộ, công nhân viên trong công ty là không đều, một doanh nghiệp không thể phát triển tốt được nếu không có được một đội ngũ nhân viên tốt, sự học hỏi, sự kế thừa là yếu tố không thể thiếu được. Nếu muốn có được một thế hệ giỏi. Công ty phải có các biện pháp thu hút được các nhân viên có trình độ về làm việc cho mình, bên cạnh đó công ty cần có các biện pháp đào tạo chuyên sâu những cán bộ chuyên sâu để trở thành nòng cốt công ty. 3.2.6 Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường và xây dựng chiến lược kinh doanh Trong nền kinh tế thị trường đầy cạnh tranh thì việc tìm kiếm thị trường và tiêu thụ được sản phẩm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các daonh nghiệp, nó tạo điều kiện để mỗi doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển đồng thời tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc. Với công ty, loại hình kinh doanh chủ yếu là về vận tải, nó hoàn toàn nó không giống với các loại hình kinh doanh khác. Đối với công ty thì yếu tố tâm lý, sự thỏa mãn khách hàng về chất lượng dịch vụ mang ý nghĩa quyết định. Do đó việc kinh doanh của công ty. Và nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty phụ thuộc việc nghiên cứu và dự báo về những thay đổi tâm lý, những biến động, và đưa ra những biện pháp, phương hướng để xây dựng chiến lược kinh doanh. Để có được kết quả tốt trong công việc này công ty cần phải đào tạo và nâng cao đội ngũ cán bộ công nhân viên, phải có phòng chuyên nghiên cứu thị trường, xử lý các thông tin tác động và phản hồi về phía khách hàng, thị trường. Đồng thời nắm bắt được những động thái của đối thủ cạnh tranh từ đó có phương án hợp lý nhằm dành lợi thế cạnh tranh về cho công ty. 3.2.7 Tạo ra sự khác biệt để dành lợi thế trong cạnh tranh Cạnh tranh trên thị trường ngày nay không chỉ là các công cụ như giá, chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ, phương thức thanh toán…Mà cạnh tranh ngày nay cần tạo ra sự khác biệt, phải tạo được nét riêng, tạo ấn tượng đặc biệt với khách hàng. Từ những ngày thành lập công ty đã tạo ra sự khác biệt lấy khẩu hiệu “khách hàng là người thân “ . Nhưng theo tôi thì điều này vẫn chưa được hiện thực một cách triệt để, cụ thể việc nhận thức về câu khẩu hiệu này của chính nhân viên trong công ty cũng chưa triệt để, hay việc truyền sự khác biệt đó đến khách hàng để khách hàng cảm nhận cũng chưa được công ty quan tâm. Do đó công ty cần tạo ra sự khác biệt, bằng cách gắn câu khẩu hiệu này lên các vị trí có thể nhắc nhở cho nhân viên và làm cho khách hàng có thể cảm nhận được sự khác biệt, tinh thần, của công ty mong muốn được phục vụ khách hàng. Ngoài ra công ty có thể chuyển đổi từ 2 nhân viên phụ xe là nam giới hiện tại sang thành 1 nam , 1 nữ để thuận tiện cho việc thỏa mãn và làm hài lòng đa dạng khách hàng VD: đối với khách hàng là nam giới thì việc chăm sóc của nhân viên nữ sẽ dễ gây thiện cảm với khách. Hơn nữa những khách hàng có trẻ nhỏ đi theo sự chu đáo, ân cần của nhân viên nữ bao giờ cũng tạo ra được ấn tượng đặc biệt với khách hàng về hình ảnh công ty. Đối với khách hàng nữ thì nhân viên nam cũng tạo được ấn tượng tốt hơn (yếu tố tâm sinh lý khác giới). Ngoài ra công ty có thể xây dựng lịch trình trong đó có các tiết mục văn nghệ hoặc giới thiệu về các địa danh nơi xe đi qua để giảm bớt sự nhàm chán trong chuyên hành trình, tạo được sự hào hứng, đồng thời làm tăng sự hiểu biết cho hành khách. Những điều này góp phần làm tăng sự khác biệt tạo ra lợi thế cạnh tranh cho công ty. 3.3 Một số biện pháp khác - Thực hiện việc liên doanh liên kết với các doanh nghiệp khác như: hợp tác với các công ty có uy tín, các hãng hàng không để đẩy mạnh việc nâng cao thương hiệu và hợp tác cùng có lợi - Đẩy mạnh công tác quảng cáo nhăm thu hút khách hàng. Kết hợp việc quảng cáo trên xe bus nhằm quảng bá hình ảnh của công ty đến với đông đảo người dân, niêm yết giá vé xe chất lượng cao của công ty trên xe bus để khách hàng có thể nhận biết đa dạng về giá các loại dịch vụ của công ty và sử dụng khi có nhu cầu. - Công ty nên tập trung vào kinh doanh những lĩnh vực kinh doanh Trọng tâm trọng điểm không nên đầu tư dàn trải quá nhiều, điều này sẽ làm giảm năng lực cạnh tranh của công ty với các nghành nghề chính so với đối thủ, làm giảm uy tín công ty. - Hiện đại hóa công tác quản lý và điều hành các cơ quan văn phòng đây là mấu chốt quyết định đến việc kinh doanh có được thực hiện tiến hành hay không, cách thực hiện và biện pháp tiến hành cũng bắt nguồn từ công tác này. Do đó nó ảnh hưởng trực tiếp tới công việc kinh doanh, theo tôi hiệ nay công ty cần phải : + Có sự phối hợp giữa các phòng ban trên cơ sở chức năng nhiệm vụ tọa mọi điều kiện cho nhau thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ. + Bổ sung và từng bước hoàn thiện các nội quy văn phòng nhằm mục đích nâng cao nhiệm vụ và đời sống phù hợp với tình hình và đời sống của cơ quan văn phòng. - Xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong công ty, tạo ra sự nét riêng về lề lối làm việc nâng cao được tinh thần đoàn kết trong công ty. 3.4 Một số kiến nghị 3.4.1 Đối với nhà nước Nhà nước cần điều hành nền kinh tế phát triển ổn định, tăng trưởng đều. Đặc biệt kiểm soát chặt chẽ giá cả xăng dầu. Không ngừng tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng dịch vụ, mức độ an toàn xe tham gia kinh doanh vận tải. Nhằm đảm bảo an toàn cho hành khách, giảm thiểu tệ nạn xe dù, xe cóc. 3.4.2 Đối với tỉnh Tạo điều kiện thuận lơi, khuyến khích doanh nghiệp phát triển kinh doanh. Đồng thời không ngừng kêu gọi đầu tư tạo cơ chế hành chính thuận lợi để kinh tế tỉnh phát triển, góp phần tạo cơ hội cho sự phát triển của công ty. 3.4.3 Đối với ngành giao thông vận tải. Không ngừng nâng cấp, sửa chữa và mở rộng những tuyến đường giao thông quan trọng góp phần cho sự thuận tiện đi lại, đồng thời giảm thiểu những ách tắc và đảm bảo an toàn. KẾT LUẬN Kinh tế đất nước đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thị trường. kinh tế phát triển nhu cầu đi lại giao lưu giũa các vùng miền ngày càng tăng cao đòi hỏi phải có dịch vụ đủ năng lực, chất lượng để đáp ứng nhu cầu đó. Đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ không chỉ của riêng một doanh nghiệp nào mà còn là của chung của nền kinh tế, đảm bảo cho sự phát triển chung của toàn xã hội nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì không ngừng phải tìm ra và phát huy những thế mạnh, hạn chế và khắc phục những mặt hạn chế để nâng năng lực của mình trong cạnh tranh dành thế chủ động trên thi trường giúp cho hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả và đem lại lợi nhuận cao nhất cho công ty. Đề tài nâng cao năng lực cạnh tranh là chìa khóa giúp các doanh nghiệp tham gia trên thị trường nói chung và công ty tập đoàn vận tải Phượng Hoàng nói riêng. Chuyên đề đã tập trung nêu lên được phần nào thực trạng và năng lực của công ty phân tích những nguyên nhân của những hạn chế đó. Từ thực trạnh phân tích và tổng kết, chuyên đề đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục phân tích những tồn tại nâng cao được năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trường. Tuy nhiên trong thời gian thực tập và nghiên cứu ngắn, do nguồn số liệu thu thập còn hạn chế và trình độ có giới hạn, chuyên đề vẫn còn những phần chưa hoàn thiện, rất mong thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến giúp cho chuyên đề được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình quản trị chiến lược NXBĐH kinh tế quốc dân: (PGS. TS Ngô Kim Thanh) – 2009 Giáo trình kinh tế vĩ mô NXBĐH kinh tế quốc dân: Giáo trình Maketting nhà xuất bản lao động - xã hội: (GS.TS Đỗ Hoàng Toàn) -2007 Công ty cổ phần Tập đoàn vận tải Phượng Hoàng- Quy hoạch phát triển VTHK đến năm 2010- 2015 Tạp chí Giao thông vận tải năm 2000,2001,2002,2003,2004 Chuyên đề thực tập của sinh viên Phạm Thị Lý lớp 06k4 khoa KT$QTKD trường Đại Học Chu Văn An. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TNHH TM và DV : Trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ HĐQT : Hội đồng quản trị TD : Triều Dương HY : Hưng yên MỤC LỤC NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ Họ và tên : Hoàng Văn Ba Lớp: 07k3 GVHD: PGS.TS. Đồng Xuân Ninh Tên đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần tập đoàn vận tải Phượng Hoàng”

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột giải pháp nhằm nâng cao nâng lực cạnh tranh của công ty cổ phần tập đoàn vận tải vận tải Phượng Hoàng.DOC
Luận văn liên quan