Thuê là một hinh thức động viên Tài chính đã đươc ra đời cùng với sự ra đời của bộ máy Nhà nước, thuế và các chính sách về thuế gắn liền với chính sách kinh tế - xã hội của một quốc gia Khi nền kinh tế phát triển tất yếu sẽ làm tăng thêm áp lực chi tiêu của chính phủ cho sự tiến bộ của xã hội. Đểđáp ứng cho nhu cầu chi tiêu đó Nhà nước tìm cách khai thác tất cả mọi nguồn thu, xong trong tất cả các hình thức động viên, khai thác thì nguồn thu từ thuế vẫn là nguồn thu chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong Ngân sách Nhà nước.
Theo quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt nam trong Đại hộĐảng toàn quốc lần thứ VIII đã khẳng định nền kinh tế nước Việt Nam trong thời kỳ quáđộđi lên chủ nghĩa xã hội bao gồm các thành phần kinh tế: kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, kinh tế tư bản
Trong thời kỳ hiện nay, thành phần kinh tế cá thểđã vàđang cùng các thành phần kinh tế khác trong xã hội phát huy vai trò của mình, một mặt vừa đóng góp một phần của cải không nhỏ trong tổng thu nhập kinh tế quốc dân, đồng thời cũng góp phần giải quyết các vấn đề bức xúc trong xã hội như: Vấn đề về vốn, về giá trị sản phẩm hàng hoá thực hiện, về công ăn việc làm cho người lao động
Vấn đề quản lý thuế lại càng gặp nhiều khó khăn hơn khi nước Việt nam mới thực hiện luật thuế GTGT thay thế cho luật thuế Doanh thu trước đây. Với quan điểm áp dụng các luật thuế mới trong chương trình cải cách chính sách kinh tế nhằm đảm bảo cho nền kinh tế nước nhà hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, đồng thời phải đảm bảo ổn định số thu ngân sách trong những năm đầu thực hiện luật quản lý thuế, tăng số thu cho ngân sách ở những năm tiếp theo, góp phần ổn định và phát triển nền kinh tếđất nước.
Với ý nghĩa đó, qua thời gian thực tập tại Chi cục thuế huyện sơn dương , em được giúp đỡ tận tình của cán bộ trong cơ quan và chỉ bảo của thầy cô trong bộ môn tài chính doanh nghiệp, kết hợp với kiến thức đã học tập, bản thân em đãđược nghiên cứu tìm hiểu phân tích, đánh giá trình độ, chức thực hiện các luật thuế nói chung và luật thuế GTGT nói riêng trên địa bàn huyện Sơn Dương.
Em mạnh dạn lựa chọn đi sâu nghiên cứu và viết vềđề tài: ''Một số biện pháp hạn chế thất thu thuế GTGT đối với các hộ kinh tế cá thể thu thuế theo phương pháp trực trên địa bàn huyện Sơn Dương''.
Nội dung đề tài gồm 3 phần:
Chương I: Thuế GTGT và sự cần thiết phải hạn chế thất thu thuế GTGT.
Chương II: Thực trạng công tác hạn chế thất thu thuế GTGT đối với Hộ kinh tế cá thể nộp thuế theo phương pháp trực tiếp Trên địa bàn huyện Sơn Dương.
Chương III: Một số giải pháp tăng cường hạn chế thất thu thuế GTGT đối với Kinh tế cá thể trên địa bàn Chi cục thuế huyện Sơn Dương.
Em là 1 sinh viên với kiến thức và sự hiểu biết về lý luận còn hạn chế, thời gian thực tập ngắn nên nội dung và phương pháp triển khai đề tài khó tránh khỏi những khiếm khuyết. Kính mong được sự giúp đỡ chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các đồng chí trong ban lãnh đạo chi cục Sơn Dương và các cô chú, các bạn bèđãđọc đề tài này đểđề tài được hoàn thiện và mang ý nghĩa thực tiễn hơn.
Đề cương
Chuyên đề : ‘‘Một số giải pháp hạn chế thất thu thuế GTGT đối với các hộáp dụng chếđộ khoán thuế ,,
Chương I: Thuế GTGT và sự cần thiết phải hạn chế thất thu thuế GTGT đối với kinh tế cá thể 3
1.1. Lý thiết chung về thuế GTGT 3
1.1.1.Khái niệm, đặc điểm của thuế GTGT 3
1.1.1.1.Khái niệm 3
1.1.1.2.Đặc điểm 3
1.1.2.Nội dụng cơ bản của thuế GTGT 4
1.1.2.1.Phạm vi áp dụng thuế GTGT 4
1.1.2.2.Căn cứ tính thuế 4
1.1.2.3.Phương pháp tính thuế 5
1.1.3.Ưu điểm của thuế GTGT 6
1.1.4.Điều kiện áp dụng 7
1.2.Thất thu thuế và sự cần thiết phải hạn chế thất thu thuế GTGT đối với kinh tế cá thể trên địa bàn huyện Sơn Dương 8
1.2.1.Thất thu thuế và nguyên nhân thất thu thuế 8
1.2.2.Đặc điểm và vài trò của kinh tế cá thể 8
1.2.3.Sự cần thiết phảI hạn chế thất thu thuế GTGT đối với các hộ cá thể 10
1.2.3.1.Thất thu thuế vàảnh hưởng của thất thu thuế 10
1.2.3.2.Thực trạng quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh tế cá thể trên địa bàn huyện Sơn Dương 12
Chương II: Thực trạng công tác chống thất thu thuế GTGT đối với hộ kinh tế cá thể theo phương pháp trực tiếp trên địa bàn huyện Sơn Dương 14
2.1.Đặc điểm kinh tế xã hội và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý thu thuế trên địa bàn 14
2.1.1. Đặc điểm tình hình kinh tế – xã hội ở huyện Sơn Dương 14
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Chi Cục thuế huyện Sơn Dương 14
2.1.2.1.Cơ cấu tổ chức 14
2.1.2.2.Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận 15
2.2.Công tác quản lý thu thuế của Chi Cục thuế huyện Sơn Dương trong thời gian qua 17
2.3.Tình hình hạn chế thất thu đối tượng nộp thuế 19
2.4.Tình hình hạn chế thất thu căn cứ tính thuế 25
2.4.1.Đối với những hộ nộp thế theo kê khai 26
2.4.2.Đối với những hộ nộp thuế theo tình hình ấn định doanh thu 28
2.4.2. Tình hình quản lý thu nộp thuế và thu hồi nợđọng đối với hộ kinh doanh cá thể 31
2.5. Đánh giá chung về công tác hạn chế thất thu thuế của chi cục thuế
Huyện Sơn Dương trong thời gian qua 33
Chương III: Một số giải pháp tăng cường hạn chế thất thu thuế GTGT đối với kinh tế cá thể trên địa bàn chi cục thuế huện Sơn Dương 36
3.1.Yêu cầu của công tác hạn chế thất thu thuế vàđịnh hướng công tác quản lý thuế GTGT đối với kinh tế cá thể 36
3.1.1.Yêu cầu của công tác hạn chế thất thu thuế 36
3.2.Các biện pháp hạn chế thất thu thuế 37
3.2.1.Các biện pháp cụ thể nhằm hạn chế thất thu thuế GTGT ở khu vực kinh tế cá thể trên địa bàn huyện Sơn Dương 38
3.2.1.1.Tăng cường quản lýđối tượng nộp thuế 38
3.2.1.2.Tăng cường quản lýđối tượng căn cứ tính thuế 41
1.2.1.4.Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra 45
3.2.1.5. Thực hiện nghiêm túc quy trình quản lý thu thuế vàáp dụng những biện pháp để thu thuế hiệu quả 45
3.2.1.6.Tổ chức tốt công tác cán bộ 47
3.2.2.Các điều kiện thực thi 47
3.2.2.1. Hoàn thiện chính sách thuế 47
3.2.2.2.Nâng cao hiệu quả quản lý của UBND huyện , UBDN các xã 48
Kết luận 50
67 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2575 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp hạn chế thất thu thuế giá trị gia tăng đối với các hộ kinh tế cá thể thu thuế theo phương pháp trực trên địa bàn huyện Sơn Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ống giá bán và số lượng hàng bán, không phản ánh đầy đủ vào sổ sách các khoản thu, hoặc duy trì sổ sách kế toán không đầy đủ, không đúng quy định nhằm che giấu doanh thu. Về phía chi cục còn thiếu những cán bộ vững về chuyên môn, nghiệp vụ nên công tác kiểm tra, đối chiếu, xác minh chứng từ còn gặp nhiều khó khăn.
2.4.2. Đối với những hộ nộp thuế theo tình hình ấn định doanh thu.
Qua công tác tìm hiểu và nắm vững những địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh và các thông tin kê khai đăng ký thuế của các ĐTNT, các đội thuế tiến hành sắp xếp, phân loại các hộ kinh doanh theo ngành nghề kinh doanh, mặt hàng kinh doanh, quy mô kinh doanh và làm công tác ấn định doanh số. Mỗi năm chi cục tiến hành ổn định thuế hai lần. Đối với những hộ có tình hình kinh doanh ổn định, kinh doanh nhỏ thì có thể ổn định thuế luôn một lần cho cả năm, những hộ có biến động lớn về doanh số thì tiến hành điều chỉnh ngay, để đảm bảo mức thuế ấn định phù hợp với thực tế kinh doanh của họ.
Thực tế hiện nay, ở chi cục thuế huyện Sơn Dương vẫn áp dụng thu theo hình thức khoán là chủ yếu bởi vì các hộ kinh doanh trên địa bàn chủ yếu là hộ kinh doanh vừa nhỏ. Hiện nay số thu theo hình thức khoán chiếm 60% trong tổng số hộ chi cục đang quản lý. Việc thu thuế theo hình thức này có nhiều nhược điểm nên thất thu là khó tránh khỏi nêu cán bộ thuế xác định doanh thu ấn định thuế không chính xác sẽ gây mất bình đẳng cho các ĐTNT, làm mất niềm tin cho sự khách quan, công bằng của thuế.
Như vậy vấn đề đặt ra là phải xác định doanh thu khoán chính xác và điều chỉnh doanh thu một cách kịp thời để tránh xảy ra sự chênh lệch quá lớn giữa doanh số thực tế và doanh số tính thuế nhất là khi thị trường có sự biến động về giá cả và tiền tệ ta xem qua biểu 6:
Biểu 6: Doanh số điều chỉnh tháng 1/2005
Ngành nghề
Số hộ
Doanh thu
cũ
Thuế cũ
Doanh thu
mới
Thuế mới
So sánh
Doanh
thu
Thuế
Sản xuất
24
62.400
3.675
65.350
4.751
105
129
Thương nghiệp
284
564.210
36.862
634.100
41.320
112
114
Ăn uống
35
65.214
4.862
86.420
6.420
133
132
Dịch vụ
7
6.154
654
7.640
1.564
124
239
Tổng
350
697.978
45.345
793.510
54.055
474
615
Thực tế hiện nay, ở chi cục thuế huyện Sơn Dương vẫn áp dụng thu theo hình thức khoán là chủ yếu bởi vì các hộ kinh doanh trên địa bàn chủ yếu là hộ kinh doanh vừa và nhỏ. Hiện nay số thu theo hình thức khoán chiếm khoảng 36,4% trong tổng số hộ chi cục đang quản lý. Việc thu thuế theo hình thức này có nhiều nhược điểm nên thất thu là khó tránh khỏi. Nếu cán bộ thuế xác định doanh thu ấn định thuế không chính xác sẽ gây mất bình đẳng cho các ĐTNT, làm mất niềm tin vào sự khách quan, công bằng của thuế.
Như vậy vấn đề đặt ra là phải xác định doanh thu khoán chính xác và điều chỉnh doanh thu một cáchkịp thời để tránh xảy ra sự chênh lệch quá lớn giữa doanh số tính thuế nhất là khi thị trường có sự biến động về giá cả và tiền tệ. Việc công khai thuế được thực hiện nghiêm túc ở các xã trong huyện. Trong tháng 01 năm 2005 chi cục thuế tiến hành điều chỉnh lại thuế cho 350 hộ, đây chủ yếu là những hộ kinh doanh có doanh thu biến động lớn. Thông qua biểu 7 ta có thể nhận thấy việc điều chỉnh chủ yếu tập trung chủ yếu vào ngành thương nghiệp, có 284 hộ được điều chỉnh với số thuế tăng thêm là 5.166.000 đồng (tương ứng với tỷ lệ tăng 14%).
Tiếp đó là ngành ăn uống, sản xuất, dịch vụ với số hộ lần lượt được điều chỉnh là 350 hộ, 24 hộ và 7 hộ. Nhìn chung, doanh thu sau điều chỉnh đều tăng khoảng từ 10% - 30%.
Để đưa ra mức doanh số ấn định hay doanh số điều chỉnh cho sát với thực tế kinh doanh, chi cục thuế đã căn cứ vào nhiều yếu tố như: chỉ số giá cả, các chỉ tiêu thu nhập, diễn biến của thị trường, sức mua của thị trường, kế hoạch thu được giao… kết hợp với điều tra doanh số (tuy vậy, điều này vẫn mang tính chủ quan). Nếu việc điều chỉnh không sát với thực tế kinh doanh sẽ gây thất thu thuế. Thông thường những hộ được điều chỉnh thuế chỉ chấp nhận mức doanh thu ấn định thấp hơn nhiều so với doanh thu thực tế của họ. Họ luôn tìm cách che đậy thực tế kinh doanh của mình để xin giảm thuế phải nộp. Vấn đề này gây khó khăn cho công tác điều tra, điều chỉnh thuế và gây thất thu thuế.
Thực tế cho thấy, một số hộ sau khi điều chỉnh thuế phàn nàn vì mức thuế cao và yêu cầu giảm thuế phải nộp. Họ thắc mắc vì phải nộp thuế cao hơn nhiều so với hộ khác có cùng tình trạng kinh doanh như họ. Họ đưa ra các lý do để dây dưa, chây ỳ gây khó dễ cho cán bộ thuế.
Như vậy, đây là một công việc phức tạp đòi hỏi cán bộ thuế có trình độ chuyên môn cao, thái độ trong công việc cần nhã nhặn để có thể giải thích cho đối tượng được điều chỉnh thuế chấp nhận nghiêm túc, tạo điều kiện cho cán bộ thuế hoàn thành nhiệm vụ. Hơn nữa, trong công tác điều chỉnh cần thiết phải tiến hành một cách triệt để toàn diện hơn, đưa hết các đối tượng phải điều chỉnh thuế vào phạm vi điều chỉnh để hạn chế tình trạng thất thu thuế. Việc không xác định được đầy đủ các hộ đưa vào diện điều chỉnh sẽ gây bất bình đẳng và sự phản ứng của các hộ làm khó khăn cho công tác quản lý thu thuế. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ đọng, nghỉ kinh doanh gây thất thu thuế.
Việc xác định doanh số ấn định ban đầu cho một số hộ kinh doanh cũng là một vấn đề khó khăn. Những hộ này trong thời gian đầu kinh doanh do doanh thu chưa ổn định thường gặp nhiều khó khăn, việc ấn định mức thuế khoán chưa đủ căn cứ. Thông thường, mức thuế khởi điểm đối với những hộ này rất thấp. Nếu không thường xuyên điều tra nắm bắt doanh số thì khả năng thất thu là không nhỏ.
Công tác điều tra doanh số ấn định tuy là một nhiệm vụ khó khăn phức tạp nhưng lại rất cần thiết để tăng cường chống thất thu thuế. Ta thấy rằng việc điều chỉnh 350 hộ trong tháng 01 năm 2005 đã làm tăng thu ngân sách được 8.710.000 đồng. Vì thế, nếu chi cục không thường xuyên tiến hành công tác điều tra doanh số ấn định, thì việc bỏ sót mỗi hộ không đưa vào điều chỉnh sẽ cho số thất thu ước tính trung bình là 8.710.000/350 = 24.885 đồng/tháng. Cụ thể hơn ta xét ví dụ sau:
Bảng 7: Số điều tra về doanh thu thực tế và doanh thu ấn định.
ĐVT: đồng
Tên hộ
Ngành nghề
Doanh thu
ấn định
Doanh thu
thực tế
So sánh
Tuyệt đối
Tương đối
Nguyễn Thanh Hoài
Thương mại
2.648.000
4.561.000
1.913.000
172
Phạm Văn Mạnh
Dịch vụ
1.456.000
2.541.000
1.085.000
175
Lê Thị Lan
Thương mại
3.954.000
5.124.000
1.170.000
130
Nguồn: Số liệu tổ thanh tra, kiểm tra
Qua ví dụ trên ta thấy rằng doanh thu ấn định chưa sát với doanh thu thực tế. Nguyên nhân của tình trạng thất thu về căn cứ thuế của các hộ nộp thuế theo hình thức ấn định trên doanh thu:
+ Việc lựa chọn các căn cứ để xác định doanh số ấn định doanh số chưa sát với thực tế kinh doanh của các hộ.
+ Công tác điều chỉnh thuế tiến hành chưa triệt để chưa toàn diện mới chỉ tập trung vào một số hộ kinh doanh lớn có sự biến động mạnh về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Việc phân nhóm các hộ để đưa ra cùng một mức thuế ấn định là chưa hợp lý, chưa công bằng và chưa chính xác.
2.4.3. Tình hình quản lý thu nộp thuế và thu hồi nợ đọng đối với hộ kinh doanh cá thể.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế nói chung, thành phần kinh tế cá thể đã khẳng định được vị trí trong nền kinh tế thị trường, số thu thuế từ khu vực này ngày càng tăng thêm, nhưng thực trạng đang được các cấp, ngành quan tâm là tình trạng thất thu do nợ đọng kéo dài.
Nợ đọng thuế chính là số thuế ma NNT phải nộp trong kỳ tính thuế nhưng hết hạn nộp thuế vẫn chưa nộp cho cơ quan thuế hoặc số thuế nộp thiếu. Trên quan điểm cho rằng một đồng hôm nay có giá trị hơn một đồng ngày mai nên NNT thường tìm cách kéo dài thời hạn nộp thuế. Với số thuế chiếm dụng của Ngân sách Nhà nước, NNT sẽ đem đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình nhằm thu lợi nhuận cao mà không phải đi vay và nộp lãi tiền vay. Và như vậy số thuế nợ đọng của những hộ đó dồn vào cuối năm nên không đủ tiền nộp buộc phải dây dưa nợ đọng thuế. Và điều đó dẫn đến hậu quả là Nhà nước thất thu thuế, không sử dụng kịp thời số thu về thuế. Công tác thu nộp thuế là khâu cuối cùng trong quá trình quản lý thuế, trách nhiệm đôn đốc thu nộp thuế thuộc về bộ phận đôn đốc thu thuế song trách nhiệm chính là do cán bộ trực tiếp quản lý. Trên sổ bộ, cứ hết một tháng cán bộ thuế tổng hợp các hộ nộp thuế, loại trừ những hộ có đơn xin nghỉ kinh doanh chuyển sang bộ phận nghiệp vụ duyệt và ra thông báo thuế vào ngày 10 tháng sau. Trong thời gian còn lại cán bộ thuế phải đôn đốc thu nộp tiền thuế trực tiếp đối với hộ nhỏ, còn các hộ lớn tự nộp tiền vào kho bạc.
Về nhận thức, ai cũng hiểu rằng, để đảm bảo thu đúng, thu đủ và kịp thời số thuế phát sinh cho NSNN thì cán bộ chuyên quản phải làm tốt các công việc trên. Công tác đôn đốc thu nộp tiền thuế được đánh giá qua kết quả thu nộp, thể hiện qua biểu số liệu sau:
Bảng 8: Kết quả thu nộp thuế GTGT đối với hộ cá thể.
ĐVT: nghìn đồng
Chỉ tiêu
Thực thu
Thu của ghi thu
Thu nợ
Truy thu và thu phạt
Thuế
Tỷ lệ
Thuế
Tỷ lệ
Thuế
Tỷ lệ
Năm 2005
1.957.340
1.458.632
74,5
345.236
17,6
153.472
7,8
Năm 2006
4.098.175
2.674.657
136,6
1.238.954
63,3
184.564
9,4
Nguồn: Trích từ báo cáo thực thu và tổng kết bộ
Thông qua bảng 8 có thể thấy công tác thu thuế nhìn chung tương đối tốt.
Năm 2005, chi cục thuế đã thu được 1.975.340 (nghìn đồng) và đến năm 2006, kết quả này đã là 4.098.175 (nghìn đồng), tăng 109,37% so với năm 2005.
Trong cơ cấu thu thì tỷ trọng thu của ghi thu là rất lớn, chiếm tới 74,5% trong năm 2005. Mặc dù trong năm 2006, tỷ lệ này có giảm đi nhưng nó vẫn chiếm tỷ trọng lớn (65,26%). Số thu nợ thuế GTGT, TNDN tăng từ 17,6% (năm 2005) lên đến 30,23% (năm 2006).
Mặc dù chi cục đã rất cố gắng trong công tác thu nộp thuế, song tình trạng nợ đọng thuế có chiều hướng gia tăng ở hầu hết các ngành.
Năm 2005 ngành có số nợ đọng lớn nhất là ngành sản xuất, xây dựng vận tải với tổng số thuế là 290.695.169 đồng, chiếm 70,8% tổng số nợ đọng của cả năm. Tiếp đến là ngành thương nghiệp chiếm 25%. Và ngành có số nợ đọng ít nhất là ngành dịch vụ chiếm 0,7%, còn lại là ngành ăn uống chiếm 3,5%. Tổng số thuế nợ đọng năm 2005 là 410.835.669 đồng tương ứng với tỷ lệ nợ đọng khá cao (14,9%).
Sang đến năm 2006 tổng số thuế nợ đọng lên tới con số 691.216.312 đồng, với tỷ lệ nợ đọng là 17,6%. Trong đó ngành sản xuất, xây dựng và vận tải chiếm 74,9% tổng số nợ đọng với số thuế 517.450.652 đồng. Tiếp đến là ngành thương nghiệp chiếm 16,4% với số thuế nợ đọng 113.439.705 đồng.
Ngành dịch vụ tăng lên 7,9% với số thuế 48.919.019 đồng. Và ngành ăn uống lại là ngành có số thuế nợ đọng ít nhất chiếm 0,8% tổng số nợ đọng thuế của cả năm.
Về nguyên nhân của tình trạng nợ đọng là do một số hộ kinh doanh chuyển đi nơi khác hoạt động, hoạt động kinh doanh thua lỗ, có hộ chây ỳ không chịu nộp thuế và luôn tránh mặt cán bộ thuế. Còn về nguyên nhân chủ quan có thể chi cục thuế chưa đủ cán bộ chuyên môn để giao trách nhiệm đôn đốc thu thuế mới và thu hồi thuế nợ đọng cũ.
2.5. Đánh giá chung về công tác chống thất thu thuế của chi cục thuế huyện Sơn Dương trong thời gian qua.
Qua việc phân tích tình hình quản lý thuế và công tác chống thất thu thuế GTGT trên địa bàn huyện Sơn Dương thời gian qua, ta có thể rút ra một vài nhận xét như sau:
Về ưu nhược điểm: Chi cục thuế huyện Sơn Dương có rất nhiều cố gắng trong công tác thu, thực hiện có hiểu quả các biện pháp có nghiệp vụ theo sự chỉ đạo của Tổng cục thuế, không ngừng bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, ý thức trách nhiệm và phẩm chất đào đức cho đội ngũ cán bộ để đáp ứng nhu cầu quản lý thu thuế trong cơ chế thị trường.
Chi cục đã thực hiện tốt việc phát động phong trào thi đua trong toàn chi cục, có chê độ khen thưởng cho nhưng cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ và xử lý kịp thời những hành vi sai phạm của cán bộ thuế và người nộp thuế.
Công tác quản lý đối tượng nộp thuế được tiến hành tốt, đã đưa được hầu hết các hộ kinh doanh thực tế trên địa bàn huyện Sơn Dương vào diện quản lý.
Chi cục thuế đã chuyển khai chế độ kế toán hộ kinh doanh, tình trạng xin nghỉ kinh doanh, khiếu kiện giảm. Ngoài ra căn cứ vào doanh thu kê khai nộp thuế của các hộ thực hiện kế toán, cơ quan thuế có thể đánh giá mức thất thu để điều chỉnh mức thuế ấn định của các hộ đang nộp thuế khoán.
Bên cạnh những mặt đạt được, trong công tác thuế của chi cục thuế huyện Sơn Dương trong thời gian qua vẫn tồn tại những biểu hiện chưa tích cực, trong công tác quản lý số hộ nghỉ kinh doanh, chi cục vẫn điều tra triệt để số hộ nghỉ giả để xử lý kịp thời và như vậy vẫn còn thất thu về số hộ.
Công tác quản lý doanh thu của các hộ cá thể thu theo kê khai chưa được tiến hành chặt chẽ, việc xử lý những trường hợp sai phạm còn thiếu nghiêm khắc, nhiều cán bộ thuế còn ngại khó, ngại va chạm như vậy dẫn tới tình trạng hộ kê khai không trung thực làm cho thất thu thuế vẫn xảy ra.
Trong công tác triển khai kế toán để tăng cường chống thất thu thuế, chi cục thuế vẫn gặp phải sự chống đối của một số hộ kinh doanh, do nhu cầu đòi hỏi hoá đơn trong việc mua bán hàng hoá của người dân chưa thành thói quên.
Tình hình nợ đọng thuế GTGT mà chi cục thuế vẫn chưa đề ra biện pháp giải quyết triệt để.
Như vậy, với những đánh giá khái quát trên, để khắc phục những khó khăn, giải quyết những vấn đề còn tồn tại, từ đó đưa ra những kinh nghiệm. Cho công tác thu thuế năm 2005 hoàn thành tốt, chi cục thuế cần tìm ra những nguyên nhân và đưa ra biện pháp khắc phục kịp thời để tăng cường công tác chống thất thu trong khu vực toàn huyện nói chung và khu vực kinh tế cá thể nói riêng.
Qua phân tích đánh giá ở trên, đối với những tồn tại trong công tác quản lý thu thuế và tình trạng thất thu thuế GTGT, đối với những hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Sơn Dương trong thời gian vừa qua xuất phát từ những nguyên nhân sau:
- Về phía chi cục: Tổ chức bộ máy tuy đã được tăng cường về chất lượng, nhưng trình độ nghiệp vụ và kiến thức về kế toán còn chênh lệch so với yêu cầu công tác đa dạng, phức tạp trong cơ chế thị trường. Một số cán bộ thuế chưa nắm chắc được tình hình hoạt động của các đối tượng sản xuất, kinh doanh dịch vụ hoạt động trên địa bàn mình phụ trách. Bên cạnh đa số cán bộ kiên trì đấu tranh thu thuế có hiệu quả, còn không ít cán bộ thiếu tu dưỡng.
- Công tác tuyên truyền đã được chú ý nhưng chưa phát huy được tác dụng nâng cao ý thức của các tầng lớp nhân dân trong việc chấp hành tốt nghĩa vụ khai báo, nộp thuế đúng pháp luật. Điều đó cũng có thể do chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng trong công tác quản lý thuế.
- Về phíthu NNT: chưa xây dựng được nếp " sống và làm việc theo pháp luật", thiếu ý thức tự nguyện, tự giác chấp hành nghĩa vụ kê khai nộp thuế đúng quy định. Nhiều đối tượng thường tìm và lợi dụng những sơ hở về chính sách, chế độ để lách thuế, trốn lậu thuế. Hầu như đối với các cơ sở kinh doanh, nếu không ai theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở xử lý thì rất ít cơ sở chịu nộp thuế đúng, đủ kịp thời. Và vấn đề dây dưa nợ đọng tiền thuế đang là vấn đề đề nhức nhối cho cơ quan chức năng cần phải nhanh chóng khắc khục.
- Chưa có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban ngành chức năng như: quản lý thị trường, công an, văn hoá thông tin,... trong công tác quản lý căn cứ tính thuế, thu hồi nợ đọng cũng chưa thực hiện các hình thức xử phạt nghiêm minh.
Chương III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HẠN CHẾ THẤT THU THUẾ GTGT ĐỐI VỚI KINH TẾ CÁ THỂ TRÊN ĐỊA BÀN CHI CỤC THUẾ HUYỆN SƠN DƯƠNG
3.1. Yêu cầu của công tác chống thất thu thuế và định hướng công tác quản lý thuế GTGT đối với kinh tế cá thể
3.1.1. Yêu cầu của công tác chống thất thu thuế .
Như đã phân tích thuế là lĩnh vực có quan hệ trực tiếp đến lợi ích kinh tế, đồng thời chịu tác dụng của nhiều nhân tố, nên thất thu thuế đã trở thành hiện tượng phổ biến và do vậy cuộc đấu tranh chống thất thu thuế phải là việc thường xuyên để tăng nguồn thu, hạn chế cho ngân sách Nhà nước .
Với đặc điểm của kinh tế cá thể trên địa bàn huyện Sơn Dương và thực trạng của những năm vừa qua đã cho thấy riêng việc chống thất thu thuế là một nhiệm vụ cấp bách, phải thực hiện thường xuyên, đồng thời chỉ một mình ngành thuế sẽ không có khả năng làm được, trái lại cần có sự phối hợp của nhiều ngành, nhiều cấp.
Để đảm bảo được yêu cầu trong việc cải cách thuế theo cơ chế thu thuế mới đó là: tự đăng ký, tự kê khai, tự tính và tự nộp thuế thì mục tiêu yêu cầu của chống thất thu thuế nói chung và hạn chế thất thu thuế GTGT nói riêng bối cảnh cải cách thuế được đật ra như sau:
Một là: việc tăng cường các biện pháp chống thất thu thuế nhằm đảm bảo thu đúng. Thu đủ số thuế vào NSNN, đáp ứng cho nhu cầu chi tiêu chính phủ từng thời kỳ, khai thác các nguồn thu mới phát sinh, đưa 100% các hộ, các cơ sở sản xuất kinh doanh vào quản lý thuế, giải quyết tình trạng bỏ sót nguồn thu hay thu trùng thuế. Bên cạnh đó, cần có những biện pháp mềm dẻo, khéo léo để vừa thực hiện được nhiệm vụ thu, vừa nuôn dưỡng phát triển nguồn thu lâu dài về sau. Tránh tình trạng cạn kiệt nguồn thu trong tương lai.
Hai là: tăng cường các biện pháp chống thất thu thuế nhằm giảm thiểu tình trạng khai man trốn lẩu thuế, chây ỳ, nợ đọng, dây dưa tiền thuế với mục đích chiếm dụng tạm thời tiền thuế của nhà nước và các hiện tượng tiêu cực trong các lĩnh vực thuế, nâng cao khả năng quản lý nhà nước về kinh tế, uốn nắn những sai lẹch và điều chỉnh kịp thời bất hợp lý trong thực thi các luật thuế, có biện pháp xử lý nghiêm minh những hiện tượng bị vi phạm, răn đe và ngăn chặn những mầm mống tiêu cực, đồng thời cần tuyên chuyền về thuế tới đông đảo quần chúng nhân dân .
Ba là: nâng cao, củng cố tình pháp lý của các luật thuế, các pháp lệnh thuế. Tạo nên sự công bằng giữa các đối tượng nộp thuế, nâng cao tính tự nguyện, tự giác và ý thức chấp hành luật pháp của công dân. Kết hợp áp dụng những biện pháp tuyên truyền về thuế tới đông đảo quần chúng để họ hiểu việc đóng thuế cho nhà nước không chỉ đơn thuần là nghĩa vụ với nhà nước mà đó chính là thực hiện quyền được hưởng lợi ích từ các công trình phúc lợi xã hội, môi trường kinh doanh ổn định.
3.2. Các biện pháp hạn chế thất thu thuế
Thất thu thuế là một hiện tượng kinh tế - xã hội gắn liền với công tác quản lý thu thuế. Cùng với quá trình đổi mới và cải cách hệ thống chính sách thuế, nhà nước thường xuyên quan tâm đến việc chỉ đạo phối hợp giữa các ngành, các cấp để tăng cường chống thất thu thuế có hiệu quả nhất. Trong những năm vừa qua công tác thuế đã góp phần tích cực, tạo được thế ổn định cho nền tài chính quốc gia, từng bước kiềm chế lạm phát, ổn định giá cả tiền tệ … để đảm bảo những mục tiêu chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, đưa tỷ lệ động viên qua thuế, phí, lệ phí vào NSNN ngày càng tăng. Để đảm bảo được mục tiêu, yêu cầu trên, sau đây em xin đề ra một số giải pháp nhằm tăng cường hạn chế thất thu thuế nói chung và hạn hạn chế thất thu thuế GTGT nói riêng trên địa bàn huyện Dơn Dương.
Yêu cầu tất yếu để thực hiện công tác hạn chế thất thu thuế là phải có sự quyết tâm đấu tranh đối với những hiện tượng tiêu cực trong ngành thuế cùng với nỗ lực sáng tạo của mỗi cán bộ ngành thuế. Từ đó có thể đưa ra được những giải pháp hữu hiệu, kịp thời giúp thực hiện có hiệu quả công tác hạn chế thất thu thuế. Đồng thời, cần có sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên từ phía Đảng và Nhà nước, sự phối hợp giữa các ban ngành địa phương và sự đồng tình ủng hộ của nhân dân.
3.2.1.Các biện pháp cụ thể nhằm hạn chế thất thu thuế GTGT ở khu vực kinh tế cá thể trên địa bàn huyện Sơn dương:
3.2.1.1. Tăng cường quản lý người nộp thuế.
Quản lý NNT là khâu đầu tiên, quan trọng nhằm đưa các hộ kinh doanh vào sổ bộ thuế theo dõi quản lý. Để giải quyết tốt vấn đề này, chi cục thuế cần tập trung vào một số nội dung sau:
- Đối với hộ không có đăng ký kinh doanh và chưa được cấp mã thuế :
Cán bộ thuế phải thường xuyên phối hợp với UBND xã, thị trấn hoặc ban quản lý chợ … và các ngành có liên quan để thực hiện kiểm tra các hộ kinh doanh mới phát sinh và các hộ có kinh doanh thực tế trên địa bàn nhưng chưa thực hiện việc xin cấp giấy phép kinh doanh và mã số thuế, từ đó yêu cầu các hộ này thực hiện việc xin cấp giấy phép kinh doanh và mã số thuế, đưa các đối tượng này vào quản lý trong sổ bộ thuế để quản lý thu nộp thuế.
Cần phải thường xuyên quan tâm hơn nữa đến công tác đăng ký nộp thuế, cấp mã số cho NNT thông qua việc tham mưu, kết hợp với phòng tài chính - kế hoạch huyện để quản lý chặt chẽ, xác định số hộ kinh doanh nhưng không đăng ký kinh doanh. Chi cục thuế có trách nhiệm hướng dẫn các hộ thực tế kinh doanh đăng ký nộp thuế. Làm được như vậy sẽ hạn chế thất thu thuế về hộ kinh doanh.
Cán bộ chuyên môn thuế nên lập sơ đồ quản lý số hộ kinh doanh theo thứ tự số nhà,thôn xóm để phối hợp với hội đồng tư vấn thuế xã quản lý nhưng địa chỉ còn chưa thu thuế. Đồng thời thành lập tổ kiểm tra liên ngành thực hiện điều tra hộ kinh doanh, phân loại hộ để quản lý .
Đối với những hộ kinh doanh có cửa hàng, cửa hiệu có địa điểm cố định cần đề nghị cơ quan chức năng tiến hành cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, từ đó xác định số thuế phải nộp để quản lý trên sổ bộ.
Phát động quần chúng điều tra phát hiện khai báo cho cơ quan thuế những hộ không chịu đăng ký nộp thuế để cơ quan thuế có biện pháp xử lý kịp thời, phấn đấu đưa ĐTNT vào nề nếp.
- Đối với những hộ đang quản lý trên sổ bộ :
Phải thường xuyên theo dõi tình hình biến động về hoạt sản xuất kinh doanh, tích cực kiểm tra phát hiện sự thay đổi về ngành nghề, quy mô kinh doanh, nguyên nhân nghỉ kinh doanh, bỏ kinh doanh, tách nhập hộ … nắm danh mục các loại thuế của các đối tượng. Từ đánh giá việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của các đối tượng để có các biện pháp hạn chế thất thu thuế có hiệu quả hơn. Đối với những đối tượng có nghi vấn thì phải chú ý và thường xuyên đi sát điều tra nắm bắt tình hình, kết hợp với việc kiểm tra giấy phép kinh doanh, hoá đơn chứng từ.
Thực hiện chế độ báo cáo công khai hộ kinh doanh và mức thuế từng hộ, thực hiện công khai hộ nghỉ kinh doanh, hộ miễn thuế bằng cách thông qua kênh đài phát thanh của huyện, xã vừa tuyên truyền luật quản lý thuế bằng nhiều hình thức và phương pháp khác nhau cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, vừa đọc những danh sách các hộ nghỉ kinh doanh; hoặc thực hiện gián danh sách các hộ nghỉ này ở các chợ, UBND xã hoặc tại nhà xin nghỉ kinh doanh từ đó có thể các đối tượng này sẽ tự động quản lý, theo dõi lẫn nhau thay cho cơ quan thuế.
Đối với những hộ xin nghỉ kinh doanh, đặc biệt là số hộ xin nghỉ tạm thời thì phải xác định rõ nguyên nhân và thường xuyên kiểm tra nắm bắt tình hình thực tế của các hộ và tránh tình trạng các hộ viết đơn xin nghỉ kinh doanh để được miễn, giảm thuế nhưng thực tế các hộ này vẫn kinh doanh bình thường. Đây là một thủ đoạn hết sức phổ biến. Điều này không chỉ xuất phát từ ý đồ của những người nộp thuế mà không loài trừ có sự liên quan của cán bộ thuế. Vì vậy. đối với những hộ này phải có đơn xin nghỉ, nên rõ lý do nghỉ, thời gian nghỉ và đặc biệt là phải được cán bộ thuế kiểm tra xét duyệt trước khi miễn, giảm thuế cho các hộ này, kết hợp áp dụng cac biện pháp thích hợp để các hộ tự kiểm tra lẫn nhau. Từ đó cơ quan thuế có thể quản lý chăt chẽ số hộ nghỉ kinh doanh, nêu ra quyết định xử phạt thật nghiêm minh đối với các đối tượng này làm gương cho các đối tượng khác đang có ý nghĩ trốn thuế phải chấm dứt tư tưởng đó đi. Giảm thiểu việc trốn thuế thông qua thủ đoạn này.
Đối với hộ miễn, giảm nên lập sổ theo dõi riêng từng đối tượng, phân theo từng ngành nghề kinh doanh từ đó sẽ thấy được tình hình biến động và xu hướng phát triển của các hộ này một cách kỹ lưỡng hơn để có thể quản lý các hộ này được tốt hơn. Thực hiện chế độ báo cáo công khai hộ kinh doanh và mức thuế từng hộ, thực hiện công khai hộ nghỉ kinh doanh, hộ miễn thuế bằng cách thông qua kênh đài phát thanh của huyện, xã vừa tuyên truyền luật thuế bằng nhiều hình thức và phương pháp khác nhau cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, vừa đọc những danh sách các hộ nghỉ kinh doanh ; hoặc thực hiện gián danh sách các hộ nghỉ này ở các chợ, UBND xã hoặc tại nhà xin nghỉ kinh doanh từ đó có thể các đối tượng này sẽ tự động quản lý, theo dõi lẫn nhau thay cho cơ quan thuế .
- Đối với hộ nợ đọng tiền thuế : nên lập sổ riêng để theo dõi các hộ có nợ đọng từ đó ta có thể thấy được là những đối tượng nào hay dây dưa tiền thuế nhiều nhất và tìm ra được nguyên nhân thực sự của việc dây dưa tiền thuế, từ đó đưa ra biện pháp phù hợp với từnh trường hợp cụ thể để chấm dứt tình trạng nợ đọng, dây dưa không chịu nộp thuế của các đối tượng này .
Bên cạnh những biện pháp trên, cần tăng cường vai trò của đội thuế vì các đội thuế này thường hay đi sâu sát sao, và tiếp cận với đối tượng nộp thuế nhiều, cho nên họ có thể nắm vững và hiểu biết sâu sắc địa bàn mà mình quản lý từ đó giúp cho việc quản lý các hộ kinh doanh trên địa bàn có hiệu quả hơn .
Chi cục thuế cần phải tranh thủ chỉ đạo các đội thuế, giao trách nhiệm rõ ràng cho từng cán bộ thuế trong việc quản lý NNT trong thời gian nhất định . Phải điều tra toàn bộ số hộ kinh doanh thuộc diện nộp thuế trên địa bàn được phân công quản lý để đưa vào sổ bộ thuế, xây dựng mạng lưới công tác việc làm chỗ dựa cho việc phối hợp, tổ chức thực hiện luật thuế.
Để thực hiện tốt nghĩa vụ thu thuế thì mỗi tổ, đội trong cơ quan thuế cũng như mỗi cán bộ thuế cần phải tiến hành theo dõi chặt chẽ từng đối tượng nộp thuế, thực hiện xem xét, kiểm tra kỹ lưỡng các tờ khai đăng ký thuế của các hộ, đối chiếu với thực tế kinh doanh .
Thực hiện 100% quản lý thuế trên sổ bộ đối với số hộ sản xuất kinh doanh có địa điểm cố định. Đối với hộ vãng lai, lưu động, hộ làm kinh tế phụ gia đình phải đưa vào bộ phụ để theo dõi quản lý thu thuế môn bài, thuế GTGT, thuthu TNDN … Đối với những hộ kinh doanh nhỏ, doanh thu và thu nhập thấp sau khi thu thuế môn bài cần hướng dẫn làm thủ tục miễn giảm thuế GTGT và TNDN .
3.2.1.2. Tăng cường quản lý đối tượng căn cứ tính thuế
Qau phân tích phần hai cho thấy: mặc dù kê khai trực tiếp có sử dụng hoá đơn, chứng từ bán hàng, ghi chép sổ sách kế toán nhưng khả năng trốn thuế là vẫn có và thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn . Đối với những hộ này, để có căn cứ tính thuế chính xác thì ngoài việc nắm vững sự thay đổi quy mô, ngành nghề kinh doanh thì điều quan trọng là phải hướng dẫn, theo dõi tình hình thực hiện chế độ kế toán, chứng từ của các hộ kinh doanh để xác định doanh thu sát với thực tế hơn . Theo hướng này ta có thể đưa ra một số biện pháp sau:
Một là: Do nền kinh tế ngày càng phát triển, số hộ thực hiện sổ sách kế toán ngày càng tăng lên nên cần có biện pháp tăng cường quản lý đối với các hộ này. cán bộ thuế phải thường xuyên kiểm tra cách ghi chép và sử dụng chứng tư hoá đơn nhằm phát hiện ra những sai sót để kịp thời sửa chữa. Trong việc quản lý hóa đơn nếu để mất hóa đơn, cán bộ thuế phải mở số sách theo dõi hóa đơn ở khu vực mình phụ trách.
Hai là: Thực hiện phân loại hộ kinh doanh theo ngành nghề, mặt hàng, quy mô kinh doanh và theo phương pháp tính thuế. Từ đó xác định đúng doanh thu từng mặt hàng, áp dụng được mức thuế suất phù hợp. Tránh các tình trạng các đối tượng nộp thuế, tuy kê khai đủ doanh thu nhưng lẫn lộn giữa mặt hàng có thuế suất thấp với mặt hàng có thuế suất cao để được tính và nộp thuế ở mức thuế suất thấp nhất dẫn tới giảm số thuế phải nộp.
Ba là: Do hiện nay ở hầu hết thành phần kinh tế cá thể đều áp dụng quản lý thu theo phương pháp ấn định. Vì vậy, các đối thuế phải chủ động ra soát lại doanh thu khoán của các hộ kinh doanh và xác định chính xác doanh thu tính thuế. Việc xác định giá trị tăng thêm làm căn cứ tính thuế cần dựa vào mặt bằng thị trường, mặt bằng thuế cùng ngành hàng và cùng khu vực, kể cả việc xác định cho những hộ mới ra kinh doanh.
*Đối với những hộ kê khai : Trọng tâm khuyến khích hộ thực hiện tốt chế độ sổ sách kế toán, hoá đơn chứng từ . Cần phải thường xuyên kiểm tra riêng việc ghi chép sổ sách kế toán, hoá đơn, chứng từ. Yêu cầu hướng dẫn các hộ chấp hành nghiêm chỉnh chế độ kế toán, kiểm tra sự khớp đúng số liệu ghi trên số liệu ghi trên sổ doanh thu với các sổ liên quan, kiểm tra xử lý những trường hợp không sử dụng hoá đơn, chứng từ đúng quy cách, các trường hợp mất mát, thất lạc không chính đáng cũng coi như là hành vi gian lận.
Mở các khoá đào tạo kế toán tư nhân cho các hộ thực hiện sổ sách kế toán. Từ đó thực hiện các biện pháp đưa dần các hộ có số thuế nộp lớn, hoặc những hộ nộp thuế theo kê khai trực tiếp sang phương pháp khấu trừ và hộ nộp thuế theo phương pháp khoán sang phương pháp kê khai trực tiếp để tránh hiện tượng thất thu về doanh số tính thuế. Chi cục thuế cần tuyên truyền hướng dẫn để họ thấy được tác dụng của việc thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ trong việc nộp thuế chính xác và công bằng. Muốn thực hiện chứng từ hoá đơn, chứng từ nghiêm túc, cán bộ thuế là người có trách nhiệm chủ yếu cho việc hướng dẫn, theo dõi, quản lý và kiểm tra chặt chẽ việc chấp hành thực tế của đơn vị . Nội dung kiểm tra gồm: việc ghi chép đầy đủ các chỉ tiêu cần thiết ghi trên hoá đơn với việc thực tế ghi chép đầy đủ trên sổ sách kế toán nhập - xuất hàng hoá. Kiểm tra việc mua bán hàng có hoá đơn, chứng từ hợp lệ không? Qua đó góp phần ngăn chặn phát hiện và xử lý kịp thời những hiện tượng trốn lậu thuế .
*Đối với những hộ nộp theo phương thức ổn định: Thì doanh số tính thuế là doanh số ấn định dựa vào tình hình kinh doanh thực tế của từng hộ. ở những hộ này, hiện tượng thất thu thuế là không tránh khỏi vì doanh số ấn định dù có sát thực tế đến đâu vẫn mang tính chủ quan, không thể phản ánh chính xác được tình hình kinh doanh của các hộ. Đây là vấn đề trọng tâm của công tác chống thất thu, để hạn chế được tình trạng thất thu và đảm bảo số thu cho NSNN đối với những hộ này thì Chi cục thuế huyện Sơn Dương cần tấp chung vào công việc sau:
Căn cứ vào dự toán thu được giao, doanh thu, mức thuế của tháng trước và mức độ sản xuất kinh doanh trên địa bàn, chi cục phải tiến hành điều tra khảo sát doanh thu của một số hộ kinh doanh và nắm bắt tình hình biến động về giá cả, về hàng hoá, về thu nhập trên địa bàn kết hợp với các thông tin của các hộ kê khai, tham khảo với hội đồng tư vấn thuế xã để từ đó làm căn cứ xác định doanh thu ấn định sát với thực tế kinh doanh, đảm bảo yêu cầu thu ngân sách phù hợp với khả năng của người nộp thuế .
Những hộ lớn cần phải tập trung chỉ đạo vì các hộ này đúng ra phải thưch hiện sổ sách kế toán, hoá đơn chứng từ và thu thuế theo kê khai. nhưng hiện nay vẫn còn phần lớn thu theo phương pháp khoán nên phải rà soát lại doanh thu hàng tháng và thực hiện ấn định doanh thu cho phù hợp với tình hình thực tế kinh doanh. Chi cục phải lập danh sách các hộ lớn theo từng ngành nghề riêng và phân loại hộ theo quy mô kinh doanh và kết hợp với việc tuyên truyền hỗ trợ cho họ hiểu biết được những ưu điểm trong việc thu theo kê khai, củng cố cho họ sử dụng hoá đơn chứng từ và ghi chép sổ sách kế toán đầy đủ từ đó có thể chuyển những hộ khoán lớn này sang thu theo kê khai, đảm bảo tính chính xác và trung thưc về việc thu thuế .
Để hạn chế các hộ nộp thuế theo phương pháp ổn định doanh thu của các hộ nhỏ, chi cục phải nhanh chóng có kế hoạch triển khai thực hiện chế độ kế toán hộ kinh doanh như tuyên truyền hướng dẫn để họ thấy được tác dụng của việc thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ để việc nộp thuế được chính xác và công bằng từ đó có thể đưa việc ghi chép sổ sách kế toán sử dụng hoá đơn, chứng từ mua bán hàng hoá của các hộ đi vào nề nếp làm cơ sở cho việc chuyển phương pháp thu thuế từ thu khoán sang phương pháp kê khai đối với tất cả các hộ kinh doanh .
Hàng tháng, cán bộ thuế tổ chức điều tra tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ mới ra kinh doanh vì những hộ này trong thời gian đầu tình hình kinh doanh chưa ổn định. Doanh số ấn định cũng chỉ mang tính chất tạm thời vì vậy cần phải thường xuyên nắm bắt để đưa ra mức ấn định hợp lý vừa đảm bảo chống thất thu thuế vừa phù hợp với khả năng của các hộ.
Cần phải điều tra lại doanh số và dự kiến thời hạn ổn định thuế mới trước khi hết thời gian ổn định thuế của những hộ sắp hết thời gian ổn định thuế. Niêm yết danh sách dự kiến, doanh số dự kiến, doanh số ấn định của các hộ mới ra kinh doanh và các hộ phải điều chỉnh doanh số tại UBND xa, UBND xã, các đội thuế có thể thu thập ý kiến đóng góp của các hộ, từ đó phân tích xem xét lại mức doanh số dự kiến của từng hộ. Nếu có sự chênh lệch lớn thì có thể tiến hành điều tra doanh số ấn định cho sát với thực tế hơn.
Việc điều chỉnh doanh thu phải căn cứ vào sự biến động của giá cả và tình hình kinh doanh thực tế qua kiểm tra. Khi điều chỉnh doanh thu thì phải thông báo kịp thời với bộ phận ra thông báo thuế đồng thời phải giải thích cụ thể đối với từng hộ kinh doanh về lý do điều chỉnh, các mức thuế điều chỉnh. Việc điều chỉnh doanh thu áp dụng cho ngành nghề hoặc ngành hàng nào phải đồng loạt với những hộ có quy mô kinh doanh như nhau, tránh gây thắc mắc và tư tưởng bất bình mất lòng tin trong nhân dân.
Việc ổn định doanh số phải được tiến hành công khai có sự tham gia của các đội thuế và tổ kiểm tra, tránh tình trạng mập mờ gây thắc mắc trong dư luận xã hội và các hiện tượng tiêu cực. Ngoài ra để hạn chế hiện tượng thất thu về doanh số cần phải tổ chức những buổi gặp mặt giữa lãnh đạo chi cục, lãnh đạo xã với các hộ có quan tâm để tìm hiểu, thăm dò ý kiến nguyện vọng của họ. Giải đáp thắc mắc và cùng tháo gỡ khó khăn để họ thông suốt, tự giác chấp hành, ủng hộ các chính sách pháp luật về thuế và nghiêm cấm cán bộ thuế làm kế toán cho các hộ.
Chi cục cần có đợt kiểm tra chéo giữa các đội thuế về việc quản lý doanh thu theo ngành hàng, theo địa bàn, để từ đó thấy được những chênh lệch bất hợp lý để có biện pháp điều chỉnh kịp thời chống thất thu.
3.2.1.3. Tăng cường quản lý hoá đơn, chứng từ.
Để NNT chấp nhận và nghiêm túc thực hiện các nghĩa vụ về thuế, thì họ phải nhận được thông tin rõ ràng, ngắn gọn về đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế, thuế suất cụ thể, nghĩa vụ khai báo nộp thuế, cách tính toán nghĩa vụ nộp thuế của họ.
Chi cục có thể thực hiện tư vấn thuế miễn phí qua đường dây điện thoại, thông qua đó NNT có thể yêu cầu cung cấp thông tin về thuế, giải đáp những thắc mắc của mình.
Một nguyên nhân rất cơ bản của tình trạng trốn lẩu thuế là việc thực hiện chế độ hoá đơn, chứng từ, kế toán còn lỏng lẻo. Muốn thực hiện hoá đơn, chứng từ nghiêm túc, cán bộ thuế là người có trách nhiệm chủ yếu trong việc hướng dẫn, theo dõi quản lý, kiểm tra chặt chẽ việc chấp hành thực tế của đơn vị.
3.2.1.4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra.
Công tác thanh tra, kiểm tra là công việc quan trọng trong quản lý thuế, và quan trọng hơn nữa khi hiện nay nước ta đang thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế. Việc phát sinh nhiều ngành nghề mới tạo nên tính phong phú đa dạng trong kinh doanh, là điều kiện thúc đầy mọi thành phần kinh tế phát triển. Nếu quản lý, khai thác tốt thì nguồn thu của thuế ngày càng được mở rộng, đảm bảo thu Ngân sách tăng. Tuy nhiên lại nảy sinh những phức tạp và khó khăn. Chính vì vậy, tăng cường công tác quản lý thuế trở thành yêu cầu cấp bách hiện nay. Phải làm sao thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, chính xác, sát với thực tế kinh doanh của mọi thành phần kinh tế. Từ đó đòi hỏi phải tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế cụ thể.
Phải chủ động thường xuyên kiểm tra kiểm soát đội xuất tiến hành thanh tra kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác thu nộp thuế của các đối tượng kinh doanh.
Công tác thanh tra phải sâu rộng, đảm bảo bao quát hết các khâu, các nguồn thu kiểm tra thường xuyên việc chấp hành luật thuế của các hộ kinh doanh tình hình đăng ký kê khai về thuế, giấy phép đăng ký kinh doanh đồng thời phải kiểm tra đột xuất thường xuyên việc thu nộp thanh toán biên lai tiền thuế của các cán bộ và đội thuế ở việc thực hiện và chấp hành luật thuế nghiêm túc và đạt hiệu quả cao.
Tập trung kết hợp với ngành công an, việc kiểm sát trong việc kiểm tra các đối tượng nộp thuế như các hộ thương nghiệp ăn uống dịch vụ…Trên địa bàn mỗi tháng kiểm tra đột xuất và ngẫu nhiên một vài hộ lớn và nếu có điều kiện nên kiểm tra cả hộ nhỏ.
Thanh tra và kiểm tra các hộ kê khai trong việc chấp hành chế độ sổ sách kế toán sử dụng hoá đơn chứng từ. Phối hợp với bộ phận quản lý thị trường, công an kinh tế chống buôn lậu, buôn bán hàng giả, từ đó phát hiện được những gian lận thuế.
Đội thanh tra cùng với UBND xã phối hợp triên khai các biện pháp chống thất thu thuế đảm bảo thu đạt và vượt mức kế hoạch được giao xử lý kịp thời các đối tượng chống lại người thi hành chức năng quản lý thuế. Mặt khác, yêu cầu các cơ quan tư pháp đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh các đối tượng vi phạm nghiêm trọng luật thuế .
Việc tuyển chọn những cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế phải có trình độ, năng lực cao về chuyên môn và có kinh nghiệp thực tế, có tư cách đạo đức, thẳng thắn trung thực, không có tư tưởng cá nhân, bóp méo sự thật hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng xử lý tuỳ tiện, thông đồng giũa cán bộ thuế và người nộp thuế. Để chuyên sâu thêm cho đội thành tra thuế, giao cho đội thanh tra thuế thuế có quyền hạn đủ để kiểm tra, xử lý bất cứ hoạt động sản xuất nào vi phạm pháp luật thuế.
3.2.15.Thực hiện nghiêm túc quy trình quản lý thu thuế và áp dụng những biện pháp để thu thuế hiệu quả.
Để tổ thực hiện tốt quy trình quản lý thu thuế đối với hộ cá thể chi cục cần thực hiện triệt để quyết định 1201TCT/QĐ/TCCB ngày 26/07/2004. Nhằm cải tiến công tác thu thuế theo hướng phân công cụ thể giữa các bộ phận trong bộ máy quản lý thu thuế của chi cục, tăng cường chống thất thu. giảm hiện tượng tiêu cực trong ngành thuế; thực hiện ổn định thuế tạo thuận lợi cho NNT, thực hiện công tác khai hoá mức thuế đảm bảo sự công bằng xã hội trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế; đảm bảo thi hành tốt các luật đặc biết là hai luật thuế GTGT, TNDN.
3.2.1.6. Tổ chức tốt công tác cán bộ:
Cơ quan thuế là một cơ quan quản lý nhà nước. Cán bộ thuế là công chức nhà nước có công ăn việc làm và có thu nhập ổn định, nhưng điều kiện làm việc có những đặc thu riêng của cơ quan hành thu. Công việc của người cán bộ thuế luôn đụng chạm đến lợi ích đòi hỏi phải xử lý khéo léo, tinh tế trên cơ sở kiến thức toàn diẹn, phát huy được hiệu quả cao trong công tác tài chính quản lý thu thuế thì phải thực hiện:
Một là: Bố trí cán bộ một cách hợp lý, phân công đúng người, đúng việc.
Hai là: Tuyển chọn những cán bộ có thể đáp ứng được các yêu cầu công việc đặt ra. Khen thưởng kịp thời những cán bộ gương mẫu và có thành tích, cương quyết xử lý và kỷ luật những cán bộ thoái hóa biến chất.
Ba là: Trong nền kinh tế thị trường đời sống của các cán bộ thuế hiện nay cũng gặp nhiều khó khăn. Vì thế, muốn cán bộ thuế yên tâm công tác, khuyến khích động viên được họ làm việc thật tốt thì chế độ lương bổng đối với cán bộ thuế cũng phải nâng lên. Nên có chế độ bồi dưỡng thêm ngoài phần tính ra từ số tiền thuế đã thu.
Bốn là: Triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng về chính sách chế độ, quy định rõ chức trách, thầm quyền của từng cán bộ. Khuyến khích cán bộ học tập nghiên cứu để nâng cao trình độ, nắm bắt nhanh nhậy những diễn biến của thị trường và tình hình kinh tế xã hội.
Năm là: có thế thực hiện thi nâng bậc lương cho cán bộ để khuyến khích rèn luyện nghiệp vụ.
Sáu là: Phát động những phong trào thi đua, các hội thi để tạo ra không khí phấn khởi, nhiệt tình, nâng cao được trách nhiệm của từng cán bộ như: thi đua những cán bộ thuế giỏi, không thất thu thuế, tuyên truyền viên giỏi ...
3.2.2. Các điều kiện thực thi.
3.2.2.1. Hoàn thiện chính sách thuế.
Hệ thống chính sách thuế của nhà nước Việt nam về cơ bản đã thích ứng với điều kiện cơ chế thị trường và yêu cầu quản lý nhà nước. Tuy nhiên vẫn còn phải tiếp tục sửa đổi bổ sung theo hướng đơn giản, gọn nhẹ, hiệu quả và bao quát được nguồn thu. Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế cần phải hoàn thiện hơn cho phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội nước Việt Nam hiện nay như:
Trong phần quy định về thuế suất vẫn còn chưa rõ ràng giữa các loại hàng hoá dịch vụ chịu thuế dễ dẫn đến áp dụng mức thuế suất lẫn lộn, không đúng đối tượng chịu thuế, làm thất thu thuế. Do vậy, cần có hướng dẫn bổ sung chi tiết cách áp thuế suất cho từng mặt hàng, từng nhóm hàng cụ thể hơn.
Xây dựng hành lang pháp lý hoàn chỉnh, trang bị đầy đủ các cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành thuế.
Nhà nước cần phải ban hành hệ thống pháp luật hoàn chỉnh thống nhất và đồng bộ trong cả nước và giữa các ngành nghề, các lĩnh vực hoạt động.
Mở rộng và tăng cường hoạt động của hệ thống ngân hàng kho bạc, các tổ chức tín dụng. Hạn chế việc sử dụng tiền mặt, khuyến khích các đối tượng nộp thuế mở tài khoản, giao dịch cho ngân hàng .
Đưa hệ thống máy tính vào việc tính thuế, xử lý tờ khai, lập bộ thuế … và thực hiện nối mạng trên toàn quốc để tăng tốc độ làm việc, giảm lao động, thu thập xác minh số liệu một cách nhanh chóng chính xác. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối chiếu mã số thuế giữa các vùng, từ đó hạn chế được tiêu cực trong lĩnh vực thuế.
Nhà nước cần sớm tổ chức ra bộ máy cưỡng chế thi hành thuế gồm có: toà án thuế và cơ quan cưỡng chế thi hành thuế. Nhằm có biện pháp đảm bảo đối tượng nộp thuế thực hiện nghiêm chỉnh theo quy định của luật, đồng thời xử lý những trường hợp vi phạm, không thi hành luật nộp thuế … Đảm bảo công bằng giữa các đối tượng nộp thuế.
3.2.2.2. Nâng cao hiệu quả quản lý của UBND huyện , UBND các xã.
Với tư cách là chính quyền nhà nước ở địa phương thực hiện các chức năng quản lý kinh tế - xã hội của mình, UBND cần phải nâng cao vai trò và hiệu quả quản lý đối với công tác thuế.
Phối hợp với Cục thuế chỉ đạo hoạt động của Chi cục, kịp thời xử lý những vi phạm về thuế theo pháp luật, đặc biệt là UBND xã về vấn đề phối hợp để quản lý công tác thu và chống thất thu trên toàn địa bàn.
Từ những biện pháp đã nêu trên là những biện pháp thiết thực đối với việc hạn chế thất thu thuế khu vực kinh tế cá thể của huyện, các biện pháp này có mối quan hệ tác động lẫn nhau. Các biện pháp trên chỉ được thực hiện tốt và mang lại hiệu quả nếu như cán bộ, nhân viên nhất là cán bộ lãnh đạo chi cục, các đội trưởng gương mẫu thực hiện, đồn thì có sự lãnh đạo kịp thời, sát sao của cục thuế và UBND huyện Sơn Dương. Vì vậy nâng cao năng lực phẩm chất, đạo, trình độ và tính năng động của bộ máy quản lý, việc tăng cường sự lãnh đạo của UBND huyện Sơn Dương. Cục thuế Tuyên Quang và sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, sự đồng tình ủng hộ của quần chúng không chỉ có ý nghĩa lớn lao đối với việc hạn chế thất thu thuế GTGT mà còn có phạm vi lớn hơn.
Kết luận
Thực tế hiện nay, khu vực kinh tế cá thể phát triển đa dạng, mạnh mẽ, cùng với nhu cầu chi tiêu của NSNN ngày càng tăng đã làm cho công tác thuế trở nên khó khăn và nặng nề hơn.
Trong khi đó, thất thu thuế nói chung và thất thu thuế GTGT nói riêng luôn là vấn đề bức xúc cả xã hội quan tâm. Chống thất thu thuế có thể nói là một mặt trận gay go quyết liệt, không chỉ giải quyết một sớm một chiều mà đòi hỏi tốn khá nhiều thời gian và công sức.
Đề tai: “Một số biện pháp tăng cường hạn chế thất thu thuế GTGTđối với hộ kinh tế cá thể thu thuế theo phương pháp trực tiếp trên địa bàn huyện Sơn Dương” mà em xin sâu nghiên cứu ở trên cũng mong muốn được góp phần vào việc giải quyết tình trạng thất thu thuế GTGT trên địa bàn huyện Sơn Dương. Hy vọng, với các biện pháp thiết thực đưa ra, công tác chống thất thu thuế của chi cục thuế huyện Sơn Dương sẽ đạt hiệu quả cao hơn nữa, góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu được giao; không chỉ thu đúng thu đủ mà còn tạo ra nguồn thu lớn lâu dài và ổn định cho NSNN.
Do thời gian thực tế chưa nhiều, với kiến thức còn hạn chế nên chắc chắn không thể tránh khỏi những sai sót. Rất mong được sự đóng góp tham gia ý kiến của các thầy cô giáo và những người đang làm công tác thực tế để em có thể nâng cao tầm hiểu biết của bản thân.
Tuyên Quang, ngày 10 tháng 8 năm 2008
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Công Tú
Danh mục tham khảo
Luật quản lý thuế.
Luật thuế GTGT và các nghị định, văn bản hướng dẫn có liên quan.
Các tạp chí: thuế nhà nước, tạp chí tài chính, bản tin thuế Tuyên Quang.
Báo cáo tổng kết thuế năm, các sổ chi tiết, sổ tổng hợp của Chi cục thuế huyện Sơn Dương.
Các tài liệu liên quan đến thu thuế hộ kinh tế cá thể: quy trình quản lý thu thuế đối với khu vực kinh tế cá thể. Các văn bản hướng dẫn thực hiện chế độ kế toán.
Mục lục
Lời mở đầu 1
Chương I: Thuế GTGT và sự cần thiết phải hạn chế thất thu thuế GTGT đối với kinh tế cá thể 3
1.1. Lý thiết chung về thuế GTGT 3
1.1.1.Khái niệm, đặc điểm của thuế GTGT 3
1.1.1.1.Khái niệm 3
1.1.1.2.Đặc điểm 3
1.1.2.Nội dụng cơ bản của thuế GTGT 4
1.1.2.1.Phạm vi áp dụng thuế GTGT 4
1.1.2.2.Căn cứ tính thuế 4
1.1.2.3.Phương pháp tính thuế 5
1.1.3.Ưu điểm của thuế GTGT 6
1.1.4.Điều kiện áp dụng 7
1.2.Thất thu thuế và sự cần thiết phải hạn chế thất thu thuế GTGT đối với kinh tế cá thể trên địa bàn huyện Sơn Dương 8
1.2.1.Thất thu thuế và nguyên nhân thất thu thuế 8
1.2.2.Đặc điểm và vài trò của kinh tế cá thể 8
1.2.3.Sự cần thiết phảI hạn chế thất thu thuế GTGT đối với các hộ cá thể 10
1.2.3.1.Thất thu thuế và ảnh hưởng của thất thu thuế 10
1.2.3.2.Thực trạng quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh tế cá thể trên địa bàn huyện Sơn Dương 12
Chương II: Thực trạng công tác chống thất thu thuế GTGT đối với hộ kinh tế cá thể theo phương pháp trực tiếp trên địa bàn huyện Sơn Dương 14
2.1.Đặc điểm kinh tế xã hội và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý thu thuế trên địa bàn 14
2.1.1. Đặc điểm tình hình kinh tế – xã hội ở huyện Sơn Dương 14
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Chi Cục thuế huyện Sơn Dương 14
2.1.2.1.Cơ cấu tổ chức 14
2.1.2.2.Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận 15
2.2.Công tác quản lý thu thuế của Chi Cục thuế huyện Sơn Dương trong thời gian qua 17
2.3.Tình hình hạn chế thất thu đối tượng nộp thuế 19
2.4.Tình hình hạn chế thất thu căn cứ tính thuế 25
2.4.1.Đối với những hộ nộp thế theo kê khai 26
2.4.2.Đối với những hộ nộp thuế theo tình hình ấn định doanh thu 28
2.4.2. Tình hình quản lý thu nộp thuế và thu hồi nợ đọng đối với hộ kinh doanh cá thể 31
2.5. Đánh giá chung về công tác hạn chế thất thu thuế của chi cục thuế
Huyện Sơn Dương trong thời gian qua 33
Chương III: Một số giải pháp tăng cường hạn chế thất thu thuế GTGT đối với kinh tế cá thể trên địa bàn chi cục thuế huện Sơn Dương 36
3.1.Yêu cầu của công tác hạn chế thất thu thuế và định hướng công tác quản lý thuế GTGT đối với kinh tế cá thể 36
3.1.1.Yêu cầu của công tác hạn chế thất thu thuế 36
3.2.Các biện pháp hạn chế thất thu thuế 37
3.2.1.Các biện pháp cụ thể nhằm hạn chế thất thu thuế GTGT ở khu vực kinh tế cá thể trên địa bàn huyện Sơn Dương 38
3.2.1.1.Tăng cường quản lý đối tượng nộp thuế 38
3.2.1.2.Tăng cường quản lý đối tượng căn cứ tính thuế 41
1.2.1.4.Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra 45
3.2.1.5. Thực hiện nghiêm túc quy trình quản lý thu thuế và áp dụng những biện pháp để thu thuế hiệu quả 45
3.2.1.6.Tổ chức tốt công tác cán bộ 47
3.2.2.Các điều kiện thực thi 47
3.2.2.1. Hoàn thiện chính sách thuế 47
3.2.2.2.Nâng cao hiệu quả quản lý của UBND huyện , UBDN các xã 48
Kết luận 50
Đề cương
Chuyên đề : ‘‘Một số giải pháp hạn chế thất thu thuế GTGT đối với các hộ áp dụng chế độ khoán thuế ,,
Chương I: Thuế GTGT và sự cần thiết phải hạn chế thất thu thuế GTGT đối với kinh tế cá thể 3
1.1. Lý thiết chung về thuế GTGT 3
1.1.1.Khái niệm, đặc điểm của thuế GTGT 3
1.1.1.1.Khái niệm 3
1.1.1.2.Đặc điểm 3
1.1.2.Nội dụng cơ bản của thuế GTGT 4
1.1.2.1.Phạm vi áp dụng thuế GTGT 4
1.1.2.2.Căn cứ tính thuế 4
1.1.2.3.Phương pháp tính thuế 5
1.1.3.Ưu điểm của thuế GTGT 6
1.1.4.Điều kiện áp dụng 7
1.2.Thất thu thuế và sự cần thiết phải hạn chế thất thu thuế GTGT đối với kinh tế cá thể trên địa bàn huyện Sơn Dương 8
1.2.1.Thất thu thuế và nguyên nhân thất thu thuế 8
1.2.2.Đặc điểm và vài trò của kinh tế cá thể 8
1.2.3.Sự cần thiết phảI hạn chế thất thu thuế GTGT đối với các hộ cá thể 10
1.2.3.1.Thất thu thuế và ảnh hưởng của thất thu thuế 10
1.2.3.2.Thực trạng quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh tế cá thể trên địa bàn huyện Sơn Dương 12
Chương II: Thực trạng công tác chống thất thu thuế GTGT đối với hộ kinh tế cá thể theo phương pháp trực tiếp trên địa bàn huyện Sơn Dương 14
2.1.Đặc điểm kinh tế xã hội và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý thu thuế trên địa bàn 14
2.1.1. Đặc điểm tình hình kinh tế – xã hội ở huyện Sơn Dương 14
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Chi Cục thuế huyện Sơn Dương 14
2.1.2.1.Cơ cấu tổ chức 14
2.1.2.2.Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận 15
2.2.Công tác quản lý thu thuế của Chi Cục thuế huyện Sơn Dương trong thời gian qua 17
2.3.Tình hình hạn chế thất thu đối tượng nộp thuế 19
2.4.Tình hình hạn chế thất thu căn cứ tính thuế 25
2.4.1.Đối với những hộ nộp thế theo kê khai 26
2.4.2.Đối với những hộ nộp thuế theo tình hình ấn định doanh thu 28
2.4.2. Tình hình quản lý thu nộp thuế và thu hồi nợ đọng đối với hộ kinh doanh cá thể 31
2.5. Đánh giá chung về công tác hạn chế thất thu thuế của chi cục thuế
Huyện Sơn Dương trong thời gian qua 33
Chương III: Một số giải pháp tăng cường hạn chế thất thu thuế GTGT đối với kinh tế cá thể trên địa bàn chi cục thuế huện Sơn Dương 36
3.1.Yêu cầu của công tác hạn chế thất thu thuế và định hướng công tác quản lý thuế GTGT đối với kinh tế cá thể 36
3.1.1.Yêu cầu của công tác hạn chế thất thu thuế 36
3.2.Các biện pháp hạn chế thất thu thuế 37
3.2.1.Các biện pháp cụ thể nhằm hạn chế thất thu thuế GTGT ở khu vực kinh tế cá thể trên địa bàn huyện Sơn Dương 38
3.2.1.1.Tăng cường quản lý đối tượng nộp thuế 38
3.2.1.2.Tăng cường quản lý đối tượng căn cứ tính thuế 41
1.2.1.4.Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra 45
3.2.1.5. Thực hiện nghiêm túc quy trình quản lý thu thuế và áp dụng những biện pháp để thu thuế hiệu quả 45
3.2.1.6.Tổ chức tốt công tác cán bộ 47
3.2.2.Các điều kiện thực thi 47
3.2.2.1. Hoàn thiện chính sách thuế 47
3.2.2.2.Nâng cao hiệu quả quản lý của UBND huyện , UBDN các xã 48
Kết luận 50
------------------------------------------------
Thầy giáo hướng dẫn: Đặng Ngọc Đức
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Công Tú
Lớp: Tài chính doanh nghiệp K37A Tuyên Quang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số biện pháp hạn chế thất thu thuế GTGT đối với các hộ kinh tế cá thể thu thuế theo phương pháp trực trên địa bàn huyện Sơn Dương.docx