LỜI MỞ ĐẦU
Vấn đề về vốn đang là một đòi hỏi rất lớn, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta hiện nay về vốn Ngân sách chỉ chi cho việc đầu tư các cơ sở hạ tầng không có khả năng thu hồi vốn, còn toàn bộ nhu cầu vốn để sản xuất kinh doanh kể cả đầu tư xây dựng, vốn cố định và vốn lưu động đều phải đi vay. Như vậy đòi hỏi về vốn không chỉ ngắn hạn mà còn cả vốn trung, dài hạn. Nếu không có vốn thì không thể thay đổi được cơ cấu kinh tế, không thể xây dựng được các cơ sở công nghiệp, các trung tâm dịch vụ lớn. Tuy đã có những thay đổi về nhiều phương diện, hệ thống Ngân hàng đã có những bước tiến dài nhưng hệ thống Ngân hàng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về vốn của nền kinh tế.
Từ năm 1994 trở đi bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá vấn đề về vốn nổi lên là một yêu cầu hết sức cấp bách trong điều kiện chưa có thị trường vốn. Giải quyết nhu cầu vốn là đòi hỏi lớn đối với hệ thống ngân hàng. Các ngân hàng kinh tế đang đòi hỏi ở ngân hàng là phải huy động đủ vốn tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển không bị tụt hậu, đó chính là vấn đề về vốn.
Trong thực tiễn hoạt động của NHNo&PTNT huyện Văn Bàn hoạt động huy động vốn đã được coi trọng đúng mức và đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng bên cạnh đó vẫn còn bộc lộ một số tồn tại do đó cần phải nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn để nâng cao hiệu quả kinh doanh nhằm phục vụ công tác công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước, nên em mạnh dạn chọn đề tài “ Một số biện pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai” làm đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. Hy vọng rằng những ý kiến đóng góp nhỏ bé của mình sẽ góp phần nào đó mang lại lợi ích cho quê hương.
Do thời gian nghiên cứu và làm việc thu thập tài liệu có hạn, trình độ, kiến thức còn hạn chế nên chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp nhằm giúp em hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, cũng như Ban giám đốc cùng các cán bộ nhân viên tại Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Văn Bàn đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
69 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2568 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
7754
9398
Tổ chứ tín dụng khác
17330
16176
17181
Nhìn vào biểu 1 ta thấy tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng liên tục tăng qua các năm. Năm 2009 tăng so với năm 2008 là 6819 triệu đồng tương đương với 8,2%, năm 2010 tăng 37044 triệu đồng so với năm 2009 tương đương với 40.9%.
Có được kết quả về huy động vốn trong những năm vừa qua là do ngân hàng đã xác định được tầm quan trọng của vốn huy động, ngân hàng đã tổ chức, triển khai nhiều biện pháp huy động vốn như : tuyên truyền, quảng cáo để nhân dân biết, khai thác được những điều kiện thuận lợi, tiềm năng dư thừa trong dân, trưng bày các biển quảng cáo ở trụ sở ngân hàng trung tâm và các ngân hàng khu vực, ở một số tuyến đường xã tập trung đông dân cư, huy động qua tổ vay vốn, vận động mọi người tham gia gửi tiền tiết kiệm, tạo dựng thói quen tiết kiệm trong nhân dân, tạo điều kiện cho mọi công dân có nhu cầu mở tài khoản tiền gửi cá nhân và thanh toán giao dịch qua ngân hàng. Có thể nói công tác huy động vốn trong những năm gần đây đạt được kết quả đáng khích lệ góp phần vào ổn định lưu thông tièn tệ trên địa bàn, tạo lập được đủ nguồn vốn đáp ứng mở rộng đầu tư cho các thành phần kinh tế trên địa bàn và tăng ttrưởng tín dụng
2.2.2 Hoạt động sử dụng vốn
Bên cạnh việc coi trọng công tác huy động vốn, ngân hàng Văn Bàn đặc biệt coi trọng công tác sử dụng vốn vì đây là hoạt động chủ yếu đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Mặt khác nếu làm tốt công tác sử dụng vốn có thể tác động trở lại thúc đẩy hoạt động huy động vốn. Do bám sát định hướng phát triển kinh tế địa phương, định hướng kinh doanh của nghành Ngân hàng Văn Bàn đã đưa ra chính sách hợp lý nhằm tăng dư nợ, đáp ứng nhu cầu vốn trên địa bàn và góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.
Là một huyện nông nghiệp cho nên công tác tín dụng chủ yếu là cho vay hộ sản xuất. Những năm trước cho vay trực tiếp kinh tế hộ năm sau tăng trưởng cao hơn năm trước nhưng chủ yếu là thực hiện cho vay từ phía khách hàng. Từ khi có quyết định 67/TTg của thủ tướng chính phủ về một số chính sách tín dụng đối với nông nghiệp và nông thôn, được sự chỉ đạo của Ngân hàng tỉnh Ngân hàng Văn Bàn đã thực hiện triển khai có hiệu quả việc cho vay theo tổ, nhóm tới mọi hộ nhân dân trong huyện biết và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về thủ tục, hồ sơ tạo điều kiện cho khách hàng được vay vốn nhanh chóng, thuận lợi. Những kết quả đạt được về công tác sử dụng vốn những năm qua như sau:
Biểu 2.2 : Sử dụng vốn Đơn vị: triệu đồng
Năm
2008
2009
2010
Dư nợ
98116
110954
131864
Nhìn vào biểu 2.2 ta thấy tổng dư nợ của ngân hàng những năm qua liên tục tăng:
Năm 2009 tăng 12838 trđ so với năm 2008 tương đương với 13,08%
Năm 2010 tăng 2091 trđ so với năm 2009 tương đương với 18.8%
Năm 2010 hoạt động tín dụng tiếp tục phát triển cả về quy mô, doanh số cho vay và doanh số thu nợ, dư nợ đều tăng hàng tháng. Có được kết quả trên là do ngân hàng Văn Bàn đã đưa ra và áp dụng triệt để các biện pháp:
- Ngân hàng kết hợp với hội phụ nữ , hội nông dân, hội cựu chiến binh thành lập các tổ vay vốn đạt hiệu quả cao.
- Tổ chức điều tra, khảo sát nhu cầu vay vốn đến hộ sản xuất để nắm bắt được nhu cầu của họ và để đáp ứng kịp thời nhu cầu đó.
- Tiến hành phân loại khách hàng, phân tích chất lượng tín dụng, xử lý rủi ro , nâng cao chất lượng tín dụng.....
2.3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NHNo&PTNT HUYỆN VĂN BÀN
2.3.1 Kết quả huy động vốn
Đối với NHTM, nguồn vốn huy động tại địa phương là nguồn vốn quan trọng nhất và luôn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn. Việc các NHTM đảm bảo huy động đủ nguồn vốn cho công tác sử dụng vốn vừa đảm bảo thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, vừa đảm bảo cho hoạt động của NHTM được ổn định và đạt được hiệu quả cao.
Không giống các loại hình doanh nghiệp khác trong nền kinh tế hoạt động của NHTM chủ yếu dựa vào nguồn vốn huy động. Nguồn vốn tự có tuy rất quan trọng nhưng chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ và chủ yếu để đầu tư vào cơ sở vật chất, tạo uy tín với khách hàng. Ngài ra các NHTM còn có một số nguồn vốn khác như : vốn đi vay, vốn trong thanh toán, vốn uỷ thác đầu tư.... những nguồn vốn này cũng chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng.
Nhận thức được điều này ngân hàng No&PTNT huyện Văn Bàn đã tập trung mọi nỗ lực và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của toàn chi nhánh nên trong những năm gần đây vốn huy động dã tăng lên cả về số lượng và chất lượng.
Các hình thức huy động chủ yếu được áp dụng tại Ngân hàng Văn Bàn trong thời gian qua là:
- Nhận tiền gửi của tổ chức kinh tế
- Nhận tiền gửi tiết kiệm của dân cư
Trong những năm qua Ngân hàng huyện Văn Bàn luôn luôn chú trọng áp dụng các biện pháp nhằm tăng trưởng vốn huy động như: Mở rộng mạng lưới, tuyên truyền, quảng cáo, tạo mọi điều kiện cho khách hàng, linh hoạt điều chỉnh lãi suất trong phạm vi cho phép... chính nhờ tăng cường công tác huy động vốn nên trong những năm qua hoạt động huy động vốn của chi nhánh luôn phát triển khá ổn định.
Năm 2009 tổng nguồn vốn đạt 90367 trđ tăng 6819 trđ so với năm 2008=8,2%
Năm 2010 tổng nguồn vốn đạt 127411 trđ tăng 37044 trđ so với năm 2009=40.9%
Và tỷ trọng nguồn vốn huy động trong tổng nguồn vốn các năm là:
- Năm 2008 nguồn vốn huy động chiếm 83% tổng nguồn vốn.
- Năm 2009 nguồn vốn huy động chiếm 81% tổng nguồn vốn.
- Năm 2010 nguồn vốn huy động chiếm 84% tổng nguồn vốn.
Nhờ duy trì được tỷ trọng cao của vốn huy động trong tổng nguồn vốn giúp ngân hàng Văn Bàn luôn luôn chủ động trong công tác sử dụng vốn, đáp ứng được tốt nhất nhu cầu vốn của khách hàng và tăng lợi nhuận cho ngân hàng.
Để đánh giá chính xác về kết quả huy động vốn của ngân hàng Văn Bàn trong những năm gần đây chúng ta xem xét cơ cấu nguồn vốn huy động.
Biểu 2.3: Cơ cấu nguồn vốn
Đơn vi : triệu đồng
Chỉ tiêu
2008
2009
2010
ST
%
ST
%
ST
%
1. Tiền gửi của TCKT
2.Tiền gửi của dân cư
3. Từ tổ chức tín dụng khác.
4. Phát hành giấy tờ có giá.
23233
37745
17330
5240
27,6
45,4
20,37
6,63
25112
41325
16176
7754
27.8
45.8
17,82
8,58
29374
72458
17181
9398
23.1
56.9
12,62
7,38
Tổng
83548
100
90367
100
127411
100
Nhìn vào biểu 2.3 ta thấy cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng Văn Bàn gồm: tiền gửi của tổ chức kinh tế, tiền gửi của dân cư và Tiền gửi từ TCTD khác, phát hành giấy tờ có giá. Trong đó nguồn tiền gửi của dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao nhất. Trong nguồn tiền gửi của dân cư nguồn tiền gửi có kỳ hạn chiếm phần lớn (95%), đây là nguồn vốn quan trọng, có tính ổn định cao tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong quá trình sử dụng vốn. Ngân hàng cần duy trì tỷ trọng cao của nguồn vốn này và không ngừng phát triển nguồn vốn này về số tuyệt đối.
Nguồn tiền gửi của tổ chức kinh tế luôn chiếm một vị chí quan trọng trong tổng nguồn vốn vì đây là nguồn vốn có chi phí thấp tạo điều kiện cho ngân hàng giảm chi phí và tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Trong những năm gần đây tỷ trọng của nguồn vốn này lại có xu hướng giảm mặc dù vẫn tăng về số tuyệt đối. Ngân hàng cần chú ý tăng tỷ trọng của nguồn vốn này.
Nguồn vốn từ các TCTD khác và thông qua hoạt động phát hành giấy tờ có giá của Ngân hàng Văn Bàn chiếm tỷ trọng nhỏ
Để hiểu rõ hơn về cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng chúng ta đi xem xét kỹ từng thành phần của vốn huy động:
a) Tiền gửi của các tổ chức kinh tế
Tiền gửi của các tổ chức kinh tế là khoản tiền các tổ chức kinh tế gửi vào ngân hàng để thực hiện thanh toán, chi trả tiền nguyên vật liệu, hàng hoá, dịch vụ và vốn tạm thời nhàn rỗi trong quá trình sản xuất kinh doanh. Các tổ chức kinh tế gửi tiền vào ngân hàng với mục đích là an toàn và hưởng các dịch vụ mà ngân hàng cung ứng. Tiền gửi của tỏ chức kinh tế chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn. Đối với các NHTM do thời gian và khối lượng các khoản thanh toán không giống nhau là do luôn có những khoản tiền vào và ra ngân hàng nên luôn tồn tại một khoản tiền ổn định và ngân hàng có thể sử dụng cho các doanh nghiệp thiếu vốn vay trong ngắn hạn. Như vậy các ngân hàng có thể bù đắp được các chi phí bỏ ra khi thực hiện quản lý các tài khoản của khách hàng. Và việc nhận tiền gửi của các tổ chức kinh tế giúp ngân hàng mở rộng quan hệ với khách hàng từ đó mở rộng quan hệ tín dụng với các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế.
Trong những năm gần đây, nguồn vốn tiền gửi của các tổ chức kinh tế luôn tăng . Điều đó cho thấy ngân hàng ngày càng có nhiều quan hệ với các tổ chức kinh tế, mở ra cho ngân hàng nguồn huy động dồi dào trong tương lai.
Biểu 2.4 : Tiền gửi từ các tổ chức kinh tế
đơn vị: triêụ đồng
Chỉ tiêu
2008
2009
2010
Không kỳ hạn
17245
18968
22748
Có kì hạn
5988
6144
6626
Tổng tiền gửi từ các tổ chức kinh tế
23233
25112
29374
Nhìn vào biểu 2.4 ta thấy nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế trong những năm gần đây tăng tương đối ổn định. Năm 2008 nguồn vốn này có 23233 trđ nhưng đến năm 2009 nguồn vốn này tăng lên đạt 25112 trđ tăng 1879 trđ đạt 8,1%. Năm 2010 tăng so với năm 2009 là 16,9%.
Trong nguồn tiền gửi của tổ chức kinh tế chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn. Tiền gửi không kì hạn chiếm 75,9% trong tổng số vốn huy động được từ các tổ chức tín dụng. Đây là nguồn vốn có chi phí thấp nhưng không ổn định, nếu ngân hàng có kế hoạch sử dụng chính xác sẽ giúp ngân hàng cắt giảm chi phí, tăng lợi nhuận.
Có được kết quả trên là do Ngân hàng Văn Bàn đã rất cố gắng trong công việc thu hút nguồn vốn này. Điều này cho ta thấy ngân hàng đã xây dựng kế hoạch huy động vốn và chính sách khách hàng rất đúng đắn, luôn tạo điều kiện cho ngân hàng trong quá trình thanh toán. Mặc dù trong những năm qua số vốn của tổ chức kinh tế có phát triển nhưng vẫn chưa cao . Ngân hàng cần chú ý hơn nữa đến chiến lược khách hàng, tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng vừa ổn định tiền tệ quốc gia, vừa an toàn, thuận lợi cho khách hàng và tăng doanh thu cho ngân hàng. Do đó ngân hàng cần có các biện pháp hữu hiệu và thiết thực hơn để thu hút tiền gửi của các tổ chức kinh tế ngày càng có hiệu quả cao hơn.
b) Tiền gửi của dân cư
Tiền gửi của dân cư là khối lượng tiền nhàn rỗi của nhân dân gửi vào ngân hàng để hưởng lãi hoặc tiết kiệm cho chi tiêu trong tương lai. Tiền gửi của dân cư chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Đây là nguồn vốn có tính ổn định cao nhất và luôn chiếm tỷ trọng lớn nhát trong tổng nguồn vốn huy động và là nguồn vốn chủ yếu để ngân hàng thực hiên đầu tư.
Trong những năm vừa qua Ngân hàng Văn Bàn luôn luôn xây dựng chính sách thu hút nguồn vốn rất hợp lý: điều chỉnh lãi suất tiền gửi, thực hiện chính sách khuyến khích người dân gửi tiền vào ngân hàng, cải tiến phương thức giao dịch ... Chính vì thế nên nguồn vốn tiền gửi của dân cư không ngừng tăng và luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động. Kết quả về huy động vốn từ tiền gửi của dân cư như sau:
Biểu 2.5: Hoạt động huy động vốn qua tiền gửi của dân cư.
Đơn vị: trđ
Chỉ tiêu
2008
2009
2010
ST
%
ST
%
ST
%
1. Tiền gửi bằng VND
1.1 Không kỳ hạn
1.2 Có kỳ hạn
2 Tiền gửi ngoại tệ
37745
4277
33468
0
100
11,3
88,7
0
41325
6401
34924
0
100
15,5
84,5
0
72458
12297
60161
0
100
17
83
0
Từ năm 2008 nguồn vốn tiền gửi của dân cư của ngân hàng tăng tương đối đều:
- Năm 2009 tăng 358 trđ tương đương với 9,4% so với năm 2008 .
- Năm 2010 tăng 31133 trđ tương đương với 75,3% so với năm 2009 đạt 41325 trđ
Là một chi nhánh ngân hàng nằm trên địa bàn một huyện nông nghiệp nên tiền gửi của dân cư hoàn toàn là tiền gửi bằng VND, không có tiền gửi bằng ngoại tệ. Tỷ trọng của tiền gửi của dân cư tuy chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động nhưng tỷ trọng này vẫn chưa cao. Do đó ngân hàng cần tăng tỷ trọng của nguồn vốn này vì đây là nguồn vốn chủ yếu để ngân hàng thực hiện đầu tư:
Năm 2008 tiền gửi dân cư chiếm 45,2% tổng nguồn vốn huy động, năm 2009 chiếm 45,7%, năm 2002 chiếm 56.9%.
Trong tổng nguồn tiền gửi của dân cư hầu hết là tiền gửi có kỳ hạn nhưng trong những năm gần đây mặc dù vẫn tăng về số tuyệt đối nhưng tỷ trọng lại có xu hướng giảm nhẹ, ngược lại tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn lại tăng. Năm 2008 tỷ trọng của tiền gửi có kỳ hạn chiếm 88,7%, năm 2009 chiếm 84.5%, năm 2010 chiếm 83%. Tỷ trọng của của tiền gửi có kỳ hạn trong tổng tiền gửi của dân cư giảm là xu hướng không tốt vì thế ngân hàng cần chú ý tăng tỷ trọng của tiền gửi có kỳ hạn vì nguồn vốn này sẽ giúp ngân hàng có thể chủ động trong đầu tư.
c) Tiền từ các TCTD khác.
Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy được tiền gửi từ các tổ chức tín dụng tăng đều qua các năm, chiếm trung bình 16,8% so với tổng số vốn huy động.
Năm 2008 đạt 22570 trd chiếm 27,2% trong tổng số vốn huy động năm 2008. Năm 2009 đạt 23930 trđ tăng 6% so với năm 2008. Năm 2010 đạt 25579 trđ tăng 7% so với năm 2009. Nhìn chung thì tốc độ tăng trưởng của việc huy động tiền thông qua các tổ chức kinh tế còn thấp.
d) Phát hành giấy tờ có giá
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, nền kinh tế đang phát triển nhu cầu về vốn trung và dài hạn ngày càng tăng để đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ , hiện đại hoá sản xuất... Để đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn các ngân hàng cũng cần có hình thức huy động tương ứng để có đủ vốn đáp ứng nhu cầu đó. Do vậy các ngân hàng huy động vốn trung và dài hạn bằng hình thức phát hành giấy tờ có giá. Đây là hình thức huy động vốn linh hoạt giúp các NHTM có thể chủ động về khối lượng vốn, lãi suất và thời hạn.... Nhưng nguồn vốn này thường có chi phí cao hơn các nguồn vốn khác. Trong những năm qua Ngân hàng Vụ Bản đều phát hành giấy tờ có giá tuy tỷ trọng chỉ chiếm một phần nhỏ nhưng đã góp phần đáp ứng nhu cầu vốn trung dài hạn tại địa phương.
Năm 2008 ngân hàng Vụ Bản phát hành được 5240 trđ chiếm 6,63% tổng nguồn vốn huy động, năm 2009 phát hành được 7754 trđ chiếm 8.58% vốn huy động, năm 2010 phát hành 9398 trđ =738% vốn huy động.
Từ năm 2008 nguồn vốn từ phát hành giấy tờ có giá của ngân hàng Văn Bàn có xu hướng tăng cả về số lượng và tỷ trọng. Nguyên nhân là do nhu cầu sử dụng vốn trung và dài hạn của nhiều doanh nghiệp ngày càng tăng lên.
2.3.2 Hoạt động sử dụng vốn.
Bên cạnh việc coi trọng công tác huy động vốn, ngân hàng Văn Bàn đặc biệt coi trọng công tác sử dụng vốn vì đây là hoạt động chủ yếu đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Mặt khác nếu làm tốt công tác sử dụng vốn có thể tác động trở lại thúc đẩy hoạt động huy động vốn. Do bám sát định hướng phát triển kinh tế địa phương, định hướng kinh doanh của nghành Ngân hàng Văn Bàn đã đưa ra chính sách hợp lý nhằm tăng dư nợ, đáp ứng nhu cầu vốn trên địa bàn và góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.
Những kết quả đạt được về công tác sử dụng vốn những năm qua như sau:
Bảng 2.6: Sử dụng vốn
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2008
2009
2010
Tổng nguồn vốn huy động
83548
99367
127411
Tổng dư nợ
98116
110954
131864
Tốc độ tăng trưởng tổng dư nợ
12,15%
13,36%
18.85%
% đạt kế hoạch
118,9%
92,35%
105,21%
Ta tính toán và phân tích một số chỉ tiêu như sau:
+ Tốc độ tăng trưởng tổng dư nợ bình quân 3 năm từ năm 2008 đến năm 2010 ở mức 14,47%, trong đó cụ thể lần lượt qua từng năm là: 12,15%;13,36%;18,85%. Tốc độ tăng trưởng tổng dư nợ có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Tổng dư nợ liên tục tăng qua các năm là do điều kiện kinh tế địa phương mang lại. chính sách phát triển kinh tế thông thoáng góp phần thúc đẩy nền kinh tế của huyện Văn Bàn phát triển, thành lập thêm nhiều doanh nghiệp mới đưa vào hoạt động cũng góp phần làm tăng nhu cầu vốn để phát triển.
+ So với kế hoạch thì tổng dư nợ thực hiện các năm hầu hết đều đạt và vượt kế hoạch. Tuy nhiên trong năm 2009 đã không đạt kế hoạch, Tỷ lệ đạt kế hoạch năm 2009 là: 92,35%.
Theo ngành kinh tế:
Bảng2.7: hoạt động sử dụng vốn theo ngành kinh tế.
Năm
Chỉ tiêu
2008
2009
2010
Nông nghiệp
50852
38635
35755
Công nghiệp, tiểu thủ CN
28725
40256
50756
Thương nghiệp, dịch vụ
18539
32063
45353
Tổng nguồn
98116
110954
131864
Dư nợ ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất. Tỷ trọng dư nợ ngành nông nghiệp trong tổng dư nợ 3 năm 2008, 2009, 2010 là:51,8%, 34,25%, 27,11%
Khác với nông nghiệp, dư nợ trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ liên tục tăng cả về số tuyệt đối và tỷ trọng. Tương tự như vậy nhưng với tốc độ tăng chậm hơn trong dư nợ ngành thương mại và dịch vụ với tỷ trọng dư nợ trung bình trong tổng dư nợ 2 năm 2008 - 2009 là 23,89% đến năm 2010 tỷ trọng này tăng lên 34,39%.
Theo thành phần kinh tế:
Bảng 2.8: Sử dụng vốn theo thành phần kinh tế.
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2008
2009
2010
DN quốc doanh
0
0
0
DN ngoài quốc doanh
31257
34675
42533
Hộ sản suất
66859
76279
89331
Tổng
98116
110954
131864
Dư nợ chủ yếu tập trung vào hộ sản xuất với tỷ trọng trung bình trong tổng dư nợ 3 năm qua là 70%. Tốc độ tăng trưởng trung bình dư nợ hộ sản xuất trong tổng dư nợ 3 năm qua là 14,73% trong khi tỷ lệ này ứng với doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 22,43%.
Dư nợ doanh nghiệp quốc doanh từ năm 2008 - 2010 tỷ trọng dư nợ doanh nghiệp quốc doanh trong tổng dư nợ là 0%. Kết quả trên là do tình hình kinh tế địa phương mang lại. Nền kinh tế huyện Văn Bàn là nền kinh tế nông nghiệp, sản xuất nhỏ lẻ.
Theo thời hạn cho vay:
Bảng 2.9: Sử dụng vốn theo thời hạn cho vay.
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2008
2009
2010
Ngắn hạn
71124
79591
91539
Trung, dài hạn
26992
31363
40325
Tổng nguồn
98116
110954
131864
Dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ, trung bình tỷ lệ này là 71,05% trong khi dư nợ trung, dài hạn chỉ chiếm trung bình 28,95% tổng dư nợ. Điều này là phù hợp với tình hình kinh tế địa phương chủ yếu là sản xuất nông nghiệp ngắn hạn, các doanh nghiệp là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tốc độ tăng trưởng dư nợ ngắn hạn và trung, dài hạn trung bình lần lượt là 20,34%; 9,82%.
Theo hình thức cấp:
Bảng 2.10: Sử dụng vốn theo hình thức cấp.
Đơn vị: triệu đồng.
Năm
Chỉ tiêu
2008
2009
2010
Cho vay trực tiếp
88144
98100
112724
Cho vay gián tiếp
9972
12854
19136
Tổng
98116
110954
131864
Cho vay trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ, bình quân 3 năm 2008 - 2010 cho vay trực tiếp chiếm tỷ trọng 89% tổng dư nợ. Tuy nhiên cho vay gián tiếp chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng dư nợ ( bình quân chiếm 11% ) nhưng cho vay gián tiếp lại chiếm một lượng khách hàng đáng kể so với tổng số khách hàng của NHNo & PTNT huyện Văn Bàn. Hai năm 2008 và 2009, tổng dư nợ chưa bao gồm dư nợ của ngân hàng chính sách chưyển sang, mà hoat động cho vay của ngân hàng chính sách là cho vay gián tiếp. Năm 2009 vay gián tiếp qua tổ nhóm chiếm 17,09% tổng số khách hàng. Đến năm 2010 vay gián tiếp qua tổ nhóm chiếm 4,6% tổng dư nợ và bằng 2119 khách hàng, chiếm 31,50% tổng số khách hàng
Nhìn chung chất lượng tín dụng toàn NHNo & PTNT huyện Văn Bàn trong 3 năm qua là tương đối tốt. Hầu hết các chỉ tiêu đều đạt và vượt kế hoạch.
Nguồn vốn mà ngân hàng huy động được luôn được sử dụng tối đa. Sau khi thực hiên các nghĩa vụ tích trữ theo đóng quy định của NHNN, phần vốn huy động còn lại không đủ để cho vay, phần vốn thiếu sẽ được ngân hàng cấp trên cấp sử dụng. Việc không thể đảm bảo nguồn huy động đủ đáp ứng nhu cầu tài trợ khiến cho hoạt động của ngân hàng kém hiệu quả hơn. Không chủ động được nguồn vốn dẫn đến chận trễ trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng, điều đó có thể làm cho ngân hàng mất đi cơ hội đầu tư, mất hợp đồng dẫn đến mất khách hàng, thị phần tín dụng giảm sút, chất lượng tín dụng giảm.
2.3.3 Cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn
* Mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn
Để thực hiện nhiệm vụ là trung gian tài chính trong nền kinh tế thị trường các NHTM tổ chức các nghiệp vụ chuyên môn của mình với các phần cơ bản là huy động vốn và sử dụng vốn.
Huy động vốn và sử dụng vốn là hai vấn đề có liên quan mật thiết với nhau. Ngân hàng không chỉ huy động thật nhiều vốn mà còn phải nơi đầu tư và cho vay có hiệu quả . Nếu ngân hàng chỉ chú trọng tới huy động vốn mà không cho vay hoặc đầu tư thì sẽ bị ứ đọng vốn làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Còn nếu không huy động đủ vốn để cho vay thì sẽ mất cơ hội mở rộng khách hàng, làm giảm uy tín của ngân hàng trên thị trường.
Việc tăng trưởng nguồn vốn là điều kiện trước nhất để mở rộng đầu tư tín dụng, để chủ động đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Sử dụng vốn là hoạt động nối tiếp quyết định hiệu quả của hoạt động huy động vốn, quyết địng hiệu quả của hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Để đạt được mục tiêu sinh lời và an toàn, mỗi ngân hàng cần phải xây dựng một danh mục nguồn vốn và tài sản sao cho đảm bảo sự phù hợp tương đối về quy mô, kết cấu thời hạn và lãi suất .
Một cơ cấu thời hạn và lãi suất của nguồn vốn được xem là tích cực khi nó thoả mãn các các tiêu chuẩn sau:
- Đảm bảo khả năng thanh toán cần thiết
- Sự phù hợp về độ nhạy cảm với lãi suất của nguồn vốn và tài sản
- Sự linh hoạt trong cơ cấu để điều chỉnh theo hướng có lợi cho kết quả kinh doanh bằng việc có thể khai thác cơ hội và tránh các rủi ro có thể có. Nguồn vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn có lợi cho kinh doanh nhưng khi lãi suất thay đổi theo chiều hướng tăng rất dễ dẫn đến rủi ro.
Trong những năm qua, với những cố gắng trong công tác huy động vốn Ngân hàng Văn Bàn đã chủ động được nguồn vốn để cho vay, đảm bảo đủ nguồn vốn đáp ứng cho nhu cầu cho vay và đầu tư của ngân hàng góp phần quan trọng trong sự thành công về cho vay của ngân hàng.
Biểu 2.11: Cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn của NHNo&PTNT huyện Văn Bàn.
Đơn vị: trđ
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Tổng nguồn vốn huy động
83548
90367
127411
Nguồn vốn được sử dụng
67838
81330
118492
Sử dụng vốn
66003
76908
110847
Chênh lệch
1835
4422
7645
Nhìn vào biểu ta thấy từ năm 2008 năm nào ngân hàng cũng dư thừa về vốn: Năm 2008 chi nhánh thừa 1835 trđ =2,3%
Năm 2002 chi nhánh dư thừa 4422 trđ =4,9%
Năm 2003 chi nhánh dư thừa 7645 trđ =6%
Có được kết quả trên là do ngân hàng đã rất quan tâm, chú trọng tới công tác huy động vốn nên từ chỗ không đủ vốn cho hoạt động kinh doanh ngân hàng đẫ phấn đấu không những đủ vốn mà trong những năm gần đây còn dư thừa về vốn. Đây là một kết quả tốt giúp ngân hàng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn còn được thể hiện ở cơ cấu về kỳ hạn giữa nguồn vốn và việc sử dụng vốn của ngân hàng. Hiện nay theo quy định của thống đốc NHNN Việt Nam ,NHNo&PTNT có thể sử dụng 30% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn.Các NHTM không được phép sử dụng quá tỷ lệ này vì nó có thể dẫn đến rủi ro về lãi suất và rủi ro thanh khoản.
2.3.4 Chi phí nguồn vốn huy động
a.Chi phí nguồn vốn huy động
Lãi suất huy động liên tục có sự biến đổi , do đó chi phí huy động được điều chỉnh thường xuyên theo điều kiên thị trường và chiến lượn của Chi nhánh . Trong mấy năm gần đây , lãi suất tiền gửi VND giảm nhanh . Thêm vào đó , việc NHNN giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 10% xuống 7 % đã giúp chi phí huy động trở nên rẻ hơn.
b.Chi phí tổng nguồn vốn
Trong chi phí tổng nguồn vốn thì chi phí lãi phải trả cho nguồn vốn huy động là một yếu tố rất quan trọng và ảnh hưởng lớn tới chất lượng , hiệu quả kinh doanh của ngân hàng , nó chiếm tỷ trọng lớn nhất và biến động mạnh nhất . Việc tăng nguồn vốn huy động trong điều kiện chi phí lãi phải trả cho nguồn vốn huy động quá cao sẽ là nguyên nhân gây khó khăn cho việc giải quyết đầu ra của nguồn vốn hoặc làm giảm lợi nhuận của ngân hàng . Do đó xem xét chi phí lãi phải trả cho nguồn vốn huy động và sự biến động của chi phí này được xem là việc làm thường xuyên trong công tác quản trị nguồn vốn huy động , là một nội dung quan trọng trong việc đánh giá tình hình huy động vốn của ngân hàng . Trong thực tế , các ngân hàng thương mại đều đã quan tâm đến việc đánh giá chi phí trả lãi cho nguồn vốn huy động thông qua chỉ tiêu lãi suất bình quân đầu vào . Do trong thời gian qua , lãi suất bình quân huy động có xu hướng giảm nên chi phí bình quân cho lãi suất đầu vào cũng có xu hướng giảm . Bên cạnh việc thường xuyên tính toán chi phí cho từng nguồn vốn để lựa chọn nguồn tài trợ thích hợp , Chi nhánh cũng cần thường xuyên tính lãi suất bình quân của nguồn vốn để phục vụ cho công tác quản lý .
2.3.5 Những tồn tại về công tác huy động vốn tại ngân hàng No&PTNT huyện Văn Bàn và nguyên nhân của những tồn tại này.
Trong quá trình hoạt động, mặc dù ngân hàng vụ Bản có rất nhiều kêt quả đáng khích lệ nhưng hoạt động huy động vốn cũng không thể tránh khỏi nhưng hạn chế, tồn tại đó là:
2.3.5.1 Nguồn vốn huy động của ngân hàng Văn Bàn tăng trưởng chậm
Trong nhưng năm qua tổng nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT huyện Văn Bàn luôn tăng nhưng tăng rất chậm. Năm 2009 nguồn vốn huy động tăng so với năm 2008 là 8,1%, năm 2010 tăng so với năm 2009 là 40,5%. Mặc dù chi nhánh vẫn luôn thừa vốn nhưng nếu nguồn vốn huy động vẫn tăng chậm trong các năm tới thì chi nhánh sẽ gặp rất nhiều khó khăn bởi lẽ nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng sẽ tăng rất nhanh trong thời gian tới vì kinh tế địa phương đang phát triển mạnh và nhu cầu về vốn để sản xuất kinh doanh, phát triển nghành nghề tăng rất nhanh do đó nếu không có chiến lược huy động vốn kịp thời thì ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng thiếu vốn cho hoạt động kinh doanh.
* Nguyên nhân
- Trong những năm qua kể từ năm 2008 chi nhánh Ngân hàng Văn Bàn không sử dụng hết nguồn vốn huy động nên chi nhánh chưa thực sự quan tâm đến công tác huy động vốn. Các hình thức huy động vốn không được đổi mới, cải thiện, thời gian giao dịch của chi nhánh trùng với thời gian làm việc của các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp trên địa bàn do đó không tạo điều kiện cho khách hàng gửi tiền.
- Hiện nay chi nhánh chưa xác định được một quy trình huy động vốn thống nhất, hợp lý. Do đó chưa đưa ra được chính sách huy động đối với từng khách hàng.
- Chi nhánh chưa làm tốt công tác tuyên truyền, quảng cáo mặc dù đã áp dụng một số biện pháp như: Quảng cáo trên báo, đặt biển quảng cáo xong vẫn chưa có hiệu quả.
- Chi nhánh chưa chủ động trong công tác huy động vốn. Hiện nay ngân hàng vẫn chỉ chờ khách hàng đến gửi tièn mà chưa có biện pháp chủ động. Vì vậy chỉ có những khách hàng đã từng có quan hệ với ngân hàng mới đến giao dịch còn khách hàng mới thì chưa biết đến ngân hàng.
- Là một huyện miền núi chuyên sản xuất nông nghiệp nên kinh tế còn kém phát triển do đó khả năng huy động vốn của ngân hàng bị hạn chế.
- Nhân dân chưa có thói quen gửi tiền vào ngân hàng ....
Vì vậy để tăng được nguồn vốn huy động ngan hàng cần tích cực đẩy mạnh công tác huy động vốn để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng vốn trong hoạt động của mình đạt kết quả cao.
2.3.5.2 Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng chưa thực sự hợp lý
Sự bất hợp lý trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng thể hiện ở các đặc điểm sau:
a) Trong tổng nguồn vốn huy động tỷ trọng của các nguồn vốn chưa hợp lý.
- Trong tổng nguồn vốn huy động tỷ trọng của tiền gửi tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng nhỏ: năm 2008 chiếm 26,5% tổng nguồn vốn huy động, năm 2009 chiếm 27,7%, năm 2010 chiếm 23,05%,. Đây là một trong những bất lợi lớn của chi nhánh vì nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế là nguồn vốn có chi phí thấp giúp ngân hàng giảm chi phí huy động vốn và tăng thu nhập từ hoạt động dịch vụ như: thanh toán, chuyển tiền.... do đó chi nhánh nên đẩy mạnh công tác tiếp thị, công tác khách hàng để tăng khả năng huy động vốn từ các tổ chức kinh tế qua đó tăng khả năng cho vay đối với các doanh nghiệp.
b) Nguồn vốn phân theo thời gian cho vay vẫn chưa hợp lý
Biểu 2.12: Cơ cấu nguồn vốn trung và dài hạn
Đơn vị: trđ
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Nguồn vốn cho vay trung và dài hạn
20237
29357
37257
Dư nợ trung và dài hạn
26345
31363
40325
Thừa ( +), Thiếu (-) nguồn vốn trung và dài hạn
- 6108
- 2006
- 3068
Trong tổng nguồn vốn huy động nguồn vốn trung và dài hạn vẫn thiếu mặc dù trong những năm vừa qua chi nhánh chỉ thiếu với khối lượng nhỏ nhưng cũng sẽ gây khó khăn cho ngân hàng khi cho vay trung và dài hạn. Năm 2008 chi nhánh thiếu 6108 trđ, năm 2009 thiếu 2006 trđ, năm 2010 thiếu 3068 trđ.
* Nguyên nhân
- Tiền gửi của chi nhánh chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn ngắn trong khi đó nhu cầu vốn trung dài hạn lại cao.
- Chi nhánh chưa xây dựng được một chính sách huy động vốn trung và dài hạn hợp lý.
- Các hình thức huy động vốn trung và dài hạn chưa phong phú, chi nhánh chưa thực sự chú trọng đến công tác huy động vốn trung và dài hạn.
c) Trong tổng nguồn vốn huy động không có tiền gửi bằng ngoại tệ.
* Nguyên nhân
- Là chi nhánh ngân hàng nằm trên địa bàn một huyện miền núi chủ yếu sản xuất nông nghiệp do đó người dân hầu như không sử dụng ngoại tệ
- Trên địa bàn có ít doanh nghiệp, tổ chức kinh tế hoạt động liên quan đến ngoại tệ.
Những thuận lợi và khó khăn trên ảnh hưởng lớn đến kinh doanh của ngân hàng. Do vậy trong năm 2011 và các năm tới ngân hàng phải biết tận dụng cơ hội để đẩy mạnh hy động vốn và sử dụng vốn trên cơ sở đó giải quyết những khó khăn, tạo điều kiện để chi nhánh tăng lợi nhuận , tạo uy tín đối với khách hàng. Muốn vậy chi nhánh cần xem xét và đưa ra những giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu qủa hoạt động của mình.
Chương 3:
GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT HUYỆN VĂN BÀN TỈNH LÀO CAI
3.1 Định hướng kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Văn Bàn
Mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta là đến năm 2020 sẽ đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp. Muốn có được kết quả này đòi hỏi phải có đủ nguồn vốn để đầu tư phát triển kinh tế. Đảng và Nhà nước ta xác định trong quá trình phát triển kinh tế phải dựa vào sức mình là chính đồng thời cũng cần tranh thủ tối đa nguồn vốn từ nước ngoài. Chính vì thế nhiệm vụ của các NHTM là huy động đủ vốn để phát triển kinh tế. Đây là nhiệm vụ hết sức khó khăn bởi lẽ nước ta mới chuyển sang nền kinh tế thị trường và đang trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nên lượng vốn tích luỹ chưa nhiều trong khi nhu cầu vốn phục vụ để phát triển kinh tế thì lớn, hơn thế nữa người dân chưa có thói quen gửi tiền vào ngân hàng và thanh toán qua ngân hàng. Điều này đòi hỏi các NHTM phải hết sức cố gắng và coi trọng công tác huy động vốn để phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế.
Trước yêu cầu, đòi hỏi vốn đầu tư phát triển kinh tế NHNo&PTNT huyện Văn Bàn xác định: Coi trọng công tác huy động vốn tại địa phương, huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư đưa vào sản xuất kinh doanh, tiếp tục thực hiện QĐ 67/TTg của Thủ tướng chính phủ, mở rộng cho vay các thành phần kinh tế trên địa bàn, hướng đầu tư mô hình kinh tế hộ là chủ yếu, thông qua hộ vay vốn điều tra dự án đầu tư xây dựng làng nghề truyền thống, các tiểu khu công nghiệp và nâng cao hiệu quả từ công tác thẩm định cho vay các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả ... Mở rộng dịch vụ, làm tốt công tác kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động nghiệp vụ đảm bảo an toàn, hiệu quả.
Từ định hướng này ngân hàng Văn Bàn xác định các mục tiêu cụ thể cho từng năm. Trong năm 2004 NHNo&PTNT Văn Bàn xây dựng các mục tiêu sau:
- Nguồn vốn huy động tăng từ 30 - 35%
- Dư nợ tăng từ 25 -30%
- Nợ quá hạn dưới 2% tổng dư nợ
Để thực hiện các mục tiêu trên ngân hàng đưa ra các nhiệm vụ sau:
- Triển khai sâu rộng công tác tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị trên địa bàn về hoạt động huy động vốn đặc biệt tại các cơ quan, trường học, khu tập trung đông dân cư có đời sống cao
- Sử dụng linh hoạt công cụ lãi suất, nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng nhất là khuyến khích mở và sử dụng các tài khoản cá nhân, thực hiện triệt để việc cho vay qua tổ, nhóm và các tầng lớp dân cư trong thôn xóm dưới nhiều hình thức.
- Bám sát định hướng phát triển kinh tế của địa phương, tranh thủ sự lãnh đạo, ủng hộ của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và các nghành, đoàn thể trong hoạt động kinh doanh.
- Nâng cao chất lượng tín dụng, giảm nợ quá hạn.
- Nâng cao trình độ cán bộ, nhân viên phấn đấu 55% có trình độ đại học.
- Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất , kỹ thuật hiện đại, đảm bảo an toàn kho quỹ
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ trên mọi lĩmh vực đặc biệt là kiểm soát hoạt động tín dụng, phát hiện và sử lý kịp thời những sai phạm, chán chỉnh sai sót.
- Phát phong trào tác thi đua, khen thưởng hàng quý, đổi mới công tác thi đua, khen thưởng...
Các giải pháp
3.2.1 Giải pháp trực tiếp
Đây là những giải pháp chính trực tiếp giải quyết những khó khăn trong quá trình hoạt động của chi nhánh. Khi áp dụng các biện pháp này có thể đem lại hiệu quả nhanh chóng.
3.2.1.1 Tiếp tục đa dạng hoá các hình thức huy động vốn , tăng nhanh nguồn vốn kinh doanh.
Đối với hoạt động ngân hàng đa dạng hoá là một trong những biệ pháp tăng cường hiệu quả hoạt động và phân tán rủi ro. Đối với hoạt động huy động vốn của ngân hàng đa dạng hoá hình thức huy động vốn sẽ giúp ngân hàng tăng cường hiệu quả huy động vốn vì mỗi công cụ tiền gửi mà ngân hàng đưa ra đều có những đặc điểm riêng nhằm làm cho chúng phù hợp hơn với nhu cầu của các tổ chức kinh tế và dân cư trong việc tiết kiệm và thanh toán.
Để có thể huy động được nguồn vốn có chất lượng cao và có thể đạt được tốc độ tăng trưởng cao ngân hàng nên xem xét đưa ra những sản phẩm mới phù hợp hơn với khách hàng trên địa bàn. Đối tượng chủ yếu của NHNo&PTNT Văn Bàn là khu vực nông nghiệp và nông thôn do đó chi nhánh cần có sự đổi mới các sản phẩm tiền gửi phù hợp với bộ phận khách hàng này.
a) Đa dạng hoá hình thức huy dộng vốn
Trong thời gian qua ngân hàng đã sử dụng các biện pháp huy động vốn như: Nhận tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá... Tuy nhiên để có thể tăng nhanh hơn nữa nguồn vốn huy động chi nhánh có thể xem xét áp dụng thêm một số hình thức huy dộng vốn mới vừa có thể tăng nguồn vốn huy động vừa cải thiện được cơ cấu nguồn vốn bất hợp lý hiện nay như:
1- Ngân hàng có thể xem xét đưa ra hình thức nhận tiền gửi bằng vàng để huy động vốn. Biện pháp này có thể sẽ rất hiệu quả vì thói quen của người dân Việt Nam là thường giữ thu nhập dư thừa bằng vàng vì họ cho rằng vàng không bị mất giá và đây là hình thức tiết kiệm an toàn nhất.
2- Chứng khoán hoá các khoản tiền gửi cho phép khách hàng có thể chuyển nhượng chúng. Đây là một biện pháp hữu hiệu giúp ngân hàng có thể nâng cao tỷ trọng nguồn vốn trung, dài hạn.
3 - Ngân hàng cũng có thể xem xét đưa ra hình thức gửi tiền một lần và được rút một phần trước hạn mà không phải rút toàn bộ số tiền đã gửi
4 - Ngân hàng có thể sử dụng mức lãi suất luỹ tiến theo số lượng tiền gửi. Cùng một kỳ hạn nhưng nếu khách hàng nào gửi tiền với số lượng lớn hơn sẽ được hưởng mức lãi suất cao hơn.
* Ngoài việc đưa ra các hình thức huy động mới ngân hàng cần làm tốt công tác huy động vốn thông qua phát hành giấy tờ có giá
- Tuyên truyền sâu rộng cho nhân dân biết, nhận thức đầy đủ và đúng đắn về hình thức huy động này.
- Áp dụng linh hoạt phương thức trả lãi : trả lãu trước, trả lãi sau, trả lãi hàng tháng, đa dạng hoá về mệnh giá và kỳ hạn của giấy tờ có giá.
b) Đa dạng hoá khách hàng
Bên cạnh việc đa dạng hoá hình thức huy động vốn ngân hàng Văn Bàn cần mở rộng và đa dạng hoá khách hàng. Đa dạng hoá khách hàng có tác dụng:
- Giúp ngân hàng có thể giảm rủi ro vì mỗi một nhóm khách hàng có một số đặc điểm chung về nguồn vốn do đó khi có những biến động nhóm khách hàng này có phản ứng như nhau do đó nếu duy trì một tỷ trọng quá cao nguồn vốn của một nhóm khách hàng sẽ dẫn đến rủi ro.
- Giúp ngân hàng có cơ cấu vốn hợp lý hơn vì mỗi nhóm khách hàng có những đặc điểm riêng về vốn. Nếu ngân hàng chỉ tập trung vào một loại khách hàng thì cơ cấu nguồn vốn sẽ kém linh hoạt và bất hợp lý.
* Đối với khách hàng là tổ chức kinh tế:
Trong những năm qua tỷ trọng của tiền gửi của tổ chức kinh tế trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng Văn Bàn chưa cao. Đây là nguồn vốn có chi phí thấp giúp ngân hàng có thể cắt giảm chi phí huy động, tăng lợi nhuận nên trong thời gian tới ngân hàng nên tăng tỷ trọng của nguồn vốn này và cần á dụng các biện pháp:
- Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, đảm bảo thanh toán nhanh, rút ngắn thời gian giao dịch, tạo lòng tin cho khách hàng, nâng cao uy tín của ngân hàng.
- Cải tiến phong cách giao dịch để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn để có thể giữ vững những khách hàng hiện có và thu hút thêm khách hàng mới...
* Đối với khách hàng là cá nhân, hộ sản xuất
Trong tất cả nguồn vốn mà ngân hàng huy động được, tiền gửi của dân cư là nguồn vốn có tính ổn định cao nhất. Nhưng việc huy động vốn từ dân cư gặp rất nhiều khó khăn mặc dù khách hàng chủ yếu của chi nhánh là cá nhân và hộ sản xuất. Để có thể huy động được tối đa nguồn vốn trong dân Ngân hàng cần sử dụng các biện pháp sau:
- Ngân hàng cần làm tốt công tác tuyên truyền, vân động trực tiếp trên địa bàn hoặc gián tiếp qua các phương tiện thông tin đại chúng.
- Đơn giản hoá các thủ tục giao dịch giúp cho người dân dễ dàng thực hiện giao dịch với ngân hàng, rút ngắn thời gian giao dịch.
3.2.1.2 Áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt
Do tầm quan trọng của lãi suất mà việc xây dựng chính sách lãi suất được đặt lên hàng đầu. Hiện nay các nhà quả lý đang phải đối mặt với cá khó khăn trong việc định giá các dịch vụ có liên quan đến tiền gửi - nguồn vốn quan trọng nhất của ngân hàng. Một mặt ngân hàng phải đưa ra mức lãi suất đủ lớn để có thể thu hút khách hàng gửi tiền vào ngân hàng . Mặt khác phải cố gắng hết sức không trả lãi quá cao để đảm bảolợi nhuận cho ngân hàng. Ngày nay sự cạnh tranh gay gắt trong thị trường cung cấp các dịc vụ tài chính càng làm cho vấn đề nêu trên phức tạp hơn vì cạnh tranh có xu hướng làm tăng chi phí trả lãi tiền gửi, trong khi làm giảm thu nhập dự kiến của ngân hàng.
Một chính sách lãi suất được coi là hợp lý khi nó thoả mãn các yêu cầu sau:
- Có thể giúp ngân hàng huy động được đủ nguồn vốn cho hoạt động và đảm bảo cơ cấu vốn hợp lý.
- Đảm bảo tính cạnh tranh
- Đảm bảo lợi nhuận hợp lý cho ngân hàng
- Phù hợp với chính sach lãi suất của NHTƯ và xu hướng thay đổi lãi suất trên thị trường.
Tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Văn Bàn hiện nay đang tìm mọi biện pháp để tăng cường nguồn vốn huy động do đó chi nhánh nên áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt. Mặt khác chi nhánh cũng cần điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn một cách hợp lý. Hiện nay chi nhánh đang thiếu nguồn vốn trung và dài hạn do đó lãi suất cần thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng của nguồn vốn trung và dài hạn nghĩa là lãi suất tiền gửi trung và dài hạn phải tăng đáng kể so với lãi suất ngắn hạn để khuyến khích khách hàng gửi tiền lâu dài.
3.2.2 Giải pháp hỗ trợ
3.2.2.1 Nâng cao chất lượng sử dụng vốn.
Để khai thác và sử dụng tối đa nguồn vốn huy động thì ngân hàng cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vì nó là yếu tố quyết định đến hoạt động huy động vốn. Sử dụng vốn có hiệu quả thì mới kích thích hoạt động huy động vốn, có tạo được vốn thì mới có thể sử dụng vốn và ngược lại. Vì vậy ngân hàng chỉ có thể hoạt động tốt trên cơ sở kết hợp hài hoà giữa huy động vốn và sử dụng vốn. Đẩy mạnh hoạt động tín dụng là một biện pháp để nuôi dưỡng nguồn vốn cho tương lai. Ngân hàng không chỉ quan tâm đến việc hiện nay thu hút được bao nhiêu nguồn vốn mà còn phải tìm cách nuôi dưỡng nguồn vốn cho tương lai.
3.2.2.2 Mở rộng và cải tiến các dịch vụ
Ngày nay các ngân hàng luôn chú ý phát triển các dịch vụ và tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ của ngân hàng ngày càng tăng trong tổng thu nhập của ngân hàng. Các dịch vụ của ngân hàng luôn được đổi mới do áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, thông qua hoạt động cung ứng các dịch vụ cho khách hàng ngân hàng sẽ nắm bắt được những thông tin về khách hàng, nguồn vốn của khách hàng, biết được lúc nào khách hàng thừa hay thiếu vốn để có biện pháp giúp đỡ.Trong thời gian tới NHNo&PTNT huyện Văn Bàn có thể xem xét hoàn thiện và đưa ra các dịch vụ sau:
- Phát triển và hoàn thiện dịch vụ thanh toán, chuyển tiền
- Dịch vụ tư vấn
- Dịch vụ bảo lãnh
- Dịch vụ bảo quản giấy tờ, tài sản cho khách hàng....
3.2.2.3 Nâng cao chất lượng phục vụ, củng cố uy tín của ngân hàng
Đối với mỗi NHTM uy tín quyết định đến sự thành công hay thất bại trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Khi ngân hàng thực sự có uy tín, tạo được lòng tin với khách hàng thì khách hàng mới biết đến và sử dụng các dịch vụ của ngân hàngmột cách thường xuyên và liên tục.
Một trong những yếu tố để nâng cao uy tín của ngân hàng với khách hàng chính là chất lượng phục vụ của ngân hàng đối với khách hàng. Muốn có được uy tín cao trên thị trường ngân hàng nên làm các việc sau:
- Luôn giữ chữ tín với khách hàng, đảm boả đủ khả năng thanh toán khi khách hàng có yêu cầu.
- Thực hiện tốt quy trình nghiệp vụ, giảm thiểu sai sót, nếu có sai sót phải xử lý kịp thời và bồi thường thoả đáng nếu sai sót gây thiệt hại cho khách hàng.
- Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ: Con người luôn là yếu tố trung tâm quyết định mọi sự thành bại của ngân hàng. Để có thể phát triển kinh doanh, phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn, thì ngân hàng phải có một đội ngũ cán bộ có trình độ cao, có tinh thần trách nhiệm, có nhiệt tình, tâm huyết với nghề nghiệp…
- Mở rộng mạng lưới và tăng thời gian giao dịch với khách hàng. Trong điều kiện hiện nay Ngân hàng Văn Bàn nên mở rộng mạng lưới giao dịch đến tận các xã để có thể huy động được tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu vay vốn của người dân, tạo cho người dân có thói quen gửi tiền vào ngân hàng và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng.... Mặt khác ngân hàng cần tăng thời gian giao dịch với khách hàng bằng cách làm việc ngoài giờ hành chính và vào ngày thứ bảy, chủ nhật vì hiện nay giờ giao dịch của ngân hàng trùng với giờ làm việc của các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp nên gây khó khăn cho khách hàng khi giao dịch với ngân hàng vì thế tăng thời gian giao dịch sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho khách hàng đến giao dịch với ngân hàng.'
- Tăng cườngcông tác tuyên truyền, quảng cáo: Để có được hình ảnh tốt trong tâm trí của khách hàng, trước hết ngân hàng phải được khách hàng biết đến. Một trong những giải pháp cần làm là tăng cường công tác tuyên truyền quảng cáo. Thông qua hoạt động tuyên truyền quảng cáo khách hàng có thể lựa chọn, so sánh, thấy được lợi ích khi giao dịch với ngân hàng. Khách hàng chỉ tin tưởng và đến với ngân hàng khi họ thực sự hiểu biết về ngân hàng.
3.2.2.4 Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng
Trong thời đại ngày nay việcáp dụng công nghệ, khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực ngân hàng đã trở thành vấn đề sống còn và đã làm cho bộ mặt các NHTM thay đổi. Đặc biệt là trong lĩnh vực thanh toán, nếu tốc độ thanh toán nhanh sẽ góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn, làm tăng hiệu quả kinh doanh của khách hàng, qua đó nâng cao uy tín của ngân hàng.Trong thời gian qua NHNo&PTNT huyện Văn Bàn đã được đầu tư nhiều công nghệ mới khá hiện đại nhưng trong thời gian tới ngân hàng cần đầu tư hơn nữa các công nghệ mới hiện đại hơn để có thể thu hút được nhiều khách hàng sử dụng các dịch vụ của ngân hàng đạc biệt là dịch vụ thanh toán và chuyển tiền. Qua đó ngân hàng có thể thu hút được nhiều tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, cá nhân, giúp ngân hàng tăng uy tín, củng cố vị trí của mình trong nền kinh tế.
Như vậy hiện đại hoá một mặt có thể thu hút được nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế mặt khác nâng cao uy tín của ngân hàng với khách hàng.
3.3 Một số kiến nghị nhằm thực hiện các giải pháp tăng cường công tác huy động vốn tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Văn Bàn.
3.3.1 Kiến nghị với NHNN
3.3.1.1 Chính sách lãi suất.
Lãi suất là một công cụ quan trọng để ngân hàng huy động vốn hiện có trong dân cư, doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng... Chính sách lãi suất chỉ phát huy hiệu lực đối với việc huy động vốn trong điều kiện kinh tế ổn định, giá cả ít biến động.
Sử dụng chính sách lãi suất hợp lý sẽ thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn trong xã hội, kích thích các tổ chức kinh tế sử dụng nguồn vốn có hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính sách lãi suất phải được xây dựng trên cơ sở kế hoạch và thực tiễn phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của từng thời kỳ.
3.3.1.2 Chính sách tỷ giá
Khi tỷ giá biến động nhanh thì mặc dù lãi suất ngoại tệ có hạ xuống và lãi suất nội tệ đang ở mức khá cao thì nguồn huy động VND cũng không tăng trưởng đáng kể. Trong điều kiện đó, doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn lại chuộng nội tệ hơn. Điều này gây áp lực lớn lên thị trường và làm cho việc khan hiếm nội tệ thêm căng thẳng. Cũng do tỷ giá biến động nhanh khiến cho ngân hàng tối đa hoá trạng thái ngoại hối của mình. Và cũng như vậy các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân dè dặt trong việc chuyển đổi ngoại tệ của họ thành nội tệ. Do đó sẽ gây khó khăn cho các NHTM khi huy động bằng nội tệ trừ khi chính phủ có chính sách bình ổn tỷ giá. Nếu tỷ giá ổn định thì các NHTM sẽ huy động được nhiều nội tệ mà không phải tăng lãi suất.
3.3.1.3 Hoàn thiện và phát triển thị trường vốn.
Trong điều kiện chuyển từ nền kinh tế tập trung sang cơ chế thị trường có điều tiết vĩ mô, việc hình thành và phát triển thị trường vốn có ý nghĩa rất lớn đối với các NHTM hiện nay. Sự hình thành và phát triển của thị trường vốn là yếu tố thúc đẩy sự phát triển của thị trường hàng hoá.
Nền kinh tế nước ta đã có những chuyển biến tích cực, tăng trưởng ngày càng cao đòi hỏi nhu cầu vốn ngày càng tăng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động vốn thông qua phát hành giấy tờ có giá.
3.3.1.4 Thực hiện có hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra
NHNN phải thực hiện tốt chính sách quản lý nhà nước, tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, chấn chỉnh, xử lý kịp thời những sai phạm làm thất thoát nguồn vốn của Nhà nước, của nhân dân, đưa hệ thống các TCTD đi vào nề nếp và có hiệu quả, không ngừng nâng cao uy tín của hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế.
3.3.2 Kiến nghị với NHNo&PTNT Huyện Văn Bàn Tỉnh Lào Cai.
* Kiến nghị với các cấp chính quyền địa phương.
Chỉ đạo các ban ngành đoàn thể phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong mọi hoạt động để thúc đẩy phát triển kinh tế của huyện nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ nhân viên ngân hàng làm tôt công việc của mình. Đồng thời tham gia cùng ngân hàng trong việc kiểm tra, giám sát,… Đôn đốc các hộ gia đình trả nợ đúng hạn, khi quá hạn chính quyền địa phương hỗ trợ cùng cán bộ ngân hàng trong việc thu nợ.
* Kiến nghị, đề xuất với Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Văn Bàn
Dư nợ của từng cán bộ tín dụng cũng chưa đều, ban lãnh đạo ngân hàng cần phân công công tác quản lý đối với từng khu vực của các cán bộ tín dụng sao cho phù hợp nhất.
Trong công tác xử lý nợ quá hạn, Chi nhánh cũng cần lập ra các bước trong kế hoạch cụ thể từ phòng ngừa nợ có vấn đề, đến phát hiện nợ có vấn đề rồi thu thập thông tin, phân tích tình hình để lập ra kế hoạch hành động. Việc xử lý nợ quá hạn có thể dựa trên thương thảo với khách hàng, qua đó có thể tư vấn giúp đỡ khách hàng tháo gỡ khó khăn. Khi xử lý, tuỳ vào từng tình hình cụ thể, có thể giải quyết theo một hoặc nhiều hướng như: Xử lý tổ chức khai thác (bổ sung tài sản bảo đảm, chuyển nợ quá hạn, khoanh xoá nợ, xử lý các tài sản đảm bảo tiền vay…); Sử dụng các biện pháp thanh lý (xử lý nợ tồn đọng, thanh lý doanh nghiệp, khởi kiện…); Trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro.
Chi nhánh cũng cần quan tâm, giúp đỡ, tiếp cận những Hộ có nhu cầu vay vốn mới để tăng thêm dư nợ cho ngân hàng, tạo cơ hội làm giàu cho khách hàng. Bên cạnh đó cũng cần tổ chức thường xuyên các hoạt động kiểm tra, kiểm soát, đôn đốc Hộ sử dụng vốn vay đúng mục đích; trả gốc, lãi đúng hạn. Giám sát công tác của cán bộ tín dụng, khen thưởng, phê bình đúng lúc, khắc phục sai sót, rủi ro kịp thời.
KẾT LUẬN
Để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội thực hiện thành công sự nghiệp công nghiêp. hoá, hiện đại hoá đất nước, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020 đòi hỏi phải có một nguồn vốn lớn để phục vụ cho nhu cầu của nền kinh tế. Đây là nhiệm vụ hết sức to lớn của hệ thống ngân hàng.
Trong những năm qua hệ thống ngân hàng nước ta đã có những bước phát triển đáng kể, các hoạt động nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng đều tăng trưởng cao, huy động được một khối lượng lớn vốn cho sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. Tuy vậy hệ thống NHTM Việt Nam vẫn còn những tồn tại cần được chấn chỉnh đặc biệt là công tác huy động vốn.
Chuyên đề trên đây đã đạt được những kết quả sau:
- Bằng lý luận đã làm rõ hình thức huy động vốn của NHTM, các tiêu thức đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của các NHTM.
- Phân tích thực trạng để thấy được kết quả, những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó.
- Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác huy động vốn tại NHNo&PTNH huyện Văn Bàn.
Với chuyên đề này em mong muốn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả huy động vốn của các NHTM nói chung và chi nhánh NHNo&PTNT huyện Văn Bàn nói riêng. Đây là một vấn đề lớn, khá rộng mà khả năng nhận thức, lý luận của em còn hạn chế vì vậy không tránh khỏi những hạn chế, sai sót cần hoàn thiện, bổ xung. Em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy, cô giáo và bạn đọc.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ chi nhánh NHNo&PTNT huyện Văn Bàn và các thầy cô giáo trong quá trình em viết chuyên đề này.
DANH MỤC THAM KHẢO
1. Giáo trình Ngân hàng thương mại - Nhà xuất bản thống kê năm 2007. Chủ biên: PGS. TS Phan Thị Thu Hà.
2. Sổ tay tín dụng NHNo&PTNT Việt Nam năm 2004.
3. Báo cáo tổng kết hoat động kinh doanh của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Văn Bàn các năm 2008-2010.
4. Báo cáo thống kê các tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ qua các năm 2008-2010 của Phòng kinh doanh Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Văn Bàn
5. Quy chế 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc ngân hàng nhà nước quy định về hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng.
6. Website www.thuvienphapluat.com và vbqppl.moj.gov.vn.
7. Tạp chí: Thông tin NHNo&PTNT Việt Nam - AGRIBANK.
8. QĐ 125/2005-NHNN quy định về sửa đổi một số điều tại Quy chế cho vay 1627/2001.
9. QĐ số 493/2005/QĐ-NHNN quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai.doc