LỜI NÓI ĐẦU
Cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, môi trường kinh doanh gần đây cũng có sự thay đổi nhanh chóng. Đặc biệt từ khi nền kinh tế Việt Nam chuyển sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước thì các doanh nghiệp đã dần tự chủ trong sản xuất kinh doanh và tự tìm khách hàng để tiêu thụ sản phẩm của mình. Các doanh nghiệp phải lo từ khâu đầu đến khâu cuối của quá trình sản xuất kinh doanh, một vấn đề thiết thực để tự khẳng định mình trên thị trường, quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp.
Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp Nhà nước đã quen dần với cơ chế mới, hoạt động hết sức năng động, luôn đổi mới sáng tạo, ứng dụng tốt những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến của thế giới và trong nước vào sản xuất kinh doanh, tạo ra những sản phẩm đạt chất lượng ngày càng cao đáp ứng được những nhu cầu của thị trường trong nước. Nhưng cũng do chính sách đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước với chủ trương khuyến khích phát triển nền kinh tế nhiều thành phần và do nhu cầu khách quan của thị trường mà các doanh nghiệp tư nhân, liên doanh.v.v đã được thành lập mới ngày càng nhiều và phát triển mạnh mẽ gây nên sự cạnh tranh gay gắt. Do vậy, một vấn đề mà hầu hết các doanh nghiệp hiện nay hết sức quan tâm và chú trọng hàng đầu trong sản xuất kinh doanh là làm sao tiêu thụ được nhiều sản phẩm để đạt lợi nhuận cao nhất.
Chính vì vậy việc tìm biện pháp để củng cố và mở rộng thị trường tiêu thụ là vấn đề hết sức cần thiết đối với các doanh nghiệp hiện nay.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ Phần tư vấn thiết kế và chuyển giao công nghệ, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo – PGS.TS Nguyễn Hồng Thái cùng các cô chú cán bộ tại công ty.
Em đã chọn đề tài:“ Một số biện pháp nhằm củng cố và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ Phần tư vấn thiết kế và chuyển giao công nghệ ”.
Đề tài được trình bày theo ba mảng lớn sau:
Chương I : Cơ sở lý luận về củng cố và mở rộng thị trường của doanh nghiệp
trong nền kinh tế thị trường.
Chương II : Thực trạng thị trường tiêu thụ của Công ty cổ phần tư vấn thiết kế và
chuyển giao công nghệ.
Chương III : Một số biên pháp nhằm củng cố và mở rộng thị trường tiêu thụ của
Công ty cổ phần tư vấn thiết kế và chuyển giao công nghệ.
Em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn, kính trọng sự giúp đỡ và tạo điều kiên thuận lợi của các cô chú cán bộ trong Công ty. Đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình, quý báu của Thầy giáo – PGS.TS Nguyễn Hồng Thái - đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.
Do năng lực, trình độ lý luân nghiên cứu và thời gian còn hạn chế nên bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô trong bộ môn Quản Trị Kinh Doanh cũng như các bạn trong lớp để bài viết của em được hoàn thiên hơn.
93 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2596 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm củng cố và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ Phần tư vấn thiết kế và chuyển giao công nghệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ứng nhu cầu cũng như tạo sự tin tưởng và hài lòng về năng lực của Công ty.
Hiện nay thị trường hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp đang được củng cố và mở rộng. Kinh tế-Xã hội Việt Nam ngày càng phát triển và quy mô được mở rộng vì thế việc quản lý đòi hỏi ngày càng chặt chẽ và hiên đại hơn với hệ thông thông tin liên lạc, bảo vệ,….được nâng cấp đó là điều kiện thuận lợi giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển và thị trường được mở rộng.
Doanh nghiệp hiện nay dặt quan hệ với các đối tác cung cấp các thiết bị, cung cấp sản phẩm cho quá trinh thi công, lắp dặt ( Bảng 2.3 ):
Nhìn vào Bảng 2.3 ( Trang bên ) các hãng sản xuất thiết bị đặt quan hệ chính thức với Công ty ta nhận thấy các mặt hàng sản phẩm rất phong phú về chủng loại và hệ thống nhà cung cấp rất đa dạng và ở nhiều nước khác nhau nên việc xem xét và đặt quan hệ là rất khó khăn.Trong thị trường ngày nay xuất hiện các sản phẩm nhái, sản phẩm kém chất lượng đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn cẩn trọng và tìm hiểu kỹ lưỡng. Đây là khâu ban đầu đảm bảo cho chất lượng đầu vào của doanh nghiệp, một doanh nghiệp phát triển tốt và có hiệu quả phụ thuộc rất nhiều vào thiết bị máy móc, chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp đó.
Bảng 2.3: Các hãng sản xuất thiết bi
Đặt quan hệ chính thức và giao dich với Công ty
TT
Tên hãng
Tên Nước
Hình Thức
Loại Thiết Bị
1
Kill Fire
Singapo
Buôn bán
Bình chữa cháy
2
Grunfos
Đan mạch
Buôn bán
Bơm chữa cháy
3
Ansul
Mỹ
Buôn bán
Đầu phun, Valve bộ trộn bọt
4
Silla
Hàn quốc
Buôn bán
Các thiết bị Foam chữa cháy
5
Tachibana
Nhật Bản
Buôn bán
Vòi chữa cháy
6
Samson
Pháp
Buôn bán
Bơm chũa cháy
7
Nasns
Trung quốc
Buôn bán
Fire powder ABC
8
Jinding
Trung quốc
Buôn bán
Fire hose porduct
9
Monoflo
UK
Buôn bán
Bơm chữa cháy
10
Appolo
Australia
Giao dich
Thương mại
Thiết bị chữa cháy, đầu dò gas
11
Guangda
Trungquốc
Giao dich thương mại
Bình chữa cháy,vòi chữa cháy
12
Dingle
Trung quốc
Giao dich
Thương mại
Thiết bị bảo vệ
13
Total
Đức
Giao dich
Thương mại
Automatic co2 flooding fingting system
14
Gem
Đức
Giao dich
Thương mại
Thiết bị bảo vệ
15
Newage
Ấn độ
Giao dich
Thương mại
Trụ cấp nước ngoài nhà
16
Kailun
Trung quốc
Giao dich
Thương mại
Trụ cấp nước ngoài nhà
17
Orion
Australia
Giao dich
Thương mại
Foam chữa cháy
các thiết bị chữa cháy
18
Spiccher
Đức
Giao dich
Thương mại
Bình chữa cháy,vòi chữa cháy
19
Wanada
Trung quốc
Phân phối
Fire powder
20
Ksb
Đức
Phân phối
Bơm chũa cháy
21
Idemco
Mỹ
Phân phối
Các thiết bị phòng cháy chưa cháy
22
Checkpoint
Mỹ
Phân phối
Thiết bị phòng cháy
chữa cháy,an ninh
23
Lucatron
Swdis
Phân phối
Hệ thông an ninh
Việc chọn những sản phẩm tôt nhất,có chất lượng, thương hiệu và tên tuổi trên thị trường thế giới sẽ giúp cho doanh nghiệp đảm bảo phần nào về chất lượng sản phẩm đưa vào thi công, đồng thời Công ty cũng sẽ tạo được uy tin và thương hiệu của mình với bạn hàng trong nước góp phần đưa Công ty ngày càng phát triển hơn nữa, là điều kiện quan trọng trong việc duy trì và mở rông thị trường.
Nhìn vào bảng thông kê trên ta nhận thấy hình thức chủ yếu mà Công ty đặt quan hệ với các hãng thể hiện qua ba hình thức chính: Buôn bán, Giao dịch thương mại và phân phối với các sản phẩm như: Bình chữa cháy, vòi chữ cháy, bơm chữa cháy, trụ nươc, các thiết bi Foam chữa cháy, các thiết bị phòng cháy khác, thiết bị an ninh và hệ thông an ninh,....Đây là nhưng sản phẩm cơ bản nhất của công tác phòng cháy chưa cháy và bảo vệ an ninh
2.2.2.5.Phân tích tình hình tiêu thụ của Công ty
Nói đến sản phẩm, phải nói đến thị trường tiêu thụ vì thị trường có quan hệ mật thiết với kế hoạch kinh doanh, phương hướng kinh doanh, đầu tư tài chính, chính sách giá cả, quảng cáo bán hàng, uy tín của sản phẩm ...
Trong chặng đường hoạt động, tồn tại và phát triển, Công ty Cổ phần tư vấn thiết kế và chuyển giao công nghệ đã có những lúc gặp phải một số khó khăn trong những năm tháng mới thành lập Công ty nhưng với nỗ lực và sự quyết tâm xây dựng của các cấp lãnh đạo cũng như của các thành viên trong Công ty đã dần khắc phục những trở ngại đó đồng thời đưa doanh nghiệp ngày phát triển lớn mạnh.Là một doanh nghiệp thực hiện cả việc cung cấp, phân phối, thiết kế thi công và lắp đặt trực tiếp công trình nên việc tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào khả năng kinh nghiêm,tinh thần năng động, khả năng giao tiếp, quan hệ đối ngoại và sự tin tưởng của đối tác.Sau nghị quyết Trung ương lần thứ 3, khóa VI đến nay, lần lượt các nghị quyết ra đời nhằm hướng dẫn và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tìm hướng đi trong quá trình đổi mới.
Nghị định 217 - HĐBT và 217 bổ sung cho phép các doanh nghiệp được tự chủ trong sản xuất kinh doanh, dần tiếp cận với nhu cầu thị trường, tự tìm cách đổi mới quản lý kinh tế theo quy định và có hiệu quả. yêu cầu đặt ra đối với công ty trong cơ chế mới là phục vụ sát nhu cầu của thị trường.
Việc cung cấp các sản phẩm trực tiếp cho công tác thi công lắp đặt đã phần nào giảm thiểu được thời gian chờ đợi, phí tổn và đặc biệt là giảm đáng kể thời gian lắp đặt của công nhân tránh tình trạng có thời gian chờ đợi thiết bị trong giờ hành chính, giảm được tối đa thời gian chết ( Nghĩa là thời gian công nhân được nghỉ trong khi chờ máy móc thiết bị ). Công ty thực hiện chủ yếu qua việc ký kết hợp đồng kinh tế đối với khách hàng ( Bảng 2.4 )
Bảng 2.4: Một số công trình tiêu biểu hoàn thành trong năm kế hoạch.
Đơn vị: Đồng VND
TT
Nội dung hợp đồng
Tổng gia trị
hợp đồng
Ngày ký hợp đồng
Đơn vị
ký hợp đồng
1
Cung cấp, lắp đặt hệ thống bảo vệ băng camera và chống
đột nhập
1.165.230.800
06/10/2006
Xí nghiệp 951
Ban cơ yếu
chinh phủ
2
Cung cấp thiết bị van các loại
488.784.574
01/03/2006
Công ty TNHH hỗ trợ công nghệ cao
3
Cung cấp, lắp đặt hệ thông PCCC tòa nhà 4-6 tầng, số 2-Chùa Bộc
227.428.000
14/03/2006
Công ty CPTVTK& khảo sát xây dựng VN
4
Trùng tu cứu hỏa dây truyền 2
199.809.892
15/12/2006
Công ty Cổ Phần nhiêt điên Phả Lại
5
Cung cấp, lắp đặt hệ thông PCCC nhà xe Tây Hồ-Cục quản trị A
50.943.262
30/01/2006
Ban quản trị
trung ương
6
Cung cấp, lắp đặt hệ thông báo chay tự động nhà máy SX linh kiên Hanel PT
147.500.000
26/04/2007
Công ty CPSX gia công &XNK Hanel
7
Thi công xây lắp hệ thống PCCC tòa nhà 156-Yên phụ
85.887.000
20/07/2007
Công ty TNHH Tài Tâm
8
Thi công xây lắp hệ thống PCCC 18-Núi Trúc-Ba Đình
255.340.000
27/07/2007
Công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội.
9
Cung cấp lắp đặt thiết bị báo cháy, chữa cháy vách tường, bình chữa cháy,…số2-QN
1.147.367.700
03/04/2007
Công ty
Bạch Đằng
10
Cung cấp thiết bị PCCC.Camera,chống sét,…HVKTMM.
791.812.000
07/11/2007
Học viện kỹ thuật mật mã
11
Cung cấp lắp đặt thiết bị Bệnh viện y học cổ truyền
694.878.000
18/02/2008
Sở y tế Hà Nội
12
Cung cấp,lắp đặt hệ thống PCCC-Tòa văn phòng và căn hộ cho thuêDA Me Linh Plaza
2.477.776.730
02/01/2008
Công ty TNHH Đầu tư T&M
Viêt Nam
13
Cung cấp,lắp đặt hệ thông PCCC-ĐH Đà Nẵng
595.793.000
16/10/2008
Đại Học Đà Nẵng
14
Cung cấp,lắp đặt hệ thông chữa cháy tự động bằng khí sạch cho Kho dự chữ QG
966.460.000
02/01/2008
Công ty
Bạch Đằng
15
Cung cấp thiết bị PCCC cho công ty Bạch Đằng-Bộ công an
1.688.201.800
26/08/2008
Công ty
Bạch Đằng
Theo kết quả phân tích về tình hình hoàn thành kế hoạch của một số hợp đồng kinh tế tiêu biểu trong ba năm vừa qua ta nhân thấy tình hình khách hàng chủ yếu của Công ty là các doanh nghiệp thuộc địa phận thành phố Hà Nội chiếm khoảng 70%, còn lại là các khách hàng ngoại tỉnh chiếm khoảng 30%. Do quy mô cũng như hoạt động kinh doanh của Công ty còn chưa thực sự lớn mạnh nên đa số các khách hàng chủ yếu là do quen biết hoặc do mối giới mà có.
Qua đánh giá dựa trên Bảng 2.4 ta suy ra phần nào hoạt động thị trường của Công ty là tương đối nhỏ. Giá trị của các hợp đồng kinh tế còn thấp có lẽ đây cũng là đặc điểm riêng của ngành PCCC và BVAN ở nước ta. Điều nay đòi hỏi những thách thức cũng như những khó khăn của Công ty trong việc củng cố và mở rộng thị trường.
2.1.2.6. Phân tích khả năng thắng thầu của Công ty
Khả năng thắng thầu của Công ty phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau nhưng chủ yếu là:
- Uy tín và cách làm việc chuyên nghiệp của Công ty.
- Đội ngũ cán bộ công nhân viên đồng đều và đủ điều kiện.
- Công nghệ kĩ thuật và máy móc thiết bị phù hợp.
- Môi trường làm việc và điều kiện thi công phù hợp với từng khách hàng.
- Thực hiên nghiêm chỉnh, đam bảo tiến độ và chất lượng công trình theo đúng yêu cầu.
Từ việc thắng thầu Công ty tiếp tục thực hiện việc kí kết hợp đồng thông qua hợp đồng kinh tế.Hợp đồng kinh tế sẽ tạo điều kiện gắn kết, hợp tác thực hiên theo xu hướng hai bên cùng có lợi, mỗi Công ty đều có hình thức kí kết hợp đồng riêng của mình và Công ty cổ phần tư vấn thiết kế và chuyển giao công nghệ cũng không nắm ngoài hình thức trên nhưng dưới mọi hình thức nào thì hợp đồng kinh tế cũng hải thực hiện theo đúng mục tiêu và pháp luật Việt Nam đã đặt ra. Để hiểu chính xác hơn ta sẽ đưa ra nội dung chính trong hợp đồng như sau:
* Tên công việc cần kí kết
* Căn cứ:
+ Căn cứ vào Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế của hội đồng Nhà nước.
+ Căn cứ vào quy chế về hợp đồng kinh tế tron xây dựng cơ bản
+ Căn cú vào nhu cầu của khách hàng và khả năn của Công ty cổ phần tư vấn thiết kế và chuyển giao công nghệ.
* Bên tham gia:
+ Bên A : Là khách hàng hay nhà đầu tư.
+ Bên B : Là Công ty Cổ phần tư vấn thiết kế và chuyển giao công nghệ hay nhà thầu thi công.
* Điều khoản thông nhất:
+ Nội dung hợp đông : Ghi rõ công việc cụ thể cần kí kết, tên thiết bị cần cung cấp, hãng sản xuất, số lượng bao nhiêu, đơn vị tính.
+ Giá trị hợp đồng : Tổng giá trị của bản hợp đông ( Bao gồm cả thuế VAT)
+ Thanh toán hợp đồng : kiểu thanh toán, hinh thức thanh toán, đông tiền thanh toán.
* Chất lượng và các yêu cầu kĩ thuật:
Phải thực hiên theo đúng thiết kế, bảo đảm yêu cầu kĩ thuật, mỹ thuật, thiết bị lắp đặt theo quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết bị.
* Thời gian và tiến độ thực hiện:
+ Thời gian thực hiện.
+ Thời gian hoàn thành.
* Bảo hành công trình:
Sau khi Công trinh được hoàn thành và đưa vào sử dụng thì Công ty phải có trách nhiểm bảo hành trong thời gian giới hạn thỏa thuận.
* Tranh chấp và giải quyết tranh chấp:
Những bất đồng và những vấn đề phát sinh liên quan đến hợp đồng trong thời gian thực hiện hợp đồng và sau này được hai bên giải quyết thông qua thương lượng, đàm phán trong khuân khổ pháp lệnh hiện hành, trong vòng 15 ngày nếu hai bên không thương lượng được thì giải quyết tại tòa án kinh tế.Phát quyết của tòa án là quyết định cuối cùng buộc hai bên phải thực hiện.
* Bất khả kháng:
Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra mang tích khách quan và năm ngoài tầm kiểm soát của các bên như động đất, bão, lũ,...sự thay đổi chính sách hoặc ngăn cấm của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
* Tạm dừng, hủy bỏ hợp đồng:
- Tạm dừng thực hiện hợp đồng bao gồm:
+ Do lỗi của bên giao hoặc bên nhận gây ra.
+ Các trường hợp bất khả kháng.
Một bên có quyền quyết định tạm dừng hợp đồng do lỗi của bên kia gây ra, nhưng phải báo cho bên kia biết bằng văn bản và cung bàn bạc giải quyết để tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng xây dựng đã kí kết, trường hợp bên tạm dừng không thông báo mà tạm dừng gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên thiệt hại.Thời gian và mức đền bù thiệt hại d tạm dừng hợp đồng do hau bên thỏa thuận để khắc phục.
- Hủy bỏ hợp đồng:
+ Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thương thiệt hại khi bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.Bên vi phạm hợp động phải bồi thường thiệt hại.
+ Bên hủy bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc hủy bỏ, nếu không thống báo mà gây thiệt hại cho bên kia, thì bên hủy bỏ phải bồi thường .
+ Khi hợp đồng bị hủy bỏ, thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm bị hủy bỏ và các bên phải hoàn trả cho nhau bằng tài sản hoặc tiền.
* Quyền và nghĩa vụ của các bên:
- Bên A:
+ Trang vòng 1 ngày sau khi hợp đồng có hiệu lực bên A giao cho bên B hồ sơ thiết kế và các tài liệu kỹ thuật liên quan đến hệ thông thiết bị thi công lắp đặt.
+ Trong vòng 2 ngày sau khi hợp đồng có hiệu lực bên A bàn giao mặt bằng cho bên B.
+ Phối hợp chặt chẽ với bên B để giải quyết kịp thời những vướng mắc phát sinh trong quá trình thi công công trình.
+ Hoàn thành thủ tục pháp lý đối với các khối lượng phát sinh trong qua trình thực hiện hợp đồng.
+ Thanh toán cho bên B đúng quy định ký kết.
- Bên B:
+ Tiếp nhận mặt bằng.
+ Thông báo cho bên A bằng văn bản người chịu trách nhiệm chính điều hành toàn bộ công việc và là người đại diện cho bên b có thẩm quyền mọi công việc phát sinh hàng ngày.
+ Chịu sự chỉ đạo của bên A trong việc sử dụng mặt bằng thi công. Bên b có trách nhiệm phối hợp với các nhà thầu khác để đảm bảo kỹ thuật và tiến độ thi công.
+ Huy động phương tiện, thiết bị thi công công trình đảm bảo thi công đề ra.
+ Thực hiện các công tác an toàn lao động cho người và thiết bị thi công, giữ gìn vệ sinh mồi trường, an ninh trật tự trong khu vực.
+ Thông báo cho bên A về những thay đổi, bổ sung ngoài phạp vi hợp đồng.
* Điều khoản chung:
Mỗi hợp đồng đều đưa ra những quy định chung theo pháp luật của nhà nước và có tính bảo mật.
Các bên phải thực hiện tốt các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Hợp đồng làm thành 4 bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 2 bản.
* Người đại diện các bên:
Mỗi bên tham gia hợp đồng phải cử đại diện chịu trách nhiêm chính đại diện cho Công ty và khách hàng.
* Bảng báo giá:
Đây là bảng tổng hợp của bên B (nhà thầu thi công ) lập về đơn giá các thiết bị lắp đặt cho bên A (khách hàng là chủ đầu tư), số lương từng loại thiết bị, tổng số tiền của công trình (bao gồm thuế VAT), đảm bảo số lượng hàng mới 100%,thời giam giao hàng, hình thức thanh toán và bảng giá này có giá trị trong thời gian 60 ngày kể từ ngày báo giá.
* Biên bản thanh lý hợp đồng:
Sau khi bên B hoàn tất việc thi công công trình do bên A đã kí kết thì có quyền được lập biên bản thanh lý hợp đồng về việc thực hiện xong và hoàn tất những điều khoản trong hợp đồng.
Bên B đã hoàn thành tất cả các công việc đã ghi trong hợp đồng và đã bàn giao cho bên A sử dụng.
Với bố cục và cách thức thực hiện hợp đồng kinh tế chặt chẽ của Công ty cổ phần tư vấn thiết kế và chuyển giao công nghệ sẽ đảm bảo cho khách hàng yên tâm, đảm bảo tích trung thực, tạo sự tin tưởng của khách hàng. Đó là thanh công lớn của Công ty trong việc tạo dựng cho mình những nền tảng vững chắc và chăt chẽ hơn trong công cuộc cổng cố và mở rộng thị trường của Công ty.
2.3. NHỮNG NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ BIẾN ĐỘNG TRÊN ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY
2.3.1. Nguyên nhân khách quan
- Do chế độ quản lý của nhà nước trong linh vực PCCC và BVAN còn thiếu chặt chẽ nên tạo những kẽ hở cho hàng nhập lậu điều kiện thẩm thấu qua biên giới, các sản phẩm kém chất lương trên thị trường không đảm bảo được điều kiện về tích an toàn của sản phẩm.Với nền kinh tế mở cửa như hiện nay việc xuất hiện của những sản phẩm kém chất lượng là không nhỏ đòi hỏi Công ty phải thật cân nhắc trong việc nựa tron nhà cung cấp có như vây doanh nghiệp mới có thẻ duy trì tốt được thị trường của mình và là nên tảng cho việc mở rộng thêm thị trường.
- Do tốc độ phát triển chung của nền kinh tế-xã hội thì tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cũng trở nên khốc liệt hơn, gây khó khăn rất lớn đối với Công ty trong việc tìm kiếm và nghiên cứu nhu cầu thị trường để có các định hướng chiến lược đối với tập khách hàng.
- Do nhà nước còn tiến hành đánh thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng PCCC và BVAN và các doanh nghiệp kinh doanh trong nước hầu hết là phải nhập khẩu linh kiện và thiết bị ở nước ngoài nên chưa khuyến khích sự phát triển của thị trường trong nước.
- Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ, lạm phát tăng cao nên không kích thích được sự tiêu dùng chung của nền kinh tế và thị trường nên cho du đã phát triển mạnh nhưng không năm ngoài vòng xoay đó.
- Do cuộc ảnh hưởng tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế nước ta có sự chững lại. đây là một điều kiện khó khăn đối với việc kích thích tiêu thụ và phát triển kinh doanh của doanh nghiệp.
2.3.2. Nguyên nhân chủ quan
- Nhân lực thiếu trình độ trong việc tiếp cận những công nghệ kỹ thuật cao nên khó khăn trong việc đẩy mạnh tiêu thụ mở rộng thị trường. Với số lương công nhân viên như hiện nay thì việc đẩy mạnh tiêu thụ, mở rộng thị trường kinh doanh thì điều kiện cần là phải tăng số lượng nhân viên trực tiếp tham gia kinh doanh và đảm bảo trình độ phù hợp nhất.
- Hoạt động của một số phòng ban chưa phát huy các khả năng, đặc biệt là phòng kinh doanh, phòng kỹ thuật.
- Công tác tìm kiếm và bổ sung thêm những sản phẩm mới còn hạn chế,nâng cấp và bổ sung thiết bị phục vụ thi công lắp đặt chưa được chú trong nhiều.
Việc quan trọng nhất đối với công tác củng cố và mở rộng thị trường là việc công ty phải lập những chiến lược khách hàng cho phù hợp với từng tập khách hàng sao cho : biến những đối tác khách hàng thường xuyên thành khách hàng thường xuyên hơn nữa, biến những khách hàng mới thành tập khách hàng thường xuyên và biến tập khách hàng tiềm năng thành tập khách hàng mới để thử nghiệm tiêu dùng sản phẩm của công ty. Và công cụ quan trọng nhất để tác động vào tâm lý khách hàng một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất đó là những dịch vụ mà công ty cung cấp cho khách hàng trước, trong và sau khi bán hàng, thực hiên xong hợp đồng thi công.
Trong những năm vừa qua, hoạt động của phòng kinh doanh tổng hợp chưa đạt được mức mong muốn. Biểu hiện của điều này là việc doanh thu hang năm biến động thất thường, ảnh hưởng do dịch vụ cung cấp cho khách hàng còn chưa tốt. Sự kết hợp của hai phòng kinh doanh tổng hợp và phòng kỹ thuật, phòng dự án chưa nhuần nhuyễn dẫn tới việc cung cấp cho khách hàng những dịch vụ thiếu đồng bộ nên đôi lúc gây mất lòng tin của khách hàng.
- Mô hình tổ chức kinh doanh hiện tại còn nhiêu vướng mắc và nhiều bộ phận phong ban nên không tối đa hoá được hiệu quả hoạt động của bộ máy hoạt động của Công ty.
2.3.3.Các biện pháp củng cố và mở rộng thị trường đã được Công ty thực hiện
Mở rộng quan hệ với các đối tác là nhà cung cấp, từ đó tạo nguồn hàng phong phú với chất lượng và chủng loại đa dạng phục vụ tốt cho nhu cầu thị trường của công ty.
Công ty Cổ phần tư vấn thiết kế và chuyển giao công nghệ luôn tìm kiếm và bổ sung thêm một số sản phẩm mới nhất là các sản phẩm về hệ thống camera, thiết bị báo động, chống cháy, báo cháy,...là phong phú hơn với chất lượng tốt hơn. đây là điều kiện tiền đề để công ty mở rộng thị trường.
Phát huy nhân tố con người, lấy nhân tố con người làm động lực chủ yếu trong chiến lược phát triển kinh doanh lâu dài và mở rộng thị trường.
Trong những năm vừa qua Công ty cũng rất chú trọng vào nhân tố con người thông qua hai việc chính. đó là chế độ đãi ngộ nhân sự và chế độ đào tạo nâng chất lượng nhân sự.
Chế độ đãi ngộ nhân sự được thể hiện ở chỗ : mức thu nhập bình quân của cán bộ nhân viên trong công ty ổn định và mức khá cao so với hoạt động chung (cụ thể là : 1,5 triệu đồng/người/tháng), thường xuyên thăm hỏi và quan tâm tới đời sống của các công nhân cũng như các cán bộ Công ty đang thi công lắp đặt tại các công trình. Công ty cổ phần tư vấn thiết kế và chuyển giao công nghệ cũng thực hiện đầy đủ với các chế độ nhân viên như : chế độ nghỉ trong thời gian mang thai và nghỉ đẻ, nghỉ ốm, thăm hỏi, nghỉ các ngày lễ tết, thực hiên chế độ khen thưởng hợp lý... với chế độ này phần nào đã tạo nên sự yên tâm cho người lao động khi làm việc tại công ty, từ đó tạo nên sự gắn bó và đoàn kết trong bộ máy tổ chức kinh doanh dẫn đến thành công của công ty.
Chế độ đào tào nâng cao chất lượng nhân sự được công ty thực hiện chặt chẽ và nguyên tắc.
Mở rộng thêm một số lĩnh vực kinh doanh mới như: Xây dựng dân dụng và công nghiệp, kinh doanh vật liệu xây dựng và vật tư ngành nước công nghiệp và dân dụng,... nhằm mở rộng thị trường và quy mô của doanh nghiệp. Công ty cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tổng thể và hoàn hảo từ đó tào niềm tin và sự tin cậy của khách hàng với sản phẩm và uy tín của công ty.
Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới – kích thích nhu cầu mới của thị trường, đặc biệt là lĩnh vực PCCC và BVAN ngày càng phát triển mạnh ở Việt Nam, phù hợp với điều kiện và cách thức sử dụng của người tiêu dùng Việt Nam, từ đó kích thích nhu cầu tiêu của thị trường.
Doanh nghiệp đã và đang tiến hành nghiên cứu và phát triển các lĩnh vực còn khá mới mẻ đối với thị trường bảo vệ an ninh Việt Nam như : Camera, báo động, ... để cung cấp cho khách hàng nhằm đa dạng hoá các sản phẩm công nghệ cao của công ty.
Hoàn thiện và đổi mới công tác tổ chức quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn công ty, đặc biệt là trung tâm kinh doanh dự án.
Với công tác tuyển dụng nhân sự tương đối khắt khe, tuyển chọn và lựa chọn các nhân viên tốt nhất vào làm việc tại công ty. Những nhân viên có trình độ để làm việc tại các phòng ban, đặc biệt là phòng kinh doanh tổng hợp và phòng dự án. Với mô hình tổ chức khã chặt chẽ và nguyên tắc nhưng vẫn phải phát huy tính sáng tạo, tinh thần tự giác có như thế hiệu quả làm việc cuả các thành viên mới đạt thành tich cao. Xây dựng những chương trình riêng đối vơí từng khách hàng cụ thể như giá cả ưu đãi, phương thức thanh toán hợp lý, chất lượng thiết bị cung ứng, thời hạn thực hiện hợp đồng,... phù hợp với nhu cầu nguyện vọng của khách hàng, cung cấp cho khách hàng những dịch vụ trước, trong và sau khi hợp đồng kết thúc một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất
CHƯƠNG III
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM CỦNG CỐ VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
3.1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC CỦNG CỐ VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY.
Trong cơ chế thị trường, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trước khi thực hiện đều được nghiên cứu vấn đề đầu ra. Thị trường tiêu thụ sản phẩm quan trọng như vậy vì có nó thì doanh nghiệp mới bán được hàng, mới có được các hợp đồng kinh tế, khả năng quay vòng vốn nhanh, có tiền đề để bù đắp chi phí và thu được lợi nhuận. Nếu thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn thị doanh nghiệp sẽ bán được nhiều hàng, thu được nhiều lợi nhuận và sẽ có chỗ đứng vững chắc trên thị trường
Là một doanh nghiệp kinh doanh, lắp đặt, thi công các mặt hàng về PCCC và BVAN, vấn đề thị trường tiêu thụ sản phẩm có một vị trí hết sức quan trọng đối với Công ty, cách thức tiêu thụ của Công ty chủ yếu thông qua việc ký kết các hợp đồng kinh tế. Nếu thị trường tiêu thụ nhỏ hẹp thì sản phẩm tiêu thụ sẽ không tiêu thụ được nhanh, gây nên lượng tồn kho lớn, Công ty sẽ bị ứ đọng vốn. Kèm theo đó là công ty sẽ không thu được lợi nhuận, không hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách, giảm thu nhập của cán bộ công nhân viên.
Hiện nay ban lãnh đạo Công ty và cán bộ công nhân viên đang cùng nhau cố gắng để giải quyết tốt nhất vấn đề thị trường tiêu thụ sản phẩm. Trong đó mục tiêu củng cố và mở rộng thị trường là một trong những mục tiêu có tính chiến lược hết sức quan trọng công ty đề ra để thực hiện .
Thực hiện mục tiêu củng cố và mở rộng thị trường, chắc chắn công ty sẽ tăng được lợi nhuận, cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên và quan trọng hơn là công nhân sẽ tạo được nội lực để tự mình khắc phục những khó khăn, tồn tại hiện có, ngày càng đứng vững và phát triển.
3.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY
3.2.1. Xu hướng phát triển của thị trường PCCC và BVAN ở Việt nam.
Thị trường PCCC và BVAN ở Việt Nam được đánh giá là một thị trường đầy tiềm năng và có xu hướng phát triển mạnh trong những năm sắp tới. Sở dĩ được nhận định như vậy vì trong thời gian gần đây nhà nước cũng như người dân ý thức được tầm quan trọng của PCCC và BVAN đối với cuộc sống do đó theo nhân định của các chuyên gia thì thị trường phát triển thiết bị BVAN và PCCC có thể tăng từ 30% - 70% trong năm 2010 điều này đồng nghĩa với việc thị trường mới chỉ trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển.
Trong giai đoạn khoảng cuối thập kỷ 80 đầu thập kỷ 90 nhu cầu về PCCC và BVAN ở Việt Nam chưa phát triển mạnh đặc biệt là các sản phẩm công nghệ cao như: Hệ thống camera quan sát, hệ thống báo cháy tự động, hệ thống trống đột nhập,......Sau khi Luật về PCCC được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2001 thì công tác PCCC mới phát triển mạnh qua đó thị trường tiêu thụ sản phẩm PCCC được nhà nước khuyến khích đầu tư và qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty hoạt động thuận lợi trong cơ chế phát triển chung của đất nước. Cho tới ngày nay, thị trường PCCC và BVAN mới bắt đầu bộc lộ khă năng cũng như tiềm năng phát triển trong tương lai.
Thế kỷ 21 là thế kỷ của thông tin, của các thiết bị hiện đại,nền kinh tế nước nhà sẽ có những bước tiến mạnh mẽ điều này cũng đồng nghĩa với việc sử dụng các phương tiện hiện đại trong lĩnh vực PCCC và BVAN tạo môi trường an toàn trong cuộc sống hàng ngày của toàn dân. Cùng với sự đi lên của nhu cầu tiêu dùng xã hội thì công tác PCCC và BVAN ngày càng đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu. Hiện nay, nhu cầu PCCC và BVAN của thị trường Việt nam phát triển khá đa dạng. Bên cạnh nhu cầu sử dụng các sản phẩm mang tính phòng ngưa như: bình chữa cháy, bộ đàm còn có các sản phẩm mới phục vụ cho những lĩnh vực hoàn toàn mới như hệ thống báo cháy tự đông, chuông báo động hiện đại, camera quan sát,...
Theo báo Hà Nội Mới thì Thị trường thiết bị an ninh, an toàn và PCCC tại Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh. Đó là nhận định của bà Echo Lin Giám đốc Triển lãm Tập đoàn A&S, chuyên về tổ chức các sự kiện an ninh hàng đầu khu vực châu Á. Theo đó, thị trường thiết bị an ninh, an toàn và phòng cháy chữa cháy (PCCC) trong năm 2009 ở Việt Nam có khả năng tăng trưởng từ 30- 200%. Đặc biệt vào năm 2010, thiết bị quan sát bằng màn hình có thể được tiêu thụ với doanh số khoảng 100 triệu USD.
Theo bà Echo Lin, cơ sở để bà đưa ra nhận định trên là do Việt Nam đang đầu tư mạnh cho cơ sở hạ tầng như hệ thống tàu điện ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, đường cao tốc, sân bay, cảng biển, hàng không, ngân hàng, toà nhà thông minh, trung tâm thương mại cần sử dụng nhiều thiết bị an ninh, an toàn và PCCC. Nhìn chung thị trường Việt Nam đang có tiềm năng phát triển cao.
Do đó, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực an ninh, an toàn và PCCC tiếp cận thị trường Việt Nam; cũng như các doanh nghiệp Việt Nam cập nhật được các công nghệ mới của thế giới: Tập đoàn A&S, Công ty Cô phần Hội chợ Triển lãm và Quảng cáo Việt Nam (VIETFAIR), phối hợp với Cục Cảnh sát PCCC, Sở Cảnh sát PCCC TP.Hồ Chí Minh, Hiệp hội Thiết bị An ninh Chuyên nghiệp Việt Nam (APSA Vietnam) tổ chức Triển lãm và Hội nghị Quốc tế về Kỹ thuật, Thiết bị An toàn, Bảo vệ, PCCC Việt Nam lần thứ hai - SecuTech Vietnam 2009.
SecuTech Vietnam 2010 sẽ được tổ chức từ ngày 25 đến ngày 27 tháng 8 tới tại TP.Hồ Chí minh. Điểm nổi bật trọng SecuTech Vietnam 2010 năm này đó là sự đóng góp nhiệt tình của các tỉnh thành trong nước, với số lượng gian hàng chuyên dụng cao. Song song với đó là sự góp mặt của hầu hết các tên tuổi trong lĩnh vực thiết bị an ninh, an toàn trong và ngoài nước bao gồm: Australia, Trung Quốc, Hồng Công, Israel, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Singapore, Đài Loan, Mỹ, ...
Việt nam được đánh giá là nước có sự phát triển vượt bật trong lĩnh vực an ninh, an toàn và phòng, chữa cháy. Với đặc điểm chung về điều kiện xã hội cũng như tập quán sinh hoạt, Đồng thời với nhịp sống ngày càng bận rộn, các công cụ, trang thiết bị hỗ trợ công tác hoạt động, sinh hoạt và an toàn càng được người dân để ý. Với ý niệm đó rất tin rằng SECUTECH VIETNAM 2010 sẽ là bước nhảy vọt cho tầm nhìn và định hướng về một su thế an ninh an toàn trong thời gian tiếp theo.
Bà Echo Lin nhận xét: với một thị trường thiết bị an ninh, an toàn và PCCC còn nhiều tiềm năng và rộng mở như Việt Nam, tập đoàn A&S sẽ tiếp tục là cầu nối cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước; sẽ đưa SecuTech Vietnam được tổ chức thường
niên ngày càng rộng mở về quy mô và hiệu quả thực tiễn.
Là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực PCCC và BVAN,Công ty cổ phần tư vấn thiết kế và chuyển giao công nghệ phải nắm bắt được xu hướng cũng như nhu cấu của xã hội để từ đó xây dựng chiến lược kinh doanh cụ thể trong tương lai, xây dựng các chiến lược mặt hàng với tỷ lệ hợp lý, từ đó đẩy mạnh doanh số bán, mở rộng thị trường.
3.2.2. Định hướng phát triển của công ty.
Năm 2010 là năm Nước ta kỷ niệm đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội và cũng là năm sẽ đánh dấu mốc phát triển quan trọng của nền kinh tế Đất nươc., tiếp tục thực hiện chính sách cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, phát triển đất nước theo hướng Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá đất nước. Theo đó, ngành PCCC và BVAN được nhà nước và các đơn vị chủ quản sẽ quan tâm hơn và tạo các điều kiên thuận lợi hơn cho thị trường này phát triển. Đó là một điều kiện thuận lợi chung cho các doanh nghiệp kinh doanhtrong lĩnh vực này. Trong chiến lược phát triển kinh doanh của mình, Công ty luôn coi trong việc phân tích và nghiên cứu thị trườngvà những chính sách, chủ trương của nhà nước đối với nền kinh tế nói chung và ngành PCCC và BVAN nói riêng, để từ đó có những biên pháp ứng xử phù hợp cho thi trường phát triển của Công ty .
Đối với những cán bộ công nhân viên trong công ty, tiếp tục thực hiện chương trình quy hoạch đào tạo và đào tạo lại về nghiệp vụ, kiểm tra thường xuyên về trình độ chuyên môn ký thuật đối với từng nhân viên trong công ty, đặc biệt là nhân viên phòng kinh doanh dự án, nâng cao tay nghề cho công nhân lắp đặt thi công để phù hợp với các thiết bị tiên tiến nhất.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tiếp tục đẩy mạnh và thu hồi công nợ, áp dụng hệ thống kế toán mới theo quy định của nhà nước.
Nghiên cứu và phát triển công ty nhằm mở rông các lĩnh vực kinh doanh trong ngành PCCC và BVAN, đa dạng hoá các mặt hàng cung cấp, tạo vị thế trên thương trường.
3.3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM CỦNG CỐ VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TẠI CÔNG TY.
Nhìn một cách tổng thể thì thị trường PCCC và BVAN tại Việt Nam được cấu thành từ hai bộ phận:
- Thị trường cho dân sự:
Thương ít có dự án lớn nhưng số lượng các dự án lại nhiều, các nhóm khách hàng chủ yếu trong dạng thị trường này bao gồm: Các doanh nghiệp trong và ngoài nước, khu chế xuất, các khu thương mại, siêu thị, khu đô thị,...Ở Công ty tỷ lệ khách hàng thuộc nhòm này chiếm khoảng 70% và tươn đương với khoảng doanh thu 60%.
- Thị trường cho các công trình thuộc dự án nhà nước:
Thường là các dự án lớn nhưng số lượng ít, các nhóm khách hàng chủ yếu trong dạng thị trường này bao gồm: Các dự án sân bay, tàu điện ngầm tại Ha Nội và TP. Hồ Chí Minh, các ban cơ yếu của chính phủ, bến cảng, .... Ở Công ty tỷ lệ khách hàng thuộc nhóm này chiếm khoảng 30% tương đương với khoảng doanh thu 40%.
Sự phát triển của các khu chế xuất, khu công nghiệp trong những năm vừa qua được xem là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp cung cấp thiết bị bảo vệ, camera giám sát và đặc biệt là các thiết bị PCCC. Với khả năng nhạy bén trong việc nắm bắt nhu cầu khách hàng, nhu cầu của thị trường, số lượng các doanh nghiệp kinh doanh ở lĩnh vực này trong những năm qua đã tăng lên nhanh chóng. Đó là cơ hội cho Công ty mở rộng thị trường của mình đồng thời cũng đòi hỏi những thử thách và môi trường cạnh tranh khó khăn hơn, để tồn tại và mở rộng thị trường của mình Công ty cần phải thực các biện pháp đúng đắn và phù hợp với thực tiễn hiện tại, dựa vào tình hình hiện nay của Công ty Cổ phần Tư vấn thiết kế và chuyển giao công nghệ em xin đề xuất một số giải pháp nhằm củng cố và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm sau:
3.3.1 Tiếp tục thực hiện công tác nghiên cứu các tập khách hàng của công ty, từ đó xây dựng các chính sách hợp lý đối với từng tập khách hàng.
Khách hàng là nhân tố chi phối mọi hoạt động của doanh nghiệp. Mọi nỗ lực hoạt động của doanh nghiệp đều hướng tới tác động vào khách hàng trên cơ sở thoả mãn các nhu cầu của họ. Doanh nghiệp có khách hàng là doanh nghiệp có thị trường. Khách hàng đến với doanh nghiệp càng nhiều thì thì doanh thu mà doanh nghiệp đạt được cũng tăng lên, điều này đồng nghĩa với việc thị trường càng ổn định và phát triển. Có thể nói khách hàng là một nhân tố có vại trò cực kỳ quan trọng đối với việc giữ vững và phát triển thị trường của doanh nghiệp.
Công ty cổ phần tư vấn thiết kế và chuyển giao công nghệ là một Công ty chuyên kinh doanh, lắp đặt, sử chưa thiết bị PCCC và BVAN và doanh thu chủ yếu là thông qua các hợp đồng kinh tế với các tập khách hàng lớn như: các khách hàng thuộc chính phủ, các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh, các khu đô thị - dân cư, khu chế xuất, hệ thống đường xá, chợ,... Với mỗi khách hàng khác nhau, họ có các yêu cầu về đặc tính và các thông số kỹ thuật sản phẩm mà Công ty cung ứng cũng khác nhau đảm bảo nhu cầu của khách hàng.
Những nội dung chủ yếu của công tác xây dựng chính sách với từng tập khách hàng:
+ Nghiên cứu nhu cầu của khách hàng, đưa ra các giải pháp cung ứng mặt hàng một cách hợp lý:
Trước khi cung ứng sản phẩm cho khách hàng, công ty phải cử cán bộ đi tìm hiểu và phân tích nhu cầu của khách hàng để nắm bắt được nhu cầu đó cần đáp ứng đến đâu và khả năng cung ứng của công ty. Từ những kết quả thu được, công ty tiến hành xây dựng cơ cấu mặt hàng và các giải pháp hợp lý tiến hành cung ứng cho khách hàng qua đó mới tiến hành ký kết hợp đồng với khách hàng và tiến hành thi công lắp đặt.
Như Nhu cầu sử dụng thiết bị, hệ thống PCCC cho nhà cao tầng hiện nay bao gồm:
- Hệ thống phát hiện cháy và báo cháy.
- Hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà cho các trụ, họng nước.
- Hệ thống cấp nước chữa cháy trong nhà cho các họng nước vách tường.
- Hệ thống chữa cháy tự động.
- Hệ thống chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn lối thoát hiểm
- hệ thống điều áp buồng thang.
- Hệ thống hút khói tự động.
- Các hệ thống, thiết bị ngăn cháy, chông khói (cửa ngăn cháy, vách ngăn cháy).
- Các thiết bị chữa cháy, cứu hộ loại cầm tay, di động.
Đồng thời Công ty sẽ tiếp tục cung cấp các thiết bị hiện có, cần thiết và đủ tiêu chuẩn về PCCC ở Việt Nam đảm bảo cho khách hàng có sự tin cậy nhất định.
Bên cạnh đó đối với các Công ty, khu chế xuất hiện nay ở nước ta công tác PCCC phải đảm bảo có các phương tiện thiết bị cơ bản như:
- Hệ thống báo cháy
- Bình bọt tổng hợp lớn, nhỏ
- Thang cây dài 6m
- Xô xách nước
- Thùng phi chứa đầy cát
- Xẻng
- Đèn báo cháy
- Máy bơm
- Vòi nước
+ Phương thức và số lượng hàng cung ứng
Căn cứ vào những yêu cầu đòi hỏi của khách hàng mà công ty tiến hành thiết lập các cách thức cung ứng ( Cung cấp một lần, theo định kỳ hoặc theo đợt ) các sản phẩm, cách thức thực hiện thi công lắp đặt triển khai dự án.
+ xây dựng phương thức thanh toán hợp lý với từng khách hàng
Căn cứ vào tình hình tài chính của khách hàng và tình hình quay vòng vốn của công ty mà xây dựng phương thức thanh toán cho hợp lý, không những đáp ứng nhu cầu về thanh toán mà cũng giúp cho doanh nghiệp có thể thu hồi vốn nhanh để tiếp tục đầu tư cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty tránh trường hợp ứ đọng vốn giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh.
+ Tổ chức tốt các dịch vụ sau khi hoàn thành thi công xong dự án như: Vận hành, chạy thử, bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa...Thể hiện trách nhiệm của Công ty đối với khách hàng của mình và đây cũng là một vũ khí cạnh tranh hữu hiệu đảm bảo uy tín, thương hiệu của doanh nghiêp.
Dựa vào những nội dung phân tích trên mà Công ty phân ra các tập khách hàng khác nhau ở những vùng thị trường tập chung đồng thời đánh gía thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp cần mở rộng phát triển, có những chiến lược và kế hoạch kinh doanh định hướng góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiêp.
3.3.2. Về nguôn nhân lực trong Công ty
Số lương công nhân viên hiện nay của Công ty là 114 người với việc phân bổ như sau:
- Ban Tổng Giám Đốc: 3 người
- Phó Giám Đốc: 2 người
- Các phòng ban: 6 người
- Các bộ phận chức năg: 8 người
- Trưởng đội thi công: 8 người
- Công nhân: 87 người
Nhin vào số lượng nguồn nhân lực hiện tường ứng với sơ đồ bộ máy của doanh nghiệp (trang 50 – chương 2) thì mỗi phòng ban, bộ phận chức năng đều chỉ có 1 người phụ trách đảm nhiệm mọi công việc điều này nói nên lực lượng về nhân sự cần phải được bổ sung thêm và với việc chỉ có 1 người phụ trách thì việc đảm bảo tiến độ và chất lượng công việc có tốt nhất Do đó để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty thì theo em cần phải bổ sung thêm nhân lực như sau:
Phòng kỹ thuật 2 người; phòng dự án 2 người; phòng kinh doanh tổng hợp 2 người; bộ phận tư vấn thiết kế 2 người; bộ phận lập và quản lý dự án 3 người; bộ phân kho – giao hàng, bộ phận nhập hàng xuất nhập khẩu, bộ phận bán hàng, bộ phận Marketing đều thêm 1 người.
Tổng số công nhân viên sau khi bổ sung là 139 người trong đó:
- Ban Tổng Giám Đốc: 3 người
- Phó Giám Đốc: 2 người
- Các phòng ban:12 người
- Các bộ phận chức năng:17 người
- Trưởng đội thi công: 8 người
- Công nhân: 87 người
Việc bổ sung thêm nhân lực được thực hiện qua việc tuyển dụng đảm bảo lựa chọn các các ứng viên tốt nhất cho Công ty
Ngoài việc tuyển thêm nhân lực Công ty còn phải quan tâm tới việc đào tạo, tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên học thêm để nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
3.3.3. Nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm
- Hiện nay mặc dù chất lượng sản phẩm của Công ty đã được nâng lên rất nhiều, nhiều loại sản phẩm có chức năng công nghệ cao như: Còi báo cháy tự động, hệ thống điều kiển giám sát tự động, hệ thống khiểm soát ra vào tự động,....Do đó càng làm thêm phong phú cho khách hàng lựa chọn các sản phẩm thích hợp nhất. Nhưng cũng phải nhận thấy rằng, nhu cầu của khách hàng ngày càng hướng đến sản phẩm có chất lượng cao hơn, nhiều chức năng hơn vì vậy bổ sung nâng cao chất lượng sản phẩm phải được coi là việc làm thường xuyên và cần thiết của xí nghiệp đồng thời tào ưu thế nhất định trong môi trường cạnh tranh thị trường mở như hiện nay. Để thực hiện tốt và hiệu quả thì Công ty nên chú trọng đến các nhiệm vụ sau:
+ Quan tâm và đầu tư thường xuyên để đổi mới và nâng cấp thiết bị công nghệ, thiết bị sản phẩm, luôn luôn tìm kiếm và giao dịch với các hãng nổi tiếng như: Raabit (Nhật), Total (Đức), Spiccher (Đức), ..... đồng thời với việc nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên cũng phái luôn được nâng cao để phù hợp với các sản phẩm hiện đại, Công ty nên gia nhập hiệp hội nhà phân phối độc quyền sản phẩm của các hãng cung cấp sản phẩm PCCC và BVAN tại Việt Nam để nâng cao khả năng cạnh tranh trong mở rộng thị trường.
+ Tăng cường các biện pháp quản lý kỹ thuật, nâng cao kỷ luật trong thi công lắp đặt, hoàn thành tiến độ, có quy chế thưởng phạt nghiêm minh đối với việc thực hiện kỷ luật này, xây dựng một nề nếp làm việc khoa học, hợp lý góp phần giảm bớt thời gian chờ việc và bảo quản thiết bị dụng cụ phục vụ thi công và các tài sản khác.
+ Cần có các biện pháp bảo quản, bao gói hàng hóa để giữ gìn chất lượng sản phẩm không bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển từ nơi tập kết kho bãi đến nơi thi công lắp đặt.
- Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, xí nghiệp khó có thể điều tiết được giá cả của thị trường thì việc tìm cách hạ giá thành sản phẩm là biện pháp chủ yếu để giảm giá tham gia đấu thầu, tăng số hợp đồng kinh tế và ddieeud quan trọng cuối cùng là tăng doanh thu lợi nhuận cho Công ty. Muốn vậy, Công ty cần áp dụng đồng bộ biện pháp sau:
+ Nâng hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị thi công,... để tăng năng suất lao động.
+ Phát động phong trào thi đua hoàn thành kế hoạch thi công cho các tổ, đội và trong toàn bộ cán bộ, công nhân nhằm giảm thiểu các chi tiết lãng phí về thời gian, về chi phí phát sinh (Ăn, ở, xăng xe,...).
+ Kích thích năng lực sản xuất bằng cải cách như: cải thiện điều kiện làm việc, chăm lo đời sống cán bộ công nhân viên, hoàn thiện cơ cấu tổ chức gọn nhẹ nhưng hiệu quả, tổ chức các phong trào thi đua, khen thưởng...
3.3.4. Tiếp tục mở rộng quan hệ với các đối tác là các nhà cung cấp, từ đó tạo nguồn hàng phong phú với chất lượng và chủng loại đa dạng phục vụ tốt cho nhu cầu thị trường của công ty.
Có thể dễ dàng nhận thấy rằng : Việc tổ chức tốt nguồn hàng sẽ tạo điều kiện vật chất cho lưu chuyển hàng hóa, góp phần thực hiện chức năng và mục tiêu của doanh nghiệp, đồng thời còn thể hiện sức mạnh kinh tế của doanh nghiệp để cạnh tranh với doanh nghiệp khác trên thị trường. Tổ chức tốt nguồn hàng sẽ tạo điều kiện thoả mãn đầy đủ nhu cầu của thị trường của doanh nghiệp về mặt số lượng, chất lượng và chủng loại, góp phần ổn định và mở rộng thị trường của doanh nghiệp.
Hiện nay, Công ty đã và sẽ tiếp tục thúc đẩy quan hệ với các hãng nổi tiếng khác trên thế giới để không ngừng củng cố, nâng cao chất lượng của sản phẩm làm phong phú thêm cho nhu cầu của khách hàng qua đó đảm bảo cho Công ty ngày càng phát triển mạnh hơn nữa.
Tuy nhiên, trong quá trình lựa chọn đối tác cung ứng, công ty phải lưu ý một số điểm sau :
+ Uy tín của hãng cung ứng đó trên thị trường PCCC và BVAN tại Việt Nam và thế giới.
+ Chất lượng hàng cung ứng có phù hợp với mục tiêu kinh doanh của công ty hay không ?
+ Nhu cầu về mặt hàng của nhà cung ứng đó trên thị trường Việt Nam hiện nay như thế nào ?
+ Các điều kiện ký kết đối tác có dễ dàng và thuận tiện không?
+ Giá cả, các điều kiện cung ứng và phương thức thanh toán.
+ Tham gia hiệp hội phân phối sản phẩm độc quyền của các hãng nổi tiêng thế giới về PCCC và BVAN.
Họ có thể gặp nhau ngay trên mạng để thoả thuận về giá cả, số lượng hàng hoá, hình thức cung cấp, phương thức thanh toán, trách nhiệm và quyền lợi của các bên. sau đó, người bán sẽ tiến hành cung cấp hàng hoá và dịch vụ cho người mua và người mua tiến hành thanh toán cho người bán cũng qua mạng. Điều này sẽ rút ngắn khoảng cách về không gian và thời gian giữa người mua và người bán, giảm chi phí đi lại cho các bên tham gia.
Những thuận lợi và khó khăn của Công ty khi tham gia hoạt động kinh doanh là
-Thuận lợi :
+ Khách hàng có thể dễ dàng tìm hiểu rõ các thông tin về sản phẩm của công ty khi truy cập trang Web của công ty, từ đó tạo sự tin tưởng hơn khi quyết định mua sản phẩm do công ty cung cấp hoặc có thể trực tiếp giao dịch với Công ty.
+ Rút ngắn khoảng cách về không gian, tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho các cuộc giao dịch thương mại.
+ Nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy kinh doanh nên đạt được các hiệu quả về kinh tế trong kinh doanh.
+ Thị trường kinh doanh tin học trên mạng còn là một hình thức khã mới mẻ đối với thương mại việt nam nên mức độ cạnh tranh chưa cao.
-Khó khăn :
+ Đòi hỏi một lượng vốn đầu tư ban đầu lớn nên khó khăn trong việc huy động nguồn vốn lớn.
+ Phải tổ chức một mạng lưới thực hiện các dịch vụ sau bán hàng rộng và dày để phục vụ tốt cho công tác bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa sản phẩm dấn đến khó khăn trong tuyển dụng và quản lý nhân sự cho mạng lưới dịch vụ.
+ Các khía cạnh pháp lý trong thương mại điện tử ở nước ta chưa hoàn thiện như : các khung quy định pháp lý, các điều kiện thanh toán qua tài khoản tiền gửi... nên còn gây khó khăn cho các doanh nghiệp khi kinh doanh trên mạng và đặc biệt là thương mại điện tử chưa có hình thức đấu thầu qua mạng nên hợp đồng cung cấp cho khách hàng thường có giá trị nhỏ lẻ không có các gói hợp đồng lớn.
Những điều kiện cần để tiến hành kinh doanh, phát triển thị trường:
- Các điều kiện về vốn :
Hiện nay, tổng số vốn sử dụng cho hoạt động kinh doanh của Công ty 8,4 tỷ đồng (năm 2008). Muốn tiến hành kinh doanh hiệu quả và mở rộng thị trường tiêu thụ thi đòi hỏiCông ty phải bổ sung thêm vào nguồn vốn hiện có ít nhất là hơn 10 tỷ đồng. Nguồn vốn bổ sung này dùng để đầu tư mở rộng mạng lưới phân phối, đầu tư phát triển trang thiết bị công nghệ, tuyển dụng và đào tạo nhân sự, công tác khuyếch trương – quảng cáo...
-Các điều kiện về trang thiết bị công nghệ :
Hiện nay, trang thiết bị kỹ thuật công nghệ về thi công, lắp đặt tại Công ty đảm bảo hiệu quả làm việc cao. Với việc sử dụng các thiết bị phù hợp và đầy đủ là một điều kiện thuận tiện để tiến thi công các công trình lớn nhỏ khác nhau.
- Các điều kiện về nhân sự và tổ chức bộ máy thi công :
Muốn trở thành một Công ty phát triển mạnh trong lĩnh vực PCCC và BVAN đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư hơn nữa về công tác tuyển dụng và đào tạo nhân lực cho phù hợp với công nghệ sản phẩm hiện nay đồng thời phải chú trọng tới công tác tổ chức phân công lao động hơp lý trách tình trạng giờ chết của công nhân.
- Các điều kiện về hoạt động Marketinh:
Sau khi các điều kiện trên đã đủ tiêu chuẩn thì cần phải chú trọng tới hoạt động Marketinh của Công ty bởi đây là bộ phận tiếp xúc đầu tiên với phần lớn các khách hàng có ảnh hưởng lớn tới hình ảnh và uy tín của Công ty, là bộ phận đi đầu trong việc thực hiện mở rộng thị trường của Công ty.
3.3.5. Cải thiện và củng cố uy tín của công ty trên thị trường
Uy tín là một tài sản vô hình nhưng có giá trị vô cùng lớn với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Có thể nói mọi sự nỗ lực trong hoạt động kinh doanh của Công ty đều nhằm mục đích tạo lập chữ "tín" trên thị trường. Có chữ "tín", Công ty sẽ dễ dàng có mối quan hệ làm ăn tốt đẹp với bạn hàng, sản phẩm của Công ty sẽ dễ dàng được thị trường chấp nhận và được khách tàng tin dùng. Vì vậy uy tín vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Uy tín của công ty được thể hiện ở ba khía cạnh sau:
- Uy tín về chất lượng sản phẩm: Điều này thể hiện ở giá trị sử dụng, thẩm mỹ của các sản phẩm, nguồn gốc xuất sứ sản phẩm của Công ty, đáp ứng tối đa đòi hỏi của người tiêu dùng
- Uy tín về tác phong kinh doanh: Điều này thể hiện ở tinh thần cầu thị, hết lòng vì khách hàng, tuân thủ chặt chẽ về thời gian, đảm bảo tiêu chuẩn đặt ra, có trách nhiệm thực hiện mọi cam kết trong hợp đồng với khách hàng và bạn hàng.
- Uy tín thể hiện ở trong kết quả sản xuất kinh doanh: Có lẽ không ai muốn quan hệ làm ăn với các Công ty có các chỉ tiêu kinh doanh thấp kém, trì trệ. Do vậy một Công ty có sự tăng trưởng kinh tế cao sẽ tạo được niềm tin đối với khách hàng, bạn hàng.
Do đó để xây dựng và củng cố uy tín của mình trên thị trường, Công ty Cổ phần tư vấn thiết kế và chuyển giao công nghệ cần làm một số việc sau đây:
- Đầu tư có chiều sâu vào công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, đẩy nhanh việc tìm kiếm thị trường mới và phù hợp với năng lực của Công ty.
- Áp dụng các công nghệ kỹ thuật mới, hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả thi công lắp đặt công trình, giảm thiểu được rủi ro trong lao động đồng thời nâng cao hiệu quả thi công.
- Tăng cường các hoạt động liên doanh liên kết với các tổ chức và cá nhân nước ngoài có bằng phát minh sáng chế hoặc với các Công ty có uy tín trên thị trường thế giới, để tận dụng vốn, côg nghệ, uy tín của họ.
- Thường xuyên quan tâm chăm sóc các bạn hàng truyền thống, khách hàng lâu năm và cả khách hàng mới của Công ty.
Nhận xét chung :
Thị trường PCCC và BVAN là một thị trường còn nhiều tiềm năng và khả năng phát triển mạnh trong tương lai không xa. Nghiên cứu, phát triển và bán sản phẩm là một tầm nhìn có tính chiến lược trong công tác củng cố và mở rộng thị trường của Công ty.
KẾT LUẬN
Ngày nay trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, thế giới trở thành thị trường chung rộng lớn, việc nâng cao hiệu quả trong công tác tiêu thụ cùng với việc củng cố và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung là vấn đề hết sức cần thiết, cấp bách, quyết định sự sống còn của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường mở. Trên cơ sở tăng cường công tác tiêu thụ sản phẩm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp hoạt động được trôi chảy, mở rộng quy mô và có hiệu quả hơn.
Là một doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực PCCC và BVAN, thời gian hoạt động mới được gần 10 năm, Công ty Cổ phần tư vấn thiết kế và chuyển giao công nghệ đã có nhiều cố gắng trong hoạt động kinh doanh và nhất là trong công tác tiêu thụ sản phẩm mở rộng thị trường. Trong điều kiện hiện nay, khi mà cạnh tranh thị trường ngày càng trở nên gay gắt, Công ty lại càng thấy rõ hơn tầm quan trọng của công tác này. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, ở khâu này vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế và thách thức.
Qua nghiên cứu thực tế công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần tư vấn thiết kế và chuyển giao công nghệ, trên cơ sở các kiến thức đã học được ở trường, khả năng phân tích của riêng mình, đề tài tốt nghiệp này đã đi sâu vào phân tích đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty và em đã mạnh dạn đưa ra một số phương hướng cũng như biện pháp nhằm củng cố và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp, mong muốn góp phần làm tốt hơn nữa công tác này ở doanh nghiệp.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô giáo Bộ môn Quản trị kinh doanh, đặc biệt là giáo viên PGS.TS Nguyên Hồng Thái đã hướng dẫn em trong suốt quá trình xây dựng và thực hiện đề tài này. Đồng thời cũng cho em gửi lời cảm ơn tới các cô chú, anh chị trong Công ty Cổ phần tư vấn thiết kế và chuyển giao công nghệ đã giúp đỡ em trong việc tìm tài liệu, có những ý kiến đóng góp quý báu phục vụ cho đề tài này.
Do còn có nhiều hạn chế nên đề tài tốt nghiệp mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các bạn và ban lãnh đạo Công ty để đề tài được hoàn thiện một cách tốt hơn, thực sự có giá trị cả về lý luận và thực tiễn.
Em xin chân thanh cảm ơn!
Tài Liệu Tham Khảo
- Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần tư vấn thiết kế và chuyển giao công nghệ 2006 – 2007 – 2008.
- Philip Kotler – Quản trị Marketing- NXB thống kê-1997.
- Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh ( NXB Giáo Dục – ĐHKTQD).
- TS Phạm Vũ Luận – Giáo trình Quản trị doanh nghiệp – NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội-2001.
- TS Phạm Công Đoàn, TS Nguyễn Cảnh Lịch – Giáo trình kinh tế doanh nghiệp Thương mại – NXB Giáo Dục – 1999.
- PTS Đặng Đình Hào – Kinh tế Thương mại – Dịch vụ. NXB Thống kê.
- Thời báo kinh tế Việt Nam.
- Báo Hà nội mới.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số biện pháp nhằm củng cố và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ Phần tư vấn thiết kế và chuyển giao công nghệ.doc