Đề tài Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và thu hồi công nợ ở công ty kim khí và vật tư tổng hợp miền Trung

MỤC LỤC Trang Lời mở đầu PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP I. Ý NGHĨA CỦA VIỆC PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP 1. Sự cần thiết của việc phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán trong doanh nghiệp . 2. Ý nghĩa của việc phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán trong doanh nghiệp . II. THÔNG TIN SỬ DỤNG ĐỂ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP . III. NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ TRONG DOANH NGHIỆP 1. Nội dung phân tích tình hình công nợ phải thu . 1.1.Phân tích vòng luân chuyển các khoản phải thu . 1.2.Phân tích kỳ thu tiền bình quân 2. Phân tích tình hình công nợ phải trả . IV. NỘI DUNG PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP . 1. Phân tích khả năng thanh toán trong ngắn hạn 1.1.Tỷ lệ thanh toán hiện hành 1.2.Tỷ lệ thanh toán nhanh 1.3.Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt 2. Phân tích khả năng thanh toán dài hạn . 2.1.Hệ số thanh toán lãi nợ vay 2.2.Tỷ lệ tự tài trợ, tỷ lệ nợ . PHẦN II. TÌNH HÌNH HẠCH TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY KIM KHÍ VÀ VẬT TƯ TỔNG HỢP MIỀN TRUNG I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY KIM KHÍ VÀ VẬT TƯ TỔNG HỢP MIỀN TRUNG 1. Qúa trình hình thành, phát triển và hoạt động sản xuất kinh doanh . 1.1.Quá trình hình thành và phát triển 1.2.Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh . 2. Tổ chức công tác quản lý ở Công Ty Kim Khí & Vật Tư Tổng Hợp Miền Trung 2.1.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ở công ty 2.2.Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban giám đốc và các phòng ban chức năng, các chi nhánh và các đơn vị trực thuộc . 3. Tổ chức công tác kế toán tại công ty . 3.1.Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 3.2.Chức năng và nhiệm vụ . 3.3.Tình hình kế toán áp dụng tại công ty . 4. Đánh giá khái quát tình hình tài chính ở công ty . II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ Ở CÔNG TY KIM KHÍ VÀ VẬT TƯ TỔNG HỢP MIỀN TRUNG . 1.Phân tích tình hình công nợ phải thu ngắn hạn 1.1.Phân tích số vòng quay các khoản phải thu . 1.2.Phân tích thu tiền bình quân . 2. Phân tích tình hình công nợ phải trả ngắn hạn III. PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN Ở CÔNG TY KIM KHÍ VÀ VẬT TƯ TỔNG HỢP MIỀN TRUNG . 1. Phân tích khả năng thanh toán trong ngắn hạn . 1.1.Tỷ lệ thanh toán hiện hành 1.2.Tỷ lệ thanh toán nhanh . 1.3.Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt 2. Phân tích khả năng thanh toán dài hạn . 2.1.Hệ số thanh toán lãi nợ vay . 2.2.Tỷ lệ tự tài trợ, tỷ lệ nợ . PHẦN III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ THU HỒI CÔNG NỢ Ở CÔNG TY KIM KHÍ VÀ VẬT TƯ TỔNG HỢP MIỀN TRUNG I. NHẬN XÉT CHUNG VỀ VIỆC CUNG CẤP THÔNG TIN CHO CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ Ở CÔNG TY KIM KHÍ VÀ VẬT TƯ TỔNG HỢP MIỀN TRUNG . 1. Nhận xét về công tác kế toán tài chính 2. Nhận xét về công tác quản lý công nợ phải thu 3. Nhận xét về công tác quản lý công nợ phải trả của công ty . II.MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ THU HỒI CÔNG NỢ Ở CÔNG TY KIM KHÍ & VẬT TƯ TỔNG HỢP MIỀN TRUNG 1. Chính sách khuyến khích khách hàng trả nợ trước thời hạn . 2. Các hình thức cấp tín dụng thương mại 3. Áp dụng chính sách thu hồi công nợ ở Công Ty Kim Khí & Vật Tư Tổng Hợp Miền Trung 3.1.Kỳ thu tiền bình quân . 3.2.Phân tích số ngày các khoản phải thu 3.3. Áp dụng chính sách thu hồi công nợ ở Công Ty Kim Khí & Vật Tư Tổng Hợp Miền Trung . Kết luận

doc52 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4745 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và thu hồi công nợ ở công ty kim khí và vật tư tổng hợp miền Trung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g hàng tồn kho cũng đã làm cho tỷ trọng hàng tồn kho từ 18,76 % năm 2001 tăng lên 37,4 % cuối năm 2003. Ngược lại, tỷ trọng các khoản phải thu giảm giá đáng kể so với hai năm trước đó. Nhưng biến động về vốn bằng tiền TSLĐ khác cũng là mối quan tâm của lãnh đạo công ty. BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU NGUỒN VỐN ĐVT: 1.000.000đ Chỉ tiêu 2001 2002 2003 Chênh lệch % theo qui mô chung H1(4) (2-1) H2(5) (3-2) T1% 4/1 T2% 5/2 2001 2002 2003 A.Nợ phải trả I.Nợ ngắn hạn II.Nợ dài hạn III.Nợ khác B.Vốn CSH I.N.vốn, quỹ II.Vốn khác 195.746 190.817 3.660 1.269 34.273 34.273 0 223.448 222.428 0 1.020 39.182 39.182 0 329.013 328.175 0 838 49.184 49.184 0 27.702 31.611 -3.660 -249 4.909 4.909 0 105.565 105.747 0 -182 10.002 10.002 0 14,15 16,57 -100 -19,62 14,32 14,32 - 14,24 47,54 - -17,8 25,52 25,52 - 85,1 83 1,6 0,6 1,42 1,42 - 85,08 84,7 - 0,4 14,9 14,9 - 87 86,8 - 0,2 13 13 - Tổng 230.019 262.636 378.197 32.611 115.567 14,17 44 100 100 100 Qua bảng phân tích cho thấy: Tổng nguồn vốn vào cuối năm 2002 tăng hơn 32.611 triệu đồng ( 14,17% ) so với năm 2001 và vào cuối năm 2003 tăng hơn 115.567 triệu đồng (44%)so với năm trước đó. Sự gia tăng này chủ yếu do khoản nợ phải trả của công ty ngày càng tăng. Nợ phải trả: Xu hướng biến động tăng khoản nợ này, quan trọng nhất vẫn là khoản nợ ngắn hạn ( nợ vay và nợ nhà cung cấp ) cuối năm 2002, giá trị khoản nợ ngắn hạn tăng so với năm trước đó là 31.611 triệu đồng ( 16,57% ) và cuối năm 2003 tăng 105.747 triệu đồng ( 47,54% ) so vói năm 2002. Sự biến động này là do khoản nợ phải thu khách hàng của công ty ngày càng tăng và để đáp ứng nhu cầu thanh toán công ty phải vay nợ ngân hàng thanh toán tiền mua hàng cho nhà cung cấp để bán và dự trữ theo yêu cầu của tổn công ty thép Việt Nam. Mức tăng liên tục khoản nợ ngắn hạn đã làm cho tỷ trọng khoản nợ này tăng từ 85,1% vào đầu năm 2002 lên tới 87% năm 2003. Bên cạnh đó nguồn vốn chủ sở hữu cũng tăng lên nhưng với tỷ lệ không cao chủ yếu là do nguốn vốn Tổng công ty cấp bổ sung và lợi nhận chưa phân phối, điều này cho thấy hoạt động kinh doanh năm 2003 có hiệu quả hơn. Như vậy, kết quả phân tích trên cho thấy: Toàn bộ tài sản của công ty chủ yếu là TSLĐ. TSCĐ chiếm tỷ trọng nhỏ trong toàn bộ tài sản của đơn vị. Toàn bộ nguồn vốn của công ty chủ yếu là nợ ngắn hạn, trong đó nợ vay đóng vai trò quan trọng, sự tăng hay giảm nó kéo theo sự thay đổi rất lớn đối với tỏng nguồn vốn. Do vậy, công ty cần có chính sách quản trị tài sản lưu động và nguồn nợ vay có hiệu quả nhất. II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ Ở CÔNG TY KIM KHÍ VÀ VẬT TƯ TỔNG HỢP MIỀN TRUNG. Phân tích tình hình công nợ là một việc cần thiết và quan trọng, do đó việc phân tích thường xuyên và chính xác sẽ cung cấp cho ban giám đốc một nguồn thông tin tài chính quan trọng liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Trên cơ sở đó, ban lãn đạo có thể đánh giá được quan hệ thanh toán công nợ như thế nào, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời, tránh tình trạng nợ động kéo dài ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty. 1. Phân tích tình hình công nợ phải thu ngắn hạn. Căn cứ số liệu trên bảng cân đối kế toán lập bảng phân tích tình hình công nợ phải thu. BẢNG PHÂN TÍCH CÁC KHOẢN PHẢI THU ĐVT: 1.000.000 đ STT Chỉ tiêu 2001 2002 2003 Chênh lệch H1(4) (2-1) H2(5) (3-2) T1% 4/1 T2% 5/2 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Phải thu khách hàng Trả trước người bán Thuế VAT được k.trừ Phải thu nội bộ Phải thu khác Tạm ứng Chi phí trả trước C.phí chờ kết chuyển T.sản thiếu chờ xử lý T.chấp,ký cược n.hạn D.p phải thu khó đòi 152.202 240 3.481 0 1.733 1.850 523 0 313 2.141 -519 141.883 1.913 2.250 0 8.312 1.809 290 0 115 14.913 -476 188.755 4.127 5.865 0 9.272 1.512 641 0 109 1.187 0 -10.319 1.673 -1.231 0 6.579 -41 -133 0 -198 12.772 43 46.872 2.214 3.615 0 920 -297 251 0 -6 -13.726 476 -6,78 6,97 -35,4 0 379 -2,2 -25,43 0 -63,25 596,24 -8,29 33,04 115,74 103,84 0 11,07 -16,41 64,38 0 -5,22 -92,04 -100 Tổng cộng 161.959 171.099 211.468 9.145 40.319 5,64 23,56 Qua bảng phân tích cho ta thấy rằng, khoản phải thu của công ty tăng dần qua các năm. Năm 2002 tăng lên so với 2001 là 9.190 triệu đồng ( 5,64% ) và năm 2003 tăng hơn năm 2002 là 40.319 triệu đồng ( 23,56% ) sự gia tăng này là do chủ yếu khoản nợ phải thu khách hàng. Mặc dù năm 2002 khoản này giảm so với năm 2001 là 10.319 triệu đồng ( 6,78% ), với tỷ lệ này thì không lớn lắm nhưng cũng không thể không quan tâm vì: Đây là một trong những khoản phải thu quan trọng mà bất cứ 1 công ty nào cũng quan tâm nhiều nhất, là khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn nhất, có giá trị lớn nhất trong tất cả các khoản phải thu các khoản phải thu của công ty và vì nó nói lên được một phần quan trọng kết quả kinh doanh của công ty, cũng như công tác thu hồi công nợ của công ty trong năm qua với kết quả đạt được như vậy là do công ty đã thường xuyên đôn đốc và cử cán bộ xuống các đơn vị nợ vận động họ trả nợ, đồng thời giúp họ tháo gỡ một số vướng mắc trong vấn đề công nợ, điều này chứng tỏ rằng những nổ lực của cán bộ nhân viên thu nợ là có hiệu quả. Như vậy là trong năm 2002 công ty ít bị khách hàng chiếm dụng vốn, và công nợ khó đòi của công ty cũng giảm 43 triệu đồng ( 8,29% ) tình trạng tài chính của công ty được đánh giá là khả quan hơn năm 2001. Tuy nhiên vào cuối năm 2003 khoản phải thu khách hàng lại tăng lên rất nhanh với giá trị là 46.872 ( 33,04% ) đây là một tỷ lệ tăng được xem là khá cao với tỷ lệ tăng hiện nay, ngoài lý do từ khoản thanh toán công nợ cho công ty thì công ty cần xem xét lại chính sách bán hàng, công tác thu hồi công nợ của công ty, với kết quả như vậy thì rõ ràng trong năm 2003 các biện pháp thu hồi công nợ của công ty không hiệu quả, công ty đã bị khách hàng chiếm dụng nhiều đây là một bất lợi cho công ty trong hoạt đông kinh doanh của mình vì bị chiếm dụng vốn cao như vậy, nên công ty phải đi vay ngắn hạn ngân hàng để trang trải các khoản nợ của công ty. Ngoài ra tăng 920 triệu đồng ( 11,07% ), chi phí trả trước tăng 251 triệu đồng ( 46,38% ) …. Hơn nữa, khi chúng ta nhìn vào bảng phân tích trên mặc dù khoản phải thu năm 2003 cao hơn năm 2002 nhưng công ty đã không tiến hành lập dự phòng nợ phải thu khó đòi, đây là một thiệt hại lớn, nếu khoản nợ này không đòi được thì công ty sẽ gặp rủi ro cao trong khoản nợ phải thu khách hàng, mặc dù khoản phải thu khách hàng tăng cao như vậy nhưng vẫn có một số khoản có xu hướng giảm đó là: tạm ứng giảm 297 triệu đồng ( 10,42% ), thế chấp ký quỹ giảm 13.726 triệu đồng ( 92,04% ) Với tình hình nợ phải thu của công ty năm 2003 như vậy thì công ty cần chú trọng công tác thu hồi công nợ, phải tìm được và đề xuất các biện pháp khả thi để thu hồi công nợ nhưng vẩn thu hút được khách hàng và đảm bảo hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm tiếp theo. 1.1.Phân tích số vòng quay các khoản phải thu. Căn cứ vào báo cáo kết quả kinh doanh, Bảng cân đối kế toán, lập bảng phân tích số vòng quay khoản phải thu. ĐVT:1000.000đ STT Chỉ tiêu 2001 2002 2003 1 2 3 4 Doanh thu thuần Nợ phải thu Nợ phải thu bình quân SVQ các khoản phải thu(1/3) 1.331.760 161.959 - - 1.691.397 171.149 166.554 10,2 1.245.150 211.468 191.308,5 6,5 Nhận xét: Vòng quay các khoản phải thu năm 2003 quay chậm hơn so với năm 2002 là 3,7 vòng, vòng quay các khoản phải thu của công ty trong năm 2003 là rất thấp, chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu của công ty trong năm 2003 là rất chậm điều này được đánh giá là không tốt, vì công ty đã đầu tư quá nhiều vào các khoản phải thu. Tuy nhiên, có thể trong năm 2002 công ty sử dụng chính sách tín dụng mở rộng hơn nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, qua đó đạt được một khả năng sinh lời tốt hơn. Chính vì vậy khi phân tích chỉ tiêu này, chúng ta cần đối chiếu với chính sách bán hàng mà công ty đang áp dụng. Do đặc điểm sản xuất kinh doanh mặt hàng thép xây dựng cho nên khách hàng chủ yếu của công ty thường là các cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng và các công trình xây dựng vì vậy, công ty hiện đang áp dụng chính sách bán hàng trả chậm cho khách hàng với thời gian thanh toán từ khi giao hàng cho đến khi thanh toán hết tiền hàng là 30 ngày. Rõ ràng là trong số khoản phải thu quá hạn thanh toán.Vì vậy công ty nên xem xét và đánh giá lại công tác quản lý và thu hồi công nợ, lập bảng kê chi tiết những khách hàng còn nợ, đặc biệt là những đối tượng có số nợ quá hạn lớn và kéo dài, để từ đó cố những biện pháp xử lý kịp thời tránh tình trạng mất nợ có thẻ xảy ra. 1.2. Phân tích thu tiền bình quân ( số ngày một vòng quay các khoản phải thu ). ĐVT:1000.000đ STT Chỉ tiêu 2001 2002 2003 1 2 3 4 Doanh thu thuần Nợ phải thu bình quân Vòng quay các khoản phải thu Số ngày một VQ các khoản phải thu ( ngày ) 1.331.760 1.691.397 166.554 10,2 35,44 1.245.150 191.308,5 6,5 55,31 Nhận xét: So với năm trước, thì số ngày trung bình để thu được các khoản phải thu tăng lên là ( 55,31 - 35,44 ) = 19.87 ( ngày ). Điều này cho thấy việc chuyển hoá các khoản nợ phải thu thành tiền kém hơn rất nhiều so với năm 2001, công ty đã bị khách hàng và các cá nhân khác chiếm dụng vốn. Nếu so sánh với nguyên tắc được đưa ra để đánh giá là số ngày bình quân để thu được các khoản phải thu không vượt quá ( 1=1/3 ) số ngày của kỳ hạn thanh toán trong vòng 30 ngày mà hiện nay công ty đang áp dụng cho hầu hết tất cả các khách hàng, khi số ngày trung bình để thu được các khoản phải thu trong năm 2003 được chấp nhận là 40 ngày. Tuy nhiên số ngày trung bình để thu được các khoản phải thu trong năm 2002 đã vượt quá tiêu chuẩn cho phép là 15,31 ngày. Điều này đã nói lên rằng: Tốc độ hoán chuyển thành tiền các khoản phải thu của công ty hiện nay là rất chậm, trình trạng nợ động dây dưa, kéo dài, công ty chưa có biện pháp hưu hiệu để thu hồi công nợ, cũng như chưa có chính sách hấp dẫn để khuyến khích khách hàng trả tiền trứoc củng như đúng thời hạn tín dụng mà công ty chấp nhận cho họ. 2. Phân tích tình hình công nợ phải trả ngắn hạn. Căn cứ vào số liệu trên Bảng cân đối kế toán, lập bảng phân tích tình hình công nợ phải trả. BẢNG PHÂN TÍCH CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ ĐVT: 1.000.000 đ STT Chỉ tiêu 2001 2002 2003 Chênh lệch H1(4) (2-1) H2(5) (3-2) T1% 4/1 T2% 5/2 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Nợ dài hạn đến hạn trả Phải trả người bán Người mua ứng trước Thuế % c.khoản p.nộp Phải trả CNV Phải trả nội bộ Phải trả khác Chi phí phải trả T.sản thừa chờ xử lý Vay ngắn hạn 960 85.513 472 7.042 2.288 9.591 1.038 1.155 114 83.913 0 32.570 3.791 4.273 3.015 8.901 7.813 561 459 162.065 0 61.505 1.096 -39 2.342 9.211 5.860 338 500 248.200 960 -529.943 3.319 -2.769 727 -690 6.775 -594 345 78.152 0 28.935 -2.695 -4.312 -673 310 -1.953 -223 41 86.135 100 -61,9 703,2 -39,32 31,78 -7,2 652,7 -51,43 302,63 93,14 0 88,84 -71,09 -100,91 -22,32 3,48 -24,10 -39,75 8,93 53,15 Tổng cộng 192.086 223.448 329.013 31.362 105.565 16,33 47,24 Nhận xét: Bảng phân tích cho thấy rằng các khoản nợ phải trả của công ty có xu hướng tăng liên tục qua các năm. Các khoản phải trả năm 2002 tăng lên so với nă 2001 là 31.362 triệu đồng ( 47,24% ) so với năm 2001 xét về quy mô, thì tốc độ này tăng rất cao. Trong đó, tốc độ tăng khoản vay ngắn hạn ngân hàng là chủ yếu. Năm 2002 tốc độ tăng khoản vay ngắn hạn ngân hàng 78.152 triệu đồng ( 93,14% ) vào cuối năm 2003 tốc độ tăng của khoản này là 86.135 triêu đồng ( 53,15% ) so với năm trước. Nếu so sánh tốc độ tăng khoản vay ngắn hạn ngân hàng của 2003/2002 với 2002/2001 thì tốc độ tăng của 2003/2002 là thấp hơn. Có rất nhiều nguyên nhân làm cho khoản nợ vay ngắn hạn ngân hàng của công ty tăng nhanh đáng kể, như vậy là: Việc nhập khẩu phôi thép nhiều, các khoản thu của công ty tăng qua các năm cũng như để đảm bảo cho việc thanh toán các khoản nợ đến hạn, buộc công ty sử dụng nguồn tài trợ của ngân hàng là chính. Đặc biệt hoạt động kinh doanh của công ty chủ yếu phụ thuộc vào vốn vay mà tỷ trọng lớn trong Tổng nguồn vốn của công ty năm 2002, tỷ trọng nợ vay ngân hàng của công ty là 12,56 và năm 2003 là 75,43. Xem xét trong mối quan hệ phải trả người bán ta thấy rằng trong năm 2003 tăng lên so với 2002 là 28.935 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 88,84% như vậy là trong năm 2003 công ty mua chịu hàng hoá của nhà cung cấp nhiều, do đó khoản vay ngắn hạn để trả nợ cho nhà cung cấp giảm xuống, trong trường hợp này công ty đã lựa chọn nguồn tài trợ là nhà cung cấpvà ngân hàng. Nhìn chung, các khoản phải trả có xu hướng giảm xuống trong năm 2003. Số tiền mà khách hàng ứng trước cho công ty để được nhận hàng trong thời gian tới đã được giảm xuống 2.695 triệu đồng ( 71,09% ) điều này buộc công ty cần xem xét lại phương thức cũng như tiến độ giao hàng cho các khách hàng. Trong năm này công ty cũng đã thanh toán một phần nợ lương cán bộ công nhân viên, làm cho khoản này giảm 673 triệu đồng ( 22,32% ). Hơn nữa trong năm 2003 công ty đã chú trọng đến các khoản nợ khác, hạn chế khoản nợ kéo dài, dây dưa, đã tích cực thanh toán, vì thế giảm được 1.953 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 24,1%. Tuy nhiên để đánh giá rõ hơn tình hình công nợ chúng ta cần so sánh các khoản phải thu với các khoản phải trả biến động qua các năm như thế nào. BẢNG PHÂN TÍCH KHOẢN PHẢI THU SO VỚI KHOẢN PHẢI TRẢ ĐVT: 1.000.000 đ Năm Tổng nợ phải thu Tổng nợ phải trả Tỷ lệ % 2001 2002 2003 161.959 171.149 211.486 192.086 23.448 329.013 84,3 76,6 64,3 Nhận xét: Nhìn bảng phân tích chúng ta có thể kết luận rằng. Tỷ lệ khoản phải thu so với khoản phải trả giảm dần qua các năm. Năm 2001 giảm từ 84,3% xuống còn 76,6% năm 2002 và giảm xuống còn 64,3% năm 2003. Điều này cho thấy khoản vốn mà doanh nghiệp bị chiếm dụng ngày càng tăng, nhưng tốc độ tăng các khoản vốn mà công ty đi chiếm dụng tăng nhanh hơn khoản vốn mà khách hàng chiếm dụng công ty. III. PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN Ở CÔNG TY KIM KHÍ & VẬT TƯ TỔNG HỢP MIỀN TRUNG. 1. Phân tích khả năng thanh toán trong ngắn hạn. Khả năng thanh toán là hệ thống các chỉ tiêu biểu hiện rõ khả năng trả nợ của doanh nghiệp, bằng cách chỉ ra phạm vi, quy mô các tài sản có thể dùng để trang trải các yêu cầu của chủ nợ với thời hạn phù hợp, khả năng thanh toán được xem là tốt nếu nó cho thấy rằng tất cả các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán đầy đủ và đúng hạn. 1.1. Tỷ lệ thanh toán hiện hành. Căn cứ số liệu trên Bảng cân đối kế toán, lập bảng phân tích tỷ lệ thanh toán hiện hành. STT Chỉ tiêu 2001 2002 2003 1 2 3 TSLĐ & ĐTNH Nợ ngắn hạn Tỷ lệ thanh toán hiện hành(%)(1/2) 212.233 190.817 1,11 246.086 222.428 1,1 359.337 328.175 1,09 Nhận xét: Tỷ lệ thanh toán hiện hành có xu hướng giảm dần qua các năm. Tỷ lệ này năm 2001 là 1,11 nghĩa là cứ một đồng nợ phải trả được đảm bảo bằng 1,11 đồng giá trị TSLĐ. Năm 2002 tỷ lệ này là 1,1 nghĩa là có 1,1 đồng TSLĐ tính cho một đồng nợ ngắn hạn phải trả. So với năm trước là 1,11 thì thấp hơn 0,01 đồng. Năm 2003 tỷ lệ này đã giảm xuống còn 1,09 nghĩa là cứ một đồng nợ ngắn hạn phải trả được đảm bảo bằng 1,09 đồng giá trị TSLĐ, điều này chứng tỏ khả năng trả nợ của công ty đã giảm và cũng có thể báo trước về những khó khăn tài chính tiềm tàng. Song qua cả 3 năm thì tỷ lệ này đều nhỏ hơn tỷ lệ được chấp nhận 2:1 như vậy công ty sẽ gặp gánh nặng cho việc thanh toán các khoản nợ đến hạn, lúc này công ty không đủ khả năng để thanh toán các khoản nợ đó, tình trạng mất khả năng thanh toán có thể xảy ra. 1.2.Tỷ lệ thanh toán nhanh. STT Chỉ tiêu 2001 2002 2003 1 2 3 4 TSLĐ & ĐTNH Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn Tỷ lệ thanh toán nhanh(%)((1-2)/3) 212.233 43.161 109.817 0,886 246.086 48.340 222.428 0,889 359.337 141.514 328.175 0,664 Nhận xét: Trong năm 2001, cứ một đồng nợ ngắn hạn phải trả thì công ty có sẵn 0,886 đồng tài sản có khả năng thanh toán nhanh còn trong năm 2002, công ty có sẳn 0,889 đồng tài sản đáp ứng nhu cầu thanh toán nhanh, tăng hơn so với năm trước là(0,889-0,886) 0,003 đồng, nhưng đến năm 2003,công ty chỉ có 0,664 đồng tài sản để đáp ứng nhu cầu thanh toán,thấp hơn 0.225 đồng so với năm 2002, điều này cho thấy tình hình thanh toán trong năm sau co khó khăn hơn, thông thương, nếu tỷ lệ này lớn hơn 1(100%) thi tình hình thanh toán của công ty tương đối khã quan, công ty có thể đáp ưng đươc nhu cầu thanh toán nhanh. Nhưng xem xét tỷ lệ thanh toán nhanh của công ty trên bảng phân tich cho thấy rằng, cả ba năm tỷ lệ thanh toán nhanh đều nhỏ hơn1, thì cả 3 năm công ty không có khả năng để thanh toán nhanh, tình hình tài chính của cong ty sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Hàng tồn kho của công ty tăng dần qua các năm.Năm 2001 giá trị hàng tồn kho là 34.161 triệu đồng, tăng lên 48.340 trong năm 2002 và trong năm 2003, số lượng hàng tồn kho tăng lên gấp 3lần so với 2 năm trước đó, với giá tri là 141.514 triệu đồng. Trong trường hợp này khi găp kho khăn về tài chính, công ty sẽ bán gấp, bán rẽ hàng hoá dể lấy tiền thanh toán các khoản nợ , điều nay ảnh hưởng rất lớn chính sách dự trữ hàng hoá của công ty. Tuy nhiên,trong phân tích chúng ta cần phải xem xét tỷ lệ thanh toán tức thơi của công ty, để có đánh giá chính xác hơn về khả năng đảm bảo thanh toán 1.3.Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt(tỷ lệ thanh toán tức thời) ĐVT:1000.000đ STT Chỉ tiêu 2001 2002 2003 1 2 3 vốn bằng tiền Nợ ngắn hạn Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt (%)(1/2) 7.112 190.817 0.04 26.597 222.428 0,12 6.354 328.175 0,02 Nhận xét: Căn cứ vào bảng phân tích trên, chúng ta thấy tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt của công ty biến thiên qua các năm. Trong năm 2001, trong khi chỉ có 0,04 đồng để thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn vào bất kỳ thời điểm nào, nhưng qua 2002 tỷ lệ này tăng so với năm2001 là 0,8 đồng, tức là công ty đã có đươc 0,12 đồng để đáp ứng nhu cầu thanh toán ngay bằng tiền mặt. Tuy nhiên, đến năm 2003 thì tỷ lệ này giảm một cách đáng kể và chỉ còn 0,02 đồng tiền mặt để thanh toán cho một đồng nợ ngắn hạn. Điều này nếu so sánh với tiêu chuẩn đưa ra là tỷ lệ này tối thiểu phải bằng 0,5 thì trong cả 3 năm công ty đều không có sẵn tiền để thanh toán. Đặc biệt trong năm2003 tỷ lệ này quá thấp rất nguy hiểm nếu có các nhu cầu cần phải thanh toán ngay. Công ty sẽ gặp rất nhiều khó khăn. 2. Phân tích khả năng thanh toán dài hạn. 2.1. Hệ số thanh toán lãi nợ vay . Căn cứ vào Báo cáo kết quả kinh doanh, số liệu về lãi vay, lập Bảng phân tích khả năng trả nợ lãi vay. ĐVT: 1.000.000đ STT Chỉ tiêu 2001 2002 2003 1 2 3 4 Lợi nhuận trước thuế Lãi nợ vay Lợi nhuận trước thuế +lãi nợ vay Hệ số tyhanh toán lãi nựo vay (3/2) 404 7.968 8.972 1,05 515 8.812 9.327 1,06 10.002 11.924 21.926 1,84 Nhận xét: Hệ số thanh toán lãi nợ vay tăng dần qua các năm. Năm 2002 tăng hơn so với năm 2001 là 0,01 và năm 2003 tăng so với năm 2002 là 0,78. Nhìn chung hệ số thanh toán lãi nợ vay tăng khá cao trong năm 2002, cho thấy công ty đang làm ăn có hiệu quả và có khả năng đảm bảo cho các khoản nợ dài hạn có chiều hướng tốt. Tuy nhiên, nếu so sánh với tiêu chuẩn đưa ra, tức là hệ số này bằng 2, thì công ty mới được xem là có khả năng đảm bảo cho việc thanh toán các khoản nợ dài hạn, thì trong cả 3 năm qua hệ số này đều nhỏ hơn 2, đặc biệt là năm 2001 và 2002 hệ số này chỉ đạt 1,05 và 1,06 như vậy là quá thấp so với tiêu chuẩn đưa ra. Điều này chứng tỏ công ty sử dụng vốn không hiệu quả, lợi nhuận tạo ra rất thấp năm 2001 chỉ đạt 404 triệu đồng bằng 40,03% lợi nhuận năm 2003, năm2002 lợi nhuận tạo ra chỉ đạt 515 triệu đồng và bằng 51,4% lợi nhuận của năm 2003. Mặc dù năm 2003 tốc độ tăng lợi nhuận khá cao so với 2 năm trước, nhưng hệ số thanh toán lãi nợ vay cũng chưa vượt qua được ngưỡng an toàn là 2 khả năng đảm bảo các khoản nợ dài hạn cũng không an toàn, có thể gặp rủi ro bởi vì lợi nhuận năm 2003 tăng thí chi phí lãi nợ vay cũng tăng theo. 2.2.Tỷ lệ tự tài trợ, tỷ lệ nợ. STT Chỉ tiêu 2001 2002 2003 1 2 3 4 5 Nguồn vốn CSH Nợ phải trả Tổng nguồn vốn Tỷ lệ tự tài trợ Tỷ lệ nợ 34.273 195.746 230.019 14,9 85,1 39.182 223.448 262.630 14,92 85,08 49.184 329.013 378.197 13 87 Nhận xét:Qua kết quả bảng phân tích trên ta thấy, tỷ lệ tự tài trợ có xu hướng giảm dần, tỷ lệ nợ có xu hướng ngày càng tăng. Điều này cho chúng ta thấy công ty ngày càng phụ thuộc nhiều vào các chủ nợ ( chủ yếu là ngân hàng ) tỷ lệ tự tài trợ trên cho ta thấy: Năm 2001 một đồng vốn có hoạt động có 0,149 đồng vốn chủ sở hữu, thấp hơn 0,0002 đồng so với năm 2002 nghĩa là tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu có tăng lên nhưng không đáng kể. Để lý giải trường hợp này, chúng ta xem số liệu trên Bảng cân đối kế toán cho thấy nguồn vốn năm 2002 tăng lên so với năm 2001 là: ( 262.630 – 230.019 ) = 32.611 triệu đồng, thể hiện quy mô hoạt động của công ty tăng lên, trong đó nợ phải trả năm 2002 tăng lên so với năm 2001 là: ( 223.448 – 195.746 ) = 27.720 triệu đồng với tốc độ tăng là 14,15% và vốn chủ sở hữu cũng tăng ( 39.182 – 34.273 ) = 4.909 triệu đồng với tốc độ tăng 14,32% ( 4.909/34.273 ). Do tốc độ tăng của nguồn vốn chủ sở hữu lớn hơn tốc độ tăng nợ phải trả, làm cho tỷ lệ tự tài trợ năm 2002 lớn hơn năm 2001. Tuy nhiên, với tỷ lệ trên thì phần lớn tài sản của công ty chủ yếu được tài trợ bằng nợ phải trả. Trong năm 2003, cứ một đồng vốn hoạt động chỉ có 0, 13 đồng vốn chủ sở hữu thấp hơn so với năm 2002 là 0,0192 đồng. Mặc dù nguồn vốn chủ sở hữu năm 2003 cao hơn so với năm 2002. Để làm rõ điều này chúng ta cần xem xét số liệu trên Bảng cân đối kế toán, cho thấy nguồn vốn năm 2003 tăng so với năm 2002 là ( 378.197 – 262.630 ) = 115.567 triệu đồng với con số này cho thấy quy mo hoạt động của công ty tăng qua các năm, trong đó nợ phải trả trong năm 2003 tăng so với năm 2002 là ( 329.013 – 233.448 ) =105.565 triệu đồng với tốc độ tăng là 14,24 và vốn chủ sở hữu tăng ( 49.184 – 39.182 ) = 10.002 triệu đồng, với tốc độ tăng 25,55% . Tuy nhiên, do tốc độ tăng của nợ phải trả lớn hơn tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu làm cho tỷ lệ tự tài trợ của năm 2003 thấp hơn năm 2002, tức là tỷ lệ nợ của năm 2003 cao hơn so với năm 2002. Qua bảng phân tích trên cho thấy: Vào cuối năm 2003 toàn bộ tài sản của công ty được tài trợ 87% bằng nguồn vốn vay nợ và 13% bằng nguồn vốn chủ sở hữu, tỷ suất nợ có su hướng tăng và ở mức trên 80% thể hiện tính tự chủ của công ty rất thấp và ngày càng kém đi, vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh phụ thuộc rất nhiều vào bên ngoài. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là quy mô tăng quá nhanh. Tổng tài sản vào cuối năm 2003 tăng so với năm 2002 là ( 378.197 – 262.630 ) = 115.567 triệu đồng, tức là tăng 44% trong khi vốn chủ sở hữu trong thời gian tương ứng cũng chỉ tăng 25,53% . Vì vậy công ty phải huy động một lượng lớn vốn từ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. Nguồn vay nợ đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của công ty, nhưng để thấy rõ chúng ta phải xem xét hiệu quả của nó mang lại. Việc nghiên cứu hiệu quả tài chính nhằm mục đích đánh giá sự tăng trưởng tài sản của công ty so với tổng nguồn vốn mà công ty tự có. Do đó khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu được xác định. Lợi nhuận sau thuế ROE = * 100% Vốn chủ sở hữu bình quân Để làm rõ nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính cần quan tâm đến hiệu quả kinh doanh, tác động đòn bẩy tài chính và khả năng thanh toán lãi nợ vay là một trong những nguyên nhân tác động rất lớn đến hiệu quả tài chính là đòn bẩy tài chính thực chất nó thể hiện cấu trúc tài chính của công ty ở thời điểm hiện tại. Để thấy rõ tầm quan trọng của đòn bẩy tài chính đến khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu, ta lập bảng phân tích. STT Chỉ tiêu 2001 2002 2003 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Vốn chủ sở hữu bình quân Tổng tài sản bình quân Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Lãi vay Lợi nhuận sau thuế ROE(5/1) Khả năng trả lãi nợ vay Tỷ suất sinh lời kinh tế(RE)3/2 Tỷ suất tự tài trợ Tỷ suất sinh lời tài sản(ROA=5/2) - - 8.372 7.968 404 - 1,05 36.727,5 246.324,5 9.327 8.812 515 1,4% 1,06 0,04 14,92% 0,2 44.183 320.413,5 21.926 11.924 6.801,36 15,4% 11,84 0,07 13% 2,12 Năm 2001 và năm 2002 thì công ty được phép bù lỗ cho năm 1998 nên lợi nhuận sau thuế. Qua bảng phân tích cho thấy: Khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu năm 2003 tăng đáng kể so với năm 2002. Nếu năm 2001 cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu chỉ cho được 1,4 đồng lợi nhuận sau thuế thì đến năm 2003 thì con số này đã là 15,4 đồng. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính. Tỷ suất tự tài trợ năm 2003 chỉ 13% bé hơn so với năm 2002 trong khi đó hiệu quả kinh doanh của công ty tăng rõ rệt qua 2 năm, thể hiện cụ thể RE và ROA đều tăng lên và tăng cao. Như vậy, hiệu quả tài chính tăng lên là do kết quả kinh doanh. Và công ty đã sử dụng hợp lý đòn cân nợ mặc dù tỷ lệ hiện nay của công ty là 80% còn rất mạo hiểm và nhiều rủi ro. Với sự gia tăng khả năng trả lãi nợ vay đã làm rõ hơn hiệu quả tài chính, việc gia tăng này không làm tăng giá trị của công ty mà còn tạo nguồn tích luỹ cho phát triển kinh doanh. Như vậy, năm 2003 việc sử dụng nguồn vốn vay nợ đã làm tăng khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu gắn liền với hiệu quả kinh doanh và nguyên tắc chi phí sử dụng vốn vay nhỏ hơn chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, điều quan trọng là lựa chọn một tỷ lệ hợp lý giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay nợ nhằm đảm bảo cho chi phí sử dụng vốn là thấp nhất. Nếu tỷ suất nợ theo định mức của ngân hàng là 80% thì rõ ràng là công ty đang rơi vào tình trạng đông cứng và khả năng tiếp nhận các khoản vay nợ tiếp theo là sẽ rất khó khăn nếu công ty làm mạnh cấu trúc tài chính của mình. Tóm lại: Qua một số chỉ tiêu phân tích tình hình công nợ và phân tích khả năng thanh toán ở công ty, đã phần nào nói lên tình hình tài chính trong năm qua. Mặc dù khoản phải thu khách hàng có xu hướng tăng cao, vòng quay khoản phải thu dài, ngoài nguyên nhân khách quan là do công ty bán hàng trả chậm nhiều thì là do khách hàng trì hoãn thanh toán và công ty cũng chưa có biện pháp hữu hiệu trong công tác thu hồi công nợ, nợ ngắn hạn tăng cao. Nhưng với nguồn tài trợ chính là vay nợ ngân hàng đã giúp công ty thực hiện quá trình luân chuyển vốn được tốt hơn, luôn thanh toán cho chủ nợ đúng hạn, tạo niềm tin và uy tín từng bước xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với chủ nợ trong quan hệ kinh doanh. Từ kết quả phân tích này là cơ sở để công ty xây dựng một cấu trúc nguồn vốn hợp lý, giảm thiểu đến mức thấp nhất chi phí sử dụng vốn, tối đa hoá lợi nhuận của công ty trong thời gian tới. PHẦN III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ THU HỒI CÔNG NỢ Ở CÔNG TY KIM KHÍ & VẬT TƯ TỔNG HỢP MIỀN TRUNG. I. NHẬN XÉT CHUNG VỀ VIỆC CUNG CẤP THÔNG TIN CHO CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ Ở CÔNG TY KIM KHÍ VÀ VẬT TƯ TỔNG HỢP MIỀN TRUNG. 1. Nhận xét về công tác kế toán tài chính. Ưu điểm: Với việc áp dụng mô hình kế toán nữa tập trung nữa phân tán. Mỗi đơn vị trực thuộc và các cá nhân có chức năng, nhiệm vụ riêng và chịu trách nhiệm với phần hành kế toán mà mình phụ trách. Các đơn vị trực thuộc tiến hành hạch toán những nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị mình, cuối kỳ tiến hành lập các báo cáo kế toán gửi về văn phòng kế toán công ty. Kế toán văn phòng công ty có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lý và trung tực, sau đó cùng với các báo cáo kế toán của văn phòng công ty lập hệ thống báo cáo kế toán chung cho toàn bộ công ty. Cùng với việc vi tính hoá công tác kế toán, tao điều kiện thuận lợi cho việc cập nhật cũng như xữ lí số liệu, cung cấp thông tin nhanh chóng và kịp thời cho công tác quản lý và phân tích tài chính của công ty ( trong đó phân tích tình hình công nợ là quan trọng nhất ) Đội ngủ cán bộ kế toán được đào tạo cơ bản, kiến thức chuyên sâu, thành thạo nghiệp vụ, am hiểu lỉnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, với tinh thần trách nhiệm cao, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đây được xem là nhân tố quan trọng mang lại độ chính xác, phản ánh đúng thực trạng tài chính của công ty Nhược điểm: Do mạng lưới kinh doanh rộng khắp kéo dài từ Bắc- Trung- Nam các chi nhánh nộp báo cáo về công ty còn chậm, việc cập nhật và xữ lý thông tin chưa kịp thời, làm cho việc ra quyết định về vấn đề phát sinh trong công nợ của ban lảnh đạo không kịp thời và thiếu chính xác. 2 . Nhận xét về công tác quản lý công nợ phải thu. Vấn đề công nợ phải thu được công ty tổ chức theo dỏi và quản lý khá chặt chẻ theo một quy trình thống nhất. Theo quy trình này các bộ phận có chức năng và nhiệm vụ riêng nhưng tất cả đều phối hợp với nhau trong việc theo dỏi các khoản nợ. + Các đon vị: Kiểm soát công nợ qua việc bán hàng trả chậm đối với các khách hàng mà mình giao dịch và lập báo cáo kiểm soát nợ gửi về văn phòng kế toán công ty. + Phòng kinh doanh thị trường: Theo dõi trực tiếp khách hàng nợ về giá trị, thời hạn, địa chỉ,…Bằng cách thiết lập các báo cáo công nợ theo dõi khách hàng một cách tổng quát, đồng thời đề xuất biện pháp thu hồi công nợ nhằm đảm bảo các khoản nợ được thanh toán nhanh, đúng hạn. + Phòng kế toán tài chính: theo dõi các đối tượng nợ về giá trị, thời hạn điạ chỉ,…bằng cách mở các sổ kế toán theo dõi và ghi chép cụ thể chi tiết: Sổ chi tiết TK131, Báo cáo tổng hợp công nợ bán hàng, Bảng cân đối phát sinh công nợ,…theo dõi tiến độ thanh toán hợp phòng và đề nghị phòng kinh doanh thị trường ngừng cấp hàng đối với các trường hợp chậm thanh toán. Với việc tổ chức theo dõi thường xuyên các khoản nợ phải thu đã làm cho công tác quản lý nợ phải thu được thuận lợi, dể đối chiếu, kiểm tra khi cần thiết, cung cấp thông tin kịp thời cho việc ra quyết định. Tuy nhiên, vẩn có một số đơn vị quản lý chưa chặt chẻ, chậm trể trong việc báo cáo tình hình công nợ của đơn vị mình về công ty. Đã làm cho các quyết định thiếu chính xác và kịp thời. 3. Nhận xét về công tác quản lý công nợ phải trả của công ty Nguyên nhân làm phát sinh công nợ phải trả của công ty. Do vòng quay công nợ phải thu chậm vì vậy khi cần vốn để phục vụ cho nhu cầu kinh doanh, đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, công ty phải đi vay ngân hàng để trả nợ, chủ yếu là vay ngắn hạn, với thời hạn là 6 tháng tiền lãi được trả hàng thàng. Ngân hàng tự tính tiền lãi và hàng tháng tự trích tiền lãi đó từ tài khoản của công ty tại ngân hàng, sau đó thông báo cho kế toán ngân hàng của công ty biết để đối chiếu, kiểm tra và ghi sổ kế toán tại công ty. Do công ty mở rộng quy mô mạng lưới kinh doanh, do đó cần phải có vốn để cho các đơn vị trực thuộc hoạt động ban đầu cũng như tạo vốn để hoạt động kinh doanh lâu dài. Để hạn chế khoản nợ phải trả cũng như sử dụng hợp lý và mang lại hiệu quả cao cần thực hiện một số giải pháp sau: Đối với các khoản nợ phải trả nhà cung cấp cần phải thanh toán trong thời hạn để tránh chi phí lãi do thanh toán nợ không đúng hạn, tạo uy tín và niềm tin cho nhà cung cấp để dễ dàng hơn trong quan hệ mua bán sau này. Tuy nhiên, đối với một số khoản nợ công ty có thể xem xét để gia hạn thời gian trả nợ, để vốn đầu tư vào lĩnh vực cấp thiết hơn hoặc để thanh toán các khoản nợ khác đến hạn cần phải thanh toán ngay, nhưng hiện tại công ty chưa có nguồn nào đẻ bù đắp khoản thiếu hụt đó. Khi kéo dài thời hạn thanh toán thì phải xem xét chi phí lãi quá hạn phải thấp hơn lợi nhuận do việc đầu tư đó mang lại, cũng như khong ảnh hưởng gì lớn đến uy tín của công ty tức là thời hạn kéo dài thanh toán phải nằm trong một giới hạn cho phép. Chỉ nên đầu tư mở rộng mạng lưới doanh nghiệp thích hợp, không nên đầu tư mở rộng tràn lan, không hiệu quả, để tiết kiệm vốn, tránh nợ động quá nhiều dẫn đến hậu quả là mất khả năng thanh toán gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của công ty. Tích cực tìm nguồn tài trợ có thể được để tăng tốc độ vòng quay nợ phải trả, hạn chế tình trạng nợ động kéo dài, mất uy tín đối với nhà cung cấp và ngân hàng… II.. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ THU HỒI CÔNG NỢ Ở CÔNG TY KIM KHÍ & VẬT TƯ TỔNG HỢP MIỀN TRUNG. Ở công ty đang áp dụng quy trình quản lý công nợ thực hiện thông s nhất cho toàn công ty. Bên cạnh những ưu điểm như đã trình bày, vẫn còn một số vướng mắc trong khâu thực hiện, làm công ty quá trìn xem xét và thực hiện trở nên phức tạp và chồng chéo giữa các bộ phận liên quan. Công tác thẩm định khách hàng bị xem nhẹ, nghiệp vụ hoạt động kém hiệu quả. 1.Chính sách khuyến khích khách hàng trả nợ trước thời hạn. Là các cơ chế khuyến khích cụ thẻ mà khách hàng nhận được do thanh toán tiền nợ trước thời hạn tính dụng do công ty chấp thuận đưa ra, thường được áp dụng để gia tăng tốc độ thu tiền bán hàng mà tiền hàng đang trong thời hạn thanh toán. Khi đưa ra các cơ chế khuyến khích cụ thể cần xem xét giữa chi phí đầu tư vào khoản phải thu và chi phí chiết khấu mà công ty chấp thuận cho khách hàng. 2. Các hình thức cấp tín dụng thương mại. Hiện nay, ở Công Ty Kim Khí & Vật Tư Tổng Hợp Miền Trung đang sử dụng hình thức cấp tín dụng thương mại đó là: Hình thức hợp đồng bán hàngcó điều kiện, khi cấp tín dụng cho khách hàng thì khách hàng đó có tài sản thế chấp hoặc phải có bảo lãnh thanh toán của ngân hàng. Tức là ngân hàng có trách nhiệm đảm bảo thanh toán các khoản nợ của khách hàng khi khách hàng khôn gtrả được nợ, với hợp đồng bán hàng này thì công ty hạn chế được rủi ro thanh toán và có tính lãi trên giá trị của các khoản tín dụng. tuy nhiên trên thực tế thì công ty vẫn gặp những rủi ro đối với các khoản tín dụng đẫ cấp cho khách hàng và cũng từ hình thức cấp tín dụng này đã làm giảm doanh thu của công ty một cách đáng kể ( năm 2002 doanh thu là 1.700 tỷ năm 2003 doanh thu là 1.200 tỷ ). Có rát nhiều hình thức cấp tín dụng thương mại, tuy nhiên công ty có thể tham khảo và sử dụng thêm hình thức tín thương mại để phù hợp hơn đối với từng loại khách hàng. Đối với khách hàng có quan hệ lâu dài và uy tín có thể bán hàng theo hình thức bán hàng ghi sổ. Đây là hình thức bán hàng khá mới mẻ, theo hình thức này thì các bên không ký hợp đồng bằng băn bản mà người bán chỉ cần ghi chép vào sổ và người mua ký nhận vào sổ đó. Đối với khách hàng tiềm năng với giá trị hợp đồng nhỏ thì công ty có thể ký kết hợp đồng bán hàng nhưng không cần thiết phải thế chấp cũng như có sự bảo lãnh của ngân hàng. Tránh các thủ tục rườm rà gây khó khăn cho khách hàng. Nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng tiềm năng góp phần thực hiện thành công chiến lược thị trường của công ty trong những năm tới. 3. Áp dụng chính sách thu hồi công nợ ở Công Ty Kim Khí & Vật Tư Tổng Hợp Miền Trung. Công nợ phải thu luôn là vấn đề phức tạp và rất quan trọng trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nếu khoản này bị chiếm dụng nhiều và kéo dài là nhuy cơ cho doanh nghiệp vì vậy cần thiết phải thường xuyên theo dõi để xác định đúng thực trạng và để đánh giá tính hữu hiệu của các chính sách thu nợ của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, chúng ta có thể điều chỉnh và đưa ra chính sách thu hồi nợ hợp lý để tránh tình trạng không thu hồi được nợ và làm tăng cao nợ quá hạn. Sau đây là 2 công cụ cơ bản có thể áp dụng để kiểm soát công nợ phải thu của công ty hiện nay và cũng như trong thời gian tới. 3.1. Kỳ thu tiền bình quân. Kỳ thu tiền bình quân được tính bằng tổng giá trị hàng hoá bán chịu cho khách hàng tại một thời điểm nào đó chia cho doanh số bán chịu bình quân mỗi ngày. Báo cáo tổng hợp công nợ bán hàng của Công Ty Kim Khí & Vật Tư Tổng Hợp Miền Trung. Từ ngày 01/3 đến ngày 31/3/2003 ĐVT: 1.000.000đ STT Tên Số dư nợ đến 31/3 Phát sinh trong kỳ Luân chuyển Quá hạn Hợp đồng Tự bán 1 2 3 4 5 CNHH CNNT CNQN CNTP VPCTY ……. 10.050 14.100 15.350 12.500 83.000 …….. 10.000 11.000 8.000 13.000 17.000 ……… 50 100 350 - - ……. 10.050 11.150 8.350 10.000 13.000 ……. - 3.000 7.000 2.500 2.000 …….. Tổng 83.000 65.000 5.000 63.000 20.000 Trong đó, cũng từ báo cáo tổng hợp công nợ bán hàng của công ty trong tháng 1 và tháng 2 ta xác định được: Tổng doanh số bán chịu trong tháng 1/2004 là 65.000 triệu đồng, tháng 2/2004 là 45.000 triệu đồng, tháng 3/2004 là 70.000 triệu đồng. Đến 31/3/2004 có 10% giá trị hàng hoá bán chịu của tháng 1 chưa thu tiền, 30% giá trị hàng hoá tháng 2 chưa thu tiền, 90% giá trị hàng hoá bán chịu tháng 3 chưa thu tiền. Do đó đến ngày 31/3/2004 tổng giá trị các khoản phải thu là: 10%*65.000 + 30%*45.000 + 90%*70.000 = 83.000 (triệu đồng). Giả sử tài chính tính doanh thu bình quân mỗi ngày cho tháng 3 là 70.000/30 = 2.333 triệu đồng. Kỳ thu tiền bình quân: 83.000/2.333 = 36 (ngày). Điều này có nghĩa phải mất 36 ngày, một đồng hàng bán trước đó mới thu hồi được tiền. Kỳ thu tiền bình quân là phương pháp đp lường khá đơn giản, chịu chi phối của 2 yếu tố sau: Sự đo lường được áp dụng đối với số bán hàng trung bình mỗi ngày và không có sự khác biệt về sự phân bố doanh số bán. Kỳ thu tiền bình quân có độ nhạy rất cao đối với kỳ mà doanh số bán mỗi ngày được dùng làm cơ sở để tính toán. Với số liệu trên tài chính đã tính doanh số bán trung bình của tháng 3 nhưng cũng có thể tính doanh số trung bình của cả tháng 2 và 3. Lúc này tổng doanh số bán chịu của cả 2 tháng là: 65.000 + 45.000 = 110.000 ( triệu đồng ) Doanh thu bình quân mỗi ngày của 2 tháng là: 110.000/60 = 1.833 ( triệu đồng ) Kỳ thu tiền bình quân: 83.000/1.833 = 45 ( ngày ) Tổng doanh thu của cả 3 tháng là: 65.000 + 45.000 + 70.000 = 180.000 ( triệu đồng ) Doanh thu bình quân mỗi ngày của 3 tháng là: 180.000/90 = 2.000 ( triệu đồng ) Kỳ thu tiền bình quân: 83.000/2.000 = 42 ( ngày ) Kết quả tính toán ở trên để dễ theo dõi và kiểm soát tài chính lập bảng sau: Kỳ thu tiền bình quân của công ty 3 tháng đầu năm 2004 ĐVT: 1.000.000 đ Tháng Doanh số bán chịu trong tháng Các khoản phải thu đến ngày 31/3 Doanh số bán binh quân mỗi ngày Kỳ thu tiền bình quân % T.tiền 30 ngày 60 ngày 90 ngày 30 ngày 60 ngày 90 ngày 1 2 3 65 45 70 10 30 90 6,5 13,5 63 Tổng 180 100 83 2,333 1,833 2 36 45 42 3.2.Phân tích số ngày các khoản phải thu. Trên cơ sỡ số liệu ở bảng trên,chúng tài chính có thể phân tích số ngày các khoản phải thu. Của công ty tính đến ngày 31/3: Tổng nợ phải thu 83.000 ( triệu đồng ) trong đó 6.500 ( triệu đồng ) chiếm 7,8% là tiền bán hàng tháng 1 chưa thu được, bởi vậy số ngày người mua thiếu nợ là từ 61 ngày đến 90 ngày tương tự như vậy khoản tiền 13.500 (triệu đồng) chiếm 16,2% số tiền bán hàng tháng 2 mà khách hàng chưa trả và số nợ của nhóm khách hàng này là từ 31 ngày đến 60 ngày cuối cùng là khoản tiền 63.000(triệu đồng) chiếm 76% cả số ngày mà khách hàng nợ là từ 0 đến 30 ngày. 3.3. Áp dụng chính sách thu hồi công nợ ở Công Ty Kim Khí & Vật Tư Tổng Hợp Miền Trung. Chính sách thu hồi nợ là nguồn lực của công ty để thực hiện việc thu tiền đối với các khoản nợ phải thu. Liên quan đến việc định thời hạn cho việc chi các nguồn lực đó. Dĩ nhiên, chi phí thu nợ phải được xem xét đầy đủ từ quá trình đánh giá tín dụng cho đến chi phí cơ hội của việc lưu giữ các khoản phải thu, cho phí kiểm soát và thu nợ và chi phí thu nợ đối với các món nợ quá hạn. Một khoản phải thu chỉ tốt như mong muốn nếu nó được thanh toán đúng hạn. Công ty không thể chờ quá lâu đối với các hoá đơn quá hạn trước khi tiến hành các thủ tục thu tiền. Song nếu tiến hành các thủ tục thu tiền quá sớm, không hợp lý có thể làm mất lòng khách hàng vì lý do chính đáng cho sự chậm trễ của họ, tất nhiên là sự chậm trễ này có thể nằm trong giới hạn có thể chấp nhận được. Khi tiến hành các thủ tục thu tiền cần phân biệt các khoản nợ: Đối với khoản nợ đang trong thời hạn thanh toán. Để có thể gia tăng tốc độ thu hồi khoản nợ này , cần tiếp tục áp dụng chính sách chiết khấu mạnh hơn nữa và cụ thể, chẳng hạn: Nhằm mục đích thúc đẩy quá trình chu chuyển vốn, tăng vòng quay nợ phải thu đảm bảo cân đối tài chính, hạn chế nợ quá hạn phát sinh, từng bước làm lành mạnh hoá tình hình công nợ đảm bảo hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của công ty. Công ty có thể áp dụng cơ chế khuyến khích cho việc đảm bảo thanh toán tiền hàng như sau - Trường hợp khách hàng trả tiền ngay khi nhận hàng thì khoản chiết khấu được hưởng là 1,5%. Trị giá thanh toán của lô hàng ( lớn hơn 10 tấn cho một lần mua ). - Trường hợp khách hàng ký hợp đồng mua hàng trả chậm nhưng thanh toán sớm hơn hạn định thì sẽ thanh toán lại phần lãi xuất do thanh toán sớm theo tỷ lệ lãi xuất tiền vay tại thời điểm trả tiền cho ngân hàng công bố + 0,15% trên số ngày thanh toán trước hạn. Đối với khách hàng ký hợp đồng mua trả chậm có bảo lãnh của ngân hàng thì: Được giảm trừ một khoản tiền từ 30.000 đ đến 50.000 đ / tấn so với giá bán trả chậm so với các đối tượng không có đảm bảo tại ngân hàng. Thời hạn tín dụng trả chậm được chấp nhận theo khả năng tài chính của khách hàng trên cơ sở vốn kinh doanh từng bộ phận bán hàng. Đối với khách hàng mua hàng trả chậm có điều kiện ký quỹ. Được ưu tiên trong việc đảm bảo giao hàng ( theo đơn hàng ) Ngoài khoản giảm từ một khoản tiền 30.000đ đến 50.000đ / tấn so với giá bán trả chậm cho các đối tượng không có bảo đảm tại ngân hàng còn được các ưu đãi sau: được thanh toán phần lãi suất đối với số tiền ký quỹ theo tỷ lệ lãi suất tiền vay ( VNĐ ) của ngân hàng thông báo tại thời điểm thanh toán + thêm 0,12% đến 0,2% cụ thể như sau: Đảm bảo hàng nhập trong tháng phải lớn hơn 90% giá trị ký quỹ được cộng thêm 0,2% lãi suất tiền vay ngân hàng. Đảm bảo lượng hàng nhận từ 60% đến 90% được cộng thêm 0,12% lãi suất tiền vay ngân hàng. Lượng hàng nhận dưới 60% tiền ký quỹ được tính bằng lãi suất tiền vay ngân hàng. Đối với nợ dài hạn: công ty có thể áp dụng quy trình gồm các giải pháp sau để thu nợ. Gửi biên bản xác nhận công nợ tới khách hàng, nhắc nhở tình trạng không trả nợ đúng hạn. Liên hệ điện thoại trực tiếp để hối thúc khách hàng trả nợ hoặc cử người đến tại đơn vị khách hàng để vận động họ trả nợ, đồng thời có thể giải quyết một số khó khăn trong công nợ cho khách hàng, hạn chế tình trạng nợ động kéo dài, nợ quá hạn tăng cao và khách hàng mất khả năng trả nợ cho công ty. Có thể thuê một đại diện đòi nợ thay cho doanh nghiệp. Tiến hành các thủ tục pháp lý đòi nợ. Đồng thời, đối với những khách hàng không trả nợ đúng hạn, công ty ngừng cấp tín dụng cho đến khi họ thanh toán song nợ cũ. Tuy nhiên, trước khi tiến hành các thủ tục đòi nợ thì cần phải xem xét các khoản nợ có giá trị bao nhiêu và thời gian quá hạn là bao lâu để có biện pháp đòi nợ thích hợp, hạn chế tốn kém nhiều chi phí đối với các khoản nợ có giá trị nhỏ và thời hạn thanh toán chỉ vài ngày. KẾT LUẬN Qua thời gian thực tập tại Công Ty Kim Khí & Vật Tư Tổng Hợp Miền Trung, em đã phần nào hiểu được thực trạng hoạt động của công ty và đã hoàn thành chuyên đề thực tập của mình. Vì thời gian nghiên cứu tiếp cận tình hình thực tế tại công ty có hạn cũng như trình độ và năng lực của bản thân còn nhiều hạn chế nên vấn đề em nêu ra trong chuyên đề này chắc chắn không tránh khỏi những sai sót. Em mong rằng với những ý kiến góp ý của quý thầy cô, các cô chú, các anh chị trong phòng kế toán tài chính của công ty, em có điều kiện để tích luỹ kinh nghiệm và nâng cao chuyên môn của mình. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô TRẦN THƯỢNG BÍCH LA đã hướng dẫn nhiệt tình trong suốt quá trình thực tập. Xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị phòng tài chính kế toán đã quan tâm giúp đỡ, cung cấp thông tin giúp em hoàn thành chuyên đề này. Đà Nẵng tháng 5 năm 2004 Sinh viên thực hiện NGUYỄN ÁI LIÊN Nhận xét của giảng viên hướng dẫn Nhận xét của cơ quan thực tập LỜI MỞ ĐẦU Ï&Ð Công nợ là là một vấn đề phức tạp, nhưng rất quan trọng vì nớ tồn tại trong suốt quá trình kinh doanh, công nợ ảnh hưởng rất lớn và trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, một doanh nghiệp mà công nợ ít thì được xem là kinh doanh có hiệu quả và ngược lại . Vì vậy việc phân tích tình hình tài chính trong đó có công nợ đóng vai trò quan trọng, trong giai đoạn hiện nay khi mà đất nước đang chuyển mình sang kinh tế thị trường, tham gia hội nhập kinh tế khu vực và thế giới . Phân tích tình hình công nợ sẽ cung cấp thông tin hữu ích về tình hình công nợ giữa doanh nghiệp với các chủ nợ và giữa doanh nghiệp với các khách nợ. Trên cơ sở kết quả phân tích này sẽ giúp cho các nhà quản trị có quyết định đúng đắn để giải quyết vấn đề công nợ của đơn vị mình một cách hợp lý và hiệu quả, góp phần làm lành mạnh tình hình tài chính của doanh nghiệp hiện tại cũng như trong thời gian tới. Do thời gian thực tập có hạn và kiến thức có nhiều hạn chế nên chuyên đề không tránh khỏi sai sót. Rất mong nhận đuợc ý kiến đóng góp của các anh chị phòng kế toán công ty, quý thầy cô và bạn bè. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của cô TRẦN THƯỢNG BÍCH LA và các anh chị phòng kế toán đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. MỤC LỤC Trang Lời mở đầu PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP I. Ý NGHĨA CỦA VIỆC PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP 1 1. Sự cần thiết của việc phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán trong doanh nghiệp 1 2. Ý nghĩa của việc phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán trong doanh nghiệp 1 II. THÔNG TIN SỬ DỤNG ĐỂ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP 2 III. NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ TRONG DOANH NGHIỆP 3 1. Nội dung phân tích tình hình công nợ phải thu 3 1.1.Phân tích vòng luân chuyển các khoản phải thu 3 1.2.Phân tích kỳ thu tiền bình quân 4 2. Phân tích tình hình công nợ phải trả 5 IV. NỘI DUNG PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP 5 1. Phân tích khả năng thanh toán trong ngắn hạn 5 1.1.Tỷ lệ thanh toán hiện hành 5 1.2.Tỷ lệ thanh toán nhanh 7 1.3.Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt 8 2. Phân tích khả năng thanh toán dài hạn 9 2.1.Hệ số thanh toán lãi nợ vay 9 2.2.Tỷ lệ tự tài trợ, tỷ lệ nợ 10 PHẦN II. TÌNH HÌNH HẠCH TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY KIM KHÍ VÀ VẬT TƯ TỔNG HỢP MIỀN TRUNG I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY KIM KHÍ VÀ VẬT TƯ TỔNG HỢP MIỀN TRUNG 12 1. Qúa trình hình thành, phát triển và hoạt động sản xuất kinh doanh 12 1.1.Quá trình hình thành và phát triển 12 1.2.Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh 13 2. Tổ chức công tác quản lý ở Công Ty Kim Khí & Vật Tư Tổng Hợp Miền Trung 16 2.1.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ở công ty 16 2.2.Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban giám đốc và các phòng ban chức năng, các chi nhánh và các đơn vị trực thuộc. 16 3. Tổ chức công tác kế toán tại công ty 18 3.1.Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 18 3.2.Chức năng và nhiệm vụ 19 3.3.Tình hình kế toán áp dụng tại công ty 20 4. Đánh giá khái quát tình hình tài chính ở công ty 21 II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ Ở CÔNG TY KIM KHÍ VÀ VẬT TƯ TỔNG HỢP MIỀN TRUNG 23 1.Phân tích tình hình công nợ phải thu ngắn hạn 24 1.1.Phân tích số vòng quay các khoản phải thu 25 1.2.Phân tích thu tiền bình quân 26 2. Phân tích tình hình công nợ phải trả ngắn hạn 27 III. PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN Ở CÔNG TY KIM KHÍ VÀ VẬT TƯ TỔNG HỢP MIỀN TRUNG 29 1. Phân tích khả năng thanh toán trong ngắn hạn 29 1.1.Tỷ lệ thanh toán hiện hành 29 1.2.Tỷ lệ thanh toán nhanh 30 1.3.Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt 31 2. Phân tích khả năng thanh toán dài hạn 31 2.1.Hệ số thanh toán lãi nợ vay 31 2.2.Tỷ lệ tự tài trợ, tỷ lệ nợ 32 PHẦN III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ THU HỒI CÔNG NỢ Ở CÔNG TY KIM KHÍ VÀ VẬT TƯ TỔNG HỢP MIỀN TRUNG I. NHẬN XÉT CHUNG VỀ VIỆC CUNG CẤP THÔNG TIN CHO CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ Ở CÔNG TY KIM KHÍ VÀ VẬT TƯ TỔNG HỢP MIỀN TRUNG 36 1. Nhận xét về công tác kế toán tài chính 36 2. Nhận xét về công tác quản lý công nợ phải thu 36 3. Nhận xét về công tác quản lý công nợ phải trả của công ty 37 II.MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ THU HỒI CÔNG NỢ Ở CÔNG TY KIM KHÍ & VẬT TƯ TỔNG HỢP MIỀN TRUNG 38 1. Chính sách khuyến khích khách hàng trả nợ trước thời hạn 38 2. Các hình thức cấp tín dụng thương mại 39 3. Áp dụng chính sách thu hồi công nợ ở Công Ty Kim Khí & Vật Tư Tổng Hợp Miền Trung 39 3.1.Kỳ thu tiền bình quân 40 3.2.Phân tích số ngày các khoản phải thu 42 3.3. Áp dụng chính sách thu hồi công nợ ở Công Ty Kim Khí & Vật Tư Tổng Hợp Miền Trung 42 Kết luận Nhận xét về trường và khoa Từ năm 2000, khi em bước vào trường nhìn chung cơ sở vật chất của trường còn thấp, trang thiết bị học tập chưa đầy đủ. đội ngũ giảng viên chưa đông, chưa đủ về trình độ chưa cao. Chế độ quản lý sinh viên chưa chặt chẽ... Nhưng một vài năm trở lại đây theo em nhận thấy cơ sở hạ tầng của trường đã phát triển, đáp ứng nhu cầu giảng dạy, đội ngũ giảng viên thì đông đủ, trình độ giảng dạy được nâng cao chất lượng. Trang thiết bị học tập đáp ứng được nhu cầu của sinh viên và theo kịp thời đại. Chế độ quản lý sinh viên chặt chẽ hơn, nghiêm túc hơn trong việc thi cử. Tuy nhiên với ưu điểm như vậy trường còn có một số nhược điểm như sau : - Theo em nghĩ trường phải tạo điều kiện xây dựng một sân chơi giúp sinh viên thư giãn sau những giờ học căng thẳng. - Nên có một ký túc xá giúp sinh viên ở xa nhà có nơi ăn chốn ở để học tập tốt hơn. - Trường không nên bố trí các văn phòng khoa ở tầng cao vì như thế sẽ gây khó khăn và bất tiện cho việc đi lại của sinh viên. - Các thủ tục thi lại, học lại, miễn giảm học phí thì thủ tục rất rườm rà. Nhìn chung sự phát triển của trường như vậy là đáng nói, đã phát huy được uy tín chất lượng cùng với sự tin cậy trong nước. Khoa kế toán là một trong những khoa có thể nói là vững mạnh nhất trong trường, với đội ngũ giảng viên trẻ, nănglực, có kinh nghiệm giảng dạy, năng động trong mọi lĩnh vực. Trong quá trình đạo tạo, khoa luôn luôn tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên học tập, giúp sinh viên có được những kiến thức cơ bản về ngành học của mình cũng như giải quyết một số việc đối với những sinh viên gặp khó khăn trong quá trình học tập. Đồng thời bên cạnh những việc học tập căng thẳng, trường và khoa thường hay tổ chức các cuộc giao lưu văn nghệ, cắm trại nhằm giúp sinh viên thư giãn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và thu hồi công nợ ở công ty kim khí và vật tư tổng hợp miền trung.doc
Luận văn liên quan