Đề tài Một số biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty vạn tường quân khu vực

LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc Quân đội đã và đang đổi mới một cách mạnh mẽ và toàn diện, từng bước vươn lên khẳng định vai trò của mình trong nền kinh tế. Kinh nghiệm những năm qua cho thấy rằng để tồn tại, phát triển và chiến thắng trong cạnh tranh, doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao tính đọc lập, tự chủ trong hoạt động kinh doanh của mình , trong đó vốn luân chuyển là nhân tố trực tiếp quyết định đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Xuất phát từ thực tế đó và qua thời gian tìm hiểu thực tế tình hình tại công ty “VẠN TƯỜNG QUÂN KHU V” trực thuộc Bộ Quốc Phòng em đã quyết định chọn đề tài: Một số biện pháp tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dung vốn lưu động tại công ty “VẠN TƯỜNG QUÂN KHU V” Nội dung chuyên đề gồm 3 phần: -Phần 1: Cơ sở lý luận về vốn lưu động của doanh nghiệp. -Phần 2: Phân tích thực trạng tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty VẠN TƯỜNG -Phàn 3: Một số biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty VẠN TƯỜNG Do hạn chế về thời gian và kiến thức, tầm nhìn chưa được bao quát cho nên chuyên đề này không tránh khỏi những thiếu sót.Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô, các anh chị trong phòng Kế toán Tài chính và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các anh chị tai công ty VẠN TƯỜNG, đạc biêt là sự hướng dẫn nhiệt tình và những đóng góp quý báu của cô NGUYỄN THỊ MINH HÀ, đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt cho em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.

doc44 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3274 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty vạn tường quân khu vực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u thụ hàng hóa và tiến hành thu tiền nhanh tránh lượng vốn do khách hàng chiếm dụng vốn. II. PHÂN TÍCH TÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY TRONG HAI NĂM 2003 - 2004: - Như chúng ta đã biết, vốn lưu động có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mổi doanh nghiệp, nó được thể hiện dưới dang các khoản đầu tư cảu doanh nghiệp vào TSLĐ. Do vậy người quản lý phải thường xuyên cân nhắc kỹ cơ cấu tài sản. Nếu doanh nghiệp dự trử một lượng tiền quá lớnthì an toàn trong thanh toán, đảm bảo được các khoản nợ đến hạn nhưng không có hiệu quả, bởi vì dự trử tiền mặt không có khả năng sinh lời mà còn phát sinh thêm chi phí như chi phí bảo quản Mặt khác nếu doanh nghiệp dự trử một lượng hàng tồn kho quá lớn tuy có đảm bảo cho hoạt động kinh doanh, tiêu thụ được tiến hành liên tục nhưng chi phí quản lý cho hàng tồn kho và phí cơ hội phải gánh chịu là rất lớn. Do đó để sữ dụng vốn lưu động có hiệu quả thì nhà quản lý tài chính phải xây dựng cho mình một độ an toàn thích hợp cho việc đầu tư vào TSLĐ.Vấn đề cơ bản trong công tác quản lý và sữ dụng vốn lưu động là phải xác địng được cơ cấu tài sản, cấu trúc các khoản nợ thích hợp để thông qua đó xác định được nhu cầu vốn lưu động trong sản xuất kinh doanh. 1. Khái quát tình hình vốn & nguồn vốn của công ty qua hai năm 2003 -2004 - Để có cách nhìn tổng quát về sản nghiệp của công ty cần thông qua bảng CĐKT của công ty qua hai năm 2003 -2004. Về mặt kinh tế: Qua việc xem xét về “Tài sản “cho phép đánh giá tổng quát năng lực và trình độ sữ dụng tài sản. Về mặt pháp lý phần tài sản thể hiện tiềm lực mà doanh nghiệp có quyền quản lý, sữ dụng lâu dài gắn với mục đích thu được các khoản lợi ích trong tương lai. Khi xem xét về phần “Nguồn vốn “về mặt kinh tế người sữ dụng thấy được thực trạng tài chính của doanh nghiệp, về mặt pháp lý, người sữ dụng bảng CĐKT thấy được trách nhiệm của doanh nghiệp về tổng số vốn đã đăng ký kinh doanh với Nhà nước về số tài sản đã hình thành bằng nguồn vốn vay ngân hàng và vay đối tượng khác.Củng như trách nhiệm phải thanh toán các khoản nợ. 1.1. Tình hình tài sản của công ty trong hai năm 2003 -2004: Bảng 1: Tình hình chung về vốn của công ty trong hai năm 2003 -2004 (Phần Tài Sản) TỔNG TÀI SẢN TSLĐ& ĐTNH I. Tiền II. Các khoản ĐTTCNH III. Khoản phải thu IV. Hàng tồn kho V. TSLĐ khác B. TSCĐ& ĐTDH I. Tài sản cố định II. Các khoản mục ĐTTCDH III. Chi phí XDCBDD IV. Chi phí trã trước dài hạn Bảng 1: Tình hình chung về vốn của công ty trong hai năm 2003 -2004 (Phần Tài Sản) ĐVT: đồng CHỈ TIÊU 80.827.815.857 54.929.144.452 14.405.427.978 0 31.045.475.433 7.942.764.461 1.535.476.580 25.898.671.405 22.959.386.399 0 2.939.284.806 Số tiền NĂM 2003 100 67,96 17,82 0 38,40 9,82 1,89 32,04 28,4 0 3,64 Tỷ trọng% 143.923.030.191 144.048.491.053 12.233.128.389 0 63.758.577.576 36.843.807.078 1.212.978.010 29.874.539.138 28.285.793.003 66.443.150 1.310.782.449 211.520.536 Số tiền NĂM 2004 100 79,24 8,5 0 44,3 25,6 0,84 20,76 19,65 0,05 0,91 0,15 Tỷ trọng % 63.095.214.334 59.119.346.601 (2.172.299.590) 0 32.713.102.143 28.901.042.617 (322.498.570) 3.894.867.730 6.126.406.410 66.443.150 (1.628.502.357) 211.520.536 Số tiền CHÊNH LỆCH 78,06 107,63 (15,08) 0 105,37 363,87 (21,00) 15,35 23,20 0 (55,40) 0 Tỷ trọng % Căn cứ vào số liệu phân tích được ở bảng CĐKT phần tài sản ta thấy Trong năm 2004 tổng tài sản của công ty tăng lên so với cùng kỳ năm 2003 là 63.095.214.254 đồng tương ứng tăng 78,06%. Điều này cho ta thấy được trong năm 2004 quy mô năng lực sản xuất kinh doanh của công ty tăng lên do. -TSLĐ & ĐTNH tăng mạnh 59.119.364.551 đồng tương ứng tăng 107,64% nguyên nhân là do + Các khoản phải thu tăng 32.713.102.143 đồng tương ứng tăng 105, 37% + Hàng tồn kho tăng 28.901.042.617 đồng tương ứng tăng 363, 87% nguyên nhân là do nguyên vật liệu tồn kho tăng lên. -TSCĐ & ĐTDH tăng lên 3.975.867.730 đồng tương ứng tăng 15, 35% nguyên nhân là do TSCĐ tăng 5.326.406.410 tương ứng tăng 23,20% liên quan đến việc tăng này là do trong năm 2004 Công ty đầu tư sữa chữa và nâng cấp máy móc thiết bị nhằm phát huy tối đa hiệu quả sữ dụng máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh làm cho năng lực sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng tăng lên. + Các khoản mục đầu tư tài chính tăng lên cụ thể tăng 66.443.150 đồng là do năm 2004 Công ty tiến hành đầu tư vào các dự án lớn nhưng nó còn mới mẽ và năng lực cạnh tranh chưa đủ mạnh nên công ty chỉ mới đầu tư một khoản nhỏ chứ chưa giám tung ra đầu tư mạnh hơn. 1.2. Tình hình chung về vốn ( sữ dung vốn) của công ty qua hai năm 2003-2004 Bảng 2: Tình hình chung về vốn của công ty trong hai năm 2003-2004 (Phần nguồn vốn) TỔNG NGUỒN VỐN NỢ PHẢI TRÃ Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn Nợ khác NVCSH I.Nguồn vốn quỹ II.Nguồn kinh phí Bảng 1: Tình hình chung về vốn của công ty trong hai năm 2003 -2004 (Phần Nguồn vốn) ĐVT: đồng CHỈ TIÊU 80.827.815.857 56.674.668.966 43.162.432.770 12.409.304.800 1.102.931.396 24.153.146.891 23.954.322.083 558.824.808 Số tiền NĂM 2003 100 70,12 53,45 15,35 1,32 29,88 29,19 0,69 Tỷ trọng% 143.923.030.191 116.813.760.856 106.917.551.856 9.389.149.600 507.059.365 27.109.269.370 25.851.515.749 1.257.753.621 Số tiền NĂM 2004 100 81,16 74,29 6,52 0,35 18,84 17,97 0,87 Tỷ trọng % 63.095.214.334 60.139.091.890 63.755.119.086 (3.020.155.200) (595.872.031) 2.956.112.480 2.257.193.660 698.928.813 Số tiền CHÊNH LỆCH 78,06 106,11 147,71 (24,34) (54,03) 12,24 9,57 125,07 Tỷ trọng % + Qua phân tích giúp ta biết được Tổng nguồn vốn của Công ty trong năm 2004 tăng lên so với năm 2003 là 63.095.214.334 đồng tương ứng tăng 78,06% việc tăng này cho chúng ta biết được trong năm 2004 Công ty đã nỗ lực trong việc huy động vốn, bảo toàn vốn cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh diển ra liên tục. Nguyên nhân chính của việc tăng này là do các yếu tố sau -Nợ phải trã tăng 60.193.091.890 đồng tương ứng tăng 106,11% trong đó nợ ngắn hạn tăng đến 63.755.119.086 đồng tương ứng mức tăng 147,71% phần này tăng do vay ngắn hạn, phải trã nhà cung cấp, người mua trã tiền trước tăng mạnh.Trong khi đó phải trã CBCNV và các đơn vị trực thuộc củng tăng nhưng không đáng kể. - Nợ ngắn hạn tăng lên trong khi đó nợ dài hạn và nợ khác lại giảm nhưng giảm với số lượng nhỏ - Nguồn kinh phí tăng 698.928.813 đồng tương ứng với mức tăng 125,07% nguyên nhân của việc tăng này là do trong năm 2004 Công ty được Nhà nước, Bộ Quốc phòng và Quân khu cấp vốn để mở rộng thị trường nâng cao vị thế cạnh tranh cho Công ty giúp công ty đứng vững trong nền kinh tế thị trường khi có sự cạnh tranh khốc liêt của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. 2. Khái quát kết quả kinh doanh của Công ty hai năm 2003 -2004 Có thể nói Công ty VạnTường Quân khu V tồn tại và đứng vững đến ngày hôm nay là một nổ lực rất lớn, bởi thực tế trong địa bàn thành phố Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung nhiều doanh nghiệp trong cùng ngành đã phải giãi thể hoặc phá sản do không chịu đựng nổi sức cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường Bản thân Công ty nhờ sự chỉ đạo cảu Nhà nước đặc biệt là Bộ Quốc phòng và Quân khu đã tạo diều kiện thuận lợi cho Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên do tình trạng chung của các doanh nghiệp trong ngành xây dựng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Nhưng nhìn chung Công ty vẩn hoạt động tốt và đứng vững trên thị trường, kinh doanh vẩn có lãi và thực hiện tốt nhiệm vụ cấp trên giao cho cả về kinh tế lẩn Quốc phòng. Để biết được kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong hai năm 2003-2004 biến động như thế nào ta đi vào phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty dựa vào bảng báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty trong hai năm 2003-2004 Bảng 3: Kết Quả Kinh Doanh Của Công Ty Trong Hai Năm 2003-2004 Tổng doanh thu bán hàng Tổng chi phí lưu thông , trong đó - Giá vốn hàng bán - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý doanh nghiệp - Chi phí khác - Chi phi hoạt động tài chính 3. Các khoản nộp ngân sách nhà nước - Thuế thu nhập doanh nghiệp 4. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 5. Lợ nhuận trước thuế 6. Lợi nhuận để lại doanh nghiệp CHỈ TIÊU Bảng 4: Kết quả kinh doanh của công ty qua hai năm 2003-2004 ĐVT: Đồng 117.570.191.290 115.613.085.507 105.851.326.676 778.936.820 8.481.764.978 501.056.533 0 697.473.136 697.473.136 117.570.191.290 2.179.603.550 1.482.130.414 Năm 2003 137.255.230.758 135.469.579.357 119.866.572.639 409.002.030 11.845.043.378 1.245.020.245 2.103.941.065 1.119.612.946 1.119.612.946 137.255.230.758 3.498.790.946 2.379.177.512 Năm 2004 19.685.039.468 19.856.494.350 14.015.246.963 (369.934.790) 3.363.278.392 743.963.712 2.103.941.065 422.139.810 422.139.810 19.712.241.442 1.319.187.396 897.047.098 Mức Chênh Lệch 16.17 17,17 13,24 (47,49) 39,65 148,48 - 26,05 60,52 16,77 60,52 60,52 % Qua so sánh kết quả sản xuất kinh doanh hai năm 2003-2004 ta thấy: Tổng doanh thu năm 2004 tăng lên so với năm 2003 là: 19.685.039.468 đồng tương ứng tăng 16,74%, làm cho doanh thu thuần tăng 19.712.241.442 đồng hay tăng 16,77%. Điều này cho thấy quy mô và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty đã được mở rộng và làm cho tổng chi phí cũng tỷ lệ thuận với doanh thu. Cụ thể, tổng chi phí tăng lên 19.856.494.350 đồng tương ứng tăng 17,17%, nhưng tốc độ tăng của tổng chi phí lớn hơn tốc độ tăng của tổng doanh thu cả về mặt số tương đối lẫn tuyệt đối, mặc dù chênh lệch không nhiều nhưng điều đó không tốt khi xét trên quy mô. Tuy nhiên điều đó đã mang về cho công ty với mức lợi nhuận thu được trong năm 2004 là 3.498.790.946 đồng tức là tăng 1.319.187.396 đồng tương ứng tăng 60,52%, đây là một mức tăng đáng mừng cho công ty. Sau khi trừ các khoản, lợi nhuận để lại cho doanh nghiệp năm 2004 là: 379.177.512 đồng tức tăng 897.047.098 đồng tương ứng tăng 60,52%. Nguyên nhân làm cho tổng doanh thu năm 2004 tăng lên là do công ty ký kết được nhiều hợp đồng lớn ở rải rác khắp tỉnh thành từ Hà nội đến tận Cao nguyên Trung phần. Đây là một dấu hiệu tốt, chứng tỏ cán bộ lãnh đạo công ty đã tích cực tìm kiếm hợp đồng tạo được việc làm và làm tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên. Mặt khác, do quy mô sản xuất kinh doanh tăng đã làm cho tổng chi phí sản xuất kinh doanh tăng lên, trong đó chi phí nguyên nhiên vật liệu chiếm tỷ trọng tăng rất cao trong tổng chi phí. Tuy tốc độ tăng của tổng doanh thu thấp hơn tốc độ tăng của tổng chi phí nhưng xét trên quy mô thì không ảnh hưởng đến lợi nhuận thu được vì lợi nhuận thu được năm 2004 tăng đến 60,52 % so với năm 2003. đây là điều đáng mừng, cho thấy phần tích luỹ từ nội bộ tăng lên. 3. Phân tích tình hình quản lý và sử dung vốn lưu động tại công ty qua hai năm 2003-2004 - Để tiến hành sản xuất kinh doanh, điều tất yếu đối với các doanh nghiệp là cần phải có vốn.Tuy nhiên cấu trúc vốn như thế nào thì tùy thuộc vào mổi doanh nghiệp. Công ty Vạn Tường nói riêng và các doanh nghiệp nói chung thì vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn kinh doanh. Do vậy mà công tác quản lý là mộtkhâu quan trọng trong quá trình kinh doanh. Muốn quản lý vốn lưu động có hiệu quả thì cần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn, nâng cao lợi nhuận rút ngắn thời gian sing lòi và đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được diển ra một cách bình thường. Để đạt được mục đích đó Công ty cần sữ dung và phân bổ vốn lưu động hợp lý đối với tất cả các khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh. 3.1. Phân tích kết cấu vốn lưu động. Để biết rỏ hơn về kết cấu vốn lưu động của Công ty ta xem bảng sau đây TỔNG CỘNG 4. TSLĐ khác 3. Hàng tồn kho 2. Các khoản phải thu 1.Tiền mặt Bảng 5: Phân Tích Kết Cấu Vốn Lưu Động ĐVT: Đồng CHỈ TIÊU 54.929.144.452 1.535.476.580 7.942.764.461 31.045.475.433 14.405.427.978 Số tiền NĂM 2003 100 2,8 14,46 56,52 26,22 Tỷ trọng% 114.048.491.053 1.212.978.010 36.843.807.076 63.758.577.576 12.233.128.389 Số tiền NĂm 2004 100 1,07 32,31 55,9 10,72 Tỷ trọng% 59.119.346.551 (322.498.570) 28.901.042.617 32.713.102.143 (2.172.299.590) Số tiền CHÊN LỆCH 107,63 (21,00) 363,87 105,37 (15,07) Tỷ trọng% + Từ số liệu trên cho ta thấy TSLĐ năm 2004 tăng so với năm 2003 là 107,63% tương ứng với sô tiền 59.119.346.551đồng, nguyên nhân chủ yếu là: - Các khoản phải thu tăng 105,37 % tương ứng với số tiền là 32.713.102.143 đồng. Điều này cho thấy việc thu hồi công nợ của công ty là không được tốt, làm ứ đọng vốn. - Hàng tồn kho tăng 363,87 % tương ứg với số tiền là 28.901.042.617 đồng tỷ trọng hàng tồn kho trong tổng TSLĐ năm 2004 là 32,31% trong khi đó năm 2003 là 14,46% tăng 17,85%. Điều này cho ta thấy hàng tồn kho chủ yếu là sản phẩm dở dang vẫn chiếm tỷ trọng lớn và tăng theo quy mô vốn của công ty. - Vốn bằng tiền của Công ty giảm (2.172.299.590) đồng tương ứng giảm (15,07)% về tỷ trọng vốn bằng tiền trong tổng TSLĐ giảm nhẹ cụ thể giảm (11,15)%.Điều này cho thấy khã năng thanh toán của công ty giảm. 3.2. Phân tích tình hình quản lý các khoản phải thu: Khi các khoản phải thu càng lớn thì vốn của Công ty bị chiếm dung càng nhiều sẽ dẩn đến tình trạng (ứ đọng trong khâu thanh toán) Nhanh chóng giải quyết vốn ứ đọng là một trong những giải pháp quan trọng của công tác tài chính. Căn cứ vào số liệu của bảng Cân Đối Kế Toán năm 2003- 2004 ta lập bảng tình các khoản phải thu như sau: Bảng 6: Tình Hình Quản Lý Khoản Phải Thu ĐVT: đồng CHỈ TIÊU NĂM 2003 NĂM 2004 CHÊNH LỆCH Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng% Số tiền Tỷ lệ % 1.Phải thu khách hàng 2.Trã trước người bán 3.Phải thu nội bộ 4.Phải thu khác 5.Dự phòng khó đòi * 0 0 26.445.728.009 5.092.268.191 (492.620.767) 0 0 85,18 16,41 (1,59) 32.264.155.645 5.316.282.849 22.208.404.863 3.469.774.219 (500.000.000) 52,17 8,34 34,83 5.44 (0,78) 33.264.155.645 5.316.282.849 (4.237.323.140) (1.622.593.972) (1.379.233) - - (16,06) (31,86) (1,5) TỔNG CỘNG 31.045.475.433 100 63.758.577.576 100 32.713.102.645 105,37 Qua bảng phân tích khoản phải thu ta thấy năm 2004 tăng so với năm 2003 một lượng giá trị tuyệt đối là 32.713.102.143 đồng hay tăng 105,37%, các khoản phải thu tăng là biểu hiện không tốt cho Công ty vì Công ty đã để nguồn vốn bị ứ đọng gây khó khan cho quá trình sản xuất kinh doanh. Phải thu khách hàng năm 2004 tăng 33.264.155.645 đồng so với năm 2003 là dấu hiệu không tốt vì khoản này tăng chứnh tỏ Công ty chưa thu được nợ của khách hàng. Đây là khoản tăng quá lớn có thể gây thiếu hụt vốn ch sản xuất kinh doanhlàm giảm tốc độ vòng quay của vốn lưu động. Trã trước cho người bán củng tăng lên so với năm 2003 là 5.316.282.849 đồng. Khoản này tăng chứng tỏ Công ty đã chưa hoàn thành đưa vào sữ dung các công trình. Thu nội bộ giảm xuống một lượng là 4.237.322.140 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm (16,01)%. Sỡ dĩ khoản này giảm là do trong năm này Công ty không cấp thêm vốn cho các đơn vị trực thuộc mua sắm vật tư thiết bị để tiến hành sản xuất kinh doanh. Do đó khoản vốn của Công ty bị chiếm dung và thu nội bộ giảm. Phải thu khác củng giảm (31,86)% tương ứn giảm 1.622.593.972 đồng. Như vậy Công ty đã có biện pháp và trchs nhiệm đối với khoản này. Tóm lại khoản phải thu tăng lên trong đó chiếm tỷ trọng lớn là phải thu khách hàng. Như vậy vốn của công ty bị khách hàng chiếm dụng vẫn chưa được khắc phục. 3.3. Phân tích tình hình quản lý hàng tồn kho Dự trữ tài sản là nhu cầu không thông thường với các doanh nghiệp. Song dự trử có hiệu quả là vấn đề rất quan trọng. Làm thế nào để đảm bảo được nhu cầu sản xuất kinh doanh mà không bị ứ đọng vốn, không gây tốn kếm những chi phí cần thiết. Để biết được chi tiết hơn về vấn đề này ta lập bảng về tình hình hàng tồn kho dựa vào bảng CĐKT của Công ty trong hai năm 2003-2004: Bảng 7: Tình Hình Quản Lý Hàng Tồn Kho ĐVT: đồng CHỈ TIÊU NĂM 2003 NĂM 2004 CHÊNH LỆCH Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ lệ % 1.NVL tồn kho 2.CCDC tồn kho 3.CP SXKD dở dang 4.Thành phẩm tồn kho 1.367.878.554 449.587.224 3.487.790.710 164.651.750 25,01 8,22 63,76 3,01 407.475.478 235.512.575 7.211.415.899 88.360.509 5,13 2,97 90,79 1,11 (960.403.076) (214.074.649) 3.723.625.189 (76.291.241) (70,21) (47,61) 106,76 (46,33) TỔNG CỘNG 5.469.908.238 100 7.942.764.461 100 2.472.856.223 45,21 Qua bảng phân tích ta thấy hàng tồn kho năm 2004 tăng lên so với năm 2003 45,21 % tương ứng với số tiền là2.472.856.233 đồng. Trong đó CPSXKD dỡ dang chiếm tỷ lệ tuyệt đối với 106,76 % tương ứng với khoản tiền là3.723.625.189 đồng.Điều này cho thấy hàng tồn kho chủ yếu dưới dạng SPDD đang tăng lên.Công việc tiêu thụ, bàn giao và thanh quyết toán hàng hóa (các công trình, các dự án xây dựng) còn nhiều hạn chế. - Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và thành phẩm tồn kho giảm điều này chứng tỏ trong năm 2004 Công ty đang cố gắng đưa nguyên vật liệu tồn khovào sản xuất, giảm bait chi phí kinh doanh dỡ dang, thực hiện tổ chức sản xuất theo đúng kế hoạchvà đơn đặt hàng của khách hàng. 3.4. Tình hình quản lý vốn bằng tiền: Một trong những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý vốn lưu động là cần xác định mức dự trử tiền mặt một cách hợp lý và hiệu quả nhất. Bởi vì vốn bằng tiền có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanhcủa Công ty đay là loại tài sản có tính thanh khoản cao và có thể sữ dung ngay để thanh toán, làm thông suốt quá trình lưu thông tạo ra các giao dịch kinh doanh như mua hàng, thanh toán cho nhà cung cấp, trã lương... Ngoài ra giữ tiền mặt củng nhằm mục đích phòng ngừa. Nhưng việc giữ tiền mặt củng thể hiện tính hai mặt là khả năng sinh lời và tính rủi ro. Nếu Công ty dự trử một lượng tiền lớn để đáp ứng kịp thời cho hoạt động kinh doanh, giảm bait các rủi ro trong kinh doanh nhưng ngược lại dự trử lớn làm cho tính sinh lợi của đồng tiền thấp bỡi đồng tiền nhà rổi không đem lại lợi nhuận. Mặt khác nếu doanh nghiệp dự trử lượng tiền thấp thì doanh nghiệp rủi ro xãy ra khi nợ đến hạn và các cơ hội tốt để đầu tư. Do vậy nhà quản lý tài chính phải cân nhắc giữa tính sinh lợi và rủi ro hay việc dự trử tiền sao cho có hiệu quả nhất. Tại Công ty Vạn Tường lượng tiền chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản, tình hình dự trử tiền được thể hiện cụ thể qua bảng sau: Bảng 8: Tình Hình Quản Lý Vốn Bằng Tiền ĐVT: đồng CHỈ TIÊU NĂM 2003 NĂM 2004 CHÊNH LỆCH Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ lệ % 1.Tiền mặt tại quỹ 2.Tiền gữi ngân hàng 667.257.152 13.738.170.446 4,63 95,37 882.002.159 11.351.236.230 7,21 92,79 214.744.647 (2.386.934.214) 32,18 (17,38) TỔNG CỘNG 14.405.427.978 100 12.233.128.389 100 (2.172.299.590) 15,08 4. Phân tích hiệu quả sữ dung vốn lưu động của công ty trong hai năm 2003- 2004: Hiệu quả là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sữ dung nguồn nhân tài, vật lực của Công ty đồng thời nó là một vấn đề rất phức tạp, chịu ảnh hưỡng của nhân tố khách quan và chủ quan. Bất kỳ một doanh nghiệp nào trong quá trình kinh doanh củng đều hướng đến hiệu quả kinh tế. Họ đều có mục đích chung là làm thế nào để một đồnh vốn bỏ vào kinh doanh mang lại hiệu quả cao nhất và khả năng sinh lợi lớn nhất. Phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động là số vòng quay vốn lưu động trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh hay là thời gian vòng quay vốn lưu động. Dựa vào số liệu bảng CĐKT và bảng bóa cáo kết quả kinh doanh ta có thể đánh giá tốc độ luân chuyển vốn lưu động chi tiết qua từng khoản mục sau: 4.1. Thông số khã năng thanh toán: - Hiện nay phần lớn các doanh nghiệp đều thiếu vốn kinh doanh trầm trọng, thậm cjí ngay cả khi họ đã sử dung toàn bộ vốn lưu động tự có, kết hợp với việc khai thác triệt để tất cả các nguồn vốn khai thác như nguồn vốn XDCB, quỹ hay thu nhập chưa phân phối vẩn chưa đảm bảo đủ cân đối nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh.Để đảm bảo quá thình sản xuất kinh doanh được tiến hành bình thường, đa số các doanh nghiệp phải huy động từ nguồn tài trợ khác.Tuy nhiên, việc sử dung các nguồn tài trợ này buộc các doanh nghiệp phải liên tục đối đầu với khoản nợ ngắn hạn. Do vậy vấn đề đặt ra là Công ty có khả năng hoàn trã được các khoản nợ hay không? Để thấy được thực trạng của vấn đề này tại công ty Vạn Tường ta lần lượt phân tích các chỉ số sau: Khả năng thanh toán hiện hành: Thông số này thể hiện khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng TSLĐ của Công ty. Căn cứ vào bảng CĐKT năm 2003- 2004 ta tính được hệ số thanh toán như sau. Khả năng thanh toán hiện hành= Năm 2003 = = 1, 28 lần Năm 2004 = = 1, 07 lần -Khả năng thanh toán hiện hành của Công ty năm 2004 giảm so với năm 2003 là 0, 21 lần.Điều này cho thấy khả năng thanh toán hiện hành của Công ty năm 2004 thấp hơn so với năm 2003 nó thể hiện tình hình không tốt cho công ty trong năm 2004. Khả năng thanh toán nhanh: Thông số nàu thể hiện khả năng của các loại TSLĐ chuyển nhanh thành tiền để thanh toán nợ ngắn hạn. Khả năng thanh toán nhanh = Năm 2003 = = 1, 05 lần Năm 2004 = = 0, 71 lần -Ngoài ra các nhà quản lý còn quan tâm đến khả năng thanh toán bằng tiền của công ty để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Nó được đo lường bỡi hệ số khả năng thanh toán bằng tiền, được tính bằng công thức sau: Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền = 100 Năm 2003 =100 =0, 33 Năm 2004=100 = 0, 11 - Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền năm 2004 giảm so với năm 2003 điều này tác động không tốt đến khả năng thanh toán chung của toàn công ty ảnh hưỡng đến khả năng thanh toán ngắn hạn, từ đó tác động xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanhcủa Công ty. + Các thông số trên chỉ đưa ra kết quả đánh giá sơ bộ về khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của Công ty.Đê cụ thể hóa và tìm ra nguyên nhân ta lần lượt phân tích các thành phần sau. Khả năng thanh toán hiện hành: Thông số này thể hiện khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng TSLĐ của Công ty. Căn cứ vào bảng CĐKT năm 2003-2004 ta tính được hệ số thanh toán như sau: - Khả năng thanh toán hiện hành: + Khả năng thanh toán hiện hành= Năm 2003= = 1, 28 (lần) Năm 2004== 1, 07 (lần) Khả năng thanh toán hiện hành của Công ty năm 2004 giảm so với năm 2003là 0,21(lần). Điều này cho thấy khả năng thanh toán hiện hành của Công ty năm 2004 thấp hơn so với năm 2003 như vậy là nó thể hiện tình hình không tốt cho Công ty. Khả năng thanh toán nhanh: Thông số này thể hiện khả năng của các loại TSLĐ chuyển nhanh thành tiền để thanh toán nợ ngắn hạn. Khả năng thanh toán nhanh: + Khả năng thanh toán nhanh= : Năm 2003 ==1, 05 (lần) Năm 2004== 0, 71 (lần) Thông số khả năng thanh toán nhanh của Công ty năm 2004 giảm so với năm 2003 là 0,34 (lần) chủ yếu là do nợ ngắn hạn tăng lên so với năm 2003. Ngoài ra các nhà quản lý còn quan tâm đến khả năng thanh toán bằng tiền của Công ty để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn nó được đo lường bởi hệ số khả năng thanh toán bằng tiền được tính bằng công thức sau: Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền + Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền =100% Năm 2003=100% = 33, 38% Năm 2004=100% =11, 44% + Các thông số trên chỉ đưa ra kết quả đánh giá sơ bộ về khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của Công ty, để cụ thể hóa và tìm ra nguyên nhân ta lần lượt phân tich các thành phần sau: 4.2.Số vòng quay khoản phải thu + số vòng quay KPThu = KPThu bq= + Số vòng quay KPThu năm 2003 == 3, 88 (vòng/năm) + Số vòng quay KPThu năm 2004== 2, 89 (vòng/năm) Số ngày một vòng quay KPThu = Năm 2003= = 92 (ngày/vòng) Năm 2004= = 124 (ngày/vòng) 4.3. Số vòng quay HTK Đây là chỉ tiêu quan trọng vì dự trử vật tư để sản xuất nhằm đạt mức doanh thu, lợi nhuận cao trên cơ sở đáp ứng nhu cầu thị trường.Quy mô tồn kho của doanh nghiệp có thể đến mức độ nào phụ thuộc vào loại hình kinh doanh vào thời gian trong năm: Số vòng quay HTK = + Số vòng quay HTK năm 2003= = 15, 78 (vòng/năm) +Số vòng quay HTK năm 2004= = 5, 35 (vòng/năm) + Thời gian tồn kho bq = Năm 2003== 22 ngày Năm 2004== 67 ngày Số vòng quay HTK đo lường HTK bán bao nhiêu lần trong năm, thời gian tồn kho binh quân đo lường số ngày bình quân bán HTK một lần 4.4. Số vòng quay của VLĐ + Số vòng quay của VLĐ = Trong đó VLĐbq = Năm 2003== 50.055.300.150 đồng Năm 2003== 84.488.817.730 đồng Số vòng quay VLĐ Năm 2003== 2, 35 (vòng/ năm) Số vòng quay VLĐ Năm 2004== 1, 62 (vòng/ năm) -Sau khi tính toán ta thấy rằng số vòng quay VLĐ năm 2004 lại giảm đi so với năm 2003 là 0, 73 (vòng/ năm).Trong khi đó là vốn lưu động bình quân của năm 2004 lại tăng hơn so với năm 2003 một khoản là 34.433571.580 đồng. Điều này chứng tỏ Công ty đã không quản lý củng như sữ dung tốt vốn lưu động sự không tốt này là do nhiều nguyên nhân.Trong đó có nguyên nhân là lượng hàng hóa, thành phẩm còn tồn đọng với số lượng lớn. +Số ngày của một vòng quay VLĐ.Chỉ tiêu số vòng quay VLĐ chịu ảnh hưởng bởi DTT và số VLĐbq trong đó DTT được tính dồn cả kỳ phân tích nên số vòng quay vốn vẩn chịu ảnh hưởng bởi độ dài kỳ phân tích. Vì vậy để laọi trừ ảnh hưỡn của thời gian kỳ phân tích ta sữ dung chỉ tiêu sau: + Kỳ chu chuyển VLĐ (D) Năm 2003 D == 153 (ngày/vòng) Năm 2004 D == 222 (ngày/vòng) + Tổng hợp lại ta có bảng sau Bảng 9: Phân tích hiệu quả sữ dung vốn lưu động của công ty qua hai năm 2003-2004 CHỈ TIÊU NĂM 2003 NĂM 2004 CHÊNH LỆCH -DTT (M) -VLĐ bq (V) -Kỳ chu chuyển VLĐ(D) -Số vòng quayVLĐ(L) 117.570.191.290 50.055.300.150 153 ngày/vòng 2,35 vòng/năm 137.255.230.758 84.488.817.730 222 ngày/ vòng 1,62 vòng/ năm 19.685.039468 34.433.517.580 + 69 ngày - 0,73 vòng/ năm Vậy tốc độ luân chuyển giảm so với năm 2003 cụ thể giảm (0, 73) vòng dẫn đến kỳ chu chuyển vốn lưu động cũng tăng lên 69 ngày. Đây là biểu hiện không tốt cho Công ty. Nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình này là, ta có công thức sau: D = Mặc dù vốn lưu động tăng 34.433.517.580 đồng làm cho kỳ chu chuyển của vốn lưu động tăng nên tốc độc chu chuyển còn giảm xuống. D1= = = 105 (Ngày/Vòng) + Do doanh thu thuần tăng nên tốc độ luân chuyển giam xuống một khoản là: D2= (-) x V1 x 360= (-) x 84.488.817.730 x 360 = -36 (Ngày) D1 + D2 = 105.+(-36) = 69 (Ngày / Vòng) Qua quá trình phân tích trên ta thấy rằng công ty sử dung không có hiệu quả vốn lưu động. Để biết roc hơn điề này ta tính mức lãng phí vốn lưu động của công ty. Mức lãng phí vốn lưu động của công ty: = - = -= 26.318.969.900 (Đồng) Do tốc độ luân chuyển vốn lưu động giảm nên công ty đã làm lãng phí một lượng vốn là 26.318.969.900 (Đồng). Tóm lại: Tốc độ luân chuyển vốn lưu động năm 2004 giảm la do doanh thu thuần tăng nhẹ không đáng kể và do vốn lưu động tăng lên. Do đó trong thời gian tới công ty cần phải tiết kiệm hơn nữa trong việc sử dung vốn lưu động để giảm kỳ chu chuyển, tăng tốc độ luân chuyển của vốn lưu động nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh. + Tỷ số doanh lợi: Doanh lợi là mục tiêu và kết quả cuối cùng của mọi hoạt động kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào. Nó là thành quả quyết định của hàng loạt chính sách có liên quan trực tiếp đến quá trình vận hành cảu doanh nghiệp. Thông uqua chỉ số tài chính này, nó phản ánh được kết quả của việc quản lý và sử dụng vốn lưu động và có ý nghĩa lớn đối với việc ra quyết định nên lựa chọn đầu tư vào tài sản nào?. Chỉ số doanh lợi bao gồm: = Chỉ tiêu này phản ánh, cứ một đồng doanh thu thì sẽ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, theo báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2003-2004 ta có: = = 1,26% = = 1,75% Từ kết quả trên ta thấy, tỷ số sinh lợi doanh thu năm 2004 tăng lên 0,49% so với năm 2003. Điều này thể hiện tốc độ tăng của doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế: Mức doanh lợi vốn lưu động:Chỉ số này giúp ta biết được, một đồng vốn lưu động tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Đây là chỉ tiêu đánh giá kết quả cuối cùng của việc sử dụng vốn lưu động. = = = 2,97% = = 2,84% Như vậy, mức doanh lợi vốn lưu động năm 2004 là 2,84% giảm 0.13% so với năm 2003. Hay nói cách khác năm 2004 cứ 100 đồng tài sản lưu động sử dụng vào sản xuất kinh doanh thì đạt được 0,13 đồng lợi nhuận. Năm sau giảm hơn năm trước chứng tỏ hiệu quả cuối cùng của việc sử dụng vốn lưu động là không đạt kết quả. Dẫn đến công ty sẽ đối diện với những khó khăn trong việc thanh toán nợ đến hạn, công ty cần phải xem xét lại những vấn đề này nhất là hàng tồn kho để có biện pháp quản lý và sử dung tố nhằm tránh tình trạng ứ động hàng hóa thành phẩm trong kho. + Kết quả cuối cùng cho ta thấy tỷ số sinh lợi doanh thu và mức doanh lợi vốn lưu động cũng như tốc độ luân chuyển của vốn lưu động giảm đi khá nhiều ở năm 2004 so với năm 2003. Với kết quả trên công ty cần phải tìm ra những biện pháp cũng như hạn chế những điểm bất lợi, phát huy những lợi thế, tăng cường công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động có hiệu quả hơn để việc sản xuất kinh doanh của công ty trong tương lai sẽ đạt những kết quả tốt hơn. Tập hợp tất cảc các thông số đã tính toán về hiệu quả sử dung vốn lưu động của công ty ta có bảng tóm tắt sau: Bảng 10: Tập hợp các thông số về hiệu quả sử dung vốn lưu động ĐVT:đồng CHỈ TIÊU Năm 2003 Năm 2004 Doanh thu thuần Lợi nhuận sau thuế Khả năng thanh toán hiện hành Khả năng thanh toán nhanh khả năng thanh toán bằng tiền Số vòng quay khoản phải thu Số ngày một vòng quay khoản phải thu Số vòng quay hàng tồn kho Thời gian tồn kho bình quân Tỷ số sinh lợi doanh thu Mức doanh lợi vốn lưu động Số vòng quay vốn lưu động Kỳ chu chuyển vốn lưu động 117.570.191.290 1.482.130.414 1,28 (Lần) 1,05 (Lần) 0,33 3,88 (Vòng/Năm) 92 (Ngày/Vòng) 15,78(Vòng/Năm) 22 (Ngày) 1,26% 2,97% 2,35 (Vòng/Năm) 153 (ngày/Vòng) 137.255.230.758 2.397.177.512 1,07(Lần) 0.71(Lần) 0,11 2,89 (Vòng/Năm) 124 (Vòng/Ngày) 5,35(Vòng/Năm) 67 (Ngày) 1,75% 2,84% 1,62 (Vòng/Năm) 222 (Ngày/Vòng) Nhận xét: Qua việc phân tích trên ta biết được doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế năm 2004 tăng lên so với năm 2003. Điều này thể hiện năm 2004 hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có hiệu quả, thu nhập tăng lên. Khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán bằng tiền của năm 2004 giảm so với năm 2003. Điều này chứng tỏ công ty sẽ phải đối diện với những khó khăn trong việc thanh toán nợ đến hạn, công ty cần phải xem xét lại những vấn đề này nhất là hàng tồn kho để có biện pháp quản lý và sử dụng tố nhằm tránh tình trạng ứ động hàng hóa thành phẩm trong kho. Kết quả cuối cùng cho ta thấy tỷ số sinh lợi doanh thu và mức doanh lợi vốn lưu động cũng như tốc độ luân chuyển của vốn lưu động giảm đi khá nhiều ở năm 2004 so với năm 2003. Với kết quả trên công ty cần phải tìm ra những biện pháp cũng như hạn chế những điểm bất lợi, phát huy những lợi thế, tăng cường công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động có hiệu quả hơn để việc sản xuất kinh doanh của công ty trong tương lai sẽ đạt những kết quả tốt hơn. I. NHẬN XÉT VỀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY VẠN TƯỜNG QUÂN KHU V TRONG HAI NĂM 2003-2004 1. Thuận lợi và khó khăn: Thuận lợi: Công ty Vạn Tường Quân khu V trực thuộc Bộ Quốc phòng, là đòn bẩy kinh tế chủ lực của Quân khu V nên tất yếu những công trình lớn thuộc khu vực Miền Trung, Tây Nguyên Công ty thường được ưu tiên trong việc chỉ địng thầu và đấu thầu các công trình, cơ sỡ hạ tầng của Bộ Quốc phòng và Quân khu. Công ty được sự bao bọc của Bộ Tư lệnh Quân khu V nen việc vay vốn ngân hàng thường được diển ra một cách thuận lợi không gặp trỡ ngại nên Công ty luôn thực hiện đúng tiến độ sản xuất kinh doanh củng như việc xây dựng các công trình Sự năng động của Ban Giám Đốc Công ty trong công tác quản lý, điều hành tạo điề kiện thuân lợi cho CBCNV trong Công ty yên tâm công tác, phấn đấu vì sự nghiệp phát triển Công ty. Trong quá trình làm việc, lãnh đạo công ty và các phòng ban nghiệp vụ đã thẻ hiện nguyên tắc tập trung dân chủ quyết đoán trong công việc được giao, kịp thời phát hiện sai sót để rút kinh ngiệm điều chỉnh. Có được kết quả này là do đội ngủ cán bộ quản lý, cán bộ lãnh đạo, cán bộ khoa học kỹ thuật toàn Công ty đa số có trình độ chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm cao đã phát huy được vai trò của mình trong công tác quản lý và sữ dung vốn lưu động để việc sữ dung này ngày càng có hiệu quả hơn... Bên cạnh những thuận lợi trên Công ty củng gặp những khó khăn sau đây: Khó khăn: Mặc dù Công ty đã nhận được những nguồn lực đáng kể từ Nhà nước, Bộ Quốc phòng và Quân khu V cấp để chuẩn bị cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2005 nhưng việc quản lý, sữ dung chúng có hiệu quả, chống thất thóat là một việc làm hết sức khó khăn. Các bộ phận liên quan cần xây dựng kế hoạch quản lý vốn một cách hợp lý nhằm đảm bảo cân bằng các khoản thu và chi, hạn chế vay ngân hàng để giảm chi phí về lãi vay. Do các khoản phải thu và hàng tồn kho tăng lên trong những năm qua đã làm ứ đọng một lượng vốn lưu động lớn, hiệu quả sữ dung vốn chưa cao nên đã làm ảnh hưỡng đến kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Vòng quay hàng tồn kho tăng lên dẩn đến vòng quay vốn lưu động giảm đi so với các năm trước và chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu vốn lưu động cho nên khả năng sinh lợi của nó còn thấp. Trong đó vấn đề chi phí quản lý doanh nghiệp củng cần phải được quan tâm hơn vù nó củng chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí. Trước tình hình đó thì bên cạnh việc khai thác những điểm mạnh từ bên ngoài và bên trong Công ty cần phải không ngừng vươn lên, vạch kế hoạch để dưa ra những phương hướng có lơij cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. 2. Mục tiêu, phương hướng: 2.1. Mục tiêu: Trên cơ sở phân tích tình hình, khả năng thu hút khách hàng trong tương lai tại địa bàn, đồng thời căn cứ vào khả năng của Công ty về nguồn nhân lực và vật lực, dựa vào việc phân tích cơ hội thách thức từ môi trường bên ngoài, điểm mạnh, điểm yếu của Công ty để xây dựng các mục tiêu của Công ty. Mục tiêu mà Công ty hướng đến trong thời gian tới là: - Phấn đấu đưa doanh thu của Công ty tăng lên 150.000.000.000 đồng vào cuối năm 2005.Tức tăng 12.744.769.342 đồng, vì đây là một mức tăng ổn định cho sự phát triển của công ty. 2.2. Phương hướng: - Cùng với việc duy trì nhịp độ tăng trưỡng và phát triển Công ty sẽ hòa nhập vào xu thế phát triển trên địa bàn không ngừng phát huy thế mạnh của mình để gia tăng khả năng thu hút khách hàng. -Xác định quan điểm kinh doanh đi vào chiều sâu: Tập trung nâng cao chất lượng trên cả hai phương diện, đó là trang bị thêm cơ sở vật chất kỹ thuật và nâng cao chất lượng. -Nghiên cứu những loại hình sản phẩm mới. -Tăng cường công tác tiếp thị quảng cáo.Đầu tư và chú trọng hơn nữa công tác Marketing.Củng cố và phát triển mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng nhằm mở rộng thị trường tạo ra môi trường ổn định trong tương lai. -Mở rộng quy mô kinh doanh, đa dạng hóa các loại hình dịch vụnhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh về sản phẩm dịch vụ. -Nâng cao trình độ nhân viên, cải tiến và hoàn thiện hơn quy trình công việc.Phấn đấu đưa sản phẩm Công ty chiếm lĩnh thị trường. -Có chính sách khen thưởng nhân viên hợp lý, hỗ trợ khuyến khích cho nhân viên về tài chính cũng như tạo diều kiện học tập cho nhân viên nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn. Chú trọng công tác đào tạo tuyển dụng lao động, từng bước tiêu chuẩn hóa đội ngũ lao động. 3. Nhận thức các tác động của môi trường tài chính: Tác động về lãi suất: - Lãi suất thay đổi sẽ tác động đến toàn bộ nền kinh tế.Đầu tư có quan hệ mật thiết với lãi suất. Nếu lãi suất giảm thì đầu tư sẽ tăng vì lợi nhuận thu được nhiều hơn và ngược lại.Lãi suất củng có quan hệ với tỷ giá hối đoái.Khi lãi suất tăng đồng nội tệ dược địng giá cao hơn, đẩy tỷ giá hối đoái lên sẽ hạn chế xuất khẩu và tăng nhập khẩu.Lãi suất tăng làm tăng lãi vay mà doanh nghiệp phải trã, dẩn đến rủi ro mất khả năng chi trã. -Theo các chuyên gia tài chính, xu hướng cử lãi suất đồng tiền trong năm 2004 vẫn chưu rõ ràng. Nhu cầu vốn vay trong năm 2004 theo dự báo vẫn rất cao như trong nă 2003.Áp lực này có thể sẽ làm tăng lãi suất tiền đồng tăng lên. Tỷ giá hối đoái: Các đồng tiền của Công ty sẽ không chịu tác động trực tiếp của các giao động tiền.Tuy nhiên Công ty vẫn có thể bị ảnh hưởng gián tiếp vì cạnh tranh từ khách hàng hoặc nhà cung cấp là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hoặc các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể tăng hay giảm tùy theo các dao động này. Dòng tiền của các Công ty này dể bị biến động nếu chịu tác động cao của rủi ro tỷ giá hối đoái. Khả năng thanh toán lãi vay sẽ giao động kéo theo chi phí sữ dung vốn của các Công ty này giao động.Vậy các giao động tỷ giá hối đoái sẽ có tác động bất lợi hoặc cóa lợi cho dòng tiền của các công ty đối tác nên củng có thể ảnh hưởng hiệu quả kinh doanh của Công ty. Lạm phát: Trong một môi trường lạm phát, vốn phát sinh từ khấu hao thường không đủ để thay thế tài sản của doanh nghiệp khi các tài sản này cũ kỹ, lạc hậu.Lạm phát củng có một tác động trên nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp.Trong một môi trường giá cả tăng, số tiền thực tế đầu tư vào hàng tồnh kho và khoản phải thu có chiều hướng tăng để hổ trợ cho cùng một khối lượng hiện vật.Do số tiền của các tài khoản phải trã đòi hỏi các khoản chi tiền mặt lớn, thường cao do giá cả tăng cho nên số dư tiền mặt giao dịch củng phải tăng. II. CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỮ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY VẠN TƯỜNG QUÂN KHU V: Quản lý tiền mặt: 1.1 Lập ngân sách tiền mặt: - Từ dự toán và bản tiến độ thi công từng dự án có thể xây dựng một ngân sách tiền mặt cho từng dự án. - Từ các ngân sách tiền mặt của từng dự án, Công ty phải dự kiến nguồn và tiền mặt cho cả Công ty trong tương lai.Những dự kiến này nhằm hai mục đích. + Thứ nhất chúng cho thấy nhu cầu tiền mặt trong tương lai. + Thứ hai, dự kiến dòng tiền mặt cung cấp một chuẩn mực để đánh giá thành quả hoạt động sau này. 2.2. Kiểm soát thu chi tiền mặt: Quản lý khoản tiền trôi nổi Khi nhận thanh toán, Công ty phải cố gắng tăng tốc các khoản thu của mình. Sự chậm trể sẽ gây thiệt hại cho Công ty vì nó là nguyên nhân tạo nên lượng tiền mặt trôi nổi bị chiếm dung. Tăng tốc quá trình thu tiền: Công ty nên sữ dụng Ngân hàng trung tâm để tăng tốc quá trình thu tiền.Công ty sẽ yêu cầu khách hàng tại một địa phương nào đó thực hiện thanh toán cho chi nhánh của Công ty đóng tại cùng địa phương thay vì yêu cầu thanh toán đến trụ sở chính của Công ty.Chi nhánh của Công ty sau đó sẽ phát séc thanh toán vào một tài khoản tại một ngân hàng địa phương.Sau đó số tiền này được chuyển tới một tài khoản tập trung tại một trong những ngân hàng chính của Công ty. Ngânh hàng trung tâm sẽ giảm thiểu khoản tiền trôi nổi theo hai cách. Thứ nhất do chi nhánh của Công ty cùng địa phương với khách hàng nên thời gian chờ đợi thư tín sẽ được giảm thiểu. Thứ hai vì séc thanh toán của khách hàng được ký phát tại ngân hàng địa phương nên thời gian chuyển séc củng được giảm thiểu. Ngân hàng trung tâm sẽ tập hợp được nhiều số dư nhỏ này lại thành một khoản tiền lớn. Sau đó số tiền này có thể được đầu tư vào các tài sản có khã năng sinh lợi một cách dể dàng. 1.3. Giảm chi phí hoạt động trong khi thực hiện dự án: Việc giảm chi phí trong thực hiện dự án sẽ làm giảm lượng vốn lưu động tiền mặt cần thiết Ở đây Công ty pahỉ quan tâm đến một trong những khó khan nhất trong việc chuẩn bị một dự toán giá thành hợp lý hay một ngân sách kiểm soát trong ngành xây dựng là thành phần lao động bao gồm giá cả tính bằng tiền và năng suất Kiểm soát thành phần tính bằng tiền Tiền lương cơ bản: Thay đổi theo vị trí xây dựng, loại ngành nghề thực hiện công trình. Tiến hành phân loại các nhóm nghề và các mức lương thích hợp tại thời điểm tiến hành dự án. Các phụ cấp phúc lợi: bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, trợ cấp nghĩ lễ ,tết ... Tiến hành phân loại giống như lương cơ bản. Trã thêm một tỷ lệ phần trăm cho công việc làm trong ca đêm. Các phụ cấp cho công việc nguy hiểm hoặc nặng nhọc nên trã thành một khoản tăng cố định trên mức lương cơ bản. Kiểm soát năng suất lao động: Các thay đổi về khu vực: phân loại về đào tạo, kinh nghiệm và trình độ tay nghề của lực lượng lao động địa phương trong cácnghề khác nhau. Các tác động của môi trường ảnh hưỡng đến năng suất. Ví dụ Công ty tập trung nguồn lực thực hiện nhanh dự án trong mùa khô để phòng ngừa rủi ro do mưa bão kéo dài ở khu vực miền Trung. Quản lý khoản phải thu Điều kiện nhận thầu dự án: Đối với những hợp đồng tư vấn, thi công một dự án có giá trị > 1 tỷ đồng, Công ty nên yêu cầu thanh toán theo tiến độ công việc. Đối với hợp đồng tư vấn, thiết kế dự án, Công ty đòi hỏi thanh toán 30% ngay sau khi hoàn tất phần tìm hiểu thực tiển, 30% nữa đệ trình dự thảo báo cáo và phần còn lại 40% khi dự thảo hoàn tất. Đối với các hợp đồng thi công dự án, Công ty đòi hỏi thanh toán 20% ngay sau khi ký kết hợp đồng, 50% nữa sau khi hoàn thành các hạng mục của dự án và phần còn lại 30% sau khi nghiệm thu bàn giao dự án. Đối với những hợp đồng tư vấn, thi công một dự án có giá trị < 1 tỷ đồng, Công ty có thể để cho Chủ dự án trã tiền sau khi hoàn thành dự án. 2.1. Chính sách thu nợ: -Công ty theo dõi các khoản nợ quá hạn băbgf cách lập ra một kê thời gian qua hạn trã của các khoản phải thu. -Khi một khách hàng chậm thanh toán, Công ty gữi một bản sao kê tài khoản (hồ sơ quyết toán). Tiếp theo đó là sữ dụng thư tín hoặc điện thoại nhắc nợ ngày càng thúc bách hơn.Điều này đòi hỏi sự tế nhị và óc phán đoán.Công ty phải cứng rắn với những khách hàng thực sự không trã nợ nhưng Công ty không nên làm mất lòng một khách hàng tốt bằng các bức thư giục trã tiền vì một tấm sécbị trì hoản. Giái quyết mâu thuẩn này bằng cách xây dựng thời gian các khoản phải thu hợp lý. Khuyến khích nhân viên Công ty thu nợ bằng cách thưởng cho nhân viên thu được nợ 1-1,5 % giá trị khoản nợ thu được. -Nếu biện pháp này không có hiệu lực, Công ty phải nhờ đến pháp luật. Công ty trực tiếp nhờ luật sư kiện ra tòa án hoặc thuê các công ty chuyên thu nợ làm việc này.Công ty có thể bán một khoản nợ cho một công ty mua nợ với việc chấp nhận một chi phí từ 1-2% giá trị khoản nợ. 3. Quản lý hàng tồn kho: 3.1. Phân loại tồn kho: Tồn kho nguyên vật liệu: -Tồn kho nguyên vật liệu bao gồm các chủng loại hàng mà Công ty mua để sữ dung trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Tồn kho sản phẩm dỡ dang: -Tất cả các dự án xây dựng đang ở trong giai đoạn thực hiện, thi công là sản phẩm dỡ dang. 3.2. Dự trữ nguyên vật liệu: Định mức dự trữ nguyên vật liệu bao gồm: Dự trữ thường xuyên bảo đảm cho sản xuất được liên tục giữa hai kỳ cung cấp: Dtx =V *T -Trong đó, V _ lượng tiêu dùng bình quân của loại vật liệu đang xét trong một ngày đêm (tính thành tiền). T _ số ngày giữa hai kỳ cung cấp, được xác định theo kinh nghiệm hoặc công thức sau: T= -Trong đó, Ti _ thời gian giữa hai lần cung cấp vật liệu i; Ai _ giá trị của nguyên vật liệu được cung cấp lần i. -Trong thực tế, việc cung cấp các loại vật liệu có chủng loại khác nhau không được tiến hành đồng thời cùng một lúc. Do đó, dự trử của mổi loại vật liệu nào đó có thể là cực đại ( ở ngày vừa chở đến ) và có thể là cực tiểu ( ở ngày cuối cùng của chu kỳ cung cấp ). Trong trường hợp các loại vật liệu phải dự trử khá lớn, tình hình trên có thể giúp ta giảm nhu cầu dự trữ,và các phương tiện tiền bạc con chưa dùng để mua một loịa vật liệu dự trữ này có thể tạm dùng để mua một loại vật liệu dự trữ khác. Vì vậy dự trữ thường xuyên có thể lấy bằng 50% dự trữ thường xuyên tối đa theo cách tính trên. Dự trữ cho số ngày nhập kho, xuất kho; Dk = T*V Trong đó, T là số ngày dự trữ bảo hiểm do cung cấp chậm so với kế hoạch xác định theo thống kê kinh nghiệm. Định mức dự trữ vật kiệu phụ đựoc xác định dựa trên kinh nghiệm và được tính theo phần trăm giá trị công tác xây lắp đã thực hiện. Kế hoạch cung cấp và dự trữ vật tư Kế hoạch này phải đảm bảo cho sản xuất liên tục nhưng không gây nên ứ đọng vốn dự trữ quá lớn. Ở đây phải căn cứ biểu đồ về nhu cầu vật tư khi thiết kế tổ chức thi công để xác định nhu cầu dự trữ và kho bãi. Phỉa quy định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị khối lượng hoàn thành. Nhưng định mức tiêu hao không phải là những con số cố định mà củng phải luôn luôn đựoc cải tiến. Càng tốn ít nguyên vật liệu cho một khối lượng thi công nhất định thì càng cần ít vốn lưu động. Cung ưng nguyên vật liệu: Bản kê các yêu cầu cung ứng: -Từng ban quản lý dự án đưa ra các bản kê yêu cầu và đòi hỏi phàng chức năng của Công ty thu nhận các hồ sơ ứng thầu về thiết bị, nguyên vật liệu,công việc và các dịch vụ khác như được mô tả trong bản kê yêu cầu và trong các bản vẽ, thuyết minh chi tiết kỹ thuật đính kèm. Sơ tuyển và chuẩn bị danh sách ứng thầu: Phòng cung ứng chịu trách nhiệm mua sắm xây dựng và lưu giữ danh sách các nhà cung cấp nguyên vật liệu, các nhà cung cấp thiết bị và các nhà thầu phụ khác.Việc sơ tuyển này phù hợp đói với những hợp đồng có giá trị lớn. Các yêu cầu báo giá: -Xây dựng các yêu cầu báo giá có thể có nhiều hình thức phù hợp với các yêu cầu riêng, chúng có thể bao gồm một số hoặc toàn bộ các nội dung sau: - Các chi tiết kỹ thuật - Các bản ve. - Phạm vi của công việc. - Tờ khai vật tư. - Tài liệu thương mại. - Thông báo cho người báo giá. - Mẫu đơn đề nghị báo giá. - Mẫu hợp đồng. - Các điều khoản và các điều kiện. - Các chỉ dẩn vận chuyển. - Lịch tiến độ. - Các yêu cầu bảo hiểm. - Mẫu thanh toán và các giao kèo thực hiện. Quyết định về mua sắm: - Công ty nên phân cấp quyết định mua sắm cho các cấp quản lý khác nhau tùy thuộc vào các giá trị của hợp đồng mua sắm. Kiểm tra đôn đốc: -Thực hiện các cuộc viếng thăm thường xuyên chứ không phải đột xuất đến các cơ sở của nhà cung cấp, thầu phụ.Đốc thúc sát sao bằng điện thoại để kiểm tra tiến độ cung ứng, thực hiện hợp đồng.Kiểm tra tình hình giao hàng. 3.4. Xác định khối lượng công việc dỡ dang: - Dựa vào thống kê kinh nghiệm qua các năm để xác định % giá trị công việc xây dựng dỡ dang so với toàn bộ khối lượng công việc xây dựng đã hoàn thành và bàn giao trong năm. - Dựa vào kinh nghiệm xây dựng từng chủng loại công trình. Dựa vào tiến độ xây dựng có thể xác định được nhu cầu về vốn lưu động nằm trong xây dựng dỡ dang cho tuèng loại công trình xây dựng theo từng giai đoạn xây dựng kết hợp với tiến độ thanh toán bàn giao trung gian. Kế hoạch giảm thời gian ứ đọng vốn ở các công việc dỡ dang tại công trình: -Muốn thế phải rút ngắn thời gian xây dựng nhờ các biện pháp về công nghệ và tổ chức xây dựng hợp lý thông qua việc nâng cao chất lượng của thiết kế tổ chức xây dựng. Công ty cần thực hiện một số biện pháp sau -Muốn cho vốn lưu động trong khâu sản xuất luân chuyển nhanh thì điều uyết định là phải thi công nhanh, gọn, dứt điểm.Tập trung lực lượng thi công, áp dung phương pháp thi công tiên tiến, sử dung rộng rãi công cụ cải tiến, nâng cao mức độ cơ giới hóa đều có tác dung rút ngắn thời gian làm việc của mổi giai đoạn thi công. Đồng thời tỏ chức thi công hợp lý, giữ vững tiến độ và sự cân đối nhịp nhàng trong sản xuất có thể góp phần giảm bait thời gian gián đoạn giữa các bước thi công. -Tổ chức tốt hơn quá trình lao động củng rút ngắn được chu kỳ sản xuất. Ở đây,Công ty cần có biện pháp tích cực để khai thác khả năng tiềm tàng trong các đơn vị thành viên bằng cách nghiên cứu áp dung quy trình thi công đúng đắn nhằm giảm thời gian chờ đợi giữa các quá trình thi công. Tăng cường kỷ luật lao động, tìm mọi cách để loại bỏ việc phải ngừng thi công bộ phận. - Tổ chức tốt công tác báo cáo định kỳ.Từng dự án phải thực hiện nghiêm túc công tác này. Thủ tục báo cáo được xây dựng như sau: Báo cáo tình hình hàng tháng: Vào cuối tháng, người quản lý từng dự án phải nộp báo cáo tình hình hàng tháng bao gồm các nội dung: + Tường thuật ngắn gọn toàn bộ các hoạt động về quản lý xây dựng trong tháng. + Báo cáo tóm tắt và đánh giá tình hình cung ứng vật tư, hoạt động của phụ thầu. + Lập biểu đồ tiến độ chỉ rõ sự tiến triển thực tế và tích lũy của việc cung ứng vật tư. + Tóm tắt về tình hình chi phí hiện tại. Báo cáo tình dự án hàng tuần: Bao gồm các nội dung sau: + Tiến độ bị chậm trễ của công việc trong tuần. + Mô tả các điều kiện thời tiết và ảnh hưỡng của thời tiết. + Tình hình tiến độ + Các vấn đề phát sinh trong thi công. + Tóm tắt về tình hình nhân lực @&? PHẦN I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP PHẦN II PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY VẠN TƯỜNG QUÂN KHU V TRONG HAI NĂM 2003-2004 PHẦN III MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY VẠN TƯỜNG QUÂN KHU V LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc Quân đội đã và đang đổi mới một cách mạnh mẽ và toàn diện, từng bước vươn lên khẳng định vai trò của mình trong nền kinh tế. Kinh nghiệm những năm qua cho thấy rằng để tồn tại, phát triển và chiến thắng trong cạnh tranh, doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao tính đọc lập, tự chủ trong hoạt động kinh doanh của mình , trong đó vốn luân chuyển là nhân tố trực tiếp quyết định đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Xuất phát từ thực tế đó và qua thời gian tìm hiểu thực tế tình hình tại công ty “VẠN TƯỜNG QUÂN KHU V” trực thuộc Bộ Quốc Phòng em đã quyết định chọn đề tài: Một số biện pháp tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dung vốn lưu động tại công ty “VẠN TƯỜNG QUÂN KHU V” Nội dung chuyên đề gồm 3 phần: -Phần 1: Cơ sở lý luận về vốn lưu động của doanh nghiệp. -Phần 2: Phân tích thực trạng tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty VẠN TƯỜNG -Phàn 3: Một số biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty VẠN TƯỜNG Do hạn chế về thời gian và kiến thức, tầm nhìn chưa được bao quát cho nên chuyên đề này không tránh khỏi những thiếu sót.Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô, các anh chị trong phòng Kế toán Tài chính và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các anh chị tai công ty VẠN TƯỜNG, đạc biêt là sự hướng dẫn nhiệt tình và những đóng góp quý báu của cô NGUYỄN THỊ MINH HÀ, đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt cho em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty vạn tường quân khu v.doc
Luận văn liên quan