Đề tài Một số biện pháp tăng cường quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần xây dựng CTGT 118

Báo cáo này gồm 3 chương chính: Chương1: Lý luận chung về chi phí và tính giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệp xây lắp . Chương2: Thực trạng công tác quản lý chi phí Và tính giá thành sản phẩm của Công ty cổ phần xây dựng CTGT 118 Chương3: Một số biện pháp tăng cường quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty cổ phần xây dựng CTGT 118.

docx48 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2776 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp tăng cường quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần xây dựng CTGT 118, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
01 là 64.346.000.000 chiếm 53,3% tổng chi phí hoạt động sản xuất, so với năm 2000 chi phí NVL năm 2001 tăng 20.468.881.294 với tốc độ tăng là 29,4% (tốc độ tăng lên). Bên cạnh đó doanh thu năm 2001 là 94.272 so với năm 2000 tăng 19.867.786.436 với độ tăng 26,7 %. Tuy năm 2001 doanh thu tăng nhanh và mạnh nhưng bên cạnh đó chi phí cũng tăng nhanh có nghĩa là Công ty vẫn chưa thể bù đắp được chi phí và thanh toán các khoản nợ đúng hạn. Vì chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí và đóng vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp nhất là đối với doanh nghiệp xây dựng nên việc đặt ra kế hoạch đúng đắn về công tác xuất nhập kho, coi giữ, bảo quản nguyên vật liệu là hết sức quan trọng và cần thiết. Ngoài ra doanh nghiệp còn cố gắng tìm các nguồn cung ứng thuận lợi nhất cho việc vận chuyển và giao trả nguyên vật liệu đúng thời hạn, tránh tình trạng lãng phí về cả thời gian và tiền bạc. Những công việc này tuy không khó khăn nhưng vô cùng cần thiết vì chúng ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí và lợi nhuận của Công ty. 1.2. Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất Chi phí nhân công bao gồm các khoản tiền phải trả, phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm (công trình) ở trong biên chế hoặc công nhân làm theo hợp đồng có thể chia chi phí nhân công ra làm hai bộ phận: - Tiền lương cho công nhân trực tiếp sản xuất: = x - Các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. Các khoản này trích theo quy định của Nhà nước. Mỗi hoạt động kinh tế của con người đều có mục đích, có ý thức và phải được bù đắp để tái tạo sức lao động. Vì vậy, để nâng cao năng suất lao động thì biện pháp thích hợp nhất là cải tiến kỹ thuật sản xuất và sử dụng đòn bẩy kinh tế thích hợp như chính sách về lương là quan trọng nhất. Lương của công nhân trực tiếp sản xuất trong Công ty xây dựng CTGT 118 được chia theo trình độ học vấn, tay nghề, thời gian công tác, năng suất lao động... do họ làm ra. Nhìn vào biểu 1 ta thấy. - Chi phí nhân công trực tiếp của Công ty trong 3 năm 1999 – 2000-2001 chiếm tỷ trọng không lớn. Năm 1999 là 5.188.024.067 chiếm 7% tổng chi phí. Năm 2000 là 7.986.468.037 chiếm 10,5% tổng chi phí. Năm 2000 so với năm 1999 tăng 2.798.445.970 tăng 416.000.000. Điều đó chứng tỏ doanh nghiệp đã lãng phí nhân công và quản lý nhân công không hiệu quả dẫn đến tình trạng làm chi phí của doanh nghiệp tăng mạnh và lợi nhuận giảm xuống. Năm 2001 là 10.128.000.000 chiếm 8,4% tổng chi phí. So với năm 2000, năm 2001 tăng 3.141.534.963 với tốc độ tăng 31% và doanh thu của doanh nghiệp tăng 19.867.786.436 với tốc độ tăng 26,7%. Tức là so với năm 2000 , năm 2001 chi phí nhân công giảm xuống 22,9% doanh nghiệp đã biết kết hợp kịp thời phát hiện sai lệch trong quản lý chi phí nhân công và có nhiều nỗ lực trong việc kinh doanh, ký kết hợp đồng và hoàn thành nhiều hợp đồng lớn có giá trị đưa lợi nhuận của doanh nghiệp lên cao. Biện pháp của Công ty là kết thúc hợp đồng hoặc không ký tiết hợp đồng với công nhân thuộc diện thừa sản xuất không mong hiệu quả khi họ hết hạn hợp đồng. Tuy đặc điểm kinh tế của ngành sản xuất của nước ta còn yếu kém về nhiều mặt, mang tính thủ công nhưng bằng sự học hỏi và tính mạnh dạn, Công ty đã đầu tư mua các công cụ dụng cụ máy móc, trang thiết bị hiện đại để hạn chế việc sản xuất mang tính chất thủ công. 1.3. Chi phí máy thi công Đối với những ngành sản xuất, máy móc đóng vai trò rất quan trọng. Trong ngành sản xuất cơ bản cũng vậy, máy móc có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tiến độ thi công cũng như chất lượng công trình. ở Công ty, toàn bộ máy móc được quản lý tập trung ở phòng vật tư thiết bị. Chi phí sử dụng máy bao gồm: Trong năm 2000 và 2001 chi phí sử dụng máy có chiều hướng tăng lên. Năm 2000 là 15.490.618.452 chiếm 20,4% tổng chi phí, năm 2001 là 290.705.000.000 chiếm 24,6% tổng chi phí. Trong năm 2000 đầu tư mua sắm máy không lớn nhưng phí trong việc đi thuê lại tăng vọt dẫn đến việc Công ty phải trả một khoản lãi suất cho thuê tài sản lớn và thiếu tự chủ trong việc đầu tư. Năm 2001/2000, chi phí sử dụng máy tăng lên đáng kể 14.214.381.548 với tốc độ tăng 91,7%. Như vậy Công ty vẫn chưa thực hiện tốt công tác quản lý chi phí máy dẫn đến tình trạng chi phí tăng vọt như hiện nay. Nguyên nhân một phần cũng do các đội thi công công trình sử dụng máy móc lãng phí. Ví dụ như ở đội cầu 1, năm 2000 đội chỉ sử dụng máy là 12.415.000, đến năm 2001 chi phí sử dụng máy của đội đã lên tới 254.000.000 tăng 241.585.000 (đ). Điều đó chứng tỏ việc quản lý chi phí sử dụng máy ở các đội chưa được tốt, còn nhiều bất cập (Biểu 1). Xét về lâu dài việc mua sắm máy móc thiết bị hoàn toàn đúng đắn vì không những mang lại sự phát triển bền vững cho Công ty trong khoảng thời gian nhất định mà còn góp phần vào việc làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp nhờ những tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên, nó cũng đồng thời làm giảm đi một số vốn nhất định và không phục vụ kịp thời cho việc nhập nguyên vật liệu để đưa vào sản xuất thi công dẫn tới việc ngừng trệ thi công hoặc tăng chi phí thuê ngoài gây thiệt hại nặng nề cho Công ty. Vì vậy, Công ty phải thật sáng suốt để lựa chọn phương án mua hay thuê máy phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. 1.4. Chi phí sản xuất chung Nhìn vào biểu 1 ta thấy chi phí sản xuất chung qua 3 năm có sự tăng giảm. Năm 1999 là 21.893.055.622 chiếm 30% năm 2000 giảm xuống còn 2.359.711.637 chiếm 31%. Năm 2000 so với năm 1999 giảm 20.466.657.015 với tốc độ giảm là 93,4%. Đây là một tín hiệu đáng mừng bởi với các chi phí khác như NVL, nhân công hay chi phí máy thì chi phí tăng lên làm ảnh hưởng đến lợi nhuận cũng như doanh thu của Công ty. Tuy vậy đến năm 2001 chi phí lại tăng lên tới 9.258.000.000 chiếm 7,7%, tăng 7.168.287.363 so với năm 2000 với tốc độ tăng 103,7%. Đây là một điều đáng lo ngại khi doanh thu chỉ chiếm 26,7 % so với năm 2000. Công ty cần phải củng cố lại công tác quản lý chi phí sản xuất chung, tìm cách giảm bớt chi phí và gây lãng phí Công ty. Sau khi nghiên cứu và phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới chi phí sản xuất của Công ty ta thấy chi phí này có xu hướng tăng lên tuy không cao (năm 2000 so với 1999) là 11,3%; năm 2001 so với năm 2000: 62,7 nhưng cũng ảnh hưởng đến kết quả sản xuất của Công ty. Vì vậy Công ty cần phải có biện pháp để giảm chi phí và tránh gây lãng phí về NVL, nhân công, chi phí máy cũng như các chi phí khác. 2. Chi phí gián tiếp (chi phí quản lý ) Là những khoản liên quan đến toàn bộ quá trình hoạt động của các Công ty mà không thể tách riêng cho bất kỳ một hoạt động nào. 2.1. Nhân viên quản lý: Chi phí nhân viên quản lý năm 1999 chiếm 3,5%, đến năm 2000 chỉ còn 1,9 % chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Như vậy là rất thích hợp bởi chi phí nhân viên giảm nghĩa là Công ty đã giảm bớt được số nhân viên dư thừa trong Công ty. Năm 2000 so với năm 1999 giảm 1.417.773.509, năm 2001 là 2374.000.000 chiếm 2%. So với năm 2000, năm 2001 tăng 956.226.491 với tốc độ tăng 67.4% năm 2000, nhân viên quản lý của Công ty giảm nhưng đến năm 2001 đã tăng lên với tốc độ tương đối nhanh. Sự tăng giảm này báo hiệu sự quản lý không chặt chẽ của đội ngũ cán bộ trong Công ty. Công ty nhận thêm nhiều nhân viên trong khi đó chi phí nhân viên quản lý tương đối chiếm tới 2% trong tổng số 6% của chi phí gián tiếp trong năm 2001. Biểu 1. Chi phí nhân viên quản lý cũng giống như nhân công trực tiếp, bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương và các khoản trích theo lương (BHYT, BHXH, KDCĐ). Cách tính lương của nhân viên quản lý: Lcq = 0,006 x Sct x Hcq Lcq: Lương gián tiếp phục vụ cơ quan, Công ty được hưởng trong 1 tháng hoặc quý 0,006: Là hệ số tính lương cho cơ quan Công ty trong tháng hoặc quý. Sct: Sản lượng của toàn Công ty thực hiện trong tháng hoặc quý. Hcq: Là hệ số xét đến việc hoàn thành nhiệm vụ của gián tiếp, phục vụ cơ quan Công ty trong tháng hoặc quý. 0,9 < Hb4 < 1,1 Hệ số này do giám đốc Công ty quyết định. 2.2. Chi phí vật liệu quản lý, công cụ dụng cụ quản lý. Từ biểu 1 cho ta thấy năm 1999 chi phí vật liệu quản lý là 77.708.418 chiếm 0,2%, năm 2000 là 245.909.789 chiếm 0,3% tổng chi phí. Năm 2001 là 167.000.000 chiếm 0,1%. Sự biến động nhỏ về tỷ trọng của chi phí giúp chúng ta xác minh được nguyên nhân và tình hình biến động của bộ phận này và sự ảnh hưởng của nó tới toàn bộ chi phí quản lý. So sánh năm 2000/1999 ta thấy bộ phận chi phí này tăng 168.201.371 với tốc độ tăng là 216,4%. Năm 2001 / 2000 giảm 78.909.789 với tốc độ giảm là 32,1% so với năm 1999, năm 2000 chi phí của bộ phận này tăng mạnh do Công ty chi mua sắm một số thiết bị mới như máy vi tính, máy in, máy photocopy, bàn ghế nhằm giảm lao động chân tay cho họ, nâng cao năng suất lao động. Năm 2001 so với năm 1999 giảm xuống khi Công ty đã mua đầy đủ vật liệu, công cụ cần thiết cho Công ty. Việc giảm chi phí vật liệu xuống nghĩa là giảm bớt được một phần chi phí cho Công ty tuy không lớn. 2.3. Chi phí đồ dùng văn phòng Năm 1999, chi phí đồ dùng văn phòng là 68.343.782 chiếm 0,1% tổng chi phí; năm 2000 là 433,3% với mức tăng là 296.144.177. Có sự tăng vọt này là do Công ty phải chi mua đồ dùng để phục vụ cho các máy in, máy photocopy, máy vi tính... Năm 2001 là 65.000.000 chiếm 0,1 % tổng chi phí. Tỷ lệ 2001/2000 là 62,9% với mức giảm 229.457.959 (đ). Đến năm 2001 Công ty đã có biện pháp khắc phục tình trạng tăng chi phí ở bộ phận này và chi phí đã giảm đáng kể. Sự cố gắng của Công ty đã góp phần tiết kiệm được chi phí tuy không lớn nhưng cũng rất quan trọng của bộ phận này. 2.4. Chi phí khấu hao TSCĐ Chi phí khấu hao TSCĐ năm 1999 là 424.715.625 chiếm 0,5%, năm 2000 so với năm 1999 là +143.369.357 (33,7%) giảm là không hợp lý bởi trong quá trình quản lý tài sản cố định, tài sản đã qua thời gian khấu hao và không được dùng ở trong Công ty nữa sẽ thanh lý và nhập quỹ. Sang năm 2001 chi phí khấu hao là 557.000.000 chiếm 0,5% tăng 295.653.732 (105%) so với năm 2000. Điều này hoàn toàn hợp lý vì công ty đã mua sắm một số TSCĐ trong năm 2001 phục vụ cho quản lý. 2.5. Thuế, phí và lệ phí Thuế, phí và lệ phí trong năm 2000 chiếm 0,04% giảm so với năm 1999 (0,1%). Tỷ lệ giảm là 70,5% với mức giảm 69.466.973. Chi phí này giảm ảnh hưởng không tốt đến việc quản lý của Công ty vì thế giảm, lệ phí giảm nghĩa là doanh thu và lợi nhuận giảm. Năm 2001 1.134.000.000 chiếm 0,7% tăng lên so với năm 2000 là 1104.919.785 với tốc độ tăng 3799%. Điều này hoàn toàn thích hợp cho doanh nghiệp bởi thuế tăng, lệ phí tăng tức là doanh thu và lợi nhuận tăng. 2.6. Chi phí dịch vụ mua ngoài. Chi phí dịch vụ mua ngoài trong năm 1999 là 609.176.869 chiếm 0,8% năm 2000 là 575.187.530 chiếm 0,76%. Năm 2000 so với năm 1999 giảm 33.989.339 với tốc độ giảm 5,6%. Năm 2001 là 865.000.000 chiếm 0,7% so với năm 2000 tăng 289.812.470 với tốc độ tăng 50,5%. Năm 2000 so với năm 1999 chi phí dịch vụ mua ngoài giảm nhưng không lớn, đến năm 2001 thì chi phí này tăng mạnh điều đó chứng tỏ Công ty còn lại là trong quản lý dẫn đến việc lãng phí. 2.7. Chi phí bằng tiền khác. Chi phí bằng tiền khác năm 1999 là 6.825.197.866 chiếm 9,3% tổng chi phí. Năm 2000 là 3.138.363.603 chiếm 4,1% tổng chi phí; năm 2001 là 1.913.000.000 chiếm 1,6% tổng chi phí. Chi phí bằng tiền qua 3 năm giảm.: 2000 / 1999 là 54%, với mức giảm 3.686.834.263; năm 2001/2000 giảm 39% với mức giảm 1.225.363.603. Sự giảm chi phí này là do công ty đã có kế hoạch làm giảm chi phí khảo sát thực tế, khánh thành bàn giao công trình hoàn thành trong các năm. Nếu tính đến doanh thu thì việc giảm chi phí này có ảnh hưởng tốt và công ty cần duy trì. Quá trình phân tích các nguyên nhân làm biến đổi chi phí ta kết luận rằng chi phí này biến động chủ yếu cho chi phí hành chính và chi phí phục vụ có sự biến động lớn. Xét năm 2001 điều này không được tốt khi các chi phí tăng khá lớn so với năm 2000. 3. Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh theo yếu tố chi phí Tình hình thực hiện chi phí sản xuất theo các yếu tố chi phí của Công ty qua 3 năm 1999 - 2000 - 2001 được thể hiện qua bảng 2. Ta có thể nhận thấy rằng tổng chi phí của Công ty qua 3 năm tăng là do các nguyên nhân sau. 3.1. Chi phí nguyên vật liệu Năm 2000 tăng so với năm 1999 là 80,1% với số tiền là 28.866.811.508. Năm 2001 tăng 4.568.307.200 với tốc độ tăng là 46,5%. Tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu trong tổng chi phí qua các năm lần lượt là 49,1%, 58%, 853,3% cho ta thấy bộ phận chi phí này có biến động nhỏ trong tổng chi phí. Mức tăng chi phí qua các năm là do công ty phải đầu tư vào nhiều công trình đang thi công. Tỷ trọng của chi phí nguyên vật liệu trong tổng chi phí còn cho ta thấy tầm quan trọng của bộ phận chi phí NVL đối với tổng chi phí sản xuất của Công ty và gián tiếp ảnh hưởng tới lợi nhuận chung của doanh nghiệp. Vì vậy tiết kiệm chi phí NVL là phương án tối ưu để giảm chi phí. Biểu 2 BẢNG CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO YẾU TỐ Đơn vị: đồng Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2000/1999 2001/2000 Tiền % Tiền % Tiền % Tiền % Tiền % 1. Chi phí nguyên vật liệu 36.010.307.198 49,1 43.877.118.706 58,0 64.346.000.000 53,3 28.866.811.508 80,1 20.468.881.294 46,5 2. Chi phí nhân công 8.544.999.000 12,7 7.986.468.037 10,5 10.128.000.000 8,4 - 558.530.963 6,5 3.141.531.963 31,0 3. Chi phí khấu hao TSCĐ 4.160.339.911 2,2 15.490.618.452 20,4 29.705.000.000 24,6 11.330.278.541 272,3 14.214.381.548 91,7 4. Chi phí dịch vụ mua ngoài 14.674.085.774 21,3 2.359.712.637 3,1 9.258.000.000 7,7 - 12.314.373.137 - 38,9 7.168.287.363 103,7 5. Chi phí khác bằng tiền (chi phí quản lý ) 9.908.441.587 14,7 6.052.118.603 8,0 7.095.000.000 6,0 - 3.856.322.975 - 38,9 1.042.881.397 17,2 Cộng 73.298.173.470 100,0 75.766.036.435 100,0 120.532.000.000 100,0 2.467.862.965 3,4 46.765.963.565 61,7 3.2. Chi phí nhân công Chi phí nhân công năm 1999 chiếm 12,7% tổng chi phí, năm 2000 chiếm 10,5%, năm 2001 chiếm 8,4% tổng chi phí. Năm 2000 so với năm 1999 giảm 558.530.963 với tốc độ giảm 6,5%, năm 2001 so với năm 2000 tăng 3.141.531.963 tốc độ tăng 31% . So sánh chi phí với tốc độ tăng doanh thu ta thấy: + Năm 2000 Công ty đã sử dụng tốt nguồn nhân công, giảm bớt lao động dưa thừa và lãng phí nhân công, chấm dứt một số hợp đồng lao động. + Năm 2001 Công ty đã tuyển thêm nhân viên làm việc tốt, có bằng cấp có tay nghề, tuy tốc độ tăng chi phí này khá lớn song hiệu quả công việc cao. 3.3. Chi phí khấu hao TSCĐ. Chi phí khấu hao TSCĐ trong năm 2000 tăng 272,3% so với năm 1999 chứng tỏ Công ty đã lãng phí quá nhiều trong chi phí này, con số này cho thấy Công ty đã nỗ lực cố gắng trong việc giảm nguồn chi phí. Với việc mua sắm thêm tài sản cố định, phân bổ lại chi phí khấu hao, giảm bớt chi phí thuê tài sản, Công ty không những góp phần tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp mà còn cho thấy trình độ của cán bộ quản lý qua sự đầu tư đúng hướng. Vì vậy tuy tốc độ tăng nhưng ảnh hưởng không lớn như năm 2000. 3.4. Chi phí mua ngoài Chi phí mua ngoài chiếm khoảng 14% trên tổng chi phí. Năm 2000 bộ phận này giảm 38,9% so với năm 1999 với số tiền 12.317.373.437. Tuy nhiên năm 2001 chi phí thuê ngoài tăng 103,7% so với năm 2000 một con số khá lớn. Tăng chi phí trong năm 2001 là do Công ty nhận thêm nhiều công trình và phải đầu tư thêm một bộ phận không như chi phí vào phục vụ sản xuất thi công. Nhưng con số này cũng nói lên rằng doanh nghiệp đã chưa có biện pháp thực sự để sử dụng tiết kiệm nguồn chi phí này. 3.5. Chi phí khác bằng tiền (chi phí quản lý) Chi phí quản lý của doanh nghiệp năm 2000 so với năm 1999 giảm 38,9% với số tiền là 3.856.322.975 sang năm 2001 chi phí này tăng 17,2% với số tiền 1.042.881.397, sự biến động này là do: + Công ty có một vài biến đổi về nhân sự, một số nhân viên quản lý đã đến tuổi về hưu và để nâng cao hiệu quả làm việc của cán bộ quản lý Công ty đã cử một số nhân viên đi đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ. Điều này dẫn tới chi phí về nhân viên quản lý của năm 2000 giảm xuống góp phần làm giảm tổng chi phí của Công ty. Năm 2001, Công ty tuyển thêm nhân viên quản lý có trình độ chuyên môn cao điều này giải thích cho lý do tăng chi phí trong năm. + Chi phí NVL, công cụ dụng cụ: Ba năm qua do Công ty có sự đầu tư về các thiết bị hiện đại: máy vi tính, máy in, thay đổi bàn ghế giúp cho môi trường tốt hơn do đó bộ phận chi phí này tăng lên đáng kể. Năm 2000/1999 tăng 2168.201.371 với tốc độ tăng là 216,4%. Năm 2001/2000 chi phí giảm xuống 32,1% chứng tỏ ban giám đốc Công ty rất quan tâm tới chất lượng làm việc. + Chi phí bằng tiền khác giảm. Năm 2000 giảm 54% với số tiền 3.686.834.263 so với năm 1999. Năm 2001 tốc độ giảm là 39% với số tiền 1.225.363.603. Tỷ trọng chi phí năm 1999 là 9,3% năm 2000 là 4,1% năm 2001 là 1,6%. Nguyên nhân giảm là do Công ty đã tính toán, phân tích kỹ lưỡng khi bỏ ra các khoản chi phí khảo sát thực tế, khánh thành bàn giao công trình hoàn thành ở các năm. + Chi phí đồ dùng văn phòng: Chiếm tỷ trọng 0,23% tổng chi phí. Chi phí này năm 2000 giảm 33,7% so với năm 1999. Năm 2001 tăng 105% so với năm 2000. Điều này hợp lý khi Công ty mua sắm một số TSCĐ phục vụ cho quản lý. + Thuế, phí, lệ phí, qua 3 năm thuế, phí và lệ phí có sự tăng đáng kể ảnh hưởng đến lợi nhuận và doanh thu của doanh nghiệp. + Chi phí dịch vụ mua ngoài: Chi phí dịch vụ mua ngoài năm 2000 giảm 5,6% với số tiền là 33.989.339. Năm 2000 tăng 289.812.470 với tốc độ là tăng 50,3%. Năm 2000 so với năm 1999 chi phí này giảm nhẹ nhưng sang năm 2001 là tăng với tốc độ cao tức là việc lãng phí ở bộ phận này vẫn còn tồn tại, Công ty cần khắc phục tình trạng này. 2. Giá thành sản phẩm 2. 1. Đối tượng và kỳ tính giá thành trong công ty cổ phần xây dựng CTGT 118 Do đặc điểm, quy mô sản xuất, ngành nghề kinh doanh và trình độ quản lý trong mỗi doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến căn cứ tính giá thành và phương pháp tính giá thành. Quy trình công nghệ của xây dựng cơ bản nói chung và xây dựng cầu đường nói riêng là kiểu quy trình công nghệ khá phức tạp, sản phẩm mang tính đơn chiếc, giá trị sản phẩm thường lớn hơn nhiều so với những sản phẩm hàng hoá thông thường, chi phí đầu tư cho một công trình rải trong một thời gian dài. Do thời gian xây dựng công trình kéo dài nên đối tượng tính giá thành ở công ty được xác định là các công trình hoàn thành bàn giao hoặc từng hạng mục công trình của toàn bộ công trình, hoàn thành bàn giao cho chủ đầu tư và thực hiện thanh quyết toán. Kỳ tính giá thành của công ty đã chọn là 6 tháng/1 lần đảm bảo cung cấp thông tin chính xác về giá thành sản phẩm. 2. 2. Phương pháp tính giá thành ở công ty cổ phần xây dựng CTGT118 Ở công ty, đối tượng tính giá thành là từng công trình, hạng mục công trình. Công ty tiến hành tính giá thành theo phương pháp trực tiếp. Với mỗi công trình từ khi bắt đầu chuẩn bị các điều kiện thi công, khởi công xây dựng đều được lập sổ chi tiết tài khoản 621, TK 622, TK 623, TK 627 cho công trình đó. Việc thực hiện tính giá thành sản phẩm được tiến hành 6 tháng 1 lần. Đối với những công trình, hạng mục công trình được quy định thanh toán một lần sau khi hoàn thành toàn bộ thì giá thành thực tế công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao là tổng số chi phí phát sinh từ lúc khởi đầu đến lúc hoàn thành bàn giao là tổng số chi phí phát sinh từ lúc khởi đầu đến lúc hoàn thành bàn giao công trình tức là bằng chi phí thực tế khối lượng xây lắp dở dang đầu kỳ cộng khối lượng xây lắp phát sinh trong kỳ. Đối với những công trình, hạng mục công trình tính toán theo giai đoạn quy ước thì giá thành khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao được căn cứ vào hồ sơ thanh toán (chấp nhận của bên A). Cuối kỳ, kế toán giá thành sẽ lập “bảng tính giá thành xây lắp 6 tháng”. Năm 1999, tổng giá thành thực tế của các cầu là 43.395.252.282 năm 2000 là 66.851.604.022 tăng so với năm 1999 là 23.456.351.740 với tốc độ tăng 54% trong khi đó doanh thu tăng 416.000.000 với tốc độ tăng 0,6% (xem biểu 3). Điều đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty (lợi nhuận giảm). Năm 2001 tổng giá thành thực tế của các công trình là 84.282.000.000 tăng 17.330.395.978 với tốc độ tăng 25,9% so với năm 2000. Giá thành tăng nhưng không cao trong khi đó doanh thu tăng 26,7% so với năm 2000 điều đó là rất hợp lý chứng tỏ Công ty đã có kế hoạch giảm bớt các chi phí không cần thiết ở các đội sản xuất. 3. Kết hợp hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty xây dựng CTGT 118. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty xây dựng CTGT qua 3 năm được thể hiện qua biểu 3 Nhìn vào biểu 3 ta thấy tổng doanh thu của Công ty tăng. Tổng doanh thu năm 2000 là 74.404.571.708 tăng 416.051.672 với tốc độ tăng 0,6% không đáng kể. Năm 2001 là 94.272.358.144 tăng 19.867.786.436 với tốc độ tăng là 26,7%. Điều này nói lên rằng trong năm 2000 Công ty gặp khó khăn về hợp đồng kinh doanh . Tuy nhiên với sự cố gắng của ban giám đốc và toàn bộ nhân viên trong Công ty, năm 2001 Công ty đã phấn đấu ký kết và mở rộng hợp đồng kinh doanh có giá trị do đó Công ty đã tăng lên và ổn định. Điều này thể hiện sự quan tâm và bản lĩnh của một Công ty xây dựng cầu trong tổng Công ty và ngành xây dựng đang còn những đối thủ cạnh tranh. Các khoản giảm trừ doanh thu trong 3 năm không phát sinh là do công ty đã cố gắng thu mua nguyên vật liệu, máy móc... Biểu 3: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐV: đồng Chỉ tiêu Mã số Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 200/1999 2001/2000 Tiền % Tiền % Tổng doanh thu 1 73.988.520.036 74.404.571.708 94.272.358.144 416.051.672 0,6 19867.786.436 26,7 - Doanh thu hàng XNK 2 - Các khoản giảm trừ (4+5+6+7) 3 1.879.204.322 - Chiết khấu 4 - Giảm giá 5 411.512.722 718.231.938 - Giá trị hàng bị trả lại 6 - Thuế VAT phải nộp 7 1.879.204.322 3.421.813.846 1. Doanh thu thuần 10 72.109.315.741 70.571.245.140 93.554.126.206 2. Giá vốn hàng bán 11 60.700.262.109 60.799.485.419 77.186.599.944 99.223.310 0,2 16.387.114.525 26,6 3. Lợi tức gộp 20 11.409.053.605 9.771.759.721 16.367.526.262 - 2.362.706.116 - 20,7 6525.766.541 67,4 4. Chi phí bán hàng 21 5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 22 10.651.846.599 6.052.188.603 7.095.361.987 6. Lợi tức thuần từ HĐ KD [20- (21+22)] 30 757.207.006 3.719.641.118 9272.164.275 2.962.434.112 391,2 5.552.523.607 149,2 - Thu nhập hoạt động tài chính 31 1.465.169.652 1.311.750.309 601.295.253 - Chi phí hoạt động tài chính 32 1.116.225.241 4.081.278.472 8.996.161.722 7. Lợi tức hoạt động tài chính (41 - 42) 40 348.944.411 (2.769.528.763) (8394.866.469) - Các khoản TN bất thường 41 84.351.692 282.292.283 55.789.298 - Chi phí bất thường 42 51.449.296 1.945.540 8. Lợi nhuận bất thường (41 - 42) 50 333.202.396 282.292.283 53.843.758 9. S lợi tức trước thuế (30+40+50) 60 1.139.353.813 1232.405.238 931.141.564 93.051.425 8,2 - 301.263.674 - 24,4 10. Thuế lợi tức phải nộp 70 163.773.666 308.101.310 213.896.000 11. Lợi tức sau thuế (60 - 70) 80 975.580.147 924.303.928 717.245.584 - 51.276.219 - 5,2 - 207.058.364 - 22,4 Nguồn sản xuất trong nước mà không qua nhập khẩu. Công ty đã áp dụng ngay từ đầu phương châm làm đúng, làm đủ và hoàn thành công việc một cách xuất sắc. Điều này chứng tỏ công ty không những đã nghiên cứu, khảo sát kỹ thị trường mà còn luôn phấn đấu giữ uy tín của mình với bạn hàng trên thị trường xây dựng. Giá vốn hàng bán năm 2000 là 60.799.485.419 tăng 99.223.310 so với năm 1999 với tốc độ tăng là 0,2%, Tốc độ tăng của giá vốn tương đường với tốc độ tăng của doanh thu chứng tỏ Công ty đã quản lý tốt nguyên vật liệu, công cụ, máy móc... cung ứng cho các đơn vị thi công. Năm 2001, giá vốn hàng bán của Công ty là 77.186.599.944 tăng 16.387.144.525 với tốc độ tăng là 26,9% do công ty nhận bàn giao công trình nhiều cho các chủ đầu tư. Tuy giá vốn hàng bán được quản lý tốt hơn nhưng vẫn chưa đạt hiệu quả tốt nhất về mặt quản lý. Do vậy lợi tức gộp của Công ty năm 2000 là 9.771.759.721 giảm 2.362.706.116 so với năm 1999 với tốc độ 20,7%. Năm 2001 là, lợi tức gộp của Công ty là 16.367.526.262tăng 6.595.766.541 với tốc độ 67,7% so với năm 2000 Về các khoản lợi tức của Công ty (hay tổng lợi tức trước thuế) thì Công ty xây dựng CTGT 118 nhưng ngoài việc đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh xây dựng cơ bản còn có sự đầu tư vào hoạt động tài chính. Do năm 2001 chi phí cho hoạt động tài chính cao nên tổng lợi tức trước thuế giảm đáng kể (24,4% với mức giảm là 301.263.674). Lợi tức thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2000 là 3.719.641.118 tăng 2.962.434.112 so với năm 1999 với tốc độ tăng là 391,2%. Năm 2001 lợi tức thuần là 9.272.184.275 tăng 5552.523.607 với tốc độ tăng 149,2% so với năm 2000. Nhưng do sự tăng của chi phí kinh doanh của Công ty trong năm 2001 nên tổng lợi tức trước thuế của Công ty không tăng nhanh được. Mức thuế thu nhập doanh nghiệp phụ thuộc vào lợi tức của công ty theo mức thuế Nhà nước quy định. Lợi tức sau thuế của Công ty qua 3 năm như sau: Năm 2000 lợi tức sau thuế của Công ty là 924.303.928 giảm 51276.219 với tốc độ giảm là 5,2%. Năm 2001 là 717.245.564 giảm 207.058.364 với tốc độ giảm là 22,4% điều đó chứng tỏ khủng hoảng của kinh tế thế giới và nhất là khu vực Đông Nam á trong năm chuyển giao thế kỷ đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình hình hoạt động của Công ty. Sang năm 2001 Công ty vẫn chưa lấy lại được sự ổn định. Tuy Công ty đã ký kết thêm hợp đồng có giá trị nhưng lợi tức vẫn giảm. Điều đó chứng tỏ Công ty vẫn còn nhiều sai sót trong công tác quản lý. Công ty cần phải có nhiều lãnh đạo nhiệt tình, năng nổ, luôn bám sát được thị trường trước mắt cũng như lâu dài của Công ty. Bình quân thu nhập ngoài lao động qua các năm tăng giảm không đáng kể. Năm 1999 thu nhập bình quân lao động là 1.235.000. Năm 2000 là 1182.000 giảm 33000 so với năm 1999 với tốc độ giảm 4,3%. Năm 2001 thu nhập bình quân người lao động là 1.265.000 tăng 83000 với tốc độ tăng 7,2% Sở dĩ thu nhập bình quân có sự tăng giảm như vậy là do Công ty chưa thực sự ổn định trong hoạt động sản xuất. Tuy vậy sự tăng giảm không lớn chứng tỏ Công ty đã rất cố gắng ổn định việc làm và thu nhập cho người lao động. 4. Thực trạng công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở cầu bắc giang. Công trình cầu Bắc Giang thực hiện thi công năm 1999 do đội thi công cầu 1 đảm nhận và kết thúc vào năm 2001 với chiều dài 10m. Công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cầu như sau: Bảng 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH Ở CÔNG TRÌNH CẦU CẦU BẮC GIANG. ĐV:1000đ khoản mục chi phí Số liệu quyết toán Số liệu kế hoạch Số liệu thực tế Mức tăng giảm TT so với QT mức tăng giảm TT so với KH -Chi phí nguyên vật liệu 6555321 7382180 5688500 -866821 -1693680 -Chi phí nhân công 7632700 2518763 2939790 -4692190 +421027 -Chi phí máy thi công 5423589 3160000 2837128 -2586461 -332872 -Chi phí sản xuất chung 3520780 3340517 3424085 -96695 +83568 Giá thành sản xuất 23132390 16401460 14889503 -822887 -1511957 Qua bảng 4 (phân tích tình hình quản lý chi phí sản xuất và kế hoạch giá thành ở công trình xây dựng cầu Bắc Giang) cho ta thấy doanh nghiệp đã hoàn thành vượt mức kế hoạch giá thành, mức hạ giá thành là 1511957 (nghìn đồng). - Chi phí vật liệu: từ bảng phân tích ta thấy chi phí này thực tế so với kế hoạch –1693683(nghìn đồng, doanh nghiệp đã cố gắng rất nhiều trong việc tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu -Chi phí nhân công trực tiếp: thực so với kế hoạch thì tăng đây là do đặc thù của ngành xây lắp còn thực tế so với quyết toán lại giảm –4692910(nghìn đồng). Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã nhận đơn giá quyết toán cao hơn rất nhiều đơn giá nhân công thực tế mà doanh nghiệp sử dụng, đây cũng là do doanh nghiệp nhận thầu của nước ngoài nên đơn giá này thường cao doanh nghiệp đã tăng tiền lương lên để kích thích lao động nhưng vẫn có lãi nên thực tế chi phí nhân công cao hơn kế hoạch . - Chi phí máy thi công : thực tế cũng giảm so với kế hoạch , và quyết toán , chứng tỏ ở doanh nghiệp này quản lý rất tốt về máy thi công , hơn đơn giá máy nhận được cũng rất hời so với đơn giá máy nhận trên thị trường ( vì đây làm cho nước ngoài ) những máy mà doanh nghiệp sử dụng ở đây tuy thu được lợi nhuận cao nhưng thực tế máy đã khấu hao hết nên có sự chênh lệch trên . - Chi phí sản xuất chung : Thực tế cũng giảm so với quyết toán nhưng thực tế so với kế hoạch lại tăng chứng tỏ doanh nghiệp quản lý chưa tốt về chi phí này , chưa thực hiện được kế hoạch giá thành , việc lập kế hoạch giá thành chưa sát với thực tế. Do công trình nằm xa trụ sở làm việc Công ty nên lượng cán bộ biên chế nhiều hơn các công trình ở gần trụ làm việc của Công ty làm cho chi phí tiền lương của nhân viên quản lý công trình tăng lên , bên cạnh đó chi phí về tiền mặt phục vụ tiếp khách đối ngoại còn có sự chi tiêu không hợp lý , có những chi phí mà doanh nghiệp chưa tính đến , chưa xây dựng được định mức chi tiêu ở công trình này nên thực tế lớn hơn kế hoạch . -Tóm lại : nhìn chung trong công trình này thì doanh nghiệp đã thực hiện mức hạ giá thành vì thực tế so với kế hoạch giá thành toàn bộ giảm 1511957(nghìn đồng ) không những thế mà thực tế so với quyết toán giá thành giảm rất nhiều – 8242887( nghìn đồng ) nên ở công tình lãi rất cao . Để đạt được điều đó ngoài sự nỗ lực củ a bộ máy quản lý thì còn ảnh hưởng rất nhiều nhân tố khác như : đặc điểm của xây dựng công trình , đơn giá nhận thầu . CHƯƠNG 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHI PHÍ VÀ HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CTGT 118. I. Vấn đề cấp thiết phải tăng cường quản lý chi phí và giá thành sản phẩm xây lắp. Từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, để tạo điều kiện cho sự phát triển Đảng và Nhà nước có chính sách xây dựng cở hạ tầng như: Giao thông, thuỷ lợi, ytế, giáo dục, thông tin bưu điện...... chính sách thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài, bên cạnh đó là sự phát triển của các thành phần kinh tế không ngừng mở rộng qui mô năng lực sản xuất. Một lượng vốn ngày càng tăng trong nền kinh tế được dành cho đầu tư xây dựng cơ bản, Nhà nước đã ban hành những điều lệ quản lý đầu tư. Một trong những số đó là qui chế đấu thầu mà nội dung của nó qui định đối với hầu như hầu hết các công trình trước khi bàn giao cho các doanh nghiệp xây lắp thi công phải thông qua tổ chức đấu thầu. Do đó khi tham gia đấu thầu các doanh nghiệp muốn đạt được lợi thế cạnh tranh bắt buộc các doanh nghiệp phải hạ giá thành dự thầu thấp hơn giá trị dự toán của công trình từ đó đặt ra vấn đề rất cấp bách và cần thiết là doanh nghiệp phải tăng cường quản lý chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm xây lắp, chỉ có như vậy mới giành thắng lợi trong đấu thầu. Đây là vấn đề quyết định có tính chất sống còn đối với doanh nghiệp hoạt động xây lắp trong điều kiện hiện nay. Trong ngành công nghiệp xây dựng để đảm bảo nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, các công cụ điều tiết vĩ mô của nhà nước hướng vào việc quản lý chặt chẽ nguồn vốn đầu tư, nhất là đối với nguồn vốn từ ngân sách nhà nước. Điều này đã làm cho giá trị dự toán của các công trình xây dựng rất sát với chi phí mà doanh nghiệp xây lắp bỏ ra để hoàn thành công trình đó do đó vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp xây lắp là tăng cường quản lý chi phí hạ giá thành sản phẩm để kinh doanh có lãi ngày càng trở nên quan trọng. Xuất phát từ những yêu cầu cơ bản của nguyên tắc hạch toán kinh tế đó là sự trang trải chi phí và kinh doanh có lãi. Nguyên tắc này đòi hỏi doanh nghiệp xây lắp tìm mọi biện pháp kinh doanh có lãi, hạ giá thành sản phẩm là con đường cơ bản để đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. II. Đánh giá tình quản lý và giá thành của Công ty. 1 .Về ưu điểm . - Công ty đã áp dụng phương pháp khoán trong quản lý chi phí nên có nhiều ưu điểm giúp cho quản lý của công ty đối với chi phí và giá thành tốt hơn. Việc áp dụng phương pháp khoán cho các đội góp phần làm tăng tối thiểu nhân viên quản lý ở Công ty cũng như ở công trường thi công. tiết kiệm được chi phí về tiền lương cho cán bộ quản lý. Việc áp dụng phương pháp này là một động lực mạnh mẽ cho các đội nhận khoán tìm mọi biện pháp để tăng năng suất lao động giảm hao hụt vật tư sử dụng tối đa công suất máy ,móc thiết bị đẩy nhanh tiến độ thi công từ đó đã tăng tốc độ chu chuyển của vốn lưu động, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, làm giảm lãi vay phải trả ngân hàng. Công ty thực hiện việc cấp vốn cho các đội bằng số vốn có hoặc đi vay các đội có nghĩa vụ phải trả lãi qua Công ty điều này giúp cho công ty trong việc quản lý tình hình kinh doanh và chi phí của từng đội. - Công ty đã chú trọng đầu tư máy móc kỹ thuật mới phục vụ cho sản xuất nhằm nâng cao chất lượng, tiến độ sản xuất và giảm đáng kể các chi phí có liên quan đến máy móc thiết bị. - Công ty cho phép các đội tự thuê ngoài máy móc thiết bị cần thiết cho sản xuất trong trường hợp thiếu máy móc hoặc thấy thuận lợi hơn với chi phí thấp so với khi sử dụng máy móc thiết bị của công ty. - Công tác tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm theo nhóm mục ở công ty đã phát huy được vai trò của công tác tài chính trong việc hạ giá thành sản phẩm thông qua sử dụng chức năng giám sát tài chính bằng đồng tiền, thường xuyên đi sâu vào mọi khâu của quá trình tái sản xuất tại công trình nhằm ngăn chặn những chi phí vượt định mức, nâng cao năng suất lao động, sử dụng có hiệu quả công suất của máy móc thiết bị , tiết kiệm những chi phí sản xuất chung. Bên cạnh đó giúp cho công tác hạch toán phản ánh đúng chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất. - Công ty đứng ra trực tiếp tổ chức sản xuất và chỉ đạo về mặt kỹ thuật cho nên chủ động trong việc sử dụng vật liệu, đảm bảo quy cách vật liệu theo hợp đồng nhận thầu, giám sát trực tiếp việc thực hiện định mức các yếu tố tiêu hao, do đó chất lượng công trình được đảm bảo theo yêu cầu. 2. Nhược điểm: - Công ty đã cố gắng nhiều trong việc quản lý chi phí nhưng thực tế vẫn còn nhiều khoản chi phí chưa được hợp ký như ở công trình cầu Bắc Giang do còn tồn tại những nhược điểm trong quản lý chưa khắc phục được. Trong việc lập kế hoạch giá thành công ty tiến hành chưa được tốt, xây dựng các định mức về tiêu hao nhiên vật liệu để xác định cho từng đội thi công chưa chặt chẽ và chính xác, chưa hạn chế được nguyên vật liệu tiêu hao không cần thiết Chi phí quản lý doanh nghiệp của từng công ty còn ở mức cao và phân bố chi phí quản lý và giá thành còn tuỳ tiện, năm nào lãi nhiều thì phân bố nhiều, năm lãi ít thì phân bố ít, vì vậy chưa phản ánh thực chất giá thành tiêu thụ sản phẩm của công ty .Trong chi phí quản lý, Công ty chưa quản lý tốt ở phần chi phí bằng tiền, chi phí này chiếm tỷ trọng rất lớn, nhất là lãi vay phải trả hàng năm vẫn tăng cao và đến nay công ty chưa có biện pháp để giảm khoản chi phí này. Hình thức trả lương cho nhân viên quản lý ở công ty cũng như ở các công trường không gắn với hiệu quả lao động mà họ bỏ ra, do đó không phát huy tình năng động, sáng tạo của mỗi cá nhân. Hiện tại công ty chưa áp dụng hình thức thưởng, khuyến khích trong thực hành tiết kiệm chi phí, tăng năng suất lao động, vì vậy mặc dù đã có nhiều nỗ lực, cố gắng trong việc quản lý chi phí gặp nhiều khó khăn Việc quản lý vốn vay của các đội có một số trường hợp làm không theo quy định cho nên việc quản lý chi phí và hoạt động kinh doanh của các đội gặp nhiều khó khăn. 3 Phương pháp phấn đấu giảm chi phí và hạ giá thành của công ty. Nhằm phát huy những ưu điểm và khắc phục những nhược điểm trên công ty đã đề ra phương hướng phấn đấu nhằm mục đích tiết kiệm chi phí và hạ giá thành. Phấn đấu đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng để thu hồi vốn nhanh và giảm bớt các chi phí về lãi vay ngân hàng. - Nâng cao năng lực tham mưu quản lý của các phòng ban nghiệp vụ bằng cách sắp xếp bố trí lại các phòng ban các phòng nghiệp vụ theo phương châm vừa đủ về số lượng, nâng cao chất lượng nghiệp vụ lãnh đạo nhân viên và đầu tư tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ cho công tác quản lý. - Tiến tới mục tiêu cổ phần hoá công ty nhằm mục đích tăng thêm vốn chủ sở hữu để giảm các khoản nợ từ đó làm giảm lãi vay phải trả trong tương lai. - Tăng cường ký kết hợp đồng xây dựng và đẩy nhanh tiến độ thi công công trình. Một mặt công ty phải giữ vững uy tiến trong thi công để duy trì quan hệ với những chủ đầu tư có vốn đầu tư xây dựng nhanh chóng xúc tiến ký kết các hợp đồng xây dựng, tìm ra mọi biện pháp để thắng thầu trong các dự án đầu tư lớn nhằm tạo việc làm ổn định trong doanh nghiệp. Đẩy nhanh tiến độ thi công công ty nhanh chóng dứt điểm từng phần việc, tránh thi công dàn trải, tập trung vào những phần việc được nghiệm thu thanh toán trước. Thực hiện biện pháp này có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp bởi vì nó không những giảm được những chi phí có tính chất cố định. Trong chi phí sản xuất kinh doanh như là : chi phí tiền lương cán bộ quản lý, chi phí khấu hao tài sản cố định, tiền điện nước, tiền điện thoại, tiền thuê đất đai...mặt khác đẩy nhanh khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng vòng quay của vốn tăng lợi nhuận, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình sản xuất. III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP VỀ CÔNG TÁC VỀ KHOẢN MỤC CHI PHÍ TRỰC TIẾP . 1.Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp . Do đặc điểm kinh tế kỹ thuật khoản mục này thường chiếm tỷ trọng cao trong quá trình sản xuất sản phẩm xây lắp . Do vậy việc quản lý nguyên vật liệu đóng vai trò rất quan trọng . Để quản lý chi phí nguyên vật liệu ở các công trình thi công được chặt chẽ trong quá trình sản xuất , thi công để hạn chế mức thấp nhất các nguyên vật liệu tiêu hao không cần thiết , Công ty cần tiến hành theo dõi giữa việc xuất vật tư đem đi sử dụng ở từng bộ phận , từng đội để từ đó phát hiện kịp thời những bộ phận không hoàn thành định mức , lãng phí nguyên vật liệu . Giảm chi phí về vật tư không những Công ty phải quan tâm đến khối lượng mà phải quan tâm tới giá mua. Công ty phải chọn những nhà cung ứng vật tư . Ngoài việc có thể cung cấp đáp ứng yêu cầu thi công còn cần phải bán cho Công ty với giá ưu đãi , vận chuyển thuận lợi và đảm bảo chất lượng . Sau khi hoàn thành công trình Công ty nên tăng cường công tác thu hồi nguyên vật liệu dư thừa , tránh tình trạng lãng phí . Về quản lý mức vậy tư xuất dùng doanh nghiệp phải đảm bảo đúng chủng loại và chất lượng vật tư, đảm bảo cấp phối vật liệu trong công tác khối lượng thi công . Để hạ thấp khối lượng vật tư xuất dùng đó là hạ khối lượng vật tư hao hụt trong quá trình bảo quản vận chuyển , tránh mất mát vật tư tại công trình . Đối với công tác bảo quản vật tư : Do vật tư xây dựng có khối lượng lớn , đa dạng cho nên trong công tác đo đếm , cân đo thường không chính xác , do đó cần phải nâng cao trách nhiệm của cán bộ kiểm nghiệm và tự nhận vật tư , đồng thời trang bị phương tiện cân đo đóng đếm cho phù hợp .Đối với số cấu kiện bê tông và bán thành phẩm mua ngoài phải tổ chức thí nghiệm để kiểm chất lượng trước khi lắp ráp vào công trình. 2. Quản lý chi phí nhân công . Đối với chi phí nhân công ở tất cả các công trình ở phương pháp khoán đã hạn chế được vượt mức so với quyết toán . Tuy nhiên ở một số công trình áp dụng theo phương pháp quản lý theo khoản mục với chi phí nhân công thì thường xảy ra tình trạng điều chỉnh theo tỷ lệ khoán . Từ đó cần coi trọng công tác lập kế hoạch thi công bám sát với đặc điểm của từng công trình có tính đến ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên , trên cơ sở đó phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận lao động trực tiếp và bộ phận phụ trợ .Công ty phải thường xuyên tham mưu cho các đội về biện pháp thi công đối với từng công việc cụ thể trong quá trình thi công để các đội nhận khoán sử dụng một cách hợp lý nhằm tiết kiệm lao động , hạn chế sự biến động tăng lên của chi phí nhân công . Cần đầu tư mua máy thi công , để giảm bớt cho lao động phụ cũng như lao động chính trong giá trị giao khoán .Trước mắt phải cơ giới hoá 100% trong công việc vận chuyển vật liệu từ dưới lên cao , trong việc trộn vữa và bê tông .Phương hướng cơ giới hoá là giảm chi phí ở bộ phận lao động phụ do lao động chính khó có thể thay thế được . Tạo điều kiện cho công nhân đi học nghề để nâng cao tay nghề cho công nhân viên là một giải pháp quan trọng để nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm , góp phần hạ giá thành Công ty .Trình độ lao động của Công ty là một yếu tố quyết định tới hiệu quả sản xuất vì cho dù máy móc có hiện đại đến đâu đi chăng nữa nhưng trình độ của công nhân không đáp ứng đời hỏi kỹ thuật thì không phát huy tác dụng của nó. Với việc phát huy tác dụng của máy móc thiết bị và tay nghề thành thạo của công nhân sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ sản xuất , tiến độ thi công , đây cũng là một cách tác động rất quan trọng tới việc giảm chi phí đó .Do vậy , Công ty nên quan tâm đến việc trả lương theo tay nghề của công nhân, hiện tại với mức lương theo bậc lương của Công ty không có sự chênh lệch đáng kể , nên để khuyến khích công nhân có tay nghề cao nên có sự thay đổi về về mức chênh lệch về lương của các bậc thợ cao hơn , như vậy mới thực sự khuyến khích công nhân làm việc tốt hơn .Công ty phải tổ chức các cuộc thi tay nghề giỏi cho công nhân , từ đó công nhân giỏi phổ biến kinh nghiệm của mình . 3. Chi phí quản lý chung . Quản lý máy thi công . Để tăng cường hiệu quả sử dụng máy thi công thì doanh nghiệp phải sử dụng một số biện pháp sau đây : - Công ty phải lập công tác lập kế hoạch điều động máy thi công , kế hoạch phải bám sát thực tế từng công trình để có thể điều chỉnh kịp thời khi có sự thay đổi tiến độ thi công ở từng công trình . Có biện pháp đôn đốc tạo mọi điều kiện tiến độ thi công diễn ra như kế hoạch đã đề ra , không ảnh hưởng đến kế hoạch khác . Việc sử dụng không hết công suất máy như hiện nay , Công ty nên nhanh chóng thanh lý , nhượng bán bớt một số tài sản đã cũ hoạt động không có hiệu quả để tránh khỏi trích khấu hao và có thể thu hồi một phần vốn để đáp ứng cho nhu cầu kinh doanh , giảm vốn vay ngân hàng , hoặc đầu tư tài sản cố định khác cần thiết hơn . Phải tổ chức kiểm tra tình hình sử máy , mặt khác tiến hành công tác bảo dưỡng , thường xuyên sửa chữa định kỳ , sửa chữa lớn để đại tu hoặc nâng cấp tài sản cố định . Chi phí sản xuất chung khác . Đối với số công cụ như : xà giáo , cốt pha , xô thùng ... Đối với từng công trình không áp dụng phương pháp xuất theo định mức mà áp dụng phương pháp cho thuê . Do vậy , một mặt Công ty phải trang bị thêm để không phải đi thuê , mặt khác đối với từng công trình có thể tiến hành cho thuê. Sắp xếp lại bộ phận quản lý ở công trình một cách gọn nhẹ nhưng hiệu quả cao và giám sát chặt chẽ chi phí bằng tiền mặt như : Chi phí tiếp khách , tiền điện nước, tiền điện thoại , chi phí đi lại . Mọi chi phí phát sinh phải có chứng tờ hợp lệ , hợp lý và cần thiết phải lập một định mức với những chi phí này. IV.MỘT SỐ BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP . Để thực hiện giá thành với số lượng nhân viên quản lý như hiện nay . Công ty cần tổ chức sắp xếp lại cơ cấu tổ cấu tổ chức và xác định lại nhiệm vụ và chức năng của từng cá nhân cũng như phòng ban chức năng .Công ty nên thống kê lại các nghiệp vụ kinh tế có liên quan tới khoản chi phí này để tìm ra những chi phí không có tính chất phục vụ cho hoạt động chung của công ty tránh tình trạng lạm dụng chi phí này .Đối với tài sản cố định dùng cho công tác quản lý đã được trang bị đầy đủ song vẫn cần phải nâng cấp hệ thống máy tính phục vụ cho công tác quản lý. Đối với chi phí bằng tiền phục vụ cho giao dịch tiếp khách... cần xây dựng những bước hợp lý với chi phí tham dự thầu bàn giao quyết toán công trình trên cơ sở tiết kiệm cao. Công ty phải đặc biệt quan tâm tới yếu tố chi phí bằng tiền trong chi phí quản lý doanh nghiệp, nhất là lãi vay phải trả. Để giảm lãi vay công ty phải tìm mọi biện pháp tăng nhanh tốc độ quay vòng vốn, đẩy nhanh tiến độ thi công nhanh chóng bàn giao công trình để thu hồi vốn, tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn quá lâu. V. ĐẨY NHANH ÁP DỤNG THÀNH TỰU KHOA HỌC KỸ THUẬT VÀ SẢN XUẤT. Trong điều kiện hiện nay cách mạng khoa học hết sức phát triển các máy móc thiết bị dùng vào sản xuất vừa tăng năng suất lao động vừa giảm độ nặng nhọc của công nghệ. Do vậy, việc tận dụng những thành tựu của ngành hoá học nhiên vật liệu xây dựng đảm bảo gọn nhẹ, bền và trong một số công trình xây lắp rất hiệu quả. Trong xu hướng phát triển của khoa học kỹ thuật, Công ty đứng trước một đòi hỏi bức thiết phải dần hiện đại máy móc thiết bị, áp dụng công nghệ mới vào những công trình xây dựng để đảm bảo sự cạnh tranh và có uy tín trên thị trường xây dựng. Nhưng để làm được điều đó, Công ty gặp rất nhiều khó khăn như nhu cầu vốn để đầu tư thiết bị công nghệ mới vào sản xuất. Để khắc phục vốn, công ty có thể huy động vốn dài hạn bằng nhiều ngành nghề khác nhau: tích luỹ phát hành trái phiếu, sử dụng đòn bẩy, tiến hành cổ hàng hoá hoặc là vay của cán bộ công nhân viên. Biện pháp huy động vố này rất thuận lợi. Công ty cần tham khảo kinh nghiệm của những Công ty khác đã làm. Bên cạnh đó, Công ty phải đề ra phương hướng và biện pháp hiện đại hoá, máy móc thiết bị và công nghệ bằng cách khuyến khích công cụ cải tiến trang bị dần các loại công cụ cầm tay từng bước thay thế hiện đại hoá máy thi công có giá trị lớn. Trong xây dựng việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất là yếu tố cực kỳ quan trọng, nó cho phép doanh nghiệp hạ giá thành sản phẩm nhất là trong điều kiện hiện nay khi cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật VI. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÁC ĐỊNH KẾ HOẠCH GIÁ THÀNH VÀ KIỂM TRA KẾ HOẠCH GIÁ THÀNH. Xây dựng kế hoạch giá thành và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch là yêu cầu khách quan. Để đưa ra định mức chi phí một cách hợp lý và chính xác thì ngay từ khâu khảo sát thiết kế phải làm cho thật tốt để xác định một cách đầy đủ và chính xác khối lượng các công việc của các công trình, tránh tình trạng thiếu hoặc thừa công việc cần thi công. Kế hoạch giá thành chính xác hay không còn phụ thuộc vào công tác khảo sát thiết kế ngoài ra còn phụ thuộc vào việc xác định các biện pháp thi công cho từng loại từng phần công việc và các nguyên vật liệu quản lý thi công được thuận lợi. Bên cạnh đó công ty cũng cần xem xét tình hình biến động về giá cả của các nguyên vật liệu trên thị trường, các nguyên vật liệu có khả năng thay thế, nhằm dễ dàng hơn trong việc quản lý định mức và tình hình tiêu hao về nguyên vật liệu, từ đó phát hiện ra những hao hụt không hợp lý về nguyên vật liệu. Để thực hiện tốt công tác xây dựng kế hoạch giá thành và kiểm tra thực hiện giá thành, Công ty cần thiết phải có các biện pháp cần thiết chẳng hạn như biện pháp kinh tế (khen thưởng, giảm lương...) hay biện pháp hành chính,tổ chức phấn đấu thi đua lập kế hoạch cụ thể cho từng phòng ban, làm cho các phòng ban hoạt động có hiệu quả hơn. VII. BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG. Ta thấy rằng quản lý và sử dụng vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm @ Đối với vốn cố định: Đối với máy móc thiết bị đã khấu hao hết nhưng vẫn còn trong tình trạng sử dụng tốt, công ty nên tận dụng và khai thác triệt để nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. Đối với những máy móc thiết bị đã quá lạc hậu và hoạt động kém, công ty nên tổ chức thanh lý, thu hồi vốn cố định, đồng thời nhanh chóng giải phóng vốn cố định để tiếp tục đầu tư theo chiều sâu, đổi mới qui trình công nghệ và máy móc thiết bị. Công ty nên trang bị từ nguồn vào tài sản cố định và hạn chế vay tín dụng để đầu tư vào tài sản cố định. Định kỳ hàng quí phải tổ chức đánh giá lại tài sản cố định để nắm bắt tình hình sử dụng, khả năng sử dụng, giá trị còn lại của tài sản cố định để có biện pháp khắc phục hao mòn vô hình và hao mòn hữu hình. @. Đối với vốn lưu động: Công ty hiện nay xuất hiện tình trạng ứ đọng vốn, nguyên nhân chủ yếu là do vòng quay vốn lưu động thấp, cơ cấu vốn lưu động có những chỗ còn chưa hợp lý và các khoản phải thu và sản phẩm dở dang còn chiếm tỉ trọng cao. Để khắc phục tình trạng đó công ty phải đẩy nhanh hơn nữa tién độ thi công bằng cách tránh sự đầu tư quá dàn trải, nên đầu tư một cách có trọng điểm và từng phần việc nhanh chóng hoàn thành và thanh toán, tránh để giá trị sản phẩm dở dang lớn, như vậy khắc phục được sự ứ đọng vốn lưu động trong sản xuất. Đẩy nhanh công tác thu hồi các khoản phải thu của khách hàng và các khoản phải thu khác, vì vốn của công ty bị chiếm dụng quá lớn, trong khi lại đang thiếu vốn. Có thể cho bên chủ đầu tư hưởng của một tỉ lệ phần trăm nhất định nếu họ chấp nhận phương thức thanh toán nhanh gọn đối với những công trình và hạng mục công trình hoàn thành Trong công tác quản lý tài chính cần chú trọng công tác xác định nhu cầu vốn lưu động trong một quí từ đó xác định lượng vốn thừa thiếu để tìm các nguồn tài trợ bên trong hoặc bên ngoài. Công ty cần tìm nguồn vốn với lãi suất thấp để hạ thấp chi phí lãi vay và tỉ lệ chịu lãi. Kết luận Nâng cao chất lượng quản lý chi phí và hạ giá thành sản phẩm có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, phấn đấu hạ giá thành sản phẩm nhằm mục đích tăng lợi nhuận trở thành một biện pháp cơ bản nhất của bất kỳ doanh nghiệp nào. Ở Công ty cổ phần xây dựng CTGT 118 trong những năm vừa qua đã không gặp ít khó khăn, song với sự cố gắng, nỗ lực của CBCNV của công ty đã đạt những thành công đáng kể. Tuy nhiên trong công tác quản lý vẫn còn một số hạn chế dẫn đến chưa phát huy hết khả năng hạ giá thành. Để phát huy hơn nữa trong việc hạ giá thành sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường, để đứng vững và phát triển đòi hỏi doanh nghiệp phải đẩy mạnh hơn nữa công tác quản lý chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Trong thời gian thực tập tại công ty, em đã tìm hiểu mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là tình hình quản lý chi phí của công ty kết hợp với những kiến thức đã tích luỹ được trong quá trình học tập, em đã đưa ra một số giải pháp góp phần vào công tác quản lý chi phí tại công ty. Do trình độ nhận thức và kinh nghiệm thực tế có hạn, bài viết này chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi những sai sót, trong việc đưa ra những biện pháp quản lý chi phí và hạ thành, vì vậy rất mong có sự góp ý phê bình của thầy cô giáo. Em xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của thầy giáo Trần Mạnh Hùng và cán bộ Công ty cổ phần xây dựng CTGT 118 đã giúp đỡ tôi hoàn thành bài viết này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxMột số biện pháp tăng cường quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần xây dựng CTGT 118.docx
Luận văn liên quan