Tính cấp thiết của đề tài
Khủng hoảng tài chính không những làm hệ thống tài chính của một nước phải lao đao mà còn có thể kéo theo sự suy sụp của toàn bộ nền kinh tế cũng như ảnh hưởng tất cả các mặt khác như chính trị và xã hội. Không những thế, trong kỉ nguyên toàn cầu hóa như hiện nay, nó còn kéo hàng loạt các nước khác cũng phải điêu đứng theo, thậm chí còn bùng phát trên toàn thế giới. Hậu quả của khủng hoảng tài chính có thể kéo dài dai dẳng một năm, hai năm thậm chí là 10 năm sau đó. Đặc biệt, khủng hoảng nợ là một trong số các nhân tố quan trọng nhất gây ra khủng hoảng tài chính.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nhận thức được tầm quan trọng cũng như hậu quả lớn của khủng hoảng nợ mục tiêu nghiên cứu của khóa luận là trên cơ sở lý luận về khủng hoảng nợ để phân tích nguyên nhân, dấu hiệu, hậu quả và giải pháp cứu trợ của một số cuộc khủng hoảng trên thế giới và đưa ra một số tiềm ẩn xảy ra khủng hoảng đối với Việt Nam cũng như đề xuất một số bài học kinh nghiệm.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là một số cuộc khủng hoảng nợ trên thế giới và phạm vi nghiên cứu là trên toàn thế giới và trong thời gian trong 100 năm trở lại đây .
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của đề tài khóa luận tốt nghiệp dựa trên quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu tổng hợp như: phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích, kết hợp logic và lịch sử
5. Bố cục của khóa luận
Ngoài các phần Lời nói đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Danh mục các chữ viết tắt, Danh mục các bảng biểu, nội dung cơ bản của khóa luận gồm 3 chương như sau:
Chương I: Cơ sở lý luận về khủng hoảng nợ
Chương II: số cuộc khủng hoảng nợ trên thế giới từ 1980 trở lại đây
Chương III: Một số bài học cho Việt Nam
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu. 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 1
4. Phương pháp nghiên cứu. 1
5. Bố cục của khóa luận. 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH 3
I. Sơ lược hệ thống tài chính. 3
1. Cấu trúc hệ thống tài chính. 3
2. Thị trường tài chính. 4
2.1 . Định nghĩa: . 5
2.2 Vai trò, chức năng. 5
2.3 .Hạn chế của TTTC - thông tin bất cân xứng. 8
II. Khủng hoảng tài chính. 14
1. Khủng hoảng tài chính là gì?. 14
2. Dấu hiệu của khủng hoảng tài chính. 15
3. Nguyên nhân của các cuộc khủng hoảng. 15
4. Các loại khủng hoảng tài chính. 17
4.1 . Khủng hoảng tiền tệ. 17
4.2 . Khủng hoảng ngân hàng. 18
4.3 Khủng hoảng thanh khoản: . 27
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH MỘT SỐ CUỘC KHỦNG HOẢNG NỢ TRÊN THẾ GIỚI 28
I/ Cuộc Đại Khủng Hoảng 1929. 29
1. Diễn biến: 29
2. Nguyên nhân. 29
3. Tác động của cuộc khủng hoảng. 31
4. Giải pháp: 33
II/ Khủng hoảng nợ ở các nước Mỹ Latin và châu Phi năm 1982. 34
1. Diễn biến : 34
2. Nguyên nhân. 36
Nguyên nhân chủ quan: t 37
3. Giải pháp : 37
III/ Khủng hoảng nợ Đông Á 1997. 38
1. Diễn biến: 38
2. Dấu hiệu: 39
3. Sự biến động của các quốc gia Đông Á trong cuộc khủng hoảng. 40
4. Nguyên nhân. 45
5. Tác động của cuộc khủng hoảng: 54
6. Các biện pháp khôi phục kinh tế sau khủng hoảng. 55
IV/ Khủng hoảng nợ Argentina 2001. 56
1. Diễn biến. 56
2. Nguyên nhân. 58
3. Tác động và giải pháp: 59
V/ Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008. 60
1. Diễn biến. 60
2. Nguyên nhân. 63
2.1 . Nguyên nhân trực tiếp và rõ ràng nhất của cuộc khủng hoảng tài chính là sự suy sụp của thị trường bất động sản: 63
2.2 . Cho vay dưới chuẩn - nguyên nhân sâu xa của sụp đổ thị trường bất động sản và cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ: 66
2.3 Các nguyên nhân khác. 68
3. Tác động của cuộc khủng hoảng toàn cầu 2008: Cuộc khủng hoảng này đã trỏ thành cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong một thế kỷ qua. 72
4. Các biện pháp khắc phục: . 74
VI/ Khủng hoảng nợ Dubai và Hy Lạp. 76
1. Nguy cơ khủng hoảng nợ Dubai: 76
2. Khủng hoảng Hy lạp châm ngòi cho khủng hoảng nợ ở Châu Âu. 79
CHƯƠNG 3: BÀI HỌC CHO VIỆT NAM . 84
1. Phân tích thị trường Việt Nam- Nguy cơ xảy ra khủng hoảng nợ. 84
2. Các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 98
KẾT LUẬN 112
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 113
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 114
Phụ lục 1: 114
Phụ lục 2: Tỷ giá hối đoái bình quân năm 1996 và 1997. 115
Phụ lục 3: Tình trạng thua lỗ và phá sản của hệ thống ngân hàng, tài chính. 115
Phụ lục 4: Tình trạng thua lỗ và phá sản của các doanh nghiệp. 115
Phụ lục 5: Tăng trưởng kinh tế và thất nghiệp khi khủng hoảng kinh tế -tài chính 116
Phụ lục 6: Chỉ số giá chứng khoán. 116
Phụ lục 2: Tăng trưởng xuất khẩu ở Đông Á (%) 117
Nguồn: NHTG, “East Asia – The Road to Recoverty”, 1998. 117
Phụ lục 7: Thâm hụt tài khoản vãng lai (%GDP) 117
Phụ lục 8 : Tình trạng nợ công của các nước phát triển nhất thế giới 118
Phụ lục 9: So sánh thâm hụt ngân sách (thanh màu đỏ) và nợ (thanh màu vàng) của Hy Lạp với một số nước châu Âu trong năm 2009. 119
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 120
123 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2942 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số cuộc khủng hoảng nợ trên thế giới từ 1980 trở lại đây, bài học cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuy nhiên, mặc dù kể cả khi NHNN Việt Nam phá giá 5.3% giá trị đồng VND vào tháng 11/2009 thì áp lực phá giá tiếp tục đồng VND vẫn ở mức rất cao. Tình trạng suy yếu nghiêm trọng của Việt Nam đồng và nếu người dân cho rằng tiền Việt Nam sẽ còn suy yếu hơn nữa, khi họ chuyển sang tích trữ đô la Mỹ thì càng làm cho đồng tiền Việt Nam suy yếu thêm. Điều này dẫn đến Việt Nam trở nên mất uy tín đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Nợ nước ngoài tăng : Hiện tại, nợ của của chính phủ Việt Nam đang tăng nhanh, chiếm 44,6% của GDP năm 2008. (GDP năm 2008 khoảng 89,8 tỷ USD) và dự kiến sẽ thêm hơn 8 tỷ USD vốn ODA trong năm 2010 (được cam kết tài trợ). Hiện nay, các khoản nợ quốc gia của Việt Nam được Moody xếp hạng Ba3 và Standard & Poor’s xếp hạng BB. Giữa năm 2008 vừa qua, Standard & Poor’s đã hạ thấp mức xếp hạng chỉ số tín dụng quốc gia của Việt Nam từ “ổn định” (stable) xuống “tiêu cực” (negative). Tháng 6 năm 2009, Fitch Ratings đã đánh tụt một bậc xếp hạng định mức tín nhiệm nợ dài hạn bằng đồng nội tệ của Việt Nam xuống mức BB-. Với mức xếp hạng này, Việt Nam đang có chung định mức tín nhiệm nợ đồng nội tệ với Kenya và Serbia. Trong số 18 nền kinh tế châu Á mà Fitch theo dõi, Việt Nam có mức xếp hạng tín nhiệm nợ nội tệ đứng thứ 4 từ dưới lên, cao hơn so với Sri Lanka, Papua New Guinea và Mông Cổ. Ngoài ra, hiện nay chi phí bảo hiểm nợ quốc gia của Việt Nam khỏi vỡ nợ có thể sẽ tăng vọt lên mức 400 điểm cơ bản nếu vấn đề mất cân đối cán cân vãng lai tiếp tục xấu đi. Mức chi phí bảo hiểm này hiện nay là vào khoảng 231 điểm. Việt Nam là một nền kinh tế mới nổi và có cơ sở nền tảng yếu kém như Mexico, Dubai, Latvia và với mức nợ như vậy thế giới đang lo ngại về Việt nam có thể là một Dubai thứ hai .
Hiệu qủa hoạt động của bộ máy chính quyền: Tình trạng tham nhũng, sự thiếu trách nhiệm và thiếu minh bạch cùng nền hành chính quan liêu đều có tác động xấu tới tính hiệu quả của bộ máy chính quyền. Một lượng tiền lớn có nguồn gốc tham nhũng, rửa tiền, và đầu tư nước ngoài đang đổ vào thị trường bất động sản và chứng khoán, tạo nên bong bóng tài sản. Tham nhũng là tình trạng phổ biến ở mọi cấp chính quyền ở Việt Nam và là rào cản quan trọng ngăn cản công cuộc đầu tư nước ngoài (Theo Chỉ tiêu Xếp hạng Tham nhũng của tổ chức Minh bạch Quốc tế năm 2009, thì Việt Nam đứng thứ 120 trong số 180 quốc gia). Các quyền lợi cố hữu và những thành phần bảo thủ trong chính phủ vốn quan tâm nhiều hơn tới vấn đề an ninh có thể gây ảnh hưởng tới công cuộc cải cách kinh tế và tái cấu trúc doanh nghiệp quốc doanh hoạt động kém hiệu quả. Trong năm tới có thể các vấn đề chính sách sẽ bị đóng băng hoặc bị xoay theo chiều hướng bảo thủ trong bối cảnh các phe phái đang tranh giành vị trí trước kỳ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11 sẽ khai mạc vào đầu năm 2011.
Trong lĩnh vực tài chính: đây là thị trường rất nhạy cảm, nó chịu tác động từ sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước nên TTTC là nơi đầu tiên ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng toàn cầu 2008 ảnh hưởng. Cuộc khủng hoảng cũng có những tác động gián tiếp và nhất định đến Việt Nam. Hiện nay, hệ thống tài chính của Việt Nam vẫn chịu sự chi phối bởi các NHTM không được kiểm soát một cách hiệu quả với lượng nợ xấu khá lớn trong khi Việt Nam vẫn thiếu các văn bản luật có hiệu quả để điều chỉnh các sai phạm trong quá trình hoạt động.
TTCK: TTCK đã phát triển rất nhanh trong thời gian qua nhưng TTCK Việt Nam thật ra vẫn là thị trường sơ khai, chưa lành mạnh, độ nhạy cảm cao, dễ lâm vào bất ổn chủ yếu là do các yếu tố trong nội bộ như thiếu tính công khai, thiếu minh bạch, dân chúng khó tiếp cận, tồn tại giao dịch nội gián, a nhiều vào tâm lý người đầu tư và tâm lý đám đông hơn là kết quả hoạt động kinh doanh của các công ty được niêm yết trên thị trường. Năm 2008, thị trường chứng khoán Việt Nam đã sụt giảm tới 80% và vào cuối năm 2008, các nhà đầu tư nước ngoài ồ ạt bán chứng khoán rút vốn về nước khiến cho các chỉ số chứng khoán Việt Nam trên cả hai sàn sụt giảm nghiêm trọng. So với thời điểm đầu năm 2008 đến nay, chỉ số VN-Index sụt giảm 72% và HasTC- Index giảm 74%. Cuối năm 2007, tổng giá trị vốn hoá thị trường chứng khoán Việt Nam đạt tới 40% GDP, nhưng sự sụt giảm quá mạnh trong 2008 là một chuyển động ngược không ngờ tới; hiện chỉ đạt khoảng 19% GDP, thấp hơn cả mức cuối năm 2006 (22,6 GDP). Ngoài ra, huy động vốn gián tiếp vào thị trường cổ phiếu Việt Nam trong thời gian tới sẽ rất khó khăn vì do tâm lý, các nhà đầu tư nội địa cũng bắt đầu bán tháo chứng khoán ra khỏi thị trường để hướng tới các kênh đầu tư an toàn hơn. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường chứng khoán và quá trình cổ phần hóa của doanh nghiệp chính phủ lớn trong các năm tới.Việc huy động vốn qua thị trường vốn càng khó khăn khi thị trường tín dụng thắt chặt sẽ làm chặn dòng vốn và đẩy chi phí tài chính của các doanh nghiệp lên cao. Hơn nữa, việc phát hành chứng khoán huy động vốn trên thị trường quốc tế cũng rất khó khăn và chi phí tăng cao. Đi cùng với sự suy giảm của thị trường, năm 2008, hoạt động của các công ty chứng khoán và quỹ đầu tư rơi vào khó khăn và nhiều trường hợp lỗ lớn. Hàng loạt công ty chứng khoán mới thành lập đã phải thực hiện cắt giảm nhân sự hoặc tìm kiếm đối tác nước ngoài, nhằm duy trì khả năng tồn tại qua cuộc khủng hoảng tài chính và môi trường cạnh tranh khốc liệt và trong tương lai gần nhiều công ty chứng khoán và quỹ đầu tư đứng trước nguy cơ phá sản. Mặt khác, đa số nhà đầu tư trên TTCK còn thiếu hiểu biết và chạy theo tâm lý bầy đàn, điều này cũng góp phần không nhỏ đến nguy cơ rút vốn ồ ạt hay bong bóng tài sản.
Hệ thống ngân hàng: Hệ thống ngân hàng tại Việt Nam hiện nay chịu ảnh hưởng rất lớn từ nội tại nền kinh tế, đặc biệt là các chính sách vĩ mô của NHTW. Theo số tư liệu từ hội nghị ngành ngân hàng thì tính đến cuối năm 2008, nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam ở khoảng 43.500 tỷ đồng, chiếm 3,5% tổng dư nợ tín dụng. Trước mắt có những khó khăn như lãi suất cho vay liên ngân hàng quốc tế - LIBOR và SIBOR - đang tăng. Nó có thể ảnh hưởng tới nợ ngắn hạn của Việt Nam tại các NHTM và doanh nghiệp. Mặc dù số nợ này không lớn, chỉ khoảng hai tỷ USD, nhưng lại buộc phải tái cấu trúc kỳ hạn và lãi suất, và như thế sẽ ảnh hưởng tình hình tài chính của một số ngân hàng và doanh nghiệp. Hơn nữa, khủng hoảng ở Mỹ có thể làm cho người dân dự đoán USD sẽ xuống giá và họ có thể rút USD khỏi ngân hàng, hoặc bán USD mua tiền Việt gửi vào. Nó cũng có thể làm cấu trúc tài sản của các ngân hàng rơi vào thế bất lợi.
Ngoài ra, tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu so với hệ thống vẫn đang ởt mức thấp, theo thông lệ thông thường thì tỉ lệ này khoảng 8% nhưng chỉ tiêu này chỉ được các NHTM cổ phần thì đáp ứng được, nhưng với các NHTMNN với số vốn điều lệ chưa tới 1 tỉ USD thì lại chưa đáp ứng được mới chỉ khoang 5 %. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM chính phủ ở mức thấp không tương xứng với quy mô hoạt động của các ngân hàng. Theo quốc tế thì tỉ lệ lợi nhuận trên vốn bình quân (ROE) phải là 15% và tỉ lệ lợi nhuân trên tổng tài sản (ROA) là 1% thì ở Việt Nam chỉ có mỗi NH Ngoại Thương là đạt chỉ tiêu này còn NHTMNN còn lại thì chưa đạt được. Trên thị trường hiện nay còn có sự phân khúc rõ rệt khi các NHTMNN chiếm tới 80% thị phần. Các NHTMNN với khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp chính phủ. Trong khi đó NHTM cổ phần khách hàng chủ yếu là các DN vừa và nhỏ.
Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng tín dụng chậm lại khi nguồn thu chủ yếu của các NHTM là nguồn thu từ chênh lệch lãi suất huy động và lãi suất tiền gửi. Điều này làm ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp, doanh nghiệp thiếu hụt vốn, các dự án lớn bị trì trệ, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ bị phá sản. Đặc biệt, năng lực của một số ngân hàng còn bị giới hạn như việc xử lý thông tin yếu kém hay năng lực của cán bộ nhân viên ngân hàng còn chưa cao, chưa theo kịp với phát triển của thế giới và một số ít bộ phận cán bộ có đạo đức không tốt, gây thất thoát nguồn vốn. Một ví dụ điển hình của việc xử lý thông tin yếu kém là khi tin đồn” Tổng giám đốc Phạm Văn Thiệt của ACB đã bỏ trốn rồi bị bắt" làm khách hàng ồ ạt rút tiền ở ngân hàng Á Châu đã tác động đến TTTC. May mắn là NHNN Việt Nam đã đưa cho NHTM Cổ phần Á Châu 950 tỉ đồng, tương đương với 61 triệu đô la và thống đốc NHNN Lê Đức Thúy đã lên đài truyền hình để trấn an người dân thì trật tự tại ACB đã tạm ổn định, lượng khách hàng rút tiền mới giả. Việc này đã từng xảy ra đối với NH Châu Á - Thái Bình Dương, NH TMCP Vũng Tàu, Nam Đô,Việt Hoa. Như vậy, trong kinh doanh tiền tệ, tin đồn có thể gây hiệu ứng nghiêm trọng. Một điểm yếu nữa của hệ thống tài chính Việt Nam là thông tin thiếu công khai minh bạch nên dễ dẫn đến tồn tại giao dịch nội gián. Vừa qua, hiện tượng cổ đông nội bộ, cổ đông lớn dùng giao dịch nội gián hoặc thao túng giá chứng khoán như trên đã từng làm cho TTCK chao đảo nhiều lần như vụ bà Đào Thị Kiều (Phủ Lý, Hà Nam), cổ đông nội bộ của KSH (Cty Cổ phần Tập đoàn Khoáng sản Hamico) đã tiết lộ thông tin nội bộ về việc triển khai dự án khai thác mỏ vàng Sa Khoáng của Cty này cho bà Nguyễn Thị Nhung (Phủ Lý, Hà Nam) và ông Nguyễn Văn Giống (Duy Tiên, Hà Nam) để giao dịch cổ phiếu KSH (mã chứng khoán của Cty cổ phần khoáng sản Hà Nam). Bà Nhung đã giao dịch hơn 1% số lượng cổ phiếu KSH đang lưu hành mà không báo cáo theo quy định. Ước tính, khoản lời mà bà Kiều, bà Nhung và ông Giống thu được từ giao dịch nội gián cổ phiếu KSH lên tới cả tỷ đồng. Một vụ giao dịch nội gián nữa là bà Nguyễn Kim Phượng vừa bị xử phạt khi thực hiện mua công khai 1,2 triệu cổ phiếu VTV để góp phần đẩy giá cổ phiếu KSH tăng mạnh, từ lúc chào mua chỉ có 40.000 đồng/cổ phiếu, đã tăng lên 66.000 đồng/ cổ phiếu vào ngày 19-3 và bán hết cổ phiếu 557.800 mình có với giá hời vào ngày 31-3 nhưng không công bố thông tin ra công chúng. Hiện tại, với mức phạt thấp như vậy, khung pháp lý chưa đầy đủ thì những hành vi này vẫn chưa bị trừng phạt nghiêm trọng và cho thấy luật tài chính của chúng ta vẫn còn yếu kém. Điều này càng khuyến khích người đầu tư trục lợi và nhiều nhà đầu tư khác nghi ngờ tính minh bạch của TTCK. Một điều nữa là thông tin của các công ty không được công khai, ngay cả trang web của ngân hàng nhà nước Việt nam cũng không có nhiều số liệu về tiền tệ, tín dụng, cán cân thanh toán, dự trữ ngoại tệ.
Hệ thống kiểm soát nội bộ và thanh tra ngân hàng còn yếu kém, phần nhiều tập trung vào những quy định có tính chất thủ tục, khả năng làm rõ thực trạng hoạt động và thực trạng tài chính của từng NHTM rất thấp. Thủ tục phê duyệt thành lập cũng như sáp nhập, giải thể ngân hàng theo quy định của luật pháp và của NHTW nhiêu khê, không hiệu quả làm giảm khả năng cơ cấu lại hệ thống ngân hàng trong khi hệ thống kiểm toán chậm chuyển đổi theo thông lệ quốc tế ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng minh bạch hoá thực trạng tài chính nói chung và khả năng cạnh tranh và phát triển các nghiệp vụ ngân hàng nói riêng.
Đối với Bất động sản: Mặc dù tác động trực tiếp đối với nền kinh tế Việt Nam thì không lớn vì chưa có định chế tài chính nào của Việt Nam đầu tư vào trái phiếu MBS và các hợp đồng cho vay cầm cố như Mỹ nhưng trong 6 tháng đầu năm 2007 dư nợ tín dụng đầu tư kinh doanh bất động sản có xu hướng giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2006, trong đó chủ yếu là tín dụng trung và dài hạn.Theo báo cáo của NHNNthì dư nợ cho vay bất động sản tính đến cuối tháng 9/2008 là 115.500 tỷ VND, chiếm 9,15% tổng dư nợ toàn hệ thống và điều nguy hiểm là tình trạng giá ảo trên thị trường này. Theo thống kê, 60% giao dịch bất động sản trong nước có yếu tố đầu cơ khiến nguy cơ “bong bóng” càng cao. Hiện nay, giá bất động sản Việt Nam gấp 49 lần tại Nhật .
Tình trạng bất ổn xã hội: Tại Việt Nam trong những năm gần đây những cuộc đình công, biểu tình và tranh chấp đất đai xảy ra ngày càng nhiều đã gây ảnh hưởng đến đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, tình trạng xáo trộn đã bùng lên tại các vùng nông thôn có liên quan tới việc nhà nước sung công đất đai và tình trạng tham nhũng của các quan chức địa phương. Hơn nữa, hệ thống an sinh xã hội của Việt Nam còn kém phát triển so với nhiều nước khác; đó là một khoảng cách cần phải giải quyết khi đất nước đang trên đà phát triển hơn nữa. Niềm tin của người dân vào chính phủ giảm sút nghiêm trọng sau rất nhiều biện pháp không hiệu quả.
Đầu tư Việt Nam: Nhìn vào số liệu quá khứ sẽ thấy dòng vốn từ bên ngoài gồm vốn đầu tư trực tiếp,vốn đầu tư gián tiếp, vay nợ và kiều hối chiếm một tỉ trọng đáng kể trong tổng số vốn đầu tư của Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam có môi trường đầu tư rủi ro xếp thứ 2 ở Châu Á, chỉ sau Pakistan. Theo Thomson Reuters Emerging Asia Index (Chỉ số đánh giá Thomson Reuters về các nền kinh tế đang nổi lên tại Châu Á), các sản phẩm hoán đổi rủi ro tín dụng thời hạn 5 năm tại Việt Nam đang được giao dịch ở mức 242,5 điểm. Trong khi đó chỉ số trung bình dành cho các nền kinh tế đang nổi lên tại Châu Á là 134,4 điểm. Đầu tư quá mức (gần 40% GDP) và hệ số ICOR 4,4 (có nghĩa là Việt Nam hiện cần 4,4 đơn vị đầu tư để tạo ra một đơn vị tăng trưởng) là rất cao so với các nước khác trong khu vực ở những giai đoạn phát triển tương đương như Việt Nam bây giờ (hệ số ICOR trung bình của các nước trong khu vực là khoảng 3). Theo báo cáo quốc hội mới họp trong tháng này chỉ số ICOR hiện nay tại một số tập đoàn có khi lên tới 7-7,5%. Rõ rằng việc chỉ số ICOR cao như vậy sẽ là một rủi ro tiềm ẩn đến nền kinh tế Việt Nam khi mà chúng ta không tân dụng được tối đa nguồn vốn. Đặc biệt, việc giải ngân ODA sẽ chậm lại vì các nhà cung cấp vốn ODA lớn như Nhật, châu Âu, Mỹ đang gặp khó khăn thì đương nhiên sẽ hạn chế việc cấp vốn ODA. Tính đến nay, vốn ODA cam kết cho Việt Nam năm 2008 trên 40 tỷ USD, nhưng mới chỉ giải ngân được khoảng 7-8 tỷ USD. Tốc độ giải ngân của chúng ta chậm sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển vì hệ thống giao thông cơ sở hạ tầng của Việt Nam phát triển chậm so với tốc độ phát triển của kinh tế lẫn sự gia tăng dân số. Và bắt đầu từ 2008 các nhà tài trợ quốc tế sẽ không tăng thêm lượng viện trợ phát triển (ODA) cho Việt Nam mà tập trung vào việc tăng hiệu quả các dự án. Nguồn vốn FDI cũng sẽ gặp khó khăn vì dù cho số lượng dự án đăng ký tăng cao, nhưng chắc chắn lượng vốn thực hiện sẽ không được dồi dào như trước vì các nhà đầu tư nước ngoài cũng thiếu tiền và gặp khó khăn trong việc vay các ngân hàng ở nước ngoài. Mặt khác, khi mà một nước dựa quá nhiều vào nguồn vốn FDI trong quá trình phát triển kinh tế, khi mà tỉ trọng của khu vực đầu tư nước ngoài trên GDP lớn sẽ tạo ra sự bất ổn. Nếu quốc gia đó không có cách phong vệ thì các doanh nghiệp nước ngoại rút vốn đầu tư hay nếu như cho rằng đây là nguồn vốn trợ cấp mà không tính đến khoảng nợ phải trả, đến lãi suất thì nguy cơ thâm hụt sẽ khá cao (giống khủng hoảng Mỹ- Latinh năm 1982). Hiện nay, Mỹ đứng thứ 6 trong số các nước đầu tư lớn vào Việt Nam, nếu cộng cả giá trị đầu tư qua các nước thứ 3 thì Mỹ là nhà đầu tư số 1 vào Việt Nam trong nhiều năm qua nên cuộc khủng hoảng nặng nề ở Mỹ sẽ dẫn đến dòng vốn đổ từ Mỹ giảm sút. Về lượng kiều hồi, thì với số kiều bào khoảng 3 triệu người làm ăn và sinh sống, hàng năm số tiền ngoại tệ được gửi về khoảng 8-10 tỷ USD, chiếm vị trí quan trọng trong cán cân thanh toán nhưng vì đa số kiều hối về Việt Nam xuất phát từ Mỹ lượng kiều hối sẽ bị ảnh hưởng nặng nề .
Xuất khẩu: Mỹ, EU, Nhật đang là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam. Hiện nay 60% GDP của chúng ta là để phục vụ cho xuất khẩu và Mỹ chiếm khoảng 23-25% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Hiện nay xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ đang giảm mạnh vì một phần lớn hàng xuất khẩu của Việt Nam là các loại hàng thô, trong khi giá các nguyên liệu thô trên thị trường thế giới đang giảm, kể cả khi không có khủng hoảng ở Mỹ và sự eo hẹp của TTTC dẫn đến eo hẹp thị trường nhập khẩu hàng hóa, nhu cầu về hàng xuất khẩu của Việt Nam giảm đi. Mỹ là một nền kinh tế 70% tiêu dùng. Hiện nay, người tiêu dùng Mỹ đang thắt chặt hầu bao, không còn vung tiền chi tiêu mua sắm ôtô, tivi, tủ lạnh, thực phẩm... nên các nền kinh tế dựa chủ yếu vào nguồn lợi từ xuất khẩu chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Một nguyên nhân nữa khiến cho xuất khẩu Việt Nam giảm là Mỹ hay EU là thị trường khó tính nên hàng hóa Việt Nam khó đáp ứng được tiêu chuẩn khắt khe. Kim ngạch hàng hoá xuất khẩu tháng 1/2009 ước tính chỉ đạt 3,8 tỷ USD, giảm 18,6% so với tháng 12/2008 và giảm 24,2% so với cùng kỳ năm trước. So với cùng kỳ năm 2008, hầu hết các mặt hàng đều cho thấy có độ giảm 33,2%; dầu thô giảm 52,4% do giá xuất khẩu dầu thô giảm 57,7%; giày dép giảm 26%; thuỷ sản giảm 18,6%; cà phê giảm 30,2%; gỗ và sản phẩm gỗ giảm 18,6%. Trong khi đó, kim ngạch hàng hoá nhập khẩu tháng 01/2009 ước tinh đạt 4,1 tỷ USD, giảm 27,6% so với tháng trước và giảm 44,8% so với cùng kỳ năm 2008. Vừa qua, Việt Nam đã nhập khẩu 1 tỉ đô la thép thành phẩm trong tháng 3 năm 2008 để nhằm mục đích dự trữ, và giá trị nhập khẩu đã giảm nhanh chóng xuống còn 430 triệu đô la trong hai tháng 6 và 7, làm tổng thâm hụt thương mại 600 triệu đô la mỗi tháng. Sự xuống dốc tương đối của xuất khẩu và nhập khẩu sẽ dẫn đến thâm hụt cán cân thương mại và thâm hụt tài khoản vãng lai.
Tình hình đô la hoá tại Vệt Nam : Đô la hoá là hiện tượng sử dụng đồng đô la ngày càng phổ biến trong các giao dich tài chính và giao dịch thường là giải pháp của công dân hay chính phủ trước sự mất ổn định của các đồng nội tệ. Ở Việt Nam đang ở mức đô la hoá không chính thức có nghĩa đồng đô la được sử dụng một cách rộng rãi nhưng không được chính phủ chấp nhận chính thức. Việc đô la hoá cộng thêm dân chúng Việt Nam nắm giữ nhiều tiền mặt trong tay sẽ làm giảm hiệu quả điều hành của chính sách tiền tệ, làm ảnh hưởng đến việc hoạch định chính sách vĩ mô.
Các doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả: Những hoạt động ảnh hưởng ngay như doanh số giảm do doanh nghiệp không tiêu thụ được hàng hoá (xuất khẩu thấp, giá hạ; tiêu dùng trong nước không tăng do đời sống thu hẹp, xã hội giảm nhu cầu mua sắm).
Lĩnh vực xã hội: Tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam sẽ gia tăng, năm 2008 ở Việt Nam là 4,65% và trên 50.000 người mất việc làm trên cả nước và năm 2009 có thêm khoảng 300.000 lao động bị mất việc trong năm 2009. Các chi phí cho hỗ trợ an sinh xã hội tăng.
Hiện nay, trong số 10 triệu chứng dẫn đến khủng hoảng 1997, thì các chuyên gia thống kê được thì Việt nam đã có 8 triệu chứng thâm hụt tài khoản vãng lai, bong bóng tài sản, vay ngoại tệ không phòng vệ, hệ số ICOR cao, đầu tư công kém hiệu quả, kiểm soát bất cẩn đối với ngân hàng, nợ xấu cao, vay nợ chéo trong tập đoàn; và chỉ có 2 triệu chứng là không có, gồm: nợ nước ngoài ngắn hạn và tự do hóa tài khoản vốn.
2. Các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Đối với Chính phủ: Nền kinh tế thị trường càng phát triển, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế càng sâu sắc thì vai trò chính phủ trong việc quản lý, duy trì sự cân đối, hợp lý và bền vững của nền kinh tế càng trở nên quan trọng. Đặc biệt, trong đối phó với khủng hoảng, sự can thiệp của chính phủ càng cần thiết hơn bao giờ hết. Bài học về cuộc khủng hoảng 1997 - 1998 đã cho thấy, vai trò vô cùng quan trọng của các chính phủ trong việc lựa chọn, hoạch định chính sách giải quyết khủng hoảng. Chính sự lựa chọn chính sách, giải pháp thích hợp đã giúp một số nền kinh tế nhanh chóng vượt qua khủng hoảng.
Trước hết, cần có một tổ chức chuyên trách của Chính phủ để giám sát hoạt động của hệ thống tài chính như theo dõi sự biến động của lạm phát, tỷ giá hối đoái, lãi suất tín dụng trong nước và quốc tế cán cân tài khoản vãng lai, nợ quốc gia, hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp để đề xuất của chính sách và điều tiết cần thiết, bảo đảm phát triển bền vững với tăng trưởng tương đối cao. Nếu để hệ thống tài chính phát triển tự phát với sự xuất hiện các công cụ tài chính càng tinh vi, phức tạp thì càng khó quản lý và nếu như có chớm khủng hoảng thì chính phủ nên can thiệp nhanh chóng và chủ động.
Chủ động và kiểm soát quá trình hội nhập quốc tế: Để ổn định và phát triển kinh tế có hiệu quả, cần tuân thủ những nguyên tắc chung của nền kinh tế thị trường, chính phủ cần có những chính sách để đảm bảo dung hoà hợp lý cơ cấu vốn trong nước – nước ngoài, vốn ngắn hạn - dài hạn, cơ cấu vốn đầu tư vào các ngành kinh tế (có chiến lược có lộ trình hoạt động hướng mạnh vào khai thác thị trường nội địa phát huy tiềm năng thế mạnh của nông nghiệp, nông thôn và ệ thống doanh nghiệp nhỏ và vừa và kinh tế tư nhân) bảo đảm sự đồng bộ giữa các chính sách, thể chế trong quá trình tự do hoá và phát triển cơ chế giám sát an toàn tài chính. Tiếp tục và kiên quyết thực hiện cuộc đấu tranh chống tham nhũng có hiệu quả, tránh thất thoát các nguồn lực trong và ngoài nước cần thiết cho phát triển đất nước, đảm bảo sự ổn định chính trị – xã hội, coi đó là nền tảng và là nhân tố quyết định cho phát triển kinh tế – xã hội đất nước (đối với những bất ổn chính trị thì cho dù bất kỳ một dấu hiệu nào cho thấy một phong trào phản kháng toàn quốc xuất phát từ những cuộc tranh chấp có tính địa phương cũng cần được theo dõi chặt chẽ). Trong bối cảnh gia tăng xu hướng tự do hoá, toàn cầu hoá cũng như mức độ cạnh tranh và tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nước, thì Việt Nam cần có chính sách chủ động và phù hợp cho quá trình tự do hoá tài chính – tiền tệ. Phải có kế hoạch, lộ trình tự do hoá vừa đồng bộ, vừa thận trọng, có tính đến đầy đủ thực tế trong nước và khu vực, tránh nôn nóng tự do quá nhanh, vượt qua sự chuẩn bị, năng lực cạnh tranh và kiểm soát của đất nước. Mặt khác, cũng cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế để tập trung nguồn lực và phối hợp hành động chung trên phạm vi khu vực và toàn cầu, thực hiện nghiêm túc các cam kết quốc tế.
Sử dụng nguồn vốn đầu tư một cách hiệu quả : đối với nguồn vốn FDI thì cần nâng cao chất lượng sử dụng FDI, coi việc gia tăng hàm lượng kỹ thuật của FDI là mục tiêu hàng đầu, chú trọng thu hút những hạng mục đầu tư có ý nghĩa tích cực trong việc điều chỉnh cơ cấu ngành nghề và nâng cao trình độ kỹ thuật của các doanh nghiệp Việt nam, chú trọng việc thống qua FDI để nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành và năng lực cạnh tranh của Việt nam, đồng thời thông qua việc thu hút FDI để đẩy mạnh việc cải thiện cơ cấu quản lý, tăng cường độ minh bạch của các doanh nghiệp Việt Nam. Chính phủ và các doanh nghiệp cũng cần tính đến khả năng trả nợ khi các nguồn vốn này đáo hạn. Đặc biệt, cần quan tâm và ưu tiên khu vực công như đường sá giao thông ở những quốc lộ quan trọng, hệ thống thủy lợi, tưới tiêu, điện lưới…
Nhanh chóng tạo môi trường pháp lý phù hợp đặc biệt là hệ thống luật lệ cơ chế (kể cả bổ sung và ban hành mới) như luật NHNN chính phủ, luật các tổ chức tín dụng, luật ngân sách, luật chứng khoán, luật bảo hiểm… Mặt khác, phải tạo cơ chế để các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được với vốn, tạo công ăn việc làm, góp phần tăng cường sức cạnh tranh của nền kinh tế. Chính phủ cũng cần đảm bảo thông tin đầy đủ cho các doanh nghiệp vì nếu trong một thời gian dài doanh nghiệp mà không có thông tin chính xác, đầy đủ của các đơn vị kinh tế chức năng sẽ dẫn tới các doanh nghiệp rơi vào tình trạng bị động trong các quyết định của NHNN, chính phủ.
Xây dựng mạng lưới an toàn tài chính quốc gia bao gồm Bộ Tài chính, NHW, Uỷ ban giám sát tài chính quốc gia và tổ chức BHTG. Đồng thời mạng lưới này phải đưa ra được các phương án cụ thể để xử lý những khía cạnh riêng có thể gây ra trước hoặc tồn tại trong cuộc khủng hoảng. Nhất là củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động BHTG, đây là một cơ chế được những nhà hoạch định chính sách của nhiều quốc gia trên thế giới ưa chuộng vì BHTG góp phần củng cố niềm tin của công chúng đối với hệ thống ngân hàng, có thể ngăn ngừa và hạn chế được các cuộc rút tiền ồ ạt gây nên hậu quả rất nghiêm trọng đối với bản thân các ngân hàng xảy ra đột biến rút tiền gửi nói riêng và cả hệ thống nói chung. Hoạt động BHTG cũng giúp các ngân hàng hoạt động yếu kém, không thể tiếp tục duy trì hoạt động có thể rút khỏi lĩnh vực kinh doanh ngân hàng một cách có trật tự, không ảnh hưởng đến các ngân hàng khác và toàn hệ thống. Bên cạnh việc ổn định lĩnh vực tài chính, một cơ chế bảo hiểm có thể thúc đẩy các giá trị mang tính chính sách khác như bảo vệ người gửi ít tiền hoặc cải thiện cơ hội cho các ngân hàng nhỏ cạnh tranh với các tổ chức lớn hơn đối với các khoản tiền gửi bằng cách giảm nhẹ mối quan tâm về những bất lợi của các ngân hàng nhỏ. Trong cuộc khủng hoảng vừa qua tại Mỹ, FDIC được trao quyền rộng rãi trong cả hoạt động quản lý và giải cứu khủng hoảng đã góp phần không nhỏ vào việc ngăn chặn và giảm thiểu hậu quả của khủng hoảng. Vì vậy, Việt Nam có thể cân nhắc việc lựa chọn mô hình hoạt động của tổ chức BHTG cũng như quy định về thẩm quyền của tổ chức này trong việc góp phần bảo đảm an toàn tài chính quốc gia. Trước mắt, năng lực tài chính của BHTG Việt Nam cũng cần được nâng cao để đủ khả năng thực hiện các hoạt động hỗ trợ và chi trả khi có nhiều ngân hàng gặp khó khăn. Bên cạnh đó, Việt Nam có thể nghiên cứu, xem xét và có định hướng cho phép tổ chức BHTG có quyền sử dụng cơ chế chính thức xử lý sớm ngân hàng có nguy cơ đổ vỡ, có quyền tiếp nhận và thanh lý tài sản và giải quyết những nghĩa vụ nợ của ngân hàng bị đổ vỡ. Đồng thời quy định rõ vai trò và nhiệm vụ của tổ chức BHTG khi xảy ra khủng hoảng ngân hàng.
Đối với hoạt động xuất nhập khẩu, Việt Nam cần là phải nỗ lực chuyển dịch cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu theo hướng cao cấp hơn, đa dạng hơn. Trong thời gian trước mắt, Việt Nam nên củng cố sức cạnh tranh của các ngành công nghiệp để khi kinh tế Mỹ hồi phục sẽ triển khai chiến lược xuất khẩu với nhiều mặt hàng đa dạng hơn. Mặt khác, Việt Nam cũng cần có những xúc tiến thương mại đối với những thị trường tiềm năng, dễ xâm nhập thị trường.
Chính phủ còn phải thực hiện những mục tiêu cụ thể khác như hỗ trợ phát triển kinh tế, bảo đảm việc làm cho người lao động, trợ cấp cho người thất nghiệp, cân bằng cán cân thanh toán. Mặt khác, cũng cần đầu tư nhiều hơn và hiệu quả hơn vào giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực tương lai của Việt Nam sẽ giúp giảm bớt số lượng những đối tượng dễ bị tổn thương (trong đó phần đông là những người lao động di cư, người lao động không đúng chuyên môn và các doanh nghiệp hộ gia đình).
Đối với NHNN
Trong bối cảnh hiện nay với nhiều biến động quốc tế phức tạp và khó dự báo, ổn định giá cả là mấu chốt, theo đó mục tiêu lạm phát cần được coi là hạt nhân của CSTT hiệu quả. NHNN cần xác định mục tiêu rõ ràng về ổn định giá cả, góp phần đạt được những mục tiêu khác như tăng trưởng bền vững và tạo thêm nhiều việc làm. Sự lựa chọn phổ biến là xác định dải lạm phát, trong đó cần nhấn mạnh trọng tâm hoặc mục tiêu trọng tâm trong dải lạm phát.
Nâng cao chất lượng hệ thống tài chính: Giống như các nước đông Á khác, ở Việt Nam, các ngân hàng chiếm tỉ trọng cao trong hệ thống tài chính. Hầu hết các giao dịch đều được thực hiện qua hệ thống ngân hàng, TTCK có một vài trò rất khiêm tốn. Hoạt động của các NHTM Việt Nam còn rất sơ khai, chủ yếu là cấp tín dụng, còn các loại hình dịch vụ ngân hàng khác, nhất là các dịch vụ ngân hàng bán lẻ hầu như chưa phát triển. Hơn thế nữa, do mới chuyển đổi từ hệ thống ngân hàng một cấp sang hệ thống ngân hàng hai cấp nên công chúng chưa có thói quen sử dụng các dịch vụ tài chính ngân hàng. Do đó cần khuyến khích người dân tích cực tham gia các dịch vụ ngân hàng để củng cố và phát triển hệ thống này hơn nữa. Một điều quan trọng nữa là tuy hoạt động tín dụng là nghiệp vụ kinh doanh chính đem lại hơn 80% doanh thu của các NHTM Việt Nam, nhưng hiện nay khối lượng nợ xấu tương đối cao Theo báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước Việt nam, đến cuối năm 2003, tỷ lệ nợ xấu (quá hạn) của các ngân hàng thương mại Việt Nam chiếm 4,74% trong tổng dư nợ cho vay gần 300.000 tỷ VNĐ (tương đương với 14.200 tỷ VNĐ). Con số này chưa kể khoản nợ tồn đọng 21.280 tỷ VNĐ trước ngày
01/01/2001 mới chỉ xử lý được 13.386 tỷ đồng. Nếu tính số chưa được xử lý cộng với số nợ tồn đọng nêu trên thì số nợ tồn đọng của các ngân hàng thương mại Việt Nam là 22.094 tỷ VNĐ (bằng 7,36% dư nợ và
3,4% GDP). Nhưng theo ý kiến của bà Susan Adams đại diện thường trú cao cấp của IMF tại Việt Nam và ông Klaus Rohland - Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam thì nợ xấu của hệ thống
ngân hàng Việt Nam vào khoảng 15-20% (tương đương 45.000-60.000 tỷ VNĐ), chiếm từ 7-10% GDP
Việt nam. Theo đánh giá của một số chuyên gia thì tỷ lệ nợ xấu lên đến 30% (Thomas 2003)
Theo Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam, các tổ chức hoạt động theo luật này được gọi là tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, để đơn giản, trong tình huống nghiên cứu này gọi là ngân hàng.
. Một nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng nợ xấu nhiều nhất là do các ngân hàng không có đầy đủ thông tin từ phía khách hàng của mình mặc dù đã có rất nhiều nỗ lực trong công tác thẩm định. Do vậy, các ngân hàng cần làm tốt công tác quản trị rủi ro, xử lý thông tin bất cân xứng một cách hiệu quả. Ngoài ra cũng cần sắp xếp lại tổ chức bộ máy và đội ngũ nhân sự có chuyên môn có đạo đức nghề nghiệp làm việc có hiệu quả trong lao động tác nghiệp trong quản trị kinh doanh đủ tầm để thực hiện dịch vụ công nghệ mới trong hoạt động tài chính - tiền tệ của đất nước sát với trình độ của khu vực và thế giới. Một biện pháp nữa là cần cải tổ hệ thống tài chính như cơ cấu lại NHNN, bộ tài chính, Uỷ ban giám sát tài chính QG, tăng tính độc lập của NHNN đối với chính phủ để quản lý vốn có hiệu quả hơn và tái cơ cấu hệ thống ngân hàng được thực hiện thông qua các hoạt động xử lý ngân hàng đổ vỡ hoặc có vấn đề.
Bảo đảm sự lành mạnh của những trung gian tài chính: cần xây dựng cơ chế công khai và minh bạch thông tin về hoạt động trung gian tài chính, đặc biệt là các ngân hàng như những quy định như bắt buộc trung gian tài chính phải báo cáo chính xác về quản lý sổ sách và công khai thông tin cơ bản về hoạt động ngân hàng. Những thông tin này cho phép chủ nợ ngân hàng và người đầu tư có được bức tranh tổng thể về lợi nhuận ngân hàng, vốn, tài sản suy yếu, dự phòng đối với từng loại khoản vay một cách kịp thời. Ngoài ra, cũng cần có những hạn chế về những gì các trung gian tài chính được phép làm và những tài sản nào họ có thể được nắm giữ, hay giới hạn một trung gian tài chính không cho họ thực hiện một số hoạt động có rủi ro nào đó hoặc yêu cầu không được nắm giữ một số tài sản có rủi ro nào đó. Ví dụ như các công ty bảo hiểm được phép giữ những cổ phiếu nhưng những cổ phiếu này không thể vượt quá một tỉ lệ nào đó so với toàn bộ tài sản của họ. Mặt khác, cũng cần xóa bỏ việc cho phép công ty phi tài chính làm ngân hàng và ngược lại. Ngoài ra đối với các định chế về vay mượn mua nhà, thí dụ như phải có tỷ lệ vốn tối thiểu bỏ ra, tiền chi trả nợ thường xuyên không thể hơn một tỷ lệ nào đó so với thu nhập thường xuyên (thí dụ 30%). Ngoài ra, Việt Nam có thể từng bước công khai kết quả xếp loại tín dụng các tổ chức ngân hàng trên các phương tiện truyền thông và Việt Nam cần khuyến khích các các ngân hàng thực hiện đánh giá và xếp loại hoạt động bởi các tổ chức quốc tế chuyên nghiệp và có uy tín. NHNN cũng cần nhanh chóng và kiên quyết loại trừ những liên kết mờ ám trong “tam giác lợi ích”: các nhà cầm quyền – các ngân hàng – các công ty, những quan hệ móc ngoặc, hối lộ, những chỉ thị ngầm. Tổ chức kinh tế yếu kém vẫn tồn tại và mở rộng ra sẽ là những mầm mồng khủng hoảng trong hệ thống tài chính – ngân hàng, đây chính là nguyên nhân đầu gây ra những khoản “tín dụng xấu”, những món nợ khó đòi không có người chịu trách nhiệm cuối cùng, từ đó làm triệt tiêu các động lực phát triển, củng cố hệ thống tài chính ngân hàng.
NHNN nên có những qui định về tỷ lệ dự trữ, về vốn và các công cụ thanh tra: Quy định về dự dữ là một phương pháp kiềm chế bùng nổ cho vay bởi vì yêu cầu tăng dự trữ làm giảm vốn khả dụng và tăng chi phí đối với ngân hàng, dẫn tới ngân hàng bị bất lợi trong cạnh tranh và được sử dụng như một công cụ hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng sẽ ảnh hưởng đáng kể trong việc mở rộng khoảng cách giữa tiền gửi và tiền vay và giảm sự mở rộng giữa lượng cung tiền hẹp và lượng cung tiền rộng. Ngoài ra, việc nâng tỷ lệ dự trữ sẽ chống được bùng nổ cho vay tại ngân hàng ‘yếu” là những ngân hàng có mức vốn dưới mức được phép và không có hệ thống đánh giá tín dụng nội bộ tốt. NHNN cũng cần có một mức dự trữ thích hợp để trang trải các khoản thanh toán nợ quốc tế và cung cấp tài chính cho hoạt động thương mại quốc tế. Tỉ trọng nợ dưới dạng USD thấp sẽ giúp NHNN linh hoạt hơn trong việc giảm giá nội tệ để tăng cường năng lực cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế. Tránh tình trạng mở rộng phát hành bản tệ để mua ngoại tệ trên thị trường trong nước khi có nguồn ngoại tệ ngắn hạn chảy vào và phải tính đến những tác động và hậu quả về kinh tế tài chính khi điều chỉnh tỷ giá, hoặc khi chuyển đổi cơ chế điều hành tỷ giá và ấn định biên độ biến động, mặt khác cũng luôn luôn theo dõi sự biến động về tỷ giá trong khu vực và trên thế giới mà cần có những đối sách phù hợp. Ngoài ra, mức độ rủi ro của danh mục tài sản càng lớn thì đòi hỏi lượng vốn đệm (capital buffer) càng cao để dự phòng cho các khoản tổn thất. Hệ số an toàn vốn (tỷ lệ vốn tự có/ tài sản có rủi ro) phải được xác lập một cách thận trọng và phù hợp, đặc biệt đối với các ngân hàng có chi nhánh tại nhiều quốc gia. Hệ số an toàn vốn cần đáp ứng được các qui định tại hiệp định BASEL I hoặc BASEL II: Hệ số vốn cho các ngân hàng hoạt động quốc tế thấp nhất là 4% đối với vốn sơ cấp và 8% đối với tổng vốn (vốn sơ cấp + vốn thứ cấp). Hệ số này được xem như một chuẩn mực chung và được hầu hết các quốc gia áp dụng cho các ngân hàng theo nguyên tắc thống nhất. Ngoài ra, cần tăng cường quản lí chặt chẽ về vốn không chỉ là những yêu cầu về lượng vốn tối thiểu, cơ cấu vốn mà cả công tác giám sát, quản lí, áp dụng các hạn mức nội bộ, tăng cường mức dự phòng và dự trữ để ngân hàng có hoạt động an toàn và lành mạnh, góp phần duy trì hệ thống tài chính quốc gia ổn định. Đồng thời cần thực thi các nguyên tắc thận trọng trong hoạt động nhằm giảm bớt rủi ro đi kèm với các luồng vốn, như sự thay đổi đột ngột của các luồng vốn, bùng nổ cho vay bởi sự tăng lên mạnh mẽ của các khoản tiền gửi.v.v..
Tăng cường hệ thống kế toán, công khai thông tin và cơ sở pháp lý: Theo khảo sát của Uỷ ban Basel, phần lớn các nước đang phát triển đánh giá tính đầy đủ của khoản dự phòng của các ngân hàng. Nhưng hướng dẫn về dự phòng thường không rõ ràng hoặc yếu, vì vậy những hướng dẫn này cần cụ thể và chặt chẽ hơn nhằm giúp các đơn vị dự phòng đầy đủ. Việc phân loại tài sản một cách chặt chẽ và mang tính thực tiễn có thể giảm thời gian trì hoãn công nhận các khoản nợ xấu, đồng thời khuyến khích ngân hàng dự phòng đầy đủ để cho những khoản vay có thể bị tổn thất. Cơ sở pháp lý cho hoạt động ngân hàng cần tập trung vào nâng cao quyền hạn của cơ quan thanh tra theo luật định trong việc thực hiện trách nhiệm giám sát và hiệu chỉnh. Bên cạnh đó, cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện quy định pháp lý về hoạt động ngân hàng an toàn và lành mạnh như các cơ chế chính sách khuyến khích kiểm soát và hạn chế rủi ro đối với chủ sở hữu ngân hàng, quản lý ngân hàng, các chủ nợ và thanh tra viên ngân hàng. Song song với việc sử dụng mô hình kiểm soát nội bộ tại ngân hàng, ngân hàng và thanh tra viên ngân hàng phải thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình nếu như những cải cách pháp lý loại bỏ những cản trở đối với cầm cố, chuyển nhượng và tịch biên tài sản cầm cố khoản vay.
Thực hiện chức năng người cho vay cuối cùng: Đối với một ngân hàng đơn lẻ, chức năng người cho vay cuối cùng của NHTW được thực hiện có thể ngăn chặn tình trạng mất khả năng thanh khoản. Tuy vậy, chính hoạt động này cũng có thể dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán khi ngân hàng được trợ giúp thanh khoản không có khả năng bán được những tài sản với giá bằng giá trị thực của chúng do hậu quả của hiện tượng thông tin không cân xứng. Đối với khủng hoảng hệ thống, cơ quan quản lý tiền tệ có thể làm cho cuộc hoảng loạn ngân hàng lắng xuống bằng cách can thiệp khi tính thanh khoản của các ngân hàng còn khả năng thanh toán bị đe dọa, tức là, bằng cách cung cấp bất cứ nguồn vốn nào mà ngân hàng cần để đáp ứng nhu cầu thanh toán ngay. Sự xuất hiện của các cuộc khủng hoảng trên quy mô quốc tế làm nảy sinh nhu cầu người cho vay cuối cùng quốc tế. Theo Goodhart và Huang (2000) khi NHTW không thể đáp ứng nhu cầu ngoại tệ, có thể gây ra một cuộc khủng hoảng tiền tệ, thường gắn liền với khủng hoảng ngân hàng. Mặc dù thị trường liên ngân hàng quốc tế có thể trợ giúp nhu cầu thanh khoản cho các nền kinh tế nhưng cũng có thể làm gia tăng rủi ro khủng hoảng tài chính thế giới lan truyền. Người cho vay cuối cùng quốc tế có thể giúp cung cấp tính thanh khoản và giảm bớt hiệu ứng lan truyền này. Trong cuộc khủng hoảng vừa qua các nước thuộc EU đã lập một quỹ chung nhằm giảm hiệu ứng khủng hoảng lan truyền. Nói cách khác, NHNN cũng cần có cơ chế bảo đảm cho nhiều quỹ bảo lãnh tín dụng ở các đại phương ra đời và đi vào hoạt động trên thực tế, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tiếp cận được vay vốn ngân hàng. Từ năm 2001 đến nay, cả nước mới có 11/63 địa phương lập quỹ bảo lãnh tín dụng, trong đó chỉ có ba quỹ bảo lãnh tín dụng đi vào hoạt động, bao gồm: Quỹ bảo lãnh tín dụng Trà Vinh, Quỹ bảo lãnh tín dụng Yên Bái và Quỹ bảo lãnh tín dụng Đồng Tháp. Do vậy các doanh nghiệp thiếu đi một kênh huy động vốn quan trọng để doanh nghiệp vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh.
Hơn nữa, cần có những chính sách hỗ trợ, ưu đãi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, là khu vực tạo ra nhiều công ăn việc làm nhưng lại đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn và đang có nguy cơ phá sản và thất nghiệp nhiều nhất. Ngoài ra, nên mở rộng mạng lưới cho vay ưu đãi đến các vùng nông thôn, nơi tập trung 70% lực lượng lao động, hơn 80% hộ nghèo trên toàn quốc. Cùng với đó, nên có các chính sách hỗ trợ cho các chương trình nhà ở cho người thu nhập thấp ở các vùng giáp ranh, các khu công nghiệp, các khu nhà ở tạm, thiếu tiện nghi tối thiểu trong các thành phố nhằm góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Rà soát chỉnh sửa cơ chế và thủ tục cho vay đối với hộ nghèo, học sinh sinh viên và các đối tượng chính sách khác phát triển sản xuất, kinh doanh, cải thiện đời sống và học tập.
NNNN Việt Nam cần kiểm soát nguồn vốn vay với các dự án địa ốc và tính thanh khoản của các bên đi vay, đặc biệt cần tập trung nâng cao chất lượng tín dụng bất động sản thông qua việc kiểm soát quy trình, giám sát nghiêm túc việc cho vay bất động sản để đảm bảo an toàn hệ thống để tránh tình trạng bong bóng tài sản. Ngoài ra cũng cần tạo đòn bẩy tài chính cho khối kinh tế tư nhân; xác định được các khoản lỗ về mặt tài chính và cần có chính sách hỗ trợ cho toàn bộ hệ thống tài chính. NHNN nên chỉ đạo các NHTM điều hành cân đối với kinh doanh để bố trí vốn giải ngân cho các hợp đồng tín dụng đã ký kết cho các dự án lớn, trọng điểm quốc gia, các dự án đầu tư theo chủ trương kích cầu đầu tư của Chính phủ; mua trái phiếu Chính phủ với mục đích đầu tư cho các dự án kích cầu đầu tư. Phối hợp với các bộ, ngành có liên quan tích cực đàm phán với các tổ chức quốc tế để huy động vốn ODA và các nguồn vốn tài trợ khác; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, NHTM huy động vốn từ nước ngoài.
Đối với hệ thống NHTM
Nâng cao chất lượng ngân hàng: Năm 2009, do Việt Nam thực hiện cam kết mở cửa thị trường trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng nên hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay đang phải sự cạnh tranh khốc liệt hơn, đòi hỏi khả năng quản trị của các ngân hàng trong nước cao hơn, tăng tốc hơn và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng trong nước phải đảm bảo để sự cạnh tranh này không tạo nên tình trạng bất ổn của hệ thống tài chính quốc gia.
Cần điều chỉnh linh hoạt chính sách tín dụng phù hợp với quy định của NHNN và tình hình thực tế trên thị trường trong từng thời kỳ. Mặt khác, cũng phải cơ cấu lại nguồn vốn và tỷ lệ cho vay phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tế của các doanh nghiệp Việt Nam và những diễn biến trên thị trường, không nên quá nguyên tắc đặt lợi nhuận cao lên hàng đầu khi xem xét quyết định cho vay, nhất là trong bối cảnh doanh nghiệp đang gặp khó khăn như hiện nay.
Mở rộng tín dụng có hiệu quả, phù hợp với quy định của pháp luật; áp dụng lãi suất cho vay hợp lý trong điều kiện doanh nghiệp, hỗ sản suất đang gặp khó khăn về sản xuất, kinh doanh; xử lý kịp thời các vướng mắc về nợ vay và tiếp cận tín dụng của khách hàng. Trong khi đó thì cần kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng như tiến hành phân tích, đánh giá, phân loại các khoản cho vay kinh doanh bất động sản dể có giải pháp phù hợp đối với từng đối tượng vay vốn; tiếp tục tăng tín dụng đối với lĩnh vực xuất khẩu, nông nghiệp, nông thôn, các dự án trọng điểm quốc gia, các nhu cầu vốn sản xuất có hiệu quả, chú trọng mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, mà các khoản vay đó đáp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật và khả năng cân đối vốn của các tổ chức tín dụng.
Tăng cường công tác kiểm tra và kiểm toán nội bộ, quản lý vốn khả dụng, chấp hành đúng quy định của NHNN Việt Nam về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro; rà soát, chỉnh sửa và hoàn thiện các quy trình nội bộ về hoạt động tín dụng, kinh doanh tiền tệ, ngoại hối, thanh toán, chuyển tiền, ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với các quy định của pháp luật; đánh giá các rủi ro có thể xảy ra trong từng quy trình nghiệp vụ để triển khai ngay các biện pháp phòng ngừa, xử lý rủi ro, tăng cường trang bị các trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác thu thập, xử lý thông tin bất cân xứng và kinh doanh.
Đẩy nhanh việc thực hiện các dự án hiện đại hóa công nghệ ngân hàng nhằm nâng cao năng lực quản trị kinh doanh, tập trung thanh toán tại trụ sở chính và kết nối toàn hệ thống; chú trọng nâng cao các dịch vụ và tiện ích ngân hàng cho khách hàng.
Các NHTM cần theo dõi chặt chẽ diễn biến và dự báo về khả năng về ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, tín dụng ở Mỹ đối với nền kinh tế, TTTC thế giới và khả năng tác động đối với nền kinh tế Việt Nam, để chủ động thực hiện các biện pháp nhằm ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra.
Đối với các thị trường
Thị trường trái phiếu sẽ tập trung vào các giải pháp đẩy mạnh phát hành trái phiếu Chính phủ nhằm đảm bảo nhu cầu chi đầu tư và cho an sinh xã hội từ ngân sách chính phủ, đồng thời khuyến khích doanh nghiệp và địa phương phát hành trái phiếu huy động vốn để tự đảm bảo nguồn vốn cho các dự án đầu tư.
TTCK: Ủy ban Chứng khoán, NHNN và Bộ Tài chính cần phải họp bàn xem các tổ chức nào sẽ có khả năng rút vốn ở thị trường Việt Nam và cần dự báo các tổ chức đó bán cổ phần, cổ phiếu của Việt Nam đến mức nào, ảnh hưởng ra sao đến dự trữ ngoại hối; cũng cần phải cảnh báo với thị trường và các nhà đầu tư trong nước để tránh hoảng loạn trên thị trường, tăng cường công tác công khai thông tin và thanh tra giám sát thị trường, đảm bảo thị trường hoạt động minh bạch và hiệu quả..
Thị trường bảo hiểm: phát triển thị trường bảo hiểm toàn diện nhằm đáp ứng nhu cầu bảo hiểm của nền kinh tế; nâng cao năng lực tài chính, kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động bảo hiểm; đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và hội nhập quốc tế.
KẾT LUẬN
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 đã qua đi nhưng các nước hiện nay vẫn phải đối phó với những khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này. Đặc biệt, là đất nước mới chập chững bước chân vào quá trình toàn cầu hóa, mở rộng kinh tế ra thế giới, Việt Nam vừa có những cơ hội và có cả những thách thức. Những khó khăn bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng vừa qua đã mang lại cho Việt Nam những nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến một cuộc khủng hoảng nợ trong tương lai. Do vậy, chính phủ cùng toàn thể thành viên trong hệ thống tài chính phải có những biện pháp nhất định để kiểm soát, ngăn ngừa nguy cơ này. Mặt khác, cũng cần phải có những chính sách và phương pháp hợp lý để nâng cao và phát triển hệ thống tài chính Việt Nam- vốn rất nhạy cảm và chiếm một vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam.
Vì có rất nhiều các cuộc khủng hoảng nợ xảy ra trên toàn thế giới nhưng do phạm vi có hạn và nhiều vấn đề đòi hỏi phải được nghiên cứu sâu sắc toàn diện nên mặc dù đã có cố gắng nhưng do kiến thức và kinh nghiệm của em còn nhiều hạn chế nên đề tài không thể tránh khỏi những sai sót. Qua đây em xin chân thành cảm ơn tới thầy giáo Ths. Phan Trần Trung Dũng đã nhiệt tình hướng dẫn để em hòan thành luận văn tốt nghiệp này! Em rất mong được sự chỉ dẫn thêm của các thầy cô giáo để đề tài được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Nguyên nghĩa
NHNN
Ngân hàng nhà nước
NHTM
Ngân hàng thương mại
NHTMNN
Ngân hàng thương mại nhà nước
FED
Cục dự trữ liên bang
TTTC
Thị trường tài chính
CSTT
Chính sách tiền tệ
TTCK
Thị trường chứng khoán
CNTB
Chủ nghĩa tư bản
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
IMF
Quỹ tiền tệ Quốc tế
WB
Ngân hàng thế giới
EU
Liên minh Châu Âu
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Phụ lục 1:
Bảng CĐKT của ngân hàng xấu đi
Tăng lãi suất
TTCK suy giảm
Độ bất ổn tăng
Mất cân đối tài chính quốc gia
Vấn đề lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức tăng cao
Khủng hoảng giao dịch ngoại hối
Vấn đề lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức tăng cao
Hoạt động kinh tế trì trệ
Khủng hoảng hệ thống ngân hàng
Vấn đề lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức tăng cao
Hoạt động kinh tế trì trệ
Nguyên nhân gây ra khủng hoảng tài chính
Tác động biến đổi bởi các nguyên nhân
Phụ lục 2: Tỷ giá hối đoái bình quân năm 1996 và 1997
Nước/ tỷ giá bình quân
1996
1997
Thái lan Baht/ USD
25,61
47,25
Philippines Peso/ USD
26,29
39,50
Malaysia Riggit/ USD
2,52
3,88
Indonesia Rupiah/ USD
2,308
5,400
Hàn Quốc Won/ USD
844,20
695,8
Nguồn [1, tr.21-25]
Phụ lục 3: Tình trạng thua lỗ và phá sản của hệ thống ngân hàng, tài chính
Nước
Năm tài chính1.4.1996 đến 31.3.1997- Tổng số ngân hàng
Năm tài chính từ 1.4.1997 đến 31.3.1998
Số ngân hàng bị đình chỉ hoạt động
Số ngân hàng bị quốc hữu hóa/ Chính phủ giám sát
Số ngân hàng bị sát nhập
Số ngân hàng bị bán cho công ty nước ngoài
Tổng số ngân hàng có “ vấn đề”
Thái Lan
108
56
4
64( 59%)
Malaysia
41
41( 68%)
Indonesia
228
16
56
11
83( 36%)
Hàn Quốc
56
16
18( 32%)
Nguồn [3] 2.Viện thương mại : khủng hoảng tài chính- tiền tệ ở châu Á, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998
3. “ Fusion Confusion” , the Economist, 4.4.1998, P.87
Phụ lục 4: Tình trạng thua lỗ và phá sản của các doanh nghiệp
Nước
Thời gian
Số doanh nghiệp phá sản
Thái Lan
Tháng 1.1998 đến 5.1998
3.961 doanh nghiệp ngừng hoạt động trong đó 582 phá sản
Malaysia
Năm 1996
Năm 1997
489 doanh nghiệp phá sản
6.583 doanh nghiệp phá sản ( bằng 13 lần so với năm 1996)
Indonesia
Năm 1998
Khoảng 80% doanh nghiệp ngưng hoạt động
Hàn quốc
Năm 1997
Năm 1998
14.000 doanh nghiệp phá sản
53.000 doanh nghiệp phá sản ( gấp 3.8 lần năm 1997)
Nguồn [4] và [7] nguồn 4: Đinh Thơm, khủng hoảng tài chính- tiền tệ khu vực, nguyên nhân và giải pháp, NXB thông tin KHXH, Hà Nội, 1998
Nguồn 5: IMF, International Statistic, 1.1999
Nguồn 6: Facts and Korea, Korean Information Service, Seoul , Korea ,2001
Nguồn 7: Nguyễn Thiện Nhân, Khủng hoảng kinh tế- tài chính 1997- 1999, NXB Đại học quốc gia tp. HCM, 2002
Phụ lục 5: Tăng trưởng kinh tế và thất nghiệp khi khủng hoảng kinh tế -tài chính
Nước
Tăng trưởng kinh té( %)
Tỷ lệ thất nghiệp
1996
1997
1998
1996
1997
1998
Thái Lan
6.7
-0,4
-8,3
Malaysia
8,2
7,0
2,0
Indonesia
7,8
4,6
-13,7
Philippines
5,8
5,2
-0,5
9,5
10,4
3.3
Hàn Quốc
7,1
5,5
-5,8
2,3
2,5
8.0
Nguồn [1, tr 21-25] ,[7]
Phụ lục 6: Chỉ số giá chứng khoán
Chỉ số giá chứng khoán
Đầu năm 1997
Đầu năm 1998
Tỷ lệ sụt giảm
Thái Lan
831,57
349,67
-60%
Malaysia
1,237
491,60
-60%
Indonesia
637,43
342,67
- 46%
Philippines
3,170
1,518
-52%
Hàn Quốc
651,22
440,78
-32%
Nguồn: NHTW Việt Nam
Phụ lục 2: Tăng trưởng xuất khẩu ở Đông Á (%)
Các nước
1994
1995
1996
1997
Thái Lan
19
20
-1
3
Hàn Quốc
14
23
4
5
Malaysia
20
21
6
1
Indonesia
8
12
9
7
Philippines
17
24
14
21
Hồng Kông
11
13
4
4
Singapore
24
18
5
-1
Đài Loan
9
17
4
4
Trung Quốc
25
19
2
21
Nguồn: NHTG, “East Asia – The Road to Recoverty”, 1998.
Phụ lục 7: Thâm hụt tài khoản vãng lai (%GDP)
1994
1995
1996
Hàn Quốc
-0,96
-1,74
-4,42
Thái Lan
-5,59
-8,05
-8,05
Malaysia
-6,07
-9,73
-4,42
Indonesia
-1,58
-3,18
-3,37
Philippines
-4,60
-2,67
-4,77
Nguồn: NHTG, “Chỉ số phát triển thế giới 2002”.
Phụ lục 8 : Tình trạng nợ công của các nước phát triển nhất thế giới
Series
Nominal GDP (US$)
Public debt
Public debt (% of GDP)
Population
Population (% change pa)
Public debt per capita
UNITED STATES
13958.2
7228.0
51.9
306.8
0.9
23,560
JAPAN
4972.2
9490.4
190.0
127.1
-0.2
74,680
CHINA
4933.1
934.5
18.8
1333.5
0.4
701
GERMANY
3097.9
2462.3
78.4
82.8
0.1
29,738
UNITED KINGDOM
2110.6
1493.7
68.4
61.9
0.7
24,147
FRANCE
2621.9
2057.4
77.4
62.6
0.5
32,872
ITALY
2067.3
2413.6
115.2
58.1
0.0
41,520
SPAIN
1404.1
829.4
58.3
45.8
0.5
18,124
RUSSIAN
1283.2
187.8
14.7
141.4
-0.3
1,328
INDIA
1228.1
753.9
60.8
1166.1
1.6
647
INDONESIA
486.8
157.2
31.4
240.3
1.2
654
AUSTRALIA
864.5
159.1
18.5
21.3
1.2
7,481
SOUTH AFRICA
261.6
70.2
35.2
49.0
0.6
1,432
ARGENTINA
268.8
124.9
52.9
40.1
1.0
3,113
BRAZIL
1400.2
599.4
41.2
194.4
1.3
3,084
KOREA, REP. OF
742.6
228.0
29.9
49.4
0.4
4,616
MEXICO
837.7
255.5
30.5
111.2
1.1
2,297
TURKEY
596.4
284.8
47.9
72.6
1.0
3,922
(Nguồn: buttonwood.economist.com)
Phụ lục 9: So sánh thâm hụt ngân sách (thanh màu đỏ) và nợ (thanh màu vàng) của Hy Lạp với một số nước châu Âu trong năm 2009
Nguồn: EC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính- Fredric S. Miskin-NXB Khoa học và kĩ thuật- 2001
Lý thuyết tài chính tiền tệ- NXB đại học Quốc Gia tp Hồ Chí Minh
Nguồn gốc khủng hoảng tài chính- George Cooper- NXB Lao động xã hội
gigapedia.info
vnec
www.vietbao.com
www.vnexpress.net
www.saga.com
Tạp chí phát triển và nghiên cứu – tháng 12/2002
Và một số tài liệu tham khảo khác.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số cuộc khủng hoảng nợ trên thế giới từ 1980 trở lại đây Bài học cho Việt Nam.doc