Đề tài Một số đánh giá về cơ cấu đầu tư theo ngành tại Việt Nam từ năm 2000 cho đến nay

Lời mở đầu Ngày nay hầu hết các quốc gia trên thế giới đều nhận thấy rằng đường lối, chiến lược phát triển kinh tế là yếu tố đầu tiên quyết định sự thành bại trong quá trình phát triển kinh tế của một đất nước. Trong đó, việc xây dựng một cơ cấu đầu tư theo ngành hợp lý là một trong những vấn đề hết sức quan trọng. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, từ năm 1986 đến nay, rõ nhất là từ năm 1990 cơ cấu đầu tư theo ngành nước ta đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực phù hợp với tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn. Những chuyển biến đó đã góp phần tạo đà cho nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định. Tuy nhiên, những tiến bộ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế đó cũng mới chỉ là bước đầu và nhìn chung sự chuyển dịch cơ cấu còn chậm. Cho đến nay, nước ta vẫn là nước nông nghiệp, dân cư sống ở nông thôn và lao động nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Để đạt được mục tiêu đến năm 2020: "Đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế ngành hợp lý với tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm dưới 10%, công nghiệp 35 - 40%, dịch vụ chiếm 50 - 60% trong tổng GDP". Mà Đại hội VIII đã đề ra thì còn nhiều vấn đề phải được tiếp tục nghiên cứu và có giải pháp sát thực. Nhằm để đánh giá những hợp lí và bất hợp lí trong chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo ngành của nước ta giai đoạn từ năm 2000 cho đến nay, từ đó chỉ ra những vấn đề phải được tiếp tục nghiên cứu và có giải pháp sát thực. Với lý do đó, em chọn đề tài: "Một số đánh giá về cơ cấu đầu tư theo ngành tại Việt Nam từ năm 2000 cho đến nay". Do trình độ và thời gian có hạn, bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy, cô trong Khoa để bài viết sau được hoàn chỉnh hơn

doc46 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3358 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số đánh giá về cơ cấu đầu tư theo ngành tại Việt Nam từ năm 2000 cho đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n năm 2020 là nước CNH-HĐH, đời sống nhân dân lao động tăng cao, việc dịch chuyển ngành kinh tế là tất yếu. Cơ cấu đầu tư theo ngành Cơ cấu đầu tư theo ngành kinh tế Khái niệm cơ cấu đầu tư theo ngành kinh tế Cơ cấu đầu tư theo ngành kinh tế là cơ cấu thực hiện đầu tư cho từng ngành kinh tế quốc dân cũng như trong từng tiểu ngành, thể hiện việc thực hiện chính sách ưu tiên phát triển, chính sách đầu tư đối với từng ngành trong một thời kỳ nhất định. Phân loại cơ cấu đầu tư theo ngành kinh tế Có nhiều cách tiếp cận, nghiên cứu cơ cấu đầu tư theo ngành. Trước hết, có thể xem xét cơ cấu đầu tư theo hai nhóm ngành: sản xuất sản phẩm xã hội và nhóm ngành kết cấu hạ tầng. Mục đích là nghiên cứu tính hợp lý của đầu tư cho từng nhóm ngành. Thứ hai, có thể nghiên cứu cơ cấu đầu tư theo ba nhóm ngành: công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Mục đích là đánh giá, phân tích tình hình đầu tư, thực hiện đường lối CNH-HĐH của Đảng. Thứ ba, xem xét cơ cấu đầu tư theo hai khối ngành: khối ngành chủ đạo và khối ngành còn lại. Ở các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng, cơ cấu ngành thường thay đổi nhanh.Thông thường chúng được phân chia thành 3 nhóm ngành là: công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Cơ cấu đầu tư hợp lí theo ngành Để có thể đưa ra những giải pháp đầu tư phù hợp nhằm đổi mới cơ cấu ngành trước hết chúng ta xem xét cơ cấu ngành chịu ảnh hưởng bởi những nhân tố nào. Những nhân tố tác động mạnh nhất đến cơ cấu ngành: Nhu cầu về các loại sản phẩm dịch vụ Điều kiện phát triển khoa học công nghệ Các lợi thế so sánh của từng ngành Chính sách kinh tế đối ngoại Những nhân tố trên chính là cơ sở để định hướng đầu tư cho từng ngành Để có được một cơ cấu đầu tư theo ngành hợp lí thì phải đảm bảo được các yêu cầu cơ bản sau: Sự cân đối trong phát triển kinh tế Tạo điều kiện huy động có hiệu quả các nguồn lực Tạo tốc độ phát triển cao cho từng ngành và trên toàn bộ nền kinh tế Phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của nước đó Đối với Việt Nam hiện nay một cơ cấu đầu tư theo ngành hợp lí là một cơ cấu: Nếu xét theo hai nhóm ngành: Nhóm sản xuất sản phẩm xã hội và nhóm ngành kết cấu hạ tầng. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phải đi trước một bước, nhưng cần có tỉ lệ hợp lí vì nếu quá tập trung cho cơ sở hạ tầng, không chú ý đúng mức cho đầu tư sản xuất kinh doanh thì sẽ khó hoặc không có tăng trưởng. Nếu xét theo ba nhóm ngành:công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ thì phải ưu tiên đầu tư phát triển công nghiệp và dịch vụ, chú ý đầu tư phát triển nông nghiệp hợp lí vì nước ta hiện nay nông dân chiếm tỉ trọng lớn và nông nghiệp nông thôn có vị trí rất quan trọng trong tiến trình phát triển Nếu xét theo hai nhóm ngành: khối ngành chủ đạo và khối ngành còn lại. Đầu tư phải đảm bảo tương quan hợp lí giưa hai khối ngành này để nền kinh tế vừa có những sản phẩm chủ đạo, tạo thế và lực cho phát triển lâu dài, đồng thời đảm bảo sự phát triển tổng hợp, nhằm đáp ứng yêu cầu tăng trưởng nhanh, bền vững và hiểu quả. Nói một cách cụ thể : Đối với Việt Nam hiện nay chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo ngành kinh tế hợp lí tiến bộ là thay đổi trong đầu tư để : Tỷ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng tăng cao trong tổng giá trị sản phẩm xã hội. Tỷ trọng khu vực dịch vụ ngày càng phát triển. Tỷ trọng của ngành nông- lâm- ngư nghiệp chiếm tỷ lệ thấp hơn trong tổng giá trị sản phẩm xã hội. Chương II: Thực trạng cơ cấu đầu tư theo ngành tại Việt Nam từ năm 2000 cho đến nay Thực trạng cơ cấu đầu tư theo ngành ở Việt Nam từ năm 2000 cho đến nay Kinh nghiệm cũng như thực tế của nhiều nước cho thấy nếu có chính sách đầu tư hợp lí sẽ tạo đà cho việc phát triển nền kinh tế. Chính sách đầu tư bao gồm cả việc tạo nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn. Tỷ trọng phân bổ đầu tư vào các ngành khác nhau sẽ mang lại hiệu quả khác nhau. Vốn đầu tư cũng như tỉ trọng vốn đầu tư của các ngành có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của các ngành trong toàn bộ nền kinh tế. Bảng: cơ cấu vốn đầu tư phát triển theo ngành của Việt Nam(%) 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Ngành nông nghiệp 13.8 9.6 8.8 8.5 7.9 7.5 7.4 6.5 6.4 6.26 Ngành công nghiệp 39.3 42.4 42.3 41.2 42.7 42.6 42.2 43.5 41.5 40.63 Ngành dịch vụ 46.9 48.0 48.9 50.3 49.4 49.9 50.4 50.0 52.1 53.11 Tổng số 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 Nguồn: Niên giám thống kê năm 2008, kinh tế 2009-2010 VN và thế giới Qua bảng trên ta thấy cơ cấu vốn đầu tư vào các ngành trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2009 có sự chuyển biến rõ nét. Vốn đầu tư vào ngành nông nghiệp giảm dần từ 13,8% năm 2000 xuống còn 6,26% năm 2009. Ngành công nghiệp thì vốn đầu tư được tập trung nhiều hơn, thực tế vốn đầu tư vào ngành này tăng lên từ 39,3% năm 2000 lên 40,63% năm 2009 trong tổng vốn đầu tư phát triển của cả nước. Còn trong ngành dịch vụ vốn đầu tư tập trung vào đây cũng tăng lên trong thời gian qua từ 46,9% năm 2000 lên 53,11% năm 2009. Điều này cho thấy rằng vốn đầu tư đang được tập trung chủ yếu cho phát triển công nghiệp và dịch vụ nhiều hơn đúng với định hướng phát triển theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa của đất nước. Việc thay đổi cơ cấu vốn đầu tư sẽ làm thay đổi quy mô cũng như sự chuyển dịch của cơ cấu ngành. Do cơ cấu đầu tư giai đoạn 2000 đến nay đã thay đổi theo hướng tập trung cho công nghiệp và dịch vụ nên ta có thể thấy được kết quả của sự thay đổi cơ cấu đầu tư rõ nét nhất qua sự thay đổi của sự của các ngành và trong nội bộ từng ngành được thể hiện như sau: Tốc độ tăng trưởng theo 3 nhóm ngành: 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 nông, lâm nghiệp và thủy sản 2.98 4.17 3.62 4.36 4.02 3.69 3.40 4.42 1.83 công nghiệp và xây dựng 10.39 9.48 10.48 10.22 10.69 10.38 10.60 5.74 5.52 Dịch vụ 6.10 6.54 6.45 7.26 8.48 8.29 8.68 7.35 6.63 Nguồn:nghiên cứu kinh tế số 384/ tháng 5-2010 Xét giai đoạn gần đây nhất là 2008 đến nay, năm 2008 do khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên tốc độ tăng trưởng của tất cả các ngành đều giảm xuống : nông nghiệp chỉ tăng 4,42%, công nghiệp chỉ là 5,74% so với năm 2007 là 10,6%, còn dịch vụ chỉ tăng 7,35% so với năm 2007 là 8,68%.Tính chung cả năm 2009, tổng sản phẩm trong nước tăng 5,32%, bao gồm: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,83%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,52%; khu vực dịch vụ tăng 6,63%. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2009 theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 3% so với năm 2008, bao gồm nông nghiệp tăng 2,2%; lâm nghiệp tăng 3,8%; thuỷ sản tăng 5,4%. Công nghiệp là ngành bị ảnh hưởng mạnh từ khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp và tập đoàn kinh tế trong năm qua có nhiều cố gắng; Chính phủ và các cấp, các ngành đã đề ra những giải pháp kịp thời, hỗ trợ lãi suất vay vốn và mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước thông qua các gói kích cầu đầu tư và kích cầu tiêu dùng; vận động nhân dân hưởng ứng chủ trương người Việt nam dùng hàng Việt Nam nên kết quả sản xuất, kinh doanh từng bước được khôi phục và tiếp tục tăng trưởng. Hoạt động thương mại và dịch vụ sôi động hơn trong những tháng cuối năm do sản xuất trong nước phục hồi, nhu cầu tiêu dùng tăng lên và giá cả hàng hoá, dịch vụ tương đối ổn định. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế cả năm ước tính đạt 1197,5 nghìn tỷ đồng, tăng 18,6%; nếu loại trừ yếu tố giá thì mức tăng đạt 11% so với năm 2008. Đến 9 tháng đầu năm 2010 khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,89%, đóng góp 0,49 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,29%, đóng góp 3,02 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 7,24%, đóng góp 3,01 điểm phần trăm.Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chín tháng năm 2010 theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 4,6% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm nông nghiệp tăng 4,4%; lâm nghiệp tăng 4,1%; thuỷ sản tăng 5,3%. Tính chung chín tháng năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2009. Hoạt động dịch vụ: Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng chín tháng năm 2010 ước tính tăng 25,4% so với cùng kỳ năm 2009, nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng 15,4%. Trong tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng chín tháng, kinh doanh thương nghiệp tăng 26,4% so với cùng kỳ năm trước; khách sạn nhà hàng tăng 21,8%; dịch vụ tăng 20,5%; du lịch tăng 37,4%. Đó là những con số tương đối về tỷ trọng, dưới đây là việc phân bổ nguồn vốn thực tế cho các ngành: Bảng : Vốn đầu tư thực tế phân theo ngành kinh tế. Đơn vị: tỷ đồng 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng số 151183 170496 200145 239246 290927 343135 404712 532093 610876 708826 Nông nghiệp và lâm nghiệp 17218 13629 14605 17077 18113 20079 22323 25393 29313 33515 Thủy sản 3715 2513 2934 3143 4850 5670 7764 8567 9665 10865 Công nghiệp khai thác mỏ 9588 8141 7964 11342 22477 26862 30963 37922 50962 59924 Công nghiệp chế biến 29172 38141 45337 51060 58715 68297 80379 108419 108124 125115 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước 16983 16922 20943 24884 31983 37743 43550 54970 64160 74840 Xây dựng 3563 9046 10490 11508 11197 13202 16043 21136 25005 28106 Thương nghiệp; Sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình 3035 7953 11962 14763 15659 18359 20154 23195 28200 31400 Khách sạn và nhà hàng 4453 2975 3847 4230 5549 6628 8613 10899 11805 14923 Vận tải; kho bãi và thông tin liên lạc 19913 26999 32398 38226 39381 48252 58410 82495 90084 102060 Tài chính, tín dụng 1303 2018 1120 1983 1800 2174 3295 6275 7530 9823 Hoạt động khoa học và công nghệ 1883 1936 695 1351 1486 2546 3266 3852 5165 Các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn 4031 1735 2612 3605 5025 5705 6920 25427 35496 35956 QLNN và ANQP; đảm bảo xã hội bắt buộc 3914 3854 3072 4452 8260 9727 11914 13236 12906 19621 Giáo dục và đào tạo 6084 6225 5882 7118 8614 10097 13234 14502 16521 18689 Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 2323 2770 3207 4370 5665 5775 6150 7517 8932 10435 Hoạt động văn hóa và thể thao 2812 2228 3029 4288 4583 4893 5625 7257 9857 12057 Các hoạt động Đảng, đoàn thể và hiệp hội 793 342 818 892 1015 1217 1456 1644 1752 2151 HĐ phục vụ cá nhân, cộng đồng và các hoạt động khác 20400 23071 29230 35151 46690 56969 65373 79973 96712 114181 Nguồn : Tổng cục thống kê Theo số liệu thống kê ở trên, ta thấy trong thời gian qua, nguồn vốn cho đầu tư phát triển chủ yếu tập trung cho lĩnh vực công nghiệp (41% ) và dịch vụ ( 52% ), lĩnh vực công nghiệp giảm dần và còn 6% năm 2008. Trong giai đoạn năm 2000-2008 tỷ trọng nông lâm nghiệp và thủy sản trong GDP giảm, từ 24,53%GDP xuống còn 22,1%GDP; tỷ trọng công nghiệp đã tăng từ 36,73%GDP lên 39,73%GDP; còn tỷ trọng dịch vụ đã giảm nhẹ từ 38,74%GDP xuống 38,17%GDP. Đầu tư cho lĩnh vực KHCN, giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa tăng 15,2%/năm, nên tỷ trọng vốn đầu tư cho các lĩnh vực này đã đạt tương ứng là 12,7% và 8,1%; ngoài ra còn đầu tư cho hạ tầng giao thông vận tải và thông tin liên lạc 8,2%, các nghành khác khoảng 20,7%. Tỷ trọng đóng góp theo 3 nhóm ngành vào GDP (%) 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng số GDP 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 Nông,lâm nghiệp và thủy sản 24.53 23.24 23.03 22.54 21.81 20.86 20.40 20.30 22.10 20.66 Công nghiệp và xây dựng 36.73 38.13 38.49 39.47 39.79 41.13 41.54 41.58 39.73 40.24 Dịch vụ 38.73 38.63 38.48 37.99 38.40 38.01 38.06 38.12 38.17 39.10 Nguồn: tổng cục thống kê Tốc độ tăng trưởng bình quân của ba lĩnh vực và nền kinh tế, giai đoạn 1986-2009 Giai đoạn Nền kinh tế Theo lĩnh vực Nông, lâm,thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ 1986-2009 6.87 3.75 9.39 6.92 1986-1990 4.43 2.67 4.71 5.77 1991-1995 8.18 4.03 12 8.57 1996-2000 6.95 4.42 10.6 5.69 2001-2005 7.51 3.82 10.18 6.97 2006-2009 7.63 3.72 7.48 7.73 Nguồn: GSO (2000): Số liệu thống kê kinh tế – xã hội Việt Nam giai đoạn 1975-2009 Đóng góp của các lĩnh vực trong tăng trưởng GDP (%) 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Đóng góp Tăng trưởng GDP 6.79 6.89 7.08 7.34 7.79 8.44 8.23 8.46 6.18 5.32 Nông,lâm, thủy sản 1.58 0.69 0.93 0.79 0.92 0.82 0.72 0.70 0.73 0.32 Công nghiệp, Xây dựng 2.40 3.68 3.47 3.92 3.93 4.21 4.17 4.19 2.54 2.30 Dịch vụ 2.8 2.52 2.68 2.63 2.94 3.41 3.34 3.57 2.9 2.7 Nguồn: Tính toán của tác giả từ: GSO (2000): Số liệu thống kê kinh tế – xã hội Việt Nam giai đoạn 1975-2000. Hà Nội: Nhà Xuất bản Thống kê; GSO (2004). Việt Nam: 20 năm Cải cách và Phát triển (1986-2005). Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê; GSO (2008). Niên giám thống kê 2007. Hà Nội: GSO (2008 và 2009). Từ những con số trên chúng ta nhận thấy rằng công nghiệp và dịch vụ là những lĩnh vực quan trọng đóng góp chủ yếu vào cơ cấu tổng sản phẩm kinh tế quốc dân. Mặc dù vậy chính sách của nhà nước trong giai đoạn này vẫn chú ý đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp vì nước ta hiện nay, nông dân vẫn chiếm tỷ lệ lớn và nông nghiệp nông thôn có vị trí rất quan trọng trong quá trình phát triển, tỉ lệ gia tăng vốn đầu tư trong lĩnh vực này là 13,2%/ năm. Qua số liệu ta có thể nhận thấy tỷ trọng và vai trò của từng ngành trong đầu tư như sau: Nhóm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản giảm 4 điểm phần trăm từ 25% năm 2000, đến năm 2009 tỷ trọng của nhóm ngành này chiếm trong GDP chỉ còn 21%. Cơ cấu của nhóm ngành này giảm chủ yếu do vốn đầu tư từ khu vực kinh tế ngoài nhà nước giảm( từ 26% năm 2000 giảm xuống 20% năm 2009,bởi lẽ gần 95% đầu ra của ngành này là khu vực kinh tế ngoài nhà nước). Nói cách khác, do sự phát triển chậm tương đối của nông lâm nghiệp, thủy sản cơ cấu của nhóm ngành này chủ yếu đã được chuyển dịch theo hướng giảm bớt tương đối. Nhóm ngành công nghiệp và xây dựng tỷ trọng tương ứng đã tăng lên: Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng từ 36% năm 2000 lên 40% năm 2009, chuyển dịch cơ cấu trong nhóm ngành này chủ yếu do tăng trưởng đầu tư của khu vực kinh tế ngoài nhà nước( từ 9% năm 2000 lên 13% năm 2009)và khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài ( từ 12% năm 2000 lên 16% năm 2009) trong khi đó sự đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước giảm tương đối, tuy vẫn tăng lên về quy mô. Cơ cấu nhóm ngành dịch vụ trong GDP hầu như không có gì thay đổi trong suốt giai đoạn từ năm 2000 đến 2009, cơ cấu đóng góp vào GDP vẫn là 39% .Tuy nhiên về thành phần đầu tư vào có sự thay đổi, cơ cấu đầu tư của thành phần kinh tế nhà nước và ngoài nhà nước giảm 1 điểm phần trăm của năm 2009( 21% đóng góp) so với 2000(22% đóng góp), trong khi khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 2 điểm phần trăm từ 1% trong năm 2000 lên 3% trong năm 2009. Sự trì trệ của ngành dịch vụ chính là một hạn chế, làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh, đầu tư của các thành phần kinh tế và của các ngành công nông nghiệp nói chung. Đối với riêng từng ngành thì cơ cấu trong nội bộ từng ngành đã có sự chuyển dịch qua các giai đoạn. Trong nông nghiệp tỷ trọng của từng ngành là: Bảng: Cơ cấu từng ngành trong nông nghiệp(- %) Tổng số Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ nông nghiệp 2001 100,0 77,9 19,6 2,5 2002 100,0 76,7 21,1 2,2 2003 100,0 75,4 22,4 2,2 2004 100,0 76,3 21,6 2,1 2005 100,0 73,5 24,7 1,8 2006 100,0 73,7 24,5 1,8 2007 100,0 73,9 24,4 1,7 2008 100,0 71,4 27,1 1,5 2009 100,0 71,4 26,9 1,7 Nguồn: Tổng cục thống kê Ngành nông nghiệp khẳng định nông nghiệp đã giữ được mức tăng trưởng khá, Theo đó, tỷ trọng trồng trọt giảm xuống từ 77,9% năm 2001 xuống 71,4% năm 2009, tỷ trọng của chăn nuôi tăng lên và dịch vụ trong nông nghiệp đã có sự chuyển dịch. Kết thúc năm 2009, VN đã xuất khẩu lượng gạo trị giá gần 2,7 tỷ USD. Bảng: Tốc độ tăng, giảm GDP bình quân của các ngành dịch vụ qua các thời kỳ(%) Ngành dịch vụ BÌNH QUÂN NĂM 1996- 2000 2001-2005 2006 2007 2008 2009 2006- 2008 1996-2009 Tổng số 5.70 6.69 8.29 8.68 7.18 6.63 8.05 7.73 1. Thương mại 5.85 7.45 8.55 8.67 6.34 7.67 7.85 7.86 2. Khách sạn, nhà hàng 5.63 8.74 12.4 12.7 8.54 2.29 11.21 8.96 3. Vận tải, bưu điện, du lịch 6.45 7.38 10.1 10.4 13.8 8.48 11.45 10.78 4. Tài chính, tín dụng 7.48 7.73 8.18 8.82 6.63 8.69 7.87 8.08 5. khoa học và công nghệ 5.69 8.55 7.38 7.67 6.14 6.4 7.06 6.89 6. Kinh doanh….và dịch vụ tư vấn 4.66 3.91 2.94 4.07 2.49 2.54 3.17 3 7. Quản lí nhà nước 2.58 5.49 7.57 8.22 6.38 7.28 7.39 7.36 8. Giáo dục và đào tạo 5.63 7.46 8.42 8.68 8.04 6.56 8.38 7.94 9. Y tế và hoạt động cứu trợ XH 5.57 7.4 7.84 7.99 7.67 6.74 7.83 7.73 10. Văn hóa và thể thao 7.8 6.2 7.68 7.98 7.83 7.21 7.83 7.38 11. Đảng, đoàn thể, hiệp hội 12.49 5.94 7.42 8.05 6.92 6.72 7.47 7.28 12. Phục vụ cá nhân và công đồng 8.02 5.95 7.25 7.91 6.31 5.9 7.16 6.84 13. Làm thuê công việc gia đình trong các hộ tư nhân 5.84 3.39 7.45 8.49 7.94 6.33 7.96 7.45 Nguồn: Kinh tế dự báo số 17-2009 Đối với ngành dịch vụ đã có sự chuyển dịch đáng kể từ năm 2000 cho đến nay. Hầu hết tất cả các ngành dịch vụ đều tăng lên qua các thời kỳ. Điều này thể hiện sự chuyển dịch đúng hướng trong cơ cấu kinh tế, cũng như cơ cấu đầu tư. Qua các con số trên ta thấy rằng việc thay đổi cơ cấu đầu tư sẽ làm biến đổi lớn cơ cấu của các ngành và nội bộ các ngành. Vốn đầu tư tập trung vào đâu thì ngành đó sẽ tăng trưởng và ngược lại nó sẽ làm giảm cơ cấu của ngành đó trong tỷ trọng của nền kinh tế. Đánh giá cơ cấu đầu tư theo ngành của Việt Nam và ảnh hưởng của nó lên sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta Nghiên cứu cơ cấu đầu tư theo ngành để thấy được tình hình hợp lí hay không hợp lí trong bố trí vốn đầu tư giữa các ngành, vùng trên cơ sở xem xét tác động đầu tư ở các ngành, vùng đến việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội trong mỗi giai đoạn .Sự tăng cường nhịp độ đầu tư vào các ngành không những phản ánh tốc độ mở rộng qui mô phát triển của ngành mà còn thể hiên mức độ tập trung tiềm lực xã hội cho ngành đó. Những thành tựu đã đạt được trong cơ cấu đầu tư theo ngành của nước ta Trong quá trình đổi mới, mở cửa và hội nhập kinh tế, Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến vấn dề chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xác định rõ ràng định hướng “chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa”. Nội dung và yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH là tỷ trọng giá trị của công nghiệp và tỷ trọng giá trị của dịch vụ trong GDP tăng nhanh, còn tỷ trọng giá trị của nông nghiệp giảm dần. Nhờ thực hiện chủ trương định hướng của Đảng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta đã đạt được những thành tựu. Cơ cấu kinh tế ngành của nước ta đã có sự chuyển dịch đúng hướng và đạt kết quả tích cực. Nền kinh tế nước ta đạt tốc độ tăng trưởng cao trong suốt quá trình đổi mới. cùng với tốc độ tăng cao liên tục và khá ổn định của GDP . Đó là tỷ trọng trong GDP của ngành nông nghiệp đã giảm nhanh từ 38,1% năm 1990 xuống 27,2% năm 1995; 24,5% năm 2000; 20,9% năm 2005, và đến năm 2008 ước còn 20,6%. Tỷ trọng công nghiệp trong GDP đã tăng nhanh, năm 1990 là 22,7%; năm 1995 tăng lên 28,8%; năm 2000: 36,7%; năm 2005: 41% và đến năm 2008 ước tính sẽ tăng đến 41,6%. Tỷ trọng dịch vụ trong GDP chưa biến động nhiều, năm 1990 là 38,6%; năm 1995: 44,0%; năm 2000: 38,7%; năm 2005: 38,1%; năm 2008 sẽ là khoảng 38,7%. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã làm thay đổi cơ cấu lao động nước ta theo xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Số lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng lên, trong khi số lao động ngành nông nghiệp ngày càng giảm đi.Thực tế nền kinh tế ở nước ta, trong những năm đổi mới cho thấy, những thành tựu trong chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đã tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân Như vậy, cơ cấu kinh tế ngành đã chuyển dịch theo hướng CNH- HĐH, tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ tăng cao, tỷ trọng của dịch vụ ổn định, trong khi tỷ trọng của nông nghiệp giảm đi khá nhanh. Đạt được những kết quả đó cũng do việc thay đổi cơ cấu đầu tư dịch chuyển mạnh mẽ, đúng hướng, hợp lí. Cơ cấu vốn đầu tư theo khối ngành kinh tế cũng có sự dịch chuyển mạnh, không chỉ ở các ngành mà còn trong nội bội ngành. Tỷ trọng vốn đầu tư khối ngành sản xuất kinh doanh tăng lên, trong khi khối ngành kết cấu hạ tầng giảm đi. Nguyên nhân là do chính sách thắt chặt quản lý nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước nhằm hạ nhiệt nền kinh tế, giảm áp lực lạm phát trong thời gian gần đây. Để thấy được những thành quả trong chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo ngành ta có thể thông qua thành quả của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Cụ thể trong từng ngành như sau: Ngành nông nghiệp Chuyển dịch cơ cấu đầu tư ngành nông nghiệp có nhiều bước tiến bộ, đi đúng hướng,đầu tư theo ngành nông nghiệp đã tập trung vàolợi thế cây, con và vùng lãnh thổ, góp phần thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu phát triển. Điều đó được thể hiện trong khi giá trị tuyệt đối của sản xuất nông nghiệp tiếp tục tăng, thì tỷ trọng nông nghiệp trong GDP ngày càng giảm . Trong ngành nông nghiệp tỷ trọng đầu tư đã được chú trọng vào chăn nuôi và giảm nhẹ trồng trọt xuống kết quả mang lại là tỷ trọng giá trị sản xuất trong lĩnh vực chăn nuôi tăng từ 19,3% (năm 2000) lên đến 21,6% (năm 2004) và 23,4% (năm 2005) và 26,9% năm 2009; còn tỷ trọng trong trồng trọt lại giảm từ 78,2% (năm 2000) xuống còn 75,4% (năm 2003), nhưng tăng nhẹ tới 76,3% (năm 2004) và 74,5% (năm 2005) và 71,4 % năm 2009. Điều đó thể hiện, nông nghiệp của nước ta đã từng bước phát triển theo một cơ cấu tiên tiến. Trong trồng trọt diện tích trồng lúa giảm dần để tăng diện tích trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn (như cây công nghiệp ngắn ngày: bông, mía, đậu tương..., cây công nghiệp lâu năm: chè, cao su, hạt tiêu, cây ăn quả...), song vẫn bảo đảm được an ninh lương thực quốc gia và tăng xuất khẩu gạo một cách đáng kể, phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp ngày càng đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường và có hiệu quả hơn. Đặc biệt thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng và Nhà nước, những năm gần đây đã có sự chuyển mạnh một phần diện tích trồng lúa có năng suất, hiệu quả thấp sang nuôi trồng thủy sản (tập trung nhiều ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và duyên hải Nam Trung Bộ), nhờ vậy đã góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nâng cao đời sống cho nông dân. Ngành công nghiệp Xem xét về mặt số lượng, sự thay đổi cơ cấu ngành công nghiệp được coi là phù hợp với xu hướng khách quan: Nhóm ngành công nghiệp khai thác được phát triển tập trung vào những tài nguyên có trữ lượng lớn và giá trị kinh tế cao (dầu khí, than đá…) để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Nhóm ngành công nghiệp nặng được phát triển theo hướng tập trung hơn vào các ngành sản xuất sản phẩm trong nước có khả năng và có nhu cầu lớn  (điện, cơ khí chế tạo và lắp ráp, đóng tàu, vật liệu xây dựng, hóa chất …). Nhóm ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến nông, lâm, thủy sản được chú trọng phát triển vừa đáp ứng nhu cầu trong nước thay thế nhập khẩu và phục vụ xuất khẩu, vừa tạo thêm nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động, tăng mức đóng góp vào ngân sách nhà nước. Một số ngành công nghệ cao (điện tử dân dụng và công nghiệp, máy tính, cơ khí chính xác, công nghệ thông tin), tuy mới được hình thành, nhưng có tốc độ phát triển nhanh và ngày càng trở thành bộ phận chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu ngành công nghiệp. Các ngành nghề thủ công nghiệp ở nông thôn được chú trọng phát triển nhằm thúc đẩy thực hiện phân công lại lao động ở nông thôn, tạo thêm việc làm và thu nhập cho dân cư nông thôn. Ngành dịch vụ Nhìn tổng quát, tăng trưởng của khu vực dịch vụ và của hầu hết các ngành dịch vụ có xu hướng cao lên qua các thời kỳ, cùng với sự đổi mới và mở cửa ngày một sâu, rộng hơn. Trong lĩnh vực dịch vụ, đã có bước phát triển nhảy vọt cả về chất và lượng, nhất là từ thập niên 90 của thế kỷ XX trở lại đây. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực này lại không đều qua các thời kỳ khác nhau, thể hiện nổi bật qua việc tăng nhanh của ngành dịch vụ trong thời kỳ 1990 - 1995, sau đó liên tục bị giảm sút và chỉ có dấu hiệu phục hồi nhẹ trong một vài năm gần đây. Điều đó khiến tỷ trọng của ngành dịch vụ trong GDP, sau khi tăng tương đối mạnh trong thời kỳ 1990 - 1995 (năm 1995 đạt 44,06%) đã liên tục bị giảm: năm 1996 còn 42,51%; năm 1997 còn 42,15%; năm 1998 còn 41,73%; năm 1999 còn 40,08% và năm 2005 còn 38,1% và năm 2009 còn 39,1%.Sự thay đổi cơ cấu trong ngành dịch vụ là phù hợp với đà phát triển về một số mặt: Tỷ trọng của ngành tiêu thụ những sản phẩm dịch vụ (như khách sạn, nhà hàng, du lịch, văn hóa, thể thao, giải trí,…) có tốc độ tăng cao hơn những ngành như thương mại thuần túy. Điều đó chứng tỏ, nhu cầu tiêu dùng của dân cư đã có sự thay đổi so với trước Ngành tài chính tín dụng từ khi nền kinh tế chuyển đổi, mở cửa đã có tốc độ tăng cao hơn. Hoạt động khoa học công nghệ trước đây thường tăng thấp hơn tốc độ tăng chung do cả hai yếu tố đầu vào và đầu ra, nguồn lực chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước có tính bao cấp, nay ở đầu vào nguồn ngân sách đã tăng lên khá hơn, ngoài ra còn có nguồn lực của thành phần kinh tế khác , của bản than các tổ chức khoa học công nghệ tạo ra, đầu ra đã được mở rộng hơn. Một số ngành dịch vụ đã phát triển khá nhanh và đang từng bước mở rộng quy mô như vận tải, kho bãi; đặc biệt, dịch vụ viễn thông đã có bước phát triển đột phá, đưa ngành viễn thông nước ta trở thành ngành dịch vụ hiện đại, có năng lực cạnh tranh trong khu vực. Những điểm chưa hợp lí trong cơ cấu đầu tư theo ngành của nước ta Ta cũng thấy được sự bất hợp lí trong chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo ngành thông qua chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, hay chính là cơ cấu sử dụng vốn.Sự chuyển dịch cơ cấu ngànhkinh tế ở nước ta thời gian qua còn những hạn chế sau: Một là: Cơ cấu ngành chuyển dịch theo hướng hiện đại còn rất chậm, chưa đóng góp tích cực vào việc tạo ra bước đột phá trong phát triển cả chất lượng và hiệu quả. So với các nước trong khu vực và trên thế giới thì kết quả chuyển dịch của nước ta còn rất khiêm tốn. Hai là: Chuyển dịch cơ cấu ngành mới chỉ chú ý tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ mà chưa chú ý nhiều tới mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng hiện đại, phát triển mạnh kỹ thuật công nghệ tiên tiến trong tất cả các ngành. Các ngành sử dụng công nghệ tiên tiến còn ít, các ngành công nghiệp gia công, lắp ráp còn chiếm tỷ trọng lớn. Ba là: Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành chưa thực sự diễn ra theo một chiến lược, quy hoạch tổng thể, mà phần nhiều mang tính tự phát, một phần vẫn được định hướng bởi các quy hoạch mang tính cục bộ của riêng các ngành. Vì thế quy hoạch tổng thể thường bị phá vỡ, nên hiệu quả đầu tư thấp, cơ cấu chuyển dịch chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển bền vững. Cụ thể trong các ngành như sau: Ngành nông nghiệp Nông nghiệp hiện vẫn rất khó khăn để tạo ra các thay đổi về chất trong hoạt động. Dù đã tạo ra sản lượng lương thực đủ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu từ nhiều năm (riêng năm 2009 là gần 39 triệu tấn, xuất khẩu trên 6 triệu tấn, kim ngạch 2,7 tỷ USD), nhưng những mâu thuẫn cơ bản của nông nghiệp VN rất chậm được xử lý. Mặc dù đã chú ý đầu tư vào khoa học, kỹ thuật cho nông nghiệp,tỷ trọng đầu tư vào cơ giới hóa nông nghiệp tăng lên đáng kể, sự thâm nhập của phương thức sản xuất mới, máy móc hiện đại vào nông nghiệp có, nhưng kết quả thì vẫn hạn chế. Lý do là vì quy mô nhỏ, manh mún đã triệt tiêu nhu cầu ứng dụng công nghệ cao để gia tăng giá trị khai thác đất. Một giải pháp khác đưa ra là khuyến khích tích tụ ruộng đất, hình thành mô hình canh tác kiểu công nghiệp với sự tham gia của máy móc, khoa học, công nghệ, hay mô hình trang trại có diện tích lớn, hoạt động khép kín nhưng lại xảy ra vấn đề thừa lao động, thiếu ruộng tại nông thôn và từ đó gây bất ổn xã hội... Cũng đã giải quyết theo hướng đầu tư hình thành các vùng sản xuất chuyên canh lớn, tập trung như cà phê, chè, mía... Nhưng các vùng sản xuất lớn này, cứ tăng được sản lượng thì lại giảm về giá bán, thậm chí nông dân bị ép giá tới không còn lãi, hoặc lỗ nặng. Những câu chuyện về cá ba sa nguyên liệu, hay hiện tại là giá lúa tại đồng bằng sông Cửu Long, cà phê tại Tây Nguyên là ví dụ tiêu biểu cho những khiếm khuyết trong hình thành các vùng sản xuất lớn. Trong cơ cấu thành phần đầu tư có sự tham gia của DN,đã có giai đoạn đây được xem như lời giải cho bài toán kích thích các nỗ lực gia tăng giá trị hoạt động nông nghiệp.Nhà nước cũng đang can thiệp, bình ổn một số sản phẩm nông nghiệp chiến lược như cà phê, lúa gạo... thông qua các mệnh lệnh hành chính với người thực hiện là các DN. Tuy nhiên, cách làm này chỉ có tác dụng kìm hãm phần nào đà rớt giá, hạn chế bớt thiệt hại của nhà nông, còn lãi hay không thì là chuyện khác. Nông nghiệp VN chưa có mô hình hợp tác với sự tham gia của người sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm được xây dựng trên cơ sở phân chia lợi nhuận một cách công bằng. Nông nghiệp VN nói chung, nông dân nói riêng quá khó để công nghiệp hóa, hiện đại hóa nếu không xây dựng được cơ chế phối hợp này. Ngành công nghiệp Mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại hóa là thực sự cần thiết. “Nhưng cơ bản là như thế nào cần phải được làm rõ thông qua các quy hoạch, chiến lược phát triển công nghiệp thống nhất để khi nhắc đến ngành đó, người ta nghĩ ngay đến Việt Nam và khi nghĩ đến Việt Nam là người ta biết ngay có ngành đó phát triển. Kiểu như sản xuất và xuất khẩu công nghiệp ô tô và điện tử thì người ta nghĩ ngay đến người Nhật”. Mục tiêu của ngành công nghiệp chủ yếu là nhanh chóng phục hồi và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp đều khắp các ngành, các địa phương. Phát triển mạnh các ngành và sản phẩm công nghiệp có thị trường, sức cạnh tranh cao, đáp ứng như cầu trong nước và có khả năng giải quyết nhiều việc làm. Các ngành được hướng đến là điện, than, thép xây dựng, xăng dầu, phân bón... Tất cả những mục tiêu trên, đều mang tính định lượng, ôm đồm thay vì chọn ra một số điểm nhấn phát triển ưu tiên, dần lồng vào kế hoạch thực tế hàng năm để tạo nên tính định hình rõ rệt cho một nền kinh tế cơ bản phát triển theo hướng công nghiệp hiện đại. “Quá nhiều ngành công nghiệp đều được hướng tới phát triển.Chưa có công nghiệp “lõi” của ngành, tạo nên hiệu ứng và sức lan tỏa rộng cho các ngành khác trong cùng lĩnh vực.Việc tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp hàng năm vẫn đạt mức khá cao nhưng không phải là tăng trưởng mang tính ổn định và bền vững. Trong báo cáo thẩm tra mới nhất về tình hình kinh tế - xã hội (bổ sung) năm 2009 cảnh báo: hệ số giá trị sản xuất công nghiệp/giá trị gia tăng ngành công nghiệp quí 1-2010 lên tới 2,46 lần (13,3/5,4), cao hơn các năm trước. Năm 2009 là 1,9 lần, năm 2008 là 1,62 lần. Điều này nếu không được cải thiện trong những năm tiếp theo, sẽ dẫn đến điều gì? Mặc dù ngành công nghiệp chế biến luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu (85,6%) và có xu hướng tăng hơn các ngành khác nhưng chuyển dịch cơ cấu chậm và không đáng kể. Chế biến thì chủ yếu là sơ chế, nguyên liệu hầu hết thì nhập khẩu từ nước ngoài nên giá trị gia tăng thấp. Công nghiệp chế tác, các ngành có hàm lượng kỹ thuật cao và giá trị lớn chỉ chiếm khoảng 7-8% trong công nghiệp chế biến. Do vậy, ngành công nghiệp nói chung thiếu sức bật để tạo nên đột phá, hình thành một con đường đi rõ ràng là điều dễ hiểu. Trong khi tỷ trọng nhóm ngành công nghiệp khai thác có xu hướng giảm (từ 15,8% năm 2000 xuống còn 8,5% năm 2008), thì quy mô sản lượng lại tăng khá nhanh, chủ yếu là những tài nguyên không có khả năng tái tạo. Chẳng hạn, sản lượng than sạch khai thác năm 2000 đạt 11,61 triệu tấn, đến năm 2007 đã đạt tới 43,19 triệu tấn, tăng gần 4 lần. Tuy nhu cầu sản phẩm thô trên thị trường thế giới có xu hướng tăng, nhưng giá cả lại bấp bênh, hiệu quả kinh tế - xã hội không cao và sự phát triển nhóm ngành này luôn có tác động xấu đến sự phát triển bền vững. Tuy công nghiệp chế biến có tỷ trọng ngày càng lớn, nhưng chủ yếu lại là các ngành gia công cho nước ngoài (dệt may, giầy dép, lắp ráp cơ khí và điện tử…) hoặc chế biến nông với giá trị gia tăng thấp. Năm 2008, công nghiệp dệt may đạt kim ngạch xuất khẩu trên 9,2 tỷ USD, nhưng tới 70% trong đó là gia công cho nước ngoài. Đó cũng là tình trạng của ngành sản xuất giầy dép, lắp ráp điện tử và máy tính. Sản xuất công nghiệp phụ thuộc vào nước ngoài ở cả các yếu tố vật chất phục vụ sản xuất (máy móc thiết bị và nguyên vật liệu) và tiêu thụ sản phẩm. Do vậy, khi quy mô sản xuất công nghiệp càng mở rộng, mức nhập siêu ngày càng tăng. Mặt khác, mọi biến động bất lợi của thị trường nước ngoài đều có ảnh hưởng trực tiếp và to lớn đến sản xuất của các doanh nghiệp công nghiệp trong nước. Quan hệ liên kết giữa các ngành công nghiệp còn lỏng lẻo và kém hiệu quả. Các ngành công nghiệp phụ trợ còn nhỏ bé, phần lớn nguyên phụ liệu phải nhập khẩu. Công nghiệp năng lượng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nhanh của nền kinh tế. Ngành dịch vụ Trong ngành dịch vụ đã đạt được những thành tựu nhất định nhưng vẫn tồn tại những hạn chế nhất định: Cơ cấu ngành dịch vụ Việt Nam đa dạng với nhiều phân ngành dịch vụ khác nhau. Tuy nhiên hiện nay, Việt Nam chỉ tập trung ở hai công đoạn lắp ráp và gia công chế biến. Các dịch vụ khác như nghiên cứu khoa học, thiết kế kiểu dáng hay tiếp thị, nghiên cứu thị trường… đều kém phát triển. Các phân ngành dịch vụ quan trọng như tài chính, viễn thông, cơ sở hạ tầng…chưa đủ mạnh. Đến nay cả dịch vụ vận tải và dịch vụ viễn thông mới chỉ chiếm 9,6% trong toàn ngành dịch vụ và dịch vụ tài chính chỉ chiếm 5% … Ngành dịch vụ tạo ra nhiều việc làm tuy nhiên,ước tính ở Việt Nam mới chỉ có 25% lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực dịch vụ. Với sức ép hàng năm Việt Nam cần phải tăng thêm khoảng 1,7 triệu lao động, trong khi đó ngành công nghiệp và nông nghiệp chỉ thu hút được tối đa là 1,1 triệu lao động, vì vậy ngành dịch vụ cần phải tạo ra 0,9 triệu lao động hàng năm, nhưng với tốc độ tăng trưởng hiện nay, ước tính mỗi năm, chỉ đáp ứng được 0,5 triệu lao động. Ngành dịch vụ ở Việt Nam chưa thực sự tạo ra môi trường tốt cho toàn bộ nền kinh tế phát triển. Hiện tại các chi phí dịch vụ viễn thông, cảng biển, vận tải…của Việt Nam đang cao hơn mức trung bình của các nước trong khu vực (viễn thông cao hơn 30-50%, vận tải đường biển cao hơn từ 40-50%). + Ngành thương mại liên quan đến việc mua bán hàng hóa thuần túy- vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, nhưng đang có xu hướng giảm xuống cùng với việc tăng lên về số lượng, đa dạng, phong phú hơn về nhu cầu với các loại dịch vụ khác + Các ngành dịch vụ động lực như tài chính tín dụng, khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Đây là yếu tố quan trọng liên quan đến chất lượng tăng trưởng. + Hoạt động tài chính tín dụng chủ yếu phát triển về chiều rộng, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp, nên giá trị gia tăng còn thấp. Ngân sách quốc gia vẫn còn phụ thuộc nhiều vào dầu thô và thuế nhập khẩu. Tài chính doanh nghiệp còn yếu, tỷ suất lợi nhuận thấp, phân tích lũy tái đầu tư ít, tỷ lệ vốn vay ngân hàng cao, tỷ lệ vốn tự có thấp, đầu tư ngoài ngành thấp. Ngân hàng thương mại phát triển mạnh về số lượng đơn vị, mạng lưới, nhưng việc kiềm chế lạm phát liên tục ở mức cao(năm 2004 tăng 9,5%, năm 2005 tăng 8,4%, năm 2006 tăng 6,6%, năm 2007 tăng 12,63%, năm 2008 là 19,8%), tình trạng đô la hóa và dùng tiên mặt lớn + Hoạt động khoa học và công nghệ hiện còn chiếm tỉ lệ quá nhỏ, do nhiều năm bị ảnh hưởng của bao cấp, đã thực hiện chuyển đổi nhưng tốc độ cũng như hiệu quả của việc chuyển đổi còn thấp. + giáo dục đào thời gian qua đã có tín hiệu mới,nhưng hiện còn nhiều hạn chế, bất cập, đã mấy lần, mấy năm cải cách, cải tiến nhưng chuyển biến còn chậm, giá trị gia tăng chiếm tỷ trọng trong GDP còn thấp và giảm. Chương III: Định hướng và các giải pháp chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo hướng hợp lí giai đoạn 2010-2015 Các giải pháp khắc phục chung trong qúa trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Để phấn đấu đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, trong thời gian tới, mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là tăng nhanh tỉ trong công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng nông nghiệp trong GDP. Bảng 3: Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế (% GDP) 2010 2020 Nông nghiệp 16 – 17 10 Công nghiệp 40 35 - 40 Dịch vụ 43 50 - 60 Trong Báo cáo của Chính phủ trình bày tại kỳ họp thứ tư, Quốc hội khoá XII (tháng 10-11-2008) đã nêu rõ có nhiều nguyên nhân khiến cho kinh tế nước ta lâm vào tình trạng lạm phát và suy giảm tăng trưởng từ đầu năm 2008 đến nay, trong đó có một nguyên nhân cơ bản là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn chậm. Vì thế đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa vẫn được coi là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu để phát triển bền vững. Cụ thể, để phấn đấu đạt được mục tiêu kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến hết năm 2020, cần thực hiện tốt hơn nữa những vấn đề sau đây: Tăng mạnh hơn nữa tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta trước hết chính là quá trình phát triển mạnh các ngành nghề phi nông nghiệp, thông qua đó giảm bớt lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng khả năng tích luỹ cho dân cư. Đây lại chính là điều kiện để tái đầu tư, áp dụng các phương pháp sản xuất, công nghệ tiên tiến hiện đại vào sản xuất, trong đó có cả sản xuất nông nghiệp. Kết quả là, tất cả các ngành kinh tế đều phát triển, nhưng ngành công nghiệp và dịch vụ cần phát triển nhanh hơn, biểu hiện là tăng tỷ trọng của sản phẩm công nghiệp và dịch vụ trong GDP. Hình thành các vùng kinh tế dựa trên tiềm năng, lợi thế của vùng, gắn với nhu cầu của thị trường. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển biến căn bản về phân công lao động xã hội theo lãnh thổ. Xoá bỏ tình trạng chia cắt về thị trường giữa các vùng; xoá bỏ tình trạng tự cung tự cấp, đặc biệt là tự cung, tự cấp về lương thực của từng vùng, từng địa phương. Mỗi địa phương cần đặt mình trong một thị trường thống nhất, không chỉ là thị trường cả nước mà còn là thị trường quốc tế, trên cơ sở đó xác định những khả năng, thế mạnh của mình để tập trung phát triển, tham gia vào quá trình phân công và hợp tác lao động có hiệu quả. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với quá trình hình thành các trung tâm kinh tế thương mại, gắn liền với quá trình đô thị hoá. Mặt khác, việc quy hoạch xây dựng các khu đô thị, trung tâm kinh tế, thương mại có ảnh hưởng trực tiếp trở lại tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng số lao động xã hội. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình phân công lao động xã hội, là quá trình chuyển dịch lao động từ ngành nông nghiệp sang các ngành công nghiệp và dịch vụ. Đây là giải pháp vừa cấp bách, vừa triệt để để giải quyết tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn hiện nay, đồng thời là hệ quả tất yếu của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Định hướng phát triển ngành nông, lâm và thủy sản Mục tiêu: + phát triển nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả bền vững. Phát triển sản xuất hang hóa lớn, có năng suất chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, bảo đảm vũng chawccs an ninh lương thực quốc gia cả nước trước mắt và lâu dài; đẩy mạnh xuất khẩu nông sản với chất lượng cao. Xây dựng nông thôn mới theo hướng văn minh, giàu đẹp ,có kinh tế phát triển, kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội hiện đại. + Phấn đấu giá trị gia tăng sản xuất nông , lâm nghiệp và thủy sản 5 năm 2011-2015 bình quân đạt 2,7-3,7% /năm, tốc độ tăng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản bình quân đạt 4,1-5,1%/năm. Tỷ trọng lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2015 chiếm 40-41% lao động toàn xã hội. Nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn tăng 1,8- 2 lần so với nưm 2010. Các giải pháp phát triển phát triển ngành nông, lâm thủy sản Cơ cấu lại ngành nông nghiệp, gắn sản xuất với chế biến và thị trường. Phát triển sản xuất với quy mô hợp lí các loại nông sản hàng hóa xuất khẩu có lợi thế, nông sản thay thế nhập khẩu.Bắt đầu từ chuyển biến về khoa học, công nghệ, đi theo đó là công tác quy hoạch căn cơ, lâu dài; phấn đấu nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả để đóng góp vào tăng trưởng nhanh và bền vững, đảm bảo an sinh xã hội”. Những nhiệm vụ cụ thể là: Rà soát lại, xây dựng bản đồ quy hoạch theo hướng thực hiện được ba chức năng: sản xuất nông công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và khu dân cư. Từ đó hình thành các công trình hạ tầng như: đường, hệ thống thủy lợi,... cụ thể: Trong trồng trọt đầu tư phát triển nhưng vẫn phải đảm bảo ổn định sản lượng lúa(khoảng 40 triệu tấn), thực hiện chiến lược an ninh lương thực quốc gia, trên cơ sở cân đối đủ nhu cầu tiêu dùng cho người làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Mở rộng diện tích các loại cây ăn quả có lợi thế; phát triển vùng rau tập trung, rau chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm, phát triển măng nấm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tập trung tăng năng suất, chất lượng chế biến, xây dựng thương hiệu sản phẩm các cây công nghiệp. Đầu tư phát triển ngành chăn nuôi theo phương thức công nghiệp, bán công nghiệp, an toàn dịch bệnh, chú trọng phát triển gia súc ăn cỏ. Tập trung cải tạo và năng cao chất lượng giống, áp dụng quy trình chăn nuôi tiên tiến để tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả, tăng cường công tác thú y, phòng chống dịch bệnh, phát triển sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp,tổ chức lại và hiện đại hóa cơ sở giết mổ gia súc gia cầm. Phát triển lâm nghiệp toàn diện từ quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững 3 loại rừng: rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. Gắn phát triển trồng rừng nguyên liệu với công nghiệp chế biến ngay từ trong quy hoạch và dự án đầu tư, lấy nguồn thu từ rừng để bảo vệ, phát triển rừng và từng bước làm giàu từ rừng. Phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản đa dạng, theo quy hoạch, phát huy lợi thế của từng vùng gắn với thị trường, xây dựng đồng bộ kết cấu thị trường vùng nuôi, trồng trước hết là thủy lợi, áp dụng rộng rãi các quy trình công nghệ sinh sản nhân tạo, xây dựng hệ thống thú y thủy sản, kiển soát chặt chẽ chất lượng giống, thức ăn, môi trường nước, hiện đại hóa các cơ sở chế biến đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm. Ổn định khai thác thủy sản gần bờ, tăng sản lượng nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi trồng thủy sản nước lợ, nuôi trồng trên biển, đồng thời phát triển nuôi trồng thủy sản thủy sản trong ao hồ , sông, hồ chứa, tăng chế biến thủy sản có giá trị cao,đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm. Định hướng phát triển và các giải pháp ngành công nghiệp và xây dựng Mục tiêu: + Phát triển mạnh công nghiệp và xây dựng theo hướng nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh và hiện đại. Phát triển công nghiệp với tốc độ cao, nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp thông qua chuyển dịch cơ cấu các ngành công nghiệp theo hướng giảm mạnh tỷ lệ công nghiệp khai thác, tăng tỷ lệ công nghiệp chế biến, chế tác sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Đưa công nghiệp giữ vai trò động lực trong phát triển kinh tế và quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa + Phát triển ngành xây dựng đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, đảm bảo thực hiện lớn các dự án trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm cả những dự án quy mô lớn, yêu cầu kĩ thuật công nghệ cao như đường sắt cao tốc, đường sắt nội bộ, cầu lớn…Mở rộng địa bàn xuất khẩu xây dựng ra nước ngoài, trước hết là các nước trong khu vực và những ngành nghề Việt Nam có trình độ cao. + Phấn đấu giá trị gia tăng ngành công nghiệp, xây dựng bình quân 5 năm 2011-2015 đạt 7,5-8,5%. Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân 5 năm tăng 12,5-13,5%. Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP đến năm 2015 đạt 40-41%. Tỷ trọng công nghiệp chế biến trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp đạt 93,8%. Tỷ trọng hàng công nghiệp xuất khẩu trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả nước là 87%. Cơ cấu lao động ngành công nghiệp và xây dựng trong tổng lực lượng lao động toàn xã hội đạt 28-29% năm 2015. Tốc độ tăng tăng trưởng bình quân ngành xây dựng tăng 14%/năm. Các giải pháp phát triển ngành công nghiệp và xây dựng: + Phát triển đồng bộ công nghiệp chế biến, chế tác, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp năng lượng, khai khoáng, luyện kim, hóa chất công nghiệp quốc phòng. + Phát triển năng lực nghiên cứu thiết kế sản phẩm và chuyển dịch mạnh sang các ngành công nghiệp chế tác có tiềm năng, có hàm lượng công nghệ cao nhằm tạo bước nhảy vọt về chất lượng phát triển, nâng cao năng suất lao động. Khuyến khích các ngành, sản phẩm công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, có giá trị gia tăng cao, sử dụng công nghệ tiên tiến, tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu, đồng thời giữ vững, tăng tỉ lệ thị phần trong nước. + Chú trọng phát triển ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn, năng lượng sạch và vật liệu mới đi đôi với áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu + Thúc đẩy phát triển mạnh mẽ công nghiệp bổ trợ và công nghiệp sử dụng nhiều lao động, góp phần đẩy nhanh chuyể dịch cơ cấu lao động. + Nâng cao năng lực công nghiệp xây lắp với công nghệ hiện đại, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và đủ sức cạnh trnh quốc tế. Phát triển mạnh công nghiệp vật liệu xây dựng, nhất là vật liệu chất lượng cao. + Phát huy hiệu quả các khu, cụm công nghiệp hiện có và đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo hình thức cụm, nhóm sản phẩm tạo thành các tổ hợp công nghiệp quy mô lớn và hiệu quả cao. Định hướng phát triển ngành dịch vụ Mục tiêu: + Tạo bước phát triển vượt bậc các ngành dịch vụ, nhất là những ngành dịch vụ có giá trị cao, tiềm năng lớn và có sức cạnh tranh. Xây dựng được các dịch vụ cơ bản đem lại giá trị lớn và hiệu quả cao, đồng thời có khả năng tham gia mạnh vào phân công lao động quốc tế. + Phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân lĩnh vực dịch vụ giai đoạn 5 năm 2011-2015 đạt 8-9%/năm. Tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GDP đến năm 2015 đạt 40-42%.Tăng truowgnr tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻvà doanh thu dịch vụ tiêu dung bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt khoảng 30%. Khách du lịch quốc tế đến Việt Namvaof năm 2015 đạt 9 triệu lượt khách, tăng trưởng bình quân 8,5%/năm. Đến năm 2015 tăng them 30 triệu thuê bao internet. Tốc độ tăng trưởng bình quân năng lực vận chuyển hành khác bình quân 11,5%/năm. Các giải pháp phát triển ngành dịch vụ + Phát triển mạnh và năng cao chất lượng một số ngành có lợi thế như: viễn thông , hàng hải, hàng không,thương mại, dịch vụ, tài chính,ngân hàng, bảo hiểm, khoa học công nghệ, dịch vụ công, tư vấn, thiết kế,tổ chức thi công… đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động dịch vụ. Thực hiện đồng bộ các chính sách thúc đẩy phát triển ngành dịch vụ, trong đó ưu tiên các dịch vụ công nghiệp cao, dịch vụ có giá trị gia tăng cao, cải thiện các hạ tầng thiết yếu như viễn thông , giáo dục và đào tạo, dịch vụ kinh doanh,tài chính và vận tải. Hiện đại hóa và mở rộng các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, mở rông các dịch vụ mới, nhất là những dịch vụ cao cấp, dịch vụ hỡ trợ kinh doanh. Đẩy mạnh dịch vụ công cộng như dịch vụ khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thông tin, thể thao, dịch vụ việc làm và an sinh xã hội để phát triển nhanh và có hiệu quả các lĩnh vực văn hóa xã hội. + Thu hút co hiệu quả sự tham gia tích cực của tất cả các thành phần kinh tế, phát huy sức mạnh tổng hợp tạo sự chuyên biến về chất của thị trường và ngành thương mại. + Phát triển mạnh thương mại trong nước trên tất cả các vùng và gia tăng nhanh xuất khẩu. H oàn thiện cơ bản hệ thông phân phối đặc biệt là đối với những mắt hàng trọng yếu. Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phân phối, xác lập vị trí vũng chắc của doanh nghiệp trên thị trường bán lẻ. + Đa dạng hóa sản phẩm và các loại hình du lịch, nâng cao chất lượng và hiệu quả để đạt đẳng cấp quốc tế. Coi trọng phát triển du lịch ở khu vực nông thôn. + Thực hiện các chính sách khuyến khích các doan nghiệp đầu tư mở rộng, nâng cấp, hiện đại hóa , mạng lưới viễn thông, khai thác tối đa công suất cơ sở hạ tầng hiện có. Tập trung đầu tư năng cấp hệ thống cảng biển, sân bay…cải tạo nâng cao chất lượng các phương tiên vận tải, cải thiện chất lượng dịch vụ. Kết luận Cơ cấu đầu tư theo ngành của nước ta giai đoạn 2000 đến nay đã đạt được những thành tựu nhất định, phù hợp với định hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước. Nhưng bên cạnh đó còn những bất hợp lí trong quá trình chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo ngành của nước ta. Cần phải nhận thức đúng đắn những bất hợp lí đó và những nguyên nhân, để từ đó có giải pháp đúng đắn. Cơ cấu đầu tư theo ngành là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn liền với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cầu ngành gắn liền với chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo ngành. Vậy những bước đi tiếp theo của việc chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo ngành cần được nhận thức thực hiện đúng đắn hợp lí để đưa đất nước phát triển hiện đại, hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới. Danh mục tài liệu tham khảo Luận án tiến sĩ: Định hướng chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo ngành kinh tế ở nước ta trong giai đoạn 1996-2000 – Lê Huy Đức Nghiên cứu khoa học: Một số luận cứ khoa học cho việc đổi mới cơ cấu đầu tư phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường Việt Nam.PGS.TS Từ Quang phương Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 3(382) 3/2010 Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 4(383) 4/2010 Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 5(384) 5/2010 Tạp chí kinh tế và dự báo số 18 -9/2009 Tạp chí kinh tế và dự báo số 15- 8/2010 Tạp chí kinh tế và dự báo số 17 – 10/2010 Tạp chí phát triển kinh tế số 233- tháng 3/2010 Tạp chí phát triển kinh tế số 236 – tháng 6/2010 Tạp chí thông tin và dự báo kinh tế- xã hội số 49+50/ tháng 1/2010

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số đánh giá về cơ cấu đầu tư theo ngành tại việt nam từ năm 2000 cho đến nay.doc
Luận văn liên quan