Đề tài Một số giải pháp cho trẻ em lang thang trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

LỜI MỞ ĐẦU Quyền được bảo vệ, chăm sóc, nuôi dưỡng, được học hành, vui chơi là những quyền cơ bản nhất của trẻ em. Điều này đã được ghi nhận trong công ước quốc tế và trong hiến pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền trẻ em. Tuy nhiên hiện nay trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng vẫn còn một lượng không nhỏ trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, không được hưởng đầy đủ những quyền lợi của mình. Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, một mặt đã tác động tích cực tạo nên những chuyển biến của đời sống kinh tế - xã hội. Nhưng mặt trái của nó đã đem đến những thay đổi trong phân tầng xã hội, là mảnh đất tốt cho các tệ nạn xã hội nảy sinh, tồn tại và phát triển dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng. Đặc biệt là việc gia tăng đội ngũ nhũng người lang thang kiếm sống, trong đó có trẻ em. Như vậy trẻ em lang thang là một thực tế khách quan của mọi xã hội và là sản phẩm của nền kinh tế thị trường. Tình trạng này khiến các em không được đáp ứng đầy đủ những nhu cầu thiết yếu, gây ảnh hưởng sâu sắc tới quá trình hình thành nhân cách và phát triển toàn diện của trẻ. Vì vậy những trẻ em này rất cần được sự quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ thường xuyên của gia đình, cộng đồng và toàn xã hội. Giải quyết vấn đề trẻ em lang thang là việc bảo đảm quyền được chăm sóc giúp đỡ đặc biệt của trẻ. Mặt khác còn góp phần ổn định tình hình kinh tế xã hội đất nước, và nhằm bổ sung cơ sở lí luận trong việc quản lí xã hội về trẻ em. Hà Tĩnh là một tỉnh nghèo, có nền kinh tế kém phát triển so với các địa phương khác trên toàn quốc. Hiện trạng trẻ em lang thang trên địa bàn tỉnh khá phổ biến, ngày càng gia tăng và đang trở thành vấn đề nhức nhối. Vì vậy cần có những giải pháp nhằm hạn chế tình trạng trên, đưa các em quay trở về gia đình, tái hoà nhập cộng đồng và có định hướng tốt cho tương lai. Với những lí do thiết thực trên em đã chọn viết chuyên đề này. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN 2 A. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2 1. Khái niệm trẻ em và một số khái niệm liên quan 2 1.1. Khái niệm trẻ em 2 1.2. Khái niệm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt 2 1.3. Khái niệm trẻ em lang thang 3 2. Khái niệm nhu cầu và hệ thống thứ bậc nhu cầu 3 2.1. Nhu cầu của con người theo cách phân chia của Maslow 4 2.2. Nhu cầu cơ bản chung của trẻ em 4 2.3. Nhu cầu của trẻ lang thang 5 3. Luật pháp quốc gia và quốc tế về chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em 5 3.1. Luật pháp quốc gia 5 3.1.1. Các quyền trẻ em 5 3.1.2. Bổn phận của trẻ em 5 3.2. Công ước quốc tế về quyền trẻ em 6 B. CƠ SỞ THỰC TIỄN 6 1. Sự cần thiết phải bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc hiệt khó khăn nói chung và trẻ em lang thang nói riêng. 6 2. Quan điểm của Đảng và nhà nước về việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt 8 2.1. Hệ thống chính sách cơ bản về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục TECHCĐB 8 2.2. Chính sách chủ trương của Đảng đối với vấn đề trẻ em lang thang 9 3. Đặc điểm tình hình chung của đơn vị có liên quan 10 II. THỰC TRẠNG TRẺ EM LANG THANG TẠI ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH 11 1. Thực trạng trẻ em lang thang tại Việt Nam 11 2. Thực trạng trẻ em lang thang tại địa bàn Hà Tĩnh 13 3. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em lang thang trên địa bàn 18 4. Hậu quả của tình trạng trẻ em lang thang xin ăn tại địa bàn 19 III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO TRẺ EM LANG THANG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ TĨNH 21 1. Tái hoà nhập cộng đồng cho trẻ em lang thang 21 2. Giải pháp cho vay vốn, hướng nghiệp dạy nghề, tạo việc làm, tìm kiếm việc làm mới nhằm xoá đói giảm nghèo nâng cao thu nhập cho người dân 21 3. Nâng cao nhận thức, kết hợp nỗ lực của gia đình, nhà trường, chính quyền địa phương, lực lượng công an, các cơ quan, ban ngành đoàn thể trong việc bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói chung và trẻ em lang thang nói riêng. 22 4. Một số biện pháp khác nhằm ngăn ngừa và chấm dứt tình trạng trẻ em lang thang 23 IV. KIẾN NGHỊ 23 KẾT LUẬN 26

docx28 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5258 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp cho trẻ em lang thang trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Quyền được bảo vệ, chăm sóc, nuôi dưỡng, được học hành, vui chơi… là những quyền cơ bản nhất của trẻ em. Điều này đã được ghi nhận trong công ước quốc tế và trong hiến pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền trẻ em. Tuy nhiên hiện nay trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng vẫn còn một lượng không nhỏ trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, không được hưởng đầy đủ những quyền lợi của mình. Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, một mặt đã tác động tích cực tạo nên những chuyển biến của đời sống kinh tế - xã hội. Nhưng mặt trái của nó đã đem đến những thay đổi trong phân tầng xã hội, là mảnh đất tốt cho các tệ nạn xã hội nảy sinh, tồn tại và phát triển dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng. Đặc biệt là việc gia tăng đội ngũ nhũng người lang thang kiếm sống, trong đó có trẻ em. Như vậy trẻ em lang thang là một thực tế khách quan của mọi xã hội và là sản phẩm của nền kinh tế thị trường. Tình trạng này khiến các em không được đáp ứng đầy đủ những nhu cầu thiết yếu, gây ảnh hưởng sâu sắc tới quá trình hình thành nhân cách và phát triển toàn diện của trẻ. Vì vậy những trẻ em này rất cần được sự quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ thường xuyên của gia đình, cộng đồng và toàn xã hội. Giải quyết vấn đề trẻ em lang thang là việc bảo đảm quyền được chăm sóc giúp đỡ đặc biệt của trẻ. Mặt khác còn góp phần ổn định tình hình kinh tế xã hội đất nước, và nhằm bổ sung cơ sở lí luận trong việc quản lí xã hội về trẻ em. Hà Tĩnh là một tỉnh nghèo, có nền kinh tế kém phát triển so với các địa phương khác trên toàn quốc. Hiện trạng trẻ em lang thang trên địa bàn tỉnh khá phổ biến, ngày càng gia tăng và đang trở thành vấn đề nhức nhối. Vì vậy cần có những giải pháp nhằm hạn chế tình trạng trên, đưa các em quay trở về gia đình, tái hoà nhập cộng đồng và có định hướng tốt cho tương lai. Với những lí do thiết thực trên em đã chọn viết chuyên đề này. I. CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN A. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Khái niệm trẻ em và một số khái niệm liên quan 1.1. Khái niệm trẻ em - Theo pháp luật quốc tế: "Trẻ em là những người dưới 18 tuổi" (Điều 1 Công ước Quốc tế về quyền trẻ em). Công ước giải thích rõ thêm định nghĩa này bằng cách nhắc lại điều đã nêu trong tuyên ngôn về quyền trẻ em năm 1959 "Trẻ em do còn non nớt về thể chất và trí tuệ, cần phải được bảo vệ chăm sóc đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trước cũng như sau khi ra đời". - Theo pháp luật Việt Nam: "Trẻ em là công dân dưới 16 tuổi" (Điều 1, Luật BVCS và GDTE). Như vậy, trẻ em trước hết là một con người được hưởng mọi quyền tự do đã được nêu ra trong các công ước quốc tế về quyền con người mà không bị bất cứ một sự phân biệt đối xử nào. Nhưng trẻ em lại là những người chưa trưởng thành nên có quyền được chăm sóc sự sống, phát triển, được bảo vệ và bày tỏ ý kiến. Đặc biệt là đối với những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. 1.2. Khái niệm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh không bình thường về thể chất hoặc tinh thần, không đủ điều kiện để thực hiện các quyền cơ bản và hoà nhập với gia đình và cộng đồng (điều 3 Luật Bảo vệ - chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004). Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là trẻ em dưới 16 tuổi do nhiều lí do khác nhau mà rơi vào các hoàn cảnh sau: - Rơi vào hoàn cảnh éo le, gặp khó khăn khác thường so với nhiều trẻ em khác. - Bị mồ côi hoặc bị bỏ rơi - Bị tàn tật về thể chất hoặc tinh thần. - Không có người nuôi dưỡng, không người thân thích. - Phải lao động làm thuê trong điều kiện độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm. - Bị xâm hại tình dục, bị hiếp dâm - Bị lôi kéo, sử dụng vận chuyển ma tuý - Trở thành trẻ hư: không vâng lời, trốn học. 1.3. Khái niệm trẻ em lang thang Đó là những trẻ em dưới 16 tuổi kiếm tiền bằng các hoạt động thường xuyên trên đường phố như bán hàng rong, đánh giầy, làm thuê, bới rác, xin ăn, móc túi… Các em rời bỏ quê hương theo nhiều cách, với nhiều lí do khác nhau. Có thể chia trẻ em lang thang thành những nhóm sau: 1) Trẻ em ban ngày lang thang kiếm sống trên đường phố, tối trở về cùng gia đình. 2) Trẻ em có gia đình lang thang kiếm sống và ít khi về thăm gia đình. Đây là nhóm trẻ em có cha mẹ, nhưng do cha mẹ quá nghèo để con đi kiếm sống trên đường phố. 3) Trẻ em có gia đình, nhưng không có mối quan hệ với gia đình gồm số trẻ em trốn nhà ra đi (do bị đánh đập, bị đối xử thô bạo, hoặc do đua đòi, thích sống phóng túng, tự do). 4) Trẻ em hoàn toàn bị bỏ rơi, bao gồm trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em không người chăm sóc, các em phải tự kiếm sống nuôi lấy bản thân. 5) Trẻ em lang thang cùng với gia đình (gia đình từ nông thôn về thành thị, ban ngày chia mỗi người một ngả để kiếm ăn, tối về "đoàn tụ" trên vỉa hè, nhà ga, nhà trọ rẻ tiền). 2. Khái niệm nhu cầu và hệ thống thứ bậc nhu cầu Nhu cầu là yếu tố tất yếu, cần thiết để bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của cá nhân. Nếu nhu cầu được thoả mãn thì sẽ tạo nên cảm giác thoải mái và an toàn cho sự phát triển. Ngược lại nếu không được đáp ứng thì sẽ gây nên sự căng thẳng và có thể dẫn tới những hậu quả nhất định. 2.1. Nhu cầu của con người theo cách phân chia của Maslow Theo Maslow con người có những nhu cầu cơ bản được chia thành 5 loại khác nhau và được sắp xếp theo thứ tự bậc thang từ thấp đến cao. Ông cũng cho rằng con người cần được thoả mãn những nhu cầu cơ bản đó và cũng theo thứ tự bậc thang đó từ những nhu cầu cấp thấp rồi tiến tới những nhu cầu ở cấp cao hơn. Nếu không đáp ứng được sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của con người. Bao gồm những nhu cầu sau: - Nhu cầu vật chất: Đây là những nhu cầu cơ bản và tối quan trọng đầu tiên cho sự tồn tại của con người. Bao gồm việc ăn, mặc, ở, đi lại. - Nhu cầu an toàn: được bảo vệ, che chở trong sự bao bọc của gia đình và của pháp luật đảm bảo an toàn về tính mạng, nhân phẩm. - Nhu cầu giao tiếp: con người tồn tại và phát triển trên cơ sở giao tiếp và hội nhập vào các mối quan hệ trong cộng đồng. Không ai có thể sống biệt lập. Con người cần có bạn bè, cần phát triển các mối quan hệ từ trong gia đình ra ngoài xã hội. - Nhu cầu được tôn trọng: Mỗi người dù ở bất cứ vị trí nào trong xã hội đều có giá trị riêng của mình. Vì vậy đòi hỏi phải được tôn trọng, được đánh giá đối xử công bằng và phù hợp. - Nhu cầu khẳng định: là con người sinh ra và tồn tại trên cõi đời này ai cũng có tính bản ngã, ai cũng muốn khẳng định những giá trị tốt đẹp để thiên hạ phải học tập và noi theo. 2.2. Nhu cầu cơ bản chung của trẻ em - Nhu cầu vật chất: tất cả những nhu cầu về lương thực thực phẩm, nơi ăn, chốn ở, thuốc men… đảm bảo cho sự phát triển khoẻ mạnh về thể chất. - Nhu cầu mái ấm gia đình: được nuôi dưỡng chăm sóc, nâng niu, che chở trong vòng tay yêu thương của bố mẹ, gia đình, anh chị em, người thân, họ hàng. - Nhu cầu được thừa nhận, tôn trọng: mỗi người đều có đặc điểm riêng về giá trị, văn hoá, về cá tính, sở trường, cách quan niệm đòi hỏi phải được thừa nhận và tôn trọng. 2.3. Nhu cầu của trẻ lang thang Trẻ lang thang là những trẻ rơi vào hoàn cảnh éo le, gia đình quá khó khăn. Hoặc trẻ hoàn toàn bị bỏ rơi mồ côi, không nơi nương tựa, mất nguồn nuôi dưỡng. Các em phải lang thang kiếm sống trên đường. Vì vậy các em cần được bảo vệ, che chở, được đảm bảo nơi ăn chốn ở và quan trọng hơn là cần được đoàn tụ gia đình, được trở lại trường học. Đồng thời các em cũng cần có những nhu cầu cơ bản như những trẻ em bình thường khác. 3. Luật pháp quốc gia và quốc tế về chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em 3.1. Luật pháp quốc gia 3.1.1. Các quyền trẻ em - Quyền được khai sinh và có quốc tịch - Quyền được chăm sóc, nuôi dạy - Quyền được sống chung với cha mẹ - Quyền được nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự. - Quyền được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về những vấn đề có liên quan. - Quyền được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ - Quyền được học tập - Quyền được vui chơi, giải trí lành mạnh, được hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với lứa tuổi. - Quyền được có tài sản, quyền thừa kế và quyền được hưởng các chế độ bảo hiểm theo quy định của pháp luật. 3.1.2. Bổn phận của trẻ em - Yêu quý, quý trọng, hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ, lễ phép với người lớn, thương yêu em nhỏ, đoàn kết với bạn bè, giúp đỡ người già yếu, tàn tật, giúp đỡ gia đình làm những việc vừa sức mình. - Chăm chỉ học tập, rèn luyện thân thể, tuân theo nội quy của nhà trường. - Tôn trọng pháp luật, thực hiện nếp sống văn minh, trật tự công cộng và an toàn giao thông, giữ gìn của công, tôn trọng tài sản của người khác. - Yêu thương quê hương đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN. 3.2. Công ước quốc tế về quyền trẻ em Các quyền trẻ em có thể chia thành 4 nhóm quyền chính: - Quyền được sống - Quyền được bảo vệ - Quyền được phát triển - Quyền được tham gia B. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Sự cần thiết phải bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc hiệt khó khăn nói chung và trẻ em lang thang nói riêng. Trẻ em là nguồn hạnh phúc của gia đình, là chủ nhân tương lai của đất nước, vận mệnh của dân tộc ra sao? hùng mạnh hay suy yếu là tuỳ thuộc phần lớn vào thế hệ trẻ. Do vậy việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em là trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội. Việc chăm sóc, giúp đỡ trẻ em nói chung và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói riêng trong đó có trẻ em lang thang là một vấn đề có truyền thống lâu đời lịch sử đất nước ta. Ngay từ xa xưa, việc chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh éo le, bất hạnh đã được mọi cộng đồng, mọi nhà nước, mọi xã hội quan tâm và thực hiện tốt. ở thời kỳ nào cũng có những những quy định, những chuẩn mực về việc chăm lo những trẻ em bất hạnh. Trẻ em là những con người được hưởng đầy đủ mọi quyền đã được nêu trong các công ước quốc tế và quyền con người. Trẻ em cũng chính là tương lai của đất nước. Nhưng do trẻ em là những người chưa thành niên, còn non nớt cả về thể chất lẫn tinh thần. Vì vậy cần được sự bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thường xuyên. Đặc biệt là đối với những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn… Đất nước ta đang trong thời kỳ quá độ từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Nền kinh tế thị trường một mặt tạo ra sự phát triển năng động của nền kinh tế nhưng mặt trái của nó là sự biến đổi trong các mối quan hệ xã hội, phân rã thiết chế và phân cực xã hội. Dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là các vấn đề xã hội xuất hiện hàng loạt trong đó có tình trạng trẻ em lang thang. Mặt trái của nền kinh tế thị trường đã tác động trực tiếp tới cả môi trường gia đình và toàn xã hội. Thiết chế gia đình lỏng lẻo, sự biến đổi của giá trị đạo đức, sự du nhập của các luồng văn hoá ngoại lai. Độ bền vững của gia đình không còn ổn định, tỉ lệ li hôn cao. Dẫn đến hậu quả là trẻ em bị thiếu nguồn nuôi dưỡng tình yêu thương của bố mẹ hoặc bị bỏ rơi gây nên những thiếu hụt về tâm lí, tình cảm của các em. Ở thành thị, nhiều gia đình mải làm ăn kinh tế chỉ lo chú trọng đáp ứng những nhu cầu tối thiểu của trẻ về vật chất và không quan tâm chăm sóc về mặt tinh thần. Dẫn đến trẻ sa ngã vào các tệ nạn xã hội. Ở nông thôn, hoàn cảnh kinh tế khó khăn, trẻ phải lao động nhiều, không có thời gian để học, không có tiền đóng học phí, chán nản, bỏ học. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em bỏ nhà đi lang thang kiếm sống. Hơn nữa sự buông lỏng cơ chế quản lí, sự xuống cấp của giáo dục, văn hoá phẩm đồi truỵ xâm nhập. Bên cạnh đó công tác phòng ngừa tội phạm còn chưa được thực hiện nghiêm minh… cũng dẫn tới hậu quả trẻ em sa vào các tệ nạn xã hội. Nhận thức được điều này ta thấy tầm quan trọng, sự cần thiết của việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cũng chính là việc đầu tư cho tương lai của đất nước. Ở bất cứ thời kì nào, Đảng và Nhà nước cũng như mỗi gia đình và toàn thể cộng đồng cần phải quan tâm, dành sự ưu tiên cho trẻ em. Đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trong đó có trẻ lang thang. Tạo điều kiện cho các em được phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần. 2. Quan điểm của Đảng và nhà nước về việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt 2.1. Hệ thống chính sách cơ bản về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục TECHCĐB Nối tiếp truyền thống đạo lí dân tộc, Đảng và Nhà nước ta ngay từ khi ra đời đã luôn dành sự quan tâm đến thế hệ trẻ nói chung và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói riêng. Điều đó được thể hiện trong các chương trình, chính sách, chủ trương của Đảng, trong các hội nghị, hội thảo. Cụ thể. - Việt Nam là quốc gia đầu tiên của châu Á và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn công ước quyền trẻ em. - Ngay từ năm 1945 Đảng và Nhà nước ta đã có sắc lệnh trong đó có những điều khoản chăm sóc, bảo vệ trẻ em. - Năm 1960, Quốc hội thông qua điều luật "Toàn dân bảo vệ và chăm sóc thiếu niên, nhi đồng". Đối với TECHCĐB: - Tại Hội nghị toàn quốc về công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, đồng chí Lê Khả Phiêu đã nêu rõ quan điểm: "…." - Đối với TECHCĐB, tại Hội nghị bàn biện pháp phòng ngừa, giải quyết tình trạng trẻ em lang thang ở các vùng trọng điểm tháng 10/1998, thủ tướng Phan Văn Khải đã phát biểu "Mọi trẻ em đều phải được bình đẳng…" - Từ Hiến pháp cho tới Bộ Luật lao động, NĐ của Chính phủ, Thông tư của các Bộ đều quy định và hướng dẫn cụ thể các chính sách, chế độ trợ cấp xã hội, nuôi dưỡng tập trung, hỗ trợ về giáo dục, dạy nghề, chăm sóc sức khoẻ đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. - Công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đòi hỏi sự nỗ lực đồng bộ có hiệu quả của cộng đồng, sự phối hợp của các ngành, các cấp… Chính sách chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của Việt Nam quy định đầy đủ các chính sách chăm lo, nuôi dưỡng, giáo dục, tạo cơ hội thuận lợi và ưu tiên cho các em, bao gồm: + Chính sách hỗ trợ nuôi dưỡng + Chính sách giáo dục + Chính sách chăm sóc sức khoẻ, chỉnh hình phục hồi chức năng + Chính sách dạy nghề, tạo việc làm. 2.2. Chính sách chủ trương của Đảng đối với vấn đề trẻ em lang thang - Chính phủ ban hành chỉ thị 06/1998/CT-TTg ngày 23/1/1998 về việc tăng cường công tác bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang. - Bộ Công an đã có kế hoạch 05/6/1998 về việc triển khai thực hiện chỉ thị 06/1998/CT-TTg trong đó có kế hoạch điều tra khảo sát cơ bản thực trạng tình hình trẻ em lang thang để có cơ sở đề ra chủ trương, biện pháp cơ chế phối hợp giữa các ngành các cấp giải quyết vấn đề trẻ em lang thang. - Bộ Giáo dục - Đào tạo đã tổ chức nhiều lớp học phi chính quy như: lớp học tình thương, lớp học phổ cập… nhằm đáp ứng nhu cầu học tập cơ bản đạt chương trình phổ cập giáo dục tiểu học cho các trẻ em lang thang. - Bộ Lao động Thương binh và xã hội đã tăng cường đầu tư mở rộng và nâng cao năng lực của mạng lưới "Trung tâm BTXH". - UBBV và chăm sóc trẻ em Việt Nam phối hợp cùng với các cấp, các ngành, các tổ chức chỉ đạo nhiều mô hình bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em lang thang. Tổ chức dạy học, dạy nghề, hỗ trợ vốn, tạo việc làm giúp trẻ em lang thang đoàn tụ với gia đình. - Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 167/TTg ngày 8/4/1994 về việc sửa đổi bổ sung chế độ tài chính đối với đối tượng cứu trợ xã hội - Bộ LĐTB-XH cùng Bộ Tài chính ban hành thông tư số 22/LB-TT ngày 21/7/1994 hướng dẫn các địa phương thực hiện. - Theo NĐ 168-2004/NĐ-CP ngày 20/9/2004 thì đối tượng lang thang được trợ cấp sinh hoạt phí 7000đ/người/ngày với thời gian quy định không quá 15 ngày, khi đưa về tập trung tại cơ sở bảo trợ xã hội chờ xem xét. 3. Đặc điểm tình hình chung của đơn vị có liên quan - Hà Tĩnh là một tỉnh nghèo nằm ở phía Bắc miền Trung khu vực duyên hải miền Trung, với diện tích là ……. số dân là ……. có quốc lộ 1A chạy xuyên suốt chiều dài tỉnh. Phía Bắc giáp thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Phía Nam giáp Đèo Ngang tỉnh Quảng Bình. Phía Tây giáp Nghệ An và Lào. Phía Đông giáp Biển Đông. Là vùng đất cằn sỏi đá, khí hậu khắc nghiệt, nắng hạn và gió Lào là điểm đặc trưng nổi bật. - Về kinh tế - xã hội: sản xuất nông nghiệp là chủ yếu kèm theo nghề nuôi trồng đánh bắt thuỷ hải sản. Khí hậu khắc nghiệt, thiên tai bão lũ xảy ra thường xuyên (hàng năm có 2-3 cơn bão, lũ), mùa màng thất thu thường xuyên kèm theo bệnh dịch hoành hành dẫn đến nạn đí kém trong nhân dân. Tỉ lệ hộ nghèo 2005 chiếm 34,7% số hộ (theo số liệu khảo sát hộ nghèo qua các năm của UBND tỉnh). Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trẻ em lang thang kiếm sống. - Đặc biệt trong những năm gần đây cùng với xu thế đô thị hoá nông thôn và mặt trái của nền kinh tế thị trường dẫn đến nhiều vấn đề xã hội nảy sinh trên địa bàn tỉnh. Trong đó tình trạng trẻ em lang thang ngày một gia tăng. Con số hiện nay đã lên tới hàng trăm em (cụ thể 97 em) (theo báo cáo kết quả khảo sát trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của UBDSGĐ và TE). Phần lớn các em xuất thân từ nông thôn đều đang trong lứa tuổi học cấp I và cấp II bỏ học đi lang thang kiếm sống vì nhiều lí do khác nhau. Hiện tượng này đã gây ảnh hưởng tới trật tự an toàn xã hội, lối sống, thuần phong, mỹ tục và làm mất mỹ quan đô thị và tiềm ẩn nguy cơ về tệ nạn xã hội. Vì vậy đòi hỏi có sự quan tâm của các cấp cơ quan, của toàn xã hội và có biện pháp can thiệp. II. THỰC TRẠNG TRẺ EM LANG THANG TẠI ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH 1. Thực trạng trẻ em lang thang tại Việt Nam Trẻ em lang thang là một vấn đề xã hội, là hậu quả của quy luật tác động nền kinh tế thị trường vì vậy bất cứ một xã hội nào, bất cứ một nền kinh tế, một quốc gia nào đều tồn tại vấn đề này. Việt Nam cũng không nằm ngoài bối cảnh chung đó. - Qua báo cáo hàng năm của các địa phương, kết hợp với số liệu của các cuộc điều tra khảo sát điểm cho thấy trẻ em lang thang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Số liệu thống kê toàn quốc cho thấy số trẻ em lang thang tăng qua các năm như sau: Năm 1996: 14596 em Năm 1997: 16263 em Năm 1998: 19047 em Năm 1999: 23039 em (Số liệu điều tra của Sở LĐTBXH) Như vậy trong vòng 4 năm số lượng trẻ em lang thang đã tăng từ 14396 em lên 23039 em (tăng 8443 em, tỉ lệ tăng ….) - Trẻ em lang thang phần lớn tập trung tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Theo số liệu điều tra của Bộ LĐTBXH thì: Tại Hà Nội: năm 1997 có 2772 em, năm 1999 có 4585 em (tăng 1813 em trong vòng 3 năm, tỉ lệ tăng là …..) Tại thành phố Hồ Chí Minh năm 1999 có tới 6000 em lang thang kiếm sống. - Vào thời điểm năm 2003, theo thống kê của UBDSGĐ và trẻ em thành phố Hà Nội thì tại Hà Nội có 1500 trẻ em lang thang. Như vậy có giảm hơn so với những năm trước. Nhưng con số vẫn ở mức cao. Tại thành phố Hồ Chí Minh, Sở LĐTBXH thống kê được có 10351 trẻ em lang thang và bị lạm dụng sức lao động. So với năm 1999 đã tăng vụt lên 5000 em. Trong số đó có 48,62% em có nguồn gốc tại thành phố Hồ Chí Minh còn 54,38% em ở các tỉnh khác đến. Có khoảng 49,49% trẻ em kiếm sống 8h trong ngày và 52,51% em không tham gia học tập. - Theo thống kê của Bộ LĐTBXH hiện nay cả nước có khoảng 21000 trẻ em lang thang lao động sớm, tại thành phố Hồ Chí Minh có hơn 10330 trẻ em lang thang kiếm sống và bị lạm dụng sức lao động. Về giới tính, có khoảng 6145 em nam và 4200 em nữ. Có 6500 trẻ em lang thang trên đường phố xin ăn và gần 3800 trẻ em bị lạm dụng sức lao động. Đây là một con số ở mức báo động. - Về giới tính: Trẻ em lang thang là nam chiếm tỉ lệ cao hơn nhiều so với nữ. Theo khảo sát tại thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội vào tháng 8/2003 thu được kết quả như sau: Trong tổng số 10.063 em lang thang có đến 65,4% trẻ em nam với các độ tuổi khác nhau như sau: + Dưới 5 tuổi: 1,2% + 6 - 10 tuổi: 15,5% + 11 - 15 tuổi: 59,5% + 16-18 tuổi: 20,6% - Như vậy những số liệu trên đây cho thấy số lượng trẻ em lang thang ngày càng có xu hướng gia tăng và tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn. Phần lớn các em đều xuất thân từ những gia đình khó khăn, từ những vùng nông thôn nghèo, đông dân, điều kiện tự nhiên về đất đai, khí hậu không thuận lợi đều tập trung về các thành phố lớn là nơi có thể tìm kiếm được những nguồn thu nhập. Các em có thể sẵn sàng làm bất cứ việc gì để kiếm sống. Từ bán báo, đánh giầy, nhặt phế liệu, bán hàng rong thậm chí la cà vào các hàng quán chợ búa để xin ăn. - Trước thực trạng đó đòi hỏi có sự quan tâm hỗ trợ của các cấp chính quyền nhằm giúp các em hồi gia, ngăn ngừa và hạn chế tối đa tình trạng trẻ em lang thang hiện nay. Bởi vì cuộc sống lang thang luôn khiến các em phải đối mặt với những hiểm hoạ, có những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển toàn diện của các em. 2. Thực trạng trẻ em lang thang tại địa bàn Hà Tĩnh Như đã trình bày ở trên Hà Tĩnh là một tỉnh nghèo của miền Trung, địa bàn kéo dài theo chiều dọc của đất nước (có quốc lộ 1A đi qua khoảng trên 100km). Nhưng lãnh thổ lại hẹp về bề ngang. Toàn tỉnh chỉ có 2 thị xã và 7 thị trấn của các huyện phụ cận. - Về tình hình trẻ em trong toàn tỉnh hiện nay có 9941 trẻ em. Trong đó có 395 trẻ em lang thang (theo số liệu kết quả khảo sát trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt của UBSD, GD và TE Hà Tĩnh) so với các địa phương khác: Nam Định: 222 em; Hà Tây: 176 em. Cũng theo kết quả khảo sát của UBDS, GD và TE thực trạng trẻ em lang thang tại tỉnh hiện nay gồm có 2 loại: Trẻ em lang thang đã hồi gia (tính từ 8/2003 đến nay) là 298 em. Sau một thời gian lang thang đến nay các em đã được đưa trở lại gia đình. Đa số các em tiếp tục đi học trở lại. Một số em đã được tạo công ăn việc làm ổn định. Hiện nay có 59 em có nhu cầu học nghề. Trẻ em hiện đang lang thang có 97 em. - Về hoàn cảnh: đa số các em là con em từ những vùng nông thôn nghèo, đông dân. Xuất thân từ những gia đình có hoàn cảnh kinh tế hết sức khó khăn, chủ yếu thuộc các huyện Kì Anh (18 em) và Thạch Hà (13 em). Phần lớn các em đều đã bỏ học tập trung về các vùng thị xã thị trấn để lang thang kiếm ăn. Có một số em đi theo mùa vụ để kiếm tiền phụ giúp gia đình hoặc là để đóng đậu học tập. - Về hình thức kiếm ăn rất đa dạng. Các em có thể đánh giầy, bán báo, bán hàng rong, vé số, nhặt rác… Số lượng này tập trung lớn ở địa bàn thị xã Hà Tĩnh (theo thống kê của UBDSGĐ và TE vào thời điểm 7/10/2005 thì gồm có 55 em). Bởi đây là trung tâm kinh tế - văn hoá của toàn tỉnh, là nơi có mật độ dân cư đông và các hoạt động giao dịch thương mại diễn ra mạnh. Ngoài ra còn có những hình thức khác đó là ăn cắp vặt và xin ăn. Đối tượng này tập trung nhiều ở huyện Kì Anh đặc biệt là đoạn Đèo Ngang, bởi đây là nơi thường xuyên có xe cộ đi qua, xe cộ hỏng hóc, gặp tai nạn dừng lại chân đèo hoặc khách du lịch dừng lại vãn cảnh. Các em lợi dụng cơ hội này xúm lại xem và xin ăn. Nhiều người động lòng trắc ẩn và cho các em quà, tiền. Điều này vô tình đã khuyến khích động viên các em thường xuyên lên đèo xin tiền. - Về độ tuổi: theo thống kê của UBDSGĐ và TE Hà Tĩnh, hầu hết trẻ em lang thang tập trung trong độ tuổi từ 10 đến dưới 16. Các em đang trong lứa tuổi học sinh cấp I hoặc cấp II nhưng đều đã bỏ học. - Về giới tính: Theo kết quả khảo sát của UBDSGĐ và TE cho thấy phần lớn các em lang thang tập trung vào phái nam là đa số. - Địa bàn phân bố: Trong số gần 100 em hiện nay đang lang thang có 18 em lang thang ở các xã thuộc huyện Kì Anh như Kì Phương (4 em), Kì Thịnh (4 em), Kì Xuân (2 em), thị trấn (2 em), có 4 em chủ yếu vào bán vé số tại TPHCM. 78 em thuộc các xã phụ cận lang thang kiếm sống trên địa bàn thị xã Hà Tĩnh bằng các hình thức tranh thủ những thời gian nghỉ học để đi đánh giầy, nhặt rác. Đa số các em phải kiếm sống là do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn. Công việc hàng ngày của các em là chăn trâu, bò, hái củi. Ngoài ra các em giành phần lớn thời gian để hoạt động ngoài đường kiếm sống. Gia đình chỉ là nơi trở về sau 1 ngày lao động mệt nhọc. Như vậy có thể thấy rằng trẻ em lang thang phân bố chủ yếu tại 2 địa bàn là Kì Anh và thị xã Hà Tĩnh. * Một vài thực trạng diễn ra trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày cuả các em - Vấn đề nhà ở: Tuỳ theo hình thức lang thang các em có thể có các hình thức cư trú khác nhau. Phần lớn các em (chiếm 3/4) ban ngày lang thang kiếm sống tối trở về nhà. Đặc biệt là các em lang thang tại Đèo Ngang thuộc địa phần Kì Anh và các em ở các xã phụ cậnlang thang kiếm sống trên địa bàn thị xã Hà Tĩnh. Bởi vì đây là những địa bàn gần nhà các em ví dụ: huyện Thanh Hà, Cẩm Xuyên. Ngoài ra cũng có những em ở các huyện xa đến (Vd: Vũ Quang, Nghi Xuân). Các em này thuê cùng nhà trọ ở với nhau loại nhà trọ rẻ tiền trong các khu nhà ổ chuột. Nhà trọ chủ phục vụ cho việc ngủ ban đêm còn ban ngày các em lang thang kiếm sống ngoài đường. - Về thu nhập: Qua khảo sát 90% các em được hỏi đều trả lời rằng các em kiếm được khoảng từ 12 đến 15 nghìn đồng 1 ngày. Mức thu nhập không ổn định phụ thuộc vào số lượng khách hàng ngày là ít hay nhiều. Phần lớn các em đều làm những công việc nhưu đánh giầy, bán báo, bán vé số, nhặt rác… Khi được hỏi 7 trong số 10 em đã trả lời rằng mỗi ngày các em đánh được từ 5-7 đôi giầy, bán được 7 - 10 tờ báo, giá của mỗi đôi giầy là 2000 đồng, 1 tờ báo là từ 2000-3000 đồng/tờ. Ngày nào cao điểm đông khách lắm thì cũng đánh được 10 đôi hoặc tột cùng là 12 đôi. Nhưng cũng có ngày ế ẩm thì chỉ đánh được từ 3-5 đôi giầy. Các em phải bươn chải lân la vào các nhà hàng, quán cơm, các quán cà phê rồi bám sát lấy từng người khách, nài nỉ, lạy lục người ta để đánh từng đôi giầy. Nghe ra đây có vẻ như là một công việc khó tưởng tượng đối với những đứa trẻ dưới 16 tuổi. Nhưng chúng ta có thể bắt gặp thực trạng đó ngay tại quán cơm Thuỷ Đô, quán cà phê Hương Thuỷ… trên địa bàn thị xã Hà Tĩnh. Bởi đây là những tụ điểm nhiều khách hàng. Do đó cũng rất đông các trẻ lang thang tìm đến để kiếm ăn. Theo mức thu nhập đó mỗi tháng các em kiếm được từ khoảng 400.000đ đến 500.000đ. Cũng theo kết quả khảo sát biết được số tiền trên các em dành dụm đưa về cho gia đình là chủ yếu. Ngoài khoản ăn uống tiêu vặt ra mỗi tháng các em cũng tiết kiệm được khoảng 200.000đ- 300.000đ đưa về phụ giúp gia đình. Số tiền ấy cũng phần nào giải quyết được khó khăn của gia đình các em. Ngoài địa bàn thị xã HàTĩnh thì ở các vùng phụ cận khác đặc biệt là ở Đèo Ngang huyện Kì Anh các trẻ em lang thang chủ yếu là xin tiền hoặc ăn cắp vặt. Do vậy mức thu nhập của các em thất thường hơn và cũng thấp hơn các em lang thang ở vùng thị xã. Theo điều tra cho thấy mỗi ngày các em xin được từ 5000-10.000đ. Phần lớn công việc thường ngày của các em là chăn trâu, chăn bò ở ngoài đồng. Tận dụng những thời gian trong ngày để lên đèo Ngang xin tiền khách qua đường. Để có thể xin được tiền nhiều em đã có những hành động liều mạng như lăn ra đường chặn xe đòi cho tiền. Hiện tượng này đặc biệt xảy ra ở đoạn đường Đèo Ngang thuộc địa bàn huyện Kì Anh. Nhìn chung mức thu nhập này là rất ít ỏi nhưng so với các em nông thôn ở nhà không làm gì để kiếm ra nổi một tháng chừng ấy tiền. Do vậy đây chính là lí do khiến các trẻ em ở nông thôn tiếp tục lang thang ra thành thị để kiếm sống. - Về thời gian làm việc: Hầu như các em làm việc trên 10h mỗi ngày. Ngoài thời gian về nhà ngủ buổi tối thì thời gian còn lại trong ngày các em đều lang thang ngoài đường để kiếm sống. Và hàng ngày các em phải đi bộ qua rất nhiều nẻo đường, trung bình từ 10 đến 15 km. - Về đời sống vật chất: Trẻ em lang thang là những trẻ em nghèo xuất thân từ những gia đình hoàn cảnh rất khó khăn. Do vậy đời sống vật chất hết sức thiếu thốn. Các em ăn mặc rách rưới, mùa hè một mảnh vải che thân, mùa đông không đủ ấm. Vấn đề ăn uống không được đảm bảo. Bữa sáng của các em chỉ là những chiếc bánh mì, buổi trưa ăn cơm bụi ở trong chợ với mức giá trung bình khoảng 2000đ/bữa (theo kết quả khảo sát của UBDSGĐ và TE). Đó là một chỉ báo về đời sống vật chất ở mức quá thấp so với mức trung bình chung. Điều này ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển bình thường về thể lực của các em. - Về đời sống tinh thần: thiếu hụt mạnh. Các em là những trẻ lang thang xa nhà, trước hết là thiếu tình yêu thương, che chở của bố mẹ và gia đình. Không nhận được sự dạy bảo, dìu dắt, giúp đỡ thường xuyên. Điều này đã gây ra những tổn thương, những lệch lạc trong những tâm hồn non nớt. Không những thiếu thốn về tình cảm mà ngay cả những nhu cầu tối thiểu về vui chơi giải trí các em cũng không được hưởng. Bởi cuộc sống lang thang ngoài đường suốt ngày, các em hầu như không như có thời gian để tham gia vào các hoạt động vui chơi, không được học hành. Điều này đã ảnh hưởng tới sự phát triển tâm sinh lí bình thường và sự hoàn thiện nhân cách của các em. Bảng tổng hợp kết quả khảo sát tình trạng trẻ em lang thang kiếm sống TT Đơn vị Tổng số TELT đã hồi gia TE đang lang thang TE của địa phương đi lang thang ngoài tỉnh TELT trên địa bàn thị xã Hà Tĩnh 1 Kỳ Anh 223 205 18 3 15 2 Hương Sơn 0 0 0 0 0 3 Nghi Xuân 6 5 1 1 0 4 Can Lộc 15 9 6 0 6 5 Thạch Hà 38 25 13 0 13 6 Hương Khê 0 0 0 0 0 7 Cẩm Xuyên 3 0 3 0 3 8 TX Hà Tĩnh 109 54 55 0 55 9 Đức Thọ 0 0 0 0 0 10 TX Hồng Lĩnh 1 0 1 0 1 11 Vụ Quang 0 0 0 0 0 Toàn tỉnh 395 298 97 4 93 Sau đây là một số hình ảnh về trẻ em lang thang. 3. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em lang thang trên địa bàn - Kinh tế nghèo nàn: nghèo đói là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trẻ em lang thang trên địa bàn Hà Tĩnh là một trong những tỉnh nghèo nhất của cả nước. Tỉ lệ hộ đói nghèo còn cao cơ sở vật chất hạ tầng yếu kém, hầu như chưa có gì. Cả tỉnh không có 1 khu công nghiệp, chế xuất nào. Mặc dù mảnh đất Hà Tĩnh có nhiều tiềm năng và thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản. Người dân Hà Tĩnh có phẩm chất thông minh, cần cù, sáng tạo. Con em Hà Tĩnh có tinh thần hiếu học. Nhưng do thiếu nguồn vốn để làm ăn thiếu khoa học công nghệ để khai thác tài nguyên. Nên tài nguyên vẫn chỉ nằm ở dạng tiềm năng. Đời sống người dân vẫn nghèo đói.Thiếu khả năng kinh tế tài chính để học hành. Bên cạnh đó điều kiện tự nheien vô cùng khắc nghiệt, Hà Tĩnh nằm trong địa hình 'chảo lửa túi mưa". Bão lũ hạn hán, thiên tai làm mùa màng thất bát. Đây cũng là một trong những nguyên nhân đến đói nghèo dẫn đến tình trạng trẻ em bỏ học lang thang ra đường kiếm sống. - Do trình độ dân trí các em chưa được học hành đến nơi, đến chốn, nhận thức còn non nớt. Mặt khác cũng do trình độ dân trí thấp mà nhận thức của các bậc làm cha, làm mẹ hạn chế. Họ cho rằng việc để con cái mình lang thang ra đường kiếm sống là một chuyện bình thường. Và trong hoàn cảnh nghèo khó thì xem như đó cũng là một nguồn thu nhập để phụ giúp gia đình. - Do hoàn cảnh gia đình: Một số em sinh ra trong nhiều hoàn cảnh khó khăn thiệt thòi hơn những đứa trẻ bình thường khác. Chẳng hạn việc bố mẹ li hôn, li thân hoặc mồ côi cả bố lẫn mẹ, các em không còn nguồn nuôi dưỡng, phải đi lang thang để kiếm sống. Hoặc do bố mẹ sinh quá đông con không có khả năng nuôi dạy. Một số em khác lại là nạn nhân của bạo lực gia đình. Bố mẹ thường xuyên cãi vã nhau khiến con cái buồn chán xấu hổ với bạn bè rồi bỏ nhà đi lang thang bụi đời. - Nhân tố khách hàng. Một số em bị bạn bè rủ rê, thích đua đòi, không có bản lĩnh vững vàng. học kém, lười học nên sợ việc đến trường, trốn học đi theo bạn bè xấu và bị lôi kéo bỏ nhà đi lang thang. Mặt khác trẻ em lại là đối tượng dễ bị bóc lột sức lao động. Các em từ nông thôn nghèo khổ lang thang ra thành phố và có thể làm bất cứ công việc với giá rẻ mạt nào để kiếm sống. Các chủ lao động đã lợi dụng điều này để áp đặt, bóc lột sức lao động của các em. Hơn nữa Hà Tĩnh lại có những địa điểm thuận lợi cho việc trẻ em lang thang xin ăn. Chẳng hạn như vùng Đèo Ngang thuộc huyện Kỳ Anh là nơi luôn có xe cộ đi lại và khách du lịch dừng chân vãn cảnh. Các em đã lợi dụng cơ hội này để ra đường lang thang xin ăn. 4. Hậu quả của tình trạng trẻ em lang thang xin ăn tại địa bàn Trẻ em lang thang là vấn đề chung của mọi xã hội và cũng là vấn đề nóng bỏng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Hiện nay đang được các cấp chính quyền và toàn thể người dân quan tâm. Bởi hiện trạng này đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với bản thân, gia đình các em cũng như đối với toàn thể xã hội. - Hậu quả trực tiếp là đối với bản thân các em. Ở độ tuổi này các em còn non nớt cả về thể chất lẫn tinh thần. Trước hết danh dự bản thân các em bị xúc phạm. Các em phải làm những công việc như đánh giầy, nhặt rác. Điều đó không bao giờ đảm bảo có một sự nhìn nhận, đánh giá tôn trọng từ phía những người xung quanh đối với các em. Thậm chí ngay những lề đường, góc phố, trong các nhà hàng ta có thể tận mắt chứng kiến thấy cảnh các em này bị quát mắng, xua đuổi khi mà các em đến bên người ta nài nỉ để đánh từng đôi giầy. Các em không được đến trường vì suốt ngày phải bỏ học để đi lang thang kiếm ăn. Điều đó ảnh hưởng đến tương lai sau này của các em. Vì các em không được giáo dục, khong được trang bị tri thức để bước vào đời. Thiếu kiến thức sẽ mờ mịt về tiền đồ như ông cha ta đã nói "Nhân bất học, bất tri lý. Ấu bất học lão hàn vi". Các em không được chăm lo sức khoẻ thích đáng, không được hỗ trợ về mặt vật chất và tinh thần để phát triển khoẻ mạnh như những trẻ bình thường khác. Điều này cũng tạo ra một cách nhìn lệch lạc, ảnh hưởng đến sự hình thành đạo đức nhân cách của các em. Một hậu quả nghiêm trọng là trẻ em lang thang luôn phải đối mặt với nhiều hiểm hoạ. Cho dù số lượng bao nhiêu hay hoàn cảnh như thế nào thì mỗi trẻ em lang thang đều ở trong tình trạng hết sức dễ bị tổn thương. Đường phố với những nguy cơ hiểm hoạ luôn luôn rình rập các em từng ngày, từng giờ. Các em rất dễ bị rủ rê, lôi kéo vào các tệ nạn xã hội như trộm cướp, nghiện ma tuý, bị bóc lột sức lao động, bị xâm hại tình dục… Những "bài học" từ đường phố ngày càng tàn nhẫn hơn với những đứa trẻ. Sau đây là hình ảnh một đứa trẻ bị lợi dụng vào việc buôn bán ma tuý. - Đối với xã hội, tình trạng trẻ em lang thang cũng gây nên những ảnh hưởng tiêu cực, gây mất trật tự an toàn giao thông. Đặc biệt ở những đoạn đường có nhiều trẻ em lang thang như Đèo Ngang (Kì Anh). Ngay từ những năm 1991-1992 đã xuất hiện trẻ em ra đường vái lạy xin ăn hoặc liều mạng lăn ra đường chặn xe ô tô để xin tiền. Hiện tượng này rất nguy hiểm cho cả khách đi đường lẫn các em. Ngoài ra, trẻ em lang thang trên các đường phố cũng làm mất mĩ quan đô thị ảnh hưởng tới nếp sống văn hoá thuần phong mĩ tục địa phương. Ảnh hưởng không tốt tới cả nhận thức, hiểu biết của khách nước ngoài về con người, đất nước Việt Nam. III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO TRẺ EM LANG THANG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ TĨNH Trẻ em lang thang là một thực trạng trên địa bàn Hà Tĩnh hiện tượng này do nhiều nguyên nhân gây nên và cũng để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Đứng trước vấn đề đó đòi hỏi sự quan tâm của ban lãnh đạo chính quyền tỉnh, các cấp địa phương, người dân và toàn xã hội cùng với sự hỗ trợ của Đảng và Nhà nước tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhằm khắc phục tình trạng trên. Đối với vấn đề trẻ em lang thang trên địa bàn Hà Tĩnh hiện nay cần có những giải pháp cần thiết như sau: 1. Tái hoà nhập cộng đồng cho trẻ em lang thang Ngoài những trẻ em đã được hồi gia, số lượng trẻ em đang lang thang tới 97 em là khá lớn. Do vậy UBDSGĐ và TE cần phối hợp với các cấp lãnh đạo địa phương và các cơ quan ban ngành như Công an, UBMTTQ… cùng phối hợp với gia đình tập hợp các em lại để đưa các em trở về gia đình tiếp tục đi học hoặc tuỳ theo hoàn cảnh có thể xem xét đưa các em vào Trung tâm bảo trợ của tỉnh. 2. Giải pháp cho vay vốn, hướng nghiệp dạy nghề, tạo việc làm, tìm kiếm việc làm mới nhằm xoá đói giảm nghèo nâng cao thu nhập cho người dân - Trong những năm qua đã có rất nhiều giải pháp để khắc phục tình trạng này trong đó phải kể đến sự giúp đỡ của Ngân hàng Chính sách xã hội và Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam qua việc cho vay vốn để đưa trẻ em lang thang hoà nhập cộng đồng. Từ việc đánh giá đúng thực trạng của địa phương và tình hình trẻ em lang thang trên địa bàn. QBTTE Việt Nam đã giúp đỡ các xã nghèo qua việc thực hiện dự án từ thiện "cho hộ gia đình vay vốn tạo công ăn việc làm để trẻ em lang thang hoà nhập với cộng đồng". Dự án này đã được triển khai từ năm 1991-1992 và vẫn còn hoạt động đến nay. Ngoài ra Ngân hàng Chính sách xã hội cũng huy động một nguồn lực lớn cho các hộ nghèo vay vốn để phát triển sản xuất, chăn nuôi để thoát khỏi tình trạng nghèo đói. - Để xoá đói giảm nghèo ngoài giải pháp cho vay vốn cần thực hiện tốt cơ chế chính sách như giảm thuế đất, thuế nông nghiệp, cấp phát giống, đưa cán bộ xuống địa phương hướng dẫn cách làm ăn, các giải pháp mô hình kinh tế hộ gia đình, làm ăn có hiệu quả như: Mô hình VAC, mô hình kinh tế trang trại… - Bên cạnh đó cần đa dạng hoá các hình thức hướng nghiệp dạy nghề, đào tạo nghề cho trẻ em, giúp các em tìm kiếm việc làm, ổn định nguồn thu nhập nhằm giảm thiểu tình trạng trẻ em lang thang. Chẳng hạn như việc khôi phục các làng nghề truyền thống. Chính quyền địa phương có các giải pháp để mở rộng quy mô sản xuất, tạo ra nhiều việc làm để thu hút lao động vị thành niên. Các em có thể vừa học vừa làm mà không ảnh hưởng đến việc học tập. Có thể tìm nguồn thu nhập ngay trên quê hương mình mà không phải đi lang thang ra đường phố. 3. Nâng cao nhận thức, kết hợp nỗ lực của gia đình, nhà trường, chính quyền địa phương, lực lượng công an, các cơ quan, ban ngành đoàn thể trong việc bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói chung và trẻ em lang thang nói riêng. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp Đảng uỷ và sự chỉ đạo của các cấp chính quyền đối với công tác bảo vệ trẻ em. Ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang. Đồng thời nâng cao vai trò trách nhiệm của gia đình và cộng đồng trong việc bảo vệ trẻ em. 4. Một số biện pháp khác nhằm ngăn ngừa và chấm dứt tình trạng trẻ em lang thang - Nhà nước cần xây dựng và hoàn thiện luật pháp, chính sách, đẩy mạnh hoạt động xã hội hoá trong công tác bảo vệ trẻ em, ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, gắn việc triển khai thực hiện chương trình này với việc triển khai thực hiện các chiến lược, chương trình kinh tế - xã hội khác có liên quan. - Tăng cường công tác truyền thông, vận động xã hội với nội dung và hình thức phù hợp với từng khu vực, từng vùng và từng nhóm đối tượng nhằm góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của gia đình, nhà trường, cộng đồng dân cư, cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và mọi công dân trong công tác bảo vệ trẻ em, ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang. - Có các hình thức tư vấn, tham vấn và vận động trực tiếp đối với gia đình, cộng đồng dân cư về kĩ năng bảo vệ trẻ em, ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang. Tư vấn cho trẻ em và gia đình về cách nuôi dạy con cái, kĩ năng tìm kiếm việc làm. IV. KIẾN NGHỊ Bảo vệ, chăm sóc trẻ em là trách nhiệm chung của mọi gia đình, toàn xã hội. Trước thực trạng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói chung và trẻ em lang thang nói riêng hiện nay tồn tại trên phạm vi cả nước và trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Tôi có một vài ý kiến đề xuất với các cơ quan ban ngành nhằm tăng cường công tác bảo vệ trẻ em, ngăn ngừa và chấm dứt tình trạng trẻ em lang thang trên địa bàn tỉnh. - Quỹ BTTEVN cùng Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh cần tăng cường cho các hộ gia đình nghèo có con em lang thang vay vốn để họ có thể phát triển sản xuất, cải thiện điều kiện kinh tế, nâng cao thu nhập. - Các cấp lãnh đạo địa phương ở huyện và xã phối hợp chặt chẽ với gia đình để quản lý trẻ em, ngăn chặn tình trạng trẻ em lang thang ra đường kiếm sống. Đồng thời xây dựng một số trung tâm dạy nghề để trẻ em không có điều kiện được đi học nghề. - Đối với gia đình: các bậc cha mẹ cần nhận thức sâu sắc hơn nữa về tác hại của việc để con em mình lang thang ra đường kiếm sống. Điều đó ảnh hưởng như thế nào đến danh dự, nhân phẩm và tương lai của các em. Từ đó nâng cao vai trò, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc giáo dục, quản lý con cái. Bởi gia đình là nền tảng của xã hội là cái nôi để hình thành nhân cách cho trẻ. Dù hoàn cảnh kinh tế khó khăn đến đâu các bậc cha mẹ cũng không được coi việc để con em mình lang thang ra đường xin ăn là một nguồn thu nhập để nuôi sống gia đình. - Đối với nhà trường: Trường học không chỉ là nơi dạy chữ mà còn là môi trường cho sự phát triển toàn diện của các em. Giáo dục trong nhà trường cần có các biện pháp quản lý chặt chẽ học sinh, tăng cường công tác kiểm tra giám sát phát hiện ngay những học sinh bỏ học, đi lang thang để có biện pháp ngăn chặn kịp thời. - Đối với cộng đồng: có ý thức, trách nhiệm chung trong việc ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, giúp đỡ trẻ em lang thang hồi gia. Cần tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục trong cộng đồng về các biện pháp ngăn ngừa chấm dứt tình trạng trẻ em lang thang, lồng ghép với nội dung tuyên truyền phòng chống các tệ nạn xã hội. Kiến nghị khác: - Lực lượng công an kiểm soát gắt gao liên kết cùng gia đình, nhà trường và các ban ngành đoàn thể trong việc ngăn ngừa giải quyết tình trạng trẻ em lang thang. - Các cấp lãnh đạo địa phương cần có kế hoạch dự án đầu tư xây dựng các khu vui chơi giải trí dành cho trẻ em để chăm lo hỗ trợ về mặt tinh thần. Ngoài ra cần quan tâm các em trong các dịp lễ tết, sinh hoạt hè, giúp đỡ các em trong học tập và đời sống. KẾT LUẬN Nghiên cứu thực trạng trẻ em ở hoàn cảnh đặc biệt nói chung và trẻ em lang thang nói riêng là vấn đề đã được mọi tổ chức quốc tế và các quốc gia trên thế giới quan tâm nhằm khắc phục hậu của các vấn đề kinh tế - xã hội. Qua thời gian khảo sát tìm hiểu tình hình trẻ em lang thang trên địa bàn Hà Tĩnh em nhận thấy đây cũng là một vấn đề khá nghiêm trọng của tỉnh nhà. Đặc biệt là tại các địa bàn trọng điểm thị xã Hà Tĩnh, Đèo Ngang và Kỳ Anh. Trong khi Hà Tĩnh là một trong những tỉnh nghèo, của cả nước. Điều đó đã kéo theo các vấn đề xã hội khác trong đó có thực trạng trẻ em lang thang xin ăn. Do vậy cần có sự quan tâm của các cấp chính quyền, của gia đình và toàn xã hội để khắc phục tình trạng trên. Trong thời gian tìm hiểu có hạn và kinh nghiệm thực tế chưa có nhiều, em chưa thể đi sâu phân tích tìm hiểu cặn kẽ mọi mặt của vấn đề. Kính mong được sự góp ý của thầy cô để chuyên đề được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa công tác xã hội, cô giáo Hà Thị Thư người trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành bản chuyên đề này. Đồng thời gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo địa phương tỉnh Hà Tĩnh. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện: Lê Thị Oanh MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxMột số giải pháp cho trẻ em lang thang trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.docx
Luận văn liên quan