Đề tài Một số giải pháp cho vấn đề xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam

MỤC LỤC Giới thiệu 1 I. Khái quát chung về đói nghèo 2 1. Định nghĩa 2 2. Chuẩn nghèo 2 II. Điều kiện tự nhiên Trung Bộ 3 1. Vị trí địa lý 3 2. Khí hậu 4 3. Dân số 4 III. Thực trạng 5 IV. Nguyên nhân 6 1. Điều kiện khí hậu 7 2. Cơ sở hạ tầng 10 3. Sự thiếu liên kết trong vùng 12 4. Học vấn – Chảy máy chất xám 17 V. Giải pháp 19 VI. Tổng kết 23 Phụ lục 24 Bài tổng kết đề tài của nhóm 27 BÀI TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NHÓM INNOVATION I. Tổng quan về nghèo đói 1. Khái niệm về nghèo 2. Phân loại nghèo Nghèo tuyệt đối Nghèo tương đối 3. Ngưỡng nghèo 4. Tiêu chuẩn nghèo Theo tiêu chuẩn quốc tế Theo tiêu chuẩn Việt Nam II. Thực trạng nghèo đói ở Việt Nam III. Một số giải pháp cho vấn đề xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam 1. Giải pháp của Chính Phủ thông qua các chương trình hỗ trợ 2. Một số giải pháp thông qua các mô hình xóa đói giảm nghèo 3. Các giải pháp được đề xuất

doc28 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2681 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp cho vấn đề xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIỚI THIỆU K ể từ khi Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO cùng với những chính sách tích cực cải thiện nền kinh tế của Nhà nước, nền kinh tế Việt Nam trong thời gian gần đây cũng đã có rất nhiều chuyển biến. Chất lượng cuộc sống con người Việt Nam đã được nâng cao rõ rệt, thu nhập bình quân đầu người cũng được tăng lên đáng kể. Nhưng bên cạnh đó, sự phân hóa, cách biệt giàu nghèo vẫn còn tồn tại trong xã hội Việt Nam và có xu hướng ngày càng sâu sắc hơn. Trong khi cuộc sống con người ở các thành phố lớn đang phát triển một cách đều đặn thì vẫn còn một số các khu vực,các tỉnh đang thiếu thốn việc làm, thu nhập bình quân đầu người vẫn còn thấp, không đủ các điều kiện tối thiểu để đáp ứng nhu cầu cuộc sống, dẫn đến tình trạng đói nghèo xảy ra nơi đây, trong đó nổi bật là khu vực miền Trung. Đây là một vấn đề cấp bách đang cần được nhà nước đề ra các biện pháp, chính sách để giải quyết kịp thời nhằm cân bằng được chất lượng cuộc sống giữa mọi người, xóa bỏ ranh giới cách biệt giàu nghèo, cùng nâng cao và hoàn thiện hơn cuộc sống của con người Việt Nam. I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐÓI NGHÈO: 1. Định nghĩa: Nghèo - tình trạng thiếu thốn ở nhiều phương diện: thu nhập hạn chế, thiếu cơ hội tạo thu nhập, thiếu tài sản bảo đảm tiêu dùng những lúc khó khăn, dễ tổn thương trước những đột biến bất lợi, ít có khả năng truyền đạt nhu cầu và các khó khăn đến người có khả năng giải quyết, ít được tham gia vào quá trình ra quyết định,… Ủy ban kinh tế xã hội khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tổ chức ở Thái Lan năm 1993: Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thỏa mãn những nhu cầu căn bản của con người mà những nhu cầu ấy phụ thuộc: Vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội, phong tục tập quán của từng vùng và những phong tục ấy được xã hội thừa nhận. Báo cáo của Ngân hàng Thế giới, 2000/2001: về mặt phúc lợi nghèo là khốn cùng, đói, không có nhà cửa, ốm đau không ai chăm sóc, mù chữ không được đến trường, dễ bị tổn thương, thường bị các thể chế xã hội của nhà nước và xã hội đối xử tàn tệ, bị gạt bên lề xã hội nên không có tiếng nói và quyền lực trong các thể chế đó. Tổng quát: Người nghèo có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư, không được thừa hưởng những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu dành cho con người, thiếu cơ hội lựa chọn, tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng. 2. Chuẩn nghèo: Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tại Copenhagen, Đan Mạch, 1995: “Người nghèo là tất cả ai thu nhập thấp hơn 1 USD một ngày cho mỗi người, số tiền được xem như đủ để mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại”. Năm 2009, Việt Nam chính thức áp dụng chuẩn nghèo mới: “ Hộ nông dân có thu nhập bình quân đầu người từ 300 000 VNĐ/tháng trở xuống, hộ thành thị từ 390 000 VNĐ/tháng trở xuống sẽ được xếp vào diện hộ nghèo, được hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước”. II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TRUNG BỘ: 1. Vị trí địa lý Theo cách phân chia địa lý kinh tế của nhà nước Việt Nam thì Trung Bộ giáp các tỉnh: - Phía bắc giáp các tỉnh Ninh Bình, Hòa Bình và Sơn La của vùng Bắc Bộ. - Phía nam giáp các tỉnh Bình Phước, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu của vùng Nam Bộ. - Phía Đông là Biển Đông, trải dài hàng nghìn kilômét. - Phía Tây giáp biên giới với 2 nước Lào và Campuchia. - Dọc theo miền Trung là đường bờ biển khúc khuỷu với những vũng, vịnh và các đảo ven bờ. - Hiện nay, miền Trung được phân chia thành 2 tiểu vùng chính, đó là: Ÿ Vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam, có 6 tỉnh theo thứ tự bắc - nam: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế. Ÿ Vùng Nam Trung Bộ Việt Nam được chia thành: § Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ: gồm 8 tỉnh thành theo thứ tự Bắc - Nam: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận. § Tây Nguyên, gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông và Lâm Đồng. 2. Khí hậu Vùng Bắc Trung Bộ là vùng Bắc đèo Hải Vân đôi khi có thời tiết lạnh và có những thời kỳ khô nóng do gió Foehn gây nên. Mùa đông, do hình thế vùng này nên vì vậy, vùng này vẫn bị ảnh hưởng bởi thời tiết lạnh do gió mùa Đông Bắc mang đến và thường kèm theo mưa nhiều (đặc biệt là tại Thừa Thiên - Huế). Mùa Hè, khi gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh thổi từ vịnh Thái Lan qua vùng lục địa rộng lớn đến dãy Trường Sơn thì bị trút hết mưa xuống sườn Tây Trường Sơn nhưng vẫn tiếp tục vượt qua dãy núi để thổi sang vùng này. Lúc này do không còn hơi nước nên gió mùa Tây Nam gây ra thời tiết khô nóng (có khi tới > 40 °C, độ ẩm chỉ còn 50 ÷ 60), gió này gọi là gió Foehn. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ phía Nam đèo Hải Vân có khí hậu nóng quanh năm. Vào mùa hè, trong khi cả nước có lượng mưa lớn nhất, thì miền khí hậu này lại đang ở thời kỳ khô hạn nhất. 3. Dân số Theo số liệu thống kê sơ bộ từ Tổng cục thống kê thì dân số miền Trung năm 2008 vào khoảng 24824,4 nghìn người, chiếm 28,8% tổng dân số cả nước năm 2008 và tăng 0,94% so với năm 2007. Như vậy, so với 3 vùng của cả nước thì dân số miền Trung xếp thứ 3 cả nước sau miền Bắc là 30862,6 nghìn người và miền Nam là 30523,8 nghìn người. Nhìn chung qua các năm từ năm 1998 đến 2008 thì dân số miền Trung tăng tương đối đều và ổn định, chưa có sự dao động nào đáng kể về tình hình dân số miền Trung trong những năm gần đây. Hình II.1: Dân số Trung Bộ thống kê từ năm 1998 - 2008 III. THỰC TRẠNG So với tình hình kinh tế cả nước đang được đánh giá có nhiều tiến triển lạc quan thì bên cạnh vẫn còn tồn tại một số vấn đề chưa được giải quyết triệt để, như tình trạng xóa đói giảm nghèo ở các khu vực khó khăn mà nổi bật hơn cả là khu vực miền Trung. So với hai tỉnh còn lại trong cả nước là miền Bắc và miền Nam thì miền Trung luôn được đánh giá là vùng đất có nhiều triển vọng với nguồn tài nguyên từ biển được thiên nhiên ban tặng. Tình hình kinh tế miền Trung trong những năm gần đây cũng có nhiều chuyển biến theo hướng tốt hơn. Ví dụ: trong năm 2008 thì tổng số dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào miền Trung là 70 dự án với tổng số vốn đầu tư là 33107.5 tỷ đồng, chiếm hơn 50% tổng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam. Có thể kể đến những dự án lớn đang được thi công tại miền Trung như nhà máy lọc dầu Dung Quất, nhà máy lọc dầu Vũng Rô (Anh – Nga 1,7 tỉ USD) tại Phú Yên, khu phức hợp resort cao cấp của Singapore (875 triệu USD), nhà máy đóng tàu biển STX Vina của Hàn Quốc (500 triệu USD) tại Thừa Thiên Huế… đã nâng quy mô vốn đầu tư bình quân của khu vực trong năm 2008 lên 139,7 triệu USD/dự án, gấp gần 2,5 lần so với quy mô của cả nước (56,75 triệu USD/dự án). Một số tỉnh miền Trung được đánh giá là đã có nhiều chuyển biến hơn so với các năm trước với điển hình là Đà Nẵng, thành phố đứng đầu nền kinh tế miền Trung có GDP đạt tốc độ tăng trưởng 11% so với chỉ tiêu đặt ra là 13 - 13,5%; Thừa Thiên- Huế, trong năm 2008 đã thu hút được 13 dự án đầu tư của nước ngoài với tổng nguồn vốn đầu tư là 1.097 triệu USD, xếp thứ 10/64 tỉnh thành cả nước về thu hút vốn FDI lớn nhất toàn quốc... Đó là một số tỉnh với diễn biến tình hình kinh tế khá nổi bật trong năm 2008 vừa qua. Hình III.1: Tổng vốn FDI phân bổ theo địa phương Bên cạnh đó, vẫn còn một số các tỉnh được xem là khó khăn thuộc vào bậc nhất miền Trung như Quảng Bình, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Bình Định… Do đất rộng nên người dân chủ yếu làm nông, tự cung tự cấp với tập quán sản xuất lạc hậu nên thu nhập bình quân đầu người chỉ từ 2,1 - 4,3 triệu đồng/năm. Ngay cả mức độ nghèo khổ cũng có sự chênh lệch đáng kể; thu nhập bình quân của nhóm hộ nghèo ở các huyện này chỉ vỏn vẹn khoảng 140 nghìn đồng/người/tháng. Miền Trung đang được đánh giá là có mức độ tăng trưởng khá cao so với cả nước nhưng tỷ lệ hộ nghèo ở đây vẫn chưa được cải thiện nhiều. IV. NGUYÊN NHÂN: Có nhiều lý do làm cho tình hình nghèo đói ở các tỉnh này chưa được cải thiện một cách hiệu quả như thời tiết khí hậu khắc nghiệt, thiên tai thường xuyên xảy ra ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống con người, nguồn nhân lực thiếu tay nghề, trình độ nhận thức còn thấp, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, hệ thống giao thông chưa được triển khai một cách đáng kể, sự thiếu liên kết giữa các vùng miền, kéo theo sự thiếu bền vững làm cho các khu vực này có nơi nguy cơ tái đói nghèo cao. 1. Điều kiện khí hậu: Vùng duyên hải miền trung với tổng diện tích 9.589,5 nghìn ha, là vùng đất duy nhất của nước ta có tất cả các tỉnh đều giáp biển ở phía đông. Phía tây của vùng là rừng và đồi núi thấp dần ra phía biển , chia cắt đồng bằng thành những dải nhỏ hẹp. Với vị trí địa lý đặc biệt như vậy, vùng duyên hải miền trung là vùng có nhiều thế mạnh về nông – lâm – ngư nghiệp. Là vùng có thế mạnh về sản xuất nông lâm thủy hải sản, nhưng chủ yếu vẫn là trồng trọt. Tính đến nay, giá trị sản xuất nông nghiệp của vùng là 23559,5 tỷ VNĐ, chiếm tỉ lệ 15.04% so với tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của cả nước. Về chăn nuôi, vùng đồi núi thấp ở phía tây và diện tích rộng, thuận lợi cho việc phát triển ngành chăn nuôi gia súc lớn, đặc biệt là chăn nuôi bò với số lượng 2,619 triệu con (2008), chiếm tỉ lệ 41,32% số lượng bò cả nước. Về lâm nghiệp, vùng duyên hải miền trung có diện tích rừng lớn thứ hai cả nước với 4497,4 nghìn ha (2008), chiếm 34,28%. Trong rừng có nhiều loại gỗ quý (táu, lim, sến, …) và nhiều lâm sản, động vật quý hiếm có giá trị. Miền Trung có thế mạnh về sản xuất gỗ với sản lượng gỗ khai thác được vào năm 2008 lên tới 1057,2 nghìn m3 gỗ ( chiếm tỉ lệ 29,68%) và giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt khỏang 1916 tỷ đồng vào năm 2008 ( chiếm tỷ lệ 28,38%) chỉ đứng sau khu vực trung du và miền núi phía bắc. Nhưng bên cạnh đó, nạn chặt phá rừng bừa bãi cũng đang diễn ra nơi đây, làm tổn thất không nhỏ lượng gỗ khai thác hàng năm. Chỉ tính riêng năm 2008, miền Trung đã có 900,5 hecta rừng bị chặt phá. Về ngư nghiệp, với lợi thế đường bờ biển dài, nhiều bãi biển đẹp như Sầm Sơn, Nha Trang,…, là vùng đang phát triển rất nhanh về du lịch biển, thu hút được số lượng lớn khách du lịch đến tham quan hàng năm. Chỉ tính 6 tháng đầu năm 2009, lượng khách du lịch đến miền Trung là khoảng 8 triệu lượt, trong đó du khách nước ngoài chiếm 1,5 triệu lượt. Theo đánh giá thì lượng khách này tiếp tục tăng trong thời gian tới. Tuy nhiên, do ảnh hửong từ thiên tai nên vào khoảng thời gian tháng 9, 10, 11, 12, miền Trung phải chấp nhận cảnh các bãi biển vắng khách, các khu du lịch thì phải chấp nhận huề vốn, làm giảm thu nhập và phải cắt giảm nhân công gây thất nghiệp cho một bộ phận lao động. Phần lớn các tỉnh đều giáp biển nên có nhiều bãi tôm bãi cá với nhiều loại cá quý hiếm cho ra sản lượng lớn. Số liệu thống kê năm 2008 cho thấy, giá trị sản xuất thuỷ sản đạt 8897,6 tỷ VNĐ, chiếm tỉ lệ 17,77%. đứng thứ hai cả nước sau vùng đồng bằng sông Cửu Long là 33891,1 tỷ VNĐ. Về trồng trọt, đất nông nghiệp ở đồng bằng chủ yếu là đất phù sa, ngoài ra còn có đất feralit ở vùng trung du và một số vùng đất badan quy mô nhỏ, thích hợp để trồng cây công nghiệp (Ví dụ như: hồ tiêu, cao su, cà phê, thuốc lá…) và trồng lúa. Tuy nhiên, sản lượng lúa thu hoạch được lại xếp ở vị trí thứ ba với tổng sản lượng là 6.125,9 nghìn tấn (2008), sau đồng bằng sông cửu long (20.681,6 nghìn tấn – 2008) và đồng bằng sông Hồng (6.776 nghìn tấn – 2008). Sở dĩ có hiện tượng này là vì phần lớn các giống lúa chủ lực hiện đang gieo trồng trong vùng là những giống có nguy cơ nhiễm sâu bệnh cao cùng với sự bùng phát của các dịch sâu bệnh (rầy nâu, vàng lá…) đang lan trên diện rộng các khu vực trồng lúa của miền Trung càng làm cho năng suất lúa có nguy cơ ngày càng giảm. Trong đó, khí hậu ở vùng duyên hải miền trung là nguyên nhân chủ yếu, tác động lớn vào việc giảm năng suất lúa và cây trồng. Miền Trung phải gánh chịu khí hậu khắc nghiệt hơn so với các vùng miền khác của đất nước. Địa hình duyên hải miền trung bị chia cắt mạnh, gây ảnh hưởng nhiều đến điều kiện khí hậu. Hàng năm, vào mùa hè, vùng duyên hải miền trung có gió tây khô nóng, làm nhiệt độ tăng cao, làm giảm lượng mưa trong mùa hè. Thêm vào đó, do địa thế khu vực dốc, diện tích lưu vực nhỏ, không dài, khả năng điều tiết nước kém, không thể giữ nước đủ lâu để cung cấp cho vùng đồng bằng, góp phần gây nên hiện tượng hạn hán, làm cho cây trồng chết héo. Vào mùa mưa, vùng này liên tục hứng chịu những cơn bão lớn từ biển Đông đổ vào, rừng do bị khai thác quá mức không thể điều tiết lượng nước mưa kịp thời nên hình thành hiện tượng lũ quét làm ngập lụt khu vực đồng bằng. gây ra những hậu quả nặng nề như mất mùa, giảm năng suất cây trồng. Người dân nơi đây phải liên tục gánh chịu những thiệt hại nặng nề từ thiên nhiên, hết hạn hán lại đến mưa lũ, khiến cho người dân quanh năm tổn thất nhiều tiền của và sức lao động, cộng thêm việc thất thu do cây trồng bệnh tật, lũ quét, cuốn trôi hết thành quả lao động của họ. Theo thống kê sơ bộ thì trung bình hàng năm, thiệt hại do thiên tai bão lụt gây ra cho miền Trung ước tính khoảng 155 tỉ VNĐ/năm, trong đó ngập úng chiếm 120 000 hecta lúa làm tổn thất 149 000 tấn thóc. Đối với ngư nghiệp thì bão lũ cũng gây ra tổn thất không nhỏ cho miền Trung. Hàng năm, mỗi khi bão đến thì người dân nơi đây không thể ra khơi, hoặc các tàu đánh cá ngoài khơi do phải đi trú bão nên không thể trở về đúng kì hạn, kéo dài thời gian bảo quản thủy hải sản, làm giảm chất lượng sản phẩm đánh bắt. Ngoài ra, bão lũ còn làm hư hại các công trình nuôi trồng tủy sản như: các bè cá nuôi nước mặn, các cánh đồng muối bị ngập nước… Các ngư cụ, tàu bè cũng chịu tổn thất, hư hại nặng nề. Ước tính trung bình hàng năm, tổng số thiệt hại do thiên tai gây ra cho ngư nghiệp lên đến hàng tỉ đồng. Mặc dù có các thế mạnh về nông lâm ngư nghiệp, nhưng duyên hải miền trung lại là vùng có khí hậu khắc nghiệt, thường xuyên xảy ra mưa bão, lũ lụt, hạn hán. Với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, thiên tai diễn ra quanh năm như vậy, vùng duyên hải miền trung mặc dù có những tiềm năng hết sức thuận lợi để xây dựng nền kinh tế nông – lâm – ngư nghiệp nhưng cũng không thể phát triển một cách bền vững và liên tục. Thiên tai hằng năm gây nên những hậu quả tàn khốc cho cả người và của, làm chậm sự phát triển của vùng, tàn phá cơ sở vật chất của nhà nước và nhân dân. Ví dụ: Trong năm 2007, Quảng Ngãi xin trợ giúp 2 000 tấn gạo cứu đói, 1 900 lúc giống và 200 tỷ VNĐ. Quảng Nam đề nghị hỗ trợ 3 000 tấn gạo, 3 000 tấn lúa giống và 150 tỷ VNĐ. Mỗi năm nhà nước lại tốn hàng ngàn tỉ đồng nhằm khắc phục các hậu quả do thiên tai gây ra, giúp người dân ở những vùng bị thiên tai tàn phá xây dựng lại cuộc sống. Từ đó khiến cho chính sách xóa đói giảm nghèo của nhà nước bị vô hiệu hóa vì chỉ cần một cơn bão hay một trận lụt lớn cũng làm tiêu tan toàn bộ thành quả đã xây dựng được. 2. Cơ sở hạ tầng Duyên hải miền trung với đặc điểm phong phú về tài nguyên khoáng sản, có đường bờ biển dài, nhiều vịnh nước sâu, là nơi có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như Lăng Cô, bãi biển Đà Nẵng, Hội An, vịnh Nha Trang… đang là vùng đầy tiềm năng, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia vào. Nắm được các điều kiện thuận lợi này, chính phủ và các địa phương trong vùng đã tích cực tạo điều kiện xây dựng cơ sở hạ tầng, đa dạng hóa các hoạt động xúc tiến đầu tư cùng các chính sách ưu đãi nhằm phát triển các ngành công nghiệp dịch vụ tại địa phương mình. Vì thế hiện đang có nhiều công ty trong và ngoài nước tham gia đầu tư góp vốn vào các dự án tại vùng này. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2007 lượng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (vốn FDI) được cấp phép tại vùng duyên hải Miền Trung đạt 3,686 triệu USD, chỉ chiếm 17,26% tổng vốn FDI của cả nước. Nhưng đến năm 2008, lượng vốn FDI tăng đột biến, lên đến 33107,5 triệu USD, chiếm đến 51,49% tổng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam trong cùng năm. Thành công nhất có thể nói là KKT Dung Quất với 147 dự án đăng ký, tổng vốn khoảng 10 tỷ USD. Mặc dù bị ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng 9 tháng đầu năm 2009, KKT Dung Quất đã thu hút 12 dự án, với tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng trên 6 nghìn tỷ đồng. Các số liệu nói trên chứng tỏ hướng đi của các địa phương thuộc vùng Duyên hải Miền Trung đang là hướng đi đúng đắn, có hiệu quả. Về hạ tầng đường bộ và đường sắt ,vài năm trước đây, đường bộ và đường sắt của khu vực này do thiếu sự đầu tư nên có chất lượng không tốt, bị xuống cấp nghiêm trọng. Mặt đường nhiều nơi có nhiều ổ gà ổ voi, lớp tráng nhựa đường bị bong tróc, thêm vào đó là tình trạng nhiều cây cầu trên các tuyến đường của vùng đã cũ, có trọng tải thấp, bị xuống cấp theo thời gian cũng gây nguy hiểm cho các phương tiện giao thông di chuyển trên tuyến đường này, từ đó làm giảm năng lực vận tải trong nội vùng và với các vùng miền khác của đất nước. Bên cạnh , hạ tầng giao thông phát triển vẫn chưa tương xứng với sự phát triển về kinh tế, các công trình bệnh viện, trường học, khu vui chơi giải trí chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân địa phương và các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài. Các khu vui chơi giải trí tuy được chú ý đầu tư xuống cả các quận huyện nhưng lại không có cơ chế giám sát, quản lý thỏa đáng gây nên tình trạng trang thiết bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng, điển hình như ở thôn Dương Sơn, xã Hòa Tiến (huyện Hòa Vang), phường An Hải Tây, quận Sơn Trà thuộc thành phố Đà Nẵng, các công trình vui chơi giải trí tuy được đầu tư xây dựng với kinh phí và quy mô tương đối lớn nhưng sau đó lại bị bỏ hoang, xuống cấp, không có ai quản lý, với nghịch cảnh đầu tư nhiều nhưng hiệu quả không được bao nhiêu, người dân ở các tỉnh thành Duyên Hải Miền Trung vẫn phải chịu thiệt do cơ chế quản lý lỏng lẻo của địa phương. Số bệnh viện của vùng khá nhiều, có tất cả 213 bệnh viện trực thuộc Bộ Y Tế, nhưng chỉ có bệnh viện Đa Khoa Thừa Thiên – Huế là bệnh viện lớn, có khả năng xử lý các ca bệnh phức tạp, nhưng nhìn chung trình độ y bác sĩ vẫn chưa bằng ở các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, nên việc khám chữa bệnh cũng phần nào bị hạn chế. Hơn nữa, các bệnh viện đều nằm trong những vùng đông dân cư trong khi các khu công nghiệp, khu kinh tế đa số được địa phương đặt tại những vùng dân cư thưa thớt nhằm giảm thiểu chi phí đền bù giải tỏa nên gây hạn chế trong việc cung cấp dịch vụ y tế cao cấp cho các nhà đầu tư, công nhân làm việc tại các khu vực này. Ngoài các hạn chế nói trên, thiên tai lũ lụt hằng năm đã góp phần làm chậm sự phát triển cơ sở hạ tầng của vùng Duyên hải Miền Trung. Mỗi năm có bão tố, lũ lụt, thiệt hại về vật chất là rất lớn. Các công trình đường giao thông, đường sắt, cầu cống, bệnh viện, trường học… bị tàn phá nghiêm trọng. Điển hình như đợt bão lũ vừa qua, cơ sở hạ tầng của toàn vùng bị hư hại nhiều. Giao thông trong nội bộ vùng và với các vùng khác bị tê liệt hoàn toàn. Nhiều tuyến đường bộ như quốc lộ 19 đoạn nối Cảng Quy Nhơn với các tỉnh Tây Nguyên bị sạt lở, cầu cống bị cuốn trôi khiến tình trạng kẹt xa liên tục xảy ra. Quốc lộ 1A đoạn đi qua các tỉnh thành chịu sự tàn phá của thiên tai cũng gặp fải tình trạng tương tự. Trên tuyến đường sắt Bắc – Nam nhiều đoạn cũng bị lũ cuốn trôi khiến cho tuyến đường này cũng gặp tình trạng tê liệt tạm thời không thế hoạt động. Hệ thống bệnh viện, trường học cũng gặp cảnh tương tự khi nhiều nơi bị lũ cuốn làm hư hại nặng về cơ sở vật chất, nhiều công trình bị sập gây khó khăn cho công tác cứu trợ cứu nạn. Qua đó có thể thấy tuy được chú trọng đầu tư nhưng Duyên hải Miền Trung lại là vùng có cơ sở hạ tầng kém bền vững nhất nước. Điều đó đặt ra vấn đề cho Nhà Nước và lãnh đạo các tỉnh thành phải có các biện pháp tích cực hơn nhằm đủ khả năng chống chọi được với thiên tai đang có xu hướng gia tăng về số lượng và sức mạnh như hiện nay, bảo vệ an toàn cho người dân và khiến cho các nhà đầu tư an tâm khi đầu tư vào khu vực này của đất nước. 3. Sự thiếu liên kết trong vùng Ngoài ra, một trong những hạn chế khác ảnh hưởng đến tình hình kinh tế nói chung cũng như cuộc sống người dân Trung bộ nơi đây đó chính là các tỉnh miền Trung chưa thực sự đồng nhất và liên kết với nhau trong nhiều lĩnh vực là nguyên nhân chủ yếu làm cho các tỉnh miền Trung chưa được đồng bộ hóa, thống nhất với nhau về những chủ trương, chính sách phát triển cho toàn vùng. So với 2 miền Bắc và Nam thì miền Trung được đánh giá là khó có cơ hội để bứt phá, phát triển ngang tầm với 2 miền còn lại do trở ngại lớn nhất là chưa có một cơ chế phối hợp điều hành cụ thể cho các địa phương, thiếu các chương trình hành động có phối hợp trong phạm vi toàn vùng cũng như chưa tạo được một cơ chế hoạt động, hợp lực các tỉnh trong vùng... Làm thế nào để miền Trung có thể hội nhập và phát triển khi ranh giới hành chính giữa các địa phương vẫn còn rất đậm, cắt khúc sự phát triển tự nhiên cũng như cơ chế hành chính giữa không gian kinh tế vùng. Đó là một vấn đề được đặt ra hiện nay bên cạnh những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo đói, lạc hậu của Trung bộ. Trước kia khi muốn kêu gọi đầu tư, mỗi tỉnh lại tổ chức một hội nghị, một chuyến viễn du kêu gọi riêng. Để xúc tiến du lịch thì mỗi tỉnh lại làm một lễ hội đóng khung trong tỉnh của mình, trong khi du khách nước ngoài đến du lịch tại vùng có mong muốn không chỉ để tham quan 1 địa phương nhất định mà là tham quan 1 chuỗi danh lam thắng cảnh ở nhiều địa phương khác nhau, chỉ có từ năm 2007 đến nay, tình trạng thiếu liên kết này mới được giảm bớt nhờ sự nhận thức kịp thời và hành động mang tính thực tiễn cao của lãnh đạo các tỉnh Duyên hải Miền Trung như việc Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng cùng liên kết tổ chức giới thiệu du lịch miền trung tại Bangkok (Thái Lan), lãnh đạo các tỉnh thành trong khu vực tham gia hội nghị với mục đích tạo nên sự liên kết trong nội bộ vùng về mọi mặt nhằm phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, ta có thể thấy vùng Duyên Hải Miền Trung có nhiều cảng biển và nhiều sân bay, nhưng vẫn chưa có cái nào là thật sự lớn, mang tầm vóc quốc tế. Tỉnh nào cũng có ít nhất từ 2 - 3 cảng biển và sân bay nhưng công suất hoạt động thì vẫn ở dạng tầm trung, chức năng hoạt động thì tương tự nhau, không có sự khác biệt dẫn đến việc chưa có sự bứt phá gì đáng kể trong lĩnh vực này và trong số các cảng biển Duyên Hải miền Trung hiện này không có cảng nào trở thành vai trò đầu tàu, và điều này không chỉ đúng với các càng biển mà còn đúng với các sân bay và cơ sở hạ tầng khác. Ở đây khẳng định vai trò đầu tàu khá quan trọng trong việc phát triển và liên kết các vùng với nhau. Các cảng lớn được đầu tư xây dựng nhắc đến ở trên đều được các địa phương xác định là cảng nước sâu, nhưng thực tế các cảng này chỉ có thể đón nhận tàu có trọng tải 30.000 tấn là tối đa, trong khi các cảng nước sâu ở các nước khác như Singapor, Đài Loan, Hồng Kông… có thể tiếp nhận tàu hàng trăm nghìn tấn. Do cảng nhỏ nên các tàu lớn khi muốn chuyển hàng hóa vào các cảng này đều phải neo đậu ở cảng Đài Loan hay Hồng Kông rồi cho tàu nhỏ hơn chuyển hàng về. Điều này làm cho chi phí vận tải đường biển tăng cao, khiến các doanh nghiệp e ngại trong việc nhập hàng thông qua các cảng này. Theo số liệu thống kê tính được nếu vận chuyển 1 container từ Đà Nẵng – nơi có cảng biển lớn nhất vùng – bằng đường bộ vào cảng Sài Gòn, rồi từ cảng Sài Gòn bằng đường biển đi đến các cảng khác trên thế giới thì vẫn còn rẻ hơn là vận chuyển trực tiếp từ cảng Tiên Sa tại Đà Nẵng đến các nơi đó. Do đó các cảng vùng Duyên hải miền trung không thể giữ được hàng hóa trong khu vực của mình dẫn đến việc các cảng hoạt động chưa hết công suất được thiết kế. Theo bảng số liệu về khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường thủy năm 2007, vùng duyên hải miền trung chỉ chiếm một tỉ lệ rất thấp, 8,479 triệu tấn, bằng 6,04%, so với cả nước là 140,334 triệu tấn. Các sân bay tại vùng cũng rơi vào cảnh thiếu hành khách. Dù được xem là sân bay lớn mang tầm cỡ quốc tế nhưng sân bay Chu Lai lại chỉ có vài chuyến máy bay cất cánh, và số hành khách trên các chuyến bay này cũng không phải là nhiều. Các sân bay khác trong vùng cũng thường xuyên gặp cảnh tương tự. Vấn đề khác cũng được đặt ra ở đây là tâm lý cục bộ địa phương đã tồn tại từ lâu với suy nghĩ mạnh ai nấy làm, không có cơ chế phối hợp chặt chẽ với nhau trong từng hoạt động, từ đó lan rộng ra khắp các tỉnh thành dẫn đến sự thiếu liên kết, hợp nhất với nhau ngày càng sâu sắc và rộng hơn. Mỗi địa phương đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, do đó lãnh đạo mỗi tỉnh không ngừng đưa ra các lợi nhuận, ưu đãi trước mắt nhằm mục đích thu hút sự đầu tư của nước ngoài vào tỉnh của mình ngày càng nhiều. Căn bệnh thành tích khiến cho lãnh đạo các tỉnh không ngừng cạnh tranh với mong muốn dự án tỉnh mình được nổi tiếng, mang tầm cỡ quốc tế chứ không chấp nhận thuộc nội địa. Tuy nhiên bên cạnh đó dẫn đến hệ quả là các dự án đầu tư thì nhiều nhưng khi đưa vào hoạt động thì không đem lại hiệu quả cao, không khả quan so với thực tế. Các dự án thì chồng chéo nhau, các tỉnh chỉ chăm lo cho dự án của mình, đề ra các biện pháp cạnh tranh sao cho hiệu quả nhất, thu được nhiều lợi nhận từ phía các nhà đầu tư và dự án mà không nghĩ đến hiệu quả lâu dài cũng như cùng đưa ra các chương trình phối hợp hành động, cùng xây dựng và phát triển dự án đó làm cho hiện tượng trì trệ trong việc thi công, phát triển và quảng bá dự án của địa phương ngày càng sâu sắc. Nhiều dự án chất chồng làm cho nguồn vốn đầu tư không được sử dụng một cánh hiệu quả và chính đáng. Mỗi địa phương trong vùng có chính sách, cơ chế thu hút đầu tư là cần thiết, nhưng các địa phương cần có sự hợp tác trên cơ sở quy hoạch chung của toàn vùng, phân công đầu tư phát triển, tránh chồng chéo trong đầu tư và cạnh tranh không lành mạnh. Thứ tư, các mối quan hệ về kinh tế - chính trị với những đặc thù riêng, các điểm khác biệt vẫn còn tồn tại, mối quan hệ và cơ chế phối hợp giữa các ngành Trung ương với các địa phương trong vùng chưa thật sự khắng khít, tạo nên mối quan hệ hữu cơ trong tổ chức thực hiện, sự phối hợp, hợp tác giữa các địa phương trong vùng với nhau còn nhiều bất cập... Cơ chế quản lý các tỉnh vẫn chưa được thể thức hóa, chưa tạo được sự thống nhất trong việc thi hành các chính sách, cơ chế phát triển của toàn vùng, hệ thống quản lý còn nhiều sai sót và mâu thuẫn nội bộ. Lãnh đạo các tỉnh vẫn chưa có tầm nhìn xa, chưa đưa ra được những chiến lược cũng như các chương trình phối hợp hành động, ban hành xuống các địa phương, làm chiếc cầu nối toàn tỉnh cùng thực hiện và phát triển. Miền Trung không thể thụ động, trông chờ sự năng động và sáng suốt của các bộ, cục cấp Trung Ương phát hiện và giải quyết các vấn đề phát triển đặc thù của mình mà thay vào đó, các tỉnh miền Trung cần năng động, chủ động đề xuất, thuyết phục để có được mức độ tự chịu trách nhiệm cao hơn. Mặt khác, theo Tổng cục Thống kê thì tổng số vốn nước ngoài đầu tư trực tiếp vào miền Trung phân bổ cho các địa phương cũng chưa thực sự đồng đều nếu không nói là quá chênh lệch. Các dự án nước ngoài đầu tư vào miền Trung chủ yếu tập trung ở các lĩnh vực công nghiệp - xây dựng (chiếm 62% tổng vốn đăng ký), thương mại - dịch vụ (chiếm 35%), nông - lâm - ngư nghiệp (chiếm 3%). Có thể thấy phần vốn được phân bổ cho nông - lâm - ngư nghiệp chỉ vỏn vẹn khoảng 3%, bao gồm cho các khoản đầu tư trang thiết bị kỹ thuật, máy móc và chi phí mua nguyên vật liệu phục vụ cho lĩnh vực này. Trong khi đó người dân miền Trung nơi đây sống tập trung chủ yếu vào nghề nông, đánh bắt thủy hải sản. Như vậy với một số lượng nhân công quá cao trong khi vốn đầu tư thì quá thấp thì không thể nào đáp ứng được hết nhu cầu chi trả lương cho người lao động. Bên cạnh đó, sự không đồng đều trong nguồn vốn còn thể hiện qua số vốn đầu tư vào các tỉnh. Về địa bàn đầu tư, trong năm 2008, các tỉnh Thanh Hóa (6211.3 triệu USD), Hà Tĩnh (7879.1 triệu USD), Phú Yên (4345.9 triệu USD), Ninh Thuận (9800.3 triệu USD),… có số vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài cao hơn hẳn so với các tỉnh Bình Định ( chỉ có 0.1 triệu USD), Khánh Hòa (126.9 triệu USD), Kon Tum (67 triệu USD)…Như vậy, sự không đồng đều trong nguồn vốn đã làm cho các tỉnh miền Trung phát triển không đồng đều nhau, gây ra sự chênh lệch lớn trong nền kinh tế chung của cả Trung bộ. Đối với miền Trung, khi các nhà đầu tư lựa chọn khu vực để đổ vốn vào thì Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế hay Thanh Hóa, Hà Tĩnh… là những địa phương luôn chiếm ưu thế trong việc thu hút vốn đầu tư không chỉ vì điều kiện tự nhiên thuận lợi mà nơi đây còn là những vùng kinh tế trọng điểm của miền Trung với hệ thống giao thông tương đối thông thoáng, nhiều sân bay và cảng lớn, ít bị ảnh hưởng bởi thiên tai, sở hữu nguồn nhân lực tương đối đông hơn so với các tỉnh khác. Ngoài ra, các tỉnh này tập trung đa số các khu công nghiệp và khu kinh tế lớn nhất nhì của miền Trung như Đà Nẵng có khu công nghiệp Hòa Khánh, Hòa Cầm, Thừa Thiên Huế có khu công nghiệp Phú Bài, khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô, Thanh hóa có công nghiệp Bỉm Sơn, Hà tĩnh có khu kinh tế Vũng Án…Đây đều là những vùng kinh tế trọng điểm của miền Trung, thu hút hơn 50% vốn đầu tư với dân số trên dưới khoảng một triệu người mỗi địa phương, riêng Thanh Hóa và Nghệ An trên 3 triệu người, so với các tỉnh khác chỉ khoảng vài trăm nghìn người là tối đa. Các nhà đầu tư xem đó là những ưu điểm trước mắt, lợi nhuận từ các tỉnh này mang lại sẽ cao hơn so với các tỉnh khác do thừa hưởng những điều kiện thuận lợi vốn có nên không ngại chi mạnh tay vào các khu vực này mà thờ ơ với các khu vực còn lại, tạo ra sự mất cân đối trong nguồn vốn phân bổ giữa các tỉnh, gây nên tình trạng phát triển không đồng đều cộng thêm với thái độ tiêu cực của các tỉnh, không bằng lòng với sự thua thiệt, làm hạn chế bớt khả năng phối hợp, liên kết trong kinh tế, gây ra tình trạng chia rẽ, đứt khúc giữa các địa phương. Hình III.2: Vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp vào miền Trung năm 2008 4. Học vấn - chảy máu chất xám: Trên thế giới hiện nay học vấn cũng là một chuẩn được đưa ra để đánh giá mức độ giàu nghèo của một nước. Trình độ học vấn đóng góp một phần không nhỏ trong việc phát triển đất nước, trình độ học vấn càng cao ta càng có thể tiếp cận được các thông tin nhằm khắc phục những sai sót đang gặp phải, hay thay đổi những cái cũ, lỗi thời để phù hợp với tốc độ phát triển của xã hội hiện nay. Nhưng thực tế theo thống kê hiện nay ở miền Trung đặc biệt là các tỉnh nhỏ thất học đang là vấn đề đáng quan tâm. VD: Tại Thanh Hóa, tỷ lệ học sinh khu vực miền núi bỏ học gia tăng: - Từ đầu năm học tới nay, toàn tỉnh Thanh Hóa có 5.116 trên tổng số hơn 900.000 học sinh các cấp bỏ học, trong đó, bậc THPT là 1.938 học sinh, THCS 3.083 học sinh và bậc tiểu học là 95 học sinh. - Đáng chú ý, tỷ lệ học sinh bỏ học ở khu vực miền núi đang có chiều hướng gia tăng so với những năm học trước, tập trung ở các huyện Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát, Bá Thước, Lang Chánh. Đó chỉ là một trong số tỉnh có trường hợp bỏ học ở miền Trung, hằng năm học sinh các cấp thuộc miền Trung luôn phải đối mặt với lũ lụt hoành hành (khoảng tháng 9, 10, 11, 12), các em bị gián đoạn việc học do cơ sở vật chất của trường, lớp bị bị lũ lụt cuốn trôi, số còn lại thì bị hư hại, việc nghỉ học nhiều làm các em có tâm lí nản, lười không muốn quay lại trường lớp đi học. Không chỉ vậy hằng ngày các em ngoài việc tới trường còn phải phụ giúp gia đình kiếm sống nên thời gian dể học tập bị hạn chế. Thiếu kiến thức, không tiếp cận được với cuộc sống đang phát triển dẫn tới kiến thức xã hội thiếu hụt nên việc kiếm được việc làm nhằm tăng thêm thu nhập là vấn đề lớn đối với người dân miền Trung. Qua đó có thể thấy nguồn nhân lực miền Trung tuy dồi dào nhưng trình độ và tay nghề không cao, dẫn tới gây khó khăn cho các khu công nghiệp, mở ra nhiều nhưng để tuyển nhân công có tay nghề, thạo việc thường khó và phải mất thêm chi phí đào tạo lại cho họ. Tại Khu kinh tế Dung Quất hiện nay có một trường dạy nghề, mỗi năm đào tạo khoảng 2.000 công nhân chuyên nghiệp với đủ các loại nghề mà khu kinh tế này cần, tuy nhiên cung vẫn không đủ cầu. Vì vậy các nhà đầu tư dần chuyển hướng sang các vùng miền khác, việc này cũng gây ra thất nghiệp cho phần lớn dân cư bỏ nghề nông để chuyển sang làm công nhân cho các xí nghiệp hay các hộ nông dân vốn bị mất đất do công nghiệp hóa- hiện đại hóa. Nguồn lực có tay nghề và trình độ cao đang thiếu hụt trầm trọng góp phần hạn chế trong việc thu hút các nhà đầu tư. Tại Thừa Thiên Huế theo thống kê hiện đang có khoảng 17. 000 người có trình độ từ Đại học trở lên, cứ 1.000 người dân có khoảng 16 người tốt nghiệp đại học. Đây là tỉ lệ khá cao so với cả nước (cả nước là 10/ 1.000). Số trí thức có trình độ từ thạc sỹ trở lên là 470 người ( chiếm 2, 7% trí thức ) đang làm việc ở các lĩnh vực. Tuy nhiên họ lại hiện đang làm việc ở những địa phương khác hoặc những tổ chức kinh tế xã hội không đóng góp trực tiếp cho sự phát triển Thừa Thiên Huế bởi do điều kiện kinh tế xã hội của địa phương bị hạn chế, nên chưa phát huy được hoặc chưa phát huy hết năng lực sở trường. Một số học xong quay trở về quê làm việc gặp nhiều khó khăn khi xin việc hoặc trong các chính sách đãi ngộ của địa phương. Hiện nay chủ yếu mọi người vẫn đổ về hai trung tâm lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là nơi nhu cầu tuyển dụng và cơ hội thăng tiến cao khiến cho sự chênh lệch giữa các khu trung tâm với các vùng phụ cận sẽ ngày càng lớn, khoảng cách giữa thành thị với nông thôn, giữa đồng bằng với miền núi ngày càng xa. Từ đó, chiến lược đô thị hóa nông thôn, mà mở đầu là công nghiệp hóa nông thôn sẽ gặp rất nhiều khó khăn. V. GIAỈ PHÁP Để thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới từ 22% năm 2005 xuống còn 11% năm 2010, cải thiện đời sống người nghèo, hạn chế tốc độ gia tăng chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, giữa nhóm hộ giàu và nhóm hộ nghèo, trong thời gian tới, cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ cơ bản sau đây: 1. Dựa trên sự tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm để nâng cao đời sống cho người nghèo Bảo đảm nền kinh tế tăng trưởng cao, bền vững là điều kiện tiên quyết để giảm nghèo. Kinh nghiệm ở một số nước và thực tế ở nước ta cho thấy trong gần một thập kỷ vừa qua, nước ta đạt được thành tựu tích cực về giảm nghèo là dựa trên sự tăng trưởng kinh tế cao và liên tục. Để bảo đảm cho kinh tế tăng trưởng nhanh và ổn định, vấn đề cải cách cơ cấu kinh tế và bộ máy quản lý nhà nước đã trở thành một đòi hỏi cấp thiết trên tất cả các mặt chủ yếu như thể chế kinh tế, thúc đẩy thị trường phát triển, đẩy mạnh xuất khẩu, cải thiện môi trường đầu tư, cải cách mạnh mẽ khu vực kinh tế nhà nước, xóa bỏ bao cấp, hỗ trợ phát triển mạnh các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cải cách hành chính và các hoạt động phục vụ đầu tư, sản xuất kinh doanh,v.v.. Phát triển kinh tế, đồng bộ hóa xã hội từ miền xuôi đến miền núi, từ vùng thuận lợi đến vùng sâu, vùng xa. Chú trọng giúp các địa phương nghèo phát triển kinh tế thông qua chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phát triển sản xuất hàng hóa, đổi mới cơ cấu lao động theo hướng tăng dần tỷ trọng lao động công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng lao động nông nghiệp. è Hiệu quả: Tạo thêm nhiều việc làm ở cả thành thị và nông thôn. Việc giảm tỷ lệ nghèo đói nghiêm trọng ở miền núi, vùng sâu, vùng xa đòi hỏi có sự đầu tư mạnh mẽ, liên tục của Nhà nước và sự chủ động vượt lên của chính địa phương và người nghèo ở những nơi này. 2. Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng Đẩy mạnh xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, hệ thống điện, trường học, cơ sở khám chữa bệnh và các thiết chế văn hóa cho các địa phương nghèo để sớm khắc phục tình trạng thiếu điện, thiếu nước sạch, thiếu thuốc chữa bệnh, thiết bị y tế nghèo nàn, lạc hậu, đồng thời thực hiện đồng bộ các biện pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, đặc biệt chú trọng đào tạo, tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế và cung cấp đầy đủ thuốc chữa bệnh, phù hợp với thu nhập của người dân. Kết hợp chặt chẽ chương trình xóa đói, giảm nghèo với các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường. à  Hiệu quả: Nâng cao thiết thực mức sống và chất lượng cuộc sống nhân dân ở các xã nghèo, vùng nghèo, giảm dần khoảng cách giữa các vùng, các dân tộc và các tầng lớp dân cư; bảo đảm cho người nghèo tiếp cận được với các dịch vụ xã hội, đặc biệt là về chăm sóc y tế, giáo dục và kế hoạch hóa gia đình, sẽ làm giảm bớt những hậu quả trước mắt và nguồn gốc của nghèo đói. 3. Xã hội hóa các hoạt động xóa đói, giảm nghèo, đặc biệt là về nguồn lực Trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, nguồn lực của Nhà nước vừa có vai trò chủ đạo, vừa mang tính xúc tác, khơi nguồn, nguồn lực của cộng đồng, của quốc tế cũng có có vai trò rất quan trọng. Xây dựng và phát triển các chương trình "Những tấm lòng từ thiện"; "Nối vòng tay lớn"; "Một thế giới trái tim"; "Quỹ tình thương"; "Nhà đại đoàn kết"..., đã thu hút đông đảo các cá nhân, cộng đồng, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội trong nước và quốc tế tham gia hỗ trợ người nghèo. Cuộc vận động "Ngày vì người nghèo", "xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo", đã giúp cho hàng trăm nghìn hộ nghèo sửa chữa hoặc xây mới được nhà ở. Các mô hình tín dụng - tiết kiệm, nông dân sản xuất giỏi, thanh niên làm kinh tế, v.v. đã góp phần cải thiện điều kiện sống cho nhiều thành viên của các tổ chức, các đoàn thể xã hội.   è Hiệu quả: Chúng ta đã tiếp thu có hiệu quả sự trợ giúp kỹ thuật của bè bạn quốc tế và đã nhân rộng được nhiều bài học kinh nghiệm và mô hình tốt về xóa đói, giảm nghèo như: phương pháp lập kế hoạch có sự tham gia của người dân, vấn đề giới trong xóa đói, giảm nghèo, cơ chế tăng cường phân cấp cho địa phương, đặc biệt là cấp xã,... Những kinh nghiệm và bài học quý báu ấy đã góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính bền vững của công cuộc xóa đói, giảm nghèo. Trong những năm tới, xã hội hóa các hoạt động xóa đói giảm nghèo cần được các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và mọi người tiếp tục quan tâm và thúc đẩy lên một tầm cao mới, nhằm tăng cường hơn nữa trách nhiệm của xã hội và của mọi người dân trong việc giải quyết vấn đề nghèo đói ở nước ta. 4. Đổi mới công tác tổ chức Bảo đảm tính công khai, minh bạch và làm rõ trách nhiệm trong việc lập kế hoạch, tạo điều kiện để chính quyền địa phương chủ động, người dân bàn bạc, thảo luận, nhằm tạo ra sự đồng thuận và hợp tác, quyết tâm vượt nghèo, vươn lên làm giàu của các xã nghèo, vùng nghèo và chính bản thân người nghèo trong quá trình triển khai chương trình xóa đói, giảm nghèo. Những năm gầy đây, các cơ quan quản lý nhà nước đã có nhiều tiến bộ trong công tác chỉ đạo, điều hành bảo đảm thực hiện có chất lượng các chương trình xóa đói, giảm nghèo. Cơ chế tự chủ về phân bổ ngân sách, tổ chức thực hiện và quản lý các chương trình trên cơ sở nhu cầu thực tiễn, lập kế hoạch và huy động nguồn lực trên địa bàn đã tạo điều kiện cho các cấp chính quyền chủ động, tự giải quyết và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả của chương trình. Song trên thực tế, việc thực hiện quyền kiểm tra, giám sát và ra quyết định tại cấp xã vẫn rất hạn chế. Vì vậy, cần tạo mọi điều kiện để phát huy tính năng động, chủ động của cơ sở, phát huy sức mạnh về vật chất và tinh thần của cả cộng đồng để nâng cao hiệu quả của chương trình xóa đói, giảm nghèo. VI. TỔNG KẾT PHỤ LỤC BẢNG ĐỒ VIỆT NAM BẢN ĐỒ TRUNG BỘ TÀI LIỆU THAM KHẢO Tổng cục thống kê MỤC LỤC Giới thiệu 1 I. Khái quát chung về đói nghèo 2 1. Định nghĩa 2 2. Chuẩn nghèo 2 II. Điều kiện tự nhiên Trung Bộ 3 Vị trí địa lý 3 Khí hậu 4 Dân số 4 III. Thực trạng 5 IV. Nguyên nhân 6 Điều kiện khí hậu 7 Cơ sở hạ tầng 10 Sự thiếu liên kết trong vùng 12 Học vấn – Chảy máy chất xám 17 V. Giải pháp 19 VI. Tổng kết 23 Phụ lục 24 Bài tổng kết đề tài của nhóm 27 BÀI TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NHÓM INNOVATION Tổng quan về nghèo đói Khái niệm về nghèo Phân loại nghèo Nghèo tuyệt đối Nghèo tương đối Ngưỡng nghèo Tiêu chuẩn nghèo Theo tiêu chuẩn quốc tế Theo tiêu chuẩn Việt Nam Thực trạng nghèo đói ở Việt Nam Một số giải pháp cho vấn đề xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam Giải pháp của Chính Phủ thông qua các chương trình hỗ trợ Một số giải pháp thông qua các mô hình xóa đói giảm nghèo Các giải pháp được đề xuất ª Các câu hỏi đặt ra cho nhóm: 1.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số giải pháp cho vấn đề xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam.doc
Luận văn liên quan