Du lịch Việt Nam mỗi năm có sự chuyển biến và phát triển rõ rệt. Trong đó năm 2007 là một năm khá thành công của ngành du lịch bởi có nhiều điểm nổi bật, trong đó ấn tượng nhất là lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã đạt con số 4.230.000 người tăng 18% so với năm 2006. Có thể thấy rõ điều này qua sự thay đổi hình ảnh đất nước và con người Việt Nam. Nhiều cảnh quan đã được tái tạo cả trong nhân tạo và tự nhiên nhằm thu hút lượng khách cả trong nước và ngoài nước.
Năm 2007 trong bối cảnh thiếu thốn về cơ sở vật chất tuy nhiên với số liệu thống kê như trên đã đem lại cho người trong nước một cái nhìn mới về hình ảnh đất nước mình. Nếu trước đây lượng khách đường bộ và lượng khách chi trả thấp rất cao (có những năm khách đường bộ phần lớn chi trả thấp chiếm khoảng trên 30%), thì trong năm 2007 tỉ lệ nhóm khách này đã giảm đáng kể trong tổng khách đến. Thay vào đó là những khách du lịch có khả năng chi trả cao và đi dài ngày hơn. Và điều đặc biệt là lượng khách đến với mục đích là du lịch thuần túy đã tăng 26% so với những năm trước. Bên cạnh đó còn có khách đến với mục đích thương mại và thăm người thân cũng tăng đáng kể. Lượng khách đến với mục đích khác giảm 10%. Điều này cho thấy cảnh quan và con người Việt Nam đang dần dần trở thành đểm đến của bạn bè quốc tế.
Trong năm 2007, du lịch Việt Nam đã lấy thị trường ASEAN làm thị trường trọng tâm, thị trường Tây Âu là thị trường truyền thống trong đó tiêu biểu là các thị trường Anh, Pháp và Đức. Mặc dù trong suốt hơn 10 năm (từ năm 1995 đến năm 2005) tốc độ tăng trưởng của lượng khách này không đáng kể có năm còn âm (năm 2002,2003) nhưng trong năm 2007 đã tăng rõ rệt như: khách Pháp tăng 42% (đạt 183 nghìn lượt khách), khách Đức tăng 32% và khách Anh tăng xấp xỉ 28%. Thị trường Đông Bắc Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan là nhóm thị trường quan trọng nhất. Tổng lượng khách của 3 thị trường này đã chiếm hơn 30% tổng lượng du khách quốc tế đến trong năm 2007.
Sang năm 2008 là một năm có nhiều biến động bất lợi đối với thị trường du lịch không những chỉ riêng Việt Nam mà còn một số quốc gia lớn trong khối ASEAN như Thái Lan, Singapore, Malaixia Trước tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, tình hình kinh tế- xã hội trong nước gặp nhiều khó khăn và du lịch đã bị ảnh hưởng trực tiếp. Ước tính tổng số khách quốc tế đến Việt Nam cả năm 2008 đạt 4.253.740 lượt khách, tăng 0,6% so với năm 2007. Trong đó, lượng khách đến du lịch, nghỉ ngơi tăng 1% so với năm 2007; khách đến vì công việc tăng 25,4% so với năm 2007; khách đến thăm thân giảm 15,2% so với năm 2007; khách đến vì các mục đích giảm 23,3% so với năm 2007. Một số thị trường khách tăng như: Singapo tăng 14,6%, Malaysia tăng 13,4%, Trung Quốc tăng 13,1%, Thái Lan tăng 9,6%, Úc tăng 4,5%, Mỹ tăng 2,2% so với năm 2007. Bên cạnh các nước tăng như ở trên thì cũng có một số nước giảm như: Nhật giảm 6,1%, Hàn Quốc giảm 5,5%, Đài Loan giảm 4,9%, Pháp giảm 0,9% so với cùng kỳ năm 2007.
.
Ngành du lịch Việt Nam vẫn đặt ra mục tiêu sẽ đạt con số 4,5 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2009. Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam Trần Chiến Thắng nói trong cuộc phỏng vấn của phóng viên báo chí. Ông Trần Chiến Thắng cho biết mặc dù tình hình kinh tế thế giới đã và đang ảnh hưởng xấu, làm giảm lượng khách quốc tế đến Việt Nam, nhưng phân tích những dòng khách đến Việt Nam thời gian qua cho thấy ngành du lịch còn nhiều khả năng đạt mục tiêu trên.
Năm 2009, với chủ điểm “Năm du lịch Tây Nguyên”, nhiều sự kiện đã được tổ chức tại miền đất này, mở đầu với lễ hội hoa Đà Lạt, tiếp đến là lễ hội cồng chiêng tại Gia Lai, lễ hội cà phê tại Đắc Lắc, lễ hội rượu cần ở Đắc Nông . Bên cạnh đó còn cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế tại Đà Nẵng; lễ hội biển Nha Trang; lễ hội du lịch và những ngày văn hóa Mê Công - Nhật Bản tại Cần Thơ; Hội chợ khách sạn và ẩm thực, Hội chợ quốc tế du lịch (đều tại TPHCM). Năm 2010, sự kiện nổi bật nhất sẽ là Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội; Festival Huế, cuộc thi Hoa hậu Thế giới tại Nha Trang, Liên hoan Phim quốc tế, Liên hoan Múa rối và xiếc quốc tế, lễ kỷ niệm 50 năm quan hệ Việt – Trung .
.
NHỮNG THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU CỦA DU LỊCH VIỆT NAM .
18 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2919 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số giải pháp chung cho ngành du lịch Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. VÀI NÉT VỀ DU LỊCH VIỆT NAM
I. VAI TRÒ CỦA DU LỊCH TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA ĐẤT NƯỚC.
Mục tiêu tổng quát là góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và đóng góp của ngành du lịch vào sự phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo phát triển du lịch gắn với yêu cầu giữ vững quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội và phát triển du lịch bền vững.
II. DU LỊCH VIỆT NAM TỪ NĂM 2007 ĐẾN NAY
1. Năm 2007 và 2008
Du lịch Việt Nam mỗi năm có sự chuyển biến và phát triển rõ rệt. Trong đó năm 2007 là một năm khá thành công của ngành du lịch bởi có nhiều điểm nổi bật, trong đó ấn tượng nhất là lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã đạt con số 4.230.000 người tăng 18% so với năm 2006. Có thể thấy rõ điều này qua sự thay đổi hình ảnh đất nước và con người Việt Nam. Nhiều cảnh quan đã được tái tạo cả trong nhân tạo và tự nhiên nhằm thu hút lượng khách cả trong nước và ngoài nước.
Năm 2007 trong bối cảnh thiếu thốn về cơ sở vật chất tuy nhiên với số liệu thống kê như trên đã đem lại cho người trong nước một cái nhìn mới về hình ảnh đất nước mình. Nếu trước đây lượng khách đường bộ và lượng khách chi trả thấp rất cao (có những năm khách đường bộ phần lớn chi trả thấp chiếm khoảng trên 30%), thì trong năm 2007 tỉ lệ nhóm khách này đã giảm đáng kể trong tổng khách đến. Thay vào đó là những khách du lịch có khả năng chi trả cao và đi dài ngày hơn. Và điều đặc biệt là lượng khách đến với mục đích là du lịch thuần túy đã tăng 26% so với những năm trước. Bên cạnh đó còn có khách đến với mục đích thương mại và thăm người thân cũng tăng đáng kể. Lượng khách đến với mục đích khác giảm 10%. Điều này cho thấy cảnh quan và con người Việt Nam đang dần dần trở thành đểm đến của bạn bè quốc tế.
Trong năm 2007, du lịch Việt Nam đã lấy thị trường ASEAN làm thị trường trọng tâm, thị trường Tây Âu là thị trường truyền thống trong đó tiêu biểu là các thị trường Anh, Pháp và Đức. Mặc dù trong suốt hơn 10 năm (từ năm 1995 đến năm 2005) tốc độ tăng trưởng của lượng khách này không đáng kể có năm còn âm (năm 2002,2003) nhưng trong năm 2007 đã tăng rõ rệt như: khách Pháp tăng 42% (đạt 183 nghìn lượt khách), khách Đức tăng 32% và khách Anh tăng xấp xỉ 28%. Thị trường Đông Bắc Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan là nhóm thị trường quan trọng nhất. Tổng lượng khách của 3 thị trường này đã chiếm hơn 30% tổng lượng du khách quốc tế đến trong năm 2007.
Sang năm 2008 là một năm có nhiều biến động bất lợi đối với thị trường du lịch không những chỉ riêng Việt Nam mà còn một số quốc gia lớn trong khối ASEAN như Thái Lan, Singapore, Malaixia…Trước tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, tình hình kinh tế- xã hội trong nước gặp nhiều khó khăn và du lịch đã bị ảnh hưởng trực tiếp. Ước tính tổng số khách quốc tế đến Việt Nam cả năm 2008 đạt 4.253.740 lượt khách, tăng 0,6% so với năm 2007. Trong đó, lượng khách đến du lịch, nghỉ ngơi tăng 1% so với năm 2007; khách đến vì công việc tăng 25,4% so với năm 2007; khách đến thăm thân giảm 15,2% so với năm 2007; khách đến vì các mục đích giảm 23,3% so với năm 2007. Một số thị trường khách tăng như: Singapo tăng 14,6%, Malaysia tăng 13,4%, Trung Quốc tăng 13,1%, Thái Lan tăng 9,6%, Úc tăng 4,5%, Mỹ tăng 2,2% so với năm 2007. Bên cạnh các nước tăng như ở trên thì cũng có một số nước giảm như: Nhật giảm 6,1%, Hàn Quốc giảm 5,5%, Đài Loan giảm 4,9%, Pháp giảm 0,9% so với cùng kỳ năm 2007.
Du lịch Việt Nam đã thực hiện những chính sách nhằm ổn định đồng thời tăng trưởng lượng khách đến với Việt Nam.
Triển khai một số chương trình, dự án hỗ trợ các địa phương nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, đa dạng hóa loại hình du lịch.
Đẩy mạnh khai thác các chương trình du lịch liên quốc gia, phát triển du lịch đường bộ, đồng thời tăng cường khai thác hiệu quả loại hình du lịch biển đảo ở Việt Nam. Liên kết khai thác các tuyến du lịch biển đảo với các nước trong khu vực như Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc, Singapore.
Ngành Du lịch và Văn hóa cũng đã có sự phối hợp xây dựng các sản phẩm du lịch chất lượng cao, khai thác các loại hình nghệ thuật biểu diễn dân gian, các giá trị văn hóa Việt cổ… nhằm thu hút, phục vụ khách du lịch.
Phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan tổ chức các sự kiện lớn như: Đại lễ Phật Đảng Vesak Liên hợp quốc về tôn giáo, cuộc thi Hoa hậu Hoàn Vũ thế giới và nhiều cuộc thi sắc đẹp khác, diễn đàn du lịch ASEAN diễn ra đầu năm 2009 tại Hà Nội.
Tăng cường quảng bá du lịch Việt Nam qua những sự kiện lớn trong nước được nhiều hãng truyền thông quốc tế đưa tin như: Festival Huế, cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2008 tại Nha Trang…đồng thời tham gia vào ATF 2008 tại Thái Lan, Hội chợ Du lịch quốc tế ITB ở Đức, Hội chợ du lịch 2008 tại Pháp, MITT tại Nga, FITUR tại Tây Ban Nha, UTAZAT 08 tại Hungary…nhằm nâng cao hình ảnh Việt Nam, thu hút sự chú ý của du khách.
Tổng cục Du lịch cùng nhiều địa phương, các ban, ngành tổ chức vận động bình chọn Vịnh Hạ Long, Phong Nha - Kẻ Bàng và đỉnh Phan Xi Păng là kỳ quan thiên nhiên thế giới và được hàng chục triệu lượt người trong nước và ngoài nước tham gia ủng hộ. Qua cuộc vận động, hình ảnh các Di sản thiên nhiên thế giới và danh thắng nước ta được giới thiệu rộng đến bạn bè các nước
Mặc dù lợi thế của du lịch Việt Nam là điểm đến an toàn, thân thiện trong một môi trường nhiều biến động của thế giới. Chúng ta lại có và sẽ có những sản phẩm du lịch sinh thái, văn hóa, lễ hội, làng nghề đặc sắc được tạo dựng từ nguồn du lịch tự nhiên và nhân văn vô cùng phong phú. Tuy nhiên không phải vì thế mà du lịch Việt Nam luôn là điểm đến mong đợi của du khách quốc tế. Bên cạnh những mặt đạt được như trên trong những năm qua du lịch Việt Nam đã đứng trước những khó khăn và thử thách lớn:
Yếu tố bên ngoài:
Tình hình thế giới ngày càng có những diễn biến phức tạp, ngành du lịch sẽ phải đối mặt với dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, khủng bố, khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế…Những thách thức này tác động tiêu cực đến dòng khách du lich quốc tế.
Ngành du lịch của những nước khác đặc biệt là những nước lân cận phát triển cũng rất mạnh.
Yếu tố bên trong:
Năng lực cạnh tranh du lịch nước ta còn thấp bởi dịch vụ chưa đa dạng, cơ sở hạ tầng không theo kịp tốc độ phát triển, chất lượng dich vụ còn kém, giá cả cao, sản phẩm du lịch không phong phú. Tình hình này dẫn đến du lịch nước ta chưa giữ chân được khách, kéo dài thời gian lưu trú, tỷ lệ du khách quay lại lần hai còn thấp.
Doanh nghiệp du lịch nước ta thuộc loại nhỏ, chất lượng dịch vụ hạn chế, năng lực quản lý thấp.
Đội ngũ nhân lực du lịch thiếu và yếu về trình độ ngoại ngữ và kinh nghiệm nhất là thiếu những người có chuyên môn cao.
Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập với thế giới nên có thể tạo ra nguy cơ phá hoại môi trường và cảnh quan du lịch nếu không có sự quan tâm và những biện pháp quản lý hiệu quả.
Trên đường phố còn rất nhiều trẻ em lang thang hay đi theo làm phiền du khách.
Giao thông Việt Nam còn lộn xộn,Tài xế taxi còn tính tiền “ăn gian” của khách.
Số lượng các khách sạn chất lượng cao chưa nhiều, chưa đủ phục vụ cho số đông các du khách có khả năng chi trả cao, trong khi đội ngũ phục vụ còn thiếu tính chuyên nghiệp
Một yếu tố quan trọng nữa là hiện nay Việt Nam cònquá ít những địa điểm mua sắm được ưa thích (trong khi đó Thái Lan và Singapore và một số nước lân cận có thể coi là rất “lão luyện” trong việc bắt du khách phải chi tiêu.
2. Mục tiêu và những hoạt động trong năm 2009.
Ngành du lịch Việt Nam vẫn đặt ra mục tiêu sẽ đạt con số 4,5 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2009. Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam Trần Chiến Thắng nói trong cuộc phỏng vấn của phóng viên báo chí. Ông Trần Chiến Thắng cho biết mặc dù tình hình kinh tế thế giới đã và đang ảnh hưởng xấu, làm giảm lượng khách quốc tế đến Việt Nam, nhưng phân tích những dòng khách đến Việt Nam thời gian qua cho thấy ngành du lịch còn nhiều khả năng đạt mục tiêu trên.
Năm 2009, với chủ điểm “Năm du lịch Tây Nguyên”, nhiều sự kiện đã được tổ chức tại miền đất này, mở đầu với lễ hội hoa Đà Lạt, tiếp đến là lễ hội cồng chiêng tại Gia Lai, lễ hội cà phê tại Đắc Lắc, lễ hội rượu cần ở Đắc Nông... Bên cạnh đó còn cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế tại Đà Nẵng; lễ hội biển Nha Trang; lễ hội du lịch và những ngày văn hóa Mê Công - Nhật Bản tại Cần Thơ; Hội chợ khách sạn và ẩm thực, Hội chợ quốc tế du lịch (đều tại TPHCM). Năm 2010, sự kiện nổi bật nhất sẽ là Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội; Festival Huế, cuộc thi Hoa hậu Thế giới tại Nha Trang, Liên hoan Phim quốc tế, Liên hoan Múa rối và xiếc quốc tế, lễ kỷ niệm 50 năm quan hệ Việt – Trung...
B. NHỮNG THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU CỦA DU LỊCH VIỆT NAM TRONG NĂM 2009
I. THỊ TRƯỜNG NỘI KHỐI ASEAN
Asean là một khu vực có mật độ dân cư đông, vẫn có tăng trưởng kinh tế. Các kênh trao đổi thương mại xuyên biên giới tiếp tục hoạt động mạnh mẽ và hiệu quả, đi kèm với việc các nước đã dành ngân sách lớn hơn cho hoạt động quảng bá, phát triển du lịch, tăng cường liên kết các tuyến bay, chính sách bầu trời mở, sự mở rộng của con đường xuyên Á..., những yếu tố này là cơ sở góp phần vực dậy ngành du lịch của Asean.
Mặc dù gặp những thách thức do khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và tình hình chính trị tại một số nước thành viên ASEAN nhưng tổng số khách du lịch quốc tế năm 2008 của khu vực vẫn tăng trưởng đáng khích lệ với con số chưa đầy đủ là hơn 54 triệu lượt khách, cao hơn 7% so với năm 2007.
Lường trước cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu 2009, tại phiên họp, đại diện du lịch các nước ASEAN đã thảo luận và nhất trí sang năm 2009 tập trung khai thác thị trường du lịch nội khối ASEAN đồng thời giao các quan chức du lịch ASEAN phối hợp chặt chẽ với khu vực tư nhân để xây dựng, thiết kế các tour du lịch trọn gói giá thành cạnh tranh cho khách du lịch trong ASEAN và các thị trường nguồn của ASEAN.
Hưởng ứng sáng kiến trên, Du lịch Việt Nam đang triển khai Chiến dịch khuyến mại và giảm giá trọn gói 99 tour du lịch từ 30-50% mang tên “Impressive Vietnam” (Ấn tượng Việt Nam).
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam Trần Chiến Thắng cho biết: hiện nay, nhu cầu đi du lịch nước ngoài của người dân các nước Đông Nam Á là rất lớn.Đây sẽ là một trong những thị trường khai thác của du lịch Việt Nam, góp phần hoàn thành mục tiêu thu hút 4,5 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2009.
Một số đặc điểm của du khách Asean.
Những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam.
Thuận lợi:
Nhìn chung những nét văn hóa của các nước trong khu vực Đông Nam Á có nhiều nét giống nhau, chính ví thế Việt Nam có thể đáp ứng được hầu hết những nhu cầu của du khách khu vực này.
Văn bản được ký kết ngày 9/1 trong phiên họp ATF giúp Du khách Asean sẽ đi lại dễ dàng trong khu vực, chính vì điều này sẽ làm cho nguời dân đi du lịch nhiều hơn
Trong diễn đàn du lịch ASEAN (ATF 2009) diễn ra tại Hà Nội vừa qua, Việt Nam đã nhận được sự cam kết của Thái Lan, Singapore, Malaysia nhằm tăng dòng khách du lịch trao đổi giữa các nước, qua đó xây dựng khu vực các nước Đông Nam Á trở thành điểm đến của thiên niên kỷ mới.
Việt Nam có rất nhiều những lễ hội trong một năm như lễ hội đua ghe ngo của người Khơme, lễ hội hoa Đà Lạt và nhiều lễ hội khác, và đây sẽ là những sự kiện thu hút rất nhiều khách du lịch từ những nước kế bên.
Khó khăn:
Đội ngũ hướng dẫn viên du lịch còn thiếu rất nhiều người thành thạo tiếng của những nước lân cận nghư tiếng Thái Lan, Campuchia, Malaysia…
Ngành du lịch của những nước nhu Singapore, Malaysia, Thái Lan… phát triển cũng rất mạnh. Việt Nam sẽ rất khó khăn để cạnh tranh với những nước này.
II. THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC
1. Đặc điểm, sở thích của du khách Trung Quốc:
Ẩm thực:
Khẩu vị và cách ăn uống của người Trung Quốc rất đa dạng, phong phú, cũng giống như văn hoá, nó ảnh hưởng đến các nước trong khu vực:
Họ thường dùng phối hợp giữa nóng - lạnh, mặn - ngọt, chua cay, ngay cả thức ăn cũng mang tính cân bằng giữa chất béo và chất xơ
Khi đi du lịch, họ rất thích ăn theo kiểu của mình và ăn tại các nhà hàng phục vụ món Trung Quốc. Người Trung Quốc rất thích ăn cháo, kiêng không ăn những thức ăn có đặc tính hung dữ như hổ, báo..
Người Trung Quốc rất thích ăn rau, đặc biệt là những món rau xào với lượng dầu mỡ cao. Trong thực đơn của mình, họ lựa chọn toàn là món xào.
Người Trung Quốc rất thích uống trà và đặc điểm này chi phối cả đến việc chọn lựa đồ uống khi đi du lịch của họ và tất nhiên trà là sự yêu thích số một của họ sau khi dùng bữa.
Hình thức du lịch:
Người Trung Quốc không quá cầu kỳ trong việc chọn lựa nơi lưu trú khi đi du lịch.Họ thường không cần ở các khách sạn cao cấp như khách sạn 4 hoặc 5 sao. Họ chủ yếu nghỉ tại các khách sạn từ 1 đến 3 sao.
Khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam với mục đích chủ yếu là thương mại, thăm thân, một số ít là đi tham quan nghỉ mát. Theo truyền thống, họ thường đi theo nhóm, theo các chương trình du lịch trọn gói của các công ty du lịch Trung Quốc. Đối với các thương nhân Trung Quốc, họ thường đi nghiên cứu, khảo sát thị trường, tìm chọn bạn hàng buôn bán và đối tác đầu tư nên thường chọn chương trình Bussiness Tour khoảng từ 7- 15 ngày đi cả ba miền bắc, trung, nam. Đối với những khách đi đúng với ý nghĩa tham quan nghỉ mát thì thông thường họ chỉ chọn du lịch ngắn ngày, khoảng từ 2- 3 ngày.
khả năng chi trả không cao bằng các nước khác như Nhật, Hàn quốc…Do vậy, họ lựa chọn các dịch vụ có thứ hạng trung bình hoặc khá, hợp với túi tiền của mình.
Việc đi du lịch đối với họ cũng là một cơ hội để mua sắm.
2. Những điểm thu hút khách Trung Quốc đến Việt Nam:
Tuyến điểm mà du khách Trung Quốc thích nhất là loại hình du lịch sông nước miền Tây và tìm hiểu đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh.
Đất nước Trung Quốc không có những bãi biển đẹp. Trong khi đó Việt Nam lại nổi tiếng với đường bờ biển dài, những bãi cát đẹp, nước biển trong xanh như bãi biển Nha Trang, Trà Cổ, Thiên Cầm, Hà Tiên...
Đất nước Việt Nam có nhiều dân tộc cùng chung sống hòa bình dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Mỗi dân tộc có những nét đặc trưng riêng trong đời sống văn hóa tinh thần, phong tục tập quán... kích thích du khách nước ngoài đến tìm hiểu, khám phá.
Theo khảo sát, du khách Trung Quốc rất thích các loại hoa quả nhiệt đới của Việt Nam. Họ rất thích mua chanh tươi về làm quà.
Du khách Trung quốc cũng thích thưởng thức món ô mai Hàng Đường của Hà Nội. Theo họ, ô mai vẫn giữ được hương vị tự nhiên của quả mà lại không quá ngọt như ô mai Trung Quốc.
Người Việt Nam có những ngày lễ tết, phong tục tập quán truyền thống gần gũi với người Trung Quốc. Vì vậy, du khách Trung Quốc đến Việt Nam vào những dịp lễ tết luôn cảm thấy thân quen và thích thú.
Du khách Trung Quốc nói riêng và du khách nước ngoài nói chung đều thích đến Việt Nam bởi Việt Nam là điểm đến hòa bình và an toàn; người Việt Nam thân thiện và hiếu khách, am hiểu phong tục tập quán và lịch sử của dân tộc mình.
²Tuy nhiên bên cạnh đó Việt Nam cũng có những điểm cần khắc phục:
Các điểm mua sắm nghèo nàn, chủng loại hàng chưa phong phú. Khách du lịch Trung Quốc thường mang theo nhiều tiền để mua đồ làm quà nhưng cũng không biết mua gì, bởi vì hàng hóa chủ yếu là của Trung Quốc.
Tại các trung tâm thương mại lớn, đội ngũ nhân viên còn chưa thông thạo tiếng Trung Quốc, còn gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp với khách.
III. THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN
1. Đặc điểm du lịch của du khách Nhật:
Khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam đứng ở vị trí thứ 4, sau Trung Quốc, Hàn Quốc và Mỹ. Theo đánh giá của Hiệp hội du lịch Nhật Bản, Việt Nam đang lọt vào top 10 điểm đến của khách du lịch nước này.
Du khách Nhật là ở chỗ họ tìm thấy nét văn hoá tương đồng trong cuộc sống, sinh hoạt của người Việt. Đây là lý do chính để khách Nhật chọn VN làm điểm đến.
Đến VN du khách luôn có cảm giác thân quen, gần gũi trong cuộc sống, trong nét kiến trúc cổ kính còn lưu lại ở nhiều góc phố, làng quê, phù hợp với sở thích và khiếu thẩm mỹ của người Nhật. Hình ảnh chiếc xích lô, gánh hàng rong hay cậu bé bán báo cũng trở nên quen thuộc trong ấn tượng của người Nhật về một cuộc sống muôn hình muôn vẻ và không kém phần sôi động nhưng rất đỗi an toàn ở VN.
Phát biểu tại đêm khai mạc Lễ hội văn hóa du lịch Việt - Nhật 19/11, Tổng lãnh sự Nhật Bản tại TP.HCM - ông Osamu Shiozaki cho rằng ngoài món chả giò, phở hay những mặt hàng thủ công mỹ nghệ, Việt Nam còn cả một kho tàng chứa đựng nhiều điều thú vị mà người Nhật, đặc biệt là du khách, nên khám phá. Có chứng kiến cảnh du khách Nhật thích thú khám phá những trò chơi dân gian, tay không nếm thử thức ăn là đặc sản Nam Bộ, thử ni để may áo dài... mới phần nào hiểu được vì sao họ thích đến Việt Nam. Trong chuyến du lịch đường sông về Mỹ Tho hôm 18/11, các thành viên người Nhật trong đoàn đều thừa nhận sức hấp dẫn của tour này chính là sự yên bình của làng quê Việt Nam, sự quyến rũ của những cô thôn nữ trong tà áo bà ba chèo thuyền chở khách.
Du khách Nhật đến Việt Nam để:(Nguồn: Công ty Nghiên cứu du lịch Nhật Bản)
+ Thưởng thức ẩm thực: 88%; mua sắm: 82%; tham quan công trình kiến trúc lịch sử: 59%; tham quan bảo tàng: 40%; khám phá thiên nhiên: 35%; massage: 31%; nghỉ ngơi ở các khu resort gần bãi biển: 23%.
+ Những điểm đến được du khách Nhật "ưu ái":TP Hồ Chí Minh: 72%; Hà Nội: 48%; Vịnh Hạ Long: 26%; Mỹ Tho: 26%; Huế 19%; Hội An: 17%; Nha Trang: 16%...
Khách du lịch nước ngoài nói chung và khách Nhật nói riêng đến Việt Nam dưới nhiều hình thức, hoặc thông qua công ty du lịch, hoặc tự đi bằng đường hàng không, đường bộ, đường biển. Phó Vụ trưởng Vụ Du lịch (Tổng Cục Du lịch) cho rằng, khách Nhật thích tự tổ chức đi du lịch thay vì thông qua các công ty; và đây là xu hướng của người Nhật nói chung cũng như giới trẻ Nhật nói riêng, nhất là khi Việt Nam bãi bỏ visa đối với khách nhập cảnh từ Nhật. Trước đây, du khách Nhật vào Việt Nam phải thông qua Công ty du lịch chủ yếu là để thuận tiện cho việc làm thủ tục xin visa.
Bên cạnh việc hiểu về phong cách sống của người Nhật Bản thì việc tìm hiểu thị trường khách du lịch Nhật Bản cũng rất quan trọng. Thị trường khách du lịch Nhật Bản rất đa dạng và phong phú. Chính vì vậy, việc nghiên cứu thị trường để có thể nắm vững được thị hiếu và nhu cầu của từng phân đoạn thị trường khách du lịch Nhật Bản sẽ nâng cao được chất lượng của dịch vụ du lịch:
+ Giới học sinh, sinh viên: thường đi theo đoàn và kinh phí do Nhà nước cấp, nhu cầu tương đối đơn giản, ưa thích đồ ăn fast food và các món ăn địa phương, thường quan tâm tìm hiểu văn hoá...
+ Giới nữ trẻ có độ tuổi trung bình từ 20-30: Đối tượng khách này rất sành điệu trong tiêu dùng nhưng cũng rất quan tâm đến tính kinh tế của dịch vụ, sở thích của họ là mua sắm, thời trang, đồ trang sức, sản phẩm lưu niệm của địa phương....
+Các gia đình: Họ thường quan tâm tới thực đơn riêng cho trẻ em, ưa thích các hoạt động nghỉ ngơi, thư giãn, vui chơi giải trí, thể thao...Đối tượng khách là gia đình thường thích ở phòng rộng, thích các khách sạn có bể bơi riêng và có dịch vụ trông trẻ.
+Người cao tuổi: thường đi du lịch nhờ vào quỹ lương sau khi về hưu. Đối tượng khách này có mức tiêu dùng tương đối cao, thích thư giãn nghỉ ngơi, rất hứng thú trong việc tìm hiểu về lịch sử, văn hoá và tự nhiên của điểm du lịch.
+Khách thương gia: đối tượng khách luôn thiếu thời gian và thường đi du lịch với mục đích kết hợp công việc, thời gian tham quan ít và thường đi du lịch với mục đích kết hợp công việc, thích chơi golf và hứng thú tìm hiểu cuộc sống về đêm tại điểm du lịch.
+Khách du lịch ba lô: mức tiêu dùng không cao, đi du lịch theo kiểu tổ chức và rất quan tâm đến yếu tố giá cả, song lại là những du khách có khả năng phát tán thông tin nhanh chóng và mạnh mẽ về điểm đến du lịch.
2. Những tiềm năng của du lịch Việt Nam với du khách Nhật Bản:
Ông Kiều Anh, Phó trưởng Chi nhánh hàng không Việt Nam tại Nhật Bản nói rằng: các hãng du lịch Nhật Bản kết hợp với hãng hàng không Viet Nam (Vietnam Airlines) mở một chiến dịch quảng cáo qui mô về các sự kiện văn hóa du lịch của Việt Nam với hy vọng tạo ra được sự bùng nổ khách Nhật Bản đi du lịch Việt Nam. Đó là Lễ hội hoa anh đào tại thủ đô Hà Nội (tháng 4/2009), Festival biển Nha Trang (tháng 6/2009), Festival hoa Đà Lạt (8/2009)…
Việt Nam cần cung cấp thông tin mới cho khách Nhật, quảng bá những điểm du lịch mới như Đà Lạt, suối nước nóng Bình Châu và thành phố biển miền trung Nha Trang cho khách du lịch Nhật Bản biết.
Việt Nam cũng cần cải tiến những sản phẩm trong ngành du lịch hiện đang có như tổ chức những chuyến đi thăm những làng đánh cá, tắm hơi, bảo vệ và chăm sóc da và đấm bóp, theo những người đại diện cho PATA đặc trách phần Nhật Bản nói trong chuyến viếng thăm Việt Nam từ hôm 18 đến 24 tháng Năm.
Họ nói thêm rằng những điểm thu hút du khách cũng nên được giới thiệu cho du khách Nhật Bản. Rất nhiều du khách Nhật Bản đã chưa bao giờ nghe về những điểm du lịch như thành phố núi đồi Đà Lạt, suối nước nóng Bình Châu và thành phố biển nằm ở miền Trung là Nha Trang
Trong bối cảnh kinh tế thế giới đang gặp nhiều khó khăn gây ảnh hưởng không nhỏ tới nhu cầu đi du lịch nước ngoài của người Nhật Bản song thách thức lại đi đôi với cơ hội. Đó là Việt Nam đã khai thác được thêm đối tượng khách du lịch cao tuổi. Đây là nguồn khách hấp dẫn vì họ vừa có thời gian lại vừa chi tiêu lớn. Cơ hội thứ hai là Việt Nam có thể mở rộng thêm được tour du lịch biển và tour du lịch tới các nước trên bán đảo Đông Dương như Xiêm Riệp của Campuchia và Viên Chăn, Luangphabang của Lào.
IV. THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC
1. Một số tập quán Người Hàn Quốc:
Khái niệm căn bản làm nền tảng cho lối nói tôn trọng nhau trong tiếng nói Hàn Quốc bắt nguồn từ đạo Khổng. Những chủ thiết của triết lý Trung Hoa cổ đại này hình thành nên các quan điểm :
Chào hỏi.
Khi chào hỏi nhau người ta thường lưu ý đến địa vị xã hội của nhau
Người này có thể có nhiều quyền lưc hơn người kia
Người này có thể lớn tuổi hơn người kia
- Địa vị xã hội cùa người này có thể thấp hơn nguời kia.
Một người được cho là lớn tuổi, có nhiều quyền lực, có địa vị xã hội sẽ được mọi người bày tỏ lòng kính trọng qua ngôn ngữ giao tiếp, nhưng không phải lúc nào họ cũng sử dụng cách nói trang trọng với moi người ở mức độ ngang nhau. Người bắt chuyện phải thì phải đoán biết địa vị xã hội,tuổi tác của người mình muốn nói để có thể giao tiếp với người đó cho đúng luật.
Như một tập quán, người Hàn Quốc rất đặt nặng lòng tự trọng của mình.Người Hàn cảm thấy hãnh diện nếu như lòng tự trọng của họ đươc đánh giá cao và không vui nếu ngược lai. Ví lý do này,khi giao tiếp với họ phải cẩn thận để tránh mất lòng họ, điều này cũng không có nghĩa là phải tâng bốc họ thì mời duy trì được mối quan hệ.
Khi một người Hàn Quốc giới thiệu người nào đó với người thứ ba, họ thường dẫn người đó tới người lới hơn, uy quyền hơn hoặc có chức vụ cao hơn. Câu hỏi đâu tiên người ta sẽ hỏi người được giới thiệu sẽ là những câu hỏi mang tính riêng tư, cá nhân và có thể bao gồm những câu hỏi về tuổi, hôn nhân gia đình. Với những người vừa biết được, ông ta sẽ không chỉ mối thiết lập quan hệ giữa hai nguời mà còn chọn ra cách xưng hô với người được giới thiệu. Việc giao tiếp này thường được thưc hiện ở mức trịnh trọng khi người Hàn Quốc gặp người nước ngoài đầu tiên. Điều đó chính là họ muốn nhanh chóng hỏi những câu hỏi tương tự như trên, mặc dầu các câu hỏi đó đòi hỏi câu trả lời riêng tư cá nhân. Người ngoại quốc cẩn thận biết rằng những câu hỏi như thế không có ý làm họ cảm thấy khó chịu mà là hình thức giao tiếp được chấp nhận. Tuy nhiên, người ta có thể tìm cách khôn khéo nào đó để tránh những câu hỏi này mà không trông thấy quá lãnh tránh. - Trong xưng hô:
Người ta gọi tên nhau bằng cách gọi chức vụ nghề nghiệp, quy luật áp dụng cho mọi người từ Tổng thống, giám đốc, quản đốc đến những thành viên mới. Các thành viên trong ban quản lý xưng hô với đồng nghiệp dưới quyền của mình bằng cách gọi họ của anh ấy, cô ấy kèm với chức danh công việc. Nhưng người ta phải xưng hô với các đồng nghiêp cấp trên bằng cách gọi họ kèm với chức danh công việc một cách tôn trọng. Ở công sở, du khách nước ngoài dễ dàng nhìn thấy sự phục tùng mệnh lệnh của nhân viên cấp dưới đối với cấp trên của họ. Vì vậy, không hiếm khi các nhân viên cấp trên đòi hỏi nhân viên cấp dưới thưc hiện các công việc linh tinh kể cả chuẩn bị các vật liệu văn phòng phẩm cho họ. Một điều đáng chú ý nữa là vai trò của nữ nhân viên trong công sở thường bị coi là thấp kém hơn nam nhân viên, mặc dù vậy chức vụ của họ cao thì có thể hạn chế lối suy nghĩ này
Hẹn hò
- Du khách nước ngoài cho rằng phong tục hẹn hò của người phương tây khó có thể áp dụng cho người Hàn Quốc. Lý do chủ yếu mà người Hàn Quốc dành chỉ một ít thời gian để sắp xếp một cuộc hẹn là mong muốn không phải xin lỗi ai vì đã lỡ hẹn, bởi vì công việc quan trọng hơn có thể xảy ra sau một cái hẹn nào đó. Điều đó có nghĩa là người Hàn Quốc luôn giữ thể diện của mình. Ví dụ một nhân viên cấp dưới có thể lâm vào tình trạng phải phục tùng lời đề nghị của nhân viên cấp cao, anh ta phải làm việc với nhân viên trên quyền anh ta dù lời dề nghị đó có ảnh hưởng đến thời gian cuộc hẹn của anh ta và người yêu. Vì vậy người Hàn Quốc cảm thấy rất dễ chịu để đối phó với những cuôc hẹn tự họ sắp xếp
Mua sắm
- Sự mặc cả giá là hiện tượng phổ biến ở hầu hết đối với người Hàn Quốc. Mặc dù thật khó dể tìm thấy sư hợp lí của thói quen này, theo tập quán, đa số chủ tiệm Hàn Quốc làm cho khách cảm thấy vừa lòng bằng cách chiết khấu mặt hàng mà họ mua. Tuy nhiên đừng quá cảm thấy hài lòng vì đa số doanh nhân đã tăng giá hàng lên trong vùng biên tế rồi. Người mua hàng có thể thanh toán giá đúng cho món hàng sau khi nó đã được chiếc khấu. Cũng có thể là họ đã trả hơn giá gốc, vì giá tăng lên cao hơn so vơi giá chiếc khấu
- Người Hàn quốc không thích sử dụng chi phiếu như người Mỹ và người Châu âu. Họ luôn dùng tiền mặt trong công việc hàng ngày. Khi người Hàn quốc cần mang theo 1 số tiền mặt lớn để phục vụ cho công việc hay làm ăn và công việc lớn họ thì họ thanh toán bằng thẻ tín dụng
- Việc boa tiền ko cần thiết hầu hết trong các nhà hàng Hàn Quốc trừ khi thực khách có những nhu cầu phục vụ khác.
Văn hóa tặng quà.
Khi tặng quà cho người Hàn. Họ không mở món quà này hay bình luận về nó trước mặt khách. Lý do của thái độ này là nhiều người Hàn Quốc không thích có vẻ con nít khi để lộ món quà cho nguời khác xem. Theo họ chỉ có trẻ con mới nhận quà từ ngưòi tặng, mở nó và dùng nó ngay tức khắc.
Truyền thống khổng giáo luyện cho người Hàn Quốc có vẻ dè dặt, tôn trọng, bình tĩnh ngay cả nếu cài gì hấp dẫn họ, một lý do khác là quan niệm giữ thể diện. Lúc mà gói quà được mở người nhận có thể vô tình bộc lộ sự thất vọng của mình.
2. Đặc điểm du khách Hàn Quốc
- Du khách Hàn Quốc thường đi thành nhóm, ít khi đi riêng lẻ hay theo từng đôi.
- Thích dạo chơi, khám phá các phong cảnh mới, thích ẩm thực ngon
- Ít chi tiêu cho việc mua sắm
- Phần lớn người Hàn Quốc tìm hiểu thông tin du lịch qua Internet
3. Hạn chế của Việt Nam trong thu hút du khách Hàn Quốc:
Yếu điểm của ngành du lịch Việt Nam trong xúc tiến thị trường Hàn Quốc vẫn là lực lượng hướng dẫn viên biết tiếng Hàn. Hiện tại, mới chỉ có vài mươi (50-số liệu năm 2007)hướng dẫn viên của ta biết tiếng Hàn, trong khi để đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch Hàn Quốc thì cần phải có tới 800 - 1.000 hướng dẫn viên biết ngoại ngữ này.
Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cho hay, hiện nay các doanh nghiệp ngành du lịch Việt Nam chưa trực tiếp tổ chức được việc đưa khách Hàn sang Việt Nam, công tác này hoàn toàn do phía Hàn tự tổ chức lấy, doanh nghiệp Việt Nam chỉ là bộ phận nối dài của họ từ hai năm nay.
Bà Lee Hayoung - đại diện Bộ Văn hóa và Du lịch Hàn Quốc, nhận xét: “Hình ảnh của du lịch VN là điều gì đó chỉ có thể trải nghiệm được khi du khách đến đây”. Bà còn cho biết thêm phần lớn người Hàn Quốc tìm hiểu thông tin du lịch qua Internet nhưng Việt Nam vẫn chưa có một trang web quảng bá du lịch nào ở VN giới thiệu bằng tiếng Hàn, trong khi các nước trong ASEAN đều đã sử dụng. Ngay cả Hãng Hàng không quốc gia Hàn Quốc, muốn giới thiệu chuyến bay đến VN, họ phải “tự chọn” hình ảnh Vịnh Hạ Long của VN để quảng bá.
V. THÒ TRÖÔØNG MYÕ
Những đặc điểm của khu khách Mỹ
Du lòch voán laø sôû thích cuûa ñaïi ña soá ngöôøi daân myõ.ngöôøi Myõ duø ôû baát kì ñoä tuoåi naøo hoä cuõng thích ñi du lòch.Hoï coù möùc soáng vaø thu nhaäp khaù cao.Moãi naêm ngöôøi daân myõ daønh moät khoaûn chi tieâu khaù cao cho vieäc ñi du lòch.
Khi ñi du lòch ngöôøi myõ raát thích hình thaùi du lòch maïo hieåm,thích ñi tham quan nhieàu nôitrong cuøng moät tour,tuyeán…vì theá hoï raát chuù troïng ñeán vaán ñeà an toaøn.quan nieäm cuûa ngöôøi myõ khi ñi du lòch laø choïn nhöõng dòch vuï nguû,nghæ raát sang troïng,caùc resort cao caáp mang ñaúng caáp quoác teá,coù nhieàu ngöôøi canh gaùc ñeå ñaûm baûo an toaøn tín maïng cho hoï.
Ngoaøi ra du khaùch myõ raát thích du lòch baèng taøu bieån.Hoï ñi theo nhoùm khoaûng 5-6 ngöôøi,ña soá hoï laø nhöõng ngöôøi khaù giaû coù möùc thu nhaäp cao,hoï raát thích theå loaïi du lòch bieån vaø caùc moân theå thao bieån,ngöôøi Myõ öa thích theå thao taïi ñieåm du lòch nhö:tennis,bôi loäi,thích tham quan caùc hoäi heø,thích coù nhieàu dòch vuï vui chôi giaûi trí,thích khaùm phaù caùc moùn aên ñòa phöông…khaùch Myõ thöôøng giaøu coù,hoï thöôøng ôû caùc khaùch saïn loaïi sang,chi tieâu raát phung phí.
Beân caïnh hoï cuõng thích tham quan chieán tích chieán tranh,nhöõng hoaøi nieäm veà chieán tröôøng xöa coøn ñoïng laïi bao caõm xuùc vaø gôïi trí toø moø,khaùm phaù cuûa nhöõng du khaùch treû ngöôøi myõ.
Việt Nam làm gì để đáp ứng du khách Mỹ.
Nhöõng naêm vöøa qua,löôïng du khaùch myõ ñeán tham quan taïi Vieät Nam ngaøy caøng taêng ñaùng keå.nhöõng lí do ñeå khaùch du lòch myõ noùi rieâng vaø khaùch quoác teá noùi chung ñeán vieät nam laø ñöôøng tôùi vieät nam raát thuaän lôïi,vieät nam laø ñieåm ñeán an toaøn nhaát,giaù caû chi tieâu reû,saûn phaåm du lòch phong phuù.söï haáp daãn cuûa du lòch vieät nam döôùi caùi nhìn cuûa du khaùch myõ ñoù laø vaãn giöõ ñöôïc nhöõng neùt ñaëc saéc rieâng cuûa moät nöôùc noâng nghieäp chaâu AÙ ñang treân ñöôøng ñoåi môùi vaø hoäi nhaäp.Ngöôøi daân vieät nam luoân vui veû,thaân thieän vaø meán khaùch,gaùc ñi nhöõng chuîeân ñau thöông chieán tranh trong quaù khöù,höôùng tôùi töông lai.
Nhieàu khaùch saïn,nhaø haøng sang troïng,caùc resort cao caáp ñöôïc caùc doanh nghieäp vieät nam thieát keá vôùi nhöõng dòch vuï toát nhaát,chaát löôïng cao hoaøn toaøn ñaùp öùng nhu caàu cuûa du khaùch myõ.
Saûn phaåm du lòch Vieät Nam raát ña daïng phong phuù ñaùp öùng phaàn lôùn nhu caàu cuûa du khaùch myõ.Hoï thích nhaát loaïi hình du lòch lòch söû.ñaây laø loaïi hình maø coù leõ khoâng nôi naøo treân theá giôùi coù ñöôïc.Nhöõng ñòa danh noåi tieáng cuûa vuøng phi quaân söï DMZ nhö:caàu Hieàn Löông,khe Sanh,ñöôøng 9 Nam Laøo,ñöôøng tröôøng sôn,ñòa ñaïo cuû chi….laø nhöõng ñòa ñieåm haáp daãn ngöôøi myõ_nhaát laø nhöõng cöïu chieán binh ñeán ñeå hoaøi nieäm veà quaù khöù.
Beân caïnh caùc “tour” thaêm laïi chieán tröôøng xöa,vieät nam coøn coù nhöõng baõi bieån nhö:nha trang,vuõng taøu,haûi ñaûo ñeïp ñaùp öùng ñöôïc nhu caàu du lòch bieån cuûa du khaùch myõ.ngöôøi myõ cuõng raát thích söu tam nhöõng maët haøng löu nieäm mang “daáu aán” chieán tranh nhö:noùn tai beøo,queït löûa Jippo,huy hieäu…nhöõng thöù du khaùch myõ thích,gaàn nhö vieät nam ñeàu coù,vaán ñeà laø laøm sao ñeå hoï bieát ñeán.ñieàu naøy coøn phuï thuoäc vaøo söï naêng ñoäng vaø nhöõng yù töôûng cuûa ngaønh du lòch vieät nam.
Tuy nhieân qua ñaùnh giaù cuûa caùc doanh nghieäp kinh doanh löõ haønh coâng taùc quaûng baù tieáp thò saûn phaåm du lòch vieät nam coøn nhieàu haïn cheá,nhieàu ngöôøi Myõ vaãn chöa coù thoâng tin gì veà du lòch vieät nam.vì vaäy caùc doanh nghieäp vieät nam caàn phaûi thieát laäp maïng löôùi lieân keát giöõa caùc doanh nghieäp vôùi nhau,giöõa nghaønh haøng khoâng,khaùch saïn vaø taát nhieân caàn xaùc ñònh cho mình moät chieán löôïc,keá hoaïch tieáp thò daøi haïn trong nöôùc vaø caû trieån laõm quoác teá.
Vieät nam caàn laøm toát hôn nöûa coâng taùc quaûng baù thì seõ thu huùt ñöôïc nhieàu du khaùch.Muoán thu huùt ñöôïc khaùch myõ,ngay töø baây giôø ngaønh du lòch vieät nam phaûi coù ngay chieán löôïc nhö:quaûng baù hình aûnh ñaëc tröng cuûa daân toäc vieät nam,phaûi coù chieán löôïc saûn phaåm ñeå tieáp caän vôùi khaùch haøng.vieäc nghieân cöùu tam lí ,nhu caáu,sôû thích cuûa du khaùch myõ cuõng caàn ñöôïc quan taâm ñuùng möùc.
VI. THỊ TRƯỜNG NGA
Mặc dù Nga chưa nằm trong tốp 10 nước có lượng khách đến Việt Nam nhiều nhất, nhưng vài năm gần đây, các doanh nghiệp lữ hành cũng như khách sạn, khu nghỉ ven biển đang xem đây là lượng khách tiềm năng trong tương lai.Với nền kinh tế phát triển thì ngày càng có nhiều người Nga đi du lịch nước ngoài dài ngày và thường chi tiêu nhiều khi đi du lịch
Đặc điểm, nhu cầu của du khách Nga:
Người Nga rất hiếu kỳ với cái mới và họ thường thích kết hợp chuyến nghỉ ngơi ở vùng biển và tham quan các danh lam thắng cảnh, nét văn hóa độc đáo của nước sở tại. Đất nước Việt Nam không quá rộng nên khách có thể vừa nghỉ ngơi vừa tham quan các danh lam thắng cảnh từ miền Bắc đến miền Nam. Ngoài ra, gần đây khách có thể kết hợp đến Việt Nam, sang Lào rồi đến Campuchia.
Du khách Nga thích du lịch vừa nghỉ ngơi vừa tham quan các danh lam thắng cảnh.
Độ tuổi khách Nga đi du lịch là từ 25 - 45 tuổi, đã có gia đình. Họ thường đi cùng vợ (hoặc chồng) và con. Hiện tại, có khoảng trên 80% là vợ chồng cùng đi, 20% còn lại là bố mẹ đi cùng với con cái. Vì thế, thông thường ngoài những kỳ nghỉ vào mùa đông, khách Nga cũng chọn chuyến du lịch vào mùa hè để đi cùng con cái.
Vì là khách có thu nhập cao nên khách Nga luôn muốn có dịch vụ trọn gói cho chuyến du lịch của mình.Nhưng khách Nga cũng rất quan tâm đến giá cả dịch vụ.
Những vấn đề nhằm đáp ứng du khách Nga của Việt Nam:
Việc đưa khách Nga đến Việt Nam đang gặp khó khăn nên cần phải mở rộng mạng lưới hàng không giữa hai nước mới mong phát triển thị trường mới đầy tiềm năng này.
Rất ít người Nga biết về du lịch Việt Nam nên cần quảng bá những thông tin chi tiết về du lịch với họ. Trong vấn đề này, ngoài những chương trình quảng bá trên các phương tiện truyền thông đại chúng, sự kiện... thì tiếp thị bằng Internet cũng là phương án khả thi. "Có đến 70% người Nga ở các thành phố lớn dùng internet tại nhà và cơ quan mà những địa phương.
Bên cạnh việc cơ cấu lại thị trường khách, ngành du lịch Việt Nam cũng phải có các sản phẩm du lịch chất lượng cao hơn, đa dạng hơn để khuyến khích khách chi trả tăng hơn.
Cần nâng cấp chất lượng phục vụ du lịch để thu hút nhiều du khách có thu nhập cao
VI. THỊ TRƯỜNG BẮC ÂU
Đặc điểm, nhu cầu của du khách Bắc Âu:
Bắc Âu là vùng đất băng giá, khí hậu lạnh nhất ở châu Âu vì vậy hiện tượng trú đông đối với công dân của các nước ở khu vực này trở thành mùa du lịch. Vào mùa đông lạnh giá, khách du lịch ở những quốc gia này thường "di trú" đến những vùng đất ấm áp và thường lựa chọn những vùng nhiệt đới, nơi có nắng, gió và bãi biển ấm áp quanh năm. Việt Nam được xem là nơi thích hợp của du khách Bắc Âu.
Thị trường Bắc Âu rất tiềm năng đối với ngành du lịch của Việt Nam bên cạnh thị trường chung châu Âu bởi sở thích du lịch của họ phù hợp với điều kiện thiên nhiên của Việt Nam
Khách Bắc Âu thường lựa chọn tour du lịch dài ngày ở vùng đất nào đó và chi tiêu cũng khá nhiều cho những chuyến du lịch trú đông
Những vấn đề nhằm đáp ứng du khách Bắc Âu của Việt Nam:
Tuy Bắc Âu là thị trường du khách có nhiều tiềm năng nhưng Việt Nam vẫn chưa thu hút được nhiều du khách ở khu vực này do khách Bắc Âu chưa biết nhiều đến Việt Nam. Do đó, Việt Nam cần phải quảng bá hình ảnh để xúc tiến du lịch của đất nước.
Bên cạnh đó, cần cải tiến sản phẩm du lịch ngày càng tốt hơn. Nâng cấp hệ thống nhập cảnh dễ dàng và tiện lợi hơn…
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHUNG CHO NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM:
Tiếp tục quảng bá du lịch qua nhiều kênh thông tin, chương trình và hoạt động ấn tượng có tầm cỡ. Ngoài những vấn đề bên ngoài, chúng ta cần tiếp tục hoàn thiện và phát triển cơ sở hạ tầng chuyên biệt phục vụ du lịch, luôn đảm bảo đủ phòng khách sạn trong những mùa cao điểm, bảo tồn các điểm đến tham quan của du khách, chú trọng đào tạo có chiều sâu các hướng dẫn viên du lịch, đặc biệt là tiếng hiếm.
Để ngành du lịch vượt qua giai đoạn lạm phát kinh tế toàn cầu như hiện nay, ngành du lịch cũng nên đưa ra những giải pháp thực tế giúp đỡ các doanh nghiệp, công ty du lịch, lữ hành. Xét theo từng thời điểm của thị trường để đưa ra những chính sách giá hợp lý, xúc tiến quảng bá điểm theo từng vùng, miền kết hợp với địa phương sở tại nhằm gắn kết và tạo nên sự phối hợp liên ngành vững chắc.
Cơ hội trong khó khăn - điều này đã đúng kể cả trong trường hợp này. Bên cạnh những yếu tố bất lợi, một số nguyên nhân khách quan có thể sẽ là lợi thế cho Việt Nam. Hiện nay, sức hấp dẫn của du lịch Thái Lan đang bị giảm sút vì tình hình chính trị và giá cả những resort nghỉ dưỡng miền biển tăng cao. Ngoài ra, Việt Nam đang có sức hấp dẫn với du khách các nước trong khu vực.
Du khách từ Singapore, Malaysia, Philippines, Thái Lan… đến Việt Nam tăng. Nếu quảng bá tốt và nắm bắt được thị hiếu, nhu cầu của các đối tượng khách này, ngành du lịch Việt Nam sẽ bù được phần nào doanh thu giảm sút từ nguồn khách Anh, Mỹ, Nhật... đang tiếp tục giảm.
Chúng ta đều có quyền hy vọng vào những điều tốt đẹp như lời của ông Richard Brouwer, Giám đốc điều hành Công ty Diethlem Travel Group của Thụy Sỹ trên Báo Du lịch TTG Asia dự đoán từ tháng 10 đến tháng 12, tình hình du lịch của Việt Nam cũng như các quốc gia Đông Nam á sẽ khả quan hơn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số giải pháp chung cho ngành du lịch việt nam.doc