Đề tài Một số giải pháp marketing – Mix nhằm thu hút khách du lịch ở Ninh Bình

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU Chương I: KHÁI QUÁT VÀI NÉT VỀ DU LỊCH CUỐI TUẦN VÀ CÁC YẾU TỐ MARKETING - MIX 1.1 Khái quát về tài nguyên du lịch 6 1.1.1 Khái niệm 6 1.1.2 Phân tích tài nguyên du lịch 6 1.2 Du lịch cuối tuần 7 1.2.1 Khái niệm 7 1.2.2 Phân loại 7 1.2.3 Vai trò, ý nghĩa của du lịch cuối tuần 7 1.2.4 Đặc điểm của du lịch cuối tuần 8 1.2.5 Các nhân tố làm nảy sinh nhu cầu du lịch cuối tuần 8 1.2.6 Các loại hình hoạt động 9 1.3 Các yếu tố Marketing - Mix nhằm thu hút khách du lịch 10 1.3.1 Khái niệm 10 1.3.2 Các yếu tố Marketing - Mix nhằm thu hút khách 11 Chương II: TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CUỐI TUẦN THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH MARKETING - MIX NHẰM THU HÚT KHÁCH 2.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch 16 2.1.1 Vị trí địa lý 16 2.1.2 Đặc điểm và địa hình 16 2.1.3 Một số điểm và khu vực tài nguyên tiêu biểu 17 2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn 19 2.2.1 Các di tich lịch sử, văn hóa 19 2.2.2 Các lễ hội truyền thống 20 2.3 Thực trạng về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và các nguồn lực khách 23 2.3.1 Cơ sở vật chất kỹ thuật 23 2.3.2 Cơ sở hạ tầng 25 2.3.3 Các nguồn lực về lao động trong du lịch 28 2.4 Thực trạng, chính sách Marketing - Mix nhằm thu hút khách đến du lịch cuối tuần ở Ninh Bình 30 2.4.1 Thực trạng khai thác phát triển trong vùng du lịch cuối tuần ở Ninh Bình 30 Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING - MIX NHẰM THU HÚT KHÁCH Ở NINH BÌNH 3.1 Quan điểm phát triển 42 3.2 Định hướng phát triển 42 3.3 Định hướng tổ chức không gian du lịch 43 3.4 Những đề xuất để nâng cao chính sách thu hút khách du lịch 44 3.5. Một số giải pháp Marketing - mix nhằm thu hút khách 49 PHẦN KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO

doc58 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5275 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp marketing – Mix nhằm thu hút khách du lịch ở Ninh Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g trong du lịch. Đội ngũ cán bộ quản lý du lịch và lao động làm dịch vụ du lịch còn vừa yếu về năng lực chuyên môn vừa yếu về ngoại ngữ, vừa thiếu tính chuyên nghiệp và thái độ làm việc để thực thi các công việc theo chức danh đảm nhiệm. - Theo thống kê của ngành, tính đến năm 2007, số lao động trực tiếp trong ngành du lịch là 960 người tăng 2,3 lần so với năm 2002. Số lượng lao động trong ngành có trình độ chuyên môn về du lịch: đại học, cao đẳng 196 người chiếm 20,4%, trung cấp và nghề 410 người chiếm 42,7%. Đào tạo trong các lĩnh vực khác (chưa qua đào tạo về du lịch) là 219 người chiếm 22,8%. Số lao động có khả năng sử dụng một trong 3 ngoại ngữ phổ biến (Anh – Pháp – Trung) là 315 người chiếm 33%. Riêng đối với lao động thực hiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch, ngành đã thực hiện tốt chủ trương thu hút nhân tài về làm việc: Tuyển thẳng 01 sinh viên tốt nghiệp loại giỏi chuyên ngành du lịch, tiếp nhận hơn 10 lao động có trình độ cử nhân về du lịch về công tác tại các phòng ban, đơn vị thuộc Sở. Đưa đội ngũ nhân lực thực hiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch (biên chế của Sở Du lịch trước khi sát nhập thành Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) có trình độ đại học và trên đại học chiếm 39%, trình độ cao đẳng trung cấp 29%. Bảng 3. Thực trạng lao động du lịch Ninh Bình giai đoạn 2003- 2007 Đơn vị: người STT Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 1 Lao động trực tiếp làm du lịch 470 621 650 916 960  2 - Trình độ đại học, cao đẳng 50 70 85 183 196  3 -Trìnhđộ trung cấp và sơ cấp nghề 195 158 190 322 410  4 - Trình độ đào tạo khác 195 215 255 220 219  5 -Có khả năng giao tiếp 1 trong 3 ngoại ngữ Anh, Pháp, Trung 147 180 286 290 315 6 Số lao động gián tiếp làm du lịch 5620 5700 5750 5900 6150 Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao – Du Lịch Ninh Bình 2.4. Thực trạng, chính sách Marketing- Mix nhằm thu hút khách đến du lịch cuối tuần ở Hoa Lư – Ninh Bình: 2.4.1. Thực trạng khai thác phát triển trong vùng du lịch cuối tuần Ninh Bình * Thực Trạng đầu tư một số khu du lịch của tỉnh: * Khu du lịch suối nước nóng Kênh Gà - động Vân Trình, Vân Long, chùa Địch Lộng sự phát triển nổi trội của khu vực này với “hiện tượng” Vân Long trong những năm qua là yếu tố đặc biệt của du lịch Ninh Bình hiện nay. Với những nỗ lực của người dân địa phương, các nhà khoa học, các nhà quản lí, các giá trị tự nhiên, văn hóa của khu vực đã được “phát lộ” và nghiên cứu, đồng thời việc phát triển du lịch của khu vực đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, lượng khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế, đã gần tương đương với khu du lịch Tam Cốc – Bích Động – Tràng An – cố đô Hoa Lư cho đến thời điểm hiện nay. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu du lịch sinh thái Vân Long: Dự án đá đầu tư xong đường, cầu cống từ đường 477A qua 2 xã Gia Vân và Gia Lập, san nền xong 2 bến xe, nạo vét xong 2 tuyến đường thủy trong khu du lịch sinh thái Vân Long. Một số vấn đề cần quan tâm đối với phát triển du lịch khu vực Vân Long là việc đầu tư của một số cơ sở công nghiệp, đặc biệt là hoạt động của nhà máy xi măng nằm gần khu du lịch. Do đó đã xuất hiện một số dao động trong ý chí quyết tâm của các nhà đầu tư du lịch. Việc phối hợp với Hà Nam trong công tác bảo tồn và phát triển du lịch cần được quan tâm. Bảng 4. Tổng hợp những dự án đầu tư vào khu du lịch Vân Long                                                                                 Đơn vị: triệu đồng STT Tên dự án Chủ đầu tư Vốn đầu tư Thời gian 1 Khu du lịch nước nóng Kênh Gà CTCP Việt -Thái 180.000 2004-2012 2 XD cơ sở dịch vụ du lịch CTNHH Thảo Sơn 22.250 2005-2006 3 XD khu du lịch dịch vụ thể thao văn hóa DNTN Duy Quang 16.767 2006-2009 4 XD nhà hàng, khách sạn và khu giải trí DNTN Song Hào 10.913 2007-2008 5 XD khu nghỉ dưỡng ANA MANDARA Nb Resort CTCP Tân Phú 255.000 2008-2010 Tổng vốn đầu tư tư nhân 484.930 1 Trùng tu di tích đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng UBND Tỉnh 19.323 2007-2008 2 Tu bổ di tích động Hoa Lư UBND Tỉnh 12.000 2008-2009 3 Bảo tồn, tôn tạo Khu Di tích lịch sử văn hóa đền Thung Lá UBND Tỉnh 11.966 2006-2009 Tổng vốn đầu tư Ngân sách 43.289 Tổng vốn đầu tư vào Khu 528.219 Nguồn: Phòng Thẩm định, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Bình + Các sản phẩm du lịch tiêu biểu: - Tham quan, nghiên cứu cảnh quan núi, hệ sinh thái ngập nước. - Tham quan di tích lịch sử - văn hóa. - Nghỉ dưỡng, chữa bệnh.    - Ngoài những dự án đầu tư trong nước như được trình bày ở bảng tổng hợp dưới đây, khu du lịch suối nước nóng Kênh Gà và bảo tồn đất ngập nước Vân Long còn có dự án FDI. Đó là dự án khu du lịch sinh thái Đông Phương Sư ( 100% vốn của Đài Loan), tổng vốn đầu tư là 32 triệu USD ( tại Vân Long, Gia Viễn) - Đối với khu vực Đầm Cút, Kênh Gà, việc thu hút đầu tư du lịch còn nhiều khó khăn. Khu du lịch nước khoáng nóng hiện nay đang được đầu tư xây dựng, tuy nhiên còn nhiều khó khăn do khả năng tài chính hạn chế. Một số nhà đầu tư nước ngoài đã bày tỏ ý định đầu tư xây dựng những khu du lịch lớn nhưng việc triển khai cụ thể chưa được rõ ràng. Nếu hoạt động du lịch được khai thác bền vững, kết hợp với những giá trị tự nhiên cao của khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long, thì khi đó việc lập hồ sơ đề nghị công nhận di sản thế giới cho Vân Long sẽ rất thuận lợi. * Khu du lịch trung tâm thành phố Ninh Bình với Dục Thuý Sơn, Ngọc Mỹ Nhân và hồ Kỳ Lân: - Đây là khu du lịch trung tâm đóng vai trò điều phối hoạt động chung của du lịch Ninh Bình trên cơ sở sử dụng hạ tầng và cơ sở vật chất du lịch vốn tương đối phát triển của đô thị. Tại khu du lịch này, du khách còn có thể tham quan các điểm danh thắng nổi tiếng như: núi Dục Thúy, sông Vân Sàng, núi Ngọc Mỹ Nhân, núi Kì Lân. Với định hướng phát triển thành phố thành đô thị loại ba, việc xây dựng các khu du lịch này, kết hợp với các sản phẩm du lịch khác ở khu vực phụ cận theo qui hoạch, trong đó xác định vị trí trọng tâm của du lịch thì trong tương lai này có thể trở thành đô thị du lịch khi hội tụ đầy đủ các yếu tố cần thiết được qui định theo Luật Du lịch. Để đạt được những mục tiêu trên, thành phố cần có qui hoạch chung phát triển đô thị bền vững, với du lịch là trọng tâm phát triển làm cơ sở cho việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vât chất, các điểm tham quan, vui chơi giải trí phù hợp, đặc biệt là hệ thống khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 3 – 4 sao trở lên. + Các sản phẩm du lịch chủ yếu gồm: - Tham quan các di tích lịch sử văn hóa - Hội nghị, hội thảo - Vui chơi giải trí  Bảng 5. Tổng hợp dự án đầu tư vào khu du lịch trung tâm thành phố Ninh Bình                                                                              Đơn vị : triệu đồng Tên dự án Chủ đầu tư Vốn đầu tư Thời gian XD công trình NB Complex building CT ĐTPTTM Hoàng Phát 199.053 2005-2008 XD nhà nghỉ, dịch vụ du lịch CTTNHH Thiên Trường An 6.450 2006-2007 XD Khách sạn, khu công viên cây xanh Hồ Biển Bạch DNTN Minh Đức 15.490 2006-2007 XD Khách sạn tiêu chuẩn 3 sao DNTN Hoàng Sơn 27.987 2007-2009 XD dịch vụ du lịch sinh thái và nuôi trồng thủy sản CTTNHH Thái Thịnh 14.578 2007-2008 XD nhà hàng khách sạn và dịch vụ du lịch DNTN Chính Tâm 13.947 2007-2008 XD khu liên hợp khách sạn nhà hàng CTCP Long Thúy Đằng 12.500 2007-2009 XD Trung tâm vui chơi giải trí và ẩm thực Minh Phố CTTNHH Minh Phố 79.999 2008-2010 XD Khách sạn 5 sao Quang Dũng DNTN Quang Dũng 553.092 XD Khu nuôi trồng thủy sản kết hợp nhà nghỉ CTTNHH Xuân Đạt 50.064 2007-2009 Tổng vốn đầu tư vào Khu 973.160 Nguồn: Phòng Thẩm định, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ninh Bình - Khu du lịch trung tâm thành phố Ninh Bình có nhiều lợi thế hơn so với các khu du lịch khác trong tỉnh. Tuyến du lịch nội thành đã được qui hoạch đầu tư xây dựng đường xá, phố phường từ rất lâu, chính vì thế khu đã có một cơ sở hạ tầng ổn định, sẽ tiết kiệm được lượng vốn đầu tư rất lớn từ phía ngân sách tỉnh và Nhà nước. Lượng vốn đầu tư xây dựng ở đây trong giai đoạn này chủ yếu thuộc thành phần tư nhân và sản phẩm của những dự án này là khách sạn cao cấp, nhà hàng và nhà nghỉ và các khu vui chơi. * Khu du lịch Tam Cốc - Bích Ðộng, Tràng An, núi chùa Bái Đính và Cố đô Hoa Lư - Trong tổng thể 7 khu du lịch trọng điểm trên, động lực chính để du lịch Ninh Bình phát triển chính là khu du lịch Tam Cốc – Bích Động – Tràng An – Hoa Lư. Với đặc điểm tài nguyên nổi trội về văn hóa và cảnh quan, hiện khu du lịch này đang thu hút được một lượng lớn khách du lịch đến Ninh Bình. Một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sức hấp dẫn khu du lịch chính là “ Thương hiệu du lịch” của khu du lịch này đã được khẳng định. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam được thủ tướng chính phủ phê duyệt đã xác định Tam Cốc – Bích Động là một trong 17 khu du lịch chuyên đề quốc gia đầu tiên ở Việt Nam . Việc phát hiện ra các giá trị di tích lịch sử văn hóa và hệ thống các hang động (đến nay bao gồm 21 hang) tại Tràng An đã nâng vị trí và sức hấp dẫn của khu du lịch này và càng khẳng định ảnh hưởng có tính quốc gia của khu. - Nhận thấy được ý nghĩa của khu Tam Cốc – Bích Động – Tràng An – cố đô Hoa Lư trông quá trình phát triển du lịch Việt Nam, đặc biệt gắn với sự kiện 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, thời gian gần đây Chính phủ đã có sự quan tâm hỗ trợ đầu tư nâng cấp và phát triển hạ tầng du lịch ở khu vực này, đặc biệt là khu Tràng An. Dự án xây dựng CSHT khu du lịch Tam Cốc – Bích Động: Các hạng  mục đã được đưa vào phục vụ khách du lịch như: đường, cầu, cống từ cầu Ba Vuông vào bến thuyền Đình Các. Xây dựng xong bến xe Đồng Gừng, sân Đình Các, bến thuyền cây Đa và nạo vét xong tuyến giao thông đường thủy từ Đình Các đi Tam Cốc – Suối Tiên. Đang tiếp tục thi công đường vào Bích Động, điện Thái Vi. - Dự án đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái Tràng An và chùa Bái Đính: Hiện đang hoàn thiện tuyến đường trục chính từ Thành phố Ninh Bình đi chùa Bái Đính, các hạng mục còn lại cơ bản hoàn thành như: san lấp mặt bằng khu trung tâm, nạo vét các thung hang chính, hệ thống đường bộ, đường thủy của 9 tuyến du lịch trong hang động, khu vực núi chùa Bái Đính đã hoàn thành giai đoạn 1 và phục vụ thành công Chương trình Đại Lễ Phật Đản – Liên Hiệp quốc, năm 2008. Đây là tuyến đường có cảnh quan hấp dẫn, góp phần nâng cao rõ rệt vụ trí và thay đổi hình ảnh của du lịch Ninh Bình Bảng 6. Tổng hợp vốn các dự án đầu tư vào khu tính đến hết năm 2008  Đơn vị: triệu đồng Tên dự án Chủ đầu tư Vốn đầu tư Thời gian 1.XD Khu du lịch Hồ trung tâm Tam Cốc- Bích Động CTCP Du lịch Ninh Bình 2.946 2004-2005 2.XD Nhà nghỉ, dịch vụ, ăn uống khu Tam Cốc, Bích Động CTTNHH Long Hải 3.760 2004-2005 3.XD điểm du lịch dịch vụ sinh thái Hoàng Long CTTNHH Hoàng Long 38.581 2006-2010 4.XD Khu bảo tồn và trưng bày cổ vật Cố Viên Lầu DNTN Minh Thoa 10.153 2007 5.XD điểm du lịch Thung Nắng- Yên Sơn CTTNHH Bích Động 40.157 2007-2009 6.XD tổ hợp khách sạn 5 sao Tam Cốc- Bích Động 544.000 I.Tổng vốn đầu tư của dự án tư nhân 639.597 1.XDCSHT Khu du lịch sinh thái Tràng An UBND Tỉnh 2.572.243 2004-2008 2.XDCSHT Khu du lịch tâm linh núi chùa Bái Đính UBND Tỉnh 814.815 3.CSHT Khu dịch vụ Khu du lịch sinh thái Tràng An UBND Tỉnh 61.014 4.CSHT Khu công viên văn hóa Khu Tràng An UBND Tỉnh 100.000 5.CSHT Khu Tam Cốc Bích Động UBND Tỉnh 199.950 2001-2003 6.CSHT Tuyến du lịch sinh thái Thung Nắng- Hải Nham UBND Tỉnh 70.133 2005-2008 7.XD Cổng phía Bắc, Đông, Nam vào Cố đô UBND Tỉnh 24.581 2006-2008 8.Hệ thống tường bao, hào nước Khu Cố đô UBND Tỉnh 137.521 2006-2009 9.Tu bổ, tôn tạo Khu di tích Cố đô Hoa Lư UBND Tỉnh 40.000 II.Tổng vốn đầu tư ngân sách 4.020.257 III.Tổng vốn đầu tư vào Khu 4.659.854 Nguồn: Phòng Thẩm định, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ninh Bình - Tài nguyên của khu du lịch tương đối đa dạng và đặc sắc cả về tự nhiên và nhân văn. Các nguồn lực du lịch thế mạnh của khu vực này là: quần thể di tích lịch sử văn hóa cố đô Hoa Lư, núi chùa Bái Đính, các giá trị cảnh quan, sinh thái, địa chất, hang động khu vực Tam Cốc – Bích Động – Tràng An. + Các sản phẩm du lịch quan trọng của khu: - Văn hóa, lễ hội, tín ngưỡng - Tham quan, nghiên cứu lịch sử - văn hóa - Tham quan danh lam thắng cảnh, khám phá hang động - Tuy nhiên cần nghiên cứu thêm để tạo ra những sản phẩm du lịch hấp dẫn, bền vững và có ý nghĩa hơn. Yếu tố cộng đồng cũng cần được xem xét thấu đáo trong việc phát triển dự án du lịch này. Quá trình đầu tư còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là hai khu Tam Cốc, Bích Động chưa thực sự được kết nối với nhau và kết nối với khu cố đô Hoa Lư để tạo ra những sản phẩm du lịch chung. Thậm chí đã bắt đầu hình thành sự cạnh tranh về loại hình sản phẩm bởi tính tương đồng quá cao và việc phân đoạn thị trường nhằm tăng cạnh tranh chung của du lịch Ninh Bình, giảm thiểu cạnh tranh nội tỉnh còn nhiều bất cập. Hoạt động phát triển và khai thác du lịch tại khu vực này còn rời rạc, chưa có sự gắn kết về sản phẩm, mô hình  kinh doanh, cơ chế quản lí. Chính vì thế, khi được công nhận là khu du lịch Quốc gia, Ban quản lí sẽ được thành lập nhằm kết nối, phối hợp các họat động đầu tư, phát triển và khai thác du lịch của toàn bộ khu vực. * Thực trạng khách du lịch: - Với tiềm năng, thế mạnh và tài nguyên du lịch phong phú đa dạng, trong những năm vừa qua UBND Tỉnh Ninh Bình đã phê duyệt kế hoạch đầu tư, phát triển xây dựng các khu du lịch trong tỉnh. Hoạt động kinh doanh du lịch phát triển một cách đáng kể, địa bàn du lịch được mở rộng, các điểm danh thắng được tôn tạo,… đã tạo được sự chuyển biến khá rõ rệt , trước hết là về số lượng khách du lịch đến Ninh Bình. Đặc biệt trong khoảng 5 năm trở lại đây ( 2004 – 2008), tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 18,3%. Đây thực sự là một điều đáng mừng đối với du lịch Ninh Bình nói riêng và cả vùng đồng bằng sông Hồng nói chung. - Trong những năm gần đây, được sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước về xây dựng cơ sở hạ tầng cùng với việc ngành du lịch tỉnh Ninh Bình đã chú trọng nhiều hơn cho công tác tuyên truyền, quảng bá, tăng cường đầu tư cho các dự án du lịch có qui mô lớn nên lượng khách du lịch đến Ninh Bình ngày càng tăng, cả về lượng khách quốc tế cũng như nội địa. Khách quốc tế chiếm trung bình khoảng 30% so với tổng lượng khách, tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm đạt khoảng 19%. Khách nội địa chiếm tỉ trọng khoảng 70%, tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm vào khoảng 18%. Bảng 7. Tổng lượng khách du lịch đến Ninh Bình 2004 – 2008 Đơn vị : Ngàn người Năm 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng lượng khách 877.343 1021.236 1186.988 1518.559 1900.888 Khách quốc tế 287.9 329.847 375.017 457.92 584.4 Khách nội địa 589.443 691.389 811.971 1060.639 1316.488                Nguồn: Cục Thống kê Ninh Bình - Khách nội địa chiếm phần lớn tổng số khách đến Ninh Bình. Mặc dù tỉ lệ này có tăng liên tục trong thời gian qua, nhưng với con số thực tế này cho thấy vấn đề phát triển thị trường khách quốc tế ở Ninh Bình còn chưa tương xứng với các tiềm năng du lịch. Khách quốc tế thường có khả năng chi trả cao, có ý thức trách nhiệm trong tham quan du lịch, có nhu cầu lớn và tham gia nhiều hoạt động trong chuyến du lịch như vậy cần có những biện pháp tích cực để tăng số khách thuộc thị trường này. Trong tổng số khách du lịch đến Ninh Bình hàng năm thì khách nội địa chiếm hơn 90%, các tài nguyên du lịch thiện nhiên cũng như văn hoá lịch sử tại Ninh Bình rất hấp dẫn đối với thị trường khách du lịch như vườn quốc gia Cúc Phương, khu du lịch Tràng An, khu du lịch Tam Cốc... * Thực trạng doanh thu du lịch: - Tổng doanh thu thuần túy du lịch của tỉnh Ninh Bình trong những năm qua đã có sự tăng trưởng đáng kể. Nếu như năm 1995, tổng doanh thu của toàn ngành du lịch mới đạt 8,55 tỉ đồng thì đến năm 2000 đã tăng 3,27 lần, đạt 28 tỉ đồng, tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 1995 -2000 là 26, 78%/ năm. Đến năm 2005 (tức là 10 năm sau khi thực hiện qui hoạch phát triển du lịch), doanh thu thuần đã đạt 63,18 tỉ đồng, tăng gấp 7,39 lần so với khi bắt đầu thực hiện qui hoạch. Và đến năm 2008 thì doanh thu đã là 162,1 tỉ, tức là gấp gần 20 lần so với năm 1995. Tốc độ tăng trưởng trung bình trong giai đoạn này đạt khoảng 17,68%/năm. Điều này được lí giải là do điểm xuất phát của du lịch Ninh Bình thấp nên giai đoạn đầu của sự phát triển tốc độ ở mức cao, nhưng những năm tiếp theo du lịch Ninh Bình mặc dù tốc độ tăng trưởng chậm lại, nhưng doanh thu vẫn tăng ở mức đáng khích lệ. Bảng 8. Doanh thu của ngành du lịch tỉnh 2004 - 2008                                                                                                   Đơn vị : tỷ đồng Năm 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng doanh thu 51 63,18 87,997 109,012 162,1 Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao - Du lịch Tỉnh Ninh Bình - Để phát triển du lịch hơn nữa, trong thời gian tới ngành du lịch Ninh Bình đã định hướng phát triển các loại hình du lịch mang tính đặc thù, tập trung phát triển các loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, lịch sử gắn với tâm linh. Trong đó chú ý các giải pháp: - Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch tốt đến các khu điểm du lịch trên toàn tỉnh, chú ý xây dựng các công trình phục vụ cho các hoạt động kinh doanh du lịch với lối kiến trúc gắn liền với văn hoá vùng miền đặc trưng. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ du lịch cho cán bộ công nhân viên trong ngành, người dân tham gia làm du lịch để đáp ứng nhu cầu ngày một cao của khách du lịch. Phát triển làng nghề, cung cấp sản phẩm phục vụ dịch vụ bán hàng lưu niệm cho khách du lịch. - Khai thác hợp lý những sản vật địa phương để thông qua đó giới thiệu về văn hoá, truyền thống lâu đời của Ninh Bình một miền quê ngàn năm văn hiến. Tập trung công tác quảng bá xúc tiến du lịch thông qua báo đài, truyền hình trung ương, địa phương; sách, tập gấp đến với du khách trong và ngoài nước để khai thác khách du lịch tiềm năng đến du lịch tại Ninh Bình. - Từ các hoạt động này du lịch Ninh Bình đã và sẽ được đánh giá đúng mức đối với sự phát triển chung trong nền kinh tế của tỉnh cũng như của cả nước. Sẽ đánh dấu trên bàn đồ Việt Nam và bản đồ thế giới là điểm đến hấp dẫn, an toàn và thân thiện đối với du khách trong và ngoài nước Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING - MIX NHẰM THU HÚT KHÁCH DU LỊCH CUỐI TUẦN Ở NINH BÌNH. 3.1. Quan điểm phát triển. - Phát triển du lịch phải gắn với việc bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. Quan điểm trên cần được quán triệt trong việc đưa ra các định hướng chiến lược, trong đề xuất các giải pháp về tổ chức quản lý phát triển du lịch, trong tổ chức quy hoạch không gian du lịch trong việc phân tích thị trường định hướng tiếp thị, xúc tiến và tuyên truyền quảng bá. việc phát triển du lịch Ninh Bình nói riêng, cả nước nói chung càng phải gắn với việc đảm bảo an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. - Quan điểm phát triển du lịch bền vững về môi trường tự nhiên và văn hoá xã hội. Quy hoạch du lịch phải gắn với việc bảo vệ môi trường sinh thái và văn hoá, từ đó lập ra các kế hoạch và cơ chế quản lý phù hợp với việc tôn tạo, khai thác các tài sản thiên nhiên, nhân văn sao cho môi trường cảnh quan thiên nhiên và các khu thắng cảnh, khu bảo tồn văn hoá, di sản không những bị xâm hại mà còn được bảo tồn và phát huy giá trị tốt hơn. Đặc biệt là đối với hệ sinh thái rừng, những danh thắng quan trọng và các quần thể di tích lịch sử... - Vừa qua dịch viêm đường hô hấp SARS xuất hiện trên thế giới trong đó có Việt Nam và đến bây giờ lại là dịch cúm (H5N1) đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế thế giới đặc biệt là du lịch. Đối với Việt Nam, nhưng đợt dịch vừa qua đã làm nhiều đoàn khách quốc tế huỷ các chuyến du lịch đến Việt Nam gây ảnh hưởng tiêu cực đến du lịch Việt Nam. Vì vậy quy hoạch du lịch phải gắn với việc bảo vệ môi trường xã hội trong sạch. Cần có biện pháp tổ chức quản lý chặt chẽ để ngăn ngừa những ảnh hưởng tiêu cực từ các hoạt động du lịch mang lại đối với môi trường văn hoá xã hội của địa phương. - Phát triển du lịch phải tạo sự liên hoàn và nối kết với các tỉnh lân cận để cùng phát triển. Phát triển du lịch Ninh Bình phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và phải được đặt trong mối liên hệ chặt chẽ với du lịch các tỉnh lân cận để có được nguồn khách thường xuyên và ổn định. Trong thời gian qua nguồn khách chủ yếu của dủ lịch Ninh Bình vẫn là các nguồn khách từ các thị trường truyền thống cho nên kết hợp chặt chẽ với du lịch các tỉnh thuộc vùng du lịch Bắc Bộ là thật sự cần thiết. + Phát triển du lịch phải dựa trên sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành: - Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, để phát triển được cần có sự phối hợp đồng bộ của nhiều ngành như nông nghiệp; giao thông , công nghiệp, bưu chính viễn thông, điện... do đó cần phải có nhận thức đúng đắn về phát triển du lịch trong tất cả các cấp, các ngành, mỗi người dân Ninh Bình. Có như thế mới thúc đẩy được du lịch Niinh Bình, phát triển và đạt được những mục tiêu đề ra. 3.2. Định hướng phát triển. + Định hướng chung: - Để khai thác tốt hơn tiềm năng du lịch cuối tuần ở Ninh Bình thực sự thành điểm du lịch cuối tuần của người dân Hà Nội, cần phải tính tới định hướng phát triển sao cho du lịch cuối tuần thành một thế mạnh của Ninh Bình để Hà Nội là thị trường khách chính của du lịch cuối tuần Ninh Bình. Định hướng ấy gắn kết các ngành, các lĩnh vực kinh tế- xã hội - văn hoá để xây dựng một hệ thống các dịch vụ du lịch phù hợp với nhu cầu của khách du lịch cuối tuần. - Tổ chức hoạt động du lịch phải gắn liền với tổ chức quản lý, đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, phát huy truyền thống văn hoá, giữ gìn bản sắc dân tộc, đảm bảo môi trường sinh thái để phát triển bền vững du lịch Ninh Bình. 3.3. Định hướng tổ chức không gian du lịch. + Định hướng phát triển . - Phát triển du lịch gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội Phát triển du lịch phải dựa trên phương châm bảo đảm an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội, đặc biệt đối với Ninh Bình. Quan điểm này cần được quán triệt đầy đủ trong việc đưa ra các định hướng mang tính chiến lược và các đề xuất, giải pháp về tổ chức quản lý, thiết kế, qui hoạch, tổ chức không gian, phân tich đánh giá thi trường… để hình thành và phát triển các loại hình sản phẩm du lịch phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. - Phát triển du lịch phải gắn với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo tồn các giá trị cảnh quan. Gìn giữ phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cũng như bảo tồn giá trị cảnh quan là những yếu tố mang lại sự bền vững cho hoạt động du lịch. Du lịch Ninh Bình đã xác định các giá trị về văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc đang sinh sống tại đây, hệ thống các di tích văn hóa lịch sử, các lễ hội, phong tục tập quán truyền thống… là các động lực quan trọng để thu hút khách. Phát triển du lịch đồng thời với việc bảo vệ môi trường xã hội, ngăn chặn và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực từ các hoạt động du lịch tác động đến môi trường xã hội, thuần phong mĩ tục. - Phát triển du lịch dựa vào sự phát huy nội lực, sức mạnh tổng hợp của các ngành, các thành phần kinh tế, tranh thủ nguồn lực bên ngoài để ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất cho du lịch để nhằm phát huy các tiềm năng và lợi thế của Tỉnh Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, vì vậy cần tranh thủ phát huy nguồn nội lực ( trong đó đáng chú ý là nguồn lực của các doanh nghiệp trong tỉnh và nguồn lực từ trong dân) cũng như tranh thủ sự giúp đỡ từ bên ngoài đặc biệt là các nhà đầu tư trong và ngoài nước. 3.4. Những đề xuất để nâng cao chính sách thu hút khách du lịch. + Đề xuất tổ chức các loại hình kinh doanh du lịch. - Điều chỉnh và tổ chức lại doanh nghiệp Nhà nước về du lịch theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá. - Chỉ giữ lại và tập trung đầu tư cho một số doanh nghiệp Nhà nước về du lịch có đủ điều kiện, tiềm năng về cơ sở vật chất kỹ thuật để tạo ra những sản phẩm du lịch cao cấp có khả năng cạnh tranh, phát triển và vươn ra thị trường trong nước, khu vực và quốc tế. - Tiến hành hợp nhất và cổ phần hoá một số doanh nghiệp, khách sạn Nhà nước làm ăn kém hiệu quả để tạo nguồn vốn xây dựng, nâng cấp các cơ sở du lịch. - Chỉ ưu tiên vốn đầu tư nước ngoài vào các dự án du lịch có quy mô lớn đòi hỏi trình độ quản lý kinh doanh những sản phẩm du lịch cao cấp các loại hình du lịch mới hấp dẫn. Vì vậy việc tổ chức lại các doanh nghiệp Nhà nước cần được thực hiện sao cho có được những doanh nghiệp có đủ điều kiện và trình độ quản lý để tham gia các liên doanh nước ngoài. Còn các dự án quy mô nhỏ có thể được thực hiện thông qua liên doanh với các tổ chức doanh nghiệp trong nước, trên địa bàn tỉnh hoặc các tỉnh khác. - Khuyến khích các thành phầ kinh tế, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào các khu vui chơi, giải trí, thể thao, nghỉ dưỡng mà hiện nay chưa có điều kiện phát triển trên địa bàn tỉnh, nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch đa dạng để thu hút khách. + Đề xuất tổ chức và hoàn thiện bộ máy quản lý Nhà nước về du lịch. - Sở Du lịch thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với tất cả các đối tượng thuộc các thành phần kinh tế khác nhau hoạt động trong lĩnh vực du lịch va dịch vụ trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở các văn bản pháp luật, các quy định của Tổng cục Du lịch, của UBNN tỉnh và các ngành có liên quan, Sở Du lịch soạn thảo các hướng dẫn cụ thể về thể lệ, tiêu chuẩn... đối với từng đối tượng quản lý, đối với từng loại hình hoạt động. Các văn bản soạn thảo sau khi đượ UBNN tỉnh phê duyệt sẽ được phổ biến rộng rãi tới các ban ngành và đối tượng hoạt động trong lĩnh vực du lịch để thực hiện. Sở du lịch sẽ tiến hành thực hiện chức năng quản lý Nhà nước theo chuyên ngành trên cơ sở các văn bản cụ thể đó. - Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp mang tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao, do đó cần có sự thống nhất phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các cấp, ban, ngành của tỉnh với Sở Du lịch để đảm bảo thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về du lịch có hiệu quả, ngăn ngừa được những yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đến đạo đức và nếp sống lành mạnh của người dân địa phương. Mô hình ban chỉ đạo phát triển du lịch với sự tham gia của các cơ quan chức năng dưới sự chỉ đạo trực tiếp của UBNN tỉnh cần được duy trì và nâng cao hiệu quả. + Đề xuất phát triển các loại hình du lịch. - Căn cứ vào tiềm năng tài nguyên du lịch và các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật trên địa bàn lãnh thổ Ninh Bình, những loại hình du lịch chủ yếu có thể tổ chức được gồm: - Du lịch sinh thái – nghỉ dưỡng gắn với bảo vệ môi trường - Du lịch văn hóa, tâm linh gắn với các lễ hội truyền thống - Du lịch thể thao, mạo hiểm gắn với hệ thống các hang động +Để tổ chức tốt các loại hình du lịch trên thì ta cần phải: - Chú trọng đầu tư, khắc phục những hạn chế về tài nguyên để mở rộng quy mô và nâng cao tính hấp dẫn của các loại hình du lịch chủ yếu hiện có của vùng. Có biện pháp bảo vệ, làm phong phú hơn hệ sinh thái các rừng nguyên sinh, rừng cảnh quan, rừng đầu nguồn, biến những điểm này thành những điểm du lịch sinh thái hấp dẫn của tỉnh. - Tôn tạo, nâng cấp các điểm tham quan, khu vui chơi, giải trí hiện có trên địa bàn tỉnh và đầu tư xây dựng mới một số điểm vui chơi giải trí lớn của tỉnh đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí cuối tuần của khách du lịch cũng như người dân địa phương. - Tiếp tục đầu tư bảo vệ tôn tạo và nâng cấp các di tích lịch sử- văn hoá trên địa bàn tỉnh để phát triển hơn nữa loại hình du lịch tham quan nghiên cứu. Việc kết hợp thực hiện các giải pháp cơ bản trên sẽ cho phép phát triển phong phú các loại hình du lịch cuối tuần của Ninh Bình. + Kiến nghị: - Tiến hành điều tra đánh giá về hiện trạng ( số lượng và chất lượng) các sản phẩm du lịch chính của Ninh Bình và những tiềm năng còn chưa được khai thác. Kết quả khảo sát sẽ làm cơ sở cho việc xây dựng một kế hoạch có tính khả thi cao để tạo ra những sản phẩm du lịch của các địa phương khác. - Cần tiến hành nhanh chóng việc đánh giá phân loại khách sạn và hệ thống du lịch tiêu chuẩn quốc tế và có những quy định chặt chẽ về tiện nghi và chất lượng phục vụ trong hệ thống khách sạn, nhà hàng. Cần tiến hành kiểm tra thường xuyên để đảm bảo chất lượng các sản phẩm du lịch không bị xuống cấp. Trong các khách sạn, nhà hàng cần khuyến khích mở rộng nhiều loại hình du lịch bổ sung để tạo ra những sản phẩm đa dạng và hấp dẫn hơn các sản phẩm du lịch trong lĩnh vực này. - Khuyến khích việc đầu tư nâng cấp mở rộng với nhiều loại hình vui chơi hơn ở các điểm vui chơi giải trí và xây dựng thêm các điểm vui chơi giải trí mới của tỉnh. ở mỗi điểm vui chơi giải trí, cần nghiên cứu để tạo ra những sản phẩm độc đáo có bản sắc riêng, tránh sự trùng lặp trong thiết kế các hình thức vui chơi giải trí. Đây sẽ là một trong những yếu tố quan trọng để kéo dài ngày lưu trú của khách du lịch trên địa bàn tỉnh. - Tiến hành quy hoạch một số điểm trình diễn văn nghệ, ca múa nhạc dân tộc với những chương trình biểu diễn độc đáo, mang đậm tính nghệ thuật và dân tộc cao. Điều này sẽ hấp dẫn và thu hút một lượng khách không nhỏ. - Tiến hành phân loại, hệ thống hoá và tổ chức chu đáo các lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh để có thể phục vụ khách du lịch và có chính sách xúc tiến, quảng bá đối với loại sản phẩm này. - Khuyến khích mở các điểm trưng bày và bán sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ, hàng lưu niệm có chất lượng cao, giá cả hợp lý trên địa bàn tỉnh. Nên có những quy định đối với các cơ sở tư nhân buôn bán các loại hàng này cho khách du lịch. - Cần tiến hành hợp tác chặt chẽ với các địa phương khác, để tạo nhiều sản phẩm du lịch có chất lượng cao thông qua các điểm, tuyến du lịch liên vùng. Cần có sự thống nhất về giá cả, tình trạng cạnh tranh gây phiền hà cho khách. + Đề xuất về đào tạo nguồn nhân lực. - Tiến hành điều tra phân loại trình độ nghiệp vụ của toàn bộ cán bộ nhân viên và lao động hiện đang công tác và tham gia hoạt động kinh doanh du lịch trong phạm vi toàn tỉnh. Kết quả điều tra cho phép đưa ra kế hoạch đào tạo cụ thể các cấp trình độ chuyên ngành ( bao gồm cả đào tạo lai và đào tạo mới) đáp ứng được yêu cầu phát triển hiện nay của địa phương. - Tiến hành thực hiện chương trình đào tạo lại ( đào tạo bổ túc, tại chức) lao động trong ngành du lịch ở các cấp trình độ khác nhau, chuyên ngành khác nhau. Các lớp đào tạo ngắn hạn theo chương trình được tổ chức định kì phục vụ mọi đối tượng doanh nghiệp du lịch ở địa phương. - Tăng cường hợp tác trao đổi kinh nghiệm nghiệp vụ thông qua các chuyến công tác, khảo sát và tham gia hội nghị, hội thảo khoa học ở các địa phương trong nước và các nước có ngành du lịch phát triển. + Đề xuất về tiếp thị và xúc tiến tuyên truyền quảng cáo. - Những gì Ninh Bình đã làm được từ năm 2000, Sở văn hóa - thể thao - du lịch đã tham mưu cho UBND tỉnh thành lập Ban chỉ đạo nhà nước về du lịch và xây dựng qui chế, chương trình hành động về du lịch giai đoạn 2001-2005  làm cơ sở cho việc đầu tư, phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh. Cũng trong năm 2000, Sở đã tổ chức các lớp học tập, nghiên cứu về du lịch, tổ chức đi khảo sát và học tập kinh nghiệm thực tế tại các tỉnh miền Trung và miền Nam, tham gia triển lãm gian hàng hội xuân Du lịch – Văn hóa Việt Nam tại Vân Hồ - Hà Nội và đã đạt được giải ba toàn quốc; phối hợp với các ban ngành trong tỉnh tổ chức thành công Lễ hội Trường Yên 2000. - Trong khuôn khổ chương trình hành động về du lịch của Tỉnh, năm 2002, Sở Du lịch Ninh Bình đã chính thức đưa trung tâm xúc tiến đầu tư và phát triển du lịch đi vào hoạt động và bước đầu đạt được kết quả tốt. Đơn vị này đã phối hợp với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh tích cực triển khai thực hiện các chương trình quảng bá, xúc tiến hình ảnh du lịch Ninh Bình. Tổ chức thành công hội thi “ Nấu các món ăn dân tộc Việt Nam  ngành du lịch Ninh Bình 2002”, phát động chương trình Báo chí viết về du lịch Ninh Bình và đã thu hút được nhiều tầng lớp dân cư tham gia. - Sở Du lịch phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam xây dựng 4 bộ phim giới thiệu về tiềm năng du lịch Ninh Bình, gồm: “ Non nước Tràng An – Ninh Bình”, “ Non nước Ninh Bình”, “ Làng đá Ninh Vân”, “ Về thăm Gia Viễn”. Xuất bản và đưa vào lưu hành cuốn sách “ Non nước Ninh Bình”, đưa vào sử dụng website du lịch Ninh Bình, xuất bản “ Thông tin du lịch Ninh Bình”.Ngành Du lịch tỉnh Ninh Bình cũng đã tổ chức thành công các cuộc thi “ Hướng dẫn viên du lịch giỏi toàn ngành”, hoàn thiện 10 bài thuyết minh tại các điểm du lịch nổi tiếng của Ninh Bình và đã được dịch ra tiếng Anh, Pháp, Hoa làm tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền quảng bá và cho hướng dẫn viên làm tài liệu cơ sở để hướng dẫn du khách. - Đặc biệt, trong năm 2008 tỉnh đã tổ chức “ Tuần lễ du lịch” với nhiều nét văn hóa đặc sắc, là dịp để quảng bá, giới thiệu tiềm năng du lịch Ninh Bình, không những thu hút đông đảo du khách mà còn mời gọi mạnh mẽ đầu tư, nhất là đầu tư cơ sở hạ tầng. Nhiều giải pháp tổng thể đã được đặt ra như: thu hút đi đôi với quản lí có hiệu quả nguồn vốn; tạo các điểm vui chơi giải trí, dịch vụ, nhà hàng, khách sạn hấp dẫn, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, nhân viên phục vụ và nâng cao kiến thức về du lịch cho người dân. - Những gì Ninh Bình cẩn làm trong tương lai. Biên soạn và phát hành những ấn phẩm có chất lượng và thông tin chính thức về du lịch Ninh Bình để giới thiệu với khách du lịch về con người và cảnh quan, tài nguyên du lịch Ninh Bình, những thông tin cần thiết cho khách như các điểm lưu trú, hệ thống các điểm tham quan du lịch, các nhà hàng, các điểm vui chơi giải trí, giá cả sinh hoạt, đi lại ăn uống... và địa chỉ các điểm tư vấn cung cấp thông tin cho khách du lịch. Những điểm này cần được đặt ở những đầu mối giao thông như bến xe, khách sạn hoặc những điểm thuận lợi trong giao dịch. Đối với các tổ chỉ dẫn và thông tin sơ lược, có thể kết hợp với các ngành giao thông vận tải cung cấp miễn phí cho khách trên các lộ trình đền Ninh Bình. 3.5. Một số giải pháp Marketing- mix nhằm thu hút khách. + Nghiên cứu thị trường. - Thông qua việc nghiên cứu thị trường du lịch để nhận biết nhu cầu trên thị trường cũng như khả năng cung cấp dịch vụ cho các nhu cầu đó phải thông qua marketing giới thiệu chương trình sản phẩm mà mình có, phát hiện ra nhu cầu và biến sức mua của người tiêu dùng thành nhu cầu thực sự về mọi mặt của sản phẩm dịch vụ du lịch cụ thể và đưa nó đến tay người tiêu dùng, nhằm đảm bảo thu lợi cao nhất cho công ty. Bên cạnh đó phải xác định được thị trường mục tiêu cho khách du lịch. Đối với thị trường khách du lịch, tùy từng sở thích của khách mà chúng ta xây dựng các chương trình khác nhau. Với khách là thanh niên thì phải tổ chức những chuyến đi ở những nơi mà có thể cắm trại hay dựng lều được thì mới đáp ứng được nhu cầu của họ. Hay với đối tượng là khách từ thành phố xuống thì phải tổ chức các chuyến đi du lịch thuần túy để thăm quan thắng cảnh nổi tiếng, di tích lịch sử, những công trình kiến trúc cổ hay chỉ cần một nơi để nghỉ ngơi thư giãn. Vì vậy phải lập kế hoạch cụ thể, định rõ thị trường mục tiêu, phân tích lợi thế cạnh tranh, liên tục phát triển để đáp ứng nhu cầu khách hàng. * Các chính sách marketing – mix. + Hoàn thiện chính sách sản phẩm: - Các doanh nghiệp đều cố gắng hết sức để mang lại hiệu quả cao nhất. Chính sách marekting - mix là những biến có thể kiểm soát được để đạt được những mục tiêu du lịch của điểm đến đối với mỗi thị trường mục tiêu (thị trường khách nội địa). Những biến cấu thành nên 1 marketing - mix được xếp vào nhóm "4P" sản phẩm (product), giá cả (price), phân phối (place) và quảng cáo (promotion) 4P là những biến marketing được sử dụng phổ biến cho các sản phẩm truyền thống. + Ưu điểm: - Đưa ra được những chính sách marketing - mix đúng đắn để trên cơ sở đó ta có thể tạo dựng được nền tảng vững chắc. - Sản phẩm thì không ngừng được đổi mới và từ đó ta có thể khai thác thêm được những tuyến điểm du lịch để phục vụ khách. - Giá cả: đưa vào những giá hợp lý để phục vụ khách, để đảm bảo lợi nhuận cũng như giữ được khách bởi giá cả. - Phân phối: đưa ra những nhân viên để marketing trực tiếp đến những khách hàng đang có nhu cầu hay thuyết phục khách hàng được dễ dàng và thuận lợi hơn. - Chiêu thị: quảng cáo các sản phẩm rộng rãi hơn, truyền tải được những lợi ích của điểm đến tới các khách tiềm năng không chỉ bao gồm hoạt động quảng cáo mà còn cả hoạt động khuyến mại, quan hệ cộng đồng và bán hàng cá nhân. + Nhược điểm: - Khi các tour thành lập còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nhưng nó vẫn chưa đáp ứng được hết nhu cầu của khách. Vì vậy có thể chất lượng của dịch vụ bị phụ thuộc vào nhiều yếu tố. - Phát triển marketing - mix luôn được coi là điều kiện cần thiết để lựa chọn phương hướng phát triển kinh doanh thích nghi với môi trường và đối sách linh hoạt hiệu quả. Bên cạnh đó marketing là một nghệ thuật để trinh phục khách hàng, thu hút khách nhằm tăng thêm doanh thu và lợi nhuận. Để thu hút được khách đến với thị trường mới như vậy ta phải cố gắng hoàn thiện những khía cạnh sau: - Hoàn thiện hơn những chính sách sản phẩm đã đưa vào để tạo ra một sản phẩm mới để có thể cạnh tranh với những nơi khác. + Nâng cao chất lượng sản phẩm: - Chất lượng dịch vụ trong chương trình: Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì có thể người tiêu dùng là "vua" vì họ có quyền lựa chọn những sản phẩm mà họ ưa thích. Chính vì vậy việc nâng cao chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng mà doanh nghiệp lữ hành cần tung ra thị trường (cả về chất lượng và hình thức) nên muốn cho sản phẩm của doanh nghiệp ngày càng tốt và thu hút được sự chú ý của khách thì nên phải có sự đổi mới về chất lượng chương trình và chất lượng dịch vụ trong chương trình. - Chất lượng công trình: Cần xác định rõ tính chủ đạo của một chương trình du lịch độc lập để từ đó chú trọng các yếu tố cấu thành nên sản phẩm từ đó tạo ra sản phẩm có 1 chỗ đứng vững trên thị trường. Chương trình du lịch cần chú ý thiết kế sao cho càng về cuối chương trình càng có sức thu hút và hấp dẫn và tạo cho khách ấn tượng bất ngờ. Như vậy sẽ xóa bỏ được sự mệt mỏi hay nhàm chán cho du khách. - Trong chương trình du lịch có thể hạn chế được sử dụng phương tiện vận chuyển trong cùng một chuyến đi. Thời gian cũng quyết định tới một phần chất lượng của chương trình. Nếu như chương trình chú ý đến việc giới thiệu khách tham quan nhiều điểm mà không sắp xếp, bố trí thời gian cho khách nghỉ ngơi sau một chuyến đi dài thì khách sẽ có cảm giác mệt mỏi, khó chịu và không tập trung theo dõi. Như vậy, thời gian sắp xếp sẽ hợp lý sẽ tạo cho khách có được cảm giác hưng phấn và sự hài lòng vào chuyến đi, điều này cũng quyết định cho chất lượng của chương trình. - Một yếu tố cũng quan trọng đó là chương trình xây dựng cũng phải chuyên tới nghề nghiệp của từng đối tượng khách. Biết được công việc của từng khách thì chúng ta sẽ biết được nhu cầu và khả năng thanh toán của họ. Dựa vào đó sẽ xây dựng được chương trình làm hài lòng khách với mức giá thấp nhất có thể.+ + Nâng cao chất lượng du lịch trong chương trình: - Đối tượng khách không giống nhau, do đó nhu cầu của họ cũng khác nhau. Nhu cầu ăn uống của khách cũng không giống nhau. Bởi vậy khách đi du lịch chủ yếu thăm và nghỉ ngơi nhưng việc ăn cũng được họ quan tâm rất nhiều. Nếu không hài lòng trong bữa ăn sẽ gây cho khách cảm giác khó chịu, ảnh hưởng lớn tới chất lượng chương trình và uy tín. Để tránh xảy ra tình trạng đó thì phải có những giải pháp: Thường xuyên liên tục và kiểm tra các đơn vị lưu trú và vận chuyển khách mà Công ty có quan hệ đảm bảo chất lượng các dịch vụ của Công ty cung cấp cho khách là tốt nhất. - Trong quá trình tìm kiếm tạo lập quan hệ với các cơ sở cung cấp, phải lựa chọn kỹ nhằm tìm ra được những cơ sở có chất lượng phục vụ tốt để liên kết hoạt động. - Đa dạng hóa sản phẩm: Phải đa dạng hóa sản phẩm bằng cách xây dựng thêm nhiều tuyến điểm du lịch phong phú hấp dẫn hơn nữa đáp ứng. - Hoàn thiện chính sách giá: Vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch là một trong những nhân tố quyết định trong việc định giá. Trong tình hình hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều ở trong vị thế hoàn toàn cạnh tranh, mức cầu cho các sản phẩm ở bất cứ doanh nghiệp du lịch nào cũng rất nhạy bén đối với giá cả tính cho khách hàng. Bởi vì, người đi du lịch cũng nhạy cảm với giá nhưng độ nhạy cảm này có thể biến thiên đáng kể ở những tình huống khác nhau tùy theo mức độ của sự thỏa mãn do sản phẩm đem lại. Tất nhiên chất lượng đặc sắc càng quan trọng đối với người đi du lịch bao nhiêu thì người đi du lịch ít bị nhạy cảm với giá bấy nhiêu. Chính vì vậy mà việc định giá là một công cụ tiếp thị mà bất cứ doanh nghiệp du lịch nào có thể sử dụng một cách hữu hiệu để cải thiện mức lãi. Giá của chuyến đi trọn gói quá cao có thể làm nguy hại đến sự phát triển của sản phẩm. Điều nan giải là làm sao cân bằng giữa giá cả và lỗ lãi. Nói cách khác, các doanh nghiệp du lịch định giá sau khi đã xét kỹ ảnh hưởng của giá đối với mức lãi. - Mục tiêu trước mắt là đề ra khai thác thị trường khách nội địa nên việc xác định đóng vai trò rất quan trọng tới việc bán chương trình. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay thu nhập bình quân của người Việt Nam chỉ ở mức trung bình khá nên vấn đề giá cũng ảnh hưởng tới quyết định tiêu dùng của họ. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của hàng loạt các đơn vị kinh doanh du lịch đã làm cho sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt. Nên yếu tố giá đương nhiên trở thành yếu tố quyết định tới sự lựa chọn của khách hàng. Bởi vậy, khi chào mời khách hàng mua chương trình của một nơi nào thì nên vận dụng chiến lược giá thật mềm dẻo cho từng đối tượng khách hàng và cho từng giai đoạn sống của sản phẩm. + Hoàn thiện chính sách phân phối: - Chính sách phân phối đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Một chiến lược hợp lý sẽ làm cho quá trình kinh doanh an toàn, hàng hoá sản xuất ra không bị tồn đọng, giảm được sự cạnh tranh và làm cho quá trình lưu thông tốt hơn. Việc xác định một chính sách phân phối hợp lý là công ty du lịch tìm ra cách đưa sản phẩm và dịch vụ du lịch đến tay người tiêu dùng, từ thị trường này đến thị trường khác một cách chính xác. Sử dụng hình thức tiếp xúc với khách hàng qua cách gọi điện thoại hay gặp mặt trực tiếp mà vẫn đang sử dụng. + Hoàn thiện chính sách xúc tiến quảng cáo khuyếch trương sản phẩm: - Việc tổ chức hoạt động giao tiếp khuyếch trương sản phẩm là khá tốn kém nhưng lại rất có hiệu quả cho việc thu hút khách hàng nên đòi hỏi bộ phận marketing phải có nhiều kinh nghiệm thực hiện. * Một số giải pháp khác để phát triển du lịch cuối tuần ở Ninh Bình. + Tổ chức và thực hiện: - UBND các cấp tỉnh Ninh Bình chỉ đạo thực hiện quản lý chặt chẽ không gian, lãnh thổ đã quy hoạch cho phát triển du lịch. Trước mắt nghiêm cấm việc xây dựng mới hoặc cơi nới cải tạo cho công trình trên phạm vi lãnh thổ được xác định, có các biện pháp thích hợp để chấm dứt tình trạng "chia ô" trong đầu tư xây dựng. - Tổ chức bảo vệ tôn tạo và khai thác có hiệu quả các tài nguyên du lịch để tạo ra những sản phẩm du lịch có sức hấp dẫn lớn đối với du khách. - Cần sớm xác lập và hình thành những nhân tố tích cực trong chuyên môn hóa theo ngành và chuyên môn hóa theo lãnh thổ, tránh sự trùng lặp trong quản lý và khai thác phát triển giữa các ngành kinh tế trên cùng một lãnh thổ. + Hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển du lịch: - Cơ chế chính sách miễn, giảm thuế, cho nộp thuế chậm, lãi suất ưu đãi vốn vay đầu tư đối với các dự án ưu tiên đầu tư tại các khu du lịch trọng điểm phát triển du lịch, ưu đãi đặc biệt cho tổ chức, cá nhân đầu tư, kinh doanh, xây dựng các khu du lịch vui chơi giải trí trên địa bàn tỉnh. - Cần có chính sách khuyến khích đảm bảo an toàn về vốn cho người đầu tư và đơn giản hóa các thủ tục hành chính để thu hút được các nhà đầu tư. Cần có sự ưu tiên về cơ chế chính sách đầu tư cho các đơn vị và cá nhân góp vốn cho những công trình đặc biệt và trong thời gian đầu của từng giai đoạn. - Hoạt động du lịch là hoạt động xuất khẩu tại chỗ, do đó cho phép kinh doanh du lịch quốc tế được hưởng các chế độ ưu đãi khuyến khích xuất nhập khẩu. - Phối hợp liên ngành để giải quyết các chính sách tạo thuận lợi cho khách du lịch trong các lĩnh vực: xuất nhập cảnh, thủ tục hải quan, visa, phí và lệ phí. + Chính sách đa dạng hóa sản phẩm du lịch tạo ra các sản phẩm đặc thù: - Đây là một trong những yếu tố quan trọng của sự nghiệp phát triển du lịch Ninh Bình, đòi hỏi phải nhanh chóng tạo ra các sản phẩm mới, độc đáo, mang bản sắc riêng có khả năng cạnh tranh trong khu vực. Đặc biệt chú ý đến các sản phẩm du lịch sinh thái và văn hóa lịch sử phù hợp với từng vùng để thu hút khách điển hình như: Du lịch sinh thái làng quê truyền thống, du lịch về cội nguồn, du lịch sinh thái rừng, du lịch thể thao nước... * Giải pháp mở rộng thị trường: - Đây là giải pháp có tầm quan trọng hàng đầu trong phát triển du lịch khu vực tình. Du lịch của tỉnh phải có kế hoạch không ngừng mở rộng và phát triển thị trường, cả thị trường trong nước và thị trường ngoài nước. Cần coi trọng việc mở rộng thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Bên cạnh việc đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ du lịch để đủ sức cạnh tranh trên thị trường tiến hành hợp tác với các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh... đặc biệt với các Công ty Lữ hành trong việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá nhằm tạo dựng được hình ảnh hấp dẫn của du lịch Ninh Bình trong vùng, khu vực và trên thị trường khách du lịch quốc tế, đồng thời kết hợp việc liên doanh, liên kết các doanh nghiệp và du lịch các tỉnh bạn để nối tour, nối tuyến, thu hút khách, không ngừng mở rộng và chiếm lĩnh thị trường. * Giải pháp phát triển nguồn nhân lực: - Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định của sự phát triển. Do thực trạng nguồn nhân lực hoạt động trong ngành du lịch Hà Tây quá thiếu lại yếu về năng lực vì vậy phải có chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hiện có. Từng bước xây dựng đội ngũ các nhà quản lý, các nhà doanh nghiệp năng động và sáng tạo, đủ năng lực điều hành các hoạt động kinh doanh du lịch hiệu quả, có chính sách khuyến khích, ưu đãi đặc biệt để thu hút nhân tài về phục vụ cho ngành du lịch. * Giải pháp về cơ cấu đầu tư: - Ninh Bình mặc dù có tài nguyên du lịch phong phú và độc đáo nhưng vấn đề được đặt ra là làm sao để thu hút được nhiều khách du lịch có đến Ninh Bình, để biến những tiềm năng du lịch thành sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu của du khách. Đây là vấn đề được đặt ra với nhiều doanh nghiệp. Đầu tư, nâng cấp các cơ sở lưu trú là trách nhiệm, là điều kiện cần để doanh nghiệp tồn tại và phát triển và cũng là điều các doanh nghiệp buộc phải hướng tới. - Các doanh nghiệp du lịch cần tích cực xây dựng sản phẩm du lịch phong phú, độc đáo, mang sắc thái riêng của Việt Nam nói chung và Ninh Bình nói riêng. Xây dựng các dự án có khả năng thực thi cao nhằm bảo vệ, tôn tạo và khai thác có hiệu quả các tiềm năng du lịch của Ninh Bình tại các điểm du lịch và tuyến du lịch với nhiều lọai hình, sản phẩm du lịch đặc sắc và hấp dẫn. Nâng cao chất lượng của sản phẩm hiện có và đa dạng hóa sản phẩm, chú trọng đến các sản phẩm du lịch văn hóa – lịch sử và sinh thái. * Giải pháp về vốn: - Huy động tối đa các nguồn vốn trong nước và nước ngoài vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng các khu du lịch, các khu cảnh quan môi trường sinh thái làm đòn bẩy thu hút các nhà đầu tư vào các sản phẩm du lịch. Đặc biệt coi trọng giải pháp "đổi đất lấy hạ tầng", đấu thầu sử dụng quỹ đất tạo vốn đầu tư phát triển du lịch. Kêu gọi vốn đầu tư của các tổ chức cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu làm du lịch, ưu tiên cho các tổ chức, cá nhân doanh nghiệp trong nước, chú ý đúng mức với các nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở cho thuê đất. Cần tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho khu du lịch chuyên đề quốc gia. Cần tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho khu du lịch chuyên đề và khu du lịch trọng điểm, khắc phục tình trạng đầu tư manh mún, rời rạc, không có sự liên kết đồng bộ như hiện nay. Những dự án về cải tạo môi trường, trồng rừng, trồng cây ăn quả cần được lập dự án báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn bố trí ngân sách Nhà nước hàng năm, kết hợp huy động vốn đóng góp của nhân dân với xin hỗ trợ hàng năm của Nhà nước để tập trung vào việc xây dựng đường giao thông, mạng lưới điện hạ thế, hệ thống cấp thoát nước, thông tin liên lạc.  KẾT LUẬN Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, các quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa gia tăng, tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển một nhu cầu cấp thiết trong đời sống của người dân các đô thị đó là du lịch cuối tuần. Nhu cầu này đã đang trở thành một thói quen mới và phổ biến đối với người dân cả nước nói chung, nguồn dân các thành phố Hà Nội nói riêng. Trong tương lai nhu cầu này còn gia tăng hơn nữa. Đây chính là một thị trường mới mẻ và đầy hấp dẫn dành cho các nhà kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì sự cạnh tranh đang trở thành một xu thế tất yếu. Danh nghiệp mà muốn tồn tại thì họ phải thỏa mãn được khách hàng của mình một cách tối ưu như một triết lý kinh doanh, và sự sống còn của doanh nghiệp. Chính vì vậy mà Marketing là công cụ đắc lực để nối liền kinh doanh của doanh nghiệp và thị trường. Với mục tiêu mở rộng thị trường để thu hút khách bài viết này hy vọng đã đưa ra một chiến lược kinh doanh mới dựa vào những mặt phù hợp và không phù hợp trên phương diện chính sách Marketing - Mix để hy vọng rằng sẽ có được một sản phẩm hoàn thiện hơn, một chính sách giá linh hoạt, một kênh phân phối hiệu quả, một chiến lược khuyếch trương đầy hấp dẫn.  TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Marketing du lịch - Robert Hollier, Nxb Thế giới dịch - 1992 2. Marketing căn bản của Philip Kotler. 3. Đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên phục vụ phát triển du lịch cuối tuần - Nguyễn Thị Hải - luân văn Tiến sĩ địa lý, 2002. 4. Non nước Việt Nam - Nxb VHTT, 2003.PGS - TS. Trần Đức Thanh, Nhập môn khoa học du lịch, Nxb ĐHGG Hà Nội. BÁO ĐIỆN TỬ 1. NinhBinhTourism.com.vn 2. NinhBinhTrade.gov.vn 3. Vietbao.vn 4. Báo Điện tử Đảng Cộng Sản 5. Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch Việt Nam 6. Báo Ninh Bình điện tử : baoninhbinh.org.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số giải pháp marketing – mix nhằm thu hút khách du lịch ở ninh bình.doc
Luận văn liên quan