Đề tài Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn ở chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Yên Dũng

LỜI MỞ ĐẦU Thật vậy, vốn trong nền kinh tế ở bất cứ một giai đoạn, thời kỳ nào nó luôn giữ một vị trí rất quan trọng, tạo điều kiện cho sự ổn định và phát triển kinh tế. ở nước ta hiện nay nền kinh tế vẫn còn lạc hậu về công nghệ và trình độ quản lý. Muốn giải quyết được vấn đề đó đòi hỏi một lượng vốn lớn để có thể đầu tư, đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật để đưa đất nước ta thoát khỏi tình trạng tụt hậu, để tiến nhanh, tiến kịp với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đối với hoạt động của Ngân hàng thương mại nói chungvà chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Yên Dũng nói riêng vốn là vấn đề hết sức quan trọng, làm cơ sở nền tảng quyết định đến mọi hoạt động như cho vay, đầu tư làm các dịch vụ thanh toán, . của Ngân hàng. Với thực trạng như hiện nay ở chi nhánh NHNo&PTNT huyện Yên Dũng, nhu cầu về vay vốn của khách hàng rất cao trong khi đó nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng thấp chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn của chi nhánh. Với thực trạng đó tong thời gian thực tập tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Yên Dũng em quyết định nghiên cứu về đề tài: “ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn ở chi nhánh NHNo&PTNT huyện Yên Dũng” làm đề tài tốt nghiệp. Em hy vọng chuyên đề góp phần về việc mở rộng, nâng cao chất lượng hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh trong thời gian tới. Nội dung chuyên đề gồm 3 chương: Chương I: Ngân hàng thương mại và hiệu quả huy động vốn trong Ngân hàng thương mại Chương II: Thực trạng công tác huy động động vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Yên Dũng Chương III: Giải pháp, kiến nghị để nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Yên Dũng

doc61 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2819 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn ở chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Yên Dũng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hóng mặt bằng khuyến khích thu hút đầu tư công nghiệp, mở rộng sản xuất tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề nông thôn trên địa bàn huyện. Đặc biệt là thu hút đầu tư vào cụm công nghiệp Song Khê_Nội Hoàng, đến hết năm 2003 đã có 32 Nhà đầu tư đăng kí đất trên địa bàn với tổng số vốn đầu tư theo dự án là 271,527 tỷ đồng, đã có 5 dự án đang khởi công, 02 dự án hoàn thiện và bước đầu đi vào hoạt động góp phần giải quyết lực lượng lao động nhàn rỗi trong địa bàn. 1.1.2. Đặc đIểm xã hội. Quán triệt sâu sắc chủ chương của Đảng Bộ tỉnh Bắc Giang, Đảng Bộ huyện Yên Dũng đã có những biện pháp cụ thể và chỉ đạo kịp thời với quyết tâm cao nên đã tạo được sự chuyển biến về nhận thức và hành động trong cán bộ, nhân dân trong huyện nên tình hình an ninh chính trị trong huyện được giữ vững, đời sống xã hội từng bước được nâng cao. Các xã thực hiện triệt để việc tuyên truyền quảng cáo thông qua đài báo, phim ảnh cũng như về văn hoá giáo dục phổ biến kiến thức hiện đại cũng như kỹ thuật tiên tiến được áp dụng vào trong sản xuất cho người dân. Đã có nhiều hộ gia đình thoát khỏi cuộc sống đói nghèo, vươn lên giàu có. Nhiều trường học, Nhà văn hoá, bưu điện được xây dựng phục vụ bà con ở vùng sâu , vùng xa. Trẻ em đã được vận động đến trường học tập đầy đủ. Cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân được cải thiện, các tệ nạn xã hội đã được ngăn chặn kịp thời và giảm dần qua các năm. Với quan điểm “Ngân hàng là người bạn đồng hành của bà con nông dân”. Trong những thành tựu mà huyện Yên Dũng đã đạt được có phần đóng góp không nhỏ của cán bộ NHNo&PTNT huyện Yên Dũng Trong việc thực hiện các chương trình kinh tế, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, xoá đói giảm nghèo. Với trách nhiệm và quyết tâm vượt khó trong kinh doanh NHNo&PTNT huyện Yên Dũng đã 10 năm liên tục là đơn vị xuất sắc của ngành NHNo Tỉnh Bắc Giang. Đóng góp xứng đáng vào sự phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh nói chung, của huyện Yên Dũng nói riêng. 1.2. Định hướng phát triển kinh tế của huyện Yên Dũng. + Đẩy mạnh công nghiệp hoá (CNH), hiện đại hoá(HĐH). Trọng tâm là CNH, HĐH nông nghiệp- nông thôn và các vùng kinh tế trọnh điểm: Khai thác và phát huy cao nội lực, sử dụng có hiệu quả nguồn lực từ bên ngoàI, đảm bảo tăng trưởng kinh tế, hiệu quả và bền vững. Tăng trưởng kinh tế gắn liền với việc giảI quyết tốt các vấn đề xã hội cảI thiện đời sống vật chất, văn hoá của nhân dân, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế xã hội với tăng cường tiềm lực an ninh- Quốc phòng. + Cải thiện một cách cơ bản, cơ cấu kinh tế nông thôn, hình thành cơ cấu kinh tế công nghiệp- nông lâm nghiệp- dịch vụ gắn liền với phân công lại lao động và sắp xếp lại dân cư trên địa bàn nông thôn, đưa nông thôn thoát khỏi tình trạng thuần nông. Xây dựng nền kinh tế hàng hoá có sức cạnh tranh cao và bền vững; Tạo bước phát triển mới công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ trong nông thôn, thúc đẩy quá trình đô thị hoá. + Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH tăng cường tiềm lực khoa học công nghệ và hệ thống cơ sở hạ tầng hình thành rõ những điểm động lực phát triển kinh tế xã hội của huyện ở từng vùng, trung tâm cụm xã theo hướng CNH-HĐH. + Năm 2010 phấn đấu GDP tăng gấp 4 lần năm 2000. Trong đó công nghiệp xây dựng chiếm 50%, nông lâm chiếm 29%, dịch vụ chiếm 21%. 1.3.Mô hình tổ chức hoạt động của Ngân hàng Nông Nghiệp huyện Yên Dũng Căn cứ vào tính chất đặc điểm và chức năng nhiệm vụ, trong chỉ đạo điều hành thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh trên địa bàn hoạt động. Trong quá trình hoạt động và phát triển chi nhánh, từ ngày mới thành lập cơ cấu tổ chức của chi nhánh còn rất đơn giản nhng từ đó đến nay chi nhánh đã không ngừng đổi mới cơ cấu nhằm đạt đợc một mạng lưới hoạt động phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Yên Dũng đợc bố trí theo: Giám Đốc Phó Giám Đốc Phó Giám Đốc Phòng Kinh Doanh Phòng kế toán kho quỹ Phòng hành chính Ngân hàng cấp III Khách hàng * Màng lưới: Ngân hàng nông nghiệp huyện Yên Dũng gồm 01 trụ sở chính, 02 Ngân hàng cấp III loại 5 ( Ngân hàng cấp III Song Khê phụ trách hoạt động trên địa bàn gồm 5 xã khu tây bắc của huyện, Ngân hàng cấp III Tân An phụ trách hoạt động trên địa bàn gồm 8 xã khu đông Bắc, tại trụ sở chính phụ trách 11 đơn vị xã thị trấn, 01 đơn vị khối cơ quan thuộc khu vực ba tổng huyện Yên Dũng. * Nguồn nhân lực: Toàn cơ quan có tổng số 50 nhân viên trong đó: - Ban giám đốc: 03 đồng chí, 01 trình độ sau đại học còn lại trình độ Đại học - Phòng hành chính 05 ngời, 01 ngời đang theo học Đại học còn lại là trung cấp. - Phòng tín dụng có 09 ngời trong đó 02 ngời trình độ Đại học, 02 học cao cấp nghiệp vụ ,còn lại là trung cấp - Phòng kế toán Ngân quỹ: 10 ngời 01 ngời có trình độ Đại học 02 ngời đang theo học đại học, 02 ngời học cao cấp nghiệp vụ còn lại là trung cấp. - Ngân hàng cấp III Song Khê 11 ngời 03 ngời đang theo học đại học còn lại là trung cấp. - Ngân hàng cấp III Tân An 12 ngời trong đó 04 ngời đang theo đại học còn lại lá trung cấp. * Phòng tín dụng: Nghiên cứu chiến lợc kế hoạch tín dụng, phân loại khách hàng, đề xuất những chính sách u đãi khách hàng, phân tích kinh tế ngành, danh mục khách hàng để mở rộng nâng cao hiệu quả tín dụng, thẩm định dự án tín dụng thực hiện cho vay đối với tất cả các thành phần kinh tế đủ điều kiện vay vốn theo quy định, phân tích chất lợng tín dụng tìm nguyên nhân biện pháp khắc phục. * Phòng kế toán - ngân quỹ: Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định. Xây dựng kế hoạch tài chính, tổng hợp lưu trữ hồ sơ số liệu về hạch toán kế toán, quyết toán và các báo cáo. Thực hiện thanh toán trong nớc và ngoài nớc, chấp hành quy định về an toàn công tác kho quỹ.... * Hai Ngân hàng cấp 3 trực thuộc: Thực hiện các nghiệp vụ nh: Huy động vốn, cho vay, thu nợ, thu lãi..... ở các xã xa Ngân hàng trung tâm ( Ngân hàng liên xã ). * Tổ chức kiểm tra kiểm toán- hành chính: Xây dựng chơng trình công tác hàng tháng, quí của chi nhánh Ngân hàng, t vấn pháp chế trong việc thi hành các nhiệm vụ cụ thể. Thi hành pháp luật có liên quan đến an ninh, trật tự phòng cháy, nổ tại cơ quan. Là đầu mối giao tiếp với khách đến làm việc công tác tại chi nhánh, trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh, thực hiện các công tác hành chính khác nh: Văn thư, đánh máy, lễ tân..... Với điều kiện và đặc điểm nêu trên ban chi uỷ, ban giám đốc, ban chấp hành công đoàn đã xác định công tác tổ chức quản lý, lãnh đạo điều hành là khâu quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh. trong đó xác định nhân tố con ngời là quan trọng nhất nó quyết định sự thành công hay thất bại của một Ngân hàng cơ sở. 2. Khái quát về thực trạng hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Yên Dũng. 2.1.Thuận lợi, khó khăn và các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Yên Dũng. Thuận lợi: - Đã có sự chỉ đạo sát sao với quyết tâm cao của các cấp uỷ , chính quyền từ huyện xuống cơ sở theo những mục tiêu mà nghị quyết đại hội Đảng, Hội đồng nhân các cấp đề ra về lĩnh vực kinh tế, văn hoá xã hội trong địa bàn huyện. - Hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ đã được chuyển biến rõ rệt từ tự túc, tự cấp sang sản xuất hàng hoá với năng suất chất lượng, sản lượng ngày càng cao. - Đối với bản thân Ngân hàng nông nghiệp huyện Yên Dũng: + Có hai Ngân hàng cấp III(Ngân hàng liên xã ) và một số điểm giao dịch cố định. + Các trang thiết bị như: Máy tính, xe chuyên dùng, cơ sở hạ tầng được trang bị đầy đủ và hiện đại. + Với 80% cán bộ được đào tạo đại học để nâng cao nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu trong thời kỳ đổi mới. Tất cả những điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi cơ bản để NHNo&PTNT huyện Yên Dũng hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ được giao. * Khó khăn: + Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đã có những bước phát triển khá, song do điểm xuất phát thấp tốc độ tăng trưởng không đều giữa các ngành, tỷ trọng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp là phần lớn (62,2%) còn ngành công nghiệp, dịch vụ 38% cho nên mặt bằng kinh tế và đời sống xã hội chưa cao. Mặt khác các sản phẩm về nông sản như vải thiều, dứa lại chưa có thị trường tiêu thụ ổn định, do đó ảnh hưởng đến thu nhập của người dân. + Do thu nhập của người dân trong địa bàn còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo vẫn chiếm ở mức cao cộng với trình độ dân trí thấp. Cho nên lượng tiền tiết kiệm của người dân vào Ngân hàng không nhiều do đó NHNo&PTNT huyện Yên Dũng luôn thiếu nguồn vốn để mở rộng tín dụng. Từ những khó khăn của huyện Yên Dũng đã ảnh hưởng tới hoạt động NHNo&PTNT huyện Yên Dũng như nguy cơ tiềm ẩn rủi ro tín dụng cao. Chi phí lớn nếu như không có biện pháp chỉ đạo năng động sáng tạo thì sẽ dẫn đến kinh doanh bị thua lỗ. Tuy có khó khăn nhưng dưới sự chỉ đạo của ban giám đốc, ban chi uỷ. Với sự đoàn kết nhất chí cao của cả NHNo&PTNT huyện Yên Dũng Và sự quyết tâm đối với vượt khó, NHNo&PTNT huyện Yên Dũng đã khẳng định được mình vươn lên đứng vững và phát triển trong cơ chế thị trường. Kinh doanh có hiệu quả, có lãi, liên tục là đơn vị suất sắc của ngành NHNo Tỉnh Bắc Giang từ năm 1994-2003. 2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Yên Dũng: Sau hơn 10 năm thực hiện các biện pháp và các giải pháp, để thực hiện các mục tiêu trong quá trình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Yên Dũng đã từng bước đổi mới cách làm từ công tác quản trị đIều hành đến công tác giao kế hoạch cụ thể đến các Ngân hàng khu vực, các phòng tổ công tác bám sát chủ chương phát triển kinh tế của tỉnh, của huyện và nhiệm vụ của ngành. Ngân hàng nông nghiệp huyện Yên Dũng lấy kế hoạch kinh doanh làm cơ sở định hướng, lấy tăng trưởng nguồn vốn và mở rộng tín dụng gắn với đảm bảo an toàn tiền vốn để chỉ đạo các mặt hoạt động kinh doanh, gắn thu nhập với kết quả hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ công nhân viên theo từng chỉ tiêu nguồn vốn, dư nợ, nợ quá hạn, thu lãi,…thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên nhằm đáp ứng cho hoạt động kinh doanh của đơn vị. 2.2.1. Hoạt động về nguồn vốn. Nguồn vốn là yếu tố quan trọng hàng đầu trong kinh doanh của các doanh nghiệp. Đối với hoạt động của Ngân hàng nguồn vốn là yếu tố quan trọng hơn rất nhiều vì hoạt động kinh doanh Ngân hàng chủ yếu là đi vay để cho vay. Thông các hoạt động nghiệp vụ huy động vốn từ các cá nhân, tổ chức kinh tế để tiến hành đầu tư vào các khoản mục, dự án, cho vay. Vì vậy để kinh doanh tiền tệ nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của NHNo&PTNT huyện Yên Dũng là phải chăm no nguồn vốn. Bảng 1: Kết quả huy động vốn Đơn vị: triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM 2001 NĂM 2002 NĂM 2003 Chênh Lệch(+;-) Slg % Slg % Slg % I.Vốn huy động: 31.508 49.198 52,24 58.968 49,39 +9.770 1. Nội tệ: 48.578 51,57 55.836 46,74 +7.258 - TG các TCKT 17.636 21,5 24.419 25,93 21.189 17,74 - 3.230 - TG Tiết kiệm 1.935 2,36 7.438 7,89 33.640 28,16 +26.202 - Phát hành kỳ phiếu 11.937 14,6 16.721 17,75 1.007 0,84 - 15.714 2. Ngoại tệ 0 620 0,66 3.150 2,64 +2.530 II.Vốn điêu hoà từ NHNo tỉnh 34.803 42,4 35.000 37,16 49.000 41,02 +14.000 III.Vốn uỷ thác 15.864 19,3 9.984 10,6 11.502 9,63 +1.518 Tổng cộng 94182 100 119.470 100 +25.288 ( bảng 1 : Số liệu từ báo cáo kqhđkd NHNo huyện Yên Dũng) - Tổng nguồn vốn: Qua bảng trên ta thấy tổng nguồn vốn huy động tăng khá cao tăng 26,8% đạt 107,5% so kế hoạch ngân hàng tỉnh giao.Đi đôi với sự tăng trưởng của nguồn vốn kết cấu của nguồn vốn cũng biến động theo chiều hướng tích cực thể hiện :Tiền gủi không kỳ hạn tăng 352% ,làm thay đổi tỷ trọng từ 2,36 năm 2001 lên tới 28,16 năm 2003. Tuy nhiên nguồn vốn của đơn vị trong năm vừa qua nguồn huy động vẫn chiếm tỷ trọng thấp, cho vay đầu tư tín dụng vẫn chủ yếu là nguồn điều hoà từ NHNo tỉnh 41% trên tổng nguồn.từ đó hạn chế tính chủ động trong hoạt động đầu tư tín dụng, đồng thời làm tăng chi phí bình quân. Nhìn chung qua 3 năm nguồn vốn huy động của NHNo & PTNT huyện Yên Dũng năm sau luôn cao hơn năm trước và nguồn vốn chủ yếu là nguồn điều hoà từ NHNo tỉnh và nguồn từ hoạt động Uỷ thác. Điều đó chứng minh cho thấy NHNo & PTNT huyện Yên Dũng chưa khai thác hết tiềm lực huy động vốn tại địa phương. Cho nên làm hạn chế việc mở rộng cho vay các thành phàn kinh tế cho vay hộ sản xuất nói riêng và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Yên Dũng . 2.2.2. Hoạt động về sử dụng vốn. * Thực trạng sử dụng vốn để phát triển các thành phần kinh tế: + Kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Yên Dũng luôn ngắn liền với sản xuất nông nghiệp, nông dân, vì vậy đòi hỏi trong quá trình hoạt động phải nhạy bén, đổi mới sao cho phù hợp với cơ chế thi trường và tính chất sản xuất. Cơ chế cho vay hộ sản xuất trong nông nghiệp nông thôn đang từng bước đổi mới và phát triển, các hộ sản xuất cũng như các doanh nghiệp tư nhân, cá thể ngày nay đã trở thành một trong những khách hàng chính. Trở thành người đồng hành lâu dàI của NHNo nói chung và NHNo huyện Yên Dũng nói riêng. Để tồn tại và phát triển trong cơ chế thi trường NHNo huyện Yên Dũng luôn tìm mọi cách để mở rộng khối lượng cho vay đi liền với chất lượng cho vay nhằm mục tiêu kinh doanh và an toàn vốn, có lãi, góp phần đáp ứng cho việc phát triển kinh tế hộ sản xuất trên mặt trận nông nghiệp, nông thôn huyện Yên Dũng. Trong những năm qua việc sử dụng vốn của NHNo huyện Yên Dũng đạt được kết quả sau: Bảng 2: Kết cấu dư nợ theo các chỉ tiêu năm 2001-2002-2003. Đơn vị:triệu đồng CHỈ TIÊU Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 So sánh Dư nợ % Dư nợ % Dư nợ % % -;+ *Theo thời hạn 58.310 99.333 124.895 26 +25562 1.Tín dụng N. hạn 34.970 60 42.271 42,5 55.048 44,1 30 2.Tín dụng DH 23.340 40 57.062 57,5 69.847 55,9 22 *Theothể thức vốn 58.310 99.333 124.895 1.T.Dthông hường 22.962 39 39.427 40 57.758 46,25 47 +18331 2.T.D ưu đãi 19.484 33 29.250 30 33.858 27 16 +4608 3.T.D uỷ thác 15.864 27 30.656 31 33.279 27 9 +2623 +Dự án KFW 5274 +Dự án RDF 8373 +Dự án FRP 2217 +D.N NHCSXH 20.672 21.784 *Mục đích sử dụng 58.310 99.333 124.895 1. Sản xuất , KD 56.526 97 92.680 93 113826 91,1 2.C.V tiêu dùng 1784 3 6653 6,7 11069 8,86 66 +4.416 ( bảng 2 : Số liệu từ báo cáo KQHDKD NHNo huyện Yên Dũng) Theo bảng biểu 2 cho thấy: Về qui mô cũng như cơ cấu dư nợ có sự chuyển biến rõ nét theo hướng tích cực qua các năm.Qui mô dư nợ năm sau cao hơn năm trước với tốc độ tăng trưởng năm 2003 so với năm 2002 là 25,73%. Để nghiên cứu phân tích về tình hình sử dụng vốn cửa đơn vị cần phải xem xét ở nhiều góc độ khác nhau.Nếu ở góc độ cho vay xét theo thể thức vốn: Tín dụng thông thương ,tín dụng ưu đãi, tín dụng uỷ thác. Trong đó tín dụng thông thường (cho vay không giảm lãi) có sự thay đổi về tỷ trọng theo hướng tăng dần qua các năm từ 39,4% năm 2001, năm 2003 lên tới 46,25%. Tuy nhiên với tỷ trọng tín dụng thông thường là chưa cao,dư nợ hoạt động tín dụng ưu đãi, uỷ thác vẫn chiến tỷ trọng lớn 54% trên tổng dư nợ điều đó ảnh hưởng tới thu nhập của đơn vị nhất là trong môi trường cạnh tranh như hiện nay. Dưới góc độ cho vay theo mục đích sử dụng: Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng cao, song tỷ trọng có xu hướng giảm qua các năm, năm 2001 chiếm 97% đến năm 2003 giảm còn 91% trên tổng dư nợ .Thay vào đó tốc độ tăng trưởng của tín dụng tiêu dùng khá cao với tốc độ tăng trưởng bình quân trong 3 năm 169,64%, qua đó đã làm thay đổi tỷ trọng của tín dụng tiêu dùng từ 3% (2001) lên đến 8,86% năm 2003. Với lợi thế của tín dụng tiêu dùng là người vay vốn phải có thu nhập ổn định do đó tín dụng có mức rủi ro thấp độ an toàn cao, đảm bảo thu nhập ổn định cho Ngân hàng. Do vậy trong thời gian tới cần phải đề ra chiến lược nhằm mở rộng phát triển nâng cao tỷ trọng loại hình tín dụng tiêu dùng nhiều hơn nữa để đảm bảo mục tiêu an toàn sinh lời trong hoạt động kinh doanh. *Về nợ quá hạn: Theo báo cáo kết quả kinh doanh năm 2003 tổng dư nợ quá hạn đến 31/12/2003 là 231 triệu đồng Trong đó : Nợ quá hạn NHNo là 134 triệu đồng tăng 44 triệu đồng so với cùng năm trước, chiếm tỷ lệ 0,13% trên tổng dư nợ . Với tỷ trọng nợ quá hạn 0,13% là con số không cao có thể tạm chấp nhận đựơc điều đó khẳng định hoạt động kinh doanh của đơn vị có độ an toàn cao . 2.2.3. Hoạt động kế toán thanh toán Ngân hàng. 2.2.3.1. Công tác tài chính. Tổng thu trên cân đối năm 2003 :10.953 triệu đồng tăng so với năm 2002 là 2.925 triệu đồng trong đó nguồn thu chủ yếu là lãi tiền vay 96,77% tổng thu .Thu dịch vụ 84 triệu đồng bằng 1,09%;thu nhập bất thường 156 triêu đồng. Tổng chi trên cân đối là 7.313 triệu đồng trong đó chi trả tiền gủi 3.569 triệu đồng chiếm 49% tổng chi. Chênh lệch thu chi theo 946 là 3640 triệu đồng đạt 100% kế hoạch tỉnh giao, quỹ tiền lương tạo ra 606 triệu đồng đạt hệ số lương 1,37 2.2.3.2. Công tác thu chi tiền mặt kho quĩ. Tổng thu tiền mặt : 312.825 triệu đồng tăng 110.025 triệu đồng so với cùng kì năm trước. Tổng chi tiền mặt : 313.112 triệu dồng tăng (54.43%) 110.370 triệu đồng so với cùng kì năm trước. Trong năm đã trả lại tiền thừa cho khách hàng 33 món với tổng số tiền thừa là 8.685.000 đ Thực hiện tốt chế độ kiểm quĩ cuối ngày đặc biệt là vận chuyển cũng như bảo vệ tiền trong kho không xảy ra mất mát đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh. 2.2.3.3.Công tác kế toán. Chấp hành chế độ kế toán thống kê , công tác hạch toán bảo đảm chính xác, kịp thời các nghiệp vụ: Huy động vốn, trả lãi các loại tiền gủi, thu lãi tiền vay cho vay thu nợ, kế toán chuyển tiền và chi tiêu nội bộ. Cung cấp kịp thời, chính xác các thông tin phục vụ tốt cho công tác kinh doanh . 2.2.3.4.Hoạt động thanh toán : Ứng dụng công nghệ tin học trong năm 2003 Ngân hàng huyện Yên Dũng đã thực hiện chuyển tiền điện tử với tổng doanh số phát sinh là: - Doanh số chuyển tiền đi : 243.684 triệu đồng, tăng 102.424 triệu đồng so với năm 2002. - Doanh số chuyển tiền đến : 141.788 triệu đồng, tăng 116.938 triệu đồng so với năm 2002. Thanh toán liên Ngân hàng đã thực hiện tốt việc thanh toán qua mạng cả nội bộ trong và ngoài tỉnh, đảm bảo tuyệt đối an toàn và chính xác với doanh số chuyển tiền là: 199.364 triệu đồng. 2.3. Nhận xét chung về kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Yên Dũng: Trong năm qua, với chức năng kinh doanh dịch vụ tiền tệ Ngân hàng, chi nhánh NHNo&PTNT huyện Yên Dũng luôn bảo đảm được sự phát triển ổn định về nguồn vốn, dư nợ, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước. Kết quả có được là nhờ sự lỗ lực của ban giám đốc cung với cán bộ nhân viên ở chi nhánh là luôn đổi mới, nâng cao nghiệp vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong thời kỳ hiện nay. Bên cạnh kết quả đạt được chi nhánh NHNo huyện Yên Dũng còn một số tồn tại chưa thể khắc phục được như: Về cơ sở vật chất như phòng giao dịch, trang thiết bị phục vụ cho làm việc còn đơn giản. Nguồn nhân lực còn hạn chế về cả chất lượng và số lượng, do đó hoạt động giao dịch giữa khách hàng với chi nhánh luôn ở tình trạng quá tải làm hạn chế đến năng suất hiệu quả làm việc. II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT HUYỆN YÊN DŨNG. Huy động vốn là nghiệp vụ chủ chốt, không thể thiếu được trong các Ngân hàng thương mại nói chung và chi nhánh NHNo&PTNT huyện Yên Dũng nói riêng bởi vì nguồn vốn chính của Ngân hàng để đầu tư vào các khoản mục là nguồn huy động từ các cá nhân, các tổ chức kinh tế. Hơn nữa huy động vốn không phải là nghiệp vụ độc lập, nó gắn liền với nghiệp vụ sử dụng vốn và các nghiệp vụ trung gian khác như chuyển tiền, thanh toán,… vì vậy công tác huy động vốn của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Yên Dũng ngày càng được trú trọng để nâng cao về số lượng và chất lượng. 1. Tổ chức công tác huy động vốn. Trong thời gian qua nguồn vốn kinh doanh, đầu tư vào các khoản mục của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Yên Dũng gồm các nguồn chính sau: + Nguồn huy động vốn từ các cá nhân, tổ chức kinh tế xã hội trong địa bàn của huyện. + Nguồn điều chuyển vốn từ trung tâm điều hành NHNo Tỉnh Bắc Giang. + Nguồn đi vay của các tổ chức tín dụng khác. + Nguồn từ các dịch vụ uỷ thác của các dự án như ADB, WB, KFW, dịch vụ Ngân hàng nghèo. 2. Thực trạng huy động vốn. 2.1. Tình trạng chung về công tác huy động vốn trong thời gian qua. Nguồn vốn là yếu tố quan trọng hàng đầu luôn được chi nhánh NHNo&PTNT huyện Yên Dũng quan tâm, được coi là cơ sở nền tảng cho hoạt động kinh doanh. Vì vậy trong thời gian qua kết quả công tác huy động vốn luôn đạt chỉ tiêu đề ra: Tốc độ phát triển năm sau cao hơn năm trước, cơ cấu tỷ trọng của nguồn vốn được thay đổi theo chiều hướng tích cực và đạt 107,5% so với kế hoach NHNo Tỉnh đã giao, được thể hiện qua bảng sau: Bảng 3: Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Yên Dũng năm 2001-2002-2003. đv: triệu đồng ( Bảng 3: Số liệu từ báo cáo KQHĐKD NHNo huyện Yên Dũng) Qua số liệu bản 3 ta thấy: - Tổng nguồn vốn kinh doanh đạt được tốc độ tăng trưởng cao từ năm 2002 so với năm 2001 là 14,5%, đến năm 2003 so với năm 2002 là 26,85% và đạt 107,5% so với kế hoạch NHNo tỉnh đã giao. - Cơ cấu nguồn vốn: Đi đôi với tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn cơ cấu nguồn vốn cũng có sự thay đổi rõ nét thể hiện: + Nguồn vốn huy động từ các cá nhân, tổ chức kinh tế xã hội trong 3 năm đạt được: Tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động tăng cao năm 2002 so với năm 2001 là 56%, làm thay đổi tỷ trọng của nguồn huy động từ 38,3% năm 2001 lên đến 52,2% năm 2002 đến năm 2003 là 49,4%. Đạt tốc độ tăng trưởng bình quân của nguồn huy động trong 3 năm là rất cao 37,9%. Bên cạnh kết quả thực hiện tốt về công tác huy động vốn chi nhánh còn tồn tại một số hạn chế chưa đạt được: Tỷ trọng của nguồn vốn huy động trên tổng nguồn vốn bình quân trong 3 năm vẫn ở mức thấp dưới 50%, thay vào đó nguồn vốn điều hoà từ NHNo Tỉnh và nguồn vốn uỷ thác chiếm tỷ trọng vẫn cao, điều đó đã làm hạn chế tính tự chủ trong hoạt động đầu tư tín dụng và làm gia tăng chi phí về nguồn huy động, kéo theo lợi nhuận bị giảm sút. + Nguồn vốn điều hoà từ NHNo Tỉnh: Trong 3 năm qua nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh đầu tư tín dụng từ NHNo Tỉnh chiếm tỷ trọng rất cao, năm 2001là 41,4% năm 2002 37,1%, năm 2003 41% với nhược điểm của nguồn này là chi phí vốn rất cao, không chủ động được trong đầu tư tín dụng do vậy trong thời gian tới chi nhánh cần phảI giảm bớt tỷ trọng của nguồn này có vậy mới góp phần nâng cao hiệu quả trong kinh doanh. + Nguồn vốn uỷ thác: Đây là nguồn có sự biến đổi lớn không ổn định tuỳ thuộc vào từng thời kỳ, dự án của các tổ chức xã hội. Do vậy trong hoạt động kinh doanh chi nhánh không lên trông chờ vào nguồn này. 2.2. Nguồn vốn huy động ở NHNo&PTNT huyện Yên Dũng được phân loại đánh giá dưới các góc độ. 2.2.1. Nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn. Cơ cấu nguồn vốn là yếu tố rất quan trọng trong việc đánh giá chất lượng huy động vốn. Mục đích của vốn huy động là sử dụng vào cho vay, đầu tư và thực hiện các hoạt động khác. Các hoạt động sử dụng vốn đó có những đặc điểm, đặc thù về cơ cấu vốn, đòi hỏi công tác huy động vốn phải tạo ra một cơ cấu vốn tương ứng thích hợp cho việc sử dụng. Dưới góc độ nguồn vốn huy động theo kỳ hạn thì cơ cấu tỷ trọng về nguồn vốn huy động tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Yên Dũng được thể hiện qua bảng sau: Bảng 4: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn. đv: triệu đồng Chỉ tiêu Năm2001 Năm2002 Năm2003 So sánh ST Tỷ trọng(%) ST Tỷ trọng(%) ST Tỷ trọng(%) Năm02-01 Năm03-02 +;- % +;- % Nguồn huy động 31.508 100 49.198 100 58.968 100 17.690 56 9.770 19,8 I.TG không KH 1.TG của các TCKt 2.TG tiết kiệm II.TG có KH 1.T.kiệm<12thg 2.T.kiệm>12thg 16.850 13.823 1.935 14.650 6.322 8.328 53,5 43.8 6,14 46,5 20,0 26,4 24.419 21.672 2.747 24.779 11.999 12.780 53,3 44,0 5,6 46,7 24,4 26,0 24.196 20.746 3.450 34.772 17.284 17.488 41,8 35,2 5,9 58,2 29,3 28,9 7.569 10.129 44,9 69,1 -223 9.993 40,3 Từ bảng 4: cho ta thấy nguồn vốn huy động xét dưới góc độ theo kỳ hạn, nguồn huy động gồm: Tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn. Dưới góc độ này sự gia tăng về qui mô của nguồn huy động là do sự biến động gia tăng của loại tiền gửi có kỳ hạn: +Loại tiền có kỳ hạn trong 3 năm đạt được kết quả: Tốc độ tăng trưởng năm 2002 so với 2001 là 69,1% và đến năm 2003 là 40,3% so với cung kỳ năm trước do đó đã làm thay đổi tỷ trọng từ 46,5% năm 2001 lên 58,2% năm 2003. Kết quả có được do chi nhánh đã áp dụng nhiều mức lãi suất hấp dẫn tương ứng với các kỳ hạn, thường xuyên mở các đợt tiết kiệm quay số chúng thưởng đối với các khoản tiết kiệm lớn và có kỳ hạn dài. Do đó đã thu hút được các cá nhân trong địa bàn tham gia. + Bên cạnh đó loại hình tiền gửi không kỳ hạn lại có xu hướng giảm. Năm 2001 tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng 53,5% nhưng đến năm 2003 loại hình này đã giảm xuống còn 41,8% năm 2003 giảm so với năm 2001 là 223 triệu đồng. Nguyên nhân của sự suy giảm là do: Sự suy giảm của các tổ chức, kinh tế trong địa bàn, cùng với sự gia tăng chậm của tiền gửi tiết kiệm. 2.2.2. Nguồn vốn huy động phân theo loại tiền. Dưới góc độ huy động vốn theo loại tiền trong thời gian qua chi nhánh huy động vốn thông qua đồng tiền Việt Nam và Đôla. Được thể hiện qua bảng sau: Bảng 5: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền Nội tệ- Ngoại tệ được quy đổi sang VNĐ. đv: triệu đồng Chỉ tiêu Năm2001 Năm2002 Năm2003 So sánh ST Tỷ trọng(%) ST Tỷ trọng(%) ST Tỷ trọng(%) Năm02-01 Căm03-02 +;- % +;- % 1.Nội tệ 2.Ngoại tệ 31.508 0 100 0 48.578 620 99.47 0,53 55.836 3.150 94,6 5,4 17.070 54 7.258 2.530 23 401,6 Tổng cộng 31.508 100 49.198 100 58.968 100 Nhận xét qua bảng 5 cho ta thấy: Việc huy động vốn của chi nhánh trong thời gian qua tập trung ở đồng nội tệ chiếm tỷ trọng rất cao. Năm 2001 chiếm tỷ trọng 100% Năm 2002 chiếm tỷ trọng 99,47%. Năm 2003 chiếm tỷ trọng 94,6%. Với đồng ngoại tệ chiếm tỷ trọng rất nhỏ, năm 2001 không có, năm 2002 chiếm 0,53%, năm 2003 5,4%. Song việc huy động vốn lại có xu hướng phát triển rất mạnh, năm 2003 đạt tốc độ tăng trưởng 401,6% (2.530 triệu đồng) so với năm 2002. Nguyên nhân của sự gia tăng của đồng ngoại tệ: + Do thị trường xuất khẩu lao động ở địa phương sang nước ngoài là gia tăng. Do đó thu hút lượng tiền kiều hối lớn. + Do chi nhánh áp dụng công nghệ thanh toán điện tử, chuyển tiền nhanh qua mạng điều đó đã thu hút nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ, đặc biệt là những người lao động ở nước ngoài gửi ngoại tệ về địa phương. 2.2.3. Nguồn vốn huy động phân theo đối tượng huy động. Dưới góc độ huy động vốn theo đối tượng huy động, nguồn huy động của chi nhánh gồm: - Tiền gửi của các tổ chức kinh tế: Như kho bạc, doanh nghiệp trong địa bàn. - Tiền gửi tiết kiệm của các cá nhân hộ gia đình. - Phát hành kỳ phiếu. Bảng 6: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng huy động đv: triệu đồng Chỉ tiêu Năm2001 Năm2002 Năm2003 So sánh ST Tỷ trọng(%) ST Tỷ trọng(%) ST Tỷ trọng(%) Năm02-01 Năm03-02 +;- % +;- % 1.TG các TCKT 2.TG tiết kiệm 3.Phát hành KP 17.636 1.935 11.937 55,9 6,2 37.9 24.419 8.058 16.721 49,6 16,4 34 21.189 36.790 1.007 35,9 62,4 1,7 6.783 6.123 4.784 38,5 316 40,1 -3.230 28.732 -15.714 356 Tổng cộng 31058 100 49.198 100 58.968 100 Qua bảng trên cho ta thấy nguồn vốn huy động biến đổi rõ nét ở các nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tiền gửi tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu. + Khoản tiền gửi của các tổ chức kinh tế, phát hành kỳ phiếu giảm mạnh ở năm 2003 so với năm 2002. Năm 2002 tỷ trọng của tiền gửi từ các tổ chức kinh tế chiếm 49,6% trên tổng nguồn huy động, đến 2003 giảm xuống còn 35,9%. Nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm đó là: Trong địa bàn xuất hiện một số tổ chức tín dụng đã thu hút lượng tiền gửi lớn của các tổ chức kinh tế. Mặt khác do sự gia tăng chậm về ngân quỹ thu nhập của các tổ chức kinh tế do đó làm qui mô và tỷ trọng của nguồn này lại giảm theo. + Đối với nguồn tiền gửi tiết kiệm từ dân cư biến động rất rõ nét đạt tốc độ tăng trưởng cao năm 2002 so với năm 2001 là 314,6%, năm 2003 so với năm 2002 là 356% đã làm thay đổi tỷ trọng từ 6,2% năm 2001 lên đến 62,4% năm 2003. Với tốc độ phát triển cao chi nhánh cần phải giữ vững phát triển hơn nữa để đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động đầu tư tín dụng. Kết quả có được là do: . Thu nhập của nhân dân trong địa bàn ngày được nâng cao. . Chất lượng phục vụ của cán bộ công nhân trong cơ quan cải thiện có vậy mới thu hút được người dân tham gia gửi tiết kiệm. . Chi nhánh áp dụng đa dạng hoá các sản phẩm lãi suất, thủ tục gửi và rút tiền đơn giản gọn nhẹ phù hợp với nhu cầu của nhân dân. 2.3. Chi phí huy động và khả năng tiết kiệm chi phí. Đây là một chỉ tiêu rất quan trọng không thể thiếu được trong đánh giá hiệu quả huy động vốn, là một vấn đề mà tất cả các Ngân hàng thương mại phải quan tâm vì nó tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Chi phí huy động bao gồm: Chi phí lãi suất khi tiến hành huy động và một số chi phí phụ khác như tiền lương trang thiết bị, trong đó chi phí lãi là bộ phận chính, chiếm tỷ trọng cao. Để thấy được hiêu quả huy động vốn ở góc độ chi phí, ta cần xem xét một số chỉ tiêu như: Tỷ lệ chi phí trả lãi trên tổng chi phí, lãi suất huy động bình quân được so sánh về số lượng, định lượng so với cùng kỳ của năm trước hoặc so với kế hoạch đề ra. Sau đây là kết quả huy động vốn ở NHNo&PTNT huyện Yên Dũng dưới góc độ chi phí huy động vốn qua các năm 2001- 2002- 2003. Được thể hiện ở bảng sau: Bảng 7: Bảng chi phí huy động CHỈ TIÊU Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 1.Tổng chi phí 2. Chi phí trả lãi TG 3.Tỷ lệ chi trả lãi trên tổng chi phí(%) 4.Lãi suất huy động BQ.(%/tháng) 3.377,6 1.668,8 50 0,52 5.274 2.740 51 0,51 7.313 3.569 49 0,50 Qua số liệu bảng 7 cho ta thấy: Tỷ lệ chi trả lãi huy động vốn trên tổng chi phí năm 2003 giảm so với cùng kỳ năm trước. Kết quả có được là do: Trong năm 2003 chi nhánh nâng cao được tỷ trọng vốn huy động trên tổng nguồn. Thêm vào đó chi nhánh khai thác rất hiệu quả nguồn vốn uỷ thác. Mặt khác tỷ trọng nguồn huy động tiền gửi tiết kiệm được nâng cao qua các năm, do vậy chi phí bình quân (LSBQ) giảm theo. Điều đó chứng minh cho thấy NHNo&PTNT huyện Yên Dũng đã coi trọng nguồn vốn huy động tại địa phương, đồng thời khai thác các nguồn vốn khác với mục tiêu giảm lãi suất bình quân huy động ở mức tối ưu. 2.4. Khả năng điều hành, sử dụng kết hợp các nguồn vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nguồn vốn huy động tăng trưởng, chi phí huy động thấp cũng chưa đủ để đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn. Nừu huy động nhiều mà cho vay ít thì tình trạng ứ đọng vốn sẽ dẫn đến thua lỗ vì tiền không cho vay được phải trả lãi tiền gửi. Nếu huy động ít mà nhu cầu vay nhiều thì rủi ro sảy ra đối với Ngân hàng càng lớn hơn, Ngân hàng dần bị mất đi khách hàng. Như vậy hoạt động kinh doanh có hiệu quả trên cơ sở kết hợp huy động vốn và sử dụng vốn một cách hài hoà nhất . Bảng 8: Bảng cân đối cho vay ngắn hạn- huy động ngắn hạn Và cho vay trung dài hạn- huy động trung dài hạn đv: triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM 2001 NĂM 2002 NĂM 2003 Huy động ngắn hạn Cho vay ngắn hạn Hệ số sử dụng nguồn(%) 23.172 34.970 151 36.418 42.271 116 41.480 55.048 133 Huy động Trung DH Cho cay Trung DH Hệ số sử dụng nguồn(%) 8.328 23.340 280 12.780 57.062 447 17.488 69.847 400 Qua bảng số liệu trên cho thấy: Nhìn chung nhu cầu tín dụng trong địa bàn phát triển rất nhanh, lượng vốn huy động không đáp ứng đủ. Hệ số sử dụng nguồn với chỉ số rất cao đặc biệt là hệ số sử dụng nguồn trung và dài hạn đã đạt tới 447% năm 2002, năm 2003 là 400%. Điều này cho thấy công tác huy động còn nhiều hạn chế, chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu kinh doanh của đơn vị, phần còn lại chi nhánh dùng nguồn vốn điều chuyển từ trung tâm NHNo Tỉnh do đó hoạt động của đơn vị còn chịu sự chi phối nhiều về nguồn vốn ở cấp trên. Nguyên nhân tạo nên sự mất cân đối giữa cho vay và huy động vốn là: Nguyên nhân sâu xa, quan trọng hơn cả là tốc độ phát triển về nguồn vốn huy động là chậm hơn sự gia tăng mở rộng đầu tư tín dụng. Mặt khác có sự gia tăng về qui mô đối với nguồn uỷ thác để đầu tư vào khoản mục tín dụng trung và dài hạn do vậy làm gia tăng nhanh về dư nợ tín dụng trung dài hạn. III. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNO&PTNT HUYỆN YÊN DŨNG. 1. Đánh giá chung. * Những thành quả đạt được: + Công tác huy động vốn ngày càng phát triển với tốc độ cao, chất lượng huy động vốn ngày càng được cải thiện. + Các sản phẩm lãi suất ngày một đa dạng phù hợp chung với thị trường trong địa bàn. + Đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức ngày càng được chú trọng bồi dưỡng để nâng cao nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ đổi mới. * Những hạn chế, chưa đạt được. + Tỷ trọng, qui mô của nguồn vốn huy động vẫn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu về kinh doanh hoạt động tín dụng, bình quân trong 3 năm nguồn vốn huy động chỉ đáp ứng được sấp xỉ 45% nhu cầu tín dụng, phần còn lại do chi nhánh đi vay từ NHNo Tỉnh. Do đó hiệu quả trong công tác huy động vốn chưa cao. + Cơ cấu nguồn vốn huy động vẫn tập chung nhiều ở tiền gửi tiết kiệm cá nhân và các đơn vị truyền thống như UBND, kho Bạc Nhà nước chưa thu hút được các khoản tiển gửi thanh toán của các đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn do đó lãi suất bình quân huy động vẫn ở mức cao. + Công nghệ tin học tại chi nhánh còn nhiều hạn chế, các sản phẩm thanh toán chưa phong phú, nghiệp vụ trong hoạt động kinh doanh vẫn chủ yếu là cho vay thu nợ, chưa mở rộng hoạt động bằng các dịch vụ như uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi và hoạt động bảo lãnh, cầm cố,…do đó gây khó khăn hơn trong công tác khai thác nguồn vốn huy động vốn trong địa bàn. + Chưa tổ chức công tác nghiên cứu để khai thác thông tin về thị trường huy động vốn. 2. Những nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả công tác huy động vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Yên Dũng. 2.1. Những nguyên nhân bên ngoài. 2.1.1. Những nguyên nhân ở tầm vĩ mô. + Chính sách pháp luật của Nhà nước: Hiện nay, hoạt động của các Ngân hàng thương mại nói chung chi nhánh NHNo&PTNT huyện Yên Dũng nói riêng chịu sự điều chỉnh trực tiếp của luật Ngân hàng và luật tổ chức tín dụng. Đối với công tác huy động vốn, mức lãi suất được áp dụng theo mức lãi suất của toàn hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam điều đó tác động trực tiếp đến tính tự chủ trong công tác huy động vốn tại chi nhánh. + Sự cạnh tranh gay gắt giữa ác tổ chức tín dụng, tài chính khác: chi nhánh NHNo&PTNT huyện Yên Dũng nằm trên địa bàn lân cận với địa bàn thị xã Bắc Giang do đó chi nhánh phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh như Ngân hàng công thương, Ngân hàng đầu tư, quỹ tín dụng nhân dân,… vì vậy công tác huy động vốn gặp nhiều khó khăn. 2.1.2. Những nguyên nhân thuộc về khách hàng. + Trình độ dân chí của người dân trong địa bàn còn thấp cho nên chưa quen với các dịch vụ tiện ích trong Ngân hàng. + Yên Dũng là một huyện miền núi, dân cư phân tán thưa thớt và phần lớn là các Hộ sản suất nông nghiệp nhỏ lẻ, thu nhập của nhân dân vẫn ở mức thấp. Do đó việc khai thác nguồn vốn huy động từ dân cư còn nhiều hạn chế. + Do tâm lý người dân chưa bình ổn sợ nguy cơ trượt gia của đồng tiền. 2.2. Những nguyên nhân thuộc về Ngân hàng. + Cơ sở vật chất nghèo làn, màng lưới hoạt động còn đơn giản chỉ tập trung 3 điểm chính trong địa bàn. Do đó gây khó khăn không nhỏ đến việc đi lại của khách hàng đến gửi tiền. + Chi nhánh chưa chú trọng đến việc lập kế hoạch như chiến lược về khách hàng, chiến lược về đa dạng mức lãi suất hấp dẫn trong công tác huy động vốn. Vì vậy không thu hút được nhiều nguồn vốn huy động vốn từ các doanh nghiệp, cá nhân trong địa bàn. + Dịch vụ mà chi nhánh cung ứng còn hẹp, chưa được mở rộng sang các loại hình dịch vụ hiện đại như ở các Ngân hàng khác trong địa bàn, cũng như trong khu vực. + Chi nhánh chưa có bộ phận chuyên khai thác nguồn vốn huy động do đó ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác huy động vốn. CHƯƠNG III GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT HUYỆN YÊN DŨNG I. PHƯƠNG HƯỚNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNO&PTNT HUYỆN YÊN DŨNG. Với quan điểm “ tạo vốn là khâu mở đường tạo ra một nền vốn vững tạo đà cho sự tăng trưởng” chi nhánh NHNo&PTNT huyện Yên Dũng xây dựng định hướng ở những năm tới như sau: + Duy trì mở rộng quan hệ với các đơn vị có nguồn vốn lớn, phát triển các dịch vụ Ngân hàng. Mặt khác mở rộng thêm mạng lưới huy động trong dân cư, trong các doanh nghiệp. Nhằm khai thác triệt để các nguồn vốn dưới mọi hình thức theo nhiều kênh khác nhau. + Gắn chiến lược tạo nguồn vốn với chiến lược sử dụng vốn trong một thể đồng bộ thống nhất, nhịp nhàng phát huy hiệu quả sử dụng. Bên cạnh đó, chi nhánh cần xây dựng một hình ảnh Ngân hàng phục vụ với chất lượng cao nhất thông qua xây dựng trụ sở, áp dụng công nghệ tiên tiến, trình độ và phong cách giao dịch của cán bộ. II. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNO&PTNT HUYỆN YÊN DŨNG Để nâng cao hiệu quả kinh doanh, đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn của chi nhánh một trong những việc cần thiết là phải mở rộng, nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn. Qua nghiên cứu thực trạng về công tác huy động vốn cũng như sử dụng vốn ở chi nhánh NHNo&PTNT huyện Yên Dũng cho thấy: Cơ cấu nguồn chưa đa dạng chủ yếu tập trung ở khoản tiền gửi ở dân cư, qui mô nguồn còn ở mức thấp chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn, chi phí huy động cao, …vì vậy việc phải làm để nâng cao hiệu quả huy động vốn là rất cần thiết, cần phải đạt được các yêu cầu sau: + Tạo tính chủ động trong Ngân hàng cho việc điều chỉnh khối lượng và cơ cấu vốn. + Phát triển nguồn đồng thời tiết kiệm được chi phí. + Đáp ứng được nhu cầu về vốn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Trên cơ sở các yêu cầu trên, Ngân hàng có thể sử dụng một số giải pháp sau đây: 1. Xây dựng chính sách lãi suất hợp lý. Chiến lược về lãi suất là một bộ phận quan trọngtrong mỗi một Ngân hàng, lãi suất là một yếu tố tác động lớn đén thu nhập. Vì vậy mọi biến động của lãi suất đều ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Về phía khách hàng đặc biệt đối với những đối tượng gửi tiền nhằm mục đích hưởng lãi, nó lại có tác động mạnh mẽ tới quyết định gửi hay không gửi, dưới hình thức nào, nhiều hay ít của khách hàng bởi lẽ lãi suất là thước đo sinh lời theo thời gian. Do tầm quan trọng của lãi suất mà việc xây dựng chính sách lãi suất hợp lý là rất cần thiết, nhất là trong công tác huy động vốn. 1.1 Mục đích của chính sách lãi suất. Chính sách lãi suất được Ngân hàng xây dựng nhằm mục đích chính là: + Huy động đủ vốn cho mục đích sử dụng. + Đảm bảo tính cạnh tranh của các Ngân hàng so với Ngân hàng khác trong việc thu hút vốn và cho vay. + Đảm bảo lợi nhuận cho Ngân hàng. 1.2. Phương thức thực hiện. Khi xây dựng các mức lãi suất cần phải chú ý khối lượng vốn huy động cũng như chi phí của khoản vốn đó đồng thời phải xem xét các yếu tố bên ngoài như: + Chính sách tiền tệ của NHNo. + Chính sách lãi suất của Ngân hàng khác. + Tình hình tăng trưởng, lạm phát trong nền kinh tế. + Các yếu tố tâm lý, thị hiếu của khách hàng. Việc ấn định lãi suất của Ngân hàng phải tuân thủ đầy đủ các quy định của NHNo, qui luật cung cầu vốn trên thị trường. Nếu các lãi suất được thay đổi tự do theo cung cầu thị trường thì sự cạnh tranh này cũng không nên hiểu chỉ là đặt một mức lãi cao hơn Ngân hàng khác, mà còn là việc sử lý nhiều vấn đề tổng hợp khác như: Cách thức trả lãi: Cùng một tỷ lệ lãi như nhau, nhưng ưu đãi về hình thức trả lãi sẽ hấp dẫn khách hàng. Chẳng hạn áp dụng hình thức lãnh lãi trước và lãnh lãi cuối kỳ. Tuy nhiên để huy động vốn đạt hiệu quả cao chi nhánh cần thực hiện phương thức trả lãi, gốc hợp lý hơn nữa. Ví dụ như: loại gửi một lần rút một lần nên trả mức lãi suất cao nhất, loại gửi nhiều lần lấy lãi nhiều lần giữ nguyên vốn nên cho lấy lãi hàng tháng, loại gửi nhiều lần góp thành số tiền lớn trong thời hạn dài mới rút ra một lần cần ưu đãi khách hàng về lãi suất loại tiền gửi thời gian dài hạn. Khoảng cách phân biệt lãi: Việc áp dụng một mức lãi suất phân biệt với các loại hình tiền gửi luôn cần thiết đối với mọi Ngân hàng. Lãi suất tiền gửi trung và dài hạn phải cao hơn đáng kể so với tiền gửi ngắn hạn để khuyến kích việc gửi tiền lâu dài, chánh dư thừa quá nhiều tiền gửi ngắn hạn gây khó khăn và mất an toàn trong kinh doanh Ngân hàng. 2. Đa dạng các hình thức huy động vốn. 2.1. Vai trò, tác dụng của đa dạng hoá. Thứ nhất, Ngân hàng có thể thu hồi tối đa nguồn vốn từ mọi đối tượng mà không phải tăng chi phí; nhu cầu gửi tiền của nhiều loại đối tượng được thoả mãn, nhờ đó Ngân hàng có thể khai thác triệt để các nguồn vốn tiềm năng mà không phải tạo thêm sự hấp dẫn bằng cách tăng lãi suất, nên chi phí huy động sẽ không tăng đáng kể. Thứ hai, Ngân hàng có thể giảm bớt khó khăn và áp lực cho vấn đề thanh toán lượng tiền rút ra: Chẳng hạn nếu Ngân hàng chủ yếu huy động tiền gửi, thì vào những thời gian nhu cầu chi tiêu tăng lên, lượng tiền rút ra lớn gây ra căng thẳng về vấn đề thanh toán trong Ngân hàng. 2.2. Các biện đa dạng hoá các hình thức huy động vốn. 2.2.1. Phát triển nhiều công cụ huy động. Một cách thức phổ biến nhất để các Ngân hàng tiến hành đa dạng hoá cơ cấu nguồn vốn của mình là phải phát triển nhiều công cụ khác nhau trong việc huy động vốn. Số lượng công cụ này tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Yên Dũng còn ít phổ biến mới có các loại tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu. Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong thời gian tới chi nhánh tích cực nghiên cứu, sử dụng các hình thức nhận tiền gửi như chứng chỉ tiền gửi, the tín dụng bằng nội hay ngoại tệ. 2.2.2. Đa dạng cách thức huy động vốn. Việc đa dạng hoá có thể bắt đầu từ việc cải tiến thích hợp một cách linh hoạt các công cụ có sẵn để huy động vốn có hiệu quả hơn. Cụ thể Ngân hàng có thể áp dụng một số hình thức mới như: Tiết kiệm gửi góp: Một số đối tượng có những khoản để giành đều đặn hàng kỳ với số lượng không lớn Ngân hàng có thể áp dụng hình thức tiết kiệm gửi góp, cho phép người gửi nhập đều đặn số tiền gửi nói trên vào tàI khoản theo từng tháng hoặc từng quý, từng năm…và tích lãi theo chuỗi liên khoản. Tiết kiệm bằng vàng. Vàng là vật mang giá chung cũng là phương tiện được sử dụng để trao đổi vì vậy cũng có thể dùng để gửi vào Ngân hàng, việc gửi trực tiếp vàng vào Ngân hàng sẽ tiết kiệm cho khách hàng thời gian và chi phí chuyển đổi từ vàng thành tiền. Việc huy động trực tiếp bằng vàng cũng giúp khắc phục được tình trạng dự trữ vàng còn phổ biến hiện nay trong dân cư, đông thời Ngân hàng lại huy động được nguồn vốn lớn. Phát triển tài khoản cá nhân, phát hành séc cá nhân, thẻ thanh toán: Việc phát triển tài khoản cá nhân, séc cá nhân, thẻ thanh toán có ý nghĩa rất quan trọng: + Trước hết các hình thức này giúp Ngân hàng thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, với chi phí trả lãi thấp. + Giảm bớt gánh nặng của việc thanh toán bằng tiền mặt, và có thể tận dụng thêm nguồn thu từ dịch vụ thanh toán. Tuy nhiên, để thực hiện được hình thức này đòi hỏi cán bộ Ngân hàng có trình độ cao về nghiệp vụ chuyên môn để chống lại những gian lận và Ngân hàng cần có quan hệ đối ngoại rộng rãi trình độ quản lý tốt. Phát triển kỳ phiếu, trái phiếu có kỳ hạn và mệnh giá đa dạng: Sự đa dạng về kỳ hạn, mệnh giá trái phiếu sẽ tạo cho người mua nhiều cơ hội đầu tư khác nhau để lựa chọn, nhờ đó Ngân hàng có thể tăng hiệu quả huy động do thoả mãn về những nhu cầu kỳ hạn khác nhau. Huy động vốn từ kỳ phiếu, trái phiếu giúp nguồn vốn ổn định chủ động hơn từ đó có thể tập trung vốn vào các dự án đầu tư trung và dài hạn theo như kế hoạch. 3. Quan tâm đến công tác tiếp thị trong Ngân hàng. 3.1. Tích cực tìm hiểu, tiếp xúc thi trường. Muốn nâng cao chất lượng huy động vốn, đảm bảo khả năng tốt nhất các nhu cầu về vốn cho vay. Chi nhánh cần tích cực hơn nữa trong việc nghiên cứu thị trường. Hiểu biết sâu sắc thị trường, lắm bắt nhu cầu của khách hàng là một yếu tố quan trọng giúp chi nhánh đưu ra được những chính sách hợp lý về sản phẩm huy động vốn và lãi suất tương ứng, cũng như đưa vào thực hiện những loại hình dịch vụ mới phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội. Việc tìm hiểu thị trường có thể thông qua hình thức thống kê điều tra và tiếp xúc trực tiếp của các cán bộ tín dụng, nhân viên của chi nhánh với khách hàng, từ đó có nhiều biện pháp để đáp ứng 3.2. Nâng cao chất lượng phục vụ củng cố uy tín Ngân hàng. Trong thị trường cạnh uy tín là rất quan trọng quyết định đến mọi hoạt động của các doanh nghiệp nói chung, Ngâc hàng nói riêng, uy tín của doanh nghiệp cao điều đó nói nêc rằng sản phẩm của doanh nghiệp là tốt, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Đối với Ngâc hàng uy tín được phản ánh ở chất lượng phục vụ như: Mức độ phong phú các sảc phẩm dịch vụ, thời gian phục vụ, thái độ phục vụ, trình độ nghiệp vụ của các bộ Ngân hàng, các tiện ích và sự thỏa mãn đối với người sử dụng. Việc nâng cao chất lượng phục vụ và củng cố uy tín, chi nhánh cần thực hiện: 3.2.1. Mở rộng các dịch vụ Ngân hàng. Chi nhánh nên tích cực nghiên cứu để mở rộng, phát triển các loại hình hoạt động dịch vụ như: + Dịch vụ tư vấn: Khách hàng đến chi nhánh có thể chưa hiểu biết rõ về các sảc phẩm dịch vụ mà chi nhánh cung ứng. Nhân viên giao dịch có thể hướng dẫn khách hàng lựa chọn hình thức dịch vụ phù hợp nhất, vừa ý nhất để khách hàng có thể gửi tiền hay đầu tư. + Dịch vụ bảo quảc: Là việc chi nhánh nhận trách nhiệm giữ hộ cho khách hàng các tài sản, giấy tờ theo yêu cầu bảo đảm an toàn bí mật. + Dịch vụ chuyển tiền nhanh: Đáp ứng nhu cầu thanh toán, chuyển tiền của dân cư và các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. + Dịch vụ tại nhà: Khách hàng có thể có nhiều nguyên nhân mà không đến được các điểm giao dịch. Thông qua dịch vụ này mà khách hàng thỏa mãc được nhu cầu của mình về gửi tiền. 3.2.2. Đào tạo nguồn nhâc lực nâng cao nghiệp vụ và phong cách phục vụ: Con người là yếu tố quan trọng hàng đầu trong sảc xuất kinh doanh quyết định đến sự ổn định, vững mạnh, nhất là đối với đơc vị mà hoạt động kinh doanh mang tính nhạy cảm như hoạt động Ngân hàng. Để có thể sử dụng tốt các phương tiện hiện đại và quan hệ tốt với các đối tác nước ngoài, cần phải nâng cao trình độ quản lý nghiệp vụ ở các phòng ban và cán bộ giao dịch trực tiếp với khách hàng. Các bộ quản lý cần phải được tuyển chọn nghiêm túc, sắp xếp nhân viên phù hợp với năng lực và trình độ chuyên môn. Cơ cấu phòng ban phải đạt được yêu cầu tinh giảc gọn nhẹ, hiệu quả phát huy tối đa năng lực của tập thể các bộ nhâc viêc trong đơn vị. Bên cạnh đó, đơn vị cần nâng cao tinh thần trách nhiệm, giáo dục thái độ phục vụ ân cần, niềm nở cho đội ngũ nhân viên, đặc biệt là các nhâc viên tại quầy giao dịch. Thái độ phục vụ chính là yếu tố tạo nên ấn tượng của khách hàng về Ngân hàng. 3.2.3. Phương thức phục vụ khách hàng. Trong công tác phục vụ khách hàng chi nhánh cần quan tâm thực hiện chế độ hợp lý về giờ giấc và thủ tục giao dịch để tạo sự thuận tiện cho khách hàng. Thủ tục giấy tờ giao dịch cần phải cải tiến theo hướng đơn giản hoá và hiệu quả khi cần nhân viên nên giải thích và giúp đỡ thực hiện những khâu thủ tục cần thiết cho khách hàng giảm bớt thời gian, chi phí giao dịch. 3.2.4. Trú trọng đầu tư đổi mới cơ sở vật chất. Để phục vụ cho công tác giao dịch với khách hàng được tốt hơn chi nhánh nên quan tâm đến đầu tư đổi mới trang thiết bị trong phạm vi cho phép như hiện đại hoá hệ thống trụ sở, trang bị đồng bộ hệ thống máy tính và phương tiện liên lạc của các địa điểm giao dich, mở rộng hệ thống mạng lưới giao dịch. III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ. Kiến nghị với Nhà nước. Hoàn thiện môi trường pháp lý. Trong các ngành nói chung, lĩnh vực Ngân hàng nói riêng cần phải có một hành lang pháp lý thật rõ ràng, chính sác: Mọi hoạt động tiền tệ tín dụng và các chế định thực hiện, các chức năng tiền tệ tín dụng cần phải được luật hoá nhất là trong thời kỳ như hiện nay, mức độ phức tạp của các hoạt động kinh tế ngày càng gia tăng. Ổn định môi trường kinh tế ở tầm vĩ mô. Môi trường kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của mọi chủ thể kinh tế đặc biệt là đổi mới hoạt động Ngân hàng. Trong công tác huy động vốn của Ngân hàng, để có thể tăng cường huy động vốn trung – dài hạn phục vụ đầu tư phát triển thì sự ổn định vĩ mô là hết sức cần thiết. Kiến nghị với Ngân hàng nông nghiệp Tỉnh Bắc Giang. + Ban hành cơ chế tổ chức hoạt động, cơ chế điều hành nguồn vốn cơ chế lãi suất phù hợp với qui mô đặc điểm của chi nhánh, nâng cao được quyền tự chủ, phân rõ trách nhiệm trong hoạt động nhằm phát huy tối đa vai trò vị thế của chi nhánh. + Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của chi nhánh theo hướng tăng thêm số phòng tín dụng, phòng giao dịch và mạng lưới huy động vốn. + Tăng cường đổi mới đầu tư cải tiến lại trụ sở làm việc tạo điều kiện tốt chỗ làm việc giao dịch với khách hàng. + Có chính sách đào tạo nhằm nâng cao trình độ, kỹ năng hoạt động của cán bộ nhất là cán bộ điều hành quản lý kinh doanh. Trên đây là một số giải pháp nhằm tạo điều kiện đến chi nhành NHNo&PTNT huyện Yên Dũng nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn. Các giải pháp nêu trên có thể chưa đầy đủ, cụ thể do sự hạn chế về trình độ và thời gian nghiên cứu nhưng hy vọng cũng sẽ đóng góp một phần nào đó cho sự phát triển của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Yên Dũng trong thời gian tới . LỜI KẾT Ngày nay, các dịch vụ Ngân hàng ngày một đa dạng phong phú và hiện đại hơn nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng cũng như yêu cầu của nền kinh tế. Tuy nhiên dù có đa dạng các nghiệp vụ, thì huy động vốn vẫn là nghiệp vụ cơ bản và trung tâm của bất cứ một Ngân hàng thương mại nào. Qui mô, chất lượng huy động vốn luôn có ảnh hưởng lớn đến khả năng mở rộng và phát triển của các hoạt động khác từ đó liên quan đến sự lớn mạnh của ca Ngân hàng. Trên đây là những vấn đề lớn mà thông qua chuyên đề em muốn đề cập và giảI quyết bằng những lý luận và bằng nghiên cứu của bản thân trong thời gian tìm hiểu thực tiễn tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Yên Dũng. Em hy vọng từ việc phân tích, đánh giá và đưa ra giảI pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn, chuyên đề này có đóng góp một phần thiết thực vào sự phát triển ổn định trong thời gian tới tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Yên Dũng. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo trong khoa NH-TC và tập thể các cán bộ ở chi nhánh NHNo&PTNT huyện Yên Dũng trong việc hoàn thành chuyên đề thực tập.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn ở chi nhánh NHNo&PTNT huyện Yên Dũng.doc
Luận văn liên quan