Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế và xu thế hội nhập, nâng cao
hiệu quả quản lý vốn lưu động trong thời điểm hiện nay là một hướng đi đúng và mang
tính sống còn không chỉ riêng đối với công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng tiêu dùng
Thế hệ mới mà còn đối với nhiều doanh nghiệp khác. Rõ ràng, một doanh nghiệp
không thể coi là hoạt động hiệu quả khi nguồn vốn lưu động ứ đọng, quay vòng chậm
và thất thoát trong quá trình hoạt động kinh doanh. Quá trình phân tích cũng cho ta
thấy nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động không phải là vấn đề đơn giản có thể giải
quyết trong một sớm một chiều mà cần phải có thời gian và cách thức cụ thể.
Trong thời gian nghiên cứu đề tài em nhận thấy tuy vẫn còn nhiều mặt chưa hoàn
thiện trong công tác quản lý vốn lưu động nhưng không thể phủ nhận rằng thời gian
qua cán bộ và nhân viên công ty đã rất cố gắng trong việc giữ cho hoạt động kinh
doanh được ổn định và từng bước nâng cao doanh số bán hàng nhằm xây dựng thương
hiệu cho mình.
Mặc dù thời gian thực tập tại công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng tiêu dùng Thế
hệ mới không nhiều nhưng nhờ có sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của các cô chú, anh chị
trong công ty với những kiến thức đã được học trong nhà trường, em phần nào hiểu
được về thực tế quá trình hình thành phát triển, thực trạng hoạt động kinh doanh cũng
như quản lý vốn lưu động của công ty.
Do kiến thức và sự hiểu biết còn hạn chế cùng thời gian thực tập chưa lâu nên bài
báo cáo của em không thể tránh khỏi những thiếu sót khuyết điểm, rất mong các thầy
cô tham gia đóng góp ý kiến, bổ sung cho em để bài khóa luận tốt nghiệp của em được
hoàn thiện hơn.
100 trang |
Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1394 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng thế hệ mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kéo theo hệ quả là thời gian quay vòng hàng tồn kho liên tục tăng. Năm 2012 thời gian
quay vòng hàng tồn kho trung bình là 179 ngày tăng 33 ngày so với năm 2011 và năm
2013 là 238 ngày tăng 59 ngày so với năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu là do công ty
chưa xác định được lượng hàng tồn kho tối ưu. Nhìn chung số vòng quay của công ty
như vậy là tương đối thấp. Điều này cho thấy công tác quản lý hàng tồn kho,khoản
mục chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn lưu động vẫn chưa thực sự được chú trọng.
Công ty cần phải có kế hoạch cắt giảm lượng hàng hóa ứ đọng, tăng nhanh tốc độ tiêu
thụ hàng hóa và xác định một quy mô nhập hàng hóa tối ưu, vừa đảm bảo cho quá
trình kinh doanh không bị gián đoạn, vừa tiết kiệm được khoản chi phí lưu kho góp
phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty.
- Tỷ suất sinh lời: chỉ tiêu này đánh giá khả năng sinh lợi của hàng tồn kho.
Giai đoạn 2011 – 2012 tỷ suất sinh lời từ hoạt động quản lý hàng tồn kho có chiều
hướng tốt lên. Cụ thể tăng từ mức âm 0,02% lên dương 0,03%, tuy mức tăng là không
đáng kể nhưng cũng là một dấu hiệu khả quan cho mức tăng lợi nhuận của công ty. Nó
cho biết trong năm 2012, cứ 100 đồng hàng tồn kho thì đem lại 0,03 đồng lợi nhuận
sau thuế cho doanh nghiệp. Số đồng lợi nhuận được tạo ra từ hàng tồn kho trong năm
2012 nhiều hơn năm 2011 là 0,05 đồng.
Giai đoạn 2012 – 2013, chỉ tiêu này lại giảm, số đồng lợi nhuận tạo ra từ hàng tồn
kho trong năm 2013 ít hơn năm 2012 là 0,06 đồng. Năm 2013 lợi nhuận ròng thu về
của công ty là âm, mặt khác lượng hàng tồn kho lại vẫn tiếp tục gia tăng với số lượng
lớn, điều này cho thấy việc dự trữ một lượng lớn hàng tồn kho không mang lại đồng
lợi nhuận nào cho công ty, thậm chí tạo ra thêm chi phí làm giảm lợi nhuận.Chứng tỏ
rằng hiệu quả sử dụng VLĐ ở khâu dự trữ của công ty năm 2013 kém hơn so với năm
Thang Long University Library
69
trước.Công ty đã không có chính sách điều chỉnh quản lý hàng tồn kho kịp thời trước
biến động của tình hình kinh doanh công ty cũng như thị trường tiêu thụ.
Nhận xét:qua ba chỉ tiêu trên có thể kết luận rằng hiệu quả quản lý hàng tồn kho
của công ty trong ba năm gần đây không được tốt, việc không tính toán được mức dự
trữ tối ưu cho hàng tồn kho, khoản mục chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong cơ cấu TSNH
mang lại cho công ty nhiều khoản chi phí phát sinh không đáng có, khả năng thanh
toán giảm sút.
2.5.3.2. Hiệu quả phải thu khách hàng
Bảng 2.7Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý khoản phải thu khách hàng
Chỉ tiêu Đơn vị
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Giá trị Giá trị
Chênh
lệch
Giá trị
Chênh
lệch
Vòng quay phải thu
khách hàng
Vòng 113,03 107,97 (5,06) 99,93 (8,04)
Thời gian quay vòng
phải thu khách hàng
Ngày 3 3 0 4 1
Tỷ suất sinh lời % (0,94) 1,57 2,51 (1,87) 3,44
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
- Vòng quay phải thu khách hàng phản ánh tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu này khá cao và có xu hướng giảm, từ mức đạt 113,03 vòng năm 2011, giảm
xuống còn 107,97 vòng năm 2012 và 99,93 vòng vào năm 2013. Thời gian quay vòng
phải thu khách hàng là chỉ tiêu đo thời gian của vòng quay khoản phải thu khách hàng,
nên khi vòng quay các khoản phải thu khách hàng giảm thì số ngày trên một vòng
quay sẽ tăng và ngược lại. Hiện tại thời gian quay vòng phải thu khách hàng của công
ty chỉ là 3 đến 4 ngày, đây là khoảng thời gian rất thuận lợi. Vòng quay phải thu khách
hàng lớn và thời gian quay vòng phải thu khách hàng nhỏ chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ
khách hàng của doanh nghiệp tốt, doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn, tuy nhiên công
ty vẫn nên chú trọng vào chỉ tiêu này để tránh hệ số này tiếp tục bị giảm. Việc công ty
có vòng quay phải thu khách hàng cao trong khi áp dụng chính sách nới lỏng hơn điều
khoản tín dụng là bởi hàng hóa mà công ty bán gia thường là sản phẩm có giá trị
không lớn, khách hàng hoàn toàn có thể thanh toán ngay mà không phải nợ thanh toán.
- Tỷ suất sinh lời: phản ánh khả năng sinh lợi của khoản phải thu khách hàng.
Giai đoạn 2011 – 2012 tỷ suất sinh lời từ phải thu khách hàng của công ty tăng từ
mức âm 0,94% lên 1,57%. Trong năm 2012 chỉ số này cho biết nếu khách hàng nợ 100
đồng thì đem lại 1,57 đồng lợi nhuận sau thuế cho doanh nghiệp. Có sự biến động tốt
70
này là do trong năm 2012 công ty kinh doanh có lãi, lợi nhuận ròng thu về tăng từ mức
âm 62.786.672 VNĐ trong năm 2011 lên mức lãi 129.802.277 VNĐ trong năm 2012.
Mức tăng của lợi nhuận ròng thu về trong năm lớn hơn mức tăng của khoản mục phải
thu khách hàng do vậy tỷ suất sinh lời của công ty trong giai đoạn này tăng.
Tuy nhiên chỉ số này trong giai đoạn 2012 – 2013 lại có chiều hướng giảm.Năm
2013, chỉ tiêu này chỉ đạt ở mức âmnên lợi nhuận mang lại cho công ty từ khoản mục
này trong năm là không có. Nguyên do là năm 2013 công ty kinh doanh không hiệu
quả, khoản doanh thu mang về không có lãi, thậm chí là lỗ. Trong khi đó khoản mục
phải thu khách hàng lại vẫn tiếp tục tăng khiến tỷ suất sinh lời giảm so với năm 2012.
Nhận xét: nhìn chung hiệu quả phải thu khách hàng là tốt với vòng quay phải thu
lớn và thời gian quay vòng nhỏ. Tuy nhiên sức sinh lời từ hoạt động này là không có
hoặc có nhưng thấp. Công ty nên có chính sách quản lý công nợ, phân tích năng lực
khách hàng một cách chi tiết, tạo lập các khoản trích lập dự phòng để góp phần
nâng cao công tác quản lý phải thu khách hàng, đem lại lợi nhuận cho công ty.
2.5.4. Thời gian luân chuyển vốn bằng tiền trung bình
Bảng 2.8Chỉ tiêu đánh giá thời gian luân chuyển vốn bằng tiền trung bình
Đơn vị: Ngày
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Giá trị Giá trị
Chênh
lệch
Giá trị
Chênh
lệch
Thời gian thu nợ trung bình 3,23 3,38 0,15 3,65 0,27
Thời gian quay vòng hàng
tồn kho trung bình
148 182 34 242 60
Thời gian trả nợ trung bình 64,15 135,91 71,76 161,29 25,38
Thời gian luân chuyển vốn
bằng tiền trung bình
87,08 49,47 (37,61) 84,36 34,89
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
Thời gian luân chuyển vốn bằng tiền trung bình: chỉ tiêu này phản ánh khoảng thời
gian doanh nghiệp thanh toán mua hàng hóa đầu vào cho đến khi doanh nghiệp thu
được tiền về. Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng đều mong muốn thời gian này ngắn
nhất vì chỉ khi nào dòng tiền thực sự quay trở lại doanh nghiệp thì kinh doanh mới
thực sự mang lại hiệu quả. Thời gian càng ngắn thì doanh nghiệp thu hồi vốn càng
nhanh.
- Thời gian thu nợ trung bình: là chỉ tiêu đo thời gian quay vòng của các khoản
phải thu. Năm 2011, chỉ tiêu ACP của công ty là 3,23 ngày thấp nhất trong vòng ba
năm trở lại đây. Chỉ số này cho biết 1 đồng bán chịu của công ty chi ra sau khoảng
Thang Long University Library
71
3,23 ngày sẽ thu hồi được. Các năm tiếp theo thời gian này liên tục được kéo dài, với
mức là 3,38 ngày năm 2012 tăng0,15 ngày so với năm 2011 và 3,65 ngày trong năm
2013 tương ứng với mức tăng 0,27 ngày so với năm 2012.Tuy số ngày tăng là không
đáng kể nhưng điều này chứng tỏ đồng vốn của công ty bỏ ra ngày càng được thu hồi
chậm, trong thời gian tới công ty cần có biện pháp quản lý dòng tiền vào, dòng tiền ra
hiệu quả hơn, rút ngắn lại thời gian luân chuyển kho trung bình, thời gian thu nợ trung
bình, tăng thời gian trả nợ trung bình. Bên cạnh đó là nghiên cứu các biện pháp để đẩy
nhanh tốc độ thu hồi công nợ như nghiên cứu kỹ khả năng tài chính của khách hàng
trước khi ký kết hợp đồng hoặc sử dụng chiết khấu trong thanh toán nhằm làm giảm
các khoản nợ phải thu, giảm tình trạng vốn bị chiếm dụng trong kinh doanh.
- Thời gian quay vòng hàng tồn kho trung bình: chỉ tiêu này phản ánh số ngày
trung bình của một vòng quay kho hay số ngày hàng hóa được lưu lại trong kho; tỷ lệ
nghịch với chỉ tiêu số vòng quay hàng tồn kho, số vòng quay hàng tồn kho càng nhỏ
thì thời gian luân chuyển kho trung bình càng cao. Hệ số này năm 2011 đạt 148 ngày
và tiếp tục tăng theo các năm, năm 2012 đạt 182 ngày và năm 2013 đạt mức 242
ngày.Thời gian một vòng quay bị kéo dài dẫn tới tốc độ luân chuyển vốn của công ty
bị chậm lại, hiện tượng vốn bị ứ đọng không đem lại khả năng sinh lời càng trầm trọng
sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của công ty.
- Thời gian trả nợ trung bình: ngày càng được kéo dài qua các năm, từ mức 64,15
ngày năm 2011 lên 135,91 ngày năm 2012 và đạt mức 161,29 ngày năm 2013. Thời
gian chiếm dụng vốn lớn sẽ giúp công ty tránh được khoản chi phí trả lãi trong thời
gian dài. Tuy nhiên công ty cũng cần chú ý tới thời gian trả nợ bởi nếu kéo dài thời
gian nợ sẽ dễ dàng làm mất đi uy tín của doanh nghiệp đối với nhà cung cấp hay các
đối tượng cho vay khác.
Nhận xét: qua việc đánh giá các chỉ tiêu qua các năm từ 2011 – 2013 tại công ty
cổ phần xuất nhập khẩu Hàng tiêu dùng Thế hệ mới ta có thể rút ra nhận xét như sau:
Nhìn chung công tác quản lý của công ty vẫn chưa được tốt, với thời gian thu nợ
trung bình và thời gian quay vòng hàng tồn kho trung bình kéo dài khiến cho đồng vốn
của công ty bỏ ra bị thu hồi chậm.
Giai đoạn từ 2011 – 2012: thời gian luân chuyển vốn bằng tiền trung bình giảm
37,61 ngày. Năm 2011, thời gian luân chuyển vốn bằng tiền của công ty là 87,08 ngày,
dài hơn so với thời gian phải trả nợ trung bình chỉ là 64,15 ngày, điều này gây khó
khăn cho công tác huy động vốn và hoạt động trả nợ của công ty. Trái lại, năm 2012
số thời gian luân chuyển vốn bằng tiền là 49,47 ngày, trong khi đó thời gian trả nợ
trung bình của công ty là 135,91 ngày, cho thấy khả năng chiếm dụng vốn cả công ty.
Việc chiếm dụng vốn giúp công ty không phải chi trả cho các khoản lãi vay, tuy nhiên
72
thời gian trả nợ quá dài sẽ làm công ty mất đi uy tín cũng như sự tin tưởng đối với nhà
cung cấp, các đối tác kinh doanh hay những nhà cho vay tín dụng.
Năm 2013 là năm mà tất cả các chỉ tiêu đều không được tốt, cả thời gian thu nợ
trung bình, thời gian quay vòng hàng tồn kho trung bình, thời gian luân chuyển vốn
bằng tiền của công ty đều được kéo dài cho thấy công tác quản lý và sử dụng vốn của
công ty kém hiệu quả. Trong thời gian tới công ty cần có biện pháp quản lý dòng tiền
vào và dòng tiền ra hiệu quả hơn, rút ngắn thời gian luân chuyển kho trung bình, thời
gian thu nợ, tăng thời gian trả nợ trung bình góp phần cải thiện thời gian luân chuyển
vốn bằng tiền, nâng cao khả năng sinh lời và tối ưu hóa lợi nhuận.
2.5.5. Ứng dụng phương pháp Dupont để phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động
Sử dụng phương pháp phân tích Dupont để đánh giá hiệu quả quản lý VLĐ của
công ty Xuất nhập khẩu Hàng tiêu dùng Thế hệ mới ta xem xét sự ảnh hưởng của ROS
tới tỷ suất sinh lời của VLĐ và ảnh hưởng của vòng quay vốn lưu động đến tỷ suất
sinh lời vốn lưu động.
Bảng 2.9Ảnh hưởng của ROS đến tỷ suất sinh lời vốn lưu động
Chỉ tiêu
Năm 2011
Năm
2012 Chênh
lệch
Năm
2012
Năm
2013 Chênh
lệch Tỷ trọng
(%)
Tỷ trọng
(%)
Tỷ trọng
(%)
Tỷ trọng
(%)
ROS (0,83) 1,46 2,29 1,46 (1,87) (3,33)
Vòng quay VLĐ 2,33 2,33 - 1,71 1,71 -
Tỷ suất sinh lời
VLĐ
(1,93) 3,40 5,33 2,50 (3,20) (5,70)
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
- Năm 2011 – 2012: ta thấy rằng năm 2012 công ty quản lý tốt chi phí nên chi phí
của năm 2012 giảm so với năm 2011 là 11.033.987 VNĐ, trong khi đó doanh thu tạo
ra lớn hơn so với năm 2011 nên chỉ tiêu ROS tăng 2,29% tức là 100 đồng doanh thu
thuần năm 2012 tạo ra nhiều lợi nhuận hơn so với 2011 là 2,29 đồng. Vì vậy tỷ suất
sinh lời trên vốn lưu động tăng 5,33%.
- Năm 2012 – 2013: trái lại, năm 2013 tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh
của công ty có chiều hướng xấu đi. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu của công ty giảm
xuống mức âm 1,87% nguyên do là mức tăng của chi phí trong năm lớn hơn mức tăng
của doanh thu dẫn tới giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Với mức
giảm 3,33% của chỉ tiêu ROS tương ứng với 100 đồng doanh thu thuần tạo ra trong
năm 2013 sẽ mang lại ít hơn 3,33 đồng lợi nhuận so với năm 2012. Tỷ suất sinh lời
Thang Long University Library
73
vốn lưu động do vậy cũng có xu hướng giảm đi 5,70%. Điều này cho thấy khả năng
quản lý doanh thu và chi phí của công ty trong năm 2013 chưa được tốt.
Để nâng cao cũng như cải thiện chỉ tiêu tỷ suất sinh lời vốn lưu động thì trong thời
gian tới công ty cần phải có chiến lược cụ thể nhằm đổi mới cách thức quản lý cũng
như có những biện pháp để khắc phục tình trạng trên sao cho việc sử dụng các nguồn
lực đạt hiệu quả nhất.
Bảng 2.10Ảnh hưởng của vòng quay VLĐ đến tỷ suất sinh lời vốn lưu động
Chỉ tiêu
Năm
2011
Năm
2012 Chênh
lệch
Năm
2012
Năm
2013 Chênh
lệch Tỷ trọng
(%)
Tỷ trọng
(%)
Tỷ trọng
(%)
Tỷ trọng
(%)
ROS (0,83) (0,83) - 1,46 1,46 -
Vòng quay VLĐ 2,33 1,71 (0,62) 1,71 1,49 (0,22)
Tỷ suất sinh lời
VLĐ
(1,93) (1,42) 0,51 2,50 2,18 (0,32)
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
- Năm 2011 – 2012: với chỉ tiêu ROS không đổi duy trì ở mức âm, trong khi số
vòng quay vốn lưu động được điều chỉnh giảm từ mức 2,33 vòng xuống còn 1,71
vòng. Điều này giúp tỷ suất sinh lời vốn lưu động của công ty trong năm 2012 được
cải thiện, tăng 0,51% so với năm 2011. Dựa vào chỉ số này ta có thể đánh giá năm
2012 là năm công ty quản lý hoạt động kinh doanh có hiệu quả, một đồng vốn lưu
động tạo ra ngày càng nhiều doanh thu thuần. Việc giảm bớt vòng quay vốn lưu động
trong tình trạng doanh thu mang lại không tạo ra được lợi nhuận ròng.
- Năm 2012 – 2013: giai đoạn này hiệu suất sử dụng vốn lưu động vẫn tiếp tục
giảm với mức giảm là 0,22 lần, nguyên nhân trong năm 2013 doanh thu mang lại từ
hoạt động kinh doanh của công ty bị giảm, bên cạnh đó số lượng vốn lưu động được
huy động lại vẫn gia tăng. Điều này đồng nghĩa với việc trong năm 2013 doanh thu
thuần được tạo ra từ một đồng vốn lưu động ít hơn so với năm 2012 là 0,22 lần. Hiệu
suất sử dụng vốn lưu động hay số vòng luân chuyển vốn lưu động giảm thì công ty
càng có nhu cầu gia tăng về vốn lưu động, hay nói cách khác tình hình tài chính của
công ty đang chuyển biến theo chiều hướng xấu đi.
Nhận xét: qua cả hai trường hợp ta có thể thấy rằng tỷ suất sinh lời vốn lưu động
đều tăng nhẹ trong năm 2012 và có xu hướng giảm trong năm 2013. Trong hoàn cảnh
giá cả hàng hóa đầu vào tăng cùng với đó là tình hình thị trường có nhiều biến động
không thuận lợi, người tiêu dùng có xu hướng thắt chặt chi tiêu hơn thì việc doanh thu
74
của công ty giảm là điều dễ hiểu. Nhất là khi công ty lại kinh doanh trong lĩnh vực đồ
gia dụng, một lĩnh vực có mức độ cạnh tranh giữa các thương hiệu là tương đối
cao.Công ty nên tìm ra cách thức tối ưu nhất để cải thiện được tình trạng này, tối giản
hóa các khoản chi phí phát sinh không cần thiết, làm tăng vòng quay vốn lưu độngtừ
đó gia tăng khả năng sinh lời vốn lưu động.
2.6. Đánh giá thực trạng hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty Cổ phần
Xuất nhập khẩu Hàng tiêu dùng Thế hệ mới giai đoạn 2011 – 2013.
a, Thực trạng hiệu quả quản lý vốn lưu động
Qua quá trình tìm hiểu thực tế tại công ty và những nghiên cứu, phân tích trên em
nhận thấy công ty tồn tại một số vấn đề như sau:
Biến động và kết cấu vốn lưu động
Vốn lưu động có xu hướng ngày càng gia tăng, lưu ý nhất là sự gia tăng của hàng
tồn kho.Khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu vốn lưu động dẫn tới phát
sinh nhiều chi phí, thêm vào đó lại có tính thanh khoản thấp khó chuyển đổi thành tiền
vì vậy khi chiếm tỷ trọng lớn trong vốn lưu động sẽ làm giảm khả năng thanh toán
ngắn hạn của công ty.
Khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty trong 3 năm đều >1, cho thấy TSNH
của công ty có khả năng để trang trải các khoản nợ ngắn hạn tuy nhiên với tình trạng
hoạt động kinh doanh không được tốt như hiện nay thì hệ số này đang có chiều hướng
giảm.Về lâu dài sẽ ảnh hưởng xấu tới khả năng trả nợ của công ty.
Nhìn chung khả năng thanh toán còn tương đối kém với khả năng thanh toán nhanh
và thanh toán tức thời tuy có hệ số dương nhưng đều < 1.
Tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Vốn lưu động luân chuyển chậm, thời gian quay vòng vốn dài. Chứng tỏ công ty
đang gặp vấn đề trong cách thức quản lý, hiệu quả quản lý vốn ngày càng giảm, hàng
hóa bị ứ đọng, tăng các khoản chi phí phát sinh dẫn tới giảm khả năng sinh lời.
Quản lý tiền
Chưa áp dụng phương pháp tính toán khoa học để xác định mức tiền mặt tối ưu cần
dự trữ cũng như nhu cầu vốn lưu động hàng năm.Điều này làm giảm hiệu quả sử dụng
VLĐ của công ty.
Quản lý hàng tồn kho
Hàng tồn kho lớn, công ty lại chưa xác định mức dự trữ tồn kho tối ưu trong khi đó
vòng quay hàng tồn kho giảm chứng tỏ lượng hàng tồn kho ứ đọng nhiều.Điều này
làm nảy sinh tình trạng ứ đọng vốn. VLĐ không vận động kéo theo khả năng sinh lời
của công ty giảm.
Thang Long University Library
75
Công ty cũng không lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nên khi hàng tồn kho
tăng lên mà gặp rủi ro như: hàng hóa giảm chất lượng, mẫu mã không phù hợp nhu cầu
thị trườngcông ty sẽ rơi vào tình trạng khó khăn về nhu cầu VLĐ, biến động xấu về
cơ cấu vốn.
Quản lý phải thu khách hàng
Nhìn chung hiệu quả phải thu khách hàng là tốt, tốc độ thu hồi nợ nhanh với vòng
quay phải thu lớn và thời gian quay vòng nhỏ. Tuy nhiên, trường hợp khoản phải thu
khách hàng tăng trong khi công ty chưa có quỹ dự phòng khoản phải thu khó đòi có
thể làm tổn thất cho công ty. Trong năm tới công ty nên xem xét có thêm khoản trích
lập dự phòng này để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với nợ bị khách
hàng chiếm dụng.
b, Nguyên nhân
Sở dĩ tồn tại những nhược điểm trên bên cạnh những nguyên nhân chủ quan do
chính sách quản lý của công ty, trình độ đội ngũ nhân viên còn hạn chế còn do tác
động của những nhân tố khách quan như sau:
Thứ nhất, nền kinh tế thế giới đầy biến động và không ổn định
Giai đoạn 2011 – 2013 nền kinh tế Thế giới suy thoái, đối mặt với nhiều khó khăn
và thách thức; giá dầu thô, giá vàng và các mặt hàng lương thực, thực phẩm, nguyên
vật liệu trên thị trường quốc tế tăng cao; thị trường chứng khoán sụt giảm; khủng
hoảng nợ công xảy ra ở nhiều nước thuộc khối EU; Hoạt động đầu tư trì trệ cùng
với xuất khẩu giảm ở hầu hết các nền kinh tế dẫn đến tăng trưởng giảm sútgây ra
những tác động tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam nói chung, và công ty nói riêng.
Trong nước thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, tốc độ tăng trưởng kinh tế liên
tục giảm (với mức tăng năm 2011 là 5,89%, năm 2012 là 5,03% và năm 2013 là
5,42%) dẫn đến hàng tồn kho ở mức cao. Bên cạnh đó là bất lợi về sự biến động tỷ giá
và lãi suất vay, lạm phát tăng cao khiến nhiều doanh nghiệp bị phá sản.Là một doanh
nghiệp thương mại, trực tiếp nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài lại chỉ vừa mới được
thành lập công ty Xuất nhập khẩu Hàng tiêu dùng Thế hệ mới cũng bị ảnh hưởng
không nhỏ.
Thứ hai, chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước thay đổi
Các chính sách vĩ mô của Nhà nước gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử
dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng của doanh nghiệp. Việc thực hiện chính
sách tài khóa nới lỏng tuy có đạt được một số thành tựu nhưng cũng làm phát sinh một
số các bất cập như lạm phát tăng cao, thâm hụt cán cân thương mại, gây áp lực lên
thị trường tiền tệ, khiến cho hoạt động huy động vốn của các doanh nghiệp nói chung
và công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng tiêu dùng Thế hệ mới nói riêng gặp nhiều
khó khăn.
76
Thứ ba, thủ tục pháp lý của Nhà nước còn nhiều bất cập
Nhà nước đã ban hành những quy định về quản lý tài chính doanh nghiệp nói
chung và quản lý vốn lưu động nói riêng, nhưng những nguyên tắc này khi đưa vào
thực tế còn xảy ra nhiều bất cập và không hợp lý. Hành chính còn rườm rà, hệ thống
luật pháp còn nhiều kẽ hở khiến cho Công ty gặp nhiều bất lợi trong quá trình hoạt
động sản xuất kinh doanh cũng như quản lý nguồn vốn lưu động.
Có thể tóm lại trong giai đoạn 2011 – 2013 tình hình kinh doanh của công ty chưa
được tốt, lợi nhuận đạt được thường ở mức âm, chiều hướng sử dụng vốn vay ngày
càng cao, cách thức quản lý vốn lưu động vẫn còn nhiều bất cập, Như vậy, dù có
nhiều cố gắng trong việc quản lý tài chính nói chung và quản lý, sử dụng vốn lưu động
nói riêng, công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng tiêu dùng Thế hệ mới vẫn còn nhiều
hạn chế, gây khó khăn cho sự phát triển của công ty. Bên cạnh một số yếu tố nằm
trong tầm kiểm soát vẫn có những yếu tố khiến công ty gặp khó khăn trong việc khắc
phục đòi hỏi phải có những biện pháp giải quyết kịp thời.
Thứ năm,môi trường đối thủ cạnh tranh
Khi xu hướng của người Việt không chỉ muốn không gian bếp là nơi ấm cúng, lịch
sự mà còn tiện nghi, sang trọng thì thị trường thiết bị nhà bếp sẽ là “miếng bánh” cực
kỳ béo bở. Điều này dẫn đến một hệ quả là một sự cạnh tranh gay gắt đã và đang diễn
ra giữa các thương hiệu thiết bị nhà bếp có mặt tại Việt Nam. Có thể nói “miếng bánh”
thị phần đang là bài toán nan giải không chỉ giữa các thương hiệu mà còn là sự cạnh
tranh khốc liệt của các đơn vị phân phối trong đó có công ty cổ phần Xuất nhập khẩu
Hàng tiêu dùng Thế hệ mới. Có thể chia thị trường cung cấp các thiết bị nhà bếp nói
riêng và đồ gia dụng nói chung thành 5 đối tượng phân phối chính: các siêu thị điện
máy; các showroom chuyên cung cấp các thiết bị nhà bếp nhập khẩu; các cửa hàng
gas; đại lý chuyên cung cấp đồ gia dụng, bếp ga; các cửa hàng tủ bếp. Trong một môi
trường kinh doanh nhiều đối thủ cạnh tranh như vậy, công ty cần phải phân khúc thị
trường mục tiêu rõ ràng, có những chiến lược giá nhằm thu hút khách hàng.
Tóm lại: qua quá trình phân tích cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công
ty trong thời gian vừa qua gặp khó khăn theo chiều hướng sử dụng vốn vay ngày càng
cao, lợi nhuận của công ty âm,Bên cạnh đó công tác quản lý sử dụng vốn lưu động
của công ty cũng còn tồn tại rất nhiều hạn chế cần tiếp tục được khắc phục như: hàng
tồn kho dự trữ nhiều, không có dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng nợ phải thu
khó đòi,Để cải thiện được những khó khăn trên, nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng
vốn lưu động của công ty, qua kiến thức và quá trình thực tế tại công ty trong thời gian
qua em xin đề xuất một số giải pháp.Vấn đề này sẽ được trình bày ở chương 3.
Thang Long University Library
77
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN
LÝ VỐN LƯU ĐỘNG
3.1. Định hướng phát triển của công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng tiêu
dùng Thế hệ mới
Trên cơ sở phân tích những kết quả đã đạt được và những khó khăn tồn tại cùng
với những nhận định về những cơ hội đan xen với thách thức trong những năm
tới.Ngoài những giải pháp ngắn hạn công ty cần phải có tầm nhìn với những giải pháp
trung và dài hạn nhằm đáp ứng sự đổi mới không ngừng của nền kinh tế thị trường.
Sau đây là một số những định hướng phát triển cũng như mục tiêu chiến lược của công
ty trong thời gian tới:
3.1.1. Định hướng phát triển
Tìm ra cơ hội trong khó khăn thử thách là điều mà các doanh nghiệp nói chung và
công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng tiêu dùng Thế hệ mới nói riêng đang cố gắng để
từng bước thực hiện. Phương hướng mà công ty đề ra là:
- Tiếp tục củng cố, xây dựng bộ máy của công ty, nâng cao hiệu quả hoạt động của
các phòng ban. Thông qua việc hoàn thiện, ban hành và áp dụng các quy chế quản lý
nội bộ để từng bước nâng cao năng lực của công ty trong công tác quản lý cũng như
điều hành mọi hoạt động kinh doanh.
- Giữ mối quan hệ tốt với các nhà đầu tư, nhà cung cấp cũ. Bên cạnh đó cũng tìm
kiếm các nhà cung cấp mới có uy tín chất lượng để giảm thiểu chi phí nhưng vẫn đảm
bảo chất lượng, tạo sự chủ động cho đầu vào của hàng hóa cũng như chủ động trong
kinh doanh.
- Tạo uy tín cũng như xây dựng và phát triển thương hiệu bằng những sản phẩm và
dịch vụ có chất lượng cao đúng với cam kết, mở rộng thị trường và chiếm lĩnh thị
phần. Để làm được như vậy công ty cần phải sử dụng thông tin và tri thức một cách
chọn lọc và có hiệu quả để phục vụ cho hoạt động kinh doanh.Chia sẻ và học hỏi kinh
nghiệm của các doanh nghiệp khác trong và ngoài nước.
- Chú trọng vào các chính sách hậu mãi nhằm giữ chân nhóm khách hàng lâu năm
và đẩy mạnh tìm kiếm nhóm khách hàng tiềm năng.
- Nhận thấy tầm quan trọng của nhân tố con người, yếu tố mang tính quyết định sự
thành công hay thất bại của bất kỳ một tổ chức nào công ty đã có những chính sách đãi
ngộ chăm lo cho đời sống người lao động cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Tổ chức các
đợt đào tạo chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng cho nâng viên.
- Đảm bảo kinh doanh có lãi, tốc độ tăng trưởng ổn định.
78
3.1.2. Mục tiêu chiến lược
- Phấn đấu năm 2014 doanh thu thuần tăng 13% so với năm 2013 đạt mức
11.044.404.260 VNĐ và các năm tiếp theo mỗi năm doanh thu thuần sẽ tăng 10% so
với năm trước.
- Hiện tại công ty mới chỉ có thị trường tiêu thụ sản phẩm tại miền Bắc và trong
thời gian tới sẽ mở rộng tới Thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn trên toàn
quốc. Đây hứa hẹn sẽ là một thị trường mang lại doanh thu cao cho công ty nhưng
cũng không thiếu những thách thức mới.
- Không ngừng nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên đưa công ty phát
triển toàn diện, đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
Để đạt được các mục tiêu đã đề ra thì trong thời gian tới công ty cần có những giải
pháp hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn nói chung và nguồn vốn lưu
động nói riêng.
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty cổ phần
Xuất nhập khẩu Hàng tiêu dùng Thế hệ mới.
Qua việc phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động trong công ty cổ phần Xuất nhập
khẩu Hàng tiêu dùng Thế hệ mới, ta thấy tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả
quản lý vốn đối với hiệu quả tổng thể của công ty là nhằm mục đích tối đa hóa lợi
nhuận.Mặt khác, do đặc điểm là một doanh nghiệp chuyên nhập khẩu và phân phối
hàng hóa nên vốn lưu động chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn.Vốn cố định
chỉ dùng để đầu tư vào trang thiết bị văn phòng, phương tiện chuyên chở nhằm phục
vụ cho việc luân chuyển hàng hóa.Nên việc đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả quản lý vốn là hết sức cần thiết.Sau đây là một số giải pháp nâng cao hiệu quả
quản lý vốn lưu động tại công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng tiêu dùng Thế hệ mới.
3.2.1. Xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cho doanh nghiệp
Phương pháp xác định gián tiếp
Bước 1: Dự kiến doanh thu thuần trong kỳ tiếp theo
Mặc dù vẫn phải đối mặt với những biến động của tình hình khu vực và thế giới,
nhưng với sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu cùng với các nhóm giải pháp của
Chính phủ được dự báo sẽ mang lại tác động tích cực tới nền kinh tế Việt Nam năm
2014.Với chỉ số giá tiêu dùng kỳ vọng đạt 6% - 6,5%, GDP tăng khoảng 5,8% - 6%,
lãi suất ngân hàng tiếp tục giảm, thủ tục cho vay đơn giản hóa cho, sức mua trong
nước được cải thiện. Cùng với đó là những nỗ lực của công ty trong việc thay đổi
chính sách quản lý thì theo dự kiến doanh thu thuần của công ty trong năm 2014 có thể
kỳ vọng đạt tỷ lệ tăng trưởng là 13% so với năm 2013. Do vậy ta có thể xác định được
doanh thu thuần dự kiến cho năm 2014 là 11.044.404.260 VNĐ.
Bước 2: Xác định vòng quay VLĐtheo công thức
Thang Long University Library
79
𝑽ò𝒏𝒈 𝒒𝒖𝒂𝒚 𝒗ố𝒏 𝒍ư𝒖 độ𝒏𝒈 =
𝑫𝒐𝒂𝒏𝒉 𝒕𝒉𝒖 𝒕𝒉𝒖ầ𝒏
∑ 𝑽ố𝒏 𝒍ư𝒖 độ𝒏𝒈
Dựa vào bảng báo cáo kết quả kinh doanh ta có: năm 2013 doanh thu thuần là
8.495.695.586 VNĐ, vốn lưu động sử dụng là 5.711.391.224 VNĐ nên vòng quay vốn
lưu động công ty đạt được năm 2013 là 1,49 vòng. Với mức kỳ vọng tăng trưởng đạt
13% trong năm 2014, để đồng vốn của công ty tạo ra ngày càng nhiều doanh thu thuần
thì vòng quay vốn lưu động phải tăng. Mức tăng được dự đoán khoảng 1,68 vòng.
Bước 3:Xác định nhu cầu vốn lưu động năm 2014 của công ty:
𝑁ℎ𝑢 𝑐ầ𝑢 𝑉𝐿Đ =
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 𝑑ự 𝑘𝑖ế𝑛
𝑆ố 𝑙ầ𝑛 𝑙𝑢â𝑛 𝑐ℎ𝑢𝑦ể𝑛 𝑉𝐿Đ
Áp dụng công thức trên ta có như sau:
𝑁ℎ𝑢 𝑐ầ𝑢 𝑉𝐿Đ 𝑛ă𝑚 2014 =
11.044.404.260
1,68
= 6.574.050.155
Như vậy, nhu cầu VLĐ dự kiến của công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng tiêu
dùng Thế hệ mới trong năm tài chính 2014 là khoảng 6.574.050.155 VNĐ.Với phương
pháp này cách thức thực hiện tuy đơn giản nhưng độ chính xác của kết quả thu về lại
không cao do số liệu dùng để tính toán(doanh thu thuần và số lần luân chuyển vốn lưu
động)là số liệu ước tính, mang tính chủ quan của người lập báo cáo.
Xác định tỷ lệ phần trăm của từng khoản mục trong cơ cấu VLĐ so với doanh thu
thuần trong báo cáo kết quả kinh doanh. Trên cơ sở đó, xác định tỷ lệ nhu cầu VLĐ so
với doanh thu thuần.
Dựa vào các bước tiến hành trên ta sẽ áp dụng để xác định cụ thể nhu cầu VLĐ cho
từng khoản mục của công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng tiêu dùng Thế hệ mới
trong năm 2014.
Công thức tính số dư bình quân các khoản mục trong bảng cân đối kế toán như sau:
𝑆ố 𝑑ư 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 =
𝑆ố 𝑑ư đầ𝑢 𝑘ỳ + 𝑆ố 𝑑ư 𝑐𝑢ố𝑖 𝑘ỳ
2
80
Bảng 3.1Số dư bình quân các khoản mục của công ty năm 2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
Tài sản Số dư bình quân Nguồn vốn Số dư bình quân
A. TÀI SẢN NGẮN
HẠN
5.465.065.679 A. NỢ PHẢI TRẢ 4.541.843.851
I. Tiền và các tài khoản
tương đương tiền
934.947.550 I. Nợ ngắn hạn 4.486.843.851
II. Các khoản phải thu 124.259.454 1. Vay ngắn hạn 800.000.000
III. Hàng tồn kho 4.331.012.890 2. Phải trả người bán 3.542.483.494
IV. Tài sản ngắn hạn
khác
74.845.785
3. Người mua trả tiền
trước
94.222.419
4. Phải trả người lao
động
49.630.326
5. Các khoản phải trả
ngắn hạn khác
507.612
II. Nợ dài hạn 55.000.000
B. Tài sản dài hạn 485.361.791 B. Vốn chủ sở hữu 1.408.583.619
Tổng cộng 5.950.427.470 Tổng cộng 5.950.427.470
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
Dựa vào báo cáo kết quả kinh doanh của công ty ta có doanh thu thuần của công ty
năm 2013 là 8.495.695.586 VNĐ. Qua đó có thể tính toán được tỷ lệ phần trăm các
khoản mục có mối quan hệ chặt chẽ với doanh thu thuần năm 2013 như sau:
Bảng 3.2Bảng tính toán tỷ lệ các khoản mục so với doanh thu thuần
Đơn vị tính: %
TÀI SẢN
Tỷ lệ trên
doanh thu
NGUỒN VỐN
Tỷ lệ trên
doanh thu
1. Tiền và các tài khoản
tương đương tiền
11 1. Vay ngắn hạn 9,42
2. Các khoản phải thu 1,46 2. Phải trả người bán 41,7
3. Hàng tồn kho 50,98 3. Người mua trả tiền trước 1,11
4. Tài sản ngắn hạn khác 0,88 4. Phải trả người lao động 0,58
Tổng cộng 64,32 Tổng cộng 52,81
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
Thang Long University Library
81
Từ kết quả bảng trên ta tính toán được nhu cầu vốn lưu động cho từng khoản mục:
- Nhu cầu VLĐ cho tiền và các khoản tương đương tiền:
11.044.404.260 * 11% = 1.214.884.469 (đồng)
- Nhu cầu VLĐ cho các khoản phải thu:
11.044.404.260 * 1,46% = 161.248.302 (đồng)
- Nhu cầu VLĐ cho hàng tồn kho:
11.044.404.260 * 50,98% = 5.630.437.292 (đồng)
- Nhu cầu VLĐ cho tài sản ngắn hạn khác:
11.044.404.260 * 0,88% = 97.190.757 (đồng)
3.2.2. Tăng cường quản lý vốn bằng tiền
Hiện tại khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền của công ty đươc sử dụng
chủ yếu vào các hoạt động thanh toán với các đối tác, các khoản phát sinh trong hoạt
động kinh doanh và trả lương nhân viên.Đa số các nghiệp vụ này đều được thực hiện
qua hệ thống ngân hàng nên khoản tiền gửi ngân hàng của công ty luôn chiếm tỷ trọng
cao trong khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền.
Qua bảng cân đối kế toán có thể thấy lượng tiền dự trữ của công ty thấp so với nhu
cầu thanh toán, trong khi đó nợ ngắn hạn lại cao, doanh nghiệp đang trong tình trạng
khá căng thẳng về khả năng thanh toán. Giảm nợ có thể giúp công ty giảm được những
khoản trả lãi lớn và sự phụ thuộc. Tuy nhiên nếu công ty không đi vay nợ mà nhu cầu
vốn lưu động tăng câu hỏi đặt ra là làm thế nào để có thể bù đắp được sự thiếu hụt đó.
Muốn vậy công ty phải nhanh chóng thu hồi nợ và giải quyết các khoản tồn kho.
Công ty hiện không có khoản đầu tư tài chính ngắn hạn nào làm giảm tính linh hoạt
trong thanh toán. Thời gian tới, khi thị trường chứng khoán dần phục hồi đi vào ổn
định mà mức dự trữ tiền mặt vượt quá mức tối ưu, công ty nên suy nghĩ tới việc đầu tư
vào chứng khoán có tính thanh khoản cao để nhằm mục đích sinh lợi và cũng là một
cách để bổ sung vào lượng vốn thiếu hụt. Ngược lại nếu nhu cầu tiền mặt lớn mà mức
dự trữ tiền mặt tại quỹ không đủ cho thanh toán công ty có thể bán chứng khoán có
khả năng thanh khoản để bổ sung lượng cho lượng tiền mặt tại công ty.
Để quản lý vốn bằng tiền một cách có hiệu quả thì việc xác định mức dự trữ tối ưu
là rất cần thiết.Như đã trình bày ở chương 1, công ty có thể sử dụng mô hình quản lý
tiền mặt Baumol hoặc mô hình Miller Orr để xác định mức dự trữ tiền mặt hợp lý.
Áp dụng mô hình Baumol mức dự trữ tiền tối ưu năm 2014xác định như sau:
Để xác định nhu cầu về tiền trong năm kế hoạch sẽ dựa trên lượng tiền thực tế phát
sinh của năm báo cáo với tỷ lệ lạm phát ở mức 6,04% (theo Tổng cục thống kê năm
2013). Từ đó xác định được nhu cầu về tiền trong năm 2013 của công ty là:
Nhu cầu về tiền năm 2013 = Lượng tiền phát sinh thực tế năm 2013 × Tỷ lệ lạm phát
= 570.741.231 × (1+6,04%) = 605.214.001VNĐ
82
Chi phí giao
dịch chứng
khoán
Loại giao dịch/Giá trị giao dịch
- Dưới 100 triệu đồng: 0,35%
- Từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng: 0,3%
- Từ 300 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng: 0,25%
- Từ 500 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng: 0,2%
- Từ 1 tỷ đồng trở lên: 0,15%
- GD trái phiếu: 0,1%
Biểu phí giao
dịch chứng
khoán của công
ty chứng khoán
ACB (ACBS)
(Nguồn: acbs.com.vn – vietstock.vn – bảng cân đối kế toán công ty)
Theo mô hình Baumol, công ty có thể sử dụng công thức sau để tính số dư tiền mặt
tối ưu. Với lãi suất chứng khoán ngắn hạn trên thị trường năm 2014 là 7,8%/ năm
𝑪∗ = √
2 × 𝑇 × 𝐹
𝐾
= √
2 × 605.214.001 × (0,2% × 605.214.001)
7,8%
= 137.053.982
Nhận xét:
Vậy năm 2013, công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng tiêu dùng Thế hệ mới đã dự
trữ thừa một lượng tiền mặt là: 570.741.231 – 137.053.982 = 433.687.249 (đồng)
Nếu công ty dùng số tiền thừa 433.687.249 VNĐ đem đầu tư vào chứngtrái phiếu
kho bạc nhà nước (đây là loại chứng khoán phi rủi ro) thì lợi nhuận công ty có thể thu
được khi bán trái phiếu là: (biết rằng đây là trái phiếu có thời hạn 1 năm, lãi suất 7,4%
theo nguồn của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội)
433.687.249 × 7,4% = 32.092.856 (đồng)
3.2.3. Tăng cường quản lý để giảm thấp lượng hàng tồn kho của công ty
Như đã phân tích ở chương 2, bởi công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng tiêu dùng
Thế hệ mới là doanh nghiệp thương mại kinh doanh mặt hàng nhập khẩu từ nước
ngoài nên để đảm bảo cho quá trình kinh doanh không bị gián đoạn đồng thời hạn chế
những biến động bất thường của nguồn cung cấp nên công ty luôn dự trữ hàng hóa ở
mức lớn. Mặt khác hàng tồn kho từ trước đến nay luôn được coi là “vốn chết” của
doanh nghiệp nên việc dự trữ hàng hóa này ở mức cao khiến công ty luôn phải đối mặt
với mức độ rủi ro cao. Giai đoạn từ 2011 – 2013 tốc độ quay vòng hàng tồn kho của
công ty chậm và có xu hướng giảm khiến cho thời gian quay vòng tiền kéo dài ảnh
hưởng đến hiệu quả kinh doanh chung của toàn công ty. Bởi vậy, việc cấp thiết mà
công ty cần làm đó là có phương pháp quản lý hàng tồn kho thật tốt, như là:
Thứ nhất: Đảm bảo cả chất và lượng cho hàng hóa nhập kho. Sản phẩm nhập về
phải đạt tiêu chuẩn ký kết, đảm bảo đủ về số lượng (nếu nhập về với số lượng quá lớn
sẽ gây ứ đọng vốn, công ty phải mất thêm khoản chi cho chi phí lưu kho, chi phí bảo
quản, ngược lại nếu như nhập với số lượng ít sẽ không đáp ứng được hoạt động kinh
doanh, giảm doanh thu), giao hàng đúng thời gian trong hợp đồng mua hàng.
Thang Long University Library
83
Thứ hai: thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường hàng hóa nhập mua
cũng như nhà cung cấp để kịp thời điều chỉnh nếu có sự biến động về giá cả thị trường
hay tìm ra nhà cung cấp mới chất lượng tốt, lượng hàng ổn định và nhiều ưu đãi hơn.
Điều này giúp công ty chủ động hơn trong việc bảo toàn vốn lưu động, tránh được
những khoản chi không đáng có.
Thứ ba: thường xuyên kiểm kê lượng hàng tồn kho, xác định mức độ thừa thiếu
qua mỗi đợt hàng để từ đó nhà quản trị có thể điều chỉnh lượng hàng nhập cho phù hợp
hơn trong những đợt hàng tiếp theo. Cũng như bảo quản tốt lượng hàng hóa tồn đọng
trong kho và có kế hoạch lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Thứ tư: và cũng là bài toán khó nhất đối với các doanh nghiệp đó là số lượng đặt
hàng bao nhiêu là hợp lý, tránh trường hợp dự trữ quá lớn khiến chi phí bảo quản tăng
cao, vừa tránh tình trạng thiếu hàng hóa đầu vào khiến việc kinh doanh gián đoạn.
Để xác định mức dự trữ hàng tồn kho tối ưu, công ty có thể áp dụng mô hình EOQ.
Sau đây, giả sử ta đi tính toán mức dự trữ tối ưu cho sản phẩm chảo chống dính (Mã
số: C200129) được công ty nhập khẩu từ Phần Lan (coi một năm có 365 ngày).
Năm 2013 trung bình một ngày, chuỗi 3 siêu thị Ricmart của công ty cổ phần Xuất
nhập khẩu Hàng tiêu dùng Thế hệ mới bán ra thị trường (bao gồm cả bán lẻ và bán
buôn sản phẩm cho nhà hàng, khách sạn) tổng là 50 – 60 cái chảo/ ngày. Năm 2014
nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi, công ty kỳ vọng doanh thu bán hàng tăng 13%,
lượng bán trung bình của 3 siêu thị là 70 cái chảo/ ngày.Nên tổng lượng hàng dự kiến
cần đặt cho sản phẩm chảo chống dính trong năm 2014 là khoảng 25.550 cái chảo.
Vì là sản phẩm nhập khẩu nên chi phí cho một lần đặt hàng bao gồm các khoản chi
phí như: chi phí xử lý các đơn đặt hàng, chi phí vận chuyển, phí bảo hiểm quốc tế, hoa
hồng,Trung bình một lần đặt hàng chi phí này vào khoảng 60.000.000 VNĐ.Thời
gian chờ đặt hàng tương ứng là 12 ngày (thời gian từ khi bắt đầu đặt hàng tới khi hàng
về nhập kho). Giá mua mỗi đơn vị sản phẩm là 150.000 VNĐ
Khoản chi phí dự trữ kho bao gồm: chi phí bảo quản, chi phí hao hụt hư hỏng,
lương thủ kho, bảo vệ, chi phí bốc dỡ, điện nước, khấu hao kho, chi phí cơ hội do ứ
đọng vốn trong hàng lưu kho, chi phí kiểm tra kiểm định chất lượng,Do đó chi phí
dự trữ kho trong một đơn vị hàng lưu kho của sản phẩm ước tính bằng 5% giá mua
hàng, tức 7.500 VNĐ.
Qan toàn hay mức dự trữ an toàn là số lượng hàng tồn kho dự phòng cho các trường
hợp hàng đặt đến trễ hoặc sử dụng nhiều hơn dự kiến. Nếu như thời gian giao hàng dự
kiến là 12 ngày, nhưng thời gian giao hàng thực tế là 15 ngày, thì số lượng hàng tồn
trong kho trước thời điểm nhận được hàng của đơn đặt hàng mới sẽ nhỏ hơn mức dự
trữ an toàn. Giả định công ty xác định thời gian dự trữ an toàn là 3 ngày để tính Qan toàn.
84
Bảng 3.3Bảng xác định mức dự trữtối ưu sản phẩm Chảo chống dính (C200129)
Chỉ tiêu Đơn vị Công thức Kết quả
1. Lượng hàng cần đặt trong năm (S) Cái 25.500
2. Chi phí một lần đặt hàng (O) Đồng Chi phí trung bình 1 lần đặt hàng 60.000.000
3. Chi phí dự trữ kho trong một đơn vị hàng lưu
kho (C)
Đồng 7.500
4. Lượng hàng tối ưu (𝑄∗) Cái 𝑸∗ = √
𝟐 ∗ 𝑺 ∗ 𝑶
𝑪
20.200
5. Tổng chi phí (TC) Đồng 𝑇𝐶𝑚𝑖𝑛 =
𝑄∗
2
∗ 𝐶 +
𝑆
𝑄∗
∗ 𝑂 151.492.574
6. Lượng hàng tồn kho đầu kỳ (𝑄đầ𝑢 𝑘ỳ) Cái 700
7. Tổng chi phí ứng với 𝑄đầ𝑢 𝑘ỳ (𝑇𝐶đầ𝑢 𝑘ỳ) Đồng 𝑇𝐶đầ𝑢 𝑘ỳ =
𝑄đầ𝑢 𝑘ỳ
2
∗ 𝐶 +
𝑆
𝑄đầ𝑢 𝑘ỳ
∗ 𝑂 2.188.339.286
8. Lượng hàng tồn kho cuối kỳ (𝑄𝑐𝑢ố𝑖 𝑘ỳ) Cái 500
9. Tổng chi phí ứng với 𝑄𝑐𝑢ố𝑖 𝑘ỳ (𝑇𝐶𝑐𝑢ố𝑖 𝑘ỳ) Đồng 𝑇𝐶𝑐𝑢ố𝑖 𝑘ỳ =
𝑄𝑐𝑢ố𝑖 𝑘ỳ
2
∗ 𝐶 +
𝑆
𝑄𝑐𝑢ố𝑖 𝑘ỳ
∗ 𝑂 3.061.875.000
10. Thời gian chờ đặt hàng Ngày 12
11. Điểm đặt hàng Cái 𝑇ℎờ𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 𝑐ℎờ đặ𝑡 ℎà𝑛𝑔 ∗
𝑆
365
838
12. 𝑄𝑎𝑛 𝑡𝑜à𝑛 Cái 𝑄𝑎𝑛 𝑡𝑜à𝑛 = 3 ∗
𝑆
365
210
13. Điểm công ty đặt hàng Cái 𝑂𝑃 = 𝑇ℎờ𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 𝑐ℎờ đặ𝑡 ℎà𝑛𝑔 ∗
𝑆
365
+ 𝑄𝑎𝑛 𝑡𝑜à𝑛 1.048
Thang Long University Library
85
Nhận xét: Theo như kết quả từ bảng xác định mức dự trữ tối ưu sản phẩm chảo
chống dính (mã C200129) ta thấy rằng công ty đang dự trữ một lượng hàng chảo
chống dính lớn (>Q*), điều này khiến doanh nghiệp mất một khoản chi phí lớn trong
việc đặt hàng và bảo quản hàng (𝑻𝑪đầ𝒖 𝒌ỳ > 𝑻𝑪𝒎𝒊𝒏và 𝑻𝑪𝒄𝒖ố𝒊 𝒌ỳ > 𝑻𝑪𝒎𝒊𝒏). Vậy để
doanh nghiệp tối thiểu được chi phí thì khi lượng hàng hóa là chảo trong kho giảm
xuống chỉ còn 1.084sản phẩm thì doanh nghiệp sẽ tiếp tục đặt hàng lần tiếp theo.
3.2.4. Tăng cường quản lý các khoản phải thu khách hàng
Với nền kinh tế thị trường như hiện nay, khi mà sự cạnh tranh trong cùng lĩnh vực
đang trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết thì hình thức bán hàng trả chậm đang dần trở
nên phổ biến hơn. Cấp tín dụng cho khách hàng là cách mà các doanh nghiệp kinh
doanh dùng để thu hút khách hàng và cạnh tranh với nhau. Song chính điều này lại
gián tiếp làm gia tăng các khoản phải thu, nếu không có những biện pháp thích hợp
trong việc quản lý các khoản phải thu thì công ty sẽ bị mất vốn hoặc bị mất khách
hàng. Trong giai đoạn 2011 – 2013 vừa qua nhìn chung hiệu quả phải thu khách hàng
là tốt với vòng quay phải thu lớn và thời gian quay vòng nhỏ cho thấy tốc độ thu hồi
nợ của doanh nghiệp tốt. Tuy nhiên do áp dụng chính sách nới lỏng tín dụng nên qua
các năm khoản tiền mà doanh nghiệp phải thu khách hàng ngày một tăng. Vậy để vừa
lôi kéo được nhiều khách hàng mà vẫn hạn chế tối đa lượng vốn bị chiếm dụng thì việc
xây dựng một chính sách tín dụng thương mại hợp lý là điều hết sức cần thiết. Trích
lập dự phòng các khoản phải thu là nghiệp vụ quan trọng mà hiện tại công ty cổ phần
Xuất nhập khẩu Hàng tiêu dùng Thế hệ mới vẫn còn thiếu.
a, Trích lập dự phòng các khoản phải thu
Để tránh tình trạng dự trữ thiếu hoặc thừa gây ảnh hưởng đến VLĐ đưa vào hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp công ty cần có những biện pháp xác định quỹ dự
phòng các khoản phải thu khó đòi. Thời điểm lập và hoàn nhập các khoản dự phòng là
thời điểm cuối kỳ kế toán năm.Doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra
hoặc tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ và tiến hành lâp dự phòng cho từng khoản nợ
phải thu khó đòi, kèm theo các chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi trên.
Trong đó:
- Đối với nợ phải thu đến hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:
+ 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm.
+ 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.
+ 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.
+ 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 năm trở lên.
(Theo Thông tư 228/2009 điều 06 – Bộ Tài chính)
- Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào
tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị
86
các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất
không thu hồi được để trích lập dự phòng.
- Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp tổng hợp
toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch toán
vào chi phí quản lý của doanh nghiệp.
Có 2 phương pháp mà công ty có thể dùng để ước tính chi phí dự phòng các khoản
phải thu khó đòi:
Phương pháp 1: Ước tính nợ khó đòi dựa trên báo cáo kết quả kinh doanh
Chi phí nợ khó đòi = Doanh thu bán chịu * Tỷ lệ nợ khó đòi
Phương pháp 2: Ước tính nợ khó đòi dựa vào bảng cân đối kế toán
Chi phí nợ khó đòi = Số dư cuối kỳ phải thu khách hàng * Tỷ lệ nợ khó đòi
d. Xây dựng quy trình thu hồi nợ
Việc xây dựng một quy trình thu hồi nợ thống nhất, khoa học sẽ giúp cho công ty
cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng tiêu dùng Thế hệ mới quản lý chính xác từng khoản nợ,
kịp thời thu hồi nợ đến hạn cũng như lường trước những rủi ro để có biện pháp xử lý
đúng đắn. Bước đầu tiên trong việc tạo lập quy trình thu hồi các khoản nợ là việc phân
tách thời gian thu nợ rõ ràng cho từng đối tượng cụ thể. Sau đó cần theo dõi chi tiết
các khoản nợ, tiến hành sắp xếp các khoản phải thu theo thời gian để có thể biết được
khoản nợ nào sắp đến hạn để có các biện pháp hối thúc khách hàng trả nợ.
Đối với những khoản nợ đang trong thời hạn thanh toán, công ty nên ghi chi tiết
thời gian mở tín dụng và thời gian thu hồi khoản nợ theo dự kiến, dựa trên bản hợp
đồng tín dụng được ký kết giữa hai bên. Khi đã được ghi chép đầy đủ và theo dõi cẩn
thận, công ty đã có thể chủ động sắp xếp, lên kế hoạch sẵn chuẩn bị trước khi khoản
nợ đến thời điểm đáo hạn. Đối với những khoản nợ đã quá hạn, tùy thuộc vào thời gian
vượt quá là bao nhiêu ngày để áp dụng các biện pháp quản lý.Có thể chia làm 3 giai
đoạn như sau về mức quản lý các khoản quá hạn:
+Giai đoạn đầu: khi nợ quá hạn mới phát sinh, công ty cần áp dụng các biện pháp
mềm mỏng, có tính chất đề nghị, yêu cầu thông báo với bên khách hàng về thời gian
đáo hạn, số tiền nợ, số tiền phạt qua việc gửi thư hay gọi điện thoại,
+ Giai đoạn hai: áp dụng các biện pháp cứng rắn hơn, cử người trực tiếp tới đòi
nợ, những yêu cầu đòi nợ gửi tới khách hàng cần cương quyết, mang tính pháp lý,
+ Giai đoạn ba: yêu cầu sự can thiệp của pháp luật trong trường hợp phía khách
hàng cố tình phớt lờ với những yêu cầu của công ty trong vấn đề thanh toán.
Công ty nên áp dụng các biện pháp tài chính thúc đẩy khách hàng trả nợ sớm như
chiết khấu thanh toán sớm và có hình thức phạt khi khách hàng vi phạm thời hạn thanh
toán. Với những khách hàng thực hiện thanh toán lớn, công ty cũng có thể cho khác
hàng hưởng chiết khấu thanh toán.Tuy nhiên, công ty cũng cần chú trọng việc xác định
Thang Long University Library
87
tỷ lệ chiết khấu phù hợp để phát huy được tác dụng của chính sách này. Với trường
hợp vi phạm thời hạn thanh toán có thể dựa trên lãi suất huy động vốn của các ngân
hàng làm thước đo để xác định số tiền phạt cho từng hợp đồng cụ thể, tương ứng với
từng mức tiền nợ.
Nhận xét: giả định, việc áp dụng biện pháp trên giúp doanh nghiệp quản lý tốt hơn
khoản phảithu năm 2013, các khoản phải thu giảm xuống 15%, công ty ít gặp rủi ro
hơn trong thu nợ, khoản chi phí sử dụng để thu nợ được dùng cho công tác phân tích,
chiết khấu cho khách hàng. Lúc này đánh giá các khoản phải thu như sau:
Bảng 3.4Đánh giá các khoản phải thu sau khi áp dụng giải pháp
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Dự kiến sau thay đổi
Phải thu khách hàng Đồng 85.013.832 72.261.757
Số vòng quay khoản phải thu Vòng 99,93 117,57
Thời gian thu tiền trung bình Ngày 3,65 3,10
Nhìn chung, việc xây dựng hệ thống xét cấp tín dụng và chiết khấu thanh toán cho
khách hàng có thể giúp doanh nghiệp giảm bớt các khoản phải thu, bên cạnh đó giảm
bớt chi phí và tăng lợi nhuận. Ngoài ra lưu chuyển tiền thuần trong kỳ cũng được cải
thiện, công ty có điều kiện chi trả trong kỳ tốt hơn, ít phải sử dụng dự trữ tiền mặt hơn.
KẾT LUẬN
Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế và xu thế hội nhập, nâng cao
hiệu quả quản lý vốn lưu động trong thời điểm hiện nay là một hướng đi đúng và mang
tính sống còn không chỉ riêng đối với công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng tiêu dùng
Thế hệ mới mà còn đối với nhiều doanh nghiệp khác. Rõ ràng, một doanh nghiệp
không thể coi là hoạt động hiệu quả khi nguồn vốn lưu động ứ đọng, quay vòng chậm
và thất thoát trong quá trình hoạt động kinh doanh. Quá trình phân tích cũng cho ta
thấy nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động không phải là vấn đề đơn giản có thể giải
quyết trong một sớm một chiều mà cần phải có thời gian và cách thức cụ thể.
Trong thời gian nghiên cứu đề tài em nhận thấy tuy vẫn còn nhiều mặt chưa hoàn
thiện trong công tác quản lý vốn lưu động nhưng không thể phủ nhận rằng thời gian
qua cán bộ và nhân viên công ty đã rất cố gắng trong việc giữ cho hoạt động kinh
doanh được ổn định và từng bước nâng cao doanh số bán hàng nhằm xây dựng thương
hiệu cho mình.
Mặc dù thời gian thực tập tại công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng tiêu dùng Thế
hệ mới không nhiều nhưng nhờ có sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của các cô chú, anh chị
trong công ty với những kiến thức đã được học trong nhà trường, em phần nào hiểu
được về thực tế quá trình hình thành phát triển, thực trạng hoạt động kinh doanh cũng
như quản lý vốn lưu động của công ty.
Do kiến thức và sự hiểu biết còn hạn chế cùng thời gian thực tập chưa lâu nên bài
báo cáo của em không thể tránh khỏi những thiếu sót khuyết điểm, rất mong các thầy
cô tham gia đóng góp ý kiến, bổ sung cho em để bài khóa luận tốt nghiệp của em được
hoàn thiện hơn.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo Th.s Chu Thị Thu Thủy đã trực tiếp
hướng dẫn cho em trong suốt thời gian thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp này, cùng
với sự quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi của công ty cổ phần Xuất nhập khẩu
Hàng tiêu dùng Thế hệ mớiđã cho em có cơ hội được thực tập tại công ty. Em xin cảm
ơn các cô chú, anh chị trong công ty đã nhiệt tình hướng dẫn em trong suốt thời gian
thực tập để em có một thời gian thực tập hiệu quả.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Phùng Thị Thanh Chung
Thang Long University Library
PHỤ LỤC
- Bảng cân đối kế toán năm 2011
- Bảng cân đối kế toán năm 2012
- Bảng cân đối kế toán năm 2013
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Lưu Thị Hương, Giáo trình tài chính doanh nghiệp (2011), Nhà xuất
bản Đại học Kinh tế Quốc dân
2. PGS.TS Lưu Thị Hương, PGS.TS Vũ Duy Hào, Quản trị tài chính doanh
nghiệp (2006), Nhà xuất bản Tài chính
3. TS. Nguyễn Minh Kiều, Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê
4. PGS.TS Nguyễn Đình Kiệm, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp (2010), Nhà
xuất bản Tài chính
5. GS.TS Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình Tài chính Tiền tệ, Nhà xuất bản Thống kê
6. Nguyễn Hải Sản, Giáo trình Quản trị Tài chính doanh nghiệp (1996), Nhà xuất
bản Thống kê
7. Các website tham khảo:
www.stockbiz.vn
www.acbs.com.vn
www.vietstock.vn
www.cafef.vn
www.hnx.vn
www.ricmart.com
Thang Long University Library
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- a18919_7476.pdf