Trong nền kinh tế thị trường, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng muốn tiến hành
hoạt động SXKD đều cần một lượng vốn cố định nhất định.
Đặc biệt cùng với sự hội nhập quốc tế và sự ra đời của nhiều Doanh nghiệp
hì sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn. Để có thể tồn tại và phát triển trong môi
rường như vậy thì Doanh nghiệp phải tìm mọi cách để sử dụng vốn cố định một
ách tiết kiệm hợp lý và có hiệu quả cao nhất.
Trong những năm qua, nhờ vào sự nỗ lực của mình trong mọi hoạt động
kinh doanh cũng như trong việc quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn cố đinh, Công
y đã thực sự đi vào cơ chế thị trường, khai thác triệt để tiềm năng sẵn có của
mình, đồng thời luôn quan tâm đúng mức tới đời sống vật chất của người lao động.
Nhờ đó mà Công ty đã đạt được những thành tựu nhất định trong thời gian hoạt
động kinh doanh của mình. Tuy nhiên bên cạnh những thành tích đạt được, Công
y vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định trong vấn đề sử dụng và nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn cố định đòi hỏi công ty phải cố gắng nỗ lực hơn nữa trong thời
gian tới để khắc phục
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty TNHH Ngọc Khánh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong các năm qua.
Tài sản dài hạn khác: là các khoản danh mục đầu tư của doanh nghiệp như
mua bán trái phiếu, năm 2011 và 2012 doanh nghiệp đã bắt đầu thực hiện các khoản
đầu tư này vì trong năm 2010 doanh nghiệp không phát sinh bất kỳ tài sản dài hạn nào.
Sang năm 2010 và 2012, mặc dù số lượng đầu tư tài sản dài hạn khác của công ty
không lớn chỉ đạt 879 triệu đồng năm 2011 và 2.161 triệu đồng năm 2012 tăng 1.282
triệu đông tương ứng với mức tăng 146% so với năm 2011, điều náy cho thấy doanh
nghiệp đang có các hưởng mở rông phạm vi kinh doanh sang các lĩnh vực khác.
Nguồn vốn dài hạn
Vốn là điều kiện kiên quyết có ý nghĩa quyết định trong quá trình sản xuất kinh
doanh của một doanh nghiệp. Đặc biệt với doanh nghiệp sản xuất thì nguồn vốn dài
hạn đóng vai trò không nhỏ và chiếm tỷ trọng khá lớn trong tống số vốn kinh doanh
của doanh nghiệp. Vì nguồn vốn dài hạn thể hiện năng lực, trình độ công nghệ và quy
mô sản xuất của doanh nghiệp đó.
Trong quá trình hình thành và phát triển từ năm 2004 đến năm 2012 , công ty
TNHH Ngọc Khánh công ty kinh doanh dưới hình thức độc lập. Nghiên cứu nguồn
vốn của công ty từ khi thành lập, xét theo nguồn hình thành thì nguồn vốn của công ty
hình thành từ hai nguồn cơ bản đó là vốn vay và vốn chủ sở hữu.
Trong suốt thời gian hoạt động từ năm 2004 đến năm 2012, nguồn vốn của
công ty đã có những biến động cả về lượng lẫn kết cấu do những thay đổi trong nội bộ
và môi trường kinh doanh, chúng ta có thể quan sát sự thay đổi này qua bảng 2.6, trong ba
năm gần nhất:
46
Bảng 2.5. Nguồn hình thành vốn dài hạn của công ty
(Đơn vị tính: Triệu đồng, %)
Chỉ tiêu
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
Chênh lệch
2011/2010
Chênh lệch
2012/2011
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền (%) Số tiền (%)
Tổng vốn
dài hạn
26.059 27.928 31.986 1.869 0,78 4.056 14,53
Vốn CSH
11.400 11.400 15,425 0 0,001 4.025 35,31
Vốn vay dài
hạn
14.659 16.528 16.560 1.869 12,74 36 0,19
(Nguồn: Phòng kế toán)
Nhận xét
Quan sát bảng 2.5 trên ta dễ dàng nhận thấy tổng vốn cố định tăng qua các năm,
cụ thể năm 2011 so với năm 2010 tăng 1.869 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ là 0,78%,
năm 2012 tăng mạnh thêm 4.056 triệu đồng tương ứng 14,53% so với năm 2011. Tuy
cơ cấu vốn tăng qua các năm nhưng tỷ trọng so với tổng nguồn vốn kinh doanh của
công ty là không cao, chính vì vậy cơ cấu như vậy là chưa hợp lý đối với một công ty
có quy mô lớn hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và khai thác cần có giá trị TSCĐ chủ
yếu là máy móc thiết bị có giá trị lớn. Vì vậy doanh nghiệp cần có sự đầu tư thêm cho
vốn cố định trong thời gian tới.
Vốn chủ sở hữu: nguồn vốn chủ sở hữu của công ty chủ yếu từ vốn điều lệ, từ
thặng dư vốn cổ phần và từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Nhìn một cách tổng
quát vốn chủ sở hữu của công ty tăng là chủ yếu trong năm 2012 so với năm 2011 và
năm 2010 tăng 4.025 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 35,31%. Vốn chủ sở hữu của công
ty trong 2 năm 2010 và 2011 không có sự thấy và chỉ tăng nhẹ trong năm 2012 là vì
doanh nghiệp không có sự đầu tư nhiều cho tài sản dài hạn dẫn đến cơ cấu nguồn vốn
của công ty không có sự thay đổi nhiều.
Nợ dài hạn: Nhìn vào bảng 2.5 trên cho ta thấy, điều đáng chú ý là vốn vay của
công ty tăng, cụ thể năm 2011 tăng 1.869 triệu đồng tương ứng tỷ lệ 12,74%, sang
năm 2012 tăng có thấp hơn so với năm 2011 tăng 36 triệu đồng hay tương ứng tỷ lệ
0,19%. Điều này chứng tỏ công ty đang sử dụng vốn vay nhiều hơn. Điều này cho thấy
quy mô đầu tư của công ty có xu hướng tăng xong mức tăng vốn vay dài hạn mà cao
cũng là một bài toán mà các nhà quản lý của công ty cần tính đến, sao cho mức sinh
Thang Long University Library
47
lợi nhuận thu về có thể thanh toán được hết khoản vay đến hạn trong năm. Vay nợ
nhiều cũng đồng nghĩa là rủi ro tài chính tăng cao, có khả năng dẫn đến nguy cơ mất
khả năng thanh toán. Còn nguồn vốn chủ sở hữu, tuy chi phải sử dụng vốn cao hơn
nhưng nó đảm bảo khả năng tự chủ về mặt tài chính, giảm rủi ro tài chính. Vì vậy nên
doanh nghiệp cần cân nhắc cơ cấu vốn vay và vốn chủ sở hữu cho hợp lý để vừa đảm
bảo an toàn về mặt tài chính, vừa tăng được lợi ích cho chủ sở hữu.
Để rõ hơn, ta đi xem xét mối quan hệ giữa cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn
của công ty qua mô hình tài trợ vốn kinh doanh qua các năm:
Biểu đồ 2.5. Mô hình tài trợ vốn của công ty trong giai đoạn 2010 – 2012
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Nh
ận
xét
T
a
thấ
y
tại
cả
ba
nă
m
ngu
ồn
vốn
dài hạn được dùng để tài trợ cho toàn bộ tài sản dài hạn, còn nguồn vốn ngắn hạn được
dùng toàn bộ để tài trợ cho tài sản ngắn hạn
Và một ít sang tài sản dài hạn nhưng số lượng rất ít, điều đó cho thấy công ty
thực hiện chính sách vốn là thận trọng, điều đó đã tạo ra mức độ an toàn cho doanh
nghiệp trong kinh doanh, làm cho tính trạng tài chính của doanh nghiệp được đảm bảo
vững chắc hơn. Năm 2011 và năm 2012 tài sản dài hạn của doanh nghiệp tăng và
nguồn vốn dài hạn của doanh nghiệp cũng tăng nhưng không đủ đầu tư cho tài sản dài
hạn vì vậy một ít nguồn vốn ngắn hạn đã được đầu tư cho tài sản dài hạn. mặc dù như
vậy, nhưng chính sách tài trợ của công ty vẫn an toàn, khả năng mất khả năng thanh
toán vẫn có thể kiểm soát được. Đặc biệt, chúng ta thấy nguồn vốn dài hạn của doanh
Tài sản
ngắn hạn
(83,53%)
Nguồn
vốn ngắn
hạn
(83,56%)
Tài sản
ngắn hạn
(77,62%)
Nguồn
vốn ngắn
hạn
(78,30%)
Tài sản
dài hạn
(16,47%)
Nguồn
vốn dài
hạn
(16,44%)
Tài sản
dài hạn
(22,38%)
Nguồn
vốn dài
hạn
(21,70%)
Tài sản
ngắn hạn
(78,01%)
Nguồn
vốn ngắn
hạn
(79,01%)
Tài sản
dài hạn
(21,99%)
Nguồn
vốn dài
hạn
(20,99%)
48
nghiệp thấp hơn rất nhiều so với nguồn vốn ngắn hạn điều đó cho thấy doanh nghiệp ít
mất cho phí lớn do sử dụng nguồn dài hạn nhiều, khi sử dụng các nguồn ngắn hạn
nhiều thì doanh nghiệp sẽ giảm được chi phí sử dụng vốn vì vậy doanh nghiệp cần
xem xét một cơ cầu nguồn vốn hợp lý để vừa phù hợp với tình hình tài chính của
mình, vừa tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn mà vẫn đảm bảo khả năng thanh toán.
1.2.2.2. Phân tích mối tương quan giữa tài sản dài hạn với doanh thu và lợi nhuận
Bảng 2.6. Mối tương quan giữa tài sản dài hạn với doanh thu và lợi nhuận
(Đơn vị tính: triệu đồng, %)
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
Chênh lệch
11 -10
Chênh lệch
12-11
Số tiền
( triệu)
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
(triệu)
Tỷ
trọng
(%)
Tài sản dài hạn 22.983 33.754 33.259 10.771 0,47 -495 -0,01
Doanh thu thuần
về BH và CCDV
322.980 420.753 434.968 97.772 30,27 14.214 3,37
Lợi nhuận sau
thuế TNDN
3.942 5.958 5.106 2.016 51,13 -852 -8,556
( Nguồn: bảng CĐKT & BCKQKD)
Nhận xét
Từ bảng 2.6 trên cho chúng ta thấy tài sản dài hạn của doanh nghiệp có xu
hướng tăng qua các năm.
Năm 2011 TSDH tăng 10.771 triệu đồng so với năm 2010 tương ứng với mức
tỷ lệ tăng 0,47% cho thấy công ty đang đầu tư nhiều vào TSDH. Sang năm 2012 thì
TSDH giảm nhẹ so với năm 2011 là 496 triệu đồng tương ứng với mức tỷ lệ giảm
0,01% ,điều đó cho thấy việc khấu hao tăng lên,ảnh hưởng đến tài sản dài hạn, đặc biệt
là năm 2011 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty cũng tăng lên mức
420.753 triệu đồng tương ứng với mức tăng 30,27%, tăng mạnh hơn so với mức tăng
của tài sản dài hạn đươc đầu tư. Điều đó cho thấy việc đầu tư vào TSCĐ là có lợi,do
TSCĐ được sử dụng trong nhiều kỳ kinh doanh nên nó sẽ làm tăng doanh thu của các
năm sau. Lợi nhuận sau thuế của công ty cũng có xu hướng tăng. Lợi nhuận sau thuế
2011 tăng 2.016 triệu đồng so với 2010 tương ứng với mức tỷ lệ tăng 51,13% ,nhưng
sang đến năm 2012 lợi nhuận sau thuế có tăng nhưng không tăng bằng năm 2011 điều
đó cho thấy chi phí của doanh nghiệp tăng lên ảnh hưởng tới mức lợi nhuận của doanh
Thang Long University Library
49
nghiệp.Để tăng lợi nhuận sau thuế của công ty trong những năm tới công ty lên chú
trọng đầu tư nhiều hơn nữa cho tài sản cố đinh, đồng thời đưa ra các chính sách quản
lý hợp lý để có thể tăng doanh thu và lợi nhuận nhiều hơn nữa.Tóm lại,việc đầu tư vào
TSCĐ là hợp lý vì nó làm tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
2.2.2. Phân tích các khoản mục trong tài sản dài hạn
Nguyên giá
Là công ty hoạt động trong lĩnh vực hoạt động dịch vụ và khai thác nên tài sản
được phân theo nguồn hình thành và đặc trưng kỹ thuật
Bảng 2.7. Tình hình biến động TSCĐ của công ty TNHH Ngọc Khánh
(Đơn vị tính: triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2010
Năm
2011
Năm
2012
So sánh
2011/2010
So sánh
2012/2011
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền (%) Số tiền (%)
Tổng nguyên
giá TSCĐ
28.375 31.386 37.184 3.011 10,61 5.797 18,47
1.Nhà cửa vật
kiến trúc
5.500 5.500 7.526 0 0,00 2.026 36,84
2.Máy móc
thiết bị
10.256 10.325 12.596 69 0,67 2.270 21,99
3.Phương tiện
vận tải
4.259 4.598 8.526 338 7,95 3.928 85,42
4. Thiết bị,
dụng cụ quản lý
8.359 10.962 8.535 2.603 31,14 -2.427 -17,86
(Nguồn: phòng kế toán)
Nhận xét
Qua số liệu của bảng 2.7 trên cho thấy tổng nguyên giá TSCĐ của công ty năm
2011 đã tăng 10,61% so với năm 2010 với số tiền tương ứng là 3.011 triệu đồng, năm
2012 tăng thêm 5.797 triệu đồng tương ứng tỷ lệ 18,47%. Năm 2011 nhóm nhà cửa,
kiến trúc không tăng đáng kể, sang năm 2012 nhóm nhà cửa, kiến trúc tuy có được đầu
tư sửa đổi nâng cấp nên nhóm tài sản này tăng khá cao 2.026 triệu đồng tương ứng
36,84%
Tỷ trọng của nhóm thiết bị dụng quản lý năm 2010 thấp hơn so với năm 2011.
Năm 2011 tăng còn 30,14% so với năm 2010 có thêm nhiều máy tính, máy in, điện
50
thoại di động chất lượng cao được thay thế, nhưng năm 2012 lại giảm còn 8.535 triệu
đồng giảm 2.427 triệu đồng.
Một điều nữa là phương tiện vận tải không thể thiếu được trong quá trình sản
xuất kinh doanh, địa bàn hoạt động rộng, công trình khai thác xa rải rác khắp mị nơi,
vì vậy mà phương tiện vận tải rất cần thiết cho việc vận chuyển máy móc, hàng hóa.
Chính vì vậy mà phương tiện vận tải rất quan trọng. Tỷ trọng phương tiện vận tải
chiếm một phần vừa phải trong TSCĐ hiện có 4.259 triệu đồng năm 2012 đã tăng
8.526 triệu đồng, so với năm 2011 tăng 3.928 triệu đồng tương ứng 85,42%. Điều này
chứng tỏ việc đầu tư có chiều sâu của công ty Vào nhóm vận tải để vận chuyển thiết bị
và hàng hóa phục vụ trên địa bàn rộng khắp chưa được tốt. Sự thay đổi tỷ trọng này
ngày càng hợp lý hơn, bởi vì nhóm TSCĐ là nhóm máy móc thiết bị đóng vai trò quan
trọng tham gia vào hoạt động sane xuất kinh doanh và đem lại lợi nhuận cho công ty
nên nhón này chiếm tỷ trọng cao (Tại doanh nghiệp là khoảng 50%). Còn nhóm tài sản
cố định khách chỉ cần chiếm tỷ trọng hợp lý với sự phát triển của doanh nghiệp với sự
hỗ trợ sản xuất kinh doanh.
Phân tích khấu hao
Tình hình trích khấu hao TSCĐ trong sản xuất kinh doanh
Công ty TNHH Ngọc Khánh áp dụng tình hình trích khấu hao theo quyết định
166/1999/QD – BTC áp dụng và thực hiện ngày 1/1/2000. Phân loại tài sản cố định
từng loại, từng nhóm TSCĐ dùng trong sản xuất, đã dùng, chưa dùng...
Căn cứ vào hiện trạng tuổi thọ theo thiết kế, hiện trạng và xác định tuổi thọ của
TSCĐ để xác định thời gian sử dụng.
Bảng 2.8. Tuổi thọ TSCĐ tại công ty
(Đơn vị tính: Năm)
Loại tài sản cố định Năm sử dụng
1. Nhà cửa vật kiến trúc 25
2. Máy móc, thiết bị 6
3. Phương tiện vận tải 5
4. Thiết bị dụng cụ quản lý 6
(Nguồn: Phòng kế toán)
Hiện nay công ty trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng, để ghi
giảm giá trị của tài sản trong thời gian hưu dụng ước tính với tỷ lệ khấu hao
hàng năm như sau:
Thang Long University Library
51
Phương tiện vận tải: 25%
Máy móc thiết bị: 10% - 33%
Đồ đạc văn phòng: 20% - 25%
Thiết bị dụng cụ quản lý: 10% - 25%
Tỷ lệ khấu hao và mức khấu hao của từng tài sản cố định hằng năm là không
đổi chi phí khấu hao phân bổ vào giá thàng sản xuất là tương đối ổn định, việc tính
toán đơn giản, dễ làm, giúp tổng hợp hao mòn lũy kế, hỗ trợ cho TSCĐ kịp thời, trách
hao mòn và bổ sung đổi mới TSCĐ.
Như vậy, về cơ bản công ty sử dụng định mức khung của Bộ Tài Chính để trích
chi phí khấu hao và chi phí sản xuất kinh doanh trong kì. Với phương pháp khấu hao
theo đường thẳng công ty sử dụng rõ ràng là có ư điểm là cách tính toán đơn giản, dễ
làm. Ngoài ra, khi sử dụng phương pháp này thì tổng mức khấu hao tài sản cố định
được phân bổ đều đặn trong các năm sử dụng của tài sản cố định và không gây đột
biến giá thành sản phẩm và chi phí hàng năm. Tuy nhiên sử dụng phương pháp khấu
hao này thì khả năng thu hồi vốn của công ty là chậm cũng như không phản ánh đúng
lượng hao mòn thực tế của công ty.
2.2.3. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công
TNHH Ngọc Khánh .
2.2.3.1. Hàm lượng vốn cố định
Bảng 2.9. Phân tích chỉ tiêu hàm lượng vốn
(Đơn vị tính:đồng)
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
Chênh
lệch 11-10
Chênh lệch
12 -11
Hàm lượng
vốn cố định
0,08 0,068 0,077 (0,012) 0,009
( Nguồn: tự tổng hợp)
Nhận xét
Hàm lượng vốn cố định càng nhỏ thì càng chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn và tài
sản cố định càng cao. Nhìn vào bảng trên ta thấy hàm lượng vốn cố định của công ty
giữa các năm có sự tăng giảm không đồng đều tuy nhiên lại không lớn. Trong năm
2010 hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty là 0,08 nó phản ánh để tạo ra một
đồng doanh thu thuần thì doanh nghiệp cần 0,08 đồng vốn cố định. Từ đó cho thấy
hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty khá cao cho thấy chi phí để thu được một
đồng doanh thu thuần là không lớn. Đặc biệt hơn nữa là hàm lượng vốn cố định để tạo
52
ra một đồng doanh thu thuần trong các năm tiếp theo lại giảm, cụ thể năm 2011 là
0,068 đồng tương ứng với mức giảm so với năm 2010 là 0,012 đồng, điều đó là tín
hiệu tốt vì doanh nghiệp tốn ít chi phí hơn để tạo ra lợi nhuận thuần. mặc dù bước sang
năm 2012 có tăng nhẹ ở mức 0,077 nhưng mức tăng không đáng kể ( tăng 0,009 so với
năm 2011). Tổng kết lại, hàm lượng vốn cố định của công ty ở mức thấp, cho thấy
hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty cao, nguyên nhân chủ yếu do doanh nghiệp
có mức đầu tư hợp lý, tài sản dài hạn và doanh thu thuần tăng đều đặn hàng năm.
Trong những năm tiếp theo, doanh cần phát huy để mở rộng phân khúc thị trường
nhằm gia tăng doanh thu và sử dụng vốn cố định hợp lí và hiệu quả hơn nữa.
2.2.3.2. Hệ số huy động vốn
Bảng 2.10. Phân tích chỉ tiêu hệ số huy động vốn
(Đơn vị: đồng)
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
Chênh
lệch 11-10
Chênh lệch
12 -11
Hệ số huy
động vốn cố
định
0,13 0,11 0,18 (0,2) 0,7
( Nguồn: Tự tổng hợp)
Nhận xét
Qua bảng 2.10 ta có thể thấy hệ số huy động VCĐ tăng giảm không đồng đều
qua các năm 2010 – 2012. Năm 2010 hệ số huy động là 0,13 đồng, điều này phản ánh
khi bỏ ra một đồng vốn cố định thì có 0,13 đồng vốn cố định được sử dụng. Chỉ tiêu
này phản ánh mức độ huy động vốn cố định hiện có vào hoạt động kinh doanh trong
năm 2010 là khá thấp. Đặc biệt đến năm 2011 hệ số này còn bị giảm 0,2 đồng, từ đó
cho thấy doanh nghiệp cần phải có sự cố gắng rất lớn trong công tác quản lý và sử
dụng vốn cố định để đến năm 2012 đã có mức tăng mạnh lên đến 0,18 đồng, tương
ứng với mức tăng 0,7 đồng. Điều đó cho thấy càng về sau doanh nghiệp có cách sử
dụng và phân bổ vốn cố định đã dần mang lại hiệu quả. Đây là một tín hiệu đáng
mừng, tuy nhiên cần phải phát huy cao vì so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành thì
vẫn thấp.
Thang Long University Library
53
2.2.3.3. Hiệu suất sử dụng vốn cố định
Bảng 2.11. Hiệu suất sử dụng vốn cố định
(Đơn vị: đồng)
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
Chênh lệch
11-10
Chênh lệch
12 -11
Hiệu suất sử
dụng vốn cố
đinh
11,38 13,41 11,70 2,03 (1,71)
(Nguồn: Tự tổng hợp)
Nhận xét
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định phản ánh một đồng tài sản cố định trong kì tạo ra
được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng tài
sản cố định càng cao. Nhìn bảng trên ta có thể thấy hiệu suất sử dụng tài sản cố định của
công ty đều rất lớn, cho thấy hiệu suất sử dụng tài sản của công ty là rất tốt. mặc dù trong
những năm vừa qua nền kinh tế Việt Nam gặp phải suy thoái nhưng doanh nghiệp hoạt
động và kinh doanh vẫn ổn định. Năm 2010 hiệu suất sử dụng vốn cố định là 11,38 đồng
cho thấy cứ một đồng tài sản cố định được sử dụng trong năm thì tạo ra 11,38 đồng doanh
thu, chúng ta có thể thấy công ty đã sử dụng tài sản cố định một cách có hợp lí, hiệu quả,
đem lại nhiều lợi ích cho công ty. Các TSCĐ sản xuất ra được sử dụng ngay và phát huy
được tác dụng của mình. Tuy nhiên do chịu áp lực suy thoái của nền kinh tế kiến cho năm
2012 có dấu hiệu đi xuống, cụ thể năm 2012 hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty là
11,70 giảm 1,71 đồng so với năm 1011 là 13,41 đồng. Tuy mức giảm không lớn so với các
doanh nghiệp cùng ngành trên thị trường nhưng cũng đòi hỏi công ty có sự theo dõi và chú
trọng để từ đó đưa ra các biện pháp quản lí cũng như đấy mạnh sức cạnh tranh để các hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty nhanh chóng được hoàn tất từ đó nângcao hiệu suất
sử dụng vốn cố định trong tương lai.
2.2.3.4. Mức sinh lợi của tài sản cố định
Bảng 2.12. Phân tích chỉ tiêu mức sinh lợi TSCĐ
(Đơn vị: %)
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
Chênh
lệch 11-10
Chênh lệch
12 -11
Mức sinh lợi
tài sản cố định
15,12 20,68 15,23 5,56 (5,45)
(Nguồn: Tự tổng hợp)
54
Nhận xét
Tỷ suất sinh lời vốn cố định là một chỉ tiêu phản ánh một đồng vốn cố định tong
kì có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy tỷ
suất sinh lợi vốn cố định của doanh nghiệp tăng dần qua các năm từ 2010 – 2012
tương ứng đạt ngưỡng 15,12%, 20,68%, 15,23% . Điều này cho thấy, mức tăng mạnh
nhất vào năm 2012 là 20,68% tứ là cứ một đồng vốn cố định bỏ ra thì thu về được
0,2068 đồng lợi nhuận sau thếu. Tuy nhiên năm 2012 có sự sụt giảm đáng kể, tương
ứng với mức giảm 5,45%. Tức là cứ một đồng vốn cố định được đầu tư thì tạo ra được
0,1523 đồng lợi nhuận sau thuế sụt giảm 0,0556 đồng so với năm 2011. Nguyên nhân
chủ yếu là do lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2012 có sự sụt giảm so với năm
2011 trong khi đó số vốn cố định lại tăng từ 28.808 triệu lên 33.506 triệu dẫn đến mức
sinh lợi của tài sản có định có biến động giảm trong năm 2012. Nhưng xét một cách
tổng quát thì doanh nghiệp vẫn có sự quản lí tốt tài sản cố định và sự đầu tư hợp lí và
có lợi nhuận.
2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty TNHH Ngọc Khánh
Trong giai đoạn 2010 -2012 là giai đoạn khó khăn chung của toàn bộ nền kinh
tế trong nước và ngoài nước, đặc biệt là sự đóng băng của bất động sản đã khiến cho
nhiều ngành khác gặp khó khăn. Công ty TNHH Ngọc Khánh đã duy trì được hoạt
động sản xuất kinh doanh tốt trong mỗi trường bất ôn của thị trường, tuy tăng trưởng
chậm lại nhưng đó cũng là những lỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ của toàn bộ công
ty. Tuy nhiên, sau khi phân tích hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty
TNHH Ngọc Khánh, ta thấy được công ty vẫn còn tồn tại nhiều điểm yếu kém trong
việc đầu tư và chú trọng đến hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn.
2.3.1. Những kết quả đạt được
Qua quá trình tìm hiểu thực tế và nghiên cứu, phân tích dữ liệu, các chỉ số tài
chính nói chung và vốn cố định nói riêng, ta thấy công ty TNHH Ngọc Khánh đã đạt
được những kết quả sau:
Tuy giai đoạn 2010 -2012 là những năm khó khăn chung của nền kinh tế nhưng
công ty Ngọc Khánh vẫn hoạt động đem lại lợi nhuân, không bị rơi vào tình trạng thua
lỗ hay không tăng trưởng như các công ty cùng ngành khác.
Tỷ trọng nợ phải trả của công ty giảm xuống và tỷ trọng VCSH tăng lên, cho
thấy công ty đang ngày càng chú trọng đến việc nâng cao VCSH của công ty, hạn chế
khoản vốn đi vay, làm tăng tính ổn định trong việc trả nợ, tăng tính thanh khoản cho
công ty, giảm chi phí phát sinh khi đi vay và trả lãi tiền vay, tăng uy tín của công ty
trên thị trường
Công ty áp dụng chính sách tài trợ quản lý vốn theo phương pháp thận trọng để
Thang Long University Library
55
làm rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Điều này giúp công ty có tính tự chủ cao hơn
trong việc kinh doanh.
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty đều rất lớn, cho thấy hiệu suất sử
dụng tài sản của công ty là rất tốt. mặc dù trong những năm vừa qua nền kinh tế Việt
Nam gặp phải suy thoái nhưng doanh nghiệp hoạt động và kinh doanh vẫn ổn định
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
Hạn chế
Bối cảnh kinh tế năm 2010 – 2012 có nhiều khó khăn làm ảnh hưởng không
nhỏ đến tình hình kinh doanh của công ty. Tỷ lệ lạm phát qua các năm đều cao hơn tốc
độ tăng trưởng Bên cạnh những kết quả đạt được thì công ty TNHH Ngọc Khánh vẫn
còn một số tồn tại cần khắc phục. Nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp vẫn còn nhiều
hạn chế, trong khi đó vốn là một tiền đề không thể thiếu đối với sự tồn tại và phát triển
của doanh nghiệp. Tuy nhiên, vốn chủ sở hữu của công ty lại chiếm tỷ trọng không lớn
trong tổng nguồn vốn kinh doanh vì thế công ty phải đi vay thêm vốn, bên cạnh đó các
khoản phải thu của khách hàng vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn.
Các khoản chi phí trong công ty có sự biến động khổng ổn định, không những
chi phí quản lý tăng mà giá vốn hàng bán cũng tăng theo, nhiều khi tỷ lệ tăng còn
nhanh hơn tỷ lệ tăng của doanh thu và lợi nhuận.
Giá thành sản xuất cao. Qua bảng phân tích chi phí hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty, ta thấy giá vốn hàng bán luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong doanh
thu thuần dẫn đến lợi nhuận của công ty thấp.Nguyên nhân
Công tác mua sắm và quản lý tài sản cố định còn nhiều hạn chế. Công ty đầu tư
vào tài sản cố định và chỉ quan tâm đầu tư mua sắm mới trang thiết bị mà không quan
tâm đến việc phải sử dụng như thế nào cho đúng với mức hiệu quả tối đa mà tài sản đó
có thể mang lại. Điều này chủ yếu đề cập tới quá trình vận hành và bảo trì tài sản cố
định. Máy móc thiết bị dùng trong sản xuất của Công ty chưa hoạt động hết công suất,
nhiều tài sản rất quan trọng cho quá trình sản xuất tuy đã hết khấu hao nhưng vẫn còn
được mang ra sử dụng liên tục. Rõ ràng, việc quản lý và sử dụng tài sản cố định như
trên là rất bất cập dẫn đến giá trị hao mòn cao và không đạt hiệu quả dử dụng tài sản.
Công ty chưa tích cực sử dụng những tài sản không cần dùng đến, đã hư hỏng một
phần hoặc chờ thanh lý. Công ty chưa có thái độ chủ động sửa chữa, nâng cấp tài sản
để phục vụ cho quá trình sản xuất mà để nằm im trong kho, chỉ quan tâm mua sắm tài
sản cố định mới. Điều này dẫn đến lãng phí các nguồn lực, để các nguồn lực trong
trạng thái nhàn rỗi, hao mòn nhanh và không sinh lời.
56
Nguyên nhân
Nguyên nhân khách quan
Đó là những biến động chung của nền kinh tế như tốc độ tăng trưởng kinh tế
chưa thực sự cao, nền kinh tế còn thiếu sức cạnh tranh, ðầu tý phát triển trầm lặng.
Giá cả thị trýờng thýờng xuyên biến ðộng,cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa
các ðõn vị cùng ngành gây sức ép mạnh về giá cả và chất lýợng sản phẩm hàng hoá,
dịch vụ mà Công ty cung cấp.
Nguyên nhân chủ quan
Công tác quản lý, điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh trong Công ty
Còn gặp ít khó khăn.Việc tinh giảm bộ máy quản lý và đội ngũ cán bộ công nhân viên
chưa thực sự triệt để. Công tác tổ thức, tuyển dụng lao động trong các phòng ban đơn
vị cần phải chú trọng hơn nữa.
Kinh phí đào tạo nâng cao trình độ lao động chưa được đầu tư thoả đáng nên
nhiều khi vẫn còn sự mâu thuẫn giữa chất lượng và số lượng cán bộ công nhân viên
trong đơn vị.
Nguồn vốn tự có của Công ty cổ phần bảo hộ lao động việt nam còn thấp vì vậy
Công ty phải đi vay vốn từ ngân hàng. Và chính chi phí lãi vay phải trả này cũng làm
ảnh hưởng không nhỏ tới lợi nhuận thu về của Công ty.
Thang Long University Library
57
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH NGỌC KHÁNH
3.1.Định hướng phát triển công ty
Công ty TNHH Ngọc Khánh bao gồm các hoạt động kinh doanh xăng dầu,
vật liệu xây dựng, mua bán hàng nông lâm thổ sản và bách hóa tổng hợp, xây dựng
công trình dân dụng, giao thông thủy lợi, thi công cơ giới, san lấp mặt bằng, kinh
doanh vận tải hàng hóa bằng ôtô, dịch vụ sửa chữa ôtô, .. đem lại nhiều lợi ích cho
lãnh đạo và người lao động, phát triển bền vững và liên tục. Công ty TNHH Ngọc
Khánh giữ vai trò quan trọng trong việc đào tạo bộ máy quản lý và nguồn lực cũng
như điều tiết và thúc đẩy sự phát triển công ty, thông qua các hình thức đầu tư trực
tiếp hoặc gián tiếp: Nhân lực, Vốn, Tài sản, Giá trị thương hiệu và các Hợp đồng
kinh tế. Cụ thể:
- Tập trung xây dựng Công ty TNHH Ngọc Khánh, Công ty sẽ tăng vốn
điều lệ lên tối thiểu gấp 5 lần từ 10 tỉ đồng lên 50 tỉ đồng trong giai đoạn 2015-
2020 nhằm đáp ứng các nhu cầu đầu tư phát triển, cải tiến năng xuất, nâng cao
hiệu quả và năng lực cạnh tranh trên thị trường, hội nhập mạnh với các đơn vị kinh
doanh cùng lĩnh vực tại địa bàn tỉnh Bắc Giang và một số tỉnh lân cận khác
- Công ty TNHH Ngọc Khánh luôn tập trung vào khách hàng, cải tiến hệ
thống quản trị, áp dụng công nghệ phù hợp để tăng chất lượng – dịch vụ đem lại
lợi ích cho khách hàng. Thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, đạt hiệu quả tốt nhằm
phát triển bền vững.
- Tập trung đầu tư với mục tiêu khai thác thêm giá trị từ các hoạt động kinh
doanh hiện tại, đặc biệt tại các lĩnh vực công ty có thế mạnh như kinh doanh xăng
dầu, thi công công trình xây dựng, vật liệu xây dựng.
- Đầu tư kinh doanh xây dựng công trình dân dụng theo hướng tạo ra sản
phẩm chất lượng cao theo nhu cầu của các nhà đầu tư.
3.1.1.Mục tiêu dài hạn
Với những bước khởi đầu gian nan, khó khăn nhưng đầy hứa hẹn, Ban
Lãnh Đạo công ty quyết tâm phấn đấu, đồng tâm hiệp lực, tìm tòi sáng tạo những
bước đi mới để từng bước đưa Công ty đi lên, phát triển một cách vững chắc và tin
tưởng sẽ luôn giành được sự tín nhiệm và ưu ái của khách hàng.
58
Trong hoạt động của mình, công ty luôn quan niệm con người là một nhân
tố rất quan trọng dẫn đến thành công. Sớm ý thức được điều này Ban lãnh đạo
công ty đã có những bước khuyến khích, hỗ trợ về tinh thần lẫn vật chất, trang
thiết bị cho nhân viên tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhân viên có cơ hội học hỏi
nâng cao trình độ chuyên môn. Hơn 60% nhân viên chủ chốt, cộng tác viên trong
Công ty TNHH Ngọc Khánh đều có trình độ đại học hoặc tương đương, chuyên
môn và năng lực phù hợp với công việc được phân công.
Công ty TNHH Ngọc Khánh đang nỗ lực phấn đấu để trở thành Công ty
tiêu biểu trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, thi công xây dựng trên địa bàn
tỉnh Bắc Giang, nhằm mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng
và dịch vụ thương mại tốt nhất, không ngừng nâng cao mức sống cho nhân
viên và đóng góp tích cực cho cộng đồng. Không chỉ dừng lại ở đó công ty
còn muốn xây dựng nên một thương hiệu mang tầm vóc quốc gia chứ không
chỉ dừng lại trong tỉnh. Với phương châm xây dựng thương hiệu song song
với việc xây dựng chất lượng sản phẩm, không sớm thì muộn công ty cũng được
biết đến ở các tỉnh thành lân cận.
3.1.2.Mục tiêu ngắn hạn
Bước vào thập niên thứ 2 của thiên niên kỷ mới với không ít thuận lợi và
thách thức đặc biệt từ sau khi Việt Nam ra nhập WTO. Để chớp lấy thời cơ kinh
doanh vượt qua thách thức đòi hỏi công ty phải đề ra được chiến lược trong quá
trình sản xuất kinh doanh.
Trong thời gian tới:
Công ty tiếp tục đầu tư trang bị, đổi mới máy móc thiết bị, mở rộng qui mô
sản xuất, kinh doanh để có khả năng cung cấp nhiều chủng loại sản phẩm và dịch
vụ với chất lượng tốt hơn nhằm đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thị trường trong và
ngoài nước.
Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ công nhân viên trong toàn công ty để
họ có khả năng thích nghi với điều kiện hoàn cảnh mới, giúp họ có điều kiện nâng
cao trình độ bản thân và có khả năng tiếp cận những máy móc thiết bị, công nghệ
hiện đại.
Để thấy rõ hơn định hướng sản xuất kinh doanh của công ty, chúng ta có thể
xem xét kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty trong năm 2013.
Thang Long University Library
59
Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty năm 2013
(Đơn vị: triệu đồng)
STT Chỉ tiêu Kế hoạch
1 Tài sản ngắn hạn 140.569,49
Tiền và các khoản tương đương tiền 24.276,46
Các khoản phải thu ngắn hạn 37.303,68
Hàng tồn kho 75.980,34
Tài sản ngắn hạn khác 3.009,01
2 Tài sản dài hạn 42.192,43
Tài sản cố định 41.093,04
Tài sản dài hạn khác 1.099,39
3 Nợ phải trả 129.976,37
Nợ ngắn hạn 109.851,37
Nợ dài hạn 20.125,00
4 Vốn chủ sở hữu 52.785,55
5
Doanh thu thuần về bán hàng và
cung cấp dịch vụ
509.111,86
6 Giá vốn hàng bán 484.605,31
7
Lợi nhuận gôp về bán hàng và cung
cấp dịch vụ
24.506,54
8 Doanh thu hoạt động tài chính 284,49
9 Chi phí tài chính 12.342,42
10 Chi phí quản lý kinh doanh 2.964,80
11
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh
9.483,81
12 Thu nhập khác 1.415,7
13 Chi phí khác 1.287
14 Lợi nhuận khác 128,70
15 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 9.612,51
16 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 2.403,13
17
Lợi nhuận sau thuế thu nhập
doanh nghiệp
7.209,38
(Nguồn: Số liệu tổng hợp tại phòng kế hoạch)
60
Như vậy năm 2013 công ty vẫn tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô sản xuất
kinh doanh. Nhập khẩu máy móc thiết bị đổi mới TSCĐ. Tuy nhiên để có thể hoàn
thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch, đạt được định hướng sản xuất kinh doanh
đề ra công ty cần phải có những biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn, trong đó một biện pháp quan trọng là khắc phục những vấn đề tồn tại và phát
huy ưu điểm trong việc tổ chức và sử dụng vốn cố định nói riêng và vốn kinh
doanh nói chung
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty
TNHH Ngọc Khánh
3.2.1. Tăng cường công tác mở rộng thị trường là giải pháp cơ bản nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn cố định.
Nước ta mới qua gần 20 năm phát triển theo cơ chế thị trường nhưng công
tác tiếp cận, mở rộng thị trường đã trở thành công cụ đắc lực cho các nhà kinh
doanh. Hiện nay ở hầu hết các Doanh nghiệp dù ít hay nhiều cũng đã chú ý đến
công tác tiếp cận, mở rộng thị trường. Công tác tiếp cận, mở rộng thị trường tạo ra
chất lượng, hiệu quả, giá cả và sự phục vụ phù hợp với yêu cầu của thị trường.
Công ty TNHH Ngọc Khánh kinh doanh đa ngành nghề nên thị trường hoạt
động hết sức rộng lớn, đối tượng khách hàng cũng khá nhiều. Để có thể mở rộng
thị trường, công ty cần phải xây dựng được uy tín đối với các đối tượng khách
hàng này
Đối với lĩnh vực xây dựng, thi công công trình, Công ty phải gây được uy
tín đối với khách hàng là các chủ đầu tư công trình so với các Doanh nghiệp cạnh
tranh khác cùng hoạt động. Có công trình để thi công, tài sản máy móc thiết bị mới
được sử dụng triệt để, tăng cường hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Đối với lĩnh vực kinh doanh du lịch, cần đẩy mạnh hợp tác với các công ty
lữ hành, tăng cường hoạt động markting đối với khách du lịch trên địa bàn tỉnh
Đối với hoạt động mua bán nông lâm thổ sản cần tăng cường hơn nữa
sự hợp tác với các trang trai trạng, các đầu mối thu mua và tiêu thụ sản phẩm
nông lâm
Để tiếp cận và mở rộng thị trường một cách có hiệu quả và phù hợp với tình
hình thực tế hoạt động của Công ty thì phải tiến hành như sau:
Thứ nhất, mở thêm các chi nhánh, văn phòng đại diện ở các địa bàn quan
trọng đặc biệt tại tỉnh Bắc Ninh và khu vực Hà Nội. Vì thị trường các công trình
xây dựng , công nghiệp và kỹ thuật hạ tầng đô thị ngày càng tăng, nhu cầu sử dụng
nhiên liệu xăng, ga ngày một nhiều và nhu cầu du lịch của người dân cũng ngày
Thang Long University Library
61
một tăng lên nên Công ty cần thiết phải mở rộng địa bàn hoạt động. Việc này được
thực hiện sẽ tạo điều kiện cho Công ty tiếp cận, nắm bắt thông tin về các công
trình, các dự án kinh doanh mới để từ đó có thể lập kế hoạch sử dụng vốn một
cách tốt nhất
Thứ hai, phòng kinh doanh cần được bổ sung thêm nhân viên để tiến hành
tìm kiếm thông tin về thị trường, tìm kiếm các nguồn tin về các dự án kinh doanh.
Phòng kinh doanh còn có nhiệm vụ thu nhập thông tin về khả năng và hạn chế của
các đối thủ cạnh tranh. Nắm được khả năng và hạn chế của họ trên các phương
diện trình độ của cán bộ nhân viên kỹ thuật, tiềm lực về vốn, về máy móc thiết bị
v.v.. để từ đó có kế hoạch phù hợp phát triển kinh doanh. Vì hiện nay các công ty
chuyên kinh doanh một trong số các lĩnh vực mà Công ty Ngọc Khánh cung cấp là
rất lớn nên chuyên môn của họ rất cao
Phòng kinh doanh còn phải dự báo sự phát triển và mọi biến động của thị
trường để khi có bất cứ một dự án nào vào thời điểm nào Công ty cũng có thể kịp
thời điều chuyển cán bộ, nhân viên cũng như máy móc thiết bị đáp ứng được yêu
cầu khắt khe nhất của khách hàng.
Như vậy, công tác mở rộng thị trường đặt ra đòi hỏi cho công ty là phải đề
ra một kế hoạch phát triển cặn kẽ, đặc biệt là lập kế hoạch sử dụng vốn. Việc sử
dụng vốn theo kế hoạch sẽ làm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
3.2.2. Tăng cường việc đầu tư đổi mới, bổ sung và tìm nguồn tài trợ cho TSCĐ
Hiện nay trong doanh nghiệp, tài sản cố định được hình thành từ nguồn vốn
tự bổ sung, từ nguồn vốn góp, nguồn vốn đi vay. Tuy nhiên để mở rộng hoạt động
sản xuất kinh doanh cũng như việc không ngừng đầu tư nâng cao đổi mới hiện đại
hóa hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị đòi
hỏi doanh nghiệp cần đa dạng hóa hơn nữa nguồn vốn giành đầu tư vào tài sản cố
định. Cụ thể, trong các nguòn vốn vay của công ty thì chủ yếu là vay ngân hàng,
nay công ty có thể mở rộng phạm vi vay vốn của mình ra các đối tượng khác để
đầu tư như vay trong doanh nghiệp bằng hình thức phát hành trái phiếu doanh
nghiệp. Đây là một hình thức vay vốn có thể huy động được nguồn vốn trung và
dài hạn qua thị trường với một số lượng không nhỏ.
Ngoài hình thức phát hành trái phiếu doanh nghiệp, công ty có thể áp dụng
phương thức thuê tài sản(Thuê tài chính). Đây là phương thức giúp cho các doanh
nghiệp thiếu vốn vẫn có khả năng có tài sản, máy móc thiết bị cần cho hoạt động
sản xuất kinh doanh của mình.
Việc mở cửa dẫn tới có nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt
Nam công ty nên nghiên cứu hình thức góp vốn kinh doanh hoặc liên doanh, liên
62
kết với các đối tượng khác, không chỉ nước ngoài mà có thể còn là những nhà đầu
tư trong nước. Phương thức này không những có thể giúp cho doanh nghiệp có
được nguồn vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh mà còn có thể giúp cho doanh
nghiệp có được khoa học công nghệ mới, tận dụng được phương thức quản lý hiện
đại, tác phong làm việc công nghệ Nhưng đồng thời công ty cũng cần cảnh giác
với những mặt trái của phương thức này, đó là sự thôn tính hoặc gặp rủi ro, gặp
phải sự lừa đảo
Trong các doanh nghiệp sự nhạy cảm trong việc đầu tư đổi mới, bổ sung tài
sản cố định là nhân tố quan trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định thông
qua giảm chi phí sửa chữa, tăng năng suất lao động... mặt khác nó cũng giải phóng
lao động thủ công đảm bảo an toàn cho người lao động. Do đó Công ty cần thường
xuyên đổi mới thay thế các TSCĐ đã quá cũ, hư hỏng đặc biệt là phần máy móc
thiết bị văn phòng bởi vì chúng có độ hao mòn cao.
Việc thay thế đổi mới phần máy móc thiết bị trong lĩnh vực thi công xây
dựng công trình và thiết bị văn phòng có thể tiến hành cho mỗi loại máy móc thiết
bị khi chúng được khấu hao hết giá trị và phải đánh giá được tốc độ phát triển của
các dự án qua đó xác định mức độ khấu hao.
Để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh trong thời gian tới Công ty cần
tăng cường đầu tư cho các máy móc thiết bị mới có tính tăng, tác dụng cao đáp
ứng được đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ của các đối tượng
khách hàng. Đặc biệt là máy móc thiết bị dùng trong lĩnh vực xây dựng được trang
bị chưa thoả đáng, chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng giá trị tài sản của Công ty.
Về công tác tìm kiếm nguồn tài trợ cho đầu tư, đổi mới TSCĐ: Để có thể
đầu tư mua sắm thay thế TSCĐ máy móc thiết bị cần thiết phải có nguồn vốn tài
trợ cho hoạt động này. Hiện nay vốn tài trợ cho TSCĐ của Công ty gồm: vốn chủ
sở hữu cấp, vốn tự bổ sung và vốn khác. Để đáp ứng được yêu cầu đầu tư cho
TSCĐ, máy móc thiết bị trong thời gian tới Công ty cần thực hiện các việc sau:
Hàng năm ngoài số vốn Công ty tự bổ sung hàng năm, Công ty cần tích cực
huy động như vay vốn tín dụng, dù phải chịu một tỷ lệ lãi suất nhất định nhưng
đây là biện pháp duy nhất đáp ứng được nhu cầu trang bị TSCĐ, máy móc thiết bị
cho Công ty trong điều kiện nguồn vốn Chủ sở hữu cấp có hạn và nguồn vốn này
lại không trực tiếp tham gia và sản xuất kinh doanh.
Đối với phần TSCĐ là nhà cửa, vật kiến trúc không trực tiếp vào sản xuất
kinh doanh, Công ty cần phân định riêng phần giá trị tài sản này.
Thang Long University Library
63
3.2.3. Tăng cường đầu tư đổi mới trình độ kỹ thuật công nghệ của công ty
Để định hướng cho việc khai thác và tạo lập nguồn vốn cố định đáp ứng
nhu cầu kinh doanh các doanh nghiệp cần phải xác định nhu cầu vốn đầu tư vào
TSCĐ trong những năm trước mắt và lâu dài. Do đó trên cơ sở nghiên cứu
TSCĐ đầu tư về một số tiến bộ khoa học công nghệ, năng suất lao động, công
suất, tuổi thọ của máy và lựa chọn đối tác đầu tư cho phù hợp với chi phí sử
dụng vốn nhỏ nhất.
Hiện nay, máy móc thiết bị của công ty có nhiều thế hệ chủng loại khác
nhau, có những máy móc thiết bị đầu tư vào từ hồi mới thành lập nên đã tương đối
cũ kỹ và lạc hậu. Trong năm, tuy công ty đã đầu tư đổi mới làm TSCĐ tăng lên
một cách đáng kể những vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư đổi mới máy móc
thiết bị và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của công ty. Với nhu cầu đổi mới
máy móc thiết bị lớn và nhu cầu mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh
hơn nữa, trong khi nguồn vốn lại bị hạn hẹp nên việc đầu tư và đổi mới máy móc
thiết bị của công ty còn chắp vá và không đồng bộ. Điều này đã làm ảnh hưởng
không ít tới hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty TNHH Ngọc Khánh
Để đáp ứng nhu cầu vốn cố định, trong thời gian tới công ty cần phải đa
dạng hoá hình thức huy động vốn. Ngoài việc vay vốn của Ngân hàng, vay cán bộ
công nhân viên, nhận góp vốn liên doanh và trông chờ vào sự cấp phát vốn từ ngân
sách, công ty có thể huy động vốn qua thị trường tài chính như: Phát hành trái
phiếu ( do công ty thỏa mãn được điều kiện là luôn kinh doanh có lãi và vốn điều
lệ trên 10 tỉ đồng) và phương thức thuê tài sản.
Huy động vốn qua thị trường tài chính bằng phương thức phát hành trái
phiếu sẽ tạo cho công ty huy động được một lượng vốn lớn và dài hạn, đáp ứng
nhu cầu về vốn cố định của công ty. Việc phát hành trái phiếu có những thuận lợi
nhất định, do vậy công ty cần căn cứ vào tình hình thực tế cũng như mục tiêu của
công ty để lựa chọn hình thức và quy mô phát hành cho phù hợp. Thị trường
chứng khoán ở nước ta hiện nay đã tương đối phát triển, chính vì vậy việc phát
hành trái phiếu công ty khá thuận lợi.
Bên cạnh việc phát hành trái phiếu thì trong quá trình hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty thì việc thuê tài sản là phương thức rất hữu ích, nó giúp
cho công ty trong trường hợp thiếu vốn vẫn có thể có được số tài sản cần thiết cho
hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiện nay thuê tài sản có hai phương thức là thuê
vận hành và thuê tài chính.
Thuê vận hành: Khi công ty có những hợp đồng mới và những hợp đồng
này không thường xuyên, thì việc mua sắm tài sản mới để sản xuất ra sản phẩm
64
cho những hợp đồng này là không hợp lý đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng công
trình dân dụng. Bởi vì khi hợp đồng kết thúc thì số tài sản này sẽ không được sử
dụng đến gây lãng phí và ứ đọng vốn từ đó làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Do đó
khi có các hợp đồng ngắn hạn thì việc thuê vận hành là một giải pháp hữu hiệu bởi
lẽ: Công ty không phải chịu thiệt hại do tiến bộ khoa học kĩ thuật gây ra, không
phải bảo hiểm và chịu rủi ro về tài sản. Mặc dù thuê vận hành là phương thức sử
dụng khá phổ biến ở nước ta nhưng công ty chỉ sử dụng trong việc thuê một số nhà
cửa kho tàng và văn phòng mà chưa sử dụng vào việc thuê máy móc thiết bị.
Một phương thức thuê tài sản nữa đó là phương thức thuê tài chính: Thuê
tài chính còn gọi là thuê vốn, là một phương thức tín dụng trung và dài hạn. Hiện
nay, công ty đang thiếu vốn trung và dài hạn do đó thuê tài chính là một giải pháp
hữu ích và thiết thực với công ty trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài. Việc
sử dụng phương thức này sẽ mang lại cho công ty một số lợi thế sau:
- Giúp công ty không phải huy động, tập trung tức thì một lượng vốn lớn để
mua tài sản, như vậy với số vốn hiện có công ty có khả năng mở rộng hơn nữa quy
mô hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Giúp công ty nhanh chóng thực hiện dự án đầu tư, chớp lấy cơ hội
kinh doanh.
Tuy phương thức này còn khá mới mẻ nhưng trước tình trạng thiếu vốn để
đầu tư đổi mới máy móc thiết bị và mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh
doanh như hiện nay công ty nên vận dụng phương thức này vì nó tạo cho công ty
một tiềm năng lớn để phát triển.
Dù khai thác nguồn vốn nào, công ty cũng phải đảm bảo được khả năng tự
chủ của mình trong hoạt động sản xuất kinh doanh, phân tán rủi ro và phát huy tối
đa ưu điểm của các nguồn vốn được huy động. Việc đầu tư vào TSCĐ phải dựa
trên cơ sở những dự án đầu tư đã được thẩm định một cách kỹ càng. Việc đầu tư
phải tiến hành đồng bộ để tránh tình trạng máy móc thiết bị còn chắp vá không
đồng bộ như hiện nay. Đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định và vốn
kinh doanh của công ty.
Chú trọng hơn nữa công tác thanh lý một số tài sản cố định đã quá cũ hoặc
không còn phù hợp với yêu cầu của sản xuất kinh doanh. Xử lý nhanh tài sản cố
định đã quá cũ, xem xét lại tài sản cố định nào cần nhượng bán thanh lý, đôn đốc
kiểm tra mức độ hư hỏng là một trong những biện pháp quan trọng nhằm tránh
tình trạng ứ đọng vốn, tăng hiệu quả sử dụng vốn cố định nói riêng và hiệu quả sử
dụng vốn sản xuất kinh doanh nói chung.
Thang Long University Library
65
3.2.4. Lập kế hoạch và cải tiến phương pháp khấu hao tài sản cố định cố định
Như ta đã biết, khấu hao cơ bản là một trong những nội dung quan trọng
của quản lý và sử dụng vốn cố định. Việc trích khấu hao hợp lý sẽ đảm bảo cho
việc thực hiện tái đầu tư tài sản cố định được thông suốt. Việc này phải được thực
hiện có kế hoạch và chiến lược củ thể.
Trong những năm qua, Công ty đã thực hiện trích khấu hao cơ bản theo tỷ
lệ quy định của Nhà nước. Với tỷ lệ khấu hao này, Công ty sẽ gặp khó khăn trong
trích khấu hao tài sản cố định ở những năm cuối do năng lực sản xuất tài sản cố
định giảm dần theo quá trình hoạt động. Vấn đề này cũng làm giảm tốc độ thu hồi
vốn để tái đầu tư, đổi mới tài sản cố định.
Điều này không thích hợp, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi khoa học kỹ
thuật phát triển mạnh mẽ, có nhiều loại máy móc thiết bị văn phòng mới ra đời làm
giá cả biến động mạnh, tài sản cố định dễ bị hao mòn vô hình. Do đó để đảm bảo
có quỹ khấu hao thực hiện tái đầu tư tài sản cố định nhanh chóng đổi mới máy
móc thiết bị tin học, đưa kỹ thuật mới vào sản xuất thì trong công tác khấu hao tài
sản cố định cần tính đến các yếu tố như: sự phát triển của khấu hao kỹ thuật, giá cả
biến động.
3.2.5. Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán
Xuất phát từ vai trò của công tác hạch toán, kế toán đòi hỏi công ty phải
không ngừng nâng cao và hoàn thiện công tác hạch toán kế toán của doanh nghiệp.
Công tác hạch toán kế toán được hoàn thiện sẽ giúp cho doanh nghiệp quản lý và
sử dụng một cách có hiệu quả vốn cố định trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Do vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định, máy móc thiết bị
nên hoàn thiện công tác hạch toán kế toán trong vấn đề mua sắm, theo dõi, nhượng
bán tài sản cố định sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Công ty TNHH Ngọc Khánh đạt được những thành tích nhất định trong sản
xuất kinh doanh và trong sử dụng nguồn vốn cố định, một phần quan trọng là nhờ
sự đóng góp của công tác hạch toán không ngừng được củng cố.
Trong thời gian tới để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn cố định,
trong công tác hạch toán kế toán, công ty cần tập trung vào một số vấn đề sau:
- Về sổ sách kế toán:
Công ty nên mở sổ theo dõi tài sản cố định cho từng đơn vị, từng bộ phận
sử dụng để hàng tháng kế toán có thể đánh giá và tính khấu hao tài sản cố định một
cách chính xác.
66
Ngoài ra, công ty cũng nên áp dụng thêm phần mềm kế toán vào hoạt động
hạch toán kế toán tại công ty để đồng bộ và chính xác hóa số liệu, giảm nhẹ công
việc tính toán và tiện ích cho việc trích xuất dữ liệu, dễ dàng đưa ra thông tin quản
trị, kịp thời cho điều hành sản xuất kinh doanh.
3.2.6. Coi trọng công tác bỗi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực
Là một công ty TNHH công ty phải tự mình tìm cho mình những hướng đi
nhằm thích ứng với điều kiện mới, không được nhà nước bao cấp hoàn toàn như
trước đây cũng là một khó khăn trong việc huy động và tạo lấp vốn để mua sắm
đầu tư tài sản cố định. Do đó mỗi tài sản cố định của công ty phải được sử dụng và
quản lý có hiệu quả thì mới tác động tốt đến lợi nhuận cũng như hiệu quả trong sản
xuất kinh doanh. Nhận thức được điều này, công ty cần coi trọng trách nhiệm của
người lao động với tài sản cố định mà họ sử dụng. Công ty nên giao hẳn trách
nhiệm, giao quyền sử dụng để mỗi cán bộ công nhân viên coi nó như tài sản của
mình thì họ sẽ có ý thức trong việc giữ gìn và sử dụng hợp lý hơn. Công ty nên
thường xuyên tuyên truyền ý thức trách nhiệm của người lao động vào trong
chương trình đào tạo nguồn nhân lực, và chỉ cho họ thấy tầm quan trọng của việc
giữ gìn bảo vệ tài sản của doanh nghiệp.
Công ty cũng nên có chế độ khen thưởng kỷ luật rõ ràng hơn nữa để kịp
thời động viên khích lệ cán bộ công nhân viên nâng cao ý thức trách nhiệm của
mình đối với máy móc thiết bị, tài sản họ được giao.
Lao động là nhân tố cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả
quản lý sử dụng vốn cố định mói riêng và toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh
nói chung. Trong thực tế, khi máy móc thiết bị càng tiên tiến, hiện đại thì người
lao động càng phải được đào tạo cẩn thận qua trường lớp để có thể nắm bắt và sử
dụng thành thạo các máy móc thiết bị đó một cách có hiệu quả.
Công ty TNHH Ngọc Khánh nên có kế hoạch tuyển lao động có trình độ, có
sức khỏe, có kiến thức, được đào tạo một cách có bài bản từ các trường đào tạo,
phù hợp với công việc. Đồng thời công ty cũng cần có chính sách đãi ngộ thỏa
đáng với những cán bộ công nhân viên có thành tích trong sản xuất kinh doanh.
Tiến hành đồng thời các khuyến khích cả về vật chất và tinh thần để cán bộ công
nhân viên hăng hái thi đua lao động sản xuất hơn nữa.
Thang Long University Library
67
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng muốn tiến hành
hoạt động SXKD đều cần một lượng vốn cố định nhất định.
Đặc biệt cùng với sự hội nhập quốc tế và sự ra đời của nhiều Doanh nghiệp
thì sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn. Để có thể tồn tại và phát triển trong môi
trường như vậy thì Doanh nghiệp phải tìm mọi cách để sử dụng vốn cố định một
cách tiết kiệm hợp lý và có hiệu quả cao nhất.
Trong những năm qua, nhờ vào sự nỗ lực của mình trong mọi hoạt động
kinh doanh cũng như trong việc quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn cố đinh, Công
ty đã thực sự đi vào cơ chế thị trường, khai thác triệt để tiềm năng sẵn có của
mình, đồng thời luôn quan tâm đúng mức tới đời sống vật chất của người lao động.
Nhờ đó mà Công ty đã đạt được những thành tựu nhất định trong thời gian hoạt
động kinh doanh của mình. Tuy nhiên bên cạnh những thành tích đạt được, Công
ty vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định trong vấn đề sử dụng và nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn cố định đòi hỏi công ty phải cố gắng nỗ lực hơn nữa trong thời
gian tới để khắc phục.
Sau thời gian thực tập tại công ty TNHH Ngọc Khánh được sự giúp đỡ của
các cô chú công tác trong Công ty em đã hiểu về tình hình thực tế về hoạt động sử
dụng vốn cố định của Công ty và đã hoàn thành được chuyên đề: “Một số giải
pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty TNHH Ngọc Khánh”.
Em hy vọng đề tài này sẽ được tham khảo nghiên cứu và ứng dụng trong thực tế.
Với những kiến thức của sinh viên đang thực tập tại doanh nghiệp em đã cố
gắng tìm hiểu về doanh nghiệp, về hiệu quả sử dụng Vốn cố định. Do thời gian
thực tập có hạn, chắc chắn chuyên đề vẫn còn thiếu sót. Vậy em mong được sự
góp ý chỉ bảo của các thầy cô để bài viết của em thêm hoàn thiện.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đặc biệt là sự
hướng dẫn tận tình của cô giáo Thạc sỹ Nguyễn Thị Thu Hương cùng toàn thể các
cô chú trong Công ty đã giúp em hoàn thành tốt đề tài thực tập này.
Hà Nội, ngày 25 tháng 3 năm 2014.
Sinh viên
Đoàn Thị Hoài
68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình QTKDTH - Chủ biên: GS.TS nhà giáo ưu tú Ngô Đình Giao -
NXB Khoa học kỹ thuật, năm 1999
2. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp - Chủ biên PTS Lưu Thị Hương - NXB
Giáo dục 1998
3. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh - Chủ biên PGS. PTS Phạm Thị Gái
- Khoa kế toán Đại học KTQD, NXB Giáo dục 1997
4. Phân tích tài chính doanh nghiệp - Josete Peyrard, NXB thống kê, năm 1994
5. Giáo trình Pháp luật kinh tế - Chủ biên TS Nguyễn Hợp Toàn – NXB Đại học
Kinh tế quốc dân.
6. Các tài liệu về công tác tài chính kế toán, tài liệu về hoạt động sản xuất kinh
doan, công tác tổ chức công ty cổ phần cầu 14 trong các năm gần
đây:2010,2011, 2012
7 . Một số tạp chí tài chính năm 2012.
Thang Long University Library
69
PHỤ LỤC
Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty TNHH Ngọc Khánh
năm 2010 đến năm 2012.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- toanvana16407_5054.pdf