Đề tài Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty cổ phần đầu tư xây dựng Long An IDICO

Công ty hiểu rằng chính con người mới là yếu tố quyết định ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp. Chính vì vậy, Công ty thực hiện tốt các chính sách là quyền lợi chính đáng của người lao động. Thực hiện ký hợp đồng lao động, tham gia đóng bảo hiểm xã hội 100% và thực hiện chính sách nghĩ mát, du lịch định kỳ thường xuyên hằng năm theo luật định. Ngoài chế độ quy định, công ty còn thực hiện các chính sách đãi ngộ như: Mua thêm bảo hiểm con người cho người lao động, thăm hỏi ốm đau, cưới xin, tang điếu, sinh nhật, hỗ trợ thời gian và học phí tự học cho cán bộ nhân viên học tập nâng cao kiến thức Không những tăng thu nhập, khuyến khích vật chất như chế độ tiền thưởng mà còn quan tâm chú trọng công tác bồi dưỡng, đào tạo, đào tạo lại, tổ chức tham quan học tập các nước trong khu vực để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn , khuyến khích để người lao động hăng say phấn đấu. phát huy khả năng lao động sáng tạo của mình, sắp xếp lại tổ chức hợp lý, gọn nhẹ, hiệu quả.

docx62 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2646 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty cổ phần đầu tư xây dựng Long An IDICO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ước; Khai thác, chế biến, sản xuất: vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu xây dựng, trang trí nội ngoại thất; Tư vấn thiết kế xây dựng, giám sát thi công xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp, lĩnh vực xây dựng và hoàn thiện, lắp đặt phần điện và thiết bị điện công trình, thẩm định thiết kế dự toán, môi giới và kinh doanh bất động sản, sàn giao dịch bất động sản; Khảo sát, đo đạc, khoan thăm dò địa hình, địa chất, lập bản vẽ địa hình địa chất. Lập dự án đầu tư, tư vấn quản lý xây dựng. Tư vấn giám sát thi công xây dựng và hoàn thiện công trình dân dụng và công nghiệp, công trình hạ tầng kỹ thuật, trang trí nội, ngoại thất, hoàn thiện. Tư vấn đấu thầu xây dựng, thẩm định, định giá công trình xây dựng, thẩm tra thiết kế dự toán. Thí nghiệm vật liệu xây dựng, kiểm định chất lượng công tác và công trình xây dựng. Quá trình tăng vốn điều lệ Biểu đồ 2.1. Biểu đồ tăng vốn điều lệ. Phương thức tăng vốn điều lệ Từ năm 2006 – năm 2008: vốn không tăng. Từ năm 2008 – 2009: tăng 30 tỷ do phát hành cho cổ đông hiện hữu theo nghị quyết đại hội cổ đông ngày 28/04/2008. Từ năm 2009 – 2010: tăng 35,5 tỷ do Chia cổ tức năm 2009 14% trên mệnh giá bằng cổ phiếu để tăng vốn điều lệ theo nghị quyết đại hội cổ đông số 08 ngày 20/7/2010. Phát hành cho cổ đông hiện hữu theo nghị quyết đại hội cổ đông số 09 ngày 21/9/2010. Các công trình tiêu biểu Bưu điện tỉnh Long An. Trường trung học cơ sở Nhựt Tảo Khu dân cư Trung tâm phường 6 Các kết quả đạt được. Từ năm 2008 – 2010 Công ty đã ký được các hợp đồng lớn, các hợp đồng này đã mang lại lợi nhuận cao cho Công ty. STT Tên Hợp đồng Giá trị hợp đồng (VNĐ) Ngày ký Thời gian thực hiện 1 Hệ thống sân đường KCN Đức Hoà 1 13.709.000.000 29/03/2008 155 ngày 2 Khối lớp học lý thuyết, thư viện… Trường dạy nghề Long An 18.931.344.000 14/07/2008 480 ngày 3 Nhà A,B,C,D,E, sân đường – Bệnh viện Thạnh Hoá 19.641.561.000 25/08/2008 240 ngày 4 Khối phục vụ học tập và khối ký túc xá – Trường TH Y tế Long An 10.692.148.000 16/09/2008 330 ngày 5 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Long An 11.400.000.000 30/07/2009 350 ngày 6 Sân đường nội bộ, cột cờ, nhà xe… Trường dạy nghề Long An 5.622.207.000 07/08/2009 240 ngày 7 San nền – Khu trung tâm hành chính tỉnh Long An 15.000.000.000 28/07/2009 239 ngày 8 Cơ sở hạ tầng KCN Đức Hoà 1 19.442.000.000 08/07/2009 180 ngày 9 Cải tạo nâng cấp Trường THPT Lê Quý Đôn 11.600.000.000 24/09/2009 360 ngày 10 Bệnh viện Đa khoa huyện Tân Thạnh 8.728.950.000 06/11/2009 240 ngày Bảng 2.1. Các kết quả của Công ty 2.8. Một số thuận lợi khó khăn Thuận lợi Sau một thời gian củng cố lại tổ chức. Đến nay, phần lớn cán bộ CNV trong Công ty đoàn kết đồng tâm, nhất trí gắn bó với đơn vị, làm việc có tinh thần trách nhiệm. Công ty luôn được sự ủng hộ của Tổng công ty cũng như UBND tỉnh Long An và các Sở ngành địa phương. Khó khăn Một số công trình đã có trong kế hoạch năm 2010 nhưng do lý do khách quan nên vẫn chưa triển khai thi công được như: Dự án Khu dân cư trung tâm mở rộng phường 6 , nhà ở sinh viên, Hạ tầng Khu công nghiệp Hạnh Phúc, Chung cư cao tầng Hiệp Phước (Đồng Nai)… Công ty chưa ký được hợp đồng tín dụng đầu tư dự án khu dân cư trung tâm mở rộng phường 6. Mặc khác ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, chính sách thắt chặt tiền tệ của chính phủ trong đó tập trung chủ yếu vào thị trường bất động sản đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. TÓM TẮT: Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Long An IDICO là Công ty chuyên về dịch vụ tư vấn, đấu thầu, thiết kế các công trình. Bên cạnh đó, Công ty còn khai thác và kinh doanh các mặt hàng vật liệu xây dựng như gạch, cát, đá….Trụ sở chính của Công ty ở Phường 6, TP Tân An, tình Long An. Trong ba năm 2008 – 2010 Công ty đã đạt được những kết quả rất khả quan. Song Công ty vẫn gặp một số khó khăn về tín dụng, tiến trình thi công của các công trình, do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, chíh sách thắt chặt tiền tệ của chính phủ. CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY 3.1. Định hướng phát triển của Công ty Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của IDICO giai đoạn 2006 - 2010 đã đạt được những kết quả rất lớn, tỷ lệ tăng trưởng bình quân 20%, nguồn vốn của Công ty được bảo toàn và phát triển tốt. Tiếp tục phát huy thế mạnh cùng những thành tích đã được trong giai đoạn 2006-2010, IDICO xây dựng nhiệm vụ kế hoạch năm 2011, tăng trưởng 15 % so với năm 2010 và kế hoạch giai đoạn 2011-2015, tăng trưởng từ 15%-20% với các chỉ tiêu chính như sau: 3.1.1. Các chỉ tiêu kế hoạch năm 2011 TT Các chỉ tiêu Đơn vị Ước thực hiện kế hoạch (THKH) năm 2010 Kế hoạch (KH) năm 2011 Tỷ lệ % KH2011/ THKH 2010 1 Giá trị tổng sản lượng Tỷ. đ 8370 9745 116.4 a Giá trị xây lắp Tỷ. đ 4119 4905 119.1 b Giá trị sản xuất VLXD Tỷ. đ 2522 2939 116.5 c Giá trị tư vấn Tỷ. đ 79 91 115.2 d Giá trị kinh doanh khác Tỷ. đ 1649 1810 109.8 2 Kim ngạch XNK 1000USD 19620 43017 219.3 3 Doanh thu Tỷ. đ 6697 8186 122.2 4 Lợi nhuận trước thuế Tỷ. đ 401 475 118.5 5 Nộp ngân sách nhà nước Tỷ. đ 435 460 105.7 6 Giá trị đầu tư XDCB Tỷ. đ 3930 4818 122.6 7 Thu nhập bình quân Người/tháng 5450 5750 105.5 (Nguồn: số liệu phòng kế hoạch) Bảng 3.1. Các chỉ tiêu kế hoạch năm 2011 3.1.2. Các chỉ tiêu kế hoạch định hướng giai đoạn 2011-2015 TT Các chỉ tiêu Đơn vị Kế hoạch 2011 Kế hoạch 2012 Kế hoạch 2013 Kế hoạch 2014 Kế hoạch 2015 Kế hoạch 2011-2015 1 Giá trị tổng sản lượng Tỷ. đ 9745 11086 12740 14850 17340 65761 a Giá trị xây lắp Tỷ. đ 4905 5461 6205 7151 8300 32022 b Giá trị sản xuất VLXD Tỷ. đ 2939 3336 3813 4393 5063 19544 c Giá trị tư vấn Tỷ. đ 91 105 120 140 173 629 d Giá trị kinh doanh khác Tỷ. đ 1810 2184 2602 3166 3804 13566 2 Kim ngạch XNK 1000 USD 43017 24700 36300 48200 55000 207217 3 Tổng doanh thu Tỷ. đ 8186 9279 10678 12402 14476 55021 4 Lợi nhuận trước thuế Tỷ. đ 475 522 607 717 848 3169 5 Giá trị đầu tư XDCB Tỷ. đ 4818 5979 7160 7987 8740 34684 (Nguồn: số liệu phòng kế hoạch) Bảng 3.2. Các chỉ tiêu kế hoạch định hướng giai đoạn 2011-2015 3.2. Nguồn lực tạo lợi thế cạnh tranh cho Công ty 3.2.1. Nguồn nhân lực Đây là nhân tố then chốt và là nguồn lực tạo dựng lợi thế cạnh tranh cho các công ty kinh doanh ngày nay. Vai trò đó càng trở nên quan trọng nhất là với những lĩnh vực kinh doanh đến sức khỏe con người. Do đó, nhân viên của Công ty đa phần đều là những người có trình độ, được đào tạo chính quy trong và ngoài nước, giàu kinh nghiệm, đội ngũ kỹ sư lắp đặt, bảo trì máy móc thiết bị hơn 10 năm được nhiều khách hàng tín nhiệm. Năm 2008 2009 2010 Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Theo trình độ lao động Đại học 24 23,8 28 27,5 38 34,9 Cao đẳng,trungcấp 25 24,8 22 21,6 18 16,5 Lao động phổ thông 52 51,5 52 51,0 53 48,6 Tổng cộng 101 100 102 100 109 100 Theo tổng số lao động bình quân 101 102 109 Nam 56 55.4 54 52.9 58 53.2 Nữ 45 44.6 48 47.1 51 46.8 (nguồn: số liệu thống kê phòng nhân sự-đào tạo) Bảng 3.3. Bảng thống kê nhân sự. A Nhận xét: Trong Công ty, những cán bộ nắm quyền quản lý đều đã tốt nghiệp đại học, trên đại học, chiếm hơn 23,8%. Điều này chứng tỏ Công ty muốn thu hút nhân tài, những người có năng lực, am hiểu công việc để quản lý Công ty trước sự cạnh tranh. Công ty hiểu rằng chính con người mới là yếu tố quyết định ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp. Chính vì vậy, Công ty thực hiện tốt các chính sách là quyền lợi chính đáng của người lao động. Thực hiện ký hợp đồng lao động, tham gia đóng bảo hiểm xã hội 100% và thực hiện chính sách nghĩ mát, du lịch định kỳ thường xuyên hằng năm theo luật định. Ngoài chế độ quy định, công ty còn thực hiện các chính sách đãi ngộ như: Mua thêm bảo hiểm con người cho người lao động, thăm hỏi ốm đau, cưới xin, tang điếu, sinh nhật, hỗ trợ thời gian và học phí tự học cho cán bộ nhân viên học tập nâng cao kiến thức Không những tăng thu nhập, khuyến khích vật chất như chế độ tiền thưởng mà còn quan tâm chú trọng công tác bồi dưỡng, đào tạo, đào tạo lại, tổ chức tham quan học tập các nước trong khu vực để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn , khuyến khích để người lao động hăng say phấn đấu. phát huy khả năng lao động sáng tạo của mình, sắp xếp lại tổ chức hợp lý, gọn nhẹ, hiệu quả. Tổ chức thi tay nghề cho công nhân, đảm bảo 100% công nhân được đào tạo sản xuất theo đúng quy trình dây chuyền công nghệ hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000 Công tác bảo hộ lao động được công ty đặc biệt chú trọng, trang bị đủ các phương tiện bảo hộ an toàn vệ sinh lao động và trang bị đủ bình chữa cháy, hệ thống nước chữa cháy vách tường, hệ thống báo cháy tự động, và các phương tiện phòng cháy chữa cháy khác, tổ chức huấn luyện thường xuyên hằng năm cho cán bộ nhân viên về công tác an toàn vệ sinh lao đồng và phòng chống cháy nổ. Trong những năm qua chưa có xảy ra một trường hợp tai nạn lao động nào , được các cơ quan có liên quan đánh giá cao về công tác an toàn lao động. Người lao động được trả lương mỗi tháng 2 đợt không trễ hạn, lương bình quân năm 2010 tăng 12% so với năm 2009. Người lao động làm việc thêm giờ đều được thanh toán theo chế độ. Năm Thu nhập bình quân đ/người/tháng 2009 3300000 2010 4000000 Bảng 3.4. Thu nhập bình quân Ngoài ra, nhân viên, người lao động trong Công ty luôn được khuyến khích để thể hiện mình. Công ty thường xuyên tổ chức các hoạt động như văn nghệ, thi hiểu biết về công ty, sản phẩm giữa các bộ phận, thi nấu ăn nhân ngày 8/3, hay những hoạt động ngoại khóa để gia tăng sự hiểu biết về ngành nghề, các trường hợp khi khẩn cấp…Điều này tạo ra bầu không khí thoải mái, vui vẻ giữa các nhân viên trong công ty, giữa các bộ phận, xí nghiệp với nhau. 3.2.2. Nguồn tài chính Đơn vị tính: VNĐ Mã số Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 TÀI SẢN A. Tài sản ngắn hạn (100=110+120+130+140+150) 100 98.436.695.916 99.111.384.894 84.124.035.433 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 22.306.867.217 28.861.412.289 20.711.499.427 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 35.625.272.577 36.027.922.192 31.063.488.504 IV. Hàng tồn kho 140 27.336.905.835 27.355.031.091 26.694.101.409 V. Tài sản ngắn hạn khác 150 13.167.650.287 68.67.019.322 5.654.946.093 B. Tài sản dài hạn (200=210+220+240+250+260) 200 76.735.143.085 1.019.72.919.992 110.300.635.351 I. Các khoản phải thu dài hạn 210 II. Tài sản cố định 220 69.482.535.650 94.964.190.434 103.144.965.678 III. Bất động sản đầu tư 240 IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 6.752.000.000 6.750.000.000 6810000000 V. Tài sản dài hạn khác 260 500.607.435 258.729.558 345.669.673 Tổng cộng tài sản ( 270=100+ 200) 270 17.517.1839.001 201.084.304.886 194.424.670.784 NGUỒN VỐN A. Nợ phải trả (300=310+330) 300 108.119.430.573 129.134.247.729 84.811.275.115 I. Nợ ngắn hạn 310 85.484.489.655 107.642.653.902 66.820.820.491 II. Nợ dài hạn 330 2.2634.940.918 21.491.593.827 17.990.454.624 B. Vốn chủ sở hữu (400=410+430) 400 67.052.408.428 72.050.057.157 109.613.395.669 I. Nguồn vốn chủ sở hữu 410 67.052.408.428 72.050.057.157 109.613.395.669 II. Nguồn kinh phí, quỹ khác 430 Tổng cộng nguồn vốn (440=300+400) 440 175.171.839.001 201.184.304.886 194.424.670.784 (Nguồn: phòng tài chính kế toán) Bảng 3.5. Nguồn tài chính A Nhận xét: Tổng tài sản và nguồn vốn năm 2009 tăng so với năm 2008 (tăng 26 tỷ) là do Công ty đầu tư kết cấu hạ tầng và máy móc thiết bị, điều này làm tăng lực sản xuất. Nhưng tổng tài sản và tổng nguồn vốn năm 2010 so với năm 2009 lại giảm (giảm 6,7 tỷ). Nguồn vốn chủ sở hữu trong ba năm đều tăng là do Công ty đã thu hút được sự quan tâm và niềm tin ở các nhà đầu tư. Đó là một lợi thế rất lớn cho Công ty trước các đối thủ cạnh tranh, Công ty có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trong môi trường kinh doanh khóc liệt như hiện nay. 3.3. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty 3.3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh. Đơn vị tính: VNĐ CHỈ TIÊU Mã số Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1 2 4 5 6 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1 82.514.708.142 115.850.903.826 100.571.127.041 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 2 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01 - 02) 10 82.514.708.142 115.850.903.826 100.571.127.041 4. Giá vốn hàng bán 11 71.461.077.214 88.658.549.112 81.012.563.428 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10 - 11) 20 11.053.630.928 27.192.354.714 19.558.563.613 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 5.593.979.112 1.302.005.779 7.234.760.092 7. Chi phí tài chính 22 1.598.634.658 2.173.013.643 4.095.203.055 - Trong đó: Chi phí lãi vay 23 1.598.634.658 2.173.013.643 4.095.203.055 8. Chi phí bán hàng 24 2.250.221.813 3.896.433.980 4.559.761.352 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 5.362.783.523 8.172.379.615 7.649.291.781 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh {30 = 20 + (21 - 22) - (24 + 25)} 30 7.435.970.046 14252533255 10.489.067.517 11. Thu nhập khác 31 236.912.830 359.450.871 3.803.523.804 12. Chi phí khác 32 12.865.000 87.510.873 64.646.567 13. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 40 224.047.830 271.939.998 3.738.877.237 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50=30+40) 50 7.660.017.876 14.524.473.253 14.227.944.754 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 915.833.340 3.286.180.899 2.592.203.027 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60 = 50 – 51 - 52) 60 6.744.184.536 11.238.292.354 11.635.741.727 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 1.349 2.248 2.020 ( Nguồn: hai báo tài chính đã được kiểm toán ngày 31/12/2009 và ngày 31/12/2010) Bảng 3.6. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty A Nhận xét: So sánh giữa năm 2009 với năm 2008: Doanh thu thuần năm 2009 tăng cao (tăng hơn 33 tỷ) so với năm 2008 do các công trình hoàn thành nghiệm thu, hóa đơn giá trị gia tăng xuất trong năm 2009. Giá vốn hàng bán cũng tăng (tăng hơn 17 tỷ), nguyên nhân do tăng giá vốn các công trình nghiệm thu và tăng giá vốn gạch – thuế tài nguyên đất sét trích thiếu. Thu nhập khác tăng hơn 122 triệu đồng do phần thuế giá trị gia tăng của vật tư thừa Công ty đã hoạch toán thu nhập khác. Lợi nhuận sau thuế tăng 50%. So sánh giữa năm 2010 với năm 2009: Doanh thu thuần từ 115,9 tỷ đồng giảm xuống còn 100,6 tỷ đồng (giảm 15,3 tỷ đồng ) do các Công ty mới ký thêm các hợp đồng và các công trình mới này còn trong giai đoạn thi công chưa nghiệm thu,nhưng tăng nếu so với doanh thu thuần năm 2008. Trái lại doanh thu thuần giảm nhưng lợi nhuận lại tăng chứ không hề giảm. Thu nhập khác tăng rất cao (tăng 3,4 tỷ đồng) nguyên nhân tăng cao như vậy là do phải thu của các công ty con, công ty liên kết như công ty cổ phần khai thác Hạnh Phúc, Công ty cổ phần Tư vấn Hội nhà thầu xây dựng Long An, công ty xây dựng số 10 IDICO tăng nhiều hơn so với năm trước. Giá vốn hàng bán lại giảm (giảm 7,7 tỷ đồng) do giảm giá vốn của các công trình và giá vốn gạch. 3.3.2. Sức khỏe tài chính của Công ty Các tiêu chí Đơn vị Năm 2008 2009 2010 1. Thông số về khả năng thanh toán + Khả năng thanh toán hiện hành Lần 1.15 0.92 1.26 + Khả năng thanh toán nhanh Lần 0.83 0.67 0.86 + Vòng quay hàng tồn kho Lần 3.02 4.24 3.77 2. Thông số nợ + Tổng nợ/Tổng tài sản % 61.72 64.22 43.62 + Tổng nợ/ Vốn chủ sở hữu % 161.25 179.23 77.37 3.Khả năng sinh lời + Vòng quay tổng TS Lần 0.47 0.58 0.52 + ROA % 3.85 5.59 5.98 + ROE % 10.06 15.60 10.62 + ROS % 8.17 9.70 11.57 Bảng 3.7. Các chỉ số tài chính A Nhận xét: Các thông số tài chính của Công ty không có quá nhiều biến động. Khả năng thanh toán hiện hành và nhanh của Công ty đều tăng so với năm trước chứng tỏ, Công ty có khả năng đáp ứng nhanh các khoản nợ. Thông số vòng quay hàng tồn kho cao hơn, cho thấy hoạt động tồn kho của công ty khá hiệu quả. Điều này được giải thích vì Công ty đã đầu tư đồng bộ trang thiết bị mới, ứng dụng công nghệ vào sản xuất sản phẩm làm cho sản phẩm có chất lượng tốt hơn, được khách hàng tín dụng hơn, do đó, khả năng chuyển nhượng cao hơn. Nếu như năm 2008, 1 đồng vốn chủ phải đảm bảo cho 161.25 đồng vốn vay thì năm 2009 tăng lên 179.23 nguyên nhân vì trong giai đoạn này Công ty có nhiều dự án đang thi công nên cần nhiều vốn hơn năm trước. Đến năm 2010 con số đó chỉ còn là 77.37. Cộng với,năm 2008 có đến 61.72 % tài sản được tài trợ bằng vốn vay thì sang năm 2007 cũng lại tăng lên 64.22% điều nay được lý giải do có nhiều công trình đang trong giai đoạn thi công và đầu tư vào trang thiết bị, nhưng sang năm 2010 chỉ có 43.62% . Cả hai thông số đó cho thấy, mức độ rủi ro khi đầu tư vào công ty là không cao, lớp đệm an toàn khá vững chắc. Ta nhận thấy, thông số lợi nhuận ròng (ROS) tăng qua các năm . Nhà đầu tư bỏ ra một đồng vốn thì sẽ thu lại được tối thiểu là 0.08 đồng lợi nhuận. Tuy nhiên, thông qua thông số ROE, ROA chúng ta có thể thấy, hai xí nghiệp mà Công ty đã đầu tư mang lại hiệu quả, phát huy hiệu suất, khiến cho lợi nhuận trên một đồng doanh số tăng. Ngoài ra năm 2009, Công ty nhận thầu các dự án số lượng lớn. 3.3.3. Đánh giá chung về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh 3.3.3.1. Công tác xây lắp a. Công tác xây lắp đầu tư Thủ tục triển khai các dự án đầu tư còn chậm và tình hình tín dụng khó khăn nên sản lượng xây lắp đầu tư đạt thấp. b. Công tác xây lắp đấu thầu Hiện nay đa số các công trình nhận thầu của Công ty đều có vốn ngân sách địa phương, thủ tục thanh quyết toán và thu hồi vốn chậm làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Ngoài ra việc cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp rất khốc liệt nên các công trình trúng thầu thường phải giảm giá nhiều nên mang lại hiệu quả không cao. Do vậy, Công ty không đấu thầu nhiều mà chủ yếu tập trung thanh quyết toán các công trình đã hoàn thành của những năm trước và thi công các công trình đã có (công trình Trường dạy nghề Long An, Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Long An, Trường TH Lê Quý Đôn, Bệnh viện đa khoa Tân Thạnh …). Bên cạnh đó, Công ty cũng đã mạnh dạn thay đổi mô hình quản lý thi công xây lắp, tăng cường vai trò quản lý giám sát các công trình, xóa bỏ tình trạng khoán trắng nên hiệu quả của công tác xây lắp ngày càng được nâng cao. Qua thi công xây lắp các công trình, thương hiệu của Công ty ngày càng được nâng cao, công tác quản lý thi công xây lắp, giá thành đã dần đi vào nền nếp, tiết kiệm chi phí. Tuy sản lượng xây lắp không cao nhưng lĩnh vực xây lắp đã bước đầu thu được lợi nhuận. 3.3.3.2. Công tác sản xuất công nghiệp vật liệu xây dựng: Hiện tại Nhà máy vật liệu xây dựng Tuynel Đức Hòa đã đi vào ổn định sản xuất, từng bước cải tiến công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO nhằm nâng cao tính cạnh tranh và thương hiệu trên thị trường. Tuy nhiên tình hình tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn do sự suy giảm của thị trường xây dựng, giá thành nguyên vật liệu (đất nguyên liệu, than đá, điện, xăng, dầu, …) liên tục tăng ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm cũng như sự cạnh tranh không lành mạnh của các nhà máy gạch thủ công trong khu vực đóng giả mác tuy nen nhưng bán giá rẻ. 3.3.3.3. Công tác kinh doanh vật liệu xây dựng: Hiện nay Xí nghiệp khai thác và kinh doanh VLXD đã có sự quan hệ với các đối tác kinh doanh lâu dài như: Công ty thép miền Nam, Vinakyel, xi măng Hạ Long, gạch ngói Đồng Nai, gạch Đồng Tâm, gạch ngói Tuy Hạ, … nên doanh số các mặt hàng tương đối ổn định, chiếm thị phần đáng kể trong khu vực. Xí nghiệp đã xây dựng được hệ thống kho bãi đồng bộ tạo điều kiện thuận lợi trong việc kinh doanh nhiều mặt hàng, đáp ứng tốt cho các công trình xây lắp của Công ty cũng như nhu cầu của thị trường. 3.3.3.4. Công tác kinh doanh hạ tầng: Do sự đóng băng thị trường bất động sản nên giá trị kinh doanh hạ tầng đạt thấp. Đây cũng là tình hình chung của các dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng trong giai đoạn vừa qua. 3.3.3.5. Công tác tư vấn đầu tư: Đây là lĩnh vực mới thành lập còn tương đối mới mẻ, bước đầu còn gặp nhiều khó khăn trong công tác tìm kiếm đối tác nhưng với đội ngũ cán bộ trẻ, nhiệt tình trong công việc đang tích cực trong công tác tiếp thị tìm kiếm công việc. Hiện Xí nghiệp đã đảm nhận và triển khai một phần công việc thiết kế dự toán, bản vẽ thi công thuộc dự án Khu dân cư trung tâm phường 6 mở rộng giai đoạn 2, Tp. Tân An tỉnh Long An và một số hợp đồng tư vấn, thẩm định các dự án bên ngoài. 3.3.3.6. Công tác đầu tư Xây dựng các dự án: Hiện nay, Công ty đang triển khai các dự án: Khu dân cư Trung tâm Phường 6 , thành phố Tân An, tỉnh Long An (giai đoạn 2); Dự án khai thác Mỏ sét Lộc Giang – Đức Hòa và khu công nghiệp Hựu Thạnh. TÓM TẮT: Qua ba năm từ 2008 – 2010, Công ty đã đạt được những kết quả lớn về thực hiện các hợp đồng, ký kết nhiều hợp động hơn, nâng cao trình độ nhân sự, hoàn thành các chỉ tiêu được giao. Đặc biệt, lợi nhuận của Công ty vẫn tăng qua các năm, điều nay chứng tỏ Công ty có năng lực trên thị trường xây dựng. Bên cạnh đó, Công ty còn một số vấn đề còn tồn tại: Tuy HĐQT đã có định hướng về công tác thị trường, nhưng việc triển khai chưa đáp ứng yêu cầu. Hiện nay thị trường của công ty mới chỉ là các địa bàn quen thuộc. Về tuyển dụng, thu hút lao động để xây dựng lực lượng: chưa có biện pháp thực hiện thích đáng nên vẫn thiếu người có tay nghề cao, có đủ năng lực đảm nhận vị trí Chủ nhiệm đồ án, Trưởng bộ môn, Trưởng bộ phận thiết kế - nhất thiết kế kết cấu với công nghệ mới, thiết kế hệ thống M & E …. Chất lượng sản phẩm: tình trạng sản phẩm kém chất lượng vẫn còn xảy ra, nhất là trong thiết kế: đặc biệt là bản vẽ không đúng tiêu chuẩn, thuyết minh tính toán hời hợt, thiếu thực tế, không có mầu sắc riêng. Trong giám sát thi công vẫn còn để xẩy ra tình trạng lơ là phiến diện, tay nghề non kém, sai sót trong nghiệm thu chất lượng. Việc nghiên cứu, tìm tòi biện pháp tốt hơn trong quản lý, điều hành chưa có hiệu quả cao. Công tác xây dựng mới và bổ sung, điều chỉnh các Quy định, Quy chế về tổ chức quản lý tuy đã có tiến bộ hơn năm 2009 nhưng vẫn còn chậm, điển hình là việc sửa đổi, bổ sung Định mức giao khoán chi phí thực hiện hợp đồng. CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY 4.1. Các công cụ phân tích và đánh giá 4.1.1. Phân tích môi trường bên ngoài 4.1.1.1. Môi trường vĩ mô a. Các yếu tố kinh tế Tình hình kinh tế nước ta biểu hiện hai trạng thái mâu thuẫn nhau. Trạng thái phấn khởi trước những thành tựu về KT – XH của đất nước sau một năm gia nhập WTO, vị thế kinh tế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên. Mặt khác, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ lan ra toàn cầu, các nền kinh tế lớn đều rơi vào tình trạng suy thoái, giảm phát, chính phủ Việt Nam đã thực hiện một loạt các chính sách nhằm thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng. Tuy nhiên, Việt Nam đã phải đánh đổi mục tiêu tăng trưởng bằng lạm phát và một đồng tiền yếu. Với tăng trưởng kinh tế bình quân vượt mức 7,1% từ năm 1990 đến năm 2009 (theo thống kê của Ngân hàng Phát triển châu Á), trong gần hai chục năm qua, Việt Nam đã nằm trong danh sách các nước châu Á phát triển nhanh nhất. Ngoài ra, với thu nhập bình quân đầu người khoảng 1.200 USD hiện nay, Việt Nam đã trở thành một quốc gia có "thu nhập trung bình", theo tiêu chí của Ngân hàng Thế giới (WB). b. Các yếu tố Chính trị, Chính phủ Việt Nam là một trong số các quốc gia có nền chính trị ổn định. Việt Nam đang hoàn thiện hệ thống luật pháp, thông qua nhiều luật mới, ban hành nhiều nghị định, thông tư… tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là luật cạnh tranh và chống độc quyền. Giảm thuế thu nhập cá nhân: công ty động viên công nhân tăng năng suất lao động để cải thiện đời sống. c. Các yếu tố văn hóa – xã hội và dân số Xã hội Việt Nam với nền tảng văn hóa Á Đông đang dần tiếp cận tinh hoa văn hóa thế giới, kết hợp truyền thông với hiện đại nhưng vẫn duy trì bản sắc dân tộc. Việt Nam với dân số ước đạt 86,9 triệu người (tổng hợp vào tháng 12/2010) và nhu cầu sử dụng nhà ở, cơ sở hạ tầng …. Là thị trường tiềm năng lớn, rất thuận lợi cho công ty. Tp Tân An Địa điểm Công ty d. Các yếu tố tự nhiên Các nguyên liệu sản xuất gạch có trữ lượng dồi dào phân bố tập trung và dễ khai thác. Giao thông thuận lợi. Chú ý hạn chế tác hại của thời tiết xấu trong mùa mưa bão ảnh hưởng đến việc thi công. e. Các yếu tố công nghệ Xu hướng nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ phát triển, đặc biệt là ứng dụng tự động hóa vào sản xuất, nhất là đối với các dự án lớn. Ứng dụng Internet trong việc bán hàng qua mạng. Vận dụng công nghệ hiện đại trong quá trinh thi công: khép kín sản xuất như đầu tư trạm trộn bê tông tươi từ 60 tấn/ giờ đến 100 tấn/ giờ. 4.1.1.2. Môi trường vi mô: sử dụng mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Michael Porter. a. Khách hàng Để tăng cường quan hệ hợp tác và phát triển giữa công ty với các nhà phân phối, thâm nhập thị trường, tìm hiểu nhu cầu khách hàng. Công ty đã tham vào hội chợ triển lãm các mô hình xây dựng với nhiều mẫu mã đa dạng. Tại đây Công ty đã thu thập nhiều thông tin về ý kiến khách hàng liên quan đến chất lượng sản phẩm, mẩu mã, chính sách bán hàng và các dịch vụ sau bán hàng. Qua đó, thấy được áp lực đối với công ty về mặt cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm hơn nữa để đáp ứng được nhu cầu khách hàng. b. Đối thủ cạnh tranh Ngành xây dựng là một trong những ngành có mức độ cạnh tranh mạnh mẽ. Các đối thủ cạnh tranh chính của Công ty là Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng Phú An (INDECO), Công ty cổ phần tư vấn thiết kế xây dựng Long An. Đối thủ tiềm ẩn Là ngành nghề mang lài lợi nhuận cao, thu hút nên có rất nhiều công ty kinh doanh các mặt hàng khách đang nhòm ngó sang lĩnh vực này. Hiện nay Công ty có các đối thủ tiềm ẩn như:  Công ty cổ phần xây dựng và trang trí nội thất Hoàn Mỹ, Công ty cổ phần tư vấn thiết kế xây dựng PSC. Nhà cung ứng Nhà cung ứng ngyên liệu đầu vào chủ yếu của doanh nghiệp đa phần là các công ty có uy tín chuyên cung ứng , nguyên liệu có chất lượng và tương đối ổn định với giá cả hợp lý và chất lượng dịch vụ tốt , doanh nghiệp đủ khả năng thực hiện việc sản xuất với tất cả các loại hình theo yêu cầu từ khách hàng. Mặt khác cũng giúp doanh nghiệp tiết kiệm phần nào về chi phí sản xuất. Một số nhà cung cấp chính. STT Nhà cung cấp Sản phẩm 1 CTCP xi măng Hạ Long Xi măng 2 Đồng Tâm Group Gạch, sơn 3 Công ty thép Vina Kyoei Sắt, thép 4 Công ty thép miền Nam Sắt, thép 5 Công ty CP gạch ngói Đồng Nai Gạch, ngói 6 Công ty CP gạch ngói Tuy Hạ Gạch, ngói 4.1.1.3. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài STT Các yếu tố chủ yếu bên ngoài Mức độ quan trọng Phân loại Tổng điểm 1 Nhu cầu xây dựng ngày càng tăng 0.2 4 0.8 2 Sự cạnh tranh mạnh từ các đối thủ 0.1 2 0.2 3 Nguồn nguyên vật liệu dồi dào 0.11 3 0.33 4 Xu hướng chú trọng chất lượng của khách hàng 0.07 3 0.21 5 Công nghệ trong xây dựng ngày càng tiên tiến 0.07 3 0.21 6 Giá thành nguyên vật liệu có xu hướng tăng 0.06 2 0.12 7 Các đối thủ tiềm ẩn 0.05 2 0.1 8 Đóng băng thị trường bất động sản 0.04 3 0.12 9 Tín dụng khó khăn 0.05 2 0.1 10 Thu nhập bình quân đầu người tăng 0.08 4 0.32 11 Việt Nam đang trong tình trạng lạm phát 0.07 2 0.14 12 Chính trị Việt Nam ổn đinh 0.1 3 0.3 Tổng cộng 1 1 – 4 2.95 Bảng 4.1. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài A Nhận xét: Số điểm quan trọng tổng là 2,95 , cho thấy khả năng phản ứng của Công ty trước mối đe dọa và cơ hội từ bên ngoài là khá tốt. Qua phân tích môi trường kinh doanh của Công ty nhận diện những cơ hội và nguy cơ sau đây: Những cơ hội: Nhu cầu xây dựng ngày càng tăng. Xu hướng chú trọng chất lượng của khách hàng. Công nghệ trong xây dựng ngày càng tiên tiến. Thu nhập bình quân đầu người tăng. Chính trị Việt Nam ổn đinh. Nguồn nguyên vật liệu dồi dào. Những nguy cơ: Sự cạnh tranh mạnh từ các đối thủ. Giá thành nguyên vật liệu có xu hướng tăng. Các đối thủ tiềm ẩn. Đóng băng thị trường bất động sản. Tín dụng khó khăn. Việt Nam đang trong tình trạng lạm phát 4.1.1.4. Ma trận hình ảnh cạnh tranh Song song việc phân tích ma trận đánh giá yếu tố bên ngoài, để có thể đánh giá một cách đầy đủ hơn về những ưu thế và nhược điểm của đối thủ cạnh tranh, ta sử dụng ma trận hình ảnh cạnh tranh. Đối thủ chính của công ty là: Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng Phú An (INDECO), Công ty cổ phần tư vấn thiết kế xây dựng Long An. STT Các yếu tố thành công Tầm quan trọng (i) IDICO LINCO INDECO Xây dựng Long An Phân loại (r) ixr r' ixr' r" ixr" 1 Năng lực marketing 0.08 3 0.24 4 0.32 3 0.24 2 Khả năng tài chính 0.13 4 0.52 2 0.26 3 0.39 3 Mạng lưới phân phối 0.08 2 0.16 4 0.32 4 0.32 4 Chất lượng sản phẩm 0.12 4 0.48 3 0.36 3 0.36 5 Khả năng đa dạng hóa sản phẩm 0.08 3 0.24 3 0.24 4 0.32 6 Năng lực sản xuất 0.07 2 0.14 1 0.07 3 0.21 7 Sự linh hoạt của tổ chức 0.05 3 0.15 3 0.15 2 0.1 8 Thị phần 0.07 2 0.14 2 0.14 2 0.14 9 Chất lượng nguồn nhân lực 0.09 3 0.27 2 0.18 3 0.27 10 Cạnh tranh về giá 0.09 2 0.18 3 0.27 3 0.27 11 Hoạt động R&D 0.08 4 0.32 3 0.24 2 0.16 12 Lợi thế về vị trí 0.06 2 0.12 3 0.18 2 0.12 Tổng cộng 1 1 - 4  2.96 1 -4   2.73 1 -4   2.9 Bảng 4.2. Ma trận hình ảnh cạnh tranh A Nhận xét: Qua việc phân tích ma trận hình ảnh cạnh tranh có thể xếp hạng đối thủ cạnh tranh như sau: công ty IDICO – LINCO đứng thứ nhất với tổng số điểm là 2,96 , thứ hai là công ty INDECO, rồi mới đến công ty cổ phần tư vấn thiết kế xây dựng Long An. Tổng số quan trọng của công ty cổ phần tư vấn thiết kế xây dựng Long An là 2,9 cho thấy công ty là một đối thủ cạnh tranh mạnh ngang với IDICO – LINCO, nếu xét theo khia cạnh chiến lược thì công ty Long An ứng phó khá hiệu quả với môi trường bên trong và bên ngoài. Đối thủ cạnh tranh thứ hai là công ty INDECO có tổng số điểm quan trọng là 2,73 dù không mạnh hơn công ty IDICO – LINCO nhưng cũng là đối thủ đáng lo ngại. Do vậy việc xây dựng chiến lược của Công ty cần hướng đến việc hạn chế những mặt của công ty Long An, hoàn thiện những điểm yếu của mình và thực hiện chiến lược phòng thủ đối với INDECO. 4.1.2. Phân tích môi trường bên trong 4.1.2.1. Hoạt động quản trị Vai trò và trách nhiệm của các cấp quản lý được nâng cao. Các thủ tục hành chánh được đơn giản hóa, tạo điều kiện giải quyết công việc nhanh chóng. Vấn đề tiền lương, phụ cấp cho người lao động được cải thiện, Công ty động viên người lao động tích cực làm việc. Tuy nhiên, Công ty chưa có nhóm nghiên cứu và phát triển hoạt động độc lập và chuyên sâu một cách hợp lý. 4.1.2.2. Nguồn nhân lực Tổng số lao động của Công ty năm 2010 là 109 lao động trong đó số lượng lao động ở trình độ đại học 38, cao đẳng – trung cấp 18, lao động phổ thông 53. Đội ngũ kỹ sư và nhân viên trẻ, năng động và sáng tạo. Nhiều nhân viên người Việt Nam có năng lực được giao nhiệm vụ quản đốc, tổ trưởng, trưởng phòng ban…. Ngoài ra hàng năm Công ty đều có tổ chức thi nâng cao tay nghề, phát hiện thêm những công nhân để sắp xếp vào đúng vị trí công việc. 4.1.2.3. Hệ thống thông tin Công ty thu thập thông tin qua hệ bán hàng rộng khắp, lấy ý kiến tư khách hàng, nói chuyện với nhà phân phối và những người khác mà không phải là nhân viên biên chế của Công ty. Công ty sử dụng biện pháp bổ sung để nâng cao chất lượng và tăng cường số lượng thông tin thu được hàng ngày. Doanh nghiệp có những bộ phận chuyên trách về thu thập thông tin và phổ biến thông tin thường ngày. Công ty đã ứng dụng thành tựu của công nghệ thông tin vào quản lý như: việc quản lý tài chính, kế toán, phân tích chiến lược kinh doanh. Tuy nhiên khả năng ứng dụng các công nghệ thông tin đó chưa hiệu quả. 4.1.2.4. Tình hình tài chính Tổng tài sản: 194.424.670.784 (VNĐ) Trong đó: Tài sản cố định: 103.144.965.678 Tài sản lưu động: 91.279.705.106 Cơ cấu vốn: 194.424.670.784 (VNĐ) Trong đó: Phần vốn vay dài dạn: 17.990.454.624 Vay ngắn hạn: 66.820.820.491 Vốn chủ sở hữu: 109.631.395.669 Tài chính Tổng tài cố định sản chiếm: 53% Tổng vốn vay chiếm: 44% Khả năng thanh toán: 2.29 lần 4.1.2.5.Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong STT Các yếu tố chủ yếu bên trong Mức độ quan trọng Phân loại Tổng điểm 1 Thị phần 0.07 3 0.21 2 Vay nợ 0.05 2 0.1 3 Công tác R&D 0.08 4 0.32 4 Công nghệ sản xuất hiện đại 0.09 2 0.18 5 Hoạt động marketing 0.08 2 0.16 6 Khả năng tài chính 0.13 4 0.52 7 Năng lực, trình độ nhân viên và quản lý 0.09 3 0.27 8 Chất lượng sản phẩm 0.12 4 0.48 9 Tinh thần làm việc của người lao động 0.08 3 0.24 10 Uy tín của công ty 0.09 3 0.27 11 Năng lực sản xuất 0.07 2 0.14 12 Chiến lược nguồn nhân lực 0.05 3 0.15 Tổng cộng 1 1 -4   3.04 Bảng 4.3. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong A Nhận xét: Số điểm quan trọng tổng cộng là 3,04, cho thấy Công ty ở mức cao về vị trí chiến lược nội bộ. Do đó, bên cạnh việc phát huy những mặt mạnh, Công ty còn phải có hướng khắc phục những mặt yếu có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng hoạt động của doanh nghiệp như: vay nợ, công nghệ sản xuất hiện đại, chiến lược nguồn nhân lực, năng lực sản xuất, hoạt động marketing, thị phần. Qua phân tích môi trường bên trong của công ty có thể đưa ra những điểm mạnh và điểm yếu : Điểm mạnh: Công tác R&D. Khả năng tài chính. Năng lực, trình độ nhân viên và quản lý. Chất lượng sản phẩm. Tinh thần làm việc của người lao động. Uy tín của Công ty. Điểm yếu: Vay nợ. Công nghệ sản xuất hiện đại. Chiến lược nguồn nhân lực. Năng lực sản xuất. Hoạt động marketing. Thị phần. 4.1.3. Phân tích ma trận SWOT Từ những cơ hội, đe dọa, điểm mạnh, điểm yếu đã được phân tích trên, ta có ma trận SWOT SWOT Cơ hội (Opportunites) O1:Nhu cầu xây dựng ngày càng tăng. O2: Xu hướng chú trọng chất lượng của khách hàng. O3: Công nghệ trong xây dựng ngày càng tiên tiến. O4: Thu nhập bình quân đầu người tăng. O5: Chính trị Việt Nam ổn định. O6: Nguồn nguyên vật liệu dồi dào Đe dọa (Threats) T1: Sự cạnh tranh mạnh từ các đối thủ. T2: Giá thành nguyên vật liệu có xu hướng tăng. T3: Các đối thủ tiềm ẩn. T4: Đóng băng thị trường bất động sản. T5: Tín dụng khó khăn. T6: Việt Nam đang trong tình trạng lạm phát Điểm mạnh (Stengths) S1: Công tác R&D. S2: Khả năng tài chính. S3:Năng lực, trình độ nhân viên và quản lý. S4: Chất lượng sản phẩm. S5: Tinh thần làm việc của người lao động. S6: Uy tín của công ty. Kết hợp SO Chiến lược phát triển thị trường (S2, S4, S6, O1, O3, O5,) Chiến lược thâm nhập thị trường (S4, S3, O1, O4) 3. Chiến mở rộng quy mô sản xuất (S2,S4, O1, O3, O5, O6) 4.Chiến lược phát triển sản phẩm theo hương nâng cao chất lượng sản phẩm với sự trợ giúp và đầu tư vào khoa học công nghệ mới (S1, S4, O1, O3, O6) Kết hợp ST . Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm (S1, S2, S3, S4, T1, T2, T3,T5) 2. Chiến lược thâm nhập phía sau (S1, T6) Điểm yếu (weaknesses) W1 : Vay nợ. W2: Công nghệ sản xuất hiện đại. W3: Chiến lược nguồn nhân lực. W4: Năng lực sản xuất. W5: Hoạt động marketing. W6: Thị phần Kết hợp WO 1. Chiến lược nâng cao nâng lực sản xuất (W2, W3, O1, O3, O5, O6) 2. Chiến lược hội nhập phía trước (W1, W3, W4, O1, O5) Chiến mở rộng mạng lưới phân phối (W5, O1, O2, O4) Kết hợp WT 1. Chiến lược tăng cường quảng cáo (W5, T1,T3) 2. Chiến lược cạnh tranh về giá (W3, W4, W5, T1, T3, T5) 3. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực (W3, W4, W5, W6, T1, T3, T4, T6) Hình 4.1. Ma trận SWOT Các chiến lược hình thành từ ma trận SWOT Chiến lược phát triển thị trường (S2, S4, S6, O1, O3, O5,): Chiến lược này có các mặt mạnh: Công tác R&D, Khả năng tài chính, năng lực và trình độ nhân viên với quản lý, chất lượng sản phẩm, tinh thần làm việc của người lao động, uy tín của Công ty, từ đó công ty có thể mở rộng thị trường sang các tỉnh lân cận, để tăng thị trường chiếm lĩnh bằng cách đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ dành cho người tiêu dùng lựa chọn. Với mục tiêu tăng doanh thu và cãi thiện lợi nhuận với cơ hội thị trường đang phát triển cùng với uy tín của công ty và chất lượng sản phẩm. Chiến lược thâm nhập thị trường (S4, S3, O1, O4) với chiến lược này Công ty tận dụng đểm mạnh là uy tín và chất lượng sản phẩm để tăng thị phần hiện nay nhằm mục đích tăng doanh thu với cơ hội là nhu cầu xây dựng ngày càng tăng và thu nhập bình quân đầu người tăng. Chiến lược phát triển sản phẩm (S1, S4, O1, O3, O6) theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm mới với sự trợ giúp và đầu tư vào khoa học công nghệ mới: với sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì Công ty đã đưa ra chiến lược nhằm tận dụng cơ hội: Nhu cầu xây dựng ngày càng tăng, nguồn nguyên vật liệu dồi dào, công nghệ trong xây dựng ngày càng tiên tiến. Dựa trên thế mạnh sẵn có của Công ty là công tác R&D, chất lượng sản phẩm. Chiến lược sản phẩm nhằm nâng cao tính cạnh tranh của công ty về mặt chất lượng. Chiến lược mở rộng qui mô sản xuất (S2,S4, O1, O3, O5, O6)để tăng sản phẩm tiêu thụ nhằm tăng doanh thu, chiến lược này nhằm tận dụng cơ hội khoa học công nghệ phát triển và nhu cầu nhà ở ngày càng tăng. Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm(S1, S2, S3, S4, T1, T2, T3,T5) chiến lược này tạo ra các sản phẩm có chất lượng, giá cả thật hấp dẩn thõa mãn nhu cầu khách hàng mà đối thủ không thể có được. Chiến lược hội nhập phía sau (S1, T6) với sự biến động mạnh của nền kinh tế Việt Nam hiện nay, công ty cần phải thực hiện kế hoạch đầu tư và phát triển các dây chuyền sản xuất máy móc công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm dựa trên công tác nghiên cứu và phát triển. Chiến lược nâng cao năng lực sản xuất(W2, W3, O1, O3, O5, O6): chiến lược này tận dụng các cơ hội: Nhu cầu xây dựng ngày càng tăng, công nghệ trong xây dựng ngày càng tiên tiến, nguồn nguyên vật liệu dồi dào, chính trị Việt Nam ổn định. Chiến lược hội nhập phía trước(W1, W3, W4, O1, O5): tập trung đầu tư cho hoạt động marketing và ứng dụng các chiến lược marketing, nâng cao trình độ cán bộ quản lý để đủ năng lực vận hành bộ máy trong thời gian tới. Chiến lược mở rộng mạng lưới phân phối (W5, O1, O2, O4) để tăng doanh thu thì công ty áp dụng chiến lược này nhằm tận dụng cơ hội về nhu cầu nhà ở tăng, xu hướng chú trọng chất lượng của khách hàng, thun nhập bình quân đầu người tăng. Chiến lược tăng cường quảng cáo(W5, T1,T3) với lượng nhà ở được xây dựng nhiều như hiện nay. Những chiến lược mở rộng thị trường của các đối thủ cạnh tranh thì Công ty cần nổ lực hơn nữa. Tăng cường quảng cáo để lôi kéo và tìm kiếm khách hàng từ các đối thủ cạnh tranh. Chiến lược cạnh trạnh về giá(W3, W4, W5, T1, T3, T5) để tăng sản lượng tiêu thụ, mục đích tăng doanh thu thì Công ty nên áp dụng chiến lược giá linh hoạt. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực (W3, W4, W5, W6, T1, T3, T4, T6) phát triển nguồn nhân lực nhằm tăng nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty đối với các đối thủ cạnh tranh hiện nay, đồng thời đáp ứng được nhu cầu của Công ty. 4.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty 4.2.1. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực Cần có chính sách tuyển dụng, hoạch định nguồn nhân lực chất lượng cao nhất là đội ngũ cán bộ kỷ thuật, cán bộ quản lý và công nhân kỷ thuật. Tuyển dụng tối thiểu trung cấp xây dựng đối với các kỷ sư thi công công trình Về chính sách đào tạo, huấn luyện. Bên cạnh việc huấn luyện đào tạo tại chổ, công ty cần có kế hoạch hợp tác với bên ngoài một cách thường xuyên để buộc các Trưởng, Phó bộ phận tham gia thường xuyên các khóa huấn luyện bên ngoài nhằm cập nhật các kiến thức mới về kỷ thuật và quản lý trong ngành. Trên cơ sở đó các Trưởng phòng sẽ là người đào tạo và huấn luyện lại cho chính nhân viên tại bộ phận của mình. Về chính sách khen thưởng đãi ngộ, Công ty tiếp tục thực hiện các chính sách khen thưởng định kỳ căn cứ vào hiệu quả và tình hình thực hiện kế hoạch như hiện nay đồng thời tăng cường thực hiện chế độ thưởng nóng đối với các đơn vị, bộ phận khi đạt được những thành tích vượt trội. Xây dựng và hoàn thiện chính sách tuyển dụng, đào tạo, phân công hợp lý và minh bạch trên cơ sở thu hút nhân tài, giữ chân người giỏi. Có chính sách định hướng phát triển nghề nghiệp tại Công ty để tạo ra động lực làm việc và phấn đấu; bố trí thay thế dần các vị trí quản lý cấp cơ sở và cấp trung, các trí chuyên gia đầu ngành… 4.2.2. Giải pháp về marketing 4.2.2.1. Chính sách sản phẩm Tập trung vào sản phẩm chủ lực, sản phẩm có tỷ suất lợi nhuận cao, sản phẩm được người tiêu dùng ưa thích, sản phẩm đóng góp phần lớn doanh thu. Hiện nay, sản phẩm chủ lực của công ty là các công trình xây dựng, trong đó có hai công trình lớn đang trong tiến độ thi công là công trình Hựu Thạnh (Đức Hòa), khu dân cư mở rộng phường 6. Đồng thời, công ty cần tạo ra sản phẩm về nhà ở chất lượng cao nhưng giá cả hợp lý. Song công ty phải phát triển sản phẩm gạch Tuynel vì sản phẩm này trong năm 2010 đã mang lại lợi nhuận không nhỏ cho công ty. Tổ chức quản lý chất lượng chặt chẽ, xây dựng và củng cố hệ thống quản lý chất lượng ISO nhằm nâng cao uy tín của Công ty trên thị trường trong nước và quốc tế. 4.2.2.2. Chính sách giá Tiết kiệm chi phí quản lý, chi phí sản xuất để giá cả cạnh tranh hơn. Công ty nên sử dụng các nguyên vật liệu xây dựng mà mình đã có sẳn như gạch Tuynel để tiết kiệm chi phí. Tính toán chính xác chi phí sản phẩm, nghiên cứu giảm chi phí sản xuất (tìm nguồn nguyên liệu giá rẻ thay thế nhập khẩu, tiết kiệm nguyên liệu trong sản xuất, nâng cao năng suất lao động...). Xây dựng các biện pháp khuyến mại cho khách hàng như khi khách hàng mua khối lượng sản phẩm lớn được giảm giá hay thực hiện các đợt giảm giá theo thời kỳ. Đưa ra một mức giá không những phù hợp với chi phí của doanh nghiệp mà còn phải phù hợp với mức giá của các đối thủ cạnh tranh. 4.2.2.3. Chính sách chiêu thị Ngoài những hoạt động Công ty đang thực hiện như hoạt động quảng cáo, khuyến mãi trong thời gian tới Công ty cần nâng cấp trang WEB của Công ty, bổ sung những sản phẩm đang sản xuất, tiêu thụ và những mẫu thiết kế nhà hiện nay. Riêng đối với các mẫu nhà khi chào mẫu cho khách hàng thì ngoài các chỉ tiêu thông thường theo yêu cầu của khách hàng Công ty nên gơi kem theo một bản đồ thị về sản phẩm nhà ở đẹp do các máy móc của phòng R&D vẽ ra. Về chăm sóc khách hàng Công ty cần phải chủ động hơn nữa trong công tác chăm sóc khách hàng. Nếu như trước đây việc chắm sóc khách hàng chủ yếu do bộ phận văn phòng tổng hợp thực hiện nhưng các thắc mắc và khiếu nại của khách hàng liên quan chủ yếu tới tính chất của sản phẩm nên nhiều khiếu nại khi trả lời các thắc mắc của văn phòng tổng hợp là không thỏa đáng. Do đó giờ đây để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách hàng Công ty phải lập một đường dây nóng, đường dây này phải liên hệ trực tiếp đến Trưởng bộ phận có liên quan để giải quyết các trường hợp đột xuất cho khách hàng. 4.2.3. Giải pháp về công nghệ Công ty nên vận dụng công nghệ hiện đại trong quá trình thi công, khép kín sản xuất như đầu tư trạm trộn bê tông tươi từ 60 tấn/ giờ đến 100 tấn/ giờ. Công nghệ xây dựng mới tấm sàn Bubbledeck và các vật liệu xây dựng mới. Công nghệ, vật liệu xây dựng mới này có khả năng tiết kiệm chi phí đồng thời gia tăng chất lượng công trình. Nó đem lại hàng loạt hiệu quả như giảm trọng lượng công trình, tăng khả năng chịu lực, tiết kiệm vật liệu đến 50%, giảm được chi phí vận chuyển, rút ngắn thời gian thi công, tăng tuổi thọ công trình.…Không chỉ mang đến hiệu quả kinh tế, loại sàn này còn tạo sự linh hoạt trong thiết kế, việc thay đổi thiết kế nội thất đơn giản do không dầm và ít cột; sàn còn có khả năng chống động đất, cách âm, cách ẩm, cách nhiệt, cháy nổ tốt. Ngoài ra Công ty nên sử dụng tấm panel-3D tường, sàn, trần, cầu thang... vì chất lượng vượt trội, khả năng tiết kiệm thời gian thi công nhanh hơn so với thi công bằng các vật liệu truyền thống. 4.2.4. Giải pháp về tài chính Tăng cường công tác thu hồi công nợ khách hàng, nhất là công nợ trong lĩnh vực xây lắp các công trình vốn chủ đầu tư có nguồn gốc ngân sách: thực hiện quyết toán nhanh gọn khối lượng xây lắp hòan thành với chủ đầu tư; hòan chỉnh hồ sơ nghiệm thu khối lượng xây lắp hòan thành, thủ tục hoàn công,…để có đủ điều kiện thu hồi công nợ trong thời gian sớm nhất; Chủ động phối hợp với chủ đầu tư để hạn chế tình trạng kéo dài, dây dưa thủ tục thanh quyết tóan, đảm bảo thu hồi vốn. Tiếp tục quan hệ tín dụng với ngân hàng và các tổ chức tín dụng để đa dạng hóa các kênh huy động vốn. Thực hiện các thủ tục và ký kết hợp đồng tín dụng trung, dài hạn để tài trợ cho dự án Khu dân cư trung tâm mở rộng phường 6-TP Tân An. Thực hiện các biện pháp nhằm điều chỉnh cơ cấu tài chính cho phù hợp, cụ thể là điều chỉnh cơ cấu nợ phải trả nhằm cải thiện khả năng thanh tóan ngắn hạn, khả năng thanh tóan nhanh, đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững của Công ty. Tập trung nguồn vốn chủ sở hữu, vay trung, dài hạn và huy động, chiếm dụng khác để tài trợ chủ yếu cho các dự án đang triển khai của Công ty như: Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Khu dân cư trung tâm mở rộng phường 6 - Thành phố Tân An, triển khai đầu tư Khu công nghiệp Hựu Thạnh- Đức Hòa. 4.2.5. Giải pháp về phía nhà nước Trong những năm qua và một vài năm tới ngành xây dựng được đánh giá là có tốc độ tăng trưởng cao. Song hiện nay do chưa có quy hoạch của Nhà nước nên việc đầu tư manh mún, tràn lan có nhiều tác động không tốt đến hiệu quả chung của ngành. Trong khi nhiều công ty chưa khai thác năng lực hiện có (đầu tư song thiếu hoặc không có việc làm) nhiều dự án mới vẫn tiếp tục ra đời, cạnh tranh với nhau, gây thiệt hại cho phía Việt Nam và tạo lợi thế cho các doanh nghiệp nước ngoài. Đề nghị ngành và Nhà nước có biện pháp hạn chế đầu tư tràn lan, không có hiệu quả. Để tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động linh hoạt, nhanh nhạy trong cơ chế thị trường hiện nay đề nghị các cơ quan quản lý Nhà nước cần có sự phối hợp chặt chẽ để ban hành chính sách về thuế, hải quan thương mại hoàn chỉnh và đồng bộ, sát với thực tế hơn. Là ngành thu hút nhiều lao động, đem lại nhiều ngoại tệ cho Nhà nước, vốn đầu tư cao, hiệu quả xã hội rộng lớn. Những năm qua, Nhà nước đã banh hành một số cơ chế chính sách, giải pháp nhằm giúp các doanh nghiệp đỡ căng thẳng về vốn. Tuy nhiên số vốn của Công ty còn hạn chế, đề nghị Nhà nước xem xét cấp bổ sung vốn lưu động và có cơ chế ưu tiên vay vốn tại các ngân hàng. Tóm lại, đề ngành xây dựng Việt Nam phát triển mạnh hơn nữa theo định hướng của Nhà nước cần phải có sự hỗ trợ của Nhà nước từ việc tạo ra chính sách về đầu tư, về vốn đến những chính sách thị trường hợp tác quốc tế... TÓM TẮT: Để thực hiện tốt các chiến lược đề ra để khắc phục tình trạng còn tồn tại hiện nay và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường Công ty cần thực hiện: Tăng cường công tác tiếp thị: lập kế hoạch, chương trình cụ thể cho từng giai đoạn, địa bàn, cụm/nhóm công trình…Tập trung tuyển chọn, đào tạo và có biện pháp cụ thể để xây dựng lực lượng kiến trúc sư, kỹ sư các ngành có tính chuyên nghiệp cao, có đủ điều kiện năng lực theo quy định Nhà nước, sẵn sàng đảm đương thử thách, khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ. Cần có biện pháp nghiêm khắc trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm đối với các đơn vị trực tiếp, nhất là sản phẩm thiết kế và công tác giám sát thi công. Tiếp tục liên danh, liên kết với các trường Đại học, các đơn vị tư vấn xây dựng trong và ngoài nước để nâng cao năng lực tư vấn và mở rộng thị trường theo hướng phát huy công việc có tính đặc thù của Công ty và đa dạng hoá sản phẩm. Chú trọng xây dựng đội ngũ chủ nhiệm công trình trong lĩnh vực thiết kế công trình dân dụng và công nghiệp. - Tiếp tục rà soát, bổ sung, sửa đổi Quy chế làm việc và chức năng của các phòng ban Công ty, Quy chế tuyển dụng - thu hút lao động tay nghề cao, Quy chế về tiếp thị - tìm kiếm việc làm. Ban kiểm soát và Hội đồng quản trị cần sâu sát hơn nữa trong việc giám sát, chỉ đạo để thực hiện nghiêm túc Điều lệ Công ty và Luật Doanh nghiệp. KẾT LUẬN Trong môi trường kinh doanh đầy biến động và cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, để tồn tại và phát triển bền vững, mỗi doanh nghiệp phải hết sức năng động và sáng tạo để xây dựng cho mình các chiến lược cạnh tranh phù hợp. Nhận thấy tầm quan trọng đó nên trong quá trình tìm hiểu thực tế tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng Long An IDICO, tôi muốn góp phần để Công ty hoạt động, và phát triển vững chắc trong tương lai. Trong suốt quá trình hoạt động, Công ty khắc phục các điểm yếu về khả năng ứng dụng công nghệ, công tác marketing và đa dạng hóa sản phẩm để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Vì thế, vấn đề đặt ra là làm thế nào để doanh nghiệp phát huy tốt nhất sức mạnh nội bộ và tận dụng triệt để các cơ hội đang có để khắc phục các điểm yếu và tránh né các nguy cơ là điều cấp thiết nhất hiện nay. Để giúp Công ty có thể vượt qua những khó khăn trên, em đã đi vào tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến nhà máy ở cả 2 môi trường bên ngoài và môi trương bên trong để thấy được những cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu từ đó sử dụng ma trận SWOT để phân tích đưa ra chiến lược cho nhà máy. Qua phân tích ma trận SWOT em đề ra một số chiến lược cho Công ty. Để thực hiện thành công các chiến lược đã đề xuất và cân đối với nguồn lực của doanh nghiệp, tôi có nêu ra một số giải pháp về nhân sự, marketing (giá, sản phẩm, chiêu thị), công nghệ, tài chính Thông qua xây dựng chiến lược và đề ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh, Công ty sẽ xác định đúng đắn hệ thống mục tiêu, chính sách và các biện pháp mà Công ty cần thực hiện trong tương lai. Tuy nhiên trong môi trường kinh doanh đầy biến động để nâng cao hiệu quả vận dụng chiến lược vào thực tế kinh doanh thì cần có sự “mềm dẻo” tức là có sự lựa chọn phương án khả thi nhất để đạt mục tiêu đề ra. Vậy nên xác định, vận dụng chiến lược vào thực tế kinh doanh của Công ty trong giai đoạn tới sẽ là một nhiệm vụ hết sức quan trọng cần vào sự quyết tâm của tất cả cán bộ lao động trong Công ty.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBáo cáo thực tập tốt nghiệpMột số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty cổ phần đầu tư xây dựng Long An IDICO.docx
Luận văn liên quan