Đề tài Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng lụa tơ tằm Việt Nam

Trong các bạn hàng truyền thống, chúng ta cần hết sức lưu ý khi là m ăn với Nhật Bản. Đây là một thị trường giàu tiềm năng nhưng không hề dễ dãi. Thị trường tiêu dùng hàng dệt may nói chung và mặt hàng lụa tơ tằm nói riêng ở Nhật Bản rất phát triển. Tỷ trọng hàng may mặc nhập khẩu chiế m khoảng 38% tổng khối lượng thị trường hàng may mặc nước này. Các nhà nhập khẩu hàng may mặc vào Nhật Bản đều phải đóng thuế và chịu trách nhiệm về nhãn hiệu hàng hoá. Yếu tố giá cả không phải là quyết định thành công của nhà xuất khẩu nước ngoài. Quan trọng nhất là họ phải tạo dựng được tên tuổi và uy tín của mình thì mới có cơ hội lâu dài. Người tiêu dùng hàng may mặc ở Nhật Bản khá khó tính, đặc biệt về mốt thời trang. Các nhà sản xuất cần nắm bắt và dự đoán được xu hướng thời trang, phải cung ứng một cách kịp thời những sản phẩm đang hợp mốt, đặc biệt là đối với khách hàng trẻ tuổi - những người có sở thích thay đổi mẫu, mốt rất nhanh. Theo kết quả một cuộc thăm dò của tổ chức Ngoại Thương Nhật Bản (JETRO), 78% người tiêu dùng Nhật Bản chọn hàng may mặc dựa theo kiểu dáng, 46% theo chất lượng, 27% theo giá cả. Họ thường chú ý đến những chi tiết nhỏ như đường chỉ, cách đơm khuy, cách gấp nếp, Nhật Bản là thị trường đòi hỏi khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng,

pdf90 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2739 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng lụa tơ tằm Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hị trấn Liên Nghĩa (huyện Đức Trọng - Lâm Đồng) cho biết: “Trong làng nghề hiện không có sự hợp tác với nhau và do thiếu kén, mạnh ai nấy mua, lực lượng “cò” kén quá đông đã chi phối đến thị trường kén. Không ai quản lý, họ đã tự ý nâng giá kén, mua kén non (kén chưa hóa nhộng), kén kém chất lượng, từ đó làm giảm chất lượng tơ, gây mất uy tín của làng nghề” [17]. Rõ ràng, Hiệp hội có phát huy được vai trò của mình trong làng nghề thì ngành tơ lụa của Việt Nam mới có thể phát triển được. Để phát huy vai trò của mình, Hiệp hội phải thực hiện rất nhiều việc, chẳng hạn như : - Hướng dẫn đưa giống mới vào nuôi trồng, thay thế giống cũ để đem lại năng suất cao hơn; - Xây dựng cho mình một uy tín trên thị trường để từ đó bảo vệ được thương hiệu và uy tín cho mặt hàng tơ lụa Việt Nam; - Tập hợp các hộ nông dân vào vùng nguyên liệu tập trung, tập hợp các cơ sở sản xuất và công ty kinh doanh tơ lụa vào hiệp hội để quản lý thống nhất, tập hợp các làng nghề, các công ty sản xuất - kinh doanh tơ lụa vào hiệp hội để mặt hàng tơ lụa của Việt Nam có một tiếng nói chung trên thị trường Thế Giới; - Lập kế hoạch phát triển ngành và trình Chính phủ phê duyệt; 56 - Tích cực tìm kiếm các cơ hội hợp tác về khoa học kỹ thuật với các đơn vị trong và ngoài nước và tìm kiếm thị trường tiêu thụ; - Thống nhất về tiêu chuẩn chất lượng cho dâu, tằm, tơ lụa Việt Nam; - Xây dựng tên gọi cho thương hiệu lụa tơ tằm Việt Nam; - Xây dựng chiến lược quảng bá và mạng lưới phân phối cho thương hiệu trên cả thị trường trong và ngoài nước; - Nghiên cứu nhu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài nước. - Hướng dẫn và tuyên truyền đến bà con nông dân về việc phải tuân thủ hợp đồng cung cấp nguyên liệu, tránh tình trạng để bà con nông dân sau khi được cấp giống dâu và tằm mới, hỗ trợ về công nghệ cho năng suất và chất lượng cao không bán nguyên liệu cho Hiệp hội hoặc nơi bao tiêu sản phẩm mà lại bán cho các lái buôn vì cái lợi trước mắt. Tuy nhiên, trong thời gian trước mắt, hiệp hội cần phải phối hợp với các công ty đầu ngành nghiên cứu, lai tạo và nhập khẩu giống dâu tằm mới cho năng suất cao, phổ cập kiến thức trồng dâu, nuôi tằm đúng kỹ thuật, truyền bá kỹ thuật thâm canh cho bà con nông dân để phát triển vùng nguyên liệu ra diện rộng: Triển khai nhanh việc đưa các giống dâu lai Sa-109 của Trung Quốc vào thâm canh; cố gắng cung ứng đầy đủ các giống tằm chất lượng cao cho sản xuất, có tem và bảo đảm chất lượng tới nông dân. Bảo đảm dịch vụ vật tư chuyên dùng đề phòng chống bệnh tằm. Đối với công nghiệp chế biến tơ, phối hợp với các cơ quan trong ngành thực hiện chủ trương liên kết đầu tư thu mua sản phẩm kén của nông dân bằng hợp đồng, đúng với tinh thần quyết định 80 của Thủ tướng Chính phủ. Kiên quyết khắc phục việc cung ứng tằm tùy tiện, nuôi tằm không đúng quy trình kỹ thuật, cạnh tranh không lành mạnh, tranh giành địa bàn giữa các thành phần kinh tế. 3. Đối với doanh nghiệp. 3.1. Nâng cao chất lượng sản phẩm. 57 Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, muốn nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm của mình thì điều cần làm trước tiên là phải củng cố và nâng cao chất lượng của sản phẩm đó. Nhìn chung, chất lượng lụa của Việt Nam vẫn chỉ được đánh giá ở mức thấp. Hơn nữa, cũng không thể phủ nhận một thực tế là với khả năng hiện nay của chúng ta (về đầu vào cho sản phẩm, về công nghệ sản xuất,) thì việc có được những thước vải lụa cao cấp, chất lượng tốt là điều không dễ thực hiện. Nhưng điều đó không có nghĩa là Việt Nam ta không thể sản xuất được những sản phẩm ấy. Hãy lấy ví dụ về bàI học thành công của công ty trách nhiệm hữu hạn tơ lụa Châu Á - AQSilk để minh chứng cho điều này. Giám đốc công ty, anh Nguyễn Mạnh Quỳnh, cho biết : “Có những hợp đồng mà AQ Silk đã phải chấp nhận bảo hành 12 tháng cho sản phẩm thời trang. Sẽ là rất khó cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, đặc biệt cho mặt hàng lụa tơ tằm. Nhưng đó là điều kiện tiên quyết giúp doanh nghiệp khẳng định uy tín của mình, cũng như thương hiệu sản phẩm Việt Nam nói chung”. Như vậy, mặc dù còn rất nhiều khó khăn và tồn tại song chúng ta cũng có những tiềm lực mạnh mẽ cho sự thành công. 3.1.1. Cải tiến sản phẩm theo hướng không phai màu: Một trong những điểm yếucủa hàng lụa tơ tằm Việt Nam bị người tiêu dùng đánh giá, đó là dễ phai màu. Tuy nhiên điều này không phải là không khắc phục được và cũng không phải tất cả sản phẩm lụa của Việt Nam đều dễ phai màu, mà chủ yếu là do người tiêu dùng chưa tiếp cận được với những sản phẩm lụa chất lượng cao, không phai màu. Đơn cử như sản phẩm của Vinasilk hay AQSilk đều là những sản phẩm lụa không phai. Những sản phẩm này có thể giặt một cách thoải mái mà vẫn không ảnh hưởng gì đến màu sắc của vải. Để có được những thước lụa như vậy, ngoài kỹ thuật nhuộm cơ bản, người thợ nhuộm phải dùng nguyên liệu chiết xuất từ thảo mộc, kết hợp với hoá chất đặc biệt và nhuộm bằng phương pháp thủ công tạo cho vải có độ bền màu cao.Điều cần chú ý khi nhuộm để lụa không phai màu là nhất thiết phải nhuộm từ sợi tơ xe, bởi có như thế màu mới bền, còn nếu nhuộm vải thì sẽ dễ bị phai màu hơn. 58 Công đoạn nhuộm của chúng ta được coi là một thế mạnh để tạo nên tính độc đáo của sản phẩm nhưng đồng thời nó cũng là một điểm yếu trong khâu sản xuất của chúng ta. Bởi lẽ chúng ta vẫn chủ yếu sử dụng phương pháp nhuộm thủ công, do đó chất lượng nhuộm tuy đẹp, lại nhuộm bằng thảo mộc nên có màu sắc rất tự nhiên, nhưng đồng thời sản phẩm nhuộm ra màu lại không đều giữa các lần nhuộm, và giá thành cũng cao, từ đó làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm đặc biệt là khi phải xuất khẩu với số lượng lớn. Do đó, nếu chúng ta có thể kết hợp kỹ thuật nhuộm như trên với máy móc, công nghệ hiện đại thì năng suất nhuộm sẽ tăng lên đáng kể, và từ đó sẽ giúp chúng ta có nhiều thuận lợi hơn trong cạnh tranh cả trên thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên để có ngay một công nghệ nhuộm hiện đại là rất khó và phải tốn nhiều thời gian, tiền bạc để nghiên cứu hoặc nhập khẩu từ nước ngoài. Vì vậy, chúng ta sẽ chuyển dần từng giai đoạn. Trước tiên, chúng ta sẽ kết hợp kỹ thuật nhuộm bền màu bằng thảo mộc với công nghệ nhuộm bán cơ khí. Công trình này đã được nghiên cứu và hoàn thành vào tháng 3/2002 do kỹ sư Hoàng Trực làm chủ nhiệm đề tài và công ty cổ phần tơ lụa và dịch vụ nông nghiệp Đà Nẵng - Danasi làm cơ quan chủ quản. Công trình đã thiết kế và chế tạo thành công hệ thống nhuộm tơ sợi và lụa tơ tằm bán cơ khí với các thông số kỹ thuật: thể tích thùng chứa dung dịch hoá chất phụ trợ-19 lít, tốc độ dao động bộ gàn-4-250 vòng/phút, khoảng cách dao dộng - 10cm, thùng chứa dung dịch thuốc nhuộm - 900x800mm... Ngoài ra, công trình cũng xây dựng quy trình nhuộm tơ sợi và lụa tơ tằm từ khâu chuẩn bị nguyên liệu, hóa chất, pha chế, các thao tác đưa nguyên liệu vào các bộ gàn, điều chỉnh nhiệt độ,... nhuộm, cho đến khâu phơi sấy, kiểm tra và nhập kho thành phẩm, thiết kế và chế tạo hệ thống xử lý nước cấp cho quá trình nhuộm theo phương pháp trao đổi ion. Với việc ứng dụng công nghệ này độ rối sượt và độ sượt trắng của sản phẩm được cải thiện rõ rệt, lượng thành phẩm tăng từ 92% đến xấp xỉ 99%, năng suất lao động tăng lên 1,5 lần [13]. Khi đưa được công nghệ nhuộm này vào sử dụng một cách phổ biến trong cả nước, chắc chắn sản phẩm lụa tơ tằm của Việt Nam sẽ đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm của nước khác cả trong và ngoài nước. 3.1.2. Cải tiến mẫu mã theo hướng đa dạng và phong phú hơn: 59 Mẫu mã cũng là một điểm yếu của lụa tơ tằm Việt Nam. Trong định hướng phát triển ngành dâu tằm tơ Việt Nam đến 2010 đã chỉ rõ: “Cơ cấu mẫu mã sản phẩm dệt còn chưa phong phú”. Hay như nhận xét của ông Nguyễn Mạnh Quỳnh - Giám đốc công ty AQSilk: “ Điểm yếu của lụa tơ tằm Việt Nam là ở khâu thiết kế. Sản phẩm mới chỉ hấp dẫn về chất liệu chứ chưa thoả mãn về mẫu mã” [6]. Ngoài ra, như đã phân tích ở trên, sản phẩm lụa tơ tằm của Việt Nam được người tiêu dùng đánh giá là mẫu mã phù hợp nhiều lứa tuổi nhưng vẫn chưa có nhiều sản phẩm độc đáo, mới lạ. Như vậy, muốn cho sản phẩm thoả mãn được nhu cầu của người tiêu dùng thì các công ty cần phải đầu tư hơn nữa về khâu thiết kế. Để làm được điều này các công ty cần phải thuê một đội ngũ thiết kế viên được đào tạo chuyên thiết kế mẫu vải (ở phần trên tôi đã trình bày về thực trạng của ngành thời trang Việt Nam). Rõ ràng là hiện nay chúng ta mới chỉ biết thêu, may và thiết kế theo ý tưởng của người khác chứ chưa phải là ý tưởng của riêng mình. Khác với những mặt hàng dệt vải thông thường, việc thiết kế, tạo mẫu trên nền lụa tơ tằm đòi hỏi tính thẩm mỹ cao, sự tỉ mỉ và công phu trong từng nét vẽ hoạ tiết. Song nhìn chung đây vẫn sẽ là thách thức rất lớn đối với ngành thiết kế thời trang của Việt Nam trong những năm tới nếu Lụa tơ tằm Việt Nam muốn đẩy mạnh xuất khẩu và quảng bá thương hiệu sản phẩm trên trường quốc tế. Do lụa tơ tằm là một mặt hàng khá đặc thù nên để có thể tạo nên những mẫu mã mới lạ, độc đáo của riêng Việt Nam và mang đậm phong cách truyền thống của Việt Nam, chúng ta có thể dựa vào chính những hoa văn, hoạ tiết từ các kiến trúc cũ của đền, chùa, các sản phẩm gốm, sứ...vừa mang nặng nét rêu phong cổ kính, vừa hồn hậu, mộc mạc như tâm hồn Việt. Hơn nữa, khi chúng ta đã phát hiện được những nhà thiết kế có khả năng thì việc tạo điều kiện cho họ phát huy sở trường ấy, áp dụng những mẫu thiết kế của mình vào sản phẩm cũng là một việc làm không kém phần quan trọng. Việc định hướng cho ngành thời trang hướng vào thực tế cuộc sống là một điều cần phải làm ngay lúc này. Bà Francine Pairon - Giám đốc viện mẫu thời trang Pháp, giám khảo cuộc thi Việt Nam Collection Grand Prix đã nhận xét rất đúng về ngành thời trang Việt Nam : “Môi trường làm nghề là điều quyết định. Chính phủ Việt Nam 60 cần quan tâm đến ngành dệt may với các thế mạnh vốn có của nó và các nhà sản xuất phải thật sự nhạy bén với việc sử dụng nhân tài thiết kế. Cuộc thi thiết kế của các bạn đã rất thành công về mặt tổ chức, nhưng nếu chỉ để phát hiện ra những gương mặt xuất sắc, cho họ cái tên nhà thiết kế, để rồi các nhà sản xuất vẫn thờ ơ với những mẫu mốt đó thì những cố gắng của các bạn hôm nay cũng chẳng có ý nghĩa gì.” Thời trang Việt Nam hôm nay không thể chỉ có sự cố gắng của riêng các nhà thiết kế mà còn phải là sự quan tâm của chính các nhà sản xuất, các cơ quan chức năng có liên quan. Chỉ như vậy chúng ta mới có được sự phát triển toàn diện, chủ động hội nhập cùng thời trang thế giới. Thời trang cũng là một lĩnh vực văn hoá, và sự phát triển của thời trang cũng là sự khẳng định bản sắc văn hoá riêng của người Việt Nam trong thế giới hôm nay Đã đến lúc chúng ta cần phải chuyên nghiệp hoá việc thiết kế thời trang trên mặt hàng lụa tơ tằm và coi đây như là một mắt xích thực sự trong quy trình đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng cũng như trên con đường vươn ra thị trường thế giới. 3.1.3. Cải tiến chất lượng sản phẩm theo hướng bền hơn: Để có những thước lụa bền, đẹp thì các nhà sản xuất cần phải có những sợi tơ đẹp và đạt tiêu chuẩn chất lượng. Ngoài ra, tấm lụa còn phải đảm bảo đủ số lượng sợi trong một mét vải về cân, lạng, số sợi. Có như thế, tấm lụa mới đạt được độ dày tiêu chuẩn và từ đó sẽ đạt được yêu cầu về độ bền, giảm độ nhăn và việc bảo quản cũng sẽ đơn giản hơn. Từ đó đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng về hướng cải tiến sản phẩm lụa tơ tằm trong tương lai. Ngoài ra, để chống và giảm nhàu (nhăn), có thể tiến hành chuội tơ ở nhiệt độ cao. Trong nhiều năm qua, nhiều sản phẩm lụa của Việt Nam đã không đáp ứng được yêu cầu này, một mặt do thiếu nguyên liệu dẫn đến phải nhập khẩu cả tơ từ nước ngoài, vừa đắt, vừa không đảm bảo chất lượng tơ; mặt khác, do các cơ sở sản xuất cắt giảm lượng nguyên liệu, chẳng hạn như giảm lượng tơ cần thiết để dệt một tấm lụa xuống chỉ còn 1/3-1/2, pha thêm sợi nhân tạo để 61 giảm giá thành sản phẩm, từ đó tăng tính cạnh tranh của sản phẩm. Tuy nhiên mặt trái của việc làm này là phần lớn người tiêu dùng cho rằng sản phẩm của Việt Nam không có chất lượng cao bằng những sản phẩm lụa của nước ngoài. Chẳng hạn có nhiều ý kiến cho rằng lụa Việt Nam nhăn hơn, may bị hở khe, chống xùi sợi làm bề mặt vải bị sần và mất đi độ bóng đẹp. Nguyên nhân chính là do số lượng sợi để dệt không đủ so với yêu cầu kỹ thuật cần có. Tuy nhiên, muốn sản phẩm đạt yêu cầu về kỹ thuật thì chắc chắn giá thành sản phẩm sẽ tăng cao hơn so với mức giá hiện tại. Vậy, các doanh nghiệp có nên đáp ứng tiêu chí này không? Câu trả lời là có vì qua cuộc khảo sát của chúng tôi cho thấy, có 52,31% số người tiêu dùng được hỏi mong muốn sản phẩm lụa Việt Nam trong tương lai sẽ bền hơn và họ cũng sẵn sàng trả mức giá cao hơn cho chất lượng sản phẩm tốt hơn này. Tuy nhiên để làm được điều này, các doanh nghiệp cần có sự hỗ trợ của Nhà nước và hiệp hội dâu tằm tơ Việt Nam về nguyên liệu tơ. Hiệp hội cần phải phối hợp với Tổng công ty để đưa ra những tiêu chuẩn chất lượng cho cả dâu, tằm và lụa, cùng nông dân giải quyết những bất cập đang tồn tại về vùng nguyên liệu, tiến tới quy hoạch vùng nguyên liệu tập trung, gắn vùng nguyên liệu với nhà máy, gắn nhà máy với người nông dân. 3.2. Giải pháp về kinh doanh (thị trường) Hiện tại các sản phẩm của ngành cung không đủ cầu. Tuy nhiên hiệu quả kinh tế chưa cao, các sản phẩm đáp ứng cho thị trường các nước có thu nhập cao bán được giá không nhiều. Bởi vậy giải pháp về thị trường cần có sự đổi mới: 3.2.1. Tăng cường tiêu thụ sản phẩm với khối lượng lớn với các bạn hàng truyền thống (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, ấn Độ và các nước Đông Nam Á), nhất là các nước trong khối ASEAN khi lộ trình áp dụng AFTA được thực hiện. Nói về giải pháp thị trường, một số nhà kinh tế cho rằng thị trường truyền thống là địa chỉ “vàng” cho ngành dệt may Việt Nam. Điều đó nhằm 62 khẳng định 1 phương châm là chúng ta cần phải luôn luôn chú trọng đến mảng thị trường này. Mặc dù hiện nay nhiều doanh nghiệp đã tìm được hướng đi và thâm nhập được vào những thị trường mới, song không thể phủ nhận một điều là kim ngạch mang về từ những bạn hàng truyền thống là không hề nhỏ. Hơn nữa, việc thâm nhập vào một thị trường mới cần nhiều thời gian, chi phí và công sức. Trong khi đó, các thị trường truyền thống vẫn có sức tiêu thụ lớn và nằm trong khả năng, trong tầm tay của chúng ta. “Tìm kiếm thị trường mới là một hướng đi đúng, song các doanh nghiệp khôn ngoan sẽ không “xao nhãng” những thị trường còn rất nhiều thuận lợi như thị trường truyền thống”, các nhà kinh tế kết luận. Trong các bạn hàng truyền thống, chúng ta cần hết sức lưu ý khi làm ăn với Nhật Bản. Đây là một thị trường giàu tiềm năng nhưng không hề dễ dãi. Thị trường tiêu dùng hàng dệt may nói chung và mặt hàng lụa tơ tằm nói riêng ở Nhật Bản rất phát triển. Tỷ trọng hàng may mặc nhập khẩu chiếm khoảng 38% tổng khối lượng thị trường hàng may mặc nước này. Các nhà nhập khẩu hàng may mặc vào Nhật Bản đều phải đóng thuế và chịu trách nhiệm về nhãn hiệu hàng hoá. Yếu tố giá cả không phải là quyết định thành công của nhà xuất khẩu nước ngoài. Quan trọng nhất là họ phải tạo dựng được tên tuổi và uy tín của mình thì mới có cơ hội lâu dài. Người tiêu dùng hàng may mặc ở Nhật Bản khá khó tính, đặc biệt về mốt thời trang. Các nhà sản xuất cần nắm bắt và dự đoán được xu hướng thời trang, phải cung ứng một cách kịp thời những sản phẩm đang hợp mốt, đặc biệt là đối với khách hàng trẻ tuổi - những người có sở thích thay đổi mẫu, mốt rất nhanh. Theo kết quả một cuộc thăm dò của tổ chức Ngoại Thương Nhật Bản (JETRO), 78% người tiêu dùng Nhật Bản chọn hàng may mặc dựa theo kiểu dáng, 46% theo chất lượng, 27% theo giá cả. Họ thường chú ý đến những chi tiết nhỏ như đường chỉ, cách đơm khuy, cách gấp nếp, Nhật Bản là thị trường đòi hỏi khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng, từ nguyên phụ liệu đến quy trình sản xuất phảI tuân thủ nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn chất lượng JIS (Japan Industrial Standard) cũng như các điều luật, quy định áp dụng cho sản xuất và xuất nhập khẩu hàng hoá. Khi làm ăn với khách hàng Nhật Bản, các nhà doanh nghiệp 63 cần tránh các sai phạm tối kỵ như giao hàng không chuẩn màu sắc, sai kích cỡ, không đúng số lượng hoặc giao hàng chậm. Một số doanh nghiệp nước ngoài phàn nàn rằng nhiều công ty Việt Nam rất thích nói những câu “xin lỗi”, “thông cảm”, nhưng điều đó là không thể chấp nhận được trong kinh doanh quốc tế vì nó sẽ gây tổn thất lớn cho những doanh nghiệp khác. Nhìn chung, mặt hàng lụa tơ tằm nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản phải đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường về chất lượng sản phẩm, nguyên phụ liệu, thị hiếu tiêu dùng và tính chính xác trong việc ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế. Hiện tại ta chưa thể nhập khẩu mặt hàng lụa vào thị trường này một cách chính thức (mà chủ yếu là bằng các hợp đồng gia công) nhưng tôi nghĩ trên đây là những chú ý cần thiết đối với doanh nghiệp bởi chính thức hoá việc nhập khẩu vào thị trường nước ngoài vẫn là xu hướng và là chiến lược lâu dài của ta. (Tham khảo “Các doanh nghiệp nói gì về thị trường Nhật Bản” và “Một vài gợi ý về kênh phân phối trên thị trường Nhật Bản ở phụ lục 5 và 6) 3.2.2. Tìm kiếm thị trường, tăng dần thị phần, giữ uy tín về chất lượng với các bạn hàng khó tính (Mỹ, EU, vùng Trung Đông). Chúng ta phải thừa nhận rằng không có thị trường thì không có sản xuất. Chính vì vậy, càng phải tạo ra thị trường mới, đột biến thì mới có cơ hội để phát triển” - ông Nguyễn Văn Thông, Viện trưởng viện nghiên cứu Kĩ thuật Dệt may Việt Nam khẳng định. (Dệt may Việt Nam, cơ hội và thách thức – T.193). Hơn nữa, việc mở rộng thị trường sẽ giúp doanh nghiệp chủ động hơn trên thị trường cũng như không bị phụ thuộc quá vào một bạn hàng. Điều này rất nguy hiểm cho chúng ta khi thị trường bạn gặp khó khăn (ví dụ như có chiến tranh, bạo động). Về vấn đề này, chúng ta cần lấy bài học của cá tra, cá basa và tôm Việt Nam đã từng làm lao đao cả ngành thuỷ sản trong nước khi chúng ta bị kiện bán hàng phá giá trên thị trường nước ngoài. Vì thế, vấn đề đặt ra là doanh nghiệp không nên “bỏ trứng vào cùng một giỏ”. Đa dạng hoá thị trường là bước đi, một cách làm hiệu quả cần được các doanh nghiệp sản xuất, buôn bán lụa của Việt Nam lưu tâm. 64 Thị trường Mỹ là quả là một thị trường mới có triển vọng, đặc biệt nó mở ra rất nhiều cơ hội từ sau Hiệp định thương mại Việt - Mỹ được ký kết (năm 2000) và chính thức thông qua vào tháng 12-2001. Điều này đã được chứng minh bằng trị giá kim ngạch xuất nhập khẩu sản phẩm dệt may vào thị trường Mỹ tăng nhanh vào những năm tiếp theo (đặc biệt năm 2002 tăng 20 lần so với năm 2001). Khi thị trường Mỹ mở ra, các công ty tơ lụa của Việt Nam có nhiều cơ hội và điều kiện để mở rộng thị trường bởi Việt Nam được đánh giá là một đất nước có truyền thống về may mặc, tay nghề của nhân công khá tốt và chi phí lao động vừa phải. Nhất là trong bối cảnh quốc tế hiện nay, đặc biệt là sau vụ khủng bố 11-9, thì đây được coi là cơ hội vàng cho các doanh nghiệp Việt Nam. Theo đánh giá của Hiệp hội Dệt may và Da giầy Mỹ (AAFA), các doanh nghiệp Mỹ không muốn ký hợp đồng làm ăn với những quốc gia không ổn định về chính trị. Trong khi đó, Việt Nam luôn được cộng đồng quốc tế đánh giá là một thị trường tiềm năng, có nền chính trị ổn định và mức đầu tư liên tục tăng trưởng. Tuy nhiên, điều cần lưu ý khi làm ăn với những thị trường khó tính như Mỹ hay EU là chắc chắn chúng ta sẽ bị thách thức bởi các yêu cầu khắt khe về chất lượng, tiêu chuẩn kĩ thuật và môi trường sinh thái. Ngoài những thuận lợi cơ bản nói trên, chúng ta không thể không nói đến sự hỗ trợ đắc lực và hiệu quả của một bộ phận người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài cũng như các tham tán thương mại, các đại sứ quán của ta ở nước bạn. Điển hình như trường hợp của Việt kiều Nguyễn Cảnh Kỳ, người đã ký hợp đồng thuê thương hiệu sản phẩm AQ Silk của Việt Nam để kinh doanh mặt hàng lụa tơ tằm trên địa phận bang Michigan trong thời gian 10 năm với trị giá hợp đồng 100.000 USD. Xét về giá trị, con số này chẳng đáng kể gì so với quy mô và năng lực kinh doanh của AQ Silk. Song đây được coi là một thành công hiếm thấy đối với các công ty sản xuất tơ lụa nói riêng và các doanh nghiệp ngành dệt may nói chung, vì tính đến thời điểm này mới chỉ có hai thương hiệu sản phẩm của Việt Nam là cà phê Trung Nguyên và AQ Silk có mặt chính thức tại thị trường Mỹ. Hơn nữa, sự kiện này còn tạo tiền đề cho mặt hàng lụa tơ tằm của Việt Nam tự tin bước vào thị trường Mỹ, một thị trường vốn được xem là khó tính, nhưng giàu tiềm năng. 65 (Tham khảo “Những điểm cần chú ý khi kinh doanh tại thị trường Mỹ” ở phụ lục 7) 3.2.3. Chú trọng xuất khẩu song không coi nhẹ thị trường nội địa. Đây là thị trường tiềm năng, giải quyết cơ bản sản lượng lụa cấp thấp mà hiện nay có sản lượng lớn hơn lụa cấp cao, với số dân trên 80 triệu người. Ngoài ra trong tương lai, khi thu nhập của người dân tăng lên thì chắc chắn mặt hàng tơ lụa cấp cao cũng sẽ được tiêu thụ với khối lượng đáng kể. Chính vì thế, các doanh nghiệp trong ngành cần phải làm sao nâng cao hơn nữa tỉ trọng kim ngạch hàng nội địa so với hàng xuất khẩu. Hơn nữa, định hướng cho người tiêu dùng trong nước hiện nay đang là vấn đề cần nhận được sự quan tâm thích đáng từ phía không chỉ nhà quản lý ngành mà còn từ phía doanh nghiệp. Đó là ý kiến chung của các chuyên gia trong ngành may mặc và cũng là của hầu hết các cơ quan thông tấn báo chí trong thời gian qua. Làm thế nào để người tiêu dùng quen dần với việc sử dụng sản phẩm tơ lụa trong nước sản xuất và bớt đi tâm lý sính hàng ngoại mà lâu nay vẫn được xem là một thói quen của một bộ phận không nhỏ người Việt Nam. Hơn nữa, không có lý do gì mà người dân của một nước có truyền thống lâu đời về trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa lại phải dùng hàng nhập khẩu có chất lượng tương đương. Từ đó chúng ta phải loại bỏ nghịch lý là hàng tơ lụa Việt Nam được thị trường các nước Âu, Mỹ ưa chuộng nhưng lại không có được sự mặn mà của người Việt Nam. Tuy nhiên, đối với mặt hàng tơ lụa nói chung và mặt hàng dệt may nói riêng, bản thân doanh nghiệp cần thấy rằng xu hướng cung tăng nhanh hơn cầu sẽ khiến cho cuộc cạnh tranh trên thị trường Việt Nam càng trở nên khốc liệt và gay gắt hơn. Vì thế, nếu ngay từ bây giờ, ngành dệt may nói chung và các công ty may mặc trong nước nói riêng không đề ra một chiến lược cụ thể cho việc “lấy lại thị trường nội địa” để thay đổi tình hình thì về lâu về dàI chúng ta có thể thua ngay trên sân nhà. 3.3. Tăng cường quảng bá thương hiệu bằng nhiều hình thức. 66 Phần trên tôi đã trình bày vai trò của Nhà nước trong việc tăng cường quảng bá thương hiệu Lụa tơ tằm ở tầm quốc gia. Tuy nhiên, việc này không thể chỉ nói đến vai trò của Nhà nước mà cần phải có sự nỗ lực từ phía chính bản thân doanh nghiệp. Thậm chí, doanh nghiệp còn phải có vai trò chủ động và tích cực bởi vì xét cho cùng thương hiệu của sản phẩm là thứ gắn kết trực tiếp với doanh nghiệp và chính họ là người làm nên thương hiệu ấy. Đối với thị trường trong nước, vốn dĩ dân ta có nhu cầu và rất ưa chuộng mặt hàng lụa tơ tằm. Vì vậy, trong phân đoạn thị trường này, chỉ cần có những chương trình quảng bá, giới thiệu sản phẩm mang tầm quốc gia một cách ồ ạt, rầm rộ trong thời gian dài thì nhu cầu này tất yếu sẽ trở thành một xu thế sử dụng mới của người tiêu dùng trong nước. Đối với thị trường nước ngoài, doanh nghiệp nên tham gia nhiều hơn vào hội chợ quốc tế chuyên ngành về lụa tơ tằm, cung cấp thông tin để tạo điều kiện giúp doanh nghiệp quảng bá thành công ở thị trường nước ngoài, thành lập các trung tâm, tổ chức hội chợ chuyên về lụa tơ tằm... để tìm kiếm thông tin thị trường, tìm kiếm đối tác, thông qua các trung tâm giới thiệu sản phẩm Việt Nam ở nước ngoài để quảng bá cho mặt hàng lụa tơ tằm Việt Nam, thiết lập các đại lý, các văn phòng đại diện để trưng bày và giới thiệu sản phẩm lụa tơ tằm Việt Nam trực tiếp đến người tiêu dùng. Một cách quảng bá khác là dựa vào tính thời trang của sản phẩm. Chẳng hạn, gần đây, báo chí có đề cập nhiều đến bộ sưu tập thời trang “Mơ về Châu Á” của nhà thiết kế Võ Việt Chung được hình thành giữa thủ đô Roma làm tăng thêm vẻ đẹp cho các thiếu nữ phương Tây. Nhờ đó mà lụa tơ tằm Việt Nam được người tiêu dùng nước ngoài biết đến nhiều hơn. Bởi vậy, chúng ta có thể tận dụng tính thời trang này để quảng bá rộng rãi cho sản phẩm thông qua các chương trình thời trang lớn ở trong và ngoài nước, thu hút người tiêu dùng đến với các sản phẩm lụa tơ tằm mang thương hiệu Việt Nam. Ngoài ra, để có thể quảng bá thương hiệu cho một sản phẩm, nhất là thương hiệu mang tính quốc gia như thương hiệu lụa tơ tằm Việt Nam cần có 67 sự quan tâm, tham gia của nhiều cơ quan, tổ chức. Nhà nước cùng với doanh nghiệp nên phối hợp với Vietnam Airlines, Tổng cục Du lịch xây dựng một chương trình quảng cáo cho lụa tơ tằm Việt Nam tới khách du lịch. Hơn nữa, các làng nghề dệt lụa truyền thống của ta nếu được quy hoạch bài bản thực sự sẽ trở thành những điểm tham quan du lịch và mua bán hấp dẫn cho du khách nước ngoài. Đây cũng là một trong những con đường ngắn nhất để trực tiếp quảng bá sản phẩm tới người tiêu dùng. Việc xây dựng thương hiệu quốc gia cho lụa tơ tằm là một việc nên làm và cần làm ngay nhất là trong giai đoạn hiện nay, tuy nhiên để phát triển và bảo vệ thương hiệu này đòi hỏi phải có sự nỗ lực không ngừng từ cả phía Nhà nước lẫn các doanh nghiệp để thương hiệu chung cho lụa tơ tằm thực sự phát huy được vai trò của mình trong việc nâng cao sức cạnh tranh cho các mặt hàng tơ lụa Việt Nam trên trường quốc tế. Như vậy, sau khi đã tiến hành tất cả những công việc trên thì việc tiếp theo phải làm là gắn nhãn mác thương hiệu cho lụa tơ tằm Việt Nam khi bán trên thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên một thực tế có thể xảy ra đó là, có nhiều sản phẩm chưa đạt tiêu chuẩn chất lượng vẫn được tung ra bán trên thị trường với thương hiệu của quốc gia. Nếu chúng ta để tình trạng này xảy ra thì rất dễ đánh mất uy tín của cả quốc gia và do đó thương hiệu sẽ không được người tiêu dùng chấp nhận. Chính vì vậy, một việc cũng hết sức quan trọng cần phải được tiến hành trước khi gắn mác thương hiệu lụa tơ tằm Việt Nam cho sản phẩm, đó là doanh nghiệp phải phối hợp với các cơ quan chức năng phải tiến hành kiểm tra chặt chẽ chất lượng sản phẩm của cơ sở, xem có đáp ứng được những yêu cầu về chất lượng mà hiệp hội đã đề ra cho những sản phẩm mang thương hiệu lụa tơ tằm Việt Nam hay không. Nếu sản phẩm thoả mãn yêu cầu đặt ra thì nó sẽ được gắn nhãn mác thương hiệu khi bán ra thị trường trong và ngoài nước, được nhận những hỗ trợ về mặt tài chính, marketing, mạng lưới phân phối...Mặt khác, đối với những sản phẩm không đảm bảo những yêu cầu đặt ra thì sẽ không được gắn thương hiệu chung cho lụa tơ tằm. Một điểm cũng cần lưu ý ở đây là thương hiệu chung cho lụa tơ 68 tằm Việt Nam này sẽ được gắn nhãn mác lên sản phẩm của bất kỳ cơ sở kinh doanh nào, không kể đã có thương hiệu riêng hay chưa, chỉ cần sản phẩm của họ đáp ứng được những yêu cầu về chất lượng đã được đặt ra cho lụa tơ tằm Việt Nam. Đây là một điểm khác giữa thương hiệu quốc gia - Việt Nam Value Inside với thương hiệu chung cho lụa tơ tằm Việt Nam. 3.4. Giải pháp về đào tạo. Tất cả những giải pháp trên sẽ không thể thực hiện được nếu không có đào tạo, do đó, một giải pháp cần phải nhắc đến , đó là giải pháp về đào tạo. - Tổ chức đào tạo và đào tạo lại kỹ thuật, công nghệ sản xuất mới cho nông dân, cho cán bộ kỹ thuật và cho cán bộ làm công tác quản lý trong toàn ngành bằng nhiều hình thức: đào tạo tại chỗ cho nông dân trồng dâu nuôi tằm, cho công nhân chế biến tơ và kỹ thuật viên; đào tạo tại chức ngắn hạn cho cán bộ kỹ thuật làm nhiệm vụ chuyển giao cho các địa phương; đào tạo tại chức ngắn hạn cho cán bộ quản lý. Đồng thời quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý kế cận để gửi đi đào tạo ở các trung tâm trong và ngoài nước. - Bồi dưỡng tác phong làm việc công nghiệp cho công nhân và nông dân, từ đó nâng cao năng suất sản xuất. - Có chương trình đào tạo các thiết kế viên chuyên thiết kế mẫu mã, hoa văn, hoạ tiết cho sản phẩm lụa tơ tằm. Trước tiên chương trình này sẽ tập trung vào việc đào tào ngắn hạn cho những người đang sản xuất lụa ở các làng nghề và nhân viên thiết kế tại các công ty kinh doanh mặt hàng lụa tơ tằm. Tiếp đó sẽ tiến hành đào tạo các tầng lớp thế hệ trẻ thông qua một chương trình đào tạo dài hạn, chuyên nghiệp như chương trình đào tạo các nhà thiết kế thời trang... - Có chương trình giáo huấn và tuyên truyền cho nông dân những hiểu biết sơ đẳng về hợp đồng để người nông dân tuân thủ hợp đồng bao tiêu của các công ty sản xuất kinh doanh tơ tằm, tránh tình trạng tranh mua, tranh bán và 69 người nông dân bán nguyên liệu cho thương lái chỉ vì cái lợi trước mắt như hiện nay. 70 KẾT LUẬN Điều kiện cạnh tranh ngày một gay gắt như hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải tích cực, chủ động hơn nữa mới có thể chiếm lĩnh được thị trường. Các doanh nghiệp kinh doanh tơ tằm cũng không nằm ngoài quy luật này. Mặt hàng lụa tơ tằm rất có ý nghĩa đối với nước ta cả về mặt kinh tế, văn hoá và xã hội, tuy nhiên mặt hàng này vẫn chưa thực sự có một chỗ đứng vững chắc ở cả thị trường trong và ngoài nước. Do đó, việc nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng lụa tơ tằm Việt Nam là hết sức cần thiết. Nó không chỉ giúp các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất, kinh doanh lụa có một vị trí nhất định trên thị trường mà còn có thể giúp chúng ta khôi phục lại được một nghề truyền thống từ bao đời của nhân dân ta mà nhiều năm qua đã không được chú trọng phát triển. Trong phạm vi khuôn khổ nhỏ hẹp của đề tài tôi cũng xin đưa ra ý kiến của mình về việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho mặt hàng lụa tơ tằm Việt Nam. Tuy nhiên để làm được điều này rất cần sự quan tâm, giúp đỡ của nhiều Bộ, ngành và các tổ chức nghề nghiệp có liên quan, mà trong đó vai trò quản lý thống nhất của hiệp hội dâu tằm tơ Việt Nam là hết sức quan trọng. Bởi hiệp hội có phát huy được vai trò và chức năng quản lý nghề nghiệp của mình thì làng nghề tơ lụa mới có thể có tiếng nói chung, cùng hợp tác và cùng phát triển, nhất là trong điều kiện mặt hàng tơ lụa Việt Nam đang bị lấn át bởi sản phẩm của nhiều nước khác như hiện nay. Rõ ràng, một lần nữa cần thấy rằng, ý nghĩa của mặt hàng tơ lụa và việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho mặt hàng lụa tơ tằm Việt Nam là không thể phủ nhận. Tuy nhiên việc vực lại nó là hết sức khó khăn. Với hơn 80 trang phân tích ít ỏi này, tôi rất hy vọng sẽ có thể góp sức mình vào việc khôi phục lại làng nghề dâu tằm tơ lụa - một làng nghề truyền thống từ bao đời của nhân dân ta, đồng thời tạo nên một vị thế cạnh tranh mới, chủ động hơn cho Việt Nam trong quá trình hội nhập 71 PHỤ LỤC Phụ lục 1: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LỤA TƠ TẰM Ở LÀNG VẠN PHÚC 2001 2002 2003 2004 2005 Sản lượng (nghìn mét) 2.400 1.933 2.500 2.800 3.136 Giá trị ( triệu đồng) 30.327 26.179 42.432 47.523 53.226 Số hộ sản xuất 785 785 654 - Tổng lao động 1.598 1.530 1.700 - - Tổng máy dệt 990 890 1.100 - - Thu nhập của người lao động (nghìn VNĐ/tháng) 572 - - - - Thu nhập bình quân đầu người (nghìn VNĐ/tháng) 233 443 460 - - Nguồn: Hiệp hội làng nghề Vạn Phúc 72 Phụ lục 2: QUY TRÌNH SẢN XUẤT LỤA TƠ TẰM ■ Guồng tơ ■ Mắc tơ ■ Hồ tơ ■ Tạo mẫu ■ Dệt ■ Nhuộm lôa 73 ■ Phơi tơ ■ Phơi lụa ■ Hoàn tất Nguån: www.vanphuc.com.vn 74 Phụ lục 3: CÁC LOẠI CÔNG CỤ ƢƠM TƠ Công cụ ươm tơ có 4 loại: - Guồng ươm tơ thô sơ: Phải dùng hai người, mọt người vừa kéo gốc vừa bắt mối, người ươm phụ làm nhiệm vụ quay gàng và bắt mối, tơ sản xuất ra bị nhiều mấu gút, xổ lông; bết gốc vì tơ chưa khô, giá trị thấp. - Guống ươm cải tiến có hai loại: + Loại guống ươm cải tiến có lắp ròng rọc và mắt sứ, kéo gốc riêng, ươm được 5 mối, năng suất thấp, mỗi công chỉ ươm được 2kg kén tươi mỗi ngày. Tơ có tốt hơn tơ ươm guồng thủ công thô sơ. + Loại guồng ươm cải tiến không lắp ròng rọc nhưng có mắt sứ lỗ to và bàn rê tơ bằng thuỷ tinh. Năng suất cao hơn, mỗi công vừa ươm vừa kéo gốc mỗi ngày được 5-6 kg kén tươi. Tơ tốt hơn ươm loại guồng trên vì sợi tơ đi qua mắt sứ và bàn rê thuỷ tinh nên đỡ mấu gút, chặng đi của sợi tơ dàI hơn, tơ chóng khô, ít cứng góc và chỉ cần 1 người vừa ươm vừa kéo gốc. - Guồng ươm bán cơ giới đóng bằng gỗ theo kiểu Trung Quốc. Kiểu guồng này có máng để chế nước nóng trên dưới 45oC để con thao hút từng con kén bổ sung cho các mối bên trên. Trên con thao có mắt sứ lỗ nhỏ và bộ phận tự động ngừng gàng. Khi tơ có mấu gút mắc vào mắt sứ thì gàng quấn tơ sẽ ngừng lại để người ươm tơ gỡ mấu gút. Lỗ mắt sứ chỉ to bằng ba sợi tơ nguyên. Sợi tơ đi qua các ròng rọc được xe săn nên tròn và săn. Năng suất mỗi máy 1 ngày được 1,5kg tơ. Phẩm chất tơ tốt hơn ươm guồng thủ công , đọ mảnh 20-22D, khôg có mấu lớn, ít mấu nhỏ, có độ bền, mỗi đơ-niê (D) kéo được 3,3g thì đứt (Tiêu chuẩn tơ quốc tế từ 3-4g), độ dãn 20,5%( tiêu chuẩn tơ quốc tế là từ 13-15%) - Máy ươm tự động theo kiểu Nhật Bản: có hai loại 75 + Loại máy ươm tự động khống chế số kén. Đối với loại máy có khống chế độ mảnh thì khi ươm , tơ bị đứt mối, sợi tơ nhỏ lại, khi đi qua điểm chập mối, bộ phận kiểm tra sẽ tự động chắp thêm sợi, điều chỉnh độ mảnh được thống nhất. + Loại máy tự động khống chế số kén có bộ phận kiểm tra số kén ươm, nếu tơ đứt mối hoặc hết kén sẽ tự động thêm kén vào mối ươm. Máy ươm tự động có công suất lớn, năng suất cao hơn nhiều so với guồng ươm bán cơ giới, tơ ươm ra cũng tốt hơn nhiều, phẩm chất đồng nhất, tỷ lệ tơ xấu và tơ phế phẩm ít. 76 Phụ lục 4: BẢNG PHÂN LOẠI GIÁ CÁC LOẠI LỤA TƠ TẰM CỦA VẠN PHÚC Đơn vị:(nghìn đồng/m) Lụa hoa Lụa sa tanh Lụa cao cấp (hoa và sa tanh) 50%tơ tằm - 50%viscose 100% tơ tằm 70%tơ tằm - 30%viscose 100% tơ tằm Khổ 0,90m 18 - 20 36 32 46 - Khổ 1,15m 28 - 30 45 42 60-65 120-180 Nguồn: Hiệp hội làng nghề Vạn Phúc 77 Phụ lục 5: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LỤA TƠ TẰM Ở LÀNG VẠN PHÚC 2001 2002 2003 6 tháng đầu năm 2004 Sản lượng (nghìn mét) 2.400 1.933 2.500 1.400 ( ước tính) Giá trị ( triệu đồng) 30.327 26.179 42.432 - Số hộ sản xuất 785 785 654 - Tổng lao động 1.598 1.530 1.700 - Tổng máy dệt 990 890 1.100 - Thu nhập của người lao động (nghìn VNĐ/tháng) 572 - - - Thu nhập bình quân đầu người (nghìn VNĐ/tháng) 233 443 460 - Nguồn: Hiệp hội làng nghề Vạn Phúc 78 Phụ lục 6: CÁC DOANH NGHIỆP NÓI GÌ VỀ THỊ TRƢỜNG NHẬT BẢN? - Ông Nguyễn Khánh Sơn - Tổng giám đốc HANOSIMEX: đứng trên quan điểm của mình, tôi cho rằng không riêng gì thị trường Nhật Bản mà có khi tất cả các thị trường châu á khác đều đòi hỏi khắt khe về chất lượng sản phẩm. Các đơn hàng của người Nhật thường hay có sự thay đổi liên tục về chủng loại, màu sắc, mẫu mã và chủ yếu là hàng hiệu, chuyên phục vụ cho tầng lớp thượng lưu, chí ít thì cũng phảI trung lưu. Do vậy, việc họ đòi hỏi cao về chất lượng cũng là điều dễ hiểu. - Bà Nguyễn Thị Hồng - Phó Giám đốc công ty may Đồng Tiến: ký được hợp đồng với khách hàng Nhật Bản đã khó nhưng việc thực hiện hợp đồng lại càng khó hơn. Chất lượng sản phẩm phải cao, thời gian giao nộp hàng phảI đúng hẹn. Sau khi ký hợp đồng, phía Nhật thường cử các giám sát thường xuyên sang kiểm tra gắt gao về chất lượng, thậm chí họ còn giám sát cả quá trình sản xuất của bên mình nữa - Ông Vũ Khắc Thái - Giám đốc công ty May Đồng Nai: so với các thị trường khác, người tiêu dùng hàng dệt may Nhật Bản có những đòi hỏi cao về độ bền chắc và chất lượng sản phẩm. Họ cũng quan tâm và kỹ tính trong việc chọn mẫu mã sản phẩm và bao bì. Nhưng theo tôi thì dù gì đi nữa cũng phải công nhận rằng qua những lần tiếp xúc, làm ăn với người Nhật Bản, chúng tôi cũng đã học hỏi nhiều ở họ về quan hệ buôn bán và nhận biết được sự đa dạng trong thị hiếu của người tiêu dùng. Chẳng hạn ở Tokyo, người ta thích những màusặc sỡ, sản phẩm lớn, trong khi đó tại Osaka lại thích màu nhã nhặn và sản phẩm nhỏ. - Ông Dương Quốc Toản - Ban thường trực hội đồng Giám đốc công ty May Hưng Yên: có thể nói, thị trường Nhật Bản là một thị trường đầy tiềm năng vì 50% lượng hàng xuất khẩu của chúng tôi là vào đây. Nếu nói về những yêu cầu chất lượng cao thì thị trường nào cũng đòi hỏi và nếu họ không quá khắt khe thì mình cũng phảI hết sức cẩn then vì mình phải giữ cho mình chữ tín. Theo tôi, đứng về một góc độ nào đó thì thị trường Mỹ có khi 79 còn khắt khe hơn thị trường Nhật Bản, ví dụ như độ dung sai trong các kích cỡ thì tôi cho rằng người Nhật Bản thoáng hơn người Mỹ rất nhiều. Phụ lục 7: MỘT VÀI GỢI Ý VỀ KÊNH PHÂN PHỐI TRÊN THỊ TRƢỜNG NHẬT BẢN Trong thời điểm hiện tại, các kênh phân phối hàng may mặc trên thị trường Nhật Bản đã trở nên đơn giản hơn trước. Hiện nay, có 3 cách chính để các nhà xuất khẩu có thể xâm nhập vào thị trường Nhật Bản : - Thứ nhất, họ có thể bán cho một số khách hàng Nhật Bản, sau đó một thời gian có thể chọn trong số đó một vài đại lý tiêu thụ, bán hàng cho mình. - Thứ hai, có thể lập các chi nhánh tiêu thụ sản phẩm ngay tại Nhật Bản, nhất là đối với các doanh nghiệp Việt Nam và có thể kiểm soát luôn được thương hiệu, quyền sở hữu trí tuệ và chọn lựa được chiến lược Marketing sao cho phù hợp. - Thứ ba, có thể cho các công ty của Nhật Bản dùng nhãn hiệu của mình. Cách này ít tốn kém nhất với điều kiện là phải có một đối tác nghiêm túc. Tuy nhiên, nếu dùng cách này, thì nhà sản xuất lại mất quyền kiểm soát về nhãn hiệu hàng hoá, mà điều này thì lại vô cùng quan trọng ở thị trường Nhật Bản. 80 Phụ lục 8: NHỮNG ĐIỂM CẦN CHÚ Ý KHI KINH DOANH TẠI THỊ TRƢỜNG MỸ Để vào được thị trường Mỹ, các doanh nghiệp không những phải nắm vững các yêu cầu của thị trường, thị hiếu người tiêu dùng Mỹ và đảm bảo sản phẩm có sức cạnh tranh về chất lượng cũng như giá cả, mà còn phải thông thạo cả về hệ thống luật pháp, nắm bắt được hệ thống quản lý xuất nhập khẩu cũng như hệ thống hạn ngạch của Mỹ. Đặc điểm hệ thống luật pháp về thương mại của Hoa Kỳ Hoa kỳ là nước có một hệ thống luật pháp về thương mại vô cùng rắc rối và phức tạp. Bộ luật Thương mại (Uniform Commercial Code) được coi như xương sống của hệ thống luật pháp về thương mại. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần quan tâm tới luật Trách nhiệm đối với người tiêu dùng về chất lượng hàng hoá sản xuất và bán ra trên thị trường Mỹ. Ngoài ra, Chính phủ Hoa Kỳ còn ban hành nhiều đạo luật quy định chặt chẽ và cụ thể về an toàn sản phẩm, nhãn hiệu sản phẩm lưu hành trên thị trường Mỹ. Ví dụ như các đạo luật liên bang về thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, đạo luật về sợi dễ cháy, đạo luật về an toàn cho người sử dụng, đạo luật về bao bì chống chất độc, đạo luật về an toàn xe động cơ và giao thông trên toàn liên bang, Đồng thời, Mỹ cũng là nước thể chế hoá chặt chẽ quyền lợi của người tiêu dùng. Theo Luật Bảo hành và Bảo vệ người tiêu dùng đã quy định rõ 2 loại bảo hành: bảo hành rõ ràng và bảo hành hiểu ngầm. Bảo hành rõ ràng được hiểu khi trên hàng hoá có ghi mẫu mã, quy cách thành phần, tức là bên bán phải cam kết đảm bảo tất cả những điều đó. Bảo hành hiểu ngầm là sự bảo đảm hàng hoá đã bán phù hợp với mục đích của người mua, mặc dù đôi khi mục đích sử dụng không giống với mục đích ban đầu của nhà sản xuất. Thực tế đã cho thấy, do khinh xuất, nhiều nhà sản xuất đã phải trả giá đắt, tốn nhiều triệu USD cho các vụ kiện cáo của người tiêu dùng. Chính vì vậy, các nhà xuất khẩu thành công vào thị trường Mỹ khẳng định: “Mua bảo hiểm về 81 thương mại đối với hànghoá của các công ty bảo hiểm nổi tiếng là biện pháp khôn ngoan nhất". Nhằm tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, chính phủ Hoa Kỳ đã ban hành những quy định chặt chẽ và cụ thể. Theo luật chống phá giá và Luật đối với hàng hoá được trợ cấp, thì thuế chống phá giá và thuế đối với hàng hoá nhập khẩu được trợ cấp sẽ được sử dụng như một hàng rào bảo vệ sản xuất. Như vậy, ngoài thuế nhập khẩu thông thường, hàng nhập khẩu còn phải chịu thuế chống phá giá. Thuế này được áp dụng đối với các hàng nhập khẩu được xác định có giá trị thấp hơn giá trị thông thường khi Uỷ ban Thương mại quốc tế xác định hàng hoá đó có thể gây thiệt hại hoặc đe doạ nền sản xuất trong nước. Trước khi nhập khẩu vào thị trường Mỹ Hạn ngạch nhập khẩu của Mỹ được định ra bởi luật pháp hoặc các quyết định của cơ quan Nhà nước và được chia làm 2 loại : hạn ngạch tuyệt đối và hạn ngạch thuế suất. 1, Hạn ngạch tuyệt đối là số lượng cụ thể được phép nhập khẩu đối với từng loại hàng trong một thời gian nhất định. 2, Hạn ngạch thuế suất là mức được miễn giảm thuế đối với từng mặt hàng trong một thời gian nhất định. Hiện nay, nước Mỹ tham gia hầu hết các định chế thương mại quốc tế. Nếu không chú trọng đúng mức tới vấn đề này, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ không tìm ra giải pháp đúng để giành ưu thế trên thị trường Mỹ. Chẳng hạn, theo Hiệp định Mậu dịch tự do Mỹ - Canada được giải phóng hoàn toàn khỏi hàng rào thuế quan. Song điều này chỉ áp dụng đối với hàng hoá có xuất xứ chính từ 2 nước, không chấp nhận bất cứ hình thức chuyển khẩu, chuyển tải và gia công chế biến nào đối với hàng hoá và nguyên liệu có nguồn gốc từ nước thứ 3. Trước khi quyết định xuất khẩu hàng sang Mỹ, một bước quan trọng không thể bỏ qua là phải nghiên cứu thị trường và đánh giá nghiêm túc thực 82 lực của doanh nghiệp, đặc biệt là khả năng quản lý, điều hành xuất khẩu, sức cạnh tranh của sản phẩm, khả năng tiếp thị và tiềm lực kinh tế. Việc lựa chọn đúng hình thức xuất khẩu sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng xác lập chỗ đứng trên thị trường Mỹ. Theo đó, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể thực hiện xuất khẩu gián tiếp qua các đại lý, công ty điều hành xuất khẩu hoặc công ty thương mại xuất khẩu. Tuy nhiên, phương án tối ưu là phải vạch ra chiến lược để xuất khẩu trực tiếp sẽ giúp công ty kiểm soát được toàn bộ quá trình xuất khẩu, thiết lập được quan hệ trực tiếp với mạng lưới tiêu thụ và người tiêu dùng. Tổng kết kinh nghịêm của các công ty nước ngoài đã có nhiều năm và nhiều kinh nghịêm kinh doanh tại thị trường Mỹ cho thấy: “Con đường chinh phục thị trường Mỹ là biết sử dụng các đại diện bán hàng, đại lý, nhà phân phối, nhà bán lẻ.” Một lời khuyên hết sức bổ ích là: “Các nhà xuất khẩu cần thận trọng khi quyết định bán trực tiếp cho người tiêu dùng.” Bởi tại thị trường Mỹ, việc bán trực tiếp này luôn luôn kèm theo trách nhiệm rất lớn đối với người tiêu dùng. Trước đây, khó khăn nhất của Việt Nam trong việc xuất khẩu sang thị trường Mỹ là phải chịu thuế suất rất cao do Việt Nam chưa được hưởng quy chế MFN của Mỹ và giữa 2 nước chưa có hiệp định thương mại song phương. Tuy nhiên khi Hiệp định này được ký kết, Việt Nam lại đứng trước những thử thách mới. Chẳng hạn thị trường Mỹ có những đòi hỏi rất chặt chẽ về tiêu chuẩn, nhãn hiệu hàng hoá và xuất xứ sản phẩm. Hơn nữa, tập quán thương mại của Mỹ là thường yêu cầu mua hàng FOB (xuất khẩu trực tiếp), trong khi hàng may mặc của Việt Nam chủ yếu là gia công xuất khẩu. Đây là trở ngại không nhỏ trong việc tăng cường xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Bởi khi xuất FOB, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải tính đến khả năng tài chính, chấp nhận rủi ro và hiểu tâm lý tiêu dùng của người Mỹ. Và trên hết, đã đến lúc phải tính đến nguồn nguyên phụ liệu chất lượng cao trong nước để đáp ứng yêu cầu ràng buộc về tỷ lệ nội địa hoá khi xuất khẩu sang thị trường này. Hàng may mặc của Mỹ đòi hỏi quy tắc khắt khe nên cần sản xuất bằng các công nghệ tiên tiến như máy may 5 đường chỉ, máy vắt sổ, máy chạy đường lai cũng như hệ thống cắt chỉ, ủi hiện đại. Muốn làm ăn với Mỹ cần có 83 dây chuyền sản xuất quy mô lớn, vì các công ty Mỹ thường đặt hàng với số lượng lớn, thời hạn ngắn, theo thời vụ. Thêm vào đó, ngay khi Việt Nam được hưởng MFN cũng là lúc phải đương đầu với sự cạnh tranh quyết liệt của hàng dệt may Trung Quốc, HongKong, Bangladesh, những nước đã có vị trí chắc chắn trên thị trường Mỹ, có uy tín, có khách hàng ổn định, và các nước trong khối NAFTA với những điều kiện ưu đãi theo thoả thuận buôn bán trong khu vực. Vì thế, các sản phẩm dệt may của Việt Nam phải phát huy được ưu thế giá, về thời hạn giao hàng và uy tín về chất lượng để cạnh tranh với những nước này. Sau khi Hiệp định thương mại Việt - Mỹ được chính phủ 2 nước ký kết (năm 2000) và được Quốc hội 2 nước thông qua (năm 2001), Mỹ đã trở thành thị trường lớn, đầy tiềm năng đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Nếu các nhà sản xuất Việt Nam không cố gắng nâng cao khả năng cạnh tranh thì quả là đáng tiếc vì đã bỏ qua cơ hội lớn. Vì thế, ngay lúc này, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần tăng cường khả năng cạnh tranh bằng cách tăng cường đầu tư về nhân lực, thiết bị công nghệ và cải tiến bộ máy quản lý. 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO A- Sách, báo, tạp chí [1.] Đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu của các doanh nghiệpViệt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế. (CN đề tài: CN Lê Hải Châu Bộ Thương mại - Viện nghiên cứu thương mại) [2]. Quỳnh Chi.Từ lụa tơ tằm truyền thống đến thương hiệu AQsilk. Báo Hà Nội Mới. Số 427. Ra ngày 31/5/2003. [3]. Lê Viết Thái - Chính sách cạnh tranh-một công cụ cần thiết trong nền kinh tế thị trường - Nghiên cứu kinh tế số 10,1996. [4]. Từ điển thuật ngữ kinh tế học, 2001, NXB Từ điển Bách khoa Hà nội, trang 349 [5]. Hồng Vân. Con tằm lột xác mới nhả tơ. Thời báo kinh tế Sài Gòn. Số 21/2004. Ra ngày 20-5-2004. [6]. Thanh Thuý. AQSILK- thương hiệu đang sống trên đất Mỹ. Doanh nghiệp thương mại. Số 168. Tháng 11/2002. [7]. Vận động cải tiến sản xuất tơ tằm Xuất khẩu. Phòng tuyên truyền Bộ Ngoại Thương. XB năm 1966. [8]. Văn kiện Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ IX. [9]. Giáo trình Marketing lý thuyết - Trường Đại học Ngoại Thương. [10]. Dệt may Việt Nam - Cơ hội và thách thức. 85 B- Website: [11]. Công nghệ chống nhàu lụa tơ tằm. [12]. [12.1]. Để ngành dâu, tằm, tơ phát triển bền vững. [12.2]. Giải pháp nào cho ngành dâu tằm tơ Lâm Đồng. [13]. Nghiên cứu cải tiến phương pháp nhuộm tơ sợi, lụa tơ tằm từ thủ công sang bán cơ khí. [14]. Định vị thị trường: Xây dựng thương hiệu khác biệt và nổi trội. [15]. Viseri hợp tác với Nhật Bản sản xuất tơ lụa. [16]. [16.1]. Đăng ký thương hiệu là tự bảo vệ chính mình. [16.2]. Thương hiệu gây cảm giác phấn chấn đặc biệt [16.3]. Thương hiệu - từ pháp lý đến thực tế. [17]. Thương hiệu cho con tằm sợi tơ. [18]. [19]. 86 Doanh nghiệp Thái Lan nỗ lực xây dựng thương hiệu. [20]. [20.1]. TCT Dâu tằm tơ Việt Nam trên đà khôi phục và phát triển. [20.2]. Bảo lộc phấn đấu là trung tâm phát triển vùng các huyện phía Nam. [20.3]. Lâm Đồng hồi sinh làng nghề truyền thống. [21]. [21.1]. Khuyến khích nhưng đừng buông lỏng. [21.2]. Sóng ngầm ở Vạn Phúc. [21.3]. Tơ vương làng lụa [21.4]. Phân tích tình hình XNK hàng tơ lụa của Trung Quốc năm 2001. [22]. Sự thật về chất lượng lụa ở Vạn Phúc. [23]. [23.1]. Lãnh Mỹ A từ quê lụa Tân Châu tạo bộ trang phục hiện đại. [23.2]. Thương hiệu hàng VN xưa và nay. [24]. Di sản- Lụa tơ tằm [25]. [25.1]. Phát triển làng nghề nông thôn Việt Nam [25.2] . Nha Xá những điều còn trăn trở. [26]. 87 [26.1]. Các chức năng của thương hiệu. [26.2]. Các phương pháp lựa chọn yếu tố thương hiệu. [26.3]. Chuyện thương hiệu. [26.4]. Một số lưu ý khi thiết kế thương hiệu. [26.5]. Những yêu cầu khi thiết kế thương hiệu. [26.6]. Những yếu tố được gắn thương hiệu. [26.7]. Tầm quan trọng của thương hiệu. [26.8]. Tạo dựng giá trị thương hiệu – một chặng đường gian nan. [26.9]. Thiết kế thương hiệu. [27]. [27.1]. Nghề tơ lụa. [27.2]. Sản phẩm từ tơ tằm. [28]. [28.1]. Để hàng Việt Nam vào chợ Mỹ. [28.2]. Lụa tơ tằm được khách nước ngoài ưa chuộng. [28.3]. Thương hiệu, tài sản vô giá của Doanh nghiệp [28.4]. Tơ lụa mỏng, ích lợi dày. [28.5]. Tơ tằm VN có cơ hội phục hồi. [28.6]. “Xuất khẩu” thương hiệu. [29]. Trademarks. 88 [30]. [30.1]. Công ty á Châu chuẩn bị niêm yết. [30.2]. Công ty Cổ Phần á Châu trên đà phát triển. [30.3]. Năm 2001, tơ tằm á Châu đạt doanh thu trên123 tỷ đồng. [31]. [32]. [33]. Quyết định của Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt đề án xây dựng thương hiệu quốc gia. [34]. [34.1]. Dệt kém nên may phải gia công. [34.2]. Thương hiệu Việt “đòi” hành lang pháp lý. [35]. [35.1]. Lụa Vạn Phúc khởi sắc. [35.2]. Tranh lụa và con đường phát triển nghề tơ lụa Việt Nam. [35.3]. Tơ lụa Vạn Phúc. [36]. Các vấn đề liên quan đến thương hiệu và chương trình xây dựng thương hiệu quốc gia. [37]. [38]. [38.1]. 1,5 triệu USD thành lập liên doanh sản xuất lụa tơ tằm tại Đắc Lắc. 89 [38.2]. Thái Lan muốn liên kết với VN kinh doanh dâu tằm tơ. [39]. [39.1]. Lụa tơ tằm vào mùa bán chạy. [39.2]. Dâu trồng tăng nhưng kén vẫn phải nhập. [39.3]. Sắp có tiêu chí về thương hiệu quốc gia. [39.4]. Tằm tơ vẫn…rối. [39.5]. Vải ngoại thành phố HCM: tốt xấu lẫn lộn. [39.6]. Lụa Vạn Phúc đắt hàng. [40]. Vương vấn lụa Tân Châu [41]. [41.1]. Chiến lược xây dựng thương hiệu của Nike: “Just do it” [41.2]. Làm sao để người têu dùng nhớ? [41.3]. 5 công cụ để xây dựng thương hiệu. [41.4]. Thương hiệu đi trước thương mại . [41.5]. Thương hiệu và những điều cần biết. [42]. Ngành dâu tằm tơ Lâm Đồng có nguy cơ suy thoái? [43]. Nét duyên lụa Vạn Phúc. [44].

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3562_5949.pdf