Đề tài Một số giải pháp nâng cao quản lí chi Ngân sách xã trên địa bàn huyện Kim Thành tỉnh Hải Dương (Tm+ powerpoi)

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1 LÍ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN SÁCH Xà VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH Xà .Lí luận chung về Ngân Sách xã sơ lược quá trình hình thành và phát triển của ngân sách xãQuá trình hình thành của Ngân Sách xãQuá trình phát triển NSX gắn liền với quá trình phát triển của các hình thái kinh tế- chính trị- xã hội qua từng thời đại .Đặc điểm và nội dung chi ngân sách xãĐặc điểm của ngân sách xãNội dung chi ngân sách xãQuy trình quản lí chi ngân sách xã .Lập dự toán chi ngân sách xãChấp hành dự toán chi ngân sách xãQuyết toán chi ngân sách xãSự cần thiết phải nâng cao công tác quản lí chi ngân sách xã .vai trò của ngân sách xã với sự phát triển của xã hộiSự cần thiết phải tăng cường công tác quản lí chi ngân sách xã .Xuất phát từ vị trí vai trò của ngân sách xãXuất phát từ thực trạng công tác quản lí ngân sách xã ở nước taCHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÍ NGÂN SÁCH Xà TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIM THÀNH TỈNH HẢI DƯƠNG 2.1 Cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ của phòng tài chính_ kế toán huyên Kim Thành 2.1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 2.1.2 chức năng_ nhiệm vụ của phòng tài chính huyện Kim Thành . 2.2 Đặc điểm kinh tế _ Xã hội huyện Kim Thành _ Hải dương . 2.2.1 Điều kiện tự nhiên 2.2.2 Điều kiện kinh tế xã hội 2.3 Thực trạng công tác quản lí chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Kim Thành Tỉnh Hải Dương 2.3.1 Tình hình lập dự toán chi ngân sách xã . 2.3.2 thình hình chấ hành dự toán chi ngân sách 2.3.3 Tình hình quyết toán chi ngân sách xã 2.4 Đánh giá chung về công tác quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyên Kim Thành tỉnh Hải Dương 2.4.1 Những mặt đạt được của công tác quản lí chi ngân sách xã trên địa bàn huyện thòi gian qua 2.4.2 những hạn chế và nguyên nhân còn tồn tại CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÍ CHI NGÂN SÁCH Xà TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIM THÀNH TỈNH HẢI DƯƠNG . 3.1 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội và quản lí chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Kim Thành tỉnh Hải Dương 3.1.1 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh 3.1.2 Định hướng công tác quản lí chi ngân sách xã . 3.2 Một số giải pháp tăng cường quản lí chi ngân sách xã trên địa bàn 3.2.1 Tổ chức quản lí chặt chẽ các khoản chi theo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả . 3.2.2 Đổi mới nội dung quản lí chi tiêu công 3.3 Một số giải pháp khác 3.3.1 Về khuôn khổ pháp lí 3.3.2 Về đội ngũ cán bộ . 3.3.3 về cơ sở vật chất KẾT LUẬN 08D0C9EA79F9BACE118C8200AA004BA90B0200000008000000 0E0000005F0054006F00630032003600300032003700340030 00300038000000

doc63 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 23004 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nâng cao quản lí chi Ngân sách xã trên địa bàn huyện Kim Thành tỉnh Hải Dương (Tm+ powerpoi), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n nhân dân xã lập dự toán chi gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch. Đối với những xã có các nguồn thu chủ yếu theo mùa vụ, Uỷ ban nhân dân xã đề nghị Cơ quan tài chính cấp trên thực hiện tiến độ cấp số bổ sung cân đối trong dự toán đã được giao (nếu có) cho phù hợp để điều hành chi theo tiến độ công việc. - Chi NSX chỉ đuợc thực hiện khi có đủ các điều kiện sau: + Có trong dự toán NSX được giao + Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định + Được chủ tịch ủy ban nhân dân xã hoặc người được ủy quyền quyết định chi Chi Ngân sách xã nhằm duy trì và thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của hệ thống bộ máy xã cũng như là thực hiện các mục tiêu kinh tế, chính trị của mình đã đề ra. Chi ngân sách cấp xã được thực hiện theo quyết định của UBND tỉnh về phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách của năm. Đối với cấp xã HĐND xã quyết định số thu cao hơn số thu UBND huyện giao thì được phép bố trí tăng chi theo số điều tiết được hưởng tăng thêm. Đối với các khoản chi từ nguồn thu để lại các đơn vị, các xã, thị trấn định kỳ phải làm thủ tục hạch toán ghi thu- ghi chi vào NSNN theo đúng các văn bản quy định hiện hành. Chi NSX là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến mọi mặt hoạt động của chính quyền cấp cơ sở. Nếu các khoản chi hợp lý kịp thời và đầy đủ, đúng mục đích sẽ là nhân tố giúp bộ máy chính quyền ở địa phương hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, các khoản chi NSX mang tính chất chi tiêu công nên nếu không quản lý chặt chẽ sẽ dẫn đến chi tiêu lãng phí, hay dẫn đến một số hiện tượng tiêu cực như tham nhũng của cải tài sản của Nhà nước… lúc này lại là nhân tố gây mất lòng tin cho nhân dân vào Đảng và Nhà nước. Trong 3 năm qua, hoạt động chi NSX trên địa bàn huyện Kim Thành cũng có nhiều vấn đề quan tâm cần giải quyết. Cụ thể như sau: 2.3.2.1 Chi ngân sách xã theo địa bàn từng xã cuả huyện Kim Thành tỉnh Hải Dương. Thực trạng công tác chi ngân sách xã trên địa bàn huyện trong 3 năm gần đây được phản ánh trên bảng số liệu xem phụ lục 01: Do mỗi xã có một điều kiện kinh tế khác nhau nên nhu cầu chi ngân sách của từng xã cũng khác nhau. Theo số liệu bảng 1 ta thấy nhu cầu chi ngân sách của các xã qua các năm ngày càng tăng. Đa số các xã đều thực chi cao hơn so với dự toán, một số xã thực chi thấp hơn so với dự toán. Nguyên ngân của việc thực chi cao hơn hay thấp hơn so với dự toán là: + Nguyên nhân chủ quan: một số xã lập dự toán chưa thật sự sát với tình hình thực tế và nhu cầu chi trong năm của xã mình. Công tác lập dự toán NSX ở một số xã chưa được coi trọng đúng mức, mới chỉ mang tính hình thức do vậy việc điều hành chi NSX chưa chặt chẽ vẫn còn hiện tượng chi theo sự vụ, chi ngoài dự toán. + Nguyên nhân khách quan: Do có những thay đổi về chính sách, chế độ đối với cán bộ xã nên làm cho số chi ngân sách xã thay đổi ví dụ như việc tăng lương. Do một số xã giảm thực thu so với dự toán nên phải xem xét điều chỉnh các khoản chi cho phù hợp. Ngoài ra còn do trong quá trình hoạt động một số xã phát sinh thêm nhiều khoản chi mà khi lập dự toán kế toán xã không thể lường trước được. Ngược lại có những khoản chi nằm trong dự toán nhưng khi thực hiện lại chi ít hơn so với dự toán hoặc có những khoản không được thực thi. Cụ thể như sau: Năm 2007: một số xã thực chi vượt mức xa so với dự toán lập ra như xã Thượng Vũ thực chi đạt 204%, xã Kim Xuyên thực chi đạt 126% so với dự toán. Nguyên nhân là do trong năm 2 xã này đã đầu tư xây dựng hệ thống đường bê tông, sửa chữa hệ thống đường giao thông trên địa bàn xã. Mặt khác do thu từ đất công ích và hoa lợi công sản trên địa bàn 2 xã này tăng lên chính vì vậy một số khoản chi của xã cũng tăng lên như chi khác trên địa bàn xã Kim Xuyên là 14 triệu đồng tăng 11 triệu đồng so với dự toán, chi khác trên địa bàn xã Thượng Vũ tăng 3,5 triệu đồng so với dự toán. Ngược lại một số xã thực chi thấp hơn so với dự toán như xã Lai Vu tỷ lệ (TH/DT) đạt 30% nguyên nhân là do thu từ đất công ích và hoa lợi công sản giảm (chỉ đạt 56% so với dự toán), do thu giảm nên xã phải xác lập thứ tự ưu tiên các khoản chi theo mức độ cần thiết chính vì vậy một số khoản chi trên địa bàn xã giảm như chi sự nghiệp kinh tế của xã chỉ đạt 35% so với dự toán, chi sự nghiệp văn hoá thông tin của xã chỉ đạt 43% so với dự toán. Năm 2008 do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế, và nhu cầu phát triển kinh tế của từng xã nên chi ngân sách của các xã ngày càng tăng ví dụ như xã Kim Lương năm 2007 tổng chi ngân sách xã là 2.218 triệu đồng nhưng năm 2008 tổng chi ngân sách của xã là 5.020 triệu đồng tăng 2,2 lần so với năm 2007. Năm 2008 số thực chi của các xã đều đạt và vượt so với dự toán chi ngân sách xã đề ra. Xã Tam Kỳ thực chi đạt 343% so với dự toán nguyên nhân là do trong năm trạm y tế xã được đầu tư  kinh phí xây mới 10 phòng chức năng, các công trình phụ trợ, vườn thuốc nam và mua sắm bổ sung các dụng cụ, trang thiết bị y tế… với tổng kinh phí hơn 1,5 tỷ đồng. Xã Kim Tân đạt 334%, xã Bình Dân đạt 317%, xã Việt Hưng đạt 179% so với dự toán nguyên nhân là do các xã này trong năm đã thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất nên khoản thu về thuế chuyển quyền sử dụng đất tăng, ngoài ra thu từ đất công ích và hoa lợi công sản trên địa bàn xã tăng dẫn đến tăng chi đầu tư phát triển như: xã Việt Hưng xây dựng mới trường mầm non, tăng chi sự nghiệp xã hội. Năm 2009 do tình hình phát triển kinh tế của từng xã nên một số xã chi NSX tăng lên ví dụ như xã Cộng Hòa, Cổ Dũng, Kim Đính. Nguyên nhân là do trong năm xã Kim Đính xây dựng mới hội trường UBND xã; xã Cổ Dũng xây dựng mới trường mầm non. Ngoài ra do trong năm 2009 một số xã đã tổ chức đại hội thể dục thể thao như xã Việt Hưng, xã Kim Xuyên, xã Cộng Hòa làm cho chi sự nghiệp thể dục thể thao tăng. Bên cạnh đó một số xã lại có xu hướng giảm chi NSX ví dụ như xã Kim Anh, xã Kim Lương. Nguyên nhân là do trong năm một số khoản thu trên địa bàn xã giảm như các khoản thu phân chia tối thiểu 70%, đặc biệt trong năm 2009 không có thu từ hoạt động kinh tế và sự nghiệp. 2.3.2.2 Nội dung chi Ngân sách xã Trong 3 năm qua, hoạt động chi NSX trên địa bàn huyện Kim Thành cũng có nhiều vấn đề quan tâm cần giải quyết (xem bảng số liệu ở phụ lục 02). Thực chi trong năm 2008 và năm 2009 luôn vượt so với dự toán được giao, cụ thể năm 2008 đạt 195% , năm 2009 đạt 187% so với dự toán . Riêng số thực chi năm 2007 thấp hơn so với dự toán . Tổng chi NSX có nhiều biến động giữa các năm và tăng dần qua các năm ( xem bảng số liệu ở phụ lục 02) cụ thể như sau: + Năm 2007 số chi thực hiện thấp hơn so với dự toán (TH/DT đạt 80%). Nguyên nhân là do các xã lập dự toán chưa thật sát với thực tế. Một số khoản thu ngân sách xã trong năm giảm so với dự toán: các khoản thu ngân sách xã hưởng 100% chỉ đạt 70% so với dự toán, các khoản thu phân chia theo tỷ lệ chỉ đạt 74% so với dự toán. Chính vì vậy phải thiết lập định mức chi và xác lập thứ tự ưu tiên các khoản chi điều này làm ảnh hưởng tới một số khoản chi của ngân sách xã như: giảm chi đầu tư phát triển trong năm ( chi đầu tư phát triển chỉ đạt 62% so với dự toán ). + Năm 2008 do chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế nên tổng chi ngân sách xã trên địa bàn huyện có biến động lớn: tăng 10.717 triệu đồng so với năm 2007 nguyên nhân là do trong năm một số xã như Kim Tân, Bình Dân, Việt Hưng tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất nên làm tăng thu thuế chuyển quyền sử dụng đất: thu thuế chuyển quyền sử dụng đất năm 2008 tăng 570 triệu đồng; tăng thu từ đất công ích và hoa lợi công sản năm 2008 thu từ đất công ích và hoa lợi công sản tăng 6.461 triệu đồng. Năm 2008 chi đầu tư phát triển tăng mạnh so với năm 2007: chi đầu tư phát triển năm 2008 tăng 1,4 lần so với năm 2007. Nguyên nhân là do trong năm 2008 xã Tam Kỳ được đầu tư  kinh phí xây trạm y tế xã, xây mới 10 phòng chức năng, các công trình phụ trợ, vườn thuốc nam và mua sắm bổ sung các dụng cụ, trang thiết bị y tế… với tổng kinh phí hơn 1,5 tỷ đồng; một số xã xây dựng, sửa chữa trường mầm non, hội trường UBND. + Năm 2009 chi ngân sách xã tăng so với năm 2007, năm 2008 nguyên nhân là do tình hình phát triển kinh tế của từng xã một số xã trong năm xã Kim Đính xây dựng mới hội trường UBND xã; xã Cổ Dũng xây dựng mới trường mầm non. Ngoài ra trong năm 2009 một số xã đã tổ chức đại hội thể dục thể thao như xã Việt Hưng, xã Kim Xuyên, xã Cộng Hòa làm cho chi sự nghiệp thể dục thể thao tăng. * Phân tích chi đầu tư phát triển ta thấy: Đây là khoản chi để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội nhằm thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Theo số liệu xem phụ lục 02 cho thấy thực tế trong 3 năm qua số chi NSX cho đầu tư phát triển qua các năm có xu hướng tăng. Điều này chứng tỏ cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trên địa bàn xã đã được nâng lên. Thực tế cho thấy năm 2007 xã Thượng Vũ, xã Kim Xuyên đã đầu tư xây dựng hệ thống đường bê tông, sửa chữa hệ thống đường giao thông trên địa bàn xã. Năm 2008 thực chi đầu tư phát triển đạt 371% so với dư toán một trong những nguyên nhân quan trọng nhất đó là xã Tam Kỳ được đầu tư  kinh phí xây mới 10 phòng chức năng, các công trình phụ trợ, vườn thuốc nam và mua sắm bổ sung các dụng cụ, trang thiết bị y tế… với tổng kinh phí hơn 1,5 tỷ đồng. Năm 2009 thực chi đầu tư phát triển đạt 309% so với dự toán một trong những nguyên nhân làm tăng chi đầu tư phát triển đó là xã Kim Đính xây dựng mới hội trường UBND xã, xã Cổ Dũng xây dựng trường mầm non. * Phân tích chi thường xuyên ta thấy: Đây là khoản chi mang tính chất thường xuyên liên tục, trong những năm qua tỷ trọng chi thường xuyên trong tổng chi Ngân sách của các xã trên địa bàn huyện Kim Thành chiếm tỷ trong chủ yếu: + Năm 2008 chi thường xuyên là 21.823 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 45,6% trong tổng chi, tăng 1.409 triệu đồng so với năm 2007. Nguyên nhân là do trong năm một số xã như Kim Tân, Bình Dân, Việt Hưng tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất nên làm tăng thu thuế chuyển quyền sử dụng đất: thu thuế chuyển quyền sử dụng đất năm 2008 tăng 570 triệu đồng so với năm 2007; tăng thu từ đất công ích và hoa lợi công sản năm 2008 thu từ đất công ích và hoa lợi công sản tăng 6.461 triệu đồng; ngoài ra do chi công tác dân quân tự vệ, an ninh trật tự tăng so với năm 2007; chi sự nghiệp giáo dục tăng mạnh năm 2008 chi cho sự nghiệp giáo dục tăng 3,8 lần so với năm 2007 nguyên nhân là do trong năm 2008 có xã xây dựng trường mầm non như xã Việt hưng. Kim Xuyên. Chi thường xuyên trong năm 2008 tăng còn do nguyên nhân năm 2008 tăng quỹ lương so với năm 2007 là 1.419 triệu đồng. + Năm 2009, chi thường xuyên là 24.692 triệu đồng, chiểm tỷ trọng 50% trong tổng chi, tăng 2869 triệu đồng so với năm 2008 nguyên nhân là do các khoản thu phân chia khác do tỉnh quy định tăng như: thu thuế VAT tăng so với năm 2008 là 237 triệu đồng, tiền cấp quyền sử dụng đất năm 2009 tăng 569 triệu đồng. Ngoài ra còn do một số xã trong năm 2009 đã tổ chức đại hội thể dục thể thao như Việt Hưng, Kim Xuyên, Cộng Hòa …. làm chi sự nghiệp thể dục thể thao năm 2009 tăng 267 triệu đồng so với năm 2008. Nội dung chi tiết các khoản chi thường xuyên NSX huyện Kim Thành tỉnh Hải Dương xem số liệu ở phụ lục 03 * Chi công tác dân quân tự vệ, an ninh trật tự Với nhận thức phát triển kinh tế - xã hội phải gắn với nhiệm vụ quốc phòng - an ninh, huyện Kim Thành đã xác định: giữ vững quốc phòng - an ninh, ổn định chính trị - xã hội là một trong những nhiệm vụ quan trọng của chính quyền địa phương góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn các xã. Trong 3 năm qua chi NSX cho công tác dân quân tự vệ, an ninh trật tự trên địa bàn toàn huyện Kim Thành tăng qua các năm điều này cho thấy Đảng bộ, nhân dân huyện Kim Thành hết sức coi trọng công tác dân quân tự vệ, an ninh trật tự. Cụ thể: Năm 2008 chi công tác dân quân tự vệ, an ninh trật tự tăng 589 triệu đồng so với năm 2007; năm 2009 là 2609 triệu đồng tăng so với năm 2008 là 435 triệu đồng, tăng so với năm 2007 là 1024 triệu đồng. Nguyên nhân là do đời sống của nhân dân ngày càng tăng nên nhu cầu đảm bảo an ninh trật tự ngày càng cao, các xã thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về công tác dân quân tự vệ nhằm giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn xã Nhìn chung trong thời gian qua nhiệm vụ chi công tác dân quân tự vệ, an ninh trật tự được đảm bảo. * Chi sự nghiệp giáo dục: Đẩy mạnh giáo dục - đào tạo, từng bước xây dựng xã hội học tập là một trong những nhân tố quan trọng quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng đó trong những năm qua các xã trên địa bàn huyện Kim Thành đã quan tâm đến sự nghiệp giáo dục một các có hiệu quả để nâng cao chất lượng đào tạo. Công tác quản lý các khoản chi sự nghiệp giáo dục thời gian qua được đánh giá là có hiệu quả. Thực tế cho thấy đội ngũ giáo viên và học sinh được quan tâm nhiều hơn, trang thiết bị đồ dùng dạy học đầy đủ hơn. Do vậy chất lượng đào tạo của hệ thống giáo dục đặc biệt là giáo dục mầm non nâng lên đáng kể. Cụ thể như sau: + Năm 2008 chi sự nghiệp giáo dục là 2.265 triệu đồng tăng 3,8 lần so với năm 2007. Nguyên nhân là do trong năm tăng thêm 2 trường mầm non ( xã Tuấn Hưng, xã Cổ Dũng ) nên số giáo viên mầm non tăng dẫn đến chi lương cho giáo viên tăng. Ngoài ra số học sinh tiểu học, trung học cơ sở đạt danh hiệu học sinh giỏi các cấp, số giáo viên đạt danh hiệu giáo viên giỏi ngày càng tăng nên việc chi khen thưởng cho sự nghiệp giáo dục của chính quyền các xã tăng. NSX hỗ trợ trang thiết bị, công cụ dụng cụ giảng dạy cho các trường nhằm xây dựng thêm số trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia + Năm 2009 chi sự nghiệp giáo dục chỉ có 17 triệu đồng, giảm 2.247 triệu đồng so với năm 2008 nguyên nhân là do năm 2009 không có số thu từ hoạt động kinh tế và sự nghiệp. Có thể thấy trong thời gian qua các xã, thị trấn đã quan tâm chú trọng tới sự nghiệp giáo dục. Huy động 70% số cháu đi nhà trẻ, 98% số cháu đi học mẫu giáo, trong đó hầu hết trẻ em 5 tuổi được huy động đến lớp. Nâng cao chất lượng dạy và học, chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng tuổi và phổ cập trung học cơ sở. Số trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia đã được tăng lên, trình độ chuyên môn của giáo viên đã được nâng cao chính vì vậy chất lượng giáo dục cũng được đảm bảo. * Chi cho sự nghiệp y tế: Chi cho sự nghiệp y tế là một trong những khoản chi thường xuyên có xu hướng giảm trong thời gian qua. Cụ thể năm 2007 chi cho sự nghiệp y tế là 2.185 triệu đồng nhưng đến năm 2008 chi sự nghiệp y tế chỉ còn 232 triệu đồng giảm 9,4 lần so với năm 2007. Đặc biệt năm 2009 chi cho sự nghiệp y tế là 20 triệu đồng giảm 109 lần so với năm 2007, giảm 11 lần so với năm 2008. Chi cho sự nghiệp y tế năm 2007 cao như vậy là do các năm trước đây điều kiện vật chất còn yếu, một số xã trạm y tế chưa được trang bị đầy đủ dụng cụ, máy móc thiết bị nếu có cũng thì cũng là những thiết bị lạc hậu. Bên cạnh đó trong thời gian qua có nhiều dịch bệnh như dịch tả, cúm... để có điều kiện chăm sóc tốt cho nhân dân các xã, thị trấn đều đầu tư cho mạng lưới y tế xã, mua sắm các thiết bị dụng cụ y tế thuốc men... Trong những năm tới các xã, thị trấn cần phát huy hơn nữa để nâng cao hiệu quả chi trong lĩnh vực y tế phục vụ nhân dân, đảm bảo sức khỏe của nhân dân nhằm nâng cao đời sống của người dân. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, phát triển kỹ thuật chuyên sâu, tạo điều kiện để người dân được hưởng các dịch vụ y tế chất lượng cao. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, y đức của đội ngũ cán bộ y tế. Phát hiện, khống chế kịp thời các dịch bệnh nguy hiểm, không để dịch lớn xảy ra, hạn chế tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS. Phát triển và nâng cao chất lượng bảo hiểm y tế, tiến đến bảo hiểm y tế toàn dân. Chính vì vậy huyện đã triển khai chiến dịch truyền thông về các dịch bệnh nguy hiểm. Đặc biệt trong tháng 3 năm 2010 huyện đã triển khai chiến dịch truyền thông vận động lồng ghép dịch vụ sức khỏe sinh sản ở các xã trong huyện. Chiến dịch này đã dẩy mạnh tuyên truyền vận động và tăng cường cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình tại các vùng đông dân có mức sinh cao, tỷ lệ sinh con thứ 3 cao và vùng khó khăn nhằm góp phần nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân trên địa bàn huyện. * Chi cho sự nghiệp văn hóa thông tin Trong ba năm 2007 – 2009 chi NSX cho sự nghiệp văn hóa thông tin có sự thay đổi giữa các năm nhưng nhìn chung chi NSX cho sự nghiệp văn hóa thông tin là ổn định, đảm bảo công tác tuyên truyền các hoạt động trong xã cho nhân dân được biết. Ngoài ra các xã trên địa bàn huyện đã đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” và phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”. Thực hiện tốt công tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa, thể thao. Phát triển mạnh và tăng cường công tác quản lý về các hoạt động văn hoá, thông tin. * Chi sự nghiệp thể dục thể thao : Nhìn chung chi hoạt động sự nghiệp trong ba năm vừa qua có xu hướng ngày càng tăng. Cụ thể như năm 2009 chi NSX cho sự nghiệp thể dục thể thao là 323 triệu đồng tăng 5,9 lần so với năm 2008 nguyên nhân là do trong năm 2009 một số xã đã tổ chức đại hội thể dục thể thao như xã Việt Hưng, Kim Xuyên, Cộng Hoà. Ngoài ra huyện phát động các xã tổ chức nhiều hoạt động thể dục thể thao và văn nghệ quần chúng trong địa bàn xã. Phong trào thể dục thể thao quần chúng được phát triển mạnh như: phong trào thi đấu bóng chuyền, thi đấu cầu lông … * Chi sự nghiệp xã hội. Chi sự nghiệp xã hội là các khoản chi xã hội như chi phụ cấp cán bộ già yếu nghỉ việc, trợ cấp người già cô đơn trẻ mồ côi. Chi tiết các khoản chi sự nghiệp đảm bảo xã hội trong ba năm qua (xem bảng 1) như sau : Bảng 1 : Đơn vị tính : triệu đồng Nội dung chi Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tổng chi sự nghiệp xã hội 2.589 3.097 3.456 1- Phụ cấp cán bộ già yếu nghỉ việc 2.394 2.823 3.115 2-Trợ cấp người già cô đơn, trẻ mồ côi 0 0 0,4 3-Khác 195 274 340.6 ( Nguồn phòng tài chính – kế hoạch huyện Kim Thành) Qua bảng 1 cho ta thấy chi NSX cho sự nghiệp xã hội ngày càng tăng qua các năm. Trong đó chi phụ cấp cán bộ già yếu nghỉ việc là chủ yếu. Chi NSX cho sự nghiệp xã hội ngày càng tăng điều đó chứng tỏ huyện đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ nhằm nâng cao đời sống của người dân. * Chi cho sự nghiệp kinh tế: Nhằm phát huy hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế, trong những năm tới huyện Kim Thành chủ trương tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp, qua đó đưa kinh tế huyện tăng trưởng cao và bền vững. Chi cho sự nghiệp kinh tế là khoản chi nhằm khuyến kích phát triển các sự nghiệp kinh tế như giao thông, nông lâm, thủy lơi, dịch vụ thương mại, nuôi dưỡng phát triển nguồn thu cho NSX, thị trấn… giúp nhân dân xóa đói giảm nghèo. Chi tiết các khoản chi cho sự nghiệp kinh tế trong ba năm vừa qua (xem bảng 2) như sau : Bảng 2 : Đơn vị tính : triệu đồng Nội dung chi Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tổng chi sự nghiệp kinh tế 374 330 1.124 1.Sự nghiệp giao thông 131 109 95 2. Sự nghiệp nông-lâm-thủy-hải sản 150 150 758 3.Sự nghiệp thị chính 0 0 0 4.Thương mại, dịch vụ 0 0 0 5.Các sự nghiệp khác 93 71 271 ( Nguồn phòng tài chính – kế hoạch huyện Kim Thành) Qua bảng 2 ta thấy chi sự nghiệp kinh tế tăng dần qua các năm. Năm 2009 chi sự nghiệp kinh tế tăng cao là do một số xã như xã Liên Hòa, xã Việt Hưng đã thực hiện dồn ô đổi thửa tạo điều kiện cho một số gia đình chuyển từ cấy lúa sang đào ao thả cá, nuôi tôm do đó chi cho sự nghiệp nông – lâm – thủy – hải sản tăng cao. * Sự nghiệp quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể: Đây là khoản chi chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn trong chi thường xuyên là một khoản chi quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp xã. Khoản chi này phục vụ bộ máy quản lý của các xã nó đảm bảo kinh phí cho các tổ chức đoàn thể hoạt động. Chi tiết các khoản chi quản lí Nhà nước, Đảng, đoàn thể trong ba năm vừa qua (xem bảng 3) như sau : Bảng 3 : Đơn vị tính : triệu đồng Nội dung chi Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tổng chi quản lí nhà nước, Đảng, đoàn thể 11.367 13.207 16.772 1.Quản lí nhà nước 7.740 8702 11209 2.Đảng 1.449 1889 2516 3.Mặt trận tổ quốc 554 749 822 4.Đoàn thanh niên CS HCM 471 533 654 5.Hội phụ nữ Việt Nam 399 480 561 6.Hội cựu chiến binh VN 342 407 486 7.Hội nông dân VN 412 447 524 ( Nguồn phòng tài chính - kế hoạch huyện Kim Thành) Qua bảng 3 ta thấy chi NSX cho quản lí nhà nước, Đảng đoàn thể ngày càng tăng qua các năm qua đó cho thấy hoạt động quản lí Nhà nươc, Đảng,đoàn thể đã được nâng cao. Các xã đã áp dụng nhiều biện pháp quản lí hành chính. Chi quản lí nhà nước, đảng, đoàn thể năm 2009 là 16.772 triệu đồng tăng 3.565 triệu đồng so với năm 2008 và tăng 5.405 triệu đồng. Nguyên nhân của chi quản lí nhà nước, đảng, đoàn thể tăng qua các năm là do những thay đổi về chính sách chế độ đối với cán bộ xã như việc tăng quỹ lương, hỗ trợ hội nông dân về giống cây trồng. * Chi khác: Ngoài những khoản chi thường xuyên nói trên hàng năm NSX, thị trấn vẫn bố chí một khoản chi khác chiếm tỷ lệ nhỏ trong chi thường xuyên nhằm bảo đảm cho hoạt động phát triển kinh tế, xây dựng đời sống của nhân dân được đảm bảo khi có những biến động bất thường xảy ra. Qua số liệu xem ở phụ lục 03 ta thấy: Chi khác của NSX trong 3 có xu hướng giảm dần qua các năm: năm 2007 là 1.286 triệu đồng; năm 2008 giảm 1.211 triệu đồng so với năm 2007. Đến năm 2009 chi khác của NSX là 0 đồng. Điều này cho thấy hoạt động của các xã ngày càng ổn định, ít có những biến động về chi ngân sách. Như vậy, sau 4 năm thực hiện khoán biên chế và kinh phí chi thường xuyên đối với các cơ quan nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp các cấp theo quy định tại Nghị định số 130/2005/NĐ-CP và Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của chính phủ các đợn vị sử dụng ngân sách đã chủ động quản lý và điều hành các khoản chi thường xuyên trong tổng kinh phí được giao. Mặc dù vậy trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ chi công tác quản lý chi NSX, thị trấn vẫn có những vấn đề đáng quan tâm, vẫn còn tình trạng vượt dự toán, nhiều khoản chi vẫn còn lãng phí, đòi hỏi cần phải giải quyết trong thời gian tới để công tác tổ chức thực hiện chi được tốt hơn. 2.3.3. Tình hình quyết toán chi NSX. - Kế toán xã có trách nhiệm thực hiện công tác hạch toán kế toán và quyết toán chi NSX theo Mục lục NSNN và chế độ kế toán NSX hiện hành; thực hiện chế độ báo cáo kế toán và quyết toán theo quy định. KBNN nơi giao dịch thực hiện công tác kế toán chi quỹ NSX theo quy định; định kỳ hàng tháng, quý báo cáo tình hình thực hiện chi NSX, tồn quỹ NSX gửi UBND xã; và báo cáo đột xuất khác theo yêu cầu của UBND xã. - Kế toán xã lập báo cáo quyết toán chi NSX trình UBND xã xem xét gửi phòng Tài chính - kế hoạch huyện; đồng thời UBND xã trình HĐND xã phê chuẩn. Sau khi được HĐND xã phê chuẩn, UBND xã báo cáo bổ sung quyết toán ngân sách gửi Phòng Tài chính – kế hoạch huyện. - Sau khi HĐND xã phê chuẩn, báo cáo quyết toán được lập thành 05 bản để gửi cho HĐND xã, UBND xã, Phòng tài chính – kế hoạch huyện, KBNN nơi xã giao dịch (để làm thủ tục ghi thu kết dư ngân sách), 01 bản kế toán xã lưu xã và thông báo công khai nơi công cộng cho nhân dân trong xã biết. Thông tư 60/2003/TT- BTC ra đời thay thế cho các văn bản hướng dẫn thi hành công tác quản lý NSX trước đây đã góp phần cho công tác kế toán và quyết toán NSX trên địa bàn huyện Kim Thành đã đi vào nề nếp hơn, công tác kế toán và quyết toán NSX đã thực hiện theo đúng mục lục Ngân sách và chế độ kế toán hiện hành. Thực hiện chế độ báo cáo kế toán và quyết toán theo đúng chế độ quy định. Tuy nhiên công tác kế toán và quyết toán chi NSX trên địa bàn huyện Kim Thành vẫn còn những tồn tại cần khắc phục để hoàn thiện hơn công tác quản lý chi NSX trên địa bàn huyện. Thực tế cho thấy, trong những năm qua có những nơi thực hiện chế độ kế toán và báo cáo quyết toán chưa đúng theo quy định của Luật NSNN và Thông tư 60/2003/TT-BTC, vẫn còn một số xã thực hiện ghi chép sổ sách kế toán và chứng từ không theo đúng quy định của Bộ Tài chính. Tình trạng mở sổ sách kế toán không đầy đủ, chưa vào sổ cập nhật dẫn đến báo cáo thu, chi lập chậm và không nộp báo cáo đúng thời hạn vẫn còn diễn ra. 2.4. Đánh giá chung về công tác quản lý chi Ngân sách xã trên địa bàn huyện Kim Thành trong thời gian qua 2.4.1. Những mặt đạt được của công tác quản lý chi Ngân sách xã trên địa bàn huyện Kim Thành trong thời gian qua * Khâu lập dự toán chi Ngân sách xã Đối với khâu lập dự toán đã được các xã quan tâm và từng bước thực hiện theo Luật NSNN. Dự toán chi NSX đã được tính toán, phân bổ theo mục lục NSNN, phù hợp với điều kiện phát triển, các mục tiêu kinh tế - xã hội cơ bản mà HĐND, UBND các xã đặt ra trong năm. Các xã đã quán triệt mạnh mẽ giữa các phòng ban, tổ chức thuộc UBND xã trong việc xây dựng dự toán chi phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao đúng chế độ định mức tiêu chuẩn, nhất là các khoản chi thường xuyên như chi cho quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể. Qua đó, tạo cơ sở cho công tác điều hành NSX của chính quyền cơ sở và sự kiểm soát chi của KBNN. Hiện nay có thể thấy công tác lập dự toán tại các xã trên địa bàn huyện hầu hết đã đi vào nề nếp, dự toán chi NSX đã lập một cách khoa học và hợp lý phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. * Khâu chấp hành dự toán chi Ngân sách xã Với dự toán chi NSX được lập khoa học trong những năm qua nhiều xã, thị trấn đã chủ động quản lý huy động nguồn thu và bố trí nhiệm vụ chi hợp lý cho phát triển kinh tế trên địa bàn, tiềm lực NSX ngày càng được củng cố và tăng cường. Trên cơ sở nắm chắc dự toán ngân sách được giao, các đơn vị chủ động điều chỉnh cơ cấu chi ngân sách phù hợp, đáp ứng nhiệm vụ. Căn cứ dự toán được giao, thủ trưởng đơn vị (chủ tài khoản) phân bổ toàn diện cho các nhiệm vụ chi theo các trọng tâm, trọng điểm, thứ tự ưu tiên, theo quân số được giao, chế độ, tiêu chuẩn, định mức đã ban hành. Trong triển khai dự toán chi ngân sách, cần quán triệt đầy đủ các yêu cầu, nhiệm vụ, mục tiêu, quy định về chế độ, chính sách, định mức hiện hành, bảo đảm thực hiện nhiệm vụ quốc phòng theo từng lĩnh vực. Tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, từng bước chủ động điều chỉnh cơ cấu chi ngân sách phù hợp, điều hành dự toán ngân sách quốc phòng thực sự là công cụ hữu hiệu giúp cấp ủy, chỉ huy triển khai thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, kế hoạch công tác. Hầu hết các đơn vị sử dụng ngân sách các cấp đã chủ động quản lý và điều hành các khoản chi ngân sách trong tổng kinh phí được giao, chặt chẽ, tiết kiệm và hiệu quả góp phần nâng cao thu nhập cho cán bộ công chức và hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn được giao. Việc phân bổ các khoản chi trong thời gian qua trên địa bàn các xã, thị trấn đã bước đầu nắm bắt phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn như với việc tăng các khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản tạo một cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng nâng cao đời sống phù hợp với lợi ích mà nhân dân trong xã mong đợi. Các khoản chi thường xuyên các xã, thị trấn đã chú trọng phân bổ cho hoạt động y tế, sự nghiệp văn hóa thông tin... để đáp ứng cho nhu cầu phát triển nâng cao đời sống tinh thần cũng như vật chất cho nhân dân. Công tác thanh tra, giám sát các khoản chi NSX trong thời gian qua tiếp tục được tăng cường, nâng cao hiệu quả và năng lực tự kiểm tra của các đơn vị, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Các đơn vị cần xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch tự kiểm tra việc chi ngân sách, nhất là đối với quản lí, phân phối nguồn ngân sách… * Khâu kế toán và quyết toán chi Ngân sách xã Công tác kế toán và quyết toán chi NSX trong thời gian qua đã được các xã, thị trấn thực hiện theo đúng chế độ quy định. Khác với trước kia công tác quyết toán hiện nay đã được chú trọng thực hiện việc quyết toán theo đúng mục lục NSNN, các nghiệp vụ chi phải được đã ghi chép đầy đủ, đúng chế độ, đúng mục lục NSNN. Như vậy có thể thấy công tác quyết toán chi NSX đã bước đầu đi vào nề nếp như công tác lập dự toán chi NSX và chấp hành dự toán chi NSX đặt ra. 2.4.2. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân 2.4.2.1. Những hạn chế còn tồn tại * Khâu lập dự toán chi Ngân sách xã Một số xã công tác lập dự toán chi NSX vẫn còn bị coi nhẹ, việc lập chỉ là hình thức, đôi khi dự toán được lập ra không phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội hiện tại của địa phương dẫn đến phải bổ sung thay đổi dự toán nhiều lần. Có thể thấy việc lập dự toán chi tại một số địa phương còn yếu làm cho tình hình thực hiện khác xa so với dự toán như xã Lai Vu năm 2007 thực chi đạt 30% so với dự toán, xã Kim Đính năm 2009 thực chi đạt 479% so với dự toán. Ngoài ra việc lập dự toán của một số khoản chi như chi về y tế, giáo dục của một số địa phương chưa thật sự sát với tình hình thực tế của từng địa phương. Một nguyên nhân khác là do khâu lập dự toán thu của một số địa phương chưa phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của địa phương nên chưa bao quát được hết các khoản thu của địa phương dẫn đến dự toán thu có nhiều biến động kéo theo đó là làm thay đổi chi * Khâu chấp hành dự toán chi NSX Việc chấp hành dự toán bên cạnh những thành công đạt được vẫn còn nhũng tồn tại cần giải quyết. + Một số đơn vị chưa chủ động trong việc sắp xếp, bố trí các nhiệm vụ chi trong kế hoạch được giao, còn đề nghị xin bổ sung thêm kinh phí trong khi Ngân sách của đơn vị có khả năng cân đối được. + Thủ trưởng một số đơn vị chưa thực sự quan tâm đến công tác quản lý tài chính kế toán theo quy định của luật NSNN và các chế độ kế toán hiện hành. Do vậy việc quản lý chi tiêu theo chế độ, định mức chưa tốt dẫn đến việc thực hiện các thủ tục, chứng từ chi trong mua sắm, sửa chữa tài sản, chi thường xuyên chưa đúng và chưa đủ theo quy định. * Khâu quyết toán chi NSX Hầu hết các xã đã làm tốt công tác quyết toán chi, song vẫn còn một số xã vẫn còn tình trạng chưa thực hiện đúng thời gian quyết toán quy định. Công tác duyệt quyết toán thiếu chính xác, gây khó khăn cho cơ quan tài chính cấp trên trong việc đánh giá phân tích số liệu quyết toán. Đồng thời việc công khai báo cáo quyết toán chi rộng rãi trong nhân dân hầu hết các xã chưa thưc hiện, nếu có thực hiện cũng chỉ là mang hình thức. * Hạn chế quản lý chi Ngân sách xã khác. Trong điều kiện nguồn thu của NSX ngày càng được phát triển và mở rộng về quy mô, đa dạng phong phú về cơ cấu. Nhu cầu chi cũng ngày càng tăng lên nhằm đáp ứng các yêu cầu thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn từng địa phưong. thực tế này đòi hỏi công tác tổ chức thu và thực hiện chi NSX cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của các ban ngành đoàn thể đặc biệt là kế toán xã. thực tế cho ta thấy kế toán xã của nhiều xã còn yếu về nghiệp vụ chuyên môn nghiệp vụ. 2.4.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế * Về chính sách pháp luật + Luật NSNN sửa đổi năm 2002 có hiệu lực năm 2004, có nhiều điểm thay đổi so với trước kia. Mặc dù đã được sự hướng dẫn của phòng Tài chính – kế hoạch huyện, sự chỉ đạo của cơ quan Tài chính cấp tỉnh song cán kế toán xã còn gặp nhiều lúng túng trong quá trình thực hiện và thi hành Luật NSNN năm 2002. + Còn nhiều bất cập trong thực hiện văn bản của cấp trên. Quyền hạn giữa các cấp còn trùng lắp. + Cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị có thu chưa thực sự được triển khai có hiệu quả. * Về đội ngũ cán bộ + Kế toán xã của một số địa phương còn hạn chế về trình độ chuyên môn, thiếu lý luận thực tiễn. Nên khi nghiên cứu các văn bản pháp luật tài chính chưa nắm bắt được toàn bộ nội dung để vận dụng vào nhu cầu thực tế, tình hình hiện tại của địa phương phục vụ cho công tác quản lý. + Thủ trưởng của một số đơn vị sử dụng NSNN chưa thực sự quan tâm đến công tác quản lý tàì chính * Công tác thanh tra, kiểm tra Công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động chi NSX còn một số những hạn chế: như không giám sát kiểm tra chặt chẽ một số khoản chi. Nên đã dẫn tới tình trạng công tác quản lý chi Ngân sách tại một số xã còn lỏng lẻo chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế đề ra. * Về tổ chức bộ máy Có nhiều nơi cán bộ chủ chốt và chuyên môn thay đổi theo nhiệm kì của HĐND nên bộ máy cán bộ xã không ổn định điều này làm ảnh hưởn lớn đến quản lí ngân sách xã. Bộ máy hoạt động của một số xã còn nhiều hạn chế về cơ cấu tổ chức, thiếu thiết bị chuyên môn hỗ trợ cho việc giải quyết những vấn đề quan trọng của xã: như thiếu máy vi tính, máy in hoặc có trang bị máy vi tính, máy in nhưng chất lượng không tốt. Một số xã còn có một vài cán bộ xã hạn chế về kinh nghiệm, kỹ năng, nhất là trong lĩnh vực kinh tế - ngân sách. Ngoài ra trong cơ cấu tổ chức của một số xã còn hiện tượng cơ chế trách nhiệm không được quy định rõ ràng, có sự đan xen, lẫn lộn giữa trách nhiệm cá nhân và tập thể. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc ra quyết định, phân công công việc không rõ ràng. * Về cơ sở vật chất Kim Thành là một huyện còn nhiều khó khăn về kinh tế : kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, công nghiệp kém phát triển. Mức thu nhập bình quân đầu người còn thấp, điều kiện sinh hoạt của đồng bào còn lạc hậu. CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÍ CHI NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIM THÀNH TỈNH HẢI DƯƠNG 3.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội và quản lí chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Kim Thành- tỉnh Hải Dương. 3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội * Mục tiêu tổng quát. Khắc phục tối đa tác động tiêu cực của suy thoái kinh tế; đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, phấn đấu phục hồi tăng trưởng kinh tế theo hướng bền vững, hợp lý, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh; nỗ lực thực hiện tốt các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của cả giai đoạn 2006-2010; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố, tăng cường quân sự địa phương. Thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006 - 2010, huyện Kim Thành đứng trước những thuận lợi hết sức cơ bản: chính trị - xã hội ổn định; có hệ thống giao thông thuận lợi, một số công ty, doanh nghiệp tư nhân đã được đầu tư xây dựng; nhân dân có truyền thống cách mạng, cần cù lao động. Đây là những tiền đề, điều kiện quan trọng để Kim Thành phát triển kinh tế - xã hội với nhịp độ nhanh hơn. Bên cạnh những thuận lợi, Kim Thành cũng gặp không ít khó khăn, thách thức khi kinh tế của huyện vẫn ở trình độ thấp, tụt hậu so với một số huyện trong khu vực và bình quân chung cả tỉnh; nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thấp kém, chưa đồng bộ; nguồn thu ngân sách hạn hẹp, thiếu vốn cho đầu tư phát triển,… Để từng bước giải quyết bài toán phát triển kinh tế - xã hội, trong kì họp Đảng bộ vừa qua đã đề ra định hướng và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010. Theo đó, huyện Kim Thành sẽ tập trung khai thác và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực để phát triển kinh tế. Cùng với kinh tế, huyện Kim Thành xác định đẩy mạnh phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ; nâng cao đời sống văn hoá - xã hội. Đồng thời kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng - an ninh giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội. * Một số mục tiêu cụ thể: + Tổng sản phẩm trong huyện (GDP) tăng khoảng 7% trở lên; + Giá trị tăng thêm Nông - Lâm - Thuỷ sản tăng 1,5% trở lên; + Giá trị tăng thêm Công nghiệp - Xây dựng tăng 10,5% trở lên; + Giá trị tăng thêm các ngành dịch vụ tăng 8,5% trở lên; + Giảm tỷ lệ sinh 0,1%;                                                                          + Tạo thêm việc làm cho khoảng 1800 lao động; + Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống khoảng 4,9%. + Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng xuống dưới 18%; ………………………….. Để dạt được các mục tiêu đó huyện Kim Thành đã đưa ra các nhiệm vụ trọng tâm đó là: Tổ chức thực hiện có hiệu quả các giải pháp điều hành kinh tế - xã hội năm 2010 của tỉnh Hải Dương: + Nhằm phát huy hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế, trong những năm tới, huyện Kim Thành chủ trương tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Khuyến khích nông dân tích tụ ruộng đất, tạo ra vùng chuyên canh có khối lượng hàng hoá lớn. Phát triển chăn nuôi với tốc độ cao để đến năm 2010 chăn nuôi chiếm 40% cơ cấu kinh tế nông nghiệp. + Phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, trong đó vừa phát triển công nghiệp tập trung, vừa đẩy mạnh phát triển nghề, làng nghề. Các ngành công nghiệp được chú trọng phát triển là: vật liệu xây dựng, dệt may và chế biến nông, thuỷ sản + Xây dựng các bước đi, giải pháp cụ thể nhằm thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế huyện theo hướng phát triển các lĩnh vực có giá trị tăng thêm cao, gắn với đảm bảo môi trường. Chuyển từ tăng trưởng theo chiều rộng (tăng trưởng nhờ vốn và lao động là chủ yếu) sang tăng trưởng theo chiều sâu (tăng trưởng dựa vào nâng cao năng suất và chất lượng). + Quán triệt sâu sắc quan điểm tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với ổn định xã hội, chăm lo đến đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân. Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hoá, thông tin - tuyên truyền, văn học - nghệ thuật. Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức và nâng cao chất lượng hoạt động văn hoá - thông tin, thể dục - thể thao, làm cho văn hoá thật sự là nền tảng tinh thần của xã hội + Khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Ưu tiên huy động vốn cho các công trình, dự án hạ tầng quan trọng của huyện, các dự án có khả năng đóng góp lớn cho tăng trưởng kinh tế và ngân sách huyện + Tiếp tục ưu tiên trọng tâm cho công tác đảm bảo an sinh xã hội, nhất là công tác giảm nghèo, tạo việc làm, đào tạo nghề cho nông dân,…Tổ chức thực hiện tốt các chính sách đối với người lao động và các đối tượng chính sách. + Huyện Kim Thành sẽ đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, công tác dân số, gia đình và trẻ em. Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu và khám, chữa bệnh cho nhân dân. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, phát triển kỹ thuật chuyên sâu, tạo điều kiện để người dân được hưởng các dịch vụ y tế chất lượng cao. + Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ hơn trong cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính trên các lĩnh vực. Giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hội bức xúc như: tai nạn giao thông, tệ nạn xã hội, khiếu kiện đông người, vượt cấp,…Thực hiện có hiệu quả Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, Chương trình hành động phòng chống ma tuý, Chiến lược quốc gia về phòng chống tham nhũng, lãng phí. Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện. Tăng cường tiềm lực quân sự địa phương. 3.1.2 Định hướng công tác quản lý chi Ngân sách xã Trong quá trình đổi mới, kinh tế được phát triển mạnh mẽ nhiệm vụ chi của chính quyền cấp xã không ngừng tăng. Chính vì vậy trong những năm tới, quản lý quá trình chi của NSX cần thực hiện tốt ở cả 3 khâu: Lập, chấp hành và quyết toán NSNN và đảm bảo các yêu cầu sau đây: + Đảm bảo nguồn tài chính cần thiết để chính quyền cấp xã thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội được giao. + Thực hiện quản lý chi NSX tiết kiệm và hiệu quả. Tiết kiệm và hiệu quả là yêu cầu sống còn trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội. Tiết kiệm theo đúng chế độ chính sách, tiêu chuẩn định mức của Nhà nước. Các khoản chi phải trên cơ sở nguồn thu. Cân đối thu chi. Tiết kiệm là quốc sách là trách nhiệm và là yêu cầu đối với bất kì đơn vị, tổ chức cá nhân nào có sử dụng tiền của ngân sách nói chung và NSX nói riêng. Tiết kiệm là một nguyên tắc trong chi NSX song đó không có nghĩa là keo kiệt, cắt giảm. hiểu theo quan điểm của luật NSNN thì tiết kiệm có nghĩa là việc chi tiêu phải: Đúng dự toán được duyệt Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định Đã được chủ tịch UBND xã hoặc người được uỷ quyền quyết định chi + Gắn nội dung quản lí các khoản chi NSX với các mục tiêu phát triển kinh tế trên địa bàn xã. + Do vốn Ngân sách còn hạn chế nên trong chi đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cần kết hợp chặt chẽ phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, từ đó đảm bảo chi hiệu quả đỡ tốn kém. Để thực hiện CNH – HĐH thì không có cách nào khác là tiết kiệm chi tiêu để dành vốn cho đầu tư phát triển. Bởi vì thực tế nếu có thu mà không biết tiết kiệm trong chi tiêu thì dù xã có thu lớn đến đâu chi cũng hết. Mặt khác cũng không vì thiếu NS mà không tích luỹ, khi có số thu NSX cần tính toán hạn chế chi tiêu để bổ trí chi đầu tư phát triển. do đó xã giàu có nguồn thu lớn thì tích luỹ cho chi đầu tư phát triển nhiều hơn xã có nguồn thu eo hẹp. 3.2. Một số giải pháp tăng cường quản lý chi Ngân sách xã trên địa bàn huyện Kim Thành. 3.2.1. Thiết lập các định mức chi và xác lập thứ tự ưu tiên các khoản chi + Định mức chi vừa là cơ sở để xây dựng kế hoạch chi, vừa là căn cứ để thực hiện việc kiểm soát các khoản chi của NSX. Vì vậy thiết lập các định mức chi phải đảm bảo phù hợp với yêu cầu thực tiễn của từng địa phương vừa đảm bảo yêu cầu tiết kiệm, hiệu quả. + Trong quá trình đổi mới, kinh tế được phát triển mạnh mẽ nhiệm vụ chi của chính quyền cấp xã không ngừng tăng trong khi nguồn thu của NSX là có hạn. chính vì vậy phải xác lập thứ tự ưu tiên các khoản chi của NSX theo mức độ cần thiết của từng khoản chi trong tình hình cụ thể về phát triển kinh tế - xã hội. 3.2.2 Xây dựng quy trình cấp phát và công tác thanh tra kiểm tra đối với các khoản chi NSX. Xây dựng quy trình cấp phát các khoản chi NSX chặt chẽ, hợp lí nhằm hạn chế tối đa những tiêu cực xảy ra trong quá trình cấp phát, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm soát chi của các cơ quan có thẩm quyền. Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra và kiểm toán nhằm ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực trong việc sử dụng NSX. đồng thời qua quá trình thực hiện thanh tra, kiểm tra và kiểm toán phát hiện ra những bất hợp lí trong chính sách chế độ nhằm hoàn thiện bổ sung chính sách chế độ 3.2.3. Tổ chức quản lý chặt chẽ các khoản chi theo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả. Trong điều kiện nền kinh tế còn khó khăn, việc chi tiêu tiết kiệm hiệu quả mà vẫn đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế là một yêu cầu đạt lên hàng đầu. Để làm được điều đó cần phải có những giải pháp đồng bộ thích hợp với nhu cầu phát triển của từng xã, thị trấn trên địa bàn. Các khoản chi NSX, thị trấn phải được thực hiện trên cơ sơ dự toán đã được duyệt, đảm bảo đúng chế độ định mức do Nhà nước quy định. Với giải pháp cụ thể: + Trong thời gian tới cần đẩy mạnh công tác xây dựng dự toán chi hàng quý, hàng tháng để làm căn cứ thực hiện chi cho sát với tình hình thực tế đồng thời đảm bảo hiệu quả các khoản chi. + Chính quyền xã cần được rà soát nhằm xây dựng bộ máy gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc hiệu quả, tiết kiệm trong công tác quản lý hành chính, các hoạt động kinh tế xã hội của xã, qua đó để tiết kiệm chi cho hoạt động hành chính của NSX. + Xây dựng định mức chi tiêu nội bộ phù hợp với tình hình thực tế làm căn cứ khi phát sinh nhu cầu chi tiêu. Xác lập thứ tự ưu tiên các khoản chi cho công tác nghiệp vụ chuyên môn trước sau mới chi mua sắm sữa chữa… khi chi cần cân nhắc khả năng của NSX. Thực hiện tiết kiệm trong chi hội nghị, tiếp khách. + Những khoản thu để chi theo mục tiêu đã định như thu đóng góp của nhân dân, ngày công nghĩa vụ tại địa phương thì cần chi theo đúng mục đích, có sự giám sát của quần chúng nhân dân tạo ra lòng tin trong quần chúng, tránh tình trạng hoạt động chi có biểu hiện mờ ám. + Đối với những công trình công cộng cần tiến hành đánh giá hiệu quả sư dụng vốn đầu tư, kiểm tra việc sư dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, phải cân đối được nguồn vốn so với khối lượng công việc tránh phát sinh chi phí hoặc chi sai quy định. + Các công trình xây dựng cơ bản có các khoản chi hết sức phức tạp đòi hỏi phải quản lý ngay từ khâu lập kế hoạch thiết kế, đồng thời kết quả đầu tư và quyết toán công trình hoàn thành phải được thông báo cho công khai cho dân được biết. Trong quá trình thi công cần có sự giám sát của đại diện do dân tín nhiệm bầu ra. 3.2.4 Thực hiện công khai dân chủ đối với các khoản chi NSX Thực hiện công khai dân chủ là một trong những nguyên tắc quan trọng bậc nhất trong quản lí chi NSX. đối với cấp xã việc thực hiện công khai dân chủ lại càng có ý nghĩa quan trọng bởi dân chủ ở xã là dân chủ trực tiếp. nếu làm tốt sẽ tạo được nội lực mạnh mẽ thúc đẩy CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn. Đó chính là việc chính quyền cấp xã phải cung cấp cho nhân dân đầy đủ thông tin về các hoạt động thu – chi NSX thông qua các cuộc họp dân tạo điều kiện, căn cứ để “ dân biết dân bàn dân làm dân kiểm tra ”. Hiện nay ở nhiều địa phương chính quyền xã đã thực hiện việc huy động đóng góp của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Đây là chỉ tiêu đúng đắn song trong quá trình sử dụng việc quản lí các khoản đóng góp đó không được chặt chẽ nên gây thất thoát mất lòng tin của nhân dân. Để giải quyết vấn đề này yêu cầu mấu chốt là phải thực hiện dân chủ công khai trong việc sử dụng NSX. những khoản đóng góp huy động vốn góp của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội các địa phương cần có phương án cụ thể và có sự kiểm tra giám sát của các tổ chức đoàn thể ở xã. tất cả các khoản chi NSX phải được ghi chép đầy đủ và định kì thông qua HĐND xã cho mọi người dân đều biết 3.3. Một số giải pháp khác 3.3.1.Về khuôn khổ pháp lý + Rà soát, sửa đổi, hoàn thiện các chế độ chính sách tài chính, xây dựng các định mức thu – chi hợp lý và ổn định, tránh việc thay đổi chế độ chính sách khiến cho các cán bộ tài chính chưa quen với công việc lại phải thay đổi tiếp. + Bộ Tài chính và các cơ quan ban ngành cần ban hành chế độ thu chi Ngân sách hợp lý phù hợp cho từng thời kỳ phát triển kinh tế. 3.3.2. Về đội ngũ cán bộ + Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước làm động lực thúc đẩy cán bộ, viên chức phấn đấu hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao. Phát động nhiều cuộc thi đua, xây dựng các quy định về tiêu chuẩn thi đua, tổ chức ký kết giao ước thi đua trên cơ sở nhiệm vụ công tác của từng đơn vị mỗi cán bộ, viên chức nhận thức sâu sắc hơn, tận tâm hơn với nghề, với ngành. + Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể như Công đoàn, Đoàn thanh niên, phối hợp với chính quyền thực hiện ký kết giao ước thi đua, khảo sát nhiệm vụ công tác, xây dựng kế hoạch, để cương kiểm tra an toàn kho quỹ, hướng dẫn nghiệp vụ và quy trình công tác để mọi người thực hiện. + Nâng cao được vai trò của thủ trưởng các đơn vị sử dụng NSNN, xây dựng được quy chế chi tiêu nội bộ hợp lý nhất với đơn vị. + Trong thời gian tới cần có những biện pháp nâng cao năng lực của đội ngũ kế toán xã. Chỉ tuyển chọn những người được đào tạo đúng chuyên môn nghiệp vụ, đảm bảo thành thạo công việc, có đạo đức nghề nghiệp tốt. Huyện cần tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, hướng dẩn các xã thi hành thực hiện luật NSNN cho các cán Bộ Tài chính. Tạo điều kiện cho cán Bộ Tài chính được tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn phục vụ công tác Tài chính lâu dài. + Tăng cường được vai trò lãnh đạo của Đảng và quản lý của HĐND, UBND các cấp nhằm củng cố, tăng cường công tác quản lý NSX, vận dụng một cách sáng tạo luật NSNN phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. 3.3.3. Về công tác thông tin tuyên truyền + Cần đẩy mạnh hoạt động thông tin tuyên truyền tại tất các xã để nhân dân nắm bắt được các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, từ đó nhân dân hiểu được quyền lợi và nhiệm vụ của mình với NSX. + Cần thực hiện tốt tuyên truyền giáo dục pháp luật trong nhân dân để mọi người hiểu và thực hiện tốt các nghĩa vụ thu nộp Ngân sách. 3.3.4. Về cơ sở vật chất Đẩy mạnh được kinh tế phát triển cao, ổn định và bền vững, dựa trên tiềm lực vốn có của địa phương là: nguồn nhân lực dồi dào, tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng. Đồng thời huy động được đầu tư từ bên ngoài, thúc đẩy kinh tế phát triển. Do đó, cấp thiết cần cải cách hành chính công trên địa bàn toàn huyện một các toàn diện để có được môi trường tốt thu hút nhân tài và sự quan tâm của các nhà đầu tư. Điều kiện thực hiện Huyện cần có hình thức tuyên truyền vận động thích hợp với từng người dân thông qua các hình thức như hoạt động tập thể, sinh hoạt văn hoá văn nghệ quần chúng, đài phát thanh KẾT LUẬN Ngân sách xã, thị trấn là một bộ phận cấu thành của NSNN, là công cụ tài chính quan trọng đáp ứng nguồn tài lực cho chính quyền cấp xã, thị trấn trong quá trình thực hiện chức năng, quyền hạn của mình. Thực hiện quản lý NSX, thị trấn theo luật NSNN năm 2002 là một công việc mới để các hoạt động thu chi tài chính diễn ra được quản lí công khai và chặt chẽ. Đây cũng là một điều kiện thuận lợi cho tiến trình nâng cao hiệu quả quản lý NSX, thị trấn, góp phần tiếp tục ổn định và phát triển kinh tế - xã hội tại cơ sở. vì vậy cần có sự nhận thức đúng mức, đòi hỏi một cách làm mới đối với cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các ngành mà trước tiên là ở cấp xã. Mặc dù do điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế trên địa bàn huyện Kim Thành: nông sản làm ra tiêu thụ chậm, giá thấp, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chậm phát triển. Đồng thời, cũng nảy sinh những vấn đề khó khăn, thách thức, đặc biệt là những thiếu sót trong nhận thức, trong chỉ đạo và điều hành công tác quản lý NSX, thị trấn trong điều kiện hiện nay. Song những năm qua do thực hiện quản lí ngân sách xã theo luật NSNN nên đã có những tác động tích cực góp phần tiếp tục ổn định và phát triển kinh tế xã hội ở cơ sở Tuy nhiên công tác quản lí chi ngân sách xã theo luật NSNN trong những năm qua còn không ít những tồn tại, đặc biệt là những thiếu sót trong nhận thức, chỉ đạo, điều hành và trong công tác hoàn thiện cơ chế, chính sách trước đòi hỏi của thực tiễn, cần nhanh chóng đề ra các biện pháp khắc phục. Thông qua đề tài: : “ Một số giải pháp nâng cao công tác quản lí chi Ngân sách xã trên địa bàn huyện Kim Thành tỉnh Hải Dương”. Em muốn nêu nên những kết quả bước đầu và nhuwngc tồn tại, nguyên nhân trong công tác quản lí chi ngân sách xã, đồng thời trình bày những giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả công tác quản lí ngân sách xã. Kính mong các thầy cô giáo và bạn đọc đóng góp những ý kiến phê bình cụ thể, thiết thực để bài luận văn được hoàn thiện, với mong muốn sẽ giúp được phần nào công tác quản lí chi ngân sách xã theo luật ngân sách nhà nước của huyện Kim Thành tỉnh Hải Dương trong những năm tới đạt kết quả tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, Tháng 4 năm 2010 Sinh viên Phạm Thị Lan

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLỜI MỞ ĐẦ1ghdf.doc
  • docTHÔNG TƯ.doc
  • docbang so lieu.doc
  • docLỜI MỞ ĐẦU1.doc
  • docxMỤC LỤC.docx
Luận văn liên quan