LỜI NÓI ĐẦU
Sắp xếp lại hoạt động các doanh nghiệp Nhà nước là một chủ trương lớn và hết sức đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta trong thời kỳ mở cửa và hội nhập kinh tế Quốc tế. Từ năm 1995 trở lại đây, trên cả nước đã có 1.557 doanh nghiệp Nhà nước chuyển đổi hình thức hoạt động sang Công ty Cổ phần và đa số các Công ty này đã nhanh chóng phát huy được những ưu điểm của việc CPH, mang lại quyền làm chủ thực sự cho người lao động và đạt được hiệu quả to lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên trên thực tế, quá trình thực hiện CPH tại nhiều doanh nghiệp, nhiều nơi vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc, gây ảnh hưởng không nhỏ đến thời gian hoàn tất tiến trình CPH nói chung và ở từng doanh nghiệp nói riêng. Sau một thời gian nghiên cứu và thực tập tại Công ty nhựa cao cấp Hàng không tôi nhận thấy tiến độ thực hiện CPH đang là một vấn đề rất đựơc lãnh đạo các cấp cũng như CBCNV trong toàn Công ty quan tâm, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm trễ của tiến trình CPH tại Công ty hiện nay. Chính vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài: "Một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến trình CPH tại Công ty Nhựa cao cấp Hàng không" làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp với mong muốn có thể đóng góp một phần kiến thực đã được học tại nhà trường vào việc hoàn tất công cuộc CPH tại Công ty Nhựa cao cấp Hàng không. Nội dung của chuyên đề tốt nghiệp gồm 03 chương, có kết cấu như sau:
Chương I: Tổng quan về Công ty Nhựa cao cấp Hàng không
Chương II: Thực trạng tiến trình CPH ở Công ty Nhựa cao cấp Hàng không
Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy nhanh tiến trình CPH tại Công ty nhựa cao cấp Hàng không
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp vừa qua, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của Thầy giáo - Thạc sỹ Nguyễn Đình Trung và các đồng chí lãnh đạo, CBCNV các phòng ban trong toàn Công ty để tôi hoàn thành được bản báo cáo này. Tôi xin trân thành cảm ơn. Song do thời gian và năng lực của bản thân còn nhiều hạn chế, nên không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự nhận xét, góp ý của thầy cô và các bạn để bản báo cáo được hoàn thiện hơn nữa./.
Sinh viên thực hiện:
Lê Việt Huy
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY NHỰA CAO CẤP HÀNG KHÔNG
1.1. Lịch sử quá trình hình thành và phát triển của Công ty nhựa cao cấp Hàng không
Tên công ty : Công ty nhựa cao cấp Hàng không
Tên tiếng anh : Inviation hight – Grade plastic company
Tên viết tắt : APLACO
Địa chỉ : Sân bay Gia lâm – Thành phố Hà Nội
Điện thoại : 8.271376 – 8.733179 – 8.720893
TEL/FAX : (08)8.487178 – FAX: (84-4)8.730769
Email : Aplaco@fpt.vn - Aplaco@vnn.vn - Aplaco2@vnn.vn
Webside : http://www.aplacovietnam.com
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Ngày 04/11/1989, xí nghiệp nhựa hoá chất cao su Hàng không - Tiền thân của Công ty nhựa cao cấp Hàng không hiện nay được thành lập và chính thức đi vào hoạt động theo quyết định số 732/QĐ-TCHK ngày 04/11/1989 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hàng không Dân dụng Việt Nam.
Sau gần 20 năm hoạt động, đến nay Công ty nhựa cao cấp hàng không đã và đang trở thành Doanh nghiệp đi đầu trong ngành Công nghiệp nhựa Việt nam. Công ty rất chú trọng tới việc đầu tư máy móc thiết bị hiện đại để không ngừng nâng cao chất lượng mẫu mã sản phẩm (Sản phẩm phục vụ ngành Hàng không, hàng gia dụng và các sản phẩm công nghiệp xuất khẩu).
Một số mốc quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển Công ty:
-Tiền thân là Xí nghiệp hoá chất nhựa cao su Hàng không, được thành lập theo Quyết định sô 732/QĐ-TCHK ngày 4/11/1989.
- Đến ngày 21/07/1994, theo Quyết định số 1125 QĐ/TCCB-LĐ của Bộ trưởng Bộ GTVT, xí nghiệp được chuyển thành Công ty Nhựa cao cấp Hàng không trực thuộc Cục Hàng không dân dụng Việt Nam
- Ngày 30/06/1997, Công ty Nhựa cao cấp Hàng không chuyển về trực thuộc Tổng Công ty Hàng không Việt Nam theo quyết định số 1025/HĐQT của Hội đồng quản trị Tổng Công ty Hàng không Việt Nam
- APLACP hiện đang trong giai đoạn chuyển sang hoạt động dưới hình thức Công ty cổ phần theo quyết định số 372/QĐ-TTg ngày 04/04/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án thí điểm mô hình tổ chức Công ty mẹ - con tại Tổng Công ty Hàng không Việt nam.
1.1.2. Đặc điểm cơ cấu tổ chức sản xuất
Cơ cấu sản xuất của Công ty hiện nay bao gồm 5 phân xưởng, trong đó có 4 phân xưởng chính là PX phun ép nhựa, PX in màng mỏng, PX công nghệ cao, PX bao bì và 1 phân xưởng phù trợ là PX cơ khí. 4 phân xưởng chính trên sản xuất ra toàn bộ sản phẩm cho Công ty: các loại dao thìa dĩa, khay ăn phục vụ trên máy bay, ly cốc, khăn giấy thơm, khay linh kiện, sàn xe ôtô .Riêng PX nhựa được coi là PX chủ lực vì cung cấp tới 70% chủng loại sản phẩm. Tại mỗi PX do đặc tính kinh tế kỹ thuật của từng sản phẩm khác nhau nên co các quy trình sản xuất không giống nhau và ngay trong phạm vi 1 PX cũng có nhiều quy trình sản xuất riêng biệt. Song các PX lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, phối hợp đồng bộ trong việc sử dụng NVL đầu vào cũng như khai thác hiệu quả công suất máy để tạo ra một cơ cấu sản xuất hợp lý nhất cho Doanh nghiệp. Sau khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, Công ty nhựa cao cấp Hàng không chính thức trở thành một đơn vị hạch toán độc lập. Ban lãnh đạo Công ty đã rất chú trọng tới việc đầu tư , nâng cấp cơ sở hạ tầng và mua sắm trang thiết bị mới, công nghệ sản xuất hiện đại. Tại các phân xưởng những máy móc tân tiến hiện đại được nhập khẩu từ các quốc gia phát triển như Nhật Bản, CHLB Đức, Mỹ dần thay thế cho những máy móc công nghệ của những năm 80 – 90. Đến nay, Công ty đã trang bị được một hệ thống máy móc thiết bị đồng bộ và hiện đại bao gồm:
- Các máy phun ép nhựa và phun ép tốc độ cao ( xuất xứ tù Đài Loan, Nhật Bản, Đức )
- Máy phun ép nhựa 2 màu ( xuất xứ từ ITALIA )
- Máy định hình chân không tự động (Xuất xứ từ Đài Loan và Hà Lan)
- Máy đùn màng( xuất xứ từ Hà Lan )
- Máy dập khay nhôm ( xuất xứ từ ITALIA)
- Hệ thống máy thổi, máy cắt, máy in túi PE ( xuất xứ từ Đài Loan )
- Máy in trên sản phẩm nhựa cứng (xuất xứ từ Mỹ )
Với hệ thống trang thiết bị hiện đại cùng các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế, APLACO có khả năng đáp ứng được các sản phẩm nhựa cao cấp phục vụ ngành Hàng không và ngành công nghiệp tinh xảo nhất hiện nay.
1.1.3. Cơ cấu bộ máy quản lý Công ty hiện nay
Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của các phòng ban
Khi chưa chuyển sang hình thức CPH, hoạt động của Công ty Nhựa cao cấp Hàng không cũng như cơ cấu bộ máy quản lý được thực hiện theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước. Ở đó Giám đốc là người đứng đầu Công ty, lãnh đạo và điều hành hoạt động của các phòng ban, phân xưởng.Toàn quyền quyết định cơ cấu tổ chức và nhân sự, chức năng nhiệm vụ quyền hạn, mối quan hệ giữa các bộ phận trong Công ty. Giám đốc trực tiệp điều hành hoặc uỷ quyền điều hành bộ máy quản lý theo chế độ thủ trưởng.
Công ty hiện có 06 phòng chức năng, 06 phân xưởng, 01 chi nhánh phía nam, 01 văn phòng đại diện tại Autralia:
- Phòng Tài chính - Kế toán: Có chức năng tham mưu giúp việc cho GĐ về công tác tài chính của Công ty nhằm quản lý và sử dụng đồng vốn đúng mục đích, đúng chế độ chính sách hợp lý và phục vụ cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
- Phòng TCCB – LĐTL: Có trách nhiệm tham mưu cho GĐ về các vấn đề liên quan đến nguồn nhân lực, lương thưởng, các khoản bảo hiểm và chế độ đối với người lao động trong Công ty.
- Phòng Marketing và tiêu thụ: Phòng gồm 15 thành viên trong đó có 01 trưởng phòng và 14 thành viên (không có phó phòng). Nhiệm vụ chủ yếu của phòng hiện nay là tập trung vào khâu tiêu thụ và bán sản phẩm cho Công ty. Ngoài ra cũng đang từng bước xây dựng một bộ phận chuyên trách về mảng Marketing, giới thiệu quảng bá và mở rộng thị trường cho các chủng loại sản phẩm.
- Phòng kế hoạch: Tham mưu cho GĐ về quản lý công tác kế hoạch và xuất nhập khẩu, xây dựng các chiến lược ngắn và dài hạn đồng thời chịu trách nhiệm về kế hoạch đầu ra, đầu vào cho sản phẩm.
- Phòng kỹ thuật: Gồm 04 nhân viên chịu trách nhiệm về sự hoạt động của máy móc công nghệ trong Công ty, thiết kế mẫu mã sản phẩm theo yêu cầu của khách hành, triển khai thực hiện về kỹ thuật mẫu mã sản phẩm mới. Đồng thời tham mưu cho GĐ trong việc đầu tư mua sắm đổi mới trang thiết bị công nghệ
- Phòng chất lượng: Được thành lập từ năm 2000 với nhiệm vụ chủ yếu là kiểm tra và theo dõi chất lượng sản phẩm đảm bảo đúng yêu cầu đặt ra.
- Các Phân xưởng: Là các đơn vị sản xuất chính của Công ty, tổ chức sản xuất hoàn chỉnh sản phẩm nhựa. Tại các phân xưởng đều thực hiện việc sản xuất theo lệnh sản xuất của phòng Kế hoạch.
Chi nhánh tại TP.HCM: là đơn vị thành viên hạch toán báo sổ, trực thuộc Công ty nhựa cao cấp Hàng không.
Sơ đồ bộ máy điều hành Công ty
1.2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty nhựa cao cấp Hàng không
1.2.1. Đặc điểm về lao động và tiền lương
Cơ cấu lao động của Công ty
Bên cạnh việc đầu tư đổi mới trang thiết bị, máy móc công nghệ hiện đại. Ban lãnh đạo Công ty cũng đặc biệt chú trọng chăm lo đến nguồn lực con người, coi đây là yếu tố quyết định đến sự phát triển mạnh mẽ của Công ty trong mọi thời kỳ. Công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực được đặt lên hàng đầu, hàng năm tổ chức các cuộc thi nâng bậc tay nghề, tạo điều kiện cho cán bộ đi học tập nâng cao trình độ đồng thời phát huy những sáng kiến cải tiến kỹ thuật Thông qua đó sắp xếp người lao động vào những vị trí thích hợp nhằm tạo ra một cơ cấu lao động hợp lý nhất.
60 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2496 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa tại Công ty Nhựa cao cấp Hàng không, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g cán bộ có năng lực, trình độ để trở thành đội ngũ kế cận nắm giữ các vị trí quan trọng trong Công ty sau CPH.
Do vậy, bộ máy quản lý mới sẽ có những thay đổi đáng kể so với trước đây. Theo mô hình mới này, Hội đồng quản trị (HĐQT) là bộ phận có thẩm quyền cao nhất, quyết đinh mọi vấn đề liên quan tới hoạt động của Công ty. HĐQT sẽ lập ra một ban Giám đốc có nhiệm vụ thay mặt mình quản lý và điều hành hoạt động SXKD của Công ty và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước HĐQT. Bên cạnh đó trong cơ cấu của các phòng ban cũng có sự thay đổi đó là Văn phòng đại diện của Công ty tại AUSTRALIA được bố trí lại như một bộ phận trực thuộc Công ty và chịu sự quản lý trực tiếp của Ban giám đốc và HĐQT thay vì hoạt động độc lập và chịu sự quản lý của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam như trước đây. Sự thay đổi đó sẽ tạo điều kiện cho việc quản lý được tập trung, mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm cũng như góp phần nâng cao hiệu quả SXKD cho Công ty.
Quy định về HĐQT của Công ty
* Cơ cấu HĐQT:
HĐQT công ty nhựa cao cấp Hàng khôngGồm 11 thành viên, do đại hội đồng cổ đông bầu hoặc miễn nhiệm. Thành viên của HĐQT được trúng cử với đa số phiếu bầu tính theo số cổ phần bằng thể thức trực tiếp bỏ phiếu kín
Trong đó:
- Một thành viên là chủ tịch HĐQT
- Hai thành viên là phó chủ tịch HĐQT
* Nhiệm kỳ của HĐQT:
- Nhiệm kỳ của mỗi thành viên trong HĐQT được bầu trong đại hội thành lập là ba năm, từ nhiệm lỳ tiếp theo đại hội cổ đông quyết định. Khi hết nhiệm kỳ các thành viên HĐQT được bầu lại theo nguyên tắc đã được quy định tại bản điều lệ mà Đại hội cổ đông đã thông qua.
- Việc thay thế thành viên HĐQT theo nguyên tắc kế thừa, đảm bảo trong HĐQT có ít nhất 1/3 số thành viên cũ
- Trong nhiệm kỳ, Đại hội cổ đông thường niên và đại hội cổ đông bất thường có thể bãi miễn, bầu bổ xung thành viên HĐQT để đảm bảo cho hết nhiệm kỳ
2.2.3. Cơ cấu vốn điều lệ Công ty trong giai đoạn CPH
Vốn điều lệ:
Vốn điều lệ: 14.400.000.000 đồng
Tổng số Cổ phần: 1.440.000 cổ phần
Mệnh giá một cổ phần: 10.000 đồng
Với phương án CPH mà ban đổi mới đã xây dựng và chuẩn bị thực hiện thì Tổng Công ty Hàng không Việt nam nắm giữ 36,5% vốn điều lệ (tương đương với 525.400 cổ phần), số còn lại được bán ưu đãi cho CBCNV trong Công ty căn cứ vào năm công tác của mỗi người. Theo quy định mỗi CBCNV sẽ được mua 100 cổ phần tương ứng với 01 năm công tác tại Công ty, do đó tổng số cổ phần dành cho CBCNV là 180.200 cổ phần. Số cổ phần còn lại được bán bán đấu giá công khai thông qua tổ chức tài chính trung gian là Công ty Cổ phần chứng khoán Sài Gòn – SSI: 743.400 cổ phần. Cơ cấu nguồn vốn cụ thể như sau:
Cơ cấu vốn điều lệ
Bảng 5: Bảng dự kiến cơ cấu vốn điều lệ sau CPH
Chỉ tiêu
Số Cổ phần
(Cổ phần)
Giá trị
(Đồng)
Tỷ lệ %/Vốn điều lệ
Cổ phần nhà nước (VNA)
525.400
5.254.000.000
36.5%
Cổ phần ưu đãi cho người lao động trong Công ty
180.200
1.802.000.000
12.5%
Cổ phần bán ra bên ngoài Công ty
734.400
7.344.000.000
51%
Tổng cộng
1.440.000
14.400.000.000
100%
Nguồn: Phương án CPH Công ty
Nhìn vào bảng trên cho thấy lượng cổ phần được bán ra cho các cổ đông bên ngoài Công ty chiếm tỷ lệ cao nhất (51%) và cao hơn cả tổng số cổ phần do Nhà nước nắm giữ cộng với cổ phần ưu đãi cho người LĐ (49%). Là một Công ty Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường, không nằm trong các lĩnh vực trọng yếu của đời sống xã hội. Thêm vào đó nguồn vốn điều lệ cũng không lớn (14.400.000.000đ) cho nên việc nhà nước chỉ nắm giữ 36.5% cổ phần là hợp lý. Nhà nước lúc này chỉ đóng vai trò như một cổ đông bình thường, cùng với các thành viên khác của HĐQT Công ty đề ra những định hướng chiến lược, phương án SXKD hiệu quả cho Công ty. Như vậy vừa giảm được gánh nặng cho Nhà nước, giúp Nhà nước tập trung nguồn lực vào việc quản lý các doanh nghiệp trong các lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế đồng thời vẫn kiểm soát được tình hình hoạt động của mọi loại hình Công ty sau CPH như đối với Công ty Nhựa cao cấp Hàng không. Tuy nhiên một vấn đề đặt ra hiện nay và cũng đang là một nguyên nhân dẫn đến việc chậm thực hiện tiến trình CPH đó là sự quá chênh lệch giữa tỷ trọng cổ phần bán cho CBCNV (12.5%) với số cổ phần bán ra bên ngoài (51%). Với số cổ phần đó người LĐ trong Công ty sẽ khó phát huy được vai trò làm chủ thực sự của mình như mục đích của CPH mà Đảng và Nhà nước đã nêu ra.
2.2.3.1. Kết quả hoạt động thẩm định và phê duyệt giá trị tài sản Công ty
Công ty Cổ phần chứng khoán Sài Gòn – SSI là đơn vị trực tiếp tiến hành công việc thẩm định và đánh giá giá trị Công ty Nhựa cao cấp Hàng không. SSI đã áp dụng các Ngưyên tắc định giá cũng như phương pháp tính khác nhau trên cơ sở các căn cứ pháp quy và tình hình thực tế tại Công ty.
Nguyên tắc định giá
- Tài sản hiện vật: Việc xác định chất lượng tài sản Hiện vật của Công ty phải đảm bảo được các nguyên tắc và quy định cụ thể:
Đối với tài sản là nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị tiếp tục sử dụng thì chất lượng tài sản không dưới 20% so với nguyên giá
Đối với tài sản là các phương tiện giao thông tiếp tục sử dụng thì chất lượng tài sản phải không dưới 20% so với nguyên giá và phải đảm bảo các điều kiện lưu hành theo quy định của BGTVT.
- Tài sản phi hiện vật: Được định giá căn cứ trên cơ sở các biên bản đối chiếu, thư xác nhận, hồ sơ chứng từ gốc, sổ kế toán và báo cáo tài chính tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp
Phương pháp tính
1. Đối với TSCĐ của Công ty nhựa cao cấp Hàng không
- Phương tiện vận tải, máy móc thiết bị và thiết bị quản lý: Giá trị hao mòn luỹ kế được xác định theo số năm khấu hao ở mức trung bình theo khung thời gian khấu hao được quy định tại Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của BTC về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ.
- Nhà cửa, vật kiến trúc:
Đối với những hạng mục công trình được hoàn thành từ năm 1/2002 – nay thì giá trị còn lại được xác định dựa trên sổ kế toán của Công ty
Đối với những hạng mục công trình hoàn thành trước 1/2002 thì giá trị còn lại được xác định theo hướng dẫn số 1076/HD-XD ngày 6/9/1996 về phương pháp xác định tỷ lệ chất lượng còn lại của nhà ở trong bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước.
2. Đối với tài sản bằng tiền của Công ty
Tiền mặt lấy theo giá trị trên biên bản kiểm quỹ, có cân đối với số liệu trên báo cáo tài chính tại thời điểm ngày 31/12/2004. Tiền gửi ngân hàng được lấy theo số xác nhận của ngân hàng và các số dư ngoại tệ được quy đổi theo tỷ giá ngoại tệ ngày 31/12/2004.
3. Đối với tài sản lưu động khác: Bao gồm các khoản tạm ứng đã đối chiếu xác nhận (nếu có), phù hợp với số liệu trên báo cáo tài chính tại thời điểm 31/12/2004 và các khoản chi phí trả trước được ghi nhận trên sổ kế toán và báo cáo tài chính.
Theo biên bản xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp tài sản ngày 30/05/2005 và quyết định phê duyệt của Bộ Giao thông vận tải số 2481/QĐ-BGTVT ngày 18/07/2005, giá trị doanh nghiệp CPH của Công ty Nhựa cao cấp Hàng không tại thời điểm 31/12/2004 là 89.991.019.777đ, trong đó:
Giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại Công ty là 14.434.322.782đ, Vốn vay: 75.556.697.000đ
Tài sản không đưa vào CPH:
Tài sản không cần dùng: 285.502.386đ
Tài sản chờ thanh lý: 8.808.347đ
Tài sản đầu tư bằng quỹ khen thưởng phúc lợi: 0đ
* Kết quả xác định giá trị doanh nghiệp cụ thể như sau:
Bảng 6: Kết quả xác định giá trị doanh nghiệp
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu
Số liệu sổ sách kế toán
Số liệu xác định lại
Chênh lệch
A.TÀI SẢN ĐANG DÙNG (I+II+III)
88.991.019.777
89.991.019.777
1.179.538.579
I. TSCĐ VÀ ĐẦU TƯ DÀI HẠN
54.227.498.734
54.227.498.734
386.985.553
1.TSCĐ
47.004.066.732
47.391.052.285
386.985.553
a. TSCĐ hữu hình
46.111.089.993
46.498.075.546
386.985.553
Nguyên giá
60.868.491.113
60.868.491.113
Khấu hao luỹ kế
14.757.401.120
14.757.401.120
b. TSCĐ thuê tài chính
892.976.740
892.976.740
Nguyên giá
1.559.455.524
1.559.455.524
Khấu hao luỹ kế
666.478.784
666.478.784
c. TSCĐ vô hình
-
-
2. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
-
-
3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
6.836.446.449
6.836.446.449
II. TSLĐ VÀ ĐẦU TƯ NGẮN HẠN
34.970.968.016
35.763.521.042
792.553.026
1. Tiền
2.541.649.269
2.541.649.643
374
Tiền mặt tồn quỹ
510.042.626
510.043.000
374
Tiền gửi ngân hàng
2.031.606.643
2.031.606.643
2. Đầu tư tài chính ngắn hạn
-
-
3. Các khoản phải thu
10.298.071.338
11.099.023.990
800.952.652
a. Phải thu khách hàng
7.126.797.978
7.126.797.978
b. Trả trước người bán
725.900.638
725.900.638
c. Thuế GTGT được khấu trừ
d. Phải thu nội bộ
309.939.005
309.939.005
e. Các khoản phải thu khác
2.185.433.717
2.936.386.369
750.952.652
f. Dự phòng phải thu khó đòi
(50.000.000)
-
50.000.000
4. Vật tư hàng hoá tồn kho
20.812.625.419
20.847.652.419
35.000.000
a. Nguyên vật liệu
14.268.647.037
14.268.647.037
b. Sản xuất dở dang
738.582.073
738.582.073
c. Thành phẩm
5.322.710.576
5.322.710.576
d. Hàng hoá
318.220.880
318.220.880
e. Hàng gửi bán
199.491.853
199.491.853
f. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
(35.000.000)
-
35.000.000
5. TSLĐ khác
1.318.594.991
1.275.194.991
(43.400.000)
a. Tạm ứng
711.833.495
668.433.495
(43.400.000)
b. Chi phí trả trước
606.761.496
606.761.496
c. Chi phí chờ kết chuyển
-
-
d. Thế chấp, ký cược ký quỹ ngắn hạn
-
-
III. GIÁ TRỊ LỢI THẾ KINH DOANH CỦA DOANH NGIỆP
-
-
B. TÀI SẢN KHÔNG CẦN DÙNG
285.502.386
285.502.386
I. TSCĐ VÀ ĐẦU TƯ DÀI HẠN
66.503.669
66.503.669
1. TSCĐ – Máy móc thiết bị
66.503.669
66.503.669
Nguyên giá
1.241.549.229
1.241.549.229
Khấu hao luỹ kế
1.175.045.560
1.175.045.560
II. TSLĐ VÀ ĐẦU TƯ NGẮN HẠN
218.998.717
218.998.717
1. Công nợ phải thu không có khẳ năng thu hồi
151.895.820
151.895.820
Phải thu khách hàng
151.895.820
151.895.820
2. Tài sản lưu động khác
67.102.897
67.102.897
Chi phí trả trước
67.102.897
67.102.897
C. TÀI SẢN CHỜ THANH LÝ
8.008.347
8.008.347
I. TSLĐ VẦ ĐẦU TƯ DÀI HẠN
3.173.984
3.173.984
1. Nhà cửa vật liến trúc
-
-
Nguyên giá
67.647.820
67.647.820
Khấu hao luỹ kế
67.647.820
67.647.820
2. Thiết bị quản lý
3.173.984
3.173.984
Nguyên giá
164.489.086
164.489.086
Khấu hao luỹ kế
161.315.102
161.315.102
II. TSLĐ VÀ ĐẦU TƯ NGẮN HẠN
4.834.363
4.834.363
1, TSLĐ khác
Chi phí trả trước
4.834.363
4.834.363
D. TÀI SẢN HÌNH THÀNH TỪ QUỸ KHEN THƯỞNG PL
-
-
Nguyên giá
-
-
Khấu hao luỹ kế
-
-
Tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp (A+B+C+D)
89.104.991.931
90.284.530.510
1.179.538.379
Trong đó: Tổng giá trị thực tế doanh nghiệp (mục A)
88.811.481.198
89.991.019.777
1.179.538.579
E1. NỢ THỰC TẾ PHẢI TRẢ
76.033.471.346
76.033.471.364
1. Nợ ngắn hạn
54.236.372.802
54.236.372.802
a. Vay ngắn hạn
40.328.155.489
40.328.155.489
b. Nợ dài hạn đến hạn trả
2.643.928.520
2.643.928.520
c. Phải trả người bán
8.520.436.577
8.520.436.577
d. Người mua trả tiền trước
2.217.649.164
2.217.649.164
e. Thuế và các khoản phải nộp ngân sách
335.493.035
335.493.035
f. Phải trả công nhân viên
-
-
g. Phải trả nội bộ khác
h. Các khoản phải trả, phải nộp khác
190.710.017
190.710.017
2. Nợ dài hạn
21.797.098.562
21.797.098.562
a. Vay dài hạn
21.755.600.087
21.755.600.087
b. Nợ dài hạn
41.198.475
41.198.475
3. Nợ khác
-
-
a. Chi phí khác phải trả
-
-
b. Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn
-
-
E2. SỐ DƯ QUỸ KHEN THƯỞNG, PHÚC LỢI
(750.952.652)
-
750.952.652
Tổng giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp (A-(E1+E2))
13.528.962.486
13.957.548.413
428.585.927
Nguồn: Biên bản xác định giá trị doanh nghiệp – Phương án CPH
Như vậy bằng các phương pháp định giá, phương pháp tính phù hợp và tuân thủ theo đúng những văn bản pháp quy của nhà nước, các bộ ban ngành. Hoạt động thẩm định giá trị tài sản CPH của Công ty nhựa cao cấp Hàng đã cơ bản được hoàn thành, đảm bảo được tính chính xác, tính pháp lý và được bộ GTVT ra quyết định phê duyệt tại Quyết định số 2481/QĐ-BGTVT ngày 18/07/2005. Đây chính là một trong số các khâu hết sức quan trọng trong tiến trình CPH doanh nghiệp nhà nước bởi lẽ nó liên quan trực tiếp tới việc xác định giá trị mỗi cổ phần, số lượng cổ phần. Trên cơ sở đó sẽ quyết định đến sự hình thành nên cơ cấu vốn điều lệ cho Công ty. Nhưng có thể nói thời gian của hoạt động xác định giá trị CPH Công ty nhựa cao cấp Hàng không là quá dài, Công ty bắt đầu hoạt động xác định giá trị doanh nghiệp từ tháng 02/2005 nhưng đến ngày 30/05/2005 mới có biên bản chính thức xác định giá trị của Công ty và tháng 07/2005 bộ GTVT mới chính thức phê duyệt kết quả trên. Đây cũng chính là một trong số các nguyên nhân dẫn tới việc chậm trễ trong quá trình thực hiện CPH ở Công ty hiện nay.
2.2.3.2. Thực trạng hoạt động định giá và phát hành cổ phần
Xác định giá bán cổ phần Công ty Nhựa cao cấp Hàng không
C¨n cø nghÞ ®Þnh 187/2004/N§ - CP ngµy 16/11/2004 cña chÝnh phñ vÒ viÖc chuyÓn DNNN thµnh c«ng ty cæ phÇn;
C¨n cø th«ng t 104/1998/TT - BTC cña Bé tµi chÝnh ngµy 18/7/1998, híng dÉn nh÷ng vÊn ®Ò vÒ tµi chÝnh khi chuyÓn Doanh nghiÖp nhµ níc thµnh c«ng ty cæ phÇn;
QuyÕt ®Þnh sè 1377/1999/Q§ - BTC ngµy 9/9/1999 cña Bé tµi chÝnh vÒ viÖc x¸c ®Þnh gi¸ trÞ Doanh nghiÖp thùc hiÖn cæ phÇn ho¸.
Giá trị một cổ phần tại thời điểm định giá (2005) của Công ty nhựa cao cấp Hàng không được xác định như sau:
1, Lợi nhuận sau thuế của 03 năm 2006 – 2008:
Bảng 7: Lợi nhuận sau thuế giai đoạn 2006 – 2008 (Triệu đồng)
STT
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1
Doanh thu thuần
96.992
139.205
182.877
2
Tổng chi phí
95.537
137.117
180.134
3
Lợi nhuận truớc thuế
1.455
2.088
2.743
4
Thuế thu nhập doanh nghiệp
-
-
384
5
Lợi nhuận sau thuế
1.455
2.088
2.395
2, Phân phối lợi nhuận (2006 - 2008)
Bảng 8: Mức cổ tức giai đoạn 2006 – 2008 (Triệu đồng)
STT
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1
Lợi nhuận sau thuế
1.455
2.088
2.395
2
Thuế TNĐ trích quỹ ĐT, PT
407
585
384
3
Quỹ dự phòng tài chính
4
Quỹ khen thưởng phúc lợi
73
104
118
5
Cổ tức
1.440
1.440
1.728
6
Lợi nhuận giữ lại
-
544
513
3, Ước thực hiện vốn chủ sở hữu (2006 - 2008)
Bảng 9: Vốn chủ sở hữu giai đoạn 2006 – 2008 (triệu đồng)
STT
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1
Vốn điều lệ
14.400
14.400
14.400
2
Lợi nhuận giữ lại
-
544
1.057
3
Vốn chủ sở hữu
14.400
14.944
15.457
4, Xác định tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (2006 - 2008)
Bảng 10: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân giai đoạn 2006 – 2008 (triệu đồng)
STT
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1
Lợi nhuận sau thuế
1.455
2.088
2.395
2
Vốn chủ sở hữu
14.400
14.944
15.457
3
Tỷ suất lợi nhuận
10%
14%
15%
4
Tỷ suất lợi nhuận bình quân
13%
5, Xác định hệ số K (tỷ lệ chiết khấu):
Chỉ số K được tính như sau:
K = Rf + Rp
Trong đó:
Rf: Tỷ suất lợi nhuận thu được từ các khoản đầu tư không rủi ro được tính bằng lãi suất trả trước của trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn 10 năm ở thời điểm gần nhất với thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp (Đối với Công ty Nhựa cao cấp Hàng không là thời điểm 31/12/2004)
Do tại thời điểm 31/12/2004, Chính phủ không phát hành trái phiếu trả trước nên Rf sẽ được quy đổi từ lãi suất trái phiếu trả sau của Chính phủ có cùng kỳ hạn, theo công thức:
Lãi suất trả trước =
Tại thời điểm 31/12/2004, lãi suất của trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn 10 năm là 8.7%, theo công thức quy đổi:
Lãi xuất trả trước =
= 8.0%
Rp: Tỷ lệ phụ phí rủi ro ước tính khi đầu tư vào cổ phiếu là 5.0%
K = 13%
6, Cổ tức APLACO cho giai đoạn từ 2009 về sau:
Theo dự tính cuối năm 2009, Công ty cổ phần nhựa cao cấp Hàng không sẽ đi vào hoạt động ổn định, vì thế từ giai đoạn 2009 trở về sau LNST của Công ty sẽ tăng lên. Do vậy, tỷ lệ cổ tức dự kiến chi trả của Công ty Cổ phần sẽ ổn định ở mức 12%
7, Ước tính giá trị vốn chủ sở hữu năm 2009
Giá trị vốn chủ sở hữu năm 2009 được xác định như sau:
P2009 = (triệu đồng)
8, Giá trị vốn chủ sở hữu tại thời điểm định giá (2005)
Giá trị vốn chủ sở hữu tại thời điểm định giá (2005) được xác định như sau:
PV =
PV =
PV = 14.576 (triệu đồng)
9, Giá trị một cổ phần tại thời điểm định giá (2005)
P = (đồng)
Giá trị một cổ phần tại thời điểm định gía (2005) được làm tròn là: 10.100 đồng
Trong đó:
PV: Giá trị vốn chủ sở hữu tại thời điểm định giá (2005) được xác định ở phần trên
PV = 14.576 (đồng)
E: Vốn điều lệ của Công ty cổ phần là:
E = 14.400 (triệu đồng)
PAR: Mệnh giá của mỗi cổ phần là:
PAR = 10.000 (đồng/cổ phần)
Quá trình phát hành Cổ phần
Ngoài phần vốn góp của nhà nước 5.245.000.000đ (525.400 cổ phần), số cổ phần còn lại được phát hành thông qua hai hình thức khác nhau: Bán ra ngoài Công ty và bán cho CBCNV
- Việc bán cổ phần ra ngoài được thực hiện thông qua tổ chức tài chính trung gian là Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài gòn (SSI) – Chi nhánh Hà nội, 25 Trần Bình Trọng – Hà nội.
- Việc bán Cổ phần ra bên ngoài được thực hiện trong vòng 45 ngày kể từ ngày có quýêt định phê duyệt Phương án CPH
Đối với lượng cổ phần sẽ được bán ra ngoài, ban CPH Công ty vẫn khuyến khích, ưu tiên cho người LĐ trong Công ty mua số cổ phần trên. Sau đó mới tiến hành bán ra thị trường tự do. Tuy nhiên đối với loại cổ phần này người LĐ sẽ phải mua với mức giá bằng với giá bán ra bên ngoài(10.100đ/CP) người LĐ lúc này được coi như mọi cổ đông bình thường bình thường bên ngoài Công ty khác có sở hữu một lượng cổ phần của Công ty.
Riêng đối với số cổ phần bán cho CBCNV, Công ty sẽ tiến hành bán Cổ phần cho CBCNV trong Công ty và nhà thầu chiến lược trong vòng 15 ngày kể từ khi hoàn tất việc bán cổ phần ra bên ngoài. Số cổ phần ưu tiên bán cho CBCNV được Công ty xác định trên cơ sở số năm công tác của mỗi thành viên. Theo quyết định của ban đổi mới Công ty thì ứng với mỗi năm công tác, người LĐ sẽ được mua 100 cổ phần với mức giá ưu đãi là 6060đ/CP - Giảm 40% so với mức giá khởi điểm. Số tiền này được khấu trừ trực tiếp vào phần vốn nhà nứơc của Công ty. Kết quả cụ thể như sau:
Bảng 11:
TT
Nội dung
ĐVT
Số lượng
I
Tổng số CBCNV mua cổ phần
Người
178
II
Tổng số cổ phần được mua
CP
180.200
1
Người mua cổ phần bình quân
CP/Người
1.012
2
Người mua cổ phần nhiều nhất
CP
3.300
3
Người mua cổ phần ít nhất
CP
100
III
Tổng giá trị cổ phần ưu đãi
Ngđ
1.802.000
1
Chênh lệch giảm giá
Ngđ
728.008
2
Tổng giá trị phải nộp
Ngđ
1.073.992
Nguồn: Tổng hợp từ phương án CPH của Công ty
2.2.4. Dự kiến phương án đầu tư và phương án SXKD sau CPH của Công ty nhựa cao cấp Hàng không
2.2.4.1. Kế hoạch sử dụng tiền thu từ CPH thuộc phần vốn Nhà nước
- Giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại Công ty: 14.434.322.782đ
- Khấu trừ:
Phần vốn NN tại Công ty (36.5% vốn điều lệ): 5.254.000.000đ
Chi phí CPH: 400.000.000đ
Bảng 12: Phân bổ chi phí cho hoạt động CPH
TT
KHOẢN MỤC CHI PHÍ
SỐ TIỀN
1
Chi phí in ấn tài liệu, văn phòng phẩm
10.000.000
2
Chi phí kiểm kê xác định giá trị tài sản
20.000.000
3
Chi phí lập phương án CPH, điều lệ CTCP
10.000.000
4
Chi phí thuê tư vấn và thẩm định giá trị doanh nghiệp
160.000.000
5
Chi phí họp, hội nghị CNVC bất thường
12.000.000
6
Chi phí tập huấn, tham quan
110.000.000
7
Chi phí tổ chức bán cổ phần
30.000.000
8
Chi phí tổ chức ĐHĐCĐ sáng lập
30.000.000
9
Các khoản chi phí khác
18.000.000
Tổng
400.000.000
Nguồn: Phương án CPH Công ty nhựa cao cấp Hàng không
Chênh lệch giảm giá cổ phần bán cho CBCNV là: 728.008.000đ
- Tiền thu thực tế từ bán cổ phần chuyển trả về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp Tổng Công ty Hàng không Việt Nam là: 8.052.314.782đ
2.2.4.2. Phương án đầu tư và kế hoạch SXKD sau CPH của APLACO
Bảng 13: Kế hoạch đầu tư của APLACO giai đoạn 2006 – 2008:
Đơn vị: Đồng
Danh mục
Thời gian
Giá trị đầu tư
Nhà xưởng
- Nhà điều hành
2006 - 2007
3.500.000.000
- Nhà xưởng
2007 - 2008
4.000.000.000
Máy móc
- 02 máy hút chân không Đài Loan
2006 - 2007
827.328.000
- 07 máy phun ép 250MT
2006 - 2007
4.742.661.000
- 01 máy hút chân không Châu âu
2006 - 2007
5.885.752.000
Tổng giá trị đầu tư
18.955.741.800
Kế hoạch SX-KD của APLACO giai đoạn 2006 – 2008
Bảng 14: Chỉ tiêu tổng hợp 03 năm sau CPH
Đơn vị: Đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Doanh thu thuần
96.992.193.509
139.205.489.668
182.877.044.324
Giá vốn hàng bán
77.593.754.807
111.364.391.734
164.301.635.459
Chi phí quản lý
9.699.219.351
13.920.548.967
18.287.704.432
Chi phí bán hàng
2.909.765.805
4.176.164.690
5.486.311.330
Kết quả hoạt động tài chính
(5.334.570.643)
(7.656.301.932)
(10.058.237.438)
- Doanh thu hoạt động tài chính
- Chi phí hoạt động tài chính
5.334.570.643
7.656.301.932
10.058.237.438
LN từ hoạt động SX – KD
1.454.882.903
2.088.082.345
2.743.155.665
Lợi nhuận hoạt động khác
-
-
-
Tổng LN trước thuế
1.454.882.903
2.088.082.345
2.743.155.665
Thuế TNDN
-
-
384.041.800
Lợi nhuận sau thuế
1.454.882.903
2.088.082.345
2.359.113.865
Vốn điều lệ
14.400.000.000
14.400.000.000
14.400.000.000
Chia cổ tức
1.440.000.000
1.440.000.000
1.278.000.000
LN trích trước
72.744.145
648.082.345
631.113.865
- Quỹ khen thưởng PL (5%)
72.744.145
104.404.117
117.955.693
- Quỹ đầu tư, phát triển
-
543.687.228
513.158.172
Số lao động bình quân
299
325
358
Thu nhập BQ người/tháng
2.119.300
2.798.400
3.337.400
Nguồn: Phương án CPH Công ty
2.2.4.3. Tổ chức thực hiện phương án được duyệt
Công tác tổ chức, điều hành SX – KD
- Đưa ra các giải pháp về cắt giảm chi phí, Công ty sẽ rà soát xây dựng chi tiết định mức kinh tế kỹ thuật cho từng sản phẩm, qua đó sẽ cắt giảm, tiết kiệm chi phí. Đồng thời khi sản xuất hàng loạt, tăng sản lượng thì chi phí cố định trên sản phẩm sẽ giảm, tăng lợi nhuận để lại cho Công ty
- Tăng năng suất và tay nghề cho người lao động sẽ giảm tiêu hao NVL hỏng, giảm chi phí vật liệu trên đầu sản phẩm. Đầu tư công nghệ dây chuyền tự động, giảm lao độngt thủ công
- Sử dụng hợp lý vốn lưu động, giảm tối đa hàng hoá tồn kho, đông thời áp dụng đa dạng phương pháp thanh toán. Đồng vốn sẽ được quay vòng tối đa, giảm lãi vay.
- Sắp xếp lai lao động sau CPH qua đó xây dựng lại đơn giá tiền lương sản phẩm và quỹ lương của Công ty, đồng thời xây dựng lại chế độ lương thưởng để có đãi ngộ xứng đáng theo hiệu quả công việc.
- Công ty sẽ chú trọng hơn nữa tới việc tuyển dụng, đào tạo và đào tạo lại theo hướng giảm thiểu lao động giản đơn, thu hút các lao động có tay nghề chuyên môn giỏi. Với đội ngũ đồng đều sẽ có năng suất cao, giảm giá thành và tăng khả năng cạnh tranh của APLACO.
Công tác thị trường
Tiềm năng của ngành Nhựa còn rất lớn, mức độ cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt hơn. Vì vậy với điểm xuất phát và khả năng hiện tại của mình, APLACO đã chủ động xây dựng phương án SX – KD hợp lý sau khi chuyển sang hoạt động dưới hình thức Công ty Cổ phần.
- Thị trường Vietnam Airlines luôn là thị trường mục tiêu quan trọng của APLACO. Sự ổn định của thị trường này là cơ sở phát triển cho Công ty tiếp cận và chiếm lĩnh thị trường ngoài ngành, doanh nghiệp vẫn phát triển theo hướng giảm dần sự phụ thuộc và thị trường VNA
- Để thực hiện chiến lược trên, APLACO phải phát triển mạnh và liên tục mở rộng hai thị trường mục tiêu quan trọng là hàng xuất khẩu và hàng công nghiệp
- Thị trường xuất khẩu mục tiêu hướng đến các nước phát triển như Mỹ, Australia, Nhật bản, các nước Tây âu, Bắc âu. Các sản phẩm cung cấp trên thị trường này là sản phẩm nhựa dùng một lần. Tham gia được thị trường này, số lượng đặt hàng lớn, ổn định. Ngoài việc xúc tiến thị trường, APLACO sẽ xây dựng kế hoạch đầu tư mới bổ xung và định hướng nghiên cứu các sản phẩm nhựa tự huỷ
Công tác đảm bảo chất lượng
- Công ty đảm bảo hoạt động theo tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001 : 2000 và chất lượng quốc tế ISO 14001 : 1996
- Công ty sẽ tập trung vào công tác đào tạo nhân lực được kết hợp với việc cử nhiều đoàn công nhân kỹ sư đi tập huấn ở nước ngoài. Từng bước xây dựng lao động có tay nghề và có trình độ chuyên môn cao.
Công tác đầu tư trang thiết bị
- Định hướng đầu tư của Công ty là ưu tiên đầu tư vào những dây chuyền công nghệ hiện đại đảm bảo năng suất cao, sản phẩm chất lượng tốt và giảm chi phí lao động thủ công. Công tác đầu tư được kết hợp xem xét cùng với các yếu tố về thị trường và lợi nhuận
- APLACO tập trung đầu tư xưởng cơ khí chế tạo khuôn mẫu với mục tiêu từ năm 2006 trở đi có thể tự sản xuất được 50% khuôn mẫu…
2.3. Đánh giá tiến trình CPH hiện nay ở Công ty Nhựa cao cấp Hàng không
2.3.1. Những kết quả đã đạt được
Sau hơn một năm chuẩn bị các điều kiện và tiến hành thực hiện tiến trình CPH, Công ty Nhựa cao cấp Hàng không bước đầu đã đạt được một số kết quả đáng kể góp phần hoàn tất quá trình CPH đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động SX – KD của Công ty trong giai đoạn tới
- Ngày 22/06/2005, Bộ trưởng bộ GTVT đã ra quyết định số 2069/QĐ-BGTVT về việc thành lập Ban chỉ đạo CPH Công ty nhựa cao cấp Hàng không, đánh dấu cho bước khởi đầu của tiến trình CPH của Công ty.
- Công ty đã phối hợp với Công ty Cổ phần chứng khoán Sài gòn – SSI xây dựng được phương án CPH cụ thể và phương án bố trí sắp xếp lại lao động cho Công ty sau CPH. Công ty đã lựa chọn hình thức CPH theo phương pháp “Bán một phần nguồn vốn hiện có tại Công ty”. Xây dựng cơ cấu tổ chức hoạt động và cơ cấu vốn điều lệ mới sau khi CPH. Trên cơ sở đó trình các cơ quan chức năng có thẩm quyền phê duyệt và tiến hành các bước tiếp theo.
- Tháng 7/2005, việc thẩm định và đánh giá giá trị doanh nghiệp đã cơ bản được hoàn tất. Đồng thời đưa ra dự kiến cho phương án đầu tư và SX – KD của Công ty trong thời gian tới.
- Ban lãnh đạo Công ty Nhựa cao cấp Hàng không và ban đổi mới doanh nghiệp đã dự kiến hoàn tất việc bán cổ phần, tiến hành Đại hội cổ đông lần đầu vào đầu năm 2006 tiến đến kết thức tiến trình CPH của Công ty.
Tuy nhiên trên thực tế, tiến trình CPH tại Công ty nhựa cao cấp Hàng không lại đang diễn ra rất chậm và gặp phải rất nhiều khó khăn,. “Đại hội đồng cổ đông sáng lập” - một trong các bước quan trọng cuối cùng để hoàn tất quá trình CPH của Công ty vẫn chưa được tiến hành. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến tinh thần làm việc của CBCNV, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động SX – KD của Công ty. Vậy đâu là lý do của việc chậm trễ trong việc thực hiện tiến trình CPH ở Công ty nhựa cao cấp Hàng không?
2.3.2. Nguyên nhân
Thứ nhất: Nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn tới việc chậm trễ của qúa trình CPH tại Công ty nhựa cao cấp Hàng không được xác định đó là do sự không nhất quán giữa Công ty và Tổng Công ty Hàng không Việt Nam về cơ cấu vốn điều lệ trong Phương án CPH. Tổng Công ty cho rằng cơ cấu nguồn vốn đó là chưa thực sự hợp lý, số cổ phần bán ra bên ngoài Công ty chiếm 51% là quá nhiều trong khi tổng số cổ phần của Nhà nước và CBCNV trong toàn Công ty chỉ chiếm 49%, như vậy quyền làm chủ của người LĐ sẽ bị giảm sút. Do vậy cấn phải nhanh chóng tìm ra hướng giải quyết vấn đề trên để đẩy nhanh và hoàn thiện tiến trình CPH của Công ty nhựa Hàng không.
Thứ hai: Nhận thức của một bộ phận không nhỏ đội ngũ CBCNV còn hạn chế, lo ngại khi chuyển sang hình thức Công ty cổ phần sẽ ảnh hưởng đến lợi ích bản thân, mất chức quyền. Tác phong làm việc theo chế độ bao cấp cũng ảnh hưởng nhiều tới người lao động, họ không muốn CPH vì sợ Công ty sẽ hoạt động kém hiệu quả, người lao động bị mất việc làm…
Thứ ba: Trong quá trình thực hiện còn một số khó khăn, vướng mắc khi xác định giá trị doanh nghiệp và xử lý tài chính trước khi thực hiện cổ phần hoá như việc tham gia định giá của các công ty tài chính, các căn cứ định giá doanh nghiệp, xử lý nợ ... đã làm chậm trễ tiến trình cổ phần hoá. Đặc biệt, đối với tài sản đã khấu hao hết, khi xác định giá trị doanh nghiệp đã thực hiện đánh giá lại, làm tăng thêm vốn Nhà nước, được tiếp tục sử dụng trong thời gian trước khi chính thức chuyển sang công ty cổ phần, doanh nghiệp không xác định được trích khấu hao theo giá trị sổ sách, hay theo giá trị đã đánh giá lại. Nếu trường hợp tiếp tục trích khấu hao thì khi xác định giá trị doanh nghiệp lại đánh giá số tài sản đó một lần nữa. Ngoài ra, còn một số vướng mắc về chi phí cổ phần hóa, đào tạo lại người lao động, giải quyết lao động dôi dư rất cần thêm những hướng dẫn cụ thể.
Thứ tư: Nhà nước chưa có những quy định về lộ trình cụ thể cho việc hoàn tất tiến trình CPH đối với Công ty. Các văn bản pháp quy đều chỉ mang tính chất chung chung, mới chỉ nêu ra định hướng chung về thời gian cho Công ty thực hiện CPH mà thiếu các ràng buộc về mặt pháp lý để bắt buộc Công ty phải có trách nhiệm đẩy nhanh hơn nữa tiến trình CPH hiện nay.
Thứ năm: Hiện nay vẫn còn tình trạng đối sử thiếu bình đẳng giữa các loại hình DN, có sự phân biệt giữa Doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tạo cho các doanh nghiệp Nhà nước nói chung và Công ty nhựa cao cấp Hàng không tâm lý lo ngại về tình hình SX – KD, những khó khăn mà Công ty sẽ gặp phải sau CPH. Dẫn tới việc trần trừ kéo dài tiến trình CPH để được hưởng những ưu đãi đối với một Doanh nghiệp Nhà nước. Điều này vô hình chung đã trở thành một lý do làm chậm CPH tại Công ty Nhựa cao cấp Hàng không.
Thứ sáu: Hệ thống chính sách Pháp luật về CPH còn nhiều điểm bất hợp lý, các thông tư, chỉ thị hướng dẫn việc thực thi tiến trình CPH của các bộ ban ngành cũng còn thiếu và chưa tạo được tính đồng bộ, nhất quán với các văn bản, Nghị định cấp trên. Chính vì thế đã gây rất nhiều khó khăn cho Công ty trong quá trình thực hiện, trước những khó khăn đó, Công ty phải tổ chức học tập, báo cáo lên các cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét giải quyết. Và như vậy sẽ tiêu tốn rất nhiều thời gian cũng như chi phí cho CPH.
CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY NHANH TIẾN TRÌNH CPH Ở CÔNG TY NHỰA CAO CẤP HÀNG KHÔNG
3.1. Giải pháp đối với Công ty nhằm thúc đẩy tiến trình CPH
3.1.1. Giải quyết mối quan hệ về cơ cấu vốn điều lệ của Công ty
Để đẩy nhanh hơn nữa tiến trình CPH tại công ty nhựa cao cấp Hàng không thì một trong các giải pháp cần được quan tâm nhất hiện nay là tập trung vào tháo gỡ những vướng mắc xung quanh vấn đề tỷ lệ vốn góp của các bên trong cơ cấu vốn điều lệ mà Công ty đã nêu trong phương án CPH. Rõ ràng với tỷ lệ cổ phần 12,5% so với 51% số cổ phần được bán ra bên ngoài thì lượng cổ phần dành cho CBCNV như vậy là quá thấp, người lao động sẽ không thể phát huy quyền làm chủ thực sự của mình. Đặc biệt đối với một công ty có số vốn lớn (14tỷ) nếu không có cơ cấu vốn hợp lý và sự quản lý chặt chẽ thì tiến trình CPH rất dễ chệch hướng theo hình thức tư nhân hoá.
Công ty cần nâng tỷ lệ cổ phần dành cho CBCNV lên thông qua hình thức tăng số cổ phần theo năm công tác của người lao động trong công ty lên. Hiện nay, ứng với mỗi năm công tác người lao động được mua số cổ phần là 100 CP, do vậy nếu nâng lên mức 150CP/năm công tác thì phần lượng cổ phần do CBCNV nắm giữ sẽ tăng lên gấp rưỡi (12.5% x 1.5 = 18.7%), lúc này cơ cấu vốn điều lệ sẽ thay đổi như sau:
Sơ đồ 7:
Với cơ cấu vồn này không những vai trò của người lao động được tăng lên mà hiệu lực quản lý Nhà nước đối với hoạt động của Công ty sau CPH cũng cũng được bảo đảm. Trong những trường hợp cần thiết Nhà nước và người lao động sẽ gắn kết lại với nhau tạo thành cổ đông có số cổ phần lớn nhất (55.25%), như vậy người lao động thực sự phát huy quyền làm chủ của mình, tiếng nói của họ sẽ tác động đến hội đồng quản trị, buộc các thành viên trong Hội đồng quản trị phải đưa ra được các phương án có lợi nhất cho Công ty đồng thời đảm bảo được đầy đủ các quyền lợi của người lao động.
Ngoài những điều chỉnh về cơ cấu vốn điều lệ như trên, Công ty cũng cần có kế hoạch cụ thể cho việc thống nhất tiêu chuẩn người đại diện sở hữu cổ phần nhà nước và người trực tiếp quản lý cổ phần Nhà nước tại công ty cổ phần. Tăng thẩm quyền và trách nhiệm đối với người đại diện. Quy định rõ cơ chế phối hợp giữa những người quản lý trực tiếp phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp để bảo đảm lợi ích của cổ phần Nhà nước, tránh tình trạng các cá nhân quản lý trực tiếp phần vốn Nhà nước có ý kiến biểu quyết khác nhau. Quy định cụ thể những vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước thì người trực tiếp quản lý phần vốn Nhà nước cần xin ý kiến của cơ quan, doanh nghiệp đại diện phần vốn Nhà nước trước khi biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông. Nghiên cứu, bổ sung quy định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm và chế độ tiền lương, tiền thưởng đối với người trực tiếp quản lý phần vồn Nhà nước tại công ty cổ phần.
3.1.2. Đẩy nhanh tiến độ bán cổ phần
Sau khi điều chỉnh lại cơ cấu vốn điều lệ, Công ty cần nhanh chóng hoàn tất quá trình bán cổ phần theo tỷ lệ đã được Tổng công ty Hàng không Việt nam phê duyệt. Riêng đối với số cổ phần bán ra bên ngoài nên áp dụng thêm một số giải pháp sau để nâng cao hơn nữa hiệu quả từ việc bán cổ phần mạng lại:
Có chính sách ưu đãi giải quyết cho người lao động trong Công ty đươc mua số cổ phần trên nếu có đủ khả năng
- Công khai hoá việc bán Cổ phần ra bên ngoài cho mọi cá nhân tổ chức trong và ngoài nước được biết
- Thực hiện chính sách thu hút các nhà đầu tư chiến lược trong nước (những người cung cấp nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm lâu dài, có tiềm năng về tài chính, năng lực quản lý tốt...) mua cổ phần với mức tối đa 20% số cổ phần bán ra bên ngoài và với giá ưu đãi giảm 20% so với giá đấu bình quân.
Có như vậy mới tạo nên một môi trường cạnh tranh tự do, giúp cho người lao động hiểu rõ hơn và tin tưởng về mục đích việc CPH doanh nghiệp Nhà nước của Đảng và Nhà nước. Từ đó ủng hộ và góp phần đẩy nhanh tiến trình CPH tại Công ty Nhựa cao cấp Hàng không.
3.1.3. Tăng cường nhận thức về CPH cho CBCNV trong toàn Công ty
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ cập rộng rãi kiến thức cơ bản về kinh tế thị trường, pháp luật về doanh nghiệp trong cơ chế thị trường, về công ty cổ phần, quyền và nghĩa vụ của cổ đông, đặc biệt đối với người lao động trực tiếp trong công ty cổ phần để làm việc và hành xử đúng quy định, giúp họ thấy được sự cần thiết phải có sự đổi mới này. CPH sẽ mang lại quyền làm chủ cho người lao động, tạo cho Công ty sự chủ động trong việc đầu tư trang thiết bị, công nghệ, mở rộng hoạt động SX – KD. Trong giai đoạn chuẩn bị, Công ty nhựa cao cấp Hàng không là một trong số các đơn vị thực hiện khá tốt công tác này, nhưng như vậy là chưa đủ. Ngay trong qúa trình thực hiện các bước của tiến trình CPH ban lãnh đạo Công ty và ban đổi mới doanh nghiệp phải thường xuyên tiếp xúc với CBCNV, nắm được tâm tư nguyện vọng của họ đồng thời phát hiện những tiêu cực nảy sinh để có hướng giải quyết, có như vậy mới đẩy nhanh được tiến trình CPH ở công ty hiện nay. Có nhiều hình thức phổ biến, truyền đạt kiến thức về CPH tới người lao động tuy nhiên điều cốt lõi nhất đó là Ban lãnh đạo Công ty phải tạo được lòng tin cho người lao động khi thực hiện CPH. Rút kinh nghiệm một số doanh nghiệp đã tiến hành hoạt động CPH trước đây, chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước đã bị một số cá nhân tổ chức lợi dụng để biến việc CPH thành “tư nhân hoá” tài sản nhà nước. Làm cho người lao động hiểu sai và kiên quyết chống lại việc CPH tại các đơn vị trên dẫn đến tình trạng chậm trễ kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động SX – KD của doanh nghiệp.
Muốn đạt được điều này, ngoài sự nỗ lực cố gắng của Công ty nhựa cao cấp Hàng không còn cần đến sự can thiệp từ phía các cơ quan chức năng nhà nước có thẩm quyền.
3.1.4. Thực hiện tốt các chính sách đối với người lao động
Theo phương án bố trí sắp xếp lại lao động mà Ban cổ phần hoá Công ty xây dựng, số lao động dự kiến chuyển sang Công ty cổ phần là 226 người, số lao động thuộc diện sắp xếp theo nghị định 41/CP: 16 người. Như vậy cơ cấu lao động mới vẫn chưa tạo ra sự thay đổi tích cực cho Công ty, số lao động vẫn quá nhiều so với nhu cầu thực tế, tỷ lệ giữa lao động trực tiếp và gián tiếp chưa hợp lý. Do vậy Công ty cần tiến hành rà soát sắp xếp lại tổ chức nhân sự của các phòng ban. Với những cán bộ dôi dư có thể đưa ra các chính sách như sau:
Ngoài những khoản mà người lao động sẽ được hưởng theo Nghị định 41/CP Công ty nên dành thêm những khoản kinh phí nhất định (12 tháng) để hỗ trợ đầu tư mở rộng quỹ an sinh xã hội cho lực lượng lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp bằng cách tổ chức đào tạo, đào tộa lại chuyên môn kỹ thuật, bồi dưỡng kinh nghiệm quản lý sản xuất kinh doanh để họ tham gia vào các doanh nghiệp có trang thiết bị hiện đại, hoặc giúp đỡ họ về vốn và các điều kiện khác để thành lập cơ sở sản xuất kinh doanh tạo việc làm và đời sống ổn định
Những lao động nghỉ việc sẽ được Công ty tạo điều kiện thành lập các đại lý, cửa hàng giới thiệu sản phẩm. Có nhiều ưu đãi hơn trong việc tiêu thụ các sản phẩm của Công ty
Tổ chức đào tạo lại đối với số lao động dôi dư tại các phòng ban để họ có thể xuống làm việc trực tiếp tại các phân xưởng của Công ty…
3.2. Một số kiến nghị
3.2.1. Đối với Tổng Công ty Hàng không Việt Nam
- Đề nghị Tổng Công ty Hàng không Việt Nam hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình hoàn thiện phương án CPH và chuyển đổi thành Công ty Cổ phần. Tổng Công ty cần nhanh chóng xem xét, phê duyệt phương án CPH mà Công ty đã đệ trình trên cơ sở cân đối hợp lý cơ cấu nguồn vốn điều lệ và quyền lợi của người lao động trong Công ty. Cùng với Công ty nhựa cao cấp Hàng không tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện CPH nhằm đẩy nhanh hơn nữa tiến trình CPH tại Công ty hiện nay.
- Đề nghị Tổng Công ty Hàng không VN, cục Hàng không tiếp tục hỗ trợ Công ty trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình SX – KD của APLACO, tạo môi trường cạnh tranh công bằng.
- Đề nghị VNA tiếp tục cam kết bao tiêu một phần sản phẩm phục vụ cho ngành Hàng không của Công ty sau khi CPH. Điều này là hết sức quan trọng đối với Công ty trong thời điểm hiện nay bởi lẽ vốn là một doanh nghiệp nhà nước, sản phẩm sản xuất ra chủ yếu được tiêu thụ ở thị trường trong ngành Hàng không, do đó việc VNA tiếp tục duy trì cam kết này sẽ tạo lòng tin cho CBCNV công ty khi chuyển sang hình thức Công ty Cổ phần, qua đó giúp họ ủng hộ và quyết tâm thực hiện CPH, góp phần to lớn vào việc đẩy nhanh tiến trình CPH tại Công ty nhựa cao cấp Hàng không hiện nay.
3.2.2. Một số kiến nghị đối với Nhà nước
3.2.2.1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật về CPH
Thứ nhất:
Thời gian qua, một số cơ chế, chính sách quan trong trong việc đổi mới, sắp xếp DNNN, đặc biệt là CPH các công ty nhà nước đã được ban hành tương đối đồng bộ, góp phần đẩy nhanh tiến trình CPH. Nghị định số 187/2004/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định rất cụ thể về tiến trình CPH theo quy trình mới. Theo đó, đối với DN có quy mô nhỏ, tổng giá trị sản lượng dưới 30 tỷ đồng nếu không thuê định giá thì cơ quan quyết định CPH sẽ giao cho DN tự xác định giá trị DN. Về cơ chế quản lý, sử dụng tiền thu từ CPH: nếu trước đây, tiền thu từ CPH công ty Nhà nước sau khi trừ chi phí CPH sẽ được nộp vào Quỹ hỗ trợ sắp xếp và CPH DNNN. Quỹ được thành lập ở Trung ương, các tỉnh, thành phố, tổng công ty Nhà nước và được sử dụng để hỗ trợ qúa trình sắp xếp và chuyển đổi sở hữu DNNN. Tuy nhiên, do tổ chức phân tán (150 quỹ) nên hiệu quả hoạt động của quỹ này chưa cao, Nhà nước không tập trung được tiền thu từ CPH để đầu tư cho công ty mà Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn. Vì vậy, hiện nay để khắc phục, Nghị định 187 đã quy định: số tiền Nhà nước thu được từ CPH công ty Nhà nước, sau khi trừ đi chi phí CPH, số tiền đó sẽ được dùng vào việc hỗ trợ DN CPH thực hiện chính sách với người lao động. Đồng thời để toạ điều kiện giúp DN sau khi CPH ổn định và phát triển, Nghị định 187 cũng quy đinh: đối với DN khi chuyển sang hoạt động kiểu công ty cổ phần được hưởng ưu đãi như DN mới thành lập mà không phait có thủ tục chứng nhận ưu đãi đầu tư nhằm giảm bớt thủ tục hành chính không cần thiết. Và để khuyến khích các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán (TTCK), ngoài ưu đãi như DN mới thành lập, công ty nào thực hiện niêm yết ngay sẽ được ưu đãi theo quy định của pháp luật về TTCK.
Song trên thực tế việc áp dụng để triển khai các điều khoản trên của Nghị đinh 187/2004/NĐ-CP tại công ty Nhựa cao cấp Hàng không đang gặp rất nhiều điều bất cập, đặc biệt là việc sử lý số tiền thu từ CPH. Các thông tư, văn bản hướng dẫn thi hành của các Bộ, ban ngành chưa thực sự nhất quán, thiếu tính đồng bộ. Và ngay chính trong Nghị định 187/CP cũng chưa có được các điều khoản mang tính bắt buộc hay các chế tài đủ mạnh làm cơ sở để sử lý những trường hợp vi phạm, tháo gỡ khó khăn cho doanh nhiệp. Chính vì vậy tại Công ty nhựa cao cấp Hàng không hiện nay mặc dù thực hiện CPH theo Nghị Định 187/CP nhưng toàn bộ số tiền thu từ CPH vẫn phải chuyển về quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, Công ty hoàn toàn không được sử dụng số tiền trên vào việc giải quyết chế độ cho người lao động hay phát triển SX – KD sau CPH, gây cho Công ty nhiều khó khăn về tài chính, mất nhiều thời gian để hoàn thiện phương án SX – KD và phương án sắp xếp lại lao động sau CPH, ảnh hưởng trực tiếp đến việc đẩy nhanh tiến trình CPH của Công ty. Để giải quyết triệt để vấn đề này nhà nước phải nhanh chóng sửa đổi bổ xung thêm các điều khoản thi hành để Nghị định 187/2004/NĐ-CP được hoàn chỉnh và ngày càng phát huy được hiệu lực. Đồng thời ban hành thêm những thông tư, chỉ thị hướng dẫn một cách cụ thể quá trình thực thi Nghị định trên cơ sở đảm bảo tính thống nhất và pháp lý đối với các văn bản cấp trên.
Thứ hai: Kiến nghị về chính sách thuế
Theo quy định tại Nghị định 64/CP của chính phủ và thông tư số 126/BTC đối với các doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi hình thức hoạt động sang Công ty cổ phần sẽ được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp (28%) trong 02 năm đầu hoạt động kể từ ngày được cấp giấy phép đăng ký kinh doạnh mới. Phần thuế thu nhập mà doanh nghiệp được miễn này sẽ được sử dụng vào hai mục đích: Đầu tư cho việc tái sản xuất kinh doanh và phân chia cổ tức. Như vậy ở đây nảy sinh một số điểm hạn chế, chựa tạo được động lực thúc đẩy Công ty đẩy nhanh tiến trình CPH:
Nếu như Công ty nhựa cao cấp Hàng không hoàn tất thủ tục CPH và nhận giấy phép đăng ký kinh doanh mới vào tháng 10/2006 thì đương nhiên đến ngày 31/12/2006 là Công ty đã hết 1 năm đầu được hưởng ưu đãi về thuế TNDN của nhà nước (trong khi thực tế Công ty mới hoạt động được 02 tháng). Do đó Nhà nước cần xem xét bổ xung vào Nghị định 64/CP điều khoản sao cho phần thuế TNDN mà Công ty được miễn khi chuyển sang Công ty cổ phần sẽ bắt đầu được tính từ thời điểm được cấp giấy phép kinh doanh mới và 02 năm tiếp theo. Hơn nữa Nhà nước cũng nên tăng khoảng thời gian mà doanh nghiệp được miễn nộp thuế TNDN lên 5 năm thay vì 2 năm như hiện nay, có như vậy mới thực sự phát huy được hiệu quả của chính sách trên. Tạo điều kiện thuận lợi giúp các Doanh nghiệp nhà nước nói chung và Công ty Nhựa cao cấp Hàng không nói riêng vượt qua những khó khăn ban đầu khi đi vào hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần, đồng thời giúp CBCNV có thêm lòng tin và … để đẩy nhanh tiến trình CPH của doanh nghiệp mình.
Một kiến nghị nữa đối với chính sách thuế giành cho doanh nghiệp nhà nước sau CPH đó là: Doanh nghiệp phải dành toàn bộ số tiền thuế TNDN đã được Nhà nước miễn cho quỹ Phát triển SX – KD, không được sử dụng số tiền trên để chia cổ tức cho các cổ động như hiện nay đang được áp dụng. Điều này là rất quan trọng đối với các doanh nghiệp có nguồn tài chính còn yếu như Công ty nhựa cao cấp Hàng không, giúp Công ty có thêm kinh phí đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tái đầu tư mở rộng hoạt động SX – KD…
Thứ ba: Kiến nghị về Chi phí cho CPH
Việc nhà nước quy định mức chi phí CPH tại khoản 2 điều 4 Thông tư số 126/2004/TT-BTC ngày 24/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về việc chuyển Công ty Nhà nước thành Công ty Cổ phần: Doanh nghiệp có giá trị thực tế dưới 3tỷ đồng được chi không quá 3%; từ 3tỷ đến 10 tỷ thì được cộng thêm 2% của giá trị tăng thêm; Doanh nghiệp có giá trị thực tế trên 10tỷ được cộng thêm 1% của giá trị tăng thêm - là chưa thực sự hợp lý vì các bước của tiến trình CPH đối với mọi doanh nghiệp nhà nước tuy giống nhau, song mỗi doanh nghiệp lại có đặc điểm và hình thức hoạt động riêng. Công ty Nhựa cao cấp Hàng không là một doanh nghiệp có giá trị tài sản lớn, nhưng lại phân bố ở nhiều nơi, hiện Công ty có một chi nhánh tại TP.HCM và một văn phòng đại diện tại Australia do vậy việc đánh giá giá trị tài sản, xác định giá trị doanh nghiệp cũng như khảo sát tình hình thực tế để xây dựng phương án CPH cụ thể gặp rất nhiều khó khăn và chi phí cho hoạt động này cũng rất lớn. Chính vì vậy nhà nước cần có những sửa đổi trong việc xác định mức chi phí CPH cho các doanh nghiệp, Cụ thể như sau:
“Nên bỏ mức hạn chế (%) chi phí dành cho CPH đối với các doanh nghiệp có quy mô khác nhau mà thay vào đó sẽ công nhân tất cả các chi phí hợp pháp, hợp lý, cần thiết để phục vụ trực tiếp cho tiến trình CPH là chi phí cho CPH doanh nghiệp”. Có như vậy sẽ nâng cao tính chủ động, tích cực, giải quyết những khó khăn vướng mắc còn tồn tại ở các khâu nhằm đẩy nhanh hơn nữa tiến trình CPH hiện nay.
3.2.2.2. Ban hành các chính sách mới và các chế tài cần thiết
Thứ nhất: Các nghị định ban hành chưa đồng bộ, các văn bản pháp quy hướng dẫn cụ thể thường còn chậm, ví dụ: Nghị định 64/2002/NĐ-CP quy định các địa phương có trách nhiệm điều chỉnh giá đất ở những vị trí có lợi thế kinh doanh, nhưng đến nay chưa có chuyển động. Cơ chế mới ban hành khắc phục được một số bất hợp lý của cơ chế cũ, nhưng đồng thời lại làm phát sinh những phức tạp và bất hợp lý mới như: phương pháp xác định giá theo dòng tiền chiết khấu, bán đấu giá cổ phần cho các nhà đầu tư ngoài doanh nghiệp ... Do vậy, cần khẩn trương ban hành đồng bộ cơ chế chính sách CPH, sửa lại những cản trở mới ban hành, nên bỏ phương pháp xác định giá theo dòng tiền chiết khấu và thủ tục bán đấu giá cổ phần cho nhà đầu tư ngoài doanh nghiệp.
Thứ hai: Để CPH thực sự gắn với thị trường, tránh thất thoát tài sản, góp phần đấu tranh chống tham nhũng (đặc biệt đối với trường hợp bán cổ phần chỉ trong nội bộ doanh nghiệp), khi CPH, giá bán cổ phần lần đầu phải thực hiện trên cơ sở đấu giá cổ phần. Kiên quyết xoá bỏ cơ chế bán cổ phần theo giá sàn cho người lao động doanh nghiệp và người trồng, cung cấp nguyên liệu cho doanh nghiệp. Toàn bộ cổ phần phát hành lần đầu phải được bán theo giá thị trường thông qua đấu giá: Đấu giá trực tiếp tại doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp CPH có khối lượng cổ phần bán ra từ 1 tỷ đồng trở xuống; đấu giá tại các tổ chức tài chính trung gian đối với các doanh nghiệp cổ phần hoá có khối lượng bán ra trên 1 tỷ đồng; trường hợp doanh nghiệp CPH có khối lượng cổ phần bán ra trên 10 tỷ đồng thì tổ chức bán đấu giá cổ phần tại trung tâm giao dịch chứng khoán để thu hút các nhà đầu tư.
Thứ ba: Cần có các chính sách nhằm thống nhất tiêu chuẩn người đại diện sở hữu cổ phần nhà nước và người trực tiếp quản lý cổ phần Nhà nước tại công ty cổ phần. Tăng thẩm quyền và trách nhiệm đối với người đại diện. Quy định rõ cơ chế phối hợp giữa những người quản lý trực tiếp phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp để bảo đảm lợi ích của cổ phần Nhà nước, tránh tình trạng các cá nhân quản lý trực tiếp phần vốn Nhà nước có ý kiến biểu quyết khác nhau. Quy định cụ thể những vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước thì người trực tiếp quản lý phần vốn Nhà nước cần xin ý kiến của cơ quan, doanh nghiệp đại diện phần vốn Nhà nước trước khi biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông. Nghiên cứu, bổ sung quy định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm và chế độ tiền lương, tiền thưởng đối với người trực tiếp quản lý phần vồn Nhà nước tại công ty cổ phần
Thứ tư: Trong thời gian qua việc tổ chức thực hiện CPH một bộ phận DNNN còn thiếu đồng bộ, chưa chặt chẽ; cán bộ làm công tác CPH trình độ nghiệp vụ yếu, tinh thần trách nhiệm chưa cao dẫn đến tiến độ chậm, chưa đạt yêu cầu Đảng và Nhà nước đề ra. Thời gian tới, cần phải thành lập Ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp ở các cấp, các ngành thành hệ thống chỉ đạo chặt chẽ, phối hợp nhịp nhàng theo chế độ chuyên trách. Cho lập quỹ đổi mới và phát triển doanh nghiệp; Ban hành quy chế hoạt động của các Ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp.
Thứ năm: Bên cạnh việc nhanh chóng ban hành các cơ chế chính sách mới nhằm đẩy nhanh tiến trình CPH các doanh nghiệp nhà nước hiện nay, Nhà nước cũng cần xây dựng lên một hệ thống các chế tài cần thiết để nâng cao hiệu lực thi hành của các cơ chế chính sách trên, làm căn cứ pháp quy cho việc sử lý những trường hợp cố tình làm chậm hay gây cản trở đến tiến độ thực hiện CPH. Giải quyết triệt để tình trạng lợi dụng chủ trương CPH của Đảng và Nhà nước để tư nhân hoá các Công ty nhà nước, có như vậy mới đảm bảo được lợi ích chính đáng cho người lao động, giúp họ tin tưởng và ủng hộ cho chính sách CPH, thông qua đó góp phần đẩy nhanh tiến trình CPH hiện nay ở Công ty nhựa cao cấp hàng không nói riêng cũng như các doanh nghiệp nhà nước nói chung.
KẾT LUẬN
Như vậy thực trạng tiến trình CPH tại Công ty nhựa cao cấp Hàng không đang diễn ra rất chậm, ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần của CBCNV, hiệu quả hoạt động SX – KD toàn Công ty cũng như tiến độ CPH chung trên cả nước. Để khắc phục tình trạng này tôi đã trình bày một số giải pháp và kiến nghị đối với Công ty, Tổng Công ty Hàng không Vịêt nam và Nhà nước. Trong đó nhấn mạnh việc tháo gỡ khó khăn về cơ cấu vốn điều lệ của Công ty sau CPH – nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng chậm trễ CPH hiện nay.
Tuy nhiên trong khuôn khổ một bản chuyên đề thực tấp tốt nghiệp chắc chắn việc đề cập tới vấn đề trên còn nhiều điểm hạn chế, các giải pháp đưa ra cũng chưa thể thực sự hoàn chỉnh. Do vậy bản thân tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của thầy cô và các bạn để tôi có thể hoàn thành tốt hơn chuyên đề thực tập của mình. Đồng thời kính đề nghị các cơ quan chức năng có thẩm quyền sớm sửa đổi bổ xung và ban hành những điều khoản phù hợp có giá trị pháp lý cao để đẩy nhanh hơn nữa tiến trình CPH các doanh nghiệp Nhà nước. Một lần nữa tôi xin được gửi lời cảm ơn trân thành nhất đến Thầy giáo - Thạc sỹ Nguyễn Đình Trung, đã hướng dẫn chỉ bảo tận tình cho tôi hoàn thành chương trình thực tập tốt nghiệp của bản thân, đồng thời cũng xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể ban lãnh đạo, CBCNV trong Công ty đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến trình CPH tại Công ty Nhựa cao cấp Hàng không.DOC