Đề tài Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án lưới điện tại Điện lực Nghệ An

MỞ ĐẦU 4 Chương 1: Thực trạng quản lí dự án lưới điện tại Điện lực Nghệ An I. Giới thiệu tổng quan về Điện lực Nghệ An 7 1. Quá trình hình thành và phát triển của Điện lực Nghệ An 7 1.1.Quá trình hình thành Điện lực Nghệ An 7 1.2.Về cơ cấu chức năng nhiệm vụ của Điện lực Nghệ An 9 1.2.1. Cơ cấu bộ máy quản lí của Điện lực Nghệ An 9 a. Cơ cấu bộ máy quản lí của điện lực Nghệ An 9 a1. Cơ cấu chung 10 a2. Bộ phận quản lí 10 a3. Bộ phận sản xuất trực tiếp 14 b. Cơ cấu tổ chức các chi nhánh trong đơn vị 15 1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Điện lực Nghệ An 17 a. Chức năng 17 b. Nhiệm vụ 17 1.2.3.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại điện lực Nghệ An 18 2. Một số đặc điểm kinh tế - kĩ thuật của điện lực Nghệ An ảnh hưởng tới hiệu quả quản lí dự án lưới điện trong ngành điện 26 2.1.1. Đặc điểm về mặt hàng 26 2.1.2. Đặc điểm về thị trường 27 2.1.3. Đặc điểm về nguồn vốn 28 2.1.4. Đặc điểm về lao động 31 3. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả quản lí dự án lưới điện tại Điện lực Nghệ An 33 II. Thực trạng quản lí dự án lưới điện tại điện lực Nghệ An 34 1. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lí dự án ngành điện 34 2.Giới thiệu về hoạt động đầu tư 36 3. Đặc điểm của các dự án 40 4. Nhân sự cho các dự án 42 5. Thực trạng quản lí dự tại Điện lực Nghệ An trong những năm qua 43 5.1. Thực trạng về công tác quản lí tiến độ dự án 43 5.1.1.Thực hiện thi công xây lắp 45 5.1.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch tiến độ dự án 46 5.1.3. Giám sát, kiểm tra nhà thầu trong thực hiện tiến độ thi công xây lắp 46 5.1.4. Đánh giá công tác quản lí tiến độ thực hiện dự án lưới điện 49 5.2. Thực trạng về công tác quản lí chất lượng dự án lưới điện 51 5.2.1. Lập kế hoạch chất lượng 51 5.2.2.Đảm bảo chất lượng, kiểm soát chất lượng 51 5.2.3. Đánh giá công tác quản lí chất lượng 57 5.2.4.Quản lý thanh toán chi phí đầu tư xây l 5.3. Thực trạng về công tác quả lí chi phí dự án 59 5.3.1. Về đơn giá xây lắp 59 5.3.2 Quản lí thanhh toán chi phí đầu tư xây lắp 64 5.3.3.Đánh giá công tác quản lí chi phí dự án 65 III. Đánh giá chung về công tác quản lí dự án lưới điện tại điện lực Nghệ An 65 Chương II. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lí dự án I. Phương hướng mục tiêu phát triển của điện lực Nghệ An trong những năm tới 68 1. Phương hướng 68 2. Mục tiêu trong giai đoạn 2006- 2010 70 3. Các dự án lưới điện đã và đang thực hiện năm 2009 72 II. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lí dự án lưới điện tại điện lực Nghệ An 72 1. Các giải pháp 72 1.1.Nhóm giải pháp về con người 72 1.2.Nhóm giải pháp về công tác lập kế hoạch 76 1.3 Nhóm giải pháp về hoàn thiện công tác quản lí tiến độ dự án 80 1.4. Nhóm giải pháp về hoàn thiện công tác quản lí chất lượng dự án lưới điện 83 1.5 Nhóm giải pháp về công tác hoàn thiện quản lí chi phí dự án 85 1.6 Giải pháp về đấu thầu 90 1.7. Nhóm giải pháp về tài chính 85 1.8. Nhóm một sô giải pháp khác 90 2. Một số kiến nghị 91 2.1. Đối với cơ quan nhà nước 91 2.2. Đối với điện lực Nghệ An 93 Lời Mở Đầu 1. Lí do chọn đề tài Điện lực là ngành kinh tế kĩ thuật có vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nguồn năng lượng điện có ảnh hưởng bao trùm lên mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt trong xã hội. Điện lực Nghệ An với chức năng là kinh doanh bán điện trên địa bàn tỉnh Nghệ An, quản lý vận hành, tổ chức phát triển hệ thống lưới điện trong toàn tỉnh, nhằm phục vụ an toàn, ổn định, hiệu quả và kịp thời nhu cầu sử dụng điện của các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức kinh tế - xã hội và các tầng lớp dân cư trên toàn tỉnh Nghệ An. Là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc công ty Điện lực I - Tập đoàn Điện lực Việt Nam, hoạt động trong nền kinh tế thị trường, mặc dù độc quyền trong lĩnh vực cung cấp điện năng trên địa bàn tỉnh Nghệ An song Điện lực Nghệ An cũng không tránh khỏi việc phải chịu những tác động của quy luật thị trường. Trong điều kiện đó, để có thể phát triển được thì doanh nghiệp phải thường xuyên tự hoàn thiện mình để đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất, đồng thời có thể tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiện nay và xu thế tương lai, yêu cầu phát triển ngành điện để phục vụ cho sự phát triển sự nghiệp công nghiệp hóa và công nghiệp hóa của đất nước nói chung và ở Nghệ An nói riêng, xu thế hội nhập đã đặt cho ngành điện những cơ hội và thách thức mới nhằm đưa ngành điện phát triển mạnh mẽ. Những thách thức cơ bản là sự cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước và ngoài nước, nguy cơ thiếu vốn đầu tư ở các công trình điện, nguy cơ xuất hiện nhiều đối thủ tiềm năng được hình thành, nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng cao về cả số lượng và chất lượng. Về cơ hội đây là điều kiện ngành điện cải tổ, đổi mới hoàn thiện mình để tồn tại và phát triển. Qua nghiên cứu tại đơn vị cho thấy hiệu quả quản lý các dự án lưới điện tại Điện lực Nghệ An chưa cao : tiến độ, chất lượng, chi phí trong nhiều dự án chưa đạt yêu cầu. Do đó việc cung cấp điện chưa được ổn định, chất lượng điện chưa được đảm bảo. Vấn đề cấp bách hiện nay đòi hỏi Điện lực Nghệ An cần đổi mới, nâng cao trình độ quản lý dự án về mọi mặt, đặc biệt là công tác quản lý các dự án lưới điện, đưa Điện lực Nghệ An trở thành một đơn vị vững mạnh, góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta. Nhận thức được tầm quan trọng của việc quản lý dự án lưới điện đối với chức năng hoạt động của Điện lực Nghệ An nên sau một thời gian thực tập, em đã quyết định đi sâu nghiên cứu đề tài : “ Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án lưới điện tại Điện lực Nghệ An”. 2. Mục tiêu của đề tài Thứ nhất : Đưa ra các tiêu chí để quản lí dự án lưới điện một cách có hiệu quả Thứ hai : Vận dụng những kiến thức về quản lí dự án và lập dự án đầu tư để chỉ ra thực trạng quản lí dự án lưới điện tại Điện lực Nghệ An Thứ ba : Căn cứ vào thực trạng quản lí dự án, dự vào các nguyên nhân để đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lí dự án lưới điện tại Điện lực Nghệ An 3. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu tình hình quản lí dự án trên 3 nội dung chính - Quản lí tiến độ dự án - Quản lí chất lượng dự án - Quản lí chi phí dự án lưới điện 4. Phương pháp nghiên cứu Kết hợp các phương pháp + Phương pháp duy vật biện chứng và tư duy lôgíc. + Phương pháp thống kê mô tả. + Phương pháp phân tích chi phí - hiệu quả. + Phương pháp so sánh, tổng hợp số liệu. 5. Bố cục của đề tài Đề tài ngoài hai phần mở đầu và kết luận, gồm có 2 chương : - Chương I. Thực trạng quản lí dự án lưới điện tại Điện lực Nghệ An - Chương II. Một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lí dự án lưới điện tại Điện lực Nghệ An Do hạn chế về kinh nghiệm, thời gian và trình độ nên bài làm của em không tránh khỏi những sai sót, em rất mong được sự góp ý của thầy cô và các bạn sinh viên. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Thị Thu Hà cùng với cán bộ phòng tổ chức kế hoạch đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập này.

doc99 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2503 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án lưới điện tại Điện lực Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n tại điện lực Nghệ An Phương hướng và mục tiêu phát triển của điện lực Nghệ An trong những năm tới Phương hướng Hiện nay, ngành điện đang chú trọng việc hoàn thiện phục vụ cung ứng điện năng cho nền kinh tế ngày một tốt hơn. Tính đến đầu năm 2008, Nghệ An là tỉnh có diện tích đất tự nhiên lớn thứ hai cả nước (16.371km2) gồm 17 huyện + 1 thị xã + 1 thành phố, dân số đông (khoảng 3 triệu người), tốc độ tăng trưởng đạt hai con số nhưng mức tiêu thụ điện bình quân đầu người Nghệ An thấp so với mức tiêu thụ bình quân chung của cả nước. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, tình hình thời tiết nước ta và đặc biệt là các tỉnh miền trung trong đó có Nghệ An luôn diễn biến phức tạp và đi theo tình huống xấu: mùa khô kéo dài, lượng mưa ít nên lưu lượng nước về các hồ thủy điện thấp; trong khi đó lại phải xả nước để phục vụ sản xuất nông nghiệp; nhu cầu phụ tải điện tăng cao, do đó nguồn cung cấp điện thiếu nghiêm trọng, đặc biệt là vào các tháng mùa khô. Thời tiết xấu còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài sản của Điện lực, chất lượng đường dây, trạm biến áp, hệ thống truyền tải,... khấu hao nhanh hơn (hầu hết chúng đều đặt ngoài trời). Do đó, Nghệ An là địa phương cần được quan tâm đẩy mạnh hơn nữa công tác quản lý, kinh doanh điện năng đáp ứng nhu cầu gia tăng trên địa bàn, tăng hiệu quả kinh tế. Qua số liệu phân tích qua các năm cho thấy Điện lực Nghệ An cần phải xem xét lại mọi mặt, nhìn thẳng vào thực trạng ở Điện lực để tăng cường bán điện phục vụ nền kinh tế và đồng thời làm tăng hiệu quả công tác kinh doanh điện năng. Hàng năm, Nhà nước đã hỗ trợ ngành điện về nhiều mặt, tăng cường đầu tư nguồn phát điện để tăng sản lượng điện thương phẩm, tăng cường đầu tư xây dựng lưới điện cao, trung và hạ thế, tăng dần giá điện để cân đối hạch toán hiệu quả kinh doanh nhưng ngành điện vẫn gặp rất nhiều khó khăn, tình trạng cung không đủ cầu vẫn còn tồn tại. Phải kêu gọi người tiêu dùng tiết kiệm khi sử dụng loại hàng hoá của mình, đó là một nghịch lý. Trước mắt Điện lực Nghệ An vẫn còn một số khó khăn, đặc biệt là hệ thống lưới điện của Nghệ An trải dài rộng khắp địa bàn toàn tỉnh với địa hình phức tạp, không tập trung, chủ yếu là miền núi và trung du, chất lượng điện năng chưa cao, nhiều đường dây đã quá cũ nát lại nằm trong tình trạng quá tải, nhất là lưới điện trung áp nông thôn được tiếp nhận theo chủ trương của Đảng và Nhà nước. Tình hình cung cấp điện và yêu cầu đòi hỏi của khách hàng ngày càng cao hơn, trong khi đó cơ sở vật chất và phương tiện làm việc nhất là ở các Chi nhánh còn thiếu (một số điểm trực của Chi nhánh chưa có chỗ làm việc, phải thuê nhà dân nên không ổn định, địa bàn quản lý rộng, có nhiều Chi nhánh ở xa trung tâm thành phố nên việc quản lý, chỉ đạo gặp rất nhiều khó khăn). Hơn nữa, Điện lực Nghệ An kinh doanh trên địa bàn có tình hình thiên tai thời tiết có nhiều diễn biến phức tạp, nắng mưa, bão lũ thất thường, tình hình dân trí một số vùng miền núi còn thấp không hiểu về ngành điện, một số đường dây và trạm biến áp thường xẩy ra vi phạm nghiêm trọng về hành lang lưới điện do người dân địa phương gây ra. Do đó đã ảnh hưởng đến công tác quản lý, vận hành, kinh doanh điện năng, đã gây nhiều sự cố cho hệ thống lưới điện. Trên cơ sở những thành tựu đạt được, tiếp tục phát huy những năng lực, những lợi thế của Điện lực Nghệ An, kết hợp với phân tích khoa học về môi trường kinh doanh, xu hướng quốc tế, nhu cầu sử dụng điện trong tương lai, lãnh đạo Điện lực Nghệ An đã đề ra chiến lược phát triển như sau: * Phát huy thế mạnh truyền thống của ngành là kinh doanh điện năng. * Thực hiện chính sách giảm giá bán điện nông thôn, đưa chiến lược bán điện tận hộ về đến tận nông thôn - miền núi theo chủ trương của Nhà nước. * Nghiên cứu chu kỳ ghi chữ tốt nhất để có thể làm giảm thiểu tổn thất điện năng cho ngành điện và tránh sai sót đối với khách hàng. * Xây dựng lực lượng nhân sự đủ mạnh, đội ngũ công nhân có trình độ, tay nghề cao, cán bộ quản lý giỏi có năng lực lãnh đạo. Tiếp tục đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực, đào tạo lại và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho số công nhân trực tiếp sản xuất trong Điện lực. * Từng bước nâng cao đời sống CBCNV, thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách cho người lao động. * Đẩy mạnh cơ chế công khai hoá, dân chủ hoá tiến tới cổ phần hoá doanh nghiệp, xây dựng tổ chức đoàn vững mạnh. Trong năm 2008, Điện lực sẽ thực hiện việc xác định giá trị doanh nghiệp. Theo tiến độ được Công ty Điện lực I - Tập đoàn Điện lực Việt Nam giao, Điện lực Nghệ An sẽ tiến hành: - Đại hội cổ đông lần đầu thành lập Điện lực cổ phần trước ngày 15/04/2009. - Thanh toán kinh phí hỗ trợ lao động dôi dư theo quy định. - Quyết toán giá trị phần vốn Nhà nước tại thời điểm chuyển thành Điện lực cổ phần trước ngày 10/06/2009. - Bàn giao và ra mắt Điện lực cổ phần trong tháng 6 năm 2009. Mục tiêu tổng quát giai đoạn 2006- 2010 Căn cứ vào tình hình quản lí và sản xuất kinh doanh điện trong giai đoạn 2001- 2005 và đặc biệt trong những năm gần đây cùng với phân tích biến động thị trường trong thời gian tới, ban lãnh đạo điện lực Nghệ An đã vạch ra những mục tiêu cụ thể cho chiến lược phát triển của đơn vị trong giai đoạn mới nhằm khơi dậy những tiềm năng và tiếp tục phát huy những thế mạnh sẵn có đồng thời khắc phục những mặt còn hạn chế với mục tiêu là đơn vị dẫn đầu trong tổng công ty điện lực I Đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng điện cho sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An, phấn đấu đến năm 2010 đạt sản lượng điện thương phẩm 1,7 đến 2 tỷ kwh/ năm ( hàng năm tốc độ tăng phụ tải trung binh 20% ) cùng với việc hoàn thành chương trình bán điện đến tất cả các xã trong tỉnh ( hiện tại đã bán được 432/ 450 xã ) với phương châm trong kinh doanh, không ngừng phấn đấu với mục tiêu chất lượng, liên tục, ổn định và an toàn. Không ngừng nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào trong công tác xây dựng và quản lí dự án lưới điện, như mở rộng mạng lưới viễn thông điện lực phát triển thị trường viến thông điện lực, tăng cường chất lượng các hoạt động dịch vụ viễn thông điện lực, phục vụ cho sự phát triển chung của tỉnh đồng thời tăng cường lợi nhuận điện lực Xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên có đủ trình độ chuyên môn, tinh thần trách nhiệm cao, đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao của điện lực đồng thời không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của cán bộ công nhân viên trong điện lực. Nghiên cứu hoàn thiện bộ máy quản lí cũng như cơ cấu sản xuất kinh doanh của điện lực với cơ bản là nguồn lực về con người, điện lực không ngừng tuyển chọn bồi dưỡng nâng cao chất lượng cho cán bộ công nhân viên, đáp ứng những đòi hỏi của giai đoạn mới. Các dự án lưới điện đã và đang thực hiện trong năm 2009 Danh mục công trình Tình hình thực hiện Năng lực thiết kế TỔNG SỐ CT Quyết toán ĐZTT - TBA nâng cao chất lượng cung cấp điện cho các phụ tải hạ thế kết hợp CS TP Vinh QT 0,026km35kV+2,41km cáp ngầm 22kV + 17TBA = 750kVA+1 tủ 24kV Nhà ĐHSX chi nhánh điện Vinh (Địa điểm mới) QT ĐZTT và TBA CQT xã Nghi Thịnh,huyện Nghi Lộc QT 0,6km ĐZ 10kV +2x180kVA - 10/0,4kV ĐZTT và TBA CQT xã Ngọc Sơn,huyện Quỳnh Lưu QT 2,5km ĐZ 10kV +2x180kVA - 10/0,4kV Xây dựng TBA Lạch Quèn, Quỳnh Lưu QT XD TBA 35/10kV 4000kVA cùng các thiết bị đóng cắt và bảo vệ 35 và 10kV( thiết bị tận dụng từ TG Cửa lò, MBA lấy từ TBA Nam Đàn đang dự phòng CT hoàn thành hoặc chuyển tiếp Cấp điện cho khu CN Nam Cấm HT 8km ĐZ 22kV(gđ1)+2,2km ĐZ22kV(gđ2) CQT và xoá 16 công tơ tổng ( 1210 bộ) tại phường Đông Vĩnh và xã Hưng Đông HT 2,75km0,4kV +1210ctơ Cấp điện cho khu làm việc của Tỉnh Ủy và UBND tỉnh Nghệ An HT 4,558km ĐZ 35kV+3x250kVA Nâng cấp cải tạo lộ 971 Trung gian Kỳ Sơn lên 35 kV HT Cải tạo 9km ĐZ 35kV, thay máy cho 8 trạm 10/0,4kV bằng các máy 35/0,4kV Cải tạo lộ 671 Trung gian Bắc Vinh từ 6 kV lên 22 kV HT 01 tủ trung thế 24kV, cải tạo 4,7km ĐZ 6 lên 22kV;cải tạo 11 TBA từ 6 lên 22kV Cải tạo nâng cấp lộ 672 TP Vinh lên 22kV HT Cải tạo và XD mới 4km ĐZTT và 11 TBA Cải tạo nâng cấp lộ 673 TP Vinh lên 22kV CT Cải tạo và XD mới 3,5 km ĐZTT và 09TBA Cải tạo nâng cấp lộ 674 TP Vinh lên 22kV CT Cải tạo và XD mới 3,8 km ĐZTT và 09TBA CQT xã Lạng Sơn, huyện Anh Sơn CT 2,1kmĐZ35kV+2x180kVA-35/0,4kV Xuất tuyến ĐZ 377E15-9 cấp điện cho huyện Kỳ Sơn và vùng biên giới Cửa Khẩu Nậm Cắn CT 11km ĐZ 35kV CQT phường Nghi Hoà, thị xã Cửa Lò CT 1,2km ĐZ 22kV + 2x180kVA - 22(10)/0,4kV + 9km ĐZ 0,4kV +Ctơ CQT phường Nghi Hải, thị xã Cửa Lò CT 2km ĐZ 22kV + 6x180kVA - 22(10)/0,4kV + 20km ĐZ 0,4kV +Ctơ Nâng cấp ĐZ 10kV lộ 972 E15-5 lên vận hành cấp điện áp 35kV CT 23,1km ĐZ 35kV + 20 TBA Cải tạo tối thiểu và XBT khu Phong Phú, Phong Yên, Khánh hậu - TP Vinh CT 4,5km ĐZ 0,4+235 Ctơ Cải tạo tối thiểu và XBT khu Phong Đăng, Phong Quang, Hoà Lam - TP Vinh CT 4,9km ĐZ 0,4+332 Ctơ Cải tạo tối thiểu và XBT khu Thuận 1, Thuận 2 - TP Vinh CT 4,8km ĐZ 0,4+377 Ctơ Cải tạo tối thiểu và XBT khu Yên Mỹ - TP Vinh CT 5km ĐZ 0,4+362 Ctơ Cải tạo tối thiểu và XBT khu Đức Vinh, Đức Thịnh - TP Vinh CT 180kVA-22/0,4kV +3,3kmĐZ0,4+340 Ctơ Cải tạo tối thiểu và XBT khu Ngũ Lộc - TP Vinh CT 180kVA-22/0,4kV +3,5kmĐZ0,4+170 Ctơ Cải tạo tối thiểu và XBT khu Mỹ Thượng - TP Vinh CT 5km ĐZ 0,4+400 Ctơ Cải tạo tối thiểu và XBT khu Mỹ Trung - TP Vinh CT 5km ĐZ 0,4+300 Ctơ Mua sắm hệ thống cẩu tự hành lắp đặt trên xe ôtô tải 4,5tấn CT 01hệ thống cẩu tự hành Cải tạo ĐZ 378E15-1 sang vận hành cấp điện áp 22kV CT 2,52 km ĐZ 22kV+02 TBA Cải tạo ĐZ 375E15-1 sang vận hành cấp điện áp 22kV CT 1,77km ĐZ22kV + 01tủ RMU 1.3 Công trình khởi công Nâng cấp ĐZ 10kV nhánh rẽ TBA Viện Quân Y IV thuộc lộ ĐZ 979E15-1 lên vận hành cấp điện áp 22kV KC 1km ĐZ 22KV + 03TBA Nâng cấp ĐZ 10kV nhánh rẽ TBA Dược Phẩm thuộc lộ ĐZ 979E15-1 lên vận hành cấp điện áp 22kV KC 1,2km ĐZ 22kV +02 TBA CQT TBA số 1 tại Nghi Hương - TX Cửa Lò KC 1,6km ĐZ 22KV + 01 TBA Cải tạo tối thiểu ĐZ 0,4kV và XBT khối 4,5 và 6 tại Nghi Hương - TX Cửa Lò KC 6,3 km ĐZ 0,4kV + công tơ Cải tạo tối thiểu ĐZ 0,4kV khối 1,2,3,10 và 11 tại Nghi Hương - TX Cửa Lò KC 6,3 km ĐZ 0,4kV + công tơ Cải tạo tối thiểu ĐZ 0,4kV và XBT khối 7,8 và 9 tại Nghi Hương - TX Cửa Lò KC 6,3 km ĐZ 0,4kV + công tơ Cải tạo tối thiểu ĐZ 0,4kV và XBT khối 12,13 và 14 tại Nghi Hương - TX Cửa Lò KC 3,9 km ĐZ 0,4kV + công tơ CQT TBA số 3 Nghi Hương - TX Cửa Lò KC 0,65 km ĐZ 22kV+ 01 TBA Cải tạo tối thiểu ĐZ 0,4kV khu 1 và 2 TBA Quỳnh Hoa1 - huyện Quỳnh Lưu KC 5,6 KM ĐZ 0,4kV + công tơ Cải tạo tối thiểu ĐZ 0,4kV khu 3,4 và 8 TBA Quỳnh Hoa1 - huyện Quỳnh Lưu KC 5 km ĐZ 0,4 kV + công tơ Nâng cấp tầng 2 nhà Gara xe để làm nhà làm việc KC ĐTXD = 260m2 Đường vào nhà ĐHSX CNĐ Nghĩa Đàn KC 120m đường đổ đất và đá lu rộng 5m Gia cố khung nhôm, cửa kính nhà ĐHSX Điện lực Nghệ An KC Gia cố hệ thống khung nhôm cửa kính CQT lộ 972 Tân Kỳ KC 3km ĐZ10kV Cấp điện cho khu nguyên liệu của Công ty CP VLXD Hưng Phúc KC 0,5kmĐZ 35kV + 750kVA Cải tạo tối thiểu và XBT Khu Mậu Lâm-Ngũ Phúc-Xuân Hùng tại Hưng Lộc- TP. Vinh KC 5,5km ĐZ 0,4 + ctơ Cải tạo tối thiểu và XBT Khu Mỹ Hạ tại Hưng Lộc- TP. Vinh KC 4km ĐZ 0,4 + ctơ Cải tạo tối thiểu và XBT Khu Mạnh Tiến 1 tại Nghi Phú - TP. Vinh KC 4,5km ĐZ 0,4 + ctơ Cải tạo tối thiểu và XBT Khu Mạnh Tiến 2 tại Nghi Phú - TP. Vinh KC 5km ĐZ 0,4 + ctơ Cải tạo tối thiểu và XBT Khu 6 tại Nghi Phú - TP. Vinh KC 4km ĐZ 0,4 + ctơ Cải tạo tối thiểu và XBT Khu Trung tâm Phường Quán Bàu - TP. Vinh KC 0,2kmĐZ 22kV -250kVA -22/0,4 +3,5km ĐZ 0,4 +ctơ Cải tạo tối thiểu và XBT Khu Yên Hoà Phường Quán Bàu - TP. Vinh KC 0,5kmĐZ 22kV -320kVA -22/0,4 +2km ĐZ 0,4 +ctơ Cải tạo tối thiểu và XBT khu Vạn Lộc1 tại Nghi Tân - TX.Cửa Lò KC 5km ĐZ 0,4 + ctơ Cải tạo tối thiểu và XBT khu Vạn Lộc 2 tại Nghi Tân - TX.Cửa Lò KC 0,3kmĐZ 22kV -,250kVA -22/0,4 +3km ĐZ 0,4 +ctơ Cải tạo tối thiểu và XBT khu Quang Thưởng tại Nghi Tân - TX.Cửa Lò KC 0,3kmĐZ 22kV -180kVA -22/0,4 +3,5km ĐZ 0,4 +ctơ Cải tạo tối thiểu và XBT khu Quang Liên tại Nghi Tân - TX Cửa Lò KC 5,5km ĐZ 0,4 + ctơ Cải tạo tối thiểu và XBT Khu 1 - thị trấn Hưng Nguyên KC 5km ĐZ 0,4 + ctơ Cải tạo tối thiểu và XBT khu 12 - thị trấn Hưng Nguyên KC 0,4kmĐZ 22kV -250kVA -22/0,4 +5km ĐZ 0,4 +ctơ Cải tạo tối thiểu và XBT khu 17 thị trấn Hưng Nguyên KC 350kVA - 35/0,4 +5km ĐZ 0,4 +ctơ Cải tạo tối thiểu và XBT khu 11 thị trấn Hưng Nguyên KC 180kVA - 35/0,4 +3km ĐZ 0,4 +ctơ Cải tạo tối thiểu và XBT khu Tây Hồ I- TX.Thái Hoà KC 0,5kmĐZ 10kV + 180kVA -10/0,4 + 2,8km ĐZ 0,4 +ctơ Cải tạo tối thiểu và XBT khu Đông Hiếu- TX.Thái Hoà KC 1 kmĐZ 10kV + 180kVA -10/0,4 + 3,5km ĐZ 0,4 +ctơ Cải tạo tối thiểu và XBT khu Nghĩa Thuận- TX.Thái Hoà KC 1,2 kmĐZ 10kV + 180kVA -10/0,4 + 2,3 km ĐZ 0,4 +ctơ Mua sắm MBA CQT lưới điện phục vụ tết nguyên Đán 2009 04 MBA + hệ thống tủ bảng điện cáp tổng đồng bộ vơi MBA Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lí dự án lưới điện tại điện lực Nghệ An Các giải pháp Nhóm giải pháp về con người Đào tạo nâng cao trình độ của cán bộ dự án sẽ giúp cho họ thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao. Để thực hiện được điều này cần thực hiện tốt một số biện pháp sau : Đối với cán bộ dự án và cán bộ thiết kế được cử đi bồi dưỡng thêm các lớp học chuyên môn về lập kế hoạch, về thiết kế. Bởi vì đề án thiết kế kĩ thuật dự án là tiền đề thực hiện tốt các công việc khác. Nghiệp vụ quản lí dự án lưới điện vừa đòi hỏi phải có cách nhìn tổng quát, vừa đòi hỏi phải hiểu sâu chuyên môn về lĩnh vực dự án lưới điện, do vậy cần cử cán bộ dự án đi đào tạo thêm về nghiệp vụ quản lí dự án để có thể nắm chắc hơn về khoa học quản lí dự án. Đối với kĩ sư giám sát: Kĩ sư giám sát là người trực tiếp quản lí, theo dõi các hoạt động diễn ra trên công trường, họ là người nắm rõ nhất các hoạt động diễn ra như thế nào, có những vấn đề gì phát sinh và vướng mắc do vậy phải thường xuyên bồi dưỡng các lớp nghiệp vụ giám sát thi công xây lắp công trình. Chú trọng về mặt văn hóa tư tưởng + Mở những lớp về bồi dưỡng, giáo dục ý thức trách nhiệm, tác phong công việc. + Hoạt động đoàn thể là một trong những hoạt động cần thiết trong một tổ chức, tổ chức các buổi sinh hoạt văn hóa, các buổi trao đổi kinh nghiệm về quản lí với các công ty điện lực trên cả nước và với tổng công ty điện lực I Thực hiện chế độ thưởng phạt nghiêm đối với cán bộ dự án Công tác quản lý dự án lưới điện tai Điện lực Nghệ An vẫn còn tồn tại một số hạn chế, chưa thực sự mang lại hiệu quả cao trong cả ba mặt : Tiến độ, chất lượng và chi phí dự án, một phần là do ý thức trách nhiệm của người lao động chưa cao. Điện lực là ngành độc quyền, được Nhà nước bảo hộ, hơn thế nữa, việc “chạy theo chỉ tiêu” cũng là một nguyên nhân dẫn tới những hạn chế này. Do vậy, Điện lực cần xây dựng một chế độ “thưởng - phạt” gắn trực tiếp với lợi ích kinh tế của người lao động, điều này sẽ kích thích người lao động trong tất cả các giai đoạn trong chu trình quản lý dự án. Chế độ phạt Đối với cán bộ thiết kế : Thiết kế kĩ thuật là cơ sở để lập kế hoạch tiến độ, kế hoạch chất lượng và kế hoạch chi phí. Thiết kế sai sẽ dẫn tới sai lệch trong một loạt các hoạt động. Do vậy nếu không phải sai thiết kế là do các nguyên nhân khác như : Khảo sát sai, thẩm định không đầy đủ thì chi phí phát sinh do điều chỉnh thiết kế là do cán bộ thiết kế phải chịu trách nhiệm. Đối với cán bộ kế hoạch : Lập kế hoạch diễn ra trong tất cả các nội dung quản lý dự án : Lập kế hoạch tiến độ, kế hoạch chất lượng, kế hoạch chi phí ( dự toán kinh phí ) và là giai đoạn đầu tiên trong chu trình quản lý dự án. Lập kế hoạch sai tức là “dẫn đường” sai. Bên cạnh việc quy định trách nhiệm phải điều chỉnh kế hoạch kịp thời còn phải đưa ra hình thức trách phạt, chậm thời gian tăng bậc lương ( nếu những sai lệch gây ra tổn thất lớn ), chịu trách nhiệm về các chi phí phát sinh do sai kế hoạch. Đối với cán bộ giám sát : Cán bộ giám sát cần phải thường xuyên có mặt tại công trường theo lịch biểu, giám sát chặt chẽ đối với tất cả các công việc được giao, báo cáo thường xuyên về các vấn đề phát sinh và vướng mắc. Nếu không hoàn thành nhiệm vụ vủa mình sẽ bị khiển trách, phạt vào lương tuỳ theo mức độ sai phạm. Đối với cán bộ quản lý chung : Phòng quản lý đầu tư xây dựng là đơn vị chịu trách nhiệm chính trong quản lý dự án lưới điện. Nhiệm vụ là phải tổ chức phối hợp với các phòng chuyên môn trong việc bố trí nguồn nhân lực, tổng hợp tất cả các báo cáo, các số liệu liên quan đến dự án để có hướng chỉ đạo kịp thời. Do vậy trường hợp quản lý để xảy ra sai sót có thể áp dụng các biện pháp sau : Bên cạnh chế độ phạt theo trách nhiệm cá nhân, cần phạt theo tập thể như : Cắt giảm tiền thưởng, tiền thi đua của cả phòng để mọi người có trách nhiệm nhắc nhở lẫn nhau. Bên cạnh chế độ thưởng phạt chung của Điện lực, Phòng quản lý đầu tư xây dựng cũng cần đưa ra các hình thức phạt cụ thể gắn với trách nhiệm của từng cá nhân trong phòng. Chế độ khen thưởng Đây là một phương pháp kinh tế được sử dụng đem lại hiệu quả cao trong tất cả các tổ chức. Trong công tác quản lý dự án lưới điện, đối với các cá nhân, tập thể có thành tích cần được xét thưởng kịp thời để kích thích tinh thần làm việc và ý thức trách nhiệm của họ. Trong các cuộc họp hàng tháng, hàng quý, tổ chức khen thưởng đều đặn, nêu gương cán bộ công nhân viên đã có thành tích trong công tác quản lý dự án lưới điện. Đối với những cá nhân có nỗ lực trong việc tìm ra các sáng kiến về kĩ thuật cũng như phương pháp quản lý cần được xét thưởng đặc biệt như tăng phụ cấp, xét lên bậc lương trước thời hạn. Riêng đối với phòng quản lý dự án xây dựng : Với từng dự án cụ thể cần tổ chức các cuộc họp nội bộ, tổng kết, báo cáo các công việc cũng như nhiệm vụ được giao của từng cá nhân, đề xuất lãnh đạo có biện pháp khen thưởng kịp thời nếu cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Sắp xếp và phân bổ hợp lí lực lượng lao động quản lí Trong những năm qua, Điện lực Nghệ An đã không ngừng nghiên cứu hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và cách thức làm việc để phù hợp với sự phát triển chung của Điện lực. Cơ cấu tổ chức đã được sắp xếp theo mô hình trực tuyến chức năng với sự phân định rõ ràng chức năng của các phòng ban chuyên môn. Mối liên hệ giữa các phòng ban cũng được tăng cường. Tuy nhiên trong bộ máy quản lý còn tồn tại một số vấn đề về nhân sự trong các phòng ban gây ảnh hưởng tới công tác quản lý dự án lưới điện như : Sự bố trí lao động chưa hợp lý, sự quá tải trong thực hiện nhiệm vụ. Do vậy, để có thể quản lý các dự án lưới điện tốt hơn, trong thời gian tới, Điện lực Nghệ An cần tiến hành các biện pháp sau : Vì quy mô và số lượng các dự án không ngừng tăng nhanh, thực tế lại chỉ ra rằng có sự quá tải trong việc quản lý dự án, mà chủ yếu là ở bộ phận giám sát, trong khi phần lớn các dự án diễn ra đồng thời. Do vậy Điện lực Nghệ An cần phải bổ sung lao động là cán bộ giám sát cho phòng quản lý đầu tư xây dựng để đảm bảo tính ổn định và đáp ứng đủ yêu cầu cán bộ cho từng dự án, tránh sự chồng chéo trong công việc. Cần tiến hành kiểm tra thường xuyên năng lực của từng cá nhân để có thể thay thế, bổ xung lực lượng kịp thời đảm bảo hoàn thành kế hoạch tiến độ, chất lượng, chi phí như kế hoạch đã định. Tổ chức bố trí điều động lao động giữa các dự án một cách linh hoạt nhằm tận dụng một cách triệt để trình độ và kinh nghiệm của những cán bộ có kinh nghiệm và trình độ cao. 1.2.Nhóm giải pháp về công tác lập kế hoạch Kế hoạch kinh doanh có một vai trò rất lớn, nó quyết định phương hướng và hoạt động SXKD của một nền kinh tế nói chung và của một doanh nghiệp nói riêng. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp thường xuyên phải đối mặt với các quy luật của thị trường, vì vậy những dấu hiệu thị trường là cơ sở để các doanh nghiệp thực hiện hành vi SXKD của mình. Tuy vậy, kế hoạch hóa vẫn là cơ chế quản lý cần thiết, hữu hiệu của các doanh nghiệp. Sự tồn tại và phát triển công tác kế hoạch hóa của Điện lực Nghệ An trong nền kinh tế thị trường xuất phát từ chính vai trò của nó trong hoạt động quản lý của Điện lực. Những vai trò chính được thể hiện như sau: - Tập trung các hoạt động của Điện lực thực hiện các mục tiêu đặt ra. - Công tác kế hoạch hóa với việc ứng phó những bất định và đổi thay của nhu cầu sử dụng điện năng của thị trường. - Công tác kế hoạch hóa với việc tạo khả năng tác nghiệp kinh tế trong doanh nghiệp. Công tác kế hoạch hóa thường hướng tới cực tiểu hóa chi phí vì nó chú trọng vào các hoạt động hiệu quả và bảo đảm tính phù hợp. Là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong nền kinh tế thị trường, mặc dù độc quyền trong lĩnh vực cung cấp điện năng trên địa bàn tỉnh Nghệ An song Điện lực Nghệ An cũng không tránh khỏi việc phải chịu những tác động của quy luật thị trường. Do vậy, quy trình kế hoạch trong doanh nghiệp cũng phải được xây dựng nhằm đáp ứng được những đòi hỏi của nền kinh tế thị trường. Giống như nhiều doanh nghiệp khác, quy trình kế hoạch kinh doanh của Điện lực Nghệ An cũng được xây dựng tương tự theo quy trình PDCA. Theo đó, quy trình kế hoạch kinh doanh của Điện lực Nghệ An bao gồm 4 khâu: Xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch, kiểm tra và giám sát thực hiện, điều chỉnh kế hoạch. Tuy nhiên, trong thực tế, một số hoạt động trong quy trình kế hoạch của doanh nghiệp được thực hiện một cách mờ nhạt, chưa sâu, và còn tồn tại một số nhược điểm: - Công tác lập kế hoạch còn mang tính bao cấp, Điện lực Nghệ An không tự cân đối bố trí vốn đầu tư trong phạm vị được phân bổ theo đúng quy chế, vẫn trông chờ bổ sung vốn từ cấp trên,… - Công tác lập kế hoạch tài chính còn rất yếu, chưa khoa học chi tiết theo thời gian và hạng mục gây nên tình trạng bị động và tùy tiện trong thanh toán. - Khối lượng danh mục kế hoạch quá lớn so với khả năng nguồn vốn gây nên tình trạng chậm tiến độ và giảm hiệu quả thực hiện. Chất lượng khảo sát lập phương án, lập kế hoạch sửa chữa lớn chưa cao nên có sự sai khác nhiều giữa giá trị quyết toán công trình và phương án kỹ thuật. - Một số chỉ tiêu kế hoạch được xây dựng còn mang tính chất hình thức, chỉ dựa vào số liệu năm trước để xây dựng kế hoạch năm sau, việc xác định các chỉ tiêu kế hoạch thường theo cảm tính, thiếu sự tính toán cụ thể, nhất là xác định các chi phí trong giá thành. - Điện lực chưa có kế hoạch cụ thể trong việc điều hành tiết kiệm chi phí giá thành, thường bổ sung kế hoạch chi phí biến động. Nhận thức được tầm quan trọng rất lớn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bên cạnh nhìn thẳng vào những tồn tại được nêu ra ở trên để chấn chỉnh, khắc phục thì Điện lực Nghệ An cần phải quán triệt công tác tổ chức kế hoạch trong doanh nghiệp để làm cho kế hoạch trở thành công cụ hiệu quả nhất để điều hành hoạt động kinh doanh điện năng. Công tác kế hoạch hóa doanh nghiệp đòi hỏi sự tham gia không chỉ của các nhà kế hoạch mà còn là công việc của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, các phòng ban chức năng và sẽ tốt hơn nếu lôi kéo được sự tham gia của người lao động vào việc thảo luận và soạn lập cũng như tổ chức thực hiện kế hoạch. Cụ thể như sau: a - Ban lãnh đạo doanh nghiệp Đối với công tác kế hoạch hóa, lãnh đạo doanh nghiệp là những người thiết kế quá trình kế hoạch hóa, phải làm cho kế hoạch dễ tiếp cận và dễ hiểu cho mọi thành viên của Điện lực, lôi kéo mọi người lao động vào công việc này. Trong nội dung của quy trình lập kế hoạch, lãnh đạo doanh nghiệp có nhiệm vụ soạn lập chiến lược doanh nghiệp, ra các quyết định về kế hoạch hóa chiến lược. Ban lãnh đạo phải xác định các mục tiêu phát triển chung của Điện lực và các giải pháp chính sách cơ bản để đạt được các mục tiêu chung đó. Để thực hiện chức năng của mình, yêu cầu ban lãnh đạo phải có khả năng phân tích và hiểu biết rộng rãi trong lĩnh vực này. b - Các phòng ban chức năng Hiện nay, số lượng các phòng ban chức năng được tổ chức tương đối phù hợp với quy mô và tính chất hoạt động của Điện lực, chức năng và nhiệm vụ của mỗi phòng ban được phân bổ rõ ràng. Trong quy trình soạn lập kế hoạch, lãnh đạo và chuyên viên các phòng ban chịu trách nhiệm xây dựng các kế hoạch tác nghiệp cũng như đề xuất các chính sách, giải pháp cần thiết theo chức năng quản lý của mình nhằm thực hiện các kế hoạch chức năng một cách có hiệu quả. Để thực hiện hoạt động trên, các chuyên viên, cán bộ phòng ban chức năng cần phải thực hiện phân tích, soạn lập các dự án, tham gia đánh giá và xét duyệt các phương án chiến lược đề ra cho doanh nghiệp. c - Phòng kế hoạch của Điện lực Nghệ An Đây là bộ phận chính thực hiện công tác soạn lập và theo dõi thực hiện kế hoạch. Trong công tác kế hoạch hóa, vai trò của phòng kế hoạch thể hiện trong những chức năng cụ thể sau: - Tư vấn, cố vấn việc soạn thảo chiến lược doanh nghiệp, làm sáng tỏ những mục tiêu của doanh nghiệp, thảo luận cùng ban giám đốc của Điện lực Nghệ An để họ quyết định chiến lược doanh nghiệp. - Phòng kế hoạch thực hiện cung cấp thông tin có giá trị, chính xác cho các chuyên viên chức năng của các phòng ban và cùng với các phòng ban phối hợp trong việc thực hiện, giám sát và đánh giá công tác kế hoạch. - Tư vấn về kỹ thuật lập, quản lý, tổ chức thực hiện, theo dõi và kiểm tra, đánh giá kế hoạch; tiến hành phổ biến những phương pháp kế hoạch hóa một cách đúng đắn và khoa học. - Tổ chức các khóa học cần thiết cho những người tham gia vào công tác kế hoạch hóa. Để thực hiện tốt chức năng của mình, cán bộ phòng kế hoạch của Điện lực cần được đào tạo và tuyển chọn để có những phẩm chất nhất định. Đó là: - Là nhà lý luận tốt, có tính chất của nhà ngoại giao. - Có chuyên môn về kế hoạch sâu, biết sử dụng hiểu biết của mình vào việc soạn thảo kế hoạch, chính sách và tổ chức điều hành công tác kế hoạch hóa trong doanh nghiệp. - Có khả năng giao tiếp ở mức độ chuyên nghiệp với các chuyên viên, chuyên gia ở các chuyên môn chức năng khác nhau như: tài chính, hành chính,… - Có kinh nghiệm lãnh đạo. - Là người hiểu biết sâu rộng tất cả các mối quan hệ: kinh doanh, kỹ thuật, kể cả chính trị - xã hội. 1.3.Nhóm giải pháp nâng cao hoàn thiện công tác quản lí tiến độ dự án lưới điện Tiến độ là một mục tiêu quan trọng trong quản lý dự án lưới điện, nó có mối quan hệ chặt chẽ với chi phí và chất lượng dự án. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án góp phần rút ngắn thời gian, giảm chi phí dự án. Trước thực trạng quản lý tiến độ, Điện lực Nghệ An cần có những giải pháp quản lý tốt hơn mặt này : Trong công tác lập kế hoạch tiến độ thi công dự án : Không chỉ dừng lại ở việc xác định thời gian chính cho các hạng mục công trình mà cần chú trọng hơn tới việc xác định thời gian dự trữ cho các công việc. Đây là giải pháp dự phòng khi xảy ra các yếu tố bất thường. Để làm tốt điều này cần tiến hành các hoạt động sau : Nghiên cứu, phân tích các nhân tố biến động thuộc về thiên nhiên có thể gây kéo dài thời gian thực hiện công việc so với kế hoạch như : mưa bão, lụt…chú ý tới xác định thời gian dự trữ cho các công việc khi dự án tiến hành vào mùa mưa. Phân tích các nhân tố biến động về phía nhà thầu như : Quá trình cung ứng vật tư thiết bị, nguyên vật liệu, tổng kết kinh nghiệm để có thể đưa ra một kế hoạch thích hợp. Khi lựa chọn nhà thầu thi công xây lắp, nhà thầu mớí đệ trình một bản kế hoạch thi công chi tiết theo tháng, theo tuần mà chưa chi tiết theo ngày. Vì vậy trong quá trình giám sát, cán bộ giám sát cần yêu cầu bên thi công lập kế hoạch thi công chi tiết theo ngày và yêu cầu nhà thầu thi công chỉ được tiến hành các công việc như lịch biểu đã được phê duyệt. Nếu có điều chỉnh phát sinh cần được sự nhất trí của cán bộ giám sát. Giai đoạn thực hiện thi công xây lắp là giai đoạn quyết định đối với tiến độ thi công xây lắp. Vì vậy cần có sự chỉ đạo sát sao đối với cán bộ giám sát thi công. Yêu cầu phải báo cáo nhật kí thi công xây lắp một cách chi tiết. Đối với nhà thầu : Điện lực Nghệ Ancần chủ động tiếp nhận, xem xét các kế hoạch đẩy nhanh tiến độ dự án của nhà thầu. Nếu Điện lực chấp nhận các đề xuất này, ngày hoàn thành dự kiến sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với cả Điện lực và nhà thầu. Đồng thời yêu cầu nhà thầu cam kết phải hoàn thành công trình theo ngày dự kiến mới. Nếu không hoàn thành, nhà thầu phải chịu phạt hợp đồng. Phòng quản lý đầu tư xây dựng cần đề nghị với lãnh đạo có chế độ khen thưởng kịp thời với nhà thầu có biện pháp đẩy nhanh tiến độ một cách hiệu quả. Điện lực cần tổ chức các “cuộc họp điều độ” : Điện lực yêu cầu bên nhà thầu tham dự vào các cuộc họp điều độ để xem xét lại các kế hoạch cho các công việc còn lại và giải quyết nhanh chóng các vấn đề phát sinh. 1.4..Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí chất lượng dự án lưới điện lượng công trình điện phụ thuộc vào tất cả các giai đoạn thực hiện dự án, mà quan trọng nhất là ở các giai đoạn : Thiết kế kĩ thuật; chuẩn bị nguyên vật liệu, vật tư thiết bị; thi công xây lắp và nghiệm thu bàn giao công trình. Vì vậy, quản lý chất lượng công trình điện là một công việc rất phức tạp. Trên cơ sở phân tích nguyên nhân những mặt hạn chế trong công tác quản lý chất lượng dự án lưới điện, đề tài đưa ra một số giải pháp sau : Tiền đề để tạo ra một dự án lưới điện là bản thiết kế kĩ thuật sau khi đã có báo cáo khả thi. Vì vậy cần có sự chỉ đạo sát sao của ban lãnh đạo đến công tác thẩm định theo từng giai đoạn của quá trình đầu tư gồm : Thẩm định thiết kế kĩ thuật, tổng dự toán và dự toán hạng mục công trình, công trình. Thực hiện tốt các công việc này sẽ đảm bảo độ chính xác của các sản phẩm được tạo ra, là cơ sở đầu tiên đảm bảo được một dự án với các hạng mục công trình xây lắp có hiệu quả cao. Để đảm bảo năng lực thực sự của nhà thầu, Điện lực cần yêu cầu phía nhà thầu ngoài sự thuyết minh về cách sắp xếp, bố trí nhân lực ở sơ đồ hiện trường, cần phải đưa ra các giấy tờ xác minh trình độ của từng cá nhân ở từng vị trí cụ thể. Máy móc, thiết bị phục vụ thi công cũng là một nhân tố quan trọng. Tuy nhiên, để có thể khẳng định được chất lượng của chúng, cần có sự thuyết minh rõ ràng từ phía nhà thầu về nguồn gốc xuất sứ cũng như thời hạn sử dụng của chúng. Chỉ khi chứng minh được các tài liệu này thì mới được chứng nhận đưa vào thi công. Các sai lệch chủ yếu phát sinh trong giai đoạn thực hiện thi công xây lắp. Do vậy bên cạnh sự thống nhất trong nội bộ Điện lực, cần xây dựng được mối liên hệ khăng khít giữa Điện lực với nhà thầu xây lắp trong từng công trình cụ thể. Khi phát hịên sai lệch, các bên phải tiến hành thương thảo để đi đến thống nhất. Thực trạng giám sát chỉ ra rằng nhật kí thi công mới chỉ dừng lại ở “tuần” hoặc “ nhóm ngày” mà chưa chi tiết cụ thể theo từng ngày. Vì vậy để có thể phản ánh hết được tiến độ cũng như thực tế các công việc cụ thể diễn ra như thế nào, nhật kí thi công cần phải đựơc ghi chi tiết theo từng ngày. Do đó, bên cạnh việc quy định cụ thể trách nhiệm cho cán bộ giám sát cần có chế độ xét thưởng-phạt thích hợp. Trong công tác nghiệm thu, để có thể phục vụ tốt hơn các giai đoạn nghiệm thu hạng mục công trình và công trình hoàn thành đưa vào sử dụng, cần có sự chú trọng hơn vào nghiệm thu các công việc xây lắp giai đoạn thực hiện thi công. Có như vậy mới phát hiện được ngay các sai lệch nhỏ để có thể khắc phục kịp thời. 1.5.Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí chi phí dự án lưới điện Chi phí cho dự án luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Quản lý tốt chi phí cho toàn bộ dự án sẽ quyết định tới hiệu quả đầu tư của dự án. Trong thời gian qua, việc quản lý chi phí dự án tại Điện lực Nghệ An đã đạt được nhiều kết quả góp phần đáng kể vào hiệu quả chung của dự án. Để có thể khắc phục được những vấn đề còn tồn tại, nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý chi phí, Điện lực Nghệ An cần thực hiện các biện pháp sau : Việc xây dựng đơn giá dự toán cho các công việc và hạng mục công trình ngoài các căn cứ do Nhà nước ban hành trên cơ sở các văn bản và thông tư hướng dẫn, việc định mức đơn giá còn phải căn cứ vào tình hình biến động giá cả trên thị trường. Hợp đồng kí kết với nhà thầu cần phải thoả thuận kĩ lưỡng về các điều khoản phát sinh khối lượng. Tất cả các thay đổi về khối lượng phải được đính kèm trong kế hoạch thi công do nhà thầu cập nhật và được đệ trình cho Điện lực . Điện lực cần yêu cầu nhà thầu cung cấp một bản phân tích giá chi tiết về tất cả các phần phát sinh trong bảng kê khối lượng phát sinh. Trong quá trình thi công cần quản lý chặt chẽ khối lượng thi công để có thể quyết toán được khối lượng thi công chính xác. Để thực hiện tốt công việc này, Điện lực cần phải : Yêu cầu nhà thầu phải trình cho Điện lực báo cáo hàng tuần, hàng tháng về giá trị của khối lượng công việc đã thực hiện Điện lực phải xác định giá trị công việc đã thực hiện trong thực tế so với kế hoạch. Giá trị công việc đã thực hiện bao gồm giá trị khối lượng các hạng mục trong bảng kê khối lượng đã được hoàn thành và giá trị của các thay đổi và sự kiện bồi thường ( nếu có ). Ngoài ra : Cần có sự chỉ đạo sát công tác quyết toán vật tư thiết bị, nhân công. Hiện nay Điện lực mới chú trọng trong việc quyết toán hoàn thành hạng mục công trình , công trình giai đoạn hoàn thành đưa vào sử dụng. Trong thời gian tới cần phải tập trung quyết toán ngay đối với từng công việc khi hoàn thành giai đoạn thi công xây lắp để đảm bảo tính kịp thời. 1.6.Nhóm giải pháp về đấu thầu Thực hiện đúng quy trình đầu tư, cải tiến lưới điện Đấu thầu là cả một quy trình với nhiều giai đoạn để có thể lựa chọn ra nhà thầu có đủ năng lực về kĩ thuật, năng lực về tài chính và năng lực pháp lý thực hiện thi công dự án. Đấu thầu tại Điện lực Nghệ An đã tuân theo một quy trình khá rõ ràng cả về thủ tục và phân công về trách nhiệm cho các bộ phận chức năng. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được, vẫn còn những yếu điểm nhỏ cần được khắc phục để có thể hoàn thiện công tác này a. Hoàn thiện hồ sơ mời thầu Hồ sơ mời thầu cần chi tiết hơn những yêu cầu đối với các nhà thầu tham gia dự thầu, đó là : Trong sơ đồ tổ chức hiện trường thi công xây lắp, phải chỉ rõ cá nhân nào có trách nhiệm ở từng vị trí cụ thể và trình độ kinh nghiệm của họ. Trong danh sách liệt kê máy móc thiết bị thi công, yêu cầu nêu rõ về nguồn gốc xuất xứ và thời hạn cho phép sử dụng. Yêu cầu nhà thầu nếu được lựa chọn cần phải đệ trình ngay bản kế hoạch tiến độ chi tiết theo ngày sau khi kí kết hợp đồng xây lắp. Hình thức đấu thầu mà Điện lực Nghệ An áp dụng được đưa ra trong hồ sơ mời thầu đó là đấu thầu hạn chế, tức là trên cơ sở mời hạn chế một số nhà thầu tham gia đấu thầu các gói thầu. Điều này có thể tận dụng được sự tin tưởng đối với những nhà thầu quen. Tuy nhiên, để có thể tăng tính khách quan và cạnh tranh trong đấu thầu, Điện lực cần tăng số lượng nhà thầu được mời dự thầu từ 3 nhà thầu lên 5 đến 6 nhà thầu. b.Xiết chặt công tác chọn thầu Việc lựa chọn nhà thầu nào trong số những nhà thầu tham gia đấu thầu cần phải được sự thống nhất ý kiến của tổ chuyên gia xét thầu với những tiêu chuẩn xét thầu nghiêm ngặt về : Bảng giá dự thầu, biện pháp tổ chức thi công, về an toàn lao động và vệ sinh môi trường, về năng lực tài chính, thành tích và kinh nghiệm. Chú trọng tới việc chuẩn bị nhân sự cho công tác đầu thầu : Ngoài cán bộ chuyên gia của Điện lực, với các dự án lớn ( >= 500 triệu ) cần kết hợp với thuê tư vấn chuyên trách ( có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm, am hiểu về các nội dung cụ thể của gói thầu ) tham gia đánh gía, xét chọn kết quả đấu thầu. Nghiên cứu đưa ra các tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu một cách xác thực, các tiêu chí này phải đảm bảo lựa chọn những nhà thầu có năng lực nhất. Kiên quyết loại bỏ những nhà thầu không Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng Việc giải phóng mặt bằng thi công rất quan trọng, phải triển khai trước một bước vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thi công. Trách nhiệm chính thuộc về Điện lực Nghệ An. Bên cạnh đó cần có sự phối hợp chặt chẽ với nhà thầu thi công. Trên cơ sở phân tích những nguyên nhân dẫn tới sự chậm trễ trong công tác giải phóng mặt bằng khi tiến hành thi công các dự án lưới điện mà Điện lực Nghệ An quản lý, đề tài này đưa ra một số các giải pháp cụ thể sau : Khi dự án chuẩn bị triển khai, cần có quá trình tuyên truyền cho nhân dân khu vực dự án thực hiện để họ hiểu và có kế hoạch sinh hoạt, sản xuất kinh doanh. Một nhân tố đóng vai trò quyết định đối với công tác giải phóng mặt bằng thi công đó là sự phối hợp hành động của chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng nơi dự án thực hiện, đó là : Công an và Uỷ ban nhân dân phường, sở giao thông công chính, công ty môi trường đô thị. Về phía Điện lực Nghệ An: Phải cử cán bộ giám sát quá trình tổ chức giải phóng mặt bằng một cách thường xuyên, có gì vướng mắc cần lập biên bản, báo cáo kịp thời để giải quyết, đảm bảo đúng tiến độ đề ra. Về phía nhà thầu : Yêu cầu kiểm tra, rà soát kĩ hiện trường, phát hiện những vị trí vướng mắc báo cáo kịp thời cho Điện lực để có phương án giải phóng và chuẩn bị mặt bằng cho toàn tuyến. Chọn vị trí thuê kho bãi, nơi tập kết vật tư chính như : Cát, sỏi, đá gạch…thích hợp. Dự kiến phương án xử lý khi gặp các công trình ngầm ( Cáp bưu điện, ống cấp thoát nước, hố ga ). Với dự án triển khai trong khu vực dân cư đông, có nhiều ngõ ngách nhỏ hẹp cần có sự thương thảo giữa Điện lực và nhà thầu trong việc triển khai thực hiện dự án cả ban ngày và ban đêm, tránh sự ùn tắc giao thông. 1.7.Nhóm giải pháp về tài chính : a. Tăng cường quản lý, kiểm soát hoạt động tài chính của doanh nghiệp Phòng tài chính kế toán với nhiệm vụ ghi chép phản ánh chính xác có hệ thống các số liệu diễn biến của vật tư, tài sản, tiền vốn doanh thu và phân tích kết quả hoạt động SXKD của các Chi nhánh. Để công tác tài chính được minh bạch, công khai, phục vụ có hiệu quả hoạt động SXKD, bộ phận tài chính cần phải: + Thắt chặt hơn nữa công tác quản lý tài chính để giảm giá thành sản xuất, tăng lợi nhuận. + Phân bổ chi phí sản xuất vào giá thành thực hiện chính xác và kịp thời, theo đúng nguyên tắc tài chính. Sổ sách, thông tin về tài sản cập nhật đầy đủ tạo thuận lợi trong công tác quản lý. Bên cạnh đó đẩy mạnh thực hiện chỉ tiêu tiết kiệm để giảm chi phí biến động hàng năm. + Đẩy nhanh giải ngân các công trình thực hiện và thanh quyết toán các hạng mục xử lý sự cố nhanh chóng để giảm tồn đọng vốn ảnh hưởng đến SXKD. b. Đẩy mạnh các biện pháp tiết kiệm chi phí trong hoạt động SXKD điện năng Điện lực Nghệ An là doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước nên công tác tiết kiệm, chống lãng phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh là vấn đề phải được Đảng bộ lãnh đạo của Điện lực đặc biệt quan tâm và đưa vào kế hoạch hàng năm. Nhận thức được tác động của công tác này đến hiệu quả SXKD, Điện lực Nghệ An phải có những biện pháp cụ thể, siết chặt công tác quản lý trong việc sử dụng tài sản công, tránh thất thoát. Cụ thể trên các mặt như sau: - Việc quản lý phương tiện vận tải tại các Chi nhánh điện còn lỏng lẻo, tuy Điện lực đã có định mức sử dụng xe ôtô cụ thể nhưng tình trạng hoạt động ngoài kế hoạch vẫn tồn tại dẫn đến hư hỏng, chi phí sử chữa lớn làm tăng chi phí sản xuất. Do đó, Điện lực cần giao quyền và trách nhiệm cho cán bộ chức năng thanh tra pháp chế tăng cường kiểm tra, giám sát và có những biện pháp xử lý kịp thời. - Các đơn vị phải tổng hợp kế hoạch sử dụng phương tiện theo quy định và được lãnh đạo phê duyệt để có kế hoạch điều xe hợp lý. - Riêng việc thay đổi cơ chế quản lý phương tiện vận tải từ tháng 7 năm 2006 đã cho thấy hiệu quả rõ rệt, chi phí nhiên liệu trước tháng 7/2006 trung bình 18.000 lít/tháng; sau khi thay đổi cách quản lý chi phí 13.600 lít/tháng, giảm 4.400 lít/tháng. Tiết kiệm hơn 22 triệu đồng/tháng giảm gần 15% chi phí nhiên liệu góp phần giảm chi phí biến động hơn 132 triệu đồng. Nếu làm tốt công tác quản lý các chi phí phục vụ sản xuất khác thì giá thành sản xuất sẽ giảm đáng kể. - Nghiêm cấm sử dụng phương tiện phục vụ công việc riêng. - Bố trí hợp lý các cuộc hội họp, hội nghị, tiếp khách để giảm chi phí. - Có biện pháp cụ thể để sử dụng tiết kiệm điện, nước, điện thoại,... c. Giải pháp huy động vốn Nguồn vốn của Điện lực Nghệ An bao gồm hai bộ phận: Vốn chủ sở hữu (Nhà nước) và nợ phải trả. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn phục vụ SXKD ngày một tăng trong khi nguồn vốn mà Công ty Điện lực I phân bổ hàng năm không đáp ứng được nhu cầu thì không còn cách nào khác, Điện lực cần phải có các kế hoạch huy động nguồn vốn cả nội bộ lẫn bên ngoài. Xuất phát từ những phương hướng và chủ trương mở rộng quan hệ kinh tế cộng với những kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư của một số Điện lực trong thời gian vừa qua thì Điện lực cần có các biện pháp thu hút vốn đầu tư như sau: * Đa dạng hoá phương thức đầu tư nguồn điện và lưới điện phân phối, khuyến khích đầu tư tư nhân hoặc nước ngoài dưới dạng BOT, BOO hoặc liên doanh đầu tư của các thành phần kinh tế khác. Luôn luôn coi trọng "vốn trong nước quyết định, vốn nước ngoài quan trọng” trong việc tạo vốn phát triển ngành điện. * Về nguồn vốn nội bộ: Ngoài nguồn vốn ngân sách đầu tư theo kế hoạch hàng năm, Điện lực có thể khai thác các nguồn sau: Từ năm 2001, ngành điện được phép để lại 100% nguồn vốn khấu hao cơ bản để đưa vào đầu tư XDCB hàng năm nên Điện lực có thể trích khấu hao hàng năm để đưa vào đầu tư. Lợi nhuận để lại: Điện lực Nghệ An thường sử dụng nguồn vốn này để đầu tư vào các máy móc thiết bị, lắp đặt thêm các trạm biến áp, cải thiện chất lượng đường dây, mở rộng hoạt động kinh doanh. Để có nguồn vốn này thì buộc đơn vị phải kinh doanh có lãi, nó phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh. Nguồn thu tiền điện ở các địa phương để cải tạo lưới điện nông thôn nguồn do tăng giá điện. Vốn dự phòng: Được trích từ lợi nhuận để chi trả các khoản thua lỗ có thể có hoặc dự phòng trượt giá trong XDCB, giá trị nguyên vật liệu tồn kho,… do Điện lực phân bổ. Ngoài ra, Điện lực Nghệ An có thể sử dụng các quỹ như quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính,… * Về nguồn vốn bên ngoài: Là một doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước nên biện pháp duy nhất để huy động vốn từ bên ngoài là vay vốn thông qua việc vay ngân hàng, tín dụng thương mại,… Cụ thể là vay tín dụng đầu tư XDCB từ ngân hàng đầu tư và phát triển theo hạn mức hàng năm. Ngành điện có thể đầu tư trên địa bàn tỉnh Nghệ An bằng nguồn vốn viện trợ chính thức ODA theo hiệp định vay của chính phủ Việt Nam, các tổ chức tài chính quốc tế như WB, ADB dành cho ngành điện. Đây là nguồn vốn vay ưu đãi với lãi suất thấp hoặc không có lãi suất và thời hạn kéo dài rất phù hợp với việc đầu tư xây dựng công trình cơ sở hạ tầng phục vụ SXKD điện năng.. Nguồn vốn vay của các tổ chức tài chính quốc tế khác và các tập đoàn kinh tế tư nhân nước ngoài, kể cả việc mua vật tư thiết bị trả chậm (vay thương mại). 1.8.Một số giải pháp khác Qua kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh năm 2008 vừa qua, để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh điện năng của mình, Điện lực Nghệ An phải làm tốt các biện pháp sau: a - Nghiêm túc thực hiện các quy chế, quy định của Công ty Điện lực I cũng như của Điện lực Nghệ An đề ra. b - Hoàn thiện công tác tổ chức, đưa mọi hoạt động kinh doanh đi vào nề nếp và đúng nguyên tắc. Đồng thời tổ chức bồi dưỡng, bồi huấn nâng cao chất lượng CBCNV. c - Về kỹ thuật và an toàn lao động: Tăng cường công tác kiểm tra lưới điện, phát hiện và sửa chữa kịp thời những thiếu sót của lưới điện, nắm vững công suất phụ tải trên lưới để có phương án chống quả tải kịp thời, thực hiện nghiêm túc công tác an toàn lao động để tránh xảy ra tai nạn. d - Chuẩn bị đầy đủ nhưng tiết kiệm các vật tư, thiết bị, dụng cụ trang bị cho các đơn vị để chủ động trong hoạt động kinh doanh điện năng. e - Tăng cường công tác quản lý, giao tiếp, dịch vụ khách hàng. Bằng mọi cách đáp ứng đầy đủ nhu cầu phụ tải, tạo điều kiện cho các khách hàng trong việc cấp điểm đấu, nghiệm thu đóng điện để đưa nhanh các khách hàng mới vào sử dụng điện nhằm tăng điện thương phẩm. Từng bước tiến hành xoá bán tổng tại thành phố, thị xã và các thị trấn nhằm tăng giá điện bình quân. g - Đẩy mạnh công nghệ thông tin, sử dụng mạng máy tính phục vụ hiệu quả cho công tác SXKD. Một số kiến nghị 2.1. Đối với cơ quan nhà nước Nhà nước thực hiện vai trò quản lý vĩ mô, đảm bảo cho các hoạt động kinh tế đi theo đúng định hướng và thực hiện các mục tiêu trong chiến lươc phát triển kinh tế xã hội bằng việc ban hành các văn bản pháp luật và chế độ chính sách. Quá trình triển khai dự án lưới điện của Điện lực Nghệ An có mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan quản lý Nhà nước tại địa bàn. Vì vậy em xin đưa ra những kiến nghị sau - a.Ban hành văn bản pháp luật quản lý điện Nhà nước, các cơ quan pháp luật cần có những biện pháp cụ thể để ngăn chặn tình trạng lấy cắp điện, nếu cần thiết thì có thể quy định thành luật. Trên thực tế các hiện tượng vi phạm hiện nay thường chỉ bị xử phạt hành chính ở mức độ bồi thường vật chất. Nhà nước cần có cơ chế xử lý các trường hợp ăn cắp điện với khối lượng lớn, sai phạm nhiều lần để cảnh báo và làm gương giáo dục. Bên cạnh đó, Nhà nước cần tạo thuận lợi cho ngành điện có thể kết hợp với các ngành khác trong việc làm giảm tổn thất điện năng. Đặc biệt trong việc ăn cắp điện, Nhà nước cần tuyên truyền giáo dục trong nhân dân nhằm tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của dư luận, lên án các hành vi lấy cắp điện. Như vậy trong tình hình hiện nay chưa có các văn bản cụ thể cho ngành điện đòi hỏi Nhà nước cần sớm đưa ra các văn bản quy phạm pháp luật riêng cho ngành điện đặc biệt các quy định nhằm làm giảm tổn thất điện năng để phat huy tác dụng cho các mạng lưới điện. Nhà nước cần đưa ra các văn bản hướng dẫn các ngành kết hợp với ngành điện trong việc giảm tổn thất điện năng. b - Chính sách đầu tư Việc đầu tư của Nhà nước không chỉ là đầu tư XDCB mà còn phải đầu tư cho công tác cải tạo lưới điện cao, trung và hạ thế ở những khu vực cũ nát. Để có một lưới điện an toàn, hiệu quả thì Nhà nước phải có chính sách, kế hoạch, quy hoạch dân cư; chính sách giải phóng mặt bằng giúp cho các công trình điện được hoàn thành nhanh hơn. Nhà nước cần tạo điều kiện về kinh phí cho Điện lực Nghệ An qua việc kiểm tra phương án phụ thu tiền điện hoặc có chính sách trợ giúp cho hộ dân nghèo có điều kiện mua điện trực tiếp qua công tơ của ngành điện. Có chính sách giúp đỡ ngành nông nghiệp phát triển để giảm thất thu cho Điện lực vì hiện nay tình trạng nợ đọng của đối tượng này lớn mà khả năng thanh toán thấp - Đối với thuỷ nông: Cố gắng thu tiền điện và nộp đúng kỳ để đảm bảo cho đơn vị đạt được kế hoạch giao. - Khi phát sinh các vấn đề cần phải thanh tra hay kiểm toán, đề nghị các cơ quan chức năng phối hợp với nhau thành lập một đoàn kiểm tra với sự tham gia đầy đủ của các cơ quan có liên quan để giải quyết một cách nhanh chóng và thống nhất. Tránh tình trạng chỉ có một vấn đề nhưng nhiều đoàn kiểm tra đưa ra nhiều kết luận khác nhau (thậm chí trái ngược nhau) gây khó khăn cho hoạt động của Điện lực. Bên cạnh đầu tư trong nước, Nhà nước cần có chính sách ưu đãi kêu gọi đầu tư nước ngoài để cải tạo phát triển hệ thông điện. Trong điều kiện trang thiết bị vật tư hiện nay của ngành điện là rất chắp vá, không đồng bộ lại lạc hậu, rất cần có sự hỗ trợ và tham mưu của các nước tiên tiến. 2.2. Đối với Điện lực Nghệ An - Về công tác tuyển dụng: Điện lực nên ưu tiên tuyển lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật và quản lý giỏi để có thể đáp ứng yêu cầu hiện tại. - Quan tâm hơn nữa đến các Chi nhánh vùng sâu vùng xa, địa bàn khó khăn hơn, có chính sách ưu tiên hơn đối với số CBCNV lên làm việc tại đó. Kết luận Trên đây, em đã trình bày hiệu quả quản lí dự án được thể hiện ở ba mặt chính: Tiến độ, chất lượng và chi phí dự án. Quản lí dự án có hiệu quả cao là điều kiện rất tốt để tạo ra một công trình điện có chất lượng tốt, cung cấp điện ổn định, kịp thời an toàn … Nhận thực được tầm quan trọng của việc quản lí dự án lưới điện nên trong quá trình thực tập tại điện lực Nghệ An, em đã đi sâu nghiên cứu phân tích thực trạng quản lí dự án mạng lưới điện . Cần khẳng định rằng trong những năm qua mặc dù có rất nhiều cố gắng để tạo ra những chuyển biến quan trọng trong quá trình phát triển của Điện lực trong việc nâng cao hiệu quả quản lí dự án lưới điện, Điện lực Nghệ An còn có nhiều mặt yếu kém cần khắc phục. Nâng cao hiệu quả quản lí dự án đồng thời nâng cao hiệu quả kinh doanh là mục tiêu cần đạt tới của tất cả các Điện lực nói chung và của Điện lực Nghệ An nói riêng. Quản lý dự án lưới điện là một lĩnh vực với nhiều nội dung phức tạp. Do trình độ cũng như kĩ năng phân tích còn hạn chế nên đề tài chưa phân tích được hết các góc độ. Em rất mong được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Nguyễn Thị Thu Hà và sự giúp đỡ tận tình của cán bộ điện lực Nghệ An trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Danh mục tài liệu tham khảo - Giáo trình kinh tế đầu tư - Giáo trình lập và quản lí dự án đầu tư - Một số luận văn của khoa kinh tế đầu tư - Tạp chí kinh tế phát triển, thời báo kinh tế Việt Nam, tạp chí xây dựng - Luận văn của các khóa trước chuyên ngành kinh tế đầu tư - Luật điện lực số 28/ 2204 – QH11 được quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kì họp thứ 6 thông qua - Luật xây dựng (số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003); - Luật đấu thầu ( số 61/2005/QH11 từ ngày 18/10 đến 29/11/2005); - Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 05/05/2008 của chính phủ hướng dẫn thi hành luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật xây dựng; - Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24-01-2005 của Chính Phủ về Quy hoạch xây dựng; - Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07-2-2005 của Chính Phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; - Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/09/2006 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định số 16/2005/NĐ-CP. - Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16-12-2004 của Chính Phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng; - Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18-04-2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của NĐ số 209/2004/NĐ-CP. - Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13-06-2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. - Nghị định số 03/2008/NĐ-CP ngày 07-01-2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2007/NĐ-CP. - Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25-07-2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA5445.DOC
Luận văn liên quan