Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động tại công ty cổ phần sữa Ba Vì

Nhân tố con người luôn đóng vai trò quyết định trong sự thành công của bất kì doanh nghiệp nào, đặc biệt trong tình hình thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Để có thể khai thác tối đa nguồn nhân lực, Công ty nên: Thường xuyên đánh giá, tổng kết về cơ cấu tổ chức, trình độ nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ công nhân viên. Tổ chức những khóa đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu, nâng cao trình độ để đáp ứng nhu cầu ngày càng đổi mới. Công tác quản lý cán bộ cần được thực hiện nghiêm túc, công mĩnh, nhìn nhận đánh giá đúng đắn những điểm tích cực và tiêu cực trong quá trình hoạt động của đội ngũ lao động trong Công ty. Từ đó có những biện pháp phát huy điểm mạnh và hạn chế điểm yếu của mỗi người. Trong quá trình hoạt động, Công ty cần thường xuyên tổng kết định kì để kịp thời có kế hoạch khen thưởng đối với những cá nhân, tập thể có thành tích tốt, đồng thời nghiêm khắc phê bình, kiểm điểm đối với những cá nhân, tổ chức có hành vi sai trái ảnh hưởng đến sự phát triển của Công ty.

pdf91 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1549 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động tại công ty cổ phần sữa Ba Vì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n càng thấp thì kỳ thu tiền bình quân càng tăng cao và ngược lại. Tại Công ty CP sữa Ba Vì ta thấy kì thu tiền bình quân đang có xu hướng tăng lên qua các năm, có nghĩa Công ty mất nhiều ngày hơn để thu hồi các khoản phải thu. Cụ thể, năm 2010, thời gian thu nợ trung bình tại Công ty chỉ mất 13,19 ngày có nghĩa bình quân Công ty chỉ mất 13,19 ngày cho một khoản phải thu. Nguyên nhân là do nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm, Công ty đã áp dụng chính sách bán trả chậm, dần nới lỏng tín dụng đối với các đại lý, giúp cho các đại lý có khả năng bán được nhiều sản phẩm hơn cho Công ty. Tốc độ luân chuyển của các khoản phải trả Các khoản phải trả cũng thuộc phần vốn ngắn hạn của Công ty. Tuy nhiên, bên cạnh các khoản phải thu ngắn hạn, ta cũng cần phải quan tâm đến các khoản phải trả để có cái nhìn tổng quát về tình hình sử dụng vốn lưu động của Công ty. Do đó, ở mục này, ta chỉ tập trung phân tích chỉ tiêu đánh giá các khoản phải trả gồm: hệ số trả nợ và thời gian trả nợ trung bình. Bảng 2.14. Chỉ tiêu đánh giá các khoản phải trả của Công ty Chỉ tiêu Công thức ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 10 -11 11 - 12 Hệ số trả nợ Vòng 157,59 5,29 7,70 (152,3) 2,41 Thời gian trả nợ TB Ngày 2,32 68,99 47,40 (66,67) (21,59) (Nguồn: Phòng Kế toán) Thang Long University Library 55 - Hệ số trả nợ của Công ty khá cao trong giai đoạn 2010 – 2012. Năm 2010, hệ số trả nợ là 157,59 có nghĩa trong năm này vòng quay các khoản phải trả của Công ty là 157,59. Năm 2011, hệ số này giảm mạnh xuống chỉ còn 5,29 tương ứng giảm 152,3 so với năm 2010. Tới năm 2012, con số này tăng nhẹ lên mức 7,70. Điều này cho thấy Công ty chú trọng đến việc thanh toán các khoản nợ. - Thời gian thu nợ trung bình cho biết bình quân doanh nghiệp có bao nhiêu ngày để trả nợ. Năm 2010, Công ty chỉ mất 2,32 ngày để thanh toán một khoản nợ ngắn nhất trong cả giai đoạn. Hệ số này tăng đột biến tại năm 2011 khi tăng lên đến 68,99 ngày, và sang năm 2012 hệ số này giảm xuống 47,40 ngày. Như vậy, nhìn chung thời gian trả nợ của Công ty đang có xu hướng giảm xuống, điều này cho thấy Công ty chịu nhiều sức ép tín dụng, chi phí trả lãi cao nên cần nhanh chóng thanh toán các khoản phải trả trong thời gian ngắn. Thời gian quay vòng tiền Có thể thấy chỉ tiêu thời gian quay vòng tiền của Công ty CP sữa Ba Vì dựa vào thời gian thu nợ trung bình, thời gian luân chuyển kho trung bình và thời gian trả nợ trung bình. Đây là chỉ tiêu cho biết mất bao nhiêu lâu doanh nghiệp mới thu hồi được tiền mặt trong sản xuất kinh doanh tính trong một năm. Thời gian quay vòng tiền cũng là chỉ số phản ánh hiệu quả quản lý VLĐ tại Công ty. Bảng 2.15. Thời gian quay vòng tiền của Công ty ĐVT: Ngày Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 10 – 11 11 - 12 Thời gian thu nợ TB 13,19 16,46 34,11 3,27 17,65 Thời gian luân chuyển kho TB 13,02 33,27 32,13 20,25 (1,14) Thời gian trả nợ TB 2,32 68,99 47,40 66,67 (21,59) Thời gian quay vòng tiền 23,89 (19,26) 18,84 (43,15) 38,1 (Nguồn: Phòng Kế toán) Nhìn vào bảng số liệu 2.15 ta thấy thời gian quay vòng tiền của Công ty tương đối dài qua các năm do đặc thù ngành. Năm 2010, vòng quay tiền của Công ty là 23,89 ngày có nghĩa số vốn mà doanh nghiệp bỏ ra sau 23,89 ngày mới được thu lại để tiếp tục hoạt động SXKD. Sang đến năm 2011 con số này là âm 19,26 có thể thấy trong năm 2011 thời gian trả nợ trung bình của Công ty tăng lên rất lớn so với năm 2010 tức là tăng 66,67 ngày. Qua đó Công ty có đủ thời gian thu xếp được đủ tiền nhằm thanh toán cho khách hàng, điều này cũng có nghĩa Công ty không cần sử dụng 56 VLĐ mà còn có thể tạo ra được doanh thu nhờ chiếm dụng được VLĐ của nhà cung cấp. Năm 2012, thời gian quay vòng tiền là 18,84 ngày tăng 38,1 ngày so với năm 2011. Điều này cho thấy trong ba năm gần đây Công ty quản lý chưa thực sự hiệu quả khi giữ hàng tồn kho và các khoản phải thu ở mức cao làm cho thời gian luân chuyển kho trung bình và thời gian thu nợ trung bình dài trong khi chỉ giữ vốn chiếm dụng được trong thời gian rất ngắn làm cho thời gian quay vòng tiền dài. 2.3.5 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động Tốc độ luân chuyển vốn lƣu động Việc sử dụng hợp lý tiết kiệm vốn lưu động biểu hiện trước hết ở tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Bởi vậy ta xem xét chỉ tiêu này nhắm đánh giá khả năng sử dụng VLĐ tại Công ty trong giai đoạn 2010 – 2012. Trước tiên ta cần tính được VLĐ trung bình của Công ty trong các năm 2010, 2011 và 2012 như sau: VLĐ trung bình năm 2010 = = 4.528 (triệu đồng) Bảng 2.16. Tốc độ luân chuyển VLĐ tại Công ty Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 10 – 11 11 -12 Doanh thu thuần Triệu đồng 19.565 20.219 16.255 654 (3964) VLĐ trung bình Triệu đồng 4.528 3.291 4.955 (1237) 1664 Vòng quay VLĐ Vòng 4,32 6,14 3,28 1,82 (2,86) Kỳ luân chuyển VLĐ Ngày 83,33 58,63 109,76 (24,7) 51,13 (Nguồn: Phòng Kế toán) - Vòng quay vốn lưu động tại Công ty CP sữa Ba Vì năm 2010 là 4,32 vòng có nghĩa trong năm này 1 đồng TSLĐ của Công ty tạo ra được 4,32 đồng doanh thu thuần hay trong năm VLĐ của Công ty luân chuyển được 4,32 vòng. Năm 2011, con số này tăng nhẹ lên mức 6,14 tương ứng tăng 1,82 vòng so với năm 2010, tuy nhiên sang năm 2012 con số này lại giảm chỉ còn 3,28 vòng tương ứng giảm 2,86 vòng so với năm 2011. Điều này cho ta thấy, khả năng quản lý và sử dụng vốn lưu động của Công ty vào thời điểm hiện tại chưa tốt khiến cho việc nâng cao doanh thu còn gặp nhiều hạn chế. - Kỳ luân chuyển VLĐ cho biết thời gian cần thiết để hoàn thành vòng luân chuyển VLĐ. Nhìn vào bảng số liệu 2.16 Ta thấy kỳ luân chuyển VLĐ tại Công ty Thang Long University Library 57 CP sữa Ba Vì có xu hướng giảm. Từ năm 2010 Công ty cần 83,33 ngày để hoàn thành 1 vòng quay VLĐ thì sang năm 2011 vòng quay này giảm xuống 58,63 ngày. Tuy nhiên, sang đến năm 2012 con số này lại tăng đột biến lên mức 109,76 ngày tức là tăng 51,13 ngày so với năm 2011, nguyên nhân là do tốc độ tăng của doanh thu thuần lớn hơn nhiều so với VLĐ trung bình của năm đó, làm tăng vòng quay vốn lưu động dẫn đến tăng kỳ luân chuyển vốn. Con số này tăng cho thấy hiệu quả sử dụng VLĐ trong năm 2012 của Công ty có xu hướng giảm và nhu cầu sử dụng VLĐ không phù hợp với nhu cầu SXKD của doanh nghiệp. Như vậy, ta thấy hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty CP sữa Ba Vì trong ba năm vừa qua có phần không ổn định. Tuy vòng quay vốn lưu động tăng chậm lại và kì luân chuyển có tăng đột biến trong giai đoạn vừa qua nhưng cũng đã biểu thị nỗ lực của Công ty trong việc thích ứng với sự biến động của thị trường. Ngoài ra, Công ty cần phải quản lý chặt chẽ VLĐ sao cho phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh để mang lại lợi nhuận cao hơn. Mức tiết kiệm vốn lƣu động do tăng tốc độ luân chuyển Đánh giá hiệu quả sử VLĐ còn được thể hiện thông qua mức tiết kiệm VLĐ khi tăng tốc độ luân chuyển VLĐ và được thể hiện bằng 2 chỉ tiêu: mức tiết kiệm tuyệt đối và mức tiết kiệm tương đối. - Mức tiết kiệm tuyệt đối = DTT1/L1 – VLĐBQ0 Mức tiết kiệm VLĐ tuyệt đối năm 2011 = - = - 1.342,45 Mức lãng phí VLĐ tuyệt đối năm 2012 = - = 2.871,33 Ta thấy trong năm 2011 Công ty đã tiết kiệm được 1.342,45 triệu đồng, có nghĩa để đạt được mức doanh thu bằng năm 2010 Công ty cần bỏ ra một lượng VLĐ ít hơn so với năm 2010 là 1.342,45 triệu đồng. Tuy nhiên, sang năm 2012 con số này lại ở mức đáng báo động khi để đạt được mức doanh thu bằng năm 2011 Công ty phải bỏ ra nhiều hơn so với năm 2011 là 2.871,33 triệu đồng. Con số này cho thấy khả năng quản lý VLĐ trong năm 2012 của Công ty là chưa tốt. - Mức tiết kiệm tương đối = - Mức tiết kiệm VLĐ tương đối năm 2011 = - = - 1.387,33 Mức lãng phí VLĐ tương đối năm 2012 = - = 2.308,39 Ta thấy năm 2011 Công ty đã tiết kiệm được một khoản là 1.387,33 triêu đồng có nghĩa trong năm 2011 Công ty không cần phải bỏ thêm 1.387,33 triệu đồng VLĐ đáng 58 lẽ phải bỏ ra để mở rộng doanh thu. Tuy nhiên, sang năm 2012 con số này hoàn toàn trái ngược so với năm 2011 khi mà năm 2012 Công ty phải bỏ ra đến 2.308,39 triệu đồng để mở rộng doanh thu. Có thể thấy rằng trong năm 2011 Công ty đã tiết kiệm được một phần VLĐ nhờ tốc độ luân chuyển VLĐ tăng lên, mà lẽ ra phải bỏ ra để đạt được mức doanh thu như cũ hay mở rộng doanh thu. Với mức tiết kiệm đạt được Công ty có thể rút ra khỏi luân chuyển để dùng đầu tư các tài sản sinh lời khác. Nhưng sang năm 2012 điều này hoàn toàn ngược lại, Công ty phải bỏ ra nhiều tiền hơn rất nhiều so với năm 2011 để có thể đạt được doanh thu như cũ. Bởi vậy, cần phải chú trọng hơn đến việc sử dụng vốn lưu động trong các năm tiếp theo để có thể đạt được mức doanh thu ổn định hoặc lớn hơn. Hệ số đảm nhiệm vốn lƣu động Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động phản ánh số vốn lưu động cần có để đạt được một đồng doanh thu thuần. Bảng 2.17. Hệ số đảm nhiệm VLĐ tại Công ty Chỉ tiêu Công thức ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 10 – 11 11- 12 Hệ số đảm nhiệm VLĐ Đồng 0,231 0,163 0,305 (0,068) 0,142 (Nguồn: Phòng Kế toán) Qua bảng 2.17 ta thấy biến động của hệ số đảm nhiệm VLĐ tại Công ty CP sữa Ba Vì thay đổi nhỏ theo hướng giảm xuống, vì vậy số liệu tính toán được làm tròn sau dấu phẩy 3 chữ số mới thấy được sự thay đổi. Hệ số đảm nhiệm giảm xuống cho thấy hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp đang được tăng lên dần dần, cho dù tăng chậm. Năm 2010, hệ số này đạt 0,231 có nghĩa trong năm này cần dùng 0,231 đồng VLĐ để đạt được 1 đồng doanh thu thuần. Sang năm 2011, hệ số này là 0,163 có nghĩa chỉ giảm xuống 0,068 so với năm 2010. Năm 2012, hệ số đảm nhiệm của Công ty CP sữa Ba Vì lại tăng nhẹ lên 0,305 tương ứng tăng 0,142. Hệ số sinh lời vốn lƣu động Hệ số sinh lời VLĐ hay còn gọi là doanh lợi VLĐ, nó phản ánh khả năng sinh lời của VLĐ. Chỉ tiêu này tại Công ty CP sữa Ba Vì được thể hiện ở bảng 2.18: Thang Long University Library 59 Bảng 2.18. Hệ số sinh lời VLĐ tại Công ty ĐVT:% Chỉ tiêu Công thức Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 10 – 11 11 – 12 Hệ số sinh lời VLĐ 2,19 1,89 (14,15) (0,3) (16,04) (Nguồn: Phòng Kế toán) Hệ số sinh lời của VLĐ của Công ty tương đối thấp và có xu hướng giảm dần qua từng năm. Năm 2010, hệ số sinh lời VLĐ đạt 2,19% có nghĩa cứ 100 đồng VLĐ thì tạo ra được 2,19 đồng doanh thu. Sang năm 2011, chỉ tiêu này giảm xuống còn 1,89%, tức là giảm 0,3% so với năm 2011. Tới năm 2012 con số này ở mức âm 14,15 nguyên nhân là do lợi nhuận su thuế tại năm 2012 âm, dẫn tới khả năng sinh lời vốn lưu động tại năm này hầu như không có. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty năm 2012 còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết nếu không sẽ không thể đạt được doanh thu cũ và tăng trưởng trong thời gian tới. Như vậy, thông qua phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng của từng bộ phận đã cho ta thấy rõ hơn việc quản lý và sử dụng VLĐ tại Công ty CP sữa Ba Vì có những điểm nào tốt và chưa tốt, từ đó đề ra một số biện pháp giúp Công ty nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng VLĐ. 2.3.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong Công ty Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty bao gồm những nhân tố sau: Nền kinh tế thế giới cũng như Viêt Nam trong giai đoạn 2010 – 2012 có nhiều biến động do tác động khủng hoảng kinh tế toàn cầu, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, lợi nhuận của Công ty. Ngoài ra, với sự gia nhập mạnh mẽ của các công ty khác cùng ngành sở hữu một lượng vốn hùng hậu, khiến cho Công ty bị lép vế về số lượng hàng tiêu thụ. Doanh thu và lợi nhuận của Công ty trong ba năm qua tăng chậm lại và từ đó làm giảm hiệu quả của vốn lưu động Sức mua của thị trường trong giai đoạn này cũng giảm mạnh, nhiều người thắt chặt chi tiêu không mua sắm nhiều như thời kì đầu tăng trưởng. Thêm vào đó, sự phân phối sản phẩm của Công ty chủ yếu là cho các đại lý kinh doanh và bán lẻ, tập trung chủ yếu ở các khu du lịch tại Ba Vì nhưng vẫn chưa mở rộng thị trường một cách mạnh mẽ nên người tiêu dùng chưa biết nhiều đến sản phẩm. Sức mua giảm khiến doanh thu giảm, lợi nhuận giảm và hiệu quả sử dụng vốn lưu động theo đó cũng giảm. 60 Bên cạnh đó, nhân tố chủ quan từ phía Công ty chưa xác định được nhu cầu VLĐ một cách chính xác, cơ cấu vốn lưu động chưa hợp lý và quản lý chưa chặt chẽ làm giảm vòng quay vốn lưu động, giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 2.4 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lƣu động tại Công ty CP sữa Ba Vì Trong giai đoạn 2010 – 2012 là giai đoạn khó khăn chung của toàn bộ nền kinh tế trong và ngoài nước, đặc biệt do sức mua của người tiêu dùng giảm mạnh khiến cho các doanh nghiệp gặp khó khăn trong thanh toán và hàng hóa bị ứ đọng. Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng Công ty CP sữa Ba Vì vẫn duy trì được hoạt động sản xuất kinh doanh, tuy tăng trưởng chậm lại nhưng đó là nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ của toàn Công ty. Tuy nhiên, sau khi phân tích hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động của Công ty, ta thấy được Công ty vẫn còn tồn tại nhiều điểm yếu kém, đặc biệt về các khoản phải thu tăng liên tiếp và dự trữ quá nhiều hàng tồn kho khiến cho vốn của Công ty bị ứ đọng không quay vòng nhanh để tiếp tục đầu tư, bên cạnh đó còn làm giảm khả năng thanh toán chung. 2.4.1 Những kết quả đạt được Qua quá trình tìm hiểu thực tế và nghiên cứu, phân tích dữ liệu, các chỉ số tài chính nói chung và VLĐ nói riêng, ta thấy Công ty CP sữa Ba Vì đã đạt được những kết quả sau: Công ty áp dụng chính sách quản lý vốn thận trọng nhằm ổn định khả năng sản xuất kinh doanh trong giai đoạn khó khăn, tuy lợi nhuận không cao nhưng trong giai đoạn nghành sữa vẫn còn đang non trẻ và đầy biến động thì việc Công ty áp dụng chính sách quản lý này được coi là hợp lý. Khả năng thanh toán ngắn hạn tương đối tốt, cao hơn mức trung bình ngành cho thấy Công ty chú trọng đến việc chuyển đổi trong ngắn hạn các tài sản lưu động thành tiền để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn, điều này giúp làm tăng uy tín của Công ty với khách hàng. 2.4.2 Hạn chế Doanh thu của Công ty liên tục giảm trong ba năm 2010 – 2012, tuy rằng đây là những năm khó khăn chung của nền kinh tế nhưng Công ty vẫn bị cuốn theo và chưa chứng tỏ được khả hết khả năng của mình. Khả năng sinh lời của Công ty cũng giảm dần qua ba năm và thấp hơn trung bình ngành rất nhiều, đây là điều rất đáng lo lắn của Công ty, bởi nếu khả năng sinh lời tiếp tục giảm thì uy tín của Công ty cũng sẽ giảm đi rất nhiều. Công ty sử dụng chính sách quản lý vốn thận trọng và đầu tư kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn chủ sở hữu, tuy khả năng tự chủ tài chính của Công ty cao và không Thang Long University Library 61 bị áp lực trả lãi nhưng mức sinh lời không cao và không tận dụng được lá chắn thuế từ việc đi vay vốn, điều này làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Nguồn vốn bị chiếm dụng của Công ty có xu hướng tăng lên khiến Công ty mất đi một lượng vốn đầu tư cho hoạt động SXKD. Việc nới lỏng chính sách tín dụng tuy đem lại nhiều khách hàng cho Công ty, tăng doanh thu nhưng mặt khác, việc này cũng làm phát sinh thêm các khoản chi phí khác như chi phí quản lý các khoản phải thu, tăng mức độ rủi ro của các khoản nợ khó đòi. Thời gian luân chuyển kho trung bình dài và hệ số lưu kho thấp. Thời gian quay vòng tiền tại Công ty còn dài so với đăc thì của ngành do thời gian luân chuyển hàng tồn kho và thời gian thu nợ trung bình dài trong khi thời gian trả nợ lại rất ngắn. Để giảm thời gian quay vòng tiền, Công ty cần giảm thời gian luân chuyển hàng tồn kho và giảm thời gian thu nợ. 2.4.3 Nguyên nhân Công ty CP sữa Ba Vì còn tồn tại những hạn chế trên chủ yếu là do những nguyên nhân sau: - Công ty chưa xác định nhu cầu vốn lưu động. - Công ty chưa xác định được mức dự trữ tiền mặt tối ưu và thiếu các công cụ đầu tư tài chính ngắn hạn. - Khả năng thanh toán nhanh giảm là do giá trị hàng tồn kho tăng cao, khả năng thanh toán tức thời giảm là do nợ ngắn hạn tăng lên. - Các khoản phải thu khách hàng tăng lên do nguồn vốn bị chiếm dụng của Công ty có xu hướng tăng lên khiến Công ty mất đi một lượng vốn đầu tư vào hoạt động SXKD. - Thời gian luân chuyển kho của Công ty dài, hệ số lưu kho thấp là do Công ty đang dự trữ quá nhiều hàng tồn kho, quản lý hàng tồn kho không hợp lý gây tồn đọng vốn. - Phần mềm quản lý vốn lưu động tại Công ty còn nghèo nàn, trình độ chuyên môn của nhân viên còn hạn chế. Kết luận chương 2: Qua những phân tích cơ cấu và chỉ tiêu tài chính của vốn lưu động ở chương 2 đã cho thấy những điểm còn hạn chế trong việc quản lý và sử dụng vốn lưu động của Công ty CP sữa Ba Vì. Từ đó, dựa vào những kết quả này khóa luận sẽ đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động cho Công ty ở chương 3. 62 CHƢƠNG 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA BA VÌ. 3.1 Định hƣớng phát triển của Công ty Cổ phần sữa Ba Vì 3.1.1 Nhận xét về môi trường kinh doanh của Công ty Môi trƣờng vĩ mô Năm 2010 và năm 2011 Việt Nam đã hứng chịu những tổn thất nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thể hiện rõ ràng nhất khi người dân thắt chặt chi tiêu, điều này ảnh hưởng rất lớn đối với ngành sữa, bởi khi người dân thắt chặt chi tiêu cũng đồng nghĩa với việc các sản phẩm không có thị trường đầu ra. Do đó, nhiều công ty hoạt động trong ngành đã rơi vào tình trạng ứ đọng hàng tồn kho, vốn quay vòng chậm. Sang đến năm 2012, nền kinh tế bắt đầu có sự khởi sắc khi vực dậy được từ khủng hoảng, do đó các doanh nghiệp cũng đã dần phục hồi tuy nhiên tốc độ vẫn còn chậm. Môi trƣờng công nghệ Việt Nam là nước đang phát triển nên công nghệ tuy đã được cải tiến và nâng cao hơn rất nhiều so với thời gian trước nhưng vẫn đi sau các nước phát triển. Gần như chỉ có các Công ty lớn như Vinamilk hay TH true milk, có năng lực tài chính mạnh mới đủ sức để chi trả cho những dây chuyền sản xuất hiện đại, tiên tiến ngang tầm quốc tế, còn đa số đều sử dụng lại công nghệ mà các nước phát triển không còn sử dụng nữa. Với những doanh nghiệp muốn tiếp cận với những công nghệ mới sẽ được nhiều chính sách ưu đãi cho vay vốn từ phía Nhà nước. Môi trƣờng ngành Ngành sản xuất, chế biến các sản phẩm từ sữa là ngành vẫn còn non trẻ và cần nhiều sự quan tâm hơn để có thể phát huy hết khả năng của mình. Ngoài ra việc ra nhập WTO và duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định hàng năm làm cho mức sống của người dân tăng cao khiến cho sức tiêu thụ các sản phẩm từ sửa của các công ty trong nước cũng tăng lên đáng kể. Sản lượng tiêu thụ sữa và các sản phẩm tử sữa ngày càng tăng nhanh. Từ năm 2000 mức tiêu thụ sữa ở Việt Nam chỉ đạt dưới 3 lít/người/năm, những năm tiếp theo tăng lên 10 lít/người/năm và hiện nay đạt mức 15 lít/người/năm. Sữa và các sản phẩm từ sữa ngày càng được ưa chuộng do mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của người sử dụng. Ngoài ra, mức sống của người dân ngày càng được nâng cao, phát triển nhu cầu ăn uống với đòi hỏi cao về chất lượng thúc đẩy nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ sữa ngày một tăng cao. Thang Long University Library 63 Sự cạnh tranh của các sản phẩm nhập khẩu: sản phẩm nhập khâu tại thị trường Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại chiếm một lượng lớn trên thị trường, mặc dù chất lượng tương đương so với các sản phẩm nội nhưng giá thành lại cao hơn rất nhiều. Do đó, trong thời gian tới khi ngành sữa đã thực sự có vị thế của mình trên thị trường thì các sản phẩm nội địa chất lượng cao, giá thành rẻ sẽ chiếm ưu thế tuyệt đối và hàng nhập khẩu sẽ ít chiếm ưu thế hơn trên thị trường Việt Nam. Về nhu cầu: Theo đánh giá của các chuyên gia Việt Nam hiện nay có nhu cầu rất lớn về việc sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa. Cùng với sự gia tăng đầu tư, rất nhiều trang trại cũng như nhà máy đang được xây dựng để đáp ứng nhu cầu cho người sử dụng. Dân số nước ta càng ngày càng tăng và thu nhập cũng dần được nâng cao, bởi vậy mọi người càng quan tâm đến sức khỏe và sử dụng các sản phẩm có lợi cho sức khỏe, nên trong thời gian tới ngành sữa sẽ càng phải phát triển mạnh mẽ hơn nữa mới có thể đáp ứng được nhu cầu của người dân trong nước. 3.1.2 Thuận lợi và khó khăn của Công ty Thuận lợi Công ty Cổ phần sữa Ba Vì là công ty vùng – đại diện cho huyện Ba Vì nơi tập trung đàn bò với số lượng lớn trong cả nước. Công ty cũng đã tạo được một vị trí tương đối vững chắc trên thị trường sữa, với sản lượng tiêu thụ ổn định qua từng năm. Ngoài ra với việc kí kết hợp đồng với đại siêu thị Big C – nhà phân phối hàng đầu Việt Nam đã cho ta thấy Công ty có một chiến lược phát triển lâu dài và bền vững. Ngành sữa Việt Nam đang có những bước tiến dài và chắc chắn nhằm khẳng định vị thế của mình trong nước, làm giảm thị phần của các sản phẩm nhập khẩu. Bởi vậy, với 8 năm trong ngành Công ty Cổ phần sữa Ba Vì hoàn toàn có khả năng phát triển một cách mạnh mẽ trong thời gian tới nhờ nắm bắt được xu hướng và khẩu vị của người tiêu dùng trong nước. Ngoài ra, với sự giúp đỡ của hiệp hội ngành sữa Việt Nam cùng sự cố gắng không ngừng của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty, có thể thấy rằng Công ty đang có xu hướng muốn bứt phá mạnh mẽ để có được vị thế cao hơn trong ngành sữa vào thời gian tới. Khó khăn Với một thị trường còn rất nhiều tiềm năng như ngành sữa hiện nay thì việc các nhà đầu tư có tiềm lực nhảy vào nhằm thâu tóm thị trường là rất lớn, tiêu biểu trong giai đoạn 2010-2012 là sự góp mặt của TH true milk. Do đó, một Công ty với số vốn đầu tư nhỏ như Ba Vì cần phải có một chiến lược hợp lý nhằm giữ vững thị phần của mình trên thị trường. 64 Trước đây, sữa của huyện Ba Vì đều được Công ty bao thu mua nên Công ty có khả năng đáp ứng bất cứ đơn hàng nào mà Công ty có được. Tuy nhiên hiện nay với sự xuất hiện của nhà máy thuộc Công ty cổ phần sữa quốc tế IDP thì số lượng sữa mà Công ty thu mua đã bị giảm đi đáng kể, do đó sẽ rất nguy hiểm đến uy tín của Công ty nếu Công ty có đơn hàng mà không có đủ nguyên liệu để sản xuất. 3.1.3 Định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới Duy trì và phát triển thị phần và khách hàng truyền thống: Tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ để bảo đảm giữ vững thị phần và khách hàng truyền thống, bám sát khách hàng để kịp thời đưa ra các sản phẩm thỏa mãn được nhu cầu khách hàng. Mở rộng và phát triển thị trường ra ngoài khu vực miền Bắc. Nâng cao sức mạnh nội lực để phát triển, củng cố sức mạnh của đội ngũ cán bộ công nhân viên, đẩy mạnh đào tạo và phát triển nhân sự. Với chiến lược: “Trở thành Công ty sữa vùng lớn nhất trong cả nước” Công ty Cổ phần sữa Ba Vì đặt ra cho mình những mục tiêu sau đây: - Mục tiêu trung hạn (2013 - 2015): Chiếm thị phần lớn nhất về các sản phẩm so với các Công ty sữa vùng khác. - Mục tiêu dài hạn (từ năm 2013 - 2030): Chiếm thị phần lớn về sản phẩm váng sữa so với các doanh nghiệp cùng ngành và nằm trong top 10 doanh nghiệp sản xuất sữa lớn nhất Việt Nam. 3.2 Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động tại Công ty Cổ phần sữa Ba Vì. Sau khi phân tích về thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cũng như thực trạng quản lý và sử dụng VLĐ, ta có thể thấy Công ty CP sữa Ba Vì hoạt động tương đối ổn định, hiệu quả kinh doanh ngày một nâng cao. Tuy nhiên, Công ty không tránh khỏi những vấn đề khó khăn còn tồn tại làm ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Với những kiến thức đã học được tại trường và sự đánh giá của bản thân sau khi phân tích thực trạng sử dụng và quản lý VLĐ, em xin đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ tại Công ty CP sữa Ba Vì. 3.2.1 Xác định nhu cầu vốn lưu động Để chủ động trong việc quản lý VLĐ, trước mỗi năm kế hoạch Công ty cần phải dựa vào những tiêu chí có căn cứ khoa học như: Kế hoạch sản xuất kinh doanh, các tiêu chí về chất lượng, định mức hao phí nguyên vật liệu, sự biến động của giá cả thị trường, trình độ và năng lực quản lý để lập kế hoạch VLĐ vững chắc, tiết kiệm và hiệu quả. Thang Long University Library 65 Nếu lượng VLĐ dự tính thấp hơn so với nhu cầu thực tế sẽ gây khó khăn trong quá trình luân chuyển vốn kinh doanh. Thiếu vốn sẽ gây ra nhiều tổn thất như: không đáp ứng được nhu cầu thị trường, mất uy tín với khách hàng, đánh mất cơ hội kí kết thêm các hợp đồng mới. Ngược lại, nếu nhu cầu VLĐ dự tính được xác định quá cao sẽ gây ra lãng phí, ứ đọng vốn, phát sinh thêm nhiều chi phí không đáng có làm tăng tổng chi phí, ảnh hưởng tới lợi nhuận của Công ty. Do đó, yêu cầu đặt ra cho mỗi doanh nghiệp đó là làm thế nào để xác định được lượng VLĐ phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Đối với Công ty CP sữa Ba Vì, nhu cầu VLĐ có thể xác định theo phương pháp sau đây: Phương pháp ước tính nhu cầu VLĐ bằng tỷ lệ phần trăm trên doanh thu Căn cứ vào báo cáo của Công ty CP sữa Ba Vì trong năm 2011, 2012 ta tiến hành xác định nhu cầu VLĐ cho năm kế hoạch như sau: Bảng 3.1. Bảng cân đối kế toán đã tính số dư bình quân năm 2012 ĐVT: Triệu đồng Tài sản Số dƣ bình quân Nguồn vốn Số dƣ bình quân A. Tài sản ngắn hạn 4.955 A. Nợ phải trả 6.873 I. Tiền 391,5 I. Nợ ngắn hạn 3.959,5 II. Các khoản phải thu 1532,5 1. Vay và nợ ngắn hạn 1.000 III. Hàng tồn kho 3.001,5 2. Phải trả người bán 2.919,5 IV. Tài sản ngắn hạn khác 29,5 3. Thuế và các khoản PNNN 28 4. Các khoản PNNH khác (59) II. Nợ dài hạn 2.914 B. Tài sản dài hạn 22.721 B. Vốn chủ sở hữu 20.803 Tổng cộng 27.676 Tổng cộng 27.676 Theo báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty, năm 2012 Công ty đạt doanh thu thuần là 16.255 triệu đồng. Dưới đây ta có bẳng tỷ lệ các khoản mục có quan hệ chặt chẽ với doanh thu: 66 Bảng 3.2. Tỷ lệ phần trăm các khoản mục có quan hệ chặt chẽ với doanh thu ĐVT:% Tài sản Tỷ lệ trên doanh thu Nguồn vốn Tỷ lệ trên doanh thu I. Tiền 2,41 1. Vay và nợ ngắn hạn 6,15 II. Các khoản phải thu 9,43 2. Phải trả cho người bán 17,97 III. Hàng tồn kho 18,47 3. Các khoản PNNH khác (0,36) IV. Tài sản ngắn hạn khác 0,18 Tổng 30,49 Tổng 23,76 (Nguồn: số liệu tính toán từ Bảng 3.1) Nhận xét: từ bảng trên cho ta thấy để tăng thêm 1 đồng doanh thu thuần thì cần phải tăng thêm 0,3049 đồng VLĐ; và 1 đồng doanh thu tăng thêm thì Công ty chiếm dụng được 0,2376 đồng nguồn vốn. Vậy thực chất 1 đồng doanh thu tăng lên Công ty cần số VLĐ ròng là: 0,3049 – 0,2376 = 0,0673 (đồng). Theo bảng kế hoạch doanh thu – chi phí của Công ty năm 2013, doanh thu thần dự kiến của Công ty tăng lên 6% (số liệu tại phòng Kế toán) so với năm 2012. Như vậy nhu cầu VLĐ ròng của Công ty là: 16.255 x 1,06 x 0, 0673 = 11.595,99 (triệu đồng) Với việc tính được mức lãng phí VLĐ của Công ty là 2.308,39 triệu đồng trong năm 2012, vậy trong năm tới Công ty cần bổ sung nhu cầu VLĐ thường xuyên là 11.595,99 triệu đồng. VLĐ ròng tăng lên đồng nghĩa với việc Công ty phải áp dụng các biện pháp quản lý VLĐ tốt hơn nhằm giảm thâm hụt VLĐ ở thời điểm hiện tại và trong tương lại sẽ có tiền để đầu tư vào chứng khoán khả thị. 3.2.2 Quản lý tiền mặt Tiền mặt tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong vốn lưu động của Công ty nhưng liên quan đến nhiều hoạt động đặc biệt. Nó có vai trò quan trọng trong thanh toán tức thời của Công ty. Chính vì vậy, Công ty nên xác định một mức dự trữ tiền mặt hợp lý và tối ưu nhất vừa để đảm bảo khả năng thanh toán nhanh trong những trường hợp cần thiết vừa tránh mất chi phí cơ hội của việc giữ tiền mặt. Công ty có thể sử dụng mô hình Baumol vì lượng dự trữ tiền tại Công ty là ổn định để xác định mức dự trữ tối ưu cho năm kế hoạch. Thang Long University Library 67 Áp dụng mô hình Baumol để xác định mức dự trữ tiền mặt tối ưu cho Công ty CP sữa Ba Vì năm 2012 như sau: Tại Công ty CP sữa Ba Vì, để xác định nhu cầu về tiền trong năm kế hoach sẽ dựa trên lượng tiền thực tế đã phát sinh của năm báo cáo với tỷ lệ lạm phát ở mức 6,81%.[5] Từ đó, xác định được nhu cầu về tiền trong năm 2012 của Công ty: Nhu cầu tiền năm 2012 = Lượng tiền phát sinh năm 2011 x Tỷ lệ lạm phát = 318 x 1,0681 = 339,66 (triệu đồng) Năm 2012, lãi suất chứng khoán ngắn hạn trên thị trường là 6,5%/năm và chi phí một lần bán chứng khoán là 500.000 đồng. Theo mô hình Baumol, mức dự trữ tiền mặt tối ưu năm 2012 tại Công ty sẽ là: Mức dự trữ tiền mặt tối ưu = √ = 72,29 (triệu đồng) Tuy nhiên trong năm 2012, mức dự trữ tiền mặt thực tế là 464 triệu đồng > 72,29 triệu đồng như vậy Công ty sẽ dư thừa một lượng tiền mặt là: 464 – 72,29 = 391,71 (triệu đồng) Với số tiền dư thừa này Công ty nên đầu tư vào Trái phiếu kho bạc Nhà nước thời hạn 2 năm với mức lãi suất 9,45% phát hành ngày 25/09/2012 [12]. Từ đó Công ty sẽ thu được một khoản lợi ích khi đầu tư vào chứng khoán ngắn hạn thay vì giữ tiền mặt là: Lợi ích: 391,71 x 9,45% x 2 = 74,03 (triệu đồng) Như vậy, nếu Công ty sử dụng mô hình Baumol để xác định mức dự trữ tiền mặt tối ưu sẽ tránh được chi phí cơ hội khi dự trữ tiền mặt. Với lượng tiền dư thừa Công ty có thể đem đầu tư vào các chứng khoán ngắn hạn để thu về một khoản lợi ích cho mình. 3.2.3 Quản lý các khoản phải thu khách hàng Phải thu khách hàng là khoản mục quan trọng nhất trong số các khoản phải thu ngắn hạn và chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu VLĐ tại Công ty CP sữa Ba Vì trong các năm 2010, 2011 và 2012. Do vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ, Công ty cần có những chính sách để nâng cao hiệu quả quản lý các khoản phải thu khách hàng để giúp hạn chế tối đa lượng vốn mà Công ty bị chiếm dụng. Hình thức bán hàng trả chậm hay mua bán chịu đã trở thành biện pháp mà đa số các Công ty đều sử dụng để thu hút khách hàng, tăng doanh thu. Tuy nhiên, điều này lại làm tăng các khoản phải thu mà nếu Công ty không có những biện pháp quản lý thích hợp sẽ khiến lượng vốn bị chiếm dụng ngày một nhiều, thậm chí là không thu hồi được làm mất nguồn vốn kinh doanh của Công ty. Để nâng cao hiệu quả sử dụng và 68 quản lý các khoản phải thu, cụ thể là phải thu khách hàng, Công ty có thể sử dụng một số biện pháp sau đây: Xây dựng hệ thống thông tin về tín dụng của khách hàng Công ty sử dụng những thông tin tín dụng của khách hàng từ những số liệu lịch sử tại bộ phận kế toán và bộ phận bán hàng. Những thông tin cần thiết phải thu nhập để lưu lại trong hệ thống đó là: thời gian khách hàng giao dịch với Công ty, các tiêu chí để thể hiện năng lực tài chính của khách hàng như: khả năng thanh toán, tỷ lệ khoản phải trả trong tổng nợ ngắn hạn, doanh thu, lợi nhuận; thông tin về thời hạn trả nợ đúng hạn, quá hạn, doanh số nợ. Dựa vào tiêu chí thu nhập và tổng hợp lại trong hệ thống thông tin về tín dụng của khách hàng để Công ty đưa ra quyết định có cấp tín dụng hay chính sách thương mại cho khách hàng hay không. Để thực hiện được điều này, Công ty nên sử dụng phương pháp phân nhóm khách hàng của Công ty có thể được chia thành các nhóm như sau: Bảng 3.3. Danh sách các nhóm rủi ro Nhóm rủi ro Tỷ lệ doanh thu không thu hồi đƣợc ƣớc tính Tỷ lệ khách hàng thuộc nhóm rủi ro (%) 1 0 – 1 35 2 1 – 2,5 30 3 2,5 – 4 20 4 4 – 6 10 5 >6 5 [13, tr.387] Như vậy, các khách hàng thuộc nhóm 1 có thể được mở tín dụng mà không phải xem xét nhiều, gần như tự động và vị thế của khách hàng này có thể được xem xét lại mỗi năm một lần. Các khách hàng thuộc nhóm 2 có thể được cung cấp tín dụng trong một thời hạn nhất định và vị thế của các khách hàng này có thể được xem xét mỗi năm hai lần. Và cứ tương tự nhu vậy, Công ty xem xét đến các nhóm khách hàng 3,4,5. Để giảm thiểu tổn thất có thể xảy ra, có thể Công ty phải yêu cầu khách hàng nhóm 5 thanh toán tiền ngay khi nhận được hàng hóa, dịch vụ. Yêu cầu tín dụng khác nhau đối với các khách hàng ở những nhóm rủi ro khác nhau là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, phải làm thế nào để việc phân nhóm là chính xác không bị nhầm lẫn, doanh nghiệp có thể sử dụng mô hình cho điểm tín dụng như sau: Điểm tín dụng = 4 x khả năng thanh toán lãi + 11 x khả năng thanh toán nhanh + 1 x số năm hoạt động Thang Long University Library 69 Bảng 3.4. Mô hình tính điểm tín dụng để phân nhóm rủi ro Biến số Trọng số Điểm tín dụng Nhóm rủi ro Khả năng thanh toán lãi 4 Lớn hơn 47 1 Khả năng thanh toán nhanh 11 40 – 47 2 Số năm hoạt động 1 32 – 39 3 24 – 31 4 Nhỏ hơn 24 5 [13, tr.390] Sau khi đã thu thập và phân tích thông tin tín dụng của các khách hàng như trên, Công ty sẽ đưa ra quyết định về các khoản tín dụng mà khách hàng đề nghị dựa vào các mô hình đã trình bày trong Chương 1 của khoá luận. Công ty TNHH Hoàng Mai là một trong những khách hàng của Công ty CP sữa Ba VÌ. Dựa trên báo cáo tài chính năm 2012 do Công ty Hoàng Mai cung cấp, áp dụng phương pháp tính điểm tín dụng ta có bảng số liệu 3.5 sau: Bảng 3.5. Mô hình điểm tín dụng Chỉ tiêu Công thức ĐVT Trọng số Giá trị Tài sản ngắn hạn Triệu đồng 4.759 Hàng tồn kho Triệu đồng 938 Nợ ngắn hạn Triệu đồng 2.030 EBT Triệu đồng 1.252 Chi phí lãi vay Triệu đồng 962 EBIT Triệu đồng 320 Khả năng trả lãi EBIT Chi phí lãi vay Lần 4 0,33 Khả năng thanh toán nhanh TSNH – Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn Lần 11 1,88 Số năm hoạt động Năm 1 7 Điểm tín dụng 29 (Nguồn: Công ty TNHH Hoàng Mai) Theo kết quả tính toán được trong bảng 3.5, Công ty TNHH Hoàng Mai được xếp vào nhóm rủi ro thứ 4, nhóm này có mức độ rủi ro cao. Tuy nhiên do đặc thù ngành nên Công ty vẫn được xem xét cấp tín dụng tuy nhiên mức cấp tín dụng mà Công ty cấp cho Hoàng Mai sẽ thắt chặt hơn so với các doanh nghiệp ở nhóm 1, 2 và 3. 70 Tăng cƣờng công tác thu hồi nợ Ở Công ty CP sữa Ba Vì, bộ phận kế toán có trách nhiệm theo dõi khoản phải thu và đôn đốc, ghi nhận thời hạn trả nợ của khách hàng. Bộ phận kế toán có thể kết hợp với bộ phận bán hàng trong việc gửi thông báo thời hạn trả nợ hoặc gọi điện thoại với các khách hàng nhằm xác nhận thời hạn trả nợ, vì thực thế khách hàng biết rõ nhân viên bán hàng hơn là nhân viên kế toán. Để xây dựng được hệ thống thông tin về các khoản nợ, bộ phận kế toán cần có thông tin chi tiết: khách nợ, ngày mua hàng, hậu thanh toán, số tiền nợ, điện thoại khách hàngđể có thể chủ động thông báo nhắc nợ, đối chiếu nợ nhanh nhất. Muốn thế, Công ty nên chủ động liên hệ với khách hàng sớm, thay vì chờ đến ngày hóa đơn hết hạn thanh toán. Điều này không chỉ giúp Công ty quản lý tốt các khoản phải thu mà còn giúp giữ được mối quan hệ tốt với khách hàng. Công ty có mạng lưới bán hàng rộng, khoản phải thu lớn nên công tác quản lý công nợ trở nên phức tạp và khó khăn hơn. Do đó, Công ty có thể đầu tư thêm phần mềm quản lý công nợ như phần mềm kế toán, quản trị vốn lưu động của MISA thay vì việc sử dụng mỗi ứng dụng excel như hiện nay, giúp việc theo dõi khoản nợ nhanh chóng, chính xác, hiệu quả và giảm bớt nhân sự trong công tác quản lý nợ. Bên cạnh đó, khi Công ty có khoản thu nợ lớn, sử dụng dịch vụ thu hộ sẽ giúp thu nợ nhanh, hiệu quả. Dịch vụ thu hộ có tác dụng như một nhân viên quản lý khoản phải thu của Công ty, giúp theo dõi, thu tiền, tất toán các khoản, thông báo với khách hàng về tình trạng thu tiền. Nhờ đó, Công ty có thể giảm bớt nhân viên thu nợ, hưởng lợi từ dịch vụ thu hộ chuyên nghiệp, tuy nhiên Công ty phải trả phí sử dụng dịch vụ. Khi khách hàng chậm thanh toán một khoản nợ, Công ty có thể tìm hiểu thông tin và sẵn sàng giúp đỡ. Chẳng hạn, khi khách hàng thanh toán chậm do bản thân họ không giải quyết được hàng tồn kho, Công ty có thể giúp khách hàng bằng cách thu hồi một phần hàng đã cung cấp và qua kênh phân phối của Công ty tìm phương án giải tỏa lượng hàng tồn kho để có tiền trả nợ cho Công ty. 3.2.4 Quản trị hàng tồn kho Như đã phân tích ở chương 2, hàng tồn khi của Công ty CP sữa Ba Vì luôn chiếm tỷ cao trong giai đoạn 2010 – 2012 và chủ yếu tồn đọng nguyên vật liệu thành phẩm. Với lượng dự trữ nguyên liệu nhiều như vậy, Công ty phải tốn một khoản chi phí không nhỏ cho việc cất trữ và bảo quản. Hàng tồn kho tồn đọng khiến cho khả năng thanh toán nhanh của Công ty bị giảm sút, so với các doanh nghiệp cùng ngành khả năng thanh toán của Công ty là thấp hơn. Ngoài ra, vòng quay hàng tồn kho cũng rất chậm góp phần khiến cho vòng quay tiền dai, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh Thang Long University Library 71 chung của toàn Công ty. Do vậy, việc cấp thiết mà Công ty CP sữa Ba Vì cần phải làm đó là có phương pháp quản lý hàng tồn kho thật tốt, phương pháp đó có thể là: - Lập kế hoạch cho hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở tình hình của năm báo cáo, chi tiết số lượng theo từng tháng, từng quý. Luôn kiểm tra kĩ chất lượng nguyên vật liệu nhập về, nếu phát hiện hàng kém phẩm chất cần đề nghị ngay cho người bán hàng đổi hàng hoặc đền bù thiệt hại cho Công ty. - Bảo quản tốt hàng tồn kho. Hàng tháng, kế toán hàng hóa cần đối chiếu sổ sách, phát hiện số hàng còn tồn đọng để xử lý, tìm biện pháp để giải phóng số hàng hóa tồn đọng để nhanh chóng thu hồi vốn. - Đối với thành phẩm tồn kho, Công ty muốn đẩy hàng bán ra nhiều hơn, trong ngắn hạn có thể áp dụng một số biện pháp như: giảm giá, ký gửi hàng tại nơi bán, bán những hàng tồn kho không còn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Còn trong dài hạn, Công ty cần quản lý chặt chẽ các đơn đặt hàng để lên kế hoạch sản xuất hợp lý, tránh để cho sản phẩm dư thừa quá nhiều. Ngoài biện pháp đó, Công ty nên tăng cường quản lý chuỗi cung ứng sản phẩm của mình, việc quản lý chuỗi cung ứng có hiệu quả trong lâu dài. - Ngoài ra, Công ty có thể đầu tư vào phần mềm quản lý hàng lưu kho, đào tạo nhân sự sử dụng phần mềm để có thể quản lý hàng lưu kho dễ dàng và hiệu quả hơn. Áp dụng mô hình ABC để quản lý nguyên liệu hàng tồn kho Bƣớc 1: Xác định nhu cầu hàng năm của một loại nguyên liệu tại Công ty bằng cách nhân lượng nhu cầu với đơn giá. Sau đó, sắp xếp thứ tự các loại hàng giảm dần theo giá trị. Bƣớc 2: Xác định mức kiểm soát tồn kho cho loại A: sữa nguyên liệu, men nguyên liệu, đường nguyên liệu; loại B: bao bì; loại C: hương liệu. Như vậy, sau khi phân loại nguyên vật liệu tại bảng 3.6 (trang 72), ta xác định được mức kiểm soát hàng tồn kho như sau: - Loại A bao gồm: sữa, men cần được theo dõi đặc biệt vì chiếm 43,17% giá trị, vậy lượng tồn kho phải thấp nhất có thể. Cần tính toán chính xác dự báo và ghi chép chi tiết trạng thái tồn kho. Các chính sách tồn kho phải được xác định tương ứng. - Loại B bao gồm đường và hương liệu có thể quản lý bằng kiểm kê liên tục. - Loại C bao gồm bao bì chỉ cần kiểm kê định kì. 72 Bảng 3.6. Phân loại nguyên vật liệu tồn kho theo mô hình ABC ĐVT: Nghìn đồng Loại nguyên liệu Nhu cầu hàng năm % so với nhu cầu Giá đơn vị Tổng giá trị hàng năm % so với tổng giá trị Loại Sữa 2.000 18,52% 20.000 40.000.000 28,78% A Men 500 4,63% 40.000 20.000.000 14,39% A Đường 3.000 27,78% 17.000 51.000.000 36,68% B Hương liệu 300 2,78% 10.000 3.000.000 2,17% B Bao bì 5.000 46,29% 5.000 25.000.000 17,98% C Tổng 10.800 100% 139.000.000 100% (Nguồn: Phòng Kế toán) Đồ thị 3.1. Mô hình quản lý nguyên liệu tồn kho ABC (Nguồn: Số liệu được tính toán từ Bảng 3.6) 3.2.5 Một số biện pháp khác Trong điều kiện công nghệ phát triển như hiện nay, việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào hoạt động SXKD là một trong những điều kiện giúp Công ty giành được lợi thế và tăng khả năng cạnh tranh. Hiện nay có rất nhiều phần mềm hỗ trợ để quản lý các khoản mục vốn lưu động, Công ty nên áp dụng những phần mềm này sẽ giúp giảm thiểu rất nhiều những sai sót, thất thóa vốn, giảm bớt nhân lực để tập trung vào các hoạt động khác. Tỷ trọng đầu tư (%) 46,29% 30,56% 23,15% 43,17% 38,85% 17,98% Giá trị (%) A B C Thang Long University Library 73 Nhân tố con người luôn đóng vai trò quyết định trong sự thành công của bất kì doanh nghiệp nào, đặc biệt trong tình hình thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Để có thể khai thác tối đa nguồn nhân lực, Công ty nên: Thường xuyên đánh giá, tổng kết về cơ cấu tổ chức, trình độ nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ công nhân viên. Tổ chức những khóa đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu, nâng cao trình độ để đáp ứng nhu cầu ngày càng đổi mới. Công tác quản lý cán bộ cần được thực hiện nghiêm túc, công mĩnh, nhìn nhận đánh giá đúng đắn những điểm tích cực và tiêu cực trong quá trình hoạt động của đội ngũ lao động trong Công ty. Từ đó có những biện pháp phát huy điểm mạnh và hạn chế điểm yếu của mỗi người. Trong quá trình hoạt động, Công ty cần thường xuyên tổng kết định kì để kịp thời có kế hoạch khen thưởng đối với những cá nhân, tập thể có thành tích tốt, đồng thời nghiêm khắc phê bình, kiểm điểm đối với những cá nhân, tổ chức có hành vi sai trái ảnh hưởng đến sự phát triển của Công ty. Cần đưa ra chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực và chiến lược phát triển lâu dài của Công ty. Kết luận chương 3: Căn cứ vào kết quả phân tích thực trạng đã trình bày ở chương 2 của khóa luận, chương 3 đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty. Em hi vọng, một số đóng góp trên có thể hữu ích cho quá trình phát triển cũng như sử dụng vốn lưu động hiệu quả hơn tại Công ty. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là nội dung cơ bản quan trong nhất nhằm nâng cao vị thế của Công ty trong thời gian tới. KẾT LUẬN CHUNG Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của thị trường hiện nay, vấn đề quản lý vốn lưu động có vai trò hết sức quan trọng của các doanh nghiệp nói chung và Công ty Cổ phần sữa Ba Vì nói riêng. Quản lý và sử dụng hiệu quả vốn lưu động góp phần nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tuy nhiên việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả quản lý vốn lưu động nói riêng không phải là vấn đề giải quyết trong ngày một, ngày hai mà nó là mục tiêu phấn đấu lâu dài của Công ty. Trong những năm vừa qua Công ty đã có nhiều cố gắng tích cực trong việc duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng vẫn gặp phải không ít khó khăn về việc quản lý vốn lưu động làm sao cho có hiệu quả. Do tính phức tạp của vấn đề và trình độ năng lực còn hạn chế nên khóa luận chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo và chắc chắn sự đóng góp ý kiến của các thầy cô sẽ giúp em hoàn thiện hơn đề tài của mình. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn – Th.s Vũ Lệ Hằng đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em, để em có thể hoàn thành tốt khóa luận này! Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2013 Sinh viên thực hiện Tăng Thị Vân Anh Thang Long University Library PHỤ LỤC Phụ lục 1: Bảng cân đối kế toán – tài sản Phụ lục 2: Bảng cân đối kế toán – nguồn vốn Phụ lục 3: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2010 - 2012 Phụ lục 4: Cơ cấu vốn lưu động theo vai trò của vốn lưu động Phụ lục 5: Cơ cấu nguồn vốn ngắn hạn tại Công ty Cổ Phần sữa Ba Vì. Bảng cân đối kế toán năm 2010 - 2012 Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2010 - 2012 Thuyết minh báo cáo tài chính năm 2010 - 2012 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm 2010 - 2012 Phụ lục 1. Bảng cân đối kế toán – tài sản Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 10-11 Chênh lệch 11-12 Giá trị triệu đồng Tỷ trọng % Giá trị triệu đồng Tỷ trọng % Giá trị triệu đồng Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % A. Tài sản ngắn hạn 2.822 14,74 3.760 17,02 6.150 18,50 938 31,75 3.328 29,83 I. Tiền 1.071 5,59 319 1,44 464 1,40 (753) (25,49) 146 1,31 II. Các khoản phải thu 900 4,70 952 4,31 2.113 6,35 52 1,79 1.161 10,40 1. Phải thu khách hàng 900 4,70 952 4,31 1.840 5,53 52 1,79 888 7,96 2. Trả trước cho người bán 0 0 0 0 273 0,82 0 0 273 2,44 IV. Hàng tồn kho 823 4,29 2.487 11,25 3.516 10,57 1.665 56,36 1.029 9,22 V. Tài sản ngắn hạn khác 28 0,14 2 0,01 57 0,17 (26) (0,85) 55 0,49 B. Tài sản dài hạn 16.323 85,26 18.338 82,98 27.104 81,50 2.015 68,21 8.766 78,58 I.Tài sản cố định hữu hình 16.323 85,26 18.338 82,98 19.992 60,12 2.015 68,21 1.654 14,83 - Nguyên giá 18.167 94,89 20.182 91,33 21.882 65,80 2.015 68,21 1.700 15,24 - Giá trị hao mòn lũy kế (1.844) (9,63) (1.844) (8,34) (1.889) (5,68) 0 0 (45) (0,40) II. Các khoản ĐTTC 0 0 0 0 7.080 21,29 0 0 7.080 63,,46 III. Tài sản dài hạn khác 0 0 0 0 32 0,10 0 0 0 0 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 19.145 100 22.099 100 33.255 100 2.594 15,43 11.156 50,48 (Nguồn: Phòng Kế toán) Thang Long University Library Phụ lục 2. Bảng Cân đối kế toán – nguồn vốn (Nguồn: Phòng Kế toán) Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 10-11 Chênh lệch 11-12 Giá trị Triệu đồng Tỷ trọng % Giá trị Triệu đồng Tỷ trọng % Giá trị Triệu đồng Tỷ trọng % Giá trị Triệu đồng Tỷ trọng Giá trị Triệu đồng Tỷ trọng A. Nợ phải trả 9.553 49,90 11.044 49,98 2.703 8,13 1.491 50,47 (8.341) (74,77) I. Nợ ngắn hạn 131 0,68 5.216 23,60 2.703 8,13 5.085 172,14 (2.513) (22,53) 1. Vay và nợ ngắn hạn 1.500 6,79 500 1,50 1.500 50,78 (1000) (8,96) 2. Phải trả người bán 81 0,42 3.764 17,03 2.075 6,24 3.683 124,68 (1.689) (15,14) 3. Thuế và các khoản PNNN 41 0,21 (47) (0,21) 103 0,31 (88) (2,98) 150 1,34 4. Các khoản PTNH khác 9 0,05 (118) (0,35) (9) (0,30) (118) (1,06) II. Nợ dài hạn 9.422 49,21 5.828 26,37 (3.594) (121,67) (5.828) (52,54) B. Vốn chủ sở hữu 9.591 50,10 11.055 50,02 30.552 91,87 1.464 49,56 19.497 174,77 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 10.000 52,23 11.400 51,59 31.600 95,02 1.400 47,39 20.200 181,07 2. Lợi nhuận chưa phân phối (408) (2,13) (345) (1,56) (1.047) (3,15) 63 2,13 (702) (6,29) TỔNG NGUỒN VỐN 19145 100 22.099 100 33.255 100 2.694 15,43 11.156 50,48 Phụ lục 3. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn 2010-2012 ĐVT: triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 10-11 Chênh lêch 11-12 2010 2011 2012 Giá trị % Giá trị % 1 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 19.565 20.219 16.255 654 3,34 (3.964) (19,61) 2 Giá vốn hàng bán 16.888 18.146 15.924 1.258 7,45 (2.222) (12,25) 3 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 2.676 2.073 331 (603) (22,53) (1.742) (84,03) 4 Doanh thu hoạt động tài chính 8 10 3 2 25 (7) (70) 5 Chi phí tài chính 406 500 185 94 23,15 (315) (63) 6 Chi phí quản lý kinh doanh 2.181 1.499 0 (682) (31,27) (1.499) (100) 7 Chi phí bán hàng 0 0 221 0 221 8 Chi phí quản lý doanh nghiệp 0 0 629 0 629 9 Lợi nhuận thuần về hoạt động kinh doanh 96 83 (701) (13) (13,54) (784) (944,58) 10 Thu nhập khác 2 0 0 (2) (100) 0 11 Lợi nhuận khác 2 0 0 (2) (100) 0 12 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 99 83 (701) (16) (16,16) (784) (944,58) 13 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 0 20 0 20 (20) (100) 14 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 99 62 (701) (37) (37,37) (763) (1230,65) (Nguồn: Kế toán) Thang Long University Library Phụ lục 4. Cơ cấu vốn lưu động theo vai trò của vốn lưu động Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 10 – 11 Chênh lệch 11 – 12 Giá trị Triệu đồng Tỷ trọng % Giá trị Triệu đồng Tỷ trọng % Giá trị Triệu đồng Tỷ trọng % Giá trị % Giá trị % Vốn lƣu động 2.822 100 3.760 100 6.150 100 938 33,24 2.390 63,56 I. VLĐ trong dự trữ sản xuất 723 25,62 2.115 56,25 3.149 51,36 1.392 198,06 1.034 48,89 1. Nguyên vật liệu 723 25,62 2.113 56,20 3.134 51,12 1390 195,02 1.021 48,32 2. Công cụ, dụng cụ 0 2 0,05 15 0,24 2 13 650 II. VLĐ trong sản xuất - - - - - - - - - - 1. Chi phí sx dở dang - - - - - - - - - - III. VLĐ trong lƣu thông 2.099 74,38 1.645 43,75 3.001 48,80 (454) (21,63) 1.356 82,43 1. Tiền 1.071 37,95 319 8,48 464 7,54 (752) (70,21) 145 45,45 2. Thành phẩm 100 3,54 372 9,89 368 5,98 272 272 (4) (1,08) 3. Các khoản phải thu ngắn hạn 900 31,89 952 25,19 2.113 34,36 52 5,78 1.161 121,95 4. TSNH khác 28 0,99 2 0,05 57 0,93 (26) (92,86) 55 2750 (Nguồn: Phòng Kế toán) Phụ lục 5. Cơ cấu nguồn vốn ngắn hạn tại Công ty CP sữa Ba Vì Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 10-11 Chênh lệch 11-12 Giá trị Triệu đồng Tỷ trọng % Giá trị Triệu đồng Tỷ trọng % Giá trị Triệu đồng Tỷ trọng % Giá trị % Giá trị % Nợ ngắn hạn 131 100 5.216 100 2.703 100 5.085 3881,67 (2.513) (48,18) 1. Vay ngắn hạn 0 1.500 29,26 500 18,49 (1000) (66,67) 2. Phải trả người bán 81 61,83 3.764 73,43 2.074 76,73 3.683 4546,91 (1.690) (44,89) 3. Người mua trả tiền trước 0 0 143 5,29 4. Thuế và các khoản PNNN 40 30,53 (47) (0,92) 103 3,81 (87) (217,5) 150 (319,15) 5. Các khoản PTNH khác 8 6,11 0 (118) (-4,37) (Nguồn: Phòng Kế toán) Thang Long University Library DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]: Nguyễn Hải Sản – Quản trị tài chính doanh nghiệp – NXB Tài chính, Hà Nội 2005, tr 358. [2]: PGS.TS Nguyễn Đình Kiệm – TS Bạch Đức Hiền – Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội - 2008, tr 85. [3]: Th.S Vũ Quang Kết Giáo trình quản trị tài chính doanh nghiệp - tr 54. [4]: PGS.TS Lưu Thị Hương - Giáo trình Tài chính doanh nghiệp – Đại học Kinh tế Quốc dân – NXB Thống kê, tr 214. [5]: 20130102040435843ca33.chn [6]: p_recurrent_news_id=78764545 [7]: Nguồn: mục Dữ liệu thị trường – thuộc website cập nhật lúc 11/10/2013. [8]: Nguồn: mục Phân tích ngành – thuộc website [9]: 26nam-20110419085340831ca34.chn, 19/04/2011 [10]: giao-dich-agribank-dieu-chinh-lai-suat-tien-gui--25-12-2012-.aspx [11]: Nguồn: mục Thị trường – thuộc website [12]: Nguồn: mục tin chi tiết – thị trường trái phiếu, thứ 6 ngày 21/09/2012. [13]: Nguồn: Quản trị tài chính doanh nghiệp hiện đại – Tác giả Nguyễn Hải Sản – NXB Tài chính, tr 387 - 390.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfa17804_8516.pdf
Luận văn liên quan