Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Mỹ

Giới thiệu chung 1. Sự cần thiết: Cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển với tốc độ vũ bão, đưa tới một sự đột biến trong tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia và đưa xã hội loài người bước vào một kỷ nguyên mới-kỷ nguyên của nền văn minh trí tuệ. Trong bối cảnh ấy, xu hướng quốc tế hoá và toàn cầu hoá là đòi hỏi tất yếu đối với tất cả các quốc gia trên thế giới và Việt Nam cũng không thể là một ngoại lệ. Để hoà vào xu hướng hội nhập ấy, từ Đại Hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 9 đã đề ra phương châm “Việt Nam muốn làm bạn và đối tác tin cậy với tất cả các nước”. Trên thực tế, trong thời gian qua chúng ta đã không ngừng mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, tích cực tham gia vào các diễn đàn kinh tế song phương, đa phương, các liên kết mậu dịch khu vực và liên khu vực.Đặc biệt là việc Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO càng tạo ra nhiều lợi thế và thách thức cho Việt Nam trong xuất khẩu sang các nước khác, đặc biệt là các thị trường lớn và đầy tiềm năng. Toàn bộ nền kinh tế nói chung và hoạt động ngoại thương nói riêng đã có những bước phát triển mạnh mẽ và đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Đặc biệt là, chúng ta đã tạo được một số nhóm hàng có tiềm năng, có chỗ đứng trên thị trường nước ngoài-đó chính là những lợi thế cạnh tranh của Việt Nam. Để vượt qua những thách thức, cạnh tranh có hiệu quả trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu thì Việt Nam cần phải phát huy được những lợi thế cạnh tranh của mình. Tuy nhiên cần lưu ý là năng lực sản xuất của Việt Nam là có hạn nên ta không thể “dàn trải” các lợi thế cạnh tranh trên tất cả các thị trường mà chỉ nên chọn một vài thị trường trọng điểm và giàu tiềm năng. Vì những lý do trên đây, người viết đã chọn đề tài “ Lợi thế cạnh tranh và một số giải pháp nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh của Việt Nam khi xuất khẩu sang hai thị trường Mỹ ”. 2.Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận chung về lợi thế cạnh tranh và thực tiễn tình hình xuất khẩu một số mặt hàng sang thị trường Mỹ trong các năm gần đây, bài chuyên đề có mục đích tìm ra nghiên cứu lợi thế cạnh tranh tổng thể của Việt Nam chú trọng vào lĩnh vực xuất khẩu mà điển hình là một số mặt hàng có thể trở thành lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường Mỹ, đồng thời đề ra một số giải pháp nhằm phát huy được lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là lý luận chung về lợi thế cạnh tranh, thị trường xuất khẩu và một số lợi thế cạnh tranh của Việt Nam khi xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Mỹ. Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề giới hạn ở việc nghiên cứu hai lợi thế cạnh tranh chủ yếu đó là lợi thế cạnh tranh tổng thể và lợi thế cạnh tranh quốc gia trong lĩnh vực xuất khẩu các sản phẩm có thế mạnh của Việt Nam trên hai thị trường Mỹ mà không mở rộng phạm vi sang các thị trường khác.Trước hết chọn thị trường Mỹ là vì : Mặc dù trải qua cuộc khủng hoảng tài chính nhưng Mỹ vẫn là thị trường lớn và đầy tiềm năng, hơn nữa Mỹ vẫn là một nền Kinh tế đầu tàu của thế giới.Việc Mỹ rơi vào khủng hoảng làm người dân Mỹ trước kia họ sử dụng những mặt hàng cao cấp, thì giờ đây trước khủng hoảng, họ sẽ chuyển sang sử dụng những mặt hàng rẻ hơn, những mặt hàng thuần túy Những mặt hàng này Việt Nam có khả năng sản xuất và có lợi thế lớn.Và quan trọng hơn khi Việt Nam đã gia nhập WTO, cũng như ký các hiệp định thương mại song phương đa phương với Mỹ tạo cơ hội lớn cho Việt Nam khi xuất khẩu sang Mỹ 4. Phương pháp nghiên cứu: Bài chuyên đề chủ yếu sử dụng phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích, đánh giá dựa trên các nguồn tài liệu sưu tầm được kết hợp với những suy luận của cá nhân để làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu của đề tài. 5. Kết quả dự kiến: Khắc phục từng bước những điểm yếu, không thể trông chờ, ỷ lại vào sự bảo hộ của Nhà nước. Rút ra được những bài học chung để áp dụng vào những thị trương tương tự. Qua đó nâng cao được lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong bảng xếp hạng của thế giới(WEF) 6. Bố cục của đề án: Bố cục của bài khoá luận như sau: Mục lục Lời nói đầu Chương I - Lý luận chung về lợi thế cạnh tranh và thị trường xuất khẩu Chương II - Mỹ -Thị trường để Việt Nam có thể phát huy được lợi thế cạnh tranh. Chương III - Một số giải pháp nhằm nâng cao Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Mỹ Kết luận Danh mục tham khảo Chương I - Lý luận chung về lợi thế cạnh tranh và thị trường xuất khẩu Mục lục GIỚI THIỆU CHUNG 1 CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỢI THẾ CẠNH TRANH VÀ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU 4 I. Lợi thế cạnh tranh 4 1.Tìm hiểu và phân biệt các khái niệm về lợi thế cạnh tranh 4 2. Phân loại lợi thế cạnh tranh 9 2.1. Phân loại lợi thế cạnh tranh theo cấp độ 10 2.2 Phân loại lợi thế cạnh tranh theo tính chất 13 3. Lợi thế cạnh tranh tổng thể của một quốc gia và lợi thế cạnh tranh quốc gia trong lĩnh vực xuất khẩu các sản phẩm có thế mạnh Ở đây chuyên đề nghiên cứu năng lực cạnh tranh quốc gia và lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu thông qua các xuất khẩu các sản phẩm chủ lực) 14 3.1. Lợi thế cạnh tranh quốc gia và các tiêu chí xác định lợi thế cạnh tranh quốc gia 14 a) Mức độ mở cửa 14 b) Vai trò của chính phủ 14 c) Hệ thống tài chính 15 d) Năng lực công nghệ 15 e) Kết cấu hạ tầng 15 f) Quản trị 15 g) Lao động 15 h) Thể chế 15 3.2. Lợi thế cạnh tranh quốc gia trong lĩnh vực xuất khẩu các sản phẩm có thế mạnh, các yếu tố quyết định 15 3.2.1 Nhu cầu và mức độ ổn định của nhu cầu trên thị trường thế giới 15 3.2.2. Sự ổn định của môi trường kinh doanh 16 3.2.3. Lợi thế so sánh 18 3.2.4.Các nguồn lực 21 3.2.5. Các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan 25 3.2.6. Các chính sách hỗ trợ của Chính phủ 26 II. Thị trường xuất khẩu 28 1.Khái niệm thị trường xuất khẩu 28 2. Các căn cứ lựa chọn thị trường xuất khẩu 30 2.1.Quan hệ đối ngoại 31 2.2. Môi trường chính trị-xã hội-luật pháp và môi trường kinh tế vĩ mô 31 2.3. Quy mô, tốc độ tăng trưởng và mức độ cạnh tranh trên thị trường 34 2.4. Hệ thống phân phối trên thị trường 35 2.5. Thị hiếu người tiêu dùng trên thị trường 37 CHƯƠNG II: MỸ - THỊ TRƯỜNG ĐỂ VIỆT NAM CÓ THỂ PHÁT HUY ĐƯỢC LỢI THẾ CẠNH TRANH 38 I. Lợi thế cạnh tranh quốc gia của Việt Nam qua một số tiêu chí 38 1. Mức độ mở cửa 38 2. Thể chế điều chỉnh hoạt động xuất khẩu 40 3.Năng lực công nghệ 42 4. Lao động 43 5. Vai trò chính phủ 45 6.Về quản trị điều hành vĩ mô 47 7. Tài chính 47 II. Thị trường Mỹ 50 1.Mỹ - thị trường xuất khẩu để Việt Nam có thể phát huy được lơi thế cạnh tranh 50 1.1 Quan hệ đối ngoại giữa Mỹ và Việt Nam 50 1.2. Kim ngạch nhập khẩu lớn nhất thế giới(quy mô, tốc độ tăng trưởng) 51 1.3.Môi trường chính trị-xã hội và môi trường kinh tế vĩ mô 55 1.3.1. Thị trường đông dân trên thế giới 55 1.3.2. Thị trường hợp chủng 55 1.4.Thị trường tiêu dùng, thị hiếu tiêu dùng 57 1.5. Thị trường có hệ thống phân phối rộng khắp và hoàn thiện 58 2. Lợi thế cạnh tranh quốc gia của Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu các sản phẳm có thế mạnh vào thị trường Mỹ 59 2.1. Cà phê 59 a)Nhu cầu tiêu dùng cà phê trên thị trường thế giới 61 b) Lợi thế so sánh 63 c) Nguồn lực(Điều kiện tự nhiên) 66 d) Chính sách khuyến khích của Chính phủ 67 e) Mỹ-Thị trường để Việt Nam có thể phát huy lợi thế cạnh tranh về mặt hàng cà phê 68 f) Vị thế của cà phê việt nam trên thương trường quốc tế(môi trương kinh doanh quốc tế) 71 g)Những mặt hạn chế trong xuất khẩu cà phê sang Mỹ 73 2.2. Dệt may 74 a) Cung cầu và mức độ ổn định của nhu cầu trên thị trường thế giới 75 b) Môi trường sản xuất kinh doanh 76 c) Nguồn lực 77 d) Các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan 83 e) Các chính sách hỗ trợ của chính phủ 84 f) Mỹ-thị trường xuất khẩu để Việt Nam có thể phát huy được lợi thế cạnh tranh về mặt hàng dệt may 85 g) Những bất lợi khiến Việt Nam chưa khai thác được lợi thế cạnh tranh 88 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA VIỆT NAM KHI XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ SANG THỊ TRƯỜNG MỸ 93 I.Bối cảnh chung và hội nhập Kinh tế của Việt Nam 93 II. Các giải pháp nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh nói chung 97 1. Kịp thời cung cấp những thông tin chính xác về nhu cầu và mức độ ổn định của nhu cầu trên thị trường thế giới 97 2. Tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng truyền thống có có lợi thế so sánh và có giá trị xuất khẩu cao 98 3. Kiến tạo môi trường kinh doanh ổn định với sự yểm trợ có hiệu quả cao nhất của Nhà nước, đặc biệt cần thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh 99 a) Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý 99 b) Phát triển đồng bộ và đầy đủ thị trường yếu tố sản xuất 100 c) Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện quyền kinh doanh 101 4. Nhóm giải pháp về các nguồn lực 101 4.1. Quản lý chặt chẽ nhằm bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường 101 4.2. Tăng cường trình độ khoa học công nghệ quốc gia 102 a) Sớm đưa ra chiến lược tổng thể về đổi mới công nghệ làm cơ sở cho việc thiết kế cụ thể chiến lược phát triển công nghệ gắn với chiến lược sản phẩm của các doanh nghiệp 102 b) Phát huy nhân tố con người trong chuyển giao công nghệ để có thể tiếp nhận và làm chủ công nghệ mới, cải tiến công nghệ nhập cho phù hợp với điều kiện Việt Nam, tiến tới từng bước sáng tạo công nghệ mới 103 c) Tạo vốn cho phát triển khoa học công nghệ 104 4.3. Phát triển nguồn nhân lực 105 5. Khuyến khích sự phát triển của các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan theo hướng tăng tỷ trọng các mặt hàng chế biến trong tổng khối lượng sản phẩm sản xuất ra 107 6. Chính phủ cần đẩy mạnh việc thực hiện các chính sách ưu đãi và hỗ trợ cho các doanh nghiệp 109 III.Những giải pháp thâm nhập vào thị trường cụ thể Mỹ 112 1.Nhóm giải pháp nhằm nâng cao những hiểu biết về thị trường Mỹ 112 2.Nhóm giải pháp nhằm khai thác tối đa lợi thế cạnh tranh trên thị trường Mỹ 113 2.1.Giải pháp đối với các cơ quan nhà nước 113 2.2. Nhóm biện pháp đối với các doanh nghiệp 116 2.3 Nhóm giải pháp gắn với một số mặt hàng có lợi thế cạnh tranh ở Chương II 120 KẾT LUẬN 127 Danh mục trích dẫn tài liệu tham khảo Danh mục tài liệu tham khảo 129

doc137 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2789 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NSNN cho vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa. Thứ hai, cần nâng cao chất lượng nguồn lao động ở nước ta. Trong thời gian qua, nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực, Đảng và Nhà nước ta đã tập trung đầu tư phát triển nhân tố con người. Tuy nhiên, chúng ta mới chỉ chú trọng đến số lượng, chưa đầu tư thích đáng để nâng cao chất lượng. Vì vậy, trong thời gian tới, vấn đề chất lượng cần phải được chú trọng nhiều hơn bằng các biện pháp sau đây: * Biện pháp ngắn hạn Trong lĩnh vực đào tạo, Nhà nước cần đặt ưu tiên ngân sách và huy động ngoài ngân sách để củng cố các trường dạy nghề tại các địa phương, thực hiện đào tạo có mục tiêu. Các trường này cần phải phối hợp với các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước để xác định nhu cầu đào tạo, xây dựng chương trình đào tạo để làm căn cứ tuyển chọn và đào tạo cá nhân đáp ứng nhu cầu theo ngành nghề mà nền kinh tế đang cần. Đồng thời, thực hiện chương trình giới thiệu cho các em học sinh cơ sở, học sinh trung học hiểu biết về các trường dạy nghề (thông qua quảng cáo tới tận trường học hoặc thuyết trình...) để giúp học sinh tự chọn lựa và quyết định nghề nghiệp phù hợp với khả năng bản thân. Nghiên cứu xây dựng quỹ đào tạo chung cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế nhằm đào tạo lại nghề cho lao động bị thất nghiệp do chuyển đổi cơ cấu, do chuyển giao công nghệ. Chúng ta biết rằng, lao động ngoài quốc doanh chiếm phần lớn trong lực lượng lao động. Vì vây, xây dựng quỹ đào tạo chung chính là tạo bình đẳng về cơ hội cho người lao động ngoài quốc doanh được tiếp cận hệ thống đào tạo lại có mục tiêu, góp phần cải thiện chất lượng lao động ở nước ta. Để hình thành quỹ này, Nhà nước cần đóng góp tài chính, đồng thời qui định các doanh nghiệp đóng góp bắt buộc vào quỹ và huy động các nguồn vốn khác, bao gồm cả viện trợ nước ngoài. Các doanh nghiệp tham gia quỹ hàng năm được gửi công nhân đi đào tạo bằng nguồn từ quỹ. Cuối cùng, một trong những vấn đề hết sức quan trọng hiện nay là phải triển khai một chương trình toàn diện đào tạo các nhà quản lý doanh nghiệp để tạo cơ hội cho các cán bộ hiện nay nâng cấp trình độ chuyên môn quản lý. Tuy nhiên, khởi đầu của chương trình này cần có sự nỗ lực phối hợp từ phía Nhà nước, hệ thống giáo dục đào tạo, các tổ chức tài trợ nước ngoài cũng như các cộng đồng kinh doanh trong và ngoài nước. * Biện pháp dài hạn Nhà nước cần tiếp tục đầu tư cho giáo dục, y tế. Cần cơ cấu và chấn chỉnh lại hệ thống các trường cao đẳng, đại học và các trường dạy nghề. Đối với các trường cao đẳng, đại học, cần chú trọng ngay đến ngành nghề, cơ cấu đào tạo và đặc biệt là chất lượng đầu ra bằng cách nâng cao chất lượng dạy và học. Cần coi trọng công tác dạy nghề. Nhiệm vụ của đào tạo nghề là phải tạo ra một lực lượng lao động đáp ứng về chất lượng, cơ cấu nghề nghiệp và trình độ tay nghề, kỷ luật lao động mà nền kinh tế cần. Mở rộng các trường dạy nghề và xây dựng mối quan hệ chiều ngang giữa các trường học, trường dạy nghề và các nhà đầu tư, cũng như mối quan hệ dọc giữa các trường dạy nghề và các cơ quan hoạch định chính sách của nhà nước. Có như vậy, trường dạy nghề mới là một mắt xích quan trọng nhằm nâng cao chất lượng lao động, góp phần điều chỉnh cơ cấu lao động đang rất bất hợp lý hiện nay. 5. Khuyến khích sự phát triển của các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan theo hướng tăng tỷ trọng các mặt hàng chế biến trong tổng khối lượng sản phẩm sản xuất ra. Chuyển hoàn toàn và chuyển mạnh hoạt động của các ngành công nghiệp chủ chốt và các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan sang các mặt hàng chế biến sâu, giảm tới mức tối đa hàng nguyên liệu, và giảm tới mức thấp các hàng sơ chế, nghĩa là chuyển hẳn từ xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên sang xuất khẩu giá trị thặng dư. Phải mở ra các mặt hàng hoàn toàn mới. Một mặt, chuyển từ xuất khẩu sản phẩm thô sang xuất khẩu hàng chế biến đối với những mặt hàng đã có. Mặt khác, cần mở ra các mặt hàng hiện nay chưa có, nhưng có tiềm năng và triển vọng, phù hợp với xu hướng quốc tế. Đó là các mặt hàng: sản phẩm kỹ thuật điện, sản phẩm điện tử, máy công nghiệp, dịch vụ. Đầu tư chế biến trong lĩnh vực sản xuất các mặt hàng nông sản: Khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các loại giống cao sản trong nuôi trồng và công nghệ chế biến rau quả thực phẩm, nông sản, hải sản… đáp ứng đúng nhu cầu và thị hiếu của thị trường được hưởng ưu đãi miễn giảm các loại thuế như thế xuất khẩu, thuế lợi tức. Nguyên tắc để hưởng ưu đãi là chế biến càng sâu, tăng giá trị càng cao thì mức ưu đãi trong chính sách càng lớn. Ngoài ra, còn được hưởng ưu đãi về miến thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị, phụ tùng như quy định của luật khuyến khích đầu tư trong nước. Đầu tư cho sản xuất các nguyên phụ liệu trong các nhà máy công nghiệp thuộc các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan (kể cả thiết bị phụ tùng để sản xuất hàng xuất khẩu). Trường hợp này nhằm tạo nên sự đồng bộ trong sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu, làm tăng tỷ trọng chế biến của mặt hàng. Do đó nên có những ưu đãi về miễn giảm thuế nhập khẩu, thuế lợi tức. Cần phải hạn chế đến mức tối đa việc xuất khẩu hàng thô như tài nguyên, nguyên liệu thô và hàng sơ chế bằng việc nâng cao thuế xuất khẩu với từng mức độ khác nhau. Có loại cần phải áp dụng mức độ quản lý tuyệt đối như cấm xuất khẩu đã áp dụng đối với gỗ tròn, gỗ xẻ, song mây nguyên liệu, hạt điều thô. Khuyến khích các hình thức đầu tư, liên doanh, liên kết với nước ngoài để thành lập một mạng lưới các doanh nghiệp (gồm công ty mẹ và các doanh nghiệp hỗ trợ) sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu. Thông qua hình thức này, Việt Nam có thể tiếp cận được công nghệ sản xuất mới và các loại máy móc thiết bị tương đối hiện đại mà trong nước không có. Từ đó sẽ nâng cao chất lượng và hàm lượng chế biến của sản phẩm. 6. Chính phủ cần đẩy mạnh việc thực hiện các chính sách ưu đãi và hỗ trợ cho các doanh nghiệp. Chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước phải đảm bảo phù hợp với định hướng phát triển và định hướng đầu tư chung (quy hoạch vùng, ngành nghề) trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Các chính sách ưu đãi này chỉ nên tập trung vào một số doanh nghiệp có ngành nghề và quy mô nhất định chứ không nên áp dụng một cách tràn lan, phân tán. Chính sách ưu đãi và hỗ trợ của Nhà nước về nguyên tắc cần đảm bảo được sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. * Hỗ trợ về tài chính Thành lập công ty đầu tư tài chính với mục tiêu Nhà nước góp vốn của mình vào các doanh nghiệp có triển vọng (gồm các doanh nghiệp đáp ứng được mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế hoặc ngành nghề ưu tiên do Chính phủ quy định ) thông qua việc mua cổ phần hoặc trái phiếu chuyển nhượng. Công ty đầu tư tài chính sẽ tham gia vào việc quản lý các doanh nghiệp được đầu tư như một cổ đông và đóng góp vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng, định hướng và phát triển cho các doanh nghiệp. Thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp: hiện nay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp xúc với các nguồn vốn, đặc biệt là vốn trung và dài hạn do không đủ tài sản để bảo đảm tiền vay. Vì vậy, cần hình thành quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp này để bảo lãnh một phần, nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp được tiếp cận các nguồn vốn dễ dàng thông qua việc cấp bảo lãnh, tái bảo lãnh tín dụng. * Chính sách ưu đãi: - Chính sách hỗ trợ thông tin Chính sách ưu đãi phải có tác dụng định hướng đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Vì vậy, cần tiến hành rà soát, bổ sung, sửa đổi các chính sách ưu đãi đầu tư theo hướng: Tập trung các hình thức ưu đãi thuế về một đầu mối là luật thuế, xoá dần tình trạng ban hành tràn lan các ưu đãi thuế tại nhiều văn bản khác nhau, dẫn đến khó điều hành và tuỳ tiện trong thực hiện. Các chính sách ưu đãi phải nhằm vào mục đích phát triển rõ ràng, mang lợi ích lâu dài cho nền kinh tế. Các chính sách ưu đãi tập trung ở các mặt sau: - Chính sách thuế Hình thành hệ thống thông tin về kinh tế–tài chính trong phạm vi cả nước để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, các nhà quản lý có khả năng tiếp cận với những thông tin cần thiết về các doanh nghiệp, mà trước hết là những thông tin liên quan đến việc đăng ký kinh doanh, báo cáo tài chính của các doanh nghiệp; Nhà nước thiết lập và công bố công khai những thông tin cần thiết về định hướng đầu tư và phát triển của từng ngành, vùng và lãnh thổ. - Chính sách thương mại: cần tiếp tục cải cách theo hướng tự do hóa. Lộ trình cho việc cải cách chính sách này cần phải phù hợp với chính sách đổi mới kinh tế theo hướng mở cửa để hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới. Trên cơ sở đó cần xem xét lại vấn đề bảo hộ kinh tế trong chính sách thương mại mà ta vẫn thực hiện từ trước đến nay. Phải phân biệt được sự khác nhau giữa bảo hộ các ngành sản xuất non trẻ, nhạy cảm trong nước vì vấn đề quốc kế dân sinh với bảo hộ mậu dịch để có một thị trường khép kín hơn. Căn cứ vào đường lối đối ngoại của Đảng ta thì quan điểm sau là không thích hợp và những cải cách mà chúng ta đã thực hiện trên thực tế đã khẳng định điều đó. Trước mắt, chúng ta chỉ thực hiện những biện pháp bảo hộ có điều kiện, có giới hạn về thời gian đối với một số sản phẩm và dịch vụ chọn lọc. Kinh nghiệm của các nước cho thấy chỉ có thể thực hiện một cách có hiệu quả việc bảo hộ đối với những sản phẩm có khả năng cạnh tranh. Còn việc bảo hộ những sản phẩm không có khả năng cạnh tranh thì ít có ý nghĩa, thậm chí có tác dụng ngược lại. Các ngành sản xuất cần phải nhanh chóng thoát ra khỏi hàng rào bảo hộ mậu dịch thì mới có thể phấn đấu tốt cho việc đứng vững trên thị trường và tiếp tục phát triển trong tiến trình hội nhập. - Chính sách thuế: cần thực hiện cải cách trên hai khía cạnh cơ bản sau: Thứ nhất, đối với những cam kết về thuế quan của Việt Nam trong các tổ chức ta tham gia hội nhập cần sớm đưa ra một lộ trình giảm thuế quan và dỡ bỏ hàng rào phi thuế quan một cách hợp lý để các doanh nghiệp có thể dự trù trước được các kế hoạch sản xuất cũng như chiến lược kinh doanh của mình, có căn cứ để điều chỉnh Biểu thuế xuất nhập khẩu hiện nay cho phù hợp... Lộ trình này phải được tính toán cẩn thận: + Giảm nhanh ở những lĩnh vực ít gây chấn động xã hội + Giảm từ từ ở những ngành có tầm ảnh hưởng xã hội đáng kể + Sẽ không giảm ở những ngành gây chấn động xã hội mạnh Thứ hai, đối với hệ thống thuế nội địa, chính sách thuế cần được sửa đổi theo hướng chung là giảm thuế đánh vào sản xuất và tăng tỷ lệ thu từ thuế tiêu dùng. Điều này là phù hợp với các nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam, tạo điều kiện dễ dàng hơn trong quá trình chuyển sang hệ thống thuế mới mà trong đó thuế trực thu và thuế tiêu dùng được áp dụng chủ yếu như ở các nước phát triển khác. Bên cạnh đó phải mở rộng các cơ sở tính thuế và có những biện pháp thu thuế tốt hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế. Nếu làm được cải cách thuế trên sẽ giúp cho Việt Nam thực hiện đúng cam kết về thuế quan với các tổ chức mà ta hội nhập đồng thời không làm giảm mạnh nguồn thu ngân sách. Nếu thực hiện tốt được các giải pháp cơ bản trên thì Việt Nam sẽ đạt được những bước tiến vững chắc trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và phát huy được lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình thâm nhập vào thị trường thế giới. III. Những giải pháp thâm nhập vào thị trường cụ thể như Mỹ 1.Nhóm giải pháp nhằm nâng cao những hiểu biết về thị trường Mỹ: Các doanh nghiệp của Việt Nam khi muốn xuất khẩu sang thị trường Mỹ có thể liên hệ với tham tán thương mại của ta để nhận được sự hỗ trợ, đặc biệt là về mặt thông tin thị trường và thông tin về đối tác. +Thúc đẩy hoạt động thương mại với Mỹ thông qua mạng Internet: Một nhược điểm lớn của thị trường Mỹ là cách quá xa ta về mặt địa lý. Nhược điểm này có thể khắc phục thông qua mạng Internet. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã tạo ra bước tiến lớn trong xã hội loài người. Các thành tựu khoa học được nhanh chóng áp dụng vào mọi mặt của đời sống xã hội. Một trong những thành tựu đó phải kể là việc áp dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực thương mại tạo nên một ngành mới là thương mại điện tử. Trong khi Việt Nam đang “chập chững” những bước đi đầu tiên trong ứng dụng những tiện ích của thương mại điện tử, thì người Mỹ đã quen thuộc với hình thức này từ lâu. Muốn phát huy được lợi thế cạnh tranh trên thị trường Mỹ đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải tiếp cận từng bước thương mại điện tử một cách phù hợp với khả năng của mình, tích cực khai thác thương mại điện tử trong buôn bán với người Mỹ nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá dịch vụ trên thị trường này. Cụ thể là các doanh nghiệp có thể tiến hành giao dịch thông qua e-mail, khai thác kho dữ liệu khổng lồ về thông tin trên mạng để tìm kiếm bạn hàng, từng bước chuẩn bị cho việc bán hàng trên mạng khi đã hội đủ các điều kiện cần thiết về khung pháp lý, phương thức thanh toán, bảo mật thông tin … +Nhà nước cần có biện pháp để huy động có hiệu quả cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống ở Hoa Kỳ (hiện nay có khoảng hơn 600.000 người, tập trung chủ yếu ở hai bang có khí hậu nóng là California và Texas) tham gia vào xây dựng đất nước, kêu gọi bà con hướng về Tổ quốc, vì sự nghiệp ích nước, lợi nhà. Rất nhiều Việt kiều ở Hoa Kỳ là những người có trình độ học vấn cao, nhiều người là chuyên gia, cố vấn, luật sư cho các hãng kinh doanh của Hoa Kỳ, khi có chính sách động viên tốt, thì có thể khai thác được ưu thế này làm cầu nối để phát triển hoạt động xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ. +Thành lập các Trung tâm giới thiệu sản phẩm Việt Nam ở Hoa Kỳ cũng là một giải pháp hay đang được Bộ Thương mại thử nghiệm. Đây là biện pháp thiết thực để hỗ trợ doanh nghiệp, đồng thời các Trung tâm này cũng là nơi quảng bá hình ảnh của Việt Nam. Phạm vi hoạt động của các Trung tâm thì ngoài việc giới thiệu sản phẩm, còn có nhiệm vụ thu thập và xử lý những thông tin thương mại, thiết lập những quan hệ với các tổ chức xúc tiến thương mại địa phương, các bạn hàng, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hội chợ triển lãm. Quy mô của Trung tâm vào khoảng 300-400 m2 , trong đó một phần dành cho doanh nghiệp trưng bày sản phẩm, một phần làm văn phòng đại diện. Trong năm đầu, doanh nghiệp tham gia sẽ không phải chịu bất cứ chi phí nào, những năm sau sẽ từng bước đóng góp một phần. +Để vào được thị trường Mỹ, các doanh nghiệp phải thông thạo hệ thống pháp luật của Mỹ, nắm được hệ thống quản lý xuất nhập khẩu cũng như thủ tục nhập khẩu hàng hóa vào Mỹ. Phải nói rằng hệ thống pháp luật của Mỹ rất phức tạp, rắc rối và chặt chẽ. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể tìm hiểu thêm về hệ thống pháp luật kinh doanh của Mỹ trong Hồ sơ thị trường Mỹ trong trang Web của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam: www.vcci.com.vn hoặc trang Web của Ngân hàng dữ liệu thương mại quốc gia Mỹ: www.stat-usa.gov/ben/topics/tradepromo.html 2.Nhóm giải pháp nhằm khai thác tối đa lợi thế cạnh tranh trên thị trường Mỹ: 2.1.Giải pháp đối với các cơ quan nhà nước: * Đàm phán để Mỹ cho Việt Nam hưởng chế độ ưu đãi thuế quan GSP. Nhiệm vụ của các cơ quan Nhà nước Việt Nam hiện nay là vận động chính phủ Mỹ xem xét khả năng dành cho Việt Nam hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập GSP. Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập là chế độ ưu đãi về thuế mà các nước phát triển dành cho nước đang phát triển trong mối quan hệ buôn bán giữa hai nước. Cụ thể là hàng hoá của các nước đang phát triển xuất khẩu sang các nước phát triển có cam kết dành chế độ GSP cho mình sẽ không bị đánh thuế nhập khẩu hoặc bị đánh thuế nhập khẩu thấp. Hiện nay đang có 27 nước phát triển đồng ý dành ưu đãi này cho các nước đang phát triển. Hoa Kỳ hiện cũng đang dành chế độ ưu đãi này cho hơn 117 quốc gia và 29 vùng lãnh thổ. Với những ưu đãi theo chế độ GSP, chắc chắn hoạt động xuất khẩu hàng hoá nói chung và đặc biệt là hoạt động xuất khẩu những hàng hoá có lợi thế cạnh tranh của Việt Nam sang thị trường Mỹ sẽ còn có nhiều thuận lợi hơn nữa. Bởi vì, biểu thuế GSP quy định hơn 1000 mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ sẽ chỉ phải chịu thuế suất 0%, trong khi ngay tại cột thuế của Hoa Kỳ dành cho các nước có quan hệ thương mại bình thường với mình vẫn tồn những mặt hàng thuế suất 15%. Tuy nhiên, hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam chỉ được hưởng thuế suất GSP nếu chủ hàng chứng minh được rằng hàng hoá đó xuất xứ tại Việt Nam. Việc chứng minh này phải được thực hiện thông qua việc xuất trình giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) có sự chứng nhận của các cơ quan chức năng của nhà nước Việt Nam (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI và Bộ Thương mại ). Thông thường, tiêu chuẩn để xem xét áp dụng GSP là nước đó phải là thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và Mỹ áp dụng với nước đó quy chế quan hệ mậu dịch bình thường vĩnh viễn (PNTR). Hiện nay, hàng hóa từ Việt Nam vào thị trường Mỹ phải chịu nhiều mức thuế khác nhau. Nếu được hưởng quy chế ưu đãi GSP, Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ sẽ có những mặt hàng không phải đóng thuế, và gần như tất cả những mặt hàng khác sẽ được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan. Tại buổi hội thảo “Triển vọng thương mại năm 2009. Chính sách thương mại của Hoa Kỳ dưới thời Obama – Các khuyến nghị đối với Việt Nam” do phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, chi nhánh TP.HCM vừa tổ chức tại TP.HCM, ông Jay L.Eizenstat, nguyên chuyên gia cao cấp của cơ quan đại diện Thương mại Hoa Kỳ USTR nói: "Việt Nam cần nhanh chóng đàm phán với Mỹ, sớm dành quy quan phổ cập (GSP) để hàng hóa Việt Nam tiếp cận thị trường Mỹ tốt hơn". Ông Eizenstat cũng nhấn mạnh đến hiệp định hợp tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương mà chính quyền của tổng thống Obama sắp thông qua. Hiệp định này sẽ thúc đẩy cơ hội đầu tư, giao lưu thương mại giữa Mỹ và Việt Nam tốt hơn. Đây cũng là nền tảng cho hiệp định thương mại tự do châu Á – Thái Bình Dương.Ông Eizenstat khẳng định, thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ dưới thời tổng thống Obama sẽ tiếp tục tăng trường tốt. Tuy nhiên, ông khuyến cáo Việt Nam cần cảnh giác với chính sách thương mại mới từ Mỹ. Bởi trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, có thể sẽ có nhiều vụ kiện bán phá giá hàng hóa xảy ra ở Mỹ. Cụ thể là ngành xuất khẩu gỗ của Việt Nam có nguy cơ đối mặt với vụ kiện chống bán phá giá.Được biết, Việt Nam đã nộp đơn xin quy chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập GSP sau khi là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Chính phủ Mỹ vẫn chưa chấp thuận dành cho Việt Nam quy chế GSP. Ông Eizenstat tin tưởng chính phủ của tổng thống Obama sẽ sớm dành tiêu chuẩn GSP cho Việt Nam. Với những nhận xét trên nhiều khả năng Việt Nam sẽ dành được ưu đãi thuế quan trong năm tới. *Đàm phán Để được Mỹ công nhận là nền kinh tế thị trường: Việt Nam phải nỗ lực để Mỹ sớm công nhận Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh. Điều này rất quan trọng khi các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam bị kiện bán phá giá ở Mỹ. Chưa được công nhận là nền kinh tế thị trường, nếu vi phạm hàng hoá Việt Nam sẽ được áp dụng giá thay thế của một nước khác, biên độ phá giá sẽ cao hơn và thuế sẽ cao hơn. Để được công nhận là nền kinh tế thị trường, Việt Nam cần lưu ý những nguyên tắc: Mức tiền công ở Việt Nam có được đàm phán theo nguyên tắc tự do hay không? Công ty nước ngoài có thể đầu tư vào Việt Nam và tham gia đóng góp cổ phần vào các công ty cổ phần trong nước. Mức độ sở hữu của Nhà nước trong ngành kinh tế như: điện, nước, năng lượng. Mức độ chính phủ phân bổ tài nguyên, nguồn lực. Chính phủ có cho phép công ty tư nhân khai thác dầu khí và khoáng sản hay không? Những ngành này được Nhà nước điều phối như thế nào? Chính phủ tham gia đến mức độ nào để định ra sản lượng và mức giá cả của những mặt hàng mà các công ty nhà nước còn độc quyền. 2.2. Nhóm biện pháp đối với các doanh nghiệp *Doanh nghiệp phải tạo lập được thương hiệu cho hàng hoá và một tên tuổi cho công ty của mình. Nhiều chuyên gia cũng từng khuyến cáo các doanh nghiệp Việt Nam rằng: nếu quyền sở hữu trí tuệ không được bảo hộ thì các chuyến hàng không thể nhập cảng vào Mỹ, hàng hoá có thể bị Hải quan thu giữ và thiêu huỷ ( Luật sư Thomas G. Travis ). Do vậy, những doanh nghiệp đang có ý định xâm nhập thị trường Mỹ nên khẩn trương tiến hành các hoat động đăng ký cho hàng hóa của mình một thương hiệu tại các cơ quan có thẩm quyền về vấn đề này. Thậm chí, các doanh nghiệp cũng cần đăng ký nhãn hiệu hàng hoá tại thị trường Mỹ, cho dù sản phẩm của mình chưa được xuất sang Mỹ. Đó là kinh nghiệm của ông Lý Ngọc Minh, giám đốc công ty sứ Minh Long – người đã từng làm ăn rất nhiều trên thị trường Châu Âu và đang chuẩn bị vào thị trường Mỹ. Ông Long đã bỏ tiền ra đăng ký thương hiệu khắp các nước, kể cả Mỹ vì cho rằng việc làm này cuả mình sẽ có tác dụng phòng ngừa những kẻ “nhìn xa”, biết hãng của ông sắp sửa vào thị trường Mỹ nên tung hê đăng ký đại. Đến khi ông thật sự xuất hàng, lại phải bỏ hàng đống tiền ra mua lại tên của chình mình. Để tạo được một thương hiệu còn là điều đơn giản. Để giữ được uy tín cho thương hiệu đó, doanh nghiệp còn phải nỗ lực gấp nhiều lần. Vấn đề này liên quan chặt chẽ đến việc tạo uy tín của doanh nghiệp, cả trên thị trường nội địa và thị trường Quốc tế . Nhiều doanh nghiệp đã hoàn toàn đúng khi cho rằng: cần xây dựng uy tín ngay trên thị trường nội địa để tạo điều kiện gia nhập thị trường nước ngoài. Nhưng cho dù là đang ở trên thị trường nào thì muốn tạo lập và giữ gìn uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp và sản phẩm, doanh nghiệp cũng phảI tuân thủ những vấn đề trong đảm bảo chất lượng sản phẩm, giao hàng đúng hạn, … *Doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu phải chú ý đến vấn đề chất lượng. Thị trường Mỹ là thị trường khó tính, đòi hỏi cao về chất lượng, khắt khe về tiêu chuẩn hàng hoá, dịch vụ. Do vậy, muốn xuất khẩu hàng sang thị trường Mỹ, vấn đề chất lượng là vấn đề đáng quan tâm hàng đầu. Chất lượng đảm bảo không chỉ là vấn đề thoả mãn được yêu cầu của nhà nhập khẩu mà trước hết phải thoả mãn được những tiêu chuẩn của các cơ quan quản lý hàng hoá đó. Ví dụ, hàng gốm sứ, chén bát … cần có thử nghiệm độ chì và các chất độc có trong men. Hàng đồ chơi trẻ em ( một mặt hàng dự tính sẽ đem lại nhiều lợi nhuận cho các nhà sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam ), thì lại cần quan tâm đến sự đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh, hoá chất…trong mầu mực in, bông nhồi. Các tổ chức và trách nhiệm kiểm tra việc đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm đã được trình bày trong phần khó khăn đối với xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam khi Hiệp định đã có hiệu lực. Ngoài ra, các nhà sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam cũng cần tính đến các yếu tố có thể ảnh hưởng đến chất lượng hàng hoá như thời tiết, sự thay đổi đột ngột của khí hậu...Đối với các mặt hàng thủ công Mỹ nghệ, gỗ chạm, sơn mài, tre mây, doanh nghiệp phải kiểm tra độ co giãn, mối mọt, mốc hư sau một năm sử dụng, kiểm tra sự thích ứng của sản phẩm với sự thay đổi thời tiết đột ngột từ âm 30 độ C tới dương 30 độ C, từ nóng sang lạnh, từ khô sang ướt…Kinh nghiệm đã cho thấy, nhiều công ty kinh doanh hàng Mỹ nghệ đã tốn nhiều công sức để có thể thâm nhập thị trường Hoa Kỳ nhưng đã không giữ được thị trường đó vì hàng hoá, mặc dù có chất lượng tốt khi xuất khẩu nhưng lại không đủ chất lượng để thích ứng với điều kiện khí hậu sau mùa xuất khẩu: bàn ghế bị cong vênh, keo dán không dính. Đây không chỉ là vấn đề cần lưu ý đối với các doanh nghiệp Việt Nam vì ngay cả những doanh nghiệp lớn của các nước tiên tiến cũng mắc phải vấn đề này khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Hãng ô tô Renault của pháp là một ví dụ. Sau khi bán được gần 70000 chiếc xe ô tô sang Mỹ, hãng này đã không thu được gì ngoài một hình ảnh tiêu cực nặng nề, khiến cho đến tận ngày nay, tiếng tăm của ngành công nghiệp ô tô của pháp vẫn không vực lên được. Nguyên nhân dơn giản chỉ vì hãng này đã không tính đến việc phải sản xuất thùng xe ô tô bằng những nguyên liệu chống chất muối, sao cho thùng xe không bị gỉ khi các cơ quan quản lý giao thông quyết định rải muối trên xa lộ để chống tuyết vào mùa đông. Ngược lại, Nhật bản, điển hình là các hãng Canon, Sony, Seiko, và Honda…đã thay đổi hẳn được ấn tượng vẫn dành cho hàng hoá của Nhật Bản– rẻ tiền và kém chất lượng – và tạo dựng được một chỗ đứng vững chắc trên thị trường Mỹ cũng chỉ với việc cải tiến chất lượng. Nói tóm lại, các doanh nghiệp Việt Nam cần xem xét cẩn thận chất lượng sản phẩm của mình trước khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Trong giai đoạn đầu, các doanh nghiệp Việt Nam nên lựa chọn xuất khẩu các mặt hàng mà chất lượng ít bị khống chế bởi các tiêu chuẩn kỹ thuật, thời tiết, nhu cầu. *Các doanh nghiệp cần thay đổi công nghệ mới hiện đại hoặc chủ động nguồn nguyên liệu chất lượng cao. Nhiều công ty đã đầu tư rất nhiều tiền, nhập khẩu về các loại dây chuyền sản xuất hiện đại để có thể nâng cao chất lượng sản phẩm của mình. điển hình là công ty TNHH Kinh Đô. Theo lời ông Trần Lệ Nguyên, giám đốc công ty, để đến được với thị trường Mỹ, công ty đã đầu tư 5 triệu USD nhập khẩu ba dây chuyền sản xuất khép kín hiện đại nhất của Mỹ, chưa có ở các nước ASEAN. Dây chuyền này đã bước đầu phát huy tác dụng trong việc nâng cao chất lượng các loại sản phẩm bánh kẹo cao cấp của công ty. Còn về vấn đề nguyên liệu, hiện nay Việt Nam chưa thể tự chủ động được trong nguyên liệu sản xuất các sản phẩm dệt may và giầy dép. Nguyên liệu của Việt Nam ngoài việc chưa đáp ứng được nhu cầu về số lượng còn chưa đáp ứng được nhu cầu về chất lượng cho sản phẩm sản xuất ra. Phần nhiều các nguyên liệu này đều được nhập khẩu từ các nước láng giềng hoặc do các chủ gia công cung cấp. Phụ thuộc về nguyên liệu sẽ dẫn đến sự bị động trong thời hạn giao hàng, hay sự không đồng nhất trong chất lượng sản phẩm. Cả hai việc này đều có ảnh hưởng không tốt tới uy tín của các doanh nghiệp Việt Nam và đều cần phải có nỗ lực để sớm loại bỏ. Được biết, Tổng công ty dệt may Việt Nam đã bắt đầu triển khai một chương trình cải tiến công nghệ cho ngành dệt, theo đó sẽ chú trọng đầu tư những máy móc hiện đại nhất nhằm đưa ngành dệt lên ngang tầm với chức năng và nhiệm vụ, sao cho có thể cung cấp những nguyên liệu tốt nhất cho ngành may và thậm chí tự xuất khẩu. *Thực hiện chiến dịch tiếp thị thành công cho sản phẩm : Muốn thực hiện được điều này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải tiếp cận với những phương thức tiếp thị, bán hàng, phân phối, tiêu thụ hàng hoá hiện đại. Về tiếp thị hàng hoá, phương thức tiếp thị truyền thống của Việt Nam nay đem áp dụng cho thị trường Mỹ thì xem ra không còn mấy phù hợp. Các khách hàng Mỹ ngày nay không còn đủ thời gian và kiên nhẫn để ngồi nghe các nhà tiếp thị Việt Nam quảng cáo cho sản phẩm của mình cũng như xem hàng tập dầy catalogue và hướng dẫn sử dụng. Thay vào đó, họ muốn truy cập mạng. Đối với bản thân doanh nghiệp Việt Nam, phương pháp tiếp thị truyền thống cũng là một hình thức tiếp thị gây tốn kém, nhất là trong điều kiện các doanh nghiệp còn thiếu vốn trầm trọng như hiện nay. Do vậy, để vừa tạo hứng thú cho khách hàng Mỹ, vừa không gây ra sự lãnh phí thời gian và công sức cho cả hai bên, giải pháp tối ưu cho công tác tiếp thị sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam là xây dựng những trang web dễ truy cập, bắt mắt và ấn tượng. Giải pháp này tuy đòi hỏi sự đầu tư ban đầu lớn nhưng đó chỉ là sự đầu tư về tri thức, các doanh nghiệp phải có những cá nhân xuất sắc, để có thể kiểm tra và cập nhật thông tin hàng ngày. Nếu xét về mặt tiền vốn, có lẽ xây dựng một trang web như thế này sẽ còn không tốn kém bằng việc cử một đoàn tiếp thị sang tiếp thị trực tiếp ở thị trường Mỹ. Hơn nữa, như đã trình bày ở trên, có rất nhiều khả năng chính phủ sẽ có những chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong vấn đề kỹ thuật đào tạo nhân viên và thậm chí sẽ hỗ trợ tài chính cho việc xây dựng trang web dành cho kinh doanh. *Thu thập thông tin, tìm hiểu qui định chống bán phá giá, trình tự thủ tục xem xét khởi kiện, chuẩn bị chứng từ.. là cách đề phòng vụ kiện chống bán phá giá chủ động nhất của các doanh nghiệp Việt Nam: Chuẩn bị sớm, cơ hội thành công cao 2.3 Nhóm giải pháp gắn với một số mặt hàng có lợi thế cạnh tranh đã nêu ở chương II: a) Cà phê: Về giải pháp, đề án nêu 6 nhóm giải pháp: * Xây dựng chiến lược phát triển thị trường, điều chỉnh hợp lý cơ cấu sản phẩm hướng đến các thị trường có giá trị gia tăng cao - Xây dựng chiến lược phát triển thị trường đối với cà phê nước ta đến năm 2015, 2020 và xa hơn. Chú trọng các thị trường có khả năng tiêu thụ lớn, đặc biệt là Mỹ - Điều chỉnh cơ cấu sản phẩm theo hướng: + Tăng tỷ lệ xuất khẩu cà phê nhân, bởi thị trường Mỹ rất ưa chuộng loại cà phê này, phấn đấu đến 2015 có 50 - 70%  sản lượng cà phê Việt Nam tham gia giao dịch tại các sàn giao dịch thị trường Mỹ có chất lượng cao. + Phát triển mạnh cà phê hoà tan, cà phê rang xay, nâng mức chế biến sâu các sản phẩm cà phê đạt 20% vào năm 2015 và 30% vào năm 2020. * Ổn định diện tích trồng cà phê theo quy hoạch; thực hành các quy trình canh tác bền vững  - Triển khai quy hoạch chi tiết và ổn định diện tích trồng cà phê phù hợp với quyết định 150/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó diện tích ổn định từ 450.000-500.000 ha, sản lượng khoảng 1 triệu tấn, trong đó cà phê arabica (chè) chiếm khoảng 10% diện tích ở những vùng có điều kiện sinh thái phù hợp. Tiếp tục phát huy ưu thế của cà phê robusta (vối) ở các tỉnh Tây Nguyên; tiến hành thâm canh cao 200.000 ha cà phê theo quyết định số 3988/QĐ-BNN-TT của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. - Triển khai có hiệu quả chương trình giống, nghiên cứu và chuyển giao nhanh vào sản xuất các loại giống mới có năng suất, chất lượng, độ đồng đều cao, đáp ứng đủ nhu cầu giống cho cải tạo, trồng mới. Thực hành các giải pháp kỹ thuật để lai ghép các dòng vô tính cao sản, chất lượng cao, kháng bệnh, chín muộn và đồng đều trong cải tạo các vườn cà phê già cỗi. Nâng cấp và đầu tư mới các trung tâm nhân giống, phấn đấu ở mỗi tỉnh có một trung tâm, mỗi huyện có một trạm giống. - Tăng cường cây che bóng, áp dụng quy trình thâm canh thực hành nông nghiệp tốt (GAP), thân thiện với môi trường; từng bước nâng tỷ lệ áp dụng sản xuất bền vững. - Tổ chức và hướng dẫn nông dân thu hái đúng kỹ thuật; có các biện pháp kinh tế để ngăn chặn tình trạng hái “tuốt cành, hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ quả non xanh”.Từ đó nâng cao chất lượng cà phê khi xuất sang Mỹ. * Tập trung nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm chế biến; xây dựng và khẳng định thương hiệu cà phê Việt Nam trên trường Mỹ - Đầu tư, nâng cấp hệ thống sân phơi và máy sấy đối với việc sơ chế bằng phương pháp khô. Khuyến khích nông dân hợp tác, thực hiện việc sơ chế cà phê thóc quy mô lớn và áp dụng phương pháp chế biến ướt, hoặc bán ướt đối với cả cà phê vối, đảm bảo phẩm cấp nguyên liệu cho các quá trình chế biến tiếp theo. - Từng bước hiện đại hoá các cơ sở tái chế - phân loại cà phê nhân xuất khẩu. Khuyến khích các doanh nghiệp chủ động đầu tư trang bị các máy, thiết bị tiên tiến, áp dụng tự động hoá dây chuyền sản xuất và giám sát chất lượng sản phẩm, áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO: 9000, HACCP, ISO: 14000; đảm bảo từ sau năm 2010, hầu hết các cơ sở chế biến cà phê nhân xuất khẩu tuân thủ các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. - Tăng cường năng lực chế biến sâu, khuyến khích doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đầu tư chế biến cà phê hòa tan, cà phê rang xay…đến 2015 đạt sản lượng từ 10.000 – 15.000 tấn/năm, trong đó 50% xuất khẩu. - Tập trung đầu tư nghiên cứu chế tạo trong nước các dây chuyền sản xuất cà phê công suất nhỏ và vừa, có công nghệ hiện đại, phù hợp với quy mô sản xuất. Chú trọng các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường đảm bảo sản xuất an toàn, bền vững. - Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp trong việc xây dựng thương hiệu, củng cố sự tin cậy đối với khách hàng và là công cụ bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp. Trên cơ sở cải thiện chất lượng sản phẩm, ngành cà phê và từng doanh nghiệp phải tích cực xúc tiến việc xây dựng và phát triển thương hiệu cà phê Việt Nam nói chung và của mỗi doanh nghiệp nói riêng, từng bước khẳng định xuất xứ và uy tín của cà phê Việt Nam trên trường quốc tế nói chung và trên thị trường Mỹ nói riêng. * Xây dựng hệ thống tiêu thụ cà phê hiện đại, thích ứng với quá trình giao dịch mua bán trong thị trường Mỹ Hoàn thiện hệ thống thông tin về môi trường kinh doanh, thông tin về hệ thống phân phối, giá cả mặt hàng hiện hành…chủ động áp dụng thương mại điện tử trong giao dịch mua, bán, ký gửi cà phê. * Đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất, tạo liên kết, gắn bó lợi ích giữa người trồng, doanh nghiệp chế biến và các cơ sở dịch vụ - Phát triển hình thức kinh tế hợp tác, hộ trang trại sản xuất lớn. Nhà nước có cơ chế, chính sách khuyến khích nông dân tích tụ đất, hình thành các tổ hợp tác, nhóm nông hộ sản xuất cà phê. - Thực hiện liên kết “4 nhà”, trong đó các doanh nghiệp cần chủ động liên kết với các hộ nông dân, hỗ trợ sản xuất, phân phối lợi ích hợp lý, để phát triển vùng nguyên liệu theo quy hoạch, nhằm ổn định sản lượng và chất lượng nguyên liệu cho chế biến. - Khuyến khích hình thành các doanh nghiệp nông nghiệp trên cơ sở người dân đóng góp cổ phần bằng giá trị quyền sử dụng đất và giá trị vườn cà phê để tổ chức sản xuất lớn theo hướng bền vững, bảo vệ tài sản và cùng hưởng lợi thông qua sản xuất, chế biến, dịch vụ và hỗ trợ của Nhà nước (như đầu tư đường, thuỷ lợi, giống, khuyến nông, bảo vệ thực vật...). * Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách hỗ trợ ngành cà phê phát triển, nâng cao hiệu quả sản xuất – kinh doanh Phối hợp với các cơ quan hữu quan, nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ các chính sách khuyến khích, hỗ trợ nông dân, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tổ chức sản xuất lớn, an toàn, bền vững. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để hình thành hệ thống giao dịch, ký, gửi cà phê đảm bảo đầy đủ tính pháp lý, công khai, minh bạch, tạo điều kiện mang lại nhiều giá trị hơn cho người trồng cà phê. Mở rộng và nâng cấp hệ thống thông tin chuyên ngành để giúp cho người dân, doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất phù hợp với nhu cầu của thị trường và tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả. Tiếp tục hoàn thiện chính sách, hỗ trợ xúc tiến thương mại, khuyến khích xuất khẩu thông qua Hiệp hội ngành hàng. Chuyển từ chính sách can thiệp thị trường, trợ cấp xuất khẩu sang hỗ trợ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của cà phê trên thị trường, đặc biệt là thị trường Mỹ, như: thành lập các trung tâm giới thiệu sản phẩm ở nước ngoài, tham gia hội chợ, triển lãm, quảng bá sản phẩm được tổ chức ở New York hoặc các thành phố lớn khác của Mỹ. Khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cà phê thành lập Quỹ xúc tiến thương mại, Quỹ bảo hiểm ngành hàng để thực hiện các chương trình quảng cáo kích cầu cà phê trong nước và khắc phục rủi ro trong sản xuất – kinh doanh, đặc biệt trước những biến động tiêu cực của thị trường cà phê thế giới. b)Dệt may: Bảo đảm cung cấp đầy đủ nguyên vật liệu đầu vào, phụ liệu cho sản xuất theo hướng tăng cường sử dụng nguyên liệu sản xuất trong nước để giảm giá thành sản phẩm từ đó giá xuất khẩu sang Mỹ sẽ rẻ hơn và tạo được lợi thế so với các nước khác. Sử dụng nguyên phụ liệu sản xuất tại chỗ là cách tốt nhất để giảm chi phí mua bán, vận chuyển lại chủ động được việc sản xuất. Muốn vậy sản phẩm sợi phải đáp ứng được yêu cầu của ngành dệt, và dệt phải đáp ứng được yêu cầu của ngành may bằng cách tạo lập mối quan hệ thống nhất, gắn bó giữa các khâu sợi - dệt và may. Phụ liệu cho sản phẩm may có thể chiếm tới 25-34% giá thành vì vậy nên xây dựng các cơ sở vệ tinh sản xuất nguyên phụ liệu may trong nước với công nghệ tiên tiến để sản xuất các sản phẩm phù hợp với yêu cầu may xuất khẩu để từng bước nâng cao tỷ lệ nội địa hoá. Tăng cường đầu tư đổi mới máy móc, thiết bị công nghệ Để làm ra những sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ, biện pháp hết sức quan trọng là phải đẩy mạnh đầu tư xây dựng nhà xưởng hiện đại, đổi mới thiết bị, công nghệ theo hướng tiếp cận với công nghệ cao đặc biệt là lĩnh vực dệt. Tập trung đầu tư đổi mới ở các khâu quyết định như: sản xuất sợi tổng hợp, sản xuất vải chất lượng cao, hoá chất, thuốc nhuộm, phụ liệu cho ngành may, thiết kế mẫu cho sản phẩm, chuẩn hoá sản phẩm, đầu tư xử lý môi trường. Chú trọng công tác đào tạo, nâng cao trình độ của đội ngũ lao động Lao động là nguồn lực quan trọng quyết định sức cạnh tranh, chất lượng nguồn lao động có ảnh hưởng đến năng suất lao động, cơ cấu sản xuất, quản lý, khả năng ứng dụng khoa học công nghệ... Khi nền kinh tế thế giới đang chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức thì ngành dệt-may cũng rất cần những người lao động có kỹ năng, có trình độ chuyên môn cao để đáp ứng công nghệ sản xuất hiện đại. Do đó cần đẩy mạnh việc nâng cao trình độ nguồn lao động như: - Phát triển hệ thống đào tạo đa dạng, nâng cao chất lượng đào tạo, tiếp cận những chương trình đào tạo mới nhất từ các nước phát triển. - Có chính sách tiền lương, tiền thưởng khuyến khích việc nâng cao trình độ, cải tiến kỹ thuật nhằm tăng năng suất, đồng thời thu hút lực lượng cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn, công nhân có tay nghề cao. Ngoài ra cần xây dựng chính sách để thu hút những chuyên gia đầu ngành: Sợi, dệt, nhuộm để tăng cường cho những khâu đang còn yếu hiện nay, nếu cần có thể thuê chuyên gia nước ngoài. -Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ thiết kế thời trang bởi đặc biệt với thị trường Mỹ thì rất khó tính, việc nâng cao được mẫu mã của sản phẩm dệt may là yếu tố rất quan trọng Đẩy mạnh áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng như ISO 9000, ISO 14000, SA 8000, OH SAS 18 000... để vượt qua rào cản kỹ thuật khắt khe của các thị trường Mỹ cụ thể là phải đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng và tiêu chuẩn về môi trường. Đa dạng hoá chủng loại, mẫu mã sản phẩm Sản phẩm dệt - may là sản phẩm có chu kỳ sống rất ngắn, nó phụ thuộc nhiều vào tập quán, sở thích của mỗi lứa tuổi, thành phần dân cư và mỗi nền văn hoá khác nhau. Đồng thời nó sẽ thay đổi nhanh chóng khi thu nhập, thị hiếu và xu hướng thời trang của khách hàng thay đổi. Muốn đững vững trên thị trường, đặc biệt là ở Mỹ đòi hỏi các nhà sản xuất phải thường xuyên nghiên cứu để cải tiến sản phẩm về cơ cấu, mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc... Tạo lập thương hiệu có uy tín cho sản phẩm Thương hiệu có ý nghĩa quan trọng tác động rất lớn đến sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, nó là tài sản vô hình, tạo ra uy tín, sự tin tưởng của khách hàng đối với sản phẩm. Để có một thương hiệu mạnh thì không nên xây dựng thương hiệu theo từng doanh nghiệp vì như vậy rất tốn kém mà các doanh nghiệp nhỏ sẽ không đủ khả năng tài chính để thực hiện đồng thời người tiêu dùng lại rất khó nhớ trước hàng loạt cái tên na ná nhau. Các doanh nghiệp cần có sự liên kết lại để xây dựng một thương hiệu chung cho sản phẩm dệt may cần phải tạo uy tín, sự tin tưởng của khách hàng vào thương hiệu bằng việc bảo đảm chất lượng sản phẩm ổn định, thường xuyên cải tiến, để sản phẩm ngày càng hoàn thiện hơn, ngày càng thoả mãn tốt hơn nhu cầu của thị trường khó tính như Mỹ.Hơn nữa cần phải có những biện pháp chồng việc làm giả làm nhái hàng Việt Nam khi xuất sang Mỹ, tức là cần có những tiêu chuẩn để nhận ra đâu là hàng Việt Nam thật, đâu là hàng giả. KẾT LUẬN Hòa mình vào xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá, nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập nhanh và mạnh với nền kinh tế thế giới. Một trong những thách thức lớn mà chúng ta gặp phải trong quá trình hội nhập là hàng hoá Việt Nam vấp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ với hàng hóa của các nước khác trên cả thị trường trong nước và quốc tế. Bài chuyên đề thực tập : “Tìm lợi thế cạnh tranh và một số giải pháp để nâng cao lợi thế cạnh tranh của Việt Nam khi xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Mỹ trong bối cảnh hiện nay” nhằm mục đích góp một phần nhỏ giải quyết vấn đề trên. Trong phần đầu, bài đi vào tìm hiểu khái niệm và các yếu tố quyết định tới lợi thế cạnh tranh của một quốc gia; khái niệm và các căn cứ lựa chọn thị trường xuất khẩu. Trên cơ sở của lý luận chung, người viết đánh giá lợi thế cạnh tranh tổng thể của Việt Nam, đồng thời lựa chọn thị trường Mỹ là thị trường xuất khẩu để Việt Nam có thể phát huy được lợi thế cạnh tranh của mình, qua đó phân tích các mặt hàng được coi là lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trên hai thị trường này. Đối với thị trường Mỹ đó là mặt hàng: cà phê, dệt may Cuối cùng, bài khoá luận đưa ra một số giải pháp chung nhằm duy trì những lợi thế cạnh tranh vốn có và phát huy những lợi thế cạnh tranh động của Việt Nam, và sau đó là một số giải pháp cụ thể nhằm phát huy lợi thế cạnh tranh trên thị trường Mỹ. Đây là những biện pháp cần thiết phải giải quyết ngay trong thời gian tới, song điều quan trọng hơn cả là sự thay đổi trong tư duy nhận thức của các doanh nghiệp trong nước. Muốn khai thác được nhiều cá thì phải đóng được tàu có công suất lớn và ra khơi xa chịu đựng sóng to gió cả, muốn cạnh tranh được trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế thì các doanh nghiệp phải luôn ở trong thế chủ động tiến công ra thị trường nước ngoài. Trong quá trình tiến công thâm nhập thị trường nước ngoài, các doanh nghiệp còn phải biết phát huy những điểm mạnh-chính là lợi thế cạnh tranh, khắc phục từng bước những điểm yếu mà không thể trông chờ, ỷ lại vào sự bảo hộ của Nhà nước. Đây chính là ý nghĩa chính mà bài chuyên đề muốn đề cập. DANH MỤC TRÍCH DẪN TÀI LIỆU THAM KHẢO Trọng Hồ, Tạp chí Thương mại số 16, t4 và t12. Viện nghiên cứu, quản lý kinh tế TW, Cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng chính sách cạnh tranh ở VN, NXB Lao Động, t10. CK.Prahalad, Thái Quang Sa biên soạn, Trung tâm KHKT hóa chất, Hà Nội, 1999 E.Wayne Nafziger, Kinh tế học của các nước đang phát triển, Nxb Thống kê, t. 692 TS. Mai Văn Bưu và TS. Phan Kim Chiến, Gt sau đại học: Quản lý NN về kinh tế, Trường ktqd, khoa Khoa học quản lý, Nxb khkt, 2001, trang 199. Chủ biên TS. Nguyễn Thị Hường, Gt Kinh doanh quốc tế, t1, Đh ktqd, Khoa kinh tế và kinh doanh quốc tế, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2001, t236 Nxb Chính trị quốc gia, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 9 của Đảng, 2001, trang 120 . Nxb Chính trị quốc gia, Luật thương mại của nước chxhcn Việt Nam, Bản song ngữ Anh Việt, trang 103 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Trung, Bàn về lợi thế so sánh trong chiến lược công nghiệp hoá của Việt Nam, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Viện Nghiên cứu chiến lược và Chính sách khoa học và công nghệ, Hà Nội. 2. PTS Mai Quốc Chánh-Chủ biên , Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 3.Lợi thế cạnh tranh quốc gia-NXB trẻ-Michael E. Porter(12/2008) 4.NXB Thành phố Hồ Chí Minh-Thời báo Kinh tế Sài Gòn (2008), Sản xuất tại Việt Nam-Kỷ yếu xuất khẩu 2008, TP Hồ Chí Minh. 5. PGS.TS Phạm Vũ Luận-Hoàng Kình(2006), Kinh doanh quốc tế, NXB Giáo dục, Hà Nội. 9. Phi Bằng , 20 năm tham quan nước Mỹ, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh. 10. TS. Nguyễn Văn Phúc-Chủ biên, Giáo trình Quản lý đổi mới công nghệ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Khoa QTKD CN và XD cơ bản, NXB Thống Kê, Hà Nội. 11. Học Viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh-Khoa Quản lý Kinh tế (2006), Giáo trình Quản lý Kinh tế, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 12. Vũ Thế Phú , Quản trị Marketing, NXB Giáo dục, Hà Nội. 13. PGS.PTS. Nguyễn Cảnh Hoan-Chủ biên (2000), Tập Bài giảng về Quản lý kinh tế, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 14. TS. Nguyễn Thị Hường-Chủ biên , Giáo trình Kinh doanh quốc tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân-Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế-Bộ môn Kinh doanh quốc tế, NXB Thống kê, Hà Nội. 15. Nguyễn Trần Quế-Chủ biên(2006), Lựa chọn sản phẩm và thị trường trong Ngoại thương thời kỳ CNH của các nền kinh tế Đông á, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 16. GS.TS Vũ Thị Ngọc Phùng-Chủ biên , Kinh tế phát triển, NXB Lao động Xã Hội 17. TS. Mai Văn Bưu-TS. Phan Kim Chiến, Quản lý Nhà nước về Kinh tế, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 18. TS. Trần Đình Thiên (2002), CNH-HĐH ở Việt Nam-Phác thảo lộ trình, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 19. PGS.TS. Lê Văn Tâm-TS. Ngô Kim Thanh (2002), Hoàn thiện môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước sản xuất hàng tiêu dùng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 20. Niên giám thống kê năm 2007 của tổng cục thống kê- Nhà xuất bản thống kê Hà nội(2008) 21. Kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội năm năm 2006-2010 của Đại hội Đảng lần thứ X đề ra 22. Báo cáo đánh giá tình hình và kết quả thực hiện nghị quyết Đại Hội X của Đảng về phát triển Kinh tế-xã hội 5 năm 2006-2010 cảu Bộ kế hoạch Đầu tư 23.Báo cáo năm 2008 thị trường Hoa kỳ của Bộ Kế hoạch đầu tư Mục lục GIỚI THIỆU CHUNG 1 CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỢI THẾ CẠNH TRANH VÀ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU 4 I. Lợi thế cạnh tranh 4 1.Tìm hiểu và phân biệt các khái niệm về lợi thế cạnh tranh 4 2. Phân loại lợi thế cạnh tranh 9 2.1. Phân loại lợi thế cạnh tranh theo cấp độ 10 2.2 Phân loại lợi thế cạnh tranh theo tính chất 13 3. Lợi thế cạnh tranh tổng thể của một quốc gia và lợi thế cạnh tranh quốc gia trong lĩnh vực xuất khẩu các sản phẩm có thế mạnh :(Ở đây chuyên đề nghiên cứu năng lực cạnh tranh quốc gia và lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu thông qua các xuất khẩu các sản phẩm chủ lực) 14 3.1. Lợi thế cạnh tranh quốc gia và các tiêu chí xác định lợi thế cạnh tranh quốc gia 14 a) Mức độ mở cửa 14 b) Vai trò của chính phủ 14 c) Hệ thống tài chính 15 d) Năng lực công nghệ 15 e) Kết cấu hạ tầng 15 f) Quản trị 15 g) Lao động 15 h) Thể chế 15 3.2. Lợi thế cạnh tranh quốc gia trong lĩnh vực xuất khẩu các sản phẩm có thế mạnh, các yếu tố quyết định 15 3.2.1 Nhu cầu và mức độ ổn định của nhu cầu trên thị trường thế giới 15 3.2.2. Sự ổn định của môi trường kinh doanh 16 3.2.3. Lợi thế so sánh 18 3.2.4.Các nguồn lực 21 3.2.5. Các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan 25 3.2.6. Các chính sách hỗ trợ của Chính phủ 26 II. Thị trường xuất khẩu 28 1.Khái niệm thị trường xuất khẩu 28 2. Các căn cứ lựa chọn thị trường xuất khẩu 30 2.1.Quan hệ đối ngoại 31 2.2. Môi trường chính trị-xã hội-luật pháp và môi trường kinh tế vĩ mô 31 2.3. Quy mô, tốc độ tăng trưởng và mức độ cạnh tranh trên thị trường 34 2.4. Hệ thống phân phối trên thị trường 35 2.5. Thị hiếu người tiêu dùng trên thị trường 37 CHƯƠNG II: MỸ - THỊ TRƯỜNG ĐỂ VIỆT NAM CÓ THỂ PHÁT HUY ĐƯỢC LỢI THẾ CẠNH TRANH 38 I. Lợi thế cạnh tranh quốc gia của Việt Nam qua một số tiêu chí 38 1. Mức độ mở cửa 38 2. Thể chế điều chỉnh hoạt động xuất khẩu 40 3.Năng lực công nghệ 42 4. Lao động 43 5. Vai trò chính phủ 45 6.Về quản trị điều hành vĩ mô 47 7. Tài chính 47 II. Thị trường Mỹ 50 1.Mỹ - thị trường xuất khẩu để Việt Nam có thể phát huy được lơi thế cạnh tranh 50 1.1 Quan hệ đối ngoại giữa Mỹ và Việt Nam 50 1.2. Kim ngạch nhập khẩu lớn nhất thế giới(quy mô, tốc độ tăng trưởng) 51 1.3.Môi trường chính trị-xã hội và môi trường kinh tế vĩ mô 55 1.3.1. Thị trường đông dân trên thế giới 55 1.3.2. Thị trường hợp chủng 55 1.4.Thị trường tiêu dùng, thị hiếu tiêu dùng 57 1.5. Thị trường có hệ thống phân phối rộng khắp và hoàn thiện 58 2. Lợi thế cạnh tranh quốc gia của Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu các sản phẳm có thế mạnh vào thị trường Mỹ 59 2.1. Cà phê 59 a)Nhu cầu tiêu dùng cà phê trên thị trường thế giới 61 b) Lợi thế so sánh 63 c) Nguồn lực(Điều kiện tự nhiên) 66 d) Chính sách khuyến khích của Chính phủ 67 e) Mỹ-Thị trường để Việt Nam có thể phát huy lợi thế cạnh tranh về mặt hàng cà phê 68 f) Vị thế của cà phê việt nam trên thương trường quốc tế(môi trương kinh doanh quốc tế) 71 g)Những mặt hạn chế trong xuất khẩu cà phê sang Mỹ 73 2.2. Dệt may 74 a) Cung cầu và mức độ ổn định của nhu cầu trên thị trường thế giới 75 b) Môi trường sản xuất kinh doanh 76 c) Nguồn lực 77 d) Các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan 83 e) Các chính sách hỗ trợ của chính phủ 84 f) Mỹ-thị trường xuất khẩu để Việt Nam có thể phát huy được lợi thế cạnh tranh về mặt hàng dệt may 85 g) Những bất lợi khiến Việt Nam chưa khai thác được lợi thế cạnh tranh 88 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA VIỆT NAM KHI XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ SANG THỊ TRƯỜNG MỸ 93 I.Bối cảnh chung và hội nhập Kinh tế của Việt Nam 93 II. Các giải pháp nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh nói chung 97 1. Kịp thời cung cấp những thông tin chính xác về nhu cầu và mức độ ổn định của nhu cầu trên thị trường thế giới 97 2. Tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng truyền thống có có lợi thế so sánh và có giá trị xuất khẩu cao 98 3. Kiến tạo môi trường kinh doanh ổn định với sự yểm trợ có hiệu quả cao nhất của Nhà nước, đặc biệt cần thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh 99 a) Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý 99 b) Phát triển đồng bộ và đầy đủ thị trường yếu tố sản xuất 100 c) Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện quyền kinh doanh 101 4. Nhóm giải pháp về các nguồn lực 101 4.1. Quản lý chặt chẽ nhằm bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường 101 4.2. Tăng cường trình độ khoa học công nghệ quốc gia 102 a) Sớm đưa ra chiến lược tổng thể về đổi mới công nghệ làm cơ sở cho việc thiết kế cụ thể chiến lược phát triển công nghệ gắn với chiến lược sản phẩm của các doanh nghiệp 102 b) Phát huy nhân tố con người trong chuyển giao công nghệ để có thể tiếp nhận và làm chủ công nghệ mới, cải tiến công nghệ nhập cho phù hợp với điều kiện Việt Nam, tiến tới từng bước sáng tạo công nghệ mới 103 c) Tạo vốn cho phát triển khoa học công nghệ 104 4.3. Phát triển nguồn nhân lực 105 5. Khuyến khích sự phát triển của các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan theo hướng tăng tỷ trọng các mặt hàng chế biến trong tổng khối lượng sản phẩm sản xuất ra 107 6. Chính phủ cần đẩy mạnh việc thực hiện các chính sách ưu đãi và hỗ trợ cho các doanh nghiệp 109 III.Những giải pháp thâm nhập vào thị trường cụ thể Mỹ 112 1.Nhóm giải pháp nhằm nâng cao những hiểu biết về thị trường Mỹ 112 2.Nhóm giải pháp nhằm khai thác tối đa lợi thế cạnh tranh trên thị trường Mỹ 113 2.1.Giải pháp đối với các cơ quan nhà nước 113 2.2. Nhóm biện pháp đối với các doanh nghiệp 116 2.3 Nhóm giải pháp gắn với một số mặt hàng có lợi thế cạnh tranh ở Chương II 120 KẾT LUẬN 127 Danh mục trích dẫn tài liệu tham khảo Danh mục tài liệu tham khảo 129

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA5263.DOC
Luận văn liên quan