Đề tài Một số giải pháp nhằm phát triển thương hiệu HALICO tại Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội

LỜI MỞ ĐẦU3 CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU.6 I.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THƯƠNG HIỆU.6 1.Khái niệm và đặc tính của thương hiệu.6 1.1.Khái niệm thương hiệu.6 1.2.Đặc tính của thương hiệu.6 1.3.Mối quan hệ giữa thương hiệu với sản phẩm.7 2.Vai trò và chức năng của thương hiệu.7 2.1.Vai trò của thương hiệu.7 2.2.Chức năng của thương hiệu.9 II.Nội dung của xây dựng và phát triển thương hiệu.10 1.Quá trình xây dựng thương hiệu.10 1.1.Các cách thức khi thiết kế một thương hiệu.10 1.2.Thiết kế các yếu tố thương hiệu.10 ` 1.3. Đăng ký bảo hộ các yếu tố thương hiệu.12 2. Bảo vệ và phát triển thương hiệu:15 2.1. Bảo vệ thương hiệu.15 2.2. Chiếm lược phát triển thương hiệu.16 III. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU.19 1.Những nhân tố ảnh hưởng.19 1.1.Nhân tố thụôc về DN.19 1.2.Nhân tố khách quan.20 2.Các chỉ tiêu đánh giá giá trị thương hiệu của DN.20 2.1.Chỉ tiêu định lượng.21 2.2.Chỉ tiêu định tính.21 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CỒN RƯỢU HÀ NỘI.22 I.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY.22 1.Lịch sử phát triển và các thành tích đạt được của Công ty.22 1.1. Sơ lược về lịch sử Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam.22 1.2. Quá trình phát triển của Công ty qua các thời kỳ.22 1.3.Giới thiệu chung về Công ty.23 2. Đặc điểm và ngành nghề kinh doanh của Công ty.24 2.1. Đặc điểm chung của Công ty.(Được phân tích kỹ phần sau)24 2.2.Ngành nghề kinh doanh của Công ty.24 3. Cơ cấu tổ chức của Công ty.25 3.1. Đại hội đồng cổ đông.25 3.2. Hội đồng quản trị.25 3.3. Ban kiểm soát.25 3.4. Ban giám đốc:25 3.5. Các phòng ban nghiệp vụ:25 3.6. Các đơn vị trực thuộc:25 II.THỰC TRANG VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CỒN RƯỢU HÀ NỘI.27 1.Đặc điểm chung của Công ty ảnh hưởng đến xây dựng và phát triển thương hiệu.28 1.1. Đặc điểm về sản phẩm kinh doanh của Công ty.28 1.2. Đặc điểm về hoạt động kinh doanh.36 2. Thực trạng về xây dựng và phát triển thương hiệu của Công ty:43 2.1. Thực trạng về hoạt động kinh doanh.43 2.1. Nhận thức của Công ty về thương hiệu.44 2.2. Thực trạng về thiết kế thương hiệu của Công ty.48 2.3. Thực trạng về quảng bá thương hiệu của Công ty.50 2.4. Thực trạng về đầu tư cho xây dựng và phát triển thương hiệu của Công ty.50 2.5. Thực trạng về đăng ký thương hiệu.51 2.6. Thực trạng về quản lý, bảo vệ và phát triển thương hiệu của Công ty.52 III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TRONG THỜI GIAN QUA.53 1.Đánh giá về sản phẩm và chính sách giá cả của Công ty.53 2.Đánh giá về thị trường tiêu thụ của Công ty.54 3.Đánh giá vế chính sách khách hàng và phân phối.55 4.Đánh giá về những thuận lợi và kho khăn.55 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU HALICO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CỒN RƯỢU HÀ NỘI.57 I.MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY.57 1.Chiếm lược phát triển:57 2.Mục tiêu phát triển của Công ty.57 3.Kế hoạch sản xuất kinh doanh sau cổ phần hóa của Công ty.57 4.Kế hoạch thực hiện của Công ty.58 4.1.Về kế hoạch phát triển thị trường, sản phẩm.58 4.2.Vê quy mô hoạt động:60 4.3.Về công tác đối ngoại và mổ rộng thị trường xuất khẩu:60 4.4.Về công ác tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh:60 4.5.Về công tác kế hoạch đầu tư mới:60 II.NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY.61 1.Tổ chức bộ phận quản trị thương hiệu.61 2.Thiết kế phù hợp các yếu tố thương hiệu.62 3. Đăng ký với cục sở hữu trí tuệ.62 4. Tiến hành xây dựng thành một thương hiệu mạnh.64 5. Thực hiện các biện pháp bảo vệ thương hiệu.68 III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC VÀ CÁC CƠ QUAN HỮU QUAN.70 1.Đối với nhà nước.70 2. Đối với tổng Công ty Rượu – Bia - Nước giải khát Việt Nam . 70 bài có 70 trang KẾT LUẬN70 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.70

doc70 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3126 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm phát triển thương hiệu HALICO tại Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g đối với những ngành nghề không khuyến khích sản xuất nên không được phép quảng cáo trên một số lĩnh vực như trên truyền hình, báo đài…Nên việc thực hiện các chiếm lược quảng bá là rất khó. Vì vậy cần đưa ra giải pháp phù hợp cho việc thực hiện tốt việc quảng bá góp phần vào việc tạo dựng giá trị thương hiệu. 2.4. Thực trạng về đầu tư cho xây dựng và phát triển thương hiệu của Công ty. Thực tế cho thấy chi phí đầu tư cho việc khuyếch chương quảng bá thương hiệu là rất tốn kém nên hiện có nhiều doanh nghiệp chưa thực sự chú trọng tới vấn đề này và chưa giành một khoán ngân sách đầu tư cho việc phát triển thương hiệu mà chủ yếu thông qua các chi phí đầu tư cho các hoạt động marketing để quảng bá cho thương hiệu. Đây cũng là một thực trạng chung của Công ty cổ phần rượu Hà Nội, có nhiều lý do mà Công ty chưa có khoản đàu tư cho việc này là một phần do nhận thức của ban lãnh đạo Công ty về xây dựng và phát triển thương hiệu, một mặt do nguồn tài chính chưa cho phép…Do vậy trong những năm qua việc đầu tư cho việc quảng bá của Công ty hâu như không có mà chủ yếu thông qua các hoạt động marketing. Đây là một trong những hạn chế có tác động rất lớn tới việc quảng bá thương hiệu, nó làm mất đi cơ hội phát triển và làm giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường của Công ty khi mà trên thị trường tràn ngập các chủng loại hàng hóa khác nhau với giá cả hấp dẫn, coa nhiều lợi thế cạnh tranh. Vì vậy Công ty cần nhận thức rõ tầm quan trọng và cần thiết của hoạt động khuyếch chương quảng bá thương hiệu. 2.5. Thực trạng về đăng ký thương hiệu. Ngày nay, thương hiệu là tài sản có giá trị lớn của doanh nghiệp và được coi là một công cụ cạnh tranh có hiệu quả. Bên cạnh đó, bối cảnh hội nhập cũng đang diễn ra mạnh mẽ và đang xẩy ra những tranh chấp liên quan tới thương hiệu. Điều nay cang làm tăng tính nghiêm ngặt của vấn đề xây dựng, đăng ký và quản lý thương hiệu. Đăng ký thương hiệu là một trong những biện pháp quan trọng nhằm xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho doanh nghiệp, ngăn ngưa mọi hành vi chiếm đoạt, đánh cắp đổng thời là cơ sở pháp lý duy nhất để chống lại các hành vi xâm phạm tới các yếu tố thương hiệu. Các thủ tục pháp lý về đăng ký và bảo hộ thương hiệu kha đơn giản và được quy định rõ. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp chỉ cần làm sai và thiếu dù chỉ là một chi tiết nhỏ thì quá trình bác đơn kiện sẽ khiến doanh nghiệp tốn kém và mất nhiều chi phí vè thời gian cũng như tiền bạc. Vì vậy, để tránh những sai sót này, khi xác lập quyền sở hữu công nghiệp Công ty cổ phần cồn rượu Hà Nội cũng đã rất chú trọng vãem xét kỹ lưỡng trên cơ sở thực hiện các bước sau: Nhận dạng đối tượng sở hữu công nghiệp. Phân tích khả năng bao hộ. Xác định coa quan nộp đơn. Phân tích để quyết định có tiến hành thủ tục xác lập quyền sở hữu hay không. Xây dựng chiếm lược xác lập và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp. Vì thế thương hiệu của Công ty được xác lập quyền sở hữu công nghiệp ngay khi Công ty tiến hành xây dựng và phát triển thương hiệu và đăng ký thương hiệu để có thể yên tâm xây dựng và phát triển thương hiệu và hiện Công ty cũng đã xác lập quyền sở hữu đối với tất cả các yếu tố khác của thương hiệu như nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, tên gọi xuất xứ hàng hóa, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, sáng chế và giải pháp hữu ích. 2.6. Thực trạng về quản lý, bảo vệ và phát triển thương hiệu của Công ty. Nói đến bảo vệ thương hiệu sẽ không chỉ đơn thuần là đăng ký xác lập quyền sở hữu đối với nhà nước. Nhận thức được điều này, Công ty đã tìm mọi cách ngăn chặn tất cả các xâm phạm tư bên ngoài như xâm phạm hàng giả, hàng nhái, sự tạo nhầm lẫn vô tình hay cố ý, rồi hiện tượng gây khó hiểu của các thương hiệu gần giống và sự sa sút từ bên trong thương hiệu như làm giảm uy tín do chất lượng hàng hóa giảm, không duy trì được mối quan hệ tốt với khách hàng, bao gồm các đại lý, nhà phân phối và người tiêu dùng cuối cùng làm giảm lòng tin của khách hàng với hàng hóa và doanh nghiệp. Công ty không chỉ coi việc bảo vệ thương hiệu là của Nhà nước mà nhà nước chỉ có vai trò nhất định trong việc giải quyết những tranh chấp, những kiện tụng về pháp lý. Chính vì không dưa hoàn toàn vào Nhà nước nên Công ty có ý thức tự mình hoặc quyết định các chiếm lược hoạt động cụ thể để bảo vệ thương hiệu của mình, vấn đề là Công ty phải dự đoán bằng cách nào để có hiệu quả. Quan trọng là Công ty phải dự đoán được những mối đe dọa tiềm tàng và có hoạt động nghiêm túc để ngăn chặn chúng ngay từ khi chúng còn mới phôi phai, không để tình trạng nước chạy đến chân mới nhảy bởi nó có thể gây ra ảnh hưởng xấu tới thương hiệu của Công ty, làm giảm uy tín của thương hiệu và thậm chí nó có thể rất lâu hoặc không bao giờ Công ty còn lấy lại được uy tín từ phía khách hàng nữa. Tốt nhất là tránh để Công ty xẩy ra tình trạng phải kiện tụng vì như thế sẽ làm mất rất nhiều thời gian, công sức và tiền của của Công ty, nhất là khi mà Công ty có rất nhiều việc phải lo và nguồn lực thì lại có hạn. Để thực hiện điều đó, hoạt động đầu tiên của Công ty là xác lập quyền sở hữu thương hiệu như đã nói trên. Ngoài ra Công ty còn có các biện pháp khác như kiểm soát thị trường để phát hiện hàng giả, hàng nhái, duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng phục vụ, tăng cường quan hệ với khách hàng và cung cấp thông tin đầy đủ về hàng hóa và doanh nghiệp, tạo nên sự thân trhiết với khách hàng, mở rộng hệ thông phân phối và bán lẽ hàng hóa, thiết lập hệ thống thông tin phản hồi. trong đó đặt lên hàng đầu là nhiện vụ duy trì và nâng vao chất lượng sản phẩm, chất lượng phục vụ vì chỉ có chất lượng khác biệt mới tạo ra sự cảm nhận rõ dệt đối với khách hàng. Hơn nữa các sản phẩm với chất lượng cao sẽ khó làm giả, làm nhái vì rất dễ bị pháp hiện do sự chênh lệch thấy rõ về chất lượng, các hoạt động tăng cường quan hệ với khách hàng cũng được Công ty chú trọng đối với khách hàng là nhà phân phối, đại lý, Công ty có các chương trình hổ trợ khách hàng trong đó có sự hợp tác và giúp đỡ qua lại giữa các nhà phân phối, đại lý với nhân viên của Công ty. Ngoài ra, Công ty còn đang tiếp tục mở rộng phân phối và bán lẽ của mình dần dần theo khung nguồn lực của Công ty với mục tiêu là vưa bao phủ thị trường, vưa lấp những chổ trống của thị trường không để kẻ khác lợi dụng. III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TRONG THỜI GIAN QUA. Đánh giá về sản phẩm và chính sách giá cả của Công ty. Đối với sản phẩm của Công ty: Công ty có các sản phẩm chủ yếu là sản phẩm cồn (tiêu thụ nội bộ cho sản xuất rượu), sản phẩm rượu các loại. Trong hệ thống sản phẩm của HALICO, Rượu Vodka Hà Nội xanh, lúa mới, nếp mới… là các sản phẩm chủ yếu. Đặc biệt trong hai năm trở lại đây, sản lượng tiêu thụ rượu Vodka nhãn xanh chiếm tye trọng 80% - 85% kết cấu mặt hàng và được người tiêu dùng đón nhận. Đây là một bước đột phá về chất lượng. Về nguyên vật liệu đưa vào sử dụng 100% là gạo với quy trình công nghệ được kiểm soát nghiêm ngặt đã cho sản phẩm có chất lượng cao, hương vị đặc trưng, nhanh chong chiếm lĩnh thị trường và thị phần ngày một tăng nhanh. Đối với sản phẩm mới Công ty cũng đã nhận thấy đây là một vấn đề sống còn để có thể cạnh tranh trên thị trường hiện nay. Cụ thể là trong năm 2006 Công ty đã nghiên cứu thành công sản phẩm mang nhãn hiệu Vinavodka sản xuất từ gạo nếp cái hoa vàng có chất lượng cao, được người tiêu dùng mến mộ. Tuy nhiên, do mẫu mã bao bì, nút, nhãn… cưa đồng bộ nên chưa sản xuất đại trà cung cấp cho thị trường. Vì vậy, Công ty đang hoàn thiện các loại bao bì, chai, nút, nhãn đồng bộ có chất lượng cao để cung cấp ra thị trường. Hiện nay, Công ty cũng đã đang chuản bị nhập chai mờ có nhãn in liền chai từ Cộng hòa Pháp, kết hợp với việc điều chỉnh, nâng cấp hương vị sản phẩm để có thể tung ra thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Công ty còn dự kiến đến cuối năm 2007 sẽ cố gắng nghiên cứu đưa ra thị trường một loại sản phẩm mới có tính khả thi nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường trong thời kỳ hội nhập như hiện nay. Còn đối với các sản phẩm rượu khác hiện cũng đang được người tiêu dùng đón nhận như rượu caphê, Thanh mai, Nếp mới, Vodka… Công ty cung dang nghiên cứu và đưa thêm vào những mặt hàng này với các nồng độ rượu khác nhau để phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Đặc biệt là đối với những loại này Công ty cung dang dần nâng cao chất lượng và mẫu mã, hiểu dáng phù hợp với thị trường. Đối với sản phẩm xuất khẩu: Trong những năm qua Công ty cũng đã chs trọng tới công tác xuất khẩu. Tuy nhiên, về mặt hình thức, chất kượng chai, nút và chất lượng sản phẩm còn nhiều hạn chế phải khắc phục, sản lượng xuất khẩu còn thấp, hàng bị trả về không đảm bảo về chất lượng như lóc thủy tinh, đóng căn, vẩn đục cao… việc trả lại sản phẩm đã gâp mất uy tín cũng như lãng phí trong kinh doanh. Vì vậy, năm 2006 Công ty cũng đã tìm hiểu nghiên cứu nguyên nhân để nâng cao chất lượng sản phẩm một cách có hiệu quả. Về giá cả: Trong những năm qua, Công ty đã có những bước tiến quan trọng trong việc lựa chọn chính sách định giá bán sản phẩm. Bởi đây là một vấn đề sống còn của các doanh nghiệp nói chung và của Công ty cổ phần rượu Hà Nội nói riêng. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng tiêu thụ sản phẩm và đến lợi nhuộ của Công ty. Trên cơ sở phân tích và nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới giá bán sản phẩm Công ty cũng đã thực hiện các chính sách giá băng việc định giá bán sản phẩm theo thị thị trường tưc là giá bán sản phẩm xoay quanh múc giá thị trường có kết hợp với giá trị gia tăng của thương hiệu. Bên cạnh đó Công ty cũng xây dựng hệ thống nhiều giá bao gồm giá bán buôn, giá bán lẽ, giá bán đại lý, siêu thị, nhà hàng. Với chính sách giá này đã giúp Công ty bảo đảm được giá cả ổn định, giúp tăng sản lượng tiêu thụ, đảm bảo sự tăng trưởng bền vững cho hiện tại và lâu dài của Công ty. Đánh giá về thị trường tiêu thụ của Công ty. Về thị trường tiêu thụ. Đối với thị trường trong nước: Công ty hiện đã có hệ thống kênh phân phối được mở rộng và phát triển khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước, với tống số các đại lý là 238 ( trong đó Miền Bắc: 181 đại lý và 23 Siêu thị nhà hàng; Miền Nam:34 đại lý; Miền Trung: 19 đại lý). Trong ba năm trở lại đây hệ thống tiêu thụ nói trên được chú trọng đầu tư, nhằm mục đích tiếp cận và khai thác hợp lý các nhu cầu của thị trường, đưa ra sản phẩm tư nơi sản xuất đến khách hàng cuối cung một cách nhanh chóng nhất. Trong việc phân phối sản phẩm, Công ty cũng đã xác định rõ vai trò chất lượng và ảnh hưởng qua lại của các thành viên đại lý là rất quan trọng. theo đó các thành viên đại lý thỏa mãn các tiêu chuẩn nhất định do Công ty đề ra trên nền tảng một cấu trúc của kênh phân phối hoàn chỉnh với nhiều cấp độ phong phú, đa dạng. Với chính sách đó các đại lý không ngừng được củng cố về số lượng và chất lượng tạo nên sự hợp tác, gắn bó chặt chãe giữa nhà sản xuất và khách hàng trên cơ sở cung phát triển. Đối với thị trường xuất khẩu: Song song với việc phát triển thị trường nội địa, Công ty cung đã chú trọng, cố gắng mổ rộng thị trường ra nước ngoài. Tuy nhiên, doanh thu xuất khẩu còn rất hạn chế, nhưng các sản phẩm của Công ty cũng đã xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới như các nước trong khu vực Đông Âu. Trong những năm gần đây, sản phẩm Công ty đã được các thành viên các nước trong khu vực châu Á đón nhận và đánh giá cao như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singpo… Song do còn nhiều vấn đề nên doanh số xuất khẩu còn thấp, hiên Công ty cũng đã và đang đầu tư, nghiên cứu để nâưng cao chất lượng cũng như phù hợp với thị trường xuất khẩu từ đó có thể đưa thương hiệu HALICO có thể cạnh tranh đứng vững trên thị trường quốc tế. Đánh giá vế chính sách khách hàng và phân phối. Về khách hàng: Cùng với việc phát triển hệ thống phân phối, Công ty còn rất chú trọng tới việc hổ trợ khách hàng. Bởi việc kinh doanh có thành công hay không hcính là phụ thuộc vào khách hàng do đó trong những năm qua Công ty rất chú trọng tới việc chăm sóc cũng như quan tâm đến lợi ích của khách hàng thong qua những phương thức như: chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mai, hổ trợ và phát triển mở rộng thị trường, chuyển giao hàng đến tận kho đối với khách hàng đại lý, tiếp thị, khuyến mại đối với khách hàng… Về phân phối: Từ năm 2006, Công ty thực hiện công tác kế hoạch hóa trong việc tổ chức ký kết các hợp đồng tiêu thụ. Theo đó thông qua hợp đồng đại lý, sản lượng tiêu thụ của tưng đại lý được xác định cho cả năm và từng quý trên cơ sở đó năng lực của từng đơn vị và điều kiện sản xuất của Công ty. Với chủ trương nay giúp Công ty chủ động được trong công tác dự báo thị trường, lập kế hoạch cho sản xuất và kế hoach tiêu thụ của từng tang , từng quý. Đánh giá về những thuận lợi và kho khăn. Về thuận lợi: Có hai thuận lợi chủ yếu sau: Từ phía thị trường: Sản phẩm rượu là đồ uống ưu chuộng trong các sự hiện, thường xuyên của đời sống dân cư như: Tiệc, liên hoan, lễ hội… nhu cầu về sản phẩm rượu gia tăng cùng với chất lượng cuộc sống. Vì vậy, lĩnh vực hoạt động của Công ty có tiềm năng phát triển rất tốt. Ngoài ra, môi trường để xây dựng và quảng bá thương hiệu cho các doanh nghiệp đang dần được hình thành với nhiều thuận lợi. Đó là người tiêu dùng ngày cang quan tâm đến thương hiệu, các tổ chức báo chí, tổ chức của doanh nghiệp như hiệp hội trẻ đang có nhiều chương trình giới thiệu và quảng bá thương hiệu, sự quan tâm của Nhà nước để xây dựng chương trình phát triển thương hiệu quốc gia, trong đó có sự hổ trợ cho các doanh nghiệp để xây dựng một số thương hiệu mạnh, tiêu biểu cho Việt Nam. Từ phía Công ty có những thuận lợi sau: Công ty cổ phần cồn rượu Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước nay chuyển sang cổ phần, Nhà nước nắm giữ 51% cổ phần, kinh doanh có hiệu quả trong cơ chế thị trường nên hoạt động kinh doanh của Công ty luôn được quan tâm, giúp đỡ, chỉ đạo từ các cấp lãnh đạo trong hiệp hội trong tổng Công ty, cũng như sự chỉ đạo của Nhà nước. Công ty có truyền thống sản xuất lâu năm và có bề dày thành tích, do đó có nhiều mối quan hệ truyền thống, có uy tín với bạn hàng, khách hàng trên thị trường. Tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty có kiến thức, lãnh đạo lâu năm giầu kinh nghiệp, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, đoàn kết và tinh thần quyết tâm cao là điều kiện thuận lợi để Công ty tuyên truyền và triển khai chiếm lược phát triển thương hiệu. Trong những năm gần đây hiệu quả về đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh của Công ty liên tục được phát huy,đồng thời chất lượng sản phẩm không ngừng được nâng cao làm tăng giá trị thương hiệu góp phần vào việc phát triển thương hiệu của Công ty. Về khó khăn: Những khó khăn mà Công ty đang phải đố mặt Nguồn cung cấp nguyên vật liệu đầu vào: Mức giá nhập nguyên vật liệu luôn biến động. Đặc biệt,những năm gần đây, cùng với tỷ lệ lạm phát cao của Việt Nam, đa số nguyên vật liệu đều tăng giá và đang ở mức cao. Môi trường kinh doanh: Đầy phức tạp với các nguy cơ về hàng giả, hàng nhái trong khi các chế tài xử phạt từ phía Nhà nước lại chưa rã ràng và nghiêm khắc. Các thách thức về cạnh tranh trong và ngoài nước… Kế hoạch di dời khu vực sản xuất sang khu công nghiệp Yên Phong - Bắc Ninh: Việc di dời địa điêm sẽ ảnh hưởng đến sự ổn định, tập trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Áp lực hội nhập: Việt Nam đã là thành viên chính thức củ WTO đã va đang có nhiều bước chuyển mình cà về chiều rộng cũng như chiều sâu. Cùng với sự phát triển đó các doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ gặp nhiều khó khăn như sự cạnh tranh trên thị trường, việc tuân thủ luật định của nhiều quốc gia, việc bảo hộ thương hiệu, bản quyền, thuyền thông văn hóa….Đặc biệt, trong những năm tới theo lộ trình gia nhập WTO của Việt Nam, sự cạnh tranh trong ngành đồ uống, nhất là sản phẩm rượu cang trở nên ngày cang gay gắt hơn do những nguyên nhân như là sự xâm nhập thị trường của nhiều sản phẩm và thương hiệu bên ngoài; việc giảm thuế của sản phẩm rượu nối chung nhất là rượu Vang, Vodka khiến nhiều doanh nghiệp có xu hướng chuyển sang kinh doanh rượu; sự gia tăng số lượng của các đơn vị sản xuất rượu trong nước và nhu càu thay đổi về khẩy vị ngày cang cao của người tiêu dùng. Với tình hình trên, Công ty phải đố mặt với rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, những điều kiện thuận lợi khách quan và chủ quan của Công ty sẽ giúp cho Công ty khi chuyển sang cổ phần hóa sẽ phát huy hơn nữa tính hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, đưa thương hiệu HALICO trở thành một thương hiệu mạnh trên thị trường trong nước cũng như thị trường xuất khẩu. CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU HALICO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CỒN RƯỢU HÀ NỘI. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY. Định hướng chung trong phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty là: “ Phát huy lợi thế cạnh tranh, đầu tư có trọng điểm và có chiếm lược phát triển thị trường phù hợp với mục tiêu lâu dài”. Xuất phát từ quan điểm, Công ty đã đưa ra mực tiêu và phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty tự năm 2006 đến 2009 được xác định như sau: Chiếm lược phát triển: Tăng cường đầu tư nâng cấp máy móc thiết bị. Duy trì và mở rộng thị phần trong nước. Hướng vào thị trường xuất khẩu nhằm bứt phá về hiệu quả hoạt động. Mục tiêu phát triển của Công ty. Công ty được thành lập để huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trong việc phát triển sản xuất kinh doanh nhằm mục tiêu thu lợi nhuận tối đa, tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động, tăng lợi tức cho các cổ đông, đóng góp vào ngân sách nhà nước và phát triển Công ty. Công ty có thể có những mục tiêu khác trong quá trình hoạt động phù hợp với quy định của pháp luật. Mục tiêu cụ thể của Công ty là: Tăng trưởng doanh thu theo theo tốc độ dự kiến của ngành ( phù hợp với chiếm lược phát triển ngành của Bộ công nghiệp) là: 10% - 15%/năm ; Tăng trưởng cổ tức là: 10%/năm. Kế hoạch sản xuất kinh doanh sau cổ phần hóa của Công ty. (Đơn vị: 1000 đồng) Chỉ tiêu Năm 2006 (Dự kiến) Năm 2007 (dự kiến) Năm 2008 (Dự kiến) Năm 2009 (Dự kiến) Vốn điều lệ 30,000,000 48,500,000 48,500,000 48,500,000 Doanh thu 340,000,000 391,000,000 449,650,000 517,097,000 Sản lượng sản phẩm chủ yếu - Cồn toàn bộ (1000 lít) - Rượu các loại (1000 lít) 3,200 7,500 3,350 7,800 3,800 8,750 4,350 9,850 Nộp ngân sách 90,000,000 97,800,000 110,000,000 125,000,000 Lợi tức trước thuế 55,000,000 36,131,429 45,515,429 56,307,029 Lợi tức sau thuế(*) 39,600,000 26,014,629 32,771,109 40,541,061 Lao động (người) 478 500 496 488 Thu nhập (1000đ/ng/tháng) 5,000 5,000 5,000 5,000 Cổ tức hàng tháng (%) (**) Chưa chia 10% 11% 12% (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh ) Ghi chú: (*): Trong hai năm đầu, doanh nghiệp được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp và được giảm 50% cho ba năm tiếp theo. (**): Ngay sau khi cổ phần hóa, Công ty cổ phần Rượu Hà Nội phải tập trung vào công tác di dời nhà xưởng. Để triển khai kế hoạch này, lợi nhuận hoạt động được ưu tiên cho sử dụng vào các mục đích sau: Đầu tư xây dựng nhà xưởng, mua máy móc thiết bị tại địa điểm mớid. Việc sử dụng lợi nhuận tích lũy để đầu tư sẽ góp phần giảm lãi vay phải trả. Tích lũy để bỏ sung vốn kinh doanh vào các năm sau nhằm chuẩn bị cho những rủi ro kinh doanh dự kiến khi Công ty thực hiẹn chuyển đổi lớn về địa điểm và mô hình hoạt động. Kế hoạch thực hiện của Công ty. 4.1.Về kế hoạch phát triển thị trường, sản phẩm. Kế hoạch sản xuất: Duy trì các mặt hoạt động sản xuất, kinh doanh, công tác tiêu thụ các loại sản phẩm đang có lợi thế trên thị trường, giảm thiểu tối đa khả năng bị ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động do công tác di dời. Nâng cao nưng sấut máy móc thiết bị, khai thác và phat huy có hiệu quả các thiết bị mới đầu tư để tăng sản lượng, đáp ứng được nhu cầu ngày một cao của thị trường. Định hướng xây dựng kế hoạch sản xuất và phát triển của Công ty trong những năm tới: cụ thể từ nay đến năm 2009 ngoài viẹc đảm bảo tốc độ tăng trưởng chung, còn phải phù hợp với công tác di dời đã được lập báo cáo đầu tư trình Bộ công nghiệp phê duyệt. Chiếm lược sản phẩm: Ưu tiên phát triển sản phẩm mới trên cơ sở đầu tư nghiên cứu đề tài nhằm tiếp tục đưa ra thị trường những sản phẩm ưu việt, duy trì thế độc quyền để cố thể tồn tại và đứng vững trong môi trường cạnh tranh, tránh được rủi ro, cụ thể là: Phát triển sản phẩm mới dòng vodka, có chất lượng coa với mẫu mã bao bì đệp, hấp dẫn người tiêu dùng. Phát triển thêm dòng rượu Brandy nhằm đa dạng hóa các sản phẩm, phục vụ nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Phát triển loại sản phẩm chỉ dành cho xuất khẩu. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu kỹ thuật găn với sản xuất để kiểm soát, giải quyết khắc phục nhanh các vấn đề về kỹ thuật phát sinh trong quá trình sản xuất rượu, cồn. Điều này đảm bảo cho chất lượng sản phẩm được ổn định và ngày một nâng cao. Chiếm lược về giá: Xây dựng và hoàn thiện hệ thống giá phù hợp với hệ thống kênh phân phôi. Đảm bảo giá bán sản phẩm phải hàm chứa các yếu tố gia tăng về giá trị, đảm bảo chi phí để bảo toàn vốn nhưng phải hấp dẫn đối với người tiêu dùng. Xác định được vị thế chủ đạo về giá của sản phẩm trên thị trường, tọ ra tâm lý ổn định về giá, ít rủi ro khi kinh doanh sản phẩm của Công ty. Đâyu là một biện pháp đặc biệt quan trọng, thực sự là đòn bẩy để đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm đáp ứng được các nhiệm vụ chiếm lược của Công ty trong giai đoạn mới. Kế hoạch marketing: Từng bước ổn định và phát triển thị trường trong và ngoài nước. Lập kế hoạch ngắn hạn, dài hạn cho việc tăng trưởng thị phần của Công ty đối với từng thị trường trọng điểm, thị trường mục tiêu. Tuyển dụng thêm đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên ngành, có trình độ chuyên môn. Hoạt động Marketing sẽ tập trung vào các mảng sau: Nghiên cứu thị trường, phân khúc, xác định thị trường mục tiêu, tiềm năng. Xúc tiến thương mại, xúc tiến bán hàng, quảng bá thương hiệu. Tiếp thị, chính sách shăm sóc khách hàng đến các đại lý cấp I, cấp II… Tăng cường tổ chức các hội chợ thương mại, thiễn lãm giới thiệu sản phẩm trong và ngoài nước. Kế hoạch phát triển thương hiệu: Tiếp tục coi trọng vai trò đặc biệt của thương hiệu trong hoạt động sản xuất kinh doanh hiện nay, nhất là trong xu thế hội nhập kinh tê toàn cầu hiện nay. giữ vững và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Nâng cao nhận thức về thương hiệu cho cán bộ công nhân viên chức, trên cơ sở đó xây dựng ý thức trách nhiệm, làm chủ cho doanh nghiệp của người lao động trong sản xuất. Nâng cao công tác quản lý, trình độ nghiệp vụ cũng như các kỹ năng cần thiết cho cán bộ tham gia các hoạt động trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ để bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với các nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp. Xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp thông qua các hoạt động bán hàng, hội trợ thương mại, tiép thị, chăm sóc khách hàng, quảng bá thông tin. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, thể hiện triết lý kinh doanh hướng tới lợi ích của khách hàng, vì sự phát triển phồn vinh của cộng đông và xã hội. Vê quy mô hoạt động: Công ty dự kiến sẽ mở chi nhánh tại địa bàn các tỉnh Nghệ An và Đà Nẵng nhằm tăng cường khả năng tiếp cận với các thị trường địa phương, tạo điều kiện nâng cao thị phần của HALICO trong nước. Về công tác đối ngoại và mổ rộng thị trường xuất khẩu: thực hiện các chuyến tham quan, công tác nước ngoài nhằm nghiên cứu, khảo sát thị trường nước ngoài, tìm hiểu văn hóa, tập quán tiêu dùng của các nước, các chính sách thuế quan, rào cản, để xuất khẩu sản phẩm đạt hiệu quả cao. Duy trì và phát triển việc xuất khẩu sản phẩm sang thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và mở rộng xúât khẩu sang các thị trường tiềm năng khác. Về công ác tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh: Tổ chức tốt công tác lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm trên thị trường và năng lực thực sự của Công ty. Sử dụng các thành viên trung gian có hiệu quả nhằm thúc đẩy quá trình tiêu thụ nhanh sản phẩm, tiết kiệm các chi phí để đạt được lợi nhuận cao nhất. Tổ chức tốt việc vận chuyển hàng đến tận nơi cho các đậi lý. Đối với những đại lý ở xa, Công ty chưa coa điểu kiện chuyên chở thì áp dụng các chính sách hổ trợ cho các đại lý nhằm tạo điều kiện cho các đại lý giảm chi phs, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Về công tác kế hoạch đầu tư mới: Đơn vị: 1000 đồng Năm Tên dự án Giá trị (ước tính) 2006 Tiền thuê cơ sở hạ tầng 50 năm cho dự án di dời sang khu vực Yên Phong, Bắc Ninh 49,300,000 2007 Khu vực Lò Đúc Hà Nội: Đầu tư hệ thống thiết bị sản xuất cồn tăng sản lượng đạt 5,000,000 lít /năm 25,000,000 Khu vực Yên Phong - Bắc Ninh: Đầu tư xây dựng và mua sắn thiết bị cho nhà máy mới. 150,000,000 2008 Đầu tư xây dựng và mua sắm thiết bị cho nhà máy mới. 250,000,000 2009 Đầu tư xây dựng và mua sắm thiết bị cho nhà máy mới: 50.000.000 (Nguồn: Phương án kinh doanh ) NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY. Tổ chức bộ phận quản trị thương hiệu. Không thể tạo được một thương hiệu mạnh nếu không có những người chuyên trách để xây dựng và phát triển nó. Ở các công ty lớn, có thương hiệu mạnh qua khảo sát hầu hết đều có bộ phận chuyên trách về thương hiệu, họ có thể được phép ghép chung hoặc được tổ chức thành một bộ phận riêng dưới sự quản lý của giám đốc thương hiệu. Đối với Công ty Cổ phần cồn rượu Hà Nội, do việc nhận thức về thương hiệu của các ban lãnh đạo trước còn hạn chế nên hiện tại cả hai bộ phận trên đều không có, các quyết định về thương hiệu được đưa ra trên cơ sở phối hợp giữa Phòng Kế hoạch và thị trường với bộ phận của một số phòng ban khác kết hợp với ban lãnh đạo Công ty để thực hiện. Như vậy, công tác marketing và quản trị thương hiệu của Công ty còn mang tính manh mún, chưa có tính hệ thống, tính chuyên nghiệp trong việc tạodựng thương hiệu của mình. Vì vậy, Công ty cần thành lập ngay bộ phận chuyên trách về thương hiệu từ khâu quản trị thiết kế các yếu tố thương hiệu như nhãn hiệu, khẩu hiệu thương mai, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp và các đối tượng khác của sở hữu trí tuệ, đến việc đăng kí bảo hộ, bảo vệ và phát triển thương hiệu trở thành một thương hiệu mạnh và nổi tiếng. Để làm được điều này, Công ty có thể tiến hành phân công cán bộ lãnh đạo có hiểu biết, đam mê, đã qua huấn luyện về nghiệp vụ, có kinh nghiêm và quyết tâm trong công việc nếu cần có thể tuyển thêm. Việc thành lập bộ phận này, Công ty sẽ có nhiều lợi thế trong việc xây dựng, bảo vệ và phát triển thương hiệu của mình bởi những cán bộ nhân viên phong này không chỉ thực hiên các công việc chuyên môn của mình mà còn là bộ phận có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục cho các cán bộ, công nhân viên trong Công ty về vai trò của việc xây dựng và phát triển thương hiệu bởi đây là một việc làm cần thiết khi mà nhận thức của nhiều người trong Công ty về thương hiệu vẫn còn mờ nhạt, quá sơ sai, không đầy đủ và thậm trí có người không hề biết về thương hiệu. Như vậy, việc xây dựng và phát triển thương hiệu là một quá trình lâu dài và khó khăn đòi hỏi phải có sự nổ lực thường xuyên và không ngừng nghỉ của toàn thể cán bộ, công nhân viên trong Công ty nói chung và bộ phận quản tri thương hiệu giữ vai trò nồng cốt trong việc lập các kế hoạch cũng như các chiếm lược phát triển thương hiệu một cách hiệu quả sẽ góp phần vào việc phát triển thị trường HALICO trở thành một mạnh và có uy tín trên thị trường. Dưới đây là một mãu sơ đồ tổ chức của bộ phận quản trị thương hiệu mà Công ty có thể áp dụng. Trưởng phòng Bộ phận quản trị thành phận chức năng Bộ phận quản trị thành phận cảm xúc Bộ phận quản trị giá - Nghiên cứu sản phẩm. - Nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng góp phần tạo ra những sản phẩm mới. - Tạo dựng đặc tính thương hiệu. - Áp dụng nhất quán các tiêu chí thương hiệu để tô đậm đặc tính thương hiệu. - Nghiên cứu giá của các đối thủ cạnh tranh. - Đưa ra mức giá phù hợp với định vị thương hiệu. Thiết kế phù hợp các yếu tố thương hiệu. Hiện nay, việc thiết kế các yếu tố thương hiệu của Công ty chủ yếu do một số phòng ban, kết hợp với ban lãnh đạo trong Công ty để nghiên cứu và đưa ra các phương án thiết kế, nó chưa được đầu tư chú trọng. Như đã phân tích trên việc thiết kế các yếu tố thương hiệu là một quá trình khó khăn, bởi để thiết kế được một nhãn hiệu phù hợp, thỏa mãn các yêu cầu thì bản thân nó phải tuân thủ đầy đủ các yêu cầu về thiết kế các tiêu chí, các yêu cầu về mặt kỹ thuật. Muốn làm tốt việc này, Công ty có thể tập trung vào hai bộ phận cấu thành chính để tạo nên một thương hiệu, đó là thiết kế thành phần chức năng nhằm thõa mãn ngày càng tốt nhu cầu cơ bản của khách hàng. Với giải pháp này, Công ty cần tập trung vào việc cải tiến mẫu mã, tăng cường chất lượng trên cơ sở monh muốn của khách hàng. Điều này, có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi xu hướng tiêu dùng hiện nay của khách hàng luôn thay đổi theo xu hướng tăng dần. Một biện pháp không thể thiếu để có thể tạo thành một thương hiệu hoàn hảo, đó là thiết kế thành phần cảm xúc nhằm nâng cao giá trị cho thương hiệu. 3. Đăng ký với cục sở hữu trí tuệ. Công ty cần có một kế hoạch trong đăng ký bỏa hộ các yếu tố thương hiệu, trước hết cần phải xem xét lại kế hoạch sản xuất kinh doanh , xem xét lại hàng hóa ở trong và ngoài nước, kịp thời phát hiện và xử lý những trường hợp xâm phạm các quyền đã được bảo hộ. Sau khi tiến hành phân loại xem xét những hang hóa nào cần phải đăng ký bảo hộ, đối tượng bảo hộ là những yếu tố nào. Đối với những yếu tố thương hiệu ngay khi chỉ mới là ý tưởng chứ chưa đem ra sử dụng như khẩu hiệu thương mại cũng cần phải xem xét để đăng kí bảo hộ ngay. Đây là điều hết sức quan trọng và là căn cứ pháp lý duy nhất khi xẩy ra các tranh chấp về quyền sở hữu các yếu tố thương hiệu. Công ty cần nhận thức rõ mình là chủ thể trong các quan hệ về sở hữu trí tuệ. Nhãn hiệu, kiểu dáng hàng hóa xuất khẩu, tên miền trên Internet là những tài dản của Công ty. Do đó, việc chăm lo, giữ gìn, bảo vệ phát triển mà trước măt là đăng kí bảo hộ các đối tượng đó là quyền và trách nhiệm của chính Công ty. Phải khắc phục ngay tâm lý ỷ lại, trông chờ vào nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ cho mình bởi tại thị trường xuất khẩu, các vấn đề về sở hữu trí tuệ đều được giải quyết bằng pháp luật của nước sở tại mà không thể trông chờ có sự can thiệp nào của cơ quan trong nước. Hiện tại về nhãn hiệu hàng hóa như logo, câu khẩu hiệu, tên sản phẩm và các yếu tố có liên quan đã được Công ty đăng ký bảo hộ. Trong thời gian tới, Công ty cần nghiên cứu kỹ các thị trường xuất khẩu bởi việc đăng kí ở các thị trường này là rất phức tạp đòi hỉ phải đầu tư chi phí để nghiên cứu về pháp luật, văn hóa và môi trường kinh doanh ở đó để có chiếm lược phát triển thương hiệu một cách hiệu quả. Chẳng hạn đối với thị trường EU, Công ty chỉ cần đăng ký duy nhất băng tiếng pháp tại văn phòng OHIM thì nhãn hiệu hàng hóa sẽ được công nhận bảo hộ tại 25 quốc gia thành viên. Riêng tại thị trường Hoa Kỳ, mặc dù áp dụng nguyên tắc ai chứng minh được mình ra đời trước thì sẽ có quyền sở hữu nhãn hiệu nên Công ty cũng không nên chậm trễ bởi khi xẩy ra tranh chấp, tất yếu sẽ phát sinh chi phí và tốn kém gấp nhiều lần khi tiến hành đăng ký sớm. Trong trương hợp nhãn hiệu của Công ty đã bị người khác đăng ký trước thì cần tính toán, đánh giá, cân nhắc để lựa chọn phướng án giải quyết theo hai hướng: Ở thị trường đó việc phải giành lại quyền sở hữu không phù hợp với nhu cầu lắm và chi phí cho việc giành lại thương hiệu là rất tốn kém. Công ty nên nhượng lại quyền sở hữu đó để có điều kiện bảo vệnhãn hiệu ở những thị trường quan trọng hơn; Trường hợp ở thị trường mà Công ty dứt khoát phải đòi lại quyền sở hữu, có thể mở vụ kiện để hủy bỏ đăng ký của người kia, hoặc chờ cho hết thời gian mà pháp luật cho phép người kia đăng kí nhãn hiệu tạm thời chưa sử dụng thì mở thủ tục yêu cầu đình chỉ đăng ký với người kia, hoặc thương lượng với người đã đăng kí để nhượng lại quyền đăng kí đó hoặc tự mình chuyển sang dùng nhãn hiệu khác. Đối với tên miền của Website: Công ty cần phải đăng kí bảo hộ ngay, nếu để bị đăng kí trước Công ty có thể sẽ phải mất rất nhiều lần để có thể đòi lại hoặc sẽ mất rất nhiều công sưc và cơ hội kinh doanh nếu phải thay đổi tên miền. Trong quá trình đăng kí bảo hộ, hầu hết các quốc gia đều có luật bảo hộ những sở hữu trí tuệ, và đa số đều tuân theo nguyên tắc “ai đăng kí trước người đó thắng”, hơn nữa trình tự đăng kí ởcác nước tương đối giông nhau nên trên các thị trường xuất khẩu , những thị trường nao có tiềm năng, có khả năng chiếm lĩng và khai thác lâu dai Công ty cần đăng kí bảo hộ ngay. 4. Tiến hành xây dựng thành một thương hiệu mạnh. Xây dựng và phát triển thành phần chức năng sản phẩm. - Tăng cường sử dụng nguyên vật liệu trong nước, tiến hành giảm chi phí trong sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm bằng cách tiêu chuẩn hóa các nguyên nhiên vất liệu đảm bảo chất lượng khi đưa vào sản xuất; tiến hành giá soát lại giá cả các loại vật tư, tổ chức đấu giá khi mua nguyên vật liệu đảm bảo công khai minh bạch; Các loại nguyên liệu chính như gạo, chai, nhãn, nút, bao bì… cần phải có vài đối tác cung cấp cùng tham gia để đảm bảo có tính cạnh tranh, tránh hiện tượng độc quyền và tránh những rủi ro trong quả trình cung ứng nguyên vật liệu; Xem xét lại các định mức tiêu hao, nâng cao công tác bảo quản nguyên vật liệu… - Đầu tư công nghệ mới: Mặc dù Công ty đang triển khai dưn án mới với việc đẩu tư công nghệ máy móc hiện đại từ EU để đưa vào sản xuất. Nhưng trước mắt, để đạt được công suất 6 triệu lít cồn/năm và 15 triệu lít rượu/năm, Công ty cần phải đầu tư công nghệ kỹ thuật vào một số công đoạn sản xuất chính như trang thiết bị sản xuất cồn và hệ thống thiết bị rượu mùi. Ngoài ra, Công ty cần phải đầu tư để đưa các phần mền ứng dụng vào trong sản xuất kinh doanh như phần mền quản lý và trong các phong ban. - Nâng cao trình độ quản lý và trình độ lao động: Căn cứ vào tình hình và nhiện vụ thực tế hiện nay của Công ty, ban lãnh đạo Công ty càn phải thực hiện một số chính sách đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty như nâng cao năng lực hoạt động quản lý củacác phòng ban, xí nghiệp; kiên quyết thay thế những cán bộ thiếu năng lực, thiếu sự phối hợp trong làm việc và bổ sung cán bộ mới có trình độ, năng lực, có tinh thần làm việc tập thể; tuyển dụng cán bộ công nhân viên mới trên nguyên tắc đúng người đúng việc cho các vị trí thật sự cần thiết; Tổ chức đào tạo lại và nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên để có thể đảm đương được nhiệm vụ khi đầu tư công nghệ mới và thiết bị mới, băng các chương trình ngắn hạn do các trương đại học tổ chức hay do chính Công ty tổ chưc giảng dạy hay cử các cán bộ tham gia vào các cuộc hội thảo trong và ngoài nước để học hỏi những kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nước ngoài, hoặc có thể mời các chuyên gia giỏi của nước ngoài về giảng dạy. - Áp dụng hiệu quả hệ thống các tiêu chuẩn quốc tế ISO nhằm duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm bởi hiện nay các tiêu chuẩn này Công ty chưa ap dụng vào trong sản xuất kinh doanh của mình. Xây dựng và phát triển thành phần cản xúc. Để có thể quảng bá và phát triển thương hiệu của mình một cách hiệu quả, Công ty cần tập trung vào các biện pháp sau: - Phát triển các hoạt động dịch vụ phục vụ khách hàng: Đa số sản phẩm của Công ty sản xuất ra chủ yếu giao cho các đại lý, nhà phân phối bán tới người tiêu dùng cho nên việc thu thập thông tin trực tiếp từ người tiêu dùng là rất khó. Vì vậy, Công ty cần tăng cường các hoạt động phục vụ khách hàng hơn nữa để người tiêu dùng yên tâm hơn trong việc tiêu dùng. - Đầu tư có hiệu quả cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu, tăng cường khuyếch chương quảng bá thương hiệu sản phẩm: Công ty cổ phần cồn rượu hà Nội là một Công ty đác có tuổi đời hơn 100 năm, song thương hiệu HALICO của Công ty lại còn quá non trẻ trên thị trường, chưa được người tiêu dùng biết đến rộng rãi và tin tưởng. Để xây dựng được thương hiệu mạnh, được bảo hộ hợp pháp, có uy tín và ngày càng phát triển Công ty cần phải chi cho đầu tư xây dựng và phát triển thương hiệu một cách thỏa đáng. Trước hết, để có bước đi đúng đắn có hiệu quả, Công ty cần đầu tư hợp lý cho việc thuê những chuyên gia tư vấn về quả trình xâm nhập thị trường cho thương hiệu của mình không bị mắc phải nhiều sai lầm, tiến đến thành công nhanh hơn và hiệu quả hơn. bởi thông qua các chuyên gia tư vấn, Công ty sẽ nhận được những kế hoạch cụ thể và quả trình xây dựng và phát triển thương hiệu có đước đi đúng đắn, tránh được những sai lầm mà các công tý khác đã trải qua và có được kinh nghiệm xây dựng tư các thương hiệu mạnh trên thế giới. Ngoài ta, Công ty cần đầu tư cho hoạt động đào tạo đội ngủ cán bộ có kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực thương hiệu. Dù chi phí giai đoạn đầu có tốn kém nhưng nó sẽ giúp Công ty có được nền tảng thành công trong quá trình đưa thương hiệu HALICO thành thương hiệu uy tín và được biết đến rộng khắp. Song song, với công việc trên, Công ty cần đàu tư mạnh mẽ và thường xuyên cho các hoạt động quảng bá thương hiệu như tiếp thị, khuyến mại, chăm sóc khách hàng, Công ty có thể tham gia các chương trình hội trợ, quan hệ công chúng hoặc phát tờ dơi hay sản xuất các tờ gấp và các quyển sách, trên Internet để giói thiệu về sản phẩm, Công ty tới khách hàng. Ngoài ra, Công ty cũng cần tham gia hỗ trợ, tài trợ cho các chương trình lớn mang tính quốc gia, các dự kiện văn hóa, thể thao, ca nhạc, ủng hộ người nghèo, lũ lụt… thông qua hoạt động nay, hình ảnh thương hiệu của Công ty sẽ xuất hiện rộng khắp, dễ đến với người tiêu dùng, dễ gây được tình cảm, uy tín và thiện cảm với họ và tất nhiên cơ hội chiếm lĩnh thị phàn sẽ cao. - Tham gia các chương trình tài trợ cộng đồng nhằm củng cố và phát triển thương hiệu: Tham gia các hoạt động cộng đồng lớn là cách tốt nhất để đưa thương hiệu sản phẩm đến với người tiêu dùng bởi lẽ thông qua hoạt động này Công ty có thể quảng bá sản phẩm của mình ra thị trường rộng rãi và hiệu quả. Do đó Công ty cần tích cực tham gia các chương trình cộng đồng, tạo mối quan hệ gần gủi, thân thiết với cộng đồng như các hoạt động ủng hộ, tài trợ cho các chương trình lớn của quốc gia. Thông qua hoạt động này, hình ảnh và tên tuổi thương hiệu HALICO sẽ được quảng bá rộng rãi và dễ đí vào tâm trí khách hàng nhất. Đối với các chương trình, hội diễn nghệ thất, thể thao lớn chào mừng các ngày lễ lớn như giải bóng đá toàn quốc, các cuộc mít tinh kỉ niệm ngày 2-9 hàng năm, ngày giải phong miền nam…Công ty có thể tài trợ về tài chính hoặc cung cấp các sản phẩm miễn phí cho các chương trình này. Khi tham gia các hoạt động nay, với một kinh phí không quá cao nhưng lợi ích thu về lại không nhỏ bởi tên thương hiệu HALICO sẽ được trưng bày khắp trên sân vận động, được xuất hiện trên truyền hình và đương nhiên hình ảnh thương hiệu HALICO sẽ được người tiêu dùng quan tâm, biét và nhớ đến. Ngoài ra, Công ty nên tham gia vào các hoạt động từ thiện như ủng hộ các quỹ vì trẻ thơ, quỹ vì người nghèo, ủng hộ người khuyết tật, chăm sóc bà Mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình thương bệnh kinh hoặc các chương trình bán đấu giá các sản phẩm để ủng hộ người có hoàn cảnh đặc biệt trên truyền hình thường được tổ chức định kỳ. Những việc làm này của Công ty sẽ được đông đảo các đối tượng biết đến, có thiện cảm, tạo lòng tin cho người tiêu dùng, từ đó cái nhìn của họ về sản phẩm của Công ty cũng đem lại những lợi thế nhất định trong cạnh tranh, tạo điều kiện cho Công ty xâm nhập dễ dàng và thành công vào thị trường. - Tham gia có hiệu quả các hội trợ, triểm lãm nhắm quảng bá thương hiệu: Hiện nay, để đẩy mạnh hoạt động quảng bá thương hiệu và hàng Việt Nam chất lượng cao rượu thương hiệu và giới thiệu với các đối tác nước ngoài, Nhà nước và các cơ quan chức năng thường xuyên được tổ chức các hội chợ, triễn lãm với nhiều gian hàng và đầy đủ các chủng loại hàng hóa khác nhau. Công ty cần nhận thức rõ tham gia hội trợ là cơ hội tốt nhất giúp Công ty có thể quảng bá sản phẩm rượu thị trường mặc dù doanh thu thu về không bù đắp được các chi phí tham gia nhưng đây là cách quảng bá thương hiệu của mình tới các đối tác cũng như người tiêu dùng biết đến. Hàng năm, mặc dù Công ty cũng đã tham gia nhiều hội trợ và đạt được nhiều danh hiệu, nhưng cách thức tham gia và trưng bày sản phẩm chưa được hiệu quả và bắt mắt. Do đó, Công ty không chỉ tham gia tích cực, đầy đủ và thường xuyên các hội trợ triễn lãm và trưng bày sản phẩm mà cần phải đầu tư có hiệu quả khi tham gia. Tại các gian hàng của mình Công ty cần có biển quảng cáo thu hút sự chú ý, cần thiết kế cách trưng bày thật bắt mắt và thoáng đẹp. có như vậy mới thu hút người tiêu dùng vào tham quan gian hàng. Ngoài ra cần có các chương trình khuyến mại với từng khách hàng để kích thích họ mua và dùng thử sản phẩm của Công ty hoặc có thể tổ chức các trò chơi cho khách hàng tham gia. Bên cạnh đó, Công ty có thể thuê một đội ngũ nhân viên phục vụ nhiệt tình, thân thiện và thật mến khách hàng để phục vụ được tốt nhất. Tóm lại, Công ty phải khẳng định rằng tham gia các hội trợ, triển lãm là hoạt động rất hiệu quả để Công ty quảng bá thương hiệu ra thị trường. Tuy nhiên nếu không được đầu tư đúng mức sẽ dẫưn đến tác dụng ngược lại. - Hoàn thiện hệ thống phân phối trên thị trường từ đó phát tiển và nâng cao thị phần: Hiện nay trên toàn quốc mạng lưới các đại lý cung cấp sản phẩm của Công ty là 238 đại lý, song chưa bao phủ trên toàn bộ các địa phương mà chỉ tập trung vào các địa bàn lớn như tỉnh, thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Hồ Chí Minh… và chất lượng phục vụ củacác đại lý cũng chưa được đáp ứng và chưa mang lại hiệu quả như đã phân tích ở trên. Bởi hệ thống các đại lý phân phối sản phẩm không chỉ có vai tró tiêu thụ sản phẩm mà còn giúp Công ty quảng bá sản phẩm và hình ảnh thương hiệu HALICO. Do đó để đạt được mục đích này Công ty cần xác định và tiến hành đẩy mạnh đầu tư cho các đại lý một cách có hiệu quả có thể tiến hành một số biện pháp sau: Trước tiên, cần thiết lập một hệ thống cung cấp sản phẩm thực sự mang lại hiệu quả cao bằng cách cử cán bộ nghiên cứu rõ đoạn thị trường định xâm nhập, điều tra về thu nhập mức sông và nhu cầu, thị hiếu của dân cư trong khu vực đó. Qua kết quả nghiên cứu đưa râ quyết định lập đại lý nếu như xét thấy Công ty có thể đáp ứng được tốt nhu cầu của dân cư địa phương đó và xét thấy sản phẩm của mình là cái mà người dân đó cần. Nếu như kết quả là ngược lại thì Công ty cần chờ đợi vào giai đoạn khác chứ không nên cố gắng thành lập để mạng lưới được rộng khắp bởi lẽ quyết định náy sẽ mang lại thất bại cho Công ty vì các đại lý này sẽ hoạt động không hiệu quả, hỉnh ảnh thương hiệu sẽ bị ảnh hưởng xấu. Thứ hai, sau khi quyết định thành lập đại lý, Công ty cần lưa chọn kỹ lưỡng địa điểm định thành lạp sao cho thuận lợi nhất cho người tiêu dùng, fần khu dân cư, tại các trung tâm mua sắm, đáp ứng nhanh nhất, hiệu quả nhất cho khách hàng và mang lại hiệu quả cao nhất cho Công ty. Để thương hiệu HALICO thực sự có tên tuổi và đặc trưng riêng, Công ty nên quy định ở một đại lý nào của Công ty từ biển hiệu quảng cáo đến cách trưng bày, bối trí sản phẩm, thái độ phục vụ của nhân viên. Ngoài ra Công ty nên hổ trợ cho các đại lý về tài chính cungx như nhân lực, cử người của Công ty xuống các đị lý mới thành lập để trợ giuóp về kinh phí và tư vấn về hình thức trưng bày của đại lý, nhằp giúp các đại lý thực sự trở thành nơi quảng bá và khẳng định chất lượng và đặc trưng của thương hiệu HALICO. Thứ ba, Công ty cần áp dụng một mức giá thống nhất hoặc phù hợp nhất cho từng đại lý trên toàn quốc, ở tất cả các đại lý sản phẩm đều phải đát chất lượng tốt như nhau và đầy đủ chủng loại để khẳng định và tạo niềm tin cho khách hàng. Công ty cũng nên có những cam kết trước khách hàng về sản phẩm, phân phối để khách hàng yên tâm hơn khi là khách hàng và thành viên của thương hiệu HALICO. Thứ tư, để hoàn thiện hệ thống các đại lý, Công ty không chỉ hoàn thiện về sản phẩm, về hình thức ddại lý mà cần phải hoàn thiện không ngừng chất lượng phục vụ bởi đây là yếu tố quan trọng giúp tu hút khách hàng tiềm năng và củng cố lòng trung thành của khách hàng cũ. Do đó, Công ty cần tiến hành các lớp đào tạo ngắn hạn về kỹ năng bán hàng và phục vụ khách hàng, có quy định rõ vềcách thức bán hàng và thái độ, cách cư sử với khách hàng có như vậy mới đảm bảo giữ vững được thị trường mục tiêu và chiếm lĩnh nhanh chóng thị trường tiềm năng. Đặc biệt, với các đại lý khi mới thành lập cần hổ trợ ccs chương trình khuyến mai, quà tặng cho khách hàng vào ngày khai trương để thu hút sự quan tâm của họ tới sản phẩm. Như vậy, hàn thiện các đại lý chính là cầu nối đưa sản phẩm tử Công ty tới người tiêu dùng góp phần mang lại hiệu quả kinh doanh và thành công vào việc xây dựng và phát triển thương hiệu thương hiệu HALICO trở thành một thương hiệu uy tín và nổi tiếng. 5. Thực hiện các biện pháp bảo vệ thương hiệu. - Đầu tư phát triển sản phẩm, tạo sự khác biệt khó đánh cắp: Để chiếm được lòng tin và cự trung thành của khách hàng trong thời buổi hiện nay, Công ty cần tạo ra cho mình một phong cách riêng, sản phẩm phải có chất lượng cao, độc đáo, sáng tạo và thỏa mãn tốt nhất những lợi ích của người tiêu dùng. Do đó, ngoài lập một bộ phận riêng cho ngiên cứu thiết kế sản phẩm, Công ty cần đầu tư máy móc công nghệ hiện đại vào trong quá trình sản xuất để tạo ra những sản phẩm có tính năng nổi trội hơn hẳn so với đối thủcạnh tranh. Huy động tối đa các nguồn lực, chi cho đầu tư đào tạo nhân lực hợp lý, nâng cao trình độ tay nghề và phát huy tối đa sáng taoj của nhân viên, có chính sách thu hút những người tài cho phát triển sản phẩm. Đồng thòi, phải nghiên cứu thị hiếu của người tiêu dùng, nghiên cứu các ưu nhược điểm của sản phẩm cạnh tranh để hoàn thiện sản phẩm của mình và phục vụ tốt nhất cho nhu cầu của người tiêu dùng. - Nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ phận quản trị thương hiệu: Công ty cần chuẩn bị các điều kiện cần thiết để quản lý các tài sản trí tuệ của mình, sớm thành lập phòng quản trị thương hiệu, bố trí nhân lực có hiểu biết về sở hữu trí tuệ và tiếp tục thực hiện chiếm lược phát triển thương hiệu của mình. Bộ phận này cần quan tâm đến vấn đề về thông tin sở hữu rí tuệ, gắn kiền với các mặt hàng xuất khẩu, tăng cường kiểm tra kiểm soát các mặt hàng của mình trên thị trường, kịp thời phát hiện ra hàng giả, hàng nhái, thường xuyên theo dõi những biến động của thị trường như doanh số đột biến giảm sút hay có nhiều đơn khiếu nại tố giác. Ngoài ra, bộ phận này cần có quan hệ tốt với các đại lý, các cơ quan chức năng để thông qua hộ nắm bắt tình hình, trên cơ sở đó chuẩn bị các giải pháp khắc phục và đề ra các chiếm lược phát triển trong thời gian tiếp đó. Có thể nói đây là bộ phận giữ vai trò quan trọng trong viêc xây dựng, bảo vệ và phát triển thương hiệu của Công ty. - Tăng cường lợi ích cho khách hàng, các đại lý: Hiện nay, mắt xích yếu nhất trong thành trì bảo vệ thương hiệu lại chính là nhũng trung gian thương mại. chính sách mở cửa của Công ty một mặt giúp họ thực hiện các hành vi làm tổn hại tới giá trị thương hiệu. Vì vậy, trong thời gian trước mắt, Công ty cần thay đổi lại chính sách này, chủ động đưa ra các điều khoản về thương hiệu vào tất cả các hợp đồng đại lý, yêu cầu họ chỉ nhận bán riêng sản phẩm của Công ty, bán đúng giá và niêm yết giá bán trên sản phẩm, quan trọng nhấtl à phải có chính sách khen thưởng về vất chất cho khách hàng khi đạt được doanh số bán tăng lên. Đối với, khách hàng tiêu dùng cuối cùng của Công ty cũng cần có chính sách khuyến khích lợi ích tương tự. Bởi Công ty dù có mạnh đến đau, dù có đội ngũ quản lý thương hiệu hùng hậu đến nhường nào cúng không thể có mặt ở tất cả những nơi mà sản phẩm của mình bày bán. - Tạo dựng hệ thống thông tin tốt với các cơ quan hữu quan nhằm tăng cường cho công tác quản lý thương hiệu: Tăng cường trao đổi thông tin với các doanh nghiệp trong ngành, liên ngành và các cơ quan hữu quan như có kênh thông tin trực tuyến với hiệp hội Bia-Rượu - Nước giải khát Việt Nam, trao đổi thông tin qua mạng với Cục sở hữu trí trí tuệ, cơ quan quản lý thị trường, cơ uan công an. Phối hợp với Hội bảo vệ người tiêu dùng để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho khách hàng khi mua phải hàng giả, hàng nhái. Thành lập các tổ kiểm tra liên hợp để phối hợp với các cơ quan chức năng để bảo vệ các yếu tố thương hiệu của Công ty. Lưu giữ đầy đủ các thông tin về thương hiệu: Công ty cần phải lưu giữ đày đủ ccs bằng chứng về quá trình sử dụng và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, tên miền để luôn chủ động khi xẩy ra tranh chấp, tránh được những chi phí không đáng có. III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC VÀ CÁC CƠ QUAN HỮU QUAN. Đối với nhà nước. Trong bối cảnh hội nhập hiên nay, các thương hiệu Việt Nam đã, đang và sẽ phải đương đầu với các thương hiệu nước ngoài trên mọi lĩnh vực hàng hóa và dịch vụ. Trong khi đó việc xây dựng, bảo vệ và phát triển thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam còn rất nhiều trở ngại, khó khăn và khó khăn từ phia nhà nước là những khó khăn ảnh hưởng trên tầm vĩ mô, mang tính chiếm lược và ảnh hưởng sâu rộng đến các doanh nghiệp. Với mục tiêu phải đạt 54,6 tỷ USD giá trị xuất khẩu vào năm 2010 thì Nhà nước phải có những tác động và hổ trợd một cách có hiệu quả vàkịp thời không chỉ trong sãn uất mà còn giúp doanh nghiệp trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu. Công ty cổ phần cồn rượu Hà Nội là một doanh nghiệp cổ phần với 51% vốn của Nhà nước, bên cạnh sự hổ trợ của Tổng công ty Bia – Rượu - Nước giải khát Việt Nam, cũng cần có sự hổ trợ chung từ phía Nhà nước đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Đối với việc quảng bá: nhà nước cần xây dựng năng lực phát triển thương hiệu, năng lực điều hành doanh nghiệp, quản lý chất lượng toàn diện, nâng caop chất lượng sản phẩm cho doanh nghiệp. Đặc biệt là phải thường xuyên chú ý tới công tác hổ trợ, tư vấn giúp đỡ các doanh nghiệp phấn đấu đủ điều kiện, để gắn các nhãn hiệu quốc gia. Xây dựng các chương trình hổ trợ các nhãn hiệu nổi tiếng của Việt Nam tiếp cận với các cơ sở kinh doanh của người Việt Nam tại nước ngoài. Xây dựng chương trình quảng bá cho sản phẩm mang các tên gọi xuất sứ hàng hóa nổi tiêng. Xây dựng, hình thành cho một số sản phẩm chất lượng cao đặc trưng của Việt Nam trên thế giới. Nhà nước cần tuyên dương các doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong công tác xuất khẩu, tạo dựng hàng hóa kinh doanh hướng tới sãnút và xuất khẩu hàng hóa chất lượng cao kinh doanh có uy tín trên thị trường, tạo cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà sản xuất.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số giải pháp nhằm phát triển thương hiệu HALICO tại Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội.DOC
Luận văn liên quan