Đề tài Một số giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng cổ phần Quân Đội chi nhánh Hoàn Kiếm
LỜI NÓI ĐẦU Ngân hàng Thương Mại là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tiền tệ. Với chức năng là trung gian tài chính , NHTM ngày càng giữ vị trí then chốt không thể thiếu trong tiến trình phát triển hội nhập kinh tế. Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam mở cửa hội nhập như hiện nay thì nhu cầu vốn nhằm đáp ứng cho nhu cầu đầu tư xây dựng , sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp ngày càng lớn nên vai trò của NHTM lại càng quan trọng. Những năm gần đây hệ thống NHTM đã không ngừng hoàn thiện và lớn mạnh, các nghiệp vụ kinh doanh mới cũng phát triển mạnh tuy nhiên Tín dụng vẫn là hoạt động kinh doanh chủ yếu, là nguồn cơ bản tạo nên thu nhập của ngân hàng. Đây cũng chính là hoạt động kinh doanh có tỷ lệ rủi ro cao nhất.Nhưng Ngân hàng không thể loại trừ hoàn toàn chúng ra khỏi hoạt động kinh doanh của mình mà chỉ có thể phòng ngừa và hạn chế để rủi ro xảy ra ở mức thấp nhât. Vì lẽ đó, trong công tác Tín dụng các ngân hàng luôn phải nghiên cứu và tìm hiểu các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. Chính vì lý do trên ,cùng với sự mong muốn góp sức cho sự phát triển của Ngân hàng cổ phần Quân Đội chi nhánh Hoàn Kiếm nói riêng và của đất nước nói chung, với những kiến thức học hỏi được từ nhà trường và thực tế công tác tại MB chi nhánh Hoàn Kiếm, được sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị trong chi nhánh, đặc biệt là sự giúp đỡ của thầy giáo GS.TS Vũ Văn Hóa . Em mạnh dạn chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng cổ phần Quân Đội chi nhánh Hoàn Kiếm” để đi sâu nghiên cứu . Kết cấu luận văn : ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba chương Chương 1: Tín dụng và rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại . Chương 2:Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHCPQĐ chi nhánh Hoàn Kiếm Chương 3:Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại NHCPQĐ Hoàn Kiếm. CHƯƠNG I : TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1 .1 NHTM và hoạt động tín dụng của NHTM 1 .1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp kinh doanh đặc biệt trong lĩnh vực tiền tệ - tín dụng, và dịch vụ ngân hàng , với hoạt động thường xuyên là nhận tiền gửi, cho vay và cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế quốc dân. Theo điều 20 , luật các tổ chức tín dụng “ Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan”. Người ta phân biệt NHTM với với các tổ chức tài chính khác ở chỗ nó kinh doanh các khoản tiền gửi không kỳ hạn là chính. Do đó quy mô kinh doanh của nó lớn hay nhỏ phụ thuộc vào khối lượng tiền gửi không kỳ hạn mà nó nắm được nhiều hay ít . 1.1.2 Chức năng của NHTM. · Chức năng trung gian tín dụng : NH huy động vốn và sử dụng vốn huy động được để cho vay các chủ thể kinh tế trong xã hội. · Chức năng trung gian thanh toán :NH thực hiện các những nghiệp vụ như: mở tài khoản tiền gửi, nhận vốn tiền gửi vào tài khoản và thanh toán theo yêu cầu của khách hàng. · Chức năng tạo tiền : NH tạo tiền khi NH thực hiện nghiệp vụ cho vay. 1.1.3 Các hoạt động kinh doanh của NHTM. · Hoạt động huy động vốn. · Hoạt động cho vay. · Hoạt động thanh toán : thanh toán trong nước và quốc tế. · Các hoạt động khác: như hoạt động đầu tư, kinh doanh ngoại tệ,vàng bạc , bảo lãnh NH , dịch vụ ủy thác , tư vấn. 1.1.4 Tín dụng Ngân hàng 1.1.4.1 Khái niệm tín dụng Ngân hàng. Theo khoản 8 và khoản 10, điều 20, Luật các tổ chức tín dụng, hoạt động tín dụng là việc tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động để thoả thuận cấp tín dụng cho khách hàng với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh Ngân hàng và các nghiệp vụ khác . Tín dụng NH là quan hệ vay mượn lẫn nhau giữa một bên là ngân hàng và bên kia là các chủ thể kinh tế khác trong nền kinh tế thị trường như : dân cư, các đơn vị kinh tế, các tổ chức xã hội theo nguyên tắc hoàn trả (gốc và lãi) trong một khoảng thời gian nhất định . Theo em hai định nghĩa trên là phù hợp với bài viết này, như chúng ta đã biết trong hoạt động tín dụng của NH thì hoạt động cho vay là cơ bản và phức tạp nhất, và trong bài viết này em chỉ xin đề cập khía cạnh cho vay của hoạt động Tín dụng của Ngân hàng. 1.1.4.2 Vai trò của TDNH đối với nền kinh tế quốc dân Thứ nhất, tín dụng ngân hàng thúc đẩy sự ra đời và phát triển của các doanh nghiệp, không chỉ là các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.Tín dụng thúc đẩy sự ra đời của các thành phần kinh tế theo mục tiêu phát triển kinh tế của đất nưóc. Tín dụng ngân hàng tham gia vào toàn bộ quá trình sản xuất, lưu thông hàng hoá, ngay cả những hoạt động dịch vụ, phi sản xuất cũng không thể tách ly sự hỗ trợ của tín dụng ngân hàng . đảm bảo sản xuất ổn định trong các ngành sản xuất, chế biến, khai thác . Trong lĩnh vực lưu thông, NH cung cấp vốn cho cỏc doanh nghiệp để dự trữ khối lượng hàng hoá cần thiết, trang trải các chi phí lưu thông, thuế Với các doanh nghiệp dịch vụ như vận tải, khách sạn , du lịch . ngân hàng tham gia vào đầu tư xây dựng, trang thiết bị vật chất, phương tiện vận tải . Thứ hai, tín dụng ngân hàng là đòn bẩy kinh tế để thực hiện tái sản xuất mở rộng, ứng dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến hiện đại, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế, tạo ra niều sản phẩm hàng hóa tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Ngân hàng với chức năng tiêu dùng vốn , tập trung nguồn vốn từ trong và ngoài nước đã phần nào đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế . Thứ ba, tín dụng ngân hàng là công cụ tài trợ cho các dự án, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo và các chương trình, dự án mang tính xã hội khác . Thứ tư, tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình tích tụ tập trung vốn sản xuất mở rộng quá trình phân công lao động xã hội và hợp tác kinh tế trong nước và quốc tế . Các doanh nghiệp, các công ty làm ăn có hiệu quả và uy tín được ngân hàng tập trung đầu tư vốn tạo đà mở rộng quy mô sản xuất và thị trường tiêu thụ , tạo cho các doanh nghiệp đủ điều kiện hợp tác liên doanh với các tập đoàn kinh tế nước ngoài, đưa nước ta hội nhập với nền kinh tế thế giới. Thứ năm, thông qua hoạt động tín dụng ngân hàng, nhà nước có thể kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế để đề ra các biện pháp chính sách quản lý kinh tế và pháp lý phù hợp . Nhà nước có thể điều chỉnh cơ cấu kinh tế và hoạt động của các thành phần kinh tế thông qua các chính sách ưu đãi về lãi suất và các điều kiện cho vay cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất theo mục tiêu định hướng kinh tế của nhà nước . Phát huy vai trò của tín dụng ngân hàng để đạt được mục tiêu phát triển là một nhiệm vụ hàng đầy khó khăn và đã là mục tiêu lớn trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại nói chung và của chi nhánh ngân hàng nói riêng . 1.1.4.3 Các hình thức tín dụng Ngân hàng: Tín dụng là hoạt động quan trọng nhất của các NH nói riêng và của các trung gian tài chính nói chung, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản, tạo thu nhập .Để mở rộng tín dụng có hiệu quả, các ngân hàng, bên cạnh việc phải xây dựng và thực hiện chính sách tín dụng đúng đắn phải không ngừng đa dạng hóa các hình thức tín dụng cho phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng, phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường. Việc phân loại tín dụng NH có nhiều cách phân loại khác nhau tuỳ theo mục đích, yêu cầu của khác hàng và mục tiêu quản lý của ngân hàng mà người ta phân loại tín dụng theo các hình thức sau đây: a/ Phân loại theo thời gian: Việc phân chia theo thời gian có ý nghĩa rất quan trọng đối với NH và thời gian liên quan mật thiết đến tính an toàn và sinh lời của tín dụng cũng như khả năng hoàn trả của khác hàng. Theo thời gian, tín dụng được phân thành: - Tín dụng ngắn hạn: Từ 12 tháng trở xuống, dùng để cho vay đối với tài sản lưu động - Tín dụng trung hạn: Từ trên 12 tháng đến 60 tháng. - Tín dụng dài hạn: Trên 60 tháng trở lên. Tín dụng trung và dài hạn là để đầu tư cho vay đối với việc mua sắm các tài sản thế cố định. b/ Phân loại theo hình thức: Gồm chiết khấu, cho vay, bảo lãnh và cho thuê. - Chiết khấu thương phiếu là việc NH ứng trước tiền cho khách hàng tương ứng với giá trị của thương phiếu trừ đi phần thu nhập của ngân hàng để sở hữu một thương phiếu chưa đến hạn (hoặc giấy nhận nợ). - Cho vay là việc NH đưa tiền cho khác hàng với cam kết khách hàng phải hoàn trả cả gốc và lãi trong một khoảng thời gian xác định. - Bảo lãnh là việc Ngân hàng cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính hộ khách hàng của mình mặc dù không xuất tiền ra, song Ngân hàng đã cho khách hàng sử dụng uy tín của mình để thu lợi. - Cho thuê là việc ngân hàng bỏ tiền ra mua tài sản để cho khách hàng thuê theo những thoả thuận nhất định. Sau thời gian nhất định khách hàng phải trả cả gốc và lãi cho ngân hàng. c/ Phân loại theo tài sản đảm bảo: - Tín dụng có đảm bảo : là tín dụng có thể đảm bảo bằng chính uy tín của khách hàng, đảm bảo bằng thế chấp, cầm cố tài sản hoặc bảo lãnh của bên thứ ba. - Tín dụng không có đảm bảo : là tín dụng không cần tài sản đảm bảo nhưng NH có thể cấp cho các khách hàng có uy tín, thường là khách hàng làm ăn thường xuyên có lãi, tình hình tài chính vững mạnh, ít sảy ra tình trạng nợ nần, hoặc món vay tương đối nhỏ so với vốn của người vay. Các khoản cho vay theo chỉ thị của chính phủ mà chính phủ yêu cầu không cần tài sản đảm bảo. Các khoản vay đối với các tổ chức tài chính lớn, các công ty lớn cũng có thể không cần tài sản đảm bảo. d/ Phân loại tín dụng theo rủi ro: - Tín dụng lành mạnh: là khoản tín dụng có khả năng thu hồi cao. - Tín dụng có vấn đề : là khoản tín dụng có dấu hiệu không lành mạnh như khách hàng chậm tiêu thụ, tiến độ thực hiện kế hoạch chậm, khách hàng gặp thiên tai - Nợ quá hạn có khả năng thu hồi : là các khoản nợ đã quá hạn với thời hạn ngắn và khách hàng có kế hoạch khắc phục tốt, tài sản đảm bảo giá trị lớn. - Nợ quá hạn khó đòi : là nợ quá hạn lâu, khả năng trả nợ rất kém, tài sản thế chấp nhỏ hoặc bị giảm giá, khách hàng chây ỳ e/ Phân loại khác: - Theo ngành kinh tế: Tín dụng công nghiệp, tín dụng nông nghiệp . - Theo đối tượng tín dụng có: Cho vay vốn lưu động, cho vay vốn cố định. 1. 2 Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh càng quyết liệt, nguy cơ rủi ro trong kinh doanh ngân hàng phát sinh ngày càng cao. Mặc dù rủi ro luôn sảy ra nhưng hoạt động của ngân hàng vẫn luôn phát triển và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế mỗi nước. 1.2.1 Khái niệm và phân loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM 1.2.1.1 Khái niệm rủi ro. Rủi ro là sự xuất hiện một biến cố không mong đợi gây thiệt hại cho một công việc cụ thể, rủi ro có thể xảy ra trong mọi hoạt động, mọi lĩnh vực mà không phụ thuộc vào ý muốn của con người. Hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực NH cũng luôn gắn liền với rủi ro. Rủi ro tác động trực tiếp tới kết quả doanh lợi, nguy cơ phá sản của các NH. Do vậy việc thừa nhận rủi Rủi ro tín dụng: là khả năng xảy ra những tổn thất mà NH phải chịu ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng và từ đó tìm kiếm nhiều phương pháp hạn chế các rủi ro là yêu cầu để NH tồn tại và phát triển 1.2.1.2 Các loại rủi ro của NHTM - Do hách hàng vay không trả đúng hạn , không trả đầy đủ vốn lãi hoặc không trả. - Rủi ro lãi suất: là những tổn thất tiềm tàng mà NH phải gánh chịu khi lãi suất thị trường có sự biến đông. - Rủi ro hối đoái: rủi ro do sự biến động của tỷ giá hối đoái gây tổn thất trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ. - Rủi ro thanh khoản: phát sinh khi những người gửi tiền đồng thời có nhu cầu rút tiền gửi ở NH ngay lập tức. - Rủi ro tồn đọng vốn và rủi ro khác 1. 2.2 Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của NHTM 1. 2.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng là những rủi ro do khách hàng vay không thực hiện đúng các điều khoản của Hợp đồng tín dụng, với biểu hiện cụ thể là khách hàng chậm trả nợ, trả nợ không đầy đủ hoặc không trả nợ khi đến hạn các khoản gốc và lãi vay , gây ra những tổn thất nặng nề về tài chính và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Rủi ro tín dụng xảy ra ở cả hai khâu huy động vốn và cho vay vốn. - Rủi ro ở khâu huy động vốn: ở khâu này thường xảy ra một trong hai trường hợp, thừa hoặc thiếu vốn. Trường hợp thừa vốn tức là vốn bị ứ đọng không cho vay và đầu tư được, vì vậy không sinh lãi trong khi có ngân hàng vẫn phải trả lãi hàng ngày cho người có tiền gửi vào ngân hàng. Trường hợp rủi ro thiếu vốn xảy ra khi ngân hàng không đáp ứng được các nhu cầu do vay đầu tư, nhu cầu thanh toán của khách hàng. - Rủi ro ở khâu cho vay: Hoạt động cho vay là hoạt động lớn nhất và chủ yếu của ngân hàng thương mại, thông thường ở các nghiệp vụ này mang lại 2/3 thu nhập cho ngân hàng. Nhưng trong lĩnh vực này cũng chứa nhiều rủi ro bởi các khoản tiền vay bao giờ cũng có xác xuất vỡ nợ cao hơn với những tài sản có khác. 1.2.2.2 Sự cần thiết phải phòng ngừa và hạn chế rủi ro . - Đối với ngân hàng thương mại : ở mức độ thấp rủi ro tín dụng làm mất đi cơ hội, khả năng tích luỹ vốn, làm giảm sức mạnh của ngân hàng. Còn khi rủi ro xảy ra ở mức độ quá lớn sẽ dẫn tới phá sản ngân hàng. - Đối với nền kinh tế xã hội: Rủi ro tín dụng chứng tỏ người vay vốn đã không thực hiện được hiệu quả đầu tư như dự định khi vay vốn tín dụng từ ngân hàng thương mại. Do đó lợi ích kinh tế xã hội dự kiến nhận được đã không có, sản xuất và lưu thông hàng hoá sẽ đình trệ, chức năng làm công cụ điều tiết nền kinh tế sẽ bị suy yếu. Quyền lợi của người gửi tiền sẽ không được đảm bảo.Với khách hàng bị mắc nợ sẽ mất nguồn vốn để đầu tư,tài sản bị tịch thu và họ sẽ đứng trước nguy cơ phá sản. 1.2.2.3 Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng. 1.2.2.3.1 Phân loại nợ. - Nhóm 1: (Nợ đủ tiêu chuẩn): Các khoản nợ trong hạn được đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đủ gốc và lãi đúng hạn. - Nhóm 2 Nợ cần chú ý)gồm các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày; khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đó cơ cấu lại. - Nhóm 3: (Nợ dưới tiêu chuẩn) các khoản NQH từ 90-180 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả NQH dưới 90 ngày theo thời hạn đó cơ cấu lại. - Nhóm 4(Nợ nghi ngờ): các khoản NQH từ 181- 360 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả NQH từ 90- 180 ngày theo thời hạn đó cơ cấu lại. - Nhóm 5(Nợ có khả năng mất vốn): các khoản NQH trên 360 ngày ; các khoản nợ khoanh chờ Chính Phủ xử lý; khoản nợ đó cơ cấu lại thời hạn trả NQH trên 180 ngày theo thời hạn đó được cơ cấu lại. Nợ từ nhóm 2-5 gọi là nợ quá hạn, nợ từ nhóm 3-5 được gọi là nợ xấu. * Nợ quá hạn: Là khoản vay đã đến hạn trả nợ mà khách hàng chưa trả được đúng như trong hợp đồng tín dụng, cũng không có lý do chính đáng để xin gia hạn nợ, do đó phải chuyển sang nợ quá hạn. Đó là một trong 4 loại rủi ro tín dụng nhưng ở mức độ rủi ro khác nhau, có khả năng thu hồi khác nhau. Người ta phân chia nợ quá hạn thành 3 loại - Nợ quá hạn 6 tháng, được xếp loại nợ quá hạn bình thường, có nhiều khả năng thu hồi, tỷ lệ trích dự phòng rủi ro là 20%. Đây là loại nợ quá hạn thường gặp. - Nợ quá hạn từ trên 6 tháng đến 12 tháng, được gọi là nợ quá hạn có vấn đề. Khả năng thu hồi nợ khó khăn hơn, ngân hàng phải mất nhiều công sức để phần tích nguyên nhân, tìm giải pháp và tăng cường đôn đốc, kiểm tra để thu hồi nợ. Tỷ lệ trích dự phòng rủi ro là 50% - Nợ quá hạn trên 12 tháng được gọi là nợ quá hạn khó đòi. Khả năng thu hồi rất khó khăn, có nhiều phức tạp và phải bằng nhiều biện pháp kể cả phải phát mại tài sản thế chấp hoặc phải sử dụng cả các biện pháp hành chính, pháp luật mới có hy vọng đòi được nợ. Với loại nợ quá hạn khó đòi khả năng tổn thất rất lớn. Vì vậy tỷ lệ trích lập rủi ro là 100%. * Nợ được giãn (gọi tắt là nợ giãn) Là khoản vay đã đến hạn trả nợ những khách hàng chưa trả được. Ngân hàng đã gia hạn nợ nhưng khách hàng vẫn không trả được vì những lỹ do khách quan, ngân hàng đã báo cáo lên ngân hàng cấp trên và cấp trên dùng quyền hạn của mình để xem xét và cho phép giãn nợ. * Nợ được khoanh (gọi tắt là nợ khoanh) Là một dạng của rủi ro tín dụng, có những lý do khách quan nên được phép của cấp trên cho khoanh lại, tách ra, theo dõi riêng, tạo điều kiện cho khách hàng tiếp tục vay vốn ngân hàng để duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh. 1.2.2.3.2 Các chỉ tiêu đo lường. · Chỉ tiêu xác suất rủi ro · Tỷ lệ nợ quá hạn = tổng dư nợ quá hạn / Tổng dư nợ( Tỷ lệ NQH< 5% là có thể chấp nhận được) · Tỷ lệ nợ quá hạn và gia hạn so với tổng tài sản(tỷ lệ nợ khó đòi) · Tỷ lệ nợ xấu / Tổng dư nợ · Tỷ lệ nợ không thể thu hồi = Nợ không thể thu hồi / Tổng nợ quá hạn · Tỷ lệ rủi ro theo thời gian · Tỷ lệ tổng lãi treo phát sinh so với thu nhập từ cho vay · Tỷ lệ miễn giảm lãi so với thu nhập từ cho vay · .vv 1. 2.3 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng Nguyên nhân gây ra rủi ro trong kinh doanh tín dụng có rất nhiều, rất đa dạng, muôn hình muôn vẻ, song nhìn chung chúng được xếp vào các loại chính như sau: a. Nguyên nhân khách quan. Rủi ro bất khả kháng. Do sự biến động về kinh tế, do thiên tai bão lụt, chiến tranh . Do sự không cân xứng về thông tin, ngân hàng không được cung cấp các thông tin cần thiết về khách hàng dẫn đến: - Sự lựa chọn đối nghịch: Tức ngân hàng quyết định cho vay với khách hàng không đủ khả năng trả nợ. - Rủi ro đạo đức. Khách hàng có những hành động vi phạm những thoả thuận với ngân hàng như khách hàng sử dụng tiền vay sai mục đích. Do sự thay đổi về chính sách của Nhà nước. Các chính sách về ngoại tệ, xuất nhập khẩu, ngoại hối. Do sự thay đổi về chính trị. Môi trường pháp lý. Không đồng bộ, không đầy đủ, việc thực thi pháp luật còn chưa nghiêm. Do môi trường kinh tế: tùy thuộc vào mỗi giai đoạn kinh tế: hưng thịnh, suy thoái b. Nguyên nhân từ phía khách hàng. - Đối với khách hàng là cá nhân: Người vay bị thất nghiệp (có thể tạm thời hay kéo dài) dẫn đến không có thu nhập và không đảm bảo được khả năng trả nợ. Do những biến cố bất thường trong cuộc sống gây khó khăn cho khách hàng như: ốm đau, tai nạn, chết, li dị . Do người vay hoạch định ngân quỹ không chính xác - Đối với khách hàng là doanh nghiệp thì trong hoạt động của doanh nghiệp có nhiều mối quan hệ như quan hệ với người cung cấp, với người tiêu thụ, với ngân hàng . Rủi ro do thị trường cung cấp: Do thị trường cung cấp không có khả năng cung cấp đủ số lượng nguyên vật liệu mà doanh nghiệp yêu cầu. Thiệt hại về giá cả, khi giá cả nguyên vật liệu cung cấp cho doanh nghiệp không đáp ứng về các yêu cầu, phẩm chất, quy cách. Rủi ro do thị trường tiêu thụ: Sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra có số lượng quá lớn vượt nhu cầu thị trường (Do khâu nghiên cứu thị trường thực hiện chưa tốt) nên số lượng hàng hoá lớn làm ứ đọng sản phẩm trong kho .; Thiệt hại về giá: Doanh nghiệp buộc phải giảm giá bán sản phẩm hàng hoá thấp hơn mức giá dự kiến ban đầu. Thiệt hại về chất lượng sản phẩm hàng hoá do doanh nghiệp cung cấp không đáp ứng được yêu cầu thị trường. Do công nghệ không phù hợp, do khâu bảo quản không tốt, do hao mòn vô hình, do người tiêu dùng thay đổi thị hiếu làm cho sản phẩm không bán được, hoặc khó bán. Vì thế doanh nghiệp khó có khả năng trả nợ. + Rủi ro do yếu kém về tài chính: thể hiện doanh nghiệp không thể đối phó với các nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi tiền vay cho chủ nợ. c. Nguyên nhân rủi ro do bản thân ngân hàng. Do chính sách vay của ngân hàng không hợp lý, quá chú trọng về mục tiêu lợi nhuận nên bỏ qua những khoản cho vay lành mạnh. Do ngân hàng không thực hiện đầy đủ hoặc thực hiện không chính xác việc phân tích đánh giá khả năng tín dụng của người vay. Do cán bộ tín dụng thiếu trình độ chuyên môn cần thiết, do cán bộ tín dụng thiếu tinh thần trách nhiệm. Ngân hàng đã quyết định cho vay chỉ dựa trên cơ sở quy mô hoạt động của doanh nghiệp mà không căn cứ vào khả năng tài chính của doanh nghiệp. Do ngân hàng không thường xuyên thực hiện việc kiểm tra giám sát khách hàng trong quá trình sử dụng tiền vay. Cán bộ tín dụng có tư cách phẩm chất không tốt cố tình làm sai nguyên tắc trong quá trình thực hiện cho vay. d . Nguyên nhân từ các đảm bảo tín dụng. - Bảo lãnh: do người bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho người vay khi người này không có khả năng trả nợ. - Đảm bảo bằng tài sản: do sự biến động giá trị tài sản đảm bảo theo chiều hướng bất lợi, gặp khó khăn trong việc tiếp cận và nắm giữ tài sản đảm bảo 1.2.4 Các nghiệp vụ phòng chống rủi ro tín dụng 1.2.4.1 Phân tích khách hàng: Đây là biện pháp tích cực nhất nhằm hạn chế và phòng chống rủi ro. Bởi có đánh giá đúng khách hàng thì mới biết được khả năng hoàn trả nợ của họ. Đánh giá khách hàng thường dựa vào các mặt sau: - Đánh giá tình hình tài chính của khách hàng. - Đánh giá tư cách, năng lực và trình độ hiểu biết của người đứng đầu doanh nghiệp. - Đánh giá tính khả thi của phương án xin vay - Phân tích khả năng trả nợ của khách hàng - Thực hiện các biện pháp đảm bảo tiền vay - Trình độ cán bộ tín dụng và khả năng kiểm tra, kiểm soát khách hàng trong việc sử dụng vốn vay. 1.2.4.2 Phân tán rủi ro. Không nên tập trung cho vay một vài lĩnh vực, khu vực. Không nên dồn vốn đầu tư vào một hoặc vài khách hàng. Luật các tổ chức tín dụng từ 01/10/1998 quy định: "Dư nợ một khách hàng không được vượt quá 15% vốn của ngân hàng". "Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu được xác định bằng tỷ lệ giữa vốn tự có với tài sản có, kể cả các cam kết ngoại bảng được điều chỉnh theo mức độ rủi ro" Cho vay hợp vốn hay còn gọi là đồng tài trợ là quá trình cho vay bảo lãnh của một nhóm ngân hàng cho một dự ỏn, do một NHTM làm đầu mối phối hợp với các bên tài trợ để thực hiện nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và ngân hàng. Đa dạng hóa các danh mục đầu tư 1.2.4.3 Bảo hiểm tín dụng. Bảo hiểm tín dụng là biện pháp quan trọng nhằm san sẻ rủi ro. Bảo hiểm tín dụng có thể thực hiện dưới các loại như: Bảo hiểm hoạt động cho vay, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm tiền vay. Ở các nước, bảo hiểm tín dụng thường được thực hiện dưới dạng khách hàng vay vốn tín dụng tham gia mua bảo hiểm cho ngành nghề mà họ kinh doanh. 1.2.4.4 Trớch lập dự phũng rủi ro Tớn dụng Việc trớch lập dự phũng tổn thất được thực hiện theo các tỷ lệ từ nhóm nhóm 1 đến nhóm 5 lần lượt là : 0% , 5%, 20%, 50% . Theo Quyết định 493 theo các tổ chức tín dụng lập dự phòng chung cho tất cả các khoản nợ của mình bằng 0,75% tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 . CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHCPQĐ CHI NHÁNH HOÀN KIẾM 2.1 Khái quát về NHTMCPQĐ Hoàn Kiếm. 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh Hoàn Kiếm Trong những năm đầu thập kỷ 90, nhu cầu vốn và các dịch vụ tài chính cho hoạt động kinh tế quốc phòng nhằm thực hiện những công trình quốc phòng, dự án quốc gia . của các doanh nghiệp Quân đội là rất lớn. Tuy nhiên, việc đáp ứng nhu cầu này của các ngân hàng còn hạn chế. Chính vì vậy, ngày 04/11/1994, NHTM CP Quân đội đã chính thức đi vào hoạt động theo Quyết định số 00374/ GP-UB của Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội và theo Giấy phép hoạt động số 0054/NH-GP ngày 14/09/1994 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. NHTM CP Quân đội có trụ sở tại số 3 Liễu Giai, Hà Nội thời gian hoạt động là 50 năm. Mục tiêu ban đầu của Ngân hàng là đáp ứng nhu cầu về vốn và các dịch vụ tài chính của các Doanh nghiệp Quân đội làm kinh tế. Cùng với quá trình phát triển kinh tế của đất nước, với đường lối chính sách đứng đắn, NHTM CP Quân đội đã gặt hái được nhiều thành công, không những đáp ứng nhu cầu của các Doanh nghiệp Quân đội mà còn phục vụ có hiệu quả tất cả các thành phần kinh tế, đóng góp một phần quan trọng vào sự phát triển của các khách hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Sau 15 năm hoạt động, từ 20 tỷ đồng vốn điều lệ đến 31/12/2009 số vốn điều lệ là 5300 tỷ đồng, tăng 265 lần so với năm 1994 và dự kiến con số này là 7300 tỷ vào năm 2010. NHTM CP Quân đội luôn vững vàng ở top 5 NHTM CP có mức lợi nhuận trước thuế cao nhất trong hệ thống NHTM CP tại Việt Nam và luôn được NHNN đánh giá xếp loại A. Chi nhánh Hoàn Kiếm được tổ chức thành lập và đi vào hoạt động chính thức từ ngày 29/08/2005, lúc đầu là Chi nhánh cấp 2 trực thuộc Chi nhánh Điện Biên Phủ. Tháng 9/2008, Chi nhánh chính thức chuyển đổi thành Chi nhánh trực thuộc Hội sở Ngân hàng TMCP Quân đội. Chi nhánh Hoàn Kiếm gồm có: trụ sở chính tại 28 Bà Triệu và 2 PGD trực thuộc Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Hoàn Kiếm là một Chi nhánh trực thuộc Ngân hàng TMCP Quân đội, hạch toán độc lập, có con dấu riêng, có bảng cân đối kế toán riêng, không có tư cách pháp nhân, Chi nhánh Hoàn Kiếm hoạt động với tư cách pháp nhân của Ngân hàng TMCP Quân đội. Tên gọi đầy đủ: Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Hoàn Kiếm Tên giao dịch quốc tế: Military bank Commercial Joint Stock Bank.- Hoan Kiem Branch. Tên gọi tắt là: Ngân hàng TMCP Quân đội Hoàn Kiếm (MB Hoàn Kiếm). Trụ sở chính: Tầng 1, 5 & 6 Toà nhà Minexport 28 Bà Triệu, phường Hàng Bài, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Cùng với sự phát triển các ngành kinh tế, NHQĐ chi nhánh Hoàn Kiếm cũng đã mở rộng địa bàn hoạt động của mình. Đến nay, ngoài trụ sở chính tại 23 Bà Triệu, chi nhánh đã mở thêm các phòng giao dịch Lý Nam Đế, Nguyễn Du, Lãn Ông và Trần Hưng Đạo phân bổ trên toàn địa bàn quận. * Chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh quận Hoàn Kiếm Chức năng: NHQĐ CN HK hoạt động dưới mô hình cấp I của NHQĐ.Đại diện theo ủy quyền của NH TMCP QĐ, là đơn vị hạch toán phụ thuộc trong hệ thống, có con dấu riêng, có bảng cân đối kế toán. Nhiệm vụ :nhiệm vụ chính của NHQĐ CN HK là kinh doanh tiền tệ, tín dụng liên quan đến hoạt động tài chính tiền tệ ngân hàng theo ủy quyền của ngân hàng TMCP QĐ. Mục tiêu của NHQĐ CN HK là trở thành một chi nhánh lớn của NHQĐ trên địa bàn TP Hà Nội. Chi nhánh tập trung vào: - Các khách hàng doanh nghiệp truyền thống , các tập đoàn kinh tế và các doanh nghiệp lớn ,tập trung có chọn lọc doanh ngiệp vừa và nhỏ. - Phát triển các dịch vụ khách hàng cá nhân. - Mở rộng các hoạt động kinh doanh trên thị trường vốn. - Phát triển hoạt động ngân hàng đầu tư.Liên kết chặt chẽ giữa ngân hàng và các thành viên để hướng tới trở thành một tập đoàn tài chính hùng mạnh. 2.1.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban. a. Sơ đồ tổ chức Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức các phòng ban trong Chi nhánh [IMG]file:///C:/DOCUME%7E1/PHIVAN%7E1/LOCALS%7E1/Temp/msohtml1/01/clip_image001.gif[/IMG] (Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh MB Chi nhánh Hoàn Kiếm) * Chøc n¨ng vµ nhiÖm vô cña Ban Gi¸m ®èc vµ c¸c phßng: - Gi¸m ®èc: Lµ ngêi l·nh ®¹o cña chi nh¸nh, chÞu mäi tr¸ch nhiÖm tríc ph¸p luËt, phô tr¸ch toµn bé ho¹t ®éng cña c¬ quan, trùc tiÕp ®iÒu hµnh vÒ c«ng t¸c tæ chøc nh©n sù, thi ®ua, khen thëng vµ kiÓm tra. - Phã Gi¸m ®èc: Trî gióp c«ng viÖc cho gi¸m ®èc, ®ång thêi qu¶n lý c¸c phßng ban ®îc ph©n c«ng, giao nhiÖm vô, gi¸m s¸t c«ng t¸c c¸c phßng ®îc qu¶n lý, ký duyÖt c¸c v¨n b¶n, dù ¸n thuéc thÈm quyÒn. - Phßng Kinh doanh: §Çu mèi tham mu ®Ò xuÊt víi gi¸m ®èc chi nh¸nh, x©y dung chiÕn lîc khach hµng tÝn dông, ph©n lo¹i kh¸ch hµng vµ ®Ò xuó©t c¸c chÝnh s¸ch u ®·i ®èi víi tõng laäi kh¸ch hµng, qu¶n lý (hoµn chØnh, bæ sung, b¶o qu¶n, lu tr÷, khai th¸c, ) hå s¬ tÝn dông theo quy ®Þnh, tæng hîp, ph©n tÝch, th«ng tin, lËp b¸o c¸o vÒ c«ng t¸c tÝn dông theo ph¹m vi ®îc ph©n c«ng, phèi hîp víi c¸c phßng nghiÖp vô kh¸c - Phßng KÕ to¸n và dịch vụ khách hàng : Tæ chøc h¹ch to¸n kÕ to¸n trong toµn chi nh¸nh theo ®óng ph¸p luËt, chuÈn mùc, thÓ lÖ, chÕ ®é kÕ to¸n hiÖn hµnh. Cung cÊp dÞch vô thanh to¸n cho c¸c tæ chøc kinh tÕ, doanh nghiÖp c¸ nh©n trªn ®Þa bµn. Thùc hiÖn c«ng t¸c kÕ to¸n huy ®éng vèn trªn ®Þa bµn. §¶m b¶o c«ng t¸c thu chi tiÒn mÆt vµ an toµn kho quÜ. - Phßng Tổ chức hành chính: Thùc hiÖn c¸c c«ng t¸c liªn quan ®Õn tæ chøc c¸c sù kiÖn, tuyÓn dông nh©n sù, theo dâi t×nh h×nh lao ®éng trong ph¹m vi uû quyÒn, mua s¾m c¸c vËt dông, thiÕt bÞ thiÕt yÕu cho c¸c phßng theo quy ®Þnh cña ng©n hµng. - Phßng Th«ng tin ®iÖn to¸n: ChÞu tr¸ch nhiÖm vÒ trang thiÕt bÞ vµ xö lý vÒ ho¹t ®éng c«ng nghÖ th«ng tin, tin häc v¨n phßng, c¸c ®êng truyÒn d÷ liÖu. - Phßng Thanh to¸n quèc tÕ: lµm c«ng t¸c thanh to¸n liªn quan ®Õn ngo¹i tÖ, thùc hiÖn nghiÖp vô thu hé chi hé cho kh¸ch hµng b»ng ngo¹i tÖ, më L/C cho kh¸ch hµng, b¶o lu, lu gi÷ nh÷ng tµi kho¶n cña kh¸ch hµng. Do ®iÒu kiÖn phßng kinh doanh ngo¹i hèi kiªm lu«n dÞch vô míi nh thÎ, mobile banking, 2.1.3 Tình hình hoạt động của NHCPQĐ Chi nhánh Hoàn Kiếm 2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn Huy động vốn là hoạt động quan trọng hàng đầu của NHTM , nó tạo nguồn vốn cho NH và làm tiền đề cho các hoạt động khác . Xác định được tầm quan trọng của việc HĐV chi nhánh đã chủ động tăng cường tiếp thị, khai thác các kênh huy động vốn để hoàn thành tốt chỉ tiêu được giao, kết quả được thể hiện qua bảng sau: Bảng 1.2 Kết quả huy động vốn tai NHCPQĐ chi nhánh Hoàn Kiếm. Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Chênh lệch Tốc độ tăng (%) Chênh lệch Tốc độ tăng (%) Tổng VHĐ 345650 100 558430 100 1015300 100 212780 61,6 456870 81,8 1. Phân theo đối tượng KH Tiền gửi dân cư 141700 41 240100 43 396000 39 98400 69,4 155900 64,9 DN và tổ chức KT 203950 59 318330 57 619300 61 114380 56 300970 94,5 2. Phân theo thời gian TG không kỳ hạn 190100 55 414360 74,2 413230 40,7 224260 118 -1130 -0,3 TG có kỳ hạn 155550 45 144070 25,8 602070 59,3 -11480 -7,4 458000 317,9 3 Phân theo loại tiền Nội tệ(VNĐ) 327890 94,9 459020 82,2 734060 72,3 131130 40 275040 60 Ngoại tệ (USD, EUR) 17760 5,1 99410 17,8 281240 27,7 81650 459,7 181830 183 (Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh MB Chi nhánh Hoàn Kiếm Từ kết quả huy động vốn ta thấy tổng vốn huy động của chi nhánh đã không ngừng tăng qua các năm . Năm 2007 mức huy động chỉ là 345.650 triệu đồng ,đến năm 2008 đã đạt mức 558.430 triệu với tỷ lệ tăng trưởng 61,6% . Đặc biệt, năm 2009 tổng mức huy động tăng vọt lên 1.015.300 triệu đồng tương ứng với tỉ lệ tăng trưởng so với 2008 đạt tới 81.8 % ã Phân loại vốn theo nguồn vốn: Tỉ trọng tiền gửi từ dân cư và từ TCKT khá đồng đều, tuy nhiên tiền gửi từ DN và TCKT vẫn là chủ yếu. Năm 2008 tỷ trọng tiền gửi của TCKT giảm nhẹ 2% so với 2007, tuy nhiên vốn huy đông vẫn tăng từ 203,9 tỷ lên 318,3 tỷ (năm 2008) và ngay sau năm đó tăng lên 61%, vượt xa tiền gửi khu vực dân cư , với số tiền gửi của tổ chức tăng gần gấp đôi 2008 và tiền gửi cá nhân tăng gấp rưỡi. ã Phân loại theo thời hạn: Năm 2007 tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn(hay tiết kiệm và thanh toán )chiếm 55% và năm 2008 huy động được 414360 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng 118% và chiếm 74,2% trong tổng vốn huy động, tốc độ tăng trưởng có giảm nhẹ 0,3% trong năm 2009, còn tỷ trọng chỉ còn chiếm 40,7% tương ứng với lượng tiền gửi không kỳ hạn là 413230 triệu .Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của tiền gửi có kỳ hạn lại tăng vọt 317,9% so với năm 2008, từ đó có thể dự đoán về hoạt động cho vay của chi nhánh trong năm 2009 sẽ rất sôi nổi . ã Phân loại theo loại tiền tệ: chi nhánh chủ yếu huy động vốn bằng đồng nội tệ có rủi ro tỉ giá thấp hơn, phục vụ chủ yếu nhu cầu thanh toán trong nước. Nguồn vốn này rất lớn và tăng trưởng khá đều với tốc độ trung bình trên 70% qua các năm. Vốn ngoại tệ cũng tăng ấn tượng, năm 2008 tốc độ tăng tới 459,7 % so với 2007 và 2009 tăng 183 % so với 2008. Cơ cấu tiền gửi theo loại tiền tệ năm 2009 là 7:3 trong đó nội tệ chiếm hơn 734 tỷ và qui đổi từ ngoại tệ (đồng USD và đồng EUR) chiếm hơn 281 tỷ. Trong năm 2009 vừa qua, cũng nhờ việc triển khai mở tài khoản ATM cũng được tiến hành sôi nổi mà lượng tài khoản khách hàng đã tăng vọt, trở thành một kênh huy động vốn ổn định và hiệu quả của chi nhánh. Với nguồn vốn từ số dư trên tài khoản ATM tại chi nhánh đến thời điểm 31/12/2009 đạt trên 9 tỷ đồng. 2.1.3.2 Hoạt động cho vay Năm 2007, một năm kinh tế phát triển mạnh với một lượng khổng lồ nhu cầu đầu tư dự án và đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh tăng mạnh mẽ. Do nhu cầu tín dụng của khách hàng tăng vọt, nhiều thời điểm tăng trưởng tín dụng nóng khiến lượng vốn dự trữ không đảm bảo kịp thời, chi nhánh đã tăng vay vốn lên đến 100 tỷ đồng. Sang 2008, lượng vốn vay giảm xuống còn 55 tỷ, và đến 2009 thì lại tăng mạnh trở lại. Vốn vay của chi nhánh đến 31/12/2009 là gần 400 tỷ đồng, mà nguồn chủ yếu là từ phát hành giấy tờ có giá và vay từ định chế tài chính có nguồn tiền nhàn rỗi lớn và ổn định. Chi nhánh đã chủ động thắt chặt quan hệ tín dụng với một số khách hàng doanh nghiệp lớn (doanh nghiệp quân đội và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh) và duy trì được số vốn khai thác rất quan trọng từ họ, thời điểm cao nhất đạt tới 1000 tỷ đồng, mang lại lợi nhuận không nhỏ từ hoạt động gửi vốn điều hòa trong hệ thống. Do làm tốt công tác huy động vốn, NHQĐ chi nhánh Hoàn Kiếm đã làm chủ được nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh. Hoạt động sử dụng vốn tại chi nhánh được phản ánh qua bảng 2: Bảng 2.2 : Kết quả sử dụng vốn tại NHQĐ chi nhánh Hoàn Kiếm từ 2007-2009 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số titiền Tỷ trọng (%) Chênh lệch Tốc độ tăng (%) Chênh lệch Tốc độ tăng (%) Tổng dư nợ TD 125780 100 377650 100 589920 100 212780 200 212270 56,2 1. Phân theo thời gian Ngắn hạn 113202 90 347438 92 566323 96 234236 206,9 218885 63 Trung- dài hạn 12578 10 30212 8 23597 4 17634 140,2 -6615 -28 2. Phân theo thành phần kinh tế DN nhà nước 9062 7,2 24806 6,5 26496 4,5 15744 173,7 1690 6,8 DN ngoài quốc doanh 106018 84,3 344214 91,1 552374 93,6 238196 224,6 208160 60,5 Cá nhân 10700 8,5 8630 2,4 11050 1,9 -2070 -19,3 2420 28 3 Phân theo loại tiền tệ Nội tệ(VNĐ) 85530 68 226590 60 412944 70 141060 164,9 186354 82,2 Ngoại tệ (USD, EUR) 40250 32 151060 40 176976 30 110810 275,3 25916 17,2 (Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh MB Chi nhánh Hoàn Kiếm) Mặc dù khoảng thời gian năm 2009 với một số biến động lớn trên thị trường nhưng nhờ việc thường xuyên theo dõi, kiểm tra, rà soát, điều chỉnh công tác thẩm định khách hàng và nhu cầu vay vốn mà chi nhánh Hoàn Kiếm đã luôn đảm bảo được vốn tín dụng đầu tư đúng đối tượng. Nét nổi bật của hoạt động tín dụng năm 2009 là sự an toàn và hiệu quả cho vay vốn tín dụng. Năm 2008 tốc độ tăng trưởng cho vay tăng tới 200% so với năm 2007 với doanh số cho vay là 377.650triệu . Cho vay đến thời điểm 31/12/2009 đạt 589.920 triệu đồng, tăng 212.270 triệu so với năm 2008, tương ứng với 56,2%. Xét cơ cấu dư nợ phân theo thời gian :Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn trong 3 năm luôn đạt trên 90%.Năm 2007 dư nợ ngắn hạn là 113202 triệu đến năm 2008 tăng lên 347.438 triệu tương ứng với tốc độ tăng trưởng 206,9%, đến năm 2009 dư nợ ngắn hạn là 566.323 triệu, chiếm tỷ trọng gần 96% trong tổng số dư nợ, tăng 218.885 triệu so với năm 2008 tương ứng với 63%. Tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn có xu hướng giảm theo từng năm, năm 2008 đạt 30.212 triệu đồng, chỉ chiếm 8 % tỷ trọng trong tổng dư nợ, năm 2009 giảm 6.615 triệu đồng (giảm 28%). Từ đó có thể thấy dư nợ ngắn hạn vẫn luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng dư nợ tín dụng của chi nhánh. Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế không có sự thay đổi đáng kể và chủ yếu là cho vay tổ chức kinh tế. Lượng dư nợ chủ yếu tập trung ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, trung bình chiếm trên 90%. Trong năm 2009, tổng dư nợ của các doanh nghiệp này đạt tới 552.374 triệu đồng, tăng 208.160 triệu với tốc độ tăng 60,5 % so với năm 2008. Cho vay tiêu dùng cá nhân bao gồm cho vay mua và sửa chữa nhà ở, vay mua ô tô, vay tiêu dùng khác,vay sản xuất kinh doanh. Cho vay trả trước chứng khoán cũng nằm trong hạng mục này. Tín dụng cá nhân giảm đi trong năm 2008 so với 2007 là 2070 triệu hay là 19,3 %, chủ yếu là do tác động của suy thoái kinh tế khiến người dân thắt chặt tiêu dùng, cộng hưởng với việc thị trường chứng khoán hạ điểm nhanh chóng. Sang 2009 khi thị trường có nhiều tín hiệu phục hồi, lượng tín dụng cá nhân này lại tăng trở lại, đạt hơn 11 tỷ, tăng 2.420 triệu đồng, tương ứng tăng 28% cùng kỳ 2008. Xét cơ cấu dư nợ phân theo loại tiền tệ, đồng nội tệ vẫn chiếm ưu thế với tỷ trọng từ 60% đến 70%. Năm vừa qua, dư nợ đồng Việt Nam là 412.944 triệu, tăng 186.354 triệu đồng so với 2008, tăng tương ứng 82,2%. Trong khi đó, lượng ngoại tệ cho vay là 176.976 triệu, chỉ tăng 25.916 triệu hay 17,2% cùng kì năm ngoái. Đánh giá về hiệu suất sử dụng vốn, ta có bảng: Bảng 3.2 : Hiệu suất sử dụng vốn tại NHQĐ chi nhánh Hoàn Kiếm Đơn vị: Triệu đồng [IMG]file:///C:/DOCUME%7E1/PHIVAN%7E1/LOCALS%7E1/Temp/msohtml1/01/clip_image003.gif[/IMG] Qua bảng ta thấy hiệu suất sử dụng vốn của NHQĐ chi nhánh Hoàn Kiếm đã tăng mạnh từ 2007 qua 2008, tăng hơn 90% tuy nhiên sau đó có chững lại và giảm nhẹ trong năm 2009. Điều này chứng tỏ lượng vốn đã được huy động được sử dụng cho các mảng khác ngoài tín dụng tăng lên, hoạt động tài chính không chỉ phụ thuộc vào cho vay sản xuất kinh doanh và đầu tư dự án mà còn cả trong hoạt động khác nữa. 2.1.3.3 Hoạt động thanh toán Bao gồm mở tài khoản, cung cấp các phương tiện thanh toán trong nước và nước ngoài . Các phương tiện thanh toán trong nước như bằng tiền mặt , không dùng tiền mặt có séc, ủy nhiệm chi và ủy nhiệm thu,thanh toán bằng thẻ và các loại khác. Phương thức thanh toán không dùng tiền măt được NH sử dụng phổ biến hơn, tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt trong ba năm từ 2007 đến 2009 luôn đạt ở mức trên 80%. Năm 2008 tốc độ tăng trưởng là 48% tương ứng với lượng tiền thanh toán là 3663000 triệu, đến năm 2009 tăng lên 52% so với năm 2008. Trong đó hình thức thanh toán bằng ủy nhiệm chi được sử dụng nhiều nhất, năm 2008 chiếm hơn 61% trong tổng các hình thức thanh toan không dùng tiền mặt và năm 2009 chiếm 54,2 % .Điều này được lý giải bởi trong những năm gần đây NH mở rộng và phát triển thêm nhiều sản phẩm tiện ích cho khách hàng như cho vay ứng tiền bán chứng khoán và cho vay các dịch vụ tiện ích khác , và hiện nay NH đang đẩy mạnh hình thức thanh toán bằng thẻ .Trong năm 2009, việc triển khai phát triển dịch vụ thẻ của chi nhánh đạt được kết quả rất tốt, tổng số thẻ phát hành mới được 12.982 thẻ, đạt 120% kế hoạch đặt ra và bằng 156% thực hiện năm trước. Trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, 100% giao dịch được thực hiện an toàn, chính xác và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật quốc gia, thông lệ, pháp luật quốc tế. Trong năm 2009 chi nhánh đã phát hành 37 L/C nhập khẩu, giá trị trên 3 triệu USD. Thanh toán 41 L/C nhập khẩu trị giá 9,8 triệu USD. Thông báo 42 L/C xuất khẩu giá trị hơn 76 triệu USD. Thanh toán 28 bộ L/C chứng từ xuất khẩu giá trị trên 898 triệu USD. Thanh toán 36 món nhờ thu với tổng số tiền là 1.002 nghìn USD. - Về mua bán ngoại tệ: Doanh số mua bán ngoại tệ năm 2009 đạt 80 triệu Đô la, bằng 137% so với năm 2008. Thu phí ngoại tệ gửi lên NHQĐ đạt 221 triệu đồng. - Việc chi trả kiều hối, thanh toán Western Union chính xác, an toàn. Đến ngày 31/12/2009 đã thực hiện chi trả kiều hối và thanh toán Western Union là 512 món với giá trị qui đổi là 1,9 triệu USD. So với năm 2008 tăng 102 món và 0,8 triệu giá trị qui đổi. 2.1.3.4 Các hoạt động khác. - Về mua bán ngoại tệ: Doanh số mua bán ngoại tệ năm 2009 đạt 80 triệu Đô la, bằng 137% so với năm 2008. Thu phí ngoại tệ gửi lên NHQĐ đạt 221 triệu đồng. - Công tác phát hành bảo lãnh cũng được phát triển mạnh, đây là dịch vụ mang lại nguồn thu phí dịch vụ lớn. Tổng số bảo lãnh phát hành năm 2009 là 460 món tương đương số tiền hơn 100 tỷ đồng, số món tăng 61% và số tiền tăng 12% so với 2008. - Tổng phí dịch vụ của hoạt động tài trợ thương mại đạt 1,4 tỷ đồng bằng 157% so với năm 2008. Tổng thu phí dịch vụ đạt 3,6 tỷ đồng, đạt 97% kế hoạch được giao và bằng 116% so với việc thực hiện năm 2008. Hầu hết các loại phí dịch vụ đều thu vượt so với năm trước. Bảng 4.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHCPQĐ chi nhánh Hoàn Kiếm Đơn vị : triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 Chênh lệch Tỷ lệ (%) Chênh lệch Tỷ lệ (%) Tổng thu nhập 50805 80956 125469 30151 59,3 44513 55 Thu nhập từ tiền lãi 37855 65150 101518 27295 72,1 36368 55,8 Thu từ hoạt động khác 12950 15806 23951 2856 22,05 8145 51,5 Tổng chi phí 42876 66249 103947 23373 54,5 37698 56,9 Chi phí tiền lãi 32572 57673 71568 25101 77 13895 24,1 Chi phí khác 10304 8576 32379 -1728 -16,8 23803 277,5 Tổng LN trước thuế 7929 14707 21522 6778 85,5 6815 46,3 (Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh MB Chi nhánh Hoàn Kiếm) Nhìn bảng số liệu ta thấy thu nhập từ hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng thu nhập của chi nhánh trong cả 3 năm, năm 2008 chiếm 80,4 % tổng thu nhập và góp phần làm tổng lợi nhuận trước thuế tăng, lên tới 14.707 triệu đồng . Năm 2008 tốc độ tăng trưởng của tổng thu nhập là 59,3%,chi phí cũng tăng 54,5%.Như vậy có thể nói công tác tín dụng của Chi nhánh là rất tốt ,dù trong điều kiện nền kinh tế đang khủng hoảng nhưng đơn vị vẫn hoạt động có hiệu quả. Đến năm 2009 LNTT đạt ở mức 21522 triệu đồng.Điều này khẳng định rằng NHQĐ Chi nhánh Hoàn Kiếm đang có những bước đi đúng đắn và sẽ còn tiến xa hơn nữa và quan trọng hơn đó là nơi đây luôn là địa chỉ tin cậy của khách hàng và các đối tác. 2.2 Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHCPQĐ Hoàn Kiếm. 2.2.1 Tình hình chung về nợ quá hạn. Bảng 5.2: Cơ cấu rủi ro TD tại NHCPQĐ Chi nhánh Hoàn Kiếm Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Chênh lệch Tốc độ(%) Chênh lệch Tốc độ (%) Tổng dư nợ 125780 100 377650 100 589920 100 251875 200,2 212270 56,2 Nợ trong hạn 117310 93,2 360887 95,5 570811 96,7 243577 207,6 209924 58,2 Nợ quá hạn 8200 6,5 15483 4,1 17697 3 7283 88,8 2214 14,3 Nợ được giãn 270 0,3 1280 0,4 1412 0,3 1010 374 132 10,3 ( Nguồn báo cáo Tín dụng MB Chi nhánh Hoàn Kiếm) Từ bảng trên cho thấy tính đến ngày 31/12/1009 ngân hàng vẫn chưa có khoản nợ nào phải tính vào nợ được khoanh hay nợ được xóa. Tỷ lệ NQH năm 2007 lớn hơn 5% điều này thể hiện rằng tình hình rủi ro tín dụng đang tăng lên nhưng 2 năm tiếp theo tỷ lệ NQH nhỏ hơn 5%, điều đó chứng tỏ chất lượng tín dụng của Chi nhánh đang được cải thiện tôt.Năm 2007 tỷ trọng NQH là 6,5% và đạt tỷ trọng 4,1% năm 2008 với tốc độ là 88,8% , tuy nhìn tổng thể thì rủi ro tín dụng ở múc thấp nhưng với tốc độ tăng như năm 2008 thì NH đang có báo động về rủi ro TD,một trong những nguyên nhân gây ra rủi ro TD tăng lên đó là do môi trường bên ngoài với tình trạng khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra trong năm 2008. Tỷ lệ NQH năm 2009 đã giảm so với năm trước với tỷ lệ là 3% trong tổng dư nợ. Song song với đẩy mạnh cho vay trong 2009, chi nhánh đã chú trọng tăng cường đánh giá rủi ro và khắc phục tình trạng nợ xấu . 2.2.2 Phân tích nợ quá hạn theo thành phần kinh tế và theo thời gian. Bảng 6.2 Nợ quá hạn phân theo thành phần kinh tế và theo thời gian. Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Chênh lệch Tốc độ tăng (%) Chênh lệch Tốc độ tăng (%) Tổng nợ quá hạn 8200 100 15483 100 17697 100 7283 88,8 2214 14,3 1. Phân theo thời gian Ngắn hạn 6675 81,4 12975 83,8 15095 85,3 6300 94,4 2120 16,3 Trung- dài hạn 1525 18,6 2508 16,2 2602 14,7 983 64,4 94 3,7 2. Phân theo thành phần kinh tế DN nhà nước 5387 65,7 11953 77,2 14228 80,4 6566 121,9 2275 19 DN ngoài quốc doanh 2813 34,3 3530 22,8 3469 19,6 717 25,5 -6,1 -1,73 (Nguồn báo cáo Tín dụng MB Chi nhánh Hoàn Kiếm) Nếu xét NQH của Chi nhánh phân theo thời gian thì NQH ngắn hạn vẫn chiếm đa số trong tổng NQH của ngân hàng. Sự biến động lớn NQH ngắn hạn giữa năm 2007 và 2008 đã làm cho NQH năm 2008 tăng lên đến 12975 triệu đồng với tốc độ tăng tới 94,4%.Nhưng đến năm 2009 thì tốc độ tăng đã chậm lại chỉ còn 16,3%, tuy nhiên thì NQH vẫn ở mức 15095 triệu đồng.Như vậy NH cũng cần phải có biện pháp sát sao hơn về công tác quản tri rủi ro .Và NQH cho vay trung – dài hạn cũng tăng mạnh năm 2008 và tăng chậm lại vào năm 2009 với tốc độ tăng chỉ còn 3,7 %,đây là một dấu hiệu tốt trong việc xử lý rủi ro của ngân hàng. Xét NQH theo thành phần kinh tế thì DNNN chứa đựng nhiều rủi ro hơn với tỷ trọng từ 65% đến 80% trong tổng NQH,NQH tăng mạnh năm 2008 từ 5387 triệu đồng năm 2007 lên tới 11953 triệu và tăng với tốc độ 121,9% nhưng đến năm 2009 thì tốc độ tăng chỉ còn 19%. Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì tỷ trọng NQH giảm dần từ 2007 đến 2009. 2.2.3 Tình hình NQH phân theo khả năng thu hồi Bảng 7.2 Nợ quá hạn phân theo khả năng thu hồi. Đơn vị : Triệu đồng. Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Chênh lệch Tốc độ tăng (%) Chênh lệch Tốc độ tăng (%) Tổng nợ quá hạn 8200 100 15483 100 17697 100 7283 88,8 2214 14,3 NQH dưới 180 ngày 6995 85,3 12170 78,6 14175 80,1 5175 73,9 2005 16,4 NQH từ 180-360 ngày 976 11,9 1626 10,5 2336 13,2 650 66,6 710 43,66 NQH trên 360 ngày 229 2,8 1687 10,9 1186 6,7 1458 636,6 -501 -29,7 (Nguồn báo cáo TD MB Chi nhánh Hoàn Kiếm) Nợ quá hạn dưới 180 ngày là NQH bình thường,NQH từ 180- 360 ngày là NQH có vấn đề, và NQH trên 360 ngày là NQH khó thu hồi. Qua bảng ta thấy nhìn chung NQH của ngân hàng là NQH bình thường( trung bình chiếm hơn 80%),còn tỷ trọng NQH có vấn đề năm 2008 giảm so với năm 2007 chiếm 10,5% và tăng tỷ trọng lên 13,2% năm 2009 tương ứng tăng 650 triệu đồng so với năm 2008.Đối với NQH khó thu hồi, năm 2007 chiếm tỷ trọng 2,8% nhưng đến năm 2008 nó đã tăng lên 10,9% làm cho lượng NQH tăng thêm 1458 triệu đồng và tốc độ tăng ở mức rất cao tới 636,6 %, từ đó có thể thấy rằng công tác quản lý rủi ro năm 2008 là chưa hiệu quả , công tác thẩm định chưa chặt chẽ để xảy ra tình trạng cho vay vốn rủi ro,một phần nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong NH tăng lên đó là do tình hình kinh tế khủng hoảng năm 2008 làm cho các tổ chức kinh tế gặp phải rủi ro về hoạt động kinh doanh của mình.Đến năm 2009 thì NQH khó thu hồi đã giảm 29,7% làm giảm 501 triệu đồng so với năm 2008. 2.2.4 Phân tích NQH theo nguyên nhân Bảng 8.2 Thực trạng rủi ro TD theo nguyên nhân. Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Chênh lệch Tốc độ tăng (%) Chênh lệch Tốc độ tăng (%) Tổng nợ quá hạn và nợ giãn 8480 100 16763 100 19109 100 8283 97,6 2346 14 1.Nguyên nhân chủ quan 8471 99,9 16679 99,5 19070 99,8 8208 96,8 2391 14,3 Về phia Ngân hàng 601 7,1 1367 8,2 1869 9,8 766 127,4 502 36,7 Về phía khách hàng 7870 92,8 15312 91,7 17201 90,2 7442 94,5 1889 12,3 Trong Đó Do kinh doanh thua lỗ, phá sản 2377 30,2 3246 21,2 3509 20,4 869 36,6 263 8,1 Do hàng hóa tiêu thụ chậm 2557 32,5 7272 47,5 8101 47,1 4715 184,4 829 11,4 sử dụng vốn sai mục đích 527 6,7 1041 6,8 1032 6,5 514 97,5 -9 -0,87 công nợ chưa thu được 1771 22,5 2297 15 2528 14,7 526 29,7 231 10 Do nguyên nhân khác 638 0,9 157 1,2 258 1,5 -841 -75,4 101 64,3 2.Nguyên nhân khách quan 9 0,1 84 0,5 39 0,2 75 833,3 -45 -53,6 (Nguồn báo cáo TD MB Chi nhánh Hoàn Kiếm) Nhìn chung NQH do nguyên nhân chủ quan mang lại là chủ yếu,trong đó thì nguyên nhân từ phía Ngân hàng chiếm tỷ lệ rất nhỏ trung bình chiếm khoảng 8% trong nguyên nhân chủ quan.Điều này chứng tỏ Ngân hàng đã có nhiều cố gắng trong công tác thẩm định và cho vay,và thực hiện nghiêm túc các quy chế của cấp trên và của pháp luật .Còn ngược lại nguyên nhân từ phía khách hàng lại chiếm tỷ trọng phần lớn. - Do kinh doanh thua lỗ , phá sản dẫn đến không trả nợ đúng hạn hoặc không trả nợ cho NH làm cho NQH tăng lên 3509 triệu đồng năm 2009 với tốc độ tăng 8,1% so với năm 2008. - Sử dụng vốn sai mục đích đã làm NQH của Nh tăng leen514 triệu năm 2008 ,và đến năm 2009 tình trạng này đã được khắc phục làm giảm tốc đô xuống 0.87% - Do hàng hóa tiêu thụ chậm: NH đóng vai trò là một nhà cung cấp vốn lớn nhất cho nền kinh tế và cụ thể là cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vì thế khi doanh nghiệp hoạt động hiệu quả kém( do kinh doanh thua lỗ, hàng ế ẩm )thì sễ dẫn đến khả năng rủi ro TD rất cao tai NH, và đây cũng là nguyên nhân chính gây ra NQH, Tỷ tọng do nguyên nhân này trung bình chiếm tới hơn 70%trong nguyên nhân chủ quan. - Và còn nguyên nhân do công nợ chưa thu và nguyên nhân bất khả kháng khác , nhưng nhìn chung tốc độ tăng của các nguyên nhân chủ quan đều có xu hướng giảm đi.Điều này một lần nữa khẳng định rằng ccong tác thẩm định của Chi nhánh Hoàn Kiếm là rất tôt và được thực hiện chi tiết và khoa học hơn. Về nguyên nhân khách quan thì năm 2008 tăng với tốc đô rất cao bởi vì năm đó tình trạng lạm phát kéo theo nền kinh tế gặp khó khăn và đã gây ra những thiệt hại không nhỏ trong nền kinh tế, nhưng đến năm 2009 thì tốc độ giảm xuông hơn 50 % 2.2.5 Tình hình trích lập dự phòng rủi ro Bảng 9.2 Trích lập dự phòng RRTD 2007-2009 Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 Chênh lệch Tốc độ tăng(%) Chênh lệch Tốc độ tăng(%) Trích lập cụ thể 2468 3140 5049 627 27,2 1909 60,79 (Nguồn báo cáo TD MB Chi nhánh Hoàn Kiếm) Nhìn vào bảng số liệu ta thấy năm 2008 ngân hàng trích lập 2468 triệu đồng , đến năm 2008 tăng lên 627 triệu với tốc độ tăng trưởng là 27% và năm 2009 tăng lên 60,79%.Nhìn bảng NQH phân theo khả năng thu hồi thì tốc độ tăng các loại NQH năm 2009 đều thấp hơn năm 2008 nhưng tốc độ trích lập năm 2009 lai tăng, điều này sẽ làm giảm khả năng rủi ro tín dụng của MB Hoàn Kiếm. 2.3 Đánh giá chung về công tác quản lỳ rủi ro tai Chi nhánh Hoàn Kiếm 2.3.1 Kết quả đạt được. Trong những năm gần đây hoạt động kinh doanh của MB Hoàn KIếm không ngừng tăng cả về số lượng và chất lượng,các sản phẩm cho vay đa dạng đã đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế hiện nay, ngày càng nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ tiện ích của NH. Bên cạnh đó công tác quản lý rủi ro và nợ có vấn đề được ban Giám đốc chi nhánh rất quan tâm .Về biện pháp phòng chống rủi ro, chi nhánh áp dụng một qui trình chuẩn về xếp hạng tín dụng và theo dõi triệt để các khoản nợ vay. Mọi khoản nợ vay có rủi ro lớn như cho vay thực hiện dự án lớn, cho vay trong thời gian dài trên 5 năm, hay cho cá nhân vay mua nhà, mua ô tô đều được yêu cầu thế chấp bằng tài sản đảm bảo. Quá trình trả gốc và lãi được theo dõi sát sao. Trong trường hợp nợ quá hạn hay xin gia hạn nợ, cán bộ tín dụng chi nhánh ngay lập tức liên hệ khách hàng để xác định nguyên nhân chậm trả, nếu đến hạn vẫn không trả được nợ sẽ thực hiện hạ mức xếp loại món nợ và áp dụng các biện pháp thích hợp như giải chấp, yêu cầu trả bằng tài sản khác Ngân hàng đã thận trọng , xem xét thẩm định kỹ hồ sơ vay vốn khách hàng , thực hiện đúng các nguyên tắc và các điều kiện vay vốn. Ngoài ra NH còn tư vấn cho khách hàng những phương hướng kinh doanh đúng đắn nhằm giúp khách hàng làm ăn hiệu quả và tránh rủi ro.Kết quả đạt được là công tác phòng ngừa rủi ro TD đã đạt được những kết quả khả quan trong những năm gần đây. 2.3.2 Hạn chế còn tồn tại - Đa số đội ngũ cán bộ chi nhánh có trình độ đại học trở lên, tuy nhiên ở tuổi đời còn trẻ nên kinh nghiệm chưa dày dạn, chưa được “thử lửa” nhiều. Cán bộ kỹ thuật còn hạn chế, trong khi số cán bộ giỏi cả chuyên môn và nghiệp vụ còn thiếu. Nâng cao được đội ngũ chuyên viên sẽ giúp chi nhánh đạt những kết quả tốt hơn nhiều. - Nội dung thẩm định tài chính dự án, một số chỉ tiêu như thời gian hoàn vốn, điểm hoàn vốn vay còn chưa được sử dụng thường xuyên, trong tính toán còn có trường hợp sai sót. Chưa đi sâu vào phân tích mối quan hệ giữa chúng với nhau, và so sánh với các tiêu chí khác. Hơn nữa, giá trị theo thời gian của tiền còn chưa được chú trọng trong nhiều dự án, chi nhánh quan tâm nhiều đến tính toán thời gian thu hồi vốn vay mà chưa quan tâm tới vòng đời dự án. Chính vì vậy, chi nhánh Hoàn Kiếm có thể gặp khó khăn khi thị trường có nhiều biến động, nhất là đối với các khoản vay trung-dài hạn. - Tại các ngân hàng thương mại nói chung và tại chi nhánh Hoàn Kiếm nói riêng, việc thẩm định dự án và tài chính dự án còn nhiều yếu tố “tĩnh” là chủ yếu, chi nhánh Hoàn Kiếm còn hạn chế trong việc thẩm định dự án ở trạng thái “động”. Điều này có nghĩa cần phải đặt nhiều giả định, hoàn cảnh hơn để tiến hành phân tích dự phòng mọi tình huống có thể xảy ra. - Nguồn thông tin mà cán bộ tín dụng sử dụng để thẩm định tín dụng còn nhiều hạn chế về độ tin cậy. Nguồn thông tin chủ yếu là do doanh nghiệp cung cấp, chính bản thân cán bộ tín dụng của chi nhánh có thể không nắm rõ tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vay vốn, dẫn tới gặp khó khăn trong việc xác minh lại tính chính xác của những thông tin này. Nguồn thông tin được cơ quan kiểm toán, giám sát độc lập chứng nhận còn hạn chế nên chưa giúp ích nhiều cho công tác thẩm định, có thể dẫn tới sai lệch trong đánh giá hiệu quả tài chính và sai trong chính sách cho vay của chi nhánh đối với khách hàng. - Chưa có sự phân biệt rõ ràng trong quy trình, nội dung, phương pháp phân tích hiệu quả tài chính dự án với các dự án thuộc ngành, lĩnh vực khác nhau. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả của công tác thẩm định tín dụng. CHƯƠNG 3 :CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI HOÀN KIẾM. 3.1 Định hướng công tác tín dụng và phòng ngừa rủi ro tín dụng NHCPQĐ Hoàn Kiếm. Nhiệm vụ chính của chi nhánh trong năm tới là phát triển toàn diện các mặt kinh doanh của chi nhánh từ công tác huy động vốn, duy trì tăng trưởng tín dụng, dư nợ bền vững, đảm bảo hiệu quả công tác thu phí dịch vụ. Đáp ứng tốt hơn nhu cầu đời sống cán bộ viên chức chi nhánh và làm nghiêm túc, từng bước hoàn thiện phong cách chuyên nghiệp xây dựng thương hiệu cho chi nhánh NHQĐ quận Hoàn Kiếm “Văn minh – Hiện đại – Chuyên nghiệp”. Theo đó chi nhánh cần tập trung đẩy mạnh triển khai tốt các nhiệm vụ trọng tâm sau: Tiếp tục thực hiện tốt công tác tổ chức cán bộ, hoàn thiện bộ máy cán bộ chủ chốt, thực hiện bố trí sắp xếp cán bộ khoa học hiệu quả, làm tốt công tác tư tưởng cán bộ. Từng bước thực hiện các lợi ích một cách công khai, rõ ràng. Coi trọng công tác phát triển nguồn nhân lực. - Củng cố hoàn thiện mạng lưới của chi nhánh. - Tăng trưởng tín dụng bền vững, tập trung hiệu quả, quan tâm mở rộng hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay cá nhân. - Củng cố nâng cao hiệu quả dịch vụ thẻ và các dịch vụ ngân hàng điện tử.Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. - Coi trọng công tác tăng cường giám sát, đôn đốc kiểm tra các hoạt động nghiệp vụ để đảm bảo an toàn tuyệt đối và hiệu quả. Tiếp tục thực hiện các biện pháp để giải quyết NQH , giảm tỷ lệ NQH dưới 2%. Đồng thời thực hiện tăng cường huy động vốn và sử dụng các dịch vụ thanh toán quốc tế , tăng tỷ trọng cho vay có tài sản đảm bảo. 3.2 Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tai MB Hoàn Kiếm 3.2.1 Xây dựng chính sách cho vay đúng đắn, đa dạng hoá hoạt động cho vay. Chính sách tín dụng của một Ngân hàng có thể định nghĩa là một văn bản đưa ra lý luận và khái niệm cơ bản của việc đầu tư,cho vay. Văn bản này bao gồm các tiêu chuẩn, các hướng dẫn, và các giới hạn để chỉ đạo quy trình ra quyết định cho vay. Cần phân biệt điểm khác biệt giữa chính sách tín dụng với quy trình tín dụng. Chính sách tín dụng là một văn bản bao quát trong khi các quy trình tín dụng có thể rất chi tiết và có thể bao gồm từng bước đối với việc sử lý các trường hợp khác nhau. Do vậy không thể không nhấn mạnh tầm quan trọng của một chính sách tín dụng song các quy trình tín dụng cũng cần thiết đặc biệt đối với đội ngũ cán bộ tín dụng. Chính sách tín dụng mang tính chất chiến lược về hoạt động của một ngân hàng nên thường được phổ biến ở cấp quản lý. Đối với ngân hàng, chính sách tín dụng thường được phổ biến ở hội nghị giám đốc. Một chính sách tín dụng muốn được thực thi tốt phải được viết ra bằng những thuật ngữ chính xác, dễ hiểu, chi tiết trên cơ sở đó đưa ra được những hướng dẫn thực hiện các loại hình khác nhau. Một chính sách tín dụng cần phải thiết lập. + Thiết lập các mục tiêu: Sự tăng trưởng, lợi nhuận, chất lượng danh mục đầu tư, dịch vụ khách hàng, việc tuân thủ các luật và việc phục vụ xã hội. + Thiết lập mức độ chính quyền. + Thiết lập các chỉ tiêu tín dụng + Thiết lập các thủ tục kiểm soát. + Thiết lập các tiêu thức xử lý các khoản cho vay có vấn đề. + Thiết lập các tiêu thức thu hồi khoản vay. + Thiết lập các thủ tục về việc tuân thủ các quy định. Việc xây dựng được một chính sách tín dụng đúng đắn giúp cho ngân hàng kinh doanh đúng hướng, đưa vốn vào những khu vực, lĩnh vực có hiệu qủa kinh doanh cao và do đó có thể hạn chế được những rủi ro có thể xảy ra. 3.2.2 Thực hiện quy trình tín dụng chặt chẽ. Ngân hàng cần xây dựng quy trình xét duyệt, cho vay theo nguyên tắc đảm bảo tính độc lập và phân định rõ trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm liên đới giữa khẩu thẩm định và quyết định cho vay.Tại chi nhánh tuy đã thành lập được tổ thẩm định có nhiệm kiểm tra, thẩm định về khách hàng, sự án, phương án vay vốn đối với khách hàng, để trình hội đồng tín dụng hoặc Ban giám đốc ra quyết định cho vay. Sau khi có quyết định cho vay mới quyết định chuyển hồ sơ sang phòng tín dụng để thực hiện việc giải ngân, kiểm tra thu nợ. Nhưng hoạt động của tổ thẩm định đạt kết quả chưa tốt, hơn nữa cần đưa ra nội quy và trách nhiệm cụ thể đối với thành viên của tổ chịu trách nhiệm và kết luận thẩm định của mình. Mọi quy trình tín dụng có thể bao gồm nhiều khâu song quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định đến chất lượng cho vay là khâu thẩm định trước khi cho vay. Khả năng rủi ro trong kinh doanh tín dụng dưới nhiều mức độ và hình thức khác nhau, phòng tránh rủi ro cũng có nhiều biện pháp và cách tổ chức tiến hành. Tuy nhiên biện pháp quan trọng này để phòng tránh rủi ro, nói chung là mọi cán bộ tín dụng và cán bộ có liên quan phải thực hiện nghiêm túc, đầy đủ chế độ, thể lệ hiện hành của thống đốc NHNN và các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về tín dụng và đảm bảo an toàn tín dụng. Mọi khoản cho vay phải thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ,tiến hành thẩm định, kiểm tra xác định đúng tư cách pháp nhân của người cho vay, tính khả thi của phương án SXKD và giá trị của các tài sản cầm cố, thế chấp thuộc sở hữu của họ, chống hiện tượng vay vốn ngân hàng kinh doanh sử dụng lòng vòng, sử dụng vốn sai mục đích. Về phía Ngân hàng, kiên quyết không thể xảy ra và phải sử lý nếu có tình trạng vay đảo nợ. 3.2.3 Hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay Hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay là một biện pháp quan trọng trong quá trình cho vay của Ngân hàng. Nó tạo cơ sở pháp lý cho ngân hàng có khả năng thu hồi nợ vay một khi khách hàng không có khả năng trả nợ giúp giảm tối đa thiệt hại có rủi ro xảy ra. Tài sản bảo đảm là biện pháp cuối cùng và cơ sở pháp lý của ngân hàng trong việc thu hồi khoản nợ vay khi gặp rủi ro bất khả kháng do đó ngân hàng cần thực hiện nghiêm túc về thủ tục thế chấp, cầm cố, bảo lãnh của bên thứ ba trong quá trình cho vay. Giải phóng này gắn với việc nâng cao năng lực công tác và phẩm chất đạo đức của cán bộ tín dụng . Việc nâng cao năng lực cán bộ tín dụng trong thẩm định dự án, phương án vay vốn, đánh giá giá trị tài sản thế chấp . cũng là một biện pháp hạn chế rủi ro tránh tình trạng đánh giá cao không đúng thực tế giá trị tài sản khiến cho việc phát mại tài sản khi có rủi ro sẽ không phải bù đắp nổi thiệt hại. Đối với doanh nghiệp Nhà nước khi vay vốn phải quan tâm đến khả năng trả nợ đúng hạn cả gốc lẫn lãi chứ không nhất thiết phải đủ tài sản cầm cố, thế chấp bảo lãnh. Hơn nữa phải căn cứ vào hiệu quả và tính khả thi của dự án, phương án xin vay cũng như uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Đối với khách hàng ngoài quốc doanh không nên coi là tài sản cầm cố, thế chấp, bảo lãnh là chỗ dựa an toàn cho số tiền vay phát ra và là một công cụ duy nhất để đảm bảo việc thu hồi lại và phải xác định tư cách, ý muốn sẵn lòng trả lại của người đi vay cũng như việc sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ. Bởi vì tài sản là cơ sở để ngân hàng có khả năng thu hồi được nợ khi vay không còn khả năng trả lại, xong không phải tài sản nào cũng dễ dàng bán ra để thu nợ một cách kịp thời và thực tế đã chứng minh rằng thu nợ bằng tài sản xiết nợ luôn là gánh nặng đối với ngân hàng. Hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tư và khả năng trả nợ của khách hàng mới là điều kiện tiên quyết để ngân hàng quyết định cho vay vốn, vì vậy không phải khách hàng nào cũng đòi hỏi phải có tài sản thế chấp thì ngân hàng mới cho vay. Vì vậy cần phải "trông mặt mà bắt hình rong" tất nhiên việc "trông mặt" phải bao gồm việc xem xét thẩm định kỹ lưỡng của ngân hàng đối với hiệu quả kinh tế của phương án, dự án, vay khả năng quản lý, khả năng tài chính, mối quan hệ tín nhiệm trong vay nợ, tất cả những điều đó sẽ cho ngân hàng nhìn thấy bao quát và xây dựng được chân dung khách hàng hoàn chỉnh đưa ra quyết định đúng đắn với mức độ rủi ro thấp nhất. 3.2.4 Thực hiện phân tích tài chính doanh nghiệp Việc phân tích tài chính doanh nghiệp phải được tiến hàng thường xuyên theo tiến độ lậo báo cáo tài chính của doanh nghiệp (hàng quý) trên cơ sở hướng dẫn về phân tích tín dụng và đo lường rủi ro của ngân hàng Nhà nước. Hiện nay theo quy định Nhà nước Việt Nam quy định thì các cán bộ tín dụng được lựa chọn phương pháp phân tích tín dụng và chịu trách nhiệm về kết quả của phương pháp đó. 3.2.5- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát Công tác này phải được thực hiện thường xuyên nghiêm túc và đặc biệt phải dựa trên cơ sở quan điểm ngăn ngừa, phòng chống sai sót, gian lận là chủ yếu kết hợp giữa giáo dục và sử lý nghiêm minh. Bên cạnh đó, để công tác này thực hiện có hiệuq ủa cần có quy định thưởng phạt rõ ràng, dịp thời có chế độ đãi ngộ, ưu tiên để khuyến khích cán bộ, tập thể tuân thủ tất cả các quy trình nghiệp vụ cho vay. 3.2.6- Đào tại lại cán bộ ngân hàng, có chính sách đãi ngộ với cán bộ tín dụng Trách nhiệm của cán bộ TD là rất nặng nề bởi đánh giá rủi ro tín dụng và hạn chế rủi ro tín dụng là một công việc hết sức phức tạp và đầy dẫy những khó khăn, công việc của một cán bộ tín dụng đòi hỏi họ không chỉ có kiến thức chuyên sâu về kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực mà hộ đầu tư vốn vào. Đòi hỏi thì cao, trách nhiệm thì nặng nề nhưng quyền lợi của họ như thế nào thì ít được quan tâm tới. Chính điều này đã tạo ra một ý nghĩ trốn tránh nhiệm vụ. Nếu làm tốt thì hưởng chung, chia chung, còn khi làm dở thì một mình gánh chịu mọi hậu quả đã làm, làm ảnh hưởng đến tính quyết đoàn khi cho vay. Chính vì vậy tôi thiết nghĩ, ngân hàng cần phải có chính sách khen thưởng, chế độ đãi ngộ, đúng mức với cán bộ tín dụng hoàn thành tối trách nhiệm của họ giúp ngân hàng bảo toàn vốn cho vay đồng thời có hình thức kỷ luật nghiêm khắc đối với những người không hoàn thành nhiệm vụ của mình, gây thiệt hại cho ngân hàng. 3.2.7- Thiết lập mối quan hệ với chính quyền địa phương và các ban ngành. Ngân hàng tích cực thực hiện linh hoạt chính sách khách hàng, lựa chọn khách hàng để cho vay và tận dụng các điều kiện của mình để cố gắng thiết lập được đội ngũ khách hàng ổn định, tin cậy có tính chiến lược cao tạo lợi thế cho ngân hàng về chiến lược khách hàng. Cán bộ tín dụng phải coi trọng việc phân tích nợ quá hạn hàng tháng, hàng quý, thực hiện nghiêm túc việc phân tích nguyên nhân để tìm ra biện pháp nhằm giảm mức độ rủi ro xuống thấp nhất. Coi trọng công tác tự kiểm tra, kiểm soát, giải quyết dứt điểm các vụ việc phát sinh qua kiểm tra, thực hiện việc chỉnh sửa sau thanh tra, phúc tra một cách nghiêm túc. Ngân hàng cần có biện pháp sắp xếp bố trí bộ máy nhân lực hợp lý, cần sớm ban hành tiêu chuẩn hoá cán bộ, nhất là con người làm công tác tín dụng có đầy đủ phẩm chất năng lực, nghiệp vụ, tạo được mối quan hệ tốt với cấp uỷ,chính quyền địa phương, cơ quan chức năng khách hàng. Có trình độ năng lực chưa đủ mà phải có đạo đức phẩm chất thì mới hoàn thành được nhiệm vụ. Đạo đức tư cách không tốt thì khi có điều kiện sẽ lợi dụng để tham ô, buông lỏng chế độ, dẫn đến tổn thất thiệt hại. 3.3 Một số kiến nghị 3.3.1 Đối với NH Nhà nước. - Ban hành chính sách nhằn quản lý hoạt động TD ngày càng hiệu quả hơn. Hoàn thiện hơn luật thế chấp tài sản, trỏnh cho việc xử lý tài sản thế chấp kộo dài như hiện nay. - Củng cố và hoàn thiện hệ thống thanh tra của NHNN trên cơ sở pháp luật hiện hành . Đồng thời NHNN tăng cường giám sát thanh tra chặt chẽ hoạt động của các NH trực thuộc hệ thống NHNN trong việc thực hiện nội quy của luật Ngõn hàng. - NHNN cần sớm ban hành quy chế bảo hiểm tiền gửi và quy định các tổ chức kinh doanh tiền tệ có trách nhiệm tham gia bảo hiểm . - Tiến tới xây dựng hệ thống NHVN hoạt động đạt các tiêu chuẩn quốc tế - Tăng cường hệ thống cập nhật và phân tích thông tin , để từ đó đề ra dược chính sách điều hành hệ thống NH trực thuộc một cách hợp lý. 3.3.2 Kiếm nghị đối với NHCPQĐ Hoàn Kiếm - Kiến nghị thứ nhất: thay đổi cơ cấu tín dụng. Hoạt động chính của MB Hoàn Kiếm là hoạt động đi vay để cho vay, do vậy để tăng quy mô tín dụng, hoạt động huy động vốn của Ngân hàng phải có hiệu quả cao. Ngân hàng nên áp dụng chính sách lãi suất phù hợp để thu hút các nguồn huy động trung và dài hạn để có thể đầu tư tín dụng trung và dài hạn nhằm thu lợi nhuận cao. - Kiến nghị thứ hai : khuyếch trương trong Ngân hàng Đối với khách hàng đến gửi tiền, ngoài việc thực hiện các hoạt động giao dịch nhanh chóng, thuận tiện cho khách hàng, chi nhánh nên có hình thức quảng cáo và nghiên cứu thị trường ngay tại chỗ. Ví dụ, có thể gửi cho khách hàng khi ra về một tờ thông báo về các mức lãi suất huy động, lãi suất và các hình thức cho vay của Ngân hàng, các chi nhánh Ngân hàng cấp 4 mà khách hàng có thể đến giao dịch cho thuận tiện nhất. Đồng thời, khi tiến hành các thủ tục gửi tiền nhân viên giao dịch có thể đưa ra những câu hỏi về ý thích đặc điểm của hình thức gửi tiền của khách hàng, để có được một cái nhìn chung nhất về xu hướng, nhu cầu gửi tiền của khách hàng. - Kiến nghị thứ ba : bổ xung thêm hình thức tín dụng. Ngân hàng nên tiến hành đa dạng hoá các hình thức tín dụng và dịch vụ của mình. Ngoài hình thức tín dụng trực tiếp hiện nay, Ngân hàng nên tiến hành hình thức tín dụng gián tiếp. Đây là hình thức có mức độ rủi ro thấp hơn và lợi nhuận cao hơn, có hình thái như tài trợ tín dụng do khoản nợ không những được người vay đảm bảo mà còn được cả người bán khoản vay cho Ngân hàng đảm bảo. Mặt khác, hiện nay Ngân hàng mới chỉ tập trung hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng trong khi Hà nội đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ về lĩnh vực dịch vụ, do vậy trong tương lai, tất yếu Ngân hàng phải tham gia đầu tư tín dụng vào lĩnh vực này. - Kiến nghị thứ tư : hoạt động đào tạo cán bộ tín dụng. Do hoạt động của Ngân hàng bao gồm rất nhiều thành phần kinh tế cũng như các lĩnh vực kinh doanh, do vậy, Ngân hàng nên thực hiện đào tạo các cán bộ tín dụng theo các lĩnh vực tín dụng như lương thực, vật liệu xây dựng, tiêu dùng, đánh giá tài sản thế chấp . để tránh những sai lầm không đáng có đối với các cán bộ tín dụng đồng thời tạo được sự thành thạo, nhanh chóng khi thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, tạo sự thuận lợi và hài lòng cho khách hàng. - Kiến nghị thứ năm : đối với tín dụng thế chấp Trên cơ sở tài sản đảm bảo, Ngân hàng và khách hàng thoả thuận mức dư nợ. Từ đó có thể cho vay theo “ tài khoản đặc biệt” đối với các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh ( mở cho họ một tài khoản tiền vay ) có thu nhập thường xuyên, trên cơ sở đó các Doanh nghiệp, các hộ sản xuất có thể chủ động rút tiền vay và nộp tiền vay vào trả nợ hàng ngày, nhưng mức dư nợ không quá mức đã thoả thuận từ trước giữa Ngân hàng và khách hàng. KẾT LUÂN Trên đây là một vài giải pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng cần thiết được rút ra từ thực tế tình hình hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng MB Hoàn Kiếm. Hoạt động tín dụng và phòng chống rủi ro tín dụng là vấn đề mà bất cứ Ngân hàng nào cũng quan tâm, vì vậy em rất mong rằng những ý kiến đóng góp trên đây giúp ích được phần nào cho hoạt động tín dụng tại Ngân hàng : nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và ngăn ngừa rủi ro tín dụng phát sinh trong kinh doanh tín dụng MB Hoàn Kiếm nói riêng và hệ thống Ngân hàng Việt nam nói chung. Nhiệm vụ trước mắt và tương lai hết sức nặng nề và đầy thử thách mới nhưng trước những thành công mà MB Hoàn Kiếm đã đạt được chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào tương lai của Ngân hàng. Đồng thời cùng với sự năng động nhiệt tình của ban lãnh đạo và sự làm việc tận tình của tất cả các đồng nghiệp của bản thân mình MB tin tưởng vững bước trên con đường phát triển xứng đáng là một trong tốp những Ngân hàng hàng đầu của hệ thống Ngân hàng Việt nam góp phần vào sự phát triển chung của sự nghiệp công nghiệp hoá trên toàn đất nước. Phần cuối của chuyên đề em xin chân thành cảm ơn toàn thể giáo viên khoa Ngân hàng – Tài chính của trường Đại Học KD và CN Hà Nội. Đặc biệt là sự quan tâm và giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn Vũ Văn Hóa, Các cô chú của các phòng ban tại NHCPQĐ Hoàn Kiếm, tôi đã hoàn thành bài chuyên đề này. Do còn hạn chế về mặt thời gian và năng lực nghiên cứu của bản thân, bài viết chắc chắn sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót nhất định, em mong rằng sẽ nhận được những ý kiến đóng góp, chỉ bảo của toàn thể thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn./. Hà nội ngày 5 tháng 3 năm 2010 Sinh viên Phí Thị Quỳnh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng cổ phần Quân Đội chi nhánh Hoàn Kiếm.doc