MỤC LỤC
Lời cảm ơn
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu 2
3. Mục tiêu đề tài 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
5. Phương pháp nghiên cứu 3
6. Những đóng góp của khoá luận 3
7. Kết cấu khoá luận 4
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG, LỄ HỘI VÀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG
1.1 Văn hoá truyền thống trong thời kỳ hội nhập và phát triển 6
1.1.1 Các cách tiếp cận văn hoá truyền thống 6
1.1.2 Đặc trưng của văn hoá truyền thống 8
1.1.3 Vai trò của văn hoá truyền thống đối với sự phát triển xã hội và quá
trình hội nhập quốc tế 11
1.2 Lễ hội truyền thống - một hoạt động quan trọng nhằm duy trì và
Phát triển văn hoá truyền thống 14
1.2.1 Lễ hội truyền thống và các loại hình lễ hội 14
1.2.2 Đặc điểm của lễ hội truyền thống 16
1.2.3 Vai trò của lễ hội truyền thống trong việc duy trì và phát triển văn hoá
truyền thống 17
1.3 Sự cần thiết của quản lý Nhà nước về văn hoá để duy trì và phát
huy văn hoá - lễ hội truyền thống 19
1.3.1 Vai trò của Nhà nước đối với việc duy trì và phát huy văn hoá truyền
thống 19
1.3.2 Những yêu cầu chung quản lý Nhà nước đối với văn hoá truyền thống 26
1.4 Nội dung một số chính sách lớn của Nhà nước để bảo tồn và phát
huy lế hội truyền thống 28
1.4.1 Hệ thống chính sách của Nhà nước 28
1.4.2 Hệ thống quản lý Nhà nước về lễ hội truyền thống ở nước ta 33
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NHẰM GIỮ GÌN VÀ PHÁT TRIỂN LỄ HỘI ĐÌNH LÀNG CỦA DÂN TÔC CAO
LAN Ở TUYÊN QUANG
2.1 Lễ hội đình làng của dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang 38
2.1.1 Văn hoá các dân tộc ở Tuyên Quang trong bối cảnh kinh tế - xã hôi
hiện nay 38
2.1.2 Văn hoá dân tộc Cao Lan 39
2.1.3 Lễ hội đình làng – nét sinh hoạt văn hoá truyền thống của dân
tộc Cao Lan 42
2.2 Hiện trạng quản lý văn hoá - lễ hội truyền thống ở Tuyên Quang 46
2.2.1 Chính sách của Tuyên Quang đối với việc quản lý văn hoá truyền
thống – lễ hội ở Tuyên Quang 46
2.2.2 Các cơ quan quản lý Nhà nước về lễ hội ở Tuyên Quang 48
2.2.3 Hệ thống cơ chế quản lý cộng đồng 51
2.2.4 Thực tế tổ chức lễ hội đình làng của dân tộc Cao Lan ở Tuyên
Quang hiện nay 56
a. Một số kết quả đạt được 56
b. Một số mặt hạn chế thiếu sót 59
c. Nguyên nhân của các hạn chế 62
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỂ GIỮ GÌN VÀ PHÁT TRIỂN LỄ HỘI ĐÌNH LÀNG CỦA DÂN TỘC CAO
LAN Ở TUYÊN QUANG
3.1 Phương hướng giữ gìn và phát triển lễ hội đình làng của dân tộc
Cao Lan ở Tuyên Quang trong thời gian tới 65
3.1.1 Giữ gìn các giá trị truyền thống 65
3.1.2 Mở rộng và nâng cao chất lượng các chương trình trong lễ hội 66
3.1.3 Công tác “ gạn đục khơi trong ” trong tổ chức và quản lý 66
3.1.4 Về phát triển các lễ hội 67
3.1.5 Kết hợp tổ chức lễ hội với phát triển kinh tế ở địa phương 67
3.1.6 Gắn kết chặt chẽ việc tổ chức lễ hội với phong trào “ Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư ” 67
3.2 Một số kinh nghiệm và bài học tổ chức lễ hội ở các địa phương 67
3.2.1 Một số nét chung về lễ hội ở Việt Nam 67
3.2.2 Kinh nghiệm tổ chức lễ hội Đền Hùng – Phú Thọ 68
3.2.3 Kinh nghiệm tổ chức lễ hội Yên Tử - Quảng Ninh 70
3.2.4 Bài học để tổ chức lễ hội thành công từ các địa phương 72
3.3 Một số giải pháp về quản lý Nhà nước để giữ gìn và phát triển
lễ hội đình làng của dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang 73
3.3.1 Giải pháp hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước 73
3.3.2 Giải pháp về chính sách pháp luật 73
3.3.3 Giải pháp về cơ chế mềm 76
3.3.4 Nhóm giải pháp ưu tiên 77
KẾT LUẬN 80
DANH MỤC TÀI LỆU THAM KHẢO
81 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4069 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp quản lý nhà nước để giữ gìn và phát triển lễ hội đình làng của dân tộc cao lan ở Tuyên Quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của các lễ hội này, theo nghiên cứu thì có tới 100% số hộ
gia đình ở thôn Giếng Tanh, xã Kim Phú, huyện Yên Sơn là tham gia lễ hội đình
làng truyền thống ( Theo thông tin từ cụ Hoàng Trường Vinh – bô lão của thôn
Giếng Tanh phụ trách việc tổ chức lễ hội hàng năm ), có khoảng 80% số hộ gia
đình tham gia ở đình làng Minh Cầm, xã Đội Bình ( Thông tin từ người dân
trong làng Minh Cầm ), và ở các làng khác đều có sự tham gia rất đông của
người dân. Và hầu hết họ tham gia lễ hội là nhằm đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng (
hầu hết là các cụ cao tuổi ) để thể hiện sự biết ơn tới Thành Hoàng Làng - vị
thần có công che chở phù hộ dân làng làm ăn thuận lợi và đem lại may mắn cho
người dân, hơn nữa còn là dịp để giáo dục con cháu đối với công lao cha ông và
truyền thống của dân tộc mình; còn các nam nữ thanh niên, trẻ em tham gia lễ
hội nhằm đáp ứng nhu cầu về vui chơi, giải trí và được hiểu hơn về truyền thống
của dân tộc mình do lễ hội có nhiều trò chơi dân gian mà họ được tham gia. Một
điều dễ nhận thấy ở hầu hết các lễ hội đình làng được tổ chức không chỉ của
riêng người Cao Lan mà có sự tham gia đông đảo của các dân tộc anh em trong
vùng. Sức hút của lễ hội đình làng đã tạo nên một lễ hội mang tính cộng đồng
chung cho cả vùng. Đặc biệt là có sự tham gia các chương trình văn hoá văn
nghệ đặc sắc của các dân tộc anh em khác như Dao đỏ, Kinh, Tày, Sán Dìu…
trong lễ hội đình làng Giếng Tanh và Minh Cầm. Còn các lễ hội đình làng khác
cũng thu hút sự tham gia thi hội tung còn của các nam nữ thanh niên các dân tộc
anh em khác trong vùng đến trảy hội. Như vậy có thể thấy được sức hút, sức lan
toả của lễ hội đình làng của dân tộc Cao Lan hiện nay đã đáp ứng được nhu cầu
Vương Minh Thống Khoá luận tốt nghiệp 2008
– Sinh viên Học viện Hành chính
58
sni hoạt và giao lưu văn hoá của cộng đồng người Cao Lan nói riêng và nhân
dân trong vùng nói chung.
Về mặt tổ chức quản lý: Việc tổ chức và quản lý lễ hội đình làng của
dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang thời gian qua đã tuân theo các quy định của
Nhà nước về tổ chức lễ hội và các quy định của riêng cộng đồng dân tộc Cao
Lan. Việc tổ chức lễ hội đình làng đảm bảo duy trì các yếu tố truyền thống và
tiếp thu các giá trị hiện đại của văn hoá các dân tộc khác. Qua báo cáo tổng kết
công tác của Sở Văn hoá Thông tin Tỉnh năm 2007 thì qua công tác kiểm tra tổ
chức lễ hội trong đó có lễ hội Đình làng của dân tộc Cao Lan ở xã Kim Phú và
Đội Bình thì không có lễ hội vi phạm quy chế. Hơn nữa các lễ hội ở các thôn,
làng khác đều được tổ chức tuân theo các quy định chung của cộng đồng đã
được các vị cao tuổi bàn bạc quyết định. Do vậy các lễ hội đều diễn ra trong
không khí vui vẻ, phấn khởi và thành công, tuân theo các quy định chung của
pháp luật và của cộng đồng.
Về mặt thể hiện các giá trị văn hoá truyền thống trong lễ hội
Hiện nay các lễ hội truyền thống vẫn giữ được một số giá trị văn hoá
truyền thống của cộng đồng dân tộc Cao Lan. Đặc biệt là lễ hội Đình làng Giếng
Tanh hiện nay vẫn giữ được nhiều yếu tố truyền thống nhất của dân tộc Cao
Lan, chẳng hạn như các nghi lễ cúng tế, trang phục làm lễ, sớ văn tế lễ trong
phần Lễ; còn phần Hội thì vẫn lưu giữ được các trò chơi dân gian như hội tung
còn, đẩy gậy, kéo co, các điệu múa như chim gâu, múa xúc tép…đặc biệt vẫn
lưu giữ hình thức hát Sình ca truyền thống giữa nam nữ thanh niên thông qua
các chương trình thi văn nghệ với các dân tộc anh em khác cũng như các thôn
trong xã với nhau. Còn các lễ hội đình làng ở các làng, thôn khác thì vẫn duy trì
được nghi thức cúng lễ trong phần lễ và hội tung còn trong phần hội. Ngoài ra lễ
hội đình làng càng sinh động hơn khi có sự tham gia các chương trình văn hoá
văn nghệ của các dân tộc khác tại lễ hội, đã có sự kế thừa và tiếp thu văn hoá
mới cho lễ hội. Như vậy, có thể nói việc tổ chức các lễ hội đình làng vẫn giữ
Vương Minh Thống Khoá luận tốt nghiệp 2008
– Sinh viên Học viện Hành chính
59
được những giá trị truyền thống, và cơ hội để duy trì, bảo tồn các giá trị văn hoá
truyền thống trong lễ hội vẫn được giữ gìn nếu có sự hỗ trợ và hướng dẫn của
Nhà nước.
Về mặt số lượng lễ hội được tổ chức
Các lễ hội đình làng của người Cao Lan hiện nay hầu hết được tổ chức định kỳ
hàng năm. Theo kết quả khảo sát cũng như thông tin của Phòng Văn hoá Thông
tin huyện Yên Sơn - địa phương duy nhất còn tồn tại hình thức sinh hoạt lễ hội
đình làng của người Cao Lan ở Tuyên Quang thì hiện nay có hai lễ hội đình làng
của người Cao Lan mang tính chính thức và đặc trưng nhất cho văn hoá người
Cao Lan là Đình làng Giếng Tanh ( xã Kim Phú ), lễ hội đình làng Minh Cầm (
xã Đội Bình ), [qua khảo sát cũng như qua nghiên cứu của các tác giả như: Phù
Ninh - Nguyễn Thịnh trong Sách Văn hoá truyền thống Cao Lan ( Nhà xuất bản
văn hoá dân tộc 1999 ), Báo cáo tham luận về “ Thực trạng văn hoá những biểu
hiện tích cực và hạn chế trong hoạt động văn hoá, lễ hội của dân tộc Cao Lan ở
Tuyên Quang ” của Sở Văn hoá – Thông tin trong Hội Nghị tổng kết công tác
ngành văn hoá tại Tuyên Quang năm 2007]. Còn có các lễ hội đình làng không
chính thức như thôn Song Lĩnh ( xã Lưỡng Vượng ), thôn Khe Cua 2 ( xã Đội
Cấn ), Thôn Mỏ Tôm ( xã Thái Long )…Bên cạnh đó có một số lễ hội đình làng
sau nhiều năm gian đoạn nay được khôi phục cùng với thiết chế đình làng như
hội đình làng ở thôn Khe Cua 2, thôn Xã Ngoại ( Đội Cấn )…
Như vậy hiện nay số lượng lễ hội đình làng của dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang
chưa có thống kê chính thức. Tuy nhiên, xu hướng hiện nay là các lễ hội truyền
thống của dân tộc Cao Lan dần được khôi phục với số lượng ngày càng nhiều
đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tinh thần của người dân.
b. Những hạn chế thiếu sót trong tổ chức và quản lý lễ hội đình làng của dân tộc
Cao Lan
Vương Minh Thống Khoá luận tốt nghiệp 2008
– Sinh viên Học viện Hành chính
60
Qua khảo sát và nghiên cứu các lễ hội đình làng được tổ chức trong thời
gian vừa qua của đồng bào dân tộc Cao Lan có thể thấy được một số hạn chế
thiếu sót trong quá trình tổ chức cũng như quản lý. Thể hiện như sau:
Về việc tổ chức các lễ hội đình làng của dân tộc Cao Lan ở Tuyên
Quang: Hiện nay có thể thấy việc tổ chức các lễ hội tuy đã có sự hỗ trợ và quản
lý của Nhà nước nhưng có một số lễ hội đình làng của người Cao Lan vẫn mang
tính tự phát và không có định hướng. Hiện nay duy có hai lễ hội đình làng ở
thôn Giếng Tanh ( xã Kim Phú ), và Minh Cầm ( xã Đội Bình ) là phát triển có
định hướng và còn giữ được các giá trị truyền thống của người Cao Lan, và hai
ngôi đình này cũng là hai ngôi đình duy nhất được cộng nhận là di sản kiến trúc
của Tuyên Quang. Còn lại các lễ hội đình làng ở các nơi khác đều duy trì và
phát triển một cách tự phát, nhiều yếu tố truyền thống của lễ hội bị mai một
thậm chí mất dần. Chẳng hạn như hầu hết trong các lễ hội đình làng hiện nay
người dân Cao Lan không còn mặc trang phục truyền thống đi dự hội như trước
nữa, việc tổ chức các trò chơi dân gian cũng dần mất đi trong lễ hội thay vào đó
là các trò chơi mang tính hiện đại như đá bóng, thậm chí có các trò chơi còn
mang tính chất cờ bạc trong các lễ hội còn có chiều hướng gia tăng như trò quay
“ Chiếc nón kỳ diệu”, trò ném vòng vào cổ chai, trò sóc đĩa ăn tiền…, hơn nữa
các chương trình văn nghệ truyền thống trong đó có hát Sình Ca và các điệu múa
truyền thống hầu hết xuất hiện hạn chế trong các lễ hội mà thay vào đó là các
chương trình ca nhạc, các điệu múa, điệu nhảy hiện đại trong các chương trình
thi văn nghệ của chương trình lễ hội. Đó là các biểu hiện về mặt tiêu cực, cũng
như biểu hiện mai một của các giá trị văn hoá truyền thống trong lễ hội đình
làng.
Bên cạnh các lễ hội truyền thống đã được khôi phục và duy trì còn có các
lễ hội bị gián đoạn hay mất hẳn trong sinh hoạt văn hoá của người Cao Lan.
Chẳng hạn như lễ hội đình làng ở thôn Kỳ Lãm ( xã Đội Cấn ) trước đây được tổ
chức thường xuyên định kỳ vào mùng 4 tết âm lịch hàng năm. Nhưng khoảng 5
Vương Minh Thống Khoá luận tốt nghiệp 2008
– Sinh viên Học viện Hành chính
61
năm trở lại đây lễ hội đình làng đã không còn tồn tại phần hội vốn là phần hấp
dẫn thu hút nhiều người tham gia nhất mà chỉ còn phần lễ. Hay như ở thôn Mỏ
Tôm, tuy vẫn tồn tại thiết chế đình làng và phần lễ nhưng phần hội hầu như
không được tổ chức đã nhiều năm nay. Đây là một mất mát lớn trong đời sống
sinh hoạt văn hoá truyền thống của người Cao Lan.
Về vai trò của quản lý Nhà nước đối với lễ hội đình làng của dân tộc
Cao Lan
Hiện nay có thể thấy việc quản lý Nhà nước đối với lễ hội truyền thống
của người Cao Lan còn nhiều hạn chế. Đó là nhiều lễ hội đình làng không được
sự quan tâm hỗ trợ đúng mức từ phía Nhà nước đặc biệt là chính quyền cấp xã,
thiếu sự hướng dẫn chỉ đạo về mặt chuyên môn tổ chức, thiết kế các chương
trình lễ hội từ phía cơ quan chuyên môn quản lý về văn hóa, do đó các lễ hội
diễn ra một cách tự phát, bị biến dạng theo xu thế tiếp nhận lai tạp các giá trị văn
hoá của các dân tộc khác, làm mất đi giá trị truyền thống của dân tộc Cao Lan
trong lễ hội. Sự quan tâm của Nhà nước còn chưa thực sự toàn diện, bởi lẽ một
số lễ hội như Đình làng Giếng Tanh, Đình làng Minh Cầm được Nhà nước hỗ
trợ về kinh phí, chuyên môn tổ chức lễ hội…trong khi đó hầu hết các lễ hội còn
lại là sự tự phát trong tổ chức, không có sự hỗ trợ nào trong tổ chức lễ hội. Điều
này làm cho các lễ hội đình làng phát triển chỉ mang tính cục bộ, không toàn
diện.
Các biểu hiện tiêu cực trong tổ chức và quản lý lễ hội ngày càng có xu
hướng gia tăng do không được quản lý tốt tại các lễ hội đình làng của người Cao
Lan. Trong đó phải kể đến các trò chơi dân gian mất đi thay vào là các trò chơi
ăn tiền, bói toán làm mất đi tình truyền thống của lễ hội thậm chí làm chệch mục
tiêu tổ chức lễ hội, làm ảnh hưởng chung tới trật tự lễ hội và không khí lễ hội.
Hơn nữa còn làm mất đi tính đặc trưng của lễ hội người Cao Lan, đó là cái mất
lớn nhất trong khi chủ trương của Nhà nước là duy trì và phát huy các giá trị
truyền thống dân tộc.
Vương Minh Thống Khoá luận tốt nghiệp 2008
– Sinh viên Học viện Hành chính
62
Ngoài ra cũng cần thấy một thực tế là cùng với việc gắn việc tổ chức lễ
hội với phát triển du lịch ở địa phương thì hiện tượng buôn bán thương mại ngày
càng xuất hiện nhiều tại lễ hội. Mọi người không phải hào hứng đến với lễ hội
để tỏ lòng thành với cha ông, để thoả mãn nhu cầu sinh hoạt văn hoá tinh thần
mà là để kiếm thêm tiền thông qua việc buôn bán các hàng hoá. Điều này làm
cho hiện tượng thương mại trong lễ hội phát triển tràn lan, làm mất đi không khí
và ý nghĩa của lễ hội truyền thống.
Như vậy, tuy rằng đã có những thành công trong tổ chức và quản lý lễ hội
truyền thống của người Cao Lan thì vẫn còn những hạn chế thiếu sót cần được
định hướng và điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu duy trì và phát huy các giá
trị văn hoá truyền thống trong thời kỳ phát triển. Trong đó vai trò của Nhà nước
về định hướng và hỗ trợ là rất quan trọng.
c. Nguyên nhân của những hạn chế trên
Việc tổ chức và quản lý các lễ hội đình làng truyền thống của dân tộc Cao
Lan còn những hạn chế thiếu sót trên là do một số nguyên nhân sau:
Trước hết đó chính là về quản lý Nhà nước và vai trò của Nhà nước đối
với việc duy trì và phát triển các lễ hội đình làng truyền thống của dân tộc Cao
Lan chưa được sâu sắc và chú trọng. Điều này thể hiện qua các chính sách đối
với việc tổ chức và quản lý các lễ hội chưa đồng bộ và toàn diện. Thực tế cho
thấy, hiện nay duy nhất có hai lễ hội đình làng của người Cao Lan ở hai làng
Giếng Tanh ( xã Kim Phú ) và Làng Minh Cầm ( xã Đội Bình ) là được sự hỗ
trợ, đầu tư của chính quyền địa phương cũng như của các cấp. Hai lễ hội này
được đầu tư về cơ sở vật chất như tu sửa lại đình theo nguyên trạng truyền
thống, hỗ trợ kinh phí trong việc xây dựng đường giao thông phục vụ lễ hội, hỗ
trợ về mặt chuyên môn tổ chức lễ hội,…Do đó mà hai lễ hội này vẫn giữ được
những nét văn hoá truyền thống của người Cao Lan. Trong khi đó, các lễ hội
đình làng ở các địa phương khác hầu hết đều duy trì một cách tự phát, chủ yếu
do người dân trong làng tự tổ chức, thiếu sự hỗ trợ về kinh phí, về chuyên môn
Vương Minh Thống Khoá luận tốt nghiệp 2008
– Sinh viên Học viện Hành chính
63
tổ chức nên nhiều giá trị văn hoá truyền thống không những không được khôi
phục mà còn bị mất dần. Đây cũng chính là một nguyên nhân dẫn đến các lễ hội
này diễn ra một cách tự phát, không có sự định hướng của chính quyền địa
phương dẫn đến các lễ hội này tổ chức mờ nhạt, không mang đậm bản sắc riêng,
thậm chí nhiều lễ hội do không có đủ điều kiện tổ chức như không gian lễ hội
mà không thể tổ chức được như ở làng Kỳ Lãm ( xã Đội Cấn ), làng Mỏ Tôm (
xã Thái Long ), hiện nay lễ hội đã mất đi phần hội chỉ còn lại phần lễ do các vị
cao niên trong làng tổ chức. Đây là một mất mát lớn của cộng đồng dân tộc Cao
Lan trong sinh hoạt văn hoá cộng đồng do thiếu sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ và
quản lý từ phía Nhà nước đối với việc tổ chức lễ hội. Hơn nữa việc quản lý đối
với các lễ hội này của các cấp chính quyền địa phương đặc biệt là cấp xã còn rất
hạn chế, mang tính hình thức. Nhiều lễ hội không hề có sự chỉ đạo và quan tâm
của chính quyền nên có nhiều yếu tố như cờ bạc, mê tín dị đoan như bói toán
diễn ra mà không có biện pháp xử lý.
Do ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là kinh tế thị
trường cộng với xu thế giao thoa văn hoá diễn ra mạnh mẽ cũng đã ảnh hưởng
không nhỏ đến các giá trị văn hoá truyền thống trong lễ hội đình làng của người
Cao Lan. Dân tộc Cao Lan vốn là một dân tộc ưa thích những cái mới, kinh tế xã
hội phát triển cùng với cơ chế giao lưu văn hoá như hiện nay, người Cao Lan đã
tiếp thu cho mình những văn hoá mới cho phù hợp. Tuy nhiên việc tiếp thu đó
lại không có định hướng, không có chọn lọc nên đã tiếp thu một cách hoàn toàn
mà không chắt lọc, dẫn đến quay lưng lại với văn hoá truyền thống, coi đó là lạc
hậu, là cổ hủ.
Bên cạnh nguyên nhân mang tính khách quan đó, những hạn chế trên
của lễ hội đình làng của dân tộc Cao Lan còn xuất phát từ chính bản thân của
cộng đồng dân tộc Cao Lan. Do nhận thức chưa được sâu sắc về vai trò của việc
duy trì và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, việc giáo dục và truyền lại
cho các thế hệ sau những giá trị văn hoá của cộng đồng mình không được chú
Vương Minh Thống Khoá luận tốt nghiệp 2008
– Sinh viên Học viện Hành chính
64
trọng và thực hiện thường xuyên đã làm cho nhiều giá trị văn hoá không được
duy trì trong lễ hội như các trò chơi dân gian truyền thống, các làn điệu dân ca,
các điệu múa đặc sắc…, Hơn nữa việc tiếp thu một cách tràn lan không có chọn
lọc các giá trị văn hoá mới trong lễ hội đã làm mất đi tính đặc trưng của văn hoá
lễ hội đình làng của người Cao Lan.
Do vậy, trong việc bảo vệ và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống
trong lễ hội cũng như việc duy trì, khôi phục lại các lễ hội đình làng truyền
thống của người Cao Lan rất cần có các giải pháp quản lý Nhà nước thích hợp
gắn kết chặt chẽ với vai trò chủ động của cộng đồng dân tộc Cao Lan.
Vương Minh Thống Khoá luận tốt nghiệp 2008
– Sinh viên Học viện Hành chính
65
Chƣơng 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỂ GIỮ GÌN VÀ PHÁT
TRIỂN LỄ HỘI ĐÌNH LÀNG CỦA DÂN TỘC CAO LAN Ở
TUYÊN QUANG
3.1 Phƣơng hƣớng giữ gìn và phát triển lễ hội đình làng của dân tộc Cao
Lan ở Tuyên Quang trong thời gian tới.
Qua nghiên cứu thực tiễn lễ hội đình làng và công tác tổ chức, quản lý đối
với lễ hội đình làng của dân tộc Cao Lan trong thời gian vừa qua, để có thể giữ
gìn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của lễ hội trong thời
gian tới thiết nghĩ trong công tác tổ chức và quản lý cần chú trọng đi theo các
phương hướng cơ bản sau:
3.1.1 Giữ gìn các giá trị truyền thống
Lễ hội đình làng là một hoạt động sinh hoạt văn hoá truyền thống của
người Cao Lan, trong đó chứa đựng và biểu hiện nhiều giá trị truyền thống nhất.
Thông qua các lễ hội mà các giá trị văn hoá truyền thống được thể hiện và phát
huy. Vì vậy trong tổ chức cũng như quản lý đối với lễ hội đình làng trong thời
gian tới cần tâp trung khuyến khích duy trì các hoạt động văn hoá truyền thống
làm nên nét độc đáo riêng có của người Cao Lan trong lễ hội. Cụ thể như sau:
Khuyến khích việc sử dụng các trang phục làm lễ truyền thống trong
phần lễ, duy trì và khôi phục lại các nghi thức làm lễ cổ truyền của người Cao
Lan trong phần Lễ như sử dụng văn tế bằng tiếng chữ Cao Lan cổ ( Chữ Hán
Nôm cổ ), duy trì đội ngũ làm lễ gồm chủ tế, người xướng tế, người đọc văn tế,
và 4 chấp sự.
Duy trì các trò chơi dân gian truyền thống của người Cao Lan trong
phần Hội. Đặc biệt là những trò chơi mang tính thượng võ, thể hiện được sức
mạnh và tinh thần đoàn kết cao của cộng đồng trong phần hội như duy trì hội thi
tung còn đã có từ lâu đời, duy trì trò đẩy gậy, trò chơi đu hay đi kà kheo, khôi
Vương Minh Thống Khoá luận tốt nghiệp 2008
– Sinh viên Học viện Hành chính
66
phục lại các trò chơi truyền thống đã thất truyền như trò thi bắn nỏ, bắn cung
tên, thi khâu còn…tại lễ hội
Duy trì các sinh hoạt văn hoá văn nghệ truyền thống trong phần Hội như
hát Sình Ca, hát ru, đồng thời duy trì và khôi phục lại các điệu múa truyền thống
tại lễ hội như múa Chim Gâu ( Lồng nộc lau ), múa xúc tép, múa Đâm cá, múa
phát đường ( Hoi Lân )…phụ hoạ cho các làn điệu dân ca.
3.1.2 Mở rộng và nâng cao chất lƣợng các chƣơng trình trong lễ hội với
mục tiêu vừa kết hợp truyền thống vừa kết hợp tính hiện đại cho lễ hội.
Xây dựng các chương trình có sự tham gia các hoạt động giao lưu văn
hoá văn nghệ với các dân tộc anh em khác đặc biệt là các điệu hát dân ca và dân
vũ của các dân tộc anh em trong vùng làm phong phú thêm các chương trình cuả
lễ hội. Hơn nữa cần có sự chọn lọc trong việc tổ chức lễ hội có đan xen yếu tố
hiện đại như trong tổ chức các trò chơi của lễ hội có thêm các trò chơi khác như
kéo co, bóng đá, thi đánh cầu lông…tạo không khí vui vẻ cho các dân tộc anh
em khác cùng tham gia, hay như có thêm các chương trình mới như phần thi hoa
hậu các dân tộc tại lễ hội, biểu diễn trang phục của dân tộc Cao Lan và các dân
tộc anh em khác…
3.1.3 Công tác “ Gạn đục khơi trong ” trong tổ chức và quản lý lễ hội
Ban tổ chức lễ hội cần xoá bỏ các thủ tục cũng như nghi thức quá rườm
rà, phức tạp gây hạn chế tới việc tham gia lễ hội của cộng đồng như các quy
định quá chặt chẽ về việc tham gia lễ hội cũng như sự đóng góp quá sức đối với
người dân, dẫn đến tình trạng họ muốn tham gia mà không có đủ điều kiện đóng
góp, có hình thức quản lý đối với các trường hợp kinh doanh buôn bán tràn lan
gây lộn xộn trong lễ hội, các loại hàng hoá được buôn bán nên tập trung vào các
loại vật lưu niệm là đặc trưng của lễ hội. Có biện pháp loại bỏ các biểu hiện tiêu
cực tại lễ hội như bói toán, lên đồng, cờ bạc… làm mất đi sự văn minh và không
khí của lễ hội đình làng.
Vương Minh Thống Khoá luận tốt nghiệp 2008
– Sinh viên Học viện Hành chính
67
3.1.4 Về phát triển các lễ hội: Mở rộng phạm vi tổ chức lễ hội ra các địa
phương khác khi có điều kiện tổ chức. Chú trọng mở rộng số lượng lễ hội, khôi
phục lại lễ hội đã bị thất truyền ở một số địa phương đáp ứng nhu cầu sinh hoạt
văn hoá của người dân tại địa phưong tránh hiện tượng quá tải cho các lễ hội
nhỏ khác mà cơ sở không đáp ứng được.
3.1.5 Kết hợp tổ chức lễ hội đình làng với phát triển kinh tế đặc biệt là các hoạt
động du lịch văn hoá truyền thống tại các làng văn hoá của dân tộc Cao Lan.
Trong đó tiếp tục khảo sát và hỗ trợ việc hoàn thành cơ sở vật chất một số làng
của người Cao Lan khác để được công nhận là làng văn hoá làm cơ sở cho việc
phát triển du lịch lễ hội tại địa phương. Việc kết hợp lễ hội đình làng của người
Cao Lan với phát triển du lịch văn hoá là một chủ trương phù hợp nhằm gắn sự
nghiệp phát triển văn hoá với kinh tế du lịch. Tuy nhiên, các cấp chính quyền
cũng cần có nghiên cứu, có kế hoạch và lộ trình thích hợp.
Thực hiện chủ trương xã hội hoá trong việc tổ chức lễ hội đình làng của
người Cao Lan, nhằm thu hút được nhiều nguồn lực hơn từ nhân dân, các doanh
nghiệp kinh tế cho việc tổ chức để duy trì và phát triển loại hình lễ hội này,
trong đó lấy phương châm “ Nhà nước và nhân dân cùng làm ” là nòng cốt.
3.1.6 Gắn việc tổ chức lễ hội đình làng của người Cao Lan với phong trào “
Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư ” đã được Trung
ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam phát động.
3.2 Một số kinh nghiệm và bài học tổ chức ở các địa phƣơng
3.2.1 Một số nét chung về lễ hội ở Việt Nam
Việt Nam là một đất nước có văn hoá - lễ hội phong phú và đa dạng. Theo
thống kê của Bộ Văn hoá – Thông tin ( nay là Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch )
thì cả nước mỗi năm có gần 9000 lễ hội diễn ra. Mỗi một vùng miền, mỗi một
dân tộc thiểu số trong 54 dân tộc anh em có một loại hình lễ hội truyền thống
đặc trưng cho nét văn hoá độc đáo của mình. Các lễ hội truyền thống đều mang
ý nghĩa tín ngưỡng sâu sắc và sinh hoạt văn hoá độc đáo của cộng đồng. Lễ hội
Vương Minh Thống Khoá luận tốt nghiệp 2008
– Sinh viên Học viện Hành chính
68
là dịp để mỗi người dân thể hiện truyền thống đạo lý “ uống nước nhớ nguồn”
với các thế hệ cha ông đã có công với nước, với làng; là nơi để gặp gỡ và sinh
hoạt văn hoá của cộng đồng. Mỗi địa phương, mỗi vùng miền, mỗi dân tộc lại có
các lễ hội riêng, do vậy có các kinh nghiệp tổ chức và quản lý lễ hội riêng của
mình. Dưới đây là kinh nghiệp tổ chức lễ hội của một số địa phương tiêu biểu.
3.2.2 Kinh nghiệm tổ chức lễ hội Đền Hùng – Phú Thọ
a. Cách thức tổ chức
Lễ hội Đền Hùng là một lễ hội tín ngưỡng truyền thống cấp quốc gia. Đây
là lễ hội thể hiện lòng tri ân sâu sắc của con người Việt Nam đối với tổ tiên đã
sinh thành. Hàng năm lễ hội Đền Hùng được tổ chức long trọng với nghi thức
đại lễ cấp quốc gia, do đó khi tổ chức lễ hội đều có các chương trình kế hoạch cụ
thể và được giao cho Tỉnh Phú Thọ chủ trì tổ chức. Hàng năm, lễ hội Đền Hùng
được tổ chức với quy mô ngày càng lớn và ngày càng đáp ứng nhu cầu chảy hội
của du khách thập phương. Với quy mô cấp quốc gia, lễ hội Đền Hùng được tổ
chức với quy mô “ hoành tráng ” từ khắp các vùng lân cận khu vực Đền Hùng.
Phần lễ được Ban tổ chức chú trọng, chuẩn bị cho lễ dâng hương tưởng niệm các
vua Hùng, Ban Tổ chức đã chủ động bố trí đội hình đoàn hành lễ, vật phẩm, các
nghi thức đảm bảo trang nghiêm – thành kính, thể hiện lòng tri ân công đức tổ
tiên và đạo lý uống nước nhớ nguồn của nhân dân Phú Thọ và đồng bào cả
nước. Trong phần hội, chú trọng tới các hoạt động văn hoá vân nghệ dân gian
như: rước kiệu, hát xoan, hát ghẹo, múa rồng, múa sư tử, thả diều, thi nấu cơm,
thi làm bánh chưng bánh giày…, thêm vào đó là các chương trình giao lưu văn
hoá văn nghệ giữa các vùng miền, các dân tộc anh em ở các địa phương khác,
các chương trình đêm thơ, triển lãm văn hoá, diễn xướng dân gian, hội
trại…được tổ chức hoành tráng thu hút đông đảo thập khách tham gia.
Bên cạnh đó công tác tổ chức chuẩn bị cũng được chú trọng. Để phục vụ tốt lễ
hội tỉnh Phú Thọ đã tập trung chỉ đạo xây dựng tổng thể cảnh quan khu di tích
lịch sử Đền Hùng. Hàng loạt các công trình phụ trợ được tôn tạo, tu bổ, sửa
Vương Minh Thống Khoá luận tốt nghiệp 2008
– Sinh viên Học viện Hành chính
69
chữa, chỉnh trang để đón khách thập phương hành hương về đất cội nguồn tìm
tòi, khám phá những nét đẹp truyền thống và thưởng ngoạn các lễ hội say đắm
lòng người. Tỉnh Phú Thọ cũng chú trọng hơn trong việc sắp xếp các hàng quán,
các đồ lưu niệm để phục vụ nhu cầu đa dạng của du khách. Khu di tích cũng vừa
cho hoàn thành một hội trường lớn với diện tích 1.000m2 để tiếp đón đồng bào
nghỉ chân. Sân lễ hội chính có sức chứa hơn 1 vạn người cũng được chỉnh trang,
hoàn thiện hơn để làm nơi tổ chức triển lãm trái cây 3 miền và là nơi tập trung
thực hiện nghi lễ vào ngày lễ chính. Bên cạnh đó, một màn hình điện tử 50m2
được dựng ngay tại sân chính để phát băng hình phục vụ thập khách hiểu thêm
về đất Tổ. Một số đường mới dẫn lên đền Thượng cũng vừa được xây dựng,
chỉnh trang lại để tránh tình trạng tắc nghẽn đường vào ngày hội.
b. Những thành công trong tổ chức lễ hội
Trước hết là tổ chức lễ hội ngày càng quy mô và có khoa học. Các
chương trình của lễ hội đều được tổ chức công phu, có sự kết hợp chặt chẽ với
các chuyên gia về nghệ thuật. Lễ hội được tổ chức đảm bảo nhu cầu tín ngưỡng
cũng như sinh hoạt văn hoá của khách thập phương.
Về công tác tổ chức, quản lý cũng đã được hoàn thiện. Các cơ sở vật
chất được xây dựng và tu bổ ở các khu di tích, công tác đảm bảo an ninh trật tự
được thắt chặt, quản lý về kinh doanh dịch vụ được đảm bảo. Các chương trình
văn hoá văn nghệ phụ vụ lễ hội cũng được mở rộng và duy trì các giá trị truyền
thống.
Lễ hội Đền Hùng ngày càng thu hút đông đảo nhân dân khắp đất nước
về dự hội. Với các công tác tổ chức và quản lý lễ hội ngày càng được hoàn thiện
và đáp ứng nhu cầu đó của nhân dân. Ước tính năm 2007, lễ hội Đền Hùng thu
hút khoảng 2 triệu lượt khách về trảy hội.
c. Những hạn chế trong tổ chức lễ hội.
Theo tổng kết công tác tổ chức lễ hội của Ban tổ chức thì lễ hội Đền Hùng
vẫn còn một số hạn chế nhất định như: hạn chế về dự báo quy mô nên dẫn đến
Vương Minh Thống Khoá luận tốt nghiệp 2008
– Sinh viên Học viện Hành chính
70
tình trạng quá tải cơ sở vật chất và công tác phục vụ, hoạt động hội được tổ chức
sôi động trên phạm vi rộng, thu hút đông đảo nhân dân tham gia những hoạt
động văn hoá dân gian trong lễ hội chưa phong phú; tình trạng bán hàng rong,
chèo kéo, bắt chẹt khách vẫn xảy ra, vệ sinh môi trường chưa được đảm bảo…
d. Nguyên nhân những hạn chế trên.
Trước hết là do công tác quản lý chưa được toàn diện, việc nghiên cứu
các nhu cầu tham gia lễ hội của nhân dân còn hạn chế nên chưa có phương
hướng mở rộng cơ sở cho phù hợp; việc kiểm soát các hoạt động kinh doanh
dịch vụ của các cơ quan chức năng còn chưa toàn diện dẫn đến tình trạng buôn
bán lộn xộn vẫn diễn ra tại lễ hội.
Thứ hai là do nhận thức của những người tham gia lễ hội còn hạn chế,
nhất là vấn đề vệ sinh môi trường. Khách tham gia lễ hội không có ý thức vệ
sinh chung nên đã vứt rác bừa bãi trong khuôn viên lễ hội, làm mất đi cảnh quan
môi trường nơi không gian lễ hội.
Bên cạnh đó một nguyên nhân dẫn tới hoạt động văn hoá văn nghệ dân
gian chưa được phong phú trong lễ hội là do chưa có biện pháp sưu tầm, bảo tồn
và phát triển các hoạt động này nên không được tổ chức trong lễ hội, đồng thời
việc thiết kế tổ chức các chương trình trong lễ hội còn chưa khoa học, có nhiều
thiếu sót.
3.2.3 Kinh nghiệm tổ chức lễ hội ở Yên Tử - Quảng Ninh
Lễ hội Yên Tử được tổ chức từ ngày mồng 9 tháng Giêng và kéo dài hết
tháng 3. Sau phần nghi lễ long trọng ở chân núi Yên Tử là cuộc hành hương của
hàng vạn người lên đỉnh núi Yên Tử đến với Chùa Đồng. Du khách đến với lễ
hội Chùa Yên Tử để được tách mình khỏi thế giới trần tục, thực hiện cuộc hành
hương tôn giáo giữa thiên nhiên hùng vĩ. Những năm qua, tổ chức lễ hội Yên Tử
đã đạt những thành công nhất định, đáp ứng nhu cầu văn hoá tâm linh của nhân
dân trong vùng cũng như khắp đất nước. Những kết quả đó đã trở thành những
kinh nghiệm quý báu cho các địa phương khác trong tổ chức lễ hội.
Vương Minh Thống Khoá luận tốt nghiệp 2008
– Sinh viên Học viện Hành chính
71
- Trước hết phải kể đến việc tu bổ, xây dựng cơ sở vật chất phụ vụ lễ hội.
Theo báo điện tử An ninh thế giới ( ) thì con đường từ
quốc lộ 18 mới được nâng cấp rộng thênh thang, xuyên qua những cánh rừng
khiến du khách cảm giác như được trở về với vẻ đẹp của thiên nhiên núi rừng
hùng vĩ. Suốt gần chục cây số, không hề gặp một ai đeo đuổi du khách để mời
chào. Trong khi đó ở lễ hội Chùa Hương, “cò” xuống tận Hà Nội, Hà Đông cách
Chùa Hương những 50 km để mời chào, chèo kéo khách. Yên Tử cũng có bãi
gửi xe rộng mênh mông, ẩn trong những ngả rừng. Tại đây có chỗ để ô tô riêng,
xe máy riêng. Giá vé được công khai ghi trên bảng, Bộ Tài chính quy định vé
gửi xe máy không quá 2.000đ, nhưng tại đây, chỉ thu đúng 1.000đ, lại trông cả
mũ bảo hiểm. Còn giá gửi xe đạp là 500đ. Trong khi đó, ở chùa Hương, giá vé
gửi xe máy là 6.000đ, gửi mũ bảo hiểm là 3.000 - 5.000đ.
- Về kiểm soát và đảm bảo văn minh cho lễ hội cũng được thắt chặt và có
những giải pháp hữu hiệu. Chẳng hạn như giải quyết vấn nạn ăn xin tại lễ hội,
Ban tổ chức đã khéo léo bố trí cho những người này một nơi bán hàng tạo thu
nhập và yêu cầu ký cam kết không tái phạm. Với cách làm này, hiện nay lễ hội
Yên Tử không còn hiện tượng ăn xin gây ảnh hưởng xấu tới văn minh trong lễ
hội nữa.
- Công tác tuyên truyền vận động của chính quyền đối với người dân về
việc tổ chức lễ hội cũng như tạo không khí vui vẻ, văn minh cho lễ hội cũng
được chú trọng và đạt được kết quả bất ngờ. Hầu hết tại lễ hội không có hiện
tượng chèo kéo, bắt chẹt khách như ở các nơi khác. Người dân thì rất lịch sự và
nhã nhặn với khách. Các hộ kinh doanh nơi lễ hội đều được đào tạo, tập huấn và
thi chứng chỉ của công ty Tùng Lâm, họ được học cách giao tiếp và ứng xử với
khách hàng, phân chia các khu vực bán hàng hợp lý. Do đó không có hiện tượng
chặt chém khách như ở Chùa Hương. Ngoài ra đi lễ hội Yên Tử khách còn được
tiếp đòn chu đáo và nhiệt tình bởi các gian hàng có chỗ nghỉ cho khách mà
không thu tiền tại các gian hàng dọc đường leo núi, có các nhà vệ sinh công
Vương Minh Thống Khoá luận tốt nghiệp 2008
– Sinh viên Học viện Hành chính
72
cộng thoáng, sạch sẽ…Tất cả đều tạo cho người trảy hội cảm thấy thoải mái và
yên bình khi tham gia lễ hội.
Có thể nói đây chính là những kinh nghiệm quý báu trong công tác tổ
chức và quản lý lễ hội ở Yên Tử, là một bài học hữu hiệu cho các địa phương áp
dụng cho tổ chức và quản lý lễ hội tại địa phương mình.
3.2.4 Bài học kinh nghiệm để tổ chức lễ hội thành công từ các địa phƣơng.
Qua nghiên cứu về kinh nghiệm tổ chức các lễ hội tiêu biểu trên, có thể
rút ra bài học để tổ chức thành công các lễ hội cho các địa phương như sau:
Thứ nhất, kết hợp chặt chẽ các biện pháp quản lý Nhà nước với việc
nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc tổ chức các lễ hội theo chủ trương
và quy định của pháp luật. Đặc biệt là chú trọng tới đầu tư hoàn thiện các cơ sở
vật chất cho lễ hội cũng như phục vụ nhân dân tham gia lễ hội; kiểm soát chặt
chẽ các hoạt động kinh doanh cũng như các biểu hiện tiêu cực trong lễ hội;
Thứ hai, Có định hướng về mục tiêu cho việc tổ chức lễ hội, chú trọng
duy trì và phát huy các yếu tố văn hoá truyền thống trong lễ hội; và tiếp thu các
giá trị văn hoá mới cho lễ hội thêm phong phú, đảm bảo tính truyền thống và
hiện đại cho lễ hội;
Cần khảo sát thực tiễn lễ hội ở các địa phương khác và tiếp thu các kinh
nghiệm hay mà các đại phương khác đã thành công và phát huy tính chủ động
sáng tạo của ban tổ chức lễ hội;
Có kế hoạch xã hội hoá đối với việc tổ chức và quản lý lễ hội. Trong đó
phát huy cao độ tính chủ động của cộng đồng và các doanh nghiệp hỗ trợ kinh
phí, kỹ thuật cho việc tổ chức lễ hội, còn Nhà nước thực hiện chức năng định
hướng, quản lý và giám sát việc tổ chức lễ hội.
Trên là một số bài học kinh nghiệm được rút ra từ thực tế tổ chức và quản
lý một số lễ hội tiêu biểu có thể áp dụng trong việc tổ chức và quản lý lễ hội của
các địa phương khác trên cả nước.
Vương Minh Thống Khoá luận tốt nghiệp 2008
– Sinh viên Học viện Hành chính
73
3.3 Một số giải pháp về quản lý Nhà nƣớc để giữ gìn và phát triển các lễ hội
đình làng của dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang.
3.3.1 Giải pháp hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý Nhà nƣớc
Về hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nước của Tuyên Quang đối với lễ
hội truyền thống trong đó có lễ hội đình làng của dân tộc Cao Lan cần hoàn
thiện hơn nữa về việc quy định chức năng quản lý lễ hội. Hiện nay cần tiếp tục
nghiên cứu và phân cấp quản lý cụ thể, quy định nội dung cụ thể đối với việc tổ
chức các loại lễ hội, tránh hiện tượng quản lý mang tính hình thức mà cũng tránh
việc can thiệp quá sâu vào việc tổ chức lễ hội truyền thống của người Cao Lan
làm mất đi tính tự chủ và tính độc đáo riêng của lễ hội. Các cơ quan quản lý lễ
hội cần có quy định về sự phân công cụ thể, ví dụ như việc quản lý Nhà nước
đối với lễ hội thuộc thẩm quyền Uỷ ban Nhân dân các cấp, giúp Uỷ ban Nhân
dân thực hiện các chức năng này là các cơ quan chuyên môn như Sở Văn hoá
Thể thao và Du lịch , Phòng Văn hoá – Thông tin Huyện. Vì thế Uỷ ban Nhân
dân các cấp cũng phải có văn bản quy định cụ thể nội dung, phạm vi thẩm quyền
của các cơ quan chuyên môn này đối với quản lý lễ hội. Điều này có nghĩa là
phải có một sự phân công, phân nhiệm cụ thể, rõ ràng hơn giữa các cơ quan
quản lý Nhà nước về lễ hội truyền thống trong đó có lễ hội đình làng của người
Cao Lan.
3.3.2 Nhóm giải pháp về chính sách pháp luật
Hoàn thiện hệ thống chính sách đối với việc tổ chức và quản lý lễ hội
đình làng của dân tộc Cao Lan. Tuy lễ hội đình làng là hoạt động sinh hoạt văn
hoá của riêng cộng đồng, có được duy trì và phát triển hay không phụ thuộc
hoàn toàn vào cộng đồng nhưng với thực trạng hiện nay vai trò của các chính
sách của Nhà nước là hết sức quan trọng. Để các lễ hội đình làng của người Cao
Lan được duy trì và phát triển các chính sách cần tập trung vào các vấn đề sau:
- Chính sách hỗ trợ kinh phí tổ chức và quản lý từ phía các chính quyền
địa phương đặc biệt là cấp xã, và cấp huyện. Muốn cho các lễ hội vừa giữ được
Vương Minh Thống Khoá luận tốt nghiệp 2008
– Sinh viên Học viện Hành chính
74
các nét văn hoá truyền thống vừa phát triển mang các yếu tố hiện đại thì các
chương trình và nội dung phải phong phú, do vậy cần có kinh phí tổ chức lớn.
Hơn nữa, số lượng người tham gia lễ hội đình làng của người Cao Lan hiện nay
có xu hướng gia tăng và mở rộng. Không chỉ có người dân trong làng bản tổ
chức lễ hội tham gia mà có sự tham gia của các dân tộc anh em trong vùng, do
đó về cơ sở vật chất cần được sửa chữa và tu bổ, mở rộng để đáp ứng nhu cầu
đó. Những công việc mang tính hậu cần này của công tác tổ chức và quản lý lễ
hội đều cần có kinh phí lớn, mà nếu chỉ dựa vào sự đóng góp của các hộ gia đình
tham gia lễ hội trong làng thì không thể đủ kinh phí để tổ chức, trong khi đời
sống đồng bào dân tộc Cao Lan ở nhiều địa phương còn rất khó khăn. Do đó cần
có sự hỗ trợ về mặt kinh phí thông qua các chính sách của Nhà nước, đặc biệt là
chính quyền địa phương các cấp để có thêm các kinh phí tổ chức với quy mô
ngày càng đáp ứng nhu cầu tham gia lễ hội của nhân dân các dân tộc trong vùng.
- Chính sách hỗ trợ về mặt chuyên môn tổ chức lễ hội. Vì các lễ hội đình
làng của người Cao Lan chủ yếu là do các làng bản tự đứng ra tổ chức nên
không tránh khỏi việc diễn ra tự phát, không có chuyên môn nên các chương
trình diễn ra lộn xộn, không có hệ thống. Vì thế rất cần có sự quan tâm của các
cơ quan chuyên môn hỗ trợ về mặt tổ chức chương trình. Việc hỗ trợ chuyên
môn cho các lễ hội này đòi hỏi phải đảm bảo cho các chương trình của lễ hội
diễn ra đúng truyền thống, sắp xếp khoa học hơn chứ không nhằm làm biến dạng
quá nhiều hình thức của lễ hội dẫn đến làm mất đi tính truyền thống đặc trưng
của người Cao Lan. Đặc biệt là lễ hội đình làng còn có sự tham gia của các dân
tộc anh em khác trong vùng, nên việc sắp xếp thế nào cho hợp lý cần có sự
hướng dẫn của các cán bộ có kinh nghiệm tổ chức lễ hội của các cơ quan chuyên
môn về văn hoá - lễ hội.
- Chính sách khôi phục lại các lễ hội không được tổ chức trong thời gian
gần đây. Cần có nghiên cứu cụ thể về nguyên nhân dẫn đến việc các lễ hội
không được duy trì và tổ chức thường xuyên để có chính sách hỗ trợ khôi phục
Vương Minh Thống Khoá luận tốt nghiệp 2008
– Sinh viên Học viện Hành chính
75
lại một cách thích hợp. Chẳng hạn như hai lễ hội đình làng ở Thôn Kỳ Lãm ( xã
Đội Cấn ) và thôn Mỏ Tôm ( xã Thái Long ) hiện nay phần hội không còn được
tổ chức như trước đây mà chỉ còn duy trì phần lễ do vẫn còn duy trì thiết chế
đình làng là do nguyên nhân không có không gian tổ chức phần hội. Trước đây
phần hội thường được tổ chức trên khu đất là đồng ruộng bỏ hoang của các hộ
gia đình, nay phần đất này được sử dụng nên làng không còn địa điểm tổ chức
hội nữa. Từ đó chính quyền cấp xã cần có các chính sách hỗ trợ về địa điểm tổ
chức cho các lễ hội này bằng cách kiến nghị với cấp trên có hỗ trợ các hộ gia
đình này đất sản xuất để nhường lại khu đất để tổ chức phần hội cho các làng.
Nhóm giải pháp này đòi hỏi các chính sách phải toàn diện và đồng bộ.
Tránh tình trạng chính sách không đồng đều đối với việc tổ chức và quản lý lễ
hội đình làng của người Cao Lan tại các địa phương, làm cho sự phát triển các lễ
hội đình làng ở các địa phương quá chênh lệch về chất lượng, nội dung chương
trình của lễ hội. Đặc biệt đòi hỏi các chính sách này phải có tính khả thi cao,
phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của người dân về tổ chức và quản lý lễ hội.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật về tổ chức và quản lý lễ hội truyền thống,
đặc biệt là các văn bản pháp luật về quản lý như Quy chế của Trung ương, Quy
định của địa phương đối với lễ hội. Cần có quy định cụ thể hơn của các cấp quản
lý ở địa phương đối với việc duy trì các giá trị văn hoá truyền thống trong lễ hội
của người Cao Lan, và các quy định cấm đối với các biểu hiện tiêu cực trong lễ
hội như thủ tục rườm rà, bói toán, đốt vàng mã tràn lan, cờ bạc, bắt chẹt khách
như thu vé gửi xe quá quy định, bán vé tràn lan…Những quy định cần được
hướng dẫn cụ thể hơn để các cấp quản lý thực hiện, khắc phục tình trạng có văn
bản chung mà chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện nên gây lúng túng trong
công tác tổ chức và quản lý của cấp dưới và của chính cộng đồng dân cư.
Như vậy, cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về tổ chức và quản lý lễ hội
theo hướng quy định cụ thể, chi tiết hơn, văn bản chung ban hành cần có văn
Vương Minh Thống Khoá luận tốt nghiệp 2008
– Sinh viên Học viện Hành chính
76
bản hướng dẫn thực hiện kịp thời khắc phục tình trạng thiếu văn bản hướng dẫn
như hiện nay.
3.3.3 Giải pháp về cơ chế mềm
Cơ chế mềm ở đây chính là cơ chế quản lý cộng đồng, hay cụ thể hơn là
các quy định riêng của cộng đồng thông qua các bản hương ước, quy ước của
làng bản. Đây chính là các quy định truyền thống của cộng đồng mang tính tự
quản đối với việc tổ chức và quản lý lễ hội. Tuy vậy, hiện nay hầu hết các làng
bản của người Cao Lan không còn tồn tại các bản hương ước của làng mà hầu
hết đều là các quy định không thành văn, các quy định này thường không ổn
định, có thể thay đổi theo từng kỳ tổ chức lễ hội. Tuy các quy định này không
mang tính chính thức bằng văn bản nhưng đối với việc tổ chức và quản lý lễ hội
thì đây là một dạng quy định tự quản có vai trò lớn đối với việc duy trì các lễ hội
này. Vì vậy cần duy trì loại quy định này của người Cao Lan đối với việc tổ
chức, duy trì và phát triển lễ hội đình làng của họ, đồng thời khuyến khích việc
phát triển các quy định này thành một văn ước cụ thể để duy trì trong các giai
đoạn tiếp theo. Để xây dựng được một bản quy định về tổ chức lễ hội thành văn
của người Cao Lan đòi hỏi cần có sự sưu tầm, nghiên cứu chọn lọc các quy định
phù hợp vừa giữ được tính truyền thống vừa phù hợp với hiện đại để cho các thế
hệ sau duy trì lễ hội. Việc xây dựng bản hương ước, quy ước này cần có sự tham
gia của các vị cao niên trong làng, đây chính là thế hệ còn được lưu truyền về
các quy định về lễ hội của cha ông để lại, vì thế không thể không huy động vai
trò tham gia của các cụ cao niên trong làng – thành phần chủ chốt để xây dựng
nên một bản hương ước về tổ chức lễ hội cho các thế hệ sau. Các quy định trong
bản văn ước này cần tập trung vào duy trì các yếu tố truyền thống của người Cao
Lan, đồng thời có đan xen các quy định mới để phù hợp với thực tế. Chẳng hạn
như nên có thêm các quy định cụ thể về việc tham gia các chương trình văn hoá
của các dân tộc anh em khác để giao lưu văn hoá của dân tộc mình với các dân
tộc khác, tạo nên sự phong phú trong lễ hội. Đồng thời đi đôi với xây dựng các
Vương Minh Thống Khoá luận tốt nghiệp 2008
– Sinh viên Học viện Hành chính
77
quy định này cũng cần có giải pháp để thực hiện như tuyên truyền cho các hộ
gia đình biết các quy định này và thực hiện, có quy định xử lý cụ thể đối với các
trường hợp không chấp hành các quy định chung này.
3.3.4 Nhóm giải pháp ƣu tiên
Để các lễ hội đình làng của dân tộc Cao Lan được duy trì và phát triển
theo định hướng đòi hỏi cần có các biện pháp thích hợp, cần có các giải pháp ưu
tiên trong giai đoạn hiện nay:
Trước hết cần phải tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân đặc
biệt là đồng bào dân tộc Cao Lan đối với việc duy trì và phát triển lễ hội đình
làng của dân tộc mình, đặc biệt là có ý thức duy trì tổ chức thường xuyên các lễ
hội này.
Trong việc tổ chức lễ hội cần chủ động duy trì các yếu tố văn hoá truyền thống,
đồng thời tiếp thu các yếu tố hiện đại một cách có chọn lọc, có định hướng vào
trong lễ hội. Việc duy trì và tổ chức các lễ hội đình làng là do bản thân cộng
đồng người Cao Lan quyết định, chính cộng đồng là người quyêt định nội dung,
hình thức mang tính truyền thống của lễ hội. Vì thế cần có các biện pháp nâng
cao nhận thức, tính chủ động của người Cao Lan đối với việc duy trì và phát
triển các lễ hội. Các cấp chính quyền địa phương cần có sự quan tâm sâu sát đối
với loại hình lễ hội này. Thông qua việc tuyên truyền chủ trương của Nhà nước
đối với việc duy trì và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc
thiểu số trong đó có các lễ hội cho người dân. Đồng thời làm cho người dân
nhận thấy được vai trò của lễ hội đối với đời sống cộng đồng để bản thân người
Cao Lan tự chủ động duy trì và phát huy các lễ hội của mình, làm cho người dân
nhận thấy cần duy trì các sinh hoạt văn hoá truyền thống và đòi hỏi phải tổ chức
các hoạt động đó trong lễ hội, đây là yếu tố quyết định tới sự tồn tại cũng như sự
phát triển các lễ hội Đình làng trong giai đoạn hiện nay.
Nâng cao nhận thức của người Cao Lan về các quy định của pháp luật
về tổ chức và quản lý lễ hội, đặc biệt là những người đứng ra tổ chức lễ hội.
Vương Minh Thống Khoá luận tốt nghiệp 2008
– Sinh viên Học viện Hành chính
78
Chính quyền các cấp cũng như các cán bộ văn hoá cần có các chương trình nói
chuyện về pháp luật đối với lễ hội cho người dân hiểu và tuân theo. Đây là một
giải pháp quan trọng để người dân không tham gia, tổ chức các hành vi bị
nghiêm cấm tại lễ hội.
Tăng cường tổ chức kiểm tra giám sát việc tổ chức và quản lý lễ hội
đình làng của người Cao Lan. Thông qua các hoạt động tham gia thị sát lễ hội,
Uỷ ban Nhân dân cấp cơ sở có biện pháp phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi
vi phạm pháp luật đối với việc tổ chức và quản lý lễ hội. Đây là một biện pháp
quan trọng để hạn chế các vi phạm, các biểu hiện thiếu lành mạnh diễn ra trong
lễ hội làm cho lễ hội mất đi tính chất truyền thống và trong sáng.
Gắn kết chặt chẽ hoạt động tổ chức lễ hội đình làng truyền thống với
phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở ” do Trung
ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam phát động là một biện pháp hữu hiệu để nâng
cao đời sống văn hoá trong tổ chức và sinh hoạt của lễ hội.
Chú trọng đầu tư, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh tế, đặc biệt
là xoá đói giảm nghèo, nâng cao dịch vụ y tế, giáo dục cho đồng bào dân tộc
Cao Lan. Đặc biệt chú trọng khuyến nông, đầu tư cho phát triển kinh tế, hỗ trợ
việc làm cho người lao động của dân tộc Cao Lan để nâng cao đời sống vật chất
của người dân. Đây là một tiền đề quan trọng để nâng cao đời sống vật chất và
văn hoá tinh thần cho người dân, làm tiền đề cho việc nâng cao nhận thức đối
với việc bảo tồn và duy trì văn hoá truyền thống của dân tộc đối với cộng đồng
dân tộc Cao Lan. Hơn nữa đây cũng là điều kiện quan trọng để cho đồng bào
dân tộc Cao Lan có thể tham gia lễ hội nhiều hơn, có chất lượng hơn.
Như vậy để cho lễ hội đình làng truyền thống của dân tộc Cao Lan được
duy trì và phát triển đòi hỏi phải có sự kết hợp quản lý Nhà nước với vai trò của
cộng đồng. Đặc biệt chú trọng tới một số giải pháp quản lý Nhà nước mang tính
cấp thiết trong giai đoạn hiện nay để tránh hiện tượng mai một lễ hội đình làng ở
một số nơi trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang như đã nêu trên. Đồng thời khắc phục
Vương Minh Thống Khoá luận tốt nghiệp 2008
– Sinh viên Học viện Hành chính
79
hiện tượng một số lễ hội diễn ra một cách tự phát, không đúng mục tiêu và bị
biến dạng quá nhiều so với truyền thống.
Từ tính chất cũng như những thực tế của lễ hội Đình làng của người Cao
Lan cho thấy hiện nay vấn đề quản lý Nhà nước cần tập trung sâu sắc vào việc
ban hành các chính sách hỗ trợ của các cấp chính quyền là chủ yếu. Đây là nhu
cầu cấp thiết nhất của các lễ hội, do còn thiếu điều kiện để tổ chức nên cái cần
nhất của việc duy trì và phát triển lễ hội đình làng ở đây là Nhà nước quan tâm
tạo điều kiện về mọi mặt để duy trì và phát triển nó. Do đó, có thể thấy vai trò
của Nhà nước cụ thể là các cấp chính quyền địa phương đối với việc duy trì và
phát triển các lễ hội đình làng của người Cao Lan chính là một chất xúc tác quan
trọng để các lễ hội diễn ra thường xuyên và ngày càng phát triển, phát huy vai
trò quan trọng đối với đời sống của đồng bào dân tộc Cao Lan nói riêng và của
nhân dân các dân tộc nói chung. Không có chất xúc tác này, bản thân cộng đồng
người Cao Lan không thể tự mình khôi phục, duy trì và phát triển được lễ hội
đình làng của mình theo hướng bảo vệ và phát huy các giá trị văn hoá truyền
thống của dân tộc mình trong các lễ hội. Điều này cho thấy vai trò hết sức quan
trọng của quản lý Nhà nước trong việc duy trì và phát triển lễ hội đình làng của
dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang hiện nay.
Vương Minh Thống Khoá luận tốt nghiệp 2008
– Sinh viên Học viện Hành chính
80
KẾT LUẬN
Lễ hội đình làng là một hoạt động sinh hoạt văn hoá truyền thống độc đáo
của dân tộc Cao Lan, vừa có ý nghĩa to lớn đối với đồng bào dân tộc Cao Lan
vừa có ý nghĩa to lớn đối với nhân dân các dân tộc anh em trong vùng. Cùng với
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo tồn và phát triển văn hoá
truyền thống trong đó có lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số thì lễ
hội đình làng của dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang càng có điều kiện được bảo
tồn và phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Đây chính là một điều kiện
thuận lợi để cho các lễ hội này phát huy được vai trò và ý nghĩa to lớn của mình
đối với đời sống kinh tế - xã hội của nhân dân. Việc hỗ trợ từ phía Nhà nước để
cho lễ hội đình làng của dân tộc Cao Lan được bảo tồn và phát triển cũng chính
là một biện pháp để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá và nâng cao đời sống
tinh thần cho người dân nói chung và đồng bào dân tộc Cao Lan nói riêng.
Quản lý Nhà nước đối với lễ hội đình làng của dân tộc Cao Lan là một
biện pháp quan trọng để các lễ hội này diễn ra có định hướng, có mục tiêu, đặc
biệt là vừa giữ được các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc Cao Lan vừa
tiếp thu có chọn lọc các yếu tố hiện đại phù hợp với nhu cầu của người dân cũng
như quá trình phát triển. Từ những thực trạng về tổ chức và quản lý lễ hội đình
làng cho thấy việc quản lý Nhà nước đối với hoạt động này là nhu cầu khách
quan của cộng đồng dân tộc Cao Lan nói riêng và cả xã hội nói chung. Do đó có
thể nói các giải pháp quản lý Nhà nước được đưa ra của khoá luận là phù hợp
với nhu cầu thực tế của quản lý Nhà nước hiện nay đối với việc giữ gìn và phát
triển các lễ hội này.
Vấn đề giữ gìn và phát triển các lễ hội đình làng của dân tộc Cao Lan tuy
chỉ là một bộ phận nhỏ của việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá truyền
thống của dân tộc Cao Lan nói riêng và của các dân tộc thiểu số Tuyên Quang
nói chung nhưng lại có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc bảo tồn và phát huy văn
Vương Minh Thống Khoá luận tốt nghiệp 2008
– Sinh viên Học viện Hành chính
81
hoá truyền thống của dân tộc Cao Lan cũng như văn hoá truyền thống của Tuyên
Quang. Bởi lẽ, lễ hội đình làng được duy trì và phát triển đồng nghĩa với các giá
trị văn hoá truyền thống của dân tộc Cao Lan cũng được bảo tồn và phát huy vì
lễ hội đình làng là nơi lưu giữ và biểu hiện hầu hết các giá trị văn hoá của dân
tộc Cao Lan. Do đó, quản lý Nhà nước đối với lễ hội đình làng để duy trì và phát
triển nó là một hoạt động hết sức quan trọng, mang ý nghĩa rộng lớn đối với việc
bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống của các dân tộc thiểu số nói chung ở
Tuyên Quang.
Với phạm vi nghiên cứu là một khoá luận tốt nghiệp, chủ yếu tập trung áp
dụng lý thuyết cho một thực tiễn quản lý cụ thể về văn hoá - lễ hội, cùng với
nhiều hạn chế và một số khó khăn trong nghiên cứu nên tác giả chỉ mạnh dạn
đưa ra một số giải pháp cơ bản nhất mang tính chất kiến nghị đối với việc tổ
chức và quản lý lễ hội nhằm mục đích duy trì và phát triển các lễ hội đình làng
của dân tộc Cao Lan trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng hiện nay ở
Tuyên Quang. Hy vọng các giải pháp kiến nghị trên đây được các cấp các ngành
có chức năng quản lý Nhà nước đối với việc duy trì và phát triển lễ hội đình làng
của người Cao Lan ở Tuyên Quang lưu tâm và vận dụng cho hoạt động quản lý
trên thực tiễn.
Mặc dù đã cố gắng nghiên cứu vấn đề trên nhiều phương diện nhưng chắc
chắn khoá luận không tránh khỏi các thiếu sót, do nhiều nguyên nhân khách
quan và chủ quan. Vì vậy, tác giả mong nhận được các ý kiến đóng góp để vấn
đề nghiên cứu được hoàn thiện hơn và có ích trong thực tế.