Đề tài Một số giải pháp tăng mức lợi nhuận từ hoạt động nhập khẩu tại công ty cổ phần hỗ trợ và phát triển công nghệ Detech

LỜI NÓI ĐẦU Doanh nghiệp là một tế bào của nền kinh tế quốc dân, doanh nghiệp có vững thì nền kinh tế của một đất nước mới mạnh. Để tồn tại và phát triển bền vững, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải không ngừng phấn đấu vươn lên tự khẳng định mình và tìm cho mình một chỗ đứng chắc chắn trong nền kinh tế. Điều đó đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải hoạt động có hiệu quả thông qua việc tối thiểu hoá các chi phí bỏ ra và tối đa hoá lợi nhuận thu về, nhất là trong điều kiện cơ chế thị trường như hiện nay. Do đó vấn đề nâng cao lợi nhuận càng trở nên bức bách đòi hỏi các nhà quản trị tài chính tại mỗi một doanh nghiệp phải hơn bao giờ hết đưa ra những phương án, chiến lược kinh doanh tối ưu nhất phù hợp với tình hình thực tế của thị trường. Bởi như ta đã biết, lợi nhuận là sự phản ánh rõ nét và sinh động nhất hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển. và tăng trưởng kinh tế. Trước thách thức đó, ngành sản xuất và kinh doanh xe đạp, xe máy cũng có những thuận lợi và khó khăn nhất định đòi hỏi mỗi doanh nghiệp trong ngành phải nỗ lực phát triển theo nhịp độ phát triển của đất nước. Nhận thức được tầm quan trọng trên của lợi nhuận, sau một quá trình học tập tại đại học kinh tế quốc dân và thực tập tại công ty cổ phần hỗ trợ và phát triển công nghệ Detech, được sự huớng dẫn tận tình của thầy giáo Đàm Quang Vinh, các cô chú trong công ty, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số giải pháp tăng mức lợi nhuận từ hoạt động nhập khẩu tại công ty cổ phần hỗ trợ và phát triển công nghệ Detech” làm bài luận văn tốt nghiệp để tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn. Nội dung bài luận văn gồm những phần chính sau: Chương 1: Những luận điểm chung về nhập khẩu,Lợi nhuận và khả năng tăng lợi nhuận của hoạt động nhập khẩu. Chương 2: Thực trạng tình hình thực hiện lợi nhuận tại công ty cổ phần hỗ trợ và phát triển công nghệ Detech. Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện và phát triển nhập khẩu tạo tăng lợi nhuận tại công ty cổ phần hỗ trợ và phát triển công nghệ Detech. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG LUẬN ĐIỂM CHUNG VỀ NHẬP KHẨU,LỢI NHUẬN VÀ KHẢ NĂNG TĂNG LỢI NHUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU 3 1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHẬP KHẨU,LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP 3 1.1.1. Một số luận điểm cơ bản về nhập khẩu.3 1.1.1.1)Khái niệm về hoạt động nhập khẩu3 1.1.1.2) Đặc điểm của hoạt động kinh doanh nhập khẩu:. 4 1.1.2. Các phương thức và hình thức kinh doanh nhập khẩu.5 1.1.2.1. Phương thức nhập khẩu 5 1.1.2.2. Hình thức nhập khẩu 6 1.1.3.Lợi nhuận của doanh nghiệp. 6 1.1.3.1 Bản chất lợi nhuận 6 1.1.3.2. Nội dung lợi nhuận của doanh nghiệp . 7 1.1.3.3. Phương pháp xác định lợi nhuận của doanh nghiệp . 8 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu.9 1.1.4.1 Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp . 9 1.1.4.2. Nhóm nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu tiêu thụ sản phẩm 10 1.1.5. Nhóm nhân tố biến động giá quốc tế.11 1.1.5.1. Tỷ giá hối đoái 11 1.1.5.2. Hàng rào mậu dich. 13 1.1.6. Các biện pháp để gia tăng lợi nhuận của hoạt động nhập khẩu.18 1.1.6.1.Các biện pháp điều chỉnh tỷ giá 18 1.1.6.2. Khai thác tiềm năng sản xuất kinh doanh của công ty 19 1.1.6.3. Mở rộng thị trường tăng doanh số bán hàng từ đó tăng lợi nhuận. 20 1.1.6.4.Sự can thiệp của chính phủ vào tỷ giá tác động đến thương mại quốc tế.20 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HỖ TRỢ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ DETECH 21 2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN HỖ TRỢ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ DETECH. 21 2.1.1.Qúa trình hình thành và phát triển của công ty. 21 2.1.2.Chức năng và nhiệm vụ của Công ty. 24 2.1.2.1.Chức năng của công ty. 24 2.1.2.2 Nhiệm vụ. 24 2.1.3.Tình hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty. 26 2.1.4.Một số đặc điểm kinh doanh của công ty. 28 2.1.4.1.Khách hàng: 29 2.1.4.2 Nhà cung cấp . 29 2.2.PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HỖ TRỢ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ DETECH. 30 2.2.1.Những thuận lợi và khó khăn của công ty cổ phần hỗ trợ và phát triển công nghệ Detech. 30 2.2. 1.1Thuận lợi. 30 2.2.1.2. Khó khăn . 31 2.2.2. Tình hình sử dụng tài sản và nguồn vốn của công ty. 31 2.2.2.1. Tình hình sử dụng tài sản của công ty. 31 2.2.2.2. Tình hình sử dụng nguồn vốn của công ty . 34 2.2.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. 35 2.3.1. Thực trạng tình hình thực hiện lợi nhuận của công ty cổ phần hỗ trợ và phát triển công nghệ detech trong hai năm 2005- 2006. 38 2.3.1.1.Tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận của công ty. 38 2.3.2 Thực trạng tình hình thực hiện lợi nhuận của công ty trong hai năm 2005- 2006. 40 2.3.2.1 Tình hình thực hiện lợi nhuận trước thuế của công ty. 41 2.3.2.2. Tình hình thực hiện lợi nhuận sau thuế của công ty. 47 2.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HỖ TRỢ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ DETECH TRONG HAI NĂM 2005- 2006 . 48 2.3.1. Các mặt đã đạt được. 48 2.3.2. Các mặt còn tồn tại 49 2.4. CÁC BIỆN PHÁP GIA TĂNG LỢI NHUẬN ĐANG ĐƯỢC ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HỖ TRỢ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ DETECH 50 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHẤN ĐẤU TĂNG LỢI NHUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HỖ TRỢ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ DETECH 56 3.1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HỖ TRỢ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ DETECH. 56 3.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU GÓP PHẦN PHẤN ĐẤU TĂNG LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HỖ TRỢ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ DETECH. 56 3.2.1. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty. 57 3.2.2. Tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm 58 3.2.3.Chủ động và nâng cao khả năng cạnh tranh, quảng bá và khẳng định thương hiệu của Detech trên thị trường. 61 3.2.4. Tăng cường công tác quản lý chi phí, hạ giá thành sản phẩm. 62 3.3. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP VÀ KIẾN NGHỊ VỚI CÔNG TY. 64 3.3.1.Đánh giá tổng hợp . 64 3.3.2.một số kiến nghị với công ty. 65 KẾT LUẬN . 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO69

docx79 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2468 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp tăng mức lợi nhuận từ hoạt động nhập khẩu tại công ty cổ phần hỗ trợ và phát triển công nghệ Detech, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2005 Năm 2006 Chênh lệch Số tiền % lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh -10954764 209283176 220237940 -2010,43 lợi nhuận từ hoạt động tài chính -97018531 -253219442 -156200911 161,00 lợi nhuận từ hoạt động bất thường 113357855 54181199 -59176656 -52,20 Tổng lợi nhuận trước thuế 5384560 10244933 4860373 90,26 Ta nhận thấy ngay một tín hiệu đáng mừng đối với công ty là tổng lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2006 tăng mạnh tới 90,26% so với năm 2005. Để xem xét chi tiết sự thay đổi đáng mừng đó ta đi vào nghiên cứu các thành phần cấu thành nên tổng lợi nhuận trước thuế. Đó là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận từ hoạt động bất thường. * Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: Là bộ phận có ảnh hưởng xấu nhất tới tổng lợi nhuận trước thuế của công ty. Năm 2005 bộ phận này vốn dĩ đã bị âm 97.018.531 đồng, đến năm 2006 lại còn thấp hơn nữa là âm 253.219.442 đồng. Tỷ lệ giảm qua hai năm tới 161%. Xem xét kỹ ta thấy lợi nhuận hoạt động tài chính của công ty bị âm do thu nhập không đủ bù đắp chi phí. Thu nhập từ hoạt động tài chính của công ty chủ yếu là số tiền thu về từ các khoản lãi tiền gửi và chênh lệch tỷ giá. Chi phí hoạt động tài chính chủ yếu là chi trả lãi vay ngân hàng. Nếu so với năm 2005 thì cả thu nhập lẫn chi phí hoạt động tài chính của công ty năm 2006 đều giảm, nhưng tốc độ giảm thu nhập lại lớn hơn tốc độ giảm chi phí rất nhiều. Điều này giải thích tại sao lợi nhuận từ hoạt động này của năm 2006 lại thấp đến vậy. ** Lợi nhuận từ hoạt động bất thường năm 2006 cũng giảm so với năm 2005, tỷ lệ giảm là 52,2%. ở hoạt động bất thường này, với chi phí không đáng kể (năm 2005 là 153.827 đồng, năm 2006 là 225.000 đồng) thì sự sụt giảm chủ yếu thuộc về thu nhập bất thường. Với tình hình thực tế của công ty thì khoản thu nhập bất thường chủ yếu là hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi. Ta vẫn biết rằng lợi nhuận bất thường là những khoản thu không dự tính và mang tính chất không thường xuyên. Do đó vấn đề lợi nhuận bất thường tăng giảm qua các năm là điều có thể chấp nhận được. *** Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh: Đây là bộ phận chiếm vị trí quan trọng nhất trong tổng lợi nhuận. Đó cũng chính là trọng tâm công tác quản lý lợi nhuận của công ty. Năm 2006 là năm có thể coi là khá thành công của công ty trong việc thực hiện lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Thật vậy, trong khi hoạt động kinh doanh của công ty năm 2005 là lỗ 10.954.764 đồng, thì sang năm 2006 hoạt động này đem lại cho công ty 209.283.176 đồng lợi nhuận. So sánh hai năm với nhau ta thấy tốc độ tăng này rất đáng ngạc nhiên: tới 2010% với chênh lệch là 220.237.940 đồng.Để làm rõ hơn về điều này ta đi sâu vào phân tích lợi nhuận trong mối quan hệ với doanh thu và chi phí. a. Lợi nhuận trong mối quan hệ với doanh thu tiêu thụ sản phẩm. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hoá dịch vụ phản ánh kết quả của hoạt động bán hàng. Đây là nguồn thu chủ yếu để công ty bù đắp chi phí và có lãi. Trong hai năm 2005- 2006 công ty đã thực hiện được doanh thu tiêu thụ như sau: Qua bảng mức biến động doanh thu tiêu thụ sản phẩm : BẢNG 5: MỨC BIẾN ĐỘNG DOANH THU TIÊU THỤ SẢN PHẨM Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 chênh lệch Số tiền % 1.Tổng doanh thu 60240682113 47481968778 -12758713335 -21,18 2.Các khoản giảm trừ 86639998 94195453 7555455 8,72 Giảm giá hàng bán 719998 322727 -397271 -55,18 Hàng bán bị trả lại 85920000 93872726 7952726 9,26 3.Doanh thu thuần 60154042115 47387773325 -12766268790 -21,22 Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2005- 2006 So với năm 2005, năm 2006 tổng doanh thu của công ty sụt giảm khá nhiều, giảm tới 21,18%. Nếu như sang năm 2005, doanh thu của công ty đạt 60.240.682.113 đồng thì sang năm 2006 chỉ còn 47.481.968.778 đồng, toàn bộ số giảm doanh thu lên tới 12.766.268.790 đồng. Chỉ trong có một năm mà doanh thu của công ty giảm nhiều như vậy là một điều đáng báo động, bởi lẽ doanh thu giảm sẽ kéo theo lợi nhuận giảm. Thật vậy, tổng doanh thu năm 2006 so với năm 2005 giảm đi một lượng là: 47.481.968.778 – 60.240.682.113 = -12.758.713.335 (đồng) Điều này sẽ khiến cho lợi nhuận bị giảm đi tương ứng. Việc doanh thu giảm mạnh như vậy chủ yếu do tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty năm 2006 gặp nhiều khó khăn. Cụ thể khi xem xét bảng 7 (tình hình doanh thu tiêu thụ các mặt hàng của công ty) ta thấy doanh thu của các mặt hàng xe đạp, thép inốc, nhôm giảm làm cho tổng doanh thu của công ty năm 2006 giảm. Đối với mặt hàng xe đạp: Đây là mặt hàng có số giảm doanh thu tương đối cao. (Doanh thu tiêu thụ = giá bán * số lượng tiêu thụ ) Cụ thể như ta thấy ở bảng 7: giá bán xe đạp giảm 10243,70 đồng/ xe, số lượng xe đạp sản xuất và bán ra giảm 1.526 xe đã làm cho doanh thu mặt hàng này năm 2006 giảm so với năm 2005 là 878.963.512 đồng với tỷ lệ giảm là 16,3%. Cùng với mặt hàng xe đạp, hai mặt hàng thép inốc và nhôm cũng giảm góp phần làm cho tổng doanh thu của công ty giảm mạnh. Với giá bán và số lượng tiêu thụ hai mặt hàng này đều giảm so với năm 2005 thì doanh thu hai mặt hàng này năm 2006 giảm là điều dễ hiểu. Hai mặt hàng này chủ yếu được cung cấp để phục vụ ngành sản xuất xe đạp, khi liên hiệp không còn tồn tại thì nhu cầu cung cấp chúng trở nên khó khăn hơn. Cụ thể là khi vẫn còn liên hiệp, mặt hàng vật tư này của công ty chủ yếu cung cấp cho các công ty thành viên khác trong liên hiệp theo nguyên tắc “ ưu tiên người trong nhà”, nhưng khi liên hiệp giải thể, nguyên tắc này không còn nữa, công ty buộc phải chuyển sang cạnh tranh theo cơ chế thị trường. Trong số các mặt hàng của công ty, chỉ hai mặt hàng xe máy và thép lò xo là có số doanh thu tăng. Mặt hàng xe máy có số tăng doanh thu lớn nhất: tăng tới 3.835.541.761 đồng, tương ứng tăng 23,76%. Nguyên nhân chủ yếu do giá bán và số lượng tiêu thụ thay đổi. Như ta đã biết: Doanh thu tiêu thụ = Giá bán * số lượng tiêu thụ Thực tế tại công ty, doanh thu tăng do số lượng xe máy tiêu thụ được tăng 26,32% tương đương với 1.002 xe (năm 2006 so với năm 2005). Tuy giá bán mặt hàng này năm 2006 có giảm xuống 538.955,66 đồng/ xe, tức giảm 9,21%, song do số lượng tiêu thụ tăng nhiều nên doanh thu mặt hàng này của công ty vẫn tăng cao. Còn đối với mặt hàng thép lò xo, doanh thu năm 2006 tăng so với năm 2005 85.693.239 đồng (chiếm 1,92%) là do tốc độ tăng số lượng thép lò xo tiêu thụ lớn hơn tốc độ giảm giá bán (cụ thể xem bảng 7) Trong khi năm 2006, tổng doanh thu của công ty giảm thì các khoản giảm trừ lại tăng lên. Đây là điều ảnh hưởng không có lợi tới lợi nhuận của công ty. Bởi các khoản giảm trừ tăng lên sẽ làm lợi nhuận giảm đi theo chiều ngược lại. Ta thấy năm 2006 các khoản giảm trừ tăng lên một lượng bằng: 94.195.453 – 86.639.998 = 7.555.455 (đồng) Kéo theo nó lợi nhuận sẽ giảm tương ứng. Nguyên nhân cụ thể là do: - Giảm giá hàng bán giảm từ 719.998 đồng năm 2005 xuống còn 322.727 đồng năm 2006. Điều này có nghĩa là năm 2006, công ty đã hạn chế được khoản mục này. - Hàng bán bị trả lại tăng 9,26%, tức tăng 7.952.726 đồng trong năm 2006 do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan nhưng chủ yếu về phía công ty hàng hoá bán ra chất lượng không đồng bộ. Một điều đáng nói ở đây là các khoản giảm trừ này chỉ diễn ra ở mặt hàng xe đạp. Đây chính là nhân tố chủ yếu làm cho mặt hàng này lỗ trong năm 2006. Thực tế cho thấy là chất lượng sản xuất xe đạp của công ty chưa cao. Tuy là mặt hàng sản xuất chính, song xe đạp lại chưa phải là trọng tâm kinh doanh của công ty. Số lượng xe đạp sản xuất và tiêu thụ của công ty năm 2006 chỉ đạt 8924 xe, so với 10.450 xe năm 2005 thì đã giảm 1.526 xe. Tình trạng này về phía công ty chủ yếu do mẫu mã không đa dạng, kiểu dáng xe chưa phù hợp với thị hiếu tiêu dùng, giá cả so với thị trường còn cao. Công ty chưa có chiến lược marketing căn bản để thu hút khách hàng… Về phía thị trường, bên cạnh hàng Trung Quốc có giá rẻ, mẫu mã đa dạng, sản phẩm của công ty vẫn còn bị làm giả. Cho đến nay công ty vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu nào để hạn chế tình trạng này, gây tâm lý không tốt đối với khách hàng. Khác với mặt hàng xe đạp, các mặt hàng xe máy và thép lò xo của công ty đều tăng về số lượng tiêu thụ. Đây cũng là bước đi thành công của phòng vật tư và phòng xe máy nội thất. Mặt hàng xe máy của công ty tăng từ 2.759 xe năm 2005 lên 3.761 xe năm 2006. Đây là một thành công của công ty. Công ty cần có nhiều phương thức bán hàng hiệu quả hơn nữa để thúc đẩy các mặt hàng sản xuất và kinh doanh nhất là trong điều kiện thị trường bất ổn như hiện nay. Nếu không làm tốt vấn đề này, công ty sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cạnh tranh. Bên cạnh đó, các mặt hàng mới như nhôm, thép… công ty đang tìm kiếm thêm thị trường tiêu thụ, hy vọng trong tương lai các mặt hàng này kinh doanh có hiệu quả hơn. Doanh nghiệp bao gồm cả công ty sản xuất- xuất nhập khẩu xe đạp xe máy HN. Đây chính là tiền đề để công ty hạ giá thành sản phẩm. Do đó bên cạnh doanh thu, vấn đề thực thi chi phí cũng ảnh hưởng rất nhiều đến lợi nhuận của công ty. Để thấy rõ sự ảnh hưởng đó ta đi vào phân tích tình hình thực thi chi phí của công ty trong hai năm 2005- 2006. Như ta thấy trong bảng : BẢNG 6: TÌNH HÌNH THỰC THI CHI PHÍ Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 chênh lệch Số tiền % 1. Giá vốn hàng bán 57953643087 44444005067 -13509638020 -23,31 2. Chi phí bán hàng 236994040 667118069 430124029 181,49 3. Chi phí QLDN 1974359752 2067367013 93007261 4,71 Tổng chi phí 60164996879 47178490149 -12986506730 -21,58 Khoản mục giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí. Năm 2006 khoản mục này giảm tương đối so với năm 2005 (giảm 23,31%). Bên cạnh đó chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty đều tăng lên. Khi doanh thu của công ty sụt giảm thì giá vốn hàng bán cũng giảm là điều hợp lý. Tuy nhiên, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng lên là điều cần phải xem xét. So với năm 2005, năm 2006 giá vốn hàng bán của công ty giảm đi là: 44.444.005.067 – 57.953.643.087 = -13.509.638.020 (đồng) Giá vốn hàng bán của công ty có sự thay đổi: năm 2005 chiếm 96,33%, năm 2006 chiếm 94,2% trong tổng chi phí. Ta có thể nhận thấy rằng giá vốn hàng bán chính là nhân tố làm lợi nhuận của công ty năm 2006 tăng lên. Để thấy rõ điều này ta đi vào nghiên cứu tình hình giá vốn hàng bán của công ty hai năm 2005- 2006. Giá vốn hàng bán của công ty gồm hai bộ phận chủ yếu là giá thành sản xuất và giá vốn hàng mua về để bán. Giá vốn hàng mua về để bán chính là giá mua và các khoản chi phí thu mua, vận chuyển, bảo quản sản phẩm. Theo số liệu từ bảng : BẢNG 7: CƠ CẤU TRONG KHOẢN MỤC GIÁ VỐN HÀNG BÁN Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch Số tiền % 1. Giá thành sản xuất 4670744730 3908666594 -762078136 -16,32 2. Giá vốn hàng mua 53282898357 40535338473 -12747559884 -23,92 3. Giá vốn hàng bán (1+ 2) 57953643087 44444005067 -13509638020 -23,31 Ta thấy: giá thành sản xuất rất nhỏ trong tổng giá vốn hàng bán. Điều này dễ hiểu bởi công ty là doanh nghiệp vừa sản xuất vừa kinh doanh thương mại. Mặt hàng sản xuất của công ty là xe đạp vốn không chú trọng bằng các mặt hàng kinh doanh thương mại khác. 2.3.2.2. Tình hình thực hiện lợi nhuận sau thuế của công ty Từ bảng: Phân tích cơ cấu lợi nhuận sau thuế ta thấy: BẢNG 8: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN SAU THUẾ. Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch Số tiền % 1. Tổng lợi nhuận trước thuế 5384560 10244933 4860373 90,26 2. Thuế thu nhập doanh nghiệp 1723059 3278379 1555320 90,26 Tổng lợi nhuận sau thuế 3661501 6966554 3305053 90,26 So với quy mô thì lợi nhuận sau thuế của công ty là quá nhỏ bé. Tuy thế nhưng nó lại có xu hướng tăng lên. Cụ thể là lợi nhuận sau thuế của công ty tăng từ 3.661.501 đồng năm 2005 lên 6.996.554 đồng năm 2006 (tỷ lệ tăng 90,26%). Sự tăng lên của lợi nhuận sau thuế ở năm 2006 chính là nhờ vào việc lợi nhuận trước thuế của công ty tăng mà trong đó chính là sự tăng của lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh (tăng tới 2010% tức tăng 220.237.940 đồng) như ta vừa nghiên cứu. Cùng với việc lợi nhuận trước thuế tăng lên là số thuế thu nhập doanh nghiệp mà công ty phải nộp cho Nhà nước cũng tăng theo (tăng từ 1.723.059 đồng năm 2005 lên 3.278.379 đồng năm 2006, tức đã tăng được 90,26% so với năm 2005). Số thuế này tăng lên cho thấy mức trách nhiệm và nghĩa vụ của công ty đối với Nhà nước đã được công ty thực hiện tốt hơn năm 2005, tuy rằng con số này còn quá nhỏ nhoi. Ta có thể khẳng định rằng việc lợi nhuận tăng lên với tỷ lệ cao như vậy chứng tỏ sự nỗ lực không ngừng của toàn thể nhân viên trong công ty. Hy vọng trong tương lai không xa, lợi nhuận của công ty sẽ dần trở lại mức cao như trước đây. 2.3. Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần hỗ trợ và phát triển công nghệ Detech trong hai năm 2005- 2006 . Năm 2006 là năm công ty có nhiều biến động. Đối với vấn đề hội nhập WTO,công ty vẫn còn chưa có những bước đi cụ thể nào thể hiện sự hội nhập, chưa được nâng cao về nhận thức và tính gay gắt trong cạnh tranh. Đặc thù của công ty là mang tình chất tổng hợp chưa chuyên sâu, quy mô nhỏ phụ thuộc nhiều vào chính sách của chính phủ về sản xuất kinh doanh xe máy và tình hình thị trường. Do đó khi chính sách thay đổi và thị trường biến động làm cho doanh thu và hiệu quả kinh tế giảm đi. Với những đặc điểm trên, năm 2006 những mặt đã đạt được và còn tồn tại của công ty như sau: 2.3.1. Các mặt đã đạt được Thứ nhất: Công ty đã cố gắng tìm các biện pháp phù hợp để giải quyết khó khăn trong quá trình đầu tư phát sinh. Cụ thể là công ty đã bỏ ra các chi phí cho dự án xe đạp trẻ em song lại gặp khó khăn về giải ngân, vì vậy các chi phí đã phát sinh mà chưa có thu nhập từ nên tình hình tài chính gặp khó khăn. Nhờ có các giải pháp kịp thời nên các chi phí đó đã dần được giải quyết. Tuy nhiên, bên cạnh đó công ty đã bước đầu trở lại với xuất khẩu. Thành tích này là của phòng xuất nhập khẩu, đã xuất khẩu được 84.000 USD. Số lượng này tuy nhỏ bé nhưng đánh dấu sự trở lại và cố gắng vận động của phòng Thứ hai: Đổi mới sắp xếp lại tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh, xây dựng lại cơ chế quản lý tài chính của công ty. Cụ thể là sau khi liên hiệp chấm dứt hoạt động, tổ chức công ty hình thành mới gọn nhẹ về quản lý, số lượng lao động dôi dư được giải quyết hợp lý, hợp tình. Nhờ vậy sản xuất kinh doanh ít bị biến động. Công ty đã bổ sung xây dựng mới quy chế quản lý, đẩy mạnh tính chủ động, sáng tạo ở từng bộ phận và cá nhân trong quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh. Thứ ba: Tổ chức tốt công tác phục vụ sản xuất kinh doanh, động viên kịp thời các đơn vị trong công ty làm tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, mở rộng việc hợp tác sản xuất. 2.3.2. Các mặt còn tồn tại - Do tình hình khó khăn đã nêu trên nên năm 2006, công ty đã phải điều chỉnh kế hoạch, mức doanh thu giảm làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh và thu nhập của cán bộ công nhân viên. - Công tác đầu tư có nhiều khó khăn chủ quan nên việc đầu tư còn chậm. Quỹ hỗ trợ đầu tư chưa dứt khoát trong việc giải ngân, dự án chưa thực hiện được. Thời cơ thực hiện dự án xe đạp trẻ em đã chậm, các chi phí chuẩn bị và thực hiện dự án đã phát sinh do vậy sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của các năm sau. - Đội ngũ cán bộ công nhân viên trước cơ chế đổi mới còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng kịp thời, khả năng tiếp cận thị trường còn hạn chế, năng suất lao động còn thấp, trình độ quản lý chưa được nâng cao, dẫn đến thị trường không những không củng cố được mà đang có xu hướng giảm dần. Xe đạp chất lượng còn có vấn đề nên còn bị khách hàng khiếu nại. Vật tư không thu hút được khách hàng mới. Hướng đi của sản xuất kinh doanh tiếp tục phải được hoàn chỉnh kịp thời. Trong khó khăn kinh doanh phát sinh tư tưởng tản mạn chưa tập trung. - Hiệu quả kinh doanh của các đơn vị hạch toán nội bộ của công ty đều thấp dẫn đến hiệu quả toàn công ty thấp. Nếu so sánh chung trong Sở Công Nghiệp thì công ty nằm trong số các doanh nghiệp có vốn nhiều nhưng lãi ít nhất. Đây là tồn tại mà đòi hỏi sự cố gắng hơn nữa của đội ngũ lãnh đạo để sản xuất kinh doanh có hiệu quả. 2.4. Các biện pháp gia tăng lợi nhuận đang được áp dụng tại công ty cổ phần hỗ trợ và phát triển công nghệ DETECH Trước tình hình lợi nhuận ở công ty như hiện nay ta đã thấy, công ty cổ phần hỗ trợ và phát triển công nghệ detech đã và đang đưa ra các biện pháp để ra tăng lợi nhuận, cụ thể như sau: Thứ nhất: Công ty luôn xác định phải tăng cường thúc đẩy tiêu thụ mặt hàng xe máy bằng cách mua buôn về để bán buôn và bán lẻ, nhập các linh kiện xe máy về lắp ráp bán lẻ, tận dụng mọi kinh nghiệm, ưu thế sẵn có để xúc tiến bán hàng, giúp cho doanh thu và lợi nhuận mặt hàng này tăng cao. Thứ hai: Công ty luôn xác định giữ vững mặt hàng truyền thống xe đap, xe máy. Để giúp thu được lợi nhuận từ mặt hàng này công ty đã và đang tìm mọi cách thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm. Cụ thể công ty đã xác định giải pháp thực hiện điều trên là phải tăng cừơng các dịch vụ bán hàng, kích khích tiêu dùng thông qua quảng cáo, tiếp thị. Đồng thời công ty cũng khuyến khích việc cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng cho sản phẩm sản xuất. Thứ ba: Công ty cũng xác định muốn thu lợi nhuận cao thì giải pháp chủ yếu là phải tăng cường hoạt động xuất nhập khẩu. Công ty đang tích cực khai thông hoạt động xuất khẩu vốn đã bị bế tắc, đồng thời có đưa ra các biện pháp để kích thích hoạt động nhập khẩu bằng cách nhập hàng theo yêu cầu của khách hàng. Công ty cũng đưa ra cách thức nhập hàng về giao ngay trực tiếp cho khách mà không qua khâu trung gian là vận chuyển, bảo quản. Thứ tư: Công ty đã và đang tiến tới cắt giảm bớt lao động dôi dư, cho số lao động đủ tuổi về hưu, thay vào đó tuyển thêm lao động trẻ vừa có năng lực vừa có trách nhiệm vào làm việc tại công ty. Điều này sẽ giúp công ty nâng cao năng suất lao động, từ đó góp phần giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm… đem lại lợi nhuận cao hơn cho công ty. Thứ năm: Công ty tăng cường liên kết với các công ty khác để nhập khẩu xe máy Trung Quốc để chớp thời cơ tiêu thụ nhanh trong khi thị trường đang có nhu cầu mặt hàng này. Thứ sáu: Công ty cũng từng bước đưa ra các giải pháp cụ thể để tiết kiệm chi phí. Cụ thể như công ty đã và đang thực thi việc quản lý từng khoản mục chi phí cụ thể để tránh lãng phí vật tư trong sản xuất và tiêu dùng. Công ty cũng đưa ra giải pháp giúp nâng cao lợi nhuận là phải phấn đấu hạ giá thành đối với sản phẩm sản xuất, đồng thời hạ giá thu mua đối với các mặt hàng kinh doanh thương mại. 2.5 Đánh lợi nhuận từ hoạt động nhập khẩu của công ty Từ tháng 10 năm 2005 công ty được cổ phần hoá, đổi tên thành công ty cổ phần hổ trợ và phát triển công nghệ Detech với chức năng và nhiệm vụ mới cùng với sự nỗ lực, cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty,tình hình sản xuất kinh doanh của công ty đã từng bước phát triển .Công ty cũng đã chủ động hơn trong các thương vụ nhập khẩu các linh kiện , tuy nhiên trong thời gian qua lợi nhuận từ hoạt động nhập khẩu không đồng đều qua các năm được thể hiện qua bảng 9 sau,những phát sinh từ nhập khẩu : Bảng 9: Lợi nhuận từ hoạt động nhập khẩu Đơn vị: Đồng Các chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 So sánh 2005/2004 So sánh 2006/2005 CL TL(%) CL TL(%) 1.doanh thu thuần 2.giá vốn hàng bán 3.lợi nhuận gộp 4.tỷ suất LN gộp. 5.doanh thu hoạt động tài chính. 6.chi phí hoạt động tài chính. 7.Tỷ suất CFTC/DTT(%) 8.CF babs hàng và CF quản lý. 9.tỷ xuất chi phí bán hàng và CFQL/DTT(%) 10.lợi nhuận khác. 11.tổng LN trước thuế. 12.Tỷ xuất LN trước thuế/ DTT(%). 13.thuế TNDN phải nộp. 14.lợi nhuận sau thuế. 15.Tỷ xuất lợi nhuận sau thuế /DTT(%). 16.Nộp ngân sách nhà nước. 248299252 244823977 3475275 ,4 21433 0 - 12256773 4,94 10397469 1637404 0,66 0 1637404 0,66 21898525 364706303 331763929 32942374 9,03 6511 8006111 13230,8 19654087 5,39 -556973 4785714 1,31 0 4785714 1,31 53715923 233863209 218641752 15221457 6,51 41498 5987234 14427,8 8149305 3,48 291893 1418309 0,61 197639 1220671 0,52 23555078 16407051 86939952 29467099 7,63 39078 8006111 - 7397314 0,45 -10954442 3148310 0,65 - 3248310 0,65 31817398 46,9 35,5 847,9 545 182,3 - - 60,35 9,1 105,35 192,3 98,48 - 192,27 98,48 145,29 130843094 -113122177 -17720917 -2,52 -19013 -2018877 1197 -11504782 -1,91 848866 -3367405 -0,7 197639 -3565043 -0,79 -30160845 -35,88 -34,09 -53,79 -27,91 -31,42 -25,2 9,05 -58,54 -35,43 152,4 -70,36 -53,43 - -74,49 -60,3 56,15 Qua bảng 9 trên ta thấy tình hình thực hiện doanh thu lợi nhuận từ nhập khẩu của công ty qua các năm nhìn chung là chưa tốt, mặc dù kinh doanh có lãi nhưng tình hình thực hiện doanh thu vẫn có sự thăng trầm, chưa thực hiện được kế hoạch doanh thu năm sau cao hơn năm trước, năm 2006 chưa hoàn thành kế hoạch đề ra. Cụ thể như sau : Năm 2005 so với năm 2004: Lợi nhuận sau thuế tăng 192,27% tương ứng tăng 3148310 nghìn đồng, tỷ lệ tăng cao như vậy là do các nguyên nhân sau : Doanh thu thuàn bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2005 tăng 116407051 nghìn đồng so với năm 2004 với tỷ lệ tăng 46,9%. Như vậy năm 2005 công ty đã hoàn thành tốt việc thực hiện doanh thu. trị giá vốn hàng bán ra tăng 86939952 nghìn đồng với tỷ lệ tăng 35,5 %, tuy trị giá vốn hàng bán ra tăng nhưng tỷ lệ tăng thấp hơn tỷ lệ tăng của doanh thu thuần. Lợi nhuận gộp tăng 15221457 nghìn đồng, tỷ lệ tăng 847,9%, tỷ xuất tăng từ 1,4% lên 9,03%.lợi nhuận gộp năm 2005 tăng lên là do doanh thu bán hàng tăng. Đối với hoạt động tài chính ,công ty đã tham gia với quy mô lớn , năm 2005so với năm 2004 tăng lên 8006111 nghìn đồng trong khi đó doanh thu tài chính lại rất thấp và tốc độ tăng chậm.năm 2005 doanh thu tài chính chỉ đạt 60511 nghìn đồng và tăng quá nhanh làm cho hoạt động tài chính của công ty bị thua lỗ 7945600 nghìn đồng và tăng 39074 nghìn đồng so với năm 2004.Do chi phí hoạt động tài chính tăng qua nhanh làm cho hoạt động tài chính của công ty bị thua lỗ 7945600 nghìn đồng .Như vậy công ty chưa quản lý tốt hoạt động tài chính. Năm 2005 chi phí bán hàng và chi phí quản lý tăng lên 7397314 nghìn đồng tương ứng tăng 60,35%, lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần làm cho tỷ suất chi phí bán hàng và chi phí quản lý trên doanh thu thuần tăng 0,45%. Do mới được cổ phần hoá nên trong hai năm 2004 và 2005 công ty không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, lợi nhuận sau thuế bằng vơí lợi nhuận trước thuế.Năm 2005 lợi nhuận tăng 3148310 nghìn đồng tương ứng tăng 192,27%làm cho tỷ xuất lợi nhuận tăng 0,65%. Có thể nói trong năm 2005 ông ty đã thu được lợi nhuận và tình hình thực hiện lợi nhuận đã đạt hiệu quả cao.Trong năm 2005 chi phí quản lý và chi phí bán hàng cũng tăng nhưng tăng chậm hơn so với tốc độ tăng doanh thu thuần, nhờ vậy cả lợi nhuận và tỷ xuất lợi nhuận trong năm nay đều tăng lên rõ rệt. Năm 2005 hoạt động của công ty có hiệu quả , cả doanh thu và lợi nhuận đều tăng nên các khoản nộp ngân sách nhà nước cũng tăng, cụ thể tăng với số tiền là 31817398 nghìn đồng ,tỷ lệ tăng 145,29%. Năm 2006 so với năm 2005: Namư 2006 tuy hoạt động của công ty cũng có lãi nhưng kết quả này thấp hơn nhiều so với năm 2005.Hoạt động kinh doanh chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra ,hiệu quả còn quá thấp. Cụ thể : Lợi nhuận sau thuế so với năm 2005 giảm 3565043 nghìn đồng ,tỷ lệ giảm 74,49%, tỷ xuất giảm 60,30%.Từ những số liệu trong bảng ta thấy lợi nhuận giảm chủ yếu là do lợi nhuận gộp giảm 17720917 nghìn đồng , tỷ lệ giảm 53,79% , tỷ xuất giảm từ 9,03 xuống còn 6,51%. Lợi nhuận gộp giảm là do doanh thu thuần thuần tỷ xuất giảm là do doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 130843094 nghìn đồng ,tỷ lệ giảm 35,88%, tỷ xuất giảm 2,52%. Trị gía vốn hàng bán ra giảm 113122177 nghìn đồng ,tỷ lệ giảm 34,09%, tuy trị giá vốn hàng bán giảm nhưng lợi nhuận gộp vẫn giảm chứng tỏ việc thực hiện doanh thu là chưtỷ lệ giảm tốt. Tình hình hoạt động tài chính của công ty vẫn chưa mang lại hiệu quả, trong 2 năm liên tiếp công ty luôn gặp thua lỗ trong hoạt động tài chính, mặc dù công ty có thể khắc phục được nhưng chưtỷ lệ giảm đáng kể,Năm 2006 doanh thu hoạt động tài chính giảm19013 nghìn đồng , tỷ lệ giảm 31,42% trong khi dó chi phí hoạt động tài chính chỉ giảm 25,2% tương ứng giảm 2018877 nghìn đồng . Các khoản chi phí bán hàng và chi phí quản lý năm 2006 giảm 11504782 nghìn đồng so với năm 2005, tương ứng giảm 58,54%.Dù các khoản này giảm 30160845 nghìn đồng , tương đương 56,15%. Qua phân tích trên ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh từ lợi nhuận nhập khẩu của của công ty mặc dù có hiệu quả nhưng chưa đều, còn thất thường giữa các năm , chưa thực hiện được mục tiêu năm sau cao hơn năm trước, như vậy là chưa hợp lý .Công ty cần đi sâu phân tích nguyên nhân phát sinh những điểm chưa hợp lý để có biện pháp khắc phục trong năm tới . CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHẤN ĐẤU TĂNG LỢI NHUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HỖ TRỢ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ DETECH 3.1. Phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần hỗ trợ và phát triển công nghệ Detech. Trên cơ sở đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh năm 2006 cùng với điều kiện vốn có của mình, công ty nhận định hướng đi để tồn tại và phát triển là phải tìm ra hướng đi mới dựa vào các mặt vốn có. Việc tìm ra hướng tìm ra một hướng đầu tư để có một loại sản phẩm thích hợp, có sức sống là mục tiêu phương hướng của công ty trong năm 2007. Tuy nhiên trước mắt cần duy trì tốt các mặt sản xuất kinh doanh đã đạt được củng cố và phát triển hơn nữa các mặt dó làm cơ sở cho chuẩn bị phương hướng sản xuất kinh doanh mới. * Mục tiêu cụ thể của công ty trong năm 2007: - Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 15 tỷ - Doanh thu đạt 85,5 tỷ - Phải nộp ngân sách toàn công ty: 307 triệu - Thuế xuất khẩu phải nộp: 980 triệu - Bình quân thu nhập 1.500.000đồng/người trong 1 tháng - Xe máy sản xuất và tiêu thụ: 8.000 chiếc - Lãi: 500 triệu 3.2. Một số biện pháp chủ yếu góp phần phấn đấu tăng lợi nhuận tại công ty cổ phần hỗ trợ và phát triển công nghệ Detech. Như chúng ta đã biết, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào hai nhân tố là doanh thu tiêu thụ sản phẩm và giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ. Do đó để nâng cao được lợi nhuận các công ty đều phải tìm mọi cách tăng doanh thu và hạ giá thành sản phẩm, ngoài ra cũng cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Đây có thể coi là những giải pháp chủ yếu góp phần phấn đấu tăng lợi nhuận tại công ty cổ phần hỗ trợ và phát triển công nghệ Detech. Cụ thể như sau: 3.2.1. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty. Như ta đã biết, để có được đầu ra tốt nhất với chi phí đầu vào tốt nhất, công ty phải tìm cách sử dụng vốn sao cho có hiệu quả. Đây là điều kiện quan trọng giúp công ty tồn tại, phát triển và thu lợi nhuận cao trong nền kinh tế thị trường như hiện nay. Đối với công ty, để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh chủ yếu sử dụng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh. Thực tế như ta đã nghiên cứu ở chương trước, cho thấy hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty là thấp (tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh của công ty năm 2005 là 0,019%, năm 2006 là 0,038%). Điều này làm cho lợi nhuận thu về của công ty không cao. Do vậy để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, công ty cần phải đưa ra các biện pháp tích cực và hữu hiệu để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định và vốn lưu động. Đối với vốn cố định: Qua nghiên cứu ở chương trước ta thấy hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty là tương đối tốt ( năm 2005chỉ tiêu này là 25,5; năm 2006 là 19,32). Hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty phụ thuộc chủ yếu vào số vốn cố định bình quân và doanh thu mà công ty thu được trong kỳ. Hiệu suất này cao chứng tỏ doanh thu thu về và vốn cố định chi ra của công ty là khá tương xứng nhau. Như ta đã biết: đặc điểm của vốn cố định là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, luân chuyển dần dần từng phần trong các chu kỳ sản xuất và sau nhiều chu kỳ sản xuất mới hoàn thành hết 1 vòng luân chuyển. Do đặc điểm trên nên việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty chủ yếu dựa vào việc bảo toàn và phát triển vốn cố định. Bởi vậy, cho nên đối với các tài sản cố định của công ty, công ty cần phải thường xuyên kiểm tra giám sát quá trình vận hành để tránh tình trạng máy móc làm việc chưa hết công suất, đồng thời luôn phải quản lý chúng tránh tình trạng mất mát, hư hỏng khi chưa khấu hao hết…Ngoài ra công ty cũng cần thực hiện đúng quy chế bảo dưỡng, sửa chữa tài sản cố định, lựa chọn phương pháp khấu hao hợp lý cũng như nhanh chóng xử lý các tài sản không cần dùng để giải phóng vốn. Nếu làm tốt được những điều kiện ta tin tưởng rằng việc sử dụng vốn cố định của công ty sẽ hiệu qủa hơn nữa kéo theo sự hiệu quả của vốn kinh doanh. Đối với vốn lưu động: Đây là bộ phận vốn chiếm tỷ trọng cao ở công ty cho nên việc sử dụng loại vốn này có hiệu qủa hay không ảnh hưởng rất nhiều tới kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Vốn lưu động của công ty nằm ở các khấu dự trữ, sản xuất và lưu thông, do vậy để nâng cao hiệu quả sử dụng loại vốn này, công ty cần phải quản lý tốt quá trình hoạt động sản xuất và kinh doanh của mình ở cả ba khâu. Đặc biệt công ty cần có các biện phát quản lý thật chặt chẽ hơn nữa vốn trong khâu dự trữ sản xuất và trong khâu lưu thông vì thực tế công ty còn chưa thực hiện tốt mặt này (thể hiện qua việc lượng thành phẩm,hàng hoá tồn kho của công ty vẫn còn cao). Thực tế tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty qua nghiên cứu chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động là tương đối hiệu quả (năm 2005 số vòng quay vốn lưu động là 3,58, năm 2006 là 3,81 vòng), tuy nhiên công ty cũng cần giải quyết tốt những mặt còn tồn tại để việc sử dụng vốn lưu động có hiệu quả hơn nữa. 3.2.2. Tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm Vấn đề tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng tới sự gia tăng lợi nhuận của công ty, bởi vì doanh thu có cao thì lợi nhuận mới cao được. Do đó để có thể tăng lợi nhuận trước hết ta phải tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm. Muốn cho doanh thu của công ty tăng ta cần phải tập trung giải quyết các vấn đề sau đây: * Thứ nhất: Nâng cao chất lượng sản phẩm tiêu thụ Chất lượng là sản phẩm là yêu cầu đầu tiên của người tiêu dùng khi lựa chọn sản phẩm của bất kỳ nhà sản xuất nào. Bởi vậy nó là yếu tố sống còn của giúp công ty có thể đứng vững trên thị trường và chiếm được lòng tin của người tiêu dùng. Tuy nhiên trong những năm gần đây, vấn đề chất lượng sản phẩm còn chưa được công ty giải quyết tốt. Cụ thể là lượng hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán mỗi năm một tăng, năm 2006 tăng so với năm 2005 là 9.595.400 đồng, sản phẩm xe đạp của công ty đôi khi vẫn bị khách hàng phàn nàn về chất lượng…Chính những điều này đã gây nên tâm lý không tốt từ phía khách hàng về sản phẩm của công ty. Vì vậy trong năm 2007 và trong tương lai công ty cần phải chú trọng hơn nữa đến vấn đề quản lý chất lượng sản phẩm sao cho thực sự phát huy hiệu quả. Như ta đã biết, để tăng tính chủ động sáng tạo, công ty đã trao quyền tự chủ sản xuất kinh doanh cho các đơn vị trực thuộc. Đây thực sự là hướng đi đúng, tuy nhiên công ty cũng cần phải cử người thường xuyên xuống kiểm tra giám sát chất lượng sản phẩm ở các bộ phận sản xuất, đồng thời có các chế độ thưởng phạt kịp thời …giúp cho công tác quản lý chất lượng được tốt hơn. Nếu làm tốt được điều này công ty sẽ tạo được lòng tin đối với khách hàng. Đồng thời công ty cũng cần nâng cao ý thức của người lao động về chất lượng sản phẩm, phải quán triệt tư tưởng đối với người lao động rằng chất lượng sản phẩm có cao thì doanh thu của công ty mới nhiều, từ đó thu nhập của bản thân họ mới tăng lên được. Việc tiến hành đồng bộ giữa công tác quản lý chất lượng và nâng cao ý thức kỷ luật lao động của công nhân sẽ giúp cho công ty thành công trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm tiêu thụ từ đó tạo tiền đề giúp công ty thu được lợi nhuận cao hơn trong tương lai. * Thứ hai: Đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh Có thể nói, đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh là một trong những chiến lược kinh doanh rất hiệu quả và được áp dụng khá phổ biến ở các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Bởi vì việc đa dạng hoá sản phẩm góp phần san sẻ bớt rủi ro trong kinh doanh. Đối với công ty cổ phần hỗ trợ và phát triển công nghệ Detech, việc đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh đã và đang là biện pháp được ban lãnh đạo quan tâm. Hiện tại từ tình hình thực tế sản xuất kinh doanh của công ty cho thấy ngoài mặt hàng xe đạp, xe máy vốn là mặt hàng truyền thống, công ty còn tiến hành kinh doanh các loại máy điều hoà,máy nước.thép,nhôm…vừa phục vụ sản xuất vừa phục vụ nhu cầu thị trường, ngoài ra còn cho thuê cửa hàng, nhà xưởng. Như vậy, ngành nghề kinh doanh của công ty cũng đã có sự đa dạng, tuy nhiên chiếm chủ yếu vẫn là hai mặt hàng xe đạp và xe máy (đây vốn là hai mặt hàng đem lại doanh thu lớn cho công ty). Tuy nhiên, hiện nay nhu cầu thị trường về xe đạp và xe máy có sự chững lại, cùng với nó là sự thay đổi chính sách của Nhà nước về xe máy (chính sách của Nhà nước về mặt hàng này tính đến thời điểm hiện nay có xu hướng là hạn chế xe máy trong nước) kéo theo nó là hàng loạt các chính sách khác có liên quan như hạn chế tiêu dùng, hạn chế nhập khẩu, hạn chế số lượng bán tối đa đối với tất cả các doanh nghiệp kinh doanh xe máy trong cả nước… Thực tế đó đã đòi hỏi công ty cần phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu để tìm ra loại mặt hàng kinh doanh mới có khả năng sẽ là mặt hàng kinh doanh chủ lực của công ty trong tương lai và chú trọng công tác đầu tư sản xuất một loại sản phẩm cơ khí tạo tiền đề cho định hướng phát triển sản xuất lâu dài của công ty. Điều này đồng nghĩa với việc công ty cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc đa dạng hoá sản phẩm. Việc đa dạng hoá này cũng cần phải được thực hiện cả ở trong từng loại mặt hàng sản xuất và kinh doanh tại công ty. Cụ thể như sau: Đối với mặt hàng xe đạp: đây là mặt hàng gắn với tên tuổi và sự phát triển của công ty. Do vậy, công ty cần phải đa dạng hoá kiểu dáng, mẫu mã của sản phẩm. Để làm được như vậy thì cần có đội ngũ chuyên thiết kế các kiểu dáng mới cho xe đạp sao cho vừa hiện đại lại vừa mang tính chất đặc thù của Việt Nam. Công ty nên định kỳ mỗi năm một lần đưa ra thị trường sản phẩm mới của mình để giới thiệu và thăm dò phản ứng của khác hàng, sau đó nếu được thì đưa vào sản xuất đại chà. Tuy nhiên, công việc này sẽ đòi hỏi một chi phí khá lớn. Công ty cần phải có các biện pháp cụ thể để tháo gỡ khó khăn trước mắt để có thể thu lợi về sau. Đối với mặt hàng xe máy, vật tư, nội thất văn phòng, công ty nên thường xuyên xác định nhu cầu của thị trường để từ đó có hướng đa dạng hoá sản phẩm kinh doanh. Riêng đối với mặt hàng xe máy ( trong khi chính sách của Nhà nước là tăng cường hạn chế việc nhập khẩu và sản xuất xe máy) thì công ty cần phải lập kế hoạch cụ thể việc nhập linh kiện và lắp ráp loại xe nào, kiểu dáng ra sao để có thể được khách hàng chấp nhận. Cụ thể, đối với mặt hàng này trong tương lai công ty cần phải xây dựng một chiến lược cụ thể, kèm theo đó công ty cân phải làm tốt các dịch vụ sau bán hàng như sửa chữa, bảo dưỡng sản phẩm…Có như vậy, Công ty mới có thể kinh doanh ổn định mặt hàng này. Bởi vì khi Nhà nước hạn chế việc cấp đăng ký xe máy cho người tiêu dùng ( mỗi một người dân hiện nay chỉ còn được phép đăng ký một xe), sẽ buộc họ khi có nhu cầu mua xe phải lựa chọn thật kỹ càng nhất. Đây là khó khăn rất lớn đối với công ty trong thời gian tới: đòi hỏi công ty phải chuẩn bị sẵn những phương án đối phó kịp thời với tình huống này 3.2.3.Chủ động và nâng cao khả năng cạnh tranh, quảng bá và khẳng định thương hiệu của Detech trên thị trường. Việc Việt Nam gia nhập WTO,Điều đó khiến cho hầu hết các doanh nghiệp phải lo ngại tới sức cạnh tranh lớn của thị trường này. Nhưng đối với Detech, cụng ty đó xoá bỏ mặc cảm tự ti sợ hàng Việt Nam không cạnh tranh nổi với hàng nước ngoài mà tự nghiên cứu, khảo sát thực tế và quyết tâm chiếm lĩnh thị trường mà công ty đã và đang kinh doanh. Trong điều kiện hiện nay, người tiêu dùng gần như ngập tràn trong tình trạng dư thừa hàng hoá và thông tin, thương hiệu chính là yếu tố có tính quyết định cho sự lựa chọn của người tiêu dùng. Thương hiệu cũng là thông điệp của nhà sản xuất cam kết trách nhiệm của mình đối với khách hàng. Doanh nghiệp Việt Nam đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ cũng chỉ là những tân binh trên thị trường thế giới trước những hình ảnh thương hiệu đã ăn sâu vào tiềm thức người tiêu dùng như Coca Cola, IBM, Mercedes, Sony, Toyota… Do vậy, bên cạnh những sáng tạo không ngừng của doanh nghiệp Việt Nam nhằm cung ứng cho người tiêu dùng những lợi ích ưu việt với giá cả cạnh tranh, thì thương hiệu là yếu tố quan trọng số một giúp các doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường nội địa và vươn ra thị trường thế giới. Theo quan điểm của công ty Detech: "Tài sản quan trọng bậc nhất cũng là tài sản cuối củng của doanh nghiệp chính là thương hiệu", "Detech đó dành khoảng 10 - 15 % doanh số để khuếch trương Thương Hiệu. Thậm chí công ty sẵn sàng chi nhiều khoản lớn, đưa các đoàn công tác đi những thị trường trọng điểm khi thương hiệu của mình bị đe doạ". Với việc xây dựng thành công thương hiệu Detech trên thị trường, Detech đã quảng bá và nâng cao uy tín, hình ảnh của công ty trên thị trường, tích luỹ các bài học kinh nghiệm khi mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. 3.2.4. Tăng cường công tác quản lý chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp trong đó có công ty đều phải luôn quan tâm đến việc giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Việc giảm chi phí và hạ giá thành có ý nghĩa rất lớn đối với công ty. Nó không những tạo lợi thế cho công ty trong cạnh tranh thông qua việc giảm giá bán, đẩy nhanh tiêu thụ sản phẩm, mà nó còn là biện pháp cơ bản, lâu dài và trực tiếp tăng lợi nhuận của công ty. Ngoài ra nó còn giúp cho công ty có điều kiện để mở rộng sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy để có thể làm tốt công tác quản lý chi phí góp phần hạ giá thành sản phẩm, công ty cần phải thực hiện tốt các công việc sau: Thứ nhất: Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát tại chính đối với việc sử dụng chi phí và giá thàh sản phẩm của công ty. Công ty cần phải nỗ lực phấn đấu tiết kiệm chi phí cả trong sản xuất và tiêu dùng. Cụ thể như sau: Đối với các khoản mục chi phí trực tiếp, đây là những khoản chi phí chiếm tới 88% tổng số chi của công ty. Năm 2006 đã đánh dấu sự thành công của công ty qua việc tiết kiệm được chi phí trực tiếp làm cho giá vốn hàng bán giảm so với năm 2005. Tuy đây là bước đầu thành công song công ty vẫn cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để giảm thiểu các khoản chi phí này. Trong các khoản mục chi phí trực tiếp thì khoản chi nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn hơn cả. Do vậy để góp phần tiết kiệm chi phí này, công ty cần phải tích cực tìm kiếm nguồn hàng mới bên cạnh các nguồn hàng mà công ty vẫn nhập trước đây. Công ty cần phải xây dựng được định mức tiêu hao về vật tư đối với từng đơn vị để từ đó lập kế hoạch chi phí tiến tới khoán vật tư cho từng đơn vị. Ngoài ra, công ty cũng cần quản lý chặt chẽ các khoản chi phí thu mua, chi phí lưu kho, chi phí vận chuyển nguyên vật liệu… để chống lãng phí, thất thoát gây ảnh hưởng xấu tới giá vốn hàng bán. Bên cạnh đó, công ty cần tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra, giám sát nhằm làm nâng cao ý thức của người lao động đối với vấn đề tiết kiệm chi phí nhất là chi phí vật tư… trong sản xuất. Phải nâng cao tinh thần tự giác của họ trong công việc, thực hiện tốt định mức lao động mà công ty đặt ra để giảm thiểu chi phí nhân công. Với các khoản mục chi phí gián tiếp công ty cũng cần phải quản lý chặt chẽ sao cho chi đúng mục đích và hiệu qủa. Để tiết kiệm các khoản này công ty cần phải yêu cầu từng đơn vị rà soát lại các định mức tiêu hao về các khoản chi gián tiếp này như chi phí văn phòng, điện nước, điện thoại, chi phí hội họp, tiếp khách… Thực tế cho thấy các khoản chi phí này ở công ty vẫn còn chưa được quản lý tốt. Do vậy, trong thời gian tới để chống lãng phí công ty cân có chế độ khoán vật tư, chi phí…cho từng bộ phận trên cơ sở định mức tiêu hao của các bộ phận đó. Công ty cũng nên khuyến khích các đơn vị thi đua trong công cuộc tiết kiệm chi phí. Thứ hai: Không ngừng hoàn thiện và nâng cao trình độ tổ chức sản xuất, tổ chức lao động trong công ty để nâng cao năng suất lao động, hạn chế tối đa các thiệt hại và tổn thất trong quá trình sản xuất, từ đó góp phần tiết kiệm chi phí và hạ giá thành. Thứ ba: Công ty cần thường xuyên phân tích, đánh giá tình hình quản lý và sử dụng chi phí ở các bộ phận để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và có phương hướng tiếp theo để tháo gỡ khó khăn, giúp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm trong thời gian tiếp theo. Thứ tư: Công ty cần tăng cường đưa công nghệ vào trong sản xuất giúp cho công tác sản xuất được hiệu quả hơn, tránh tình trạng sản phẩm hỏng không bán được…làm tăng chi phí. 3.3.Đánh giá tổng hợp và kiến nghị với công ty. 3.3.1.Đánh giá tổng hợp . Cùng với sự phát triển của nền kinh tế nói riêng và của đất nước ta nói chung, Công ty Hỗ trợ phát triển công nghệ Detech từ một đơn vị nhỏ qua quá trình phát triển đến nay đã đứng vững và phát triển, đạt được những thành tựu và kết quả to lớn. Công ty luôn làm ăn có lãi, lĩnh vực kinh doanh và quy mô hoạt động ngày càng đựoc mở rộng và lớn mạnh. Sự thay đổi tên từ Công ty Hỗ trợ phát triển công nghệ Detech sang Công ty Cổ phần hỗ trợ phát triển công nghệ Detech đã cho thấy sự thay đổi cả về hình thức lẫn vật chất của Công ty, nhằm thích ứng tốt hơn những biến đổi của thị trường nội địa và quốc tế. Công ty đã tạo dựng được hệ thống hoàn chỉnh từ đội ngũ cán bộ quản trị các cấp đến đội ngũ nhân viên có nghiệp vụ, nắm vững chức năng của từng bộ phận của mình được giao, tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty ngày càng phát triển về mọi mặt. Là một doanh nghiệp luôn làm ăn có lãi, đặc biệt những mặt hàng mũi nhọn của Công ty rất có điều kiện phát triển mở rộng. Công ty luôn chấp hành tốt mọi chế độ chính sách của Nhà nước, đảm bảo sử dụng mọi nguồn vốn của doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất. Từ đó, tạo nền tảng cho sự phát triển chung của doanh nghiệp theo đúng kế hoạch, mục tiêu của Công ty đề ra. Để đạt được những thành tựu như ngày hôm nay phải kể đến công lao của những người sáng lập nên Công ty đã biết nhìn rộng và có chiều sầu. Cùng với đó là do Công ty có đội ngũ nhân viên có năng lực và chuyên môn. Đây chính là nguồn lực giúp Công ty kinh doanh ngày càng có hiệu quả. Tuy nhiên, trong quá trình hình thành và phát triển, Công ty vẫn còn những hạn chế. Doanh thu, lợi nhuận, thu nhập của người lao động kỳ sau cao hơn kỳ trước nhưng vẫn ở mức trung bình, chưa thật cao hơn hẳn các doanh nghiệp khác trong khu vực. 3.3.2.một số kiến nghị với công ty. -Mô hình tổ chức của Công ty theo kiểu chức năng chuyên môn, điều đó tận dụng và phát huy được khả năng chuyên môn của từng cá nhân, tuy nhiên mô hình này dễ tạo sự tách biệt và riêng rẽ giữa các phòng ban có chức năng khác nhau, đôi khi còn ảnh hưởng đến kết quả công việc có tính chất chuyên môn tổng hợp. Vì thế, Công ty bằng cách nào đó trực tiếp hay gián tiếp có các bộ phận nhằm kết nối giữa các phòng ban khác nhau để đạt được mục đích và hiệu quả công việc cao nhất. - Công ty cần phải phối hợp với nhà nước và các công ty khác cùng tiến hành để giải quyết tốt nạn làm hàng giả, hàng nhái giúp nâng cao uy tín của công ty trên thị trường. Trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu, điều đáng quan tâm là việc có phòng ngừa rủi ro hối đoái đối với các khoản phải thu, phải trả hay không?. Với các khoản phải trả bằng ngoại tệ mạnh như đồng EURO, USD, JPY.. Công ty nên quan tâm đến sự biến động của tỷ giá so với VNĐ. Từ đó, quyết định sử dụng hay không sử dụng các biện pháp phòng ngừa. ở Việt Nam, thị trường tiền tệ và kỳ hạn đã trở nên phổ biến trong những năm gần đây, điều đó dễ dàng hơn cho Công ty trong việc đưa ra các giải pháp. - Trong thời gian thực tập tại Công ty, được tham gia tìm hiểu sâu vào hoạt động kinh doanh của Công ty, em có một số giải pháp sau: Mô hình tổ chức của Công ty theo kiểu chức năng chuyên môn, điều đó tận dụng và phát huy được khả năng chuyên môn của từng cá nhân, tuy nhiên mô hình này dễ tạo sự tách biệt và riêng rẽ giữa các phòng ban có chức năng khác nhau, đôi khi còn ảnh hưởng đến kết quả công việc có tính chất chuyên môn tổng hợp. Vì thế, Công ty bằng cách nào đó trực tiếp hay gián tiếp có các bộ phận nhằm kết nối giữa các phòng ban khác nhau để đạt được mục đích và hiệu quả công việc cao nhất. Trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu, điều đáng quan tâm là việc có phòng ngừa rủi ro hối đoái đối với các khoản phải thu, phải trả hay không?. Với các khoản phải trả bằng ngoại tệ mạnh như đồng EURO, USD, JPY.. Công ty nên quan tâm đến sự biến động của tỷ giá so với VNĐ. Từ đó, quyết định sử dụng hay không sử dụng các biện pháp phòng ngừa. ở Việt Nam, thị trường tiền tệ và kỳ hạn đã trở nên phổ biến trong những năm gần đây, điều đó dễ dàng hơn cho Công ty trong việc đưa ra các giải pháp. - Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu có rất nhiều rủi ro: rủi ro trong thanh toán, rủi ro khi giao hàng và cả rủi ro trong việc thực hiện hợp đồng… Trong việc thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu, nhất là với các bạn hàng mới, những bạn hàng mà Công ty chưa biết rõ khả năng và tình hình kinh doanh của họ, rất dễ xảy ra những rủi ro như: hợp đồng không được diễn ra theo đúng thời gian quy định, hàng hoá không đảm bảo đúng quy cách chất lượng… Điều này bắt buộc Công ty cần phải có các biện pháp kiểm tra và giám sát tiến trình thực hiện hợp đồng của các đối tác. Đồng thời chuẩn bị sẵn các biện pháp thay thế đúng lúc, kịp thời nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra. - Hoạt động kinh doanh thương mại đòi hỏi phải có chuyên môn nghiệp vụ, sự năng động trong sản xuất kinh doanh. Vì vậy, việc tăng cường và bồi dưỡng cán bộ công nhân viên là một yêu cầu trước mắt cũng như mục tiêu lâu dài của Công ty. - Nên tiếp tục chú trọng hơn nữa việc đẩy nhanh công tác sản xuất một loại cơ khí tạo tiền đề cho định hướng phát triển sản xuất lâu dài của công ty. - Công ty nên chuẩn bị tốt các điều kiện tiền đề cần thiết để tiến hành cổ phần hoá. Đây là chủ trương mà Nhà nước đã đưa. Có thể nói vấn đề cổ phần hoá sẽ là giải phát hữu hiệu để công ty có thể tăng thêm vốn cho sản xuất kinh doanh nhất là trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO. Cùng với nó, khi các cá nhân trong công ty được đứng lên làm chủ, họ sẽ tăng cường phát huy tính chủ động sáng tạo trong kinh doanh, tiết kiệm trong chi phí… để sao cho lợi nhuận thu được là cao nhất. Nêú như trước đây vấn đề lợi nhuận cao hay thấp không làm cho các thành viên nhất là lao động trong công ty quan tâm, thì khi cổ phần hoá lợi nhuận cao đồng nghĩa với thu nhập của họ tăng lên. Chính điều này sẽ thôi thúc họ phấn đấu không ngừng để gia tăng lợi nhuận góp phần đưa công ty tiến lên xứng đáng với tên tuổi mà công ty đã tạo dựng từ nhiều năm nay. Thực tế cho thấy công ty cổ phần hoá càng có lợi cho công ty. Bởi như hiện nay tình hình sản xuất kinh doanh của công ty là không mấy khả quan: doanh thu thấp, lợi nhuận thấp, thiếu vốn để đầu tư cho dự án mới, chi phí bỏ ra đầu tư cho dự án không được giải ngân…chủ yếu do uy tín của công ty trên thị trường hiện không cao. Việc tiến hành cổ phần hoá sẽ giúp công ty từng bước tháo gỡ những khó khăn này. KẾT LUẬN Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp với nhau, đứng vững và không ngừng phát triển là một vấn đề hết sức nan giải đối với các doanh nghiệp hiện nay. Song cũng chính những biến đổi và sự tác động này của nền kinh tế đã giúp nhiều doanh nghiệp xác định được mục tiêu chiến lược kinh doanh của mình, tạo đà thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn. Trong số các doanh nghiệp đó có Công ty Cổ phần hỗ trợ phát triển công nghệ Detech, là một doanh nghiệp liên tục kinh doanh có lãi, tuy gặp nhiều khó khăn nhưng Công ty vẫn hoàn thành tốt mục tiêu đề ra và đảm bảo tốt chiến lược sản xuất kinh doanh những năm tiếp theo thông qua chiến lược đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của mình. Trong thời gian thực tập tại Công ty, do thời gian hạn hẹp, khả năng tìm hiểu thực tế chưa nhiều, chắc chắn bài viết của em còn nhiều sai sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo của các lãnh đạo và các thành viên trong Công ty, đặc biệt là anh chị trong Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo, Tiến sĩ Đàm Quang Vinh đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. Em xin chân thành cảm ơn!!! Hà nội, ngày 15 tháng 4 năm 2007. Sinh viên: Trần Anh Tuấn TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Giáo trình Quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài – FDI – tập I- PGS.TS Nguyễn Thị Hường- Nhà xuất bản thống kê Hà Nội năm 2002. 2. Giáo trình Quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài – FDI – tập II- PGS.TS Nguyễn Thị Hường- Nhà xuất bản thống kê Hà Nội năm 2002. 3.Giáo trình Kinh tế quốc tế – PGS.TS :Đỗ Đức Bình và Nguyễn Thường Lạng- Nhà xuất bản lao động – xã hội hà nội năm 2004. 4.Giáo trình thanh toán quốc tế trong ngoại thương- PGS Đinh Xuân Trình- Nhà xuất bản giáo dục – năm 2002. 5.Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tế – tập I - PGS.TS Nguyễn Thị Hường- Nhà xuất bản thống kê Hà Nội năm 2001. 6. Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tế – tập II - PGS.TS Nguyễn Thị Hường- Nhà xuất bản thống kê Hà Nội năm 2001. 7. Các tạp chí có liên quan: -Tạp chí tài chính -Tạp chí nghiên cứu kinh tế -Tạp chí tài chính doanh nghiệp -Thời báo kinh tế Việt Nam 8.Trang WEBSITE: - WWW. Vn economy.com.vn. - WWW.mot.gov.vn. - WWW.Vn express.net. - WWW.asemtranet.com. DANH MỤC BẢNG BIỂU Hình 1 : Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 26 Bảng 1: Cơ cấu tài sản.nguồn bảng cân đối kế toán năm 2006 32 Bảng 2: Tổng số tài khoản qua 3 năm :2004,2005và 2006 34 Bảng 3: Kết quả sản xuất- kinh doanh của công ty 2005- 2006 36 Bảng 4: Phân tích tình hình lợi nhuận trước thuế 41 Bảng 5: Mức biến động doanh thu tiêu thụ sản phẩm 42 Bảng 6: Tình hình thực thi chi phí 46 Bảng 7: Cơ cấu trong khoản mục giá vốn hàng bán 47 Bảng 8: Phân tích tình hình lợi nhuận sau thuế 47 Bảng 9: lợi nhuận từ nhập khẩu 52 MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxMột số giải pháp tăng mức lợi nhuận từ hoạt động nhập khẩu tại công ty cổ phần hỗ trợ và phát triển công nghệ Detech.docx