Đề tài Một số Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của công ty TNHH gốm sứ Bát Tràng phomex sang thị trường Châu Âu

MỞ ĐẦU Sự cần thiết của đề tài Trong những năm gần đây VN đó và đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế của thế giới. Vị thế của VN ngày càng được khẳng định trên trường quốc tế, chúng ta đă là thành viên của các tổ chức hợp tác quốc tế như ASEAN, APEC, đặc biệt năm 2007 vừa qua chúng ta chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới( WTO) cánh cửa hội nhập đó thực sự mở toang đối với VN. Trong công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế thực hiện nhiệm vụ thiên niên kỷ xây dựng đất nước công bằng, văn minh, công nghệp hoá hiện đại hoá thỡ khụng thể phủ nhận vai trũ của hoạt động xuất khẩu. XK không chỉ mang lại lợi ích kinh tế là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển mà nó cũn là biện phỏp để giải quyết các vấn đề xó hội như việc làm, phúc lợi xó hội, qua hoạt động XK vị thế và hỡnh ảnh của VN sẽ được nâng lên trên trường quốc tế. Với đặc trưng và những lợi thế nhất định nên hàng thủ công mỹ nghệ trong đó có mặt hàng gốm sứ là mặt hàng trong chiến lược ưu tiên XK của VN. Việc đẩy mạnh việc XK gốm sứ ra thị trường nước ngoài nói chung và thị trường EU nói riêng không chỉ tạo nguồn thu về ngoại tệ, tạo công ăn việc làm cho ngngười lao động, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế mà nó cũn cú tỏc dụng rất lớn trong việc quảng bỏ hỡnh ảnh của đất nưởc trong lũng bạn bố quốc tế. Công ty TNHH gốm sứ Bát Tràng phomex là một trong những công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và XK gốm sứ của đất nước. Với tỷ trọng XK tăng nhanh qua hàng năm tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động của địa phương và các vùng lân cận, vị thế của công ty đang dần được khẳng định. Bên cạnh những thuận lợi, lợi thế là những khó khăn không nhỏ mà công ty đang gặp phải. Chính những khó khăn hạn chế này đó ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu của công ty. Thị trường EU là một thị trường rộng lớn đầy tiềm năng cho mọi công ty, công ty TNHH gốm sứ Bát Tràng phomex cũng không phải ngoại lệ. Trong những năm gần đây công ty cũng đă bắt đầu khai thác,thâm nhập thị trường này và cũng đă đạt được những kết quả nhất định tuy vậy với kết quả đạt được này nó chưa xứng đáng vời quy mô và tiêm năng của thị trường này. Vỡ vậy để thành công hơn nữa trong việc xuất khẩu sang thị trường này công ty cần nhỡn nhận đúng tiềm năng và vai trũ của thị trường này qua đó nghiờn cứu và xõy dựng cho mỡnh chiến lược dài hạn khi tiếp cận và thâm nhập thị trường. Với những lý do trờn mà em đă lựa chọn đề tài Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động XK của công ty TNHH gốm sứ Bát Tràng phomex sang thị trường Châu Âu. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu của luận văn chỉ ra những khái niệm cơ bản về XK, vai trũ, cỏc nhõn tố ảnh hưởng tới hoạt động XK của doanh nghiệp. - Nghiên cứu của luận văn nêu ra một số nét tổng quát về thị trường EU - Nghiên cứu của luận văn chỉ ra thực trạng hoạt động của công ty TNHH gốm sứ Bát Tràng phomex, một số hạn chế của công ty trong việc xúc tiến XK sang thị trường châu âu qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả XK của công ty sang thị này trong thời gian tới Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn. - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động XK của công ty - Phạm vi nghiên cứu của luận văn là hoạt động XK của công ty TNHH gốm sứ Bỏt Tràng phomex từ năm 2004 đến nay. Phương pháp nghiên cứu. Sử dụng phương pháp tổng hợp, nghiên cứu phân tích, so sánh các số liệu từ báo cáo của công ty, từ sách báo, Internet qua đó rút ra những kết luận. Kết cấu của luận văn. Kết cấu của luận văn gồm 3 chương cụ thể: Chương 1: Lý luận chung về XK, hoạt động thúc đẩy xk. Chương 2: Thực trạng về hoạt động thúc đẩy XK của công ty TNHH gốm sứ Bát Tràng phomex sang thị trường EU Chương 3: Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động XK của công ty TNHH gốm sứ Bát Tràng phomex sang thị trường EU trong những năm tới.

doc81 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2736 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của công ty TNHH gốm sứ Bát Tràng phomex sang thị trường Châu Âu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
9978 39,56 4297555 46,44 780671 38,66 2,54 1497577 53,48 6,88 Tổng cộng 5457586 100 7082198 100 9254805 100 1624612 29,77 0 2172607 30,68 0 (Nguồn : Phòng kế toán năm 2007) + Theo khu vực Bảng 4 : tình hình kinh doanh xuất khẩu của công ty Phomex theo từng khu vực thị trường nước ngoài: Đơn vị: 1000 VND Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 So sánh 06-05 So sánh 06-05 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Chênh lệch Tỷ lệ Tỷ trọng Chênh lệch Tỷ lệ Tỷ trọng Châu á 826437 40,93 804325 28,73 1082568 25,19 -22108 -2,68 -12,2 278243 34,60 -3,54 Châu âu 451650 22,37 1084550 38,73 2043520 47,55 632900 140,13 16,36 958970 88,42 8,82 Châu úc 215600 10,68 304653 10,88 485710 11,30 89053 41,30 0,2 181057 59,43 0,42 Châu Mỹ 525620 26,02 606450 21,66 685757 15,96 80830 15,38 -4,36 79307 13,08 -5,7 Tổng cộng 2019307 100 2799978 100 4297555 100 780671 38,66 0 1497577 53,49 0 (Nguồn : phòng kế toán năm 2007 ) Qua bảng trên ta thấy kết quả kinh doanh theo từng khu vực thị trường ngày càng tăng, kể cả thì trường Châu á, Châu âu, Châu úc và Châu Mỹ. Từ năm 2005 đến 2006 thì thị trường chiếm tỷ trọng lớn nhất là Châu á với khối lượng 826,437 triệu đồng và Châu Mỹ với khối lượng 525,620 triệuđồng, rồi đến Châu Âu với khối lợng 451,650 triệu đồng và Châu úc với khối lượng 215,6 triệu đồng. Nhưng đặc biệt từ năm 2006, do có sự hợp tác dài hạn từ phía Anna Black ( Đan Mạch) – một khách hàng lớn và đáng tin cậy, nên khối lượng xuất khẩu sang thị trường này đã tăng nhanh hơn 140% tương đương 1,08455 tỷ đồng so với năm 2005, và đến năm 2007 tiếp tục tăng 88,42% tương đương 2,04352 tỷ đồng so với năm 2006 tại thị trường Châu âu. Trong tương lai bên Anna black sẽ hợp tác dài hạn theo mô hình liên doanh liên kết với phía Phomex, và đây cũng là một cơ hội lớn cho công ty mở rộng quy mô sản xuất, tăng doanh thu. Bên cạnh đó, công ty vẫn phát triển các thị trường cũ và tìm kiếm khách hàng mới để đảm bảo một mặt vẫn giữ được những khách hàng đã hợp tác lâu năm, mặt khác công ty có thể mở rộng đợc quy mô sản xuất hiện tại của công ty và tăng doanh thu của công ty trong thời gian tới. Như vậy qua bảng số liệu kim ngạch xk qua các thị trường chúng ta thấy sản phẩm của công ty đã có mặt ở hầu hết các thị trường châu lục, ngoài việc giữ khách hàng ở thị trường cũ công ty cũng đã quan tâm đến vấn đề thúc đẩy phát triển thị trường mới. EU đang nổi lên như là một thị trường tiềm năng và công ty cũng đã thu được những thành công nhất định khi thúc đẩy xk sang thị trường này, cụ thể kim ngạch xk sang EU của công ty đang có sự tăng đột biến trong những năm gần đây. Mặc dù công ty đã đạt hiệu quả nhất định trong hoạt động xk, để đạt được được điều này công ty đã cũng đã có những hoạt động thúc đẩy xk nhất định, tuy nhiên qua bảng số liệu chúng ta thấy giá trị hàng xk còn nhỏ chưa thực sự tương xứng với tiềm năng của các thị trường xk, chính vì vậy trong những năm tới công ty cần có các hoạt động thúc đẩy xk mạnh tay. 2.2.2.3. Kim ngạch xk theo sản phẩm Bảng 5: Các mặt hàng xuất khẩu của công ty Phomex từ năm 2005 đến năm 2006 Đơn vị: Cái TT Tên sản phẩm Đơn vị Năm 2005 Năm 2006 So sánh Chênh lệch Tỷ lệ % 1 Ang Cái 805317 1929645 1119378 138,98 2 Âu Cái 1892 - - - 3 ấm chén các loại Bộ 16.967 15270 -1697 -10 4 Bộ đồ ăn (đĩa, khay, bát , gác đũa) Cái 127688 149866 22178 14,8 5 Chậu hoa Cái 183074 270948 87874 48,00 6 Con giống Con 231391 333617 102226 44,18 7 Cốc Cái 3713 2647 -1006 -28,71 8 Đồ trang trí Cái 15571 20470 4899 31,46 9 Đôn Cái 4152 6491 2339 56,33 10 Hộp phấn + nến Cái 73422 139501 65629 89,39 11 Lẵng hoa Cái - 750 750 - 12 Liễn Cái 978 - - - 13 Lọ + bình Cái 32165 45983 13818 42,96 14 Phạn Cái 1431 3842 2411 168,48 15 Tách cà phê Cái 147553 287742 140171 49,99 16 Tượng mini Bộ 387621 543916 156296 40,32 17 Vò + chum Cái 6852 3768 -3084 -45,01 (Nguồn : Phòng kế toán năm 2007)) Để thúc đẩy hoạt động xk sang các thị trường đáp ứng hơn nữa yêu cầu của khách hàng, trong những năm gần đây công ty đã từng bước đa dạng hóa sản phẩm của mình. Danh mục sản phảm nói chung cũng như sản phẩm xk nói riêng đang ngày càng dài, tuy vậy nếu xét về độ đa dạng thì còn kém xa các công ty xk khác của Trung Quốc, Nhật Bản. Biểu đồ trên đây là nhóm sản phẩm xk chính của công ty. Chúng ta thấy sản lượng sản xuất các mặt hàng thay đổi hàng năm theo sự thay đổi của khả năng tiêu thụ sản phẩm. Một số sản phẩm được sản xuất phát triển với tỷ lệ cao như : lọ , tượng, con giống, chậu hoa, ang, đôn …ngược lại một số sản phẩm có quy mô sản xuất bị thu hẹp như ấm chén, khay, vò , chum …Bên cạnh đó công ty còn cho ngừng sản xuất một số mặt hàng mà khách không có nhu cầu mua như : Âu, liễn đồng thời công ty cũng bổ xung sản xuất thêm một số sản phẩm như : lẵng hoa , tách cà phê, gác đũa. Như vậy trong những năm gần đây công ty đã có những cải tiến thích hợp về chũng loại sản phẩm theo yêu cầu của thị trường, chũng loại sản phẩm có sự gia tăng cần thiết song nếu đứng trên phương diện so sánh với các DN xk gốm sứ khác thì chũng loại sản phẩm của công ty còn khá đơn điệu. Vì vậy trong những năm tới đây để không ngừng thúc đẩy hoạt động xk của mình thì công ty cần có sự quan tâm và đầu tư cần thiết tới việc đa dạng hóa mẫu mã chũng loại sản phẩm của mình. 2.2.3. Thực trạng hoạt động thúc đẩy xk ở công ty sang thị trường EU trong những năm gần đây 2.2.3.1. Các biện pháp thúc đẩy xk mà công ty thực hiện Công ty đã thu được những thành công nhất định khi xk vào EU trong những năm gần đây, sự thành công này không chỉ thể hiện ở số lượng hàng xk mà nó còn thể hiện ở tỷ trọng so với các thị trường khác. Sở dĩ đạt được điều này là do công ty đã tiến hành nhiều hoạt động thúc đẩy xk vào thị trường này. Cụ thể + Thứ nhất: Công ty đã mạnh dạn trong việc cải tiến quy trình sản xuất, quan tâm đầu tư trong công tác thiết kế sản phẩm mới, dần dần đưa máy móc thiết bị vào việc sản xuất do đó mẫu mã sản phẩm mà công ty xk sang EU đang dần được đa dạng hóa. Chất lượng tăng đồng đều giữa các lô hàng, giá thành có tính cạnh tranh hơn + Thứ hai: Về hoạt động xúc tiến quảng bá sản phẩm, quảng cáo sản phẩm. Do nguồn lực tài chính còn những hạn chế nhất định với số vốn pháp định tham gia quá trình sản xuất là chưa lớn do vậy công ty chưa thể tự mình đứng ra tổ chức một chương trình quảng bá xúc tiến ngay tại EU. Tuy vậy với thực lực hiện có công ty đã xây dựng cho mình chương trình khuyết trương riêng, công ty quảng bá sản phẩn của mình trên thị trường EU thông qua trang wes của công ty, thông qua các cuộc triển lãm của hiệp hội, thông qua khách du l ịch + Thứ ba: Công ty đã tiến hành các biện pháp tạo nguồn hàng cho hoạt động xk, thì công ty cũng đã có những hành đồng biện pháp tạo nguồn hàng cho hoạt động xk của mình. Việc tạo nguồn hàng cho hoạt động xk được công ty tiến hành thông qua việc quy hoạch dữ trữ và ký hợp đồng mua nguyên liệu dài hạn, cùng với đó là việc xây dựng các kho dữ trữ và bảo quản hàng hoá. + Thứ tư: Công ty tiến hành các đợt bồi dưỡng, nâng cao trình độ và nghiệp vụ ngoại thương cho cán bộ. Trong việc kinh doanh xk thì kỹ năng, trình độ của cán bộ của nhân viên về nghiệp vụ ngoại thương là rất quan trọng, nó quyết định đến sự thành công hay thất bại cũng như hiệu quả thu được của việc thâm nhập và xk ra thị trường nước ngoài. Chính vì vậy công tác đào tạo cán bộ là một trong những hoạt động thúc đẩy xk. Trong những năm vừa qua nhận thấy những hạn chế nhất định của đội ngũ nhân viên trong công ty, Công ty đã tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ cho họ ( lớp bồi dưỡng trình độ ngoại ngữ, các nghiệp vụ trong xk hàng hoá…) \ + Thứ năm: Công ty tiến hành các hoạt động thu thập thông tin và nghiên cứu thị trường EU. Việc tìm hiểu thông tin và nghiên cứu thị trường là việc làm khá phức tạp đòi hỏi thời gian, trình độ cũng như nguồn tài chính nhất định. Đây là một việc làm tương đối khó khăn đối với công ty phomex vì công ty chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc này. Mặc dù còn những thiếu sót và hạn chế nhất định song với mục tiêu thâm nhập và xk vào EU nên công ty cũng tiến hành những hoạt động thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường và cũng thu được những kết luận nhất định. Nhận thấy được sự tiềm năng cũng như sự hấp dẫn của thị trường EU nên công ty đã tiến hành những hoạt động thúc đẩy xk sang thị trường này, mặc dù những hoạt động này phần nào cũng đã thu được những kết quả nhất định song với với những nguyên nhân cụ thể xuất phát từ bên ngoai DN cũng như từ bản thân nội tại của DN cùng với sự phức tạp, khó tính, tiềm năng của EU thì những hoạt động trên là chưa đáng kể. Vì vậy trong những năm tới khi mà công ty coi EU như là một thị trường đầy tiềm năng mà công ty tập trung khai thác thí công ty cần có các biện pháp thúc đẩy xk cụ thể sang thị trường này. 2.2.3.2. Tình hình xk sang thị trường EU trong những năm gần đây Bảng 6. Tình hình xk sang thị trường EU của công ty trong những năm gần đây (từ năm 2004 - 2008) Đơn vị: 1.000 VN đồng Năm 2004 2005 2006 2007 Số tiền tỉ trọng Số tiền tỉ trọng Số tiền tỉ trọng Số tiền tỉ trọng 400150 20,01 451650 22,37 1084550 38,73 2043520 47,55 (Nguồn: Phòng kế toán năm 2007) Ngoài ra 3 tháng đầu năm 2008 công ty xk sang thị trường EU là 1,1535 tỉ đồng chiếm tỉ trọng 63,2%. Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh thu xk sang thị trường EU của công ty tăng nhanh qua các năm. Không những tăng về số lượng doanh thu mà tăng về thị phần xk so với các thị trường khác. Cụ thể: Nếu như doanh số xk của công ty sang EU năm 2004 là 400,15 triệu đồng thì năm 2005 là 451,65 triệu đồng (tăng 12,8% so với năm 2004), năm 2006 là 1,08455 tỉ đồng (tăng140 % so với năm 2005), năm 2007 là 2,04352 tỉ đồng (tăng 88,4% so với năm 2006), 3 tháng đầu năm 2008 là 1,4325 tỉ đồng (tăng 60% so với cùng kỳ năm ngoái). Về thị phần so với các thị trường khác. Năm 2004 là 20,01% thì năm 2005 là 22,37% (tăng 11,7 % so với 2004), năm 2006 là 38,73% (tăng 72,9 % so với năm 2005), năm 2007 là 47,55% (tăng 22,7% so với năm 2006), 3 tháng đầu năm 2008 là 63,2%. Qua các số liệu nêu trên ta thấy công ty đã thu được những thành công nhất định khi xk sang thị trường EU trong những năm gần đây. Sở dĩ có những thành công này là do công ty đã có những sự quan tâm đúng mức, nhìn nhận được tiềm năng và vị thế của Châu Âu trong chiến lược xk. Bên cạnh gia tăng về doanh số cũng như tỉ lệ thị phần xk, công ty đã có sự phát triển về đối tác khách hàng trên thị trường EU, thay vì tập trung vào các nước có mối quan hệ làm ăn lâu đời như: Hà Lan, Đan Mạch, Pháp. Thì công ty cũng có chiến lược xúc tiến và đã ký kết thành lập quan hệ làm ăn với các đối tác mới như: Đức, Anh, Bỉ, … Tuy vậy bên cạnh những thành công đó thì công ty cũng gặp những thách thức, hạn chế không nhỏ khi xâm nhập và xk vào EU. Chính những thách thức, hạn chế này đã ảnh hưởng rất lớn đến việc thâm nhập vào EU của công ty. Vì vậy để khai thác hơn nữa thị trường EU trong những năm tới công ty cần có những biện pháp giải quyết những khó khăn, tồn tại này. 2.2.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động thúc đẩy ở công ty sang thị trường EU Mặc dù còn có những hạn chế nhất định do điều kiện hiện tại của công ty, song trong những năm gần đây nhờ tiến hành những hoạt động thúc đẩy xk cụ thể mà công ty thu được những thành công nhất định khi xk sản phẩm của mình sang EU. Thông qua các chỉ tiêu đánh giá hoạt động thúc đẩy xk chúng ta có thể nhận biết được cái đạt được và chưa được của hoạt động thúc đẩy xk mà công ty tiên hành. Cụ thể sau đây là một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động thúc đẩy xk của công ty sang thị trường EU. + Chỉ tiêu về định tính * Thị trường xuất khẩu: EU là một thị trường chung thống nhất gồm 27 quốc gia thành viên (ở thời điểm hiện tại) một quốc gia thành viên là một thị trường nhỏ trong thị trường chung EU. Thông qua chỉ tiêu thị trường xk chúng ta thấy hoạt động thúc đẩy xk của công ty Phomex sang thị trường EU đã thu được những hiểu quả nhất định. Cụ thể số quốc gia mà công ty xâm nhập và xk sản phẩm tăng hàng năm, nếu như năm 2004 bạn hàng EU của công ty chỉ là Hà Lan thì đến năm 2007 công ty đã thiết lập quan hệ làm ăn với nhiều công ty ở nhiều quốc gia trong khối EU như: Hà Lan, Bỉ, Pháp, Đức, Anh, Đan mạch… * Về hình thức xuất khẩu: Hiện này 2 hình thức xk mà công ty áp dụng khi xk sang thị trường EU là xk tại chỗ( khách hàng chủ yếu là khách du lịch, người nước ngoài ở VN) và xk trực tiếp. Trong 2 hình thức xk này thì hình thức xk trực tiếp là chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn. + Các chỉ tiêu định lượng * Tốc độ tăng trưởng kim nghạch Biểu đồ 2: Kim ngạch xuất khẩu của công ty phomex sang thị trường EU từ năm 2004 đến 2007 Kim nghạch Đơn vị: 1000vnđ 2043520 1084550 451650 400150 2004 2005 2006 2007 Năm ( Nguồn: Phòng kế toán 2007)\ Bảng 7: Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Eu của công ty Phomex từ năm 2005 – 2007: Các chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tốc độ tăng KN 12.8% 140% 88,4% Các số liệu được tính toán từ biểu đồ 2. Qua biểu đồ và bảng số liệu trên ta thấy kim ngạch xk sang thị trường EU liên tục tăng hàng năm, năm sau cao hơn năm trước do đó tốc độ tăng trưởng kim ngạch là dương. Từ đó có thể khẳng định hoạt động thúc đẩy xk sang thị trường EU của công ty phomex và mang lại được những hiểu quả nhất định. * Tốc độ tăng thị phần của sản phẩm Biểu đồ 2: Thị phần sản phẩm của công ty phomex trên thị trường EU Thị phần của sản phẩm Đơn vị:(%) 0.87 0.73 0.59 0.5 2004 2005 2006 2007 Năm (Nguồn: Kết quả điều tra của công ty phomex về thị trường Eu 2007) Bảng 8: Tốc độ tăng thị phần trên thị trưòng EU của công ty phomex Đơn vị ( % ) Năm 2005 2006 2007 Tốc độ tăng thị phần 18 23,7 19,17 Các số liệu trên được tính từ biểu đồ 2. Qua các số liệu ta thấy mặc dù thị phần sản phẩm của công ty trên thị trường EU là không đáng kể song tốc độ tăng trưởng thị phần qua hàng năm là rất cao vì vậy hoạt động thúc đẩy xuất khẩu nhằm mục đích tăng thị phần sản phẩm thực tế đã thu được thành công nhất định. Tuy vậy trong những năm tới công ty cần có các hoạt động thúc đẩy mạnh tay hơn nữa, qua đó gia tăng thị phần trên thị trường EU . Đánh giá hoạt động thúc đẩy XK của công ty sang thị trường EU 2.3.1. Những mặt đạt được Không thể phủ nhận được những bước tiến quan trọng trong quá trình thâm nhập và xk sang thị trường EU của công ty trong những năm gần đây. Có những thành công không thể có được nếu công ty không tiến hành những hoạt động thúc đẩy vào thị trường này. Cái đạt được lớn nhất của hoạt động xk sang thị trường EU đó là tốc độ tăng trưởng về thị phần của thị trường EU so với các thị trường khác tốc độ này năm sau là cao hơn năm trước. Sự thành công của hoạt động thúc đẩy xk của công ty phomex sang thị trường EU còn thể hiện ở kim nghạch xk tăng hàng năm qua thị trường này, thể hiện ở số thị trường các quốc gia thành viên trong khối tăng qua các năm nếu như năm 2004 công ty chỉ mới bước đầu thâm nhập vào một vài nước trong khối EU (như Đan mạch, Hà Lan) thì đến nay san phẩm của công ty đã có mặt ở rất nhiều các quốc gia thuộc liên minh Châu Âu như ( Đan Mạch, Hà Lan, Pháp, Bỉ, Đức…). Như vậy thành tựu đạt được của hoạt động thúc đẩy xk sang thị trường EU của công ty thể hiện ở chính kết quả thu được của hoạt động xk đó, mặc dù khối lượng giá trị hàng xk sang thị trường EU của công ty còn kiêm tốn song tốc độ tăng trưởng của doanh số, của thị phần và số lượng khách hàng đã nói lên phần nào sự thành công của các hoạt động thúc đẩy xk mà công ty đã tiến hành. Tuy vậy không phải hoạt động thúc đẩy xk sang thị trường EU của công ty phomex không có những hạn chế, những hạn chế này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xk của công ty. Cụ thể sau đây là một số hạn chế của hoạt động thúc đẩy xk sang thị trường EU mà công ty tiến hành. 2.3.2. Những mặt hạn chế tồn tại + Kim nghạch xk. Mặc dù tốc độ tăng trưởng kim ngạch xk khá cao qua các năm, song về khối lượng kim ngạch xk còn tương đối thấp. Với một thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng như EU thì kim ngạch đạt được của công ty sang thị trường này là không đáng kể. + Nghiên cứu và dự báo về thị trường chưa sâu. Hoạt động nghiên cứu và dự báo thị trường là một hoạt động rất quan trọng, càng quan trọng hơn khi đó là thị trường Eu ( Một thị trường đầy tiềm năng nhưng cũng rất phức tạp). Trong những năm vừa qua công ty cũng đã tiến hành những hoạt động nghiên cứu và dự báo về thị trường EU song những hoạt động này là chưa sâu, chưa đi vào trọng tâm cụ thể. Do nhiều nguyên nhân khác nhau cho nên thông tin mà công ty thu thập được chỉ là thông tin thứ cấp do đó tạo ra độ trể của thông tin. Do việc nghiên cứu thông tin về thị trường EU chưa sâu do đó việc đáp ứng yêu cầu của khách hàng được thực hiện chưa tốt, điều này đôi khi đã gây ra tình trạng ứ đọng hàng, dư thừa hàng hoá trong khi một số thị trường đang có nhu cầu cao. Như vậy việc nghiên cứu và tìm hiểu thị trường chưa sâu là một trong những hạn chế của hoạt động thúc đẩy xk mà công ty tiến hành. + Chất lượng sản phẩm không đồng đều giữa các lô, giá thành sản phẩm còn cao. Sản phẩm của công ty chủ yếu phần lớn được làm từ thủ công, công ty chưa áp dụng nhiều máy móc, thiết bị công nghệ vào việc sản xuất do đó chất lượng sản phẩm đôi khi không đồng đều giữa các lô hàng, công ty chưa tận dụng được tính kinh tế theo quy mô do đó giá cả sản phẩm tương đối cao so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. + Hoạt động xúc tiến thương mại chưa được công ty chú trọng và quan tâm. Chúng ta không thể phủ nhận vai trò của hoạt động xúc tiến thương mại, song để tiến hành được những hoạt động này khi thúc đẩy xk hàng hoá sang thị trường nước ngoài thì phải cần một nguồn tài chính nhất định. Với điều kiện tài chính hiện tại của công ty thì khả năng tự xây dựng cho mình một chương trình xúc tiến trên thị trường EU là điều khó khăn, vì vậy trong những năm tới công ty cần huy động nguồn lực qua đó đầu tư hơn nữa cho hoạt động xúc tiến thương mại của mình. + Công ty chưa có sự đa dạng về hình thức xuất khẩu. Hình thức xk sang thị trường EU mà công ty đang áp dụng chủ yếu là xk trực tiếp và một phần nhỏ xk tại chỗ. Sẽ là rủi ro cho công ty nếu có những sự biến động thị trường tác động đến 2 hình thức xk này vì vậy với việc áp dụng 2 phương thức thâm nhập là một hạn chế của công ty trong hoạt động thúc đẩy xk của mình. Trong những năm tới công ty cần từng bước đa dạng hoá các hình thức xk của mình. + Một số lô hàng còn bị trả về do những sai sót trong quá trình thực hiện hợp đồng. Ví dụ: Trong hợp đồng số 04062004 / JL- BH ngày 28/06/2004 về việc xuất khẩu hàng mỹ nghệ giữa công ty phomex và công ty Joalife nhật bản với tổng số mặt hàng lên đến 22820 chiếc nhưng trong quá trình thực hiện hợp đồng có sai sót về kẻ mã hiệu không đúng, cách đóng gói chưa đúng yêu cầu do đó việc thông quán gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài ra công ty còn có những hạn chế nhất định trong quá trình sản xuất sản phẩm theo yêu cầu mà hợp đồng đã ký kết điều này ảnh hưởng rất lớn kết quả hoạt động thúc đẩy xk mà công ty tiến hành. Hoạt động thúc đẩy xk sang một thị trường không phải là những hoạt động đơn giản, không thể tiến hành một sớm một chyều và nó cũng cần nguồn tài chính nhất định. EU nổi tiếng là một thị trường khó tính, sự khó tính của thị trường này thể hiện ở quy định nghiêm ngặt cho một sản phẩm nhập khẩu, đây là một thị trường mở do đó sức cạnh tranh trên thị trường này là vô cùng gay gắt. Tuy vậy do tiềm lực tài chính không lớn nếu không muốn nói là nhỏ, sự hiểu biết về EU còn chưa sâu sắc thì đây là những mặt hạn chế tồn tại ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động thúc đẩy xk sang EU của công ty. 2.3.3 Nguyên nhân + Việc huy động vốn chưa tốt. Một thực tế hiện nay là nguồn tài chính của công ty còn khá khiêm tốn, nếu so với các công ty cạnh tranh của Nhật Bản, Trung Quốc, thì đây là một bất lợi. Với nguồn tài chính hiện có thì sẽ là rất khó khăn cho công ty khi mở rộng quy mô sản xuất cũng như xây dựng chương trình xúc tiến quy mô, Để giải quyết vấn đề này thì công ty cần sử dụng nhiều phương thức huy động vốn. Song thực tế hiện tại thì hoạt động huy động vôn của công ty còn nhiều bất cập số lượng vốn mới được huy động để đưa vào hoạt động sản xuất là không lớn do đó quy mô sản xuất của công ty con nhỏ. Vì vậy Việc huy động vốn chưa tốt là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô sản xuất qua đó ảnh hưởng đến kim ngạch xk, giá cả sản phẩm (do không tận dụng được lợi thế của tính kinh tế theo quy mô). + Trình độ đội ngũ cán bộ nhân viên trong công ty còn hạn chế đặc biệt là cán bộ chuyên trách về nghiệp vụ ngoại thương. Để hoạt động thúc đẩy diễn ra thuận lợi và mang lại hiệu quả thì yếu tố con người tham gia hoạt động thúc đẩy là rất quan trọng, mặc dù trong những năm vừa qua công ty cũng đã mở nhiều lớp tập huấn đào tạo cho đội ngũ cán bộ nhân viên, song nếu xét về mặt bằng chung thì trình độ của họ còn bắt cập. Chính trình độ hạn chế của đội ngũ nhân viên trong công ty là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động thu thập và xử lý thông tin, ảnh hưởng đến hoạt động xúc tiến thương mại mà công ty tiến hành, ảnh hưởng đến việc thực hiện các hợp đồng xk mà công ty đã ký kết. + Tiêu chuẩn, rào cản khắt khe mà EU đặt ra cho sản phẩm nhập khẩu. EU là một thị trường khó tính, tại đây sản phẩm muốn được thâm nhập thành công phải đảm bảo những chỉ số kỹ thuật nhất định do chính EU đặt ra. Để bảo vệ quyền lợi ngngười tiêu dùng, EU đã đặt ra hàng loạt các tiêu chuẩn của một sản phẩm an toàn. Có thể nói các tiêu chuẩn có tính chung thống nhất cho toàn khối và đây là một rào cản rất lớn hạn chế sản phẩm nhập khẩu của công ty vào thị trường này. Đây là các quy định có tính pháp lý của EU về chất lượng sản phẩm, về tiêu chuẩn an toàn môi trường,về nhãn hiệu hàng hoá, xuất xứ hàng hoá, các quy định bao bì và phế thải bao bì, quy định về sản phẩm an toàn, các quy định về bảo vệ người tiêu dùng …. Các quy định này là rất khắt khe, để đáp ứng được nó, các doanh nghiệp cần có dây chuyền sản xuất với mức độ hiện đại nhất định. Với năng lực hiện tại của công ty thì còn có những hạn chế nhất định trong việc đáp ứng các quy định này, công ty cũng đang từng bước xây dựng chứng chỉ quốc tế ISO nhưng hiện tại công ty vẫn chưa đạt được chứng nhận quốc tế này. Ngoài ra vì vấn đề tài chính nên công ty cũng chưa có sự quan tâm đúng mức đên vấn đề xử lý môi trường trong và sau quá trình sản xuất, vấn đề xây dựng và bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá trên thị trường EU. Chính sự khắt khe, khó tính cũng như tiêu cao mà EU đặt ra cho sản phẩm nhập khẩu là nguyên nhân lớn ảnh hưởng đến hoạt động thúc đẩy xk sang EU của công ty phomex.Với thực tế hiện tại công ty chưa thể đáp ứng toàn diện các quy định mà EU đặt ra với thực tế này sẽ là rất khó khăn cho công ty khi tiến hành các hoạt động thúc đẩy xk của mình sang thị trường EU, điều này là một hạn chế rất lớn trong việc thâm nhập và xk vào EU của công ty. Trong những năm tới muốn thành thâm nhập thành công hơn nữa vào thị trường này công ty Phomex cần có sự đổi mới quy trình sản xuất theo hướng thích nghi và đáp ứng của tiêu chuẩn mà EU đặt ra, xây dựng cho mình các bộ tiêu chuẩn quốc tế. + Nguyên nhân từ phía nhà nước: Ngoài các nguyên nhân xuất phát từ phía bản thân DN, thì trong thời gian qua công ty cũng gặp những khó khăn nhất định do sự thay đổi chính sách của nhà nuớc, và những thay đổi này là nguyên nhân của những hạn chế mà công ty gặp phải trong hoạt động thúc đẩy xk của mình. Sự thay đổi về cơ chế chính sách của nhà nuớc thể hiện ở quy định nới lỏng hơn mà nhà nước áp dụng cho các DN tham gia xk qua đó đã tăng số lượng các DN tham gia vào hoạt động xk nói chung cũng như hoạt động xk đồ gốm sứ nói riêng. Nguyên nhân từ phía nhà nước còn thể hiện ở các văn bản pháp lý kinh tế nhà nước quy định, nhiều nảy sinh chồng chéo song không ổn định, các văn bản còn rờm rà khó hiếu thiếu tính nhất quán. Ngoài những khó khăn hạn chế trên công ty cũng gặp những khó khăn mang tính vĩ mô qua đó ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường EU, ảnh hưởng đến hoạt động thúc đẩy xk sang thị trường EU của công ty phomex. Chúng ta biết để xuất khẩu và thâm nhập sang thị trường EU không phải là chuyện dễ, để làm được điều này đòi hỏi một công ty phải giảm chịu rủi ro tài chính nhất định (đó là chi phí thâm nhập thị trường). Tuy vậy với nguồn tài chính hiện có thì đây là một bất lợi của công ty so với các công ty khác (đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu gốm sữ của Nhật Bản, Trung Quốc với nguồn tài chính hùng mạnh). Với những khó khăn đó đòi hỏi Nhà nước phải có chính sách hỗ trợ vĩ mô cho công ty nói riêng cũng như ngành thủ công mĩ nghệ nói chung, sự hỗ trợ của nhà nước phải tuân thủ các cam kết với WTO. Tuy vậy thực tế hiện nay những hỗ trợ như thế này của Nhà nước là chưa thực sự rõ ràng, nó chưa thực sự được coi là liều thuốc kích thích hỗ trợ các doanh nghiệp vì vậy đêy góp phần thúc đẩy hoạt động xk của các công ty nói chung cũng như của công ty phomex nói riêng sang thị trường EU thi nhà nước cần có những biện pháp hỗ trợ thiết thực hơn nữa. Tóm lại, trong những năm gần đây công ty đã có những bước tiến lớn trong quá trình sản xuất thâm nhập thị trường nước ngoài, công ty đã mạnh dạn tiến hành và thu được những thành công nhất định trong hoạt động thúc đẩy xk của mình, trong đó EU nổi lên như là một thị trường chiến lược của công ty. Thực tế thì hoạt động thúc đẩy xuất khẩu của công ty sang EU đã thu được những thành công nhất định, liên tục trong các năm số lượng xuất khẩu sang thị trường này năm sau cao hơn năm trước, tỷ trọng so với các thị trường khác tăng nhanh hơn các năm. Tuy vậy bên cạnh những kết quả đạt được thì hoạt động thúc đẩy xk mà công ty tiến hành đối với thị truờng EU cũng gặp những hạn chế và tồn tại nhất, cụ thể đó là việc kim ngạch xk còn nhỏ, hoạt động nghiên cứu thị trường và tìm hiểu thông tin còn tiến hành chưa sâu, hình thức xk của công ty sang EU còn đơn điệu, một số lô hàng còn gặp trục trặc trong quá trình xk do không tuân thủ hợp đồng, và một số hạn chế khác. Sở dĩ công ty gặp những khó khăn hạn chế đó trong hoạt động thúc đẩy xk là do những nguyên nhân nhất định, trong số các nguyên nhân đó có những nguyên nhân xuất pháp từ bản thân DN ( như việc huy động vốn DN tiến hành chưa tốt, trình độ của đội ngũ cán bộ DN còn hạn chế ) , thì cũng có những nguyên nhân xuất phát từ bên ngoài DN như ( Các cơ chế chính sách của nhà nước thường thay đổi, các văn bản pháp lý mà nhà nước quy định còn chồng chéo, các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu còn rờm rà, các hỗ trợ của nhà nước cho các DN là chưa thực sự rõ ràng, các quy định và tiêu chuẩn mà EU đặt ra cho sản phẩm nhập khẩu là rất nghiêm ngặt…) Chính vì vậy trong những năm tới để nâng cao hiệu quả hơn nữa của hoạt động thúc đẩy xk của công ty thị trường EU Công ty phomex cần có các giải pháp thúc hoạt động xk mạnh tay và có chiến lược hơn nữa. Sau đây em xin đề xuất một số giải pháp nhỏ nhằm gia tăng tính cạnh tranh của công ty, qua đó thúc đẩy hoạt động xk của công ty sang thị trường EU. CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XK CỦA CÔNG TY TNHH GỐM SỨ BÁT TRÀNG PHOMEX SANG THỊ TRƯỜNG EU TRONG NHỮNG NĂM TỚI 3.1. Triển vọng XK sang EU của công ty trong thời gian tới EU là một thị trường đầy tiềm năng cho mọi công ty xk (công ty phomex cũng không nằm ngoài số đó). Đây là một thị trường chung liên khối với 27 quốc gia thành viên ở thời điểm hiện tại (dự kiến trong tương lai còn tăng lên ), là một thị trưòng với hàng trăm triệu người tiêu dùng có mức thu nhập cao và có sở thích mua sắm lớn. Như vậy có thể nói EU là một thị trường có sức cầu vô cùng lớn. Ngoài ra trong những năm gần đây EU đã có những chính sách thương mại ngoại khối, chính sách thương mại điều chỉnh quan hệ với Châu Á trong đó có VN theo hướng thông thoáng hơn, VN và EU đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với cộng đồng Châu  (EC) vào ngày 22-10-1990, EU đã chính thức công nhận VN là nền kinh tế thị trường. Chính những tiền đề thuận lợi trên cho thấy tiềm năng xk vào EU của các doanh nghiệp VN. Công ty TNHH gốm sứ Bát Tràng phomex là một trong những công ty của VN tham gia vào việc sản xuất và xk gốm sứ, công ty đã có những lợi thế nhất định của riêng mình. Nhận thức được tiềm năng của thị trường lớn của thị trường EU trong những năm vừa qua công ty đã từng bước thâm nhập và tiến hành những hoạt động thúc đẩy xk sang thị trường này, song với khả năng hiện tại cũng như tiềm năng vô cùng to lớn của thị trường này thì những gì đạt được của công ty là còn khá kiêm tốn. Chình vì vậy trong tương lai công ty cần có biện pháp mạnh tay hơn nữa khi xk sang thị trường này. Như vậy với điều kiện hiện tại và những gì đã làm được hiện tại thì tiềm năng xk sang thị trường EU của công ty phomex là vô cùng lớn. Nhận thức được tiềm năng vô cùng to lớn của thị trường EU công ty phomex đã xây dựng cho mình chỉ tiêu xk vào thị trường này. 3.2. Mục tiêu và phương hướng hoạt động của công ty trong những năm tới. Với mục tiêu lớn nhất là phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh,công ty phải xác định hướng đi và lựa chọn chiến lược, sách lược đúng đắn trong từng giai đoạn. Trong giai đoạn tới, công ty đề ra mục tiêu và phương hướng kinh doanh từ 2008-2013. Trong đó công ty vạch ra chiến lược cụ thể cho mình khi tiếp cận và xk sang EU. Bảng 9: Kế hoạch kinh doanh xuất khẩu của công ty Phomex (2008-2013) (Đơn vị: tỷ đồng) CÁC CHỈ TIÊU NĂM 2008 2009 2010 2011 2012 2013 DT từ xk 6 7 8,5 9,5 12.4 13,8 XK sang EU 3,2 4,1 4.7 5,3 7,4 8,6 Thị trường khác 2,8 2,9 3,8 4,2 5 5,2 Nộp ngân sách 0,42 0,45 0,48 0,53 0,62 0,71 Nguồn : Bản kế hoạch kinh doanh trong thời gian tới - Phòng kế toán năm 2007) Để thực hiện những mục tiêu trên, công ty cần thực hiện các mục tiêu và các công tác lớn sau: + Công tác sản xuất kinh doanh * Nghiên cứu thị trường trong nước, củng cố tổ chức lại các cơ sở sản xuất hàng hoá xuất khẩu ổn định lâu dài, tạo niềm tin cho khách hàng đối với các mặt hàng chính. * Triệt để khai thác tiềm năng của công ty về cơ sở vật chất kỹ thuật, lợi thế kinh doanh, nguồn vốn và nguồn lao động sẵn có. Công ty cần tận dụng triệt những lợi thế sẵn có của mình. * Nghiên cứu thị trường cụ thể của các mặt hàng chiến lược trên các khía cạnh: đặc điểm kinh tế của sản phẩm, các nhân tố cạnh tranh chủ yếu, các đối thủ tiềm năng… Từ đó vạch ra các chính sách cụ thể cho từng thị trường và các mặt hàng khác nhau. * Tăng cường và mở rộng mối quan hệ với các tham tán thương mại Việt Nam ở nước ngoài và cách Trung tâm xúc tiến thương mại để khai thác các thông tin phục vụ xuất khẩu, xây dựng Website và chuẩn bị cơ sở cần thiết để kinh doanh qua mạng. * Các phòng kinh doanh có kế hoạch thực hiện nhiệm vụ và chỉ tiêu được giao, từ đó có các biện pháp cụ thể để đạt được kế hoạch đề ra, đảm bảo kinh doanh có lãi và bảo toàn vốn đồng thời nâng cao hiện quả trong công tác để đảm bảo thu nhập và đời sống cao hơn cho cán bộ công nhân viên của Công ty. + Công tác quản lý * Tiếp tục quản lý công tác điều hành Ban giám đốc, các phòng ban phải có mục tiêu, chương trình hoạt động cho thời gian tới và có kế hoạch thực hiện phân công nhiệm vụ ngay từ đầu năm 2008. * Cải tiến cơ chế điều hành, cơ chế khoán, cải tiến lề lối làm việc và các quan hệ trong công ty, tạo điều kiện thông thoáng, mềm dẻo, phù hợp với cơ chế thị trường và với tình hình thực tế của Công ty. * Củng cố quan hệ với Ngân hàng, huy động vốn và sử dụng các nguồn vốn một cách hiệu quả, an toàn. * Tăng cường công tác quản lý tài chính, bảo toàn vốn, triệt để tiết kiệm, chi phí hợp lý để đảm bảo kinh doanh có lãi. Tích cực và có các biện pháp cụ thể để thu hồi công nợ. * Thực hiện linh hoạt các chính sách tiền lương, khen thưởng, kỷ luật. + Công tác tổ chức bộ máy * Sắp xếp, điều chỉnh cán bộ công nhân viên cho phù hợp với trình độ và nhu cầu kinh doanh. Căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất kinh doanh bổ sung cán bộ có năng lực cho các bộ phận còn thiếu, phù hợp yêu cầu. Trẻ hoá đội ngũ cán bộ kinh doanh, cán bộ quản lý, cán bộ lãnh đạo để đảm bảo tính kế thừa. 3.3. Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sang thị trường EU của công ty trong thời gian tới 3.3.1. Tìm hiểu và nghiên cứu thị trường EU. EU là một thị trường khó tính và phức tạp, tính phức tạp của thị trường này biểu hiện ở chỗ số lượng các quốc gia thành viên, các tập quán thị hiếu tiêu dùng, ở đặc điểm của kênh phân phối, ở quy định pháp lý chung có tính ràng buộc….Do đó, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp nói chung và Công ty TNHH Gốm Sứ Bát Tràng Phomex nói riêng phải có sự tìm hiểu, nghiên cứu về thị trường này trước khi xuất khẩu hàng hóa. Công ty muốn thâm nhập và xk thành công sang thị trường EU đòi hỏi công ty phải có sự hiểu biết nhất định về EU. Qua sự nghiên cứu tìm hiểu đó công ty sẽ xây dựng cho mình chiến lược xúc tiến, thâm nhập trong dài hạn chứ không phải một sớm một chiều. Tiền đề công ty xây dựng một chiến lược thâm nhập đúng đắn là sự hiểu biết kỹ càng về thị trường, một khi công ty xây dựng cho mình một chiến lược xâm nhập đúng đắn dựa trên cơ sở có sự hiểu biết thì khả năng thành công và có chỗ đứng trong lòng ngngười tiêu dùng là rất lớn. Cụ thể : Qua việc nghiên cứu phong tục, tập quán thị hiếu ngngười tiêu dùng công ty sẽ xây dựng cho mình chiến lược quảng cáo, khuyếch trương hợp lý (một chương trình quảng cáo, xúc tiến thành công ở thị trường này xong nó có thể thất bại ở thị trường khác. Sở dĩ có điều này là do phong tục tập quán, thị hiếu tiêu dùng ở các thị trường khác nhau là khác nhau). Qua việc nghiên cứu về thu nhập dân cư, văn hóa, thói quen thẩm mỹ công ty sẽ xây dựng cho mình kế hoạch sản xuất với số lượng chủng loại, mẫu mã, giá cả phù hợp với ngngười tiêu dùng (vì có những sản phẩm, mẫu mã, chủng loại, giá cả có thể phù hợp và được chấp nhận ở thị trường này song chưa chắc đã được chấp nhận ở thị trường khác). Qua việc nghiên cứu thị trường công ty sẽ chọn cho mình một thị trường trọng điểm. Chúng ta biết EU là một thị trường rộng lớn với gần 30 quốc gia thành viên, mặc dù EU có những tập quán phong phú chung, song mỗi quốc gia thành viên cũng có những đặc trưng nhất định hơn nữa công ty không thể thâm nhập ồ ạt một lúc sang tất cả các quốc gia này, vì vậy thông qua việc nghiên cứu tìm hiểu EU công ty sẽ có cách nhìn đúng đắn, có sự hiểu biết hơn nữa mỗi quốc gia thành viên. Qua đó lựa chọn cho mình hẹp hơn trọng điểm hơn mà tại đây công ty phát huy ưu điểm và lợi thế nhất. Chính vì vậy điều quan trọng hiện nay khi công ty xuất khẩu hàng hóa sang EU là công ty cần chọn cho mình những thị trường trọng điểm, tại đó công ty phát huy tối đa lợi thế của mình. Như vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu thị trường EU là một việc quan trọng trước tiên mà công ty nên làm. Qua việc nghiên cứu tìm hiểu đó công ty xây dựng cho mình chiến lược phản ứng lâu dài đối với thị trường này. Có như vậy hoạt động, tỷ trọng xk sang thị trường này của công ty mới có tính bền vững. 3.3.2. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước qua đó có những phản ứng kịp thời. Đối thủ cạnh tranh chủ yếu của công ty TNHH Gốm Sứ Bát Tràng Phomex ở thị trường EU là các công ty xuất khẩu gốm sứ trong nước và các công ty xk gốm sứ nước ngoài (chủ yếu là của Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ). Việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh công ty cần nghiên cứu trên các phương dịên sau. 3.3.2.1. Sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Nghiên cứu sản phẩm của đối thủ cạnh tranh là nghiên cứu về chủng loại sản phẩm, mẫu mã, hình dáng sản phẩm. Qua việc nghiên cứu này công ty tìm những khác biệt về sản phẩm của đối thủ cạnh tranh so với công ty mình, qua đó học hỏi thêm về mẫu mã, cải tiến mẫu mã thích hợp. Cần chú ý rằng học hỏi, chứ không phải đánh cắp y nguyên. Qua sản phẩm của đối thủ cạnh tranh công ty cần phát triển thêm những ưu việt trong sản phẩm của họ. Qua đó làm đa dạng và phong phú sản phẩm của chính mình, một mặt vừa khai thác những nét độc đáo sản phẩm của đối thủ, mặt khác vừa tạo tính đặc trưng riêng cho sản phẩm của chính mình. 3.3.2.2. Mục tiêu, chiến lược chính sách marketing của đối thủ cạnh tranh. Qua việc nghiên cứu này sẽ giúp công ty xây dựng cho mình chiến lược thâm nhập thị trường hiệu quả hơn. Đặc biệt công ty cần chú trọng nghiên cứu, tìm hiểu cách khuyếch trương cũng như chính sách marketing của các công ty đã có chỗ đứng nhất định trên thị trường EU, từ đó rút ra những kinh nghiệm cho chính bản thân. 3.3.2.3. Giá cả của đối thủ cạnh tranh. Giá cả luôn là một biện pháp để các công ty hất cẳng nhau ra khỏi thị trường. Công ty sẽ khó có chỗ đứng, sản phẩm sẽ khó được tiêu thụ hơn trên thị trường EU nếu sản phẩm của công ty có giá thành cao hơn so với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh. Vì vậy thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu giá cả của đối thủ cạnh tranh, các chiến lược về giá cả của họ công ty sẽ có biện pháp điều chỉnh giá cả mình phù hợp hơn. Việc điều chỉnh này phải vừa đảm bảo tính cạnh tranh, vừa đảm bảo yếu tố lợi nhuận cho công ty. Như vậy, nghiên cứu tìm hiểu đối thủ cạnh tranh. Qua đó có những điều chỉnh, phản ứng kịp thời là việc nên làm của công ty. Bằng việc này công ty sẽ có những hành động thích hợp qua đó gia tăng sự cạnh tranh thúc đẩy hoạt động xk của mình sang thị trường EU. 3.3.3. Nghiên cứu, tìm hiểu các quy định chung về nhập khẩu sẩn phẩm gốm sứ qua đó có những điều chính cải tiến trong quá trình sản xuất. EU là một thị thường rất khó tính, đây là một thị trường mà quyền lợi của ngngười tiêu dùng rất được coi trọng. Để bảo vệ quyền lợi của ngngười tiêu dùng họ đặt ra hoàng loạt các tiêu chuẩn có tính pháp lý về sản phẩm (như tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn về môi trường, tiêu chuẩn về nhãn hiệu hàng hóa, tiêu chuẩn về bao bì và phế phẩm bao bì, tiêu chuẩn về xuất sứ hàng hóa… ). Mỗi mặt hàng, mỗi sản phẩm có tiêu chuẩn cụ thể khác nhau và để thâm nhập được qua thị trường này đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải đáp ứng được các quy định mà EU đặt ra. Vì vậy để thâm nhập thành công và thúc đẩy xk sang thị trường EU cũng như giảm thiểu rủi ro khi kinh doanh trên thị trường này đòi hỏi công ty cần tìm hiểu các quy định này và có giải pháp để đáp ứng nó. Cụ thể: + Về chất lượng sản phẩm: EU rất coi trọng tiêu chuẩn ISO, đạt được chứng chỉ ISO là một lợi thế rất lớn cho mọi công ty khi xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Hiện tại công ty vẫn chưa đủ tiêu chuẩn để được cấp chứng chỉ này vì vậy trong tương lai công ty cần có định hướng xây dựng và đạt được chứng chỉ này. Đây không phải là công việc có thể thực hiện một sớm một chiều, nó đòi hỏi công ty phải có tìm hiểu về ISO cũng như các bước tiến hành để đạt được nó. + Về vệ sinh môi trường: Công ty cần quan tâm đúng mức hơn nữa về việc vệ sinh môi trường trước, trong và sau quá trình sản xuất. Xem đây là công việc lâu dài và dựa vào kết quả đạt được để tuyên truyền quảng bá sản phẩm của công ty. + Về nhãn hiệu hàng hóa: Công ty cần quan tâm đúng mức hơn nữa về thương hiệu hàng hóa, thương hiệu công ty. Công ty cần nghiên cứu các quy định pháp lý của EU về vấn đề thương hiệu, nhãn hiệu nhằm tránh những rủi ro không cần thiết. Ngoài những vấn đề nêu trên công ty cần nghiên cứu thêm các vấn đề có tính pháp lý liên quan đến sản phẩm của mình, qua đó có những điều chỉnh theo hướng tuân theo. Có như vậy sản phẩm của công ty mới được EU cũng như người tiêu dùng EU chấp nhận. 3.3.4. Đa dạng hóa mẫu mã, chủng loại sản phẩm, tận dụng tối đa tính kinh tế theo quy mô để hạ giá thành sản phẩm Thực tế hiện nay chủng loại cũng như mẫu mã sản phẩm của công ty còn ít, đơn điệu. Đây là một điều hạn chế rất lớn đến sức cạnh tranh của công ty trên thị trường EU. EU là một thị trường có nhu cầu rất cao với thói quen tiêu dùng sản phẩm có vòng đời ngắn, mẫu mã, kích thước đẹp, trong khi các doanh nghiệp xk gốm sứ của Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ đã rất quan tâm và thành công trong vấn đề này (họ lập một bộ phận chuyên về thiết kế trong công ty) vì vậy thực tế hiện nay yêu cầu công ty phải có giải pháp làm phong phú chủng loại sản phẩm, đa dạng hàng hóa mẫu mã. Qua đó tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường EU. Cụ thể: Công ty nên thiết lập một bộ phận chuyên thiết kế sản phẩm mới, bộ phận này có nhiệm vụ nghiên cứu, sáng chế ra sản phẩm, mẫu mã mới. Ngoài ra công ty có thể liên kết với các trường mỹ thuật để đưa những sáng tác nghệ thuật vào thực tiễn sản xuất của mình. Về giá thành sản phẩm do tính chất thủ công trong quá trình sản xuất, cũng như hình thức xuất khẩu chủ yếu là qua các khâu trung gian, do đó giá thành sản phẩm của công ty mặt bằng chung của công ty là cao hơn so với các công ty khác. Vì vậy ngay từ bây giờ công ty cần quan tâm đến vấn đề đưa thiết bị công nghệ vào quá trình sản xuất, tận dụng triệt để tính kinh tế theo quy mô, xây dựng cho mình một chiến lược xuất khẩu trực tiếp thông qua quan hệ lâu dài với bạn hàng với trực tiếp ngngười tiêu dùng (công ty có thể dần dần mở các đại lý bán hàng, các cửa hàng giới thiệu sản phẩm của chính mình ngay trên thị trường EU), qua đó tăng sức cạnh tranh của sản phẩm thôngqua việc cắt giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm. 3.3.5. Liên kết với các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ khác trong nước qua đó cùng nhau tổ chức các hội chợ, quảng bá sản phẩm gốm sứ VN ngay chính tại EU Một thực tế là hiện nay hầu hết các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu gốm sứ VN đều là các doanh nghiệp quy mô nhỏ, mang tính chất thủ công. Với tiềm lực tài chính không lớn cho nên hầu hết các doanh nghiệp này không thể tự mình đứng ra tổ chức một hội chợ, một hoạt động xúc tiến của mình trên thị trường EU. Trong khi với tiềm lực tài chính hùng mạnh, với sự tìm hiểu kỹ càng về thị trường EU các công ty sản xuất gốm sứ của Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ đã có những chương trình xúc tíên quảng bá lớn ngay trên thị trường EU, đồng hành với họ trong các hoạt động xúc tiến là sự hỗ trợ tương tác của hiệp hội, làng nghề, chín phủ. Bằng những hoạt động đó không chỉ họ quảng bá sản phẩm của công ty mình mà còn quảng bá sản phẩm đất nước, con ngngười họ. Với tình hình hiện nay ngoài việc cần có sự hỗ trợ vĩ mô của nhà nước thì công ty cần có sự liên kết với các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ khác trong nước, cùng nhau bắt tay vào xây dựng những chương trình quảng bá có quy mô lớn ngay chính trên thị trường EU. Qua đó một mặt vừa quảng bá thương hiệu của công ty, một mặt quảng bá hình ảnh của đất nước. Chính sự liên kết này một phần nó vừa giảm chi phí cho công ty trong việc xúc tiến quảng bá sản phẩm của mình trên thị trường EU, mặt khác cùng với các công ty trong nước, công ty xây dựng cho mình chiến lược giá cả sản phẩm, qua đó nâng cao sức cạnh tranh thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của mình trên thị trường EU. 3.4. Một số kiến nghị đối với Nhà nước. Ngành thủ công mỹ nghệ nói chung cũng như ngành sản xuất gốm sứ nói riêng là những lĩnh vực sản xuất mang nét truyền thống của đất nước, đây là những hoạt động sản xuất xuất hiện từ lâu đời phản ánh chính bản sắc văn hóa của dân tộc. Việc đẩy mạnh và xuất khẩu mặt hàng này ra thị trường nước ngoài nói chung cũng như thị trường EU nói riêng không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn mang lại những giá trị phi vật chất (văn hóa, nghệ thuật, hình ảnh của đất nước). Thực tế hiện nay các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh gốm sứ trong nước trong đó có công ty TNHH Gốm Sứ Bát Tràng Phomex còn gặp những khó khăn hạn chế nhất định, với thực tế này đòi hỏi nhà nước phải có những biện pháp mang tính vĩ mô giải quyết phần nào những khó khăn. Qua đó thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp. Cụ thể sau đây là một số kiến nghị đối với nhà nước. +Thứ nhất: Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho các DN Phần lớn các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh gốm sứ của Việt Nam đều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay, thủ tục vay vốn rườm rà, số lượng vốn được vay là không lớn, trong khi nguồn vốn tự có còn hạn chế. Tiềm lực tài chính còn yếu kém đã hạn chế rất nhiều đến khả năng sản xuất kinh doanh của công ty. Việt Nam đã là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO, mọi hỗ trợ của nhà nước cho các doanh nghiệp phải tuân thủ các ký kết vì vậy trên cơ sở hợp pháp, được phép nhà nước cần có chính sách hỗ trợ hợp lý cho các doanh nghiệp. Cụ thể như: * Nhà nước tích cực cải cách hoàn thiện hệ thống pháp lý theo hướng nhanh gọn qua đó tạo điều kiện, tạo khung pháp lý hoạt động cho các doanh nghiệp, nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho các DN vừa và nhỏ tiếp cân nguồn vốn vai. * Nhà nước bằng nguồn ngân sách của mình giúp DN trong việc đào tạo nguồn nhân lực có trình độ, tay nghề thông qua việc đầu tư mạnh mẽ tích cực vào giáo dục. * Qua các cơ quan thương mại của mình ở nước ngoài, qua các đại sứ quán nhà nước cung cấp các thông tin về thị trường cho các doanh nghiệp. + Thứ hai: Đẩy mạnh hơn nữa vai trò xúc tiến thương mại của nhà nước. Thực tế này thương hiệu VN chưa được nhiều ngngười biết đến ở thị trường thế giới. Trong khi đó việc quảng bá hình ảnh, sản phẩm ngay trên thị trường nước ngoài là một việc làm vô cùng tốn kém mà không phải bất kỳ công ty nào cũng có khả năng làm (đặc biệt là các công ty sản xuất kinh doanh gốm sứ với tiềm lực tài chính yếu kém). Chính vì vậy chính phủ cần có sự đầu tư nhiều hơn nữa cho các cơ quan xúc tiến thương mại của nhà nước trên thị trường nước ngoài, đây là sự đầu tư về tài chính, về nhân lực. Với việc hỗ trợ này sẽ giảm chi phí rất lớn cho các doanh nghiệp khi tiếp cận thị trường nước ngoài, giảm tính rủi ro và tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm của mình. Với việc quãng bá này nhà nước không chỉ quảng bá cho một công ty riêng biệt nào mà là quãng bá hình ảnh của VN, quãng bá sản phẩm chung của VN qua đó làm cho bạn bè quốc tế biết nhiều hơn về VN Kết Luận VN đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO chúng ta đã và đang trong cuộc hội nhâp sâu rộng với các nền kinh tế khác trên thế giới. Trong công cuộc hội nhập sâu rộng đó chúng ta không thể phủ nhận vai trò của XK, xk trở nên sông còn đối với mỗi doanh nghiệp( công ty phmex cũng không phải là ngoại lệ). Để hoạt động xk diển ra thành công và thu được những kết quả nhất định thì các hoạt động thúc đẩy xk đóng một vai trò vô cùng lớn. Hoạt động thúc đẩy xk là những hành động, giải pháp cụ thể qua đó đẩy mạnh hoạt động xk của công ty. Với mỗi thị trường khác nhau, cũng như điều kiện cụ thể của DN mà các DN tiến hành những hoạt động thúc đẩy xk khác nhau. Gốm sứ là mặt hàng truyền thống của dân tộc ta, việc chúng ta xk mặt hàng này ra thị trường nước ngoài không chỉ có ý nghĩa kinh tế mà nó còn hàm chứa ý nghĩa rất lớn về văn hóa, xã hội, nó là một kênh hữu hiệu quảng bá hình ảnh của đất nước. Công ty TNHH gốm sứ Bát Tràng phomex là một công ty tương đối lớn của VN trong lĩnh vực sản xuất đồ gốm sứ. Trong những năm gần đây công ty đã thu được những thành công nhất định khi tham gia xk sang các thị trường nước ngoài, đặc biệt trong đó EU nổi lên như là một thị trường đầy tiêm năng với công ty. Thực tế trong những năm trở lại đây công ty cũng đã mạnh dạn tiến hành các hoạt động thúc đẩy xk của mình sang thị trường EU và do đó cũng đă thu được những thành công nhất đinh. Song với những kết quả mang lại này nó chưa thực sự xứng đáng với tiềm năng mà thị trường này có thể mang lại. Với tình hình thực tế hiện tại cũng như những khó khăn mang tính vĩ mô nó đă hạn chế rất lớn đến hoạt động thúc đẩy xk sang thị trường EU của công ty do đó nó ảnh hưởng trược tiếp đến kết quả mang lại. Chính vì vậy hơn lúc nào hết công ty cần xây dựng cho mình các biện pháp thúc đẩy xk hợp lý và đúng đắn. Với thực tế đó em xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xk của công ty sang thị trường EU. Do trình độ kiến thức còn nhiều hạn chế nên đề tốt nghiệp chắc chắn không tránh khỏi những sai sót nhất định, vì vậy em mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và các bàn để em có thể hoàn thiên hơn. Ngoài ra trong quá trình thực tập tại cơ sỡ thực tế, cũng như trong quá trình viết chuyên đề em đã nhân được những sự giúp đỡ rất nhiệt tinh của thầy giáo hướng dẫn: T.S. Tạ Văn Lợi, và các anh chị trong công ty. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của mọi người. một mình HN: 04-2008 TÀI LIỆU THAM KHẢO Trần chí thành (2002), Thị trường EU và các khả năng xuất khẩu hàng hóa của VN, nhà xuất bản lao động xã hội TS. Nguyễn Thanh Bình, các quy định pháp lý liên quan đến chính sách sản phẩm trong Mar xuất khẩu Vũ hữu Tửu (2006), Giáo trình nghiệp vụ ngoại thương Nguyễn thị hường (2002), giáo trình kinh doanh quốc tế, nhà xuất bản thống kê Báo cáo tổng kết của công ty TNHH Gốm sứ Bát Tràng phomex giai đoạn 2004 đến 2007 Báo cáo tình hình xk sang thị trường EU của công ty TNHH Gốm sứ Bát Tràng phomex giai đoạn 2004 đến 2007 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN STT Tên Hình Trang Sơ đồ 1 Cơ cấu tổ chức công ty gốm sứ Bát Tràng phomex 31 Sơ đồ 2 Quy trình sản xuất đồ sứ các loại 35 Biểu đồ 1 KN xuất khẩu mặt hàng gốm sứ của công phomex giai đoạn 2005-2007 40 Biểu đồ 2 Kim ngạch xk của công ty phomex sang thị trưòng EU từ năm 2004 - 2007 56 STT Danh Mục Trang Chương II: Lý luận chung về xk và hoạt động thúc đẩy xk 04 Bảng I Kết quả hoạt động SXKD của công ty phomex từ năm 2005- 2007 40 Bảng II Doanh thu của công ty phomex từ năm 2005- 2007 42 Bảng III Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo thị trường của công ty phomex từ năm 2005- 2007 47 Bảng IV Tình hình KDXK của công ty phomex theo từng khu vực của thị trường nước ngoài 48 Bảng V Các mặt hàng xk của công ty phomex từ năm 2005 - 2007 50 Bảng VI Tình hình xk sang thị trường EU của công ty trong những năm gần đây ( từ năm 2004- 2008) 53 Bảng VII Tốc độ tăng kim ngạch xk sang thị trường EU của công ty phomex từ năm 2005- 2007 56 Bảng VIII Tốc độ thị phần trên thị trường EU của công ty phomex 57 Chương III Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xk của công ty TNHH gốm sứ Bát Tràng phomex sang thị trường EU trong những năm tới 65 Bảng ix Kế hoạch kinh doanh xuất khẩu của công ty phom ex 2008-2013 66

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của công ty TNHH gốm sứ Bát Tràng phomex sang thị trường Châu Âu.doc