Đề tài Một số giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu Tràng Tiền Plaza tại Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tràng Tiền

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I:NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU DOANH 3 I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THƯƠNG HIỆU 3 1. Khái niệm về thương hiệu. 3 2. Lịch sử hình thành và phát triển thương hiệu ở Việt Nam 7 2.1 .Giai đoạn trước đổi mới (1982-1989) 7 2.2 .Giai đoạn 10 năm đầu đổi mới (1990-1999) 7 2.3. Giai đoạn tăng tốc và hội nhập ( từ năm 2000 đến nay) 8 3. Phân loại thương hiệu. 10 4. Vai trò của thương hiệu. 11 5. Các tiêu chí đánh giá và phương pháp xác định giá trị thương hiệu doanh nghiệp 15 5. 1. Các tiêu chí đánh giá giá trị thương hiệu doanh nghiệp. 15 5. 2. Phương pháp xác định giá trị thương hiệu Doanh nghiệp 17 II. NỘI DUNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CHO DOANH NGHIỆP THƯƠNG MAI 18 1. Hệ thống pháp luật điều chỉnh về thương hiệu 18 1. 1. Luật pháp quốc tế 18 2. Quy trình xây dựng và phát triển thương hiệu Doanh nghiệp 22 3. Nguyên tắc xây dựng thương hiệu doanh nghiệp 25 4. Một số chiến lược định vị thương hiệu doanh nghiệp 27 5. Các yếu tố tạo dựng thương hiệu doanh nghiệp 28 III. MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CỦA DN TRÊN THẾ GIỚI. 31 1. Kinh nghiệm trong việc đặt tên cho doanh nghiệp. 31 2. Kinh nghiệm trong việc đổi mới hình ảnh về DN 33 3. Khuyến cáo về hàng giả đối với người tiêu dùng 34 4. Tập trung vào đoạn thị trường thích hợp 35 CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TRÀNG TIỀN PLAZA TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI TRÀNG TIỀN 36 I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI TRÀNG TIỀN 36 1. Quá trình hình thành và phát triển. 36 2. Bộ máy tổ chức 38 3. Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề lĩnh vực kinh doanh của Công ty Đầu tư thương mại Tràng tiền. 43 3. 1. Marketing và quản lý khách thuê. 43 3.2. Điều hành và vận hành hoạt động của Công ty .44 4.Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian qua 47 4. 2. Tình hình cho thuê và kinh doanh tại Công ty 47 4. 3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm qua 49 II. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TRÀNG TIỀN PLAZA TẠI CÔNG TY ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI TRÀNG TIỀN. 52 2. Sự cần thiết khách quan phải xây dựng và phát triển thương hiệuTràng tiền Plaza cho Công ty Đầu tư thương mại Tràng tiền. 53 3. Nhận thức của công ty về thương hiệu 54 4. Tình hình xây dựng và đăng ký logo tại Công ty Đầu tư thương mại 56 Tràng Tiền 56 5. Tình hình phát triển thương hiệu cho Công ty trong những năm qua 58 III. Đánh giá tình hình xây dựng và phát triển thương hiệu tại Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tràng tiền. 62 1. Những kết quả đạt được 62 2. Những tồn tại yếu kém. 63 CHƯƠNG III:MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TRÀNG TIỀN PLAZA TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI TRÀNG TIỀN 65 I. ĐỊNH HƯỚNG NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HỘ VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM . 65 II. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI TRÀNG TIỀN 66 III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TRÀNG TIỀN PLAZA CHO CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI TRÀNG TIỀN 68 1. Quy hoạch lại mặt bằng của Tràng Tiền Plaza. .69 2. Mở rộng quy mô hoạt động của Tràng Tiền Plaza 69 3. Định vị lại khách hàng và lựa chọn đơn vị tham gia .70 4. Mở rộng lĩnh vực kinh doanh 70 5. Cần xây dựng một chiến lược thương hiệu trong chiến lược Marketing chung. 70 6. Tràng tiền Plaza cần có những nhận thức hơn nữa về thương hiệu trong toàn thể đội ngữ cán bộ, từ công nhân viên đến lãnh đạo. 73 7. Đăng ký bảo hộ thương hiệu trong và ngoài nước 74 8. Tràng tiền Plaza cần có cách thức quản lý thương hiệu chặt chẽ. 75 9. Hoàn thiện các công cụ phát triển thương hiệu. 77 10. Cần giữ gìn và phát triển thương hiệu một cách bền vững. 78 IV. Một số kiến nghị với nhà nước. 79 1 Xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn thiện, các quy định rõ ràng. 79 2. Nâng cao trình độ của các cán bộ quản lý nhãn hiệu hàng hoá 80 3. Cần cung thông tin mang tính định hướng cho doanh nghiệp. 80 KẾT LUẬN 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO 82 MỞ ĐẦU Thương hiệu - tài sản vô hình là phuơng tiện ghi nhận, bảo vệ và thể hiện thành quả của doanh nghiệp. Nó đem lại sự ổn định và phát triển của thị phần, nâng cao lợi thế cạnh tranh, tạo ra danh tiếng và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Ở Việt Nam chưa lúc nào vấn đề thương hiệu lai được các doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước quan tâm nhiều như hiện nay. Nhất là khi Việt Nam đang nỗ lực đàm phán đa phương nhằm thiết lập nhanh tiến trình gia nhập WTO. Hội nhâp kinh tế tạo ra những cơ hội cũng như nhiều thách thức cho các doanh nghiệp. Hội nhập tạo điều kiện cho các nước phát triển nâng cao cơ hội đào tạo, trình độ kiến thức, kỹ năng nghề tạo điều kiện tiếp nhận chuyển giao công nghệ tiên tiên tiến và tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường. Đối với các Doanh nghiệp Việt Nam, hoạt động với quy mô vừa - nhỏ và tính tổ chức chưa cao sẽ gặp phải nhiều thách thức trong vấn đề cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Để có thể đứng vững trên thương trường, các doanh nghiệp phải coi trọng việc nâng cao năng lực cạnh tranh ở cả thị trường trong nước lẫn nước ngoài. Bên cạnh đổi mới công nghệ, giảm chi phí, tăng năng suất lao động . các doanh nghiệp cần phải xây dựng và phát triển thương hiệu của mình. Tràng Tiền Plaza cũng không nằm ngoài quy luật này. Là một trung tâm thương mại ra đời sớm nhất tại Hà Nội nên ngoài những lợi thế nhận được từ việc đi đầu Tràng Tiền Plaza cũng gặp những khó khăn nhất định. Hiện nay trên thị trường Hà Nội xuất hiện thêm rất nhiều trung tâm thương mại khác với quy mô lớn như: BigC, Vincom, Metro . đã thu hút một số lượng khách không nhỏ của Tràng Tiền Plaza. Vậy làm thế nào để thu hút khách hàng quay lại với Tràng Tiền? Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của TS.Phan Tố Uyên, em đã lựa chọn đề tài “Một số giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu Tràng Tiền Plaza tại Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tràng Tiền.” ã Mục đích nghiên cứu Vận dụng những cơ sở lý thuyết đã được các thầy cô truyền đạt về xây dựng và phát triển để làm rõ thực trạng về vấn đề xây dựng và phát triển thương hiệu Tràng Tiền Plaza của Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Tràng Tiền trong thời gian qua.Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hơn nữa việc phát triển thương hiệu. ã Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Luận văn tập trung nghiên cứu công tác xây dựng và phát triển thương hiệu Tràng Tiền Plaza tại Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Tràng Tiền - Phạm vi nghiên cứu là từ năm 2003 cho đến nay. ã Kết cấu luận văn Chương I: Những vấn đề cơ bản về xây dựng và phát triển thương hiệu doanh nghiệp Chương II: Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu cho Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Tràng Tiền. Chương III: Một số giải pháp và xây dựng và phát triển thương hiệu Tràng Tiền Plaza tại Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Tràng Tiền. CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU DOANH I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THƯƠNG HIỆU 1. Khái niệm về thương hiệu. Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế song song với việc xuất hiện của rất nhiều chủng loại hàng hoá là sự ra đời của hàng nghìn doanh nghiệp. Vì vậy các doanh nghiệp để tồn tại và phát triển cần phải tạo được uy tín đối với khách hàng.Để có được uy tín có rất nhiều con đường sẽ đựơc các Doanh nghiệp lựa chọn nhưng cách hiệu quả nhất đó là cần phải xây dựng thương hiệu dựa trên hàng hoá dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các Doanh nghiệp Việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ. Doanh nghiệp Việt Nam nếu không tạo dựng thương hiệu cho mình thì sẽ không thể đứng vững trên thị trường trong nước cũng như quốc tế. Vậy thương hiệu là gì? Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ:” thương hiệu là một cái tên, từ ngữ, ký hiệu, biểu tượng, hình vẽ thiết kế, .hoặc tập hợp các yếu tố trên nhằm xác định và phân biệt hàng hoá, dịch vụ của một người hoặc một nhóm người bán với hàng hoá dịch vụ của đối thủ cạnh tranh”.Theo quan điểm này thì thương hiệu được tạo thành bởi hai phần: - Phần phát âm được: những yếu tố có thể đọc được và tác động vào thính giác của người nghe - Phần không phát âm được: những yếu tố không thể đọc được mà chỉ có thể cảm nhận bằng thị giác của người tiếp nhận và đó là những hình vẽ, logo . Theo Philip Kotler, Thương hiệu (Brand) là một tên gọi, thuật ngữ, dấu hiệu, biểu tượng, mẫu vẽ hay tổng hợp các thứ đó nhằm nhận diện các hàng hoá hay dịch vụ của một người hay một nhóm người bán và cũng để phân biệt với các hàng hoá và dịch vụ của đối thủ cạnh tranh. Theo David a.Aaker, Một thương hiệu là một cái tên được phân biệt hay một biểu tượng, nhãn hiệu cầu chứng (Trade mark) có dụng ý xác định hàng hoá hay dịch vụ, hoặc của một người bán, hay của một nhóm người bán, và để phân biệt các sản phẩm hay dịch vụ này với các sản phẩm dịch vụ của đối thủ. Ở Việt Nam hiện nay thuật ngữ Thương hiệu đã xuất hiện và được sử dụng rất rộng rãi, tuy nhiên thuật ngữ thương hiệu chưa xuất hiện trong văn bản pháp luật mà chỉ có các thuật ngữ liên quan đến thương hiệu.Và mọi người thường đồng nhất thương hiệu với nhãn hiệu hàng hoá. Nhãn hiệu hàng hoá (trademark) được định nghĩa là một sự xác định riêng biệt của một sản phẩm hay dịch vụ dưới hình thức một tên gọi, từ ngữ, chữ số, tên người, tổ hợp màu sắc, châm ngôn, biểu tượng, hình tượng, dấu hiệu mà một nhà sản xuất khắc, in, đóng dấu, kèm, cặp vào sản phẩm của mình, khiến cho nó được phân biệt với sản phẩm của người khác. Thương hiệu là một thuật ngữ được sử dụng nhiều trong marketing, và là hình thức biểu hiện ra bên ngoài, tạo ra ấn tượng nhằm thể hiện cho những yếu tố bên trong sản phẩm hay chính bản thân doanh nghiệp.Và khi đề cập đến thuật ngữ này nghĩa là đề cập đến một loạt các yếu tố sở hữu trí tuệ : Nhãn hiệu hàng hoá,tên thương mại,tên gọi xuất xứ hàng hoá, chỉ dẫn địa lý.Và để hiểu rõ hơn về thương hiệu thì cần phải hiểu rõ các yếu tố trên. Về Nhãn hiệu hàng hoá, khái niệm được quy định trong điều 785 Bộ luật dân sự:’Nhãn hiệu hàng hoá là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau.Nhãn hiệu hàng hoá có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng màu sắc. Về tên thương mại ,Theo điều 14 Nghị định 54/2000/NĐ-CP quy định tên thương mại được bảo hộ là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: -Là tập hợp các chữ cái, có thể kèm theo chữ số, phát âm được -Có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh. Về chỉ dẫn địa lý, Theo điều 14 Nghị định 54/2000/NĐ-CP quy định: chỉ dẫn địa lý được bảo hộ là thông tin về nguồn gốc địa lý của hàng hoá đáp ứng đủ các điều kiện sau: -Thể hiện dưới dạng một từ ngữ, dấu hiệu, biểu tượng hoặc hình ảnh, dùng để chỉ một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, địa phương thuộc một quốc gia. -Thể hiện trên hàng hoá, bao bì hàng hoá hay giấy tờ giao dịch liên quan tới việc mua bán hàng hoá nhằm chỉ dẫn rằng hàng hoá nói trên có nguồn gốc tại quốc gia vùng lãnh thổ hoặc địa phương mà đặc trưng về chất lượng uy tín danh tiếng hoặc các đặc tính khác của loại hàng hoá này có được chủ yếu do nguồn gốc địa lý tạo nên. Về tên gọi xuất xứ hàng hoá, được quy định tại điều 786 Bộ luật dân sự:’Tên gọi xuất xứ hàng hoá là tên địa lý của nước, địa phương dùng để chỉ xuất xứ của mặt hàng từ nước, địa phương đó với điều kiện những mặt hàng này có các tính chất, chất lượng đặc thù dựa trên các điều kiện địa lý độc đáo và việt bao gồm các yếu tố tự nhiên, con người hoặc kết hợp hai yếu tố đó. Mặc dù thương hiệu được gắn với các yếu tố sở hữu công nghiệp trên nhưng không nên cho rằng khi nhắc đến một trong các yếu tố trên là nhắc đến thương hiệu.Mà cần phải xem xét cụ thể trước khi hiểu ý nghĩa của chúng tránh trường hợp hiện nay thuật ngữ Thương hiệu đựơc sử dụng trong mọi hoàn cảnh gây ra những cách hiểu khác nhau. Hiện nay có rất nhiều quan điểm cho rằng thương hiệu và nhãn hiệu hàng hoá là một. Những nét khác biệt cơ bản giữa thương hiệu và nhãn hiệu hàng hoá được thể hiện: - Khi nói đến thương hiệu thì không chỉ nhắc đến các dấu hiệu. Nhưng với Nhãn hiệu hàng hoá thì khác. Theo khoản 1, điều 6, chương II của Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ: “nhãn hiệu hàng hoá được cấu thành bởi dấu hiệu bất kỳ hoặc sự kết hợp bất kỳ của các dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của một người với hàng hoá dịch vụ của người khác.Dấu hiệu ở đây có thể là từ ngữ, hình ảnh đặc thù hoặc sự kết hợp giữa chúng nhằm gây ấn tượng, dễ nhớ, dễ phân biệt. - Để có một thương hiệu tốt thì việc tạo dựng cần phải trong một thời gian dài và có thể là từ lúc doanh nghiệp bắt đầu đi vào hoạt động kinh doanh đến khi kết thúc. Nhưng để có được một nhãn hiệu thì thời gian sẽ ngắn hơn rất nhiều. - Nhãn hiệu hàng hoá được công nhận bởi cơ quan quản lý: Bộ Khoa học-Công nghệ, Cục Sở hữu trí tuệ và một số cơ quan khác. Thương hiệu được khách hàng cảm nhận và đánh giá. - Thương hiệu khi đã đựơc tạo dựng và quảng bá tốt sẽ tồn tại với thời gian nhưng nhãn hiệu thì khác, nó có giá trị pháp lý trong vòng 10 năm và tồn tại theo vòng đời sản phẩm. - Thương hiệu hàng hoá là yếu tố trừu tượng và phi vật chất. Nó tạo nên giá trị tinh thần như: niềm tin, tự hào, thích thú mà chỉ có người sử dụng sản phẩm đó mới có thể cảm nhận được. Với nhãn hiệu hàng hoá, nó là yếu tố biểu hiện bên ngoài của thương hiệu. Vậy dựa trên những phân tích trên ta có thể hiểu thương hiệu theo Philip Kotler, Thương hiệu (Brand) là một tên gọi, thuật ngữ, dấu hiệu, biểu tượng, mẫu vẽ hay tổng hợp các thứ đó nhằm nhận diện các hàng hoá hay dịch vụ của một người hay một nhóm người bán và cũng để phân biệt với các hàng hoá và dịch vụ của đối thủ cạnh tranh. 2. Lịch sử hình thành và phát triển thương hiệu ở Việt Nam Quá trình phát triển thương hiệu của Việt Nam có thể chia ra làm ba giai đoạn: 2.1. Giai đoạn trước đổi mới (1982-1989) Đây là giai đoạn với nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp, thị trường hàng hoá và dịch vụ không phát triển.Nền kinh tế kế hoạch hoá với quá trình sản xuất do nhà nước chi phối, giao xuống cho các doanh nghiệp.Doanh nghiệp không có quyền quýêt định sản xuất cái gì, cho ai, và như thế nào. Các doanh nghiệp không cần quan tâm đến vấn đề lợi nhuận, lỗ nhà nước bù, mà chỉ cần cố gắng hoàn thành kế hoạch nhà nước giao. Trong giai đoạn này mặc dù vấn đề thương hiệu đã manh nha xuất hiện trong các doanh nghiệp nhưng vẫn chưa được quan tâm.Các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh lấy những tên rất chung và chỉ phân biệt được bằng cách đánh số hoặc gắn với một địa danh nào đó: cửa hàng thương nghiệp (hay mậu dịch) quốc doanh số 1, số 2 .Nhưng cũng có một số tên tuổi đã in đậm trong tâm trí người tiêu dùng và hiện nay vẫn phát triển như: phích nước Rạng Đông, săm lốp cao su Sao vàng .Tổng số giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu hàng hoá trong giai đoạn này là 1550, trung bình gần 200 giấy/năm nhưng những giấy chứng nhận chủ yếu là của người nước ngoài cư trú tại Việt Nam. 2.2 .Giai đoạn 10 năm đầu đổi mới (1990-1999) Đây là giai đoạn nền kinh tế chuyển từ kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường. Khác hẳn với nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, nền kinh tế thị trường với một cơ chế thị trường cạnh tranh khốc liệt buộc các doanh nghiệp từ chỗ phụ thuộc vào nhà nước nay phải tự lo cho sự tồn tại của mình.Khi đó vấn đề thương hiệu mới bắt đầu được các doanh nghiệp thật sự quan tâm

doc87 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6064 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu Tràng Tiền Plaza tại Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tràng Tiền, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
911.800 870.233.100 7 Lîi nhuËn bÊt th­êng 578.943.100 601.233.766 300.921.230 577.900.000 8 Tæng lîi nhuËn 6.102.843.049 7.872.909.746 9.010.010.211 10.388.097.659 9 ThuÕ TNDN 0 0 1.126.251.276 1.298.512.207 0 Lîi nhuËn sau thuÕ 6.102.843.049 7.872.909.746 7.883.758.935 9.089.585.452 11 Tû suÊt lîi nhuËn/doanh thu(%) 33,459 37,967 46,844 47,797 12 Thu nhËp b×nh qu©n(ng­êi/th¸ng) 1.345.000 1.425.000 1.546.000 1.678.000 (Trong năm 2003, 2004 công ty được miễn thuế TNDN và năm 2005, 2006 được giảm 50% còn 12,5%) Nhưng trong năm 2004, 2005 tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đã có sự phát triển mạnh mẽ. Và doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có lãi năm 2004, 2005 lợi nhuận là: 7,872 tỷ đồng, 9,010 tỷ đồng. Trong năm 2005 hoạt động kinh doanh của công ty mặc dù có một số biến động do sự bùng phát trở lại của dịch cúm, nhưng nhìn chung thì công ty cũng đã thực hiện được kế hoạch đề ra của năm 2004. Trong năm 2005 hoạt động kinh doanh của công ty mặc dù có những tiến triển tốt nhưng doanh thu trong năm nay thấp hơn so với năm 2004 và không đạt được kế hoạch đề ra là: 24, 402 tỷ đồng. Doanh thu năm 2005 là 19,.233 tỷ đồng chỉ hoàn thành 78,84% kế hoạch đề ra. Và lợi nhuận trước thuế là : 7,872 tỷ đồng, tăng 105,5% so với kế hoạch 7,497 tỷ đồng Dựa vào chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận cho thấy lợi nhuận đạt đựơc trên Tổng doanh thu cũng như lợi nhuận đạt được so với một đồng vốn bỏ ra. Đây là chỉ tiêu phản ánh chính xác, hiệu quả nhất mà doanh nghiệp đạt được trong kinh doanh. Dựa vào bảng 7 ta có: P’ = Trong đó: - P’: là tỷ suất lợi nhuận P :là lợi nhuận thực hiện DT : là doanh thu đạt được Từ công thức ta có kết quả, Năm 2005: P’= 46,84% cho ta biết Doanh nghiệp cho thuê được100 đồng doanh thu thì thu được 46,84 đồng lợi nhuận. Nếu nhìn vào doanh thu và lợi nhuận thì không phản ánh được hoàn toàn hoạt động kinh doanh nhưng dựa vào Tỷ suất lợi nhuận thì ta thấy doanh nghiệp có sự tiến triển khá tốt. II. Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu Tràng tiền Plaza tại Công ty Đầu tư thương mại Tràng tiền. 1. Đặc điểm của doanh nghiệp Trung tâm thương mại Tràng Tiền là sự kết hợp của hai công ty nhà nước: Tổng công ty Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam -VINACONEX và Công ty Thương mại Hà nội tạo ra sự khác biệt và cũng tạo ra những thuận lợi về mặt chính trị xã hội nhưng cũng tạo ra những khó khăn trong việc đưa thương hiệu Tràng Tiền Plaza ra thị trường nước ngoài Với đặc điểm kinh doanh của công ty là trung tâm thương mại cho thuê mặt bằng kinh doanh và quản lý các khách hàng thuê, Tràng Tiền Plaza đề ra những nội quy bắt buộc đối với doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động kinh doanh của toà nhà. Hiện nay với cấu trúc sáu tầng, Công ty đã từng bước quy hoạch để tạo ra sự hợp lý nhất định đối với các mặt hàng cũng như cho khách hàng khi vào mua hàng. Sự khác biệt nhưng tạo ra những lợi thế cạnh tranh cho Tràng Tiền Plaza đó là việc xây dựng tên thương hiệu. Tràng Tiền Plaza là một sự kết hợp của truyền thống đó là tên “Tràng tiền” một cái tên được coi là nơi tập trung của những tầng lớp giầu có và “Plaza” tạo nên sự hiện đại đặc trưng cho lĩnh vực mà công ty kinh doanh. Với vị trí không phải doanh nghiệp nào cũng có được đã giúp Tràng Tiền Plaza thu hút được số lượng lớn các doanh nghiệp có tên tuổi. Và họ khi đã vào kinh doanh trong toà nhà phải chấp nhận những gì mà Tràng Tiền Plaza đưa ra ngoài mức giá thuê. 2. Sự cần thiết khách quan phải xây dựng và phát triển thương hiệuTràng tiền Plaza cho Công ty Đầu tư thương mại Tràng tiền. Trong xu thế hội nhâp kinh của trong khu vực và thế giới đang diễn ra mạnh mẽ đã tạo ra những cơ hội cũng như nhiều thách thức cho các doanh nghiệp. Hội nhập tạo điều kiện cho các nước phát triển nâng cao cơ hội đào tạo, trình độ kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp đồng thời tạo điều kiện tiếp nhận chuyển giao công nghệ tiên tiên tiến và tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường. Nhưng sẽ là thách thức với các doanh nghiệp Việt Nam khi mà chất lượng hang hoá dịch vụ thấp, giá cả cao, hệ thống phân phối hạn chế, khả năng cạnh tranh yếu. Đối với các Doanh nghiệp Việt Nam hoạt động với quy mô vừa - nhỏ và tính tổ chức chưa cao sẽ gặp phải nhiều thách thức trong vấn đề cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Để có thể đứng vững trên thương trường, các doanh nghiệp phải coi trọng việc nâng cao năng lực cạnh tranh ở cả thị trường trong nước lẫn nước ngoài. Để làm được điều này ngoài đổi mới công nghệ, giảm chi phí, tăng năng suất lao động. . . các doanh nghiệp cần phải xây dựng và phát triển thương hiệu của mình. Tràng Tiền Plaza cũng không nằm ngoài quy luật này. Là một trung tâm thương mại ra đời sớm nhất tại Hà Nội nên ngoài những lợi thế nhận được từ việc đi đầu Tràng Tiền Plaza cũng gặp những khó khăn nhất định. Hiện nay trên thị trường Hà Nội xuất hiện thêm rất nhiều trung tâm thương mại khác với quy mô lớn như : BigC ,Vincom, Metro. . . đã thu hút một số lượng khách không nhỏ của Tràng Tiền Plaza. Vậy làm thế nào để thu hút khách hàng quay lại với Tràng Tiền? Trong điều kiện hội nhập kinh tế hàng hoá từ nước ngoài tràn vào Việt Nam vậy cần phải làm gì để khách hàng tin tưởng về chất lượng và dịch vụ hàng hoá mà Tràng Tiền cung cấp và lựa chọn Tràng Tiền Plaza là nơi đến? . Thương hiệu Tràng tiền có từ thời Pháp thuộc là và nay được đổi thành Tràng Tiền Plaza. Tràng tiền với lợi thế nằm giữa trung tâm thủ đô mang lại cho Tràng Tiền Plaza những vị trí nhất định trong lòng người tiêu dùng. Vì vậy việc phát triển thương hiệu Tràng Tiền Plaza là thật sự cần thiết. Với việc định vị khách hàng mục tiêu là những người trung niên , làm việc nơi công sở, Tràng tiền hướng đến cung cấp những mặt hàng có chất lượng và có thương hiệu trên trị trường thế giới cũng như trong nước. Nhưng thực tế cho thấy hiện nay những khách hàng mục tiêu mà Trang tiền hướng tới lại ít đến với Tràng tiền Plaza. Vậy phát triển hơn nữa thương hiệu Tràng tiền Plaza là sự cần thiết khách quan trong xu thế Tràng tiền muốn củng cố hơn nữa vị thế của mình trên thị trường. Việc phát triển thương hiệu giúp tràng tiền Plaza thu hút khách hàng mới, thu hút vốn đầu tư và thu hút nhân tài đến với mình. Hơn nữa từ việc có thương hiệu Tràng tiền có thể chiếm lĩnh sang những thị trường khác, nâng cao sức cạnh tranh đồng thời đững vững trên thị trường mới. 3. Nhận thức của công ty về thương hiệu Để xây dựng và phát triển đựơc thương hiệu thì từ các cấp lãnh đạo của công ty đến nhân viên cần phải hiểu rõ vai trò to lớn và lợi ích mà thương hiệu mang lại cho công ty của mình. Nhận thức được vai trò to lớn của thương hiệu trong những năm qua công ty đã có những hoạt động nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu của mình. Vì vậy doanh nghiệp đã đang và sẽ có những hoạt động nhằm tạo dựng hình ảnh thương hiệu trong lòng khách hàng. Trước tiên công ty đã có những cuộc hội thảo bàn về vấn đề xây dựng thương hiệu Tràng Tiền Plaza đồng thời nâng cao sự hiểu biết về thương hiệu đến các bộ công nhân viên , và từ đó họ sẽ có ý thức hơn trong việc phát triển thương hiệu của công ty. Đây là một hoạt động rất quan trọng , nó thể hiện tính thống nhất từ các cấp lãnh đạo đến cán bộ nhân viên. Trong thực tế một thương hiệu không thể tự nhiên xuất hiện trên thị trường và tự nhiên được người tiêu dùng biết đến. Vậy Tràng tiền Plaza phải xuất hiện như thế nào trước công chúng? Trong thời gian sắp tới Tràng tiền Plaza sẽ có nhiều hơn các hoạt động tài trợ các chương trình trên truyền hình cũng như các chương trình mang tính nhân đạo. Để khách hàng có được ấn tượng khi mình xuất hiện, Tràng tiền Plaza sẽ xuất hiện với nhiều hình thức khác nhau. Truyền hình là một cách, ngoài ra Tràng tiền Plaza sẽ xuất hiện trên các đầu báo lớn nhằm cung cấp những thông tin mà khách hàng có thể nhận được khi đến với Tràng tiền Plaza. Là một trung tâm có vị trí thuận lợi trong việc thu hút khách nước ngoài khi đến Việt Nam thăm quan, du lịch cũng như sinh sống, Thương hiệu Tràng tiền Plaza sẽ xuất hiện trên các tạp trí dành cho người đi máy bay nhằm tạo sự nhận biết hơn nữa về một trung tâm bên cạnh Hồ Gươm lịch sử. Quan hệ công chúng là một công cụ cũng được Tràng tiền Plaza lựa chọn cho sự xuất hiện và quảng bá hình ảnh của mình. Các hoạt động quan hệ công chúng được lựa chọn bao gồm: đưa ra các báo cáo thường niên, góp quỹ, vận động hội viên, và quản lý các sự kiện đặc biệt. Trong tháng tư và tháng năm năm 2006 Tràng tiền đã tổ chức hoạt động giảm giá hàng hiệu và đã có những bài viết xuất hiện trên Báo Lao động ra ngày 25/4/2006 và Vietnamnet.com nhằm tạo ra những ấn tượng tốt và những dấu ấn trong lòng khách hàng. Công ty tổ chức hoạt động này nhằm hiểu rõ hơn nữa về nhu cầu của khách hàng để công ty có thể lựa chọn những đối tác phù hợp hơn nữa. Trong tương lai không xa Tràng tiền Plaza sẽ có những hoạt động như trên nhằm phát triển thương hiệu của mình cả thị trường trong nước lẫn khu vực. 4. Tình hình xây dựng và đăng ký logo tại Công ty Đầu tư thương mại Tràng Tiền Nhận biết được tầm quan trọng của thương hiệu, trong thời gian qua công ty đã từng bước xây dựng và phát triển thương hiệu. Ngày 24/10/2005 Công ty đã nộp đơn đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ tên thương hiệu Tràng Tiền Plaza. Đơn nộp tại Cục Sở Hữu trí tuệ - Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Đây là logo được Công ty đăng ký bảo hộ tại Cục sở hữu trí tuệ. Về tên nhãn hiệu, TRANGTIEN PLAZA bao gồm chữ TRANGTIEN để chỉ địa danh Tràng tiền. Một con ph ố ở trung tâm thành phố Hà Nội, nằm cạnh Hồ Gươm có tháp rùa soi bóng. Tràng tiền là con phố thương mại nổi tiếng chứa đựng nhiều yếu tố lịch sử với những công trình như: Bách Hoá Tổng Hợp( Nay chính là vị trí trung tâm thương mại Tràng Tiền), hiệu kem Tràng Tiền, Rạp công nhân. Đây là con phố mà bất kỳ một ai lần đầu tiên đặt chân lên Hà Nội đều mong muốn dạo qua. Điều này thể hiện sức thu hút của nó với mọi người . PLAZA có nghĩa là Trung tâm thương mại. Thương hiệu TRANGTIEN PLAZA có một ý nghĩa để chỉ có duy nhất một trung tâm ngay giữa lòng Hà Nội và sẽ không thể nhầm lẫn với một trung tâm khác hay một công trình khác. Về logo, nhìn tổng thể ta có thể nhận thấy nhãn hiệu là một hình tròn đồng tâm nằm trong. Đây là một hình gợi nên sự thu hút hướng tâm rất mạnh của Tràng Tiền Plaza, nói lên đúng tính chất “trung tâm” của Tràng Tiền về cả vị trí lẫn vai trò thương mại. Ở ngay tâm của nhãn hiệu là hình vẽ giản lược của tháp rùa nổi trên mặt hồ gươm xanh. Về nghĩa đen, thì có nghĩa Trung tâm nằm ngay bên cạnh hồ gươm, trung tâm của thủ đô Hà Nội Ngay dưới chân tháp rùa là chân đế màu đỏ vớI hai chữ TT màu trắng nằm trong. Hai chữ này có nghĩa là “ Tràng Tiền” đồng thời cũng có nghĩa là “Trung tâm”. Bản thân màu đỏ cũng biểu tượng cho sự tập trung, tâm điểm của Tràng Tiền Plaza. Nó được đặt dưới chân tháp rùa và bố cục hài hoà với mặt hồ gươm nhằm khẳng định Tràng Tiền có giá trị rất lớn và danh giá có thể sánh cùng với những biểu tượng của Hà Nội. Năm ngôi sao vàng được sắp xếp theo hình vòng cung thể hiện cho sự cao cấp, sang trọng, hiện đại, tiêu chuẩn quốc tế cũng như sự phong phú đa dạng của Tràng Tiền Plaza. Tất cả các yếu tố trên nằm bao gọn trong vòng tròn màu xanh, nhằm liên kết các yếu tố chứa đựng bên trong nó lại với nhau. Chữ VINACONEX màu đen, cong đều theo đường tròn thể hiện cho đơn vị tham gia liên doanh là Tổng Công ty Vinconex . Cung bán nguyệt xanh lơ làm nền cho chữ VINACONEX cũng biểu thị cho thành viên Vinaconex. . Một cung tròn khác nằm bao quanh cung tròn màu xanh lơ được cấu tạo bởI chữ TRANGTIEN màu đen và chữ PLAZA màu trắng nhỏ hơn. Rõ ràng chữ TRANGTIEN màu đen nằm chiếm hẳn một cung tròn phía trên có tác dụng nhấn mạnh và giúp ngườI xem hiểu rằng đây là Tràng Tiền. Cung bán nguyệt màu xanh ghi sẫm làm nền cho chữ PLAZA biểu thị cho đơn vị tham gia liên doanh là Công ty Thương mạI Hà Nội. Ngoài cùng là một nửa đường cong màu đen ôm gọn lấy TRANGTIEN PLAZA. Tóm lại, logo của TRANGTIEN PLAZA chỉ ra rõ được những đặc trưng cơ bản của Trung tâm Thương mại Tràng Tiền về tính chất thương mại, sự tập trung, thu hút, vị trí địa lý, chất lượng cũng như sự đa dạng về mọi mặt. 5. Tình hình phát triển thương hiệu cho Công ty trong những năm qua. Tràng Tiền là một thương hiệu đã gắn với người dân thủ đô từ xa xưa. Và Tràng Tiền Plaza khi được nhắc đến luôn gợi đến cho mọi người ấn tượng đây là nơi giữ lại được những dấu ấn của người Hà Nội xưa và nay. Đây là một lợi thế rất quan trọng ngoài vị trí mà Tràng Tiền Plaza có được. Tràng Tiền Plaza luôn gợi đến cho khách hàng sự tin cậy và uy tín vì vậy khi được xây dựng xong có rất nhiều doanh nghiệp có tên tuổi đã lựa chọn Tràng Tiền Plaza là nơi họ sẽ kinh doanh. Ta biết bất cứ một tên tuổi nào cũng cần hướng đến một bề dày kế thừa. Và Tràng Tiền Plaza đang được kế thừa những giá trị vượt thời gian. Chính điều này đã tạo sự khác biệt, hơn nữa gây ra sự thích thú đối với người tiêu dùng. Nhưng có một điều mà Tràng Tiền Plaza đã làm được đó là gây sự tò mò với khách hàng. Khi mới được thành lập đây là một trung tâm thương mại lớn tại Hà Nội với những tiến bộ về khoa học kỹ thuật mà tại Hà Nội chưa có nhiều: đó là hệ thống cầu thang cuốn và thang máy...Tràng tiền đã là nơi mà du khách muốn đến khi thăm Hà Nội. Và cứ vào cuối tuần dân cư trong khu vực và lân cận đã đến Tràng Tiền Plaza với hai mục đích là mua sắm và thăm quan. Từ việc gây được sự tò mò này đã giúp khách hàng quen thuộc hơn nữa với Tràng Tiền Plaza và dần dần đã được người dân công nhận đây là nơi cung cấp hàng hoá và dịch vụ với chất lượng cao. Sự công nhận đã giúp cho thương hiệu Tràng Tiền Plaza được biết đến rộng rãi. Hơn nữa trong thời gian đó Tràng Tiền Plaza đã có những cách xuất hiện của riêng mình và có những cách để quảng bá cho mình. Đó là tài trợ cho một số chương trình như : xuất hiện trong chương trình Hà Nội xưa và nay và ủng hộ Làng trẻ em SOS.... Từ những hoạt động này đã lấy được những thiện cảm với người tiêu dùng hơn nữa. Sự phát triển của Tràng Tiền Plaza có thể được đánh giá qua các thương hiệu đã lựa chọn Tràng Tiền Plaza là nơi kinh doanh. Hiện nay có rất nhiều thương hiệu nổi tiếng đang kinh doanh tại đây như :Pierre Cardin, John Henry, Forus, Wielli…. Có rất nhiều trung tâm như Tràng Tiền Plaza đã xuất hiện trên thị trường Hà Nội nhưng nếu so sánh về số thương hiệu nổi tiếng kinh doanh trong đó thì Tràng Tiền Plaza được đánh giá là cao hơn. Trong danh sách điều tra về 500 thương hiệu được khách hàng lựa chọn thì Tràng tiền là một trong số đó. Đây là cuộc điều tra trong “Tôn vinh thương hiệu Việt” của năm 2005 diễn ra trung tuần tháng 4 của năm 2006. Điều này cho thấy Tràng Tiền Plaza đã tạo được uy tín trên thị trường , tạo được niềm tin trong lòng khách hàng. Thương hiệu cũng là một lời hứa của doanh nghiệp với khách hàng về chất lượng sản phẩm và dịch vụ kèm theo mà doanh nghiệp cung cấp. Với đặc thù kinh doanh là cho thuê diện tích, sản phẩm mà Tràng Tiền Plaza cung cấp chính là những mặt bằng diện tích kinh doanh. Vậy đâu là lí do mà các doanh nghiệp lựa chọn Tràng Tiền Plaza ? Để có thể cung cấp một mặt bằng tốt nhất cho các doanh nghiệp Tràng Tiền Plaza đã có những cải tiến không ngừng về công nghệ cũng như việc trang trí. Hàng tháng và hàng quý Tràng Tiền Plaza đã tổ chức các trương trình giảm giá, khuyến mại nhằm thu hút khách hàng đến với nhằm thu hút khách hàng đến với doanh nghiệp , và đây là cơ hội doanh nghiệp chinh phục khách hàng. Nhưng kèm theo đó doanh nghiệp phải đảm bảo cung cấp những sản phẩm có nguồn gốc cũng như chất lượng cao nhằm giữ chữ tín cho chính mình cũng như Tràng Tiền Plaza. Nhằm thu hút nhiều hơn nữa các khách hàng mục tiêu , Tràng Tiền Plaza đã mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh ra các vùng khác. Điển hình là một trung tâm thương mại lớn mang thương hiệu Tràng Tiền Plaza đã được xây dựng ở Thanh Hoá và hiện đang xây dựng một trung tâm ở thị xã Hà Đông. Sự phát triển của Tràng Tiền Plaza có thể đánh giá thông qua bảng số liệu vể số lượng các doanh nghiệp tham gia kinh doanh và những thương hiệu kèm theo. Bảng8: Các thương hiệu kinh doanh tại Công ty TNHHDTTMTT STT Lĩnh vực kinh doanh Mỹ phẩm 1 MP & nước hoa: Channel, Boujour, Lancome… Quần áo thời trang 25 TT nhãn hiệu Valentino Creation, Carven Paris 2 Nước hoa & MP Pupa 26 thời trang Exotica 3 MP dodo 27 thời trang Elle 4 MP Piecardin 28 TT Weilli-Valentino 5 MP Debon 29 TT WOW Đồng hồ 30 TT Vera 6 ĐH Seiko, Rado, Omega 31 TT Minoshe Đồng hồ Candino, longiness 32 thời trang Hikosen Cara 7 ĐH Citizen 33 thời trang Triumph 8 ĐH Elegangs 34 thời trang Betoly 9 Đồng hồ Casio 35 thời trang S.bird Kính mắt 36 thời trang trÎ em Kokonor 10 Kính Italia 37 thời trang trẻ em Elle 11 Kính Catier, D&G … 38 thời trang nam John Henry Đồ da 39 thời trang Yishion 12 Đồ da hãng Bonia Nhạc cụ 13 Đồ da Louisa 40 Nhạc cụ Casio 14 Đồ da Balenciaga Đồ chơi-VPP- Vật ảnh 15 Đồ da Piecardin 41 Đồ chơi Tomy &Bandai 16 Đồ da Condoti-Valentino 42 VPP và Mỹ ký Hàn Quốc 17 Cham & Chic 43 Vật ảnh hãng Konica Điện tử - ĐTDĐ Ngành hàng khác 18 Điện tử Sony 44 T.bị và DV chăm sóc SK HoMedic, BioMedic 19 Sp Sony nhập khẩu Sâm, linh chi, chocolate 20 Điện thoại Nokia 45 Sâm, linh chi Hàn Quốc 21 Điện tử - ĐTDĐ LG Thời trang thể thao 46 Sô cô la Bel cholat 22 Giày Converse 47 Chocolate 23 Thời trang thể thao Sport World 24 TT Adidas Nguồn: Phòng tài chính kế toán Công ty TNHH Đầu tư thương mạ III. Đánh giá tình hình xây dựng và phát triển thương hiệu tại Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tràng tiền. 1. Những kết quả đạt được Do nhận thức được tầm quan trọng của thương hiệu, vì vậy công ty đã từng bước hoàn thành các công việc để xây dựng thương hiệu cho mình. Đây là hình thức hợp pháp hoá sự ra đời của một thương hiệu mới trên thị trường. Sự thành công của thương hiệu Tràng Tiền Plaza thể hiện thông qua những thương hiệu nổi tiếng đang kinh doanh trong tràng tiền. Hiện nay có hơn 20 thương hiệu nổi tiếng (Bảng8 ) với những chủng loại hàng hoá phong phú lựa chọn Tràng Tiền Plaza là nơi hoạt động. Các doanh nghiệp đã tin tưởng vào Tràng Tiền Plaza, và hài lòng về những dịch vụ được Tràng Tiền Plaza cung cấp. Hiện nay do diện tích mặt bằng có hạn nhưng lại có thêm rất nhiều doanh nghiệp khác có nhu cầu kinh doanh vì vậy Tràng Tiền Plaza đang điều chỉnh nhằm đưa những tên tuổi nổi tiếng vào kinh doanh. Với nhận thức được tầm quan trọng của thương hiệu, lãnh đạo công ty đã tổ chức các lớp học giúp cho toàn thể cán bộ nhân viên hiểu rõ hơn nữa việc cần thiết phải xây dựng thương hiệu. Điều này giúp những nhân viên thường xuyên tiếp xúc với khách hàng sẽ có thái độ tích cực trong giải quyết những khiếu nại, thắc mắc của khách hàng nhằm tạo được thái độ cởi mở hơn nữa để có thể biết được khách hàng mong muốn điều gì từ phía công ty. Đây cũng là hình thức quảng bá cho thương hiệu của Tràng Tiền Plaza. Lãnh đạo công ty đã xây dựng một triết lý kinh doanh và đó cũng chính là tính cách của thương hiệu Tràng Tiền Plaza, coi khách hàng là trung tâm và là mục tiêu cần phải chinh phục. Về những yếu tố xây dựng thương hiệu, Tràng Tiền Plaza đã đầu tư đúng mức cho việc thiết kế thương hiệu. Nhận thức được sự quan trọng của các yếu tố trên công ty đã đi thuê những người chuyên về thiết kế và lấy ý kiến của những cán bộ có trình độ nhằm tạo nên một logo, biểu tượng. . . phù hợp với triết lý kinh doanh của mình. Song song với công việc này thì việc đăng ký bảo hộ thương hiệu cũng được tiến hành. Bởi đăng ký đòi hỏi mất nhiều thời gian nên công ty đã biết kết hợp nhằm giảm thiểu thời gian cho mình. Kết quả mà công ty đạt được trong thời gian qua được thể hiện qua doanh thu và lợi nhuận qua các năm ở bảng 7. Khi Tràng Tiền Plaza đã có thương hiệu trên thị trường thì tỷ suất lợi nhuận tăng thể hiện việc đầu tư là có hiệu quả, có lãi. 2. Những tồn tại yếu kém. Trong thời gian trước việc xây dựng và phát triển thương hiệu chưa thật sự được các cấp lãnh đạo quan tâm và chú ý. Chính vì vậy sau khi được khánh thành thì Tràng tiền Plaza chưa đáp ứng được nhu cầu thật sự của người dân về việc cung cấp hàng hoá cũng như lựa chọn các doanh nghiệp kinh doanh. Trong thời gian đầu do những khó khăn về giá thuê mặt bằng nên Tràng tiền Plaza đã có những sắp xếp không hợp lý các gian hàng về mặt quy hoạch . Vì là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ nên Tràng Tiền Plaza gặp nhiều khó khăn trong việc mở rộng quy mô hoạt động cũng như quá trình tái đầu tư. Từ khi xuất hiện trên thủ đô Hà Nội đến nay nhìn chung Thương hiệu Tràng tiền Plaza chưa thực sự được biết đến nhiều hơn. Công ty chưa quan tâm đến phát triển thương hiệu, mặc dù có được những lợi thế mà rất nhiều công ty muốn có như: vị trí,tên thương hiệu.... Do cơ chế nhà nước mà Tràng Tiền Plaza chưa có cơ hội hợp tác với các đối tác nước ngoài, có thương hiệu lớn. Vì nếu hợp tác sẽ tạo cho người tiêu dùng những ấn tượng không tốt khi đến với Tràng tiền. Tuy đang trong thời gian chờ đợi phê duyệt đăng ký nhãn hiệu nhưng thời gian này Tràng tiền chưa đăng ký bảo hộ ở nước ngoài. Đây cũng là điều mà Tràng tiền Plaza sẽ thực hiện trong những năm sắp tới. Với sự phát triển mạnh mẽ của Công nghệ thông tin, các doanh nghiệp đã có thêm những phương tiện quảng cáo cho doanh nghiệp của mình đó là Website. Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều xây dựng website của công ty và lấy tên miền chính là tên công ty hay tên viết tắt. Hiện nay tên miền của Tràng tiền đã bị đăng ký, đây cũng là những khó khăn cho công ty trong thời gian hoạt động tới. CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TRÀNG TIỀN PLAZA TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI TRÀNG TIỀN I. ĐỊNH HƯỚNG NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HỘ VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM . Trong những năm gần đây khung pháp luật Việt Nam về Sở hữư trí tuệ (SHTT) trong đó có sở hữu về nhãn hiệu hàng hoá liên tục được bổ sung, sửa đổi để đáp ứng với những nhu cầu phát triển của nền kinh tế và đáp ứng những tiêu chuẩn của hiệp định Trips, yêu cầu của hiệp định thương mại Việt Mỹ. Hiện nay Việt Nam đã có một khung pháp lý tương đối đầy đủ so với quy định của quốc tế về SHTT. Các cơ quan chức năng cũng đang nỗ lực để hoàn thiện hệ thống pháp luật này. Nhất là khi tiến trình gia nhập WTO sắp đến, Cơ quan chức năng đã ban hàng bộ luật dân sự mới ngày 14/9/2005 đã có những điều chỉnh hợp lý, đã tách phần VI thành một phần riêng về sở hữu trí tuệ. Việt Nam cũng đã tham gia ký kết các điều ước quốc tế về SHTT để tạo thuận lợi cho việc hàng hoá của chúng ta được đăng ký và bảo hộ ở những khu vực đó: Công ước Paris (1883) về bảo hộ quyền SHTT; Thoả ước Madrid (1891) về đăng ký nhãn hiệu hàng hoá; Thoả thuận về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền SHTT (gọi tắt là Trips); Hiệp định chung về hợp tác SHTT giữa các nước ASEAN; . Hơn nữa cơ quan chức năng còn tích cực phổ biến pháp luật về thương hiệu, tổ chức huấn luyện nghiệp vụ về thương hiệu để nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp, khuyến khích, đốc thúc các doanh nghiệp đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá. Nhằm giúp doanh nghiệp hiểu rõ được lợi ích của việc đăng ký thương hiệu sản phẩm không những ở trong nước mà còn tại thị trường nước ngoài, vừa qua VCCI đã phối hợp với Phòng Thương mại Châu Âu tại Việt Nam tổ chức hội thảo “Kinh doanh với thị trường EU : Phát triển sản phẩm và thương hiệu cho hàng nông sản và các mặt hàng chủ lực của Việt Nam”. Câu lạc bộ doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao và báo Sài Gòn tiếp thị xây dựng chương trình: “Hỗ trợ doanh nghiệp về năng lực xây dựng và quảng bá thương hiệu”. Chương trình này nhằm khảo sát thực trạng và chuyển giao năng lực xây dựng, quản lý thương hiệu cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đầu năm 2006 đã có một số chương trình trao giải các thương hiệu mạnh Việt Nam, và có những cuộc điều tra về 500 thương hiệu được khách hàng ưa chuộng. Đây là một chương trình hết sức có ý nghĩa nhằm khích lệ tinh th ần cũng như khẳng định đẳng cấp của các doanh nghi Bên cạnh đó các cơ quan chức năng cũng tổ chức các hội chợ , hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia các hội trợ quốc tê để quảng bá, khuyếch trương thương hiệu Việt Nam...Bộ Tài chính vừa có thông tư xác lập quỹ dành cho công tác xúc tiến thương mại hàng năm được ấn định bằng 0,25% kim ngạch xuất khẩu (trừ dầu thô) của cả nước. Theo tính toán của một chuyên gia, tỷ lệ này hiện nay tương đương với khoảng 30 triệu USD. Thông tư của Bộ Tài chính cũng đề ra các nội dung hoạt động xúc tiến thương mại trọng điểm được hỗ trợ, bao gồm: thông tin thương mại, tuyên truyền xuất khẩu và lập trung tâm dữ liệu hỗ trợ doanh nghiệp, tư vấn xuất khẩu,... quảng bá thương hiệu quốc gia và sản phẩm xuất khẩu đặc trưng. Các cơ quan ngôn luận, báo chí cũng đã tích cực góp phần trong việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu Việt Nam. Một số báo có ý thức bảo vệ thương hiệu Việt Nam như Sài Gòn tiếp thị, báo Đại đoàn kết đã liên tục tổ chức và triển lãm rất công phu hàng Việt Nam chất lượng cao. Nhiều tờ báo có những bài khen chê xác đáng về các loại hàng hoá trên thị trường. Báo chí cũng đã mạnh mẽ lên án vạch trần nạn ăn cắp thương hiệu, cảnh báo doanh nghiệp về các nguy cơ và đăng tải các bài hướng dẫn đăng ký SHTT trong nước và quốc tế để bảo vệ thương hiệu Việt Nam. Luật báo chí được bổ sung điều khoản mới:”Cơ quan báo chí, nhà báo, tổ chức cá nhân tung thông tin gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân khác thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật dân sự”. Đây là điều khoản rất cần thiết để bảo vệ các thương hiệu còn non trẻ của Việt Nam, bảo vệ các doanh nghiệp làm ăn chân chính, ngăn chặn việc lợi dụng báo chí để cạnh tranh không lành mạnh đã xảy ra không ít trong thời gian qua. II. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI TRÀNG TIỀN. 1.Mục tiêu hoạt động. - Phấn đấu đến năm 2010 đưa Tràng Tiền Plaza trở thành trung tâm thương mại lớn ở khu vực miền bắc và góp phần quan trọng trong hoạt động thương mại của Thủ đô. - Tạo dựng được môi trường kinh doanh lành mạnh trong Trung tâm, đồng thời đảm bảo sự chấp hành nghiêm chỉnh của các doanh nghiệp trong cung cấp hàng hoá, dịch vụ có chất lượng tốt. - Trong năm 2006, Tràng Tiền Plaza phấn đấu đạt mức doanh thu là 2. Phương hướng hoạt động - Tạo điều kiện cho các thương hiệu lớn tham gia hoạt động kinh doanh trong trung tâm, giúp các doanh nghiệp trong nước học hỏi cách thức tổ chức quản lý. Đồng thời giúp khách hàng trong nước có thêm cơ hội lựa chọn sản phẩm tiêu dùng. - Tổ chức sắp xếp lại mặt bằng kinh doanh nhằm tạo ra tính hệ thống, hơn nữa phải thực hiện tốt chức năng là một trung tâm thương mại lớn của thủ đô. - Áp dụng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào việc quản lý và vận hành hoạt động của Trung tâm như: lắp đặt hệ thống tin học hoá trong quản lý, hệ thống camera, hệ thống cầu thang cuốn và thang máy, hệ thống chiếu sang hiện đại…. III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TRÀNG TIỀN PLAZA CHO CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI TRÀNG TIỀN 1. Quy hoạch lại mặt bằng của Tràng Tiền Plaza. Đây là một hoạt động rất quan trọng trong việc đổi mới hình ảnh của Tràng Tiền Plaza. Sau hơn 5 năm đi vào hoạt động đến nay Tràng Tiền Plaza cần có những thay đổi nhất định trong việc thu hút khách hàng. Vì là công ty đi tiên phong trong kinh doanh trung tâm thương mại nên trong việc quy hoạch cũng không tránh khỏi những thiếu xót. Và đây là cơ hội giúp Tràng Tiền Plaza có những điều chỉnh trong việc quy hoạch mặt bằng. Hiện nay trong Tràng Tiền Plaza có rất nhiều doanh nghiệp chưa thật sự có uy tín trên thị trường ,Việc quy hoạch là cơ hội mà Tràng Tiền Plaza có thể lựa chọn doanh nghiệp đáp ứng được mục tiêu chinh phục nhóm khách hàng mà Tràng Tiền Plaza hướng đến. Quy hoạch mặt bằng đòi hỏi cần có sự hợp lý, đầy khoa học nhằm tạo ra sự thuận tiện cho khách hàng khi vào Tràng Tiền Plaza. Công ty có kế hoạch , hoặc là sẽ tự quy hoạch hoặc là sẽ thuê những chuyên gia chuyên về lĩnh vực này nhằm tạo ra sự thuận tiện cũng như phù hợp với chiến lược kinh doanh của mình. Tràng tiền Plaza phấn đấu sẽ có kế hoạch quy hoạch theo tháng , quý. . . nhằm tạo ra sự mới mẻ cho khách hàng khi đến Tràng tiền Plaza. Bởi khách hàng là người luôn thích sự mới mẻ và sẽ thay đổi theo chiều hướng tích cực, nếu Tràng tiền Plaza thực hiện được điều này tốt sẽ tạo cơ hội cho chính mình trong việc chinh phục khách hàng. 2. Mở rộng quy mô hoạt động của Tràng Tiền Plaza Bất cứ một doanh nghiệp nào để khẳng định sự phát triển của mình đều có kế hoạch tái đầu tư. Tái đầu tư là hoạt động đem lại nhiều hơn nữa lợi nhuận và khẳng định thị phần của doanh nghiệp trên thị trường. Tràng Tiền Plaza không dừng lại ở thị trường Hà Nội , trong tương lai gần các trung tâm mang thương hiệu Tràng Tiền Plaza sẽ xuất hiện tại một số thị trường như :Hà Tây, Thanh Hoá...Đây là một cách mà Tràng Tiền Plaza khẳng định vị thế của mình và thu hút ngày càng nhiều hơn các khách hàng ở các khu vực địa lý khác nhau. Và khi đó khách hàng không phải đến tận thủ đô Hà Nội để mua hàng mà đến trung tâm gần nhà mình nhất. Việc mở rộng quy mô hoạt động sẽ không dừng lại ở đây mà kế hoạch trong tương lai của Tràng tiền Plaza là sẽ thay vì chỉ cho thuê mặt bằng kinh doanh sẽ trở thành nhà cung cấp những mặt hàng và tiếp theo là mời những doanh nghiệp có tên tuổi khác cùng kinh doanh giúp cho có sự phong phú trong cung cấp mặt hàng đến người tiêu dùng. Có rất nhiều doanh nghiệp cũng đang chuyển sang hướng này, bởi họ không muốn phải có sự chia sẻ lợi nhuận cho bất kì doanh nghiệp nào nếu mình có khả năng thực hiện. Tràng tiền Plaza trong tương lai sẽ trở thành nhà phân phối, hoặc sản xuất các mặt hàng hiện đang được kinh doanh trong toà nhà , rồi tổ chức hoạt động kinh doanh như chức năng hiện tại. 3. Định vị lại khách hàng và lựa chọn đơn vị tham gia Định vị lại khách hàng là việc xác định lại khách hàng mục tiêu cho doanh nghiệp. Trước đây khi mới đi vào hoạt động đối tượng khách hàng mà Tràng Tiền Plaza hướng đến không rõ ràng. Công ty hướng đến mọi khách hàng có nhu cầu chi trả. Vì vậy các doanh nghiệp mà họ cho thuê mặt bằng kinh doanh cũng có những hạn chế nhất định, và các sản phẩm được cung cấp ở đây cũng có giá trị rất thấp và rất cao nhưng không phải là những “hàng hiệu”. Mục tiêu của Tràng Tiền Plaza trong thời gian tới sẽ định vị lại khách hàng, họ sẽ tập trung vào nhóm khách hàng có thu nhập cao, là công viên chức, độ tuổi trung niên. Vì vậy Tràng tiền Plaza sẽ lựa chọn lại các doanh nghiệp kinh doanh trong toà nhà, phải là những doanh nghiệp có uy tín trên thị trường, và hàng hoá cung cấp phải có chất lượng cao. Việc định vị lại này sẽ giúp Tràng Tiền Plaza có những kế hoạch thích hợp hơn trong việc chinh phục nhóm khách hàng này. 4. Mở rộng lĩnh vực kinh doanh. Các doanh nghiệp trên thị trường không bao giờ muốn từ bở một cơ hội làm ăn kinh doanh nào, dù nó không thuộc lĩnh vực mình đang hoạt động. Tràng tiền Plaza sẽ mở rộng hoạt động kinh doanh của mình sang lĩnh vực quảng cáo hoặc Gameshow. Hiện nay với mặt tiền rất thuận lợi đây là cơ hội mà Tràng tiền Plaza có thể sự dụng để thực hiện hoạt động quảng cáo cho mình cũng như cho các doanh nghiệp khác nếu có nhu cầu. Tràng tiền Plaza sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp đang hoạt động trong toà nhà nếu có nhu cầu quảng cáo. Trong thời gian tới thương hiệu Tràng tiền Plaza sẽ xuất hiện nhiều trong các Gameshow trên đài truyền hình, và sẽ tổ chức kinh doanh các Gameshow này vì lợi nhuận mà nó đem lại là rất lớn. 5. Cần xây dựng một chiến lược thương hiệu trong chiến lược Marketing chung. Để có một thương hiệu phát triển tốt thì Tràng tiền Plaza cần xây dựng cho mình một chiến lược thương hiệu. Trong chiến lược thương hiệu cần đưa ra kế hoạch mà doanh nghiệp sử dụng nhằm phát triển thương hiệu và chi phí cho quá trình quảng bá này. Nhằm thực hiện tốt chiến lược kinh doanh thì Tràng tiền Plaza cần lựa chon chiến lược thương hiệu thích hợp. Có các chiến lược thương hiệu sau: Chiến lược thương hiệu –sản phẩm Là đặt cho mỗi sản phẩm độc lập một thương hiệu riên biết phù hợp với định vị của thị trường của sản phẩm đó. Công ty A Thương hiệu A Thương hiệu B ......... Thương hiệu N Sản phẩm A Sản phẩm B .......... Sản phẩm N Đoạn thị trường A Đoạn thị trường B ......... Đoạn thị trường N Hình 3 : Sơ đồ cấu trúc thương hiệu- sản phẩm Chiến lược thương hiệu theo dãy: Chính là mở rộng một khái niệm, một ý tưởng hoặc một cảm hứng nhất định cho các sản phẩm khác nhau và cho các thương hiệu khác nhau của công ty Chiến lược thương hiệu nhóm Thương hiệu ý nghĩa và cam kết của thương hiệu các sản phẩm A B c.... n Hình 4: Sơ đồ cấu trúc thương hiệu nhóm Chiến lược thương hiệu hình ô Thương hiệu Các dịch vụ sản phẩm A B C.... N Chính sách quảng bá A B C N Cụ thể cho từng sản phẩm dịch vụ Hình 5: Sơ đồ cấu trúc thương hiệu hình ô Chiến lược thương hiệu nguồn Chiến lược này gần giống với chiến lược thương hiệu hình ô nhưng điểm khác biệt đó là sản phẩm có tên gọi cụ thể. Chiến lược thương hiệu chuẩn Cam kết A Cam kết B Cam kết C Cam kết N Nhóm hàng A Nhóm hàng B nhóm hàng C nhóm hàng N Thương hiệu A Thương hiệu B Thương hiệu C Thương hiệu N THƯƠNG HIỆU CHUẨN Hình 6: Sơ đồ cấu trúc thương hiệu chuẩn Thực tế mỗi chiến lược thương hiệu đều có những thế mạnh điểu yếu riêng, Tràng tiền Plaza nên dựa vào tình hình hoạt động kinh doanh của mình để có sự lựa chọn. Việc lựa chọn chiến lược không phải là có tạo ra phong cách riêng mà là một quyết định chiến lược đầu tư dài hạn cho thương hiệu nhằm nâng cao được uy tínvà lấy được lòng trung thành của khách hàng. Vì vậy Tràng tiền Plaza không thể dựa vào những liệt kê thế mạnh điểm yếu của các chiến lược để chọn. 6. Tràng tiền Plaza cần có những nhận thức hơn nữa về thương hiệu trong toàn thể đội ngữ cán bộ, từ công nhân viên đến lãnh đạo. Vậy để giải quyết tình trạng bức xúc hiện nay về vấn đề xây dựng và bảo vệ thương hiệu, trước hết phải đi từ việc nâng cao nhận thức của Tràng tiền Plaza về vấn đề này. Mỗi thành viên trong doanh nghiệp phải được trang bị những kiến thức cơ bản về thương hiệu, vai trò, vị trí không thể thiếu của thương hiệu, những kỹ năng thực hành cơ bản về xây dựng và quảng bá thương hiệu. . . Cần đặt kế hoạch nâng cao nhận thức về thương hiệu cho các nhân viên trong kế hoạch chung về đào tạo nhân lực của doanh nghiệp. Việc đào tạo phải được lập kế hoạch lâu dài, bài bản chứ không như một phương thuốc giải quyết những vướng mắc tạm thời của doanh nghiệp. Tràng tiền Plaza nên tham khảo cách đào tạo của các công ty nước ngoài, các doanh nghiệp lớn cũng nên tổ chức cho mình một trung tâm đào tạo như các tập đoàn đa quốc gia. Mục đích phải đạt được là mỗi nhân viên phải ý thức rõ rằng trên thương trường, thương hiệu đối với hàng hoá hay dịch vụ của mình cũng mật thiết “như môi với răng”, cần phải được lưu tâm đầu tư và bảo vệ như nhau. Cũng cần nhận thức đúng giá trị to lớn của loại tài sản vô hình này và áp dụng những phương pháp để xác định giá trị đó. Từ đó đặt giá trị thương hiệu trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Nếu xác định được giá trị, thương hiệu có thể trở thành tài sản thế chấp để vay vốn đầu tư phát triển kinh doanh. Việc vốn hoá thương hiệu có tác động tích cực đến tỷ lệ nợ/vốn của doanh nghiệp, nâng cao khả năng thanh toán nợ. Bên cạnh đó, xác định giá trị thương hiệu còn giúp phân bổ ngân sách marketing một cách hợp lý cho từng thương hiệu cụ thể. Xác định giá trị thương hiệu cũng làm cho việc điều tra về tính độc quyền được rõ ràng. Tràng tiền Plaza có thể dựa vào những cơ sở chính sau để định giá thương hiệu: chi phí, thị trường, yếu tố kinh doanh và thiết lập công thức lý thuyết. Những cơ sở này có quan hệ mật thiết với nhau và cần xem xét đồng bộ thì giá trị thương hiệu mới được xác định chính xác. Khi doanh nghiệp nhận thức rõ gía trị của thương hiệu thì trong chiến lược kinh doanh sẽ có quyết sách đúng đắn xây dựng thương hiệu cho từng loại sản phẩm cũng như nỗ lực bảo vệ nó. 7. Đăng ký bảo hộ thương hiệu trong và ngoài nước Để được pháp luật bảo hộ tránh những rủi ro bị xâm phạm thương hiệu như trong thời gian qua, Tràng tiền Plaza nên đăng ký thương hiệu ở nước ngoài. Doanh nghiệp cũng phải quan tâm đến việc đăng ký bảo hộ SHCN ở đâu cho hợp lý và có lợi nhất. Trước khi đăng ký thương hiệu, Tràng tiền Plaza cần xác định thị trường của mình để tìm hiểu luật sở hữu của nước đó. Tràng tiền Plaza cần tìm hiểu quốc gia cần đăng ký thương hiệu nằm trong hệ thống SHTT nào để doanh nghiệp có thể tham gia đăng ký theo hệ thống đó. Bên cạnh đó Tràng tiền Plaza cũng không thể bỏ qua việc đăng ký tên miền trên Internet. Internet đang trở thành thế mạnh trong giao thương quốc tế, trong đó có việc tiếp thị. Một địa chỉ tên miền ngắn gọn, thông dụng dễ truy cập là điểm thuận lợi để doanh nghiệp đưa hình ảnh, thông tin của mình đến với người tiêu dùng, vì thế đây là việc cần làm ngay từ bây giờ. Một hình thức mới là thị trường điện tử ( e- market). Tràng tiền Plaza nên đăng ký vào e – market để trình bày về mình, về sản phẩm của mình. Lợi thế của nó là thu hút được sự quan tâm của người truy cập vào đúng trang web cần tìm thay vì phải chọn lựa giữa muôn vàn website cùng ngành hàng khi họ tìm kiếm. Điều quan trọng là Tràng tiền Plaza cần quan tâm đến tính chuyên nghiệp của mình. Khi người mua mất công tìm công tìm đến trang web của doanh nghiệp thì họ kỳ vọng doanh nghiệp cần trả lời trong 24 – 28 giờ. Thay vì mở văn phòng đại diện ở nước ngoài để quảng bá thương hiệu (chi phí khá cao), Tràng tiền Plaza có thể mở một văn phòng vệ tinh (trade show) cung cấp các thông tin về sản phẩm, hình ảnh, thông tin về doanh nghiệp và là đại diện tiếp thị, nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm mới cho doanh nghiệp. 8. Tràng tiền Plaza cần có cách thức quản lý thương hiệu chặt chẽ. Quản trị thương hiệu là việc quản lý một cách hiệu quả nhận thức của khách hàng và những người có liên quan nhằm tối đa hoá giá trị hoạt động kinh doanh của công ty. Quản trị thương hiệu thường được mọi người coi là việc đổi mới sách suy nghĩ và dường như là cái gì đó rất khó áp dụng vì vậy luôn bị bỏ qua trong quá trình phát triển thương hiệu. Để thương hiệu Tràng tiền Plaza có sự phát triển tốt trên thị trường thì công ty nên có cách thức quản lý thương hiệu chặt chẽ và hợp lý, phù hợp với hoạt động kinh doanh của công ty. Và quản lý thương hiệu hiệu quả cần: Một là:Xác định rõ đối tuợng mục tiêu của thương hiệu Hoạt động này phải mang tính bao quát. Khách hàng là trung tâm của mọi hoạt động của công ty nhưng trong bước này công ty đừng chỉ nghĩ đến duy nhất khách hàng bởi có rất nhóm người liên quan đến thương hiệu của mình. Và khi đó danh sách của Tràng tiền Plaza bao gồm : nhân viên công ty, các đối tác, các cổ đông, các nhà đầu tư.... Hai là: Phải hiểu rõ công ty đang đứng ở vị trí nào. Điều này vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, nếu Tràng tiền Plaza không biết mình đang được khách hàng cảm nhận và đánh giá như thế nào thì Tràng tiền Plaza cũng không thể đoán trước cho tương lai của mình. Hãy thử nghĩ xem, doanh nghiệp mơ hồ về sự tồn tại thương hiệu của mình, có những cái nhìn không trung thực thì trong bao lâu họ sẽ bị loại bỏ trên thị trường?Đây là điều mà Tràng tiền Plaza nên có sự nhận biết sớm nhằm hạn chế những mặt khó khăn để chiếm lấy lòng tin của khách hàng. Và cần phải ghi nhớ rằng thương hiệu không phải là cái tồn tại trên giấy tờ hay trang Web giới thiệu mà nó là thứ tồn tại trong tâm trí khách hàng, và nơi đó sẽ quyết định việc kinh doanh của bạn thành công hay thất bại. Tràng tiền Plaza nên giành nhiều thời gian hơn nữa để nhận diện tình trạng thương hiệu của mình. Ba là: Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và xu hướng thị trường Việc nghiên cứu này đòi hỏi phải kỹ lưỡng. Sự nhận diện xu hướng thị trường giúp doanh nghiệp có những điều chỉnh phù hợp nhằm thoả mãn tốt hơn nữa nhu cầu khách hàng. Doanh nghiệp không chỉ nhận diện xu hướng thị trường trong thời gian trước mắt mà phải có sự nhận diện trong thời gian tới, những năm sắp tới. Trên thị trường hiện nay xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh, vì vậy Tràng tiền Plaza đã bị mất thị phần của mình. Doanh nghiệp cần có sự nghiên cứu kỹ về đối thủ cạnh tranh, để thấy được vì sao khách hàng của mình lại lựa chọn họ là mơi mua sắm. Từ đó hiểu rõ hơn nhu cầu và mong muốn của khách hàng, doanh nghiệp sẽ có những bước đi chính xác hơn. Doanh nghiệp có thể kết hợp ba yếu tố: Doanh nghiệp đang có vị trí nào trên thị trường? Đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp là ai? Xu hướng nào tác động đến thị trường? Giúp doanh nghiệp định vị thương hiệu của mình. Bốn là: Tràng tiền Plaza nên xác định rõ mục tiêu cuả mình. Mục tiêu là thứ mà doanh nghiệp nỗ lực để hướng tới. Một doanh nghiệp muốn thành công cần phải có cái nhìn trung thực về mình từ đó đưa ra mục tiêu thật chính xác. Một thương hiệu mạnh cần phải có sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh và có khả năng thúc đẩy động cơ mua sắm của khách hàng. Tràng tiền Plaza cần phải trả lời được chính xác các câu hỏi sau: Thế mạnh của thương hiệu chúng ta là gi? Tràng tiền Plaza có sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh như thế nào? Những thế mạnh này sẽ ngày càng quan trọng hơn hay giảm đi theo thời gian? Tràng tiền Plaza cần có câu trả lời thực tế nhưng cũng đầy trọng tâm . Những đáp án sẽ giúp Tràng tiền Plaza trong việc chọn hướng đi, nếu Tràng tiền Plaza chia sẻ những câu hỏi với khách hàng và những nhóm người liên quan. Bước năm: Tràng tiền Plaza nên thực hiện những gì đã cam kết. Việc tạo dựng một thương hiệu mong muốn trong tâm trí khách hàng và những người có liên quan sẽ là mộ thách thức rất lớn đối với Tràng tiền Plaza. Vì vậy Tràng tiền Plaza cần phải kiên định với những gì mà mình đã nói và phải thực hiện những lời cam kết trong suốt quá trình xây dựng thương hiệu. 9. Hoàn thiện các công cụ phát triển thương hiệu. Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp đã tạo dựng được thương hiệu cho mình nhưng việc sử dụng tốt các công cụ để xây dựng thương hiệu không phải doanh nghiệp nào cũng sử dụng tốt. Để có một thương hiệu được khách hàng quan tâm vàgiành cho những tình cảm đặc biệt Tràng tiền Plaza phải không ngừng hoàn thiện các công cụ xây dựng thương hiệu: tên thương hiệu( thường được gọi là nhãn hiệu hàng hoá, logo,biểu tượng, câu khẩu hiệu, đoạn nhạc và kiểu dáng thiết kế bao bì. Những yếu tố sau là những thứ khó có thể thay đổi : Tên thương hiệu, logo, biểu tượng. Bởi để những yếu tố này khắc sâu vào tâm trí khách hàng đòi hỏi khoảng thời gian rất lâu , nếu Tràng tiền Plaza muốn thay đổi chúng thì lại phải mất một khoảng thời gian có khi phải lớn hơn trước thì mới lấy được lòng tin của khách hàng. Vì vậy trước khi ra quyết định lựa chọn tên thương hiệu, logo, biểu tượng Tràng tiền Plaza cần phải có sự cân nhắc kỹ, doanh nghiệp có thể tự thiết kế hoặc thuê các chuyên gia có kinh nghiệm nhằm tạo ra một thương hiệu mang tầm cỡ quốc tế. Nhưng những yếu tố này phải đảm bảo, về tên thương hiệu phải dễ đọc, dễ phát âm, dễ đánh vần, truyền tải được những thông tin cần thiết về sản phẩm hoặc dịch vụ, tạo dựng hình ảnh thích hợp cho đối tượng khách hàng mục tiêu,dễ đọc và được pháp luật bảo hộ nhưng để cái tên trở thành một cái tên lớn thì cần có sự khác biệt và được thử thách qua thời gian. Và tên thương hiệu Tràng tiền Plaza đã đạt được những tiêu chí trên. Những yếu tố sau là những thứ có thể thay đổi cho phù hợp với các chiến lược kinh doanh trong từng thời kỳ khác nhau: câu khẩu hiệu, đoạn nhạc và kiểu dáng thiết kế bao bì. Vì vậy Tràng tiền Plaza cần phải không ngừng hoàn thiện yếu tố này. 10. Cần giữ gìn và phát triển thương hiệu một cách bền vững. Tính bền vững ở đây thể hiện sự trường tồn với thời gian và mang lại những ấn tượng tốt đẹp trong lòng khách hàng. Mặc dù thương hiệu Tràng tiền Plaza hiện nay đang trong thời gian chờ đời việc phê duyệt bảo hộ SHCN nhưng có lẽ cái tên Tràng tiền đã rất quen thuộc với ngưòi tiêu dùng trong và ngoài nước ở những năm năm 50 của thế kỷ trước. Tràng tiền khi đó được người Pháp lấy tên là: và sau khi Việt Nam giành độc lập thì Tràng tiền là Bách hoá tổng hợp và nay là Tràng tiền Plaza. Theo thời gian thương hiệu này vẫn được người tiêu dùng tin cậy. Và trong tương lai Tràng tiền Plaza cần phải cố gắng hơn nữa trong việc tạo dựng hình ảnh của mình trong lòng khách hàng để khi họ nhớ đến Hồ Gươm lịch sử sẽ nhớ đến một Tràng tiền Plaza nằm cạnh bên bờ Hồ Gươm. Và để phát triển thương hiệu một cách bền vững Tràng tiền Plaza cần có những kế hoạch kinh doanh hợp lý và phù hợp nhằm đưa thương hiệu Tràng tiền Plaza bay cao hơn nữa. IV. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC 1 Xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn thiện, các quy định rõ ràng. Hiện nay có trên 60 văn bản liên quan đến SHCN,đây là một điều khó cho việc lựa chọn các văn bản để giải quết các tranh chấp giữa các doanh nghiêp. Vì vậy, trong thời gian tới các cơ quan có thẩm quyền cần nhanh chóng cho ra đời luật Sở hữu trí tuệ riêng. Nhà nước cần cải tiến hơn nữa thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá và SHTT khác, đồng thời sớm cải cách tư pháp để việc tố tụng được nhanh chóng và hiệu quả, việc thi hành thực sự được đảm bảo hiệu lực. Cần thực hiện chính sách một cửa trong việc giải quyết khiếu nại vi phạm quyền SHCN. Nên thành lập một bộ phận thường trực chuyên tiếp các đơn thư khiếu nại vi phạm quyền SHCN và chống sản xuất, buôn bán hàng giả. Bên cạnh đó còn tồn tại những quy định chưa thống nhất, gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc thực thi quyền SHCN; cần thống nhất các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành để có hình thức áp dụng chính xác trong công tác kiểm tra, xử lý vi phạm đúng với quy định của pháp luật Nhà nước. Nhà nước cũng cần nhanh chóng bổ sung những quy định về một số vấn đề hiện nay chưa được đề cập đến và làm rõ những quy định còn mập mờ, gây hiểu lầm. Cần bổ sung những văn bản thực thi quyền SHCN cho từng lĩnh vực, bổ sung một số hành vi sử dụng đối tượng SHCN hiện nay chưa được đề cập như: quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi các nhãn hiệu dùng cho các dịch vụ và ban hành cơ chế bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng. Để các doanh nghiệp bị vi phạm yên tâm đầu tư thu thập căn cứ theo kiện, cần có chế tài quy định về đền bù chi phí tiến hành các biện pháp xử lý vi phạm quyền SHCN, cần sửa đổi mức phạt vi phạm quyền SHCN quá thấp hiện nay để nó thực sự có tác dụng răn đe, ngăn chặn. Nhà nước cũng cần đưa ra những quy định về việc mua bán, chuyển nhượng thương hiệu để quản lý chặt chẽ hoạt động này, ngăn chặn những hành vi lừa đảo, chiếm dụng vốn của doanh nghiệp khác. 2. Nâng cao trình độ của các cán bộ quản lý nhãn hiệu hàng hoá Hiện nay do trình độ của các cán bộ chức năng, có thẩm quyền đã gây ra tình trạng việc thực thi luật về sở hữu công nghiệp kém hiệu quả. Chính điều này cũng gây ra việc làm cho các doanh nghiệp có những cách hiểu sai về nhãn hiệu hàng hoá và thương hiệu. Vậy để giải quyết tình trạng trên trước hết nhà nước cần có biện pháp nhằm nâng cao trình độ của cán bộ chức năng thông qua mở các lớp đào tạo nghiệp vụ, giúp họ có những cách hiểu chính xác về các vấn đề. Như vậy sẽ tạo ra được sự thống nhất trong cách hiểu về sở hữu công nghiệp cũng như nhãn hiệu hàng hoá. 3. Cần cung thông tin mang tính định hướng cho doanh nghiệp. Thông tin sức mạnh giúp cho doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trên thị trường. Nhất là trong thời đại hiện nay, khi mà việc giao thương giữa các nưóc diễn ra với tốc độ mạnh mẽ. Vì vậy các cơ quan chức năng cần cung cấp cho các doanh nghiệp những thông tin về những cơ hội trên thị trường nước ngoài, sự thay đổi về những bộ luật cũng như những biến động trên thị trường nhằm giúp cho các doanh nghiệp phát triển.Tuy nhiên ở Việt Nam, kênh thông tin này hoạt động chưa hiệu quả. Đặc biệt những thông tin về xây dựng và bảo vệ thương hiệu hầu như là không được đề cập đến cho đến khi các thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam bị xâm phạm. Do chưa ý thức được vấn đề đăng ký bảo hộ thương hiệu và cũng chưa được Nhà nước khuyến cáo về vấn đề này nên thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam thường có nguy cơ bị đánh cắp. Đây là một thiệt thòi rất lớn đối với các Doanh nghiệp Việt Nam. Vì vậy nhà nước và cơ quan chức năng cần cung cấp cho các doanh nghiệp những thông tin cần thiết về thương hiệu, sở hữu công nghiệp , những bộ luật mà Việt Nam đã tham gia nhằm giúp cho họ tránh được những xâm phạm về bảo hộ sở hữu trí tuệ. KẾT LUẬN Qua phân tích trên ta thấy được tầm quan trọng của thương hiệu và giá trị của nó đối với các doanh nghiệp. Cũng như các thương hiệu khác, Tràng Tiền Plaza đã và đang nỗ lực hết mình nhằm tạo dựng được sự tin tưởng với khách hàng khi đến với trung tâm thương mại. Mặc dù trong thời gian trước công ty chưa thực sự quan tâm đến vấn đề xây dựng và phát triển thương hiệu của mình. Nhưng trong năm 2006, ban lãnh đạo của công ty đã đưa ra các kế hoạch kinh doanh hợp lý nhằm tạo dựng và phát triển hơn nữa thương hiệu Tràng tiền Plaza nhất là trong giai đoạn khi mà nền kinh tế đang hội nhập, Việt Nam sắp gia nhập WTO. Tháng 4/2006 Công ty đã tổ chức hoạt động PR thông qua các bài viết và tổ chức tuần lễ giảm giá hàng hiệu nhằm phát triển thương hiệu của mình. Xin cám ơn các cô chú, anh chị trong công ty đã tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt luận văn của mình. . TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tạo dựng và quản trị thương hiệu- danh tiếng- lợi nhuận,Lê Anh Cường biên soạn, NXB Lao động xã hội. 2. Quản trị tài sản thương hiệu- cuộc chiến giành vị trí trong tâm trí khách hàng, Dương Hữu Mạnh, NXB thống kê. 3. Quản trị thương hiệu hàng hoá-Lý thuyết và thực tiễn, NXB Thống kê, Hà Nội 2005, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 4. Xây dựng và phát triển thương hiệu, NXB Lao động và Xã hội, Hà Nội 2005 5. Doanh nghiệp Việt Nam với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Thống kê, Hà Nội 2004, Bộ kế hoạch đầu tư, Trung tâm thông tin quốc tế kế kế hoạch quốc gia. 6. www. lantabrand. com. , www. vnexpress. net 7. www. vcci. com. vn 8. www. vasep. com. vn 9. www. vietnamnet. vn 10. www. chungta. com 11. www. thuonghieuviet. com 12. Tạp chí thương mại năm 2004, 2005. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu Tràng Tiền Plaza tại Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tràng Tiền.DOC
Luận văn liên quan