Đề tài Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp ba nhận biết biện pháp so sánh trong phân môn luyện từ và câu
1. Kết luận
Dạy luyện từ và câu là việc của chương trình tiếng Việt ở Tiểu học .Nắm vững cách so sánh các em có khả năng diễn đạt các vấn đề trong đời sống hàng ngày , tăng hiệu quả giao tiếp giúp các em vững vàng tự tin trong cuộc sống .
Muốn rèn cho học sinh học tốt trước hết người thầy phải có nghiệp vụ sư phạm tốt, đặc biệt việc phân tích và làm mẫu của cô giáo có ảnh hưởng rất lớn đối với học sinh. Các em sẽ theo dõi lắng nghe. Chính vì vậy thầy cô cũng phải có sự chuẩn bị chu đáo trong các tiết lên lớp.
Giáo viên phải nắm chắc đối tượng học sinh để có những biện pháp dạy học đạt kết quả cao nhất nhằm phát huy hết tính tích cực trong học tập, tổ chức điều khiển khéo léo gây bầu không khí sôi nổi kích thích hứng thú học tập và nâng cao ý thức tự giác của học sinh.
Giáo viên cần phải tìm hiểu chắc nội dung cơ bản của chương trình sách giáo khoa, sách hướng dẫn, sách soạn bài để học sinh nắm vững nội dung bài, hướng dẫn rõ cách so sánh ở từng bài tập cho học sinh hiểu. Thực tế cho thấy sách giáo khoa Tiếng việt, sách soạn bài và sách hướng dẫn phải thừa nhận là có nhiều ưu điểm nổi bật. Tìm hiểu phần hướng dẫn chung trong sách đa số giáo viên đã nắm được cơ bản của phương pháp giảng dạy mới song đi sâu vào từng bài cụ thể thì sự lúng túng và vấp váp lại không ít. Do vậy nắm vững sách, hiểu ý đồ của người biên soạn là quan trọng song chưa đủ còn đòi hỏi đến vai trò chủ động sáng tạo và ứng xử linh hoạt đối với từng đối tượng học sinh khác nhau mới đem lại hiệu quả cao.
Giáo viên giàu lòng yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình gương mẫu trong phương pháp soạn giảng, phát hiện kịp thời những sai sót của học sinh. Giáo viên phải kiên trì uốn nắn, sửa chữa cho học sinh thật tận tình chu đáo.
Giảm bớt hoặc sửa lại câu hỏi cho sát với từng đối tượng học sinh, tránh giảng triền miên, nói nhiều, viết nhiều trong khi học sinh còn yếu.
Luôn động viên khuyến khích học sinh khi các em có tiến bộ. Tổ chức thi đặt câu có hình ảnh so sánh, kể chuyện trong lớp.Yêu cầu mỗi học sinh phải có quyển sổ ghi chép để chép những câu thơ, câu văn, bài thơ, bài văn hay dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Phối hợp nhịp nhàng về chương trình môn luyện từ và câu với các môn học khác như: Tập làm văn, kể chuyện.
Trên đây là việc làm cụ thể của tôi về vấn đề rèn cho học sinh nhận biết biện pháp so sánh của học sinh lớp 3A trường Tiểu học nơi tôi công tác. Vì vậy nếu có thể cải tiến mở rộng cách hướng dẫn thì đề tài này có thể áp dụng tốt khi dạy môn luyện từ và câu.
Thông qua thực tế giảng dạy trên lớp hàng ngày tôi đi đến kết luận rằng: Muốn rèn luyện cho học sinh học tốt môn luyện từ và câu mỗi giáo viên phải thực sự yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình gương mẫu trong phương pháp soạn giảng, luôn luôn trau dồi nghiệp vụ, học hỏi kinh nghiệm của các bạn đồng nghiệp để nâng cao chất lượng dạy và học ở các môn đặc biệt là môn luyện từ và câu ở Tiểu học.
2. khuyến nghị
Qua kinh nghiệm giúp học sinh nhận biết biện pháp so sánh trong phân môn luyện từ và câu. Bản thân tôi thấy rằng cần hướng và rèn cho học sinh những kĩ năng sau:
- Học sinh tự củng cố vốn kiến thức của mình thông qua đọc nhiều sách báo phù hợp với lứa tuổi, xem băng hình, quan sát tranh.
- Cho học sinh giao lưu trực tiếp với các bạn trong lớp, trong trường sau mỗi bài học: "Luyện từ và câu" dạng này để học sinh khắc sâu kiến thức.
- Khi làm bài tập yêu cầu học sinh đọc kỹ đề bài, xác định đúng yêu cầu của bài, phân biệt được chúng thuộc kiểu bài so sánh dạng nào rồi mới bắt tay vào làm bài.
16 trang |
Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 6723 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp ba nhận biết biện pháp so sánh trong phân môn luyện từ và câu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
TÊN
Trang
I.Tóm tắt
2
II.Giới thiệu
3
III.Phương pháp
7
1.Khách thể nghiên cứu
7
2.Thiết kế nghiên cứu
7
3.Quy trình nghiên cứu
7
4.Đo lường và thu thập dữ liệu
7
IV.Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả
8
V.Kết luận và khuyến nghị
9
VI. Tài liệu tham khảo
11
Bài tập kiểm tra
12
Bảng điểm của học sinh
14
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
Tên đề tài: “Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp ba nhận biết biện pháp so sánh trong phân môn luyện từ và câu”
Tóm tắt:
Xuất phát từ yêu cầu đổi mới của đất nước, trong những năm qua Đảng, Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm đến phát triển giáo dục. Một trong những nhiệm vụ cơ bản của giáo dục đào tạo hiện nay là: hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh một cách toàn diện theo mục tiêu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Văn học là một loại hình nghệ thuật lấy ngôn từ làm phương tiện thể hiện. Có khả năng tác động đến đời sống tâm hồn của con người. Trong đó biện pháp so sánh góp một phần không nhỏ làm nên điều này.
Qua phân môn luyện từ và câu biện pháp so sánh có khả năng khắc họa hình ảnh và gây ấn tượng mạnh mẽ làm nên một hình thức miêu tả sinh động, mặt khác so sánh còn có tác dụng làm cho lời nói rõ ràng, cụ thể sinh động, diễn đạt được mọi sắc thái biểu cảm. So sánh còn là phương thức bộc lộ tâm tư tình cảm một cách kín đáo và tế nhị. Như vậy đối với tác phẩm văn học nói chung so sánh mang chức năng nhận thức và biểu cảm.
Nhờ những hình ảnh bóng bảy, ước lệ, dùng cái này để đối chiếu cái kia nhằm diễn tả những ngụ ý nghệ thuật mà so sánh được sử dụng phổ biến trong thơ ca, đặc biệt là thơ viết cho thiếu nhi. So sánh giúp các em hiểu và cảm nhận được những bài thơ, bài văn hay, từ đó góp phần mở mang tri thức làm phong phú về tâm hồn, tạo hứng thú khi viết văn, rèn luyện ý thức, yêu quý Tiếng Việt giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt cho học sinh.
Từ thực trạng trên, việc nghiên cứu tìm ra một số biện pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề trên là hết sức cần thiết. Bản thân là một GV, tôi mạnh dạn tiến hành nghiên cứu và chọn đề tài : “Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp ba nhận biết biện pháp so sánh trong phân môn luyện từ và câu”
Nghiên cứu được tôi tiến hành giáng dạy tại lớp 3A của tôi, tại trường tiểu học Lê Quý Đôn. Kết quả cho thấý tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh sau khi sử dụng đề tài này trong các tiết dạy phân môn luyện từ và câu
Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu đề tài, tôi thống kê phân tích các hướng nghiên cứu biện pháp so sánh trong phân môn: "Luyện từ và câu" của chương trình SGK lớp 3 phục vụ cho việc giảng dạy.
Kiến thức lý thuyết về so sánh được đưa vào giảng dạy trong chương trình lớp 3 ở phân môn: "Luyện từ và câu". Toàn bộ chương trình Tiếng Việt 3 - Tập I đã dạy về so sánh gồm 8 bài với các mô hình sau:
a) Mô hình 1:
So sánh: Sự vật - Sự vật.
b) Mô hình 2:
So sánh: Sự vật - Con người.
c) Mô hình 3:
So sánh: Hoạt động - Hoạt động.
d) Mô hình 4:
So sánh: Âm thanh - Âm thanh.
Tác giả SGK đã giúp học sinh nhận diện dạng, loại và phân biệt hiệu quả so sánh qua các dạng bài tập.
II.Giới thiệu:
2. Tìm hiểu thực Trạng:
a. Về sách giáo khoa:
Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 hiện nay nói chung và phân môn Luyện từ và câu nói riêng còn tồn tại một số điểm chưa hợp lý: mặc dù SGK đã chú trọng phương pháp thực hành nhưng những bài tập sáng tạo vẫn còn ít, đơn điệu, kiến thức dạy học sinh còn mang tính trừu tượng nên học sinh còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình lĩnh hội các kiến thức mới.
b. Về phía giáo viên:
Người giáo viên còn gặp không ít khó khăn như cơ sở vật chất, phương tiện dạy học và tài liệu tham khảo còn ít. Một số bộ phận nhỏ giáo viên vẫn chưa chú trọng quan tâm đến việc lồng ghép trong quá trình dạy học giữa các phân môn của môn Tiếng Việt với nhau, để khơi dậy sự hứng thú học tập và sự tò mò của phân môn này với phân môn khác trong môn Tiếng Việt.
c. Về phía học sinh:
Do khả năng tư duy của học sinh còn dừng lại ở mức độ tư duy đơn giản, trực quan nên việc cảm thụ nghệ thuật so sánh còn hạn chế. Vốn kiến thức văn học của học sinh còn rất hạn chế. Một số em nhận biết về nghệ thuật còn hạn chế, học sinh chỉ mới biết một cách cụ thể. Nên khi tiếp thu về nghệ thuật so sánh rất khó khăn. Vì vậy đòi hỏi người giáo viên cần hướng dẫn một cách tỉ mỉ chu đáo.
* Thực tế chất lượng phân môn Tiếng Việt không cao qua khảo sát chất lượng đầu năm là do một phần lớn các em chưa làm được bài tập Luyện từ và câu “Biện pháp so sánh”.
* Điều đó cho thấy kĩ năng nhận biết về so sánh của học sinh còn hạn chế, và chắc chắn sẽ ảnh hưởng không ít đến việc học tập ở phân môn Luyện từ và câu nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung.
* Trước thực trạng trên, tôi quyết tâm đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân, từ đó đề ra những biện pháp hữu hiệu nhất nhằm nâng cao chất lượng phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 3A.
3. Giải pháp thay thế:
Thực hiện soạn bài kế hoạch bài học dạy luyện từ và câu một cách nghiêm túc, chu đáo.
Soạn bài dạy luyện từ và câu là công việc của GV. Bản chất của hoạt động soạn bài tập là một kế hoạch thực hiện bài học đảm bảo tính khả thi với từng đối tượng HS. Xác định mục tiêu của bài về các phương diện kiến thức, kĩ năng, thái độ. Cần chỉ rõ các hoạt động dạy học cụ thể sẽ thực hiện trong giờ học, cụ thể là từng hoạt động HS làm gì, kết quả cần đạt ra sao, cần củng cố cho HS những kiến thức và kĩ năng nào?
b. Đặt phân môn luyện từ và câu nằm trong mối quan hệ giữa các phân môn khác của Tiếng Việt, đặc biệt là phân môn Tập đọc.
HS muốn làm đúng bài tập thì phải hiểu được yêu cầu của đề bài. Trong các giờ Tập đọc, tập làm văn chúng ta nhấn mạnh các hình ảnh so sánh có trong các bài đọc để học sinh hiểu thêm về biện pháp so sánh.
c. Soạn một số bài tập phù hợp với đặc điểm của học sinh.
Để thực hiện tốt mục tiêu của phân môn luyện từ và câu và tránh áp đặt không cần thiết trong nội dung dạy học, cần chuẩn bị những bài tập phù hợp với HS lớp mình, tương ứng với những phần dạy trong từng bài học. Công việc soạn bài tập đòi hỏi GV phải thống kê được những lỗi sai mà HS thường mắc, soạn bài tập dưới nhiều dạng để tạo hứng thú cho học sinh.
Vì trong SGK có ít bài tập sáng tạo và còn đơn điệu, kiến thức còn mang tính trừu tượng nên giáo viên cần phải sưu tầm nhiều dạng bài sáng tạo và kiến thức cụ thể nói theo tình huống. Vì khi giáo viên đưa, cần đưa lệnh bài tập rõ ràng để học sinh hiểu được mục đích yêu cầu của bài tập.
* Ví dụ 1: Bài tập 1 (Trang 6): Tìm các từ ngữ chỉ sự vật trong khổ thơ sau:
"Tay em đánh răng
Răng trắng hoa nhài
Tay em chải tóc
Tóc ngời ánh mai"
Ta có thể đặt lệnh bài như sau:
a) Tìm các từ ngữ chỉ sự vật trong các khổ thơ sau:
b) Tìm các từ ngữ chỉ vật mà em thường gặp hàng ngày (đồ dùng học sinh). Để học sinh sáng tạo kể tên các sự vật thường gặp.
* Ví dụ 2: Bài tập 2: (Trang 117).
Lệnh của bài: Tìm các từ chỉ đặc điểm trong những câu thơ sau:
Ta có thể thay lệnh: Tìm các từ chỉ đặc điểm của sự vật trong những câu thơ sau.
Khi dạy các phân môn thuộc bộ môn Tiếng Việt người giáo viên cần lồng ghép giữa các phân môn trong môn Tiếng Việt với nhau. Như khi dạy bài Tập đọc: "Hai bàn tay em" SGK Tiếng Việt 3 tập I (Trang 7). Trong bài này có rất nhiều hình ảnh so sánh giáo viên cần nhấn mạnh để gây hứng thú cho tiết tiếp theo của môn: "Luyện từ và câu".
Để học sinh học tốt môn Tiếng Việt đặc biệt là phân môn: "Luyện từ và câu" dạng bài so sánh học sinh cần nắm và làm theo các yêu cầu sau: Đọc kỹ đề bài, xác định đúng yêu cầu của bài sau đó mới làm bài.
Muốn học sinh của mình có một kỹ năng nhận biết biện pháp so sánh vững vàng đòi hỏi người giáo viên phải có nghệ thuật khi hướng dẫn bài mới như:
a) Mô hình 1:
- So sánh: Sự vật - Sự vật.
Mô hình này có các dạng sau:
A như B.
A là B.
A chẳng bằng B.
* Ví dụ: Tìm sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ, câu văn dưới đây:
"Hai bàn tay em
Như hoa đầu cành"
(Huy Cận)
"Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch"
(Vũ Tú Nam)
"Cánh diều như dấu á
Ai vừa tung lên trời"
(Lương Vĩnh Phúc)
"Ơ cái dấu hỏi
Trông ngộ ngộ ghê
Như vành tai nhỏ
Hỏi rồi lắng nghe"
(Phạm Như Hà)
Để làm tốt bài tập này học sinh phải nắm chắc các từ chỉ sự vật, từ đó học sinh sẽ tìm được sự vật so sánh với nhau trong các câu thơ, câu văn trên là:
+ "Hai bàn tay em" so sánh với "hoa đầu cành"
+ "Mặt biển" so sánh với "tấm thảm khổng lồ".
+ "Cánh diều" so sánh với "dấu á"
+ "Dấu hỏi" so sánh với "vành tai nhỏ".
Nếu giáo viên hỏi ngược lại là vì sao "Hai bàn tay em" được so sánh với "Hoa đầu cành" hay vì sao nói "Mặt biển" như "tấm thảm khổng lồ"? Lúc đó giáo viên phải hướng học sinh tìm xem các sự vật so sánh này đều có điểm nào giống nhau, chẳng hạn:
+ Hai bàn tay của bé nhỏ xinh như một bông hoa.
+ Mặt biển và tấm thảm đều phẳng, êm và đẹp.
+ Cánh diều hình cong cong, võng xuống giống hệt như dấu á.
(Giáo viên có thể vẽ lên bảng "Cánh diều" và "Dấu á")
+ Dấu hỏi cong cong, nở rộng ở hai phía trên rồi nhỏ dần chẳng khác gì vành tai. (Giáo viên có thể cho học sinh nhìn vào vành tai bạn).
b) Mô hình 2:
- So sánh: Sự vật - Con người.
Dạng cuả mô hình so sánh này là:
A như B: + A có thể là con người.
+ B sự vật đưa ra làm chuẩn để so sánh.
* Ví dụ: Tìm các hình ảnh so sánh trong các câu dưới đây:
"Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan"
(Hồ Chí Minh)
"Bà như quả ngọt chín rồi
Càng thêm tuổi tác càng tươi lòng vàng".
(Võ Thanh An)
Với dạng bài tập này học sinh sẽ dễ dàng tìm sự vật so sánh với con người nhưng các em chưa giải thích được "Vì sao?". Chính vì thế điều đó giáo viên giúp học sinh tìm được đặc điểm chung của sự vật và con người, chẳng hạn:
"Trẻ em" giống như "búp trên cành". Vì đều là những sự vật còn tươi non đang phát triển đầy sức sống non tơ, chứa chan niềm hy vọng.
"Bà" sống đã lâu, tuổi đã cao giống như "quả ngọt chín rồi" đều phát triển đến độ già giặn có giá trị cao, có ích lợi cho cuộc đời, đáng nâng niu và trân trọng.
c) Mô hình 3:
- So sánh: Hoạt động - Hoạt động.
Mô hình này có dạng như sau:
+ A x B.
+ A như B.
* Ví dụ: Trong các đoạn trích sau, những hoạt động nào được so sánh với nhau:
+ "Con trâu đen lông mượt
Cái sừng nó vênh vênh
Nó cao lớn lênh khênh
Chân đi như đập đất"
(Trần Đăng Khoa)
+ "Cau cao, cao mãi
Tàu vươn giữa trời
Như tay ai vẫy
Hứng làn mưa rơi"
(Ngô Viết Dinh)
Dạng bài này giáo viên giúp học sinh nắm chắc được từ chỉ hoạt động, từ đó học sinh sẽ tìm được các hoạt động được so sánh với nhau. Chẳng hạn:
+ Hoạt động "đi" so sánh với hoạt động "đập đất" qua từ "như".
d) Mô hình 4:
- So sánh: Âm thanh - Âm thanh:
Mô hình này có dạng sau:
A như B: + A là âm thanh thứ 1.
+ B là âm thanh thứ 2.
* Ví dụ: Tìm những âm thanh được so sánh với nhau trong mỗi câu thơ, văn dưới đây:
Với dạng bài tập này giáo viên giúp học sinh nhận biết được âm thanh thứ nhất và âm thanh thứ hai được so sánh với nhau qua từ "như". Chẳng hạn:
+ "Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai"
(Nguyễn Trãi)
"Tiếng suối" được so sánh với "Tiếng đàn cầm" qua từ "như".
Ngoài các mô hình so sánh trên học sinh còn được làm quen với kiểu so sánh: Ngang bằng và hơn kém. Chẳng hạn:
+ Trong câu: "Cháu khỏe hơn ông nhiều!"
(Phạm Cúc)
Kiểu so sánh hơn kém:
+ Trong câu: "Ông là buổi trời chiều
Cháu là ngày rạng sáng"
(Phạm Cúc)
Kiểu so sánh ngang bằng:
+ Trong câu: "Trăng khuya trăng sáng hơn đèn"
(Trần Đăng Khoa)
Kiểu so sánh hơn kém:
+ Trong câu: "Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con"
(Trần Quốc Minh)
Kiểu so sánh hơn kém:
III. Phương Pháp:
1.Khách thể nghiên cứu:
Học sinh:
-Tổng số học sinh: 39/20 nữ
-Tất cả các em đều ý thức học tập, tính đến thời điểm nghiên cứu đề tài. Tất cả các em đều có động cơ đúng đắn trong học tập, tích cực và chủ động trong học tập.
2. Thiết kế nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu, tôi chọn trọn vẹn số học sinh của cả lớp. Trong đó, tôi lấy kết quả bài kiểm tra tháng 10 làm kiểm tra trước tác động vì điểm trung bình của lớp thấp.
Kiểm tra trước tác động
Tác động
Kiểm tra sau tác động
01
Dạy có sử dụng phương pháp theo hướng tích cực
02
3.Quy trình nghiên cứu:
a/ Chuẩn bị của giáo viên:
Giáo viên sử dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực
b/Tiến hành dạy thực nghiệm:
Giáo viện dạy thực nghiệm theo thời khóa biểu của nhà trường.
Ngày dạy
Môn
Tiết
Tên bài dạy
28/8/2013
Luyện từ và câu
01
Ôn về từ chỉ sự vật so sánh
11/9/2013
Luyện từ và câu
03
So sánh. Dấu chấm
25/9/2013
Luyện từ và câu
05
So sánh
09/10/2013
Luyện từ và câu
07
Ôn về từ chỉ hoạt động, trạng thái. So sánh
30/11/2013
Luyện từ và câu
10
So sánh. Dấu chấm
13/11/2013
Luyện từ và câu
12
Ôn về từ chỉ hoạt động trạng thái so sánh
04/12/2013
Luyện từ và câu
15
Từ ngữ về các dân tộc.Luyện tập về so sánh
4. Đo lường và thu thập dữ liệu:
Sau khi thực hiện dạy theo hướng tích cực, tất cả học sinh trong lớp đều được nhận xét sữa sai.
Bài kiểm tra trước tác động do giáo viên chủ nhiệm ra đề sau khi đã được học 2 tuần chương trình đã được học ở lớp
Bài kiểm tra sau tác động, là bài kiểm tra sau khi học xong 8 tuần của chương trình có hình ảnh so sánh.
+Tiến hành kiểm tra và chấm bài:
IV.Phân tích dữ liệu và bàn luận:
1. Phân tích dữ liệu
*So sánh điểm trung bình bài kiểm tra trước và sau tác động.
Trước tác động
Sau tác động
Điểm trung bình
6.57
8.3
Độ lệnh chuẩn
0.85
Giá trị T-test
0.00000008
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD)
0.31
Như trên đã chúng minh kết quả trước tác động và sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T-test cho kết quả p= 0.0000001, cho thấy điểm trung bình giữa trước tác động và sau tác động có ý nghĩa, tức là chênh lệch sau tác động cao hơn trước tác động là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động.
2. Bàn luận:
Kết quả của bài kiểm tra sau tác động cho kết quả như sau:
- Điểm trung bình trước tác động = 6.57
- Điểm trung bình sau tác động là = 8.3
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn là SMD = 0.31 So với bảng tiêu chí của Cohen điều này có nghĩa là mức độ ảnh hưởng của tác động là rất lớn.Phép kiểm chứng T-test điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động là: P= 0.0000001. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình không phải là ngẫu nhiên mà là do tác động. lớp 3C
lớp 3B
lớp 3B
lớp 3B
lớp 3C
Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước tác động và sau tác động của nhóm thực nghiệm.
V.Kết luận và khuyến nghị:
1. Kết luận
Dạy luyện từ và câu là việc của chương trình tiếng Việt ở Tiểu học .Nắm vững cách so sánh các em có khả năng diễn đạt các vấn đề trong đời sống hàng ngày , tăng hiệu quả giao tiếp giúp các em vững vàng tự tin trong cuộc sống .
Muốn rèn cho học sinh học tốt trước hết người thầy phải có nghiệp vụ sư phạm tốt, đặc biệt việc phân tích và làm mẫu của cô giáo có ảnh hưởng rất lớn đối với học sinh. Các em sẽ theo dõi lắng nghe. Chính vì vậy thầy cô cũng phải có sự chuẩn bị chu đáo trong các tiết lên lớp.
Giáo viên phải nắm chắc đối tượng học sinh để có những biện pháp dạy học đạt kết quả cao nhất nhằm phát huy hết tính tích cực trong học tập, tổ chức điều khiển khéo léo gây bầu không khí sôi nổi kích thích hứng thú học tập và nâng cao ý thức tự giác của học sinh.
Giáo viên cần phải tìm hiểu chắc nội dung cơ bản của chương trình sách giáo khoa, sách hướng dẫn, sách soạn bài để học sinh nắm vững nội dung bài, hướng dẫn rõ cách so sánh ở từng bài tập cho học sinh hiểu. Thực tế cho thấy sách giáo khoa Tiếng việt, sách soạn bài và sách hướng dẫn phải thừa nhận là có nhiều ưu điểm nổi bật. Tìm hiểu phần hướng dẫn chung trong sách đa số giáo viên đã nắm được cơ bản của phương pháp giảng dạy mới song đi sâu vào từng bài cụ thể thì sự lúng túng và vấp váp lại không ít. Do vậy nắm vững sách, hiểu ý đồ của người biên soạn là quan trọng song chưa đủ còn đòi hỏi đến vai trò chủ động sáng tạo và ứng xử linh hoạt đối với từng đối tượng học sinh khác nhau mới đem lại hiệu quả cao.
Giáo viên giàu lòng yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình gương mẫu trong phương pháp soạn giảng, phát hiện kịp thời những sai sót của học sinh. Giáo viên phải kiên trì uốn nắn, sửa chữa cho học sinh thật tận tình chu đáo.
Giảm bớt hoặc sửa lại câu hỏi cho sát với từng đối tượng học sinh, tránh giảng triền miên, nói nhiều, viết nhiều trong khi học sinh còn yếu.
Luôn động viên khuyến khích học sinh khi các em có tiến bộ. Tổ chức thi đặt câu có hình ảnh so sánh, kể chuyện trong lớp.Yêu cầu mỗi học sinh phải có quyển sổ ghi chép để chép những câu thơ, câu văn, bài thơ, bài văn hay dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Phối hợp nhịp nhàng về chương trình môn luyện từ và câu với các môn học khác như: Tập làm văn, kể chuyện...
Trên đây là việc làm cụ thể của tôi về vấn đề rèn cho học sinh nhận biết biện pháp so sánh của học sinh lớp 3A trường Tiểu học nơi tôi công tác. Vì vậy nếu có thể cải tiến mở rộng cách hướng dẫn thì đề tài này có thể áp dụng tốt khi dạy môn luyện từ và câu.
Thông qua thực tế giảng dạy trên lớp hàng ngày tôi đi đến kết luận rằng: Muốn rèn luyện cho học sinh học tốt môn luyện từ và câu mỗi giáo viên phải thực sự yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình gương mẫu trong phương pháp soạn giảng, luôn luôn trau dồi nghiệp vụ, học hỏi kinh nghiệm của các bạn đồng nghiệp để nâng cao chất lượng dạy và học ở các môn đặc biệt là môn luyện từ và câu ở Tiểu học.
2. khuyến nghị
Qua kinh nghiệm giúp học sinh nhận biết biện pháp so sánh trong phân môn luyện từ và câu. Bản thân tôi thấy rằng cần hướng và rèn cho học sinh những kĩ năng sau:
- Học sinh tự củng cố vốn kiến thức của mình thông qua đọc nhiều sách báo phù hợp với lứa tuổi, xem băng hình, quan sát tranh...
- Cho học sinh giao lưu trực tiếp với các bạn trong lớp, trong trường sau mỗi bài học: "Luyện từ và câu" dạng này để học sinh khắc sâu kiến thức.
- Khi làm bài tập yêu cầu học sinh đọc kỹ đề bài, xác định đúng yêu cầu của bài, phân biệt được chúng thuộc kiểu bài so sánh dạng nào rồi mới bắt tay vào làm bài.
Tuy Hòa, Ngày 15 tháng 10 năm 2013
Người viết
Võ Thị Kim Khánh
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 tập 1+ 2
Sách Giáo viên Tiếng Việt lớp 3 tập 1+ 2
Tài liệu Nghiên cứu khoa học Giáo dục
Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở Tiểu học – lớp 3.
Tài liệu Dự án phát triển Giáo viên tiểu học: Dạy lớp 3 theo chương trình Tiểu học mới.
Bồi dưỡng văn và tiếng việt
*Đề bài tập Kiểm tra trước tác động:
* Tìm và gạch dưới các hình ảnh so sánh trong những câu thơ, câu văn sau.
1. Hai bàn tay em
Như hoa đầu cành. (2 điểm)
Mắt hiền sáng tựa vì sao
Bác nhìn đến tận Cà Mau cuối trời. (2 điểm)
3. Ngôi nhà như trẻ nhỏ
Lớn lên với trời xanh. (2 điểm)
Bà như quả ngọt chín rồi
Càng thêm tuổi tác càng tươi lòng vàng. (2 điểm)
Quả gì nho nhỏ
Chín đỏ như hoa
Tươi đẹp vườn nhà
Mà cay xé lưỡi. (2 điểm)
Đề bài tập kiểm tra sau tác dộng
Tìm hình ảnh so sánh trong các câu thơ, câu văn sau: (4 điểm)
a/ Ông trăng tròn sáng tỏ
Soi rõ sân nhà em
Trăng khuya sáng hơn đèn
Ơi ông trăng sáng tỏ.
b/ Trên trời mây trắng như bông
Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây.
c/ Đước mọc san sát, thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi.
d/ Mỗi cánh hoa giống hệt một chiếc lá, có đều mong manh hơn và có mùa sắc rực rỡ hơn.
Đọc đoạn văn sau và khoanh vào chữ trước câu trả lời đúng: (2 điểm)
Đường vào bản tôi phải vượt qua một con suối nước bốn mùa trong veo.Nước trườn qua kẽ đá, lách qua những mỏm đá ngầm, tung bọt trắng xóa như trải thảm hoa đón mời khách gần xa đi về thăm bản. Bên đường là sườn núi thoai thoải. Núi cứ vươn mình lên cao, cao mãi. Con đường men theo một bãi vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp, dày như ống đũa.
Đoạn văn trên có mấy hình ảnh so sánh?
Một hình ảnh B. Hai hình ảnh C. Ba hình ảnh
Đọc đoạn văn sau tìm và ghi lại câu có hình ảnh so sánh: (2 điểm)
Trong ánh nắng mặt trời vàng óng, rừng khô hiện lên với tất cả vẻ uy nghi, tráng lệ. Những thân cây tràm vươn thẳng lên trời như những cây nến khổng lồ. Từ trong biển lá xanh rờn, ngát dậy một mùi hương lá tràm bị hung nóng dưới mặt trời.
Gạch dưới những câu văn có hình ảnh so sánh: (2điểm)
Mùa xuân cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng.
*Từ các bài tập kiểm tra trên, tôi đã nhận thấy chất lượng học sinh nhận biết về biện pháp so sánh có tiến bộ dẫn đến chất lượng môn Tiếng Việt của học sinh được nâng cao.
Kết quả khảo sát học sinh trước tác động và sau tác động
STT
Tên học sinh
Trước tác động
Sau tác động
01
LÊ ĐÌNH VĨNH
AN
7
8
02
LÊ HỮU TUẤN
ANH
6
9
03
LÊ TRẦN HOÀI
BÃO
7
8
04
VÕ THÀNH
DANH
5
8
05
LÊ PHẠM
DAVID
7
9
06
NGUYỄN TẤN
DŨNG
7
8
07
LÊ GIA
HÂN
8
9
08
NGUYỄN XUÂN
HOÀNG
7
9
09
TRẦN PHÚ
HƯNG
7
9
10
LÊ NGUYÊN
KHÔI
8
9
11
NGUYỄN HOÀNG BÁ
KHÔI
6
8
12
NGUYỄN HỒNG
MINH
5
7
13
HỒ NHẬT
MINH
6
8
14
TRƯƠNG DIỆP
MINH
7
9
15
PHẠM PHÚC
NGUYÊN
7
8
16
CÔNG LÊ THẢO
NGUYÊN
8
9
17
LÊ THẢO
NGUYÊN
7
7
18
DƯƠNG KHẢI
NHÂN
4
8
19
LỮ YẾN
NHI
6
7
20
NGUYỄN HỮU
PHƯỚC
6
8
21
LÊ THÀNH
QUANG
7
7
22
TRẦN THÁI TÚ
QUYÊN
7
8
23
CAO ĐÀO PHƯƠNG
QUỲNH
5
8
24
NG. NGỌC THIÊN
THANH
7
9
25
NGUYỄN LÊ HƯƠNG
THẢO
8
9
26
PHẠM THỊ MAI
THẢO
8
8
27
NGUYỄN HOÀNG
THIỆN
6
7
28
NGUYÊN THỤY ANH
THƯ
7
7
29
NG. HỒNG THỦY
TIÊN
5
6
30
NG. PHÚC MINH
TRÂM
6
7
31
ĐINH THỊ NGỌC
TRÂM
6
8
32
NG. TRƯƠNG THỤC
TRÂN
8
9
33
LÊ NGỌC HẢI
TRIỀU
7
8
34
HUỲNH NG. NGỌC
TÚ
4
5
35
BÙI THỊ NGỌC
UYÊN
5
6
36
LÊ NGUYỄN THẢO
VÂN
7
7
37
PHAN THỊ THẢO
VÂN
6
7
38
TRẦN THẢO
VI
7
8
39
HOÀNG TRỌNG
VŨ
8
9
Kết quả khảo sát học sinh trước tác động và sau tác động
STT
Tên học sinh
Trước tác động
Sau tác động
01
Đoàn Lê Thiên
BẢO
7
8
02
Phạm Huy
CHƯƠNG
6
9
03
Lê Thị Hông
DÂN
7
8
04
Nguyễn Thành
DUY
5
8
05
Phan Thanh
ĐẠT
7
9
06
Nguyễn Thân
HIỂN
7
8
07
Ngô Thúc
HOÀNG
8
9
08
Hàn Quốc
HOÀNG
7
9
09
Nguyễn Ngô Quỳnh
HƯƠNG
7
9
10
Trần Đăng
HUY
8
9
11
Nguyễn Phạm Quốc
KHIÊM
6
8
12
Lê Nguyễn Nguyên
KHÔI
5
7
13
Bùi Thị Minh
KHUÊ
6
8
14
Nguyễn Đặng Kim
LINH
7
9
15
Võ Trí
LONG
7
8
16
Nguyễn Trần Nhật
MAI
8
9
17
Hà Dương Hoàng
MINH
7
7
18
Huỳnh Đoàn Yến
NHI
4
8
19
Nguyễ Trần Uyên
NHI
6
7
20
Lê Quỳnh
NHƯ
6
8
21
Nguyễn Ngọc Hồng
PHÚC
7
7
22
Nguyễn Trần Hoàng
PHÚC
7
8
23
Phan Thế Minh
TÂM
5
8
24
Tôn Nữ Ngọc
THUẬN
7
9
25
Đào Kim Khánh
THUẬN
8
9
26
Nguyễn Đăng Bảo
TÍN
8
8
27
Nguyễn Thanh Thảo
TIÊN
6
7
28
Huỳnh Ngọc
TRÂM
7
7
29
Trương Trần Thu
TRÂM
5
6
30
Hồ Khả
VI
6
7
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nckhspud_ltvc_2013_2014_2602.doc